Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ

Tone xanh matcha cùng chất liệu gỗ thông và cách thiết kế hiện đại, ấm cúng đã đem đến cho ngôi nhà này sự quyến rũ khó cưỡng nổi.

Càng ngày, người ta càng đầu tư nhiều cho không gian sống của mình để vừa tối ưu được diện tích, vừa đem lại sự tiện nghi trong sinh hoạt. Và ở khu vực châu Á, cách bài trí nhà cửa ở nhiều đất nước, đặc biệt các thành phố lớn đã có sự chuyển mình rõ rệt. Điều này thấy rõ nhất ở những ngôi nhà, căn hộ của người trẻ.

Nơi ở của họ nhẹ nhàng hơn, bài trí hiện đại hơn để vấn đề diện tích nhỏ được giải quyết. Như ngôi nhà chưa tới 40m² ở Cao Hùng dưới đây là một minh chứng tuyệt vời. Từ những cái nhìn đầu tiên, ngôi nhà này đã khiến người ta thích thú bởi sắc xanh matcha mát mẻ, tinh tế từ hệ kệ tủ âm tường, nội thất hay sàn gạch của sảnh vào nhà.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 1.

Ngôi nhà với màu xanh matcha mát mẻ, tinh tế.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 2.

Thiết kế của ngôi nhà được lấy cảm hứng từ các khối hộp nên không gian được phân chia rất gọn gàng. Để tạo ra sự tiện dụng cho ngôi nhà, các KTS đã bố trí không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách – bếp – ăn theo chiều dọc. Cách sắp xếp không gian khoa học cùng với hệ tủ âm tường thực sự mang đến cho khu vực này cái nhìn đẹp mắt.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 3.

Hệ tủ âm tường màu xanh ấn tượng.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 4.
Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 5.

Khu bếp nhỏ hiện đại.

Nửa còn lại của tầng trệt gồm một phòng sinh hoạt chung cho cả gia đình, một kệ bàn làm việc kiêm giá sách và một khu vệ sinh. Mọi không gian trong khu vực này tuy nhỏ nhưng đều được thiết kế thông minh và rất tiện dụng. Như việc sát góc học tập, làm việc là phòng nghỉ cũng giúp cả gia đình có nhiều không gian kết nối với nhau hơn.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 6.

Khu vực cầu thang và lối dẫn vào góc làm việc, phòng vui chơi chung của gia đình.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 7.

Phòng tatami để cả nhà sinh hoạt chung ngay cạnh góc làm việc.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 8.
Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 9.

Khu vực làm việc thiết kế thông minh.

Dù diện tích không lớn nhưng các KTS không lên tầng mà chỉ sử dụng một nửa diện tích đất làm tầng lầu để dùng cho không gian phòng ngủ chính và phòng thay đồ. Thú vị nhất là cách các KTS kết hợp cầu thang cùng lối đi bộ giữa phòng ngủ và phòng đồ, tạo nên cái nhìn đẹp mắt và đầy cảm hứng trong nhà. Có thể nói, chính hệ cầu thang này đã giúp cho cảm hứng khối hộp trong ngôi nhà càng được nhấn mạnh và rõ ràng hơn.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 10.

Cầu thang kết hợp lối đi bộ nối giữa phòng ngủ và phòng thay đồ.

Giống như tầng trệt, tầng lầu cũng được tô điểm bằng màu xanh nhạt mát mẻ, đi kèm đó là chất liệu gỗ thông sạch sẽ và ấm cũng của các hệ kệ. Để tạo sự thoáng đãng, nhẹ nhàng, chủ nhà đã sử dụng tường kính và lan can bằng kính.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 11.

Phòng ngủ nhẹ nhàng, thư giãn.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 12.
Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 13.

Phòng thay đồ giúp gia đình nhỏ giải quyết được không gian lưu trữ quần áo khá hiệu quả. Bên cạnh những giá kệ được tính toán kĩ càng về công năng thì căn phòng này còn có một cửa sổ nhỏ có thể quan sát xuống tầng 1.

Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 14.
Ngôi nhà 40m² với thiết kế tầng lửng nhìn là yêu của gia đình trẻ - Ảnh 15.

Phòng thay đồ.

Không quá rộng rãi nhưng thiết kế gác lửng đầy sáng tạo và hiện đại của ngôi nhà này thực sự ghi điểm. Nhất là khi nó vừa đủ tiện nghi, vừa giúp các thành viên trong gia đình kết nối với nhau ở mọi không gian.

Theo TP / Nhịp sống Việt

Ý nghĩa thực sự của ngày 22/2/22: Ngày này được gọi là Twosday, vậy ngày 3/3/33 gọi là gì?

Riêng trong thế kỷ 21 còn có những ngày đặc biệt nào như thế?

NGÀY 22/2/22 TWOSDAY NGHĨA LÀ GÌ? 

Đã gần 1 thập kỷ kể từ ngày đặc biệt 12/12/12, ngày 22 tháng 2 năm nay, thế giới đạt một cột mốc quan trọng chưa từng có: Đó là ngày 22/2/22. Ngày 22/2/22 còn gọi là Twosday. Nó có nghĩa là bất cứ điều gì bạn muốn, tờ Washington Post (Mỹ) thông tin.

Twosday hoàn toàn không mang ý nghĩa lịch sử hay bất kỳ thông điệp vũ trụ nào. Tuy nhiên, nó nói lên nhiều điều về bộ não và nền văn hóa của chúng ta, Barry Markovsky – Giáo sư danh dự về xã hội học, Đại học Nam Carolina (Mỹ) viết trên The Conversation.

Giáo sư Barry Markovsky cho biết: Twosday không phải là ngày duy nhất có cột mốc quan trọng và đặc biệt như thế. Riêng thế kỷ 21 này, chúng ta đã chứng kiến những ngày trùng số đặc biệt như vậy. Ví dụ như: Cặp Onesday (rơi vào ngày 1/11/11 và 11/11/11); Twosday rơi vào ngày 22/2/22; các ngày Threesday (rơi vào ngày 3/3/33); và các ngày Foursday (rơi vào ngày 4/4/44).

Tuy rằng, những ngày này chỉ là những con số bình thường trên lịch của chúng ta, nhưng nó khơi dậy những quan niệm tò mò trong tâm trí của con người chúng ta. Và thường được chọn làm ngày thực hiện những sự kiện quan trọng.

Ý nghĩa thực sự của ngày 22/2/22: Ngày này được gọi là Twosday, vậy ngày 3/3/33 gọi là gì? - Ảnh 1.

Ngày 22/2/22 là dịp để bạn có thể làm ‘bất cứ điều gì bạn muốn’? Ảnh: Kelly Malka / The Washington Post. (Trật tự con số (ngày, tháng) trong ảnh được trình bày theo quan niệm của người phương Tây.

Ví như ngày 22/2/22 này: Rapper người Mỹ nổi tiếng Kanye West đã chọn ngày 22/2/22 để biểu diễn trực tiếp tại Miami (Mỹ); Khu nghỉ mát Atlantis ở Quần đảo Bahamas (Đại Tây Dương) đang giảm giá 22%, bắt đầu từ 222 USD, cho các phòng khách sạn (khách phải ở lại tối thiểu hai đêm)….

Hơn hết, ngày này được các cặp đôi chọn là ‘ngày lành tháng tốt; để tổ chức đám cưới nhiều khủng khiếp trên thế giới. Thư ký quận chủ trì việc cấp giấy phép ở bang Las Vegas (Mỹ) cho biết ​​đây sẽ là một trong những ngày bận rộn nhất từ ​​trước đến nay, đánh bại kỷ lục hôn nhân trước đó từ ngày 7 tháng 7 năm 2007 (7/7/07). Ở Singapore, khoảng 500 cặp đôi sẽ làm đám cưới vào ngày 22/2/22 này, gấp 9 lần số lượng hôn nhân thông thường trong một ngày, Washington Post thông tin.

THẦN SỐ HỌC: HƠN CẢ SỰ TRÙNG HỢP?

Quay trở lại với nghiên cứu của Giáo sư Barry Markovsky trên The Conversation. Ông cho biết: Twosday là một ví dụ đơn giản về một dạng bí ẩn số học phổ biến, gọi là: Thần số học – một phương pháp giả khoa học gắn ý nghĩa siêu nhiên với các con số.

Thần số học có thể bắt nguồn từ 2.500 năm trước vào thời của nhà toán học Hy Lạp Pythagoras, với các hệ thống thay thế xuất hiện ở những nơi khác, bao gồm cả Trung Quốc và Trung Đông.

Ngày nay, thần số học đã được phổ biến thông qua các tạp chí, sách, phim, chương trình truyền hình, trang web và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Nó phổ biến đến mức, gần một phần tư người Mỹ nói rằng số 7 là số may mắn.

Năm 10 tuổi, Giáo sư Barry Markovsky đã ‘bén duyên’ với thần số học. Chuyện là, một nhà sưu tập tiền xu ông xem một chiếc hộp nhựa trong có đựng hai mẫu vật sáng lấp lánh: Một đồng xu Lincoln bằng đồng và một đồng nửa đô la John F. Kennedy bằng bạc.

Ý nghĩa thực sự của ngày 22/2/22: Ngày này được gọi là Twosday, vậy ngày 3/3/33 gọi là gì? - Ảnh 4.

Đồng xu in hình tổng thống Lincoln bằng đồng.

Ý nghĩa thực sự của ngày 22/2/22: Ngày này được gọi là Twosday, vậy ngày 3/3/33 gọi là gì? - Ảnh 5.

Đồng xu in hình tổng thống J.F.K bằng bạc.

Ở mặt sau của hộp nhựa là một nhãn in với những con số “sự thật” liên kết hai vị tổng thống Mỹ từng bị ám sát. Ví dụ:

javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3311);}else{parent.admSspPageRg.draw(3311);}

6: Ngày trong tuần – thứ Sáu – của cả hai vụ ám sát

7: Chữ cái trong họ của J.F. Kennedy và Lincoln.

15: Chữ cái trong tên cả hai kẻ sát thủ

60: Năm được bầu làm tổng thống – Lincoln 1860, J.F. Kennedy 1960.

Trải nghiệm đầu đời kinh ngạc đó ấn tượng đến mức Giáo sư Barry Markovsky vẫn còn nhớ đến nó hơn nửa thế kỷ sau.

Sự thật về 2 vị tổng thống MỹLincoln-Kennedy có phải chỉ là sự trùng hợp không? Hơn cả sự trùng hợp, dù thế nào đi nữa, người Mỹ vẫn kính trọng và biết ơn những đóng góp to lớn của 2 vị tổng thống của họ.

Những sự trùng hợp mà người ta chú ý đến phần lớn là một hiện tượng xã hội. Điều mà nhà xã hội học người Mỹ Erich Goode gọi là “huyền bí học”, một cách tiếp cận phi khoa học đối với những tuyên bố phi thường, được duy trì và truyền đi bởi các phong tục, chuẩn mực và thể chế của nhóm.

Giáo sư Barry Markovsky kết luận: Đối với “Twosday”, tôi sẽ kết luận bằng cách nêu “ý nghĩa ẩn” của nó. Lấy ba con số là 02, 22 và 2022. Cộng các số của từng hàng với nhau ta được: 2 + 4 + 6 = 12. Rồi cộng con số kết quả cuối, ta được con số 3. Một số nhà thần số học liên kết con số 3 này với ý nghĩa thể hiện sự lạc quan, tốt lành và vui vẻ.

Nếu bạn muốn, hãy cứ tin theo cách riêng của mình, miễn là niềm tin đó giúp bạn tốt lên, lạc quan và hạnh phúc hơn!

Bài viết sử dụng nguồn: Washingtonpost, Theconversation / Trang Ly / Shoha

Quân đội Nga đã ‘lột xác’ như thế nào trong kỷ nguyên Putin?

Quân đội hiện đại mang lại cho Tổng thống Vladimir Putin công cụ đắc lực để thúc đẩy chính sách đối ngoại ngày càng quyết liệt hơn, mà cuộc khủng hoảng Ukraina là ví dụ mới nhất.

Trong những ngày sau nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Boris Yeltsin, quân đội Nga dù vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng bị phương Tây đánh giá chỉ là con hổ giấy.

Moskva phải chật vật mới có thể duy trì hoạt động của tàu ngầm tại Bắc Cực, thậm chí tai nạn tàu ngầm hạt nhân Kursk phủ bóng đen lên nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin.

Ở trong nước, quân đội Nga vất vả đối phó với cuộc nổi dậy ở Chechnya. Các binh sĩ Nga khi đó sinh hoạt trong điều kiện tồi tệ, nhà cửa ẩm mốc, trang bị xuống cấp, huấn luyện nghèo nàn, không có đủ quân phục đạt chuẩn.

Nhưng sau 20 năm, tình hình đã hoàn toàn khác. Dưới bàn tay của Tổng thống Putin, quân đội Nga lột xác thành một lực lượng hiện đại, có khả năng triển khai nhanh chóng với sức sát thương đáng kể trong các cuộc xung đột vũ trang chính quy, theo New York Times.

Công cụ đắc lực của ông Putin

Quân đội Nga hiện sở hữu những vũ khí dẫn đường chính xác cao, cấu trúc chỉ huy được xây dựng hợp lý, những người lính tinh nhuệ, chuyên nghiệp. Và trên hết, Nga tiếp tục là cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Đội quân được hiện đại hóa đã trở thành con bài chủ chốt trong chính sách đối ngoại ngày càng quyết liệt của Tổng thống Putin.

Trong 10 năm qua, những hành động đáng chú ý của Moskva gồm sáp nhập Krym bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, can thiệp quân sự vào Syria hay dẫn đầu CSTO đưa quân vào Kazakhstan.

Lúc này, Moskva đang theo đuổi chiến dịch tham vọng bậc nhất và cũng đáng lo ngại nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, đó là đe dọa sử dụng vũ lực nhằm đưa Ukraina quay trở lại không gian ảnh hưởng của Nga.

Chưa cần bắn một viên đạn, Tổng thống Putin đã có thể buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden gạt sang một bên mọi ưu tiên khác, dành tất cả nguồn lực để xem xét những yêu sách về an ninh của Điện Kremlin, điều mà từ lâu Washington luôn phớt lờ.

Quyết định sử dụng vũ lực nhằm khôi phục vị thế mà Moskva đã đánh mất sau Chiến tranh Lạnh là bước đi liều lĩnh nhất của Điện Kremlin, vốn nằm trong học thuyết an ninh được Tổng thống Putin lần đầu công bố năm 2018 khi Nga hé lộ loại vũ khí hạt nhân mới có thể bay với tốc độ gấp 20 lần âm thanh.

Nhờ cuộc đại tu toàn diện lực lượng vũ trang, Moskva giờ đây có một đòn bẩy đắc lực trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Quân đội ngày càng hiện đại cũng giúp Điện Kremlin gửi thông điệp cảnh cáo tới Washington, khiến giới chức Mỹ phải bối rối.

Trong cuộc chiến Syria năm 2015, Nga áp đảo lực lượng nổi dậy bằng những đòn không kích ác liệt. Bước tiến của Nga cho thấy quân đội nước này cũng có khả năng triển khai những vũ khí tầm xa dẫn đường chính xác, lĩnh vực mà phương Tây được cho là đã bỏ xa Moskva từ lâu.

Quân đội lột xác

Trong số vũ khí được Nga đưa tới biên giới Ukraina có xe tăng T-72B3. Đây là loại thiết giáp trang bị hệ thống quang học tầm nhiệt, giúp chiến đấu hiệu quả vào ban đêm. T-72B3 cũng sở hữu tên lửa dẫn đường có tầm bắn xa gấp 2 lần các loại xe tăng khác.

Theo ông Robert Lee, chuyên gia quân sự Đại học King’s College, các tàu chiến Nga ở Biển Đen được trang bị tên lửa dẫn đường Kalibr, đi cùng tên lửa đạn đạo Iskander-M triển khai trên bộ, có khả năng phá hủy mọi mục tiêu trên lãnh thổ Ukraina.

Trong 10 năm trở lại đây, Không quân Nga đã mua sắm hơn 1.000 máy bay mới, theo một bài viết đăng tải năm 2020 của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Aleksei Krivoruchko. Trong số này có những tiêm kích Su-35S hiện đại nhất do Nga sản xuất. Một phi đội Su-35S hiện được triển khai ở Belarus.

Các vũ khí mới của Nga đã chứng minh sức mạnh trên chiến trường Syria. Đáng nói hơn, giới quân sự Mỹ bị bất ngờ trước năng lực quốc phòng mà Nga thể hiện.

“Thật xấu hổ khi phải thừa nhận là tôi rất bất ngờ khi hay tin tên lửa Kalibr phóng đi từ Biển Caspi, nhắm vào các mục tiêu ở Syria. Trước đó tôi thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của chúng”, tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, nói.

Tư duy quốc phòng của Điện Kremlin về quy mô lực lượng vũ trang cũng đã thay đổi. Nga hiện không còn phụ thuộc vào lính nghĩa vụ, thay vào đó lực lượng nòng cốt là 400.000 quân nhân hợp đồng được đào tạo bài bản.

Lính hợp đồng được đãi ngộ tốt hơn hẳn. Tháng 12/2021, Tổng thống Putin cho biết một trung úy quân đội có thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng, cao hơn mức lương trung bình trong nhiều lĩnh vực khác. Ông Putin nói thêm chính phủ chi khoảng 1,5 tỷ USD trợ cấp nhà ở cho các binh sĩ.

Không chỉ nâng cấp trang thiết bị quân sự, học thuyết quốc phòng của Nga cũng đã thay đổi. Theo Dmitry Adamsky, chuyên gia an ninh quốc tế Đại học Reichman, Moskva kết hợp đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực với ngoại giao, tấn công mạng và tuyên truyền nhằm đạt được các mục tiêu chính trị.

Chiến lược kết hợp nhiều công cụ này đang được áp dụng trong cuộc khủng hoảng Ukraina.

Một mặt, Moskva gây sức ép đòi hỏi phương Tây nhượng bộ. Mặt khác, Nga triển khai binh sĩ tới biên giới Ukraina và trong lãnh thổ Belarus, có nơi chỉ cách Kiev 160 km, làm dấy lên lo ngại chiến tranh sắp nổ ra.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Nga lu loa rằng quân đội Ukraina đang chuẩn bị cho hành vi khiêu chiến ở miền Đông – nơi lực lượng ly khai tạm chiếm.

Hôm 14/1, tin tặc tấn công và đánh sập hàng loạt website của cơ quan chính phủ Ukraina. Trên một trong các website như vậy, tin tặc để lại thông điệp “hãy biết sợ và chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”.

“Người ta đã thấy tấn công mạng, động thái quân sự và cả sức ép ngoại giao. Tất cả được thực hiện có sự phối hợp”, ông Adamsky nói.

Vượt Mỹ về chiến tranh điện tử?

Trước khi leo thang căng thẳng ở Ukraina, Nga đã sử dụng cuộc chiến ở Syria năm 2015 làm thao trường để tập dượt chiến thuật, thử nghiệm vũ khí, giúp quân đội rèn luyện kinh nghiệm tác chiến. Các sĩ quan cấp dưới được trao nhiều trọng trách và nhiệm vụ hơn.

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố tất cả chỉ huy lực lượng bộ binh, 92% chỉ huy không quân và 62% chỉ huy hải quân có kinh nghiệm tác chiến thực tế.

“Nga chứng minh cho thế giới thấy họ có thể phát động những chiến dịch quy mô lớn, sử dụng vũ khí chính xác, vũ khí tầm xa và khả năng thu thập thông tin tình báo”, chuyên gia Adamsky nhận định.

Hiện nay, Nga sở hữu những vũ khí điện tử có khả năng can thiệp hệ thống và làm nghẽn mạng thông tin của đối phương, vô hiệu hóa máy bay không người lái. Năng lực chiến tranh điện tử của Nga thậm chí được đánh giá đã qua mặt Mỹ.

“Suốt 20 năm qua, chúng ta tập trung vào iPhone, điện thoại thông minh và các mạng lưới khủng bố, trong khi đối thủ phát triển những vũ khí đánh chặn hiệu quả, uy lực”, tướng Hodges, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu, nói.

Dĩ nhiên, quân đội Nga vẫn còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế dân sự Nga không có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, trong khi đầu tư nghiên cứu và phát triển gần như không tồn tại. Bởi vậy, tình trạng thiếu hụt linh kiện công nghệ cao là không thể tránh khỏi.

Chi tiêu quốc phòng của Nga chiếm tới hơn 11% GDP cả nước, cao gấp nhiều lần các láng giềng châu Âu, khiến ngân sách cho các lĩnh vực thiết yếu khác bị cắt giảm.

Khi quân đội Ukraina bắn rơi máy bay do thám không người lái của Nga cuối năm ngoái, họ phát hiện nhiều linh kiện điện tử và động cơ lấy từ drone dân sự do các công ty Tây Âu sản xuất.

Nga sở hữu rất ít hệ thống vũ khí hoàn toàn mới. Đa phần trang thiết bị của Nga là hàng tân trang từ các loại vũ khí cũ.

Tuy nhiên, chất lượng của từng loại vũ khí không quan trọng bằng tư duy quân sự và cách mà quân đội Nga học hỏi, phát triển qua thời gian dưới bàn tay của ông Putin, tướng Philip M. Breedlove, cựu chỉ huy quân đội NATO, nhận xét.

“Chúng ta phải dành lời khen ngợi cho họ, quân đội Nga thực sự học hỏi và thích ứng. Mỗi lần quan sát họ trong một cuộc xung đột vũ trang, tôi có thể thấy tiến bộ từng bước”, tướng Breedlove đánh giá.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Những câu chuyện về sự tha thứ có thật

Những con người đã đứng trước tình huống khủng khiếp là lựa chọn tha thứ hay không tha thứ. Và thật đáng kinh ngạc, họ tha thứ cho kẻ gây ra điều tồi tệ nhất với họ.
1. Giáo viên hóa học ở Libya
Anita Smith và chồng Ronnie Smith đã quyết định chuyển đến Libya bởi vì như Ronnie nói: “Chúng tôi đã nhìn thấy sự đau khổ của người dân Libya, nhưng chúng tôi cũng thấy niềm hy vọng trong ánh mắt của họ, và chúng tôi muốn hợp tác với họ để xây dựng một tương lai tốt hơn”, Anita nói trong một bức thư được công bố trên VergeNetwork .org. Ronnie là một giáo viên hóa học tại một trường học Benghazi.
Ngày 05 Tháng Mười Hai năm 2013, điều khủng khiếp nhất đã xảy ra, khi Ronnie đang chạy bộ vào buổi sáng thì ông bị một kẻ lạ mặt bắn chết. Sau đó, kẻ lạ mặt bị bắt, trong bức thư của Anita gửi cho kẻ tấn công chồng mình, cô viết: “Tôi rất yêu chồng tôi, làm thế nào tôi có thể tha thứ cho bạn nhưng Chúa Giêsu đã dạy chúng ta “hãy yêu thương kẻ thù” chứ không phải giết hoặc tìm cách trả thù họ”.

2. Những phút cuối tha thứ ngay tại pháp trường

Tại Iran và một số nước Hồi giáo, “những phút cuối cùng” là giờ phút dành cho gia đình nạn nhân vụ giết người ở bên cạnh kẻ sát nhân trước khi kẻ đó nhận án tử. Gia đình nạn nhân cũng có sự lựa chọn là tha thứ cho kẻ đã giết người.

Gia đình Samereh Alinejad đã mất đứa con trai 17 tuổi yêu quí khi Abdollah Alinejad đã giết con họ bằng một con dao trong một trận chiến trên đường phố.

Trong Tháng Năm năm 2014, theo Associated Press khi kẻ giết con trai của bà đã đứng trên một chiếc ghế trên giá treo cổ, hai tay bị cùm, thòng lọng quây quanh cổ. Hàng trăm người đứng bên ngoài cổng nhà tù ở một thị trấn miền Bắc Iran để xem nếu người mẹ, Samereh Alinejad, sẽ thực hiện quyền của mình là đá cái ghế ra khỏi chân để thòng lọng siết cổ tên sát nhân.

Nhưng sau bảy năm chỉ mơ một điều là trả thù thì trong giây phút cuối cùng, khi người mẹ nắm trong tay cuộc sống của kẻ sát nhân thì Alinejad đã tha Bilal Gheisari. Việc làm đó đã biến cô thành một người hùng ở quê hương cô, Royan, trên bờ biển Caspian, trên các đường phố treo đầy băng rôn biểu dương sự tha thứ của gia đình cô. Hai tuần sau khi cảnh kịch tính tại giá treo cổ, nhiều người dân đi qua nhà để ca ngợi cô và chồng.

3. Trò đùa xô đẩy biến thành tai nạn khủng khiếp

Sau buổi tiệc vui vẻ cùng bạn bè vào Tháng Năm năm 2010, Rachelle Friedman và bạn bè của cô đã quyết định đi bơi. Vì tính tinh nghịch, khi đến hồ bơi, một người bạn đã đẩy Rachelle xuống hồ nhưng vì không ngờ đầu của Friedman cắm xuống đáy của hồ bơi và cô bị gãy cổ, ngay lập tức cô bị tê liệt từ ngực xuống.

Kể từ cú đẩy định mệnh đó, cuộc sống của Friedman thay đổi , nhưng thật hạnh phúc là người yêu cô đã cầu hôn và cưới cô một năm sau đó. Cô đã tha thứ cho người bạn đã đẩy cô xuống hồ ngày nào. “Tôi yêu cô ấy và sẵn sàng tha thứ cho cô ấy”.

4. Sự tha thứ của người mẹ

Con trai Scarlett Lewis , Jesse, đã bị giết chết trong năm 2012 khi Sandy Hook xả súng vào trường tiểu học, vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lúc đầu, cô cho biết, cô cảm thấy như đất trời sụp đổ trước mắt mình. Cô đã giận dữ với các game bắn súng và căm giận muốn giết chết kẻ xả súng thế nhưng cô đã lựa chọn sự tha thứ.

Cô ấy nói: “Không phải dễ dàng để tha thứ cho kẻ gây ra điều khủng khiếp cho mình, nhưng nó bắt đầu với một sự lựa chọn và sau đó đã trở thành một quá trình.” Bà kêu gọi người đến dự tang lễ của Jesse hãy thay đổi những suy nghĩ tức giận bằng sự tha thứ để có thể thay đổi thế giới.

5. Email của người lạ

Christy Jones nghĩ rằng cuộc hôn nhân của cô là hoàn hảo cho đến ngày cô nhận được một email từ một người phụ nữ cô chưa bao giờ gặp. “Bạn không biết tôi, nhưng tôi không còn hẹn hò với chồng của bạn … tôi xin lỗi vì bất kỳ nỗi đau tôi gây ra trong gia đình của bạn,”.

“Tôi cảm thấy bị tê liệt, đầu óc quay cuồng” Christy nói. Phải đấu tranh với chính bản thân mấy ngày cô mới đủ can đảm hỏi chồng việc ấy, và cuối cùng ông đã thừa nhận đó là sự thật. Adrian đã có một mối quan hệ ngoài luồng bốn tháng với một người phụ nữ mà anh đã gặp khi đi công tác.

“Tha thứ cho anh ta là điều khó khăn nhất mà tôi từng có để làm”, Christy nói.”Nhưng sự trung thực của anh ấy đã làm cho nó dễ dàng hơn.” Sau đó tiếp tục đổi mới lời thề đám cưới của họ, và Christy nói rằng, “Nhờ điều đó mà cuộc hôn nhân của chúng tôi mạnh mẽ hơn, bền vững hơn. Tôi không hối tiếc.”

Theo Saigon Nhỏ

“Tình đồng chí” giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin “thắm thiết” cỡ nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: Alexei Druzhinin/TASS/Getty Images)

Vladimir Putin chứ không ai khác đang quan sát kỹ nhất mọi động thái và phát biểu của Tập Cận Bình. Màn động dao động thớt của Putin đang gây nhốn nháo thế giới là phép thử có một không hai để kiểm nghiệm “mức độ thành thực” của cáo già Tập Cận Bình. Ngày 4 Tháng Hai 2022, trước khi diễn ra lễ khai mạc Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022, Putin đã đến Bắc Kinh. Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai đồng minh “cắt máu ăn thề” kết thúc với bản tuyên bố trong đó nhấn mạnh quan hệ hai bên là “không giới hạn” và những lĩnh vực mà hai bên hợp tác là “không có vùng cấm”.
Bắc Kinh đang làm xiếc, biểu diễn kỹ năng thành thục: Đi dây. Hôm thứ hai 21 Tháng Hai 2022, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc – Trương Quân (Zhang Jun) – bắt đầu kêu gọi “tất cả các bên” hạ hỏa. Họ Trương “chào đón và khuyến khích mọi nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao”, rằng tất cả các mối quan tâm cần được xử lý trên “cơ sở bình đẳng” (CNN ngày 22-2-2022). Quan điểm Bắc Kinh, thông qua Trương Quân, cho thấy Trung Quốc không công khai ủng hộ Vladimir Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine và chắc chắn cũng không muốn Putin chơi rắn bằng một chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.
Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đêm thứ hai 21 Tháng Hai, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng bày tỏ “quan ngại” về tình hình Ukraine, rằng “Trung Quốc lo ngại diễn biến tình hình ở Ukraine”, vì “các mối quan tâm an ninh chính đáng của bất kỳ quốc gia nào cũng cần được tôn trọng”, và “những mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc phải cần được tôn trọng”… Trước đó, Wall Street Journal ngày 20 Tháng Hai cho biết, tại hội thảo trực tuyến an ninh (Munich Security Conference), họ Vương cũng nói: “Chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào luôn cần được tôn trọng và bảo vệ. Ukraine không là ngoại lệ”. Trước đó ba ngày, trong cuộc điện đàm ngày 16 Tháng Hai với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tập nói: “Tất cả các bên liên quan nên tuân thủ định hướng chung trong việc giải quyết chính trị, tận dụng đầy đủ các nền tảng đa phương… và tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho vấn đề Ukraine thông qua đối thoại và tham vấn”.

Bằng vào việc thể hiện quan điểm rõ rệt, Trung Quốc cho thấy mức độ “ủng hộ” cuộc chiến của Putin như thế nào. Việc Bắc Kinh chuyển hướng biến Moscow từ cựu thù thành “bằng hữu” (lời của Tập Cận Bình) để xây dựng liên minh đối trọng với Mỹ và tái định hình “trật tự thế giới” là điều rõ ràng nhưng đó chỉ là một phần nổi của tảng băng. Đằng sau những cánh cửa đóng kín trong Bộ Chính trị Trung Quốc, những nhân vật chóp bu Trung Quốc vẫn thì thào với nhau việc làm sao có thể dùng lá bài Moscow để làm khó Mỹ theo cách “vừa phải” để không làm tổn hại lợi ích kinh tế mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì sự ổn định an ninh kinh tế trong nước của họ – một cách gián tiếp, thông qua mối quan hệ kinh tế song phương. Chẳng phải tự nhiên mà Bắc Kinh thực hiện loạt sự kiện kỷ niệm 50 năm chuyến công du lịch sử năm 1972 của cặp Nixon-Kissinger. Một trong những sự kiện như vậy là cuộc họp bàn tròn với sự tham dự của hơn 20 nhà điều doanh nghiệp quốc tế do tổ chức Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa mà chính Ngoại trưởng Vương làm sếp.

Moscow, với Bắc Kinh, chỉ là quân cờ, tùy cơ ứng biến mà đi nước nào vào thời điểm nào. Washington, với Bắc Kinh, mới là đối thủ ngồi đối diện bàn cờ.

Không phải tự nhiên Bắc Kinh đang xua “chiến lang” ra như thường lệ, dồn hỏa lực truyền thông vào Mỹ thay vì nói theo ngôn ngữ chính thức của giới ngoại giao như Vương ngoại trưởng. Đó là cách đánh cờ, vừa làm mát lòng Moscow vừa gây xốn xang tâm can Washington. Báo chí Trung Quốc những ngày gần đây “bình luận” rằng cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine sở dĩ “leo thang” là do “dưới sự khiêu khích của Mỹ” (Washington Post ngày 22 Tháng Hai). Lập luận nhồi nhét này là một mũi tên bắn hai đích: cuộc khủng hoảng Trung Quốc-Đài Loan hoặc cuộc khủng hoảng Trung Quốc-khu vực biển Đông tranh chấp sau này nếu xảy ra thì hẳn cũng “leo thang dưới sự khiêu khích của Mỹ”. Việc Trung Quốc “phản đối” Mỹ và NATO “bành trướng” tại châu Âu “đe dọa an ninh Nga” là thái độ thật tâm ủng hộ Moscow? Chắc là không. Bắc Kinh nói như vậy là nói cho họ, khi họ cay cú trước cách mà Mỹ đang “rù quến” các nước Đông Nam Á kìm hãm sự hung hăng của họ.

Bắc Kinh không dại gì bênh Nga đến mức hất sạch ly nước và cạn tàu ráo máng với Mỹ và châu Âu. Thị trường Mỹ và châu Âu lớn đến mức Trung Quốc không thể vì “tình bạn” với Putin mà khiến họ bị chặn cửa. Bắc Kinh khó có thể “liều chết” theo Moscow để tạo ra một “trật tự mới” trong đó thế giới phân cực thành một bên là Trung Quốc-Nga và bên kia là Mỹ-châu Âu. Xét ở bất kỳ góc độ nào, từ trọng lượng chính trị đến trọng lượng kinh tế, khối Mỹ-châu Âu hiển nhiên nặng ký hơn.

Ngay với Ukraine, Trung Quốc cũng đang làm ăn tốt với nước này. Mậu dịch song phương Trung Quốc-Ukraine đạt hơn $15 tỉ năm 2020 – theo Foreign Affairs ngày 21 Tháng Hai. Ukraine là cửa ngõ quan trọng vào châu Âu và là đối tác chính thức của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, nỗ lực địa chính trị hàng đầu của Tập Cận Bình. Mới tháng trước, nhân kỷ niệm 30 năm hai nước thiết lập quan hệ, Tập Cận Bình đã gửi lời chào “thân ái và đoàn kết” đến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, nhấn mạnh rằng “kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 30 năm, Trung Quốc và Ukraine luôn duy trì đà phát triển ổn định và hợp lý”.

Thế giới hiện tại gần như không có cường quốc nào hơn Nga và phù hợp chiến lược đối ngoại của Trung Quốc hơn Nga. Tuy nhiên, nếu Moscow tin Bắc Kinh thì có mà “bán lúa giống”. Điều quan tâm lớn nhất của Tập bây giờ là quan sát cách ứng xử của Mỹ và châu Âu đối với Nga nếu chẳng may xảy ra cuộc chiến xâm lược Ukraine của Nga; và dựa vào đó để lập kịch bản đối phó cho một cuộc xâm lược Đài Loan của chính họ.

Mỹ Anh / Saigon Nhỏ