Điểm danh trọn bộ các loài linh trưởng quý hiếm của Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu sự đa dạng về các loài linh trưởng cao nhất thế giới. Tiếc rằng nhiều loài trong số chúng đang có số phận rất bấp bênh, có thể biến mất trong tương lai không xa.

Cu li lớn (Nycticebus coucang) được ghi nhận ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Cu li nhỏ hay cu li chậm lùn (Nycticebus pygmaeus) có phạm vi phân bố rộng từ các tỉnh miền núi phía bắc đến khu vực Đông Nam Bộ, gồm cả TP HCM. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Khỉ mốc (Macaca assamensis) sinh sống trong các khu rừng từ Lào Cai đến Quảng Bình. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Sắp bị de đọa trong Sách Đỏ IUCN.

Chùm ảnh: Điểm danh trọn bộ các loài lnh trưởng quý hiếm của Việt Nam

Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) phân bố trên khắp cả nước. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Khỉ đuôi lợn phương Bắc (Macaca leonina) được ghi nhận ở miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) phân bố từ Thừa Thiên – Huế trở vào tới Kiên Giang. Loài này được xếp loại Ít nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) là một phân loài của khỉ đuôi dài, tập trung ở vùng Côn Đảo, Phú Quốc. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Khỉ vàng (Macaca mulatta) phân bố từ kh vực biên giới phía Bắc tới các tỉnh Tây Nguyên. Loài này được xếp loại Ít nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Ít quan tâm trong Sách Đỏ IUCN.

Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài linh trưởng đặc hữu Việt Nam, chỉ có ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) với số lượng dưới 100 cá thể. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Voọc Hà Tĩnh hay voọc gáy trắng (Trachypithecus hatinhensis) được ghi nhận trên một phạm vi hẹp ở Quảng Bình và Quảng Trị, tiếp giáp Lào. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN.

Voọc mông trắng hay voọc quần đùi trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc hữu Việt Nam, chỉ còn hơn 200 cá thể được phân bố tại các điểm tách biệt nhau thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Voọc mũi hếch Bắc Bộ (Rhinopithecus avunculus) là loài linh trưởng đặc hữu Việt Nam, còn vài trăm cá thể trong các khu rừng ở ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Giang. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Voọc bạc Đông Dương hay voọc mào (Trachypithecus germaini caudalis) là một phân loài của voọc bạc, được ghi nhận tại một số khu vực ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Voọc xám Đông Dương (Trachypithecus phayrei crepusculus) là một phân loài của voọc xám, phân bố ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Loài này được xếp loại Sẽ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) được ghi nhận ở khu vực Đông Bắc Việt Nam, số lượng ước đoán dưới 500 cá thể. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN.

Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Chà vá chân đỏ hay chà vá chân nâu, voọc ngũ sắc (Pygathrix nemaeus), được ghi nhận từ Nghệ An đến Kon Tum. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) là loài linh trưởng đặc hữu Việt Nam, còn khoảng 550 – 700 cá thể phân bố trên địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai. Loài này được xếp loại Rất nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Vượn đen tuyền Tây Bắc (Nomascus concolor) được ghi nhận ở Tây Bắc và một số vùng thuộc Bắc Kạn, Quảng Ninh, Thanh Hoá. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Vượn đen má trắng phương Bắc (Nomascus leucogenys) được ghi nhận ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Vượn đen má trắng siki (Nomascus siki) phân bố ở Bắc Trung Bộ. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này được coi là phân loài của Vượn đen má trắng phương Bắc, xếp loại Nguy cấp. Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Vượn đen má vàng phương Nam (Nomascus gabriellae) sinh sống trong khu vực từ Quảng Nam đến Động Nai. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN.

Vượn đen má hung Trung Bộ (Nomascus annamensis) là một loài vượn mới được phát hiện năm 2010 ở miền Trung Việt Nam, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Loài này được xếp loại Nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.

Vượn mào đen phương Đông hay vượn Cao Vít (Nomascus nasutus) còn trên dưới 100 cá thể, phân bố trên một diện tích hẹp ở vùng núi đá vôi của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, tiếp giáp Trung Quốc. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này được coi là phân loài của Vượn đen tuyền Tây Bắc, xếp loại Nguy cấp. Cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao, theo đánh giá hiện trạng các loài linh trưởng ở Châu Á năm 2015.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Vì sao văn hào Paustovsky bị “tước” giải Nobel?

Nhà văn Nga Konstantin Paustovsky (1892 – 1968), chứng nhân của ba cuộc chiến tranh và hai cuộc cách mạng, bậc thầy của thể loại phong cảnh văn học và văn xuôi tâm lý, người có biệt danh “Tiến sĩ Paust”.

Văn hào Nga Konstantin Paustovsky (1892 – 1968)

Một thiên tài ngoài chính thể

Hiện nay các truyện vừa và truyện ngắn của Paustovsky đã được đưa vào chương trình môn văn của các lớp trung học. Nhưng khi lần giở các trang văn của ông các học sinh vị tất đã biết rằng tác giả của chúng không chỉ là nhà văn được đọc nhiều nhất ở Liên Xô (theo điều tra xã hội học năm 1963), mà còn là tấm gương về sự tử tế và công bằng.

Dưới thời toàn trị của Stalin, Paustovsky không hề viết một dòng nào về “người bạn và lãnh tụ vĩ đại”, ông không bao giờ là đảng viên, là đại biểu của các loại xô viết khác nhau và thậm chí không ký vào một đơn thư nào vu khống ai.

Ngược lại, năm 1967 tác giả truyện “Bánh mì nóng” còn ủng hộ bức thư của Solzhenitsyn đòi bãi bỏ sự kiểm duyệt các tác phẩm văn học. Cùng với Kornei Chukovsky ông đã lên tiếng bảo vệ hai nhà văn Andrei Sinyavsky và Yuri Daniel bị kết án vì tội in tác phẩm ở phương Tây. Và khi đã ốm nặng ông vẫn gửi một bức thư đến Alexei Kosygin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô) đề nghị không cách chức đạo diễn chính của Nhà hát Tagank Yuri Lyubimov: “Đây là những lời của Paustovsky đang sắp chết nói với anh. Tôi van anh đừng giết chết những giá trị văn hóa của đất nước chúng ta. Nếu anh bãi chức của Lyubimov, nhà hát sẽ sụp đổ, một sự nghiệp to lớn sẽ bị chết”. Nhờ thế lệnh cách chức đã không được ký.

Đáng tiếc, những chiến công nhỏ bé ấy của nhà văn nổi tiếng đã để lại cho ông những hậu quả. Paustovsky bị “bỏ qua” tất cả các giải thưởng và phần thưởng quan trọng, còn đến năm 1965 thì ông bị “tước” giải thưởng chính – giải Nobel văn chương.

Đến nay ai cũng đã biết việc Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan đã đề cử Paustovsky nhận giải thưởng danh giá này, nhưng chính phủ Liên Xô đã tìm mọi cách để Ủy ban Nobel bãi bỏ việc đề cử ông. Sau đó giải đã được trao cho Mikhail Sholokhov.

Thư ký văn học của Pautovsky là Valery Druzhbinsky kể rằng trước hôm trao giải, ở Italia và Thụy Điển người ta đã chuẩn bị xuất bản một tập sách của Paustovsky trong tủ sách “Nobel”. Ông đã có trong tay mấy bản in thử của ấn phẩm này.

Trong sách “Từ điển văn học Nga thế kỷ XX” nhà Slave học nổi tiếng người Đức Wolfgang Kasack đã viết về chuyện này như sau: “Kế hoạch trao giải Nobel cho K. Paustovsky năm 1965 đã không diễn ra, bởi vì chính phủ Liên Xô bắt đầu đe dọa trừng phạt kinh tế đối với Thụy Điển. Và bằng cách như thế thay cho Paustovsky giải thưởng đã được trao cho viên chức văn học xô viết nổi tiếng M.Sholokhov”.

Mong ước của Dietrich

Vinh quang thế giới đến với Paustovsky ngay từ giữa thập niên 1950, khi ông được phép đi sang các nước châu Âu. Nhà văn Nga đã đến Bungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Thụy Điển, Italia, sau đó qua Paris, Athen và các thành phố nước ngoài khác.

Tài năng của nhà văn Nga từng đã được nữ diễn viên huyền thoại người Đức Marlene Dietrich (1901 – 1992) đánh giá cao, truyện ngắn “Bức điện” của Paustovsky đã để lại cho bà ấn tượng “chưa có truyện nào, tên tuổi của một nhà văn nào mà tôi chưa bao giờ nghe thấy lại khiến tôi không thể quên được như vậy”. Năm 1964 trong chuyến lưu diễn đến Moskva, bà mong muốn nhất là gặp được thần tượng của mình và bà đã sung sướng thỏa được ước mong. Những bức ảnh chụp cuộc gặp gỡ huyền thoại này ghi lại cảnh người nữ diễn viên biểu tượng sexy của thế kỷ XX quỳ gối hôn tay nhà văn xô viết đã gây chấn động và bay nhanh khắp thế giới.

Marlene Dietrich quỳ gối trước Paust

Dietrich đã dành hẳn một chương trong cuốn tự truyện của mình kể về cuộc gặp đó với Pautovsky tại Nhà Văn học Trung tâm. Bà viết: “Khi buổi diễn kết thúc, tôi được yêu cầu đứng lại trên sân khấu. Và bất ngờ Pautovsky từ dưới bước lên theo các bậc thang. Sự có mặt của ông khiến tôi bàng hoàng đến độ không thể thốt ra được một lời tiếng Nga nào, không tìm thấy cách nào khác biểu thị sự ngưỡng mộ của mình ngoài việc quỳ gối trước ông… Tôi không chắc ông đã nổi tiếng ở Mỹ, nhưng rồi sẽ có lúc người ta “phát hiện” ra ông. Trong các mô tả của mình ông có nhắc đến Hamsun. Ông là nhà văn Nga hay nhất mà tôi biết. Tôi đã gặp ông quá muộn”.

Cuộc gặp của hai người diễn ra không lâu trước khi nhà văn qua đời. Vào lúc đó ông đã trải qua mấy cơn nhồi máu và bị hen nặng. “Tiến sĩ Paust” đã đi thẳng từ bệnh viện với sự hộ tống của bác sĩ riêng đến dự buổi diễn của Dietrich.

Không biết quý trọng

“Cuộc đời văn học của tôi bắt đầu từ khát khao muốn biết tất cả mọi điều, thấy tất cả mọi thứ và đi du lịch. Và hiển nhiên nó cũng sẽ kết thúc ở đó” – Pautovsky viết. Ông sinh ở Moskva, thời trẻ sống ở Kiev, sau đó lại đến sống ở Pervoprestolnyi. Nhưng cuối đời ông lại chuyển đến thành phố nhỏ Tarusa.

Paustovsky đã tập hợp các bài viết của mình trên báo văn học về những nhà văn không được chính quyền xô viết ưa thích: Ivan Bunin, Marina Tsvetaeva, Osip Mandelshtam, cũng như những tác phẩm của các tác giả trẻ bị kiểm duyệt cắt gọt: Nikolai Zabolotsky, Bulat Okudzhawa, David Samoilov… Tiếc là những bài viết đó đã bị phát hiện không chỉ bởi những độc giả thận trọng, mà cả bởi những quan chức sợ sệt, họ đã trừng trị các nhà xuất bản, thu hồi và tiêu hủy tất cả những bản chưa bán hết.

Sau cái chết của Boris Pasternak, Paustovsky đã viết: “Chúng ta đã không biết quý trọng bảo vật này, một bảo vật mà chúng ta không xứng đáng được nhận – một nhà thơ Nga vĩ đại đã làm vẻ vang cho đất nước ta trên toàn thế giới. Chúng ta đã không gìn giữ Pushkin, Lermontov, Chekhov, Blok, Esenin, Mandelshtam, Tsvetaeva, Zabolotsky…” Trong danh sách này có thể mạnh dạn điền thêm cả Paustovsky vào.

Ông mất ở Tarusa ngày 14.7.1968.

Ba ngày sau nữ nhà thơ Xô viết nổi tiếng Margarita Aliger đã viết những dòng thơ cảm động:

Tarusa đã chôn cất Paustovsky
Đã mang trên tay mà không đánh rơi,
không cất lên tiếng kêu, không vật vã,
chỉ nước mắt lăn theo nước mắt
Tất cả đã ra đi, nó còn lại một mình
Và khi đó nó nổi cơn sấm sét.

NGÂN XUYÊN / Theo báo Nga ipick.vn

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và ‘hái quả ngọt’ tại Văn Miếu

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và 'hái quả ngọt' tại Văn Miếu
Trong hành trình du lịch qua 15 quốc gia, Dung đã có vô số những trải nghiệm thú vị, nhưng khó quên nhất có lẽ là ở Lào và Ý.

“Du lịch là thứ bạn phải bỏ tiền mua nhưng lại khiến bạn giàu có hơn.”

Bỏ tiền cho những chuyến ngao du dường như chẳng bao giờ là lỗ. Không chỉ những món quà lưu niệm hay loạt ảnh đẹp để khoe với bạn bè, những chuyến đi đúng nghĩa còn mang về cho chủ nhân của nó 1001 trải nghiệm đáng nhớ, những bài học khắc ghi trong đời.

Vậy những trái tim yêu xê dịch đã LÃI gì sau mỗi chuyến đi? Cùng theo dõi series Du Lịch Lãi để lắng nghe, khám phá và được truyền cảm hứng qua lăng kính cởi mở và đầy sắc màu.

Nhân vật: Phạm Dung

Tuổi: 3X

Nghề nghiệp: Chuyên viên kế hoạch – đầu tư bất động sản

“Là một chuyên viên kế hoạch đầu tư tại một tập đoàn lớn chuyên về lĩnh vực bất động sản, công việc hàng ngày phải đối mặt với những con số đau đầu cùng rất nhiều thủ tục phức tạp, rắc rối, điều gì đã giúp Dung cân bằng lại cuộc sống của mình?”, câu chuyện của tôi với Dung đã bắt đầu như vậy. 

“Có lẽ là đi du lịch…”, Dung trả lời. 

Và thế là, cuộc nói chuyện của chúng tôi đã mở ra vô số những điều bất ngờ và ý nghĩa, cũng giống như những hành trình du lịch qua 15 quốc gia trên thế giới (Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Hungary, Áo, Liechtenstein) mà Phạm Dung từng trải qua vậy. 

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 2.

Dung tốt nghiệp đại học năm 2008, và 2 năm sau, khi tài chính hòm hòm, cô đã bắt đầu thực hiện các chuyến đi đầu tiên của mình. Thế nhưng, nếu nói về chuyến đi đã tạo ra sự thay đổi lớn trong cô thì không thể không nói đến chuyến đi tới Lào vào năm 2013. 

Nói đến Lào, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh về một đất nước nhỏ bé, xinh đẹp với những con người hiền hòa, thân thiện. Còn với Dung, ấn tượng tốt đẹp của cô còn hơn cả như thế. 

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 3.

(Ảnh: NVCC)

Hôm đó, Dung và nhóm bạn của mình đã chơi được ở Lào vài ngày. Đến ngày cuối cùng, họ đã tới một phiên chợ ở thủ đô Viêng Chăn để mua quà lưu niệm. Lang thang khắp rất nhiều cửa hàng để mua đồ linh tinh trong 2 tiếng đồng hồ, từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa, Dung và các bạn không nhớ đã ghé qua bao nhiêu cửa hàng nữa. Thế nhưng, chính lúc đó thì rắc rối xảy ra. 

Đang mua hàng, cô bỗng giật mình vì không thấy cái máy ảnh Canon EOS 600D của mình đâu nữa. Cô chỉ nhớ có lúc đã đặt tạm nó xuống ở đâu đó để xem hàng, thế rồi đãng trí mà quên cầm nó lên. Vấn đề là đã ghé qua quá nhiều cửa hàng và cô không thể nhớ nổi là đã để chiếc máy ảnh ở cửa hàng nào nên cũng chẳng biết phải bắt đầu đi tìm từ đâu.

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 4.

Chiếc máy ảnh Canon EOS 600D, nhờ lòng tốt của người xa lạ đã trở về với Dung. (Ảnh: NVCC)

Nói về giá trị, chiếc máy ảnh Canon 600D lúc đó tầm khoảng 12 – 14 triệu, là một tài sản không nhỏ với người mới ra trường chưa được bao lâu và chưa có nhiều sự tích lũy như Dung. Hơn thế nữa, đối với người yêu du lịch, chiếc máy ảnh còn giống như một người bạn đường trung thành, tận tụy, giúp cô ghi lại những kỷ niệm của các chuyến đi. Vì thế, nghĩ đến việc mất nó, lòng cô như thắt lại…  

“Cái nắng nóng của buổi trưa mỗi lúc càng trở nên gắt hơn, lại đã gần đến giờ phải lên xe trở về nhà. Bỗng dưng có 1 cô bé đập đập vào người mình, trên tay là chiếc máy Canon 600D. Mình còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, phải nhờ người phiên dịch, vì cô bé không nói được tiếng Anh, thì mới hiểu ra tất cả”, Dung hồ hởi kể với tôi.

Hóa ra, chủ của một trong các cửa hàng Dung và nhóm bạn ghé qua đã thấy cô cầm cái máy ảnh nên nhớ và sau khi họ rời đi, biết ngay là cô để quên. Người này liền sai nhân viên đi vòng quanh chợ tìm Dung để trả lại. Cô bé nhân viên đó đã phải đi lòng vòng trong chợ cả tiếng đồng hồ, đến khi tìm thấy Dung thì mồ hôi đã nhễ nhại. Dung gần như phát khóc, muốn ôm chầm cô bé ấy, vì xúc động. 

Cô bé nhân viên Lào đi lòng vòng trong chợ cả tiếng đồng hồ để tìm du khách Việt quên máy ảnh, mồ hôi nhễ nhại…”

Phạm Dung

Dung có đề nghị tặng cô bé một chút tiền để bày tỏ thành ý, nhưng em nhất định không nhận. Vì phải đi ngay mà cửa hàng của cô bé lại cách đó khá xa nên cô cũng chỉ còn biết gửi thêm lời cảm ơn tới người chủ cửa hàng tốt bụng và thật thà của cô bé nữa thôi. 

Trong công việc, Dung là người làm việc rất cẩn thận, tỉ mỉ và rất ít khi sai sót. Thế nhưng không hiểu sao, khi lên đường đi du lịch, cô rất hay gặp phải những tình huống ngoài dự đoán, lúc thì quên đồ, lúc thì lạc đường… Và dưới đây sẽ có thêm một câu chuyện về “domino lòng tốt” trong những hành trình du lịch của Dung. 

Đó là năm 2018, khi đó Dung có chuyến đi châu Âu kéo dài 30 ngày, trong đó ưu ái dành ra hẳn 12 ngày cho Ý – đất nước nằm trên bờ biển Địa Trung Hải mà cô rất yêu thích và đã có một kỷ niệm không thể nào quên ở Venice. 

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 6.

Đối với những người khác, Venice có thể là thành phố xinh đẹp, lãng mạn và nổi tiếng bậc nhất của nước Ý, của châu Âu, còn với Dung, ngoài vẻ đẹp ấy ra, Venice còn để lại ấn tượng cực kỳ sâu sắc về lòng tốt của những người dân nơi đây vào lúc… đêm khuya. 

Dung kể, phương tiện đi lại chủ yếu ở Venice là Water Bus (xe buýt đường thủy). Hôm đó, cô và một người bạn gái cùng đứa con 5 tuổi của người này cùng nhau ra đảo chơi, đến tối mới trở về khách sạn. Thế nhưng lúc đó, điện thoại hết pin, họ đã lên nhầm xe buýt. Lẽ ra cần đến ga Venezia-Mestre nhưng khi phát hiện ra, họ đã đi quá điểm này khoảng 2 trạm. Lúc đó đã 10 giờ đêm, cũng chẳng còn xe nào chạy nữa mà đi về. 

Điểm cuối bến đó chỉ còn bác tài xế và 3 vị khách người Ý cùng 3 người bọn Dung. Trong 4 người Ý đó chỉ có một cô nói được tiếng Anh và nói với nhóm Dung là “Cứ yên tâm, họ sẽ bàn cách đưa chúng tôi về đến tận chỗ ở”. 

Vậy là giữa đêm khuya, Dung cùng bạn mình đã được chứng kiến cảnh tượng có 1-0-2 ở Venice: 4 người Ý “xì xồ họp bàn” suốt 15 phút để làm sao để đưa 3 người Việt Nam về khách sạn an toàn! Không biết họ đã nói với nhau những gì trong tận 15 phút ấy, nhưng Dung có thể cảm nhận được sự lo lắng và chu đáo đến khó tin từ những người mà cô mới chỉ gặp lần đầu. 

4 người Ý “xì xồ họp bàn” suốt 15 phút để làm sao đưa 3 người Việt Nam về khách sạn an toàn.”

Phạm Dung

“Cuối cùng, họ đã đưa ra quyết định là cái cô biết tiếng Anh sẽ đưa bọn mình về. Phải đi bộ một quãng đường dài trong đêm, bọn mình cũng thấy ái ngại thay cho cô người Ý, và nói chỉ cần chỉ đường, bọn mình sẽ tự về được, nhưng cô ý không nghe, nói như thế không an toàn. Rồi trên đường về, bọn mình lại gặp một người phụ nữ Ý sống ở gần nhà trọ và được cả bà này đưa về đến tận cửa khách sạn”, Dung kể tiếp. 

Khi về tới khách sạn đã 11 rưỡi đêm, Dung và cô bé 5 tuổi con của bạn Dung đã khóc luôn vì một buổi tối mệt nhoài với quá nhiều cảm xúc lẫn lộn, hoang mang, sợ hãi, cho đến vui mừng, và trên hết là xúc động vì sự tử tế của những con người mà họ vô tình chạm mặt trên đường đi. Họ đã để lại địa chỉ email và số điện thoại của mình, nhắn nhủ các ân nhân khi nào đi du lịch đến Việt Nam thì liên lạc… 

Dung còn kể với tôi nhiều câu chuyện được giúp đỡ tương tự như vậy ở Trung Quốc, Pháp hay Bồ Đào Nha nữa. Phần lớn chúng đều là những khoảnh khắc nguy cấp, vội vã đến mức có khi còn chẳng kịp cảm ơn hay chụp một bức ảnh với người đã giúp mình.

Dung bảo, cuộc sống này là một vòng tròn tiếp nối, những người đã giúp cô chắc hẳn cũng không mong được cô trả ơn, mà có lẽ muốn cô sẽ giúp lại những người khác nữa, để sự tử tế được lan tỏa, để bất kỳ một lữ khách nào lỡ bước cũng luôn nhận được những sự trợ giúp… 

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 8.

Chỉ vài tháng sau chuyến đi châu Âu vào tháng 5/2018, Dung đã có cơ hội “trả ơn” những sự tử tế mà mình đã gặp trên đường. 

Hôm đó, khi đang đi qua một chỗ dừng chờ đèn đỏ trước cổng Văn Miếu, Dung nhìn thấy một phụ nữ nước ngoài tầm 50 tuổi đang tìm đường trên map rồi nhìn trước, nhìn sau có vẻ rất sốt ruột, như thể đang tìm xe taxi vậy. 

Thấy thế, Dung đã dừng lại hỏi chuyện, xem có thể giúp đỡ được gì không. Bằng vốn tiếng Anh cũng chỉ đủ giao tiếp thông thường của mình, lại qua giọng nói lơ lớ của người phụ nữ, Dung chỉ biết bà là người Pháp, sang Việt Nam công tác và có một cuộc họp quan trọng ở Khách sạn Melia, Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, vì mải thăm thú Văn Miếu, khi nhìn đồng hồ mới biết là sắp đến giờ họp, người phụ nữ mới nháo nhào đi tìm taxi thì không thấy có chiếc nào đỗ ở đây. 

Thấy Dung đỗ lại hỏi, người phụ nữ rối rít cảm ơn và hỏi cô là có biết phải gọi taxi ở đâu không. Nhìn vẻ mặt lo lắng của vị khách nước ngoài, Dung đã không ngần ngại bảo “bà ngồi lên xe máy đi, tôi chở bà đi cho nhanh” trước ánh nhìn vừa ngạc nhiên, vừa bất ngờ và quá đỗi vui mừng của người được giúp đỡ. 

Sau khi đến được khách sạn Melia, người phụ nữ Pháp đã nắm chặt tay Dung, cảm ơn đi cảm ơn lại và ngỏ ý muốn trả tiền cho “cuốc grab bất chợt”, nhưng tất nhiên là Dung từ chối. 

“Bà ấy đã hỏi tôi là, tại sao lại tốt như thế?” – Dung bất giác mỉm cười tươi tắn. 

“Và tôi đã trả lời rằng, tôi cũng từng đi nhiều nước trên thế giới, trong đó có Pháp – quê hương của bà ấy, và đã được giúp đỡ rất nhiệt tình và vô tư bởi những người xa lạ, và bây giờ, tôi cũng muốn làm điều tương tự như thế, không vì mục đích gì cả“. 

Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, đã được giúp đỡ rất nhiệt tình và vô tư bởi những người xa lạ, nên bây giờ, tôi cũng muốn làm được như thế”.

Phạm Dung

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 10.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói là thế giới này nhiều người tốt, nhưng cũng không ít kẻ xấu. Khi xác định đã ‘xách balo lên và đi’ thì cũng cần phải hết sức cảnh giác. Dung nói cứ đi nhiều sẽ luyện được phản xạ bảo vệ bản thân, ví dụ như biết tìm nơi đông người để đi, tránh đi vào những chỗ quá vắng vẻ, hay sẽ có phản xạ ‘nhìn người’ để đoán biết tốt – xấu, từ đó đưa ra phương án ứng xử. 

Dung nói, điều này là cực kỳ quan trọng với những người hay đi du lịch một mình, hoặc đi với vài người bạn gái giống như cô. Dung lấy ngay ví dụ về một tình huống cô gặp phải cũng trong chuyến đi Ý năm 2018.   

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 11.

Hôm ấy, Dung đi cùng 2 mẹ con người bạn trên một chuyến tàu đi từ thành phố Verona – quê hương của câu chuyện tình huyền thoại Romeo và Juliet, về Venice. Lúc đầu thì toa tàu họ ngồi cũng khá đông, nhưng khi chỉ còn 2 đến 3 trạm nữa là đến bến cuối, mọi người xuống hết, chỉ còn lại 3 người họ và một người đàn ông nước ngoài đeo kính râm với bộ dạng đáng nghi, liên tục để ý họ.

Ban đầu, dù chỉ là linh cảm, nhưng Dung đã ra hiệu với bạn mình phải bằng mọi cách phải quan sát được hành vi của người đàn ông kia, không để bản thân rơi vào tình thế nguy hiểm bị động.

Vậy là, họ đổi chỗ ngồi sang một vị trí khác có ánh nắng chiếu vào, và đã có cớ để đeo kính râm, từ đó có nhiều điều kiện quan sát hơn. 

Sau đó, khi đã gần như chắc chắn anh ta không bình thường chút nào, họ di chuyển đến vị trí gần người lái tàu, để nếu người đàn ông kia có định “gây chuyện” thì cũng còn phải e ngại phần nào. Và Dung cho biết, có lẽ họ đã hành động đúng, vì ngay sau khi họ chuyển vị trí thì người đàn ông đầy vẻ bất lương kia cũng lập tức rời khỏi toa tàu.

                                                                       *******

“Đi nhiều, lại được tôi luyện khả năng ‘mắt sắc’ thế này thì anh nào muốn lọt vào ‘mắt xanh’ của Dung chắc cũng khó đấy nhỉ?”, tôi bất ngờ hỏi dò Dung.

“Cái này phải tùy duyên thôi. Việc yêu đương và lập gia đình rất quan trọng, nhưng tình yêu thì không thể miễn cưỡng, cho đến khi gặp được định mệnh thì mình vẫn luôn sống hết mình, tận hưởng những niềm hạnh phúc đang có, và đặc biệt là luôn sẵn sàng lên đường, đi nhìn ngắm thế giới rộng mở trước mắt”, Dung trả lời tôi với nụ cười dí dỏm, không quên nhắc đến chuyến đi Bắc Âu dự định sẽ diễn ra vào đầu năm sau.

Xin chúc cho chuyến đi của cô bạn nhỏ nhắn nhưng đầy quyết đoán và tự tin này được may mắn, suôn sẻ, và biết đâu, sau chuyến đi ấy, tôi sẽ lại được nghe thêm nhiều câu chuyện tuyệt vời nữa của Dung. 

Nữ chuyên viên đầu tư BĐS: Liên tiếp gặp rắc rối ở Lào, Ý và hái quả ngọt tại Văn Miếu - Ảnh 12.
Theo Trí thức Trẻ

Cường quốc xuất khẩu” Việt Nam sẽ xuất sắc vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2022

Bloomberg: "Cường quốc xuất khẩu" Việt Nam sẽ xuất sắc vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2022
Việt Nam đang có tốc độ phát triển và tăng trưởng ấn tượng – Bloomberg cho hay.
Vượt mục tiêu

Theo Bloomberg nhận định, nền kinh tế Việt Nam “chắc chắn sẽ vượt qua mục tiêu tăng trưởng năm 2022”, vì kết quả tăng trưởng quý 2 tốt hơn dự kiến cho thấy sự phục hồi trên diện rộng của “cường quốc xuất khẩu khu vực Đông Nam Á”.

Bloomberg cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay, vượt qua mục tiêu 6% – 6,5% của chính phủ. Các số liệu mới công bố gần đây cho thấy nền kinh tế đã tăng trưởng 7,72% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 so với một năm trước đó.

Con số này cao hơn so với ước tính trung bình về mức tăng 5,9% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế học, và là mức cao nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2013.

Theo đó, kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở mức rất cao trong 6 tháng tới vì mọi lĩnh vực đang phục hồi mạnh mẽ. Thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ là lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ.

Bloomberg: Cường quốc xuất khẩu Việt Nam sẽ xuất sắc vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 - Ảnh 1.

Sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu ở Công ty CP Woodsland Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN

Kết quả tăng trưởng quý 2 đã giúp nâng mức tăng trưởng trong nửa đầu năm lên 6,42% so với 1 năm trước, vượt qua dự báo của Tổng cục Thống kê về tốc độ 5,5%. Bloomberg đánh giá, nền kinh tế Việt Nam cũng được hưởng lợi từ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 347.000 tỷ đồng và chính sách tiền tệ dễ dàng khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một trong số ít ngân hàng trên thế giới không rơi vào vòng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Điều đó đã giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam – quốc gia Đông Nam Á vốn đang nổi lên như một điểm đến thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do Trung Quốc phong tỏa chống dịch Covid-19, xung đột ở một số vùng trên thế giới cũng như căng thẳng kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần lưu ý đến lạm phát. Giá tiêu dùng đã tăng trong năm nay, chạm mức 3,37% vào tháng 6, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho biết. Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát trung bình năm 2022 là 4%.

“Sự phục hồi kinh tế vẫn mạnh mẽ bất chấp những bất ổn toàn cầu gia tăng. Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn nên cảnh giác trước rủi ro lạm phát liên quan đến tình trạng tăng giá nhiên liệu và nhập khẩu”, Ngân hàng Thế giới cho biết trong báo cáo tháng 6 về Việt Nam.

Đầu tư nước ngoài

Với sự phát triển nhanh chóng, Việt Nam còn thu hút không ít tiềm năng đầu tư vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam là hơn 1,3 tỷ USD. Fintech (Ngân hàng kỹ thuật số) là lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất, với hai hợp đồng trị giá hơn 100 triệu USD mỗi hợp đồng. Nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho một trung tâm khởi nghiệp đang phát triển với ứng dụng công nghệ cao ở Đông Nam Á.

Nhờ sự cải thiện về chất lượng với sự hỗ trợ từ công nghệ, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện đang được chào đón tại các thị trường khó tính khác nhau, đặc biệt là Mỹ, EU và Australia.

Bloomberg: Cường quốc xuất khẩu Việt Nam sẽ xuất sắc vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 - Ảnh 2.

Ông David John Whitehead đến từ Hiệp hội Doanh nghiệp Australia tại Việt Nam (Auscham) cho biết: “Người Australia rất cởi mở với nông sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc cơ hội xuất khẩu nhiều nông sản của Việt Nam vào thị trường này là rất cao”.

Nền kinh tế kỹ thuật số đã mở ra một con đường mới cho Việt Nam để phát triển kinh tế ở cả thị trường trong nước và toàn cầu.

Trong hành trình chống lại ảnh hưởng của COVID-19, nông dân Việt Nam đã tận dụng công nghệ kỹ thuật số để duy trì năng suất. Đến tháng 11/2021, một số nông trại đã vận hành nhà kính với hệ thống tưới nước tự động, hệ thống làm mát giúp ổn định nhiệt độ và độ ẩm, dây chuyền cho ăn tự động, thụ tinh nhân tạo, cũng như các chế phẩm sinh học và máy tạo oxy tự động.

Điều này có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm cao hơn, giảm ô nhiễm và tăng thu nhập cho nông dân. Với sự hỗ trợ của công nghệ, năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng 2,85% trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng 7,4 tỷ USD doanh thu xuất khẩu.

Theo báo Tổ Quốc

Thủ tướng Đức nhận định về “nước cờ” Ukraine của Tổng thống Putin

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Madrid (Tây Ban Nha), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra dự báo về bước đi tiếp theo của Tổng thống Nga Putin tại Ukraine.
Thủ tướng Đức nhận định về nước cờ Ukraine của Tổng thống Putin - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định rằng chiến sự tại Ukraine có thể sẽ kéo dài. Ảnh: DPA.

Reuters ngày 1/7 đưa tin, bên lề Thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định, Tổng thống Nga Putin đã chuẩn bị ít nhất một năm cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Trong bối cảnh xung đột giữa Kiev và Moscow vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ông Scholz dự báo rằng Tổng thống Putin có thể sẽ duy trì chiến dịch này tại Ukraine trong thời gian dài. “Ông Putin có thể đã chuẩn bị cho một cuộc chiến kéo dài. Ông ấy là lãnh đạo của một nước lớn, đông dân và nhiều phương tiện”, Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Trước đó, ông Scholz từng cho rằng Tổng thống Putin đã đánh giá thấp sự đoàn kết giữa Ukraine và phương Tây.

Cho đến nay, chiến sự tại Ukraine đã kéo dài hơn bốn tháng. Tình báo Mỹ ước tính, Nga hiện kiểm soát khoảng 20% diện tích của Ukraine và chủ yếu là ở khu vực miền Đông nước này.

Trong một diễn biến mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu rằng các cường quốc phương Tây đang dựng lên một “bức rèm sắt” với Nga và quốc gia thân Nga như Belarus.

“Các hội nghị thượng đỉnh diễn ra hai lần một năm, các cuộc họp của chính phủ Nga và Ủy ban châu Âu, những không gian hợp tác chung, các cuộc đối thoại miễn thị thực…tất cả đều chấm dứt trong một đêm”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhà ngoại giao Nga cho biết Moscow vẫn để ngỏ cánh cửa ngoại giao và đối thoại nhưng sẽ đưa ra các quyết định để bảo vệ lợi ích của mình.