Ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm

Mặt tiền của căn nhà là điểm ấn tưởng khiến người nhìn bị hut hút bởi sự mới mẻ, lạ mắt.

Nằm nép mình trong một khu phố sầm uất Tangerang (Indonesia), căn nhà gây ấn tượng người xem khi sở hữu mặt tiền như một tác phẩm nghệ thuật. Với điều kiện thời tiết nóng bức, độ ẩm cao ngôi nhà có thiết kế phía ngoài gạch lồng vào nhau vừa để giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết, vừa mang lại sự độc đáo cho căn nhà khi nhìn từ bên ngoài.

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 1.

Được thiết kế mặt tiền gạch lồng vào nhau đã mang lại sự mới mẻ, lạ mắt và thu hút sự chú ý của người qua đường.

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 2.

Mặt tiền gạch lồng vào nhau còn có tác dụng che chắn, tạo không gian riêng tư cho gia chủ. Phần mặt tiền có kết hợp gạch thô với sắt giúp cấu trúc vừa có cảm giác thanh lịch, vừa chắc chắn và khiến ngôi nhà không giống bất kì công trình nào

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 3.

Mặt tiền được thắp sáng bằng hệ thống đèn giúp căn nhà rực rỡ, lung linh khi về đêm

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 4.

Buổi đêm, ngôi nhà dường như một tác phẩm nghệ thuật đầy cuốn hút

Phía trong căn nhà, không gian sinh hoạt được thiết kế khá đơn giản khi kết hợp của màu sơn giả bê tông cùng tone trắng giúp không gian vô cùng thanh lịch và trang nhã.

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 5.

Khu vực phòng khách được bố trí đơn giản nhưng vẫn ấn tượng với người xem

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 6.

Bức tường gỗ là điểm nhấn đi kèm với hệ thống đèn LED tạo phòng sinh hoạt của trẻ em trở nên sinh động hơn

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 7.

Bức tường gạch thô tiếp tục được đưa vào không gian phòng bếp, tạo nên tính nhất quán của căn nhà khi đi từ ngoài vào trong

Cận cảnh ngôi nhà độc đáo với mặt tiền gạch lồng vào nhau: Không chỉ đẹp như tác phẩm nghệ thuật mà còn là giải pháp khắc phục một nhược điểm - Ảnh 8.

Một không gian để gia chủ có thể làm nơi thư giãn hay trò chuyện cùng bạn bè

Theo Decoist / Đinh Anh / Theo Trí thức trẻ

Phương Tây thất hứa điều gì và vì sao ông Putin mở chiến dịch quân sự ở Ukraine?

Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, phương Tây đã không giữ đúng những lời hứa khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và đe dọa không gian an ninh của nước Nga. Giới quan sát lo ngại tầm nhìn của Tổng thống Putin không dừng ở nước láng giềng và Ukraine chỉ là mảnh ghép trong bản kế hoạch lớn hơn: đàm phán lại những thỏa hiệp từng đánh dấu hồi kết của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh và thiết kế lại bản đồ an ninh châu Âu. Trong khi đó, Rodric Braithwaite, cựu Đại sứ Anh tại Moskva khi Liên Xô tan rã, nói rằng phương Tây đang trả giá cho “ngoại giao kiêu ngạo và yếu kém trong thập niên 1990″…

Tổng thống Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên Hội đồng An ninh Nga tại Moskva, 21.2. Ảnh: Reuters.

Lý do ông Putin mở chiến dịch quân sự ở Ukraine

Nga đang có nhiều đòn bẩy lợi thế trước phương Tây và một chiến dịch can thiệp quân sự được cho là sẽ mang Kiev trở lại vòng ảnh hưởng của Moskva.

Sau nhiều tuần tập trung quân gần biên giới Ukraine và đấu tranh ngoại giao với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine. Kiev đã ban bố tình trạng khẩn cấp và nhiều tiếng nổ đã xuất hiện. Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố tấn công các mục tiêu quân sự của Ukraine và phủ nhận dùng pháo binh tấn công thành phố của nước này.

Các chuyên gia chưa đồng thuận về điều gì đã thúc đẩy Nga thực hiện động thái này, nhưng có một số yếu tố tiềm năng. Dường như ông chủ Điện Kremlin tin rằng Nga đang có ưu thế chiến lược và quyết định đây là thời điểm tốt nhất để mở chiến dịch quân sự nhằm tối đa hóa lợi ích mà Nga có thể đạt được, bình luận viên Zeeshan Aleem từ MSNBC đánh giá.

Theo giới phân tích, nguyên nhân đầu tiên có lẽ bởi Nga đang cảm thấy bị đe dọa bởi đà mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và muốn vạch rõ “lằn ranh đỏ”.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Nga gửi một danh sách các yêu cầu an ninh cho Mỹ, kêu gọi NATO ngừng mở rộng về phía đông, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine và cấm triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu. Moskva đã đe dọa sử dụng vũ lực quân sự nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng.

Điều khiến Nga đặc biệt quan ngại là viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO, một khả năng đã được Mỹ đưa ra trong nhiều năm nhưng không có mốc thời gian.

Anatol Lieven, chuyên gia cấp cao về Nga và châu Âu tại Viện Nghiên cứu Lập pháp có Trách nhiệm Quincy, ví khả năng đó giống như việc Mexico tham gia liên minh quân sự với Trung Quốc, một bước phát triển gây báo động mạnh cho Mỹ.

Đây là mối quan tâm của Nga từ rất lâu, trước cả thời kỳ Putin. Moskva lâu nay vẫn cảnh báo rằng chủ nghĩa bành trướng của NATO có thể gây ra chiến tranh.

“Kể từ khi NATO bắt đầu mở rộng vào giữa những năm 90, khi Nga có một chính phủ rất khác dưới thời Boris Yeltsin, các nhà bình luận và quan chức Nga đã phản đối hành động của NATO nhưng cũng cảnh báo rằng nếu xu hướng này tiếp tục đi xa hơn tới Gruzia và Ukraine, xung đột sẽ nổ ra và khả năng chiến tranh bùng phát là rất lớn. Họ đã nhắc lại điều đó hết lần này đến lần khác. Vì vậy, Putin không phải là mấu chốt vấn đề”, Lieven cho hay.

Chính sách đối ngoại của Nga nói chung coi việc Ukraine gia nhập NATO là một mối đe dọa lớn và kiềm chế Ukraine về mặt quân sự là một cách tiềm năng để ngăn chặn khả năng này, giới quan sát nhận định.

Các nhà phân tích khu vực cũng chỉ ra rằng Moskva cũng có thể lo ngại về tâm lý chống Nga phát triển ngày càng tăng tại Ukraine trong những năm gần đây, tạo ra mối đe dọa đối với ảnh hưởng của Nga lên các nước láng giềng cũng như ổn định nội bộ của chính Nga.

Putin là một sĩ quan tình báo ở Đông Đức khi Liên Xô tan rã. Trải nghiệm đó có thể đã hình thành nhận thức của ông về các mối đe dọa từ những xu hướng chống Nga tiềm tàng hay từ các phong trào đường phố, những cuộc biểu tình, theo Anne Applebaum, nhà sử học kiêm bình luận viên tại tạp chí Atlantic.

Khi Putin nhìn vào Ukraine, ông dường như thấy một đất nước mà Nga có mối quan hệ lịch sử và văn hóa lâu đời đang chuyển dịch ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Trên thực tế, Putin có thể cũng lo ngại về ảnh hưởng của Ukraine đối với Nga, như Peter Dickinson từ chương trình Ukraine Alert thuộc Hội đồng Đại Tây Dương đã viết hồi tháng 12/2021.

Đối với một thế hệ các lãnh đạo Nga từng sống trong thời kỳ Liên Xô tan rã, “sự trỗi dậy của Ukraine ở châu Âu có vẻ đáng ngại”, Dickinson nhận xét.

Vì thế, Putin coi hành động can thiệp quân sự là một cơ hội để đưa Ukraine trở lại phạm vi ảnh hưởng của mình, theo Aleem.

Giá năng lượng đang tăng trên khắp thế giới, đặc biệt ở châu Âu, nơi nhiều quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khí đốt tự nhiên của Nga. Các nhà phân tích cho rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu tương đương quy mô cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Đây là lý do tại sao Đức do dự khi tham gia vào nỗ lực trừng phạt Nga.

Moskva hiểu rõ rằng phương Tây đang bị ràng buộc ở một mức độ nào đó đối với Nga, vậy nên nếu mở một chiến dịch quân sự lúc này, thiệt hại mà Nga phải chịu sẽ được hạn chế.

Dù Mỹ và hàng loạt nước đã bắt đầu áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng và “giới tinh hoa” Nga, giới chức ở Washington đến nay vẫn chưa thể thống nhất về cách chính phủ nên phản ứng với những động thái tiếp theo của Moskva, bởi các lệnh trừng phạt cũng đi kèm với những hệ quả của riêng chúng, Matthew Pauly, phó giáo sư lịch sử tại Đại học bang Michigan, nhận định.

Cách hiệu quả nhất để nhắm vào Nga bằng các lệnh trừng phạt là cắt nguồn cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên từ nước này cho phương Tây. Nhưng điều đó có thể khiến giá cả tăng cao và gây tổn thương hơn cho người tiêu dùng. Giá dầu đã chạm mức cao nhất trong 8 năm và là động lực chính của lạm phát. Nó đang gây ra nhiều thiệt hại về mặt chính trị và các lãnh đạo phương Tây sẽ khó lòng ban hành những quyết định cứng rắn hơn với Nga, bình luận viên Christine Romans từ CNN cho hay.

Một yếu tố liên quan khác có thể là Nga đã nhận thấy rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang dồn mọi tập trung vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, khiến Washington có ít dư địa hơn để chống lại Moskva.

Dù vậy, liệu Putin có thành công với các mục tiêu của mình hay không hiện vẫn là câu hỏi khó trả lời.

Khu vực chính phủ và phe ly khai kiểm soát ở miền Đông Ukraine. Đồ họa: NY Times.

Đặt cược của Tổng thống Putin với trật tự châu Âu

Giới quan sát nhận định Tổng thống Putin muốn thiết kế lại bản đồ an ninh châu Âu mà ông cho rằng không công bằng đối với Nga sau Chiến tranh Lạnh.

Cộng đồng quốc tế đang hồi hộp dõi theo từng chuyển biến ở phía đông Ukraine. Quân đội Nga áp sát khu vực suốt nhiều tháng qua và hôm nay Putin đã tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở hai khu vực do phe ly khai ở Ukraine kiểm soát, nằm trong hai tỉnh Donetsk và Lugansk thuộc vùng Donbass.

Tuy nhiên, giới quan sát lo ngại tầm nhìn của Tổng thống Nga Vladimir Putin không dừng ở nước láng giềng và Ukraine chỉ là mảnh ghép trong bản kế hoạch lớn hơn: đàm phán lại những thỏa hiệp từng đánh dấu hồi kết của kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh và thiết kế lại bản đồ an ninh châu Âu.

Trong bài phát biểu ngày 21.2, khi tuyên bố công nhận độc lập cho hai chính quyền tự xưng ở đông Ukraine gồm Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, Tổng thống Putin đã liệt kê một loạt khía cạnh mà ông cho rằng Mỹ cùng châu Âu đối xử bất công với Nga trong suốt ba thập kỷ qua. “Nước Nga có mọi quyền đáp trả nhằm đảm bảo an ninh của chính mình”, ông tuyên bố.

Bài phát biểu hôm đó cho thấy lãnh đạo Nga dường như muốn quay ngược thời gian, thiết lập lại một cục diện an ninh đã là quá khứ. Ông không chỉ muốn liên minh quân sự phương Tây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngừng mở rộng thành viên về phía đông. Tổng thống Nga còn yêu cầu liên minh này giảm quy mô hiện diện quân sự, thu quân trở về những ranh giới trong thập niên 1990, trước khi quá trình đông tiến bắt đầu.

Ý tưởng được ông nêu ở bài phát biểu thực chất đang yêu cầu đảo ngược nhiều thay đổi địa chính trị và an ninh ở châu Âu trong suốt ba thập kỷ qua. Nói cách khác, ông muốn điều chỉnh lại những hệ quả an ninh sau cột mốc 1991, thời điểm xảy ra sự kiện mà chính ông từng gọi là “bi kịch địa chính trị to lớn nhất” thế kỷ 20: Sự tan rã của Liên Xô.

Theo Putin, phương Tây đã không giữ đúng những lời hứa khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và đe dọa không gian an ninh của nước Nga.

Theo giới chức Nga, trong giai đoạn thảo luận về tiến trình thống nhất nước Đức vào năm 1990, lãnh đạo Mỹ và phương Tây đã cam kết với Liên Xô rằng NATO nhất quyết không mở rộng về phía đông. Phương Tây đồng thời hứa hẹn vào năm 1997 rằng quân đồn trú sẽ không bao giờ vượt quá ranh giới phía đông của liên minh tính từ mốc thời gian này, thông qua Thỏa thuận Nền tảng NATO – Nga.

Rodric Braithwaite, cựu Đại sứ Anh tại Moskva khi Liên Xô tan rã, đồng ý rằng phương Tây đang trả giá cho “ngoại giao kiêu ngạo và yếu kém trong thập niên 1990”. Tuy nhiên, ông cho rằng Tổng thống Nga đã dựa vào quá khứ để “đe dọa châu Âu rằng Moskva sẵn sàng lựa chọn giải pháp quân sự”. Braithwaite cảnh báo “hàng triệu người Nga cũng suy nghĩ và cảm nhận” sự thất vọng tương tự Tổng thống Putin về sự kiện Liên Xô tan rã, quá trình mở rộng của NATO cũng như những liên hệ lịch sử với Ukraine.

Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Macron tại Moskva hôm 7.2. Ảnh: AFP.

Theo Mary Sarotte, giáo sư sử học tại Đại học Johns Hopkins của Mỹ, giai đoạn biến động của nước Nga sau khi Liên Xô tan rã là một phần trải nghiệm cá nhân của Tổng thống Putin, trong đó có những bẽ bàng khi nền kinh tế đất nước rơi tự do và phải dựa vào hỗ trợ kinh tế từ phương Tây, còn NATO ung dung kết nạp những quốc gia từng dưới chiếc ô an ninh của Liên Xô.

Sarotte cho rằng Putin đang muốn tái lập vùng đệm an ninh giữa Nga và phương Tây, như chiến lược trước đây Liên Xô từng theo đuổi, và đưa Moscow trở lại bàn cờ dành cho những siêu cường. Cách Putin tiếp cận cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy ông nhắm trực tiếp vào Mỹ, theo đuổi tư tưởng cạnh tranh cường quốc và không bận tâm đến phản ứng từ những thành viên còn lại trong NATO.

Trong bài tham luận vào tháng 7 năm ngoái, lãnh đạo Nga công bố lập luận rằng người Nga, Ukraine và Belarus đều chung một dân tộc, đều là hậu duệ Nga Cổ, nhà nước lớn nhất châu Âu vào thế kỷ thứ 9 và Kiev cổ, nay là thủ đô Ukraine, chính là “thành phố mẹ” của mọi thành phố Nga.

“Ukraine hiện đại được tạo nên toàn bộ và toàn diện bởi nước Nga”, ông khẳng định trong bài phát biểu ngày 21.2, đồng thời cho rằng Ukraine là hệ quả từ những sai sót trong tính toán khi Liên Xô vừa ra đời.

Cựu quan chức Mỹ Fiona Hill, từng là thành viên chuyên trách về các vấn đề châu Âu và Nga cho Hội đồng An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, nhận định Nga gửi thông điệp rằng họ muốn nắm quyền lực điều chỉnh chính sách.

“Putin không chỉ nhìn vào 30 năm lịch sử xử ép nước Nga, mà còn nhìn vào những tổn thương đất nước phải gánh chịu trong nhiều thế kỷ, từ nước Nga hiện đại, thời kỳ Liên Xô đến giai đoạn Sa hoàng”, Hill đánh giá.

Theo nhiều quan chức phương Tây đương nhiệm lẫn về hưu, Mỹ cùng các đồng minh rõ ràng đã ứng xử rất kém trong quan hệ với Nga vào thập niên 1990. Họ thừa nhận phương Tây đã ăn mừng thái quá sau Chiến tranh Lạnh.

Một số chính khách phương Tây cũng tán thành ý tưởng cải cách thỏa thuận an ninh ở châu Âu, một phần vì nhiều thỏa thuận kiểm soát vũ khí ký kết từ kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh đã trở nên lỗi thời hoặc mất hiệu lực do các bên nghi ngờ lẫn nhau.

Giới chức phương Tây đồng tình Moskva là bên không thể thiếu trong những trao đổi an ninh, nhưng họ không chấp nhận cách Tổng thống Putin đòi hỏi “đập đi xây lại” cấu trúc khu vực đã định hình và quay ngược thời gian.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh nguyên tắc duy nhất giúp đảm bảo an ninh ở châu Âu “là chấp nhận giữ nguyên những đường biên giới hiện nay”.

Giới chuyên gia nhận định những yêu cầu đảm bảo an ninh mà Moskva gửi cho Washington gần như là những đòi hỏi không tưởng. Ông muốn Mỹ và các lực lượng kết hợp thuộc NATO kết thúc hiện diện tại những thành viên gia nhập liên minh sau 1997, trong đó hầu hết là những nước từng thuộc ảnh hưởng địa chính trị của Moskva. Nga còn yêu cầu Mỹ rút hết vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu.

Tổng thống Putin muốn mọi cam kết phải được xây dựng thành hiệp ước, dù ông biết chắc rằng không tổng thống nào của Mỹ dám ký kết và Thượng viện Mỹ đương nhiên sẽ từ chối thông qua một thỏa thuận như vậy. Ngoài ra, những thành viên NATO gia nhập trong hai đợt mở rộng liên minh gần nhất nhiều khả năng phản đối hiệp ước an ninh mới.

Theo Braithwaite, Tổng thống Putin đã nhiều lần chứng minh ông là bậc thầy đàm phán và xử trí khủng hoảng bên bờ vực chiến tranh, với cuộc chiến ở Georgia vào năm 2008 hay sáp nhật Crimea của Ukraine vào năm 2014. “Ông ấy luôn nhận thức hoàn hảo cách dừng đúng lúc và giành được những điều ông muốn cả hai lần trước”, cựu đại sứ Anh nhận định.

Tuy nhiên, những yêu cầu dường như không tưởng lần này từ Moskva cho thấy Tổng thống Putin dường như đang đánh cược tất tay. Phương Tây không có dấu hiệu nhượng bộ và chấp nhận ký một hiệp ước an ninh thế hệ mới cùng Nga. Trong khi đó, kịch bản quân đội Nga tiến vào Ukraine sẽ dẫn đến nhiều hậu quả dài hạn, từ sa lầy quân sự đến trừng phạt kinh tế, tăng áp lực lên Putin trong cuộc bầu cử năm 2024.

Tổng hợp VNN-VNEX-MSNBC / Van Nge VN

Kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả nặng nề như thế nào khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine?

Nền kinh tế thế giới vẫn đang hồi phục sau Covid-19, song lại phải đối mặt với những mối rủi ro mới khi giá năng lượng tăng đột biến vì căng thẳng giữa phương Tây và Nga leo thang.

Hôm 22/2, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã thông báo về các biện pháp trừng phạt Nga để đáp trả quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc công nhận 2 cộng đồng ly khai ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, mới đây, ông Putin cũng cho biết Nga sẽ chính thức thực hiện chiến dịch quân sự đối với Ukraine.

Cuộc khủng hoảng này đã đẩy giá dầu thế giới vượt mức 100 USD và tạo dư chấn cho các thị trường hàng hóa khác, đe dọa áp lực lạm phát vốn đã ở mức cao. Nga là một siêu cường hàng hóa và là nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu.

Các nước phương Tây đang “mắc kẹt” giữa việc muốn có các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc và mối lo ngại sẽ phải gánh chịu hậu quả. Hiện tại, châu Âu và Mỹ đã không áp dụng biện pháp chặn nguồn xuất khẩu năng lượng của Nga hoặc “đóng băng” việc sử dụng đồng USD. Mặc dù vậy, Tổng thống Joe Biden đã cảnh báo người dân Mỹ rằng giá xăng sẽ chịu áp lực ở quốc gia này.

Dưới đây là phân tích của Bloomberg về việc cuộc khủng hoảng leo thang của Ukraine sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới như thế nào và đâu sẽ là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất.

Châu Âu chịu áp lực

Dù hiện tại dòng chảy hàng hóa chưa gặp gián đoạn, nhưng lo ngại về căng thẳng leo thang đã khiến giá mọi thứ từ dầu khí, lúa mì đến phân bón và kim loại công nghiệp tăng vọt trong những tuần gần đây. Tại châu Âu – nơi nhận hơn 1 nửa lượng dầu và khí đốt từ Nga, các hộ gia đình đang phải trả nhiều tiền điện hơn.

Kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả nặng nề như thế nào khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine? - Ảnh 1.

Chỉ số giá năng lượng đối với các hộ gia đình ở châu Âu.

Giá năng lượng chiếm hơn 1 nửa tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục của Eurozone vào tháng 1. Sự bất ổn về nguồn cung trong tương lai của Nga có thể khiến tình trạng thiếu năng lượng còn tồi tệ hơn.

Giới chức ECB cho biết giá năng lượng liên tục ở mức cao có thể cản trở đà hồi phục của nền kinh tế, khi các hộ gia đình chi ít tiền hơn vào những lĩnh vực khác và “bào mòn” lợi nhuận doanh nghiệp. Các nhà kinh tế của JPMorgan đã hạ dự báo tăng trưởng quý I đối với Eurozone từ 1,5% xuống 1%, dù vẫn dự kiến nền kinh tế sẽ quay trở lại hướng tăng trưởng trước đại dịch vào cuối năm.

Trong khi đó, Đức – quốc gia có kế hoạch ngừng hoạt động toàn bộ nhà máy điện hạt nhân vào cuối năm nay, lại đặc biệt phụ thuộc vào việc nhập khẩu khí đốt. Đây là 1 lý do khiến nước này đầu tư vào đường ống Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ USD để tăng gấp đôi nguồn cung từ Nga. Dù đã được hoàn thành và chờ các cơ quan quản lý phê duyệt, nhưng dự án này đã bị đình chỉ như 1 phần của các biện pháp chống lại Nga.

An ninh lương thực gặp “cơn gió ngược”

Cả Nga và Ukraine đều là những nhà sản xuất lúa mì lớn. Giá loại lương thực này đã tăng do các bên bán lo ngại về khả năng các chuyến hàng đi qua Biển Đen bị gián đoạn. Điều này đặc biệt gây lo ngại cho các quốc gia Bắc Phi, nơi khi giá bánh mì biến động đã gây ra tình trạng bất ổn và mâu thuẫn về chính trị trong nước.

Kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả nặng nề như thế nào khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine? - Ảnh 2.

Ukraine và Nga chiếm 1/4 tổng xuất khẩu lúa mì.

Các quốc gia phát triển – nơi lương thực và năng lượng “đè nặng” lên ngân sách hộ gia đình, hồi phục với tốc độ chậm hơn so với các nước giàu. Họ cũng phải nâng lãi suất nhanh hơn để kiểm soát lạm phát và ngăn chặn dòng vốn chảy ra. Elina Ribakova – phó kinh tế trưởng tại Viện Tài chính Quốc tế ở Washington, cho biết: “Căng thẳng leo thang sẽ đẩy giá năng lượng và thực phẩm, điều này có thể khiến họ phải tiếp tục nâng lãi suất.”

Kim loại là một yếu tố rủi ro khác. Theo báo cáo gần đây của Rabobank, xung đột quân sự hay các biện pháp trừng phạt mạnh hơn có thể làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu palladium của Nga – được sử dụng để tạo bộ chuyển đổi giúp giảm lượng khí thải ô tô, hoặc nhôm, thép.

Rủi ro đối với ông Biden khi cuộc bầu cử giữa kỳ sắp đến

Kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả nặng nề như thế nào khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine? - Ảnh 3.

Các hộ gia đình châu Âu phải trả mức giá năng lượng ngày càng cao.

Không như châu Âu, Mỹ là nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng lớn nên nền kinh tế nước này sẽ ít chịu ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên, ông Biden có thể phải đối mặt với rủi ro về chính trị khi giá dầu bán ra cao hơn. Trong thông báo hôm thứ Ba, ông Biden cho biết Mỹ đang thảo luận với các quốc gia khác để giảm thiểu bất kỳ tác động nào nhưng không đưa thêm thông tin chi tiết.

Peter Harrell – một quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết các biện pháp chống lại Nga sẽ không gây tổn hại quá lớn đến chuỗi cung ứng của Mỹ. Trong khi đó, giới chức Fed cảnh báo rằng bất ổn địa chính trị sẽ khiến lạm phát tăng cao hơn.

Khả năng hồi phục của kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới gánh chịu những hậu quả nặng nề như thế nào khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine? - Ảnh 4.

Các đối tác thương mại chính của Nga.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế vẫn dự đoán việc xung đột Nga – Ukraine đẩy giá mọi loại hàng hóa lên cao chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Điều này sẽ cho phép các NHTW bám sát kế hoạch hiện tại của họ, đó là thắt chặt chính sách tiền tệ đủ để giảm áp lực lạm phát, nhưng không “quá tay” có thể khiến đà hồi phục “trật bánh”.

Ngay cả đối với châu Âu, sự tác động cũng ở mức “vừa phải”. Trong khi Đức là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Nga, nhưng mối liên kết này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thương mại của nước này. Nhiều công ty châu Âu đã giảm quy mô tiếp xúc với Nga sau khi nước này bị trừng phạt vì sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Nga như “pháo đài” vững chắc?

Các biện pháp trừng phạt Crimea đã đẩy Nga vào suy thoái và hệ thống tài chính nước này rơi vào khủng hoảng. Kể từ đó, chính phủ nước này đã nỗ lực rất nhiều để điều hướng nền kinh tế. Họ khuyến khích hoạt động sản xuất trong nước, giảm lượng nợ nước ngoài và tăng dự trữ ngoại tệ mà hiện có thể được thúc đẩy mạnh hơn nhờ giá năng lượng tăng cao.

Nếu xung đột không quá căng thẳng, kinh tế Nga có thể sẽ tiếp tục phát triển. Dù vậy, Capital Economics dự báo tăng trưởng kinh tế nước này có thể giảm xuống dưới 1%. về lâu dài, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu có thể sẽ kìm hãm tiềm năng của kinh tế Nga.

Trung Quốc sẽ hưởng lợi?

Ngay cả khi căng thẳng quân sự và các biện pháp trừng phạt không quá đáng lo ngại, Nga có thể quay hướng sang phương Đông để tìm kiếm biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và 2 bên đã thảo luận về việc xây dựng các đường ống mới để vận chuyển khí đốt của Nga.

Nga cũng đang thảo luận với Trung Quốc để xây dựng hệ thống thanh toán quốc tế, giúp họ tránh phụ thuộc vào đồng USD. Qua đó, áp lực của các biện pháp trừng phạt từ phía Mỹ sẽ được giảm bớt và giảm tỷ lệ nắm giữ đồng bạc xanh của chính họ.

Tham khảo Bloomberg / Chi LanTheo Doanh nghiệp và Tiếp thi

Toan tính của Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể nhận định đây là thời điểm tốt nhất để phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, trước khi quan hệ giữa Kiev và phương Tây thêm sâu sắc.

Trong những tháng qua, Moscow đã làm tất cả để chuẩn bị cho một cuộc tấn công. Hơn 100.000 quân tới áp sát Ukraine – bao gồm cả biên giới giữa nước này và Belarus. Và đến ngày 24/2, ông Putin thực sự hành động.

Cuộc xung đột hiện nay sẽ định hình tương lai của Ukraine. Ngoài ra, chiến sự cũng sẽ quyết định vị thế của Moscow trên bản đồ an ninh châu Âu, cũng như di sản mà Tổng thống Putin để lại sau hơn 20 năm cầm quyền.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của xung đột đến từ yếu tố địa chính trị, đặc biệt là quan hệ “tay ba” giữa Nga, Ukraine và phương Tây.

Nguồn gốc xung đột

Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh có thể coi là nguồn gốc của xung đột hiện nay. Với việc đối thủ lớn nhất – Liên Xô – tan rã, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể tiến hành mở rộng về hướng đông. Hàng loạt quốc gia Đông Âu trở thành thành viên NATO.

Thậm chí, khối này còn kết lập ba nước Baltic – Estonia, Latvia, Lithuania – vốn là một phần của Liên Xô cũ.

Do tình hình chính trị nội bộ và những lo ngại từ Nga, Ukraine không trở thành thành viên của khối. Nước này cũng sẽ không gia nhập NATO trong tương lai gần – bản thân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định điều này. Do đó, phương Tây không có nghĩa vụ bảo vệ Kiev khi Nga tấn công.

vi sao nga tan cong ukraine anh 1
Một tòa nhà bốc cháy ở thành phố Chuguiv, tỉnh Kharkiv, miền Đông Ukraine, ngày 24/2. Ảnh: AFP.

Tuy vậy, hợp tác quốc phòng và tình báo giữa Kiev với Washington nói riêng và phương Tây nói chung không ngừng được củng cố trong thời gian qua.

“Ông Putin và điện Kremlin hiểu rằng Ukraine sẽ không trở thành một phần của NATO”, ông Ruslan Bortnik, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Ukraine, nói với Vox. “Tuy vậy, Ukraine đã trở thành ‘thành viên không chính thức’ của NATO”.

Từ nhiều năm qua, Moscow tỏ ra lo ngại với xu hướng “làm thân” với Liên minh châu Âu (EU) và NATO của Kiev, đặc biệt sau khi cựu Tổng thống Mỹ George Bush lên tiếng ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO năm 2008.

“Đây là một sai lầm”, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine Steven Pifer tuyên bố. “Điều này khiến người Nga ‘nổi giận’”.

Một Ukraine trong NATO sẽ dẫn tới việc khối quân sự của phương Tây “tiến thêm một bước” tới sát lãnh thổ Nga. Đây là điều Moscow không thể chấp nhận.

Năm 2014, cuộc biểu tình “Euromaidan” ở thủ đô Kiev dẫn tới việc Tổng thống Viktor Yanukovych – người có xu hướng mềm mỏng hơn với Nga – bị người biểu tình thân phương Tây lật đổ.

Ngay sau đó, Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea. Lực lượng ly khai thân Nga cũng nổi dậy giành quyền kiểm soát một bộ phận hai tỉnh Donetsk và Luhansk vào năm đó. Hành động này đã đẩy Ukraine tới gần phương Tây hơn.

Tháng 12 vừa qua, khi những thông tin về sự tập trung quân sự của Nga gần biên giới với Ukraine được tiết lộ, Nga đề đạt nguyện vọng về an ninh của mình đối với NATO.

Theo đó, khối này phải dừng việc mở rộng về hướng đông, cam kết không kết nạp Ukraine và các quốc gia Liên Xô cũ khác, cũng như rút lực lượng ở Trung và Đông Âu.

Tuy vậy, các cuộc đàm phán giữa Nga với các nước phương Tây tháng một vừa qua không đem lại kết quả.

Suy nghĩ của ông Putin

Dù các phân tích của giới quan sát quốc tế chủ yếu đề cập tới vấn đề chiến lược, yếu tố lịch sử và chủ nghĩa dân tộc cũng có thể là một nhân tố thúc đẩy ông Putin hành động.

Trong bài phát biểu trước người dân Nga nhằm công nhận hai nhà nước cộng hòa tự xưng miền Đông Ukraine hôm 21/2, ông Putin tuyên bố: “Ukraine chưa bao giờ có một truyền thống ổn định như một nhà nước thực thụ”.

vi sao nga tan cong ukraine anh 2
Giới chức Ukraine xem xét một quả tên lửa rơi xuống thủ đô Kiev ngày 24/2. Ảnh: Reuters.

Theo quan điểm của Moscow, một chính quyền thân phương Tây tại Kiev là điều “không thể chấp nhận” trên một vùng lãnh thổ vốn của người Nga.

“Ukraine có thể vẫn là một quốc gia có chủ quyền (trong mắt Moscow – PV) chừng nào họ có một chính quyền thân thiết với Nga”, bà Seva Gunitsky, chuyên gia về Nga tại Đại học Toronto, Canada, nhận định.

“Đối với chúng ta, Ukraine không chỉ là một nước láng giềng. Đây là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tín ngưỡng của chúng ta”, ông Putin tuyên bố hôm 21/2.

Ngoài ra, ông Putin có thể cho rằng Mỹ đã suy yếu – thể hiện qua những vấn đề nội bộ hay cuộc rút lui tại Afghanistan. Ông cũng có thể kết luận phương Tây đang chia rẽ khi các nước thành viên NATO tỏ ra bất đồng về Afghanistan hay liên minh AUKUS.

Năm 2019, ông Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống Ukraine với lời hứa khởi động lại các cuộc đàm phán hòa bình về căng thẳng tại miền Đông nước này.

Ban đầu, Moscow nhận định một người không có kinh nghiệm chính trị như ông Zelensky có thể cởi mở hơn với quan điểm của Moscow. Tuy vậy, dưới sức ép của Moscow, ông Zelensky quay sang phương Tây để tìm kiếm sự giúp đỡ, thậm chí công khai tuyên bố nguyện vọng gia nhập NATO.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu IRI tại Ukraine, tỷ lệ người Ukraine muốn gia nhập EU và NATO cũng có xu hướng tăng trong những năm qua. Do đó, Moscow có thể cảm thấy các nỗ lực chính trị và ngoại giao sẽ “không đi đến đâu”.

“Giới tinh hoa an ninh Nga cảm thấy cần hành động ngay. Nếu không, hợp tác quốc phòng giữa NATO và Ukraine sẽ càng thêm sâu rộng và phức tạp”, nhà nghiên cứu Sarah Pagung tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức nhận định.

Việt Hà / Zing

Vụ tấn công Ukraine mở màn cuộc đấu giữa 3 cường quốc

Chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine là va chạm đầu tiên trong trật tự thế giới mới nơi Nga và Trung Quốc bắt tay thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ.

Hơn 50 năm trước, Washington cũng từng đối mặt liên minh của Bắc Kinh và Moscow, nhưng tình thế hiện nay đã khác. Nga giờ là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, trong khi Trung Quốc không còn là đất nước nghèo đói kiệt quệ bởi chiến tranh mà đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo Wall Street Journal.

Mỹ lưỡng đầu thọ địch

Tung ra lực lượng khổng lồ bao vây Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu phương Tây viết lại dàn xếp cấu trúc an ninh châu Âu vốn đã tồn tại từ sau Chiến tranh Lạnh. Điện Kremlin muốn chứng tỏ Nga có đủ khả năng hành động bất chấp sự phản đối và cả trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Nga đã luân chuyển các đơn vị đóng tại biên giới với Trung Quốc tới Đông Âu, động thái cho thấy sự an tâm của Moscow vào mối quan hệ với Bắc Kinh.

Trật tự mới đang hình thành khiến Mỹ cùng lúc đối mặt hai đối thủ tại hai khu vực địa lý khác nhau, nơi Washington đều có những đồng minh thân cận và lợi ích kinh tế, chính trị sâu sắc.

Giờ là lúc chính quyền Tổng thống Biden phải quyết định phân bổ các ưu tiên, nguồn lực quốc phòng ra sao, liệu có triển khai thêm quân đồn trú ở châu Âu hay đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giúp các đồng minh châu Âu giảm phụ thuộc vào Moscow.

Michele Flournoy, cựu quan chức Lầu Năm Góc dưới thời cựu Tổng thống Obama, cho biết trong khoảng thời gian dài, Washington không đánh giá đúng về nguy cơ Nga có thể phát động chiến tranh toàn diện chống lại một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu.

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP.

nga tan cong ukraine anh 2
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP.

“Chúng ta thấy dù Bắc Kinh không thực sự thích cách làm của Putin, họ vẫn sẵn sàng bắt tay nhau để chống lại phương Tây. Điều này sẽ còn lặp lại trong tương lai”, bà Flournoy nói.

Không quá khi nói tình thế éo le của Mỹ hiện này bắt nguồn một phần từ hành động của Washington sau Chiến tranh Lạnh. Là siêu cường duy nhất còn lại, Mỹ thúc đẩy các giá trị tự do dân chủ khắp thế giới, mở rộng NATO sang Đông Âu, kết nạp nhiều thành viên từng thuộc khối Warsaw và các các nước Liên Xô cũ.

NATO mở rộng đáp ứng nguyện vọng của nhiều nước Đông Âu muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga như Ba Lan, Romania hay ba nước Baltic. Nhưng đồng thời, động thái này chọc giận ông Putin.

Điện Kremlin coi quan hệ với phương Tây là cuộc cạnh tranh một mất một còn, quyết tái lập sự thống lĩnh của Nga như kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, mở rộng ảnh hưởng của Moscow đối với các nước lân bang.

Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc coi các cuộc cách mạng màu ở các nước Liên Xô cũ là âm mưu do Mỹ đạo diễn, có thể ngày nào đó xảy ra ở nước mình.

Đâu là ưu tiên của Mỹ?

Từ năm 2015, Lầu Năm Góc đã dự báo về nguy cơ cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc, chuyển dần trọng tâm từ cuộc chiến chống khủng bố sang cuộc đối đầu với các đối thủ là Bắc Kinh và Moscow.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đánh giá Nga là mối đe dọa ít nguy hiểm hơn trong dài hạn, còn Trung Quốc là “thách thức ngày càng cấp bách”.

Đánh giá trên cũng phản ánh các ưu tiên về an ninh của Tổng thống Biden. Sau khi nắm quyền, ông Biden ưu tiên nguồn lực cho đại dịch, phục hồi kinh tế và các vấn đề nội trị, hứa hẹn chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích của tầng lớp trung lưu sau hai cuộc chiến tranh trường kỳ, tốn kém ở Iraq và Afghanistan.

Xử lý tốt quan hệ với Nga sẽ giúp Washington có cơ hội tập trung nguồn lực quân sự, kinh tế, công nghệ vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Xử lý tốt quan hệ với Nga sẽ giúp Washington có cơ hội tập trung nguồn lực quân sự, kinh tế, công nghệ vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm căn cứ quân đội Mỹ ở Ba Lan hôm 18/2. Ảnh: AFP.

nga tan cong ukraine anh 3
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm căn cứ quân đội Mỹ ở Ba Lan hôm 18/2. Ảnh: AFP.

Từ cách tiếp cận này, ông Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2021 nhằm xây dựng một mối quan hệ ổn định và dễ đoán với Nga, gia hạn thêm 5 năm hiệp định hạn chế các vũ khí hạt nhân tầm trung New START.

Nhưng những diễn biến qua là đủ để thấy Tổng thống Putin đã lợi dụng thiện chí của Washington để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở Belarus và Ukraine.

Mỹ giờ đối mặt cùng lúc hai thách thức, một là cuộc khủng hoảng an ninh tại Đông Âu do Nga châm ngòi, hai là cuộc đối đầu với Trung Quốc trong tương lai.

“Mỹ có nguy cơ bị áp đảo nếu quân đội buộc phải căng mình chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận”, Lầu Năm Góc nhận định trong một báo cáo năm 2018.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã buộc Mỹ triển khai thêm quân tới Đông Âu, có khả năng Washington sẽ phải xem xét lại mức chi ngân sách quốc phòng hay thậm chí quy mô quân đội.

Kỷ nguyên thu gọn quy mô lực lượng hạt nhân có khả năng sẽ chấm dứt trong bối cảnh giới chức quân sự cho rằng cần kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để đồng thời răn đe Trung Quốc và Nga.

Cầu viện các đồng minh

Phải đối phó đồng thời Trung Quốc và Nga sẽ buộc chính quyền ông Biden dựa nhiều hơn vào các liên minh quốc tế từng giúp Washington giành được quyền lực toàn cầu như hiện nay.

Khi Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức cuộc gặp ở Bắc Kinh đầu tháng 2, hai bên đưa ra tuyên bố chung chỉ trích các liên minh có sự tham gia của Mỹ như NATO, AUKUS, cho rằng những tổ chức này đe dọa lợi ích của các nước khác.

Trung Quốc đang khẩn trương tăng cường sức mạnh quốc phòng, quân sự hóa các đảo, đá chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, đồng thời mở rộng mạng lưới căn cứ ở nhiều khu vực trên thế giới. Mỹ đã phải gây sức ép ngăn Guinea Xích đạo cho phép Trung Quốc đặt căn cứ đầu tiên bên bờ Đại Tây Dương.

“Mỹ sẽ phải làm quen với thực tế tác chiến đồng thời trên nhiều chiến trường, không chỉ thuần về quân sự”, Eliot Cohen, chuyên gia sử học quân sự tại tổ chức tư vấn chính sách CSIS, nhận định.

Lầu Năm Góc đã trì hoãn công bố chiến lược quốc phòng và đánh giá các lực lượng hạt nhân nhằm cân nhắc kế hoạch, phương án răn đe hai cường quốc đối thủ.

Lúc này, đang có cuộc tranh luận giữa các chuyên gia quốc phòng Mỹ liệu Washington có nên san sẻ nguồn lực tương đương để đồng thời đối phó Nga và Trung Quốc, hay nên tập trung nhiều hơn cho châu Á – Thái Bình Dương.

Ngoài khía cạnh quân sự, cuộc đối đầu với Nga cũng có thể làm trầm trọng thêm rạn nứt kinh tế toàn cầu. Trung Quốc và Mỹ đều đang tranh giành chuỗi cung ứng cho các công nghệ thiết yếu. Nếu phương Tây tăng cường trừng phạt Nga, Moscow nhiều khả năng phụ thuộc hơn nữa vào Bắc Kinh.

nga tan cong ukraine anh 4
Phó tổng thống Kamala Harris dự hội nghị an ninh ở Munich. Ảnh: AFP.

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm chao đảo NATO. Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết liên minh cần định hình lại bản thân để thích nghi với một thực tại mới của an ninh châu Âu.

Trong hội nghị an ninh Munich cuối tuần qua, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và các lãnh đạo NATO nhất trí Mỹ và châu Âu cần đoàn kết trước những hành động của Nga.

Trong ngắn hạn, giới chức NATO cho biết sẽ triển khai thêm các đơn vi tác chiến tới Đông Nam châu Âu, củng cố các lực lượng đang đóng quân ở Ba Lan, Baltic.

Thăm dò dư luận mới đây cho thấy đa phần người dân EU coi cuộc khủng hoảng ở Ukraine là mối đe dọa cho an ninh của châu Âu. Một số quan chức châu Âu lo sợ sự đoàn kết hiện nay của khối có thể lung lay trong tương lai khi phải thảo luận những vấn đề gai góc như tăng chi tiêu quốc phòng.

NATO dự kiến thông qua tài liệu “khái niệm chiến lược” mới tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 6 tới ở Madrid. Tài liệu này sẽ định hình những nguyên tắc hành động ứng phó các thách thức an ninh trong thập kỷ tới.

Các chuyên gia, cựu quan chức kêu gọi các thành viên NATO ở châu Âu và Canada tăng mức đóng góp, bảo đảm đáp ứng tối thiểu 50% yêu cầu về trang thiết bị của khối cho đến năm 2030, như thế Mỹ có thể dành nguồn lực đối phó Trung Quốc.

“Tất cả thành viên lúc này đoàn kết và lên án những gì Nga làm. Nhưng khi nói đến những cam kết dài hạn nhằm củng cố khả năng phòng thủ của NATO, khối có thể sẽ bị chia rẽ”, Alexander Vershbow, cựu đại sứ Mỹ tại NATO, nhận định.

Duy Anh / Zing