Dù diện tích không lớn nhưng ngôi nhà này vẫn nổi bật giữa cảnh quan xung quanh nhờ thiết kế mặt tiền mờ ảo độc đáo, có thể nhìn xuyên thấu.
Là nơi ở của một gia đình 7 thành viên ở TP. Hồ Chí Minh, ngôi nhà có diện tích 72 m2. Công trình được xây dựng với mong muốn tạo ra một không gian sống rộng rãi, trong lành nhất có thể.
Kiến trúc sư đã đưa ra giải pháp thiết kế những hệ vách ngăn di động, những khu vườn đan xen thấp thoáng, nhà vệ sinh ẩn mình trong hệ tủ gỗ, vừa góp phần tối ưu hóa diện tích, vừa giúp đón sáng, đón gió tối đa.Mặt tiền của công trình được thiết kế độc đáo, sử dụng vật liệu thép lỗ tạo cảm giác “mờ ảo”. Đứng từ xa, có thể nhìn xuyên thấu ngôi nhà.Phía sau những bức tường bằng thép lỗ đóng vai trò như tấm rèm bảo vệ mặt tiền ngôi nhà là lối vào phủ kín cây xanh.Nắng chiếu qua “tấm rèm” vào nhà thành các luồng sáng, vệt sáng. Nhờ đó, phần tiểu cảnh cây xanh trước nhà đón được ánh sáng tự nhiên rất tốt.Ngôi nhà gồm 2 tầng. Tầng 1 là không gian sinh hoạt chung, gồm phòng khách và phòng bếp được thiết kế đơn giản nhưng tinh tế.Cầu thang xoắn được bố trí ở giữa nhà kiêm vai trò giếng trời lấy sáng, vừa tiết kiệm diện tích, vừa giúp phân chia không gian khéo léo. Cạnh cầu thang là khoảng đất nhỏ trồng nhiều cây xanh, tạo cảm giác thoáng mát cho tầng 1, mang đến sự hài hòa giữa cuộc sống con người với thiên nhiên.Tầng 2 là không gian sinh hoạt riêng. Toàn bộ công trình phụ ở hai tầng đều được giấu sau lớp “tủ gỗ”, tạo cảm giác gọn gàng, không có chi tiết thừa.Các vách ngăn di động giúp phân chia không gian riêng nhưng khi cần có thể xếp gọn, biến ngôi nhà thành một khối rộng rãi, liền mạch.Phòng ngủ được trải nệm trên sàn thay vì sử dụng giường.Trong phòng còn được bố trí góc làm việc nhỏ. Bên cạnh là vườn cây, mang đến không khí trong lành, ngập tràn ánh sáng.Nhà tắm với trần kính màu tạo hiệu ứng đẹp mắt.Kiến trúc sư đã đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư về một căn nhà hài hòa với thiên nhiên và tận dụng tốt diện tích để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của 7 thành viên trong gia đình.
Trong cuộc sống này, con người ta làm việc chăm chỉ để bản thân và gia đình được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Nửa đời nỗ lực chỉ để mong nửa đời sau cuộc đời được an hưởng sung sướng, an nhàn.
Đối xử tốt với bản thân không đơn giản như một câu nói, chúng ta phải học cách phân xử đúng sai và bảo vệ lợi ích của chính mình. Chính trị gia người Ireland Edmund Burke từng nói: “Điều kiện duy nhất để cái ác chiến thắng là người tốt phải im lặng”.
Bởi vậy, 50 tuổi, dù có nhân hậu đến đâu, bạn cũng phải nhẫn tâm nói “KHÔNG” với những kiểu người sau đây. Cả nể một chút, sớm muộn bản thân cũng sẽ chịu thiệt thòi.
01
Ở nơi làm việc, phải cứng rắn với những người hay gièm pha, có ác ý
Những người tuổi 50 có thể được coi là “lão tướng” trong môi trường làm việc. Họ tương đối ổn định về các mối quan hệ cá nhân và hiệu quả công việc. Có thể nói ở giai đoạn này, con người ta đã có những chỗ đứng nhất định.
Ở nhiều nơi làm việc, nhân viên mới vì có bằng cấp cao hơn, ngoại hình ưa nhìn nên rất được lòng sếp. Vì vậy, lương của họ cũng nhiều hơn so với những nhân viên lớn tuổi, các đãi ngộ cũng khác hoàn toàn.
Đây là xu hướng tất yếu của thế hệ mới thay thế cho cái cũ. Không lâu nữa, họ sẽ đến tuổi nghỉ hưu, gác lại công việc để nhường chỗ cho những người mới. Nhưng như vậy không có nghĩa là những người trên 50 cam chịu những thiệt thòi để nâng đỡ cho người mới.
Ở một số nơi có thực tế là những người trẻ, học vấn cao có tâm lý coi thường những người lớn tuổi. Ở độ tuổi này, khi sự nghiệp đã vững vàng, các nhân viên kỳ cựu không cần thiết phải nhìn sắc mặt những người đồng nghiệp này nữa.
Trong giai đoạn này, người 50 tuổi chỉ nên quan tâm đến phát triển sự nghiệp và chuẩn bị những dự tính cho tương lai. Tốt hơn hết không nên dành nhiều thời gian để so đo những điều không đáng.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
02
Trong gia đình, cha mẹ phải học cách “buông bỏ” con cái
“Em bé khổng lồ” là một thực trạng phổ biến tại Trung Quốc hiện nay. Thuật ngữ này để chỉ những người trưởng thành vẫn được nuôi dưỡng bởi cha mẹ của họ.
Dẫu biết rằng mẹ cha thương con vô điều kiện và mong muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, tất cả phải chấp nhận một thực tế rằng cuộc đời không thể suôn sẻ mãi, và cha mẹ cũng không thể bao bọc con cả đời.
Khi đã bước qua tuổi 50, phần lớn con cái của những người này đã bắt đầu trưởng thành. Do đó, họ phải học cách tàn nhẫn. Cha mẹ muốn tốt cho con thì phải để con rời khỏi vòng tay của mình, khuyến khích con cái bước vào xã hội và tự kiếm sống.
03
Trong guồng quay cuộc sống, người có ý đồ xấu phải kiên quyết tránh xa
Những người đối xử tử tế với chúng ta mà không có lý do chủ yếu là có mục đích đằng sau đó. Ví dụ, có người quảng bá sản phẩm chủ động tìm đến và tặng bạn nhiều quà. Sau khi nhận được quà, bạn vô tình rơi vào bẫy của anh ta và mua một đống sản phẩm vô dụng.
Những người kém cỏi hơn bạn sẽ ngày nào cũng nịnh bợ bạn và nói rất nhiều điều đạo đức giả. Theo thời gian, họ sẽ bám riết và lợi dụng tất cả những gì bạn có để tìm một vị trí nhất định, hoặc nhờ giải quyết một số công việc phức tạp.
Cuộc sống giống như một khu rừng lớn và có đủ các loại chim. Đối với những người 50 tuổi, hãy mở rộng tầm mắt, dùng trí tuệ để phân biệt người khác, tránh xa kẻ tiểu nhân. Chỉ có vậy, bản thân mới tránh được những tai ương không đáng có.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
04
Trong tình yêu, người không thể yêu tuyệt đối đừng lưu luyến
Một nhà văn đã từng chia sẻ: “Trong tình yêu luôn có nhân vật chính và vai phụ. Người được yêu thương sẽ luôn là vai chính còn người bị tổn thương sẽ là vai phụ. Đôi khi, tình yêu cũng là một loại tổn thương: Người tàn nhẫn giày vò người khác, người tử tế chọn làm tổn thương chính mình”…
Khi đã qua tuổi 50, không cần biết bạn đã từng yêu bao nhiêu người, thì bạn cũng phải chọn một tri kỷ để sánh bước bên mình khi về già. Tình yêu thừa như cái gai mắc vào cổ họng, khó nuốt trôi.
Buộc bản thân phải từ bỏ những mối quan hệ dư thừa, tuy lúc đó rất đau khổ nhưng sau này sẽ nhận ra đó là một quyết định đúng đắn. Đừng chần chừ, vì cuộc sống không có nhiều để chúng ta do dự.
05
Trong tình bạn, hãy dũng cảm từ biệt những người bạn không chung chí hướng
Người xưa có câu: “Hoạn nạn mới biết ai là bạn”. Đây là thực tế không thể phủ nhận.
Thường thì sau khi đã đi quá nửa đời người, người ta đã học được những bài học quan trọng nhất. Lòng tốt cần được đặt đúng nơi, đúng người, chúng ta cũng phải bảo vệ chính mình. Một cuộc sống tốt đẹp trong nửa cuối cuộc đời cần phải có sự tàn nhẫn và kiên quyết.
Đối với mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc, đừng dễ tin người khác, thà làm mất lòng người ta còn hơn rút hầu bao. Đối với những vấn đề liên quan đến quyền lợi, hãy học cách đấu tranh cho cái nhỏ và nắm lấy cái lớn.
Khi tiếp xúc với mọi người và mọi việc, phải giữ tâm thái ôn hòa, không nên bộc phát cảm xúc vì ai. Chúng ta phải hiểu rằng: “Người không vì mình, trời chu đất diệt”. Con người trong xã hội có đủ kiểu, tốt xấu không viết lên mặt mũi, đề phòng thì vẫn hơn.
Tháng 11/1953 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam thông qua Cương lĩnh ruộng đất và quyết định Cải cách ruộng đất ngay trong kháng chiến.
Tháng 12, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất.
Theo tư liệu chính thống của Việt Nam, từ năm 1953 đến năm 1956 đã có tám đợt phát động quần chúng giảm tô tại 1875 xã và năm đợt cải cách ruộng đất ở vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi phía bắc.
Trong 3.314 xã, có 10 triệu dân, đã tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%) ruộng đất chia cho gần 4 triệu nông dân.
Mùa hè 1956 bắt đầu diễn ra chiến dịch sửa sai trong cải cách ruộng đất.
Ngày 18-8-1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nông dân và cán bộ nói về thắng lợi và sai lầm của Cải cách ruộng đất.
Một số phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cải cách ruộng đất được ghi lại dưới đây, dựa theo bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập được in tại Việt Nam,
BÀI NÓI TẠI HỘI NGHỊ NÔNG VẬN VÀ DÂN VẬN TOÀN QUỐC (5-2-1953)
Các nước dân chủ mới như Trung Quốc, Triều Tiên và các nước dân chủ Đông Âu đều chia ruộng đất cho dân cày.
Nội dung cách mạng dân chủ căn bản là giải phóng cho nông dân, chia ruộng đất cho nông dân. Nội dung cách mạng dân tộc cũng là giải phóng cho nông dân.
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Hồ Chí Minh, chụp khoảng cuối năm 1953
BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHOÁ 2 (3-1953)
Kháng chiến tức là cách mạng, muốn kháng chiến thắng lợi thì phải có chính sách ruộng đất đúng.
Ta có tán thành kháng chiến thắng lợi không?
Đã tán thành kháng chiến thắng lợi thì phải tán thành chính sách ruộng đất. Không có nước đôi.
Phải thực hiện cho kỳ được chính sách ruộng đất. Phải dứt khoát. Không được đứng chông chênh.
Bài nói chuyện ở lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 3 ngày 10-4-1953
Ta còn khuyết điểm trong việc thi hành chính sách ruộng đất. Ai đi bộ đội nhiều nhất? Nông dân. Đóng thuế ai hăng hái nhất? Nông dân. Dân công, ai đi nhiều nhất? Nông dân. Tóm lại, đại đa số nông dân tham gia kháng chiến. Thế mà nông dân vẫn bị đói khổ, vẫn bị địa chủ bóc lột tô tức.
Cho nên năm nay Đảng, Chính phủ quyết tâm phát động quần chúng triệt để thi hành chính sách ruộng đất. Ta phải hiểu rằng cách mạng của ta là dân tộc dân chủ nhân dân, thực chất là cách mạng nông dân, mà cách mạng nông dân tức là cách mạng ruộng đất. Ba cái đó đi với nhau. Muốn kháng chiến thắng lợi phải thi hành chính sách ruộng đất. Trái lại, không tán thành chính sách ruộng đất tức là không kháng chiến, tức là không tán thành cách mạng. Tán thành đây không phải tán thành miệng mà phải thực sự tham gia thực hiện chính sách ruộng đất, đảng viên, cán bộ phải gương mẫu.
Phát động quần chúng, Báo Nhân dân, số 113, từ ngày 21 đến 25-5-1953
Trong cuộc hội họp ở xã L., người đến tham gia rất đông, gái, trai, già, trẻ đều có. Anh B., cán bộ Nông hội, là một bần nông, giải thích chính sách như sau:
“- Ai phát? – Cán bộ Đảng và Chính phủ phải phát.
– Ai động? – Nông dân lao động phải động.
– Ai là quần chúng? – Bần nông, cố nông, trung nông là quần chúng.
– Phát thế nào? – Phải đoàn kết và tổ chức nông dân, làm cho nông dân tự giác, tự nguyện đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi của mình.
– Động thế nào? – Phải theo thật đúng chính sách của Đảng, của Mặt trận, của Chính phủ mà đấu tranh, không rụt rè, lay động. Cũng không hấp tấp vội vàng.
– Đấu ai? – Đấu cường hào gian ác. Đấu Việt gian, phản động. Đấu những địa chủ không làm đúng chính sách ruộng đất của Chính phủ.
– Muốn phát động phải thế nào? – Phải chuẩn bị đầy đủ, tức là: Đại đa số nông dân đã yêu cầu; Nông hội đã tổ chức chặt chẽ; có đủ cán bộ để lãnh đạo; Trung ương đồng ý, mới được phát động.
THƯ GỬI CỤ HÀ VĂN QUẬN, BÁO NHÂN DÂN, SỐ 151, TỪ NGÀY 1 ĐẾN 5-12-1953
Tôi chắc rằng đến ngày thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng, cụ sẽ được sung sướng thanh nhàn hơn.
BÁO CÁO TRƯỚC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ, NGÀY 1-12-1953
Phiên họp đặc biệt này, Quốc hội sẽ nghe báo cáo công việc kháng chiến mấy năm qua, và sẽ thảo luận chính sách cải cách ruộng đất và thông qua Luật cải cách ruộng đất.
Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Mục đích cải cách ruộng đất là: tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.
Đường lối chính sách chung là: dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến.
THƠ CHÚC TẾT, BÁO NHÂN DÂN, SỐ 163, TỪ NGÀY 1 ĐẾN 5-2-1954
Năm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:
– Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do,
– Cải cách ruộng đất là công việc rất to.
NÓI CHUYỆN TRONG HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỢT I Ở THÁI NGUYÊN, NGÀY 2-9-1954
Các cô các chú phải hiểu: thi hành chính sách cải cách ruộng đất là một trong ba nhiệm vụ chính của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân. Đó là nhiệm vụ vẻ vang, nặng nề.
Sau này, trong các đợt phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, cô nào chú nào có công đặc biệt thì sẽ được thưởng huân chương, cũng như các chiến sĩ có công đánh giặc. Việc thưởng ấy sẽ do các cô các chú tự quyết định lấy, ai muốn được huân chương thì phải cố gắng.
THƯ GỬI CÁC CÁN BỘ PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG GIẢM TÔ VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, THÁNG 12 NĂM 1954
Trong đợt 2 cải cách ruộng đất và đợt 6 phát động giảm tô, các cô các chú đã cố gắng và đã thu được kết quả khá, thí dụ: đợt 1 cải cách ruộng đất phải làm 100 ngày, mà đợt 2 thì có nhiều xã làm 56 ngày đã kết thúc, thế là đã làm được “tốt, nhanh, gọn, vững”.
Tuy vậy, ở đôi nơi, cán bộ còn mắc những khuyết điểm nặng, như:
Thái độ mệt mỏi, không thật “ba cùng”:
Có cán bộ bấm đốt ngón tay tính từng ngày, mong sớm về cơ quan, không muốn đi phát động nữa.
Hoặc ham đi chơi phố, để công việc bê trễ.
Hoặc chọn ở nhà nông dân nấu ăn khéo, mua thịt cá về “ba cùng”!
Thậm chí có đội trưởng mải chơi bài, cốt cán phải chờ suốt ngày để giải quyết công việc.
Lập trường không vững, làm việc rụt rè:
Như nông dân đang tố tội ác của địa chủ cường hào thì cán bộ ngăn lại, vì sợ “vi phạm hiệp định”; không vạch rõ tội ác của tên Ngô Đình Diệm trong việc nó lừa ép đồng bào công giáo di cư vào Nam.
Không mạnh dạn dựa vào nông dân để trừng trị đúng mức và kịp thời những địa chủ phá hoại phong trào phát động.
Bao biện, mệnh lệnh:
Có đội không ra sức bồi dưỡng cốt cán, việc gì cũng làm thay, tự mình làm chủ tịch đoàn, điều khiển các tổ khai hội. Hoặc viết giấy “gà” cho chủ tịch đoàn. Làm cho cốt cán ỷ lại và lúng túng, mà quần chúng thì không tin tưởng vào “chủ tịch 3 tay”1) .
Có nơi khi cử Ban chấp hành nông hội, đội không để quần chúng tự chọn người. Đội bảo giới thiệu để đại hội thông qua cho chóng.
Chủ quan, hình thức:
Có cán bộ ba hoa rằng: “Tôi nhất định bắt được 5 rễ tốt”, kết quả là vì chủ quan mà bắt được 5 rễ đều thối cả.
Có đội dựng 36 cổng chào, dựng 200 cây tre làm hàng rào cho chỗ khai hội; cho như vậy là “tuyên truyền rầm rộ” không biết rằng như vậy là đã lãng phí của cải và thời giờ của nhân dân.
Trên đây Bác chỉ tóm tắt mấy điểm. Rất mong các đoàn, các đội và tất cả các cán bộ ra sức thi đua học tập kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, làm cho những đợt sau thành công tốt đẹp hơn, sao cho các cô các chú đều xứng đáng chiến sĩ anh dũng trên mặt trận chống phong kiến.
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỢT II CỦA ĐOÀN THÁI NGUYÊN – BẮC GIANG NGÀY 8-2-1955
Phải phóng tay phát động quần chúng. Phóng tay nghĩa là tin tưởng quần chúng, phát động quần chúng rộng rãi. Có nơi cán bộ không cho quần chúng tố hết tội ác của địa chủ cường hào gian ác. Không cho quần chúng tố khổ hết thì làm thế nào biết được địa chủ cường hào gian ác.
Phải biết phân hóa giai cấp địa chủ. Trong đám địa chủ có người thế này có người thế khác, nếu không biết phân hoá, họ sẽ đi với nhau thành một lực lượng chống lại nông dân.
Phải làm đúng chỉ thị của Đảng, của Chính phủ. Không được làm sai.
Trong đợt 2, một số cán bộ còn phạm khuyết điểm dùng nhục hình. Nhục hình là lối dã man, là cách của đế quốc tư bản phong kiến, nó dùng để trị quần chúng, trị cách mạng. Chúng ta có chính sách đúng, có lý lẽ đúng, có lực lượng mạnh, sao còn dùng cách dã man ? Dùng nhục hình là chưa tẩy sạch tư tưởng dã man, đầu óc phong kiến đế quốc. Dùng nhục hình là vì không chịu khó phát động quần chúng. Đợt này tuyệt đối không được dùng nhục hình, nếu dùng nhục hình là trái chính sách của Đảng, của Chính phủ, trái tác phong của cách mạng.
BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ GIẢM TÔ VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT NGÀY 31-10-1955
Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ rõ: nông thôn phải kinh qua 2 cuộc cách mạng: cải cách ruộng đất là một cuộc, cuộc thứ hai là từ chỗ thực hiện tổ đổi công, hợp tác xã, nông trường tập thể đến chỗ xã hội hoá nông nghiệp.
Như vậy, cải cách ruộng đất xong chưa phải là mọi việc đều xong!
Đảng và Chính phủ có quyết định khôi phục kinh tế, muốn khôi phục kinh tế thì phải cải cách ruộng đất.
Thư gửi Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt 5 (1-7-1956)
Đợt 5 cải cách ruộng đất gay go phức tạp. Song nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ, nhờ nông dân hăng hái đấu tranh, đồng bào các từng lớp ủng hộ, nhờ cán bộ cố gắng công tác cho nên đã thu được thắng lợi căn bản to lớn:
Giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ. Nông dân đã được ruộng cày và đã làm chủ ở nông thôn. Các tổ chức ở xã được trong sạch hơn, v.v. và bản thân cán bộ được thử thách, rèn luyện.
Những thắng lợi ấy có một ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhưng đợt 5 cải cách ruộng đất phạm sai lầm cũng không ít, nó đã hạn chế một phần thành tích của chúng ta.
Trung ương đã tự phê bình.
Các cô, các chú cần phải kiểm điểm kỹ công tác của mình, đánh giá cho đúng thành tích và khuyết điểm. Chớ thấy thành tích mà kiêu. Chớ thấy khuyết điểm mà nản. Phải thành khẩn phê bình và thật thà tự phê bình để tiến bộ mãi.
THƯ GỬI ĐỒNG BÀO NÔNG THÔN VÀ CÁN BỘ NHÂN DỊP CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN BẮC CĂN BẢN HOÀN THÀNH, BÁO NHÂN DÂN, SỐ 897, NGÀY 18-8-1956
Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất, quyết liệt gay go. Lại vì kẻ địch phá hoại điên cuồng; vì một số cán bộ ta chưa nắm vững chính sách, chưa thực đi đúng đường lối quần chúng; vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra đôn đốc – cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm: trong việc thực hiện đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp, v.v ..
Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất.
Cần phải sửa chữa những khuyết điểm như: không dựa hẳn vào bần cố nông, không đoàn kết chặt chẽ với trung nông, không thực sự liên hiệp phú nông.
Ai bị vạch sai lên thành phần địa chủ, phú nông, cần phải vạch lại cho đúng.
Đảng viên, cán bộ và nhân dân, ai đã bị xử trí sai thì cần phải khôi phục đảng tịch, quyền lợi và danh dự cho họ.
Đối với địa chủ, thì phải đối xử theo đúng 8 điều quy định; phải chiếu cố những địa chủ kháng chiến, ủng hộ cách mạng và địa chủ có con là bộ đội, cán bộ.
Những nơi đã nâng diện tích hoặc sản lượng quá mức, cần phải điều chỉnh lại cho đúng.
Việc sửa chữa phải kiên quyết và có kế hoạch. Việc gì sửa được ngay thì phải làm ngay. Việc gì chưa sửa được ngay thì phải kết hợp trong kiểm tra lại mà làm.
KẾT LUẬN VỀ ĐỢT 1 CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ 10 (MỞ RỘNG) (1-10-1956)
Tình hình trước mắt rất phức tạp và rất nhiều khó khăn, vì trong công việc cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã phạm nhiều sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng và phổ biến. Nhưng chúng ta lại có những điều kiện thuận lợi để dựa vào đó mà khắc phục sai lầm và khó khăn và giải quyết tình hình phức tạp: Nhân dân ta tốt, Đảng ta có truyền thống đoàn kết chặt chẽ và phấn đấu anh dũng, đảng viên và cán bộ ta rất tin tưởng ở Trung ương Đảng và Chính phủ.
Khó khăn còn nhiều, nhưng nó là tạm thời. Còn những điều kiện thuận lợi là những điều kiện căn bản.
Chúng ta kiên quyết sửa chữa thì nhất định sửa chữa được khuyết điểm, khắc phục được khó khăn, phát huy được thành tích.
BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ CÁN BỘ TRUNG, CAO CẤP QUÂN ĐỘI (11-1956)
Công tác cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức đã mắc những sai lầm rất nghiêm trọng, làm tổn thất nặng nề cho ta về nhiều mặt.
Nhưng chúng ta đã thấy rõ những sai lầm đó và quyết tâm sửa chữa, thì nhất định sửa chữa được.
Vì Đảng ta là một đảng chỉ vì lợi ích của nhân dân mà phấn đấu, ngoài ra không có một lợi ích riêng nào khác.
Trải qua bao nhiêu năm đấu tranh anh dũng và gian khổ, Đảng ta không bao giờ sợ khổ, sợ khó và cũng không hề sợ vạch rõ khuyết điểm của mình. Có khuyết điểm thì Đảng thành khẩn nhận và kiên quyết sửa chữa. Vì vậy, Đảng đã được nhân dân đồng tình và ủng hộ, đã vượt được nhiều khó khăn, thu được nhiều thắng lợi, luôn luôn nắm vững và nêu cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.
BÀI NÓI CHUYỆN TẠI LỚP NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ KHOÁ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHÂN DÂN VIỆT NAM (8-12-1956)
Trong cải cách ruộng đất, cán bộ đã phạm những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, cần phải kiên quyết sửa chữa.
Nhưng không nên vì sai lầm khuyết điểm mà phủ nhận thành tích của cải cách ruộng đất tức là giai cấp phong kiến địa chủ đã bị đánh đổ, độ 8 triệu nông dân đã có ruộng cày. Đó là một thành tích không ai có thể chối cãi được. Cần nhận rõ như thế để không vì sai lầm khuyết điểm mà bi quan. Trái lại vẫn giữ vững lòng tin tưởng vào Đảng và Chính phủ.
BÁO CÁO TRƯỚC HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN THỦ ĐÔ VỀ THÀNH CÔNG CỦA KỲ HỌP THỨ SÁU QUỐC HỘI KHOÁ I (15-2-1957)
Về vấn đề cải cách ruộng đất, Quốc hội đã nhận định rằng: Luật Cải cách ruộng đất do khoá họp thứ ba của Quốc hội thông qua căn bản là đúng, vì nó nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu phong kiến làm ngăn trở sự tiến bộ của dân tộc ta và nó đã đem lại ruộng đất cho hàng triệu nông dân lao động.
Mặc dầu có những sai lầm nghiêm trọng, cải cách ruộng đất đã thu được kết quả lớn là đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến và thực hiện người cày có ruộng.
Những sai lầm trong cải cách ruộng đất hiện nay đang được sửa chữa. Chúng ta phải quyết tâm sửa chữa sai lầm để hoàn thành tốt cải cách ruộng đất và muốn như thế thì phải tăng cường đoàn kết ở nông thôn và nắm vững đường lối nông thôn của Đảng và Chính phủ.
LỜI PHÁT BIỂU TRONG BUỔI KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ TÁM QUỐC HỘI KHOÁ I (18) (16-4-1958)
Trong nước ta, sau ba năm hoà bình, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế ở miền Bắc.
Công tác cải cách ruộng đất, kể cả sửa sai, đã căn bản kết thúc tốt. Các cơ sở sản xuất cũ đã được khôi phục, nhiều nhà máy mới được xây dựng lên, mức sản xuất của nhiều ngành đã đạt mức trước chiến tranh. Lương thực đã vượt xa mức đó. Hoạt động kinh tế trong nước đã trở lại bình thường, hoạt động văn hoá cũng đã bước đầu được phát triển, đời sống nhân dân cũng đã được cải thiện bước đầu.
BÀI NÓI TẠI LỚP HỌC CHÍNH TRỊ CỦA GIÁO VIÊN (1959)
Đảng là người, Đảng là cán bộ, là đảng viên, tất nhiên có sai lầm. Nhưng trong cải cách ruộng đất, thắng lợi vẫn là chủ yếu. Các chú lớn tuổi chắc biết có lúc nào miền Bắc lại đủ thóc ăn như ngày nay, lại còn có thừa để bán ra ngoài và để dự trữ. Đó là nhờ đâu?
Nhờ cải cách ruộng đất. Nhưng sai lầm của Đảng và của chúng ta khác hẳn với sai lầm của những bọn khác.
Đảng thấy sai thì quyết tâm sửa chữa.
Thời đế quốc, tư bản có bao giờ nó nói có sai lầm, xin sửa chữa đâu. Đảng là người, nên có sai lầm, nhưng vì có chủ nghĩa Mác – Lênin, có mục đích phục vụ nhân dân, có phê bình và tự phê bình, cho nên kiên quyết sửa chữa. Lúc Đảng phát hiện sai lầm thì ở nông thôn và thành thị lúc đầu có hoang mang, nhưng sau nhân dân hiểu và tin tưởng nên đã quyết tâm hoàn thành những công tác lớn.
DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN III CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM NGÀY 5-9-1960
Từ khi hoà bình lập lại, ở miền Bắc hoàn toàn giải phóng đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đó là một chuyển biến có ý nghĩa to lớn của cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc cải cách ruộng đất đã hoàn thành thắng lợi, đã giải phóng đồng bào nông dân lao động, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Các con số khác nhau về nạn nhân của Cải cách Ruộng đất:
Bernard Fall, tác giả viết về Bắc Việt Nam, nêu ước tính 50 nghìn người ở miền Bắc VN trong giai đoạn 1953-55 bị quy là ‘địa chủ’ và xử tử. Theo ông, con số bị tống vào các trại cải tạo phải “ít nhất là gấp đôi như thế”.
Hoàng Văn Chí trong sách của mình về miền Bắc VN thời VNDCCH cho rằng “chừng 5% dân số miền Bắc, tức vào khoảng nửa triệu người” bị chế độ mới giết.
Nhà báo Gareth Porter lại nêu con số ít hơn nhiều: 800-2500 vụ xử tử trong Cải cách Ruộng đất.
Sử gia Edwin Moïse nêu con số cao hơn nhưng cho là từ 5000 tới 15.000.
Nhà nghiên cứu Mông Cổ, Balazs Szalontai khai thác các tài liệu Hungary, Đông Âu và Liên Xô cũ về Bắc VN, viết trong bài “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56” (Cold War History, 2005), thì nêu con số so sánh nạn nhân Cải cách Ruộng đất ở Bắc VN và Cải cách Thổ địa ở TQ.
Theo ông Szalontai, số liệu thu thập được tại Bắc VN cho thấy các con số sau: 1.337 vụ xử tử, 23.748 người bị xử tù.
Nhưng “tầm vóc của khủng bố” (scope of terror) mà Đảng Lao động Việt Nam tung ra nhắm vào người dân, đảng viên đem lại qua các đợt Giảm tô, Cải cách Ruộng đất, thanh trừng quân đội, bộ máy đảng thì bao trùm toàn xã hội.
Chỉ trong đợt Giảm tô: 7,7 triệu người dân và hàng trăm nghìn gia đình buộc phải tham gia và chịu hệ lụy. Trong Cải cách Ruộng đất: 4 triệu người ở 1.594 xã, tính đến tháng 12/1955 chịu tác động.
Trong số này 18.738 bị quy kết là “cường hào ác bá giả danh trung nông”.
Chính quyền tổ chức 3.312 vụ đấu tố, dẫn tới 162 vụ tử hình tại chỗ.
Ngoài các vụ bị giết là nhiều trường hợp người ta tự tử, và không khí đen tối chung cũng làm nhiều người hoảng loạn.
Cũng không thể không nói đến 12 nghìn người chết đói tại Bắc VN tính đến cuối 1954 vì thiên tai, lụt lội, và cả vì mùa màng thất thu do xáo trộn kinh tế xảy ra ở các vùng “giải phóng”, theo tài liệu của ông Szanlontai.
Cùng thời gian, theo lời ông Trường Chinh nói với các “đồng chí Đông Âu” vào cuối 1957, Đảng Lao động VN đã khai trừ 80 nghìn đảng viên, nhiều người trong quân đội, để trừng phạt họ về “xuất thân địa chủ”. Cũng chính ông ta thừa nhận, 60% bị xử lý “oan sai”.
Trong các sách liên quan về lịch sử ở Việt Nam hôm nay, vẫn mô tả về chuyện hai trái bom nguyên tử mà người Mỹ đã thả xuống nước Nhật, đại khái như sau: “Tháng Tám năm 1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki – Nhật Bản, buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Mỹ, hàng triệu người dân Nhật ở hai thành phố này đã thiệt mạng”.
Nhưng mọi thứ nào đâu có đơn giản như vậy. Đó chỉ là hình ảnh chính khi những người làm lịch sử muốn nhấn mạnh về tội ác của người Mỹ đối với nước Nhật. Và khi làm như vậy thì họ gửi đến phần đám đông đọc-biết của một sự thật đã bị què cụt. Một minh chứng cho ví dụ về sự thật què cụt. Là câu chuyện về đằng sau hai trái bom này. Suốt gần một tháng, trước khi những quả bom được thả xuống Nagasaki và Hiroshima, người Mỹ đã vận dụng tất cả những khả năng về truyền thông của mình, lúc đó là truyền đơn và đài phát thanh bằng tiếng Nhật, để gửi đến những người dân ở hai thành phố này. Đã có hàng triệu tờ truyền đơn ghi bằng tiếng Nhật, thả xuống không chỉ ở Nagasaki và Hiroshima, mà tổng cộng có đến hơn 33 thành phố trong nước Nhật. Nội dung vẫn còn lưu trên tư liệu lịch sử chiến tranh, như sau:
(lược dịch)
“Gửi đến những người dân Nhật Bản: Chính phủ Mỹ yêu cầu các bạn chú ý ngay đến những gì chúng tôi nói trên tờ rơi này. Chúng tôi đang sở hữu loại thuốc nổ có sức công phá khủng khiếp nhất mà con người từng nghĩ ra.
Một quả bom nguyên tử mới được phát triển của chúng tôi thực sự có sức nổ tương đương với 2000 chiếc B-29 khổng lồ của chúng tôi khi cùng thực hiện phi vụ. Sự thật khủng khiếp này là một điều đáng để các bạn phải suy ngẫm và chúng tôi cam kết với các bạn rằng nó hoàn toàn chính xác.
Chúng tôi chuẩn bị sử dụng vũ khí này để chống lại quê hương của các bạn. Trước khi sử dụng quả bom để phá hủy mọi nguồn lực của quân đội Nhật – mà họ đang kéo dài cuộc chiến vô nghĩa – chúng tôi kêu gọi các bạn kiến nghị với Hoàng đế Nhật chấm dứt chiến tranh. Chính phủ Mỹ đã vạch ra cho chính phủ của các bạn mười ba điều cần thiết của việc đầu hàng trong danh dự.
Chúng tôi kêu gọi các bạn chấp nhận những kêu gọi này và bắt đầu công việc xây dựng một đất nước Nhật Bản mới, tốt đẹp hơn và yêu chuộng hòa bình. Bạn nên thực hiện các bước ngay bây giờ để chấm dứt sự kháng cự của quân đội. Nếu không, chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng quả bom này và tất cả các vũ khí tối tân khác của chúng tôi, để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
Xin hãy hành động ngay lập tức, nếu không chúng tôi sẽ kiên quyết sử dụng quả bom này và tất cả các vũ khí tối tân khác của nước Mỹ để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Lưu ý: Xin người Nhật hãy lập tức sơ tán ra khỏi các thành phố”.
(Hết trích)
Rất nhiều tờ truyền đơn như vậy, và các đài phát truyền thanh đã phát liên tục các thông điệp gửi đến nước Nhật để kêu gọi thường dân Nhật mau chóng sơ tán ra khỏi các trung tâm thành phố. Và đây mới thật sự là nội dung đầy đủ của một sự kiện lớn trên thế giới, mà có thể chính bạn hôm nay mới ngỡ ngàng được biết.
Từ khi thế giới lưỡng cực sụp đổ, thế giới đa phương ra đời, sự thật què cụt ngày càng xuất hiện nhiều hơn, thao túng, tạo định kiến và thực hiện cho các âm mưu lâu dài khác. Không chỉ người muốn trình bày sự thật cảm thấy cô đơn trước đám đông bị thao túng, mà chính từ những người luôn im lặng, dù biết rằng sự thật vẹn nguyên của mỗi câu chuyện là gì. Và nói gì đi nữa, sự im lặng đó chính là đồng lõa để góp phần sát thương sự thật.
Hôm nay, đất nước, con người Việt Nam chứng kiến những câu chuyện đáng rùng mình vụ bê bối công ty Việt Á, sự kiện hàng không “giải cứu” trơ trẽn trên xương máu đồng bào, và vô vàn thứ khác kỳ lạ như chuyện linh mục bị sát hại ở Kontum, scandal liên tục bùng nổ từ bà Phương Hằng rồi tất cả bất chợt hạ màn, lộ ra đó chỉ là trò dẫn dắt và thao túng đám đông vô bổ… mà lời giải đáp đúng vẫn còn rất mơ hồ.
Có những chuyện bị tiết lộ vì mọi thứ đã quá bẽ bàng nên đành phải nhả ra một phần sự thật. Điều đó có nghĩa dối trá nhiều phần còn nằm đằng sau đó. Khi bạn bằng lòng với những lời giải thích đơn giản và chấm dứt tra vấn, tức bóng tối vẫn đang giăng đầy trên đường đời của bạn và tôi. Bóng tối sẽ ở lại với chúng ta không chỉ với những kẻ chủ tâm, mà còn với vô số đồng lõa bằng sự im lặng. Sẽ không có ánh sáng tự nhiên nào cứu rỗi cho bạn và tôi, nếu chúng ta không tự thắp nên một ngọn nến sự thật cho chính mình để giải thoát khỏi mê ám trùng vây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: Alexei Druzhinin/TASS/Getty Images)
Từ năm 1957, trong cuốn “Chính đề Việt Nam” của Tùng Phong (nghe nói là bút danh của ông Ngô Đình Nhu), tác giả đã đưa ra tiên đoán trước sau nước Nga cũng sẽ quay lại châu Âu, như trở về đại gia đình văn hóa của mình.
Năm 1991, điều này đã xảy ra. Nhưng 30 năm sau dưới thời Putin, nước Nga lại phải tìm đến Trung Quốc, kẻ thù lịch sử của mình, bằng thái độ nhún nhường, cầu cạnh của kẻ dưới. Thực sự thì Nga đang dung dưỡng một con hổ luôn đói mồi ngay trong nhà. Giới tinh hoa của nước Nga sẽ khó mà nuốt trôi viên thuốc đắng này.
Vì đâu nên nỗi? Hẳn Putin, một cáo già chính trị, biết rất rõ câu trả lời. Nếu ông đã đọc cuốn “Sự trả thù của địa lý”, chắc cũng sẽ đồng ý với kiến giải của tác giả vì sao tổ tiên của ông cứ phải mở rộng lãnh thổ ra đến mênh mông như vậy? Tuyên bố chung Nga-Trung, nghe thì hùng hồn, hùng hồn từ cái đầu đề, nhưng vẫn không che đậy được sự sáo rỗng, đầy tính tạm bợ, cảnh giác nhau của hai con sói. Cảnh giác nhất là không để mày kéo tao đối đầu với Mỹ! Quân sự thì chả ai thua ai, nhưng chỉ kẻ nào dại dột mới chối bỏ miếng bánh Chúa ban cho riêng Hoa Kỳ!
Ngày mai nếu Nga tiến quân vào Kiev và bị lãnh hậu quả, Trung Quốc sẽ cười thầm theo kiểu “ngư ông đắc lợi”. Tình huống khác, nếu Trung Quốc huy động một triệu quân vượt eo biển Đài Loan, đối đầu với liên minh Mỹ-Nhật, Nga sẽ chờ xem thằng nào chết chìm để nâng cốc!
Bỗng nhớ Nguyễn Trần Bạt, khi ông bảo rằng, trên thế giới chỉ có vài kẻ chơi cờ, còn lại thì đều là quân cờ, đều là những kẻ “lon ton” (nguyên văn lời ông) chạy theo phía sau. Lãnh đạo của những nước thân phận quân cờ đừng cố phỉnh rằng mình cũng phải là kẻ chơi cờ, mà nên tìm cách để làm sao mình không phải là con tốt gỉn, không bị thí khi kẻ chơi cờ bí nước, hoặc khi họ tạm thời hoãn chiến!
Người Việt cứ cảm tính, hồn nhiên ủng hộ Nga chiếm Crimea mà quên rằng mình cùng cảnh ngộ với Ukraine: Oằn mình sống bên cạnh một nước lớn còn lâu mới văn minh. Thủ tướng Ba Lan mới đây nói rằng: “Ở bên cạnh nước Nga, chả khác nào ở dưới chân núi lửa!” Ông chỉ nhắc lại – theo cách của ông – một câu ngạn ngữ của người Mexico: “Chúa ở xa còn nước Mỹ ngay sát nách”.
Người Việt thì ngàn đời nay vẫn truyền nhau: “Con ơi nhớ lấy câu này/Thằng Tây nó tếch, thằng Tầu nó sang”. “Nó sang”, vì nó ở ngay bên kia rặng rào.
Ba Lan đã “thoát Nga” và đang đầy kiêu hãnh trở về với thế giới văn minh, một bài học hay nhưng cực khó. Mexico thì vừa ghét Mỹ vừa cần Mỹ, chấp nhận số phận với may mắn lớn là dù sao nước Mỹ cũng không “củ chuối” như Nga hay Tầu. Ukraine thì đang vật vã giữa hai sự lựa chọn: Thần phục Nga thì yên thân, nhưng mãi mãi sống thân phận chư hầu. Thoát khỏi Nga về với châu Âu dân chủ, có thể phải đổ máu, đất nước có thể tan hoang, nhưng may ra còn thấy tương lai? Nhưng luôn sẵn một câu hỏi khó trả lời hơn nhiều, dành cho giới tinh hoa Ukraine: Ngay cả khi chấp nhận rủi ro lớn, thì liệu có thực sự thoát được Nga và thoát bằng cách nào?
Lựa chọn Tự do chưa bao giờ thoát khỏi cảnh khốn nạn. Ở đâu và bao giờ cũng thế. Nhưng thiếu Tự do thì sống (dù sống trong nhung lụa) cũng không bằng chết!