Hai ngôi nhà Việt lọt top 50 công trình tốt nhất thế giới 2021

Ngày 18.12, ArchDaily tổng kết danh sách “50 Ngôi nhà của năm” dựa trên tiêu chí chất lượng và mức độ yêu thích của độc giả. Kết quả này được chọn lọc từ hơn 3.800 dự án đăng tải trên trang trong 11 tháng qua của trang kiến trúc Mỹ Archdaily.

Trong danh sách 50 công trình nhà ở tốt nhất 2021 do ArchDaily bình chọn, có 2 công trình ở Việt Nam

Trong danh sách này có 2 công trình của Việt Nam. Hai ngôi nhà này cũng từng được nhiều tờ kiến trúc như Archdaily, Designboom hay Dezeen chia sẻ.

TH House – ODDO Architects thực hiện

Tọa lạc tại một khu dân cư đông đúc của Hà Nội, Việt Nam, TH House do ODDO Architects thiết kế là một ngôi nhà 5 tầng hẹp dành cho một gia đình trẻ gồm 4 người.

Với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng, mật độ dân số cao và không gian xanh mở trong thành phố ngày càng thu hẹp, các kiến trúc sư đã lựa chọn một ý tưởng thiết kế nhằm tăng khả năng sống trong không gian chật hẹp và tối ưu hóa truyền thống sinh hoạt chung của người Việt.

Ngôi nhà rộng 124m2 nổi bật trong một khu dân cư đông đúc và là giải pháp khắc phục khí hậu khắc nghiệt của địa phương nhờ thiết kế theo cấu hình thẳng đứng – cho phép không khí và thông gió tự nhiên lưu thông khắp nơi.

Đầu tiên, cửa ra vào rộng 1,5 mét được đối trọng bằng một mặt tiền phía bắc hoàn toàn bằng kính giúp ánh sáng tự nhiên tràn ngập bên trong. Tương tự, trần cao rộng mang lại cảm giác mở rộng và linh hoạt trong một không gian hẹp.

TH House bao gồm nhà bếp và phòng ăn ở tầng trệt, khu vực sinh hoạt trên tầng 3, các phòng ngủ riêng trên tầng 2 và 4 cũng như phòng thờ và khu giặt là trên tầng 5.

Về mặt kiến trúc, tất cả các không gian này kết hợp với nhau nhằm khuyến khích sự kết nối và làm nổi bật không gian sinh hoạt chung. Khu vực sinh hoạt tại trung tâm của tầng 3 tập trung mọi sinh hoạt của gia đình và kết nối với các không gian khác thông qua các giếng trời mang lại ánh sáng ban ngày và thông gió tự nhiên.

Xuyên suốt công trình, những chi tiết như rèm tre, con tiện gỗ gợi nhớ kiến trúc truyền thống Việt.

Bên cạnh đó, căn nhà cần đủ cởi mở để kết nối với hàng xóm. Mối quan hệ gần gũi với cộng đồng là nét đặc trưng trong những gia đình Việt.

Ngôi nhà hình vỏ ốc ở Hội An – Lequang-architects thiết kế

Công trình được xây dựng trên một khu đất lô góc cạnh ngã ba trong một ngôi làng nhỏ, bên dòng sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Thanh, tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu của nhóm thiết kế là tạo ra một ngôi nhà có thể thích nghi được với biến đổi khí hậu mà vẫn mang những nét đặc trưng của kiến trúc địa phương.

Chủ đầu tư là một chuyên gia môi trường, mong muốn ngôi nhà sẽ như một phần đan xen giữa cảnh quan cây xanh của địa phương và phải là một không gian có đủ sự yên tĩnh để tạo ra một môi trường trưởng thành tốt cho cậu con trai nhỏ.

Từ yêu cầu của chủ nhà, nhóm thiết kế phát triển ý tưởng từ cách bố trí các không gian trong mô hình nhà ống truyền thống của Hội An, và “cuộn” lại theo cấu trúc vỏ ốc, để các không gian chức năng xoay xung quanh khoảng sân giữa.

Các không gian chức năng ở tầng trệt ngôi nhà được nâng cốt cao hơn khu vườn rộng. Bằng cách đó, ngôi nhà không chỉ tăng khả năng chống chịu với lũ quét mà còn tạo thêm một không gian sử dụng mới.

Nhật Hạ / Người Đô Thị Net

Dùng hài hước tạo nên trí tuệ

Trước khi ông được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, gia đình của Roosevelt đã bị mất trộm, bạn bè nghe tin đã viết thư an ủi ông

Ông Roosevelt đã viết thư trả lời người bạn: “Cảm ơn lá thư an ủi của bạn, trong lòng tôi rất bình tĩnh vì thứ nhất là kẻ trộm chỉ lấy đi đồ vật nhưng không làm tổn thương đến sinh mạng. Thứ hai là kẻ trộm chỉ lấy đi được một ít đồ vật chứ không phải là tất cả. Thứ ba là một điều rất may mắn nữa người ta là kẻ trộm chứ không phải tôi”.      

Trong thời kỳ đầu nhận chức cựu Tổng thống Hoa Kỳ Reagan đã bị một người chĩa súng bắn trúng ngực và ở trong tình trạng nguy kịch.

z3046134814889_0bc390909e046ba76ab559a57616316b.jpg -0
Minh họa trong trang của Lê Tâm.

Trong lúc quan hệ đến sự sống còn, câu đầu tiên ông nói với bà vợ đến thăm là: “Em thân yêu, anh đã quên không tránh nó”.   

Thủ tướng Anh Wilson trong một bài phát biểu trước công chúng, khi ông nói được nửa chừng bỗng có một kẻ gây rối ở phía dưới đột nhiên nói rất to ngắt lời ông:  “Đồ chết tiệt! Rác rưởi”!

Mặc dù bị quấy rối nhưng ông rất bình tĩnh không hề hoảng hốt nói: “Xin anh bạn hãy yên lặng, tôi sẽ nói về vấn đề môi trường của bạn ngay sau đây thôi”.

Có một lần, Thủ tướng Anh Churchill đang nói chuyện trước công chúng thì ở phía dưới đưa lên một mẩu giấy, trên mẩu giấy chỉ có hai chữ “Đồ ngốc!”.  

Ông Churchill biết rằng đang có người phản đối mình và ông rất bình tĩnh nói với mọi người: “Vừa rồi tôi có nhận được một lá thư nhưng đáng tiếc là người viết thư chỉ ký tên mà quên viết nội dung”. 

Một lần ông Bernard Shaw đang đi trên đường thì bị một người đi xe đâm,  ông ngã may mà người không bị làm sao, người đó vội đỡ ông dậy và liên tục nói lời xin lỗi. Bernard Shaw đứng dậy phủi bụi trên quần áo rồi nói: “Sự may mắn này thật không tốt, nếu anh đâm chết tôi thì anh sẽ được nổi tiếng khắp năm châu bốn biển đấy”.

Thiên tài hài hước Chaplin từng bị một tên cướp chĩa súng vào đầu đòi tiền.Ông Chaplin biết rằng mình đang ở thế bất lợi cho nên ông không hề chống cự mà ngoan ngoãn lấy ví tiền đưa cho tên cướp.

Khi đưa ví tiền cho tên cướp ông nói: “Số tiền này không phải của tôi mà là của ông chủ, bây giờ số tiền này bị anh cướp mất ông chủ sẽ cho là tôi tham ô tiền của công. Người anh em, chúng ta thương lượng với nhau một chút nhé nhờ người anh em bắn vào cái mũ của tôi hai phát súng để chứng tỏ rằng tôi đã bị cướp”.

Tên cướp nghĩ rằng có được khoản tiền này thì nên đáp ứng cho ông ta yêu cầu nho nhỏ và tên cướp đã bắn hai phát súng vào cái mũ của Chaplin.

Chaplin lại nài nỉ tên cướp: “Người anh em, có thể bắn vào áo và quần của tôi để ông chủ của tôi càng tin hơn không?”.

Tên cướp đầu óc nông cạn bị mê hoặc bởi khoản tiền đã bắn hết cả 6 viên đạn, lúc này Chaplin mới vung tay đấm tên cướp một cú rất mạnh hạ gục tên cướp rồi lấy lại ví tiền và tươi cười đi khỏi đó.

Thiêm Nguyễn (dịch)

Truyện vui của Michael Siegel (Mỹ)

Đem 4 thứ này ngâm với giấm thành “thần dược”, có thể giúp hạ đường huyết, giảm cân lại ngừa trăm bệnh

Kết hợp giấm với những thực phẩm dưới đây có thể thành những bài thuốc có lợi cho sức khỏe, phòng chữa không ít bệnh.

Với mức sống vật chất ngày càng được nâng cao, cơ thể cũng được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, bệnh tật xuất hiện do chế độ ăn uống không đúng cách cũng ngày càng nhiều. Do đó, hiện nay rất nhiều người bắt đầu tìm hiểu về dinh dưỡng và sử dụng các nguyên liệu tốt để kết hợp với nhau để sử dụng, nhằm mục đích phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe.

Giấm là một trong những gia vị phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó có lịch sử ít nhất 3000 năm ở Trung Quốc. Nhiều người nói rằng giấm quý hơn rượu. Điều này là do giấm rất giàu canxi, axit amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Vì vậy, nhiều người thích cho một ít giấm vào khi nấu ăn, có thể khử mùi hôi trong thực phẩm và tăng hương vị của món ăn.

Trên thực tế, giấm không chỉ được dùng làm gia vị mà còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để làm “thuốc” chữa bệnh.

Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Khải, Giám đốc Dinh dưỡng của Bệnh viện trực thuộc Đại học Dương Châu cho biết: Giấm kết hợp với những thứ này được gọi là “thần dược”, bảo vệ mạch máu, giúp gan khỏe , ngừa tiểu đường.

1. Giấm + tỏi: Hạ đường huyết, bảo vệ gan

Đem 4 thứ này ngâm với giấm thành thần dược, có thể giúp hạ đường huyết, giảm cân lại ngừa trăm bệnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và alliin, fitonxit có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều vitamin như A, B, C, D, PP, cacbon hydrat, polisaccarit… và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể: như iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Trong môi trường axit như giấm, tác dụng của tỏi có thể tăng gấp 4 lần. Tỏi ngâm giấm có thể giúp điều hòa đường huyết, bảo vệ gan, bảo vệ hệ tim mạch, chống xơ cứng động mạch.

Cách làm: Sau khi bóc vỏ tỏi tươi, cho vào chai thủy tinh, cho giấm vào ngập tỏi, thêm lượng đường thích hợp, đậy kín nắp, sau một tháng có thể ăn được. Vị cay của tỏi được giảm bớt, hương vị trở nên ngon hơn và allicin được giữ lại ở mức độ lớn nhất.

Sau khi ngâm với giấm, tỏi còn tạo ra tác dụng chống oxy hóa, giảm kích ứng đường tiêu hóa, đồng thời có tác dụng giảm nhờn và thúc đẩy tiêu hóa. Ăn 2-3 tép tỏi ngâm giấm mỗi ngày có thể phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe.

2. Giấm + trứng: Làm mềm mạch máu, giảm mỡ máu, hạ huyết áp

Đem 4 thứ này ngâm với giấm thành thần dược, có thể giúp hạ đường huyết, giảm cân lại ngừa trăm bệnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trứng ngâm giấm là một phương pháp ăn uống phổ biến trong những năm gần đây. Phương pháp này có thể nâng cao thể lực, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm mềm mạch máu, hạ huyết áp, hạ lipid máu, điều hòa chứng mất ngủ, hay mơ màng.

Lòng đỏ trứng sống có phân tử lớn nên ruột non khó hấp thụ nhưng khi ngâm giấm sẽ dễ chia thành những phân tử nhỏ. Do đó, các chất dinh dưỡng như lecithin, cholin và vitamin H… dễ được cơ thể hấp thu.

Còn lòng trắng trứng chứa một loại phân tử protid khổng lồ. Khi ngâm giấm sẽ phân giải thành những phân tử protid nhỏ hơn, dễ hấp thụ hơn.

Hơn nữa, lòng trắng trứng sẽ giải phóng nhiều lysozyme (một loại enzyme chống vi khuẩn) khi ngâm giấm. Vỏ trứng được mềm hóa, hòa tan bởi giấm biến thành canxi acetat, có đặc tính dễ tan trong nước, nó được ruột non hấp thu sạch, là loại muối vô cơ khó mà có được.

Cách làm: Rửa sạch và lau khô một quả trứng gà, cho vào chai thủy tinh, đổ khoảng 200ml giấm gạo 9 độ, đậy kín để trong 48 giờ. Đợi đến khi vỏ trứng hòa tan hoàn toàn, dùng đũa đâm thủng màng trứng và gắp ra. Lấy đũa khuấy đều lòng đỏ và lòng trứng thành dung dịch giấm trứng và để trong 24 giờ. Mỗi sáng uống một thìa khi bụng đói, có thể hòa thêm chút nước ấm để pha loãng.

3. Giấm + đậu phộng: Giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Đem 4 thứ này ngâm với giấm thành thần dược, có thể giúp hạ đường huyết, giảm cân lại ngừa trăm bệnh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, chủ yếu dùng để chữa ho khan, ít sữa, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, bệnh dạ dày mạn tính, viêm thận mạn, cước khí. Lạc chứa nhiều axit béo không no cần thiết cho cơ thể con người nhưng nhược điểm là hàm lượng lipid cao, calo lớn. Sau khi ngâm giấm vừa giảm độ nhờn vừa thúc đẩy quá trình giải phóng các chất dinh dưỡng trong đậu phộng.

Dùng lạc ngâm giấm có thể thúc đẩy tiêu hóa, giảm huyết áp, làm mềm mạch máu, giảm tích tụ cholesterol, ngăn ngừa huyết khối

Cách làm: Lấy một nắm đậu phộng tươi, ngâm với giấm gạo trong 7-10 ngày là ăn được, thêm mật ong lượng thích hợp, mỗi ngày ăn 10-15 hạt đậu phộng. Ăn lâu dài có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Lạc có thể sử dụng khi sống hoặc nấu chín, nhưng hiệu quả của lạc sống tốt hơn.

4. Giấm + táo: Giúp giảm cân, ngừa lão hóa

Đem 4 thứ này ngâm với giấm thành thần dược, có thể giúp hạ đường huyết, giảm cân lại ngừa trăm bệnh - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Giấm táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất và enzym dưới dạng thô, giúp giải độc cơ thể. Nó là một trong những cách tốt nhất làm sạch cơ thể và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Giấm táo còn có thể giúp giảm cân, làm chậm quá trình lão hóa, chống táo bón, giảm huyết áp và lượng đường trong máu.

Cách làm: Lấy 2 quả táo, cắt thành từng lát mỏng, cho vào hộp, thêm một lượng giấm gạo thích hợp, thêm mật ong hoặc đường phèn (lượng mật ong và đường phèn có thể tăng giảm tùy theo khẩu vị cá nhân), đậy nắp kín cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát trong 5-7 ngày. Ăn trực tiếp các lát táo và uống giấm táo.

(Nguồn: Sohu) / Theo Hà Vũ / Trí thức trẻ

Thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc

Thông minh kiểu Việt Nam và Trung Quốc

(Tranh minh họa: TrifonenkoIvan, Shutterstock)
Nhiều người Việt Nam và Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống nhau, đó là mới đầu khi ra nước ngoài, họ thường cảm thấy người nước ngoài, nhất là người Tây phương đầu óc đơn giản, không hiểu chuyện đời, và đôi khi họ lấy làm tự mãn, tự cho mình là thông minh. Vậy rốt cuộc thông minh theo kiểu người Việt Nam và Trung Quốc là như thế nào?

Còn nhớ vài năm trước, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về vấn đề “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Trung Quốc. Tác giả bài viết là một người Hoa, và đã kể lại nhiều trải nghiệm cá nhân và câu chuyện nghe được khi ở nước ngoài.

Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Hoa Kỳ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”

Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?” Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”

“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?” “Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”

Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”

Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không hiểu ra mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”

Có thể một số người Việt có người thân là Việt Kiều ở Hoa Kỳ cũng đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở đây có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.

Hệ thống bán hàng ở Hoa Kỳ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người “thông minh”, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.

Những người Trung Quốc hay Việt Nam tự cho là “thông minh” như vậy thường rất tự đắc, khi trò chuyện trong cộng đồng của mình thì thường đặt câu hỏi sao những người nước ngoài quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này. Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, là có “năng lực”…

Sau một thời gian chứng kiến và suy nghĩ về tâm lý người Trung Quốc khi ra nước ngoài, vị tác giả người Hoa trong bài viết trên kênh truyền thông New Zealand đã chỉ ra rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy; “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm; “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết; Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…

Trong một xã hội chính thường, không bị ảnh hưởng bởi triết học đấu tranh và hệ tư tưởng tẩy não, điều người dân bình thường quan tâm lớn nhất chính là sự thành tín. Về cơ bản con người đều coi trọng chữ tín bởi vì họ hiểu được rằng giữ chữ tín là nền tảng để một xã hội sống an bình, để người thủ tín có chỗ đứng trong xã hội. Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.

Nhưng ở Trung Quốc thì sao? Sau mỗi cuộc vận động, con người lại học được cách bớt “tín nhiệm”, biết nói dối và tăng cường tranh đấu mạnh hơn. Muốn tồn tại thì người ta phải học cách vứt bỏ nhân tính, gia cường “Đảng tính”. Khi nhìn nhận người khác thì phải ép bản thân nhìn nhận đó là “đồng chí” hay là “kẻ địch”, đơn giản là hết thảy quan hệ xã hội phân thành quan hệ nhị nguyên đối lập, vượt trên cả quan hệ thân nhân hoặc trên cả quan hệ bằng hữu. Trong khi đấu tranh giai cấp nếu cần thì cha con không nhìn nhau, vợ chồng xem nhau như thù địch, kiểm điểm, phê bình đấu tố, đánh tàn nhẫn người thân yêu của mình được coi là biểu thị tính giai cấp mạnh hơn cả nhân tính, hướng về Đảng biểu thị sự trung thành phụng hiến. Về cơ bản, những ai càng bất cận nhân tình thì sẽ càng leo cao trong hệ thống xã hội.

Cũng bởi vì xã hội Trung Quốc vận hành như vậy, nên “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, toàn xã hội vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội. Do đó Trung Quốc tràn ngập hàng giả, nổi tiếng với hàng nhái, trên thị trường quốc tế cũng tạo thành tiếng xấu “Made in China”.

Một người Hoa suy ngẫm về cái sự “thông minh” của người Trung Quốc thế này:

“Khi đi tàu điện ngầm tại Rome, bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao? Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.”

Kỳ thực xã hội Việt Nam hay Trung Hoa trong quá khứ đều đã từng xuất hiện cảnh “trăm họ an cư lạc nghiệp, đồ vật đánh rơi trên đường không ai nhặt lấy, đêm ngủ không cần phải khóa cửa”. Thậm chí nếu hỏi các cụ già lớn tuổi ở thành phố hiện nay, thì chuyện không cài then cửa đã từng là chuyện bình thường của 80-90 năm về trước. Điều gì đã làm xã hội chúng ta thay đổi đến mức như vậy?

Xây dựng sự thành tín trong xã hội ngày nay là không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng. Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa vậy.

Hồng Ngọc / Trí thức VN

Hai lý do khiến Mỹ có thể mất vị trí trung tâm tài chính thế giới vào tay Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Mỹ đang bị lung lay do lòng tham của các công ty và chính sách tự làm hại bản thân của chính phủ.

Theo đài RT, một thông tin ngày 12/2 của Reuters cho biết tỷ lệ đầu tư trái phiếu chính phủ Trung Quốc đã tăng trong tháng 1.

Thông tin này được đưa ra sau thông tin lạm phát tháng 1 ở Mỹ đang ở mức xấu, cho thấy các nhà đầu tư đang chuyển sang Trung Quốc để tự bảo vệ mình trước lạm phát và các đợt tăng lãi suất sau đó.

Đây chỉ là điều bất thường hay một phần của xu hướng ngày càng tăng khiến Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành trung tâm tài chính toàn cầu?

Nhiều chuyên gia đã từng cảnh báo về xu hướng Mỹ có thể mất vị trí trung tâm tài chính toàn cầu vào tay Trung Quốc.

Ông Ray Dalio, sáng lập viên Bridgewater, từng nhận định với tờ Financial Times: “Trung Quốc đã có các thị trường vốn lớn thứ hai thế giới và tôi nghĩ cuối cùng họ sẽ cạnh tranh để có vị trí là trung tâm tài chính thế giới”.

Ông Dalio đã đưa ra nhận định trên khi Trung Quốc hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này năm 2020. Ngoài ra, cần lưu ý rằng đại dịch COVID-19 là một thách thức nghiêm trọng đối với vị thế cường quốc trên thế giới của Mỹ. Các yếu tố khác, bao gồm cả những sai lầm cơ bản về chính sách của chính phủ, cũng đang cản trở vị thế thống trị tài chính của Mỹ.

Trước hết, phản ứng của chính phủ trong phòng chống COVID-19 đã tác động đến nền tài chính Mỹ. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá trị khoản vay nước ngoài của Mỹ đã giảm dần vì các bên nước ngoài mất niềm tin vào các nhà hoạch định kinh tế Mỹ. Nhưng năm 2020 đã chứng kiến tình trạng suy giảm thực sự.

Năm đó, khi Trung Quốc cố gắng kiềm chế đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên, nước này lần đầu tiên dẫn đầu thế giới về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mặc dù FDI toàn cầu đã giảm xuống. Vào năm 2021, trong khi Mỹ đã giành lại vị trí đầu bảng với con số hơn 300 tỷ USD, thì Trung Quốc cũng tăng trưởng ổn định và lập kỷ lục mới với 173,48 tỷ USD.

Nhưng ngay cả khi Mỹ chỉ coi năm 2020 là một sự cố thì xu hướng FDI tại Trung Quốc gia tăng là không thể phủ nhận. Một báo cáo tháng 1 của Citigroup, dựa trên ba cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc, Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc và Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản thực hiện, cho thấy Trung Quốc là điểm đến đầu tư ưa thích của nhiều tập đoàn. Trong số các lý do được đưa ra là khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Trung Quốc và việc kiểm soát hiệu quả COVID-19.

Một phần lớn cũng liên quan đến các chính sách kinh tế và tiền tệ mang tính nền tảng khác của Chính phủ Mỹ. Như đã nêu trước đây, giá trị mà nước ngoài cho Mỹ vay đã giảm dần kể từ năm 2008 do sự quản lý nền kinh tế kém. Điều quan trọng cần lưu ý là phản ứng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đối với lạm phát (tăng lãi suất và hạ nhiệt nền kinh tế) có thể sẽ không giúp ích được gì.

Hai lý do khiến Mỹ có thể mất vị trí trung tâm tài chính thế giới vào tay Trung Quốc  - Ảnh 2.

FED cho rằng nếu tỷ giá tăng, mọi người sẽ tiêu ít tiền hơn và lạm phát sẽ giảm xuống. Cho tới nay, lạm phát đang tăng vọt do nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén từ đại dịch mà không được đáp ứng. Do đó, FED muốn làm giảm lạm phát. Tuy nhiên, đồng thái này chưa tính tới một động lực chính gây ra lạm phát tại Mỹ: thiếu cạnh tranh.

Giá cả đang tăng lên là thực tế không tranh cãi, nhưng sẽ không hợp lý nếu cho rằng giá tăng chỉ do các nguyên nhân như chi phí sản xuất tăng, tiền lương cao hơn hoặc nguyên liệu thô đắt hơn.

Theo báo cáo, tiền thưởng cho các giám đốc tài chính đã tăng 36% vào năm 2021 và nhiều lĩnh vực chính có hàng hóa tăng giá lại đang báo cáo lợi nhuận kỷ lục.

Người ta không tin là có sự trùng hợp khi BP công bố lợi nhuận cao nhất trong 8 năm; Exxon, Chevron và Shell kinh doanh lãi nhất trong 7 năm trong khi giá khí đốt ở mức cao nhất trong 8 năm. Tất nhiên đó không phải là trùng hợp và các quan chức hàng đầu biết điều đó.

Theo các cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, bốn trong số các công ty chế biến thịt lớn nhất đã sử dụng sức mạnh thị trường để đẩy giá thịt lên và trả ít tiền cho nông dân trong thời kỳ đại dịch để tăng lợi nhuận lên 300%. Vì vậy, họ biết rằng giá cao không liên quan nhiều đến chuyện lương tăng vọt (thực ra là giảm trong điều kiện thực tế). Thay vào đó, giá cả cao liên quan khá nhiều đến lòng tham của doanh nghiệp mà chính phủ Mỹ không có quyền điều tiết.

Điều này hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc. Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) Trung Quốc đã phạt nặng các công ty lớn vì hành vi độc quyền vào năm 2021, bao gồm cả khoản phạt 2,8 tỷ USD đối với Alibaba. Trung Quốc cũng cập nhật Luật Chống độc quyền lần đầu tiên sau 13 năm vào năm 2021, và sẽ thành lập một Cục Chống độc quyền trong năm nay.

Ngoài việc chuỗi cung ứng của Trung Quốc đã đứng vững nhờ các biện pháp kiểm soát COVID-19, không phải ngẫu nhiên mà lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc gia này năm 2021 chỉ ở mức 0,9% nhờ thị trường cạnh tranh hơn.

Hai lý do khiến Mỹ có thể mất vị trí trung tâm tài chính thế giới vào tay Trung Quốc  - Ảnh 4.

Tại Mỹ, các chính sách thương mại ngày càng bảo hộ vừa giúp củng cố độc quyền trong nước vừa khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi. Mặc dù ra đời để hỗ trợ đất nước, nhưng các chính sách này sẽ chỉ làm tổn hại Mỹ về lâu dài.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson đã nhận định trong một bài viết trên Tạp chí Phố Wall ngày 9/12/2020 rằng vai trò lãnh đạo tài chính của Mỹ đang ngày càng bị thách thức do chịu cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và do các chính sách thiển cận và phản tác dụng trong nước.

Bài báo xuất hiện một ngày trước khi Chỉ số S&P Dow Jones loại bỏ một số công ty Trung Quốc theo sắc lệnh của cựu Tổng thống Donald Trump. Đó là chính sách mà Tổng thống Joe Biden tiếp tục thực hiện và điều mà ông Paulson đặc biệt phản đối.

Mỹ đã loại bỏ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài ra khỏi các chỉ số tài chính với cái cớ lo ngại an ninh quốc gia. Điều này đã làm suy yếu môi trường tài chính cởi mở mà Mỹ đã nỗ lực thiết lập hàng thập kỷ qua. Trái lại, Trung Quốc lại đang mở cửa thị trường tài chính vốn bị coi là chặt hơn cho các công ty Mỹ, châu Âu…, mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng hơn, trái với những gì Mỹ đang làm.

Thùy Dương / Shoha