Cuối tuần hái dừa nước, nướng bánh phồng ở Giồng Trôm

BẾN TRE – Giồng Trôm ấn tượng với du khách bởi nét bình yên của những hàng dừa xanh rợp lối đi, món ăn dân dã và làng nghề truyền thống lâu đời.

Huyện Giồng Trôm, Bến Tre cách TP HCM khoảng 100 km, là điểm đến thích hợp cho du khách có chuyến đi ngắn ngày vào cuối tuần hoặc đi về trong ngày. Phương tiện di chuyển trong chuyến khám chủ yếu bằng xe đạp. Một chiều mát khách đạp xe qua những hàng dừa, cau xanh mát ven đường, dừng chân tại cầu Bún Quảng Thăng nhìn ra dòng sông Bàu Lò lặng lờ trôi, hai bên bờ là dừa nước rì rào trong gió.

Tại đây, bạn có thể thuê homestay để hòa vào nhịp sống thường ngày của cư dân địa phương.

Với mỗi cung đường tour, du khách lại có những trải nghiệm, khám phá riêng. Người thích sông nước có thể lên ghe, xuồng len lỏi vào những con rạch nhỏ, cùng người dân hái dừa nước – loại cây đặc trưng mọc tự nhiên ven sông, kênh, rạch ở Nam Bộ.

Ngồi trên ghe, du khách có thể tách từng trái dừa nước để ăn trực tiếp. Cơm dừa nước mềm dẻo, ngọt thanh và thơm dịu, có thể làm nước giải khát với đường, đá mát lạnh.

Một điểm đến không nên bỏ qua trong hành trình là làng nghề bánh phồng Sơn Đốc ở xã Hưng Nhượng, tuổi đời hơn 100 năm.

Tại đây du khách có thể tham quan, tìm hiểu quy trình làm ra một chiếc bánh phồng nếp. Bánh đạt yêu cầu là sau khi nướng phải xốp, giòn tan và nở to gấp 2 lần so với lúc chưa nướng. Làng nghề bán nhiều loại cho khách mua về làm quà, như bánh phồng nếp hột gà, bánh phồng nếp mít, bánh phồng nếp sầu riêng…

Khách có thể học cách làm bánh khọt tại homestay để tự chuẩn bị bữa trưa cho gia đình, cùng hướng dẫn viên hái rau thơm trong vườn, pha nước mắm tỏi ớt chấm bánh và rau ăn kèm.

Bánh khọt miền Tây thơm mềm, ít dầu mỡ. Vỏ bánh không quá giòn như bánh khọt Vũng Tàu, mang màu vàng tươi của bột nghệ. Bánh mang vị ngậy béo từ nước cốt dừa, đậm đà từ thịt vịt xiêm băm nhuyễn, tép bạc đất và béo bùi của đậu xanh.

Tôm càng xanh là một đặc sản dân dã khác được lòng thực khách. Dù nướng mọi, luộc với nước dừa xiêm đỏ, hay nổ muối hột cùng lá chanh, thịt tôm đều giữ được độ ngọt và săn chắc.

Homestay cũng có hoạt động thăm vườn, hái rau trái, chăm rau, cho dê bò ăn cỏ… thích hợp với gia đình có trẻ nhỏ.

Với trải nghiệm gói gọn trong một chòm xóm nhỏ, chuyến đi Giồng Trôm sẽ đưa bạn khám phá những nét văn hóa riêng tại một vùng quê mộc mạc nhưng đầy lôi cuốn.

Huỳnh Nhi / Ảnh: Quách Duy Thịnh

Tính đại khái, nửa vời và vô trách nhiệm của người Việt

Tính đại khái, sự nửa vời và tinh thần vô trách nhiệm đã trở thành phổ biến trong xã hội. Để lâu ngày, nó trở thành căn bệnh trầm kha và tạo thành nhân cách của con người. Sự nửa vời không làm chết ai ngay lập tức nhưng nó tạo ra các sản phẩm không hoàn thiện, làm xã hội xộc xệch, luật pháp tùy tiện và ngăn cản sự phát triển.

Công nhân thổi bụi vào người đi đường khi thi công đường Nguyễn Trãi, Hà Nội. Ảnh: Infonet.

Bất cứ ai khi qua các con đường đang sửa cũng phải khó chịu vì bụi và vì những đoạn đường gồ ghề rất khó đi. Các nhà thầu chỉ cần lấy máy ủi có sẵn gạt bằng và phun nước, họ có thể tạo ra một cảm giác dễ chịu và được tôn trọng hơn rất nhiều cho người đi đường. Ngay như nước láng giềng Campuchia khi sửa chữa sân bay, bạn có thể thấy bạt được che cẩn thận và dòng chữ “xin lỗi vì đã làm phiền” bằng tiếng Anh đặt trang trọng nơi dễ nhìn. Còn ở Việt Nam, những người thi công chỉ lo công việc của họ. Những khó khăn mà những người xung quanh phải chịu như là lẽ tất nhiên. Chính vì vậy mà có những con đường đau khổ nhiều năm mọi người phải chịu mà không nhận được một lời xin lỗi, những công trình đang xây trở thành nỗi kinh hoàng của cộng đồng mà không mảy may áy náy.

Những hàng cây bên đường, trong công viên sau khi trồng bỗng dưng chết khô. Khi đào lên mới thấy người trồng cây không bóc lớp ni lông bọc gốc cho cây. Có lẽ, những cây xanh kia đã phải chịu khát, chịu ngạt với cảm giác tương tự một con người bị chụp một bao ni lông lên đầu đến khi tắc thở. Nhưng với những người trồng cây kia, họ vô tâm hay họ vô trách nhiệm nên chỉ đào hố và lấp đất. Vì sự dối trá và cẩu thả được che đậy dưới lớp đất kia nên mầm cây đã bị chết. Không đòi hỏi những người làm công việc này phải yêu cây, coi cây như những sinh linh sống. Chỉ cần họ làm đúng quy trình kỹ thuật như trách nhiệm của mình thì những cái cây kia không bị ngạt mà chết khô, và tiền của không bị lãng phí.

Trong những trận chung kết bóng đá nảy lửa, sự hò hét cổ vũ của khán giả Việt cho hai đội thể hiện sự đam mê và cuồng nhiệt cho môn thể thao vua. Tuy nhiên, trọng tài chưa kịp tuýt còn kết thúc trận đấu, một nửa sân đã vội vã ra về bỏ mặc nhà vô địch nhận cúp. Các cổ động viên quan tâm đến sự dễ dàng cho mình hơn là tôn trọng những cống hiến hết mình của cầu thủ. Chứng kiến sự tôn trọng của khán giả Mỹ ở lại sân tennis , hay khán giả Anh reo hò chúc mừng đội bóng lên nhận cúp thì thấy tủi thân cho các nhà vô địch Việt Nam. Sau khi reo hò, thăng hoa và sung sướng họ đã vội vã bỏ rơi chính các thần tượng của mình ngay trên sân cỏ với chiếc cúp lạnh lẽo trên tay!

Khi cây xăng ở giữa Hà Nội cháy nhà quản lý mới tá hỏa hét toáng lên là cây xăng không nằm trong quy hoạch, không có giấy phép kinh doanh. Một cây xăng nằm ngay trung tâm thành phố, người xe tấp lập ra vào mà nhà quản lý chỉ biết khi nó bốc cháy thì quả là “con voi chui lọt lỗ kim”. Khi hàng chục người bị ngộ độc vì ăn bánh mì ở Bình Dương phải vào viện cấp cứu, khi đó cơ quan quản lý mới phanh phui ra là giấy phép kinh doanh đã hết hạn, quy trình bảo quản và chế biến thực phẩm không đúng quy cách. Và họ vội vàng phạt tiệm bánh, coi như đã hoàn thành trách nhiệm của mình. Trong tất cả những câu chuyện tương tự như hai câu chuyện này, nhà quản lý luôn vô can và họ chỉ xuất hiện khi việc đã rồi, viết biên lai phạt, và thu tiền.

Đây là những ví dụ rất đời thường để thấy rằng tính đại khái, sự nửa vời và tinh thần vô trách nhiệm đã trở thành phổ biến trong xã hội. Để lâu ngày, nó trở thành căn bệnh trầm kha và tạo thành nhân cách của con người. Sự nửa vời không làm chết ai ngay lập tức nhưng nó tạo ra các sản phẩm không hoàn thiện, làm xã hội xộc xệch, luật pháp tùy tiện và ngăn cản sự phát triển.

Sự nửa vời cũng dễ làm người ta hài lòng với những cái gì mình có, tự biện minh cho những yếu kém và ngại thay đổi. Trong chính trị, nó dễ dẫn đến những thỏa hiệp trong cải cách, ngay cả trên những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Có lẽ, chỉ khi Việt Nam đối mặt với nạn đói thì người dân mới được tự sản xuất trên mảnh đất của mình, và hình thành công cuộc đổi mới năm 1986.

Có lẽ, người Việt nổi tiếng vì cái sự “lười” đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh tật sớm còn chữa trị. Thậm chí, nhiều người biết mình có bệnh nhưng vẫn lần nữa không muốn chữa vì hy vọng “mọi sự sẽ ok thôi, rồi bệnh sẽ tự khỏi”. Tiếc rằng, khi bệnh quá nặng vội vàng vào viện thì đã quá muộn, nếu chữa được thì cũng để lại di chứng lâu dài. Có vẻ, tính cách này đang được thể hiện trong mọi mặt đời sống gia đình, kinh tế, xã hội và chính trị của nước ta.

Mỗi người không cần làm hơn, chỉ cần làm đúng và đủ trách nhiệm, khi đó chắc chắn thay đổi sẽ đến thần kỳ. Hãy dậy con trẻ làm “đến nơi đến chốn” vì đó chính là một kỹ năng, một tính cách và một đạo đức của một con người. Nó sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách, một nhân cách có trách nhiệm, không nửa vời và không đại khái với bản thân mình và với những người xung quanh!

Theo THÁI TUẤN / DIENNGON

[Infographic] Biểu hiện nhiễm Omicron và cách sử dụng thuốc Molnupiravir

Biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế tại TP HCM với 76%, trong khi biến chủng Delta chỉ khoảng 24%. Trên 70% người nhiễm Omicron sẽ sốt cao, nhức mỏi, đau họng, đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi… từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba.

 [Infographic] Biểu hiện nhiễm Omicron và cách sử dụng thuốc Molnupiravir  - Ảnh 1.

Theo A.Thanh / Người lao động

Loạt trả đũa phương Tây có thể áp với Nga

Mỹ cùng các nước phương Tây không còn nhiều lựa chọn ít rủi ro để phản ứng trước việc Nga triển khai quân đội sang Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/2 lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga triển khai quân đội vào lãnh thổ do lực lượng ly khai ở Ukraine kiểm soát. Quyết định được công bố vài giờ sau khi lãnh đạo Nga chính thức công nhận độc lập cho hai nước cộng hòa tự xưng ở các tỉnh Donetsk và Luhansk tại Donbass, miền đông Ukraine.

Điện Kremlin khẳng định Nga đã nỗ lực giải quyết vấn đề Donbass bằng giải pháp hòa bình trước khi quyết định đưa quân vào Donbass. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield lên án hành động của Nga “đang đe dọa trật tự quốc tế từ Thế chiến II với nguyên tắc một nước không được đơn phương vẽ lại biên giới của nước khác”.

Nhà Trắng trước đó thông báo Tổng thống Joe Biden sẽ áp lệnh trừng phạt đối với mọi cá nhân làm ăn ở vùng do lực lượng ly khai Ukraine kiểm soát, đồng thời tuyên bố sẽ áp trừng phạt với Nga vào ngày 22/2.

Xe tăng Nga được vận chuyển gần biên giới Ukraine bằng đường sắt sau khi Bộ Quốc phòng nước này ngày 16/2 thông báo kết thúc tập trận. Ảnh: AP.
Xe tăng Nga được vận chuyển gần biên giới Ukraine bằng đường sắt sau khi Bộ Quốc phòng nước này ngày 16/2 thông báo kết thúc tập trận. Ảnh: AP.

Trừng phạt kinh tế

Theo John Herbst, cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine và hiện là giám đốc Trung tâm Á – Âu thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định những bước đi tiếp theo của Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cục diện địa chính trị khu vực.

Herbst cho rằng các đề xuất và diễn biến ở Ukraine cho thấy Tổng thống Nga không dễ dàng hài lòng với thỏa hiệp ở riêng Ukraine, mà ông còn có mong muốn khôi phục sức ảnh hưởng của Nga ở các nước từng thuộc Liên Xô lẫn khối Warsaw trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 3/2 phát biểu tại Điện Kremlin, khẳng định Nga không có ý định phát động chiến tranh. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 3/2 phát biểu tại Điện Kremlin, khẳng định Nga không có ý định phát động chiến tranh. Ảnh: Reuters.

“Nếu phản ứng của phương Tây chỉ mang tính hình thức, ông Putin sẽ nhận ra yếu điểm và tiếp tục leo thang. Phương Tây phải phản ứng ngay. Điều đó đồng nghĩa trừng phạt tức thời và mạnh tay”, ông nhấn mạnh.

Ông cho rằng Mỹ không thể dừng với lệnh trừng phạt các vùng ly khai của Ukraine. Mục tiêu trừng phạt hợp lý nhất tiếp theo đối với phương Tây sẽ là Dòng chảy Phương bắc 2, dự án đường ống khí đốt và dầu mỏ từ Nga đến Đức.

Michael Bociurkiw, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Á – Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, nhận định phương Tây có thể ngay lập tức sử dụng những “phương án hạt nhân” trong tay. Mỹ cùng châu Âu có thể mở đầu bằng cách tước quyền sử dụng sân bay cho các hãng hàng không Nga, trong đó có hãng hàng không quốc gia Aeroflot.

Khai tử dự án Dòng chảy Phương bắc 2 cũng nằm trong phạm vi cân nhắc, nhưng khả năng thành công không quá cao do phụ thuộc vào ý chí chính trị ở châu Âu, đặc biệt là Đức.

“Mỹ cần thể hiện rõ sẵn sàng tung thêm những lệnh trừng phạt với tác động nghiêm trọng hơn nữa nếu Moskva mở đợt tiến công quy mô lớn. Trong loạt trừng phạt này, Mỹ cần nhắm đến thị trường nợ thứ cấp của Nga và không thể loại trừ phương án khai trừ Nga khỏi hệ thống tài chính SWIFT (Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế)”, Herbst đánh giá.

Đánh vào nhóm thân cận Kremlin

Nếu phương Tây chưa thể chấp nhận hy sinh an ninh năng lượng để răn đe, Hersbt bình luận Mỹ phải trừng phạt ít nhất một ngân hàng lớn của Nga, cùng với một số cá nhân giữ vị trí quan trọng và thân thiết với Tổng thống Putin.

Arun Iyer, nghiên cứu viên Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng phương Tây cần có những biện pháp đặc biệt đối với chiến thuật “vùng xám” mà Nga đang theo đuổi, song song với các phương án phản ứng truyền thống.

“Một trong nhiều phương án có thể cân nhắc là trừng phạt các nhà tài phiệt thân thiết với Tổng thống Putin, bao gồm một loạt biện pháp chế tài cá nhân, tịch thu tài sản, hạn chế đi lại, đóng băng tài khoản và cấm tiếp cận mọi lợi ích mà những nhà tài phiệt này cùng gia đình họ đang được hưởng ở phương Tây”, Iyer nhận định.

Bà dự đoán cách phản ứng quyết liệt này sẽ buộc những người ủng hộ Tổng thống Putin trong giới tinh hoa Nga phải chú ý đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Phương Tây có thể tận dụng thêm sức ảnh hưởng từ giới quyền thế ở Nga để thuyết phục lãnh đạo nước này “hành xử trong khuôn khổ chuẩn mực quốc tế”.

“Mỹ có nhiều phương án cân nhắc nhưng họ cần đánh trúng yếu huyệt hiệu quả nếu muốn còn cơ hội ổn định tình hình”, Iyer nhận định.

Bociurkiw cũng đề xuất chính phủ Anh có chiến lược tương tự và áp lệnh trừng phạt đối với khoảng 2.500 công dân Nga đã có hộ chiếu Anh thông qua hình thức đầu tư.

Vị trí vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.
Vị trí vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.

Hiện diện quân sự nhiều rủi ro

Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần khẳng định ông không chấp nhận đưa lực lượng Mỹ vào Ukraine tham chiến trong kịch bản nước này xảy ra xung đột vũ trang với Nga.

Theo cựu đại sứ Mỹ John Herbst, NATO có thể gửi thêm lực lượng và vũ khí, khí tài đến sườn đông của liên minh quân sự để gia tăng sức ép đối với Moskva, thể hiện rõ quyết tâm an ninh và cam kết với đồng minh cùng đối tác.

Herbst nhận định Lầu Năm Góc có thể cân nhắc phương án can thiệp ôn hòa hơn tại Ukraine. Thay vì triển khai lực lượng hỗ trợ trực tiếp trên lãnh thổ và tự đặt mình vào nguy cơ tham chiến, Mỹ mở chiến dịch sơ tán công dân. Hàng nghìn công dân Mỹ có khả năng kẹt lại Ukraine nếu quân đội Nga mở rộng phạm vi hoạt động vượt khỏi ranh giới lực lượng ly khai ở Donbass.

“Quân đội Mỹ đã rất nhiều lần giải cứu công dân ở những vùng nguy hiểm. Một chiến dịch tương tự có thể ngáng chân các tính toán của Nga”, cựu đại sứ đề xuất.

Trong khi đó, trả lời đài truyền hình NBC vào đầu tháng này, Tổng thống Biden kêu gọi công dân Mỹ tự túc rời khỏi lãnh thổ Ukraine và đừng chủ quan chờ Lầu Năm Góc điều động quân đội mở chiến dịch giải cứu. Ông lo ngại hiện diện quân sự Mỹ ở Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào cũng có rủi ro đụng độ lực lượng Nga một khi xung đột vũ trang diễn ra, kéo theo hệ quả khó lường về xung đột quân sự giữa hai cường quốc.

Giới quan sát nhận định ông Biden không muốn tái diễn chiến dịch sơ tán hỗn loạn và nhiều rủi ro như ở Afghanistnan. Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nói Mỹ “hiếm khi tổ chức sơ tán hàng loạt” và tình huống ở Afghanistan vào năm ngoái “mang tính đặc thù”.

Khi đã loại bỏ phương án đưa quân vào Ukraine, Mỹ không còn nhiều lựa chọn quân sự khác cho cuộc khủng hoảng quân sự. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan giữa tháng một cho biết hỗ trợ quốc phòng đến Ukraine sẽ tăng vọt trong kịch bản chiến tranh, giúp đối tác “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền”, nhưng ông không tiết lộ cụ thể kế hoạch của Mỹ.

Nhà khoa học chính trị Seth Jones cùng Philip Wasielewski, cựu chuyên viên bán quân sự thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ, cho rằng Washington có thể cân nhắc hỗ trợ miễn phí cho Ukraine hàng loạt trang thiết bị, trong đó có vũ khí phòng không, chống tăng, chống hạm, chiến tranh điện tử và phòng thủ mạng, cũng như đạn dược cùng các vũ khí bộ binh. Những đợt tiếp viện có thể được chuyển giao bằng kênh hợp tác quốc phòng chính thức hoặc một chiến dịch bí mật do CIA tổ chức.

“Mỹ và NATO cần sẵn sàng hỗ trợ dài hạn cho cuộc kháng chiến của Ukraine, dù nỗ lực đó diễn ra theo bất kỳ hình thái nào”, hai chuyên gia nhận định trong bài phân tích gửi Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS).

Theo VN Express

Công nhận hai vùng ly khai Ukraine, Putin muốn gì?

Công nhận hai vùng ly khai miền đông Ukraine, Putin có thể hiện thực hóa mong muốn người Ukraine và Nga là “một dân tộc” và chặn đứng đường gia nhập NATO của Kiev.

Vùng Donbass từ lâu là điểm nóng trong căng thẳng biên giới giữa Nga và Ukraine. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào hôm qua, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập của vùng ly khai Donetsk và Lugansk tại miền đông Ukraine.

Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi, Nga hồi tháng 12/2021. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Vladimir Putin tại Sochi, Nga hồi tháng 12/2021. Ảnh: Reuters.

Đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố không coi Donbass là một phần của Ukraine. Điều đó có thể mở đường cho Moskva gửi lực lượng quân sự vào các khu vực ly khai một cách công khai, với lập luận rằng họ đang can thiệp như một đồng minh để bảo vệ khu vực này.

Alexander Borodai, một thành viên của quốc hội Nga và cựu lãnh đạo chính trị Donetsk, tháng trước nói rằng phe ly khai sau đó sẽ tìm đến Nga để giúp họ giành quyền kiểm soát các khu vực của Donetsk và Luhansk vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine. Nếu kịch bản này xảy ra, nó có thể dẫn đến xung đột quân đội giữa Nga và Ukraine.

Hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk, gọi chung là vùng Donbass, đã tách khỏi kiểm soát của chính phủ Ukraine vào năm 2014 và tự tuyên bố là “cộng hòa nhân dân” độc lập, dù không được công nhận. Kể từ đó, những cuộc giao tranh bùng phát trong khu vực này đã khiến hơn 14.000 người thiệt mạng. Nga phủ nhận tham gia vào xung đột, nhưng ủng hộ phe ly khai theo nhiều cách như hỗ trợ quân sự bí mật, hỗ trợ tài chính, cung cấp vaccine Covid-19 và cấp ít nhất 800.000 hộ chiếu.

Động thái công nhận của Nga cũng được cho “giết chết” thỏa thuận Minsk. Thỏa thuận Minsk được Bộ tứ Normandy, gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức, thúc đẩy tại thủ đô của Belarus năm 2015, nhằm kết thúc cuộc xung đột đẫm máu khi đó đã kéo dài 10 tháng ở miền đông Ukraine. Thỏa thuận kêu gọi mức độ tự trị lớn cho hai khu vực ly khai ở Ukraine. Dù chưa được các bên thực hiện đầy đủ, thỏa thuận Minsk đến nay vẫn được cho là con đường tốt nhất giúp thoát khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Putin xem người Nga và Ukraine là “một dân tộc”. Ông viết trong một bài luận được chia sẻ trên trang web của Điện Kremlin vào tháng 7 năm ngoái rằng “chủ quyền thực sự của Ukraine chỉ có thể là hợp tác với Nga”.

“Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa rằng Ukraine không chỉ là một nước láng giềng của chúng tôi. Đó là một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa và tinh thần của chúng tôi”, Putin nói trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 21/2. “Đây là những người đồng đội, người thân của chúng tôi. Giữa họ không chỉ là tình cảm đồng nghiệp, bạn bè mà là người thân, là gia đình có gắn bó máu thịt”.

Cuộc điều tra dân số chính thức gần đây nhất vào năm 2001 cho thấy hơn một nửa dân số ở Crimea và Donetsk xác định tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Lực lượng ly khai đã tận dụng bản sắc khu vực đặc biệt của Donbass để thúc đẩy ủng hộ và hành động chống Kiev. Thông qua điều này, Moskva cũng tiếp tục đặt nền móng trong khu vực bằng cách cấp hộ chiếu, từ đó có thể gửi lực lượng tới bảo vệ người dân.

Theo một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2021, hơn một nửa người ở khu vực ly khai muốn gia nhập Nga, dù có hoặc không có một số quyền tự trị.

Bán đảo Crimea và vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.
Bán đảo Crimea và vùng Donbass. Đồ họa: Washington Post.

Trước Donbass, Nga từng công nhận độc lập cho hai vùng ly khai Abkhazia và Nam Ossetia ở Gruzia, sau một cuộc chiến 5 ngày vào năm 2008. Moskva đã cung cấp cho họ hỗ trợ ngân sách, cấp quốc tịch Nga cho người dân và đóng hàng nghìn binh sĩ tại đây.

Trong trường hợp của Gruzia, Nga đã sử dụng sự công nhận độc lập các khu vực ly khai để giải thích cho việc quân đội hiện diện ở một nước thuộc Liên Xô cũ. Mục tiêu của Nga là ngăn chặn vô thời hạn tham vọng gia nhập NATO của Gruzia bằng cách không cho nước này toàn quyền kiểm soát lãnh thổ. Tính toán tương tự cũng sẽ được áp dụng đối với Ukraine.

Moskva từ lâu xem Ukraine là vùng đệm của NATO, liên minh được thành lập năm 1949 để chống lại Liên Xô. Putin từ lâu nói rằng xu hướng mở rộng phạm vi về phía đông châu Âu có thể phạm vào “lằn ranh đỏ” của ông. Đồng thời, Putin cũng nhiều lần khẳng định một trong những điều kiện tháo ngòi nổ căng thẳng Ukraine là phương Tây phải đảm bảo chắc chắn Kiev không bao giờ trở thành thành viên liên minh.

“Tôi vẫn nghĩ mục tiêu chính của Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine là thách thức NATO và để xem liệu liên minh có chùn bước hay không”, tướng về hưu Martin Dempsey, cựu chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói. “Nhưng nếu ông ấy quyết định hành động, nhiều khả năng ông ấy sẽ đưa quân kiểm soát khu vực duyên hải phía đông Ukraine (giáp biển Azov) để tạo cầu nối đến bán đảo Crimea và cửa ngõ ra Biển Đen”.

Trước khi ký sắc lệnh công nhận hai vùng ly khai, Putin từng nói toàn bộ Ukraine là “quốc gia do Nga tạo ra”. Những động thái gần đây của Nga khiến không ít người lo ngại kịch bản Nga sẽ tiến hành cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine. Đây là kịch bản đáng lo ngại nhất, nhưng cũng bị đánh giá là ít có khả năng xảy ra nhất, khi Nga tính toán đến những chi phí về tài chính, kinh tế và nhân lực của cuộc chiến.

“Tôi nghĩ Putin chắc chắn có đủ sức mạnh quân sự để tấn công Ukraine. Tôi cũng biết có tin tình báo về ý định này”, tướng về hưu Joseph Ralston, cựu tư lệnh lực lượng NATO, nói. “Nhưng tôi cũng biết người Nga rất giỏi tung hỏa mù và tôi vẫn không tin kịch bản này sẽ diễn ra”.