Ukraine: ‘Putin chỉ đang đối diện với các dạng thức thất bại khác nhau’

Binh sĩ Ukraine đứng cạnh một xác xe tăng Nga vào tháng 03/2022
Chụp lại hình ảnh,Binh sĩ Ukraine đứng cạnh một xác xe tăng Nga vào tháng 03/2022

Lễ duyệt binh ngày Chiến thắng 09/05 tại Nga sẽ không đại diện cho bất kỳ hình thức chiến thắng nào tại Ukraine, bất chấp sự tô hồng từ Tổng thống Nga Putin và Điện Kremlin, nhà phân tích quốc phòng Michael Clarke nhận định.

Đây là một cuộc chiến mà Nga không thể chiến thắng theo bất kỳ ý nghĩa thông thường nào.

Những thành công quân sự ở nước ngoài của Putin trên khắp thế giới sau năm 2008 đạt được nhờ các đơn vị lực lượng tinh nhuệ nhỏ, lính đánh thuê và các nhóm chiến binh địa phương bên cạnh sức mạnh của không quân Nga.

Điều này giúp Moscow có một đòn bẩy đáng kể với chi phí thấp trong các cuộc can thiệp vào Gruzia (Georgia), Nagorno-Karabakh, Syria, Libya, Mali và hai lần tại Ukraine trong năm 2014, lần đầu là sáp nhập trái phép bán đảo Crimea và sau đó là tạo nên các vùng cộng hòa tự xưng tại Luhansk và Donetsk.

Trong mỗi trường hợp, Nga tiến công nhanh chóng và không khoan nhượng theo các cách thức mà thế giới Phương Tây không thể đối phó ngoại trừ thông qua các cơ chế trừng phạt theo từng giai đoạn – không gì có thể đảo ngược được thực tế. Putin có năng khiếu trong việc tạo nên “các sự thật mới trên chiến trường”.

Vào tháng 2, ông ta cố gắng tương tự một lần nữa trên quy mô lớn nhất có thể có tại Ukraine – để chiếm chính phủ Ukraine trong vòng khoảng 72 giờ tại đất nước gồm 45 triệu dân, có diện tích đất liền lớn thứ 2 tại Châu Âu. Đây là một canh bạc gây ngỡ ngàng và nguy hiểm và nó đã hoàn toàn thất bại ngay trong tuần quan trọng đầu tiên.

Putin hiện thời có ít sự lựa chọn nhưng vẫn không lùi bước, nhằm khiến cuộc chiến tranh này lớn hơn – lớn hơn tại Ukraine hoặc lớn hơn theo cách vượt qua khỏi biên giới nước này. Leo thang xuất hiện trong tình huống hiện tại và Châu Âu đã đạt tới thời khắc rất nguy hiểm trong lịch sử gần đây.

Thất bại với Kế hoạch A nhằm chiếm chính phủ Kyiv trước khi lực lượng của Tổng thống Zelensky hoặc thế giới bên ngoài có thể phản ứng, sau đó Moscow đã chuyển sang Kế hoạch B. Đây là cách tiếp cận quân sự mang tính “thủ đoạn” hơn nhằm bao vây Kyiv và di chuyển gần hơn đến các thành phố khác tại Ukraine – Chernihiv, Sumy, Kharkiv, Donetsk, Mariupol và Mykolaiv và chỉ đơn giản là nhằm tiêu diệt sức kháng cự của lực lượng vũ trang Ukraine trong khi chính Kyiv sẽ bị đe dọa chấp nhận thất bại hay bị tàn phá. Kế hoạch này cũng lại thất bại.

Kherson là thành phố chính duy nhất rơi bị Nga chiếm giữ và kể từ khi đó tiếp tục kháng cự chống lại chính quyền Nga. Sự thật là lực lượng Nga quá nhỏ để thống trị một quốc gia lớn như vậy; màn phô diễn của họ cũng nghèo nàn vì các lý do; họ đã có sự lãnh đạo kém cỏi, bị rải quân ở 4 mặt trận riêng rẽ, từ Kyiv đến Mykolaiv, mà không có vị tổng tư lệnh chung.

Vladimir Putin

Và Nga đã gặp khó khăn trước lực lượng quân đội Ukraine đầy lòng quyết tâm và tinh nhuệ, khiến Nga bị cầm chân trong một màn phô diễn cổ điển về “sự tự vệ di động” – không nắm thế trận nhưng thay vào đó tấn công kẻ thù ở các điểm dễ bị tổn thương nhất.

Nản chí, Nga giờ chuyển sang kế hoạch C, đó là từ bỏ Kyiv và miền bắc, thay vào đó tập trung toàn bộ lực lượng cho một cuộc tấn công quan trọng ở vùng Donbas và trên khắp miền nam Ukraine, có lẽ là xa đến cảng Odesa ở miền tây nam – nhằm cắt đường tiếp cận ra biển của Ukraine một cách hiệu quả.

Đây là chiến dịch mà chúng ta hiện đang thấy tại miền đông Ukraine, quanh thành phố Iziyum và Popasne, Kurulka và Brazhkivka.

Các lực lượng Nga cũng đang cố gắng bao vây Lực lượng Phối hợp Tác chiến của Ukraine (JFO), với khoảng 40% quân ngũ đã bị chuyển sang các cộng hòa tự xưng Luhansk và Donetsk kể từ năm 2014.

Các mục tiêu chính của Nga là chiếm Slovyansk và xa hơn về phía nam là Kramatorsk. Cả hai vùng đều là những điểm chiến lược cực kỳ quan trọng nhằm kiểm soát được hoàn toàn vùng Donbas.

Và cuộc chiến này đã chuyển sang một giai đoạn quân sự khác – một cuộc chiến đấu ở một đất nước mở hơn, trong thời tiết tốt hơn, với xe tăng, bộ binh cơ giới và quan trọng nhất là đạn pháo – được thiết kế để phá hủy tuyến phòng vệ của đối thủ trước khi lực lượng thiết giáp tấn công vào.

Thế nhưng quy trình này không đơn giản như vậy.

Cuộc tấn công của Nga đã có sự khởi đầu gây sốc và lực lượng JFO của Ukraine đã khiến Nga không thể đạt được mục tiêu mà các tổng tư lệnh mong muốn vào lúc này. Ukraine cũng có thêm được khoảng thời gian quý báu. Một “cuộc chạy đua khí tài hạng nặng” đang diễn ra khi mỗi bên cố gắng thu gom được vũ khí hạng nặng trước khi cuộc chiến bắt đầu với quân lực đầy đủ. Chúng ta có thể chứng kiến điều này trong vòng vài tuần lễ tới.

Điều xảy ra tại Donbas, tuy nhiên chỉ mang lại cho Putin sự lựa chọn các dạng thức thất bại khác nhau mà thôi.

Nếu cuộc chiến tranh này đạt đến thế bất phân thắng bại vào mùa thu, thì Putin sẽ có rất ít điều quý giá để phô trương vì có quá nhiều mất mát và tổn thương. Nếu thế trận quân sự xoay chuyển và lực lượng quân đội Nga bị đẩy lùi, và thậm chí hơn thế nữa. Và thậm chí nếu Nga thành công trong việc chiếm lĩnh được toàn bộ vùng Donbas và tất cả trên khắp miền nam thì họ vẫn sẽ phải chiếm giữ các vùng lãnh thổ này cho một tương lai bất định mặc cho hàng triệu người dân Ukraine không muốn họ hiện diện tại đó.

Và bất kỳ thành công quân sự đáng kể nào từ Nga cũng có thể tạo nên một cuộc nổi dậy quan trọng, có thể kết thúc theo nhiều cách khác nhau và sẽ có quy mô lớn hơn tại mọi nơi mà lực lượng Nga có thể giành quyền kiểm soát. Putin đã đánh cược toàn bộ vào tháng 2 với Kế hoạch A. Thất bại với kế hoạch này đồng nghĩa các kế hoạch B, C hoặc bất kỳ kế hoạch nào sau đó sẽ khiến Nga liều lĩnh đặt cược vào tất cả – cần để thống lĩnh một số hoặc tất cả vùng tại đất nước rộng lớn này.

Theo một cách nào đó, Nga sẽ phải tiếp tục chiến đấu tại Ukraine, hoặc chống lại người dân, hoặc chống lại quân đội Ukraine, và rất có thể cả hai cùng một lúc. Và nếu Kyiv vẫn còn nắm thế trận như hiện tại theo đó yêu cầu Nga rút quân trước khi có bất kỳ sự nhượng bộ nào, thì Putin không thể làm nhiều hơn ngoại trừ tiếp tục một cách tuyệt vọng.

Các cường quốc Phương Tây vẫn tiếp tục đổ vũ khí và tiền bạc vào Kyiv, và sẽ không sớm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nặng nề lên Nga. Một khi sự phụ thuộc về năng lượng của Châu Âu đối với Nga bị giảm đi đáng kể, thì Châu Âu sẽ chỉ cần Nga rất ít, Mỹ và Châu Âu sẽ có thể giữ nguyên các lệnh trừng phạt mang tính bóp nghẹt nền kinh tế Nga trong khi nền kinh tế của chính họ chỉ chịu tổn thất rất ít.

Các quả pháo chưa nổ của Nga gần thủ đô Kyiv
Chụp lại hình ảnh,Các quả pháo chưa nổ của Nga gần thủ đô Kyiv

Không có đường lui cho cá nhân Vladimir Putin và ông ta thậm chí có thể bị truy tố là tên tội phạm chiến tranh. Chiến lược chính trị duy nhất của ông ta là biến cuộc chiến tranh tại Ukraine thành điều gì đó – một phần trong cuộc chiến sinh tồn của Nga chống lại “phát xít” và “thực dân” Phương Tây, được cho là tranh thủ cơ hội để hạ bệ Nga.

Đó là lý do tại sao điều này phù hợp với Putin khi đùa giỡn với ý tưởng nguy hiểm rằng Nga đang đối diện với “Cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 2.0” với toàn bộ phần còn lại của Châu Âu. Chúng ta sẽ có thể nghe nhiều về điều này vào ngày Chiến thắng. Tổng thống Putin sẽ tuyên bố thấy được ánh sáng cuối đường hầm rất dài và tối tăm mà ông đang hướng quốc gia của mình đi vào.

Michael Clarke / BBC

Michael Clarke là Giáo sư thỉnh giảng bộ môn quốc phòng tại Đại học King’s College London.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt
Thăm thú căn biệt thự với thiết kế tân cổ điển – hiện đại không bao giờ lỗi thời với điểm nhấn thông tầng ở tỉnh Hải Dương.

Bước ra ban công là không gian ngoài trời tụ tập ăn uống, họp mặt bạn bè thỏa mãn mong muốn của gia chủ. “Sân chơi” này chiếm diện tích khá lớn lên đến 40m nên rất thoải mái, rộng rãi.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 18.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 19.

Phòng ngủ master ở tầng 2 gắn liền ban công, được decor với những bức tranh trừu tượng, tạo chiều sâu cho căn phòng. Trần được thiết kế hệ đèn có đường kẻ chỉ lai được tính toán kỹ lưỡng, mang tính thẩm mỹ và tính tương xứng giữa các lô đèn.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 20.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 21.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 22.

Khu thay đồ và nhà vệ sinh riêng nằm trong phòng ngủ master rộng 25m2. Tủ tắm đứng được lắp kính trà, khu thay đồ và WC được lắp kính sóng để không quá tách biệt với phòng ngủ.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 23.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 24.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 25.

Phòng thay đồ tích hợp với phòng tắm.

Phòng ngủ con ở tầng 2, ngay trên phòng ngủ ông bà.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 26.

Phòng ngủ master ở tầng 3 không có ban công nhưng được lắp 3 cửa sổ để thêm thông thoáng. Toàn bộ nội thất trong phòng, kể cả ghế, bàn, tủ… đều được gia công 100% với tiêu chuẩn cao, được quản lý chi tiết rất kỹ.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 27.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 28.

Phòng ngủ master ở tầng 3

Bố cục phòng ngủ master tầng 3 không khác nhiều với tầng 2. Gạch phòng tắm được ốp bằng gạch Tây Ban Nha cao cấp có thể phản quang ánh sáng. Bên cạnh bồn tắm có vách kính lớn nhìn ra đồi núi vô cùng tận hưởng, không khác gì resort cao cấp!

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 29.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 30.

Phòng thờ nhỏ nhắn, gắn với khoảng ban công rộng, mang lại cảm giác bề thế cho ngôi nhà.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 31.

Phòng thờ gắn với ban công rộng lớn.

Phòng ngủ con tầng 3 có vách ngăn với bàn đọc sách.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 32.
Chiêm ngưỡng căn biệt thự 200m2 “chỉ để ở cuối tuần” của đại gia Hải Dương: Tối giản, cổ điển nhưng không bao giờ lỗi mốt - Ảnh 33.

Tuy chỉ sử dụng 120m2 nhưng biệt thự vẫn được thiết kế tối ưu có 5 phòng ngủ, từng món nội thất đều được lựa chọn chỉn chu và kỹ lưỡng. Để hoàn thành công trình đầy tâm huyết như thế này, phía Da House đã mất 10 tháng thi công, phải tuyển chọn những người thợ tay nghề rất cao và kiểm tra chất lượng liên tục để hoàn thiện căn biệt thự đồ sộ, hoành tráng này.

Theo nhaTO Official / Như Ý /Theo Trí thức trẻ

Nhà văn Thạch Lam: Người nghệ sĩ tài hoa, giàu lòng trắc ẩn

Nhà văn Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh. Ông là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn 1930-1945. Nhắc đến Thạch Lam, người ta nhớ ngay đến một giọng văn êm ái, nhẹ nhàng, gần gũi với đời sống hiện thực và có một chút man mát buồn. Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn tài hoa này trong bài viết sau!

Vài nét về tiểu sử, cuộc đời của nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam sinh ngày 7/7/1910, trong một gia đình công chức gốc quan lại tại Hà Nội. Cha ông là Nguyễn Tường Nhu làm thông phán Tòa sứ, mẹ ông là bà Lê Thị Sâm con gái của Lê Quang Thuật (người gốc Huế, làm quan võ tại huyện Cẩm Giàng).

Nhà văn Thạch Lam
Chân dung nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam là con thứ 6 trong gia đình có cả thảy 7 anh chị em. Tuy sinh ra tại Hà Nội nhưng tuổi thơ của Thạch Lam lại gắn bó với phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) – quê ngoại của nhà văn. Sở dĩ là do cha ông mắc bạo bệnh mất sớm, khi Thạch Lam mới chỉ có 7 tuổi. Để nuôi mẹ chồng và đàn con thơ, mẹ ông đành phải đưa cả gia đình về quê ngoại sinh sống. Tại Đây, Thạch Lam được cho theo học tại Trường Tiểu học Hải Dương (nay đổi tên là trường Tiểu học Tô Hiệu). 

Ít lâu sau, khi người anh cả của Thạch Lam là Nguyễn Tường Thụy học xong và về Thái Bình dạy học thì cả gia đình Thạch Lam lại chuyển về Thái Bình sinh sống. Nhưng vì cuộc sống túng thiếu, làm quần quật vẫn không đủ nuôi mấy miệng ăn nên mẹ ông đã quyết định đưa cả nhà quay về Hà Nội.

Chính vì chuyển nơi ở liên tục nên mãi đến năm 14 tuổi thì Thạch Lam mới học xong tiểu học. Để được thi lấy bằng Thành Chung, sớm phụ giúp mẹ nên ông cần khai tăng tuổi và làm lại giấy khai sinh. Cũng chính từ đó, cái tên Nguyễn Tường Vinh do cha mẹ đặt cho được đổi thành Nguyễn Tường lân. Sau, khi viết văn, làm báo ông lấy bút danh là Thạch Lam.

Thạch Lam đậu vào trường Cao Đẳng Canh Nông (Hà Nội), nhưng sau đó ông chuyển vào học Tú tài tại trường Trung học Albert Sarraut. Tại đây, sau khi đậu tú tài ở phần thứ nhất thì ông thôi học và bắt đầu nghiệp viết lách của mình với hai anh trai.

Năm Thạch Lam 25 tuổi, ông bí mật kết hôn với bà Nguyễn Thị Sáu và sống trong căn nhà nhỏ của chị gái tại đầu làng Yên Phụ, ven hồ Tây. Thạch Lam có ba người con (hai trai, một gái), trong đó người con trai út là Nguyễn Tường Giang sau này đã nối gót văn chương của cha.

Thạch Lam viết hăng hái nhưng tiền nhuận bút của ông không đủ để nuôi gia đình. Chính vì thế, kinh tế trong nhà cũng là do người vợ tảo tần của ông trợ giúp cật lực. Khoảng năm 1940, Thạch Lam phát hiện mình mắc bệnh lao phổi. Tháng 6/1942, sau hai năm khổ sở vì bệnh tật hành hạ, ông qua đời khi vừa mới 32 tuổi, để lại vợ và 3 con nhỏ cùng sự nghiệp đang độ rực rỡ nhất.

Sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình từ năm 1932, khi ông ra nhập nhóm Tự lực văn đoàn do anh trai là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) sáng lập. Song song với đó, ông cũng làm báo, đảm nhận việc biên tập cho hai từ Phong Hóa và Ngày Nay. Năm 1935, Thạch Lam được bầu là chủ bút của tờ Ngày Nay. 

Về phong cách văn chương, Thạch Lam được đánh giá là có phong cách viết riêng biệt, khác hẳn so với những thành viên khác trong Tự lực văn đoàn. Theo đó, nếu như các thành viên khác đi theo lối hành văn lãng mạn, bay bổng, thoát ly hiện thực, có phần xa rời thực tế khốc liệt và tiếng nói đấu tranh giai cấp khá yếu ớt, mờ nhạt. Thì với Thạch Lam, ông sử dụng một cách hành văn giản dị, tinh tế, lãng mạn trong trẻo nhưng không xa rời thực tế đời sống. Chính điều này đã giúp cho Thạch Lam có một chỗ đứng riêng và được coi là một trong những nhà văn có đóng góp rất lớn về ngôn ngữ nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

Thời gian Thạch Lam cầm bút chỉ vỏn vẹn 10 năm nên số lượng tác phẩm ông để lại không nhiều. Tuy nhiên, những giá trị văn học truyền tải trong các tác phẩm của ông đến nay vẫn được đánh giá rất cao. 

Nhà văn Thạch Lam
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam

“Gia tài” tác phẩm của Thạch Lam thống kê chỉ có 3 tập truyện ngắn là: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938) và Sợi tóc (1941). Ngoài ra, ông có một truyện dài là Ngày mới (1939), một tiểu luận Theo dòng (1941), một tập tùy bút rất nổi tiếng là Hà Nội băm sáu phố phường (1943), cùng một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi được in trong Quyển sách Hạt ngọc (1940). Nhưng đọc Thạch Lam, người ta không thể lẫn đi đâu được cái chất hành văn chậm rãi, điểm tĩnh và chân thực tuyệt đối.

Quan điểm sáng tác của nhà văn Thạch Lam: Văn chương không phải thoát ly hay quên lãng sự thực

Viết trong tựa đề của tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa, Thạch Lam đã bộc bạch quan điểm của mình trong nghề viết như sau:“Đối với tôi, văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.”

Chính quan điểm này đã “dẫn đường chỉ lối” cho các tác phẩm của ông không thoát li khỏi hiện thực u tối của xã hội còn đương rối ren, nhưng vẫn thấy được những điều đẹp đẽ lấp lánh của lòng người và sự lạc quan vào cuộc sống.

Nhà văn Thạch Lam
Một trong những bìa tác phẩm Gió đầu mùa của nhà văn Thạch Lam

Rất nhiều nhà văn, nhà phê bình đã dành cho Thạch Lam nhiều lời khen và sự nể trọng tuyệt đối. 

Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ, điểm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp. Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”.

Hay như Nguyễn Tuân nhận xét: “Thạch Lam đã làm cho tiếng Việt gọn ghẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại và tươi tắn hơn…

Thật vậy, qua rất nhiều tác phẩm, người ta luôn thấy đâu đó lăng kính cực kỳ tinh tế của nhà văn Thạch Lam cho dù hiện thực có đang lầm lũi, tăm tối, khắc nghiệt đến chừng nào. Đọc “Hai đứa trẻ”, bạn đọc sẽ thấy ngay điều đó.

Rành rành là nhắc đến cái nghèo đói, cái buồn chán, hiu quạnh đến thảm thương nơi phố huyện nhưng qua ngòi bút của Thạch Lam, người ta vẫn nhìn ra những điều đẹp đẽ bình dị:“Tiếng trống thu không trên cái chợ huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”.

Những nhân vật với kiếp sống nghèo khổ, cam chịu được khắc họa qua ngòi bút của Thạch Lam hiện lên chân thực, nhân văn: “Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

Hay như sự mô tả tỉ mỉ đến tài tình những diễn biến nội tâm phức tạp của con người trước ranh giới tốt – xấu vốn rất mong manh khi lòng tham nổi lên trong tác phẩm Sợi tóc: “Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện,… Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết… có lẽ chỉ có lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới hai bên…”.

Dù phác họa một bức tranh nào của đời sống, thân phận nào trong xã hội thì chưa bao giờ người ta thấy một Thạch Lam cẩu thả trong câu chữ. Hơn thế, qua tác phẩm nào ta cũng thấy Thạch Lam kín đáo cài cắm một niềm trăn trở: Làm sao để thức tỉnh nhân cách đẹp đẽ vốn có trong mỗi người?

Thạch Lam viết về Hà Nội với tình yêu và sự tường tận đến không ngờ

Qua tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường”, người ta nhìn thấy một Thạch Lam rất thanh lịch, hào hoa, lãng tử đúng khí chất của người Hà Thành. Không chọn đề tài “đao to búa lớn”, ông chọn viết về ẩm thực trong đời sống của người Hà Nội. Nhưng chỉ bằng ấy thôi, Thạch Lam đã khiến bao thế hệ độc giả “siêu lòng”. Với độc giả lớn tuổi, đọc tác phẩm này khiến người ta nhớ thương về “hồn cốt” của một Hà Nội xưa cũ. Với người trẻ, chắc chắn không ít người ao ước được một lần sống lại những năm tháng xưa cũ, hoặc cố lùng sục cho ra phong vị xưa của người Hà thành trong chính cuộc sống hiện đại ngày nay.

Chính nhà văn Khái Hưng (một cây bút nổi tiếng của Tự lực văn đoàn) cũng từng thừa nhận: “Thạch Lam thực sự là một nghệ sĩ, một thi sĩ về khoa thẩm vị”. Hãy coi xem ngòi bút của Thạch Lam miêu tả món ăn tinh tế đến nhường nào để có thể nhận được nhiều mỹ từ ngợi khen đến thế: 

Khi ông tả cốm, vốn là thức quà dân dã của người Hà Nội nhưng qua ngòi bút lại thành một thứ đặc sản vô cùng tinh tế: “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”.

Nhà văn Thạch Lam
Cốm – thức quà tinh tế của người Hà Nội được Thạch Lam nhắc tới hết sức nâng niu

Rồi khi ông nhắc đến phở, chắc nhiều người phải cồn cào, suýt xoa: “Nếu là gánh phở ngon – cả Hà Nội không có đâu làm nhiều – thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát; thịt mỡ gàu dòn chứ không dai, chanh, ớt, với hành tây đủ cả…”.

Và cả bún ốc với lối quan sát tỉ mỉ, tài tình: “Có ai buổi trưa vắng hay buổi chiều, đêm khuya, đi qua nhà các cô đào, và các chị em thanh lâu, thấy họ ăn cái quà ấy một cách chăm chú và tha thiết đến thế không? Nước ốc chua làm nhăn các nét mặt tàn phấn và mệt lả, miếng ớt cay làm xoa xuýt những cặp môi héo hắt và khiến đôi khi rỏ những giọt lệ thật thà hơn cả những giọt lệ tình”…

Ngoài nhắc tới những thức quà ngon, cái tình, cái tứ khéo léo của người Hà Nội xưa, Thạch Lam vẫn chẳng quên đề cập đến những thân phận người. Rằng Hà Nội không phải chỉ có phồn hoa đô hội, mà đâu đó còn là nỗi lo toan, vất vả mưu sinh của nhiều mảnh đời cơ cực. Phải yêu và hiểu Hà Nội đến thế nào thì mới viết được những câu văn đầy hình tượng, giàu cảm xúc như thế?

Kết:

Qua một vài nhắc nhớ khái quát về tác phẩm, con người, ta thêm hiểu về nhà văn Thạch Lam và thấy trân trọng hơn một người nghệ sĩ tài hoa rất nhân văn. Ông xứng đáng là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Theo NHÀ VĂN T.P HOCHIMINH

CHUYỆN LẠ

Bác sĩ kinh ngạc khi khám sức khỏe cho ông cụ “67 năm không tắm”

Một người đàn ông Iran 87 tuổi sống trên đường phố và không tắm trong gần 7 thập kỷ đã khiến các nhà khoa học bối rối về tình trạng sức khỏe đặc biệt tốt của ông.

Cụ Amou Haji, 87 tuổi, sống tại một ngôi làng nhỏ gần sa mạc sa mạc ở tỉnh Fars, miền nam Iran được mệnh danh “người đàn ông bẩn nhất thế giới” nhờ kỷ lục 67 năm không tắm. Về ngoại hình, ông khiến người đối diện kinh hãi với lớp da phủ một lớp cáu ghét dày cộp tạo ra từ bụi bẩn và da chết, đôi mắt gần như bị che khuất, còn mùi thì nồng nặc. Thế nhưng về sức khỏe, cụ ông này còn khiến chúng ta bất ngờ hơn nữa.

Sức khỏe của người đàn ông này tốt đến bất ngờ.
Sức khỏe của người đàn ông này tốt đến bất ngờ.

Mới đây, một nhóm các bác sĩ dẫn đầu bởi Phó Giáo sư ký sinh trùng học, TS. Gholamreza Molavi, từ Trường Y tế Công cộng ở Tehran đã đến thăm cụ Amou Haji ở làng Dejgah và thuyết phục ông thực hiện một số xét nghiệm cơ bản, bao gồm các xét nghiệm viêm gan, AIDS, ký sinh trùng…

Trong đó, TS. Molavi và nhóm của ông đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm và nghiên cứu các mẫu ký sinh trùng và vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển trong cơ thể chưa được rửa sạch của ông. Thế nhưng, điều vô cùng ngạc nhiên là họ đã không tìm thấy bất kỳ loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh nào ngoại trừ Trichinosis – một vi khuẩn lây bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, nhưng trong trường hợp của ông thì dường như không gây ra triệu chứng đáng kể nào.

Ông Amou Haji đã không tắm từ năm 1954.
Ông Amou Haji đã không tắm từ năm 1954. (Ảnh: Imgur).

Khám phá đặc biệt gây sốc khi người đàn ông 87 tuổi này thường xuyên ăn thức ăn sống tìm thấy trên đường như nhím và thỏ, uống nước chưa qua xử lý từ các vũng nước bằng lon gỉ sét, và được cho là hút… phân của động vật khô để “giải trí”.

TS. Molavi tin rằng lời giải thích hợp lý duy nhất cho kết quả xét nghiệm là cụ Amou Haji đã phát triển một hệ thống miễn dịch cực kỳ mạnh mẽ sau nhiều thập kỷ sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.

Các nhà khoa học cũng cho rằng người đàn ông này bị mắc một chứng bệnh gọi là ablutophobia – hay hội chứng sợ tắm. Đây là một dạng lo lắng biểu hiện bằng cảm giác sợ hãi khi tắm.

Mặc dù có sức khỏe tốt, song cụ Amou Haji, 87 tuổi, thường xuyên phải đối mặt với sự kỳ thị từ cộng đồng. Nhiều người trong số họ chế nhạo ông và ném đồ về phía người đàn ông này, khiến Thống đốc địa phương gần đây đã phải can thiệp khi kêu gọi mọi người hãy để ông một mình. Dẫu bề ngoài trông rất đáng sợ, nhưng cụ Haji được cho là một người hiền lành và chưa bao giờ gây hại cho bất kỳ ai.

Theo Khoa học TV

Tại sao người Mỹ làm việc bất chấp tuổi hưu?


Người cao niên tại Mỹ làm việc lâu hơn trước đây, theo kết quả khảo sát của Văn phòng Dân số Mỹ vừa công bố vào tháng 6 năm nay.

Phúc trình cho biết năm ngoái có 24% đàn ông và 16% phụ nữ trên 65 tuổi vẫn tham gia vào lực lượng lao động của nước Mỹ, và ước tính đến năm 2026 tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng, lần lượt là 26% và 18%.

Một số báo cáo nói tiếp tục làm việc ở tuổi cao niên dường như giúp cho trí óc người ta minh mẫn sắc bén, thể chất linh hoạt, và được kết nối với xã hội.

Một số cuộc nghiên cứu khác lại cho rằng nghỉ hưu làm giảm những áp lực có hại cho sức khỏe, giúp người cao niên có thời giờ tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

Ông Phục, một người Mỹ gốc Việt ở quận Cam (bang California) về hưu ở tuổi 70, giải thích lý do ông làm việc quá tuổi hưu 65:

“Mình thích công việc mình làm, là CEO của một tổ chức liên quan đến chuyện xã hội. CEO thì quyền lợi nhiều, nói ngay vậy, lương cũng OK mà không vất vả gì. Tại sao phải nghỉ trong lúc mình đi làm thì vui, có bạn có bè.”

Về ảnh hưởng của chuyện về hưu hay tiếp tục đi làm đối với sức khỏe tinh thần, ông Phục cho rằng:

“Chuyện mất trí nhớ hay không mất trí nhớ, không ảnh hưởng đến chuyện mình làm thêm một thời gian sau khi về hưu tại vì khi mình đi làm thì nó cũng vậy, khi về hưu thì nó cũng vậy, có thể là do điều kiện sức khỏe của mình không thay đổi. Chủ đích mình đi làm không phải là để giữ trí nhớ gì hết. Cái thứ nhất là ở nhà không có việc làm, buồn. Đi làm vui, có tiền, nhưng rồi cũng phải nghỉ thôi để cho anh em họ tiến, chẳng lẽ cứ ngồi giành chỗ người ta.”

Ông Phục đồng ý với các nghiên cứu cho rằng người cao niên về hưu hưởng nhàn mà ít hoạt động, sẽ sớm suy sụp về thể chất lẫn tinh thần:

“Chắn chắn là vậy. Mình đi gym mỗi ngày, vừa tập, vừa tắm cũng mất cả hai tiếng mỗi ngày. Mình giữ được sức khỏe, giữ để không bị stress.”

Ông Quan, một người Mỹ gốc Việt ở bang Virginia, có thời gian từng nghỉ hưu nay làm việc trở lại, chia sẻ:

“Trường hợp cá nhân tôi làm lâu có hai lý do. Một là cần tiền, hai là bớt thời gian rỗi rãnh. Tôi có một ý nghĩ như thế này những người có trí nhớ thật tốt là những người đã có một quá khứ làm việc bằng trí não rất nhiều và bây giờ họ vẫn còn làm việc bằng trí não. Tôi giải thích theo tôi thôi, ví dụ như mình tập thể dục, đi bộ thì cái đó tốt cho sức khỏe cho thể xác, nhưng nếu mình đọc sách, nghiên cứu, suy nghĩ nhiều thì đó là một hình thức exercise cho bộ óc của mình.”

Một ông cụ người Mỹ gốc Việt không muốn nêu tên công tác tại một cơ quan công quyền cấp tiểu bang từ năm 1979 cho đến nay vẫn còn làm dù ông đã 91 tuổi.

Sau 40 năm làm công chức, ông dự trù hai năm nữa mới về hưu, nhưng không phải để nghỉ ngơi, mà là để theo học ngành y trở thành bác sĩ.

Ông cho biết tuy gần tuổi ‘bách niên’ nhưng sức khỏe ông rất tốt và công việc làm của ông giúp ông suy nghĩ nhiều nên trí nhớ không bị sa sút.

“Công việc của tôi nó kích thích về trí não, tác động về trí tuệ. Việc của tôi bây giờ là theo dõi công việc của tài chánh trưởng của một công ty. Đó là một công việc rất là sinh động, tác động đến trí tuệ,” ông nói với VOA.

Ngoài công việc tại cơ quan chính quyền tiểu bang, ông còn tích cực theo dõi những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhất là sinh hoạt của Hội Cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh Nam California và Hội Cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh miền Đông Hoa Kỳ, vì ông chia sẻ, “cần hoạt động trong công việc, cả cộng đồng nữa.”

Theo Bác sĩ Đỗ Văn Hội hiện đang hành nghề ở bang Florida, người cao niên nghỉ hưu hay tiếp tục làm việc tốt hay không tùy thuộc công tác của họ và những hoạt động khi về hưu.

“Nếu về hưu mà chúng ta có thể dục thể thao, vẫn luyện trí nhớ thì đó là rất hay. Nếu không làm thì bất lợi, rất không tốt. Đôi khi ngân sách có thể giảm đi, gây ra những khủng hoảng. Tùy theo hoàn cảnh chứ không phải nhất thiết cứ về hưu là tốt, hay làm thêm là tốt đâu. Đi làm mà stress quá thì không tốt. Như tôi bây giờ cũng đã quá tuổi về hưu nhưng tôi vẫn đi làm, một tuần hai ngày, vẫn tốt hơn, vẫn cảm thấy thoải mái hơn, tinh phần phấn chấn hơn là ở nhà không biết làm gì, đôi khi có thể là hại hơn là lợi,” bác sĩ Hội giải thích.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, chuyên về Lão khoa tại bang Virginia, cho biết trước khi về hưu, ông cũng nghiên cứu, tìm hiểu lợi-hại của việc tiếp tục làm hay về hưu.

“Theo tôi, ở một tuổi nào đó mình nên về hưu để được thời gian của mình. Nhưng khi về hưu phải tập thể dục đều đặn và có thì giờ để giải trí, chơi những trò chơi có tính cách bổ ích, giúp cho mình lâu quên như đánh cờ tướng, đánh mạt chược, hay chơi những trò đố chữ như trong sách báo. Có người học vẽ, có người học hát, có người tập đánh đàn. Như thế mình vẫn giữ được cơ thể của mình tốt, không bị lão hóa, không bị quên hay mắc những chứng bệnh lú lẫn,” bác sĩ Quân nói.

“Những người cần làm việc và thấy rằng mình đủ sức khỏe để làm thì cũng nên làm việc bớt lại để tránh những áp lực,” bác sĩ Quân đề nghị.

Theo Văn phòng Dân số, đến năm 2060, số người Mỹ trên 65 tuổi sẽ tăng gần gấp đôi, từ 52 triệu người vào năm 2018 lên thành 95 triệu người.

Hà Vũ / VOA

Thực chất ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ của Nga tại Ukraine


Một cảnh hoang tàn ở ngoại ô Kyiv.
Một cảnh hoang tàn ở ngoại ô Kyiv.

Có điều, dù cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga chấm dứt cách nào, cuối cùng quân xâm lược Nga cũng sẽ thất bại thảm hại, trước tinh thần chiến đấu kiên cường, cao độ bảo vệ tổ quốc của quân dân Ukraine.

Thiện Ý

Qua các phương tiện truyền thông cho thấy, sau nhiều ngày chuẩn bị chuyển quân đến biên giới phía Đông của Ukraine, sáng sớm 24/2/2022, Nga phát đông và tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại nước láng giềng Ukraine. Hoa Kỳ và các nước đồng minh NATO lập tức thực hiện các biện pháp cấm vận Nga chưa từng có, như đã cảnh báo trước, rằng nếu Nga xâm lược Ukraine sẽ phải trả giá.

Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại Donbass, miền đông Ukraine; mà trước đó vài ngày Nga đã đơn phương công nhận. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố “nước này đã, đang và sẽ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia mới được thành lập trong không gian hậu Xô-viết”.

Cũng trong tuyên bố trên truyền hình ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin đã nói rõ là nhằm đáp lại đề nghị của lãnh đạo các nước Cộng hòa tự xưng vùng Donbass, ông đã quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine để bảo vệ người dân “khỏi việc bị đối xử tồi tệ và nạn diệt chủng do chính quyền Kiev gây ra trong 8 năm qua“(2014-20220). Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Moscow không có kế hoạch chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine và cho biết chiến dịch này được tiến hành nhằm phi quân sự hóa Ukraine.

Cho đến nay (22-4-2022‘chiến dịch quân sự đặc biệt” này của Nga đã bước qua ngày thứ 56 và được Nga tuyên bố là đã hoàn tất giai đoạn một (I) đang thực hiện giai đoạn hai (II) và kế tiếp có lẽ sẽ phải cần thêm giai đoan ba (III) để hoàn thành tham vọng thành đạt tất cả các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch đặc biệt; như Tổng thống Nga Putin đã công bố trong ngày đầu tiên phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” trên đất nước Ukraine và chi tiết hóa với mục đích tuyên truyền cho “chính nghĩa xâm lăng” trong những ngày tiến hành chiến tranh khốc liệt và tàn bạo đã qua và vẫn đang tiếp tục với mức độ mở rộng và cường độ lên đến đỉnh cao của sự tàn bạo. Thực tế này cho thấy Nga đã hoàn toàn thất bại trong ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” phải chuyển qua kế hoạch đánh lâu dài. Vì Nga đánh giá sai về tinh thần chiến đấu quyết liệt và kiên cường chống xâm lăng, bảo vệ đất nước của quân dân Ukraine; cao hơn nhiều so với tinh thần chiến đấu quân đội Nga khi bó buộc phải tham gia một cuộc chiến phi nghĩa trên một đất nước từng là “đồng chí anh em” trong Liên Bang Xô –Viết cũ. Cho dù Nga có sử dụng các thứ chủ nghĩa không tưởng làm mục tiêu chiến tranh, như “chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, “phi phát-xít hóa” không hề có ở Ukraine, vẫn không nâng cao được tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

Vậy thì, thực chất cũng như thực tế “Chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga phát động và tiến hành trên đất nước Ukraine gần hai tháng qua là gì?

Qua cung cách phát động và diễn biến tình hình thưc tế của “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga phát động và tiến hành gần hai tháng qua, một cách khách quan ai cũng thấy và không thể định nghĩa khác hơn, đó là “ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.

Vì thực tế là, Nga đã đem quân tiến chiếm nhiều vùng lãnh thổ kể cả bao vây, tấn công thủ đô Kiev của Ukraine trong nhiều ngày không thành phải tự động rút lui. Nga đã huy động một quân số đông đảo, với trang bị và sử dụng những khí tài quân sự tối tân nhất, đủ loại trên không, dưới đất, ngoài biển… Vì thế, chỉ sau 56 ngày tiến hành chiến tranh, bom đạn của Nga đã cầy nát nhiều vùng, làm sụp đổ nhiều thành phố trên đất nước Ukraine. Nhiều người dân thường cũng như quân đội vệ quốc Ukraine đã chết dưới làn bom đạn của quân xâm lược Nga. Qua hình ảnh tàn phá, chết chóc của một cuộc chiến tranh tổng lực có tính hủy diệt của chính quyền Nga, đã gây phẫn nộ và kinh ngạc. Vì không ngờ trong thời đại này Nga lại có những hành động xâm lăng trắng trợn và chiến tranh xâm lược tàn bạo như thế… Nhưng ai cũng hiểu, tất cả hành động chiến tranh có tính hủy diệt, tàn bạo này của Nga chỉ là nhằm khuất phục chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bằng khủng bố, dùng sức mạnh quân sự áp đảo, để buộc chính quyền này phải chấp nhận thực hiện các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại theo sự áp đặt của Nga, đại để như:

(1) Ukraine phải sửa Hiến pháp, chuyển đổi qua thể chế trung lập theo kiểu nào Nga muốn.

(2) Ukraine phải không được gia nhập tổ chức NATO, phi quân sự hóa với một số ràng buộc khác.

(3)- Ukraine phải công nhận bán đảo Krimea của Ukraine mà Nga cưỡng chiếm năm 2014, sẽ vĩnh viễn sáp nhập vào lãnh thổ Nga.

(4) Ukraine phải công nhận độc lập của hai cộng hòa tự xưng Donetsk and Luhansk vốn thuộc lãnh thổ Ukraine mà Nga đơn phương thừa nhân chỉ hai ngày (22-2-22) trước khi khởi binh xâm lược Ukraine (24-2-2022)..

(5) Ukraine phải “phi chủ nghĩa tân phát-xít”, quyền tư do học tập, phát triển ngôn ngữ và văn hóa Nga trên đất Ukraine.v.v

Qua các yêu sách phi lý trên, ai cũng thấy là chính quyền Nga Putin quá ngang ngược, trắng trợn, ỷ mạnh hiếp yếu. Vì có bao giờ chính quyền độc lập nước này lại có thể ép buộc chính quyền độc lập nước khác phải thực hiện chính sách đối nội hay đối ngoại thế này hay thế khác, như Nga đang làm với Ukraine? Chính vì vậy mà, hầu hết chính quyền và nhân dân các quốc gia trên thế giới đều lên tiếng bênh vực mạnh mẽ và có hành động trợ giúp mọi mặt, nhất là về mặt kinh tế và khí tài quân sự, để giúp quân dân Ukraine có thế và lực đập tan cuồng vọng xâm lăng của chính quyền Nga Putin. Vì thực chất cũng như thực tế, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược thực sự của Nga, một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới; đối với một quốc gia Ukraine láng giềng nhỏ yếu hơn Nga nhiều mặt, nhất là mặt sức mạnh quân sự, quốc phòng. Mặc dù nhà lãnh đạo Nga Putin có nhấn mạnh rằng Moscow “không có kế hoạch chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine”, nhưng thực tế cho thấy đây chỉ là ngụy biện của Tổng thống Nga Putin cho hành động chiến tranh xâm lược của mình.

Vì rằng, với bất cứ lý do gì, một nước đem quân đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của một nước độc lập có chủ quyền khác, cùng là hội viên Liên Hiệp Quốc, đều bị coi là hành động xâm lăng, theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ ngữ “chiến tranh xâm lược”. Đồng thời, hành động xâm lăng Ukraine của Nga rõ ràng không những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, mà còn chà đạp lên Hiên Chương Liên Hiệp Quốc, mà Nga với tư cách Hội viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, hơn ai hết có nghĩa vụ duy trì và bảo vệ hòa bình thế giới, phải chấp hành.

Tiếc rằng, vì quyền lợi chính trị, kinh tế ràng buộc với nước Nga, một thiểu số các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, (một nước từng là nạn nhân bị Trung Quốc xâm lăng tàn bạo cũng vào tháng 2, ngày 17 năm 1979)(*) dù thâm tâm có lẽ cũng biết rõ thực chất “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, phi chính nghĩa. Nhưng thực tế Việt Nam cũng như thiểu số các quốc gia vị kỷ khác, vẫn không giám gọi đích danh là “Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.

Thực tế, qua các phương tiện truyền thông và cửa miệng của các lãnh đạo hàng đầu các chính phủ vị kỷ, bất chấp công lý, đạo lý liêm sỉ này, vẫn phải gọi theo cách nói của Nga là “Chiến dịch quân sự đăc biệt”. Đồng thời, qua các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án hành động quân sự của Nga và đòi quân Nga rút khỏi Ukraine lập tức, vô điều kiện; hay Nghị quyết khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc… Đa số 193 nước hội viên LHQ đều đã bỏ phiếu thuận. Trong khi thiểu số đại diện các quốc gia vị kỷ này đã bỏ phiếu trắng, một thiểu số ít hơn còn bỏ phiếu chống lại các Nghị quyết chính đáng phải làm của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Hệ quả thực tế tất nhiên là thiểu số các quốc gia vị kỷ này, dù vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Ukraine, song đã không giám lên tiếng hay có hành động nào có ý nghĩa bênh vực nước Ukraine bị Nga xâm lăng; hay có nghĩa cử gì đáng kể để chia sẻ mất mát lớn lao, tình cảnh tang thương của đất nước và nhân dân Ukraine, do cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga gây ra trong gần hai tháng qua và có thể kéo dài vô định. Vì tất cả tùy thuộc vào ý đồ tiến hành chiến tranh của bên xâm lược Nga. Còn chính quyền và nhân dân Ukraine ai cũng biết là nạn nhân của cuộc xâm lăng, luôn mong muốn chiến tranh xâm lược của Nga sớm chấm dứt để được sống trở lại trong hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc như đời sống an bình thịnh trị trước chiến tranh xâm lược của Nga khởi sự từ ngày 24-2-2022.

Có điều, dù cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga chấm dứt cách nào, cuối cùng quân xâm lược Nga cũng sẽ thất bại thảm hại, trước tinh thần chiến đấu kiên cường, cao độ bảo vệ tổ quốc của quân dân Ukraine, với sự trợ giúp dồi dào vũ khí tối tân của các nước, đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO, cũng như sự đồng tình ủng hộ của hầu hết chính phủ các quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới. Vì đã như một quy luật được lịch sử chứng minh trong bất cứ cuộc chiến tranh phi nghĩa nào, dù kéo dài bao lâu, cuối cùng cũng phải thất bại và nhận lãnh hậu quả không lường.

Thiện Ý / VOA