Nhà ống sáng bừng nhờ trần biết chuyển động

LÂM ĐỒNG- Hệ lam trên trần có thể xoay 90 độ cho phép ánh sáng tự nhiên vào nhà theo mong muốn của gia chủ.

Ngôi nhà trên mảnh đất 5 x 30 m trong một khu dân cư mới ở thành phố Bảo Lộc được xây dựng cho một gia đình 6 người gồm bố mẹ và bốn người con.

Gia chủ muốn công trình phá vỡ sự buồn tẻ cũng như khắc phục các nhược điểm của nhà ống như tối, ít cây xanh, chia cắt con người với nhau và với thiên nhiên. Từ yêu cầu của gia chủ, nhóm thiết kế đã đưa ra giải pháp mái kính và hệ lam trên trần xuyên suốt chiều dài mái.

Hệ lam thép trên trần là điểm nhấn chính của công trình. Nó có thể xoay 90 độ, điều khiển bằng hệ thống cơ học gồm vô lăng xoay thủ công, bánh răng, dây xích cùng hệ khớp trục sắt. Hệ thống cơ học này được tính toán để những đứa trẻ cũng dễ dàng sử dụng.

Hệ lam thép cho phép người ở chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng vào nhà tùy theo mong muốn. Hệ lam cũng có tác dụng tăng thẩm mỹ cho công trình. Khi đóng hoàn toàn, nó hòa với màu tường tạo nên không gian tối giản. Khi mở, ánh sáng qua hệ lam tạo bóng đổ như hoa văn in lên tường.

Nhờ có mái kính phía trên, mưa gió hoàn toàn không ảnh hưởng đến không gian trong nhà.

Cũng nhờ hệ lam, nhóm thiết kế có thể đưa sân thượng vào trong nhà thay vì để ngoài trời. Bằng giải pháp này, gia chủ có thể sinh hoạt, đọc sách, trồng rau xanh trên sân thượng mà không lo ảnh hưởng của thời tiết, tiếng ồn, bụi bặm. Tầm nhìn từ sân thượng cũng không bị vướng đặt hệ kỹ thuật.

Chi phí cho toàn bộ hệ lam khoảng 140 triệu đồng.

Kết hợp với hệ lam trần là hai thông tầng lớn ở giữa nhà. Chúng mở ra các khoảng thoáng, cho phép ánh sáng tự nhiên đi từ mái xuống tầng trệt, tạo nhịp điệu cho bố cục không gian đồng thời giúp các thành viên dễ nhìn thấy, giao tiếp với nhau.

Các khu vực chức năng được bố trí dọc theo các giếng trời.

Các phòng đều thông thoáng, có “view” dễ chịu và tiết kiệm điện năng.

Nhằm tăng tiếp xúc của căn nhà với thiên nhiên, nhóm thiết kế còn bố trí nhiều cửa kính và gạch kính.

Gạch kính cho ánh sáng đi qua nhưng vẫn đảm bảo riêng tư cho không gian nghỉ ngơi.

Bên cạnh ánh sáng, mảng xanh được chú trọng. Ngoài sân thượng, sân trước và ban công cũng được tận dụng làm chỗ trồng cây với với mục đích tăng tính thư giãn cho công trình.

Căn nhà hoàn thành năm 2020.

Minh Trang /Ảnh: Hiroyuki Oki /Thiết kế: SPNG Architects

Vài so sánh về truyền thống tư tưởng phương Tây và phương Đông

Hiện trong thế giới có hai thứ văn minh, là văn minh Tây phương và văn minh Đông phương. Hai cái văn minh ấy khác nhau là do tại hai đàng tư tưởng khác nhau.

Vài so sánh về truyền thống tư tưởng phương Tây và phương Đông

Tác giả: Phan Khôi (1887-1959).

Nguồn: Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, số 774 (27/9/1928) & số 776 (2/10/1928). 

Tây phương gồm cả các nước châu Âu, châu Mỹ mà nước Pháp là một; Đông phương gồm cả các nước châu Á, mà nước ta là một. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai tua lớn, một là Ấn Độ, một là Tàu, mà ta thuộc về tua Tàu, nên ở đây chỉ lấy Tàu làm trọng.

Người ta thấy bên Tây về đường vật chất phát đạt tinh xảo hơn bên Đông, rồi cho rằng văn minh Tây phương là vật chất văn minh, còn văn minh Đông phương là tinh thần văn minh. Nói như vậy là lầm. Những cái thuyết tự do bình đẳng, là phần hệ trọng nhứt trong văn minh Tây phương, chẳng phải tinh thần là gì? Bên nào cũng có tinh thần vật chất cả, chẳng qua vật chất tùy theo tinh thần của mỗi bên mà hiện ra hai vẻ khác nhau. Cái tinh thần ấy tức ở đây tôi gọi là tư tưởng.

Ba điều tôi sắp giải ra dưới nầy chỉ là từ trong hai cái văn minh ấy mà rút ra mỗi bên ba cái yếu điểm; ngoài ra, mỗi cái văn minh hoặc giả đều có chỗ hay chỗ dở thì tôi không kể đến. Tôi cũng không có ý so sánh bên nào hơn, bên nào kém; cốt muốn tỏ ra cho biết hai bên trái ngược nhau, không thể dung nhau mà thôi.

1. Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học

Theo ý người phương Tây, mọi sự vật trong thế gian bất kỳ lớn hay nhỏ, thấy được hay không thấy được, hễ mình muốn biết thì phải biết cho đến nơi, cho đâu ra đó, chớ không được mập mờ, không được lộn xộn. Bởi vậy họ phải làm ra cái cách để mà biết. Đối với một sự vật gì, họ cứ nhặt lấy những cái kinh nghiệm mỗi khi một ít, những cái tri thức mỗi nơi một chút, rồi quán thông lại, lập ra những cái nguyên tắc, công lệ, và những cái thuyết có thống hệ, mà ai cũng không cãi được nữa, thì bấy giờ sự biết mới đích xác và sự học về sự vật ấy mới thành. ấy gọi là khoa học.

Ở phương Tây bây giờ hầu như mỗi một sự vật gì là có một khoa học. Không những thiên văn, địa văn, quang, điện, chánh trị, pháp luật có khoa học mà thôi; cho đến nuôi gà, trồng rau cũng có khoa học nữa. Triết học ngày xưa đứng ngoài khoa học, mà bây giờ người ta cũng dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu triết học. Họ chia khoa học ra làm ba loại: là Tự nhiên khoa học, Xã hội khoa học và Tinh thần khoa học. Những tên riêng từng khoa thì nhiều lắm, không hơi sức đâu mà kể.

Đây cử ra một khoa y học để cho biết cái vẻ khoa học của họ là thế nào. Y học lại gồm có nhiều khoa học khác nữa, nào là: Sanh lý học[1] dạy về sự kết cấu và tác dụng của các cơ thể(a) trong mình người ta; Giải phẫu học2 dạy về từng cái xương từng mạch máu trong mình người ta; Bịnh lý học3 dạy về các chứng bịnh; Dược vật học dạy về các vị thuốc; tất phải biết ngần ấy khoa học mà thiệt hành ra được đã rồi mới làm nên thầy thuốc. Đến khi chữa bịnh, thầy thuốc nói bịnh tại tim, ấy là trái tim thiệt bị đau; nói bịnh tại phế, ấy là phổi thiệt bị đau. Đau tim đau phổi cách làm sao thì uống thuốc gì, đều có phương nhứt định cả, phải theo khoa học chớ không được theo ý riêng của thầy thuốc.

Tóm lại, người phương Tây biết được sự vật gì đều là do khoa học cả. Khoa học đã thành ra như cái tánh riêng của họ.

Sự học phương Đông thì thật là mênh mông và mầu nhiệm. Kẻ học cứ sách mà đọc tràn đi rồi hiểu được chừng nào thì hiểu. Những sự vật mà ta muốn biết, tán mạn ra trong sách mỗi nơi một ít, không có xâu suốt lại thành từng món một, và cũng không có đặt ra phương pháp gì để noi đó mà tìm tòi. Sách thì dạy trước bác mà sau ước. Kinh Thơ nói vô số là chuyện, rồi ước lại một chữ Trung, Kinh Lễ nói vô số là chuyện rồi ước lại một chữ Kính; bác thì cực kỳ là bác, mà ước thì cực kỳ là ước(b). Đến Kinh Dịch mới là ảo diệu vô cùng: quẻ Kiền có nói đến “rồng bay” (long phi), mà kỳ thiệt không phải là rồng bay; quẻ Khôn có nói đến “ngựa cái” (tẫn mã), mà kỳ thiệt không phải là ngựa cái; chẳng qua nói bóng vậy thôi, không khác nào “con rồng có bảy đầu mười sừng” và “con thú ở dưới đất lên” đã nói trong sách Khải huyền của kinh Tân ước. Sách Xuân thu cũng vậy, nói “Doãn thị chết” song không trọng tại Doãn thị chết mà trọng tại cái ý chê thế khanh; nói “thiên vương đi săn”, song không phải đi săn mà là bị chư hầu bắt hiếp. Càng những chỗ sâu hiểm éo le như vậy, thì lại càng tôn cho là vi ngôn đại nghĩa. Cứ theo sách thì những âm dương, ngũ hành, cũng đều là những cái giả tượng mà thôi, chớ không phải chỉ ngay về hiện trạng và thiệt tế mà ta ngó thấy đâu. Vì vậy cho nên gọi là huyền học.

Người nào đã chịu phép “báp tem” của huyền học rồi thì ra làm việc gì cũng đều được cả, bất cứ việc gì, vì “vận dụng do ư nhứt tâm”. Một ông quan có thể coi việc bộ Hộ rồi coi việc bộ Hình, luôn cả sáu bộ cũng được, và có khi ra làm tướng đánh giặc cũng xong. Còn các nghề thợ thì nhứt thiết không có học gì cả, hễ tập quen thì làm được, ăn thua nhau là tại cái sáng dạ.

Nói đến nghề làm thuốc của ta mới càng tỏ ra cái vẻ huyền học, và để cho nó phản chiếu lại nghề làm thuốc của Tây vừa nói trên kia. Bắt đầu dạy về ngũ tạng: tâm, can, tì, phế, thận, thì dạy rằng nó hiệp với ngũ hành, phối với ngũ vị, ứng với ngũ phương và tứ thời. Dạy về dược tánh thì: một vị bạch truật mà chủ cả công cả bổ, đã kiện tì cường vị, lại trị thấp, bĩ, hư đàm; càn cương sao hắc thì nhập thận; hỏi tại làm sao thì bảo rằng vì “thận thuộc thủy, kỳ sắc hắc”. Những điều ấy nếu bắt cứ theo phương pháp khoa học mà giải nghĩa thì không tài nào giải ra được. Đến lúc trị bịnh, thầy thuốc nói là bịnh phong, nhưng phong đó không phải là gió; nói là bịnh thấp, nhưng thấp đó không phải là ẩm ướt; thậm chí nói bịnh tại phế, tại can, nhưng thiệt không phải là đau phổi hay đau gan. Những chữ phong, thấp, phế, can đó chẳng qua là một thứ chữ trừu tượng4 chớ không phải cụ thể5. Còn đến cho thuốc thì cùng một bịnh mà mỗi thầy đi một mặt: thầy thì hàn, thầy thì nhiệt, thầy thì bổ hỏa, thầy thì lợi thủy, thầy thì ít vị, thầy thì nhiều vị, mỗi thầy đều kê phương dụng dược theo ý mình. Ôi! huyền diệu là dường nào!

Đại ý huyền học không lấy khách quan mà xem xét mọi sự vật, chỉ lấy chủ quan mà ứng tiếp nó. Kẻ học, sau khi đã học nhiều rồi, đã hội được vạn lý vào nhứt tâm rồi, thì có thể đem cái tâm ấy ra mà đối phó với mọi sự vật chớ không theo y như sự mình đã học; như vậy sách Nho gọi là “thần nhi minh chi”. Ấy huyền học tương phản với khoa học là tại đó.

2. Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc

Chữ tự chủ ở đây nghĩa là mỗi người làm chủ lấy mình, cũng tức là cá nhân chủ nghĩa. Ở phương Tây, nói rằng “một người”, nghĩa là đối với thế giới, đối với quốc gia mà nói, chớ không phải phiếm nhiên. Đã gọi là người, thì người nào cũng vậy, ai ai cũng có cái địa vị cái tư cách đối với thế giới đối với quốc gia, thật như ta thường nói “đội trời đạp đất ở đời”. Như vậy, người nào tự chủ lấy người ấy, không ai thuộc về ai cả.

Bởi đó mới có sự tự do. Một người đã tới tuổi thành nhân rồi thì không còn ở dưới quyền cha mẹ nữa. Mà cũng không ở dưới quyền chánh phủ hay là dưới quyền ông nguyên thủ, song chỉ ở dưới quyền pháp luật. Một người được y theo trong vòng pháp luật mà tự do. Pháp luật cho mọi người được tư tưởng tự do, ngôn luận tự do, cư trú tự do,… những quyền tự do ấy, người khác – dầu là cha mẹ nữa – không được can thiệp đến. Pháp luật đặt ra cốt là hạn chế sự tự do của từng người để binh vực sự tự do cho từng người.

Lại bởi đó mới có sự bình đẳng. Mọi người đối với quốc gia xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi bằng nhau. Ai nấy đều phải nộp thuế, đều phải đi lính, thì ai nấy đều được hưởng quyền tự do của pháp luật. Trước mặt pháp luật, ai cũng như nấy, hễ có tội thì bị phạt, không cứ ông nguyên thủ hay là người bình dân. Pháp luật đặt ra cũng cốt để duy trì sự bình đẳng giữa từng người.

Bởi mỗi người đều có địa vị tư cách vững vàng, tự chủ lấy mà không xâm phạm đến ai như vậy, cho nên khi hiệp với nhau thành đoàn thể thì chỉnh tề và ổn kiện lắm. Quốc gia, tức là của chung của quốc dân; xã hội tức là của chung của hội viên; đối với quốc gia xã hội ai có bổn phận gì thì làm hết bổn phận ấy, có lợi ích thì mọi người cùng hưởng. Mới nghe họ nói những là “quốc gia lợi ích, xã hội lợi ích” thì tưởng là xung đột với chủ nghĩa cá nhân, mà xét kỹ ra thì những cái lợi ích ấy cũng chỉ là lợi ích cho từng người vậy.

Các nước bên Tây đều dùng cái chánh thể lập hiến, cộng hòa được, là nhờ họ sẵn có cái tư tưởng như đã nói trên đó. Cái tư tưởng ấy tức là cái tinh thần dân chủ.

Nói đến Đông phương. Theo cái ý nghĩa chữ “một người” ở phương Tây, thì ở phương Đông, trừ ông vua ra, hầu như không có “người” nào hết. Bởi vì “xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần”, ai cũng là thần thiếp của vua, ai cũng là dân của vua. Cứ như sách dạy, nhân thần không được tư giao với ngoại quốc, ấy là không có tư cách đối với thế giới; thứ nhân không được nghị luận việc chánh, ấy là không có tư cách đối với quốc gia. Bởi vậy ai nấy phải nộp của cải cho vua, nộp cả đến thân mình nữa; vua thương thì nhờ, bằng vua không thương mà giết đi cũng phải chịu. Như vậy gọi là trọn cái bổn phận thờ bề trên; như vậy gọi là thiên kinh địa nghĩa.

Không những thuộc về vua mà thôi, ai còn có cha mẹ đến chừng nào thì phải kể cái thân mình là của cha mẹ đến chừng nấy. Lại không những cái thân mà thôi, mình dầu có của cải, có vợ con, cũng phải kể là của cha mẹ. Theo kinh Lễ dạy: Con yêu vợ mà cha mẹ ghét, thì con phải để vợ(c) đi; con ghét vợ mà cha mẹ yêu, thì con phải hòa thuận với vợ. Lại dạy: có dư của thì nộp cho tông, thiếu thì lấy của tông. Tông là người tông chủ trong gia đình, tức là cha mẹ. Còn chưa kể đến những lời tục thường nói “Cha mẹ đặt đâu ngồi đó, bảo chết hay chết, bảo sống hay sống” thì lại còn nghiêm khắc quá nữa.

Trọng nhứt là vua và cha mẹ, rồi thứ đến quan, làng, họ, cũng đều có quyền trên một người. Quan, nào có phải một ông, có đến năm bảy lớp, cứ dùi đánh đục, đục đánh săng, rút lại trăm sự chi cũng đổ trên đầu người dân cả. Người trong làng thì kể như con của làng, cho nên nói rằng “con làng nhờ làng”. Người trong họ đối với họ cũng vậy.

Ấy vậy, lấy ra một người ròng rặt Đông phương mà nói, thì người ấy không tự mình làm chủ lấy mình được; song là thuộc về vua, về cha mẹ, về quan, về làng, về họ, nếu là đàn bà thì còn thuộc về chồng nữa.

Bởi cớ ấy, trong xã hội ta như một cái thang có nhiều nấc. Nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người không đồng nhau: người trên đối với người dưới không có nghĩa vụ; còn ai có nhiều quyền hơn thì được hưởng nhiều lợi hơn. Pháp luật đối với mọi người thì tùy từng bậc mà khác: cùng phạm một tội mà dân bị phạt trọng, quan được phạt khinh; cùng phạm một tội mà kẻ thứ ấu bị phạt trọng, kẻ tôn trưởng được phạt khinh(d). Theo Tây phương, như thế là bất bình đẳng; song theo Đông phương thì như thế là có trật tự.

Một đằng thì trọng tự chủ, một đằng thì trọng thống thuộc, hai đằng tư tưởng khác nhau, cho nên trình bày ra hai cái xã hội khác nhau. Xã hội Tây phương thì như bầy chim sẻ, con nào cũng một lứa như con nào, và con nào cũng tự kiếm ăn cho con nấy, song cũng hiệp nhau thành bầy. Xã hội Đông phương thì như bầy kiến, có con lớn con nhỏ, con lớn giữ phần cai quản, con nhỏ lo việc đi kiếm ăn, song cũng hiệp nhau thành bầy.

3. Tây phương quý tấn thủ, Đông phương quý an phận

Bên phương Tây hay có những người đi bộ quanh trái đất một vòng, đi tìm đất mới, đi thám hiểm đến Nam cực, Bắc cực, là vì họ có cái tư tưởng trọng sự tấn thủ. Họ không chịu đầu hàng cảnh ngộ và sức tự nhiên, mà lại cố chiến thắng cảnh ngộ và sức tự nhiên. Họ không tin có số mạng; dầu biết có số mạng chăng nữa, họ cũng lo làm cho hết sức mình.

Vì có cái tinh thần tấn thủ, muốn chiến thắng sức tự nhiên mà lợi dụng nó, nên mới sanh ra các thứ khoa học và làm được những công trình to tát, như là dùng điện khí, hơi nước, bắc cầu trên sông lớn và đặt đường hỏa xa xuyên qua núi, v.v.

Người Đông phương chỉ muốn sống cách làm sao cho êm đềm lặng lẽ. Trời bắt thế nào thì hay thế: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Sách Nho dạy phải “lạc thiên an mạng”, sách Lão dạy phải “tri chỉ tri túc” đều là ý ấy. Trải các đời, những ông vua nào hay đi chinh phục các nước xa, thì bị chê là cùng binh độc võ; những người nào có chí lớn cử đồ việc lớn, thì người ta cho là không biết an thường thủ phận. Ai nấy đều lấy sự ở nhà làm sướng, đi ra làm khổ; đến ông Lão Tử thì lại còn muốn ai ở đâu ở đó, đến già đến chết không qua lại nhau (“lão tử bất tương vãng lai”) nữa kia!

Đối với sức tự nhiên, người phương Đông không dùng chước chiến mà dùng chước hòa; cũng lợi dụng nó mà lợi dụng một cách khác. Một hòn núi to và cao, người Tây có thể vỡ thành đường quanh theo chơn nó mà đi, người Đông thì cứ để vậy mà trèo ngang qua; một cái thác, người Tây có thể dùng sức chảy của nó dựng nên bộ máy mạnh mấy ngàn ngựa, người Đông thì không, chỉ dùng làm chỗ ngắm cảnh và ngâm thơ. Cho nên phương Đông khó lòng mà nảy ra khoa học được; mà như vậy thì cũng không cần dùng khoa học làm gì nữa.

Xem ba điều trên đây thì thấy ra hai cái tư tưởng Đông và Tây nó phản đối nhau như phương nam với phương bắc, như mặt trăng với mặt trời. Nay ta nếu muốn theo cách sanh hoạt mới của Tây phương, mà ta lại còn giữ cả tư tưởng cũ của Đông phương thì quyết không có thể được. Âu là phải dứt bỏ tư tưởng cũ của ta mà theo tư tưởng của Tây phương, thì mới hiệp với cách sanh hoạt mới của ta.

Red VN / Sưu tầm

Văn phòng bí ẩn và chân dung người đứng sau Elon Musk trong thương vụ 44 tỷ USD mua lại Twitter

Cuộc mua bán tỷ đô của Elon Musk một lần nữa hé lộ vai trò quan trọng của một văn phòng quản lý tài sản bí ẩn luôn âm thầm đứng sau hỗ trợ mình.

Hôm thứ Hai tuần này, Elon Musk đã đạt được thỏa thuận mua Twitter với giá 44 tỷ USD. Và trong một hồ sơ gửi lên cơ quan chức năng trước khi giao dịch đạt được thỏa thuận một tuân, Musk đã nói rằng Twitter nên liên hệ với văn phòng gia đình của mình để thương lượng về đề xuất tiếp quản.

Tuy nhiên, ít người biết về văn phòng gia đình có trụ sở tại Austin, bang Texas, nơi quản lý tài sản của người giàu nhất thế giới này.

Văn phòng có tên là Excession và người đã giúp xây dựng nó là Jared Birchall, một cựu giám đốc ngân hàng Morgan Stanley. Birchall cũng là người đã tư vấn cho Musk trong vài năm qua về cách tương tác và giao dịch với Phố Wall, theo dữ liệu trên hồ sơ quy định và các văn bản pháp lý.

Sinh năm 1974, Birchall được Musk thuê về từ Morgan Stanley vào năm 2016 để làm việc cho văn phòng gia đình của mình. Birchall hiện là giám đốc điều hành của công ty về chip não Neuralink của Musk, kiêm giám đốc tại công ty chuyên đào hầm Boring Company, cũng đồng thời là thành viên hội đồng quản trị tại quỹ từ thiện tư nhân của Musk.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh liệt kê Birchall là người quản lý của Excession từ năm 2021.

Birchall và Musk đã không trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.

Văn phòng bí ẩn và chân dung người đứng sau Elon Musk trong thương vụ 44 tỷ USD mua lại Twitter - Ảnh 1.

Jared Birchall.

Tuy nhiên theo Raphael Amit, giáo sư quản lý tại Trường Wharton cho biết, việc Birchall đảm nhiệm nhiều vai trò bao gồm cả quản lý văn phòng gia đình là minh chứng cho thấy niềm tin mãnh liệt của Elon Musk đối với nhân viên thân cận này.

“Một khi bạn chỉ định ai đó điều hành văn phòng gia đình, điều đó có nghĩa là bạn tin tưởng anh ta. Và Elon muốn thiết lập nó theo cách cho phép anh ta (Birchall) kiểm soát mọi thứ một cách tối đa”, giáo sư Amit nhận định.

Ngân hàng Morgan Stanley đã dẫn đầu gói tài trợ cho việc mua lại Twitter của Musk và tư vấn cho Musk để thương vụ này thành công mỹ mãn, và điều đó là thành quả cho mối quan hệ kéo dài vài năm mà cả hai bên đã xây dựng và được củng cố bởi Birchall.

Trước đó vào tháng 8/2018, một ngày sau khi Musk đăng tweet nói rằng Goldman Sachs và Silver Lake đã thất bại trong việc để đưa Tesla trở thành công ty tư nhân, Birchall đã nhắn tin cho Musk để gợi ý về vai trò của Morgan Stanley.

“Cho đến nay, họ là nguồn lực tốt nhất của chúng ta về phương diện cá nhân. Họ cung cấp cho ông số tiền lớn nhất (350 triệu USD) và mỗi khi chúng ta cần phải vay thêm hoặc muốn mức lãi suất thấp hơn, họ đều thông qua”, Birchall viết cho Elon Musk, theo các tài liệu được tiết lộ xung quanh vụ điều tra về dòng tweet thâu tóm Tesla của Elon Musk.

Trong một phiên tòa xét xử tội phỉ báng vào năm 2019 tại Los Angeles, Elon Musk đã nói rằng công ty Excession về cơ bản có 2 nhân sự. Tuy nhiên, người thứ hai bên cạnh Birchall không được tiết lộ.

Các nguồn tin trong ngành cho biết không có gì lạ khi có một nhóm ít người quản lý các văn phòng gia đình. Mặc dù cũng có trường hợp ngược lại, như văn phòng gia đình của tỷ phú Jeff Bezos có tới hơn 100 nhân viên.

Cũng không có yêu cầu hay quy định nào đối với các văn phòng gia đình về việc phải tiết lộ công khai tài sản của họ hoặc các nhân sự chủ chốt. Do đó không ai có thể biết được số cổ phần và giá trị tài sản cũng như số lượng nhân viên của Excession.

Văn phòng bí ẩn và chân dung người đứng sau Elon Musk trong thương vụ 44 tỷ USD mua lại Twitter - Ảnh 2.

Đằng sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng của những người hỗ trợ trung thành.

Tốt nghiệp Đại học Brigham Young, Birchall bắt đầu sự nghiệp của mình khi làm việc tại Goldman Sachs vào năm 1999 với tư cách là một nhà phân tích tài chính, theo hồ sơ trên LinkedIn. Sau đó, ông gia nhập Merrill Lynch ở Los Angeles và làm việc tại đó trong khoảng một thập kỷ với tư cách là người quản lý tài sản.

Tuy nhiên, Merrill Lynch đã sa thải Birchall vào năm 2010 vì “hành vi dẫn đến mất niềm tin của ban quản lý”, bao gồm hành động “gửi thư từ cho khách hàng mà không có sự chấp thuận của ban quản lý”. Nhưng chưa đầy một tháng sau, Birchall đã bắt đầu làm việc tại Morgan Stanley với tư cách là người quản lý tài sản.

Người phát ngôn của Morgan Stanley cho biết Birchall được đánh giá cao khi làm việc tại ngân hàng và ra đi với những điều kiện tốt.

Nhưng vai trò của Birchall đã vượt ra ngoài lĩnh vực tài chính.

Vào năm 2018, ông đã thuê một điều tra viên tư nhân để điều tra một thợ lặn người Anh, người đã chỉ trích ý tưởng của Musk trong việc sử dụng tàu ngầm mini SpaceX để giải cứu một đội bóng đá nam bị mắc kẹt trong một hang động ở Thái Lan.

Khi Musk gọi người thợ lặn là “ấu dâm” trong một phản hồi trên Twitter, người này đã kiện ông vì tội phỉ báng. Trong phiên tòa tiếp theo, có thông tin cho rằng Birchall, xuất hiện dưới cái tên James Brickhouse, đã thuê một thám tử tư để điều tra người thợ lặn. Birchall cho biết trong lời khai trước tòa rằng ông có “bản năng phải bảo vệ Musk.”

Và sau đó Elon Musk đã thắng kiện.

“Ý tưởng về lòng trung thành, đặc biệt là trong văn phòng gia đình, là vô cùng quan trọng”, giáo sư Amit cho biết. “Bởi vì bạn đang tiếp xúc với những vấn đề thân mật và riêng tư nhất của gia đình”.

Tham khảo Reuters / Theo Bảo Nam / Pháp luật và Bạn đọc

Thực chất ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ của Nga tại Ukraine


Một cảnh hoang tàn ở ngoại ô Kyiv.
Một cảnh hoang tàn ở ngoại ô Kyiv.

Có điều, dù cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga chấm dứt cách nào, cuối cùng quân xâm lược Nga cũng sẽ thất bại thảm hại, trước tinh thần chiến đấu kiên cường, cao độ bảo vệ tổ quốc của quân dân Ukraine.

Thiện Ý

Qua các phương tiện truyền thông cho thấy, sau nhiều ngày chuẩn bị chuyển quân đến biên giới phía Đông của Ukraine, sáng sớm 24/2/2022, Nga phát đông và tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại nước láng giềng Ukraine. Hoa Kỳ và các nước đồng minh NATO lập tức thực hiện các biện pháp cấm vận Nga chưa từng có, như đã cảnh báo trước, rằng nếu Nga xâm lược Ukraine sẽ phải trả giá.

Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo triển khai chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng tại Donbass, miền đông Ukraine; mà trước đó vài ngày Nga đã đơn phương công nhận. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố “nước này đã, đang và sẽ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia mới được thành lập trong không gian hậu Xô-viết”.

Cũng trong tuyên bố trên truyền hình ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin đã nói rõ là nhằm đáp lại đề nghị của lãnh đạo các nước Cộng hòa tự xưng vùng Donbass, ông đã quyết định tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine để bảo vệ người dân “khỏi việc bị đối xử tồi tệ và nạn diệt chủng do chính quyền Kiev gây ra trong 8 năm qua“(2014-20220). Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh Moscow không có kế hoạch chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine và cho biết chiến dịch này được tiến hành nhằm phi quân sự hóa Ukraine.

Cho đến nay (22-4-2022‘chiến dịch quân sự đặc biệt” này của Nga đã bước qua ngày thứ 56 và được Nga tuyên bố là đã hoàn tất giai đoạn một (I) đang thực hiện giai đoạn hai (II) và kế tiếp có lẽ sẽ phải cần thêm giai đoan ba (III) để hoàn thành tham vọng thành đạt tất cả các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch đặc biệt; như Tổng thống Nga Putin đã công bố trong ngày đầu tiên phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” trên đất nước Ukraine và chi tiết hóa với mục đích tuyên truyền cho “chính nghĩa xâm lăng” trong những ngày tiến hành chiến tranh khốc liệt và tàn bạo đã qua và vẫn đang tiếp tục với mức độ mở rộng và cường độ lên đến đỉnh cao của sự tàn bạo. Thực tế này cho thấy Nga đã hoàn toàn thất bại trong ý đồ “đánh nhanh, thắng nhanh” phải chuyển qua kế hoạch đánh lâu dài. Vì Nga đánh giá sai về tinh thần chiến đấu quyết liệt và kiên cường chống xâm lăng, bảo vệ đất nước của quân dân Ukraine; cao hơn nhiều so với tinh thần chiến đấu quân đội Nga khi bó buộc phải tham gia một cuộc chiến phi nghĩa trên một đất nước từng là “đồng chí anh em” trong Liên Bang Xô –Viết cũ. Cho dù Nga có sử dụng các thứ chủ nghĩa không tưởng làm mục tiêu chiến tranh, như “chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, “phi phát-xít hóa” không hề có ở Ukraine, vẫn không nâng cao được tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

Vậy thì, thực chất cũng như thực tế “Chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga phát động và tiến hành trên đất nước Ukraine gần hai tháng qua là gì?

Qua cung cách phát động và diễn biến tình hình thưc tế của “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà Nga phát động và tiến hành gần hai tháng qua, một cách khách quan ai cũng thấy và không thể định nghĩa khác hơn, đó là “ cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.

Vì thực tế là, Nga đã đem quân tiến chiếm nhiều vùng lãnh thổ kể cả bao vây, tấn công thủ đô Kiev của Ukraine trong nhiều ngày không thành phải tự động rút lui. Nga đã huy động một quân số đông đảo, với trang bị và sử dụng những khí tài quân sự tối tân nhất, đủ loại trên không, dưới đất, ngoài biển… Vì thế, chỉ sau 56 ngày tiến hành chiến tranh, bom đạn của Nga đã cầy nát nhiều vùng, làm sụp đổ nhiều thành phố trên đất nước Ukraine. Nhiều người dân thường cũng như quân đội vệ quốc Ukraine đã chết dưới làn bom đạn của quân xâm lược Nga. Qua hình ảnh tàn phá, chết chóc của một cuộc chiến tranh tổng lực có tính hủy diệt của chính quyền Nga, đã gây phẫn nộ và kinh ngạc. Vì không ngờ trong thời đại này Nga lại có những hành động xâm lăng trắng trợn và chiến tranh xâm lược tàn bạo như thế… Nhưng ai cũng hiểu, tất cả hành động chiến tranh có tính hủy diệt, tàn bạo này của Nga chỉ là nhằm khuất phục chính quyền của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bằng khủng bố, dùng sức mạnh quân sự áp đảo, để buộc chính quyền này phải chấp nhận thực hiện các chủ trương chính sách đối nội cũng như đối ngoại theo sự áp đặt của Nga, đại để như:

(1) Ukraine phải sửa Hiến pháp, chuyển đổi qua thể chế trung lập theo kiểu nào Nga muốn.

(2) Ukraine phải không được gia nhập tổ chức NATO, phi quân sự hóa với một số ràng buộc khác.

(3)- Ukraine phải công nhận bán đảo Krimea của Ukraine mà Nga cưỡng chiếm năm 2014, sẽ vĩnh viễn sáp nhập vào lãnh thổ Nga.

(4) Ukraine phải công nhận độc lập của hai cộng hòa tự xưng Donetsk and Luhansk vốn thuộc lãnh thổ Ukraine mà Nga đơn phương thừa nhân chỉ hai ngày (22-2-22) trước khi khởi binh xâm lược Ukraine (24-2-2022)..

(5) Ukraine phải “phi chủ nghĩa tân phát-xít”, quyền tư do học tập, phát triển ngôn ngữ và văn hóa Nga trên đất Ukraine.v.v

Qua các yêu sách phi lý trên, ai cũng thấy là chính quyền Nga Putin quá ngang ngược, trắng trợn, ỷ mạnh hiếp yếu. Vì có bao giờ chính quyền độc lập nước này lại có thể ép buộc chính quyền độc lập nước khác phải thực hiện chính sách đối nội hay đối ngoại thế này hay thế khác, như Nga đang làm với Ukraine? Chính vì vậy mà, hầu hết chính quyền và nhân dân các quốc gia trên thế giới đều lên tiếng bênh vực mạnh mẽ và có hành động trợ giúp mọi mặt, nhất là về mặt kinh tế và khí tài quân sự, để giúp quân dân Ukraine có thế và lực đập tan cuồng vọng xâm lăng của chính quyền Nga Putin. Vì thực chất cũng như thực tế, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược thực sự của Nga, một cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới; đối với một quốc gia Ukraine láng giềng nhỏ yếu hơn Nga nhiều mặt, nhất là mặt sức mạnh quân sự, quốc phòng. Mặc dù nhà lãnh đạo Nga Putin có nhấn mạnh rằng Moscow “không có kế hoạch chiếm các vùng lãnh thổ của Ukraine”, nhưng thực tế cho thấy đây chỉ là ngụy biện của Tổng thống Nga Putin cho hành động chiến tranh xâm lược của mình.

Vì rằng, với bất cứ lý do gì, một nước đem quân đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ của một nước độc lập có chủ quyền khác, cùng là hội viên Liên Hiệp Quốc, đều bị coi là hành động xâm lăng, theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ ngữ “chiến tranh xâm lược”. Đồng thời, hành động xâm lăng Ukraine của Nga rõ ràng không những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, mà còn chà đạp lên Hiên Chương Liên Hiệp Quốc, mà Nga với tư cách Hội viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, hơn ai hết có nghĩa vụ duy trì và bảo vệ hòa bình thế giới, phải chấp hành.

Tiếc rằng, vì quyền lợi chính trị, kinh tế ràng buộc với nước Nga, một thiểu số các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, (một nước từng là nạn nhân bị Trung Quốc xâm lăng tàn bạo cũng vào tháng 2, ngày 17 năm 1979)(*) dù thâm tâm có lẽ cũng biết rõ thực chất “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, phi chính nghĩa. Nhưng thực tế Việt Nam cũng như thiểu số các quốc gia vị kỷ khác, vẫn không giám gọi đích danh là “Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”.

Thực tế, qua các phương tiện truyền thông và cửa miệng của các lãnh đạo hàng đầu các chính phủ vị kỷ, bất chấp công lý, đạo lý liêm sỉ này, vẫn phải gọi theo cách nói của Nga là “Chiến dịch quân sự đăc biệt”. Đồng thời, qua các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án hành động quân sự của Nga và đòi quân Nga rút khỏi Ukraine lập tức, vô điều kiện; hay Nghị quyết khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc… Đa số 193 nước hội viên LHQ đều đã bỏ phiếu thuận. Trong khi thiểu số đại diện các quốc gia vị kỷ này đã bỏ phiếu trắng, một thiểu số ít hơn còn bỏ phiếu chống lại các Nghị quyết chính đáng phải làm của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Hệ quả thực tế tất nhiên là thiểu số các quốc gia vị kỷ này, dù vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Ukraine, song đã không giám lên tiếng hay có hành động nào có ý nghĩa bênh vực nước Ukraine bị Nga xâm lăng; hay có nghĩa cử gì đáng kể để chia sẻ mất mát lớn lao, tình cảnh tang thương của đất nước và nhân dân Ukraine, do cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga gây ra trong gần hai tháng qua và có thể kéo dài vô định. Vì tất cả tùy thuộc vào ý đồ tiến hành chiến tranh của bên xâm lược Nga. Còn chính quyền và nhân dân Ukraine ai cũng biết là nạn nhân của cuộc xâm lăng, luôn mong muốn chiến tranh xâm lược của Nga sớm chấm dứt để được sống trở lại trong hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc như đời sống an bình thịnh trị trước chiến tranh xâm lược của Nga khởi sự từ ngày 24-2-2022.

Có điều, dù cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga chấm dứt cách nào, cuối cùng quân xâm lược Nga cũng sẽ thất bại thảm hại, trước tinh thần chiến đấu kiên cường, cao độ bảo vệ tổ quốc của quân dân Ukraine, với sự trợ giúp dồi dào vũ khí tối tân của các nước, đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước trong khối NATO, cũng như sự đồng tình ủng hộ của hầu hết chính phủ các quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới. Vì đã như một quy luật được lịch sử chứng minh trong bất cứ cuộc chiến tranh phi nghĩa nào, dù kéo dài bao lâu, cuối cùng cũng phải thất bại và nhận lãnh hậu quả không lường.

Thiên Ý / VOA

Hoa Kỳ nêu phản ứng về tin tức tập trận quân sự giữa Việt Nam và Nga


Ông Derek Chollet, Cố vấn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Ông Derek Chollet, Cố vấn của Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Trả lời phỏng vấn của VOA hôm 28/4, ông Derek Chollet, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ, nêu phản ứng của Hoa Kỳ về thông tin về cuộc tập trận quân sự của Việt Nam và Nga, như Moscow đã loan báo vào ngày 19/4.

Nội dung trả lời VOA của ông Chollet có đoạn: Những quốc gia này [Việt Nam] “cần lượng định mối quan hệ với Nga và chúng tôi sẵn sàng trở thành một đối tác của họ khi họ xem xét về vấn đề an ninh của họ trong tương lai.”

Cố vấn Derek Chollet, người vừa có chuyến công du đến Hà Nội vào hồi đầu tháng 4, nói với VOA: “Tôi không thể bình luận cụ thể về cuộc tập trận đó. Và tôi đã ở Hà Nội cách đây vài tuần, đã có cuộc trò chuyện dài với các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam về mối quan hệ Việt – Mỹ, mà chúng tôi tin rằng có tiềm năng to lớn, cũng như mối quan ngại thực sự của chúng tôi về Nga và con đường tương lai với Nga”.

“Quan điểm của chúng tôi mà chúng tôi đã đưa ra với những người bạn Việt Nam, mà tôi tin rằng họ thấy có giá trị, đó là Nga ngày nay là một đối tác kém hấp dẫn hơn nhiều so với thời điểm cách đây 4 tháng ”, ông Chollet nói đặc phái viên VOA tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Nike Ching.

Nhà ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thêm: “Nga đang bị cô lập hơn trên thế giới, sẽ có một nền kinh tế bị phá hủy. Và thẳng thắn mà nói, quân đội của nước này đã cho thấy nó dễ bị tổn thương như thế nào. Và như vậy, nếu một quốc gia như Việt Nam, trong nhiều thập kỷ đã có quan hệ với Nga, và trước đó nữa là Liên Xô, chúng tôi nhận thấy rằng, có lẽ, một số thay đổi về chính sách mà chúng tôi yêu cầu, sẽ không diễn ra ngay lập tức”.

“Nhưng tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những quốc gia này cần lượng định mối quan hệ với Nga và chúng tôi sẵn sàng trở thành một đối tác của họ khi họ xem xét về vấn đề an ninh của họ trong tương lai, và đặc biệt nếu họ có một mối quan hệ khác với Nga”, ông Chollet nói.

Hôm 21/4, Việt Nam cho biết cuộc tập trận quân sự với Nga là nhằm “tăng cường hợp tác, hữu nghị vì hòa bình”.

Truyền thông Việt Nam dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo khi được yêu cầu bình luận về cuộc tập trận sắp diễn ra với Nga: “Chủ trương nhất quán của Việt Nam về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và các nước là tăng cường hợp tác, hữu nghị vì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới”.

Trước đó, quân khu miền đông của Nga thông báo nước này và Việt Nam đang lập kế hoạch tiến hành diễn tập quân sự chung mang tên “Liên minh lục địa 2022”, nhằm “rèn luyện kỹ năng chỉ huy và tham mưu trong việc tổ chức hoạt động huấn luyện chiến đấu”.

Cuộc tập trận sẽ diễn ra khi Nga đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine và giới quan sát cho rằng có khả năng Hoa Kỳ sẽ trừng phạt Việt Nam vì Hà Nội tiếp tục duy trì mối quan hệ quân sự với Moscow.

Theo VOA

Những khu vườn đáng kinh ngạc trên khắp thế giới

Cuốn Amazing Gardens of the World đã đưa ra danh sách những khu vườn ấn tượng nhất ở các quốc gia trên thế giới, từ Mỹ, Australia đến Pháp, Nhật Bản.

Amazing Gardens of the World anh 1

Vườn Nhật Portland, Oregon, Mỹ: Nhìn ra thành phố Portland, khu vườn này được xây dựng vào những năm 1950 sau Thế chiến II, như nhiều vườn Nhật khác ở Mỹ. Vườn mở cửa đón khách chính thức từ năm 1967 và tiếp tục được mở rộng, cải tạo. Ảnh: Thedailyworld.

Chùm ảnh: Những khu vườn đáng kinh ngạc trên khắp thế giới

Vườn cầu Seattle, Washington, Mỹ: Những khối cầu trông như phim viễn tưởng này là nơi trồng hơn 40.000 cây. Thiết kế theo phong cách sinh học này đang thu hút các tòa nhà từ khắp nơi trên thế giới học hỏi. Ảnh: Dezeen.

Amazing Gardens of the World anh 3

Chateau de Villandry, Indre-Et-Loire, Pháp: Khu vườn của thời phục hưng này đem lại cho du khách những mảng màu và không gian tuyệt đẹp. Vào mùa thu, những loại rau củ tự nhiên điểm tô thêm vẻ trù phú. Ảnh: MFCH.

Amazing Gardens of the World anh 4

Babylonstoren, Mũi Tây, Nam Phi: Babylonstoren là một trong những trang trại cổ nhất Nam Phi, giờ trở thành khách sạn. Nơi đây có 15 “phòng vườn” nổi bật trên nền núi Simonsberg hùng vĩ, gồm mê cung, ao hoa súng, và hàng nghìn cây clivias nở vào mùa xuân. Ảnh: Insideguide.

Amazing Gardens of the World anh 6

Vườn Koishikawa Kokaru-en, Tokyo, Nhật Bản: Là một trong những công viên cổ xưa nhất thành phố, khu vườn này được xây dựng năm 1629 và tồn tại đến bây giờ. Nơi này đẹp nhất là vào mùa xuân và mùa thu, khi hoa nở hay lá chuyển màu. Ảnh: Tokyocheapo.

Amazing Gardens of the World anh 7

Vườn Thực vật Hoàng gia, Victoria, Australia: Nằm bên bờ sông Yarra, Melbourne, với bãi cỏ, hồ nước xanh mát, khu vườn này có hàng chục bộ sưu tập thực vật. Du khách có thể ngắm nhìn những loài dương xỉ, bạch đàn, hoa súng từ nhiều quốc gia. Ảnh: Finacialtimes.

Amazing Gardens of the World anh 9

Vườn của Monet ở Giverny, Aure, Pháp: Khu vườn của danh họa được chia làm 2 phần. Trong đó, một phần là vườn kiểu Nhật với hồ hoa súng, một phần tập trung vào các trảng hoa, cây ăn quả và hồng leo. Ảnh: Normandytourism.

Amazing Gardens of the World anh 10

Keukenhof, Lisse, Hà Lan: Thiên đường hoa này gồm hàng trăm loại tulip được bố trí thành các khu rải rác. Tại đây, du khách có thể tản bộ dưới những tán cây, ngắm hoa và thư giãn bên hồ nước đẹp. Ảnh: Dutchcountryside.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Thêm một bức tranh của danh họa Lê Phổ được bán giá triệu USD

Trong phiên đấu giá vào tối ngày 27/4 tại nhà đấu giá Sotheby’s (Hồng Kông), Bức tranh Figures in a garden (Dáng hình trong vườn) của danh hoạ Lê Phổ đã được đặt mua với giá 2,28 triệu USD, cao thứ hai trong lịch sử đấu giá tranh Việt.

Khởi đầu phiên đấu giá, những người tổ chức dự đoán Figures in a garden sẽ không đạt giá cao và chỉ đặt mức khởi điểm dưới 400.000 USD. Tuy nhiên sau nhiều lần nâng giá, bức tranh đã đạt được giá hơn 2,28 triệu USD (khoảng 52,4 tỷ đồng).

Theo nhà đấu giá Sotheby’s, bức tranh được chủ cũ mua lại từ Phòng trưng bày Wally Findlay ở Palm Beach (Mỹ) từ năm 1973 và nằm trong bộ sưu tập tư nhân trước khi đưa ra đấu giá. Tác phẩm có chữ ký bằng tiếng Anh cùng những dòng tiếng Trung của do chính hoạ sĩ Lê Phổ ghi bên dưới.

 Thêm một bức tranh của danh họa Lê Phổ được bán giá triệu USD  - Ảnh 1.

Bức “Figures in a garden” của Lê Phổ có giá 2,28 triệu USD

Bức tranh giữ kỷ lục hiện nay là bức Portrait of Mademoiselle Phuong (Chân dung cô Phương) của danh hoạ Mai Trung Thứ . Cũng tại nhà đấu giá Sotheby’s này, bức Portrait of Mademoiselle Phuong đã được khách đặt mua với giá 3,1 triệu USD vào tháng 4/2021.Với mức giá hơn 2.28 triệu USD, bức Figures in a garden đã trở thành bức tranh Việt cao giá thứ 2 trong lịch sử đấu giá tranh Việt trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên với việc bức Figures in a garden được mua với giá 2,28 triệu USD, danh hoạ Lê Phổ đã có bức tranh thứ tư đạt mức giá trên 1 triệu USD. Trước đó, 3 bức tranh khác của Lê Phổ là bức Jeune femme attachant son foulard (Thiếu nữ choàng khăn) đã được bán với giá 1,1 triệu USD trong phiên của Christie’s Hong Kong hồi tháng 5/2021, bức Nude (Khoả thân) đạt mức 1,4 triệu USD trong phiên đấu giá “20th Century & Contemporary Art” hồi tháng 5/2019 và bức Family Life (Đời sống gia đình) đã được bán với giá 1,1 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s hồi tháng 4/2017.

Bức “Jeune femme attachant son foulard” của Lê Phổ có giá 1,1 triệu USD

Danh hoạ Lê Phổ sinh năm 1907 tại Hà Đông (Hà Nội hiện nay). Năm 1925, Lê Phổ trúng tuyển khoá đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tới năm 1928, ông đã có triển lãm đầu tiên cùng các danh hoạ như Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm. Năm 1931, ông sang Pháp theo học trường Mỹ thuật Paris rồi năm 1933 ông trở về tham gia giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1937, Lê Phổ sang Pháp định cư và vẽ tranh, tổ chức nhiều triển lãm riêng tại Pháp.

Bức “Family Life” của Lê Phổ có giá 1.1 triệu USD

Lê Phổ được coi là họa sĩ bậc thầy ở Việt Nam và trên thế giới với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được giới phê bình Mỹ thuật xếp trong nhóm tứ kiệt của hội họa Việt Nam tại châu Âu, bên cạnh Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu và Vũ Cao Đàm.

Danh hoạ Lê Phổ qua đời vào năm 2001 tại Paris.

Theo Trọng Thịnh / Tiền phong

“Số đỏ” lý thú vì chuyện xưa vẫn mới

Das große Los – bản tiếng Đức của tác phẩm văn học Số đỏ – vừa ra mắt độc giả Đức đầu năm 2022. Đảm nhận việc dịch tác phẩm nổi tiếng này của Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là hai dịch giả Hoàng Đăng Lãnh và Rodion Ebbighausen. Phóng viên trò chuyện cùng hai ông.

Bìa tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ấn bản tiếng Đức

Có thể thấy Số đỏ khá… “đỏ” trong việc được bạn đọc bên ngoài Việt Nam đón nhận. Năm 2003, Los Angeles Times chọn Dumb Luck – Số đỏ bản tiếng Anh xuất bản ở Mỹ là một trong 50 cuốn sách hay nhất năm 2003. Bản Số đỏ tiếng Trung Quốc do PGS Hạ Lộ (ĐH Bắc Kinh) ra mắt năm 2021 cũng được độc giả Trung Quốc yêu thích. Tác phẩm văn học ra đời năm 1936 này nay được dịch sang tiếng Đức là một nỗ lực của hai dịch giả nhằm góp phần giới thiệu với độc giả Đức một tác giả được đông đảo độc giả Việt Nam yêu mến.

* Ông và đồng dịch giả Rodion Ebbighausen đã mất bao lâu để hoàn tất bản dịch? Vì sao “dự án” đưa văn học Việt tới Đức của ông bắt đầu bằng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng? Việc chuyển ngữ có khó khăn với các ông không?

– Khó có thể nói chính xác chúng tôi đã mất bao nhiêu lâu để dịch Số đỏ. Công việc sau nhiều năm mới hoàn thành bởi do hoàn cảnh mỗi người, chúng tôi không có điều kiện dồn hết thời gian cho công việc này. Ngoài ra, vì chúng tôi mong muốn hoàn thành công việc một cách cẩn thận và chu đáo, nên đã không vội vàng. Đồng thời, chúng tôi cũng dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu tác giả cũng như tác phẩm thông qua các chuyên gia am hiểu về Vũ Trọng Phụng như nhà phê bình Lại Nguyên Ân và học giả Peter Zinoman.

Số đỏ không phải là tác phẩm tiếng Việt duy nhất được dịch sang tiếng Đức. Lý do chúng tôi chọn dịch Số đỏ nằm ở giá trị văn học và yếu tố trào phúng của tác phẩm. Hơn nữa, do tính thời sự mà tác phẩm Số đỏ sau bấy nhiêu năm vẫn còn giữ được! Theo tôi, đó chính là một trong những giá trị đáng kể của tác phẩm.

Ví dụ, thái độ giả dối của một bộ phận trong xã hội đối với quyền tự do của người phụ nữ; chuyện mê tín dị đoan; chuyện báo chí (báo Gõ Mõ) làm tiền, quảng cáo vô tội vạ, cách nói năng lai Tây, lai Tàu hay chuyện cảnh sát chỉ rình phạt người ta, thi hành luật mà không nắm luật… Số đỏ lý thú là ở chỗ chuyện tưởng đã xưa, đã cũ mà hóa ra vẫn còn rất mới.

Chúng tôi thừa nhận rằng việc chuyển ngữ, từ nhan đề đến nội dung, là không dễ dàng ở nhiều khía cạnh. Chúng tôi đã cố gắng hết sức trong khả năng của mình và hy vọng bản dịch của chúng tôi sẽ được bạn đọc Đức đánh giá tốt.

Dịch giả Rodion Ebbighausen từng nói rằng đặc tính hài hước, vấn đề gìn giữ truyền thống và cách tân khiến Số đỏ có tính toàn cầu. Ông có đồng tình với ý kiến đó? Liệu độc giả nước ngoài có dễ thẩm thấu giá trị lịch sử của một tác phẩm về xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20?

– Tôi nghĩ nền văn chương chân chính tự thân nó đã mang tính “toàn cầu”. Trong Số đỏ, đề tài chính là các mâu thuẫn giữa đổi mới và bảo thủ, giữa các xu hướng hiện đại hóa và gìn giữ truyền thống. Đây là những mối quan tâm mà mọi xã hội, bất kể xưa, nay, Đông hay Tây đều có. Số đỏ cho thấy một sự thật là cả sự cấm đoán, cản trở lẫn sự cổ xúy hô hào vô tội vạ cho những cái tưởng là mới trong cuộc sống đều có thể lố bịch hay kệch cỡm như nhau. Và, tôi nghĩ, sự thật bao giờ cũng mang tính toàn cầu.

Dịch giả Hoàng Đăng Lãnh. Ảnh: NVCC

Nhà Việt Nam học – giáo sư sử học Peter Zinoman – đồng dịch giả Dumb Luck so sánh viễn kiến chính trị của Vũ Trọng Phụng tương đồng với nhà văn Anh George Orwell (1903 – 1950). Nhưng nhà phê bình Vương Trí Nhàn lại cho rằng Vũ Trọng Phụng “nệ cổ trong cách nhìn đời nói chung” và “trong trường hợp này, các nhà văn thực sự chỉ là công cụ của lịch sử”. Ông nghĩ sao về hai nhận xét này? 

– Tôi cho rằng văn chương nói chung và nhà văn nói riêng không phải và càng không thể là công cụ của ai hay của giai đoạn lịch sử nào. Nền văn chương, hiểu theo nghĩa là một bộ môn nghệ thuật của ngôn từ, theo tôi, chắc chắn sẽ thành công hơn nếu nó không bị chi phối bởi cái gì khác ngoài nghệ thuật của chính nó.

Vũ Trọng Phụng có thể không phải là tác giả hô hào cổ xúy cho phong trào Âu hóa mà ông chứng kiến. Ông giữ đúng vai trò một nhà văn là mô tả, bằng bút pháp và nghệ thuật ngôn từ của mình, cái xấu xa, kệch cỡm, cái lố bịch, ngốc nghếch, giả dối của phong trào đó nói riêng cũng như của cuộc sống xã hội đương thời nói chung. Việc chỉ ra cuộc sống xã hội phải như thế nào mới là tốt là đẹp, thiết tưởng  không phải là việc của ông. Liệu như thế có làm Vũ Trọng Phụng thành người bảo thủ hay người thiếu viễn kiến chính trị hay không thì tôi không bàn được. Tôi nghĩ, chính giá trị hiện thực và nghệ thuật ngôn từ trào phúng của tác phẩm – chứ không phải thái độ bảo thủ hay viễn kiến chính trị của tác giả – đã khiến cho độc giả Việt, ở mọi thời, mọi miền đất nước, đều thích đọc Số đỏ.

Tác phẩm Số đỏ bản tiếng Đức được Quỹ Dịch giả Đức tài trợ kinh phí. Ông có thể nói thêm về cách vận hành của quỹ? 

– Đây là quỹ được chính phủ liên bang cùng nhiều quỹ khác hỗ trợ. Tuy thế, quỹ hoạt động hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào nhà nước hay các cơ quan hỗ trợ nào khác.
Sự hỗ trợ của quỹ dành cho các dịch giả khá đa dạng, từ bồi dưỡng nghiệp vụ bằng nhiều hình thức, cung cấp phương tiện đến hỗ trợ tài chính.

Trước đây, quỹ chỉ hỗ trợ việc dịch văn chương nước ngoài sang tiếng Đức. Nhưng gần đây, quỹ mở rộng sự hỗ trợ đó cả cho việc dịch văn chương Đức ra tiếng nước ngoài.

* Học giả – dịch giả Nguyễn Hiến Lê từng nêu quan điểm về dịch thuật: “Không một bản dịch nào đúng hẳn với nguyên tác; bản dịch nào cũng mang ít nhiều cá tính, tài năng của người dịch, tinh thần của ngôn ngữ người dịch; cũng để lộ tâm tư người dịch, cái không khí thời đại của người dịch”, ông có đồng cảm với quan điểm đó?

– Tôi có thể thông cảm với quan điểm nói trên của Nguyễn Hiến Lê. Tuy nhiên, tôi nghĩ người dịch chỉ là trung gian giữa tác giả và người đọc. Người trung gian có trách nhiệm càng trung thành với tác phẩm và với tác giả càng tốt. Song, người dịch cũng có trách nhiệm giúp người đọc hiểu và thưởng thức tác phẩm của tác giả. Việc phải đồng thời hoàn thành cả hai trách nhiệm đó một lúc là không dễ dàng chút nào.

Về phần mình, tôi cần nói rõ, tôi chỉ coi mình là một độc giả may mắn. May mắn ở chỗ tôi có cơ hội đọc những gì tôi muốn và tự lựa chọn để dịch và giới thiệu một tác giả hay tác phẩm mình tâm đắc với người đọc khác. Người đọc sẽ quyết định xem họ có thích tác phẩm hay tác giả đó như tôi không.

* Sắp tới các ông có ý định dịch truyện ngắn đương đại nào của Việt Nam sang tiếng Đức không?

– Hiện nay chúng tôi đang nuôi ý định tuyển dịch một tập truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam như Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo, Lê Minh Hà, Đỗ Hoàng Diệu. Song, tôi cũng cần nói rõ thêm rằng, nuôi ý định là một chuyện nhưng liệu chúng tôi có thực hiện được ý định đó hay không lại là chuyện khác.

Dịch giả Rodion Ebbighausen. Ảnh: DW

Dịch giả Rodion Ebbighausen: Có mối quan tâm lớn về Việt Nam ở Đức, nhưng…

“Tôi nghĩ tiểu thuyết Số đỏ tương đối phù hợp để thu hút độc giả Đức và châu Âu đến với văn học Việt Nam. Sự hài hước, tính phi lý và ngôn ngữ châm biếm đưa người đọc đến gần hơn với một nền văn hóa và xã hội còn ít được biết đến. Đồng thời, tác phẩm đề cập đến những chủ đề phổ quát về con người tồn tại ở mọi thời đại và trên toàn thế giới: Mong muốn được công nhận, lòng tham, nỗi hổ thẹn và sự xung đột giữa các thế hệ: điều gì được bảo tồn, điều gì được đổi mới”, dịch giả – nhà báo Rodion Ebbighausen chia sẻ với phóng viên qua email từ Bonn (Đức).

* Ông nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu nào của xã hội Âu hóa đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam trong Số đỏ? Theo ông, có phải chúng ta đang và sẽ còn sống trong thời đại mà các giá trị phương Tây tiếp tục định hình thế giới quan của phần lớn nhân loại? 

– Đối với tôi, một quốc gia hoặc một tiểu bang được điều hành tốt nếu và chỉ khi nó mang lại cơ hội bình đẳng cho TẤT CẢ cư dân của nó. Xã hội thuộc địa vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam dựa trên sự phân biệt chủng tộc và bóc lột. Với hầu hết người Việt Nam, họ không có cơ hội để vươn lên trong xã hội này hoặc phát triển tài năng của mình.

Tuy nhiên, tôi không tin rằng những đặc điểm này là một cái gì đó đặc biệt của phương Tây. Cũng đã và đang có sự bóc lột, phân biệt chủng tộc và bất công ở châu Á.

Chúng ta nên thay đổi thói quen chia thế giới thành phe Đông phe Tây – cuối cùng cũng chỉ là các điểm trên la bàn – mà nên xem xét việc phân loại các quốc gia theo cách cai trị tốt hay kém, theo cách điều hành hay hay dở.

* Là biên tập viên chính phụ trách ban châu Á thuộc hãng phát thanh truyền hình quốc tế DW tại Đức và nghiên cứu sâu về Đông Nam Á, cũng là một dịch giả yêu văn chương, theo quan sát của ông, nền văn học nào ở Đông Nam Á được giới thiệu nhiều ở Đức và vì sao?

– Thật không may, văn chương Đông Nam Á hầu như không được biết đến ở Đức. Phải đến năm 2015 mới có một sự thay đổi nhỏ, khi Indonesia trở thành khách mời danh dự của hội chợ sách Frankfurt – một trong hai hội chợ sách lớn và quan trọng ở Đức.

Ở Đức, hầu hết các tiểu thuyết do người Mỹ gốc Việt viết vẫn luôn được đọc như những tham khảo về Việt Nam (Ocean Vuong, Việt Thanh Nguyễn được nhiều người đọc đón nhận tại Đức trong những năm qua). Hiện cũng có những quyển sách do tác giả Đức gốc Việt viết, như tiểu thuyết mới xuất bản gần đây của Khuê Phạm.

Ngoài bản dịch tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mà anh Hoàng Đăng Lãnh và tôi đảm nhận, còn có những bản dịch tác phẩm của Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài và các tác giả khác. Viện Goethe ở Hà Nội cũng tổ chức dịch truyện của các tác giả trẻ Việt Nam sang tiếng Đức – công việc mà tôi đã làm cùng dịch giả, giảng viên Nguyễn Xuân Hằng.

Có một mối quan tâm lớn về Việt Nam ở Đức, vốn cũng gắn với thực tế là khoảng 100.000 người Việt hoặc người Đức gốc Việt sống tại Đức. Có một tiềm năng lớn (cho việc đưa văn học Việt Nam tới Đức – PV) nhưng đáng tiếc là không được khai phá. Việc văn chương Việt Nam ít được biết đến cũng là do thường xuyên mất liên lạc với văn học thế giới vì sự kiểm duyệt và quy định chặt chẽ.

LINH THOẠI/TTCT / Van VN

Người Do Thái dạy con bằng 7 quy tắc quý hơn vàng để tạo nên những tinh hoa của nhân loại: Một điều nhiều cha mẹ phàn nàn về con nhưng lại được khuyến khích ở quốc gia này

Dân tộc Do Thái được biết đến với trí tuệ hàng đầu thế giới. Không chỉ có vậy, họ cũng là những người sở hữu lượng tài sản hơn nhiều lần các dân tộc khác. Vậy bí quyết giáo dục con của họ là gì?

Mọi người đều biết, Do Thái được cả thế giới công nhận là “Dân tộc thông minh nhất trên thế giới”. Chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới song 17% số người đoạt giải Nobel và 30% của cả thế giới thuộc về dân tộc này.

Người Do Thái chiếm đến 1/2 số doanh nhân giàu nhất thế giới, chiếm 1/3 số triệu phú ở Mỹ và 18/40 người đứng đầu danh sách Forbes (theo số liệu của năm 2013) cũng chính là người dân đến từ dân tộc này như ông vua dầu mỏ Rockefeller, ông trùm tài chính George Soros, ông trùm tài chính phố Wall Morgan… Dường như những người thành công nhất đều là các đại diện kiệt xuất của dân tộc Do Thái.

Người Do Thái dạy con bằng 7 quy tắc quý hơn vàng để tạo nên những tinh hoa của nhân loại: Một điều nhiều cha mẹ phàn nàn về con nhưng lại được khuyến khích ở quốc gia này - Ảnh 1.

Không chỉ có tài kinh doanh giỏi, các bố mẹ Do Tháu còn có cách giáo dục con độc đáo. Phương pháp giáo dục con của họ được đúc kết bằng 8 câu nói quý hơn vàng dưới đây:

1. Đọc sách là cách tốt nhất để lấp đầy trí tuệ cho bộ não

Trí thông minh của người Do Thái có liên quan nhiều đến niềm yêu thích đọc sách của họ. Dù trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, người Do Thái phải bán đồ đạc để kiếm sống thì họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ bán sách. Người Do Thái không bao giờ làm hỏng sách, họ sẽ luôn sửa chữa nếu sách bị hư hỏng, khi sách cũ nát không đọc được nữa, họ sẽ trịnh trọng đào một cái hố để “chôn” chúng.

Người Do Thái dạy con bằng 7 quy tắc quý hơn vàng để tạo nên những tinh hoa của nhân loại: Một điều nhiều cha mẹ phàn nàn về con nhưng lại được khuyến khích ở quốc gia này - Ảnh 2.

Người Do Thái được mệnh danh là “dân tộc đọc sách”, họ có thể đọc sách bất kể thời gian và địa điểm, trên đường phố, quảng trường hay thậm chí là nhà ga.

Chính vì sở hữu thói quen tự học được trau dồi từ khi còn nhỏ nên việc đọc sách đã trở thành một phần không thể từ bỏ của người Do Thái trong suốt quãng đời của mình. Họ tự biến trí tuệ của nhân loại thành kiến thức của mình và dùng nó để tạo ra những giá trị và của cải.

Chính vì lý do này mà cha mẹ Do Thái lúc nào cũng dạy con yêu sách vì họ biết rằng đọc sách là cách tốt nhất để lấp đầy trí tuệ cho não bộ.

2. Học là sự lặp lại không ngừng nghỉ

Người Do Thái coi việc học là “sự lặp đi lặp lại”. Đọc, nói, nghe, viết phải được thực hành lặp đi lặp lại và những gì đã học phải được ghi nhớ bằng cách nhắc lại. Với phương pháp giáo dục này của người Do Thái khá tương đồng với câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi”.

3. Bạn luôn là duy nhất

Cha mẹ Do Thái rất coi trọng việc xây dựng lòng tự trọng cho con. Họ dạy con suy nghĩ rằng chúng ta là duy nhất ngay từ khi còn nhỏ. Các bậc phụ huynh khuyến khích con theo đuổi mọi điều tốt đẹp và dạy con rằng sự khác biệt không liên quan gì đến bẩm sinh.

Điều này cho phép những những đứa trẻ tự tin và tin vào khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ. Tất nhiên cha mẹ Do Thái cũng sẽ chú ý đến việc trau dồi các đức tính khác để những đứa trẻ không tự tin một cách kiêu ngạo.

4. Đừng đánh giá mọi người qua vẻ bề ngoài và không phân biệt đối xử với người khác

Theo quan điểm của người Do Thái, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo đôi khi có thể là khoảng cách lớn. Song họ cho rằng người giàu chưa chắc đã hạnh phúc và người nghèo chưa chắc đã tuyệt vọng. Người dân Do Thái tin vào câu nói: “Chớ khinh kẻ nghèo, vì nhiều người cũng rất uyên bác”.

5. Tìm ra lý do thất bại chứ không phải tập trung đến điểm số

Khi con bị điểm kém, nhiều bố mẹ chỉ tập trung đến điểm số để la mắng. Song người Do Thái lại tập trung vào việc tìm ra nguyên nhân khiến con thất bại. Bởi thất bại này chính là chìa khóa của thành công tới.

Ví dụ nếu con bị điểm thấp trong bài kiểm tra, cha mẹ Do Thái thường không chỉ trích con mà tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết triệt để vấn đề.

6. Đặt câu hỏi là thói quen cần được trau dồi nhiều nhất

Nếu như nhiều phụ huynh Việt cảm thấy phiền phức với 1000 câu hỏi vì sao của con trẻ thì cha mẹ Do Thái lại khuyến khích chúng đưa những thắc mắc. Bởi người có trí tuệ là người biết hoài nghi và đặt câu hỏi.

Vì thế cha mẹ Do Thái luôn cổ vũ con dám đặt câu hỏi, dám thắc mắc. Khi biết đặt câu hỏi, bé sẽ hỏi càng nhiều và khi đi tìm lời giải cho thắc mắc của mình chính chúng sẽ học được những điều bổ ích.

Cha mẹ Do Thái tin rằng khi biết hỏi cũng có nghĩa là bé đã suy nghĩ về sự vật. Do đó nếu có thể tự khám phá ra câu trả lời thì bé sẽ cảm thấy hứng thú với việc học và tìm hiểu kiến thức. Vì vậy cha mẹ không chỉ khuyến khích con đặt câu hỏi mà còn cần kiên nhẫn lắng nghe và giúp con tìm được câu trả lời.

7. Trân trọng thời gian như vàng

Người Do Thái rất coi trọng thời gian và điều này được dạy ngay từ khi còn nhỏ. Dân tộc này xem thời gian là cuộc sống, là vàng bạc vì thế họ luôn nắm bắt từng phút để có được cơ hội phát triển và bứt phá.

Theo Sina / Đinh Anh / Nhịp sống kinh tế

Nga cảnh báo tấn công trung tâm “đầu não” Ukraine bằng vũ khí thông minh

Moscow cảnh báo đáp trả bằng vũ khí thông minh tầm xa nếu Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Nga cảnh báo tấn công trung tâm đầu não Ukraine bằng vũ khí thông minh - 1
Một vụ cháy sau các cuộc giao tranh ở Kharkov, Ukraine (Ảnh: AP).

Cảnh báo của Nga được đưa ra vào tối 26/4 sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh James Heappey tuyên bố, việc nhắm mục tiêu tấn công vào hệ thống hậu cần của Nga là hành động “hợp pháp” khi các lực lượng Nga tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Đông và miền Nam Ukraine.

“Hoàn toàn hợp pháp khi tấn công các mục tiêu ở sâu bên trong lãnh thổ đối phương nhằm làm gián đoạn tuyến hậu cần và tiếp tế của họ”, ông Heappey nói với BBC.

Điện Kremlin tuyên bố lực lượng Nga sẽ tấn công thủ đô Kiev nếu Ukraine nhắm mục tiêu vào lãnh thổ Nga.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc London trực tiếp xúi giục chính quyền Kiev thực hiện các hành động như vậy, nếu những nỗ lực đó thành hiện thực, sẽ ngay lập tức dẫn đến phản ứng tương xứng của chúng tôi. Như chúng tôi đã cảnh báo, các lực lượng vũ trang Nga sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công trả đũa bằng vũ khí thông minh tầm xa nhằm vào các trung tâm ra quyết định ở Kiev”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Bộ Quốc phòng Nga cũng cảnh báo, việc các quan chức phương Tây hiện diện ở trung tâm ra quyết định ở Kiev trong vai trò là các cố vấn sẽ không phải là vấn đề với Nga trong việc ra quyết định đáp trả.

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có chuyến thăm tới Kiev và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Đây là chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Mỹ tới Ukraine kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu nổ ra.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/4 cáo buộc quân đội Ukraine đang tìm cách tiến hành các vụ phá hoại và tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga. Nga cảnh báo lực lượng quân sự nước này sẽ tấn công các trung tâm chỉ huy ở thủ đô Kiev nếu lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công sang lãnh thổ Nga.

Nga gần đây đã báo động nguy cơ khủng bố ở 3 khu vực giáp biên giới Ukraine gồm Bryansk, Kursk, Belgorod và một số thành thị ở khu vực Krasnodar, Voronezh và Crimea. Moscow cáo buộc lực lượng của Ukraine nhiều lần tấn công vào lãnh thổ miền Nam của Nga. Hệ thống phòng không ở vùng Belgorod giáp Ukraine đã được đưa vào tình trạng báo động cao sau hàng loạt vụ nổ bí ẩn.

Hàng loạt vụ nổ đã được ghi nhận vào sáng sớm ngày 27/4 tại 3 tỉnh của Nga giáp biên giới với Ukraine. Một kho đạn ở Belgorod cũng bốc cháy vào thời điểm này.

Rạng sáng 25/4, một kho dầu ở Bryansk cũng bốc cháy. Giới chức Nga tuần trước cáo buộc các trực thăng vũ trang Ukraine mang theo vũ khí hạng nặng đã tấn công các công trình dân sự, khiến 7 người ở vùng Bryansk bị thương.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đầu tháng 4 cho biết, Nga sẽ tăng cường tiềm lực quân sự ở biên giới phía Tây để đảm bảo an ninh cho khu vực này. Biên giới phía Tây của Nga giáp với Ukraine, Belarus, Phần Lan, Estonia Latvia.

Ủy ban Điều tra Nga (RIC) cáo buộc quân đội Ukraine muốn thực hiện các động thái nhằm gây áp lực với những người ra quyết định ở Nga, buộc họ phải kết thúc sớm chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine bác bỏ cáo buộc nước này đứng sau các vụ tấn công nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. 

Theo Fox