QUẢNG NAMMi – Casa Beachfront (Ngôi nhà của tôi) nằm giữa làng bích họa Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ là tổ ấm của gia đình chị Vũ Chi Mai người Hà Nội.
Căn nhà có diện tích 220 m2, với ba mặt thoáng. Một mặt hướng trực tiếp ra biển, một mặt bên hông tiếp giáp với đường xuống bờ kè. Mặt chính giáp đường Thanh Niên, con đường chạy dọc bờ biển Tam Thanh. Đối diện nhà phía đường Thanh Niên là sông Trường Giang. Bởi vậy, nhà vừa có tầm nhìn biển, vừa có tầm nhìn sông.
Chủ nhân căn nhà cho biết, chị dùng màu sơn vàng, xanh dương vì muốn công trình hòa chung với màu sắc của những bức bích họa trong làng. Màu trắng và xanh dương đậm hài hòa với không gian sống xung quanh và màu của biển, của trời. Màu vàng làm điểm nhấn.
“Tôi là người sôi nổi nên cũng thích màu sắc rực rỡ, đặc biệt là ở biển”, người phụ nữ ngoài 50 tuổi nói.
Ưu điểm của mảnh đất trước khi thiết kế là có ba mặt thoáng và ở trên cao so với đường kè biển. Vì nằm trên cao nên cát không thể bay vào nhà kể cả mùa mưa bão, ngôi nhà cũng trở nên kín đáo, riêng tư hơn.
Nhược điểm là độ dốc lớn, khoảng 30 độ, cao hơn 4 m từ mặt đường Thanh Niên xuống đường kè biển. Để cân bằng giữa sự an toàn và tính thẩm mỹ, phần móng nhà chia thành hai phần, phần nổi và phần chìm. Trong đó móng nổi cao 2,4 m, móng chìm cao 1,2 m.
Tầng trệt của căn nhà bố trí hai phòng ngủ khép kín, có ban công riêng.
Các phòng ngủ đều có cửa kính lớn, chạy dài, thay thế toàn bộ bức tường phía giáp mặt biển để có tầm nhìn trực diện lớn nhất. Vì thích những tấm kính cỡ lớn, chị Mai phải đặt từ Hà Nội chuyển vào vì địa phương không có sẵn, chi phí vì thế đội lên khá nhiều.
Hai phòng ngủ tầng trệt, ngoài cửa kính hướng biển lớn, còn trổ thêm hai cửa sổ tròn, lấy cảm hứng từ ô cửa sổ trên những con tàu biển.
Một phòng lấy tông màu chủ đạo là xanh dương (tranh tường, màu sơn cửa sổ, màu hộc tủ quần áo, gạch ốp nhà tắm…) được gia chủ đặt tên phòng là Ánh trăng. Một phòng lấy tông màu chủ đạo là vàng, tên phòng là Mặt trời.
Tầng 2 là một phòng rộng 60 m2 khép kín với không gian liên hoàn nối khu vực sinh hoạt chung với khu vực phòng ngủ.
Mặt tiền hướng biển là cửa kính chạy suốt, dài hơn 8m. Ba cửa sổ còn lại, một cửa sổ nhìn ra biển và hai cửa sổ nhìn sang sông Trường Giang. Cả tầng luôn tràn ngập ánh sáng và gió trời giữa một bên là biển, một bên là sông.
Vì ưa thích hội hoạ và trang trí nên phần thiết kế và sắp đặt nội thất chị Mai và hai con gái tự lên ý tưởng rồi bắt tay triển khai.
Tất cả những đồ decor, tranh màu acrylic trên toan, tranh sỏi, tranh gỗ treo tường… đều do ba mẹ con tự làm.
Nhà tắm tầng hai có mái bằng kính, như một giếng trời nhỏ đầy ánh sáng. Ban ngày ngắm trời, tối về như một tấm gương soi. Màu chủ đạo của căn phòng là xanh lá, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Cả hai tầng của căn nhà đều có ban công và sân trời rộng, hướng ra biển.
Toàn bộ đá tự nhiên lát sân được chọn mua từ Đà Nẵng chuyển về. Đây là nơi gia đình ngắm biển, thư giãn hoặc tổ chức tiệc nướng BBQ, tiệc cocktail… thiết đãi bạn bè.
Vì nhà sát mặt biển, gió và hơi muối khiến cây trồng khó phát triển. Hiện chị Mai mới trồng thành công hoa giấy, xương rồng, thiên điểu, mười giờ…
Căn nhà khi đêm xuống.
Tổng thời gian thi công căn nhà là 6 tháng. Gia chủ không cho biết chi phí cụ thể nhưng tiết lộ là đắt gần gấp rưỡi so với xây công trình tương tự ở Hà Nội.
Theo chị Mai, nguyên nhân là do ở gần mặt biển, độ cao, độ dốc của mảnh đất, khí hậu miền Trung nắng gió… khiến vật liệu xây dựng, nội thất cũng phải chọn phù hợp, chấp nhận bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cũng như thời gian khấu hao khá ngắn. Nhân công hay vật liệu xây dựng ở đây giá cũng cao hơn ở Hà Nội.
Tỷ phú Rockefeller Sr. dặn con đời người có một thứ càng khoe càng gặp sóng gió, có 2 loại người càng kết giao càng dễ thụt lùi. Cách dạy con này của ông đã giúp gia tộc của mình giàu sang đến tận 7 đời.
Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ. Với biệt danh “Vua dầu mỏ”, ông là người đã sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy – Tập đoàn Standard Oil.
Người ta thường nói rằng nhắc đến John Davison Rockefeller Sr. là nhắc đến sự giàu có tột bậc. Theo đó, khối tài sản của Rockefeller Sr. năm 1916 chiếm gần 2% giá trị nền kinh tế quốc gia, và nếu được điều chỉnh theo lạm phát thì ngày nay tài sản của ông sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD. Con số này lớn hơn nhiều so với tài sản của Jeff Bezos, người giàu nhất hiện nay. Cũng bởi vậy mà tỷ phú này được xem là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại và người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Người xưa có câu: “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó 3 đời”. Tuy nhiên, câu nói này không đúng với gia tộc Rockefeller. Trải qua hơn 100 năm, gia tộc này đã giàu có và hưng thịnh tới 6 đời. Bước sang thế hệ thứ 7 với 174 người thừa kế, họ vẫn giữ được số tài sản khổng lồ với tổng giá trị tài sản xấp xỉ 11 tỷ USD vào năm 2019.
Chân dung tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. Ảnh: Internet
Không chỉ sự giàu có, dấu ấn của gia tộc Rockefeller cũng xuất hiện ở khắp mọi nơi khi nhìn lại lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Rất nhiều “niềm vinh quang” của nước Mỹ đều do gia tộc này tạo nên. Lý giải nguyên do con cháu của Rockefeller vẫn có thể phá bỏ “lời nguyền” đáng sợ một cách dễ dàng, nhiều người cho rằng tất cả đều nhờ vào nền tảng giáo dục gia đình.
John Davison Rockefeller Sr. không chỉ là doanh nhân giỏi mà còn là một người cha tuyệt vời. Những lời dặn dò của ông dành cho con cháu đều cho thấy được tầm nhìn hơn người. Cũng nhờ vậy mà các thế hệ con cháu đều tiếp tục sự thịnh vượng, nối dài sự thành công, giàu có của ông.
Trong suốt cuộc đời mình, “Vua dầu mỏ” đã viết cho con trai tổng cộng 38 lá thư. Điều đáng bất ngờ chính là nội dung trong những bức thư này đều là những lời dặn dò rút ra từ những bài học cuộc sống quý báu mà bản thân ông đã từng trải qua và tự mình chiêm nghiệm.
Một trong những lời dặn dò “kinh điển” nhất đó là: “Một kẻ rêu rao về trí thông minh chính là kẻ ngu ngốc. Còn người biết giả ngốc mới thật sự thông minh”. Qua câu nói này, vị tỷ phú giàu có nhất lịch sử Rockefeller đã dặn các con nên giấu kín sự khôn ngoan, chớ nên cho thiên hạ biết bởi càng khoe đời người càng gặp nhiều sóng gió.
Theo vua dầu mỏ: “So với phô bày trí thông minh, giả ngu ngốc có rất nhiều lợi ích. Quan trọng nhất là để cho người khác thả lỏng cảnh giác. Sau đó bạn tóm lấy cơ hội, lặng lẽ đứng đầu và khiến mọi người kinh ngạc”.
Ông cũng giải thích thêm cho con rằng bản chất con người là điều khó lường nhất. Vì vậy không phô trương sự thông minh là tốt nhất, có như vậy thì con mới tránh được sự cạnh tranh gay gắt, và tiêu cực. Tuy nhiên, cần phải hiểu biểu hiện ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, họ thấu hiểu hết tất thảy đạo lý ở đời nhưng lại không thể hiện ra, có như vậy đại sự mới dễ thành.
Những người anh em nhà Rockefeller vào năm 1967. Ảnh: Internet
Ngoài ra, trong một lá thư viết cho con trai mình, Rockefeller cũng đã nói rõ và cảnh báo con không được kết giao với hai loại người: Loại thứ nhất là loại người hoàn toàn đầu hàng và hài lòng với hiện trạng của bản thân; loại thứ hai là những người không thể thực hiện mục tiêu tới cuối cùng.
Ông Rockefeller gọi hai kiểu người này là “khối u tư duy” rất dễ lây lan tư tưởng tiêu cực cho người khác khi tiếp xúc. Điều tồi tệ là 2 loại người này xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống. Do đó, Rockefeller khuyên con trai mình nên tránh xa 2 loại người này càng sớm càng tốt bởi ông luôn nghĩ rằng tính cách, tham vọng và địa vị hiện tại của một người có liên quan đến người mà họ kết giao.
Ông cho rằng nếu con cái thường xuyên kết giao với người tiêu cực, bản thân sẽ trở nên tiêu cực, thậm chí là làm nhụt chí tiến thủ. Ngược lại, nếu con cái tiếp xúc với người có tham vọng thành công thì bản thân cũng tham vọng hơn, suy nghĩ sẽ phóng khoáng hơn và dễ thành công hơn. Vì vậy, Rockefeller luôn dặn dò và nhắc nhở con trai nên biết “chọn bạn mà chơi”, phải thường xuyên tiếp xúc với những người thành công, có chí cầu tiến.
Tỷ phú John Davison Rockefeller Sr. bên gia đình. Ảnh: Internet
Những bức thư mà Rockefeller gửi con tuy đơn giản, thẳng thắn nhưng ẩn chứa những ý nghĩa to lớn, thiết thực. Mỗi một câu nói ra đều rất quý giá và đáng để mọi người cùng suy ngẫm:
1. Không có quyền nghèo.
2. Sự giàu có chỉ là kết quả phụ của sự siêng năng.
3. Thu nhập chỉ là sản phẩm phụ của công việc, hãy làm những gì cần làm, làm tốt công việc của mình, có như vậy mức lương lý tưởng nhất định sẽ tìm đến bạn.
4. Yêu công việc là một niềm tin. Với niềm tin này, chúng ta có thể đập nát núi tuyệt vọng thành những viên đá hy vọng. Nếu bạn xem công việc là một thú vui, cuộc sống sẽ là thiên đường; nếu bạn xem công việc là nghĩa vụ, cuộc sống sẽ là địa ngục.
5. Vay tiền không phải là một điều xấu, nó sẽ không làm bạn phá sản, chỉ cần bạn không xem nó như một chiếc phao cứu sinh và chỉ sử dụng nó trong lúc khủng hoảng, mà là một công cụ đắc lực, bạn có thể sử dụng nó để tạo cơ hội.
6. Những lời bào chữa khiến hầu hết mọi người không mở được cánh cửa dẫn đến thành công. 99% thất bại là do mọi người đã quen với việc bao biện.
7. Đừng sống bằng sự may rủi mà hãy phát triển bằng cách lập kế hoạch. Một kế hoạch tốt có thể ảnh hưởng đến vận may, và trong mọi trường hợp, nó có thể ảnh hưởng đến cái gọi là may mắn.
8. Tình bạn được xây dựng trên cơ sở kinh doanh tốt hơn nhiều so với tình bạn được xây dựng trên tình bạn. Đối xử tốt với người khác khi bạn đi lên vì bạn sẽ va vào họ khi bạn đi xuống.
9. Trên đời không có gì thay thế được lòng kiên trì. Tài năng không được đánh giá cao có rất nhiều, và những thiên tài không thành công cũng là điều thường thấy. Giáo dục cũng vậy, thế giới đầy rẫy những kẻ vô dụng. Chỉ có sự kiên trì và quyết tâm mới dẫn đến thành công.
Nhà văn hiện thực Pháp Honoré de Balzac (1799-1850) có một sức sáng tạo và khả năng làm việc phi thường. Mỗi ngày ông chỉ ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép tồi tàn.
Nhà văn Pháp Honoré de Balzac (1799-1850)
Nhà quý tộc tự phong
“Tôi không sâu, – một lần Honoré de Balzac tự nhận xét, – nhưng rất rộng”. Không rõ câu nói dí dỏm này ám chỉ điều gì: ngoại hình của ông hay các tác phẩm văn học của ông (hoặc cả hai). Balzac chắc chắn là một trong những nhà văn béo nhất thế giới. Với chiều cao chỉ 160 cm, cơ thể khổng lồ của ông chất đống trên đôi chân khẳng khiu.
Balzac nổi tiếng với thói ăn uống vô độ, trang phục lập dị và hành xử lỗ mãng bên bàn ăn. Có bằng chứng cho thấy ngày nọ, khi dùng bữa trong một nhà hàng ở Paris, ông đã ăn hết một tá cốt lết thịt cừu, một con vịt hầm củ cải, một con cá bơn, hai con gà gô và hơn một trăm con hàu. Và kết thúc bữa tối là món tráng miệng gồm mười hai quả lê và đủ loại đồ ngọt, trái cây, thức uống.
Nết ăn của ông rất phản cảm. Ông ăn thẳng bằng dao, còn khi nhai, những mảnh thức ăn từ miệng văng ra tứ tung. Ngoài ra, Balzac còn tiêu thụ đến 50 cốc cà phê đen đậm đặc mỗi ngày. Cà phê là nguồn sức mạnh to lớn giúp ông làm việc liên tục, nhưng cũng chính là thứ tàn phá cơ thể ông. Ngộ độc caffeine cùng với thói phàm ăn đã khiến ông qua đời ở tuổi 51. Sinh ra trong một gia đình nông dân, Honoré Balzac đã thay đổi họ của mình và thêm vào phía trước phụ từ “de” để được coi là một nhà quý tộc.
Sức làm việc phi thường
Nhưng, cho dù những người đương thời nghĩ gì về cá tính của Balzac, không ai dám phủ nhận ông là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thế giới. Bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời” của ông là bức tranh toàn cảnh về xã hội Pháp thời hậu Napoléon. Tuy nhiên, sáng tác bộ tiểu thuyết này không phải là mục đích chính của đời ông. Ban đầu, Balzac coi mình là tác giả của các bi kịch. Thế nhưng, cuộc đời đã đối xử với vở kịch về lãnh tụ cách mạng tư sản Anh Oliver Cromwell (1599-1658) của ông không kém phần khắc nghiệt so với chính nhà độc tài Cromwell đối xử với dân tộc Anh. Một giáo sư sau khi đọc vở kịch này đã nói với mẹ của Balzac rằng con trai bà có thể chọn bất kỳ nghề nào, trừ văn chương.
Tuy nhiên, Balzac không hề nao núng. Ông tiếp tục thử ngòi bút trong lĩnh vực văn học đại chúng bằng việc xuất bản 5 cuốn tiểu thuyết liền vào năm 1822. Những cuốn sách này không nổi bật, giống như những bút danh mà ông dùng để viết chúng. Một trong số đó, “Lord R’Hoone”, chỉ là phép đảo chữ đơn giản của tên ông (Honoré).
Sức làm việc của Balzac thật đáng kính nể. Mỗi ngày ông dành 15 giờ để viết, khi viết, ông mặc áo tu sĩ và uống cà phê liên hồi để giữ sức. Chất kích thích duy nhất mà Balzac không dùng đến là thuốc lá – nhà văn cho rằng thuốc lá gây suy nhược. Mặc dù, một lần cùng với nhà thơ Charles Baudelaire, Balzac quyết định thử hút thuốc phiện, dưới sự giám sát của một bác sĩ tâm thần quen thuộc. Câu chuyện diễn ra tại một điền trang sang trọng thế kỷ 17 có cửa sổ nhìn ra sông Seine thơ mộng. Nhưng kết quả không tuyệt vời như phong cảnh xung quanh. Balzac không hài lòng với tác dụng của thuốc phiện, nó không gây cho ông những cảm giác thần tiên mà ông hằng mong đợi.
Balzac thu thập tài liệu cho các cuốn tiểu thuyết của mình ở tất cả các cuộc gặp gỡ, tiếp khách và liên hoan – đôi khi một mẩu đối thoại tình cờ nghe được cũng đủ cho ông sáng tác một cuốn tiểu thuyết tiếp theo. Trong 20 năm lao động văn học, Balzac đã viết 97 tác phẩm với tổng số hơn 11 000 trang. Một số trong đó gần như sách khiêu dâm. Số khác gần như kỳ quặc. Ví dụ, trong tiểu thuyết “Seraphita”, nhân vật chính là Séraphîtüs, một kẻ lưỡng tính. Các nhân vật nữ nhìn thấy Séraphîtüs là đàn ông, các nhân vật nam thấy anh ta là đàn bà.
Đời tư của Balzac ít kỳ quặc hơn, mặc dù không kém phần thú vị. Ông quan hệ với hàng trăm phụ nữ, và nếu chúng ta lưu ý rằng ngoại hình của ông vốn khiêm tốn, đã thế ông lại ở bẩn, thì đây là một thành tích đáng kinh ngạc. Balzac vung tiền không tiếc tay. Ông cho rằng mình nên sống phóng khoáng như một nhà quý tộc thực sự, ngay cả thu nhập khiêm tốn của ông cũng không thể ngăn cản điều này. Kết quả là Balzac nợ như chúa Chổm. Sau đó, ông gặp Ewelina Hanska, một phụ nữ quý tộc Ba Lan giàu có, đây chính là điều ông cần. Nhưng, cho dù rất hâm mộ tài năng của nhà văn, Ewelina Hanska hiểu rằng tính hoang phí của Balzac có thể làm cho bà phá sản. Họ kết hôn chỉ vài tháng trước khi nhà văn qua đời, khi sức khỏe suy giảm khiến Balzac trở nên vô hại và đáng thương.
Trở về Paris sau đám cưới, Balzac phát hiện ra gã người hầu đã tận tụy phục vụ ông nhiều năm liền, bị điên trong thời gian chủ vắng mặt. “Đây là một điềm gở! – nhà văn thốt lên. “Mình sẽ chết trong ngôi nhà này”. Và ông đã không sai. Chỉ vài tháng sau, trái tim ông, vốn đã suy yếu vì thói ăn uống vô độ và nhiều năm lao động khổ sai, đã ngừng đập. Cuối đời, Balzac dường như chìm sâu vào thế giới tác phẩm của mình. Trong lúc hấp hối, ông lẩm bẩm: “Hãy gọi Bianchon … chỉ ông ấy mới có thể cứu được tôi”, nhà văn nhắc tới nhân vật bác sĩ trong “Tấn trò đời” của mình.
Thiên tài nhịn đói
Mặc dù Balzac tự xưng là một nhà quý tộc, nhưng ông lại rất gần gũi với cuộc sống nghèo khổ. Vào những năm tháng khó khăn nhất, ông sống trong một căn phòng tồi tàn không có lò sưởi và đồ đạc. Mặc dù vậy, nhà văn vĩ đại đã không đánh mất tinh thần lạc quan và bù đắp những thiếu thốn của nội thất căn phòng bằng trí tưởng tượng phong phú của mình. Ông lấy bút viết lên tường tên những đồ vật mà ông muốn nhìn thấy trong căn phòng của mình. Trên một bức tường, ông viết nguệch ngoạc: “Ốp bằng gỗ hồng đào”. Trên một bức khác: “Thảm và gương Venice”. Còn trên bếp lò lạnh trống trải ông đề “Tranh của Raphael”!
Căn phòng xập xệ của Balzac nằm trên tầng cao nhất của ngôi nhà tại một trong những khu nghèo của Paris. Đối với một người có nhu cầu ở mức như ông, những điều kiện sống như vậy thật là khủng khiếp. Balzac nghèo đến nỗi bữa trưa bình thường của ông chỉ là một cái bánh mì khô mà ông phải nhúng vào cốc nước cho mềm. Một người bán sách ở Paris quyết định không đặt mua cuốn tiểu thuyết mới của Balzac sau khi nhìn thấy ông tá túc trong một cái hang như vậy. Chuyện kể rằng một đêm nọ, khi nhà văn đang ngủ, có tên trộm lẻn vào nhà ông phá khóa ngăn kéo bàn viết của ông để lấy tiền. Tỉnh dậy, Balzac không nhịn được cười : “Ban đêm tìm tiền trong ngăn bàn phỏng có ích gì, – ông nói, – nếu như ban ngày chủ nhân hợp pháp của nó cũng không moi được xu nào!”.
Các ngày 17 và 18/5 có hiện tượng bất thường trong cách đăng tin của các tổ chức truyền thông hàng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi “quên” quảng bá hình ảnh Tổng Bí thư Tập Cận Bình, thay vào đó là những nhân vật khác. Chủ đề “nhạy cảm” này có thêm màu sắc bí ẩn qua cách bình luận của cựu Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến.
(Ảnh: Kramlin.ru) Trang nhất Nhân dân Nhật báo ĐCSTQ ngày 17 và 18/5 đã tái hiện vấn đề bất thường khi trong 2 ngày liền không có bài viết nào quảng bá cho Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình, nhưng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khác như Lý Khắc Cường, Uông Dương và Lật Chiến Thư lại lần lượt được trợ giúp. Vấn đề “nhạy cảm” này được cựu Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của Thời báo Hoàn Cầu bình luận trên Weibo: “Đây là một tín hiệu rất quan trọng. Hãy theo tín hiệu này, hãy từ bỏ sự nghi ngờ và do dự để đón nhận cơ hội mới”.
Cựu tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận hàng đầu ĐCSTQ này có biệt danh “Hồ bưng bô”, đã dám to gan tuyên bố không kiêng nể gì như vậy, phải chăng có nội bộ phe chống Tập trong Đảng đã khẳng định cho ông ta biết “thay đổi quyền lực” sắp xảy ra? Nếu không, chẳng khi nào ông ta dám lên tiếng kiểu phạm đại kỵ có thể làm ông ta “mất đầu” này.
Hiện tượng lạ: Phớt lờ hình ảnh của Tổng Bí thư Tập Cận Bình Ngày 14/5, cả Tân Hoa xã và Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ cùng đăng tải bài phát biểu hơn 9.000 từ của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tuy nhiên qua ngày 15/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo dường như trở lại bình thường khi không còn cho xuất hiện quan chức cấp cao nào khác của ĐCSTQ, chỉ đăng bài tuyên truyền cho ông Tập có tựa “Dân giàu thì nước mới mạnh: Đây là chú trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình trong chỉ đạo xây dựng nề nếp gia phong”.
Ngày 16/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo một lần nữa không thấy xuất hiện các quan chức cấp cao khác của ĐCSTQ trong khi lại đăng 3 bài về ông Tập Cận Bình: “Tạp chí Cầu Thị có bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về vấn đề hiểu và nắm bắt đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn lớn về sự phát triển của Trung Quốc”, “Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi Thông điệp chúc mừng tới Tân Tổng thống UAE Mohammed”, “Tổng Bí thư Tập Cận Bình gửi thông điệp chia buồn tới tân Tổng thống UAE Mohammed về việc cựu Tổng thống UAE Khalifa qua đời”.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi trong 2 ngày tiếp theo.
Ngày 17/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo không có bài viết về ông Tập, lại đăng 2 bài là “Thủ tướng Lý Khắc Cường đã điện đàm với Thủ tướng Shabazz của Pakistan” và “Chủ tịch Chính hiệp Uông Dương chủ trì Hội nghị Chính hiệp toàn quốc”. Bài ở trang đầu là “Các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp trong năm nay — Tăng niềm tin và ổn định kỳ vọng cho các thực thể trên thị trường”. Bài báo này được ông Hồ Tích Tiến đóng khung màu đỏ, chụp màn hình trang nhất đăng lên Weibo và bình luận “Đây là một tín hiệu rất quan trọng…”.
Sau đó ngày 18/5, trang nhất của Nhân dân Nhật báo vẫn không có bài viết về ông Tập, lại đưa tin “Lật Chiến Thư hội đàm với Chủ tịch Rustam Emomali của Thượng viện Tajikistan”, “Chính hiệp Trung Quốc tổ chức cuộc họp thúc đẩy kỹ thuật số, Chủ tịch Uông Dương tham dự và phát biểu”. Có thể thấy ông Uông Dương đã lên trang nhất trong hai ngày liên tục, còn ông Lý Khắc Cường và Lật Chiến Thư mỗi người có một lần xuất hiện, trong khi 2 ngày đó cái tên Tập Cận Bình biến mất khỏi trang nhất của Nhân dân Nhật báo.
Tương tự là Tân Hoa xã (Xinhuanet), ngày 18/5 chỉ có bài giật tít lớn trên trang nhất là “Những bước vững chắc hướng tới Mục tiêu Phòng ngừa và Kiểm soát COVID-19: Viết nhân dịp Thượng Hải thực hiện ‘Zero COVID’”, không có bài tiếp tục quảng bá hình ảnh Tập Cận Bình. Hai trang trọng điểm cũng đăng tương tự Nhân dân Nhật báo khi nhấn mạnh hình ảnh Ủy viên trưởng Nhân đại (Chủ tịch Quốc hội) Lật Chiến Thư và Chủ tịch Chính hiệp Uông Dương.
Tương tự, trang nhất của Nhật báo Giải phóng quân ngày 18/5 cũng “mất tích” hình ảnh Tập Cận Bình. Vấn đề “trùng hợp” bỏ qua việc quảng bá cho ông Tổng Bí thư đương nhiệm ở cả 3 tổ chức truyền thông lớn của ĐCSTQ như vậy được giới quan sát cho là hiếm thấy! Phải chăng đây là ý định gây rối của “ông chủ” phụ trách tuyên truyền Vương Hộ Ninh? Hay Tình hình chính trị của ĐCSTQ có biến động lớn?
Sắp đến thời khắc ngả bài trước Đại hội 20? Sau ngày 11/5 khi tờ WSJ đăng bài “Lý Khắc Cường thoát khỏi cái bóng Tập Cận Bình”, nhiều phương tiện truyền thông gần đây lại bắt đầu bàn tán về bệnh tình của ông Tập. Họ nói rằng ông Tập bị phình động mạch não, nhưng không muốn phẫu thuật và mà chỉ chịu điều trị bảo thủ theo y học Trung Quốc. Hiện nay những tổ chức truyền thông chủ chốt của ĐCSTQ, đặc biệt là trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo lại có hiện tượng bất thường này nên giới quan sát khó tránh có nhiều đồn đoán nghi vấn.
Đồn đoán sức khỏe ông Tập: Cuộc chiến quyền lực cam go trước Hội nghị Bắc Đới Hà Vấn đề sức khỏe của các lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ cũng như biến động thay đổi đột ngột của lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ thường là vấn đề nhạy cảm không dễ công bố sớm, tuy nhiên có thể qua truyền thông của ĐCSTQ để lần được những manh mối. Việc ông Tập Cận Bình biến mất trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo trong 2 ngày liên tiếp quả thực là điều không bình thường, tương tự cách giải thích kiểu mang sự nghiệp cá nhân ra đánh cược của “chuyên gia bưng bô” Hồ Tích Tiến càng không bình thường hơn.
Hồ Tích Tiến trắng trợn chia sẻ: “Theo dấu hiệu này, từ bỏ những nghi ngờ, do dự để đón nhận cơ hội mới sẽ chứng tỏ mình là anh hùng kinh doanh thực sự và anh hùng của thời đại”. Có vẻ như ông Hồ Tích Tiến lo nhiều người không chắc tình hình nên phải nhấn mạnh “chớ nghi ngờ” và hãy nhanh chóng “ôm chặt” tân lãnh đạo cao nhất mới, chỉ thiếu nước nói thẳng quyền lực của ông Tập Cận Bình đã thất thế.
Phải chăng Hồ Tích Tiến không cam tâm nghỉ hưu bị mọi người lãng quên, ông ta muốn đặt cược vào nhân vật quyền lực mới, nghĩ rằng bản thân vẫn có thể được trọng dụng lại? Nhưng rủi ro của “cá cược” thường cũng khá lớn, một khi đầu tư sai lầm hoặc bị một số kẻ lợi dụng thì tính mạng của Hồ Tích Tiến có thể gặp nguy hiểm.
Có thể suy đoán vụ đánh cược tính mạng của Hồ Tích Tiến cho thấy: nếu không phải sức khỏe ông Tập Cận Bình có vấn đề gì lớn thì là có vấn đề lớn ở nội bộ ban lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, cuộc tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ có thể chưa thực sự ngã ngũ nhưng thời khắc ngả bài trước Đại hội 20 có thể đang đến gần.
Thiên Long / Trí thức VN (Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Putin được cho là ngày càng tham gia nhiều hơn vào các quyết định của cấp dưới
Ông Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, trong một chương trình thảo luận đặc biệt của BBC News Tiếng Việt về tình hình chiến sự ở Ukraine, cho rằng phía Nga đang có thể có những bước để chuẩn bị dàn xếp kết thúc cuộc chiến ở Ukraine.
Ông cũng đánh giá rằng Tổng thống Putin đã không còn tin vào cấp dưới của mình nữa khi ra các quyết định chiến thuật hàng ngày như ở cấp tướng tá.
Ông Thắng kết luận rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine với lý do ngăn chặn Ukraine gia nhập Nato thì giờ đây lại có kết quả ngược lại khi Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập khối này.
BBC: Ông đánh giá gì về xu thế nổi trội của cuộc chiến ở Ukraine cho đến nay?
Thực tế cho đến nay, sau gần 3 tháng thì tình hình giằng co. Và thế giằng co này, các đánh giá, các tin của Nga và Mỹ đưa ra cũng rất khác nhau. Và các đánh giá của ngay các cơ quan tình báo cũng rất khác nhau. Người thì bảo Nga không duy trì nổi sau tháng Chín, người thì bảo tháng Tám này có thể có kết thúc nào đấy.
Nhưng ngày 18/5, trên BBC có một bài về một sự kiện mà có lẽ cả thế giới quan tâm, đó là một đại tá về hưu người Nga Mikhail Khodarenok là một nhà phân tích quân sự và ông đã phát biểu trên một chương trình chính thức dài 60 phút ở Nga.
Ông nêu ra 3 cảnh báo. Thứ nhất là giao tranh ngày càng tồi tệ cho Nga và Ukraine càng đánh thì càng nhận được sự ủng hộ của các nước. Thứ hai là ý chí bảo vệ tổ quốc của người Ukraine rất mãnh liệt và ông tin chiến thắng cuối cùng trên chiến trường được xác định là nhờ dũng khí cao của quân và dân Ukraine. Thứ ba là tình hình quân sự và chính trị ở đây đẩy Nga vào thế bị cô lập hoàn toàn về địa chính trị trên thế giới.
Tôi thắc mắc là tại sao ông này phát biểu trên đài truyền hình nhà nước của Nga mà nói được như thế. Tôi cho rằng đây có thể là một tín hiệu mà phía Nga mở ra để chuẩn bị dàn xếp kết thúc cuộc chiến này. Chứ với chính sách đàn áp của Putin thì nhà báo không thể lên nói những chuyện như thế một cách công khai ở trên đài truyền hình được.
Chụp lại hình ảnh,Mikhail Khodarenok nói rằng Nga hoàn toàn bị cô lập về chính trị
BBC: Ông có nhận xét gì về tinh thần của người Ukraine trong cuộc chiến này?
Tôi nghĩ phần lớn người Việt Nam rất có thể dễ đồng cảm với tinh thần này và cũng dễ nhận ra tinh thần này. Bởi vì Ukraine cũng giống VN, cũng từng là một dân tộc nhỏ phải chống chọi với hoàn cảnh ác liệt như vậy.
Ở đây mình không lý tưởng hóa vấn đề nhưng ý chí, tinh thần xả thân vì độc lập dân tộc, tinh thần hy sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia thì điểm đó chúng ta thấy, bản thân tôi cảm nhận thấy khá rõ từ người dân Ukraine.
Mình không nhìn trực tiếp cảnh chiến đấu của họ, nhưng nhìn cung cách của họ thì tôi cũng thấy rất rõ rằng đây là hai phương thức chiến tranh khác nhau.
Cả hai đều là phương thức chiến tranh hiện đại, nhưng một cái có lẽ là kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay bởi vì kiểu triển khai tăng như thế rất là kinh điển. Nhưng còn kiểu dùng drones, thiết bị AI để đánh thì tôi cho đó là một phương pháp đánh rất là hiện đại.
Như vậy, ở đây có sự kết hợp giữa tinh thần và vật chất, cho nên phải nói đây là một sự kết hợp rất ngoạn mục. Đặc biệt, ở đây tôi thấy một cái nữa là sự thống nhất giữa chính quyền và người dân. Ta thấy có những người Ukraine đã rời đất nước rồi vẫn quay trở về để chiến đấu, ta thấy những bà cụ, phụ nữ tập bắn.
Tôi thấy những hình ảnh này thật thuyết phục, nó không thể là diễn được, phải là thật thì mới có được cái đó. Đối với những dân tộc nhỏ, sự thống nhất trên dưới, tức là giữa chính quyền với người dân là điều chúng ta phải suy ngẫm về giá trị này.
BBC: Các nguồn tin quân sự phương Tây nói giờ đây ông Putin tham gia trực tiếp hơn vào cuộc chiến, ra các quyết định chiến thuật hàng ngày như ở cấp tướng tá. Vai trò của Tổng thống Putin đã thay đổi ra sao trong thời gian gần đây?
Tôi nghi việc ông Putin phải “tay dao tay thớt vào bếp” nói lên là ông không còn tin cấp dưới của ông nữa.
Cái này cũng có một lẽ nào đó của nó. Bởi vì ông thấy cấp dưới báo cáo sai cho nên kế hoạch ban đầu đánh nhanh thắng nhanh, rồi thì nói là quân kéo vào thì nhân dân sẽ mang hoa ra đón thì ông thấy không phải như vậy.
Không phải vô cớ mà cứ mỗi tuần trôi qua Điện Kremlin phải điều chỉnh mục tiêu chiến tranh. Có một vấn đề nữa dễ nhận ra là ta biết ông Putin là gốc tình báo, ông không phải nhà quân sự. Cho nên khi ông lấy các quyết định chiến thuật hàng ngày như cấp tướng tá thì rõ ràng nó sẽ có vấn đề.
Tuy nhiên, ở đây phải có lý do nào đó buộc ông Putin phải làm như thế. Phải chờ xem việc ông trực tiếp tham gia chỉ đạo như thế sẽ mang đến kết quả như thế nào. Bởi vì bên phía Ukraine, Tổng thống Zelensky cũng đứng ra chỉ đạo.
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN diễn ra từ ngày 12-13 tháng Năm tại Washington DC
BBC: Theo ông, quan điểm ‘Việt Nam chọn chính nghĩa, không chọn bên’ nên được hiểu ra sao? Khoản viện trợ nhân đạo 500.000 USD của VN cho Ukraine có ý nghĩa như thế nào?
Việc chọn chính nghĩa ở VN tôi nghĩ rằng nó đã có từ 5-600 năm rồi. Nếu chúng ta đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thì nhớ rằng lúc bấy giờ tiền nhân của chúng ta đã chủ trương “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Chí nhân ở đây là cái tận cùng của chủ nghĩa nhân văn. Như vậy, từ rất sớm tiền nhân ta đã từng xem quyền sống của con người là lẽ phải, lẽ phải là quyền con người, quyền công dân mà ngày nay gọi là nhân quyền.
Mấy trăm năm sau, một tổ phụ của người Mỹ cũng đã đem quyền cơ bản của con người đó vào tuyên ngôn độc lập nổi tiếng.
Tuy nhiên, sau này qua những năm tháng ngặt nghèo của chiến tranh, như hiện nay chúng ta đang chứng kiến cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine., hay như cuộc chiến tranh của VN qua bao năm tháng chúng ta thấy rằng một số quyền cơ bản của con người như là hiện thân của lẽ phải, đành phải gác lại cho những ưu tiên khác.
Nghĩa vụ “cầm súng” bảo vệ độc lập, bảo vệ biên cương của tổ quốc và lòng biết ơn, tri ơn những người đã “cấp súng” tạm thời lấn lượt nhiều thứ, cho đến tận ngày nay.
VN mang nặng tình nghĩa với Nga là vì lẽ đó. Nhưng trên thực tế VN có tin nguyên nhân Nga “nại ra” để xâm lăng Ukraine và ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh ở Ukraine không?
Có điều chắc chắn mọi người đều băn khoăn về 3 lá phiếu của VN ở LHQ. Cái đó chinh bà phó đại sứ cũng nói, có một số nước do xuất phát từ lợi ích trước mắt thì người ta buộc phải có những hành xử như ở LHQ, nhưng điều đó không có nghĩa là người ta ủng hộ Nga trong cuộc chiến.
Đặc biệt là việc thủ tướng VN tuyên bố ủng hộ nhân dân Ukraine qua các tổ chức nhân đạo 500.000 USD. Đứng về mặt vật chất nó không phải là lớn, nhưng về mặt tinh thần đứng trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nga-Ukraine thì đây là một biểu tượng rất ý nghĩa.
BBC: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN vừa diễn ra, vai trò của Hoa Kỳ trong việc giúp VN điều hòa quan hệ tay ba VN-Mỹ-Nga giai đoạn hậu chiến tranh Ukraine? Tại sao Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn chưa nâng lên quan hệ đối tác chiến lược?
Tuyên bố 28 điểm giữa Mỹ – ASEAN có 3 điểm cần nhấn mạnh. Thứ Nhất, Tuyên bố nhắc đến cuộc chiến Ukraine nhưng không nhắc đến Nga để tránh bị hiểu nhầm là ASEAN bị Mỹ lối kéo và chọn bên vào tập hợp để chống Nga. Cả ASEAN, trong đó có VN, không chọn bên, như Thủ tướng Chính đã nhấn mạnh.
Thứ hai, ASEAN tái khẳng định “sự tôn trọng chủ quyền, độc lập về chính trị và toàn vẹn lãnh thổ” của các bên. Điều này nên được hiểu là ASEAN không tán thành cuộc chiến tranh của Nga ở Ukraine vì cuộc chiến tranh đó vi phạm cả 3 nguyên tắc nói trên.
Thứ ba, cũng như Việt Nam, ASEAN vì quyền lợi trước mắt, phải giữ cân bằng trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung. Giữ được đến đâu, thành công hay thất bại là một câu chuyện khác. Nhưng như Indo đã tuyên bố vẫn muốn mời Tổng thống Putin và Zelensky đến dự Hội nghị G20 tới đây.
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Hoa Kỳ cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh
Về quan hệ Việt – Mỹ, có điều chắc chắn trong hơn 60 cuộc tiếp xúc với mọi cấp, mọi giới ở Mỹ của TT Chính trong 7 ngày qua, các bên đã bàn đến câu chuyện lớn lao này. Theo tôi, thứ nhất, về lâu dài, Mỹ có thể tiến tới giúp VN vấn đề trang bị vũ khí trước nay VN tùy thuộc vào Nga. Thật ra, vấn đề 7 – 8 tỷ USD là không phải là vấn đề lớn. Vấn đề lớn ở đây là sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm từ cả hai phía sẽ như thế nào trong những năm tới đây?
Thứ hai, điều đau đầu của VN là vấn đề dầu khí. Một khi bị suy yếu và phải phụ thuộc vào TQ sau chiến tranh Ukraine, Nga có thể buộc phải nhượng lại cho TQ các hợp đồng dầu khí đã ký và đang làm ăn với VN. Nguồn thu tuy không thật lớn trong GDP nhưng vấn đề an ninh trên biển đảo lại là vấn đề sinh tử đối với VN. Nga mà nhượng cho TQ những hợp đồng ấy, VN coi như “đứt phim”. Vấn đề là Mỹ có cách nào giúp không. Về lực thì không khó, nhưng về ngoại giao thì còn kẹt nhiều thứ, kể cả cho VN lẫn Mỹ.
Thứ ba, nếu Mỹ cho rằng VN cứ lập lờ chiến lược một thời gian nữa. Bởi vì ta biết Mỹ rất nhiều lần, qua rất nhiều kênh đề nghị VN nâng cấp quan hệ toàn diện lên quan hệ đối tác chiến lược. Nhưng về phía VN cũng nêu nhiều lý do chưa muốn nâng cấp lên. Điều này tôi nghĩ là để phòng xa thôi.
Bởi vì trong lịch sử nó đã xảy ra rồi cho nên không thể xem thường. Ai cũng biết VN có giá trị về địa chính trị đối với Mỹ và khu vực. Nhất là trong bối cảnh hiện nay Philippines có chính quyền mới và tuyên bố “quay xe”, tức là đồng minh với TQ và vứt bỏ phán quyết CPA.
Điều này đặt ra những vấn đề vừa thách thức vừa cơ hội cho VN. Thách thức là ngày xưa còn có Philippines, VN như là hai nước tiền tuyến để mà đấu với TQ trong vấn đề biển đảo. Nhưng bây giờ VN sẽ đơn thương độc mã hay VN có ai nữa không?
Tất nhiên còn có vai trò của Indonesia, nhưng lại ở khía cạnh khác. Đồng thời nó cũng có cơ hội nếu trong bối cảnh đó VN và Mỹ ký bang giao, cập bến được đối tác chiến lược và VN cùng với Indonesia như những nước chiến địa thì vị thế của VN sẽ được củng cố.
Tất cả điều này phụ thuộc vào chủ quan của VN còn Mỹ thì đã sẵn sàng.
BBC: Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên duy nhất trong Nato ngăn cản đơn xin gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển. Động thái này gây khó khăn như thế nào cho Phần Lan và Thụy Điển?
Tin mới nhất là không chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ mà Nga còn vận động được cả Croatia đứng ra nói sẽ phản đối. Động cơ của TNK và Croatia mỗi bên nêu khác nhau, nhưng có một cái chung là phải đòi đánh đổi.
TNK muốn Thụy Điển và Phần Lan phải dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt lên TNK. Điều đó cho thấy sự sòng phẳng trong quan hệ đối tác của họ.
Lý do Putin nại ra là Ukraine vào Nato sẽ đe dọa an ninh của Nga thì bây giờ lại có kết quả ngược lại. Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Nato thì diện tích của khối sẽ gấp rưỡi.