Đây là những nơi tránh nóng ở miền Bắc, du khách vừa ngâm mình trong làn nước mát, vừa hít thở không khí trong lành của núi rừng.
Topas Ecolodge ở Sa Pa nổi tiếng có bể bơi trên ruộng bậc thang, từng được nền tảng đặt phòng trực tuyến Agoda vinh danh độc đáo nhất thế giới. National Geographic cũng từng bình chọn đây là một trong 50 khu nghỉ dưỡng độc đáo. Khu nghỉ cách trung tâm thị xã Sa Pa, Lào Cai khoảng 45 phút đi xe, nằm tách biệt giữa rừng núi nên yên tĩnh, không khí trong lành. Ảnh: Booking
Bể bơi vô cực được thiết kế trên những triền ruộng bậc thang có tầm nhìn đẹp ra các đỉnh núi và thung lũng phía xa. Khi trời nắng, bể bơi vô cực phản chiếu toàn bộ cảnh mây trời và núi non, đem lại hiệu ứng thị giác ngoạn mục. Ảnh: Booking
Khu nghỉ sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, không có các thiết bị điện tử, wifi… là nơi thư giãn và chăm sóc sức khỏe toàn diện. 41 bungalow xây bằng đá granite trắng, có ngoại thất phù hợp với cảnh núi rừng. Một đêm nghỉ ở đây có giá từ 6 triệu đồng vào mùa cao điểm. Ảnh: Booking
Pu Luông Eco Garden tọa lạc trên một đỉnh đồi ở làng Bảng, Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hóa. Đây là khu nghỉ đạt tiêu chuẩn cao, cách Hà Nội khoảng 160 km. Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nên khu nghỉ dưỡng kết nối hoàn hảo với thiên nhiên hoang sơ và tách biệt với thị thành. Ảnh: Khu nghỉ dưỡng
Bể bơi vô cực giúp du khách tận hưởng bầu không khí yên tĩnh nơi núi rừng, hướng về phía thung lũng, có thể ngắm bình minh. Nước được lấy từ dòng suối chạy dọc theo khu nghỉ dưỡng, không thêm hóa chất. Ảnh: Khu nghỉ dưỡng
Tại đây, bạn có thể chụp được những bức ảnh sống ảo ngoạn mục, hội tủ đủ yếu tố từ hồ nước, mây trời đến cảnh núi rừng. Khu nghỉ dưỡng có các hạng phòng từ bình dân đến cao cấp, giá từ khoảng 300.000 đồng đến hơn 2 triệu đồng. Từ khu nghỉ dưỡng, bạn có thể tham quan Thác Hiếu, động Kho Mường… Ảnh: Ngân Văn Hùng
Nằm ẩn mình dưới những bóng cây xanh mát của vùng núi Ba Vì, ngay trong Vườn quốc gia Ba Vì ở Hà Nội là Melia Ba Vì Mountain Retreat. Chỉ cách Hà Nội gần 60 km, du khách như đến ngay một thế giới khác với khí hậu trong lành, mát mẻ, khác hẳn sự ngột ngạt trong thủ đô. Khu nghỉ dưỡng có 55 phòng khách sạn, bungallow và villa mở cửa đón khách từ năm 2018. Ảnh: Khu nghỉ dưỡng
Nằm ở khu vực trước đây từng có nhiều biệt thự cổ do người Pháp xây để nghỉ dưỡng, các phòng nghỉ ở đây rộng rãi, trang bị nội thất cao cấp, kết hợp kiến trúc truyền thống Pháp và Việt Nam. Không gian khu nghỉ dưỡng cũng được thiết kế trang nhã phù hợp với thiên nhiên xung quanh. Du khách sẽ được đi một tour miễn phí khi đặt phòng ở đây, tham quan các tàn tích Pháp còn sót lại. Một đêm nghỉ tại đây có giá từ 4,4 triệu đồng vào mùa cao điểm. Ảnh: Khu nghỉ dưỡng
Điểm nhấn là bể bơi vô cực nhìn ra rừng thông. Bể có nước nóng bốn mùa. Dù là bể nước nóng nhưng du khách vẫn cảm thấy mát mẻ khi tắm giữa hè do nằm giữa núi rừng Ba Vì có độ cao lớn. Khi nắng chiếu hoặc vào ngày sương mù sẽ có khói trông ma mị, giúp du khách như bước vào một không gian bí ẩn và hoài cổ. Ảnh: Agoda
Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người và đánh dấu nhiều sự thay đổi trong cuộc sống. Do đó nhiều người trẻ có xu hướng cân nhắc kỹ càng hơn trước khi đi đến một mối quan hệ lâu dài.
Hiện nay, thanh niên tại nhiều quốc gia Châu Á có xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không màng đến chuyện hôn nhân, sinh con do gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp hay khao khát sự tự do.
Theo đó, ưu tiên phát triển bản thân, chú trọng sự nghiệp, sợ thiếu tự do và trách nhiệm trong hôn nhân, lo lắng về việc nuôi dạy con cái, cũng như ảnh hưởng từ các câu chuyện đổ vỡ… là những nguyên nhân chính khiến giới trẻ ngày càng không “mặn mà” với chuyện kết hôn.
Ở Việt Nam, hôn nhân là chủ đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Trong khi đó, hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới mức sinh và di cư, qua đó ảnh hưởng tới sự thay đổi của dân số.
“Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi”, “Chính sách hỗ trợ cho gia đình sinh đủ 2 con” là những chủ đề được dư luận, đặc biệt là các bạn trẻ, nhắc đến trong những thời gian vừa qua.
Vào tháng 4 năm 2020, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã cho ra mắt cuốn sách “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Tại đây, những số liệu về độ tuổi kết hôn trung bình đã được thống kê đầy đủ và chi tiết.
Trong Điều tra biến động dân số 2020, thông tin về tình trạng hôn nhân được thu thập cho tất cả những người từ 15 tuổi trở lên.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) thường được tính riêng cho từng giới. Trong báo cáo này, số liệu SMAM được ước lượng gián tiếp thông qua tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên “chưa từng kết hôn” của các nhóm tuổi từ 15-19 đến nhóm tuổi 50-54.
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy tuổi kết hôn trung bình đã tăng lên theo từng năm. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu có xu hướng tăng lên cho cả nam và nữ trong giai đoạn 1989-2020. Tuy nhiên, mức tăng của nam là cao hơn nữ và điều này đã kéo rộng thêm khác biệt giới.
Năm 2020, chênh lệch tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam và nữ là 4,5 năm. Sau 21 năm kể từ 1999, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam đã tăng thêm 2,5 năm trong khi của nữ chỉ tăng 0,6 năm. Điều này chứng tỏ nam giới ngày càng có xu hướng kết hôn muộn hơn so với nữ giới.
Đa số những người trẻ hiện nay sợ kết hôn vì sợ mất tự do và trách nhiệm, lo lắng về việc nuôi dạy con cái…
Bên cạnh đó, một số bộ phận có quan niệm muốn dành thời gian để phát triển sự nghiệp. Một số cho biết họ không hứng thú với chuyện yêu đương, hẹn hò hay phải dành thời gian cho một người xa lạ. Thay vào đó, những người trẻ này muốn được sống tự do, thoải mái tận hưởng cuộc sống, có nhiều thời gian hơn để phát triển sự nghiệp và chăm sóc cho bản thân. Hầu hết tất cả đều cảm thấy rất ổn khi chỉ sống một mình.
Kết quả Điều tra biến động dân số 2020 cho thấy vẫn còn hiện tượng kết hôn ở tuổi vị thành niên. Số liệu về hiện tượng kết hôn sớm đã giảm dần theo thời gian.
Biểu đồ trên phản ánh những tỉnh/thành phố có tuổi kết hôn trung bình của nam và nữ lớn nhất. Số liệu được lấy tại Phụ lục 5 trong Điều tra biến động dân số 2020. Theo kết quả điều tra, tỉnh có tuổi kết hôn trung bình chung cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh (28,0 năm).
Tại các thành phố lớn như đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, mức chi tiêu cao đã khiến nhiều bạn trẻ e dè việc kết hôn sớm.
Ở góc độ chính sách, việc người trẻ kết hôn là yếu tố để duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030. Tuy nhiên ở góc độ thực tiễn, mỗi người lại có quan điểm khác nhau đối với việc cưới hỏi và sinh con, người thì mong mỏi kết hôn sớm, người lại vẫn hài lòng với cuộc sống độc thân.
Vanvn- Ông nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Bốn mươi năm trước, ông đã đến Việt Nam. Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả, thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa.
Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện “Những người thích đùa”, sách do Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất. “Những người thích đùa” phát hành lần đầu tại Việt Nam, được in với số lượng lớn: 20.100 cuốn, khổ sách 13×19, in xong tháng 7/1982.
Bìa do họa sĩ Lê Huy Văn (ngày ấy đang là phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam) trình bày. Các dịch giả: Thái Hà, Đức Mẫn và Ngọc Bằng chọn dịch từ các bản tiếng Nga và tiếng Pháp. Trước khi “Những người thích đùa” sang Việt Nam đã được xuất bản và tái xuất bản đến hàng trăm lần.
Bức ảnh kỷ niệm giữa nhà văn Azit Nêxin và tác giả bài viết do nhà thơ Xuân Quỳnh thực hiện.
Tính đến năm 1982 riêng ở nước Thổ đã có 87 lần tái xuất bản. Ở Iran 38 lần. Ở Liên Xô 10 lần… Không biết ai là người viết lời giới thiệu, thật ngắn mà hàm súc, lại sớm có đầu óc “Makettinh” đến thế. Hơn hai vạn cuốn sách tung ra thị trường trong một thời gian ngắn đã bán hết veo! May mà tôi cũng nhanh tay “thủ” được một cuốn, hiện được lưu giữ trong Tủ sách gia đình.
Thời điểm ấy tôi đang làm phóng viên, biên tập viên của Tuần báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), được Nhà xuất bản Tác phẩm Mới mời sang chụp ảnh cho cuộc gặp gỡ giữa tác giả Nêxin với Nhà xuất bản. Hồi đó Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam “tầm cỡ” lắm, toàn là những bậc đại gia văn sĩ.
Ông Nguyễn Đình Thi là Tổng thư ký Hội. Ban thư ký, Ban chấp hành như: Tô Hoài, Bùi Hiển, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, Hữu Mai, Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Bổng, Nông Quốc Chấn, Vũ Tú Nam… Nhà văn Vũ Tú Nam được cử làm Giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, là người chủ trì trong cuộc tiếp hôm ấy. Cùng dự có các anh Nguyễn Kiên (Nhà văn, Phó giám đốc), nhà thơ Ngô Văn Phú (sau này là Giám đốc NXB), các biên tập viên như Xuân Tùng, Lại Nguyên Ân, Xuân Quỳnh. Dịch giả có các anh Thái Hà và Đức Mẫn.
Theo suy nghĩ của tôi: Trong sự kiện này người chụp ảnh muốn có ảnh chân dung tốt, ảnh thời sự tốt là phải ngồi im, tập trung quan sát đối tượng, sự kiện, không được rời mắt từng cử chỉ của đôi tay, ánh mắt, cái đầu đối tượng đang hoạt động. Song, muốn “bắt” được “cái thần” vào khuôn hình, đích thực chân dung của đối tượng, tôi phải đọc đi đọc lại cuốn “Những người thích đùa” để tìm chi tiết, có thể qua cuộc tiếp xúc, dù chỉ là ngoại hình nhưng cũng phải biểu hiện được ngôn ngữ nội tâm.
Với Nêxin, theo tôi đó là ánh mắt hóm hỉnh, cái chất hài hài nơi cửa miệng. Riêng điều này, nhà thơ Xuân Quỳnh có khả năng và sở trường “móc” được “gan ruột” ông Nêxin biểu hiện ra bên ngoài để tôi có cơ hội “tóm” được vào khuôn hình trong máy ảnh. Tôi đã thỏa thuận ngầm với Xuân Quỳnh từ trước khi diễn ra cuộc đón tiếp. Nhà thơ Xuân Quỳnh nhận lời nhưng với điều kiện: “Anh phải chụp cho Quỳnh một kiểu kỷ niệm với ông Nêxin đấy!”. Được lắm, điều này đâu có khó khăn gì!”.
Có người nói tôi “phong” cho ông Nêxin là nhà văn châm biếm cỡ hàng đầu thế giới là chủ quan và hơi quá! Xin thưa rằng: nhà văn, nhà thơ châm biếm có biệt tài trên thế giới cũng nhiều và cũng có những quốc gia thường xuyên đứng ra tổ chức những cuộc thi tầm cỡ thế giới, tuyển chọn ra những tác phẩm tác giả ưu tú nhất để tặng giải. Tác phẩm của Nêxin dự thi thường đạt những giải cao.
Năm 1956, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 các nhà văn châm biếm thế giới họp tại Ý, Nêxin được tặng thưởng “Cành cọ vàng”- Giải thưởng cao nhất cho truyện ngắn “Tên Hăm đi biệt hiệu ‘Con voi’ đã bị bắt như thế nào?”. Năm sau, ông lại được tặng “Cành cọ vàng” cho truyện ngắn “Bữa tiệc nhân dịp đặt cái chảo mới”.
Năm 1966, Hội nghị quốc tế các nhà văn châm biếm họp tại Bungari, ông cũng được tặng giải thưởng cao nhất – giải “Con nhím vàng” cho truyện ngắn “Nghĩa vụ đối với Tổ quốc”. Hai năm sau, trong cuộc thi “Nụ cười 68” tại Liên Xô cũ, Azit Nêxin lại được tặng giải thưởng quốc tế cao nhất của Tạp chí “Cá sấu”. Năm 1974, ông được tặng giải thưởng “Hoa sen” của Hội nhà văn Á Phi… đó là một thực tế. Tôi đâu có bịa!
Năng lực sáng tác trong con người Nêxin thật lỳ lạ. Cần viết nghiêm túc là nghiêm túc. Ngồi vào bàn viết với ý định làm thơ là thơ tự nhiên tuôn trào ra. Cần viết báo là lối văn viết báo tự nhiên hình thành trên trang viết. Đến năm ông bước vào tuổi “thất thập”. A. Nêxin đã viết trên 70 cuốn sách, hơn hai nghìn truyện ngắn đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
A.Nêxin nuôi sống gia đình bằng con đường văn nghiệp. Gia đình ông lại khá đông miệng ăn nên cuộc sống cũng không mấy khá giả. Để in được nhiều, tránh sự kiểm duyệt gắt gao, Nêxin đã dùng tới hơn 200 bút danh khác nhau. Tập truyện viết cho thiếu nhi, ông lấy bút danh là Ôia Achiôsơ. Tập truyện này đã được đọc thường xuyên ở các trường tiểu học vào đầu giờ buổi sáng. Có truyện cười ông ký tên tác giả là người Pháp và Pháp đã tuyển chọn in trong “Tuyển tập truyện trào phúng thế giới”, được xem như là “khuôn vàng thước ngọc” của văn chương châm biếm Pháp. Có truyện ông ký tên là tác giả Trung Quốc, lại được các nhà xuất bản ở Thổ Nhĩ Kỳ cho in và kèm theo dòng chú thích “Bản dịch từ tiếng Trung Quốc”. Có truyện ông đặt tên tác giả là người Mỹ để dự thi cũng lọt vào “mắt xanh” của Ban giám khảo cuộc thi ở Mỹ nhưng không được nhận giải với một lý do rất đơn giản: ông bị phát giác không phải là người Mỹ!
Nhà xuất bản Tác phẩm Mới tiếp nhà văn A.Nêxin chính xác là vào buổi sáng ngày 28 tháng 10 năm 1982. Trước khi kết thúc, Ban giám đốc có nhã ý mời ông dùng đặc sản “cơm tám giò chả” với rượu “quốc lủi” thượng hạng của Việt Nam tại phố Huế. Tôi tranh thủ mời ông chụp ảnh kỷ niệm với Nhà xuất bản. Sau khi nghe tiếng bấm máy, nhà thơ Xuân Quỳnh chạy ra vẫy tay: “Anh Đáng, anh Đáng! Chỉ chụp em với ông Nêxin thôi đấy nhé”. Tôi gật đầu. Chụp xong tôi nói luôn: “Xuân Quỳnh bấm hộ anh một kiểu với ông Nê xin với”. Tôi trao máy cho Xuân Quỳnh và nói:
– Thưa ông A.Nêxin, ông là Những người thích đùa; còn tôi, tôi là những người không thích đùa! Tôi rất hân hạnh được chụp ảnh kỷ niệm với ông.
Ông A.Nêxin nheo mắt cười, đưa tay ra hiệu:
– Xin mời, xin mời, rất hân hạnh!
Với tôi, ngày 28/10/1982 là một kỷ niệm đẹp, khó quên với nhà văn trào phúng bậc thầy: Azit Nêxin.
Và tôi cũng nhớ mãi chuyện ông Nêxin mất cắp tiền ở đầu phố Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng. Hôm ấy bọn trẻ con thấy ông Tây này quá cao và to. Tiền để trên túi ngực áo vẫn còn nhô ra ngoài. Tức thì bọn trẻ con nổ ra cuộc ẩu đả “kịch chiến” trước mặt. Ông Nêxin cúi xuống can ngăn bọn trẻ thôi không đánh nhau nữa và ông cứ thế ra đi, không hề biết mình bị mất cắp. Lát sau có một chú Công an đem bọc tiền trả ông và ra hiệu: Ông cẩn thận với tụi trẻ đấy. Ông Nêxin lúc ấy mới vỡ lẽ: “ủa” và cười rất hóm, xin cảm ơn chú Công an và nói với chính mình: mình bị thua bọn trẻ rồi! Chúng quả là “thông minh” thật!
Ngày 6/7/1995, ông A.Nêxin đã vĩnh viễn ra đi và để lại một gia sản giàu có truyện cười mang tính dân gian ở nhiều nước trên thế giới. Thấm thoát tác giả “Những người thích đùa” đến Việt Nam đã tròn 40 năm và tác phẩm của ông vẫn sống mãi với độc giả Việt Nam.
Hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý bị kỷ luật 10 năm qua, trong đó có 33 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng.
Hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng
Theo Ban Nội chính Trung ương, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước được tăng cường, phát hiện và xử lý nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức Đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng.
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý gồm: 8 Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975.000 tỷ đồng, gần 76.000 ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, thay thế hơn 2.000 văn bản pháp luật.
Đặc biệt, từ sau ngày 18/3/2021, khi Thường trực Ban Chỉ đạo ban hành cơ chế chỉ đạo phối hợp phát hiện, xử lý các sai phạm qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, các cơ quan chức năng đã chuyển đến cơ quan điều tra xem xét, xử lý hơn 330 vụ việc có dấu hiệu tội phạm trước khi ban hành kết luận kiểm tra, thanh tra (tăng hơn 3 lần so với các năm trước).
Dấu mốc 10 năm phòng, chống tham nhũng
Thu hồi tài sản tham nhũng được 61.000 tỷ đồng
Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đúng quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
Ban Nội chính Trung ương cho hay, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét xử sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo.
Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ.
Trong đó, Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 180 vụ án, 133 vụ việc; các cơ quan chức năng đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 120 vụ án/1083 bị cáo, có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, đã tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, xảy ra trong lĩnh vực y tế, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp…
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có chuyển biến tích cực; cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi 61.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,7% (trong khi năm 2013, tỷ lệ này chỉ đạt dưới 10%). Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi được gần 50.000 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 41,3%.
Xử lý nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
Ngày 28/6/2022, đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã tham dự cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức và thông tin nội dung tuyên truyền về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) giai đoạn 2012-2022.
Tại cuộc họp, đồng chí Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đã thông tin nội dung tuyên truyền một số nội dung liên quan đến Hội nghị tổng kết và kết quả 10 năm công tác PCTN, TC giai đoạn 2012-2022. Theo đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (tháng 5/2012) đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban để chỉ đạo toàn diện công tác PCTN trên phạm vi cả nước.
Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, Ban Chỉ đạo đã nhiều lần tổ chức Hội nghị toàn quốc về PCTN (năm 2014, năm 2018 và năm 2020). Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 diễn ra ngày 12/12/2020, Ban Chỉ đạo đã thống nhất đánh giá: Từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (tháng 2/2013) đến nay, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Tham nhũng đang “từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm”, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Đồng chí Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại cuộc họp.
Tuy nhiên, tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với các doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhất là vừa qua, Đảng, Nhà nước đã xử lý nghiêm minh nhiều vụ án, vụ việc, cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nhưng vẫn xảy ra một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn, liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao ở Trung ương và địa phương.
Do vậy, Bộ Chính trị quyết định tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác PCTN,TC giai đoạn 2012-2022 (từ khi có chủ trương của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban) nhằm: Đánh giá thực chất kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của công tác PCTN, TC trong 10 năm qua và sau hơn 01 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; chỉ rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về PCTN, TC thời gian tới. Quán triệt, thống nhất nhận thức và hành động, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ mới của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về PCTN, TC, nhất là việc thành lập và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC. Tạo sự thống nhất, đồng bộ và quyết tâm cao hơn nữa của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đấu tranh PCTN, TC.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và các đồng chí trong Bộ Chính trị là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và của Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức tập trung tại Hội trường Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được truyền trực tuyến tới điểm cầu ở 08 ban, bộ, ngành Trung ương (Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Bộ Tư pháp), 63 tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương; nhiều địa phương kết nối trực tuyến đến các điểm cầu ở cấp huyện, cấp xã (cả nước có hơn 4.100 điểm cầu; trong đó 44 địa phương tổ chức điểm cầu đến cấp huyện, xã với hơn 500 điểm cầu cấp huyện, hơn 3.500 điểm cầu cấp xã) với hơn 81.000 đại biểu tham dự Hội nghị.
Đồng chí Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cảm ơn sự quan tâm phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền về công tác PCTN, TC, hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo. Trong những ngày tới, nhất là thời điểm trước, trong và sau Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN, TC 2012-2022, đồng chí Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp chỉ đạo, tổ chức thông tin, tuyên truyền đậm nét, sâu rộng về những nội dung trọng tâm: Tuyên truyền về kết quả 10 năm công tác PCTN, TC giai đoạn 2012 – 2022. Tuyên truyền về hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và thành lập, triển khai hoạt động của các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC. (3) Tuyên truyền về Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác PCTN, TC giai đoạn 2012-2022.
Tổng thống Putin tuyên bố không có hạn chót chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Ảnh: Điện Kremlin
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine sẽ diễn ra theo kế hoạch và không cần đáp ứng bất kỳ hạn chót nào để chấm dứt cuộc xung đột này, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định ngày 29/6 khi khép lại chuyến thăm Turkmenistan.
Theo Tổng thống Putin, mục tiêu của chiến dịch quân sự là giải phóng Donbass, bảo vệ người dân sống ở đây và “tạo điều kiện để đảm bảo an ninh của chính nước Nga”.
“Nỗ lực này đang diễn ra một cách nhịp nhàng. Quân đội đang tiến công và tiến tới những mục tiêu được coi là nhiệm vụ của giai đoạn chiến đấu này. Mọi thứ đang diễn ra theo kế hoạch”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Khi được hỏi về hạn chót chấm dứt chiến dịch quân sự, Tổng thống Nga cho biết: “Không cần nói về bất kỳ hạn chót nào. Tôi không bao giờ nói về nó bởi đây là cuộc sống và có những điều thực tế. Sẽ thật không hợp lý khi cố đặt ra bất kỳ hạn chót nào”.
“Điều này có liên quan đến mức độ của chiến dịch tấn công và liên quan trực tiếp đến số lượng thương vong nên trên hết chúng tôi phải nghĩ cách bảo vệ tính mạng cho các binh lính của mình”, nhà lãnh đạo Nga bình luận./.
New Zealand gần đây đã tỏ ra cứng rắn về cả vấn đề an ninh và sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: REUTERS
NATO lần đầu tiên công khai gọi Trung Quốc là “thách thức mang tính hệ thống” và mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Bắc Kinh với Moscow đi ngược lại với lợi ích của phương Tây.
“Tham vọng và các chính sách của Trung Quốc đã thách thức lợi ích, an ninh và giá trị của chúng tôi” – Khái niệm chiến lược mới của NATO được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid – Tây Ban Nha hôm 29-6 nêu rõ.
“Trung Quốc sử dụng loạt các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường ảnh hưởng và quyền lực toàn cầu. Họ cũng đang cố gắng phá vỡ trật tự thế giới dựa trên luật lệ, bao gồm cả trong lĩnh vực không gian mạng và hàng hải” – kênh ABC News dẫn tài liệu của NATO nhấn mạnh.
Tài liệu cũng nói rằng Trung Quốc đang tìm cách “kiểm soát các lĩnh vực công nghệ và công nghiệp quan trọng, cơ sở hạ tầng quan trọng, nguyên liệu chiến lược và chuỗi cung ứng. Họ sử dụng đòn bẩy kinh tế của mình để tạo ra sự phụ thuộc chiến lược”.
“Về cơ bản, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng quân sự của mình, bao gồm cả vũ khí hạt nhân” – Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói – “Trung Quốc không phải là đối thủ của chúng ta nhưng chúng ta phải nhìn rõ những thách thức nghiêm trọng từ phía họ”.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) cùng các nhà lãnh đạo Úc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ảnh: EPA-EFE
Đây là tài liệu quan trọng đặt ra chiến lược an ninh và quân sự của NATO trong 10 năm tới. NATO chưa cập nhập tài liệu này kể từ năm 2010. Kể từ đó, Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách quân sự và kinh tế với Mỹ và các thành viên của khối.
Tài liệu cũng nói rằng Nga là “mối đe doạ trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh các thành viên NATO” sau chiến dịch quân sự đặc biệt mà Moscow nhắm vào Ukraine hôm 24-2.
NATO cũng khẳng định mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa Bắc Kinh với Moscow “đi ngược lại với lợi ích của phương Tây”.
Cũng trong tài liệu trên, NATO nhận định khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có vai trò quan trọng đối với liên minh, đồng thời cam kết tăng cường đối thoại và hợp tác với các đối tác mới và hiện tại để đối phó “các thách thức xuyên khu vực và các lợi ích an ninh chung”.
Trước những lo ngại ngày càng tăng về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand đã lần đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh của NATO.
Phát biểu tại Hội nghị với tư cách khách mời, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhấn mạnh: “Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn và sẵn sàng thách thức các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”, đồng thời kêu gọi áp dụng giải pháp ngoại giao và liên minh kinh tế ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Bà Ardern cho rằng khả năng phục hồi của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương phải được tăng cường thông qua các mối quan hệ và kiến trúc kinh tế hơn là quân sự hóa.
New Zealand gần đây đã tỏ ra cứng rắn về cả vấn đề an ninh và sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương, một phần là do việc ký kết hiệp ước an ninh giữa Trung Quốc với Quần đảo Solomon, theo Reuters.