HÀ TĨNH – Khoảng sân được mô phỏng theo hình ảnh con đường làng uốn lượn giữa đồng ruộng, triền cỏ.
Ngôi nhà ven đô ở thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh có diện tích 300 m2, nằm trên mảnh đất 600 m2. Do nằm tiếp giáp với khu đô thị mới nên ngôi nhà được hưởng lợi nhiều tiện ích như công viên, cây xanh, gió mát bên dòng sông Lam. Nhược điểm là khu đất hướng chính Tây, có thời gian hứng nắng dài trong ngày.
Ví hướng đất cộng với tính cách của gia chủ, ngôi nhà được xây dựng với mong muốn chan hòa với thiên nhiên, mở ra thấy cây cối trong xanh. Bên ngoài mang kiến trúc truyền thống nhưng phía trong lại tiện nghi, hiện đại.
Hệ mái nhấp nhô được cấu trúc nhịp điệu theo không gian ngôi nhà, vừa đa dạng góc nhìn, vừa gợi nhớ mái nhà xưa cũ ở làng quê Việt Nam. Nhìn tổng thể, nhịp mái là sự chuyển tiếp hòa nhập với bối cảnh xung quanh.
Khu đất trải dài 50m, khoảng sân được mô phỏng theo hình ảnh con đường làng uốn lượn, hai bên phủ kín cây xanh. Cuối đường, khi bước chân vào nhà, không gian sinh hoạt chung mở ra trước mặt cũng có màu xanh của cây cỏ.
Vì gia đình có ba thế hệ với bốn trẻ nhỏ nên không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, khu thư giãn ngoài trời… được chú trọng.
Ngôi nhà được thiết kế phù hợp với nếp sống người Việt xưa như không gian sinh hoạt chung rộng rãi, thoáng mát. Dù vậy, thiết kế nội thất lại hướng đến sự đơn giản, hiện đại, phù hợp với sự năng động của thế hệ trẻ. Hệ cửa kính trong suốt tại phòng khách đón được ánh sáng tối đa.
Công năng ngôi nhà và cảnh quan khu vườn được tính toán có ý đồ. Toàn bộ không gian hướng ra khu vực sảnh hiên rộng lớn kết hợp phòng khách, khu bếp phía trong… làm trung tâm.
Vị trí các phòng ngủ đan xen trên tầng 1, tầng 2. Hai tầng thông nhau qua chiếc cầu thang sắt uốn lượn, vừa tạo thẩm mỹ, vừa tiết kiệm diện tích.
Khoảng hiên sảnh là nơi sinh hoạt ngoài trời chiếm 20% diện tích ngôi nhà, có bàn tiếp khách, xích đu cho trẻ… Trong không gian này, trẻ không bị gò bó trong những bức tường với màn hình ti vi, điện thoại.
Trên mái không gian sinh hoạt chung, kiến trúc sư sử dụng điểm xuyết những viên ngói trong suốt, cho ánh nắng xuyên qua, cũng như tạo điểm nhấn cho không gian.
Ngôi nhà ven đô hoàn thiện năm 2021, sau 8 tháng thi công.
Vy Trang /Ảnh: Triệu Chiến / Thiết kế: Nguyen Khac Phuoc Architects
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là “điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn”, Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,…
Albert Einstein (1879 – 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.
Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.
Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.
Anhxtanh khi còn đi học. (Ảnh minh họa: Tumblr)
Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ – một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.
Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?… Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.
Chính những câu hỏi có vấn đề của Einstein khi còn đi học đã giúp ông trở thành nhà khoa học lỗi lạc sau này. (Ảnh minh họa: WordPress)
Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.
2. Issac Newton: Luôn nghĩ ra những trò chơi kỳ lạ
Newton là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, người phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn”, đặt nền móng cho cơ học, quang học và vật lý cổ điển.
Cậu bé Newton đại tài thời đi học đã luôn nổi tiếng với những trò chơi kỳ lạ. Cậu từng làm cả dân làng khiếp sợ và kinh ngạc khi chơi trò thả diều buổi tối, nhưng chuyện bất ngờ là cánh diều của cậu phát ra ánh sáng đỏ.
Chiếc diều phát sáng bay lủng lẳng trên bầu trời đã làm mọi người sợ hãi và nghĩ đến những điều ma mị, tưởng như đó là thần lửa hoặc ma chơi mà không biết rằng đó chỉ là một trò chơi kỳ lạ của cậu bé. Newton lúc đó đã buộc một chiếc đèn lồng bọc bằng giấy bóng kín đỏ ở đuôi cánh diều, chính điều này đã tạo ra ánh sáng kỳ lạ kia.
Newton thời đi học luôn nổi tiếng với những trò chơi kỳ lạ. (Ảnh minh họa: Wikipedia)
Newton là cậu bé tính vốn trầm lặng và âm thầm, lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ, không mấy thích chơi với đông bạn bè.
Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩa xa xôi. Có thời gian rảnh rỗi cậu lại đến phòng thí nghiệm hoặc mê mải sáng chế những đồ chơi khác lạ. Chính nhờ vậy, Newton mới rèn luyện cho mình được những kỹ năng thực rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này.
Thật chẳng ngờ những trò chơi thủa con nít đi học ấy lại bước chuẩn bị cho cậu bé đẻ non, ốm yếu, mồ côi cha ngay từ lúc lọt lòng trở thành nhà bác học thiên tài của thế giới.
Ngay trong thời hiện đại này, cụ ông Lý Thanh Vân ở Trung Quốc đã sống thọ đến 200 năm, trở thành lão nhân nổi tiếng trên thế giới. Câu chuyện của cụ từng được chia sẻ trên Thời báo New York và Tạp chí Time. Cụ cũng đã để lại bộ bí quyết trường thọ quý báu của mình cho các thế hệ sau.
Một trong những bí quyết trường thọ của cụ Lý là đun nước cẩu kỷ làm thức uống trà dùng quanh năm. (Ảnh minh họa: Dajingjing/ Shutterstock) Cụ Lý Thanh Vân (có nơi dịch tên cụ là Lý Khánh Viễn), là một học giả Trung Y sinh vào cuối triều đại nhà Thanh và đầu Trung Hoa Dân Quốc. Vào lúc lên trăm tuổi, cụ Lý đã được nhà nước Trung Quốc trao thưởng vì thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Trung Y của mình. Ngay cả khi đã gần 200 tuổi, cụ vẫn thường xuyên đến trường đại học để thuyết giảng, rất nhiều học giả phương Tây từ xa đều đã đến để thỉnh giáo cụ.
Cụ Lý quê ở quận Kỳ Giang, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên. Nhiều câu chuyện kể lại rằng cụ không chỉ là một học giả về Trung Y mà còn là đại sư khí công và một nhà cổ vấn chiến thuật.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tuổi thọ của cụ Lý. Các nguồn tin cho rằng năm sinh của cụ bao gồm năm 167 trước Công Nguyên (tức năm 13 nhà Tây Hán), năm 1497 sau Công nguyên (tức năm thứ 10 Hoằng Trị) và năm 1677 (tức năm 16 Khang Hy). Cho dù là sinh năm 1677, thì cụ Lý cũng đã trải qua các triều đại Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống cho đến thời kỳ đầu của Trung Hoa Dân Quốc, thọ 256 tuổi. Theo cáo phó được đăng trên tạp chí Time và The New York Times năm 1933, cụ Lý qua đời ở tuổi 256. Còn nếu năm sinh của cụ là năm 167 trước Công nguyên, thì cụ đã 2.100 tuổi.
Bản thân cụ Lý từng nói rằng cụ sinh vào năm 1736 sau Công nguyên (tức năm nhất Càn Long), vậy thì cụ cũng đã thọ gần 200 tuổi, được xem là quốc bảo rồi.
Cụ ông Lý Thanh Vân ở Trung Quốc đã sống thọ đến 200 năm, trở thành lão nhân nổi tiếng trên thế giới. (Nguồn: Wikipedia) Năm 1930, Thời báo New York đưa tin, giáo sư Hu Zhong Lian (Hồ Trung Liêm), thuộc đại học Thành Đô Trung Quốc, đã phát hiện trong sử sách năm 1827 của Trung Quốc có ghi lời chúc mừng cụ Lý thọ 150 tuổi, đến năm 1877 vẫn có tài liệu ghi chúc mừng cụ tròn 200 tuổi. Năm 1928, thời báo New York có bài báo ghi rõ, những người hàng xóm của cụ Lý đều khẳng định ông và cha của họ từ nhỏ đều đã quen biết cụ, khi đó cụ đã là một người trưởng thành. Trong suốt gần 200 năm đời mình, cụ Lý có 24 người vợ và 180 người con cháu.
Bí quyết trường thọ Cụ Lý chia sẻ rằng để sống lâu, cần phải duy trì trạng thái tâm trí bình tĩnh và thanh thản. Ngày 15/5/1933, cụ nói trong bài báo “Rùa – Bồ câu – Chó“ (Tortoise-Pigeon-Dog) đăng trên Tạp chí Time về huyền thoại và lịch sử của mình:
“Hãy duy trì trạng thái tâm tĩnh lặng, chính là ngồi như một con rùa, bước đi nhanh nhẹn như một con chim bồ câu và ngủ như một con chó.”
Đây chính là bí quyết trường thọ mà cụ để lại cho thế hệ sau.
Được biết, cụ Lý bắt đầu học Đông y từ khi 10 tuổi, cụ thường đi hái lá cây thuốc trong rừng để nghiên cứu phương thuốc trường sinh bất lão. Trong gần 40 năm, cụ chỉ ăn các loại thảo dược như linh chi, kì tử, nhân sâm, hà thủ ô và uống rượu gạo để sống.
Năm 1928, cụ Lý đã viết cuốn sách “Bí mật trường sinh bất lão”, trong đó ghi lại rằng:
Chìa khóa để trường thọ của cụ không thể tách rời khỏi khí công, và phương pháp rèn luyện cơ thể của cụ là “cương nhu kết hợp, âm dương điều hòa”.
Trong đó, cụ chia sẻ 3 bí quyết giúp cụ sống lâu và khỏe mạnh:
Ăn chay lâu dài Luôn duy trì nội tâm bình yên và rộng mở Đun nước cẩu kỷ làm thức uống trà dùng quanh năm
Chìa khóa để trường thọ của cụ Lý không thể tách rời khỏi khí công
Hình ảnh minh họa: Cụ bà tập luyện một trong các động tác của Pháp Luân Công, môn khí công thiền định tốt cho tâm tính và sức khỏe. (Ảnh: Internet) Đạo dưỡng sinh Với trình độ Trung Y bất phàm, cụ đã có nhiều thành tựu phi thường trong lĩnh vực này. Cụ Lý tin rằng độ dài tuổi thọ của một người phụ thuộc vào “nguyên khí” của người đó. Con người được sinh ra và nuôi dưỡng bởi môi trường xung quanh, giống như một ngọn nến nếu được đặt trong một chiếc chụp đèn thì có thể cháy trong một thời gian dài, còn nếu để ngoài trời mưa gió thì hẳn sẽ không cháy được lâu, thậm chí sẽ nhanh chóng vụt tắt. “Nguyên khí” chính là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường xunh quanh. Căn cứ vào lý luận của các bậc thầy dưỡng sinh cổ đại, cụ Lý nhấn mạnh rằng cách giữ gìn sức khỏe phải dựa trên “Từ, Kiệm, Hòa, Tĩnh”.
Từ: Nghĩa là nhân từ, yêu thương và tâm địa thiện lương. Giữ được tấm lòng nhân hậu, không làm hại đến vật hay người, có thể khiến con người chống lại mọi loại tai họa, tự nhiên đạt được sức khỏe và trường thọ.
Kiệm: Nghĩa là tiết chế, tiết kiệm, “kiệm” trong ăn uống thanh đạm có thể bồi bổ tỳ vị; “kiệm” trong ham muốn có thể tụ hợp sinh lực, tinh thần; “kiệm” trong kết bạn thì có thể chọn bạn và ít sai lầm; “kiệm” trong tửu sắc có thể thanh tâm quả dục (tâm thanh tịnh, ít ham muốn); “kiệm” trong suy nghĩ có thể tránh được phiền não; “kiệm” trong lời nói có thể nuôi dưỡng hơi thở, tránh thị phi, đàm tiếu. Cứ thế trong mọi việc, “kiệm” thêm một phần thì lợi thêm một phần.
Hòa: Chính là hài hòa, hòa nhã. Vua tôi mà “hòa” thì có thể khiến quốc gia hưng thịnh, cha con mà “hòa” thì gia trạch an vui, anh em mà “hòa” thì có thể hòa thuận, hỗ trợ nhau; vợ chồng mà “hòa” thì có thể sống vui vẻ, hòa ái; bạn bè mà “hòa” thì có thể giữ được tình nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau; cứ vậy đạt được vạn sự tường hòa.
Tĩnh: Chính là thanh tĩnh, điềm đạm, không làm việc quá sức, không suy nghĩ lung tung. Tổn thương tinh thần còn nặng nề hơn là tổn thương thể xác, “nếu tinh thần không được bảo hộ, cơ thể sẽ không được kiện khang.”
Căn cứ vào lý luận của các bậc thầy dưỡng sinh cổ đại, cụ Lý nhấn mạnh rằng cách giữ gìn sức khỏe phải dựa trên “Từ, Kiệm, Hòa, Tĩnh”. (Ảnh minh họa: ShutterStock) Cụ Lý nói về thói quen sinh hoạt của mình, đó là ăn đừng quá no, nếu không muốn dạ dày và ruột bị tổn thương; đừng ngủ quá lâu, nếu không muốn tinh khí tổn tán, tiêu tan. Trong gần 200 cuộc đời mình, cụ Lý không bao giờ ăn quá nhiều hoặc ngủ quá lâu.
Về sự gấp gáp thời hiện đại, lời khuyên của cụ Lý là hãy làm ngược lại. Cụ cho rằng con người hiện đại thường quá vội vàng và chắc chắn sẽ làm tổn hại đến sức khỏe. Cần giữ được việc đi lại nhanh nhẹn nhưng không vội vã, mắt đừng nhìn quá lâu, tai đừng nên quá thính, ngồi nghỉ ngơi đừng quá uể oải, nằm đừng quá độ.
Trước tình hình biến đổi khí hậu, cụ khuyên rằng khi lạnh rồi mới mặc ấm, khi nóng rồi mới giải nhiệt, đói rồi mới ăn, khát rồi mới uống, ăn nhiều lần và mỗi lần ăn ít. Ngoài ra, đừng để hỷ, nộ, ái, ố làm ảnh hưởng đến tâm trạng, cũng đừng để bị ảnh hưởng tư tưởng bởi phú quý vinh nhục, đây chính là đạo dưỡng sinh.
Cụ Lý từng nói: “Đói rét đau khổ, cha mẹ không thể chịu thay cho, già yếu bệnh chết, vợ con không thể gánh giúp. Chỉ có tự chăm sóc mình, tự bảo hộ mình mới là chuẩn tắc và mấu chốt của đạo dưỡng sinh.”
UKRAINE TUYÊN BỐ LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ NƯỚC NÀY ĐÃ SỬ DỤNG TÊN LỬA JAVELIN ĐỂ PHÁ HỦY XE TĂNG T-90M CỦA NGA TRONG TRẬN GIAO TRANH TẠI KHARKOV.
Một phóng viên của báo The Kyiv Independent chụp cùng xác xe tăng được cho là T-90M của Nga (Ảnh: The Drive).
Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 5/5 cho biết, một xe tăng T-90M của Nga đã bị phá hủy khi lực lượng Nga tiến vào một ngôi làng ở tỉnh Kharkov. Loại vũ khí được lực lượng Ukraine sử dụng là tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, tên lửa Javelin đã “biến xe tăng siêu hiện đại của Nga thành đống sắt vụn”.
Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận, xe tăng T-90M bị phá hủy có biệt danh “Đột phá” và được đưa đến Ukraine chỉ một tuần trước khi bị phá hủy.
Trước đó, một phóng viên của báo Kyiv Independent (Ukraine) đã đăng trên mạng xã hội bức ảnh được cho là xác của một xe tăng T-90M bị bốc cháy sau khi bị trúng hỏa lực ở phía đông bắc Kharkov, Đông Ukraine.
Nếu thông tin trên là chính xác, Nga đã mất xe tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí tại Ukraine, thường được mệnh danh là “sát thủ chiến trường”.
Quân đội Ukraine đã đăng một video quay từ máy bay không người lái, ghi lại các vụ việc mà Kiev mô tả là “vũ khí phóng vào xe tăng và mục tiêu quân sự Nga”.
Phía Ukraine cho biết đơn vị tình báo nước này đã phát hiện nhóm xe tăng và thiết bị của Nga, sau đó phối hợp với lực lượng mặt đất phóng vũ khí phá hủy “2 xe tăng và 2 rocket phòng loạt của Nga”.
T-90M Proryv là phiên bản cải tiến uy lực của dòng xe tăng T-90 chủ lực của Nga. Xe tăng này được trang bị một tháp pháo hoàn toàn mới và một động cơ mạnh mẽ hơn. Proryv được trang bị hệ thống ngắm mới cho phép sử dụng vũ khí vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một lợi thế của T-90M là có thể chia sẻ dữ liệu với các phương tiện khác trong thời gian thực.
Xe tăng T-90M vượt trội đáng kể so với mẫu xe tiền nhiệm T-90 nhờ hiệu quả chiến đấu trong khi vẫn giữ được những ưu điểm của mẫu xe trước.
Đầu năm 2021, quân đội Nga đã đưa vào biên chế lô xe tăng T-90M. T-90M Proryv-3 sử dụng động cơ diesel mạnh mẽ cho phép nó di chuyển với tốc độ 72 km/h. Xe tăng này cũng được trang bị các lớp giáp phản ứng nổ tiên tiến mang tên Relikt.
Hiện mới có khoảng 100 chiếc T-90M trong biên chế quân đội Nga. Việc Nga đưa tới Ukraine xe tăng hiện đại T-90M được xem là thể hiện quyết tâm của Moscow trong việc hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Gần đây, Nga liên tục thông báo tấn công phá hủy các kho tập kết vũ khí mà phương Tây chuyển cho Ukraine. Mặc dù vậy, Mỹ và các đồng minh tuyên bố sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho Kiev đến khi nào Ukraine đẩy lùi được lực lượng Nga.
Kể từ đầu chiến dịch tới nay, Nga tuyên bố phá hủy của Ukraine 261 máy bay quân sự, 726 máy bay không người lái, 288 hệ thống tên lửa phòng không, 2.834 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 325 bệ phóng tên lửa, 1.306 pháo dã chiến và súng cối, cũng như 2.646 đơn vị xe quân sự đặc biệt.
Tỉ phú Vladimir Potanin (ảnh: Mikhail Svetlov/Getty Images)
Các vết rạn lộ diện dần trong giới thượng lưu Nga khi các tỷ phú bắt đầu than vãn về tác động của cuộc xâm lược Ukraine. Nhiều nhà tài phiệt và quan chức tài chính lo lắng về thiệt hại kinh tế mà họ và đất nước đang gánh chịu…
Sau hai tháng kể từ ngày Nga xâm lược Ukraine, sự im lặng, thậm chí “đồng lõa”, của giới tinh hoa Nga, đang quay đầu theo hướng khác. Ngay cả khi các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ của công chúng đối với chiến dịch quân sự, trong bối cảnh bộ máy tuyên truyền của nhà nước hoạt động hết công suất và luật mới cấm chỉ trích cuộc chiến, các vết nứt vẫn xuất hiện theo thời gian.
Washington Post cho biết, ranh giới phân chia giữa các phe phái trong giới tinh hoa kinh tế Nga ngày càng rõ ràng hơn, và một số tài phiệt – đặc biệt là những người đã giàu lên trước khi Putin lên nắm quyền – đã bắt đầu có ý kiến. Đối với nhiều người, vấn đề quan trọng ngay lúc này là những tai ương do cuộc xung đột gây ra cho chính sản nghiệp của họ. Loạt biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt đã hạ xuống một “bức màn sắt” mới đối với nền kinh tế Nga, đóng băng hàng chục tỷ đôla tài sản của nhiều tỷ phú. Ngày 28 Tháng Tư, Toà Bạch Ốc thông báo đề xuất thanh lý tài sản của các tài phiệt Nga và dùng chúng để tái thiết Ukraine. Ít nhất bốn tài phiệt có công lớn trong thời kỳ tương đối tự do của Tổng thống Boris Yeltsin đã rời Nga. Và ít nhất bốn quan chức cấp cao cũng từ chức và ra đi, mà cấp cao nhất là Anatoly Chubais, từng là Phó Thủ tướng phụ trách tư nhân hoá thời Yelsin.
Biệt thự ‘Walkirie’ của tỉ phú Oleg Deripaska tại Porto Cervo (Ý) đã bị chính quyền Ý tịch thu bởi lệnh trừng phạt của EU (ảnh: Contributor/Getty Images)
Tuy nhiên, những người giữ các cương vị cao điều hành đất nước vẫn còn mắc kẹt, dù họ cũng muốn ra đi. Đáng chú ý nhất là Giám đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, người có thái độ ôn hòa và được đánh giá cao, cũng xin từ chức ngay sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt nhưng bị Putin bác đơn. Vladimir Lisin, một ông trùm ngành thép giàu lên trong những năm Yeltsin, đã chống lại đề xuất tại Quốc hội Nga về việc vô hiệu hoá sự trừng phạt bằng biện pháp buộc người mua nước ngoài phải trả bằng đồng rúp cho một danh sách các mặt hàng, giống như đã làm với khí đốt.
Trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo ở Moscow, ông giải thích: “Biện pháp này có nguy cơ làm suy yếu các thị trường xuất khẩu mà Nga đã bỏ ra nhiều công sức trong nhiều thập niên để xây dựng”, đồng thời cảnh báo “Chuyển sang thanh toán bằng đồng rúp sẽ loại Nga khỏi thị trường quốc tế”. Vladimir Potanin, Chủ nhà máy kim loại Norilsk Nickel, người từng là kiến trúc sư của quá trình tư nhân hóa Nga vào thập niên 1990, cảnh báo: “Đề xuất tịch thu tài sản của các công ty nước ngoài tạm rời Nga là hủy hoại lòng tin của các nhà đầu tư và đẩy đất nước trở về cuộc cách mạng năm 1917”.
Oleg Deripaska, một ông trùm nhôm phất lên trong thời đại Yeltsin, đi xa hơn các tỷ phú khác khi gọi cuộc chiến ở Ukraine là “điên rồ”. Ông lưu ý các thiệt hại kinh tế của cuộc chiến và dự đoán “Cuộc khủng hoảng kinh tế do bị trừng phạt sẽ tồi tệ gấp ba lần cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 làm rung chuyển kinh tế Nga”. Ông cũng nhắc khéo đến Putin khi nhấn mạnh: “Các chính sách chủ nghĩa tư bản nhà nước trong 14 năm qua đã không dẫn đến tăng trưởng kinh tế cũng không dẫn đến tăng thu nhập của người dân”. Trong một bài đăng tiếp theo trên tài khoản Telegram, Deripaska viết: “Cuộc xung đột vũ trang hiện nay là sự điên rồ mà chúng ta sẽ phải xấu hổ rất lâu!”.
Khi 37 giám đốc điều hành doanh nghiệp giàu có nhất của Nga được gọi đến Điện Kremlin dự cuộc gặp với Putin vài giờ sau khi ông ta phát động cuộc chiến vào ngày 24 Tháng Hai, nhiều người trong số họ rất thất vọng và bị sốc. “Tất cả đều có tâm trạng khủng khiếp – hai người dự họp nói – Họ cảm thấy như bị nghiền nát, choáng váng, loại phản ứng tiêu cực tôi chưa từng thấy trước đây. Thậm chí một số người không thể phát biểu, họ nói: Chúng tôi đã mất tất cả!”.
Đối với một số giám đốc điều hành, khi lặng lẽ thảo luận hậu quả của cuộc chiến với Putin, họ lập tức nhận ra rằng mọi thứ đã kết thúc đối với đế chế kinh doanh mà họ khổ công xây dựng sau khi Yeltsin chuyển sang kinh tế thị trường cách nay hơn 30 năm. Theo hai tỷ phú Nga và một người có quan hệ tốt với chính phủ Nga, quyết định phát động cuộc xâm lược toàn diện của Putin dường như đã gây sửng sốt không chỉ với các tỷ phú mà còn cả tầng lớp thượng lưu Nga, gồm các quan chức kỹ trị cấp cao và một số thành viên của cơ quan an ninh. Với thương vong ngày càng tăng và quân đội Nga buộc phải rút khỏi Kyiv, mức độ đối đầu không chỉ khiến các tỷ phú bị thương vì trừng phạt mà cả một số quan chức an ninh cũng bị thất sủng.
Một cựu quan chức cấp cao khác cho biết ông ta tự thấy có trách nhiệm phải ở lại Moscow dù rất ngạc nhiên và kinh hoàng trước cuộc chiến. “Nếu tất cả mọi người rời đi, thì ai sẽ ở đây để nhặt các mảnh vỡ? – ông hỏi – Nó giống như làm việc tại một nhà máy điện hạt nhân. Ai sẽ điều hành nó nếu bạn rời đi? Nó có thể phát nổ”. Ngoài ra, các giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết nếu họ rời khỏi Nga, công ty của họ sẽ bị chính phủ thu giữ. Ưu tiên của các tỷ phú đang mắc kẹt ở Moscow là cố giữ an toàn.
Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Nga dường như đã ổn định kể từ khi có lệnh trừng phạt, nhờ phần lớn vào doanh thu ước tính hơn $800 triệu/ngày tiền bán dầu và khí đốt cho châu Âu. Chính sách của Ngân hàng trung ương Nga buộc các nhà xuất khẩu bán 80% thu nhập bằng đồng nội tệ cứng đã ngăn chặn sự bùng nổ của đồng rúp, đủ để Putin tuyên bố “cuộc chiến kinh tế chống lại Nga đã thất bại”. Nhưng đầu tháng này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nabiullina cảnh báo tác động của các lệnh trừng phạt vẫn chưa được cảm nhận đầy đủ và cảnh báo điều tồi tệ nhất sắp xảy đến. Các nhà máy sản xuất của Nga đều phụ thuộc vào các linh kiện nhập khẩu, đang bắt đầu cạn kiệt nguồn cung, trong khi dự trữ hàng tiêu dùng nhập khẩu cũng dần cạn kiệt.