10 tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất thế giới

Bên cạnh những bức tranh của Picasso, Rothko hay Pollocks, lần đầu tiên một NFT lọt top 10 những tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán đấu giá trong năm 2021.

Bên cạnh những bức tranh của Picasso, Rothko hay Pollocks, lần đầu tiên một NFT lọt top 10 những tác phẩm nghệ thuật đắt nhất được bán đấu giá trong năm 2021.

Tác phẩm đắt nhất được bán đấu giá trong năm 2021 chính là bức Femme assise près d’une fenêtre (Người đàn bà ngồi bên cửa sổ) của Pablo Picasso. Danh họa người Pháp vẽ bức này vào năm 1932, với nhân vật chính là nàng thơ và cũng là người tình của ông khi đó, bà Marie- Therese. Chỉ mất 19 phút để bức tranh này cán mốc 90 triệu USD trong buổi đấu giá của Christie’s trước khi được chốt mua với giá 103,4 triệu USD. Ảnh: Christie’s.

tac pham dat gia nhat 2021 anh 1
Đứng thứ 2 trong danh sách là tác phẩm In This Case (1983) của Jean-Michel Basquiat – họa sĩ người Mỹ nổi tiếng trong thập niên 1980 với phong trào Neo-expressionism (Tân biểu hiện). Sau khi nghệ sĩ qua đời trong một lần dùng quá liều heroin vào năm 1988, các bức tranh của ông tăng giá dần dần theo thời gian. Trong buổi đấu giá tháng 5/2021 ở New York, bức In This Case đạt giá 93,1 triệu USD. Ảnh: Christie’s.

Bức Portrait of a Young Man Holding a Roundel (Người thanh niên cầm chiếc đĩa tròn) của Sandro Botticelli là tác phẩm thời Phục hưng duy nhất lọt top 10 năm 2021. Đã từng có những đồn đoán là bức tranh có thể cán mốc 200 triệu USD trong buổi đấu giá của Sotheby’s, nhưng cái giá cuối cùng là 92,2 triệu USD. Ảnh: AFP.

Bức No. 7 (Số 7) của Mark Rothko được Sotheby’s bán với giá 82,5 triệu USD, con số khá đáng thất vọng vì các chuyên gia từng dự đoán nó sẽ vượt mốc 100 triệu USD. Mặc dù vậy, nó vẫn trở thành bức tranh đắt giá thứ 2 của Rothko từng được bán đấu giá. Là một phần trong bộ sưu tập Macklowes, nay nó sẽ thuộc về một người chủ mới ở châu Á. Ảnh: AFP.
Top 10 những tác phẩm đắt giá nhất năm 2021 không chỉ có những bức tranh mà còn có Le Nez (Cái Mũi) – tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ nổi tiếng người Thụy Sĩ Alberto Giacometti. Cũng là một phần trong bộ sưu tập Macklowes, nó được mua lại bởi nhà sáng lập nền tảng tiền điện tử TRON – Justin Sun – với giá 78,4 triệu USD. Ảnh: Sotheby’s.
Mặc dù đã mất hơn 130 năm trước, Vincent Van Gogh vẫn chưa bao giờ hết gây sức hút trên thị trường nghệ thuật. Bức Cabanes de Bois Parmi les Oliviers et Cypres (Túp lều bằng gỗ giữa những cây ô liu và cây bách) được vẽ vào năm 1889, và được bán với giá 71,4 triệu USD trong buổi đấu giá của Christie’s vào năm 2021. Ảnh: Christie’s.
Nếu như bức của Van Gogh có kích thước khá khiêm tốn, thì bức Le Bassin aux Nympheas của Claude Monet lớn hơn nhiều. Với kích thước này và những mảng màu nổi hẳn lên mặt tranh, tác phẩm của Monet dường như thống trị mọi không gian trưng bày và thu hút sự chú ý của tất cả. 70,4 triệu USD là giá của nó trong phiên đấu giá của Sotheby’s. Ảnh: Sotheby’s.
Cả nhà đấu giá, các phóng viên và giới phân tích nghệ thuật đều không thể tin nổi khi tác phẩm NFT Everydays: The First 5.000 Days của nghệ sĩ Mike Winkelmann (nghệ danh Beeple) cán mốc 69,3 triệu USD trong buổi đấu giá của Christie’s. Ảnh: Christie’s.
Cũng giống như các tác phẩm của người bạn Mark Rothko, những bức họa của Jackon Pollock đều cực kỳ khan hiếm trên thị trường nghệ thuật. Bức Number 17 (Số 17) được vẽ vào năm 1951 và cũng là một phần của bộ sưu tập Macklowes. Khi được bán với giá 61,2 triệu USD trong buổi đấu giá của Sotheby’s, nó đã khiến cả khán phòng vỗ tay trầm trồ. Ảnh: AFP.

Đứng cuối danh sách với giá 58,9 triệu USD cũng là tác phẩm của một họa sĩ người Mỹ khác – Cy Twombly. Được vẽ vào năm 2007, chỉ vài năm trước khi họa sĩ qua đời, bức Untitled (Không đề) này được cho là tượng trưng cho chủ nghĩa “biểu tượng lãng mạn” mà họa sĩ theo đuổi. Ảnh: Sotheby’s.

Sơn Trần / Zing

Bảo Nguyễn – chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI”

Như lời Leonardo da Vinci đã nói: ‘Giản đơn đúng là sự tinh tế tột cùng’. Cách phô trương của người giàu chính là chẳng phô trương gì cả.

Sau nhà lầu, xe hơi, phi thuyền… thì sưu tập nghệ thuật chính là lựa chọn của hội hào môn thế gia.

Thời trước, người ta còn thường râm ran 4 thú chơi của người Việt “Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc” trong đó hội họa gần như là sản phẩm chỉ trong cung và hoặc giới quý tộc sở hữu. Ngày nay, hội họa tiếp cận với nhiều người một cách dễ dàng thông qua hình thức in ấn. Các sản phẩm in ấn tuy phổ biến rộng rãi nhưng nó thường không có giá trị sau khi được mua về. Khác với tranh in ấn, loại tranh do chính danh họa sĩ vẽ, qua thời gian giá trị của nó vẫn được bảo lưu, thậm chí còn là một loại tài sản mà dân kinh doanh xem trọng.

Trong bài phỏng vấn với hoạ sĩ Bảo Nguyễn, chúng tôi đã đề cập nhiều về thú chơi tranh, đặc biệt là loại tranh mà giới thượng lưu đang đua nhau sở hữu. Có thể bạn không biết nhiều về tranh. Thế nhưng, khi đã dành thời gian để tâm đến chúng, ngoài thẩm thấu cái đẹp của hội họa, bạn sẽ hiểu vì sao người giàu nào cũng muốn có một bức trong nhà.

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 1.

CÓ MỘT HỘI HÀO MÔN THẾ GIA BỎ VÀI CHỤC NGHÌN ĐÔ “CHƠI TRANH”

Khi thị trường tranh ở Việt Nam vẫn đang “tranh tối tranh sáng” thì những tác phẩm lấy cảm hứng cổ phục thời Nguyễn, nhấn nhá thêm hình ảnh của chiếc túi hàng tỷ đồng, chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn trên thế giới hay bộ trang sức đắt đỏ có giá bằng một chiếc ô tô,…của Bảo Nguyễn lại bắt đầu một đường đua mới của giới thượng lưu.

“Lễ” là tên của tác phẩm sáng giá nhất mà anh từng vẽ nên, tác phẩm sau đó được “gả” cho một nữ đại gia Hà Nội với mức khởi điểm là 1x.000$. Theo lời hoạ sĩ trẻ, các khách hàng tìm đến anh 100% đều chấp thuận mức giá ban đầu. Những cuộc ngã giá diễn ra rất chóng vánh.

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 2.

Điều khó khăn nhất đối với một người hoạ sĩ khi thương mại hoá tác phẩm nghệ thuật của mình, theo Bảo Nguyễn là sự đắn đo về việc định giá tranh. Người hoạ sĩ phải đủ tin tưởng bản thân mình tạo ra thứ nghệ thuật vô giá.

Trong khi hoạt động sáng tác nghệ thuật là việc mang tính chất cá nhân, bằng những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức có từ bên trong người hoạ sĩ gọi là “thế giới quan riêng”,  thì việc định giá tranh lại ngược lại. Nó đến từ các yếu tố bên ngoài bao gồm thị trường, trong thế giới thực – nơi mọi thứ được mua bán bằng tiền, nơi mà hầu hết những thứ có giá trị được định giá bởi thị trường.

“Người vẽ họ cần hiểu rõ vòng xoay, nhu cầu của hai từ “thị trường” bên trong nghệ thuật – nơi mà tác phẩm của họ sẽ được trưng bày và so sánh với những tác phẩm của các nghệ sĩ khác. Người vẽ hiểu rõ giá trị tác phẩm của họ, khách hàng yêu thích và cảm được nó, bằng cách nào đó từ hai phía, thị trường và người vẽ gặp nhau tại một điểm để có thể định được một giá trị được quy đổi thành tiền cho một tác phẩm nghệ thuật”. 

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 3.
KHOÁI LẠC KHÔNG CHỈ TRÊN TRANH MÀ CÒN TRÊN TÚI XÁCH, QUẦN ÁO…

Quy trình làm nên một bức tranh của Bảo Nguyễn đi từ việc khách đặt hàng, phác họa thần thái nhân vật thông qua yêu cầu của nhân vật. Trang phục cổ của nhân vật cũng được Bảo Nguyễn lựa chọn, nhờ vào ý tưởng từ cổ phục thời Nguyễn ở Việt Nam.

Sau công đoạn phác thảo, tùy theo ý khách hàng mà những phụ kiện như túi hiệu, kính hiệu, đồ hiệu được thêm vào sau cùng. Và để hoàn thành tác phẩm, Bảo Nguyễn mất khoảng từ 2 tuần.

Trước đó, phải có vài năm để hoạ sĩ trẻ này loay hoay với nến chất liệu mà anh chọn cho tranh của mình. Thế nhưng, sau đó chất liệu dường như không phải là rào cản khiến anh cảm thấy khó nhằn khi khách hàng đa phần là tầng lớp trung lưu, họ sẵn sàng phá cách, yêu cầu điểm xuyết thêm đồ hiệu, kính hiệu, dàn tuỳ tùng, sao cho bộc lộ được sự giàu sang bên cạnh những cổ phục. Ngoài ra,  một trong số đó còn yêu cầu Bảo vẽ lên chiếc túi xách hàng chục triệu, hoặc họ yêu thích đến độ hiện thực hoá tác phẩm của anh ra bên ngoài.

Trong môi trường các khách hàng đa phần là những doanh nhân, không kì kèo về tiền bạc, Bảo Nguyễn nhận định:

“Đối tượng khách hàng lĩnh vực này thường thoáng, họ tìm đến mình 90% họ tin mình, mình chỉ cần thể hiện qua tác phẩm, họ chỉ nhận xét một chữ “WOW” là xong. Nhiều khách hàng khó họ có gu thẩm mỹ đặc biệt hơn, cho hoạ sĩ một data đa dạng, tạo điều kiện cho mình sáng tạo nhiều hơn”. 

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 4.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 5.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 6.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 7.
NHỮNG BÍ MẬT NGẦM MÀ DÂN THƯỢNG LƯU RỈ TAI NHAU KHI BỎ CHỤC NGHÌN ĐÔ BƯỚC VÀO CUỘC “ĐUA TRANH”

Ngoài yêu thích ra, ai cũng lấy làm thắc mắc, rằng điều gì đã khiến một vương gia sẵn sàng chi hàng trăm triệu cho một bức tranh?

Hoạ sĩ Bảo Nguyễn cho rằng đó là nhờ vào 2 yếu tố, 1 là thể hiện cái tôi của họ, 2 là cái tên của tác giả. Đấy cũng là những mách nước về bí mật mà những người chơi tranh, giàu kếch xù nào cũng có trong tư tưởng.

“Đôi khi người ta không quan tâm đó là gì, họ nhìn thấy đó là họ. Một quý bà ngồi chễm chệ bên cạnh khối tài sản như nhà lầu, xe hơi, những chiếc túi da cá sấu bạch tạng hiếm hoi trên thế giới từ Christian Dior, Hermès,… Hoặc một nữ tướng bên cạnh dàn tuỳ tùng với những chiếc đồng hồ đắt nhất như Patek Philippe Grandmaster, Rolex Daytona Paul Newman,… thứ mà họ dùng vài trăm tỷ để mua nhưng chưa mang bên người được quá 2 lần vì không thích sự phô trương”. 

“Tôi có cái túi này, cái đồng hồ này nhưng tôi không mang theo thường xuyên, tôi muốn show lên tranh” hoặc “Chị thấy người A có chiếc túi nọ, chị cũng muốn có nó”,… đó là lời mà họ rỉ tai nhau.

Như lời Leonardo da Vinci đã nói: “Giản đơn đúng là sự tinh tế tột cùng”. Cách phô trương của người giàu chính là chẳng phô trương gì cả. Câu chuyện định giá một bức tranh chưa hết khi các ông, các bà còn đua nhau rằng tranh phải “đắt” và đủ “nội dung” nhất có thể. Ví như, khi nhìn thấy tranh người này có A thì tranh của họ phải là A+.

Trong không gian những bữa tiệc tùng tại nhà, dưới ánh đèn lung linh, tiếng những ly rượu thuỷ tinh va vào nhau cùng tiếng nhạc vang bên tai thì tranh chính là thứ thể hiện đẳng cấp của các gia chủ mà họ không cần khoác lên người bất kỳ bộ trang phục hoành tráng hay rườm rà nào.

Cũng theo lời hoạ sĩ trẻ, tác giả chính là thành tố thứ 2 để định giá một bức tranh. Điều này khá dễ hiểu khi nhắc lại một sự kiện bức tranh triệu đô của hoạ sĩ Mai Trung Tứ từng khiến hội văn học nghệ thuật trên toàn thế giới phải nghiêng mình. Ngoài những giá trị vượt thời gian, tranh của hoạ sĩ Mai Trung Thứ còn gây ảnh hưởng bởi tên tuổi của ông.

“Đôi khi người ta chẳng cần biết tác phẩm đó vẽ gì, chỉ cần biết tác phẩm đó là của ai, người đó ảnh hưởng như thế nào”, Bảo Nguyễn chắc nịch.

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 8.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 9.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 10.

Ý tưởng của Bảo Nguyễn được các quý cô ưa chuộng

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 11.
TỪNG CHÔN TIỀN VÀO TRANH, MÃI CHO ĐẾN MỘT NGÀY CHỈ VẼ CHƠI ĐỂ UP FACEBOOK…

Bảo Nguyễn ban đầu là sinh viên của trường Đại học FPT Arena chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ. Sau 2 năm học tập, anh ấn định con đường phù hợp nhất với mình chính là hội hoạ, và Đại học Mỹ Thuật là nơi mà chàng trai sinh năm 1991 này gửi gắm toàn bộ đam mê và tâm tư. Mặc dù tốt nghiệp vào năm 2016, nhưng trước đó 3 năm, anh đã loay hoay với tranh lụa và dành thời gian để định hình phong cách của mình. Những gì mà anh miêu tả về thời gian ấy của mình là “chôn tiền vào tranh”.

“2013 là thời điểm anh bắt đầu với tranh lụa, khi ấy anh vẫn chưa thể định hình phong cách, loay hoay từ chất liệu đến chủ đề, không tìm ra được thứ nào hợp với mình và hợp với khách hàng của mình, thời gian ấy như “chôn tiền vào tranh”. Lúc ấy, bản thân như một tờ giấy trắng, thử hết cái này đến cái khác vẫn không tìm ra điều gì mới thật sự hợp với mình”. 

Bảo Nguyễn cho rằng khi tiếp cận với hội họa, tranh lụa là một đề bài khó nhằn nhất. Nhưng không dễ dầu gì cho một người hoạ sĩ mới ra nghề bắt đầu một thứ gọi là “cái màu” của riêng họ. Bạn phải tưởng rằng, khó hơn cả việc hái sao trên trời với những người làm nghệ thuật chính là 2 từ “sáng tạo” – làm ra cái nhìn vào là biết của mình. Điều này được biểu hiện ở một người họa sĩ là tác phẩm của người hoạ sĩ ấy dẫu không có chữ ký thì khán giả vẫn gợi đến cái tên của họ đầu tiên khi nhìn qua tác phẩm.

Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 12.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 13.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 14.
Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI” - Ảnh 15.

Hoạ sĩ Bảo Nguyễn

“Hầu hết những hoạ sĩ ban đầu đều luôn loay hoay với cái chất riêng biệt của mình, và những khoảnh khắc mà người ta nhận ra họ sáng tạo đến rất tự nhiên. Như việc vài năm anh tìm kiếm những hướng đi cho mình rồi mãi đến 2020 vừa rồi, những tác phẩm ngẫu hứng dựa trên sở thích của mình, không quan tâm đến việc ai thích hay không, sau khi chụp chúng và đăng lên mạng xã hội thì bất ngờ nhận được rất nhiều sự phản hồi. Hầu hết mọi người đều yêu quý chúng. Đến bức thứ 2, anh điểm xuyến chúng bằng loạt đồ hiệu đắt tiền, kiểu thoạt nhìn đã ra nét vương giả. Sau đó, một chị gái nhà ở Thảo Điền gọi cho anh và nói rằng: “Chị thích bức này và chị muốn mua nó”. 

Tiếng lành đồn xa, Bảo Nguyễn “gả” bức tranh theo cái chất của mình vào một gia đình giàu có. Và “đứa con” này đã báo hiếu người đã hoạ ra nó bằng một loạt những khách hàng mua tranh qua 1 cuộc gọi.

“3 giờ sáng vẫn có người đặt tranh, ngày nào anh cũng vẽ, vẽ sáng trưa chiều tối, quên ăn quên ngủ, đến sụt cả cân. Nhưng đổi lại, tranh của anh mang lại cho anh rất nhiều may mắn, từ sự nghiệp, mối quan hệ, lĩnh hội tri thức. Kể từ thời điểm tìm ra được “màu sắc” của riêng mình anh tin đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm của cuộc đời mình, vẫn có cảm nhận nó sẽ là một cột mốc khác, mặc dù có thể nói trong suốt nhiều năm theo nghề, năm vừa rồi là năm có được thành quả ngọt ngào nhất”. 

Người ta thường tưởng về một hoạ sĩ “vùi mình vào trong các tác phẩm, tay chân lấm lem trong màu mực”, có thể nói là tơi tả để có được một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo và đầy chất xám, hình tượng đó lại chỉ đúng một phần với Bảo Nguyễn.

“Không phải mình cứ tơi tả với sản phẩm của mình thì nó mới được công nhận. Nghệ thuật và đặc biệt là hội hoạ cần có tầm nhìn, giá trị của tranh không phụ thuộc vào việc họa sĩ vùi mình vào các tác phẩm và dành hết tâm huyết cho chúng mà theo anh giá trị của tranh còn nằm nhiều ở yếu tố người xem, họ thấy gì, nó thể hiện điều gì từ họ”. 

Bảo Nguyễn gần như đề cập đến điều mà tranh của anh đang làm được và rất vào nhịp là giúp một người nhận ra sự cao quý của họ mà không phải thông qua lời nói. Không chỉ riêng anh, các khách hàng cũng xem tranh là một loại tài sản, họ có ý giữ chúng bền bỉ theo thời gian và giá trị nghệ thuật được lột tả từ đó.

Theo BÀI: BẢO TRÂN; ẢNH: TRẦN BẢO ÂN / Theo Pháp luật và bạn đọc

Vụ nuôi “nô lệ lấy máu” của băng đảng người Trung Quốc ở Campuchia gây chấn động

Vụ một người đàn ông Trung Quốc bị một băng đảng người đồng hương ở thành phố Sihanoukville của Campuchia bắt cóc và dùng làm “nô lệ máu” đã khiến dư luận Trung Quốc bàng hoàng.

Theo Nhật báo Thượng Hải, Bệnh viện Bethune Campuchia Trung Quốc số 1 ở thủ đô Phnom Penh ngày 12.2 đã báo cáo với đại sứ quán rằng họ đã tiếp nhận một người đàn ông Trung Quốc, họ Li, trong tình trạng nguy kịch sau khi một băng đảng lừa đảo rút một lượng lớn máu của anh ta.

Theo Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh, Li đã bị rút máu bảy lần, với số lượng 350ml mỗi lần, kể từ tháng 6.2021, khi anh ta bị bắt cóc đến đặc khu Sihanoukville, thành phố lớn thứ hai của Campuchia, cho đến tháng 2.2022, khi anh ta trốn thoát khỏi băng đảng.

Li tìm cách trốn thoát vào ngày 2.2 và lên đường đến Phnom Penh với sự giúp đỡ của những người Trung Quốc khác ở địa phương.

Do bị chích nhiều lần, cánh tay của Li đầy vết bầm tím và vết kim tiêm. Li đã bị rút nhiều máu đến nỗi trong lần lấy máu cuối cùng, y tá đã phải lấy máu trên đầu anh sau khi các tĩnh mạch trên cánh tay của anh không thể cung cấp đủ máu. Li bị thương nặng và suýt chết sau khi trốn thoát. Khi nhập viện vào ngày 12.2, Li đã cận kề cái chết vì suy đa tạng. Hiện anh ấy đang trong tình trạng ổn định và được điều trị y tế liên tục.

Các hướng dẫn về hiến máu an toàn khuyến nghị hiến không quá 500ml mỗi lần và trong khi chất lỏng có thể tự thay thế trong vòng 48 giờ, thì phải mất vài tháng để các tế bào hồng cầu tự bổ sung đầy đủ. Hội Chữ thập đỏ Mỹ khuyến cáo mọi người không nên hiến máu thường xuyên hơn 56 ngày một lần. Còn nếu để đảm bảo an toàn và hiệu quả, số lần hiến tặng có thể được thực hiện khoảng ba lần một năm. Không rõ băng nhóm đã sử dụng phương pháp nào để hút máu Li.

no-le-mau-2.jpg

Theo Li, anh ta từ chối tham gia vào một kế hoạch lừa đảo do băng đảng điều hành. Nhưng sau khi họ phát hiện ra Li là người độc thân và sẽ không thể đòi tiền chuộc, họ đã sử dụng anh ta như một “nô lệ máu”. Theo suy đoán, rất có thể máu đã được bán cho những người mua tư nhân trực tuyến.

Li cho biết một trong những thành viên băng đảng đã đe dọa anh ta bằng cách nói rằng nếu họ không thể lấy máu từ cơ thể của anh ta, anh ta sẽ bị bán cho những người thu hoạch nội tạng. Li cho biết các thành viên băng đảng thường sử dụng kích điện để đánh anh ta và những người bị giam giữ khác.

Li nói rằng anh ta nhìn thấy ít nhất bảy người đàn ông khác bị giam trong một căn phòng lớn. Li cho biết những người đàn ông khác không được lấy máu nhiều như anh ta vì máu của anh ta thuộc nhóm máu O, một nhóm máu phổ biến. Anh cho biết “bác sĩ” đầu tiên xét nghiệm máu của anh đã nhận xét: “Nhóm máu O của anh khá có giá trị!”

Theo SMCP, Li từng làm nhân viên bảo vệ ở Thâm Quyến và Bắc Kinh trước khi bị dụ đến khu tự trị người Choang ở Quảng Tây, miền nam Trung Quốc bởi một quảng cáo tuyển dụng giả. Một lần ở đó, anh ta bị một băng đảng bắt cóc đưa anh ta đến biên giới và dí súng buộc anh ta phải vượt biên bất hợp pháp sang Việt Nam.

Anh được lén đưa đến TP.HCM và sau đó đến Sihanoukville của Campuchia bằng tàu thủy. Li cho biết sau đó anh ta bị bán cho một băng nhóm khác đang điều hành một công ty lừa đảo trực tuyến với giá 18.500 USD.

Li kể: “Từ những nhà quản lý hàng đầu đến nhân viên (của công ty này) đều là người Trung Quốc. Họ đối xử lạnh nhạt với chúng tôi ”, đồng thời nói thêm rằng họ coi anh ta và các nạn nhân khác như “công cụ kiếm tiền”.

Trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia hôm 16.2 cho biết rằng họ đã thúc giục cảnh sát Campuchia ưu tiên điều tra vụ việc. Đại sứ quán cũng đã cử nhân viên đến thăm Li trong bệnh viện vào đầu tuần. Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia đã cảnh báo người Trung Quốc nên cẩn thận với các quảng cáo việc làm được trả lương cao sau sự việc trên.

Theo VOV, truyền thông Trung Quốc phỏng vấn một chủ tài khoản WeChat chính thức, người đã vạch trần các vụ lừa đảo bắt cóc gây chết người ở Campuchia cho biết, các vụ “nô lệ máu” như trên không phải là hiếm và nạn bắt cóc giết người vô cớ tại đây là đáng lo ngại.

Anh Tú dich / Một Thế giới VN

Nước Nga của Putin đang thách thức Mỹ và trật tự thế giới như thế nào?

Từ Libya đến các nước trên bán đảo Balkan cho tới Nam Phi, nước Nga của Putin vừa âm thầm vừa phô trương trong các hoạt động làm suy yếu trật tự thế giới trong đó Mỹ là kẻ đứng đầu.

Ông Putin gặp ông Obama bên lề Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu – COP 21 tại ngoại ô Paris ngày 30/11/2015

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng có lần cho rằng nước Nga hậu Soviet chỉ là “một cường quốc khu vực”, nhưng đó không phải là những gì Moscow đang thể hiện ngày nay. Trong những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã vươn “vòi bạch tuộc” ra toàn cầu, tung ra các cuộc “tấn công quyến rũ” phong cách Nga tới các địa phương xa xôi, nơi ảnh hưởng của Điện Kremlin đã từng hiện diện nhưng rồi lại bị xoá nhoà. Nay tiếng nói, bàn tay và dấu chân của Nga đã in khắp phần lớn Trung Đông và Châu Âu, nhiều phần của châu Phi và thậm chí ở cả Châu Mỹ Latinh.

Moscow đã phát hiện nhiều cơ hội và đang bận rộn khai thác sự chia rẽ trong nội bộ phương Tây. Nghị trình của Nga rất rõ ràng: Khẳng định ảnh hưởng của Moscow bằng chính thiệt hại của Washington và hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ mà nước Mỹ đã xây dựng và dẫn dắt từ Thế chiến II. Bộ công cụ của Nga bao gồm làm xói mòn các chính phủ dân chủ, gây căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, và xây dựng các tiền đồn mới để thu thập thông tin tình báo và trù liệu sức mạnh quân sự. Nơi nào mà Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này rút lui hoặc không thành công, Nga rất háo hức bước vào.

Ông Putin có thể chỉ ra một chuỗi các thành công trong những năm gần đây. Sự can thiệp sâu của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 đã và đang gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất mà Washington gặp phải từ sau bê bối Watergate năm 1974, làm cho Tổng thống Donald Trump ngày càng bị lún sâu vào các cuộc điều tra cáo buộc thông đồng với Điện Kremlin. Tại Syria, bom đạn, vũ khí, quân trang của Nga đã làm đảo lộn cuộc nội chiến Syria và cứu nguy cho đồng minh thân cận của ông Putin, Tổng thống Bashar al-Assad. Ngay cả khi bà Marine Le Pen, một ứng viên thân Nga trong cuộc bầu của Tổng thống Pháp vừa qua đã thảm bại trước ông Macron, thì đó vẫn là một lời nhắc nhở rằng không một nước nào ở Châu Âu có thể dám bỏ qua nguy cơ bị Nga can thiệp vào nền chính trị trong nước.

Nhưng trên đây chỉ là những trường hợp nổi bật nhất về việc ông Putin vươn bàn tay quyền lực của mình ra thế giới. Ở những nơi khác trong Trung Đông, Moscow đã sử dụng hoạt động buôn bán vũ khí, làm giả thông tin, hoạt động tình báo, nỗ lực ngoại giao hay sử dụng sức mạnh cứng trắng trợn ra để thúc đẩy mục đích của mình. Trong vài tuần gần đây, ông Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan – nhân vật đã thực hiện các bước đi trị quốc độc đoán và tách nước này khỏi các đồng minh NATO – đã thông báo sẽ sớm hoàn thành thương vụ Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 tiên tiến của Moscow trị giá 2,5 tỷ USD .

Trong sự hỗn loạn của đất nước Libya sau khi nhà độc tài Muammar Gadhafi rớt đài, ông Putin đã tìm ra ra một cơ hội khác. Moscow đã kết thân và hợp tác với ông Khalifa Haftar, một Tướng lĩnh dưới thời Gadhafi nay trở thành thủ lĩnh phiến quân, đã từng chiến đấu với các chiến binh Hồi giáo tại thành trì của ông ở Benghazi. Haftar cũng từng được huấn luyện quân sự tại Liên Xô. Vài tháng gần đây, các lực lượng đặc nhiệm của Nga và máy bay không người lái đã được điều động từ một căn cứ của Nga ở Ai Cập để hỗ trợ lực lượng của Tướng Haftar.

Tại Libya, ông Putin có các động cơ về cả địa chính trị và thương mại. Các hoạt động của Nga hiện tại là để trả đũa việc quân liên minh do Mỹ lãnh đạo đã lật đổ Gadhafi – đồng minh của Moscow và nó cũng giúp Điện Kremlin định hình tương lai của Libya. Nga rất háo hức làm hồi sinh các hợp đồng vũ khí, dầu mỏ và xây dựng có khả năng sinh lợi mà đã bị hủy bỏ từ sau sự sụp đổ của Gadhafi.

Tiếp theo là ở Ai Cập, Cairo là một đối tác của Hoa Kỳ và có quan hệ chặt chẽ với Washington trong những năm gần đây, nhưng cũng đang bị ông Putin lôi kéo. Chính quyền ông Obama đã đóng băng một số thương vụ chuyển giao vũ khí để bày tỏ sự không hài lòng với nhà cai trị độc tài của Ai Cập, Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi, và Nga nhân cơ hội đó đã bước vào để cung cấp cho Ai Cập kho vũ khí của mình. Các nhà sản xuất vũ khí quốc doanh của Nga, không bị xáo trộn bởi những vi phạm về nhân quyền và dân chủ, đang mong muốn giành lại thị phần mà họ mất hàng thập kỷ trước đây do Ai Cập rời khỏi quỹ đạo của Liên Xô.

Tại Vịnh Ba Tư, mối quan hệ giữa Washington và các đối tác lâu năm của họ  – các chế độ quân chủ Hồi giáo Sunni giàu dầu mỏ, đã gặp nhiều cản trở trong suốt nhiệm kỳ của ông Obama, mở cho Moscow thêm cơ hội kết thân ở đây. Các phái viên Nga hiện đang làm việc để đạt thỏa thuận với các nước Ả – rập về vấn đề Syria, bán vũ khí tiên tiến và thậm chí phối hợp cùng nhau để giảm sản lượng dầu nhằm chống đỡ đà giảm giá. Những động thái gần đây của chính quyền Trump nhằm xoa dịu mối quan hệ với Ả-rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Ai Cập cho đến nay đã thất bại trong việc ngăn trở tình bạn mới mẻ của các nhà lãnh đạo Ả Rập với những người Nga.

Mưu lược Nga cũng đang khiến phương Tây phải đau đầu ngay tại địa hạt của mình: Bán đảo Balkan. Thành viên mới nhất của NATO, nước Montenegro nhỏ bé, sẽ sớm xét xử vắng mặt hai điệp viên tình báo Nga bị tình nghi có vai trò trong một nỗ lực đảo chính thất bại vào tháng 10/2016. Các công tố viên Montenegro đã đưa ra các bằng chứng cho thấy có âm mưu của Nga nhằm ám sát Thủ tướng Milo Djukanovic và đưa Montenegro ly khai NATO. Các gián điệp của Nga bị cáo buộc đứng đầu âm mưu này và được cho là đã cung cấp cho những các phần tử đảo chính điện thoại di động mã hóa, tiền mặt để mua vũ khí, đồng phục cảnh sát và áo khoác chống đạn. Cuộc đảo chính này đã thất bại, nhưng qua đó có thể thấy Nga đã mong muốn mở rộng sự bành trướng của  họ ở Balkan mạnh mẽ thế nào.

Tham vọng của Nga vượt xa những giới hạn quen thuộc ở Châu Âu và Trung Đông. Tại Nam Phi, Nga có liên quan đến bê bối của Tổng thống Jacob Zuma. Ông Zuma đang bị cáo buộc tham nhũng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có vụ ông giữ vai trò trong việc dàn xếp một hợp đồng trị giá 76 tỉ USD với ông Putin để một công ty nhà nước Nga xây dựng tám nhà máy điện hạt nhân ở Nam Phi. Một tòa án Nam Phi gần đây đã phán quyết rằng thỏa thuận này vi phạm hiến pháp và luật chi tiêu công. Ông Zuma, từng được đào tạo quân sự (có lẽ là cả nghiệp vụ tình báo) ở Liên Xô trong thời gian ông tham gia phong trào chống phân biệt chủng tộc. Sau này khi giữ vai trò Tổng thống Nam Phi từ năm 2007, đã được ông Putin chủ động lôi kéo.

Gần biên giới của mình hơn, đồng minh trong thời Chiến tranh lạnh của điện Kremlin tại Nicaragua, nhà Mác-xít Daniel Ortega, đã trải thảm chào mừng Nga xây dựng các cơ sở bí mật ở thủ đô Managua. Các quan chức cao cấp của Nga nói rằng họ cũng đang nỗ lực thiết lập lại sự hiện diện quân sự và tình báo tại Cuba.

Tại sao Hoa Kỳ nên quan tâm đến triển vọng gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của ông Putin? Rốt cuộc, Nga không thể mong đợi thống trị Châu Âu. Moscow không thể đơn giản mà có thể có ảnh hưởng thống trị trong vùng Trung Đông hỗn loạn hoặc biến Balkans thành vệ tinh của mình. Bất kể vị thế nào nước Nga có thể tìm thấy ở Châu Phi hoặc Mỹ Latinh có lẽ sẽ là quá nhỏ để đặt ra nhiều thách thức trực tiếp cho Washington và các đồng minh. Và dĩ nhiên, hành động tinh ranh của Nga chắc chắn không phải là nguyên nhân gốc rễ của những thách thức đang gây ra rắc rối liên tiếp ở các khu vực và các quốc gia nêu trên.

Nhưng cũng có lý do để người Mỹ lo lắng. Chủ nghĩa chủ động được làm mới của Nga không phải là để ra lệnh cho các sự kiện riêng lẻ trong các khu vực cá biệt của thế giới. Những hành động của Moscow là khai thác các cơ hội làm suy yếu và lu mờ trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo với các chuẩn mực về sự cởi mở về kinh tế, trách nhiệm dân chủ và luật pháp. Chiếc thoi dệt kết nối các hoạt động của Nga, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nicaragua đến Nam Phi, chính là mục đích chung nhằm kéo càng nhiều càng tốt các “diễn viên quốc tế” rời khỏi các thể chế dựa trên luật lệ và các thỏa thuận an ninh mà Mỹ đã làm việc rất tích cực để xây dựng trong nhiều thế hệ qua.

Tổng thống Putin đang đặt cược vào việc ông có thể viết lại các quy tắc chính trị thế giới để mang lợi thế cho mình và nước Nga. Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo và chiến lược gia Hoa Kỳ hiện nay là chứng minh cho Putin thấy rằng ông ta đang phạm sai lầm.

Tác giả: Eugene Rumer và Andrew S. Weiss

Ông Rumer, cựu quan chức tình báo phụ trách nước Nga tại Hội đồng Tình báo Quốc gia, hiện là giám đốc chương trình Nga và Á-Âu tại Think-tank Carnegie Endowment vì Hòa bình Thế giới. Ông Weiss từng phụ trách các vấn đề về Nga dưới thời Tổng thống W. Bush và Clinton, hiện làm phó chủ tịch nghiên cứu tại Carnegie Endowment.

Xuân Thành (dịch) / Tri thức VN