Nhà mái ngói đỏ nhấp nhô

KHÁNH HÒA – Kết hợp những vật liệu thân thuộc với hình thức và giải pháp mới, công trình đem tới cho gia chủ không gian gần gũi mà độc đáo.

Trên mảnh đất 130 m2 ở Diên Khánh, gia chủ cùng kiến trúc sư muốn giữ lại những nét kiến trúc nông thôn truyền thống đang dần mai một đồng thời tạo ra môi trường sống gần gũi thiên nhiên mà đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại.

Ở bên ngoài, phần mái nhấp nhô tạo nên sự đặc biệt cho công trình. Mái dốc kéo dài từ tầng hai xuống tầng trệt cộng với phần hiên rộng giúp chắn nắng vào mùa hè và mưa tạt vào mùa đông. Hình thái mái chóp dốc còn hỗ trợ chống bão.

Ngói đỏ phủ trên bề mặt mái bê tông bảo vệ và chống nóng đồng thời tạo sự thân quen.

Phía trước nhà, nhóm thiết kế bố trí một khoảng lùi để làm sân trước, hai bên trồng cau và cây xanh. Sân lát gạch Tàu, vừa tạo sự liên kết với mái ngói vừa gợi nhớ hình ảnh sân những ngôi nhà Việt xưa.

Bên trong, không gian thay đổi theo từng bước đi của con người.

Từ sân vào, không gian mở rộng theo chiều cao. Phòng khách kết nối với tầng trên bằng khoảng thông tầng. Đến khu vực bàn ăn phía sau phòng khách, phần trần được hạ thấp để “đóng” dần không gian.

Tới hành lang nối với cuối nhà, không gian hẹp hẳn lại rồi mở ra bếp, giếng trời, phòng ngủ của bố mẹ.

Giữa phòng ngủ của bố mẹ và phòng khách – bếp là giếng trời kết hợp vườn nhỏ. Nhờ đó, không gian chung – riêng tách biệt mà vẫn dễ tương tác.

Phòng hai con vì ít sử dụng thường xuyên được bố trí trên tầng hai, cũng nằm cạnh giếng trời. Các phòng ngủ đủ riêng tư nhưng gần gũi với nhau và với thiên nhiên.

Cầu thang tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Cầu thang cong kết hợp với khoảng thông tầng ở góc gãy của mảnh đất nhằm đem tới cảm giác gọn gàng và mềm mại. Đá mài dùng cho cầu thang là vật liệu quen thuộc hay được các thế hệ trước sử dụng đồng thời hạn chế được nhược điểm gãy khúc của khu đất.

Thiết kế nội thất nhà hướng đến sự đơn giản, tiện nghi, hiện đại. Việc sử dụng sơn trắng và gỗ sáng màu giúp không gian rộng rãi, sáng sủa hơn.

Các yếu tố truyền thống cũng được đưa vào không gian nội thất như bộ sofa gỗ phòng khách, ghế ngồi ngoài hiên thường thấy trong các ngôi nhà truyền thống Việt Nam.

Bản vẽ bố trí mặt bằng và mặt cắt của công trình. Ngôi nhà hoàn thiện năm 2020.

Minh Trang / Ảnh: Hiroyuki Oki

Vị vua xây dựng nên đế chế vĩ đại và kết cục 23 nhát dao đâm

Julius Caesar là một nhà chính trị tài ba, người đưa ra hàng loạt quy tắc cải cách, đặt nền móng quan trọng cho sự chuyển đổi của Cộng hòa La Mã sang hệ thống chính trị mới là Đế chế La Mã. Nhưng trước hết, ông là một nhà chỉ huy quân sự xuất chúng.

Trận chiến Pharsalus

Một trong những trận chiến nổi tiếng nhất của ông là trận Pharsalus trong cuộc nội chiến La Mã. Đối thủ của Caesar là Pompey – đồng minh cũ và cũng là người nhận được sự ủng hộ của Viện nguyên lão. Trận chiến cho thấy tài bài binh bố trận của Caesar – người chiến thắng vẻ vang mặc dù bị áp đảo về quân số.

Pompey dàn lực lượng bộ binh đông đảo nhưng thiếu kinh nghiệm thành một đội hình dày phía trước. Ông cho rằng cách bố binh này sẽ giúp họ vững vàng hơn khi chiến đấu. Cánh phải của Pompey đứng bên bờ Sông Enipeus, vì vậy ông yên tâm hơn và cho kỵ binh đứng bên trái.

Pompey dự định tấn công bộ binh của Caesar vào phần trung tâm, sử dụng 7.000 kỵ binh để tiêu diệt tiền quân của Caesar, sau đó đi vòng ra sau để tấn công bộ binh.

Nhưng kế hoạch này không có tác dụng với Caesar, người dàn binh dày đặc ở cánh phải – nơi có nguy cơ cao bị tấn công – và đặt 5.000 bộ binh nấp đằng sau lớp kỵ binh phía trước.

Một trong những trận chiến nổi tiếng nhất của ông là trận Pharsalus chống lại Pompey.
Một trong những trận chiến nổi tiếng nhất của ông là trận Pharsalus chống lại Pompey. (Ảnh minh họa).

Trận chiến bắt đầu khi các bộ binh hai bên chiến đấu ở trung tâm. Vì số lượng đông, kỵ binh của Pompey áp đảo kỵ binh của Caesar và lao vào bộ binh phía sau. Khi kỵ binh của Pompey tản ra chiến đấu thành các đội nhỏ, Caesar nhận ra đây là cơ hội tấn công. Ông bất ngờ ra lệnh ném lao vào kẻ thù. Cuộc tấn công đột ngột làm cho kỵ binh Pompey bị thương và chạy tán loạn.

Điều này làm cho đội cung thủ và ném đá – lực lượng dễ bị tấn công – của Pompey bị hở. Caesar tiếp tục điều quân lên, khiến Pompey phải cử cả kỵ binh phía cánh trái sang chống đỡ.

Cuối cùng, sau khi Pompey đã dồn hết lực lượng và không còn quân dự trữ, Caesar tung đoàn quân cuối cùng vào trận và chiến thắng.

Nhờ tài chỉ huy, Caesar đã thắng trận dù bị áp đảo về quân số.
Nhờ tài chỉ huy, Caesar đã thắng trận dù bị áp đảo về quân số. (Ảnh minh họa).

Đây chỉ là một chiến thắng điển hình của Caesar – người được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất lịch sử vì đã đặt nền móng cho Đế chế La Mã, theo History. Cuộc đời và cái chết đau đớn của ông từ lâu đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học và phim ảnh.

Liên minh tam hùng

Julius Caesar sinh ra trong một gia đình nổi tiếng nhưng không giàu có ở La Mã vào năm 100 TCN. Đến tuổi trưởng thành, ông gia nhập quân đội, lên đường đến các vùng đất ở châu Á và Cilicia. Khi Sulla – nhà lãnh đạo tối cao của La Mã thời đó – qua đời, Caeser trở lại và bắt đầu sự nghiệp chính trị.

Vị trí của Caesar được củng cố vào năm 74 TCN khi ông tập hợp đội quân riêng và chiến đấu với Mithradates VI Eupator, vua Pontus, người tuyên chiến với La Mã.

Caesar bắt đầu làm việc với nhà chính trị nổi tiếng Pompey và ngay sau đó. Ông tiếp tục nắm giữ nhiều vị trí quan trọng khác trong chính quyền và giữ liên minh chặt chẽ với Pompey.

Đồng thời, Caesar cũng liên minh với Crassus – vị tướng kiêm chính chị gia La Mã thành công trong thời Sulla.

Tượng của Julius Caesar.
Tượng của Julius Caesar.

Caesar, Pompey và Crassus sau đó thành lập Liên minh tam hùng lần 1 nổi tiếng trong lịch sử La Mã, có vai trò tuy không chính thức nhưng rất lớn trong chính trị, theo Biography.

Dù Crassus và Pompey là đối thủ mạnh, Caesar đã thể hiện khả năng đàm phán tuyệt vời, chiếm được sự tin tưởng của họ. Ông thuyết phục họ tin rằng làm đồng minh sẽ phù hợp hơn làm đối thủ.

Với Caesar, Liên minh tam hùng lần 1 là nền tảng hoàn hảo cho tham vọng thống trị lớn hơn. Crassus – người giàu có nhất lịch sử La Mã – yêu cầu được hỗ trợ tài chính cho Caesar trong con đường “thăng tiến” của ông.

Nhà quân sự tài ba

Khởi điểm là nhà quân sự, Caesar không bao giờ quên sự quan trọng của các cuộc chinh phạt. Ông rời La Mã và đến Gaul (nay là Pháp và Bỉ) vào năm 58 TCN. Ông đánh bại những bộ lạc ở đây và bắt đầu đóng quân bảo vệ biên giới.

Khi các bộ lạc của Đức có ý định xâm lược Gaul, Caesar cho xây cầu qua sông Rhine, diễu quân để phô trương lực lượng. Nhưng sau đó, ông chỉ huy quân về và phá tan cây cầu. Phía Đức hiểu rõ thông điệp mà Caesar muốn gửi gắm và không bao giờ dám tấn công, theo trang Acient.eu.

Đến năm 52 TCN, ông chính thức đánh bại thủ lĩnh vùng Gaul và trở thành nhà cai trị nơi đây. Điều này cho phép Caesar xây dựng đội quân lớn hơn và bắt đầu thực hiện các hoạt động quân sự nhằm củng cố vị thế. Lúc đó, Caesar đã muốn trở thành một trong những lãnh đạo vĩ đại nhất của La Mã.

Theo trang Changing minds, Caesar có rất nhiều tố chất của người chỉ huy lỗi lạc. Ông luôn tỏ lòng tôn trọng quân đội của mình và rất giỏi giao tiếp với họ. Ông khuyến khích quân đội tự trang trí vũ khí cá nhân, điều khiến họ tự hào và nổi bật.

Tượng Ceasar đặt ở Rimini, nước Ý ngày nay.
Tượng Ceasar đặt ở Rimini, nước Ý ngày nay.

Sử gia Suetonius từng nói rằng khi ra trận chiến, Caesar luôn là người đi đầu đoàn quân: “Ông luôn dẫn dắt đội quân, thường đi bộ hơn là ngồi trên ngựa”.

Ở tuổi 41, Caesar cũng là kiếm sĩ và kỵ binh khéo léo nhất, có sức chịu đựng đáng kinh ngạc.

Mặc dù rất công bằng với binh lính, Caesar tàn bạo không kém khi trừng phạt. Suetonius viết: “Ông đánh giá binh lính bằng hồ sơ chiến đấu, không phải bằng đạo đức hoặc địa vị xã hội. Mặc dù bỏ qua sai lầm của họ và không bao giờ đặt ra bất kỳ mức phạt nào, ông luôn cho những kẻ trốn tránh hay kẻ phản bội bị trừng phạt nặng”.

Caesar cũng rất tàn phẫn với kẻ địch. Ông từng đợi cho kẻ thù hết sạch nước uống và yêu cầu chặt tay những người sống sót.

Con đường thành “Hoàng đế”

Khi quyền lực và uy tín của Caesar tăng cao, Pompey trở nên ghen tị. Liên minh tam hùng lục đục, buộc phải tạm thời giải quyết xung đột vào năm 56 TCN, chia quyền lãnh đạo cho từng người ở các vùng đất riêng: Caesar tiếp tục làm chủ các vùng đất hiện tại trong 5 năm, Crassus có nhiệm kỳ 5 năm tại Syria và Pompey có nhiệm kì 5 năm ở Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, 3 năm sau, Crassus bị giết khi ra trận ở Syria và liên minh tam hùng sụp đổ.

Pompey sau đó liên minh với giới quý tộc – những người coi Caesar là mối đe dọa quốc gia. Khi đó, Caesar nhận ra cuộc nội chiến với Pompey là không thể tránh khỏi.

Cuối cùng, quân đội của Pompey không thể sánh được với Caesar. Cuối năm 48 TCN, Caesar đẩy lùi Pompey ra khỏi La Mã và đuổi đến Ai Cập. Ở đó, Pompey bị giết, Caesar liên kết với nữ hoàng Ai Cập Cleopatra.

Với các chiến công hiển hách, khi trở lại La Mã, Caesar được tôn làm thủ lĩnh của La Mã và tôn làm Cha của Đất nước. Mặc dù nổi tiếng ngày nay với tên gọi Hoàng đế Ceasar, địa vị chính thức của ông thời đó nhà lãnh đạo tối cao.

Caesar được tôn làm nhà lãnh đạo tối cao của La Mã năm 44 TCN.
Caesar được tôn làm nhà lãnh đạo tối cao của La Mã năm 44 TCN.

Caesar đưa ra hàng loạt quy tắc cải cách La Mã, đặt nền móng cho một hệ thống chính trị mới. Ông được cho là người đóng vai trò then chốt trong sự chuyển đổi từ Cộng hòa La Mã sang Đế chế La Mã:

  • Ông giảm nợ và cải cách Viện nguyên lão bằng cách tăng quy mô và mở cửa đón chào dân thường.
  • Ông sửa đổi lịch La Mã thành 365 ngày và tái cơ cấu chính quyền địa phương. Ông trao quyền công dân cho vài người nước ngoài. Là người khôn ngoan và nhân nhượng, Caesar thậm chí còn mời một số đối thủ cũ vào bộ máy chính quyền.

Cùng lúc, Caesar cũng rất cẩn trọng trong việc củng cố quyền lực. Ông đưa nhiều đồng minh vào Viện nguyên lão và yêu cầu nơi này thể hiện sự tôn trọng. Trong các cuộc họp hội đồng, ông phải là được phát biểu đầu tiên và đồng tiền La Mã có mặt của ông.

Vụ ám sát đầy đau đớn

Tranh minh hóa vụ ám sát của Ceasar
Tranh minh hóa vụ ám sát của Ceasar.

Khi Caesar gia tăng cường quyền lực, ông bắt đầu bị một số thành viên trong Viện nguyên lão ghen tị và chống đối.

Ở tuổi 55, Caesar bị ám sát một cách tàn nhẫn. Hai nguyên lão đã đâm ông 23 nhát. Dũng cảm đến giây phút cuối cùng, Caesar nói: “Thà chết một lần còn hơn sống liên tục trong nỗi sợ cái chết”.

Những kẻ ám sát ông sau đó bị giết và Caesar trở thành nhân vật La Mã đầu tiên được thánh hóa. Viện nguyên lão ban cho ông danh hiệu “The Divine Julius” (tạm dịch Julius thần thánh) 2 năm sau đó.

 Theo Dân Việt / Khoa học TV

6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu, nhanh nhanh học “lỏm” được thì sớm muộn gì cũng thành công

6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu, nhanh nhanh học "lỏm" được thì sớm muộn gì cũng thành công
Người thông minh, tài giỏi phải là người biết đưa ra quyết định khôn ngoan và quyết định khôn ngoan nhất mà bạn có thể đưa ra trong đời này chính là học hỏi 6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu.

Tài giỏi và thành công là điều mà ai cũng mong muốn nhưng để định nghĩa hay đạt được chúng thì thật sự không đơn giản. Bởi không có gì dễ dàng đạt được chỉ sau một đêm, nhưng xây dựng những thói quen, tính cách tích cực mỗi ngày sẽ giúp bạn có thể chạm tới đỉnh thành công nhanh hơn.

Chính vì thế, hãy bắt đầu học tập 6 đặc điểm được coi là “bất ly thân” của những người tài giỏi để thay đổi chính mình và thay đổi tiền đồ tương lai.

1. Thường xuyên nói “Không”

6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu, nhanh nhanh học lỏm được sớm muộn gì cũng thành công: Bẩm sinh không thông minh thì hãy khôn ngoan một cách nhân tạo - Ảnh 1.

Theo nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi, mọi thành công đều cần có sự tập trung cao độ. Vì vậy, người thành đạt luôn biết cách nói “Không” với những phiền nhiễu gây ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ. Bạn sẽ thấy rất hiếm khi những người này đi chơi, mua sắm hay tán gẫu với bạn bè hàng tối ngoài quán bar…

Ông Csikszentmihalyi cũng từng kể lại, trong quá trình viết cuốn sách “Creativity”, ông đã tìm tới rất nhiều người nổi tiếng và thành đạt với mong muốn đưa họ vào cuốn sách của mình. Tuy nhiên, phần lớn họ đều từ chối vì bận bịu với những dự án của riêng bản thân.

Chính tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett cũng từng nói: “Sự khác biệt giữa những người thành công và những người rất thành công là những người rất thành công nói “không” với gần như tất cả mọi thứ!”.

2. Lạc quan

Sự lạc quan có liên quan rất nhiều đến cách bạn nhìn nhận thế giới.

Đối với những người tài giỏi và thành công, sự lạc quan đến một cách tự nhiên. Họ tập trung vào những gì tốt và hành động với tinh thần vui vẻ. Lạc quan dẫn đến một tư duy tốt hơn mà mọi người cần để hoàn thành mục tiêu của mình.

Nếu bạn luôn bi quan, thì bạn sẽ hạn chế bản thân đạt được mọi thứ có thể. Chỉ cần bạn có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và mọi thứ, bạn sẽ đạt được bất cứ điều gì.

3. Học hỏi suốt đời

6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu, nhanh nhanh học lỏm được sớm muộn gì cũng thành công: Bẩm sinh không thông minh thì hãy khôn ngoan một cách nhân tạo - Ảnh 2.

Người tài giỏi không chấp nhận việc để bản thân “giậm chân tại chỗ” – tôi của ngày hôm qua và tôi của ngày hôm nay tuyệt đối không được phép là 2 cá thể giống nhau. Thay vào đó, họ không ngừng nỗ lực trong việc phát triển bản thân, cải thiện công việc, các mối quan hệ cũng như kiến thức, tư duy và cả tinh thần. Thế nên, họ đều nắm bắt được những gì đang diễn ra với thành phố, đất nước và thế giới xung quanh mình cũng như cách mà chúng vận hành. Một ví dụ điển hình cho việc học hỏi suốt đời là việc nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett được tiết lộ đọc khoảng 500 trang sách mỗi ngày.

4. Kiên trì đến lì lợm

Thông minh và sáng tạo là hai yếu tố tạo nên thành công – nhưng chúng không phải yếu tố quan trọng nhất. Theo các nhà khoa học, sự kiên trì tới mức lì lợm mới thực sự là chìa khóa mở cánh cửa bước vào ngôi đền vĩ nhân.

Chuyên gia Daniel Pink trong cuốn “Drive: The suprising truth about what motivates us” (Tạm dịch: Động lực chèo lái hành vi) cho hay, kiên trì tuy là khái niệm khó xác định nhưng lại góp phần quan trọng hơn cả chỉ số IQ trong việc đánh giá sự thành công của một con người.

6 đặc điểm mà người tài giỏi nào cũng sở hữu, nhanh nhanh học lỏm được sớm muộn gì cũng thành công: Bẩm sinh không thông minh thì hãy khôn ngoan một cách nhân tạo - Ảnh 3.

Các vĩ nhân đặc biệt ở chỗ, họ kiên trì và đam mê theo đuổi những mục tiêu dài hạn. Theo nhà nghiên cứu Howard Gardner, họ yêu thất bại nhiều khi còn hơn cả sự thành công và điều này được kiểm chứng trong chiều dài lịch sử. Isaac Newton, Albert Einstein hay thậm chí Bill Gates, Warren Buffett đã không ít lần vấp ngã trước khi có được sự nghiệp lẫy lừng, vang dội.

Ngoài ra, khi được hỏi chìa khóa thành công là gì thì cả Jack Ma và Bill Gates đều cho rằng từ bỏ chính là một thất bại lớn nhất và người kiên trì đến cùng là những người thành công. Kể cả khi bạn đã cố gắng hết sức nhưng không đạt được mục tiêu của mình thì đó cũng là một thành công. Những người vĩ đại luôn học hỏi nhiều nhất từ những trở ngại, khó khăn. Chìa khóa thành công là sự kiên trì và không ngừng học hỏi từ những sai lầm của bạn.

5. Thích tạo ra may mắn

Những vĩ nhân trên thế giới đều không tin, may mắn chỉ là sự ngẫu nhiên. Thay vào đó, họ luôn cố gắng để tạo ra “may mắn” cho bản thân.

Thực tế, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra may mắn là điều con người kiểm soát được. Trong cuốn Luck Factor, nhà nghiên cứu Richard Wiseman đã chỉ ra, chính hành động và cách ứng xử hàng ngày sẽ quyết định bạn có may mắn hay không.

Theo ông, những vĩ nhân duy trì các thói quen tốt và biết cách đối nhân xử thế nên họ tạo ra được nhiều cơ hội cho bản thân – thứ mà những người bình thường cho rằng đó là “may mắn”. Để kiểm chứng kết luận này, Wiseman thậm chí còn mở lớp học dạy “may mắn” và phân tích kết quả dựa trên sự thay đổi của các học viên trong lớp này. Thật đáng ngạc nhiên, 80% học viên thừa nhận cuộc sống họ vui vẻ và may mắn hơn trước rất nhiều nhờ vào các kĩ năng được rèn luyện và đào tạo.

6. Không bao giờ đổ lỗi cho người khác

Những kẻ thất bại là người đổ lỗi cho người khác về thất bại của bản thân còn người thành công chịu trách nhiệm cho tất cả những thất bại đó. Kẻ thất bại phàn nàn về mọi thứ và chối bỏ những sai lầm do thiếu sót của bản thân, họ đổ lỗi cho cả ba mẹ của mình điều đó khiến họ không đáng tin cậy, không biết rút ra bài học từ những sai lầm. Họ cứ mải mê đổ lỗi mà không biết kiểm điểm lại chính bản thân mình nên thành công càng ngày càng xa họ.

Trong khi đó, người thành công luôn đạt được mục tiêu đề ra vì họ biết thành công phụ thuộc vào nỗ lực, sự kiên trì và mục tiêu của bản thân họ. Đối với những người này, thất bại chính là động lực giúp họ vươn tới thành công.

Thật dễ dàng để thực hiện điều này vì họ đã có những kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng.

Theo Healthyway và Bakadesuyo

Nguyễn Hồng / Theo Trí thức trẻ /Cafef.Vn

Cái giá châu Âu phải trả khi nhận tiền đầu tư khủng từ Trung Quốc

Peljesac bridge, Croatia
Chụp lại hình ảnh,Cầu Pelješac do Trung Quốc xây tại Croatia

Hàng tỷ đôla Mỹ, là tiền từ Trung Quốc, đang thúc đẩy một số nền kinh tế châu Âu – thế nhưng một số thương vụ không phải là diễn ra mà không có điều kiện kèm theo. Những người chỉ trích cho rằng chúng là “bẫy nợ”, là thứ khiến Trung Quốc có thể có quyền chọn xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các khoản vay không được hoàn trả.

Trung Quốc khẳng định mình là đối tác đầu tư đáng tin cậy – nhưng nước này cũng đang phải đối mặt với các cáo buộc bóc lột công nhân và hủy hoại môi trường.

Short presentational grey line

Đó là một trong những khoảnh khắc được camera an ninh (CCTV) ghi được về một thảm họa sắp xảy ra. Người ta thấy hình ảnh một công nhân bến tàu tại cảng Piraeus rộng lớn của Hy Lạp, gần Athens, đang đi dọc theo bờ sông bên cạnh một đống container khổng lồ.

Đột nhiên, anh ngước lên và thấy một trong số những container đang lao từ trên cao xuống về phía mình, với một chiếc khác đang rớt ngay tiếp sau. Anh tức tốc chạy vọt đi, thoát chết trong gang tấc thay vì bị hai vỏ thùng khổng lồ đè bẹp – những container này đập mạnh vào một chiếc xe tải không chở gì.

Giây phút container lao từ trên cao xuống

Năm ngoái, một công nhân khác ở Piraeus không may mắn như vậy. Dimitris Dagklis, 45 tuổi, đã không thoát kịp và thiệt mạng trong một vụ tai nạn cần cẩu.

“Cái chết của ông ấy là hậu quả của việc chúng tôi phải làm việc căng thẳng và của thực tế là không có đủ các biện pháp an toàn tại chỗ,” Markos Bekris, chủ tịch nghiệp đoàn công nhân đóng tàu, nói.

Kể từ cái chết của Dagklis, các nghiệp đoàn đã đình công để phản đối tình trạng cắt giảm nhân sự tại cảng – nơi mà Cosco, một công ty quốc doanh của Trung Quốc nắm hai phần ba quyền sở hữu.

Trên toàn châu Âu, trong lúc các chính phủ đang lo lắng về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sau đại dịch, Bắc Kinh đang tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư của mình. Đó là việc nắm quyền điều hành các cảng, các mỏ ở châu Âu, xây dựng cầu đường, đầu tư vào những nơi mà người khác không làm.

Nhưng các quốc gia đang phải cân nhắc giữa những cái được và những rủi ro của việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc. Nhiều chính phủ ngày càng cảnh giác với cái gọi là “bẫy nợ”, khi mà những bên cho vay – chẳng hạn như nhà nước Trung Quốc – có thể đòi hỏi các nhượng bộ kinh tế, chính trị nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư không thể trả nợ.

Hy Lạp bán cảng biển sau vụ khủng hoảng kinh tế trầm trọng 2008

Cũng có những cáo buộc về việc người lao động bị các công ty Trung Quốc bóc lột – về mức lương, điều kiện làm việc và lượng nhân công mà họ sử dụng. Chúng tôi nêu câu hỏi cho Cosco về cái chết của Dimitris Dagklis, mức sử dụng nhân sự tại Piraeus và những lo ngại về môi trường về việc mở rộng cảng. Công ty nói họ sẽ không trả lời phỏng vấn của chúng tôi và không hỗ trợ gì thêm.

Markos Bekris
Chụp lại hình ảnh,Markos Bekris

Bekris không đổ lỗi hoàn toàn cho Bắc Kinh trong việc đã đóng góp vào những điều mà ông gọi là bào mòn quyền lợi của người lao động. Ông nói rằng hệ thống tư bản sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cho phép bất kỳ công ty nước ngoài nào cũng có thể nhảy vào, tối đa hóa lợi nhuận mà đổi lại là quyền lợi của người lao động sẽ bị cắt giảm.

Không ai nghi ngờ gì về chuyện khoản đầu tư của Bắc Kinh đã thúc đẩy sự phục hưng của cảng kể từ khi chính phủ Hy Lạp buộc phải bán nó đi – và các tài sản công khác – sau hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hồi 2008.

Khi lướt dọc bờ biển trên một chiếc thuyền máy nhỏ, chúng tôi nhanh chóng nhận thấy một dãy dài các tàu vận tải chở container khổng lồ xếp hàng dài phía chân trời chờ cập bến – một bãi đậu xe khổng lồ trên mặt nước, chứa đầy hàng trăm nghìn tấn hàng hóa các loại, chủ yếu là do Trung Quốc sản xuất và sẽ được phân phối đến mọi ngóc ngách châu Âu.

Sự bùng nổ ở Piraeus – bao gồm cả cơ hội việc làm cho người dân địa phương – phản ánh sự chuyển biến rộng rãi hơn trong vận may tài chính của Hy Lạp. Hiện nước này là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của EU.

Tuy nhiên, giống như các nước quốc gia láng giềng khác ở châu Âu, nước này cũng đang phải vật lộn để thích ứng với tác động – cả về kinh tế và những khía cạnh khác – của cuộc chiến Ukraine. Các quốc gia đang đánh giá lại ý nghĩa của việc làm ăn với Trung Quốc – quốc gia hồi tháng Hai đã tuyên bố một trật tự toàn cầu mới, cùng nhịp với đồng minh Nga.

Vào ngày khai mạc Thế vận hội Mùa Đông vừa rồi, tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc tuyên bố quan hệ đối tác “không có giới hạn” với Nga và hứa sẽ hợp tác nhiều hơn để chống lại phương Tây. Kể từ đó, Trung Quốc kiên quyết không lên án hành động tấn công Ukraine của Tổng thống Putin.

Greek port of Piraeus
Chụp lại hình ảnh,Hàng trăm container xếp đống ở cảng biển tại Piraeus

Tại Piraeus, những thiệt hại về môi trường được cho là do việc mở rộng cảng đã khiến người dân địa phương khởi kiện chống lại chủ sở hữu Trung Quốc, hãng Cosco.

Có những lo ngại đặc biệt về việc nạo vét đáy biển không được kiểm soát và tình trạng ô nhiễm độc hại cũng như sự gia tăng mức độ giao thông trên cả đường biển và đất liền.

Luật sư Anthi Giannoulou – người thuở ấu thơ từng dạo chơi trên bờ biển đầy đá – lo sợ cho tương lai lâu dài của cộng đồng nơi cô sinh sống.

“Điều đó không có lợi cho Piraeus. Nó sẽ chỉ có lợi cho những người không sống ở đây.”

“Piraeus là một thành phố thực sự nhỏ và những người vẫn đang ở đây là những người đã sinh sống ở đây trong nhiều thế hệ. Vì vậy, chúng tôi không thể bị đuổi ra bởi một số khoản đầu tư mà không được hỏi ý kiến.”

Trong tiền sảnh lát đá cẩm thạch của một tòa nhà chính phủ ở trung tâm Athens, chúng tôi được chào đón bởi Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikos Dendias. Ông giải thích việc đầu tư vào Piraeus là đôi bên cùng có lợi – và gợi nhớ rằng Trung Quốc là nhà đầu tư duy nhất xuất hiện ở thời điểm chính phủ Hy Lạp buộc phải bán cảng.

“Về quan hệ kinh tế của chúng tôi, tôi nghĩ rằng cả hai bên đều có lợi. Trung Quốc có lối vào để các sản phẩm hàng hóa của họ vào được Liên minh châu Âu, tới vùng Balkan và đến trung, đông Âu. Còn chúng tôi có một cảng thương mại lớn được nâng cấp, hiện đại.”

Sau vụ sụp đổ hồi 2008, cái gọi là “troika châu Âu” thuộc Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kiên quyết bán cảng để giúp giải quyết các khoản nợ đang tăng nhanh chóng mặt của Hy Lạp.

“Sự thật là Trung Quốc đã mua Piraeus và bây giờ Piraeus là một trong những cảng lớn nhất ở châu Âu và – nếu những gì họ nói là đúng, và tôi không có lý do gì để nghi ngờ điều đó – có thể sẽ trở thành số một, hoặc số hai, trên toàn châu Âu. Tức là có sự cải thiện to lớn, và khoản đầu tư vào đó là rất đáng kể.”

Greek port of Piraeus
Chụp lại hình ảnh,Công nhân làm việc tại cảng Piraeus

Nhưng còn những “bẫy nợ” có thể có, đi kèm với những khoản đầu tư nào đó của Trung Quốc trong tương lai vào Hy Lạp thì sao? Cảng Piraeus có phải là điểm quan trọng trong quan hệ của Athens với Bắc Kinh? Ông Bộ trưởng thừa nhận chính phủ của ông đã chưa ký thêm bất kỳ thỏa thuận lớn nào, nhưng nói rằng sẽ đánh giá các cơ hội làm ăn trong tương lai trên cơ sở xem xét từng trường hợp.

“Không có bất kỳ khoản đầu tư lớn nào khác của Trung Quốc vào Hy Lạp, nhưng chúng tôi đánh giá khoản đầu tư này trên cơ sở thương mại. Ý tôi là, nếu người Trung Quốc muốn đầu tư, thì chúng tôi là một quốc gia tự do và một nền kinh tế tự do.”

Công nhân Việt Nam ở ‘thành phố Trung Quốc giữa lòng châu Âu’ của Serbia

Hy Lạp không phải là nơi duy nhất của châu Âu nhận hàng tỷ đô la của Bắc Kinh đầu tư vào.

Đứng trên sườn đồi nhìn ra thành phố Bor của Serbia, bạn sẽ không bị coi là bất thường gì nếu ngỡ rằng mình đang ở một tỉnh của Trung Quốc. Các công nhân hét lên bằng tiếng Quan Thoại, cờ đỏ cắm khắp nơi, và các văn phòng hành chính có dáng dấp của những đền chùa.

Trung Quốc đang đổ tiền vào mỏ đồng, vốn là thứ đã định danh cho nơi này từ nhiều thập kỷ qua. Việc khai thác kim loại đã khiến nước ở một số hồ và bể chứa gần đó chuyển sang màu gỉ sét.

Copper mine near the Serbian city Bor
Chụp lại hình ảnh,Mỏ đồng gần thành phố Bor của Serbia

Đó cũng là một phép ẩn dụ về cách mà màu đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang để lại dấu ấn trên khắp lục địa này.

Nằm trong châu Âu nhưng lại ngoài Liên minh châu Âu, Serbia không có mức bảo vệ quyền lợi cho người người lao động cao như ở Dublin, Madrid hay Vienna.

Điều này đã được thể hiện vô cùng sắc nét khi chúng tôi gặp một người đàn ông Việt Nam 35 tuổi trong bóng râm của một tòa nhà vô chủ ở thành phố Zrenjanin, phía bắc thủ đô Belgrade.

“Công ty Trung Quốc đối xử với chúng tôi rất tệ. Họ không tôn trọng chúng tôi,” người đàn ông đã có ba con nói với chúng tôi bằng một giọng nhỏ nhẹ.

Dũng – không phải tên thật – cho biết anh được trả số tiền tương đương 1.200 bảng Anh để đến Serbia xin việc tại nhà máy sản xuất lốp xe Ling Long. Nhưng anh đã sớm hối hận.

“Họ bắt chúng tôi phải làm việc nhiều hơn, nhưng không cung cấp đủ đồ ăn uống. Khi mới đến, tôi được cấp lượng thức ăn nhiều gấp đôi so với bây giờ.”

Dũng giải thích rằng khoảng 400 công nhân Việt Nam được tuyển mộ nhận được mức lương thấp hơn so với công nhân Trung Quốc làm cùng.

“Cứ khoảng 20 đến 30 công nhân sống chung với nhau trong một container. Họ đối xử với chúng tôi như nô lệ.”

Anh đã cố gắng bỏ việc của mình sau năm tháng, nhưng chủ lao động tuyên bố anh không có cơ hội bay trở về Việt Nam. Anh bị mắc kẹt lại nơi cách nhà hàng ngàn dặm.

Sau đó, chúng tôi nghe nói Dũng đã tìm cách trở về với gia đình – nhưng phải đi vay khoản tiền 1.500 bảng Anh để lo trang trải chi phí.

Không chỉ điều kiện sinh hoạt tồi tệ mới là điều một số tổ chức từ thiện đang cảnh báo – các hợp đồng mà người lao động được yêu cầu ký cũng là cả vấn đề.

Các giấy tờ tuyển dụng mà chúng tôi xem được ở Serbia – một quốc gia đang muốn gia nhập EU – dường như đã được sao chép, cóp nhặt từ những tài liệu được sử dụng cho lao động nước ngoài ở các quốc gia Trung Đông vẫn còn duy trì mức án tử hình.

Ling Long tyre factory, Serbia
Chụp lại hình ảnh,Nhà máy sản xuất lốp ô tô Ling Long, Serbia

Các tổ chức phi lợi nhuận (NGO) của Serbia – những tổ chức đầu tiên nói với chúng tôi về điều kiện tại nhà máy sản xuất lốp xe Ling Long – nói rằng họ đã rất sốc khi nhận ra điều gì đang xảy ra ở đó.

“Đó là trường hợp buôn người và bóc lột lao động rõ ràng nhất mà chúng tôi gặp phải ở nước này cho đến nay,” Danilo Curcic từ tổ chức phi chính phủ A 11 Initiative nói. Ông nói những gì đã xảy ra tại nhà máy là lời cảnh báo đối với phần còn lại của châu Âu – khi các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng khắp lục địa.

Nhà máy Ling Long không phản hồi những cáo buộc của Dũng và những người khác, nhưng truyền thông địa phương ở Serbia đưa tin công ty nói rằng họ đã cam kết thực hiện các tiêu chuẩn cao về phúc lợi cho người lao động.

Chính phủ Serbia lập luận rằng đầu tư từ Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước này, và Tổng thống Aleksandar Vucic nói rằng đầu tư của Trung Quốc hơn nữa không nên bị làm tổn hại chỉ bởi một số lượng nhỏ công nhân Việt Nam.

‘Bẫy dữ liệu’

Những cáo buộc vi phạm nhân quyền như thế này ở châu Âu của Trung Quốc làm rõ thêm cách đối xử của nước này với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại tỉnh Tân Cương.

Nhưng cũng có những lý do cần thận trọng khác.

Richard Moore, người đứng đầu bộ phận tình báo nước ngoài của MI6, Anh, đã cảnh báo không chỉ về bẫy nợ của Trung Quốc mà còn cả “bẫy dữ liệu”. Năm ngoái, ông nói với BBC rằng Trung Quốc có khả năng “thu thập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới” và sử dụng tiền để “khiến mọi người mắc câu”.

Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc như vậy.

Tuy nhiên, ở Anh, hãng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei đã bị cấm sử dụng cơ sở hạ tầng 5G của Anh. Công ty cũng phải đối mặt với sự giám sát liên tục đối với các hoạt động bảo mật của mình và về việc liệu họ mối liên hệ mật thiết gì với chính phủ Trung Quốc hay không, điều mà họ phủ nhận.

Hoa Kỳ đã áp các biện pháp trừng phạt đối với công ty này.

Trở lại Belgrade, chúng tôi thấy có một số trong tổng 8.000 camera an ninh đã được lắp đặt trên đường phố. Các nhóm nhân quyền lo ngại rằng công nghệ sinh trắc học của Huawei có thể được sử dụng cùng với những camera này, nhưng chính phủ Serbia cho biết khả năng nhận dạng khuôn mặt sẽ không sớm được đưa ra sử dụng.

Motorway in Montenegro
Chụp lại hình ảnh,Đường cao tốc ở Montenegro
Đường cao tốc ở Montenegro

Đối với bẫy nợ của Trung Quốc, những người chỉ trích Bắc Kinh chỉ ra một dự án lớn khác ở châu Âu. Cũng như với Serbia, dự án này nằm ngoài quỹ đạo của các quy tắc và quy định của EU – nó nằm ở Montenegro.

Lái xe dọc theo đường cao tốc duy nhất của đất nước là một trải nghiệm siêu thực. Cả con đường chỉ có chúng ta, ngoài ra chỉ có đàn cừu đang thơ thẩn ở khu bảo tồn trung tâm.

Ý tưởng thai nghén từ lâu về con đường có thể di chuyển cực nhanh, với mục tiêu nhằm thúc đẩy thương mại ở quốc gia Balkan này – bằng cách nối cảng Bar, trên Biển Adriatic ở phía nam, với biên giới với Serbia ở phía bắc. Nhưng các nghiên cứu khả thi liên tiếp của châu Âu kết luận rằng nó sẽ quá phức tạp và quá tốn kém.

Thế là Trung Quốc bước vào, với ngân khoản 1 tỷ đô la (793 triệu bảng Anh). Không phải là một món quà cho Montenegro, mà là một khoản vay nước này sẽ phải hoàn trả.

Tuy nhiên, sáu năm sau khi khởi công xây dựng, mới chỉ có khoảng 41 km (25 dặm) được hoàn tất – khiến nó trở thành một trong những con đường xe chạy đắt nhất thế giới.

Sau khi lượn qua những cây cầu và qua những đường hầm chạy xuyên qua vùng nông thôn trên đoạn đường đã xây xong, chúng tôi thực sự đến được phần cuối của xa lộ. Dự án bị cáo buộc tham nhũng và lại quả – và đã trễ hai năm. Một số người đặt câu hỏi rồi không biết đến khi nào nó mới được làm xong.

Các điều khoản của thỏa thuận với Trung Quốc nêu rõ rằng nếu Montenegro không trả được khoản vay này theo từng đợt đã định, thì bất kỳ quyết định nào về những thiệt hại có thể phải bồi thường sẽ được thực hiện tại Bắc Kinh. Trung Quốc có thể chiếm giữ các tài sản khác – bao gồm cả cảng Bar.

Bộ trưởng trong chính phủ Montenegro được thừa kế chiếc cốc tẩm độc này là Milojko “Mickey” Spajić, 34 tuổi. Ông trông rất sáng sủa và dễ chịu khi chúng tôi gặp nhau trên Zoom, và giải thích cách ông đã nghĩ ra và đảm bảo một thỏa thuận trả nợ để con đường cao tốc không bao giờ có thể phá sản đất nước của ông.

Đối với ông, vị thế của Montenegro là biểu tượng cho nhiều quốc gia nhỏ hơn đang tìm kiếm nguồn vốn để bắt đầu các dự án cơ sở hạ tầng và thúc đẩy nền kinh tế của mình.

“Chúng tôi cần các khoản đầu tư. Nếu Trung Quốc là bên duy nhất quan tâm đến việc đầu tư vào, tôi nói hãy tiếp tục, nhưng chỉ cần cẩn thận về các điều khoản của các khoản đầu tư này, các điều kiện và đảm bảo mọi thứ phù hợp với các chính sách chung của mình.”

Tuy nhiên, vào tuần trước, Spajić đã mất ghế khi một chính phủ thiểu số mới được hình thành. Việc xây dựng phần còn lại của đường cao tốc – và trả nợ cho Trung Quốc – giờ đây sẽ là vấn đề đối với người kế nhiệm ông.

Cây cầu Croatia

Đối với tất cả những lời chỉ trích ở Trung Quốc, có một dự án mà một số người coi là một ví dụ về thực tiễn xây dựng tốt và sự hợp tác hiệu quả giữa Đông và Tây. Nó nằm ngay trên bờ biển Adriatic từ Montenegro – ở Croatia.

Mặc dù hôm chúng tôi tới là Chủ Nhật, nhưng công việc trên cây cầu Pelješac vẫn đang diễn ra sôi nổi – với những chiếc xe tải chạy qua cầu và các thanh dầm được hạ xuống, bắt vào vị trí.

Đây là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của Croatia; nó sẽ nối bán đảo Pelješac với đất liền Croatia. Hiện tại, để đến được đất liền, người Croatia trên bán đảo phải vượt qua một đoạn bờ biển thuộc nước láng giềng Bosnia.

Pelješac Bridge, Croatia
Chụp lại hình ảnh,Cầu Pelješac, Croatia, đang được xây dựng

Hầu hết các hóa đơn cho cây cầu mới đã được EU chi trả – Croatia là một thành viên EU – nhưng cầu là do Bắc Kinh xây dựng, cho đến tận đinh ốc cuối cùng. Đội quân các thợ sơn, quét, rải nhựa đường đều là người Trung Quốc.

Tuy nhiên, dự án này không khỏi gây tranh cãi.

Giá thầu từ công ty quốc doanh Trung Quốc, Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc, rẻ hơn 20% so với đối thủ đeo bám sát nhất. Các đối thủ châu Âu gọi là m màn chơi xấu – nhưng điều đó không đủ để chặn việc nhà thầu Trung Quốc đạt được thỏa thuận thực hiện dự án.

Đối với Branimir Vidmarovic, giáo sư tại Đại học Pula ở Croatia, cầu Pelješac là một minh chứng về nơi các nước châu Âu có thể tìm thấy sự cân bằng giữa Đông và Tây và không xa lánh Mỹ, thị trường lớn nhất thế giới.

“Nếu chúng ta loại trừ các công nghệ quan trọng, nếu chúng ta hợp tác trên những lĩnh vực vật lý như đường sắt, dự án cơ sở hạ tầng, thì tôi không nghĩ có vấn đề gì trong việc làm hài lòng cả EU, NATO, Hoa Kỳ và Trung Quốc,” ông nói.

Nhưng Tòa Bạch Ốc của ông Biden, thừa hưởng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc từ chính quyền ông Trump, thì không làm dịu bớt quan điểm của mình đối với Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực, và kêu gọi châu Âu quay lưng lại với các nguồn tài trợ và ưu đãi của Trung Quốc.

Chúng tôi hy vọng được nói chuyện với một nhà ngoại giao đương nhiệm hàng đầu của Trung Quốc để tìm hiểu thêm về suy nghĩ của Bắc Kinh đằng sau việc mở rộng sang châu Âu. Nhưng không ai trong số năm đại sứ Trung Quốc mà chúng tôi tiếp cận dành thời gian trả lời.

Cho dù bên trong EU, như Hy Lạp và Croatia – hay ở ngoài, hạn như Serbia và Montenegro – các quốc gia châu Âu sẽ phải cân nhắc những ưu, khuyết khi chọn có các thỏa thuận với Trung Quốc trên cơ sở xem xét từng trường hợp.

Việc người bạn thân nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình là ông Vladimir Putin – người đã đẩy châu Âu vào cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất kể từ Thế Chiến II – là một yếu tố sẽ làm lu mờ mọi quyết định được đưa ra.

  • Nick Beake /Phóng viên chuyên về châu Âu, BBC News /BBC

Những đôi mắt trên cao giúp Ukraine kháng chiến

Hình ảnh do các vệ tinh do thám tư nhân cung cấp đang rọi ánh sáng vào cuộc chiến tranh của Putin và giúp quân kháng chiến Ukraine giành chiến thắng

Một phần đoàn quân Nga, gồm xe hậu cần và xe tiếp liệu trên đường tiến về thành phố Ivankiv của Ukraine trong những ngày đầu cuộc xâm lược, được vệ tinh Maxar phát hiện và ghi lại hôm 28 tháng Hai 2022. Ảnh Satellite image (c) 2022 Maxar Technologies.

Hình ảnh do các vệ tinh do thám tư nhân cung cấp đang rọi ánh sáng vào cuộc chiến tranh của Putin và giúp quân kháng chiến Ukraine giành chiến thắng trước một đối thủ đông đúc và hùng mạnh hơn.

Các vệ tinh do thám tư nhân của Mỹ đang hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng Ukraine săn lùng xe tăng và theo dõi chuyển động của quân lính Nga, phát hiện các mồ chôn tập thể cũng như cũng như cung cấp hình ảnh cho các tổ chức nhân đạo để giúp lập bản đồ các khu vực hỗn loạn và di tản thường dân. 

Hình ảnh chụp từ vệ tinh có thời là độc quyền của các chính phủ nhưng nay đã trở thành một dịch vụ thương mại, cho thuê hoặc bán theo hợp đồng.

Cuộc chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine xảy ra đồng thời với sự bùng nổ về số lượng và độ tinh vi của các vệ tinh do thám thương mại; hiện có hàng trăm vệ tinh như vậy trên quỹ đạo. Quản lý của các công ty vệ tinh thương mại nói họ truyền dữ liệu cho chính phủ Mỹ và đồng minh, đôi khi truyền trực tiếp cho chính phủ Ukraine để giúp quân kháng chiến đẩy lùi các đoàn quân xâm lược. 

Ngay trước khi quân Nga tràn vào Ukraine, các vệ tinh này đã ghi nhận chi tiết việc tập trung và di chuyển quân của Kremlin. Khi Putin tuyên bố quân Nga ở biên giới đã tập trận xong, đã rút về căn cứ thì hình ảnh vệ tinh chứng minh điều ngược lại và hình ảnh của công ty Planet Lab PBC còn cho thấy Nga đã gấp rút xây một cây cầu trên đất Belarus cho xe tăng vượt sông vào đất Ukraine. Việc quân Nga xây cầu ở một vùng hẻo lánh không ai để ý bị phát hiện nhanh chóng vì Planet Lab PBC có đội vệ tinh gần 200 cái “quét” khắp Ukraine, mỗi ngày một lượt, ông Will Marshall, đồng sáng lập và Tổng giám đốc Planet Lab cho biết. Vệ tinh của Planet Lab chụp ảnh với độ phân giải khoảng 9 feet – mỗi điểm ảnh tương đương 2.7 mét thực địa, và có thể ghi nhận mọi thay đổi trên mặt đất. 

Các quan chức trong ngành cho biết, một số vệ tinh thương mại có thể nhìn xuyên mây và phát hiện chuyển động của quân Nga vào ban đêm; một số vệ tinh khác thu nhận tín hiệu điện tử có thể dùng để theo dõi động tĩnh của quân Nga. Dữ liệu từ các vệ tinh thương mại có thể chất lượng không cao bằng các vệ tinh do thám tân tiến nhất của quân đội Hoa Kỳ nhưng chúng có thể dễ dàng chia sẻ mà không bị vướng vào những thủ tục phiền toái, những giới hạn về an ninh. Đã có hàng chục tướng tá của Nga bị pháo kích hoặc phi đạn giết chết ngay tại sở chỉ huy một phần do các cuộc trao đổi trên sóng vô tuyến của họ bị vệ tinh do thám ghi nhận được, từ đó phát hiện ra vị trí của họ trên thực địa.

Công ty Maxar Technologies Ltd. đang là nhà cung cấp hàng đầu ảnh vệ tinh cho các tổ chức truyền thông toàn cầu về cuộc xâm lược của Nga. Ông Stephen Wood, Giám đốc cấp cao của Maxar cho biết công ty có bốn vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, cung cấp hình ảnh với độ phân giải rất cao 12 inch, hoặc 1 feet – tức mỗi điểm ảnh đại diện cho một khu vực rộng 0.3 mét trên mặt đất. Công ty cũng có thể điều chỉnh từ xa các camera trên vệ tinh để thu thập hình ảnh về những gì đang diễn ra trên mặt đất ở một khu vực rộng lớn, kể cả các vùng biên giới của Ukraine, ông Wood cho biết. 

Tại thị trấn Bucha gần thủ đô Kyiv, hình ảnh của công ty Maxar giúp phản bác tuyên bố của Nga rằng các xác chết của thường dân trên đường phố là do quân Ukraine gây ra sau khi quân Nga rút đi bằng cách trưng ra các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các xác chết đã nằm đúng các vị trí như vậy khi Bucha còn nằm dưới sự chiếm đóng của quân Nga.

Thành phố Sumy đổ nát, bị san bằng sau cuộc tấn công của quân Nga ngày 14 Tháng Ba, được vệ tinh của Maxar ghi lại. Ảnh Satellite image (c) 2022 Maxar Technologies.
Còn đây là thành phố Sumy trước khi quân Nga xâm lược, được vệ tinh Maxar chụp ngày 18 Tháng Bảy 2021 . Ảnh Satellite image (c) 2022 Maxar Technologies.

Bây giờ có thể khẳng định hệ thống vệ tinh do thám tư nhân đã hợp thành một phần không chính thức của cuộc xung đột Nga-Ukraine, cung cấp cho phía Ukraine những thông tin tình báo quý giá để ngăn chặn quân Nga, và định hình dư luận của công chúng bằng việc phơi bày những cảnh tàn phá khủng khiếp và tội ác chiến tranh đối với thường dân. 

Các quan chức cao cấp về an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nhà quản lý ngành công nghiệp này đều nói rằng, các vệ tinh cho thuê giá phải chăng đã làm biến đổi cuộc chiến tranh, làm cho quân Nga khó ẩn nấp hơn, khó che giấu các hoạt động quân sự hơn. 

John Serafini, CEO công ty HawkEye 360, nhận xét: “Dữ liệu vệ tinh thương mại trong cuộc chiến ở Ukraine đang làm chuyện mà hệ thống định vị toàn cầu GPS đã làm trong chiến dịch Bão Sa Mạc 30 năm về trước”. Ông muốn đề cập tới chuyện quân đội Mỹ sử dụng GPS làm công cụ dẫn đường từ vệ tinh cho các hoạt động quân sự chính xác trong cuộc chiến Iraq năm 1991. Công ty HawkEye 360 của ông Serafini là một công ty vệ tinh non trẻ, mới hoạt động chưa đầy một thập niên nhưng đã có một hệ thống vệ tinh mang nhiều loại cảm biến (sensor) khác nhau thu thập và xác định vị trí tín hiệu sóng radio từ không gian.

Ukraine có thời tiết rất thất thường, nhưng cũng là môi trường hoàn hảo để thử nghiệm một công nghệ không gian mới được thương mại hóa gần đây: Radar có khẩu độ tổng hợp (synthetic aperture radar) nhìn xuyên qua mây, sương mù và tuyết. Công ty công nghệ MDA Ltd. có hợp đồng với một công ty vệ tinh Mỹ, chuyên thu thập hình ảnh, phân tích và kết hợp với hình ảnh của các công ty khác rồi những chia sẻ những bản tường trình tình báo với chính phủ Ukraine. “Ukraine là một nơi đòi phải thật khéo léo, trời đầy mây mù và có nhiều hoạt động vào ban đêm,” ông Mike Greenley, Giám đốc điều hành MDA Ltd. cho biết. Để vượt qua trở ngại, MDA có riêng một vệ tinh dùng radar và chính phủ Canada có ba vệ tinh như vậy; hai bên kết hợp có thể phát hiện nơi các xe cộ đang di chuyển, ngay cả trong thời tiết xấu, và phát hiện ra cả xe tăng Nga đang ẩn nấp dưới tán cây rừng. Hình ảnh của MDA được chuyển cho Ukraine hàng ngày, đôi khi chỉ cần 15 phút là có.

***

Vệ tinh do thám ra đời từ những ngày đầu tiên của cuộc đua chinh phục không gian. Năm 1957, chỉ vài tháng sau khi Liên Xô phóng lên quỹ đạo trái đất vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Sputnik, Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy là Dwight D. Eisenhower đã phê duyệt các kế hoạch để người Mỹ chế tạo và phóng vệ tinh do thám. Hình ảnh của những vệ tinh ban đầu ấy có độ phân giải khoảng 25 feet.

Bốn thập niên sau đó việc phóng và sử dụng vệ tinh do thám vẫn là độc quyền của các chính phủ. Thế độc quyền đó bị phá vỡ năm 1999, khi vệ tinh Ikonos – vệ tinh chụp ảnh trái đất đầu tiên của tư nhân – được phóng lên, cung cấp dịch vụ hình ảnh có độ phân giải cao, mỗi điểm ảnh thể hiện 3 feet thực địa.

Trong nhiều năm sau đó, khách hàng của dịch vụ ảnh vệ tinh này vẫn chủ yếu là các chính phủ, nhưng dần dần số vệ tinh nhiều lên, ảnh vệ tinh ngày càng sắc sảo hơn và người dùng cũng quen dần với dịch vụ mới mẻ mà các vệ tinh cung cấp.

Trước đây các cơ quan tình báo của chính phủ thường nhìn các công ty vệ tinh tư nhân bằng cặp mắt nghi ngờ nhưng nay họ đã trở thành những khách hàng sộp nhất. Phó Đô đốc Hải quân Robert Sharp, Giám đốc Cơ quan Tình báo Thám không quốc gia – cơ quan chuyên thu thập, phân tích và phân phối dữ liệu từ hệ thống vệ tinh do thám của Mỹ – nói rằng các vệ tinh do thám của chính phủ Mỹ có chi phí hàng tỷ đôla mỗi chiếc và tốn nhiều năm nghiên cứu, chế tạo và đặt vào quỹ đạo, còn các vệ tinh do thám tư nhân giá tương đối rẻ hoàn toàn có thể lấp vào chỗ trống. Ông Sharp đang khuyến khích các công ty tư nhân chia sẻ nguồn dữ liệu của họ. 

Không ảnh Nhà hát Kịch Mariupol nơi có nhiều thường dân đến tránh bom đạn, với chữ “Trẻ Em” bằng tiếng Nga được viết rất to trước và sau nhà hát. Ảnh chụp từ vệ tinh Maxar ngày 14 Tháng Ba; sau đó ngày 16 Tháng Ba nhà hát bị bom pháo của Nga san bằng. Ảnh Satellite image (c) 2022 Maxar Technologies.

Tuy nhiên, hoạt động do thám của các vệ tinh tư nhân không phải không có rủi ro và nhiều công ty từ chối cung cấp chi tiết về cách thức mà họ hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga vì không muốn trở thành mục tiêu cho các vụ tấn công điện toán của giới tin tặc Nga. 

Các quan chức Ngũ Giác Đài của Mỹ cho biết, cho đến nay họ chưa thấy có sự gián đoạn nào trong hoạt động của các vệ tinh do thám thuộc quân đội Mỹ hay thuộc các công ty tư nhân, nhưng cũng không công bố chi tiết về “dịch vụ hình ảnh vệ tinh thương mại” dù đây là một phần trong gói hỗ trợ an ninh cho Ukraine đã được chính phủ Mỹ thông qua hôm 14 Tháng Tư.

Chỉ vài công ty công khai quảng bá dịch vụ của họ ở Ukraine. Satelogic, một công ty quan sát trái đất, đang cung cấp trực tiếp hình ảnh mà họ thu thập được cho chính phủ Ukraine, đồng thời cung cấp miễn phí dữ liệu cho các tổ chức nhân đạo như Hội Hồng Thập Tự và tổ chức Thầy Thuốc Không Biên Giới. 

Ông Marshall của Planet Lab cho rằng tác động của dịch vụ hình ảnh vệ tinh không chỉ bó hẹp trong phạm vi cuộc xung đột Ukraine: Từ nay, các chính phủ sẽ không còn che giấu được những hoạt động quân sự quy mô lớn mà không sợ bị phát hiện. “Chúng ta đang tiến tới một thời kỳ minh bạch hơn, có trách nhiệm hơn nhờ những công nghệ mới này,” ông Marshall nói.

Theo Wall Street Journal / Hiếu Chân /Saigon Nhỏ