Tập Cận Bình: Ảo tưởng về sự vĩ đại

Chính trị bản chất luôn là những gì rực rỡ và lộng lẫy, nhưng hiếm có sự kiện nghi thức thuần túy nào có thể so sánh được với việc triệu tập Quốc hội Trung Quốc, hay còn gọi là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, kết thúc vào tuần (cuối tháng 3) này. Dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra ở Trung Quốc hay trên thế giới thì Đại hội cũng luôn luôn đi theo một lộ trình nhàm chán – trình ra một bản “báo cáo công việc” tóm tắt các kế hoạch đã biết; những đề xuất có vấn đề sẽ được đem ra thảo luận để khiến Đại hội trông giống như một cơ quan thảo luận đang thực sự được triệu tập; những buổi họp của các đại biểu không do dân bầu và phần lớn không có quyền lực; và cuối cùng là một cuộc họp báo với độ chân thực giống như các màn đấu võ trong phim kiếm hiệp.
Thế nhưng màn trình diễn này chưa bao giờ không có ý nghĩa. Năm nay mục đích của nó là làm nổi bật sự trỗi dậy không thể ngăn cản của Tập Cận Bình như là một trong các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên. Ông sắp hoàn thành nhiệm kỳ năm năm đầu tiên và gần như chắc chắn sẽ được bổ nhiệm lại nhiệm kỳ thứ hai tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 vào mùa thu năm nay. Phiên họp Quốc hội tuần này là khởi đầu cho sự kiện ấy, và sự tẻ nhạt của nó lại đặc biệt quan trọng, bởi điều đó thể hiện Tập đã trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực và mạnh mẽ đến mức nào, vừa kiểm soát chính trị trong nước một cách trơn tru, vừa đối mặt với những kẻ thách thức như Donald Trump ở nước ngoài.
Nhưng các màn trình diễn này cũng có nhiều cách diễn giải. Và sau phiên họp Quốc hội gần đây đã xuất hiện một cách hiểu mới: Tập có thể là một trong những nhà lãnh đạo Trung Quốc mạnh nhất trên giấy tờ – giữ hàng loạt danh hiệu và có khả năng dập tắt mọi bất đồng chính kiến gần như bất cứ lúc nào ông muốn – nhưng ít ấn tượng hơn nhiều trong việc đạt được cải cách.
Chẳng hạn, Tập thường được so sánh với Đặng Tiểu Bình, người điều hành Trung Quốc trong khoảng 20 năm, từ cuối những năm 1970 đến giữa những năm 1990. Đặng có tiếng là nhà lãnh đạo nổi bật trong cuối thế kỷ 20 không chỉ nhờ khả năng giữ vững quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản – hãy nghĩ tới thảm sát Thiên An Môn – mà còn bởi việc thử nghiệm các chính sách kinh tế mới đầy táo bạo. Trong thời kỳ Đặng cầm quyền Trung Quốc đã phát động những cải cách kinh tế thực chất nhất, như giải phóng nông dân khỏi các hợp tác xã nhà nước kém hiệu quả, đóng cửa các nhà máy lạc hậu, và đưa đất nước lên đường gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Khi lên nắm quyền, Tập cũng đưa ra một loạt các cải cách rộng lớn tương tự và cam kết sẽ “cải hoàn” đất nước. Nhưng các biện pháp của ông chỉ giới hạn trong cuốn cẩm nang của những người theo chủ nghĩa truyền thống chuyên chế dân tộc chủ nghĩa cổ điển. Ông theo đuổi một chính sách đối ngoại bành trướng, chiếm đóng và quân sự hóa các vùng rộng lớn trên Biển Đông, trong khi tiêu diệt tham nhũng và thúc đẩy các giá trị truyền thống ở trong nước.
Một phần quan trọng trong chính sách này là tăng cường quyền kiểm soát của Tập. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản mùa thu năm ngoái, Tập được nâng lên thành nhà lãnh đạo “nòng cốt,” đặt ông vào một vị trí cao hơn các nhà lãnh đạo khác trong thời gian gần đây – với ý tưởng là Trung Quốc cần một nhà lãnh đạo cứng rắn hơn để vượt qua những thời khắc khó khăn.
Trong phiên họp Quốc hội gần đây, điều này được phản ánh trong cách Tập và hình ảnh của ông thống trị các bản tin trong nước về sự kiện, dù đây thường là nơi để Thủ tướng Lý Khắc Cường tỏa sáng. Năm nay, Lý có vẻ chỉ là một sự bổ sung, và buổi họp báo của ông hôm thứ Tư (15 tháng 3) –  thường là đỉnh điểm của kỳ họp Quốc hội – lại tẻ nhạt tới mức cuộc họp báo gần như không còn cần thiết.
Việc gạt sang một bên Thủ tướng Trung Quốc, theo danh nghĩa là người đứng thứ hai trong hệ thống thứ bậc, đi cùng với một diễn biến khác cũng dần trở nên rõ ràng hơn: Tập có lẽ chưa chỉ định người kế nhiệm. Do nền chính trị Trung Quốc không được thể chế hóa thực sự rõ ràng nên khó mà nói điều này là quan trọng vào thời điểm này trong năm, nhưng có thể nói hầu hết các nhà quan sát đều mong đợi một người kế nhiệm đã phải xuất hiện vào lúc này. Việc thiếu đi một người kế nhiệm có nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc (có khả năng) đang chia rẽ, hoặc là Tập (rất có thể) có ý định gần đến Đại hội Đảng Cộng sản sẽ cất nhắc một người trung thành để có thể đứng sau nhiếp chính khi ông nghỉ hưu trong năm năm tới.
Như vậy, sau năm năm cầm quyền, thành tựu chính của Tập có lẽ là củng cố quyền lực cá nhân trong khi vẫn đáp ứng mong muốn thay đổi xã hội của người dân thông qua các cuộc đàn áp và thúc đẩy chủ nghĩa truyền thống. Vấn đề là các nỗ lực đã được thực hiện trong khi phương hại đến các cải cách thực sự.
Ví dụ, chính phủ đã liên tục nói về nhu cầu cải thiện hệ thống pháp luật của Trung Quốc. Nhưng hoạt động lập pháp chính ở Quốc hội là thiết lập một “bộ dân luật” theo kiểu châu Âu. Về lý thuyết, điều này có thể bảo vệ các quyền tự do cá nhân và giúp hệ thống pháp luật hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng vấn đề không phải là thiếu luật, mà chính là sự chính trị hóa hệ thống. Mọi quyết định nhạy cảm vẫn do các cơ quan Đảng đưa ra, chứ không phải là các thẩm phán độc lập. Vì vậy, bộ luật này rất có thể sẽ là một công cụ cho phép Đảng Cộng sản có thêm sự bảo vệ pháp lý cho các phán quyết của mình, chứ không phải là đưa mình vào pháp quyền.
Cấp bách không kém là nhu cầu có những cải cách kinh tế quan trọng. Các doanh nghiệp nhà nước hút các nguồn vốn giá trị từ hệ thống ngân hàng, cũng do nhà nước điều hành, từ đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tư nhân năng động hơn. Quá trình đô thị hóa đã bắt đầu, nhưng là dựa trên việc chiếm đất với giá thấp hơn giá thị trường. Nông dân vẫn không sở hữu đất đai và cũng không có quyền chuyển nhượng đất thực tế. Người dân nông thôn vẫn khó lòng đạt được đầy đủ quyền lợi ở các khu vực thành thị. Và tất nhiên, kiểm duyệt đã trở nên quá đáng đến nỗi ngay cả những phê phán mang tính xây dựng cũng ngày càng bị đẩy ra ngoài lề, làm cho nhiều người có tư tưởng ôn hòa mất hy vọng rằng tiếng nói của họ có thể được lắng nghe.
Thất bại hoàn toàn trong việc cải cách nền kinh tế đồng nghĩa với việc lập luận của chính phủ về tăng trưởng thấp – rằng nền kinh tế Trung Quốc chỉ chậm lại tạm thời trong khi nó đang được tái cơ cấu – đang ngày càng trở nên vô lý. Thay vào đó, thực tế có thể sẽ là việc đất nước không có khả năng cải cách sẽ khiến nó lún sâu thêm vào cái bẫy thu nhập trung bình đáng sợ – trở thành một đất nước không thể bước tiếp để trở thành một xã hội thịnh vượng thực sự.
Liệu có vấn đề nào trong số này quan trọng với Tập hay không? Sự ủng hộ mà người dân dành cho ông có thể giảm đi nếu như nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ, trong khi giá cả bất động sản vẫn tiếp tục nằm ngoài tầm với của những người dân thường. Nhưng các nhà lãnh đạo như Putin vẫn được lòng dân bất chấp tình hình kinh tế tồi tệ hơn nhiều nhờ vào các cuộc phiêu lưu ở nước ngoài và đổ lỗi cho người ngoài vì những tai ương của chính đất nước mình.
Nhưng rõ ràng là hình ảnh của Tập như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và có năng lực đang trở nên ngày càng khó tin. Khi đất nước bước vào mùa chính trị và việc tái bổ nhiệm Tập cũng gần kề, trông ông bắt đầu khác đi. Thay vì là một người có khả năng thay đổi mà Trung Quốc cần, rất có thể Tập lại chứng tỏ mình chẳng khác gì một người quyết tâm canh giữ nguyên trạng.
Ian Johnson là nhà báo người Mỹ, làm việc chủ yếu ở Trung Quốc và Đức. Ông được trao giải Pulitzer ở hạng mục đưa tin quốc tế năm 2001 cho những bài viết về cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và giải Báo chí Shorenstein năm 2016. Cuốn sách mới nhất của ông là The Souls of China: The Return of Religion After Mao (Pantheon Books, 2017).

Nguồn: Ian Johnson, “Xi Jinping: The Illusion of Greatness,” The New York Review of Books, 27/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng / Nghiên cứu Quốc Tế

Nếu đi sai nước cờ, Tập có nguy cơ ngã ngựa cùng Putin

Nếu Nga thất bại ở Ukraine, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi về lãnh đạo độc tài lâu dài.

Liên minh cá nhân giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đang cản trở đường lối ngoại giao của Trung Quốc. Điều đó đang được thể hiện ngày càng rõ khi cuộc chiến ở Ukraine tiếp diễn.

Cả hai người đã đặt xong nền móng để duy trì quyền lực của mình cho đến giữa thập niên 2030. Cả hai đều có tham vọng lãnh thổ: Putin muốn tái lập vùng ảnh hưởng của Liên Xô cũ, còn Tập muốn có Đài Loan.

Nhưng mối dây liên kết này đi kèm với rủi ro đáng kể.

Cách đây vài tuần, các quan chức an ninh và đối ngoại Trung Quốc còn vô cùng rạng rỡ tự tin. Sau khi Tập và Putin gặp nhau tại thủ đô Trung Quốc vào ngày 04/02 và hứa hẹn về một tình bạn không giới hạn, Trung Quốc dần nhận thức được rằng một chiến dịch ở Ukraine đã gần kề. Họ đã thu thập thông tin tình báo thông qua các mối quan hệ ở Nga, cả chính thức lẫn không chính thức, vốn đã được thiết lập từ nhiều năm qua.

Nhưng Trung Quốc đã mong đợi Nga sẽ kiềm chế hành động quân sự cho đến khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh bế mạc vào ngày 13/03. Nhận định này dựa trên trao đổi của Putin với Tập trong một cuộc trò chuyện riêng.

Những kỳ vọng của Trung Quốc nay đã được chứng minh là không thực tế. Putin hóa ra chỉ quan tâm nửa vời đến chủ nhà Olympic. Cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu sau khi Thế vận hội Mùa đông bế mạc vào ngày 20/02, nhưng trước khi Thế vận hội Dành cho Người khuyết tật bắt đầu vào ngày 04/03.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn hy vọng cuộc tấn công sẽ diễn ra nhanh chóng, và khi Paralympic khai mạc, lực lượng Nga đã thiết lập được quyền kiểm soát ở Ukraine.

Thế nhưng, nhiều điều bất ngờ đã xuất hiện, và thay vì tạo ra sự chia cắt giữa Mỹ và châu Âu, cuộc xâm lược của Nga lại củng cố tình đoàn kết của phương Tây. Washington sẽ không sa lầy ở Đông Âu, và sẽ không có sóng gió địa chính trị để Bắc Kinh tận dụng.

Trên thực tế, Trung Quốc còn đang ở thế yếu.

Khi tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu vào ngày 01/04, Tập yêu cầu họ đưa ra các quyết định ngoại giao về Trung Quốc “một cách độc lập” với Mỹ.

Nhưng yêu cầu ấy đã bị ngó lơ. Về phần mình, EU kêu gọi Trung Quốc không hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Nga. Người châu Âu cũng không cho thấy dấu hiệu phê chuẩn một hiệp định đầu tư với Trung Quốc, vốn là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Đã một tháng rưỡi kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu, Tập hiện lo ngại về “tác động mà nó có thể gây ra cho chính trị trong nước của Trung Quốc,” một nguồn tin chính trị Trung Quốc cho biết.

Một kịch bản ác mộng đối với Tập – người đang tìm cách đảm bảo một nhiệm kỳ thứ ba bất thường, với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, vào mùa thu này – sẽ là việc chiến dịch của Putin thất bại và truyền đi thông điệp rằng một nhà lãnh đạo độc tài tại vị quá lâu sẽ có xu hướng đưa ra những quyết định sai lầm vào những thời điểm quan trọng.

Điều này sẽ gây thiệt hại khôn lường cho Tập trước thềm đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngay cả khi Tập tái đắc cử lần này, một thất bại của Nga ở Ukraine có thể khiến việc ông ở lại đại hội đảng tiếp theo vào năm 2027 trở nên không chắc chắn. Trong trường hợp đó, Tập sẽ ngay lập tức trở thành một “con vịt què”, hủy hoại nỗ lực hàng chục năm qua của ông, nhằm củng cố con đường của mình trong thập niên tới.

Tập và Putin là những đồng minh kỳ lạ. Cả hai không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải giữ chặt quyền lực sau khi đã tạo ra rất nhiều kẻ thù. Họ cần ngăn không cho chiếc thuyền của mình bị lật, cho đến khi tới được đích vào những năm 2030.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đoán đúng vị trí của Tập trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11/2017.

“Ông là chủ tịch trọn đời, và do đó ông là vua,” cựu Tổng thống Mỹ nói với Tập tại Tử Cấm Thành, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sống.

Tử Cấm Thành là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Bắc Kinh và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, nhưng nó đã bị đóng cửa với du khách, trong ngày Tập tiếp đón Tổng thống Mỹ và Đệ nhất Phu nhân.

Cuộc trao đổi này diễn ra 4 tháng trước khi Tập bất ngờ thông qua việc sửa đổi hiến pháp vào tháng 3 năm tiếp theo, loại bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ 5 năm đối với vị trí chủ tịch nước.

Để có thể trở thành nguyên thủ quốc gia trọn đời, Tập cần được bầu lại vào ghế Tổng Bí thư sau mỗi 5 năm. Đặt mục tiêu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba trong năm nay là bước đầu tiên trong hành trình hướng tới một triều đại kéo dài.

Năm 2035 được đặt làm mục tiêu để Trung Quốc đuổi kịp Mỹ. Hầu hết các kế hoạch dài hạn và tầm nhìn xây dựng đất nước hiện nay của Trung Quốc đều sử dụng mốc năm 2035. Và các dấu hiệu đều cho thấy Tập dự định sẽ điều hành chính phủ cho đến năm đó.

Một con đường tắt cho mục tiêu của Tập là tạo ra một vị trí hàng đầu mới, có thể được nắm giữ suốt đời. Nó sẽ tương tự như chức vụ chủ tịch đảng mà Mao Trạch Đông đã nắm giữ cho đến khi ông qua đời. Nhưng kế hoạch có thể sẽ gặp khó khăn, vì hiện tại đảng đang cấm việc xây dựng ‘sùng bái cá nhân’. Hơn nữa, việc này có thể trở nên bất khả thi, trong trường hợp Putin thất bại ở Ukraine và người dân bắt đầu đặt câu hỏi về sự cai trị dài lâu của bất kỳ nhà lãnh đạo nào.

Trong khi đó, tại Nga, Putin cũng đã cho sửa đổi hiến pháp vào năm 2020, đi theo bước chân của Tập, mở đường cho đương kim Tổng thống Nga tại vị đến năm 2036.

Nếu Putin có thể cầm quyền đến lúc ấy, ông ta sẽ 83 tuổi. Nếu Tập trị vì đến năm 2035, ông ta cũng sẽ 83 tuổi, ít nhất là theo cách tính truyền thống của Trung Quốc. Đó cũng là tuổi mà Mao Trạch Đông qua đời, khi đang là nhà lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc.

Liệu có giải pháp nào cho Tập?

Khi thời điểm cho một lệnh ngừng bắn Nga-Ukraine chín muồi, Trung Quốc có lựa chọn tham gia vào một khuôn khổ an ninh để đảm bảo hòa bình. Tập có thể tổ chức một cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm hỗ trợ triển khai kịch bản này.

Cuộc điện đàm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi đầu tuần với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, cuộc điện đàm thứ hai giữa hai người kể từ khi Nga xâm lược, có thể là một bước đi theo hướng đó. “Truyền thống lịch sử và văn hóa của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại nhất quán của chúng tôi, là bảo vệ hòa bình và phản đối chiến tranh,” Vương nói.

Tuy nhiên, ông cẩn thận tránh đưa ra bất kỳ nhận xét nào có thể bị phía Nga coi là áp lực vô lý đến từ Trung Quốc.

Vì không biết rõ toàn bộ kế hoạch của Putin, việc Trung Quốc xác định lập trường rõ ràng sẽ là quá nguy hiểm. Hơn nữa, bị ràng buộc bởi tuyên bố chung Tập-Putin vào ngày 04/02, trong đó cả hai lãnh đạo đã công khai phản đối việc NATO mở rộng hơn nữa, nên Trung Quốc không thể hoàn toàn đứng về phía Ukraine.

Tập cần Putin để tồn tại. Nếu đồng chí người Nga của ông ngã xuống, Tập có khả năng sẽ ngã theo. Sự sống còn của Putin là tối quan trọng đối với Tập, nhưng không nhất thiết là quan trọng đối với Trung Quốc.

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi risks stumbling with Putin if he plays his cards wrong,” Nikkei Asia,

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng / Nghiên cứu Quốc tế

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cao cấp của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.

Báo Mỹ chọn Cát Bà vào top vườn quốc gia phải tới

Buzzfeed giới thiệu Cát Bà không chỉ có những chuyến du thuyền hấp dẫn mà còn là khu dự trữ sinh quyển với hệ động thực vật đa dạng.

Vườn quốc gia Cát Bà, Việt Nam

Sau hơn một năm qua chỉ du lịch nội địa, nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng các quy định và mở cửa đón khách quốc tế. Buzzfeed gợi ý 10 vườn quốc gia đẹp trên thế giới để du khách lên kế hoạch du lịch sau đại dịch. Trong đó, vườn quốc gia Cát Bà được nhắc đến là một điểm đến lý tưởng cho các chuyến du thuyền cỡ nhỏ tham quan những đảo đá vôi độc đáo. Không chỉ vậy, Cát Bà còn là một khu dự trữ sinh quyển với hệ động thực vật đa dạng. Thời điểm tham quan thích hợp là các tháng 4, 5, 9 đến 11. Ảnh: Khánh Trần

Vườn quốc gia Göreme, Thổ Nhĩ Kỳ

Göreme nằm ở trung tâm vùng đất núi lửa Cappadocia vốn nổi tiếng với dịch vụ bay khinh khí cầu. Rất nhiều du khách, các travel blogger từng tới đây đều có những bức ảnh check-in với khung cảnh hoàng hôn tràn ngập khinh khí cầu màu sắc đang bay lên. Tuy nhiên, ở Göreme du khách còn được tận mắt ngắm cảnh các khối đá bị xói mòn thành những cột đá kỳ lạ. Các tháng đẹp nhất để đến Göreme là 4, 5, 9 và 10. Ảnh: aryawan777/pixabay

Vườn quốc gia Trương Gia Giới, Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ không phải nơi duy nhất có các cột đá khổng lồ, nếu du khách từng mê mẩn khung cảnh trong phim Avatar, vườn quốc gia Trương Gia Giới là một nơi phải tới. Những núi đá dựng đứng, rừng cây rậm rạp và sương mây mờ ảo tạo cảm giác như một thế giới ảo. Thời gian thích hợp để tới Trương Gia Giới là các tháng 4, 5, 9, 10, 11. Ảnh: YHBae/pixabay

Vườn quốc gia thác Victoria, Zimbabwe

Thác Victoria là thác nước rộng nhất thế giới, những dòng nước đổ từ trên cao trải dài ở vùng biên giới hai nước Zimbabwe và Zambia. Nơi này từng được xếp vào một trong 7 kỳ quan tự nhiên của thế giới. Để ngắm toàn cảnh thác cần đặt tour bay trực thăng, tuy nhiên đi bộ theo những lối mòn cũng đưa bạn tới các góc nhìn tuyệt đẹp khác. Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 5 là thời điểm đẹp nhất ở đây. Ảnh: fietzfotos/pixabay

Vườn quốc gia Fiordland, New Zealand

Fiordland là vườn quốc gia lớn nhất ở Zew Zealand với vô số vịnh hẹp, núi non, thác nước và sông hồ cảnh đẹp như tranh vẽ cho du khách khám phá. Đặc biệt hơn, nơi này cũng có chim cánh cụt. Mùa đông (tháng 6-8) và mùa hè (tháng 11-3) là thời gian phù hợp cho các chuyến dã ngoại tới Fiordland. Ảnh: Makalu/pixabay

Vườn quốc gia hồ Plitvice, Croatia

Nếu tới Croatia đầm mình trong những bãi biển đẹp, du khách đừng quên ghé thăm vườn quốc gia hồ Plitvice ở miền trung nước này. Nơi đây có gần 20 hồ nước lớn nhỏ mang đủ các sắc xanh, chảy tiếp nối nhau và bao quanh bởi núi non trùng điệp, tạo nên khung cảnh như hoàn toàn cách biệt với bên ngoài. Tháng 6 đến tháng 9 là mùa đẹp nhất ở Plitvice. Ảnh: Lê Vũ Hà

Vườn quốc gia Tayrona, Colombia

Tayrona nằm ở miền bắc Colombia trên vùng bờ biển Caribe nên dĩ nhiên nơi này sở hữu nhiều bãi biển đẹp với màu nước xanh trong như ngọc và cát trắng mịn. Chỉ cần một chiếc võng là bạn có thể thư giãn cả buổi trên biển hoặc dành thời gian trekking vào những khu rừng xanh mát. Tháng 12 đến tháng 3 năm sau là lúc thích hợp để tham quan vườn quốc gia này. Ảnh: NatGeo

Vườn quốc gia Cinque Terre, Italy

Khung cảnh ở Cinque Terre với những ngôi nhà nằm chênh vênh bên cách vách núi đá rất quen thuộc với những ai từng tìm hiểu Italy. Cinque Terre là tên gọi của 5 thị trấn ven biển (Corniglia, Manarola, Monterosso al Mare, Riomaggiore, và Vernazza), rất lý tưởng cho các hoạt động bơi lội, đi bộ ngắm cảnh và thưởng thức hải sản. Du khách nên tới đây vào tháng 5, 6, 9, 10. Ảnh: felix_w/pixabay

Vườn quốc gia Yala, Sri Lanka

Đây là vườn quốc gia nằm ở đông nam Sri Lanka, bao trọn một vùng rộng lớn với sông hồ, đồng cỏ, rừng rậm men theo biên giới Ấn Độ Dương. Yala nổi tiếng vì có lượng lớn báo hoa mai cùng vô số loài động thực vật khác để du khách thám hiểm như voi, chim, gấu lợn… Du lịch Yala từ tháng 2 đến tháng 6 là thời tiết đẹp nhất. Ảnh: Katherine Slade/pixabay

Vườn quốc gia Banff, Canada

Canada có rất nhiều vườn quốc gia nhưng Banff là nổi bật hơn cả, đồng thời cũng xuất hiện nhiều trên Instagram. Địa hình đa dạng từ hồ, sông, núi non, sông băng cùng tiết trời khiến nơi này trở thành điểm đến mùa đông lý tưởng. Đặc biệt những hồ nước ở đây có màu sắc “siêu thực” và rất hút hồn. Thời gian thích hợp để tới Banff là các tháng từ 6 đến 9 và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ảnh: sonyuser/pixabay

Khánh Trần (Theo Buzzfeed)

Bức thư chưa từng được gửi của Franz Kafka

Trong di sản gồm khoảng 3400 trang bản thảo văn học, nhật ký và trên 1000 bức thư của nhà văn người Sec gốc Do Thái Franz Kafka (1883 – 1924), “Thư gửi bố” là một văn bản khá đặc biệt.

Ở chỗ, nó đúng là một bức thư –  thông tin mà một người gửi cụ thể viết ra để gửi tới một người nhận cụ thể: Kafka viết bức thư này nhằm nhìn lại toàn bộ mối quan hệ giữa ông với thân phụ và hy vọng tìm được sự hòa giải cho hai người. Nhưng “Thư gửi bố” (Đinh Bá Anh dịch, Phương Nam Book và NXB Hội Nhà văn, 2013) với tầm tư tưởng lớn và nghệ thuật thể hiện đặc dị, đã vượt lên tính mục đích ban đầu của người viết để trở thành một tác phẩm văn chương đúng nghĩa.

Nhà văn Franz Kafka.

Năm 1919, khi ông Hermann Kafka tỏ thái độ phản đối quyết liệt trước dự định hôn nhân của con trai ông, Franz Kafka, với cô Julie Wohryzek, thì việc đó đã giống như một phát đại bác phá vỡ thành trì câm nín nhẫn nhục mà Kafka con gìn giữ suốt từ thời thơ ấu. Ông viết “Thư gửi bố”, trước hết, để vẽ ra cho chính mình chân dung tinh thần đầy phức tạp của người cha. Đó là một người đàn ông đã vất vả làm việc suốt đời để nuôi sống cả gia đình, rất mạnh mẽ, giàu nghị lực. Nhưng đó cũng là một con người độc đoán, đầy tính gia trưởng.

Nói theo giọng phân tâm học của Sigmund Freud – như nó được thể hiện đậm đặc trong công trình “Vật tổ và cấm kỵ” – ông Hermann Kafka mang hình ảnh của một con đực đầu đàn, luôn áp chế tất cả các con còn lại trong bầy và không bao giờ chấp nhận bất cứ một sự phản đối nào. Ông thường tự cho phép mình vượt qua những hàng rào luật lệ mà ông vẫn đặt ra cho các con và bắt chúng tuân thủ, như không. Ông giễu cợt, mỉa mai, hoặc quát tháo ầm ĩ rồi gạt phăng mọi hành vi, thậm chí có khi chỉ là mầm mống suy nghĩ có vẻ “độc lập” của đám con mình.

Trong bức thư, hơn một lần tác giả dùng từ “sự cai trị” để nói về cha. Ông Hermann Kafka, qua ký ức của Franz Kafka, quả thực là một nhà cai trị thô bạo trong cái lãnh địa nhỏ bé của ông, gia đình và cửa hàng mà ông làm chủ: “Bố liên tục càu nhàu về một nhân viên bị bệnh phổi: Sao không chết mẹ nó đi, đồ dặt dẹo! Bố gọi nhân viên của mình là những kẻ thù được trả lương” (tr 43).

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Điều khủng khiếp nhất là ông, như một đại diện xuất sắc của chủ nghĩa công thần, đã luôn mang quá khứ lao động vất vả ra để biện minh cho quyền lực của mình. Tấm huân chương đẹp đẽ ấy khiến ông có thể vô tư áp đặt ý chí lên các con nhân danh điều tốt đẹp cho chúng mà không một chút quan tâm xem chúng nghĩ về điều tốt đẹp ấy như thế nào, có thực là tốt đẹp với chúng hay không? Franz Kafka gọi tên điều đó bằng một từ chất chứa niềm uất ức cay đắng: Sự hạ nhục.

Trước thứ quyền uy toàn trị ấy của người cha, người con đầy nhạy cảm như Franz phải chịu một hậu quả là sự sang chấn tâm lý thật nặng nề. Những dòng viết về chính mình trong bức thư của Franz Kafka là sự lôi tuột bản ngã ra trước ánh sáng của tư duy phân tích lạnh lùng. Chúng quả thực là những lời bộc bạch đầy huyết lệ.

Con đã luôn sống trong nhục nhã. Hoặc con tuân theo những mệnh lệnh của bố, đó là nhục nhã, bởi những mệnh lệnh đó chỉ áp dụng cho con. Hoặc con dằn dỗi, đó cũng là nhục nhã, bởi sao con được phép dằn dỗi bố cơ chứ?” (tr 28). “Mỗi khi đứng trước bố, con lại hiện nguyên hình là đứa dị ứng ánh sáng, đứa dối trá, đứa mặc cảm tội lỗi, đứa luôn thấy mình là con số không, đến nỗi ngay cả khi nó muốn có thứ mà cho rằng mình đương nhiên có quyền được hưởng thì cũng phải tìm cách lén lút” (tr 37, 38).

Không khó để nhận thấy ở đây sự biểu hiện cái mặc cảm của kẻ bị trị bị đè nghiến đến ngạt thở, không có cách gì vùng vẫy, cũng không còn ý chí để vùng vẫy. Tự bên trong, tình cảm đối với cha của Franz Kafka là thứ tình cảm mang tính hai mặt. Vừa kính trọng, yêu thương vừa căm ghét, sợ hãi; vừa muốn xáp gần lại vừa muốn tránh thật xa; vừa khao khát được trở thành một bản sao của cha, vừa ghê tởm nếu chẳng may điều đó xảy ra.

Chủ âm của bức thư là sự luận tội: “Con xin nhắc lại lần thứ mười: Ngay cả khi không chịu ảnh hưởng gì của bố, có thể con vẫn sẽ trở thành người nhút nhát sợ sệt, nhưng từ con người đó tới con người con thực sự trở thành bây giờ là cả một quãng đường dài tăm tối” (tr 53).

Sự luận tội? Tại sao không, khi người viết bức thư đã như lộn trái mình để bày ra trước chính mình hình ảnh một cái tôi bị làm cho thật thảm hại? Nếu ta chú ý đến truyền thống đạo đức Do Thái của gia đình Kafka thì phải nhận ra rằng bức thư “luận tội bố” này là cả một sự nổi loạn – dẫu chỉ là sự nổi loạn bằng một bức thư. Nổi loạn để được sòng phẳng với quá khứ, để, như câu kết bức thư viết: “…Có thể đưa chúng ta đến rất gần sự thật, giúp bố và con có thể được an ủi phần nào, để chúng ta có thể sống và chết nhẹ nhàng hơn” (tr 85).

Cuốn sách tập hợp những bức thư của Kafka được coi là chiếc chìa khóa để hiểu thêm về con người cũng như văn chương của ông.

Mối quan hệ cha – con trai, ảnh hưởng của người cha, với tất cả những hệ quả và hậu quả của nó trên người con, thật ra không phải chủ đề quá hiếm hoi trong văn chương nhân loại (chúng ta chỉ cần nhớ tới tác phẩm “Cha và con” của Turghenev và “Anh em nhà Karamazov” của Dostoievsky là đủ). Nhiều nhà văn lớn, với những mức độ đậm nhạt khác nhau, cũng đã đưa hình ảnh người cha ngoài đời thực vào trong tác phẩm của mình. Nhưng ảnh hưởng đến như ông Hermann Kafka đối với sáng tác của Franz Kafka thì quả là một trường hợp kỳ lạ: Nó đậm đặc và xuyên suốt.

Trong truyện ngắn “Bản án”, tác phẩm mang tính bước ngoặt mà Kafka viết năm 29 tuổi, ta thấy có một ông bố tuyên án con trai tội tử hình bằng cách trầm mình. Trong tiểu thuyết “Hóa thân”, Kafka để nhân vật chính Gregor Samsa làm nghề bán hàng lưu động, chính là cái nghề mà thân phụ của ông đã làm khi lên Praha lập nghiệp. Cũng ở tác phẩm này, ông bố của Gregor Samsa đã giơ nắm đấm về phía con trai khi anh bị biến thành một con bọ.

Và trong kiệt tác “Lâu đài”, nhân vật ngài Klamm bí hiểm, người không ai nhìn thấy mặt bao giờ nhưng không ai không nói tới với vẻ đầy sợ hãi, người phủ lên toàn bộ ngôi làng một thứ quyền lực vô hình – một thứ quyền lực khủng bố, có thể nói như vậy – nhân vật ấy lẽ nào không ẩn hiện bóng dáng của ông Hermann Kafka ngoài đời thực?

Không hoàn toàn vô căn cứ vì ngay ở những dòng đầu tiên của “Thư gửi bố” mà ta đang xem xét, Kafka đã thú nhận: “Gần đây bố có hỏi con, tại sao con cả quyết rằng con sợ bố. Như thường lệ con không biết phải trả lời bố như thế nào, phần cũng chính vì nỗi sợ đó, phần để lý giải nó sẽ cần phải đi vào quá nhiều chi tiết mà con không thể bao quát hết được dù chỉ một phần khi nói… Và ngay cả bây giờ, khi con đang cố gắng trả lời bố qua thư, thì chắc chắn sẽ vẫn còn thiếu sót nhiều lắm, bởi ngay cả khi viết, nỗi sợ bố cùng những hệ quả của nó vẫn ngăn cản con…” (tr15).

Quả thực là điều khủng khiếp với một con người nếu xét ở góc độ đời sống thường nhật. Nhưng, may mắn thay cho văn chương thế giới, Franz Kafka lại là một nhà văn thiên tài. Ông, dù không chủ định, đã biết cách không để cho bi kịch của cuộc đời mình chỉ là một thứ bi kịch suông.

Ông Hermann Kafka không bao giờ được đọc bức thư này (dài 103 trang viết tay, trong bản in tiếng Việt là 70 trang), vì Franz Kafka chưa bao giờ gửi nó đi. Nhưng nhân loại thì đã có nó. Như một tài liệu quan trọng để những ai yêu Kafka có thể từ đó hiểu hơn về góc khuất trong thế giới tinh thần của một trong những nhà văn vĩ đại nhất lịch sử văn chương thế giới, người đã cùng với James Joyce và Marcel Proust hợp thành cái tam vị nhất thể đầy vinh quang của tiểu thuyết Châu Âu hiện đại. Có nó, để soi rọi và hiểu thêm về những kiệt tác như “Hóa thân”, “Vụ án”, “Lâu đài”, “Nước Mỹ”…

Và nếu chỉ xét trên phương diện đời sống gia đình – xã hội, “Thư gửi bố” của Kafka còn có giá trị như một thông điệp, một lời cảnh báo ngầm mà từ gần một trăm năm trước (1919) ông đã gửi đến các ông bố, và không chỉ các ông bố – hoặc những người sắp trở thành ông bố – Việt Nam (vì dẫu sao thì người Việt Nam chúng ta cũng vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn với cái cuống rốn của kiểu giáo dục phụ quyền gia trưởng): Để làm điều tốt đẹp cho con cái, để có thể hy sinh hết mình “vì tương lai con em chúng ta”, trước hết phải nhớ rằng con cái, tuyệt đối không phải là vật để chúng ta sở hữu!


Sự việc một nam sinh Trường PTTH Amsterdam Hà Nội nhảy lầu tự tử vào cuối tháng 3 năm 2022, sau khi để lại một bức thư tuyệt mệnh cho bố mẹ, đã làm dấy lên trong dư luận xã hội nhiều cảm xúc và ý kiến khác nhau về nhiều vấn đề. Dù sao chăng nữa vẫn phải thừa nhận: mối bất hòa, thậm chí đối kháng, giữa con cái với các đấng sinh thành là điều có thật và mang tính phổ biến xuyên thời gian, dẫu đậm nhạt có lúc có nơi khác nhau. Hãy đọc lại “Thư gửi bố” của Franz Kafka.

HOÀI NAM / VĂN.VN

Thời điểm uống cà phê tốt cho sức khỏe

Thời điểm uống cà phê tốt cho sức khỏe
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới và có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Nhưng uống bao nhiêu và uống lúc nào để phát huy được hết hiệu quả của cà phê?

Cà phê được ưa chuộng nhờ khả năng giúp cơ thể tỉnh táo, nâng cao hiệu suất làm việc trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thức uống này đúng thời điểm để tận hưởng những lợi ích trên.

1. Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe
1.1 Giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng

Cà phê có chứa caffeine là một chất kích thích thần kinh. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào máu và từ đó di chuyển đến não. Trong não, caffeine ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Điều này giúp cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và các khía cạnh khác nhau của chức năng não.

Thời điểm uống cà phê tốt cho sức khỏe - Ảnh 1.
1.2 Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết

Cà phê có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể và có hàm lượng chất chống ôxy hóa cao. Trong một tách cà phê 240ml chứa:

– Vitamin B2 (riboflavin): 11% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)

– Vitamin B5 (axit pantothenic): 6% DV

– Vitamin B1 (thiamine): 2% DV

– Vitamin B3 (niacin): 2% DV

– Folate: 1% DV

– Mangan: 3% DV

– Kali: 3% DV

– Magiê: 2% DV

– Phốt pho: 1% DV

1.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng sa sút trí tuệ

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, ngay sau bệnh Alzheimer. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Có thể hạn chế căn bệnh này và chứng sa sút trí tuệ bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và tập thể dục điều độ. Uống cà phê cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%.

1.4 Chống lại bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể. Cuộc sống hiện đại khiến ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, khoảng 4,1% người Mỹ hiện đáp ứng các tiêu chuẩn về trầm cảm lâm

Trong một nghiên cứu của Harvard được công bố vào năm 2011, những phụ nữ uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn 20%. Một nghiên cứu khác trên 208.424 người cho thấy những người uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong do tự tử thấp hơn 53%.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ở những người nhạy cảm, lượng caffeine cao có thể làm tăng lo lắng, bồn chồn và mất ngủ. Việc ngừng uống caffeine đột ngột có thể gây đau đầu, mệt mỏi, lo lắng và tâm trạng thấp trong vài ngày và có thể kéo dài đến một tuần.

Thời điểm uống cà phê tốt cho sức khỏe - Ảnh 3.
1.5 Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các polyphenol khác nhau trong cà phê đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Cà phê cũng có liên quan đến việc giảm mức độ estrogen, đây là một loại hormone có liên quan đến một số loại ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn tới 40% và ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

2. Thời điểm uống cà phê
2.1 Giữa buổi sáng

Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới bằng 1 ly cà phê ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạn nên lùi thời điểm uống cà phê đến giữa buổi sáng.

Trong cà phê chứa caffeine, một chất kích thích tự nhiên có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể. Cortisol (còn được gọi là hormone căng thẳng) tham gia vào quá trình điều hòa trao đổi chất, hệ miễn dịch, đường huyết và nhiều chức năng khác.

Nồng độ hormone cortisol thường tăng cao vào khoảng 30-45 phút sau khi bạn thức giấc, giúp đem lại cảm giác tỉnh táo tự nhiên vào khung giờ này. Do đó, uống cà phê vào lúc này thực sự không cần thiết. Thời điểm thích hợp hơn là vài giờ sau khi bạn thức dậy, từ khoảng 9 -11 giờ.

2.2 Trước khi tập thể dục

Uống cà phê trước khi tập thể dục là biện pháp đơn giản để cung cấp năng lượng, cải thiện khả năng tập trung và phối hợp khi tập luyện. Cà phê còn có thể giúp giảm cơn đau cơ bắp sau buổi tập. Vì vậy, có thể uống cà phê trước buổi tập khoảng 30 phút để tận hưởng các lợi ích trên của cà phê đối với việc tập luyện nâng cao sức khỏe.

2.3 Sau khi bị mất ngủ

Nếu bạn mất ngủ cả đêm và cần tập trung học tập, làm việc vào buổi sáng hôm sau, hãy thử uống cà phê. 1-2 tách cà phê lúc này sẽ giúp đạt được trạng thái tỉnh táo như thể bạn đã có một đêm ngon giấc. Lưu ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời và không nên lạm dụng thường xuyên.

3. Thời điểm không nên uống cà phê

Caffeine có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, không nên uống cà phê trong hoặc ngay sau bữa ăn. Uống cà phê khi dạ dày rỗng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ cortisol và đường huyết.

Bên cạnh khả năng giữ tỉnh táo, cà phê có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Để đảm bảo giấc ngủ ngon vào buổi tối, nên hạn chế uống cà phê quá muộn. Người nhạy cảm với caffeine không nên sử dụng thức uống chứa caffeine sau buổi trưa.

4. Nên uống bao nhiêu cà phê là đủ?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo, không nên sử dụng quá 400mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 4-5 tách cà phê, mỗi tách 240ml).

Những người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế, hoặc loại bỏ hoàn toàn cà phê khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Uống quá nhiều cà phê có thể khiến nồng độ cortisol tăng cao, dẫn tới một số triệu chứng “say cà phê” như: Cảm giác lo âu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, bồn chồn…

(Theo Healthline) / Theo Sức khoẻ đời sống

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?
Nhiều bằng chứng cho thấy đế chế Facebook sắp hết thời.

Tờ The Time mới đây đưa tin, công ty mẹ Facebook Meta Platforms, cùng Sama, đối tác lớn nhất tại châu Phi đang phải đối mặt với những cáo buộc liên quan đến tình trạng lao động cưỡng bức gây tổn hại công đoàn tại chi nhánh Kenya.

Lá đơn được đệ trình bởi Daniel Motaung, một cựu nhân viên Sama, với lập luận rằng trang mạng lớn nhất hành tinh đã nhiều lần vi phạm hiến pháp Kenya. Vụ kiện này theo sau chuỗi câu chuyện The Time xuất bản hồi tháng 2 với tựa đề “Insider Facebook’s African Sweatshop’’, trong đó Motaung cùng một số cựu nhân viên khác đã lần đầu tiên lên án chính sách trả lương và công đoàn của Meta Platforms.

Cụ thể, với mức lương khoảng 2,2 USD/giờ, Motaung cho biết anh thường xuyên phải tiếp xúc với những nội dung độc hại lạm dụng tình dục trẻ em, bắt cóc và giết người tàn bạo. Việc tâm lý bị tổn thương nghiêm trọng khiến người đàn ông này thường xuyên gặp ác mộng và gặp khó khăn trong việc bắt đầu một công việc mới. Bằng chứng là Motaung đến giờ vẫn đang thất nghiệp và bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD).

“Tôi vào Sama để nâng cao bản thân và giúp gia đình thoát cảnh nghèo đói. Giờ đây, với chứng PTSD, tôi sợ rằng mong muốn này sẽ không bao giờ trở thành sự thật. Nó đã cản trở tôi phấn đấu hơn cho cuộc sống’’, Motaung nói.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm đầu tuần, Motaung cho biết: “Thật không ổn chút nào khi công ty bóc lột chúng tôi vì mục đích lợi nhuận, sau đó lại vứt bỏ chúng tôi. Tôi chỉ muốn mọi chuyện tồi tệ này sẽ kết thúc’’.

Được biết hồi năm 2019, Sama, tự nhận mình là một công ty “có đạo đức về AI”, đã sa thải Motaung sau khi người đàn ông này cùng 100 nhân viên khác lên tiếng đòi quyền lợi về một môi trường làm việc tốt hơn. Lá thư sa thải nêu rõ việc làm này khiến mối quan hệ của Sama và Facebook “gặp rủi ro lớn”.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 1.

Theo các luật sư của Motaung, vụ kiện dân sự được đệ trình hôm 17/5 là vụ kiện đầu tiên phía nguyên đơn vừa tìm kiếm khoản tiền bồi thường, vừa yêu cầu Facebook thay đổi hoạt động kiểm duyệt nội dung trên toàn cầu.

“Chúng ta không thể có một mạng xã hội an toàn nếu bản thân các nhân viên không được bảo vệ. Chúng tôi hy vọng sự việc lần này sẽ tác động đến mọi chi nhánh của Facebook trên toàn cầu. Do Sama là trung tâm kiểm duyệt lớn của Facebook tại khu vực Đông và Nam Phi, nên việc cải tổ ít nhiều sẽ có tác động, không chỉ riêng nhân viên, mà còn với cả người dùng tại Kenya, Nam Phi, Ethiopia và một số quốc gia châu Phi khác’’, Cori Crider, Giám đốc tổ chức phi chính phủ Foxglove có trụ sở tại London, đại diện cho Motaung cùng với công ty luật Kenya Nzili cho biết.

“Chúng tôi cũng hy vọng lá đơn này sẽ cho Facebook một bài học, rằng đừng coi những nhân viên kiểm duyệt nội dung là món đồ “dùng một lần”. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để khiến Facebook thay đổi. Đã đến lúc Facebook phải đối xử với các nhân viên của mình một cách đàng hoàng và tôn trọng hơn”, đại diện luật sư cho biết.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 2.

Đáp lại, phía Sama phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến hoạt động công đoàn, đồng thời cho biết vụ kiện này “không thỏa đáng và thật thất vọng”:

“Mọi nhân viên không chỉ được đối xử theo đúng luật pháp hiện hành, mà còn được hưởng chính sách công đoàn công bằng và có trách nhiệm. Điều này thể hiện rõ thông qua việc cung cấp và đảm bảo đầy đủ lợi ích cho nhân viên của Sama”.

Trong khi đó, đại diện phát ngôn của Meta, ông Ben Walters từ chối bình luận, với lý do vụ kiện vẫn đang diễn ra.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 3.

Trong một cáo buộc được cho là “có phần gay gắt nhất’’, Sama và Meta bị tố “đặt quảng cáo gây hiểu nhầm’’, đồng thời không cảnh báo trước những thông tin độc hại phía kiểm duyệt nội dung có thể phải tiếp cận. Chính điều này đã khiến hàng chục nhân viên từ những nơi khác ở châu Phi chuyển đến đến Kenya làm việc mà không mảy may nghi ngờ.

“Những quảng cáo gây hiểu lầm cố tình nhắm vào những người Kenya và châu Phi có hoàn cảnh khó khăn. Họ bị “lừa’’ nộp đơn xin việc, sau đó mắc kẹt tại đây, trong một môi trường làm việc không an toàn’’, đại diện các luật sư của Motaung nói.

Theo The Time, Meta đang cố tìm cách tránh khỏi liên đới. Đại diện luật sư của tập đoàn khẳng định “công ty không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cáo buộc nào mà Motaung đưa ra’’. Họ nhấn mạnh việc sa thải Motaung là trách nhiệm của Sama, và Meta không có bất kỳ sự can thiệp nào.

“Sẽ không nên có bất kỳ hành vi nào chống lại Meta vì Meta không quản lý Motaung’’, đại diện luật sư Meta nói.

Đáp lại, đại diện bên nguyên đơn lại cho rằng Sama là “đại lý” của Meta. Các nhân viên của trung tâm xử lý dữ liệu này theo đó sẽ phải sử dụng hệ thống nội bộ của chính Facebook, đồng thời quản lý nhân viên theo chính sách mà công ty đặt ra.

“Môi trường được tạo ra bởi Sama và Meta đòi hỏi tính khắt khe và sự giám sát chặt chẽ để đáp ứng mục tiêu về khối lượng và độ chính xác. Áp lực thời gian cực lớn nên tất cả đều phải làm việc trong tâm lý căng thẳng. Hơn nữa, nhân viên cũng phải tiếp xúc rất nhiều với các nội dung độc hại’’, đại diện bên nguyên đơn cho hay.

Chính vì vậy, họ khẳng định các những kiểm duyệt viên mà Facebook outsource thuê ngoài cũng cần được hưởng các chính sách bảo vệ như chính những nhân viên chính thức. Phía Sama và Meta cũng được yêu cầu phải công khai xác nhận mọi quyền lợi với những người kiểm duyệt nội dung, đồng thời cho họ một cơ chế lương thỏa đáng tương tự các chuyên gia kiểm duyệt nội dung nội bộ.

Ngoài ra, đơn kiện cũng yêu cầu Sama phải trải qua một cuộc kiểm tra nhân quyền độc lập, sau đó báo cáo toàn bộ quy trình lên tòa án.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 4.

“Chúng tôi đang thúc đẩy họ cải thiện lại hệ thống quản lý. Chúng tôi muốn nhìn thấy sự thay đổi’’, đại diện luật sư của Motaung nói.

Đây không phải lần đầu tiên Meta vướng vào vòng lao lý với các cựu nhân viên. Hồi năm 2021, cựu nhân viên bà Frances Haugen cũng đã chia sẻ tập tài liệu nội bộ của Facebook với báo giới nhằm công khai cáo buộc mạng xã hội này đang tác động tiêu cực lên sức khoẻ tinh thần một số thanh thiếu niên.

Bê bối xoay quanh nền tảng Instagram cũng được bà Haugen “vạch trần”: “32% các cô gái tuổi teen nói rằng khi họ cảm thấy ghét cơ thể của mình, Instagram khiến cảm giác ấy tồi tệ hơn”.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 5.

Đáng tiếc cho Meta, những lá đơn này lại đến vào đúng thời điểm trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang chìm sâu trong khủng hoảng. Hệ lụy này một phần được cho là bắt nguồn từ chính “sự đơn điệu” của CEO Mark Zuckerberg, người thường xuyên xuất hiện trước báo giới với quần jean và chiếc áo phông quen thuộc.

Facebook vốn được biết đến như một nơi để các sinh viên chưa tốt nghiệp Harvard đánh giá về ngoại hình của nhau, song giờ đây lại bị xem như một trang mạng dành cho người già ở độ tuổi 40 và 50, theo The Economist. Các nhà đầu tư cũng thừa nhận Facebook “không còn hợp thời” khi giá trị vốn hóa sụt giảm tới 35% trong năm nay, bao gồm cả đợt “bốc hơi” 232 tỷ USD hồi tháng 2, mức giảm kỷ lục trong 1 ngày trên thị trường chứng khoán.

Theo The Economist, sự già đi của Facebook dường như là điều bất di bất dịch. Ở những quốc gia phát triển, giới trẻ luôn là đối tượng được nhắm đến đầu tiên với mảng kinh doanh quảng cáo, song điều này đang dần biến mất với Facebook.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 6.

Tại 5 quốc gia quan trọng nhất của Facebook, lượng đăng ký tài khoản người dùng mới dưới 18 tuổi đã giảm 1/4 trong suốt một năm. Chính Mark Zuckerberg cũng thừa nhận rằng đúng là Facebook đang “thờ ơ” với những người dùng trẻ tuổi trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh lớn, đặc biệt là TikTok, đang không ngừng bành trướng.

Thực tế, thay vì ở lại với Facebook, hầu hết những người dùng trẻ tuổi đang chuyển qua sử dụng các ứng dụng mới nổi, chẳng hạn như Snap hay BeReel – ứng dụng tin nhắn ảnh đang vô cùng phổ biến. Facebook rõ ràng đang mất đi sức hút của mình với vai trò là một nơi giao lưu kết nối, dù nó đã cố gắng làm mới mình để trở thành một nền tảng khác.

Sau tất cả, Facebook vẫn bị so sánh với ‘Yahoo 3.0’ – một đế chế mắc kẹt trong vết xe đổ, có mộng lớn nhưng chẳng khác gì ‘trò chơi phù phiếm’. Cũng bởi mạng xã hội này đang trong thời kỳ nhạy cảm nhất từ trước tới nay, sau khi CEO Mark Zuckerberg đánh cược vào sự thành bại bất định của vũ trụ ảo metaverse.

“Có lẽ là đúng khi so sánh Facebook với Yahoo”, một người kỳ cựu trong ngành công nghệ cho biết, đồng thời quan ngại Facebook khó có thể giữ vững ngôi vương thống trị như nhiều năm trước.

Đế chế Facebook liệu có đang thực sự thoái trào?  - Ảnh 7.

Sự lo lắng này đạt tới đỉnh điểm hồi tháng 2, khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh này lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về số lượng người dùng. Nhiều người hoài nghi rằng đây chính là khởi đầu đen tối khiến Facebook từng bước quay về thời kỳ “đồ đá’’ và lâm vào chung cảnh ngộ với Yahoo.

“Tất cả những điều này khiến Meta có vẻ giống như Yahoo, sau khi TikTok vượt mặt mạng xã hội Facebook. Đây chính là điều đọng lại trong nhà đầu tư. Vấn đề này khá lớn đấy”, Keith Hwang, Giám đốc đầu tư của Selcouth Capital Management nói. “Nói một cách đơn giản, thị trường đang đặt câu hỏi liệu Meta có phải một Yahoo! 3.0 hay không”, Mark Mahaney, chuyên gia phân tích Internet hàng đầu tại Evercore cho biết.

“Phố Wall và cộng đồng đầu tư đã theo kịp một thực tế rằng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Facebook không còn tăng trưởng nữa, thậm chí có thể suy giảm vào một thời điểm nào đó”, Gil Luria, chiến lược gia công nghệ tại công ty đầu tư D.A. Davidson cho biết.

Và nếu đúng là như vậy, cái kết buồn cho một đế chế tỷ đô có thể sẽ trở thành hiện thực, trong sự tiếc nuối của những người từng dành cả thanh xuân đọc tin tức và kết nối bạn bè trên trang mạng lớn nhất hành tinh.

Theo: The Time, Business Insider, Bloomberg / Nhịp sống kinh tế

Quân đội Nga xem binh lính như “cỏ rác”!

Một xác lính Nga mang đầy đồng hồ ăn cắp (ảnh: Ivan Chernichkin/Zaborona/Global Images Ukraine via Getty Images)

Ném quân vào cửa tử

Sáu ngày trước khi xâm lược Ukraine, một nhóm nhỏ binh sĩ Nga tụ tập trong lều của họ tại đất nước láng giềng Belarus. Dù bị cấm, một người vẫn lén mua một chiếc điện thoại thông minh để cùng truy cập vào các trang tin tức phương Tây. Sửng sốt, họ đọc được một báo cáo của tình báo phương Tây cho rằng Nga chuẩn bị xâm lược Ukraine! Một người lính lập tức gọi điện cho mẹ vì bị sốc. Nhưng người mẹ bảo con mình đó chỉ là tuyên truyền của phương Tây, và sẽ không có chiến tranh. Bà đã sai!

Năm ngày sau, vào đêm trước cuộc xâm lược, các chỉ huy Nga mới cho binh lính biết họ sẽ vượt biên vào Ukraine và đe dọa sẽ buộc tội đào ngũ những ai không tuân lệnh. “Mẹ ơi, họ đầy chúng con lên xe, chúng con sẽ phải đi!” – người lính nói với mẹ trước khi đơn vị vượt biên giới. “Con yêu mẹ, nếu có tang cho con, đừng tin ngay, hãy tự mình kiểm tra!”. Người mẹ không nhận được tin tức con kể từ đó. Bà đã van nài xin thông tin, nhưng quân đội không trả lời khiến bà phải đưa lên mặt báo.

Dù có các khí tài quân sự hiện đại và có nhiều lợi thế trên lý thuyết nhưng quân Nga vẫn thất bại về chiến lược, chiến thuật và phương pháp tác chiến ở Ukraine. Quân Nga còn gặp khó do lập kế hoạch sai, ấn định các mốc thời gian và mục tiêu không thực tế; thiếu nguồn cung cấp, tiếp vận tồi tệ, và không quan tâm bảo vệ lực lượng. Cộng thêm là lãnh đạo kém. Những thoái bộ của quân Nga không chỉ dừng lại ở các vấn đề kỹ thuật, đào tạo kém, tham nhũng mà còn do văn hoá ứng xử nội bộ: Quân đội thiếu quan tâm đến cuộc sống và hạnh phúc của binh lính cũng như gia đình họ. Tại Ukraine, quân đội Nga phải vất vả che giấu thương vong và thờ ơ với các gia đình có con tham chiến. Quân đội Nga có thể chi hàng tỷ đôla cho thiết bị mới, nhưng lại không điều trị đúng cách các vết thương của binh lính và thường không quan tâm đến sinh mạng của họ.

Đếm xác lính Nga tại Kharkiv, ngày 14 Tháng Năm 2022 (ảnh: Ivan Chernichkin/Zaborona/Global Images Ukraine via Getty Images)

Sĩ quan ăn chận cả hàng tiếp tế của lính

Bài viết của Dara Massicot trên Foreign Affairs (ngày 18-5-2022) cho biết, “văn hóa thờ ơ” với người lính đang làm giảm hiệu quả tác chiến của quân đội Nga, bất kể khí tài quân sự được hiện đại hóa đến mức nào. Ở Hoa Kỳ, một người lính tốt phải là một người lính hạnh phúc, một người lính được cho ăn, trả lương đúng cách và được đối xử tôn trọng. Nhưng bộ tư lệnh cấp cao của Nga hành xử như thể binh lính là “công dân hạng hai”, là “kẻ ăn bám” khi đưa ra các quyết định chiến thuật bừa bãi như ném quân vào những nơi không nên ném và cứ thế cho lúc… thành công!

Đây là cách tự chuốc lấy “thất bại”, vừa làm giảm nhuệ khí binh lính vừa làm giảm hiệu quả chiến đấu. Kết quả thế nào đã rõ. Quân đội Nga có một lịch sử lâu dài về ngược đãi binh sĩ và gia đình họ. Trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, nhiều lính nghĩa vụ đã không được thông báo trước sẽ phải tham chiến. Khi họ chết hoặc mất tích, chính quyền cư xử rất thô lỗ, xa lánh cha mẹ người lính, đặc biệt là các bà mẹ đi tìm câu trả lời về cái chết của con mình.

Trong thập niên 1990, quân đội Nga đã gửi lính nghĩa vụ không được chuẩn bị đến Chechnya để thí mạng trong một cuộc chiến đô thị tàn khốc tại Grozny. Nhiều người bị giết, bị thương, bị bắt. Các bà mẹ có con là tù binh thường cầu xin các chỉ huy cứu con họ nhưng bị phớt lờ. Có bà mẹ đích thân đến Chechnya tìm con trai, thậm chí dàn xếp trao đổi tù nhân với các nhóm chiến binh Chechnya! Năm 2014, khi Nga bí mật cử lực lượng vào miền Đông Ukraine để hỗ trợ phe ly khai, các gia đình quân nhân lại bị bắt nạt hoặc được nghe những lời dối trá về tình trạng và hoàn cảnh của con họ. Ví dụ, một số người được thông báo con họ đã chết vì tai nạn huấn luyện ở Nga thay vì ở miền Đông Ukraine.

Đằng sau sự phô diễn là một quân đội nhếch nhác và vô kỷ luật từ trên xuống dưới (ảnh: Bai Xueqi/Xinhua via Getty Images)

Văn hóa vô cảm này cũng thể hiện rất rõ trong cuộc xâm lược mới tại Ukraine. Ví dụ, nếu tình báo không thể bảo vệ được lực lượng của mình, quân đội phải chuẩn bị và huấn luyện tốt hơn cho các binh lính tham gia chiến đấu về cách tự bảo vệ. Nhưng do lo lắng bị lộ kế hoạch xâm lược, quân đội Nga quyết định giữ bí mật về chiến dịch đối với gần như toàn bộ quân đội (hoặc ít nhất là là cấp dưới và trên giấy tờ), khiến khả năng sẵn sàng chiến đấu kém và nguy hiểm tăng thêm.

Ngoài ra, nếu muốn tránh thương vong cho binh lính, Moscow sẽ không tiến hành chiến dịch này khi tình báo phương Tây đã phát hiện và công bố kế hoạch xâm lược. Nhưng Putin vẫn tiến hành xâm lược đúng kế hoạch, xua quân qua biên giới với hy vọng đánh bại các lực lượng Ukraine không kịp trở tay! Thật vậy, rất khó để hiểu được chiến lược của Nga trước cuộc xâm lược Ukraine. Các chỉ huy lập kế hoạch chiến tranh trừu tượng bên trong Bộ Quốc phòng kết luận là nên vào Ukraine qua tuyến đường trực tiếp từ ​​Belarus đến thủ đô Kyiv.

Nhưng nếu quan tâm đến quân đội của mình, các tướng Nga sẽ chọn một con đường khác hoặc ít nhất là chuẩn bị kỹ cho những người lính tham gia nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm này. Thay vào đó, theo các công nhân tại nhà máy hạt nhân đã ngưng hoạt động Chernobyl, Nga đưa binh lính qua khu vực này mà không có đồ bảo hộ để ngăn bụi phóng xạ do hàng trăm phương tiện quân sự của họ tung lên. Những người lính chiếm đóng nhà máy còn đào hầm hào phòng thủ tại một số vùng đất nhiễm xạ nhiều nhất trên Trái đất và sống ở đây một tháng đến khi phát bệnh và được sơ tán y tế! Có binh sĩ gọi điện về nhà báo có thể phải tự sát nếu không được rút đi. Nguy cơ nhiễm phóng xạ là một ví dụ đặc biệt nghiêm trọng về việc quân đội Nga tự làm suy yếu khả năng chiến đấu khi đối xử tệ với quân đội.

Nhưng còn rất nhiều ví dụ khác. Ví dụ, các binh sĩ bị tê cóng do trang bị kém. Một số chỉ huy biến mất trên tuyến đầu, để mặc cấp dưới không có nơi trú ẩn, thức ăn, nước uống. Đã thế, quân đội Nga còn gửi lương khô đã hết hạn sử dụng cho một số đơn vị hoặc gửi thiếu. Nhiều xe tải chất đầy khoai tây, dưa chua và bột yến mạch thối rữa do thời gian vận chuyển quá lâu!

Một đạo quân nhếch nhác vô kỷ luật!

Sự coi thường của quân đội Nga đối với binh lính không chỉ làm giảm sức chiến đấu mà còn làm mất tinh thần và ý chí của họ. Các sĩ quan thường xuyên lấy bớt đồ gia đình thuộc cấp gửi ra chiến trường khiến một số binh sĩ gọi cho gia đình nói đừng gửi gì nữa. Các quan chức thường… quên trả khoản phụ cấp chiến đấu cho binh lính và bỏ mặc xác những người ngã xuống cho Ukraine giữ! Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi một số binh lính Nga bỏ ngũ hay bỏ rơi vũ khí hiện đại còn hoạt động tốt trên các cánh đồng Ukraine.

Thậm chí, có người lính gọi điện cho mẹ nói là đang xem xét tự bắn vào chân để được về nhà. Khi kỷ luật và nhuệ khí không còn, binh lính Nga bắt đầu cướp bóc bất cứ những gì nhìn thấy và mang về nước được, từ máy giặt, chảo rán, TV… lấy tại các trường học và cả thỏi kẻ mắt mascara dùng chưa hết! Chúng vào các tiệm tạp hóa vơ vét thịt, thuốc lá, rượu. Khi hết thực phẩm để lấy tại các chợ, chúng quay sang lấy trộm gia súc tại nhà dân. Một số cuộc gọi điện thoại bị cơ quan tình báo Ukraine chặn cho thấy một số binh sĩ Nga ăn cả thịt chó!

Tổn thất nghiêm trọng của quân Nga đã khiến nhiều binh lính Nga mất tinh thần (ảnh: Metin Aktas/Anadolu Agency via Getty Images)

Với cách quân đội Nga đối xử tệ với binh lính của mình, không có gì ngạc nhiên khi binh sĩ Nga phạm các tội ác trên diện rộng không có lý do biện minh tại nhiều làng mạc và thành phố của Ukraine. Những hành động tàn bạo là không thể tả xiết, từ tra tấn, hãm hiếp phụ nữ đến hành quyết tập thể. Nhưng thay vì ban hành chỉ thị yêu cầu ngưng ngay các hành vi tàn ác này, Điện Kremlin đã trao tặng danh hiệu cao quí cho một trong những đơn vị bị cáo buộc phạm tội ác ở thị trấn Bucha, ngoại vi thủ đô Kyiv. Quân đội Nga gần như không thể khắc phục được vấn nạn văn hóa ứng xử nội bộ.

Dù cuộc xâm lược Ukraine có kết thúc sớm, quân đội Nga cũng khó cải tổ, như đã làm được sau cuộc chiến năm ngày chống lại Gruzia năm 2008. Đó là vì, khác với cuộc chiến Gruzia, Moscow không thể đổ lỗi cho các thiết bị cũ mà trách nhiệm thuộc về những người ra quyết định sai nhưng không bao giờ thừa nhận quân đội vẫn tồn tại nạn ngược đãi binh lính có hệ thống. Thậm chí các lãnh đạo hiện nay của quân đội Nga còn bỏ qua mọi cáo buộc, làm như không có gì xảy ra để tiền bạc tiếp tục chảy vào ngân sách quốc phòng và việc mua sắm vũ khí vẫn theo kế hoạch. Bòn rút sẽ theo sau.

Các chỉ huy hàng đầu của Nga không phải là những quân nhân phi chính trị mà đã giành được vị trí cao nhờ thể hiện lòng trung thành với Putin. Đối với họ, quyền lực và lợi ích lớn hơn danh dự của người lính. Họ chấp thuận kế hoạch xâm lược bất chấp những ngờ vực và sai sót đến nỗi có thể làm tan vỡ một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Hiện không có lực lượng nào sẵn sàng thay 190,000 quân đang tham gia cuộc chiến. Điều đó có nghĩa là binh lính sẽ phải chiến đấu cho đến lúc kiệt sức, trừ khi Kremlin tổng động viên. Dĩ nhiên quân đội Nga hiểu rằng hao tổn binh lính sẽ khiến chiến thắng trở nên khó khăn hơn.

Kremlin rất nhạy cảm với thương vong. Giống như trong các cuộc chiến trước đây, Putin luôn tìm cách che giấu những xác chết. Để đạt được mục tiêu đó, từ 2015 Nga đã cấm thảo luận về những cái chết trên chiến trường và xem đây là “danh mục mật”. Hiện tại, các quan chức Nga đang ra sức ngăn chặn các gia đình lo lắng tìm kiếm tin tức về con cái họ, vì đó là thông tin mật. Câu trả lời có khi là “không có thông tin” hay người hỏi được chuyển qua một loạt số điện thoại vô tận đến lúc chán nản phải bỏ cuộc. Có cha mẹ đến thẳng các căn cứ và bệnh viện để tìm thông tin nhưng bị từ chối thẳng.

Chẳng hạn, cha của một lính nghĩa vụ biến mất trên chiếc tàu tuần dương Moskva bị đánh chìm đã đến căn cứ hải quân ở Biển Đen để hỏi xem con trai mình đang ở đâu và được chỉ huy địa phương nhún vai trả lời: “Chắc ở đâu đó trên biển!”. Nhưng tất cả đều không ngăn được các bậc cha mẹ Nga tuyệt vọng tiếp tục tìm kiếm thông tin thông qua các mạng không chính thức, mạng xã hội hoặc thậm chí từ… chính phủ Ukraine (đã đề nghị thả một số tù binh Nga nếu có mẹ đến nhận). Những bà mẹ khác dự định sẽ tự đến các vùng chiến sự để tìm con trai và đưa chúng về nhà. Nhưng quyết tâm của họ không có nghĩa là quân đội sẽ sớm sửa sai.

Thật vậy, bầu không khí chính trị hiện nay ở Nga còn nghiêm khắc hơn đối với các cuộc biểu tình tập thể của các gia đình binh sĩ so với cuối thập niên 1980, 1990. Chính quyền Nga đang nỗ lực hơn bao giờ hết để trấn áp những ai nói bất cứ điều gì về cuộc chiến nếu không đúng đường lối chính thức, kể cả bày tỏ sự đau buồn. Tuy nhiên, trước áp lực ngày càng tăng, khi hết chiến tranh, quân đội Nga có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi văn hóa nhân sự. Nhưng sẽ quá muộn để cứu hàng ngàn binh lính khỏi cái chết oan uổng…

Lê Tây Sơn / Saigon Nhỏ