Khám phá chùa Vua trứ danh cạnh ‘chợ giời’ Hà Nội

Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một “cờ miếu” – thánh địa cờ tướng của thành Thăng Long xưa…

Nằm cạnh chợ Hòa Bình, tức khu “chợ giời” nổi tiếng ở phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, chùa Vua chính là Đế Thích quán, một trong “Thăng Long tứ quán” của kinh thành Thăng Long thuở vàng son.

Theo các tư liệu lịch sử, quán thờ Đế Thích đã có từ đầu thế kỷ 15. Sử tích viết “Vì thấy Đế Thích là bậc cao cờ, nên một ông hoàng thời Lê đem lòng hâm mộ, lập một đền thờ ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương”.

Theo thời gian, Đế Thích quán đã dần chuyển đổi thành chùa Phật giáo, với việc một điện thờ Phật được xây thêm cạnh đạo quán Lão giáo.

Vào cuối thế kỷ 19, xung quanh chùa vẫn là một khu đất trống vắng với nghĩa địa của người Pháp ở phía Bắc. Sang thế kỷ 20, nghĩa địa được di dời, phố xá mọc lên và hồ bán nguyệt của chùa bị lấp. Hiện nay, một phần diện tích của chùa cũ đã bị bị cư dân lấn chiếm.

Về kiến trúc, các công trình chính của chùa Vua gồm cổng tam quan, điện Thiên Đế và chùa Hưng Khánh. Trong đó tam quan xây kiểu hai tầng tám mái theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Tầng dưới tam quan có một bia đá, tầng trên treo chuông đồng.

Sau cổng tam quan là bàn cờ tướng khổng lồ được kẻ bằng vôi trắng trên sân lát đá xanh. Đây là nơi diễn ra những nước cờ huyền vi, ảo diệu của các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua.

Từ sân đánh cờ đi thẳng vào trong là đến điện Thiên Đế. Công trình này có bái đường rộng năm gian ở phía trước kết nối với thượng điện thu hẹp vào ở phía sau tạo thành hình chuôi vồ.

Thương điện của điện Thiên Đế là nơi thờ Đế Thích. Trong thần thoại Ấn Độ, Đế Thích tức Sakradevanam Indra làm chủ cõi trời Đao-lợi, thống lĩnh 33 vùng trời, thuộc thượng tầng cõi Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương và thấp hơn trời Dạ-ma.

Khi du nhập vào Phật giáo phương Bắc, Đế Thích trở thành một vị thần hộ vệ Phật pháp. Theo quan niệm dân gian, ngài có khả năng cải tử hoàn sinh và là vị vua của môn cờ tướng. Người đời gọi ngài là Đức vua Đế Thích, từ đó dẫn đến tên gọi chùa Vua.

Phía bên phải điện Thiên Đế là chùa Hưng Khánh. Chùa cũng được xây theo hình chuôi vồ, kiểu dáng kiến trúc tương tự ngôi điện thờ Đế Thích.

Bàn thờ chính của chùa Hưng Khánh là nơi thờ chư vị Phật. Ngoài ra ở phía sau còn có ban thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và điện thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Ngày nay, chùa Vua còn giữ được nhiều hiện vật quý, gồm 14 pho tượng đẹp bằng gỗ hoàng đàn, một bức cửu long chạm trổ tinh vi, nhiều chuông, đỉnh bằng đồng, bia đá… có tuổi đời hàng thế kỷ.

Không chỉ là nơi thờ Phật hay một đạo quán thuộc Thăng Long tứ quán, chùa Vua còn được coi là một “cờ miếu” – thánh địa cờ của thành Thăng Long, nơi diễn ra các cuộc đấu cờ tướng đỉnh cao suốt mấy trăm năm qua.

Hội cờ của chùa Vua được tổ chức vào các ngày 6, 7, 8 và 9 tháng Giêng hàng năm, thu hút cả kỳ thủ đến từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Vào năm 1992, chùa Vua – Đế Thích quán đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam. Đến năm 2004, chùa lại được gắn biển di tích cách mạng kháng chiến vì đây từng là nơi hoạt động bí mật của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc, bí thư xứ ủy Trung Kỳ…

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Những cái tên từng bị gỡ khỏi danh sách của Forbes trên thế giới

Nhung cai ten Forbes go bo khoi danh sach anh 1

Được Forbes vinh danh là điều tự hào của không ít người, minh chứng cho sự thành công, nỗ lực của cá nhân và cả các công ty, doanh nghiệp, đồng thời giúp tên tuổi của họ phủ sóng rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào những cái tên cũng được công chúng ủng hộ. Các tranh cãi, nghi vấn xảy ra và trong một số trường hợp, Forbes phải loại bỏ các cá nhân khỏi danh sách họ từng công bố.

“NỮ TỶ PHÚ TỰ THÂN TRẺ NHẤT THẾ GIỚI”

Các lùm xùm xung quanh Kylie Jenner và tạp chí Forbes nhiều lần trở thành chủ đề bàn tán của truyền thông và khán giả đại chúng.

Tháng 7/2018, Kylie xuất hiện trên trang bìa của tạp chí này. Bên cạnh tiêu đề chính “Những tỷ phú của nước Mỹ”, dòng chữ nhỏ hơn nói về “hot girl số 1 Hollywood”: “Ở tuổi 21, Kylie Jenner sắp sửa trở thành tỷ phú tự thân (self-made) trẻ nhất thế giới. Chào mừng đến với thời đại của những người siêu nổi tiếng”.

Ngay sau đó, ý kiến phản đối tràn ngập trên mạng xã hội Twitter. Đa số đều cho rằng không thể dùng khái niệm “tự thân” để nói về một cô gái sinh ra trong gia đình giàu sụ.

Nhung cai ten Forbes go bo khoi danh sach anh 2

Đến tháng 3/2019, Forbes chính thức công nhận Kylie Jenner là tỷ phú ở tuổi 21. Theo thông tin vào thời điểm đócông ty mỹ phẩm Kylie Cosmetics do cô sở hữu có giá trị thương hiệu là 900 triệu USD. Cộng thêm khoản thu nhập Kylie kiếm được từ việc kinh doanh, tổng tài sản ước tính của cô đã đạt mốc 1 tỷ USD.

Sang năm 2020, cô con gái út nhà Kardashians tiếp tục góp mặt trong danh sách này, bất chấp các tranh cãi xung quanh danh xưng “tỷ phú tự thân trẻ nhất từ trước đến nay”.

Song, đến tháng 5 cùng năm, chính tạp chí nổi tiếng lại lên tiếng tố Kylie Jenner là kẻ dối trá và loại cô khỏi list các tỷ phú trên thế giới.

Forbes đưa ra kết luận trên sau khi phân tích báo cáo dữ liệu tài chính của Coty Inc – đơn vị đã mua 51% cổ phần công ty mỹ phẩm của Kylie vào tháng 11/2019.

Họ nhận định việc kinh doanh của Kylie Jenner nhỏ và lợi nhuận ít hơn nhiều so với những gì mà gia tộc Jenner-Kardashian tuyên bố. Forbes ước tính số tài sản khi đó của Kylie Jenner khoảng 900 triệu USD, chưa thể gọi là tỷ phú.

Nhung cai ten Forbes go bo khoi danh sach anh 3

Ngoài loại Kylie khỏi danh sách, Forbes còn cáo buộc cô cùng gia đình giả mạo tài liệu thuế, ngụy tạo số liệu bán hàng và gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư, nhà phân tích.

Hai phóng viên của Forbes là Chase Peterson-Withorn và Madeline Berg đã điều tra, xác định Kylie và bà Kris Jenner thổi phồng số liệu trong các tài liệu cung cấp cho tạp chí, bao gồm tài sản ròng của Kylie và doanh thu từ Kylie Cosmetics.

“Rõ ràng nhà Jenner đã nói dối”, Forbes cáo buộc.

Đáp trả, Kylie khẳng định cô chưa từng dùng chiêu trò gì để lừa bịp.

“Tôi nghĩ đây là một trang web uy tín, nhưng tất cả những gì tôi đọc được là lời tuyên bố không chính xác và các giả định chưa được chứng minh. Tôi chưa bao giờ yêu cầu được gọi là ‘tỷ phú tự thân’ hay nói dối để đạt được điều đó”, Kylie đáp trả trên mạng xã hội.

Sau cáo buộc Kylie Jenner là tỷ phú giả mạo, Forbes lại đưa ra danh sách những người nổi tiếng có thu nhập cao nhất hàng năm và tên cô nàng ở vị trí số một.

“Trong khi cô ấy phóng đại về giá trị tài sản và quy mô kinh doanh nhưng số tiền cô ấy kiếm được là có thật. Con số này đủ để đưa tên Kylie Jenner lên vị trí đầu tiên trong danh sách”, trích ấn phẩm số ra vào tháng 6/2019.

Nhung cai ten Forbes go bo khoi danh sach anh 4
CEO 19 TUỔI ĐỨNG ĐẦU START-UP TRỊ GIÁ 25 TRIỆU USD

Tháng 5 năm ngoái, Forbes thông báo loại Harsh Dalal (19 tuổi, Singapore), đồng sáng lập và CEO của Team Labs, khỏi danh sách 30 under 30 Asia của năm 2021.

Quyết định được đưa ra “sau khi xem xét cẩn thận những thông tin được cung cấp cũng như thông tin mới được công bố gần đây”, Forbes cho biết.

Trước đó, trang Tech in Asia đăng tải bài viết phân tích nhiều lỗ hổng trong câu chuyện của Harsh Dalal. Khi lọt vào danh sách của Forbes, thanh niên 19 tuổi được vinh danh với câu chuyện điều hành công ty start-up công nghệ trị giá 25 triệu USD ở tuổi còn trẻ.

Theo những thông tin trên truyền thông ở Singapore, Harsh Dalal sinh năm 2002, quê gốc tại Ấn Độ, chuyển đến đảo quốc sư tử cùng gia đình vào năm lên 6 tuổi.

Với những thông tin bị cho là thổi phồng, Harsh Dalal (Singapore) bị loại khỏi danh sách của Forbes.

Nhung cai ten Forbes go bo khoi danh sach anh 5

Năm 13 tuổi, anh đồng sáng lập ra ứng dụng quay lại màn hình và thu về 5 triệu lượt tải cho sản phẩm của mình trong vài tuần.

Năm 17 tuổi, Harsh Dalal gọi vốn thành công 9,8 triệu USD từ các nhà đầu tư lớn như công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ Grand Canyon Capital và Startup Capital Ventures (SCV), quỹ đầu tư quốc gia Korea Investment Corporation (KIC).

Ở tuổi 19, anh quản lý hơn 100 nhân viên, trong khi tiếp tục theo học lấy bằng Quản trị Kinh doanh ở Trường Bách khoa Singapore. CEO này còn khẳng định Team Labs đang hợp tác với nhiều tên tuổi “máu mặt” như Google, Spotify, Coca Cola, tập đoàn khách sạn Hilton.

Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, Tech in Asia nhận thấy có nhiều thông tin xoay quanh Team Labs không thể kiểm chứng độ chính xác, bao gồm danh sách nhà đầu tư, số lượng nhân viên, sản phẩm.

Trên trang web của Grand Canyon Capital, không có thông tin nào về hoạt động đầu tư vào Team Labs. Trên trang LinkedIn của start-up này, số lượng nhân viên của công ty được giới thiệu là 5 người.

Phóng viên Tech In Asia cũng không thể xác nhận được chi tiết của các nhân viên này thông qua bên thứ 3, từ những thông tin sẵn có trong profile của họ.

Khi thử tìm kiếm các nhận xét, feedback sản phẩm của Team Labs trên mạng, các thông tin trả về gần như bằng 0, dù báo cáo của công ty công bố có hơn 2.500 người dùng hoạt động hàng tháng.

Ngay sau bài báo của Tech in Asia, trang Channel News Asia (CNA) của Singapore cũng gỡ bỏ các bài viết, video phỏng vấn CEO 19 tuổi và các nội dung liên quan đến start-up này.

Về phần tạp chí nổi tiếng, biên tập viên Justin Doebele của Forbes Asia phát biểu: “Forbes tuân thủ theo các tiêu chuẩn cao nhất về báo chí, bao gồm cả tính trung thực của danh sách 30 Under 30 Asia. Thông tin nhận được khiến chúng tôi quyết định loại bỏ Harsh Dalal ra khỏi danh sách”.

Hiền Thy / Zing

Công bằng xã hội và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam

Chưa có thống kê nào cho thấy một cách chính xác có bao nhiêu người giàu lên nhờ chủ trương hóa giá nhà đầy yếu tố ban phát, cấp đất phân lô vô tội vạ, lợi dụng các quy định không chặt chẽ trong cổ phần hóa để mua tài sản nhà nước với giá rẻ mạt… 

Phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng nghiêm trọng và ai cũng nhận ra qua thực tế cuộc sống hàng ngày. Nhiều bài viết cũng như phát biểu của các chuyên gia khi đề cập đến tình trạng này thường dùng những hình ảnh đối chiếu như “giữa đô thị rực rỡ đèn màu về đêm, chen chúc những căn lều xiêu vẹo trong con hẻm tối tăm”, hay “trong khi các đại gia chi tiêu hàng chục triệu đồng cho một buổi tiệc tùng tiếp bạn bè thì có những gia đình không đủ ngày hai bữa cơm”. Phải chăng cái hố sâu giàu nghèo chưa khiến chúng ta đau lòng hay sao mà phải làm đậm nét thêm phần bi thảm, trong khi bất cứ xã hội nào, dưới bất cứ cơ chế nào thì sự phân hóa giàu nghèo là một diễn biến tự nhiên, chỉ có thể thu hẹp dần khoảng cách nhờ các công cụ điều tiết công bằng xã hội, chứ khó lòng ngăn chặn.

Hệ thống chính trị tốt thường biểu hiện qua việc phân bổ tài nguyên (đồng vốn, tài nguyên thiên nhiên, con người) đúng người đúng việc để với ưu thế vận tốc ban đầu được giao, những con người có năng lực sẽ tạo nên những giá trị gia tăng cho xã hội và đương nhiên họ được hưởng công lao xứng đáng với thành quả mang lại. Đó là sự công bằng, chứ không phải “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” vừa có tính cào bằng vừa không thực tế vì nhu cầu của con người là vô hạn.

Chế độ đãi ngộ về chính sách một thời ban phát đặc quyền cho một số thành phần tưởng chừng như công bằng đã tỏ ra thiếu hiệu quả bởi trong thực tế chẳng khác nào đem tài sản của xã hội chia chác cho các công thần, tạo điều kiện cho tham nhũng và các nhóm lợi ích thu vén.

Giao tài nguyên không đúng người có hai chuyện xảy ra: một là việc sử dụng đồng tiền không hiệu quả, hai là không tạo được nhiều công ăn việc làm thì tính công bằng xã hội càng giảm. Khi được giao tài nguyên thì người ta có điều kiện đi trước và đi xa hơn trên con đường làm giàu, và khi đã ở trên tầng cao nhưng không giúp được gì cho bên dưới thì khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng cũng là chuyện dễ hiểu.

Chưa có thống kê nào cho thấy một cách chính xác có bao nhiêu người giàu lên nhờ chủ trương hóa giá nhà đầy yếu tố ban phát, cấp đất phân lô vô tội vạ, lợi dụng các quy định không chặt chẽ trong cổ phần hóa để mua tài sản nhà nước với giá rẻ mạt… Nhưng chắc là số này không phải ít.

Tất nhiên cũng có không ít người có năng lực làm giàu nhờ nắm vững luật chơi của thị trường chứng khoán, có khả năng dự báo sự đổi thay nhiệt độ của thị trường địa ốc. Cơ chế tốt chính là cái máy hoàn chỉnh, tự nó sàng lọc tìm ra những người có khả năng làm giàu và phân bổ hợp lý tài nguyên xã hội.

Người có tiền thì sẽ có quyền, tiền càng nhiều quyền càng lớn, mà quyền thì đi với lực. Thế cho nên trong một hệ thống mà quyền không có giới hạn thì rất nguy hiểm. Hệ thống được xem là tốt khi có khả năng phân bổ hợp lý tài nguyên và quyền lực để có thể tạo ra giá trị cao nhất và điều quan trọng là hệ thống ấy phải có khả năng giới hạn quyền lực bằng công cụ quản lý là luật pháp qua đó hạn chế đào thêm hố sâu của sự phân hóa giàu nghèo.

Làm giàu đúng nghĩa là biết chấp nhận rủi ro vì chính rủi ro là sự sàng lọc. Rủi ro đồng đều thì xã hội sẽ công bằng, anh nào liều mạng chấp nhận rủi ro cao thì xứng đáng được hưởng thành quả làm ăn của mình, không ai trách cứ gì được.

Khổ nỗi có một thực tế ở nước ta là người làm ăn mà có quyền lực thường không phải đối diện với rủi ro nhờ biết cách len lỏi vào kẽ hở của luật pháp, cũng như không bị sự điều tiết rủi ro của hệ thống, thế là ngày càng trở nên giàu có. Lỗi không phải ở họ mà ở hệ thống. Làm ăn vừa được đứng ở chỗ cao không ai với tới, vừa tách biệt trong một không gian riêng để mặc sức làm giàu thế là không công bằng.

Để có sự công bằng phải sử dụng công cụ điều tiết được mọi người chấp nhận, khi đó người giàu không phải là đối tượng của sự ganh tỵ, xoi mói trong xã hội và khi họ làm tròn nghĩa vụ thì đáng được vinh danh.

Chế độ nào thiết lập được công cụ điều tiết công bằng xã hội thì sẽ duy trì được sự bền vững. Một xã hội được điều tiết tốt là khi tất cả mọi người phải đủ ăn đủ mặc, khi mắc bệnh thì phải có khả năng vào bệnh viện để được chữa trị, trẻ con phải được học hành mọi người đều có cơ hội làm việc, được sống tự do hạnh phúc, là những cái cơ bản phải đạt được. Và khi đó phân hóa giàu nghèo được trả lại vị trí của nó chỉ là sự phát sinh tự nhiên của thời buổi thị trường.

Theo TRẦN TRỌNG THỨC / THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN 

Thấy gì qua sự nghiệp của Vương Hỗ Ninh – ‘quân sư số một’ trong ĐCS Trung Quốc?

Vương Hỗ Ninh chính là người đã soạn thảo thông điệp của đảng suốt ba đời lãnh đạo liên tiếp. Người hiện đang cai trị Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tin tưởng giao phó cho Vương vai trò quan trọng này, dù ông không phải là cộng sự cũ của Tập.

Nguồn: Wang Huning’s career reveals much about political change in China, The Economist, 12/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng.

Một năm trước khi nổ ra biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, các khu học xá ở Trung Quốc xôn xao tranh luận về việc làm thế nào để đất nước họ trở nên tự do hơn. Đối với một số trí thức, phương Tây mang lại một mô hình. Còn ở Liên Xô, Mikhail Gorbachev đã chỉ cho họ cách khởi đầu như thế nào. Giữa những chuyển đổi này, vào tháng 8/1988, một nhà khoa học chính trị đã đến Mỹ học tập nửa năm, trước tiên là tại Đại học Iowa. Ông nhận ra có nhiều điều đáng chỉ trích, nhưng cũng có nhiều điều đáng ngưỡng mộ ở Mỹ: các trường đại học, sự đổi mới và sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ từ tổng thống này sang tổng thống khác. Chủ nghĩa tư bản, người đảng viên 32 tuổi ấy viết, là thứ “không thể coi thường”.

Học giả đó, Vương Hỗ Ninh, hiện là một trong bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan cầm quyền tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với tư cách là trưởng ban tư tưởng và tuyên truyền, ông phụ trách xây dựng một thông điệp rất khác: rằng Trung Quốc mới là nền dân chủ thực sự, còn nước Mỹ là dân chủ giả hiệu, và sức mạnh của Mỹ đang tàn lụi. Với một đảng cầm quyền đang bị cuốn vào cuộc chiến ý thức hệ ngày càng leo thang với Mỹ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Vai trò của Vương trong cuộc đấu tranh còn nhiều hơn thế. Những bài viết trước đây của ông không nhằm khơi gợi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Ông đã nhìn thấy những điểm yếu trong hệ thống của Mỹ, nhưng không phóng đại chúng. Ông cũng thấy nhiều vấn đề ở cả Trung Quốc. Đáng chú ý hơn, ông chính là người đã soạn thảo thông điệp của đảng suốt ba đời lãnh đạo liên tiếp. Người hiện đang cai trị Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tin tưởng giao phó cho Vương vai trò quan trọng này, dù ông không phải là cộng sự cũ của Tập. Một tờ báo có liên hệ với nhà nước gọi Vương là “quân sư số một” của đảng.

Đó là một vị trí trong bóng tối. Những bài phát biểu không thường xuyên của Vương chỉ cho chúng ta biết chút ít về những gì ông đang làm ở hậu trường. Trước khi Tập ngừng công du nước ngoài hai năm trước, thời điểm bắt đầu đại dịch, Vương vẫn thường tháp tùng vị chủ tịch nước trong các chuyến đi, qua đó thể hiện rằng ông cũng tham gia vào lĩnh vực ngoại giao. Giới truyền thông mà đảng hậu thuẫn ở Hồng Kông còn tiết lộ nhiều hơn thế. Họ ghi nhận Vương là người đã định hình các chính sách mang dấu ấn riêng cho từng nhà lãnh đạo trong hơn hai thập niên, từ “ba đại diện” của Giang Trạch Dân (xóa bỏ những điều cấm kỵ xung quanh việc kết nạp các doanh nhân tư nhân vào đảng), đến “quan điểm khoa học về phát triển” của Hồ Cẩm Đào (hướng tới cách tiếp cận thân thiện với môi trường và bình đẳng hơn), và “Trung Hoa mộng” của Tập Cận Bình, về một Trung Quốc giàu có, mạnh về quân sự và là một cường quốc toàn cầu.

Điều này đòi hỏi sự khôn khéo chính trị. Là một thành viên trong nhóm thân tín của Tập, Vương cần phải tách mình ra khỏi cả Hồ và Giang, những người có các đồng minh nằm trong danh sách mục tiêu thanh trừng của Tập. Chính Giang đã đưa Vương từ Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, nơi ông đang giảng dạy, đến trụ sở chính của đảng ở Bắc Kinh vào năm 1995. Việc là một học giả, không phải một chính trị gia, có lẽ chính là thứ đã giúp Vương vượt lên trên các cuộc chiến nội bộ của đảng. Tất cả các phe phái đều đánh giá cao khả năng của Vương trong vai trò một nhà lý luận, và ông sẵn sàng sử dụng khả năng đó một cách linh hoạt.

Chẳng thể biết Vương thực sự nghĩ gì về các chính sách mà ông giúp hình thành. Ông phản ứng như thế nào khi, vào năm 2018 – một năm sau khi ông được bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – Tập đã thay đổi các quy tắc để giúp vị lãnh đạo Trung Quốc có thể dễ dàng hơn trong việc nắm quyền vô thời hạn? Trong cuốn sách viết về chuyến đi Mỹ của mình, America Against America (Nước Mỹ chống lại nước Mỹ, 1991), Vương lưu ý rằng nếu một hệ thống chính trị không tìm ra cách chuyển giao quyền lực, thì đất nước đó sẽ khó “có được trật tự chính trị lâu dài và ổn định”. Cuốn sách thường được mô tả là một khảo sát ảm đạm về triển vọng của Mỹ (với việc đang bị Nhật Bản thách thức ưu thế lúc bấy giờ). Tuy nhiên, sự ổn định của nước Mỹ rõ ràng đã gây ấn tượng với ông.

Giả sử Vương thực sự tin vào những thứ mà ông tuyên truyền, thì hành trình nhận thức của ông không quá khác so với hành trình của những cá nhân cùng thế hệ với ông. Vào thập niên 1980, ông là ví dụ điển hình cho những người tin vào “chủ nghĩa tân chuyên chế” – ngụ ý rằng sự lãnh đạo mạnh mẽ là cần thiết để quản lý sự thay đổi dần dần và có trật tự, trong một thời gian dài, hướng tới một hình thức chính trị tự do hơn (một số ít người thuộc nhóm này còn công khai đề xuất rằng điểm kết thúc chính là việc chấm dứt chế độ độc đảng).

Đã có nhiều thay đổi diễn ra vào cuối thập niên 1980 và những năm sau đó. Thứ nhất, làn sóng biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989 đã làm chấm dứt tranh luận của đảng về cải cách chính trị. Sau đó là sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở những nơi khác. Chẳng có gì trong số những diễn biến tiếp theo đủ hấp dẫn những người theo chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc. Sự bùng nổ kinh tế của đất nước trong những năm 1990 đã củng cố sức hút của một đảng mạnh – thứ có thể giữ cho đất nước ổn định. “Tiếp tục viết các bài báo về cải cách chính trị”, Vương viết trong nhật ký của mình vào năm 1994, khi vẫn còn là một học giả (cuốn sách được xuất bản một năm sau). “Đề xuất một số phương pháp khả thi để đối phó với tình hình hiện tại… nhưng nếu chúng ta muốn thay đổi nhanh chóng, chúng ta sẽ không thể đạt được nó”.

Cuốn nhật ký, có tựa đề A Political Life (Một cuộc đời chính trị), chỉ viết về vỏn vẹn một năm trong cuộc đời ông, nhưng đã tiết lộ nhiều chi tiết hấp dẫn về những sở thích ‘phi học thuật’ của Vương vào thời điểm đó. Ông thích xem phim nước ngoài, thường là vào ban đêm (nhiều mục trong nhật ký bắt đầu bằng câu “Trong những giờ cuối của ngày …”). Alien, bộ phim kinh dị khoa học viễn tưởng, là một trong những bộ phim Vương nhắc đến. Ông lưu ý rằng những bộ phim như vậy rất phổ biến ở phương Tây. “Tôi không rõ liệu nó có liên quan đến tâm lý của họ hay một lý do xã hội nào đó”.

Giống như nhiều người trong thập niên 1990, Vương cũng bị hấp dẫn bởi những lời tuyên bố của các nhà thần bí khẳng định mình có sức mạnh siêu nhiên. Ông kể về lần gặp một người có khả năng xoắn nĩa và thìa lại với nhau chỉ bằng một cái chạm, và lấy thuốc từ một cái lọ mà không cần mở nó ra. Vương viết: “Đó thực sự là một điều kỳ diệu. Người ta không thể không tin”. Năm 1999, chính phủ phát động một chiến dịch quyết liệt chống lại Pháp Luân Công, một nhóm thần bí do một đạo sư tự phong lãnh đạo. Ngày nay, không một quan chức nào dám nói dù bóng gió rằng mình tin vào ma thuật.

Dù sao thì lúc này Vương cũng không có thời gian để bận tâm đến những chuyện như thế. Cuối năm nay đảng sẽ tổ chức đại hội, vốn diễn ra 5 năm một lần, lúc ấy chúng ta sẽ có được câu trả lời rõ ràng về việc liệu Tập có tiếp tục là lãnh đạo của đảng hay không, ngay cả khi nhiệm kỳ của ông đã đạt đến giới hạn thông thường là 10 năm. Vương hẳn đang bận chuẩn bị báo cáo mà Tập sẽ trình bày.

Ông là người dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Theo Hạ Minh, một cựu đồng nghiệp của Vương, hiện đang giảng dạy tại Đại học Thành phố New York, khi còn là một học giả, vào năm 1987, Vương đã được mời gửi các đề xuất về nội dung của báo cáo sẽ được trình bày tại đại hội năm đó. Xét về mặt chính trị, văn kiện năm 1987 là văn kiện ủng hộ cải cách nhiều nhất trong thời kỳ Cộng sản, kêu gọi tách biệt đảng và chính phủ. Nhưng Vương đã tránh liên hệ với phe cải cách của đảng ở Bắc Kinh, và quyết định giữ im lặng trong biến động năm 1989 – Hạ (người ít thận trọng hơn trong việc này) chia sẻ. Tuy nhiên, Vương đã giúp dàn xếp để Hạ có thể an toàn đến Mỹ sau khi cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu.

Vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với Vương sau đại hội. Ông đủ trẻ, chỉ mới 66 tuổi, để tiếp tục tham gia Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị thêm 5 năm nữa. Nhưng một số nhà lý luận mới đang xuất hiện, như nhận xét của Cheng Li thuộc Viện Brookings. Một trong số đó là Giang Kim Quyền, người lên kế nhiệm Vương vào năm 2020 trong vị trí người đứng đầu trung tâm nghiên cứu chính sách của đảng, một viện nghiên cứu chính sách vô cùng quyền lực. Cheng tin tưởng rằng Giang có thể có được một ghế trong Bộ Chính trị sau đại hội.

Có lẽ Vương đã sẵn sàng cho bước tiếp theo. “Khi một người làm việc ở một vị trí suốt một thời gian dài … tư duy của anh ta sẽ dần trở nên xơ cứng, và anh ta sẽ mất đi sự cởi mở”, ông viết trong nhật ký năm 1994. Những lời kêu gọi cống hiến cho Tập một cách liên tục, không ngừng của bộ máy tuyên truyền của Vương cho thấy rằng tư duy xơ cứng là một vấn đề đang tràn ngập khắp hệ thống chính trị Trung Quốc.

Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ 

Olympic Mùa Đông 2022: Cuồng nhiệt tặng hoa và cuồng loạn “ném đá”

Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 trở thành đấu trường chính trị của chủ nghĩa dân tộc cộng sản Trung Quốc (ảnh: Richard Heathcote/Getty Images)

Trong khoảng một tuần, ba vận động viên người Mỹ gốc Hoa đã trở thành tâm điểm chú ý tại Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh. Thực tế cho thấy, các vận động viên trẻ gốc Hoa đã bị lôi kéo vào mối quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi, trong một kỳ Thế vận hội gây chia rẽ nhất, bị kiểm soát chặt chẽ nhất và “nặng mùi” chính trị nhất trong lịch sử Olympic. Từng được xem là “những đại sứ văn hóa” giúp xây dựng cầu nối giữa hai nước, người Mỹ gốc Hoa giờ đây đang phải chịu sự giám sát gắt gao, và mỗi sai sót chính trị đều phải trả giá ở cả hai bên.
Cả ba vận động viên được kể ở đây đều được đào tạo ở Mỹ, chỉ chênh nhau vài tuổi, và đi theo lộ trình khác nhau để đến Thế vận hội Bắc Kinh 2022. Vận động viên trượt băng tự do Eileen Gu và vận động viên trượt băng nghệ thuật Zhu Yi được chọn thi đấu dưới màu cờ Trung Quốc, trong khi Nathan Chen, vận động viên trượt băng nổi tiếng khác, đấu trong đội Mỹ. Gu và Chen đều giành được huy chương vàng (HCV), trong khi Zhu “gục ngã” trên sân băng trong hai ngày liên tiếp. Gu được vinh danh “anh hùng dân tộc”, chiến thắng được trái tim nhiều người, củng cố được danh tiếng và tiền bạc thì Zhu bị tấn công trên các mạng xã hội, bị buộc tội mang lại “sự xấu hổ” cho đất nước cưu mang mình; còn Chen bị khoác áo “kẻ phản bội”, kích động cơn thịnh nộ của “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” và bị tố cáo “làm xấu hổ Trung Quốc”!
Trong trường hợp của Gu, Zhu và Chen, sự đón nhận không giống nhau của các đồng hương Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi: Điều gì là cần thiết để được công nhận là “Người Trung Quốc” tại một quốc gia mà niềm hãnh diện dân tộc đang tăng cao và tự tin hơn bao giờ hết trong vị thế một siêu cường đang nổi nhưng kém khoan dung hơn trong chính trị và văn hóa?
Hoa cho Eileen Gu (Cốc Ái Lăng)
Ngay cả một người thành công và nổi tiếng như Gu cũng không thể né tránh những câu hỏi về lòng trung thành và hiểu đất nước mình đến đâu. Khi Gu, thần đồng môn freeski, giành huy chương vàng trong môn thi được quan tâm nhiều, sự ca ngợi dành cho cô đã lan rộng khắp mạng xã hội Weibo. Nhiều người gọi cô là “niềm tự hào của đất nước”, và “biểu tượng cho chiến thắng không thể chối cãi trước người Mỹ”. Trong nhiều thập niên, những người sáng giá nhất và giỏi nhất Trung Quốc đã đổ xô đến Mỹ để theo đuổi giấc mơ Mỹ; nhưng bây giờ, một tài năng sinh ra và được đào tạo ở Mỹ, từng đoạt huy chương Olympic cho Mỹ, nay trở cờ quay sang đại diện cho Trung Quốc! Đối với một số người, có thể thái độ này là “vấn đề” về lòng biết ơn, nhưng đối với đa số người Trung Quốc, đây là chỉ dẫn cho thấy “sức mạnh đang lên của đất nước” và là lời khẳng định hùng hồn “giấc mơ Mỹ đã được thay bằng giấc mơ Trung Quốc”!
Eileen Gu (Cốc Ái Lăng) – ảnh: Ju Huanzong/Xinhua/Getty Images)
Vì vậy, không khó để hiểu tại sao Gu ngay lập tức sau chiến trắng đã trở thành “đứa con cưng của dân tộc”! Ở tuổi 18, cô gái sinh ra tại San Francisco này là hiện thân của sự thành công: Vận động viên trượt tuyết vô địch thế giới, học sinh đạt hạng A trên đường đến Đại học Stanford và là người mẫu thời trang đại diện cho các thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Tiffany & Co. Trên Weibo (nền tảng giống Twitter), Gu được thậm xưng là “Hoa hậu hoàn hảo”, “cô gái xuất sắc toàn diện trong mọi việc mình làm” (kể cả chơi piano) và được bốn triệu người theo dõi, tôn sùng như một “siêu thần tượng”. Các bảng quảng cáo và trang bìa tạp chí tràn ngập hình ảnh cô.
Là một người có ảnh hưởng, Gu còn được ngưỡng mộ vì gu thời trang cô chọn và nhất là mang “vẻ đẹp hai chủng tộc” như cách gọi của nhiều người Trung Quốc. Trên Xiaohongshu (phiên bản Instagram của Trung Quốc), những “chuyên gia” nghệ thuật trang điểm đổ xô đăng bài hướng dẫn trang điểm sao cho giống “ngoại hình hai chủng tộc” của Gu! Dù sinh ra và lớn lên ở California, Gu nói thông thạo tiếng Quan Thoại với giọng Bắc Kinh, khiến nhiều người Trung Quốc càng thích cô.
Gu khôn khéo nói về di sản văn hóa Trung Hoa nhưng cô cũng biết né các câu hỏi về quốc tịch mà chỉ nêu bật “danh tính kép” của mình: “Khi tôi ở Trung Quốc, tôi là người Trung Quốc. Khi tôi ở Mỹ, tôi là người Mỹ”. Dĩ nhiên, với chiến thắng Olympic, Gu đã trở thành người của công chúng và phải chịu sự giám sát công chúng. Trong lễ trao huy chương hôm Thứ Ba, Gu được phát hiện không hát quốc ca Trung Quốc khi cờ Trung Quốc được kéo lên. Ngay lập tức cô bị chỉ trích.
Sau đó, hashtag chỉ trích “Gu Ailing National Anthem” bị kiểm duyệt. Gu cũng tạo ra cuộc tranh luận trực tuyến sôi nổi về một trong những bài đăng trên Instagram của cô. “Tại sao bạn có thể sử dụng Instagram và hàng triệu người Trung Quốc từ đại lục lại không thể? – một người dùng hỏi – Điều đó không công bằng, bạn có thể lên tiếng cho hàng triệu người Trung Quốc không có tự do internet”. Gu trả lời: “Bất kỳ ai cũng có thể tải xuống VPN. Nó hoàn toàn miễn phí trên App Store”. Một số ca ngợi Gu đã bảo vệ Trung Quốc, nhưng số khác chế giễu cô không nhận thức được đặc quyền của riêng mình và hiểu rất ít về thực tế đối với phần lớn 1.4 tỷ dân Trung Quốc. Trên thực tế, VPN (virtual private networks-mạng riêng ảo) đã bị xóa hầu hết khỏi App Store Trung Quốc và chính quyền đã thẳng tay đàn áp những người dùng cố vượt qua kiểm duyệt.

“Gạch đá” cho Zhu Yi (Chu Dị)

So với sự cuồng nhiệt dành cho Gu, phản ứng của công chúng đối với Zhu khắc nghiệt hơn nhiều. Theo hồ sơ trên trang web của Ủy ban Olympic Quốc tế, Zhu đã từ bỏ quốc tịch Mỹ để thi đấu cho Trung Quốc và đổi tên từ Beverly Zhu nhưng cô vẫn bị chỉ trích là “không đủ tố chất Trung Quốc”. Khi Zhu lần đầu tiên thi đấu tại Trung Quốc năm 2018, cô chưa bao giờ đủ tự tin để nói tiếng Trung Quốc trước ống kính. Các cuộc phỏng vấn ban đầu của cô với đài truyền hình nhà nước CCTV đều bằng tiếng Anh.

Zhu Yi (Chu Dị) – ảnh: Catherine Ivill/Getty Images

Trong khi tiếng Trung Quốc của Gu được coi là một “ngạc nhiên thú vị”, thì việc yếu kém tiếng Trung Quốc của Zhu là “không thể biện minh được”. Một nhà phân tích chính trị ở Bắc Kinh còn đổ dầu vào lửa: “Dòng dõi và ngôn ngữ của tổ tiên đóng vai trò rất quan trọng đối với bản sắc dân tộc. Nếu ai đó cho mình là người Trung Quốc nhưng không thể nói một câu tiếng Trung Quốc ra hồn thì sẽ tạo cảm giác rằng họ đã mất kết nối với di sản văn hóa. Điều đó có nghĩa là cha mẹ họ không bao giờ nói tiếng Trung Quốc với họ ở nhà và nuôi dạy họ như một người Mỹ. Đến khi 16 tuổi, họ đột nhiên nói rằng sẽ phục vụ quê hương và yêu nước thì khó mà tin được!”.

Không như Gu, người giúp mang về HCV cho Trung Quốc ở một môn thể thao ít được biết đến trong nước, Zhu phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các vận động viên trượt băng dày dặn của Trung Quốc. Khi Zhu được chọn để đại diện cho Trung Quốc tại Thế vận hội, có lời cáo buộc cô đã “cướp” vị trí từ đồng đội Chen Hongyi, được cho là có nhiều kinh nghiệm thi đấu quốc tế hơn và được công chúng Trung Quốc yêu thích hơn. Thậm chí, một số người còn nói Zhu được ưu ái vì cha cô là một nhà khoa học máy tính nổi tiếng trở về Trung Quốc từ California để giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh.

“Cuộc tấn công nhằm vào Zhu là do công chúng không tin vào sự minh bạch của hệ thống thể thao nhà nước” – một nhà phân tích chính trị nói. Khi Zhu ngã sõng soài trên băng và về đích cuối cùng trong trận đấu ra mắt Olympic, mạng xã hội xem đây là minh chứng cho việc chọn sai người và Zhu không xứng đáng. Có kẻ gọi cô là “nỗi ô nhục”, người mang “sự xấu hổ” cho Trung Quốc; và bảo cô “hãy quay trở lại Mỹ”. Hashtag công kích “Zhu Yi thất thủ” có đến 200 triệu lượt xem chỉ trong vài giờ, trước khi bị kiểm duyệt. Ngày hôm sau, Zhu lại vấp ngã hai lần trong môn trượt băng tự do và gục khóc trên sân băng.

Miệt thị và sỉ vả Nathan Chen (Trần Nguy)

Đối với Nathan Chen, người đã giành HCV cho đội Mỹ ở môn trượt băng nghệ thuật nam, sự tôn thờ và khen ngợi từ truyền thông Mỹ trái ngược hoàn toàn với làn sóng bôi nhọ trên Weibo. Tại một cuộc họp báo sau chiến thắng, anh từ chối trả lời câu hỏi của phóng viên địa phương bằng tiếng Trung Quốc, nêu lý do “nói không tốt lắm”. Lời thú nhận này đã giáng xuống anh một đòn tấn công tinh thần dân tộc độc ác nặng tính chính trị. Chen bị gọi là “kẻ phản bội” và “xúc phạm Trung Quốc” vì anh dường như ủng hộ lời chỉ trích của vũ công trên băng người Mỹ Evan Bates về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc (Bates tố cáo Trung Quốc đối xử tàn bạo với thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương).

Nathan Chen (Trần Nguy) – ảnh: Cao Can/Xinhua/Getty Images

Một điểm nhức nhối khác đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là việc Chen chọn bài hát nền tại Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018. Đó là bài hát trong bộ phim “Mao’s Last Dancer” dựa trên câu chuyện có thật về một vũ công người Trung Quốc đào tẩu sang Mỹ vào thập niên 1980. Tại một cuộc họp báo sau khi thắng HCV, Chen đính chính: “Nhạc nền được biên đạo múa của tôi chọn chứ không phải tôi”. Trên Weibo, một số người đã chúc mừng Chen và khen ngợi màn trình diễn xuất sắc của anh, nhưng họ bị áp đảo bởi số đông “căm ghét và khinh bỉ”. Thậm chí nhiều người yêu cầu anh “cút khỏi Trung Quốc”. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng phớt lờ HCV của Chen mà tập trung vào Yuzuru Hanyu của Nhật Bản (về thứ tư, người có lượng fan khổng lồ ở Trung Quốc) và vận động viên trượt băng nghệ thuật Trung Quốc Jin Boyang (về thứ chín).

Lương Thái Sỹ / Saigon Nhỏ