Tác giả Việt đoạt giải nhất ảnh du lịch quốc tế

Cuộc thi Nhiếp ảnh gia du lịch của năm 2021 mới công bố kết quả, trong đó có hai tác giả Việt đoạt giải là Trần Việt Văn và Nguyễn Tấn Tuấn.

Cuộc thi Travel Photographer of the Year 2021 (Nhiếp ảnh gia du lịch của năm – TPOTY) mới công bố kết quả đầu tháng 2. Từ 20.000 ảnh dự thi của các tác giả ở 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, ban giám khảo tìm ra những tác giả đoạt giải ở từng mục. Các tác phẩm đang trưng bày online trên website đồng thời triển lãm tại quảng trường Granary, gần ga King’s Cross và St Pancras (London, Anh) vào tháng 4-5 năm nay.

Người chiến thắng chung cuộc của TPOTY năm 2021 là nhiếp ảnh gia Fortunato Gatto (Italy) với bộ ảnh thiên nhiên kỳ thú mà ông chụp tại Scotland.

Tác giả Trần Việt Văn, công tác tại báo Lao Động, Việt Nam đoạt giải nhì ở mục ảnh chùm Con người và câu chuyện, giải nhất ảnh Smartshot iTravelled. Anh dự thi với bộ ảnh về một nghệ nhân làm giày da thủ công đã 90 tuổi ở TP HCM. Ông tên là Trịnh Ngọc, từng học ở Paris, Pháp, và nhiều năm làm giày cho gia đình hoàng gia Campuchia cũng như các danh ca nổi tiếng Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn hiện sống và làm việc tại TP HCM. Bức ảnh trên anh chụp những con trâu nước di chuyển theo đàn đi tìm nguồn cỏ mới trên hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) vào mùa nước cạn. Tác phẩm được xếp vào top ảnh giải khuyến khích trong mục ảnh Đơn thuộc Portfolio.

Phong cảnh ở đèo Polychrome trong Vườn quốc gia Denali, Alaska, Mỹ qua ống kính của nhiếp ảnh gia Fortunato Gallo. “Tôi chụp bức ảnh ngay trước khi một con gấu xuất hiện. Lớp tuyết mới phủ lên những ngọn núi đằng xa tạo khung cảnh hoàn hảo cho dịp giao thời đặc biệt giữa mùa thu và mùa đông”, Fortunato chia sẻ.

Tác phẩm nằm trong bộ ảnh đoạt giải nhất ở mục Best 8 của cuộc thi TPOTY 2021 do nhiếp ảnh gia Alessandro Bergamini (Italy) chụp. Anh bắt đầu chụp bằng chiếc máy ảnh reflex cũ của cha mình. Khi du lịch tới các vùng đất xa xôi hẻo lánh trên thế giới, Alessandro luôn tìm kiếm khoảnh khắc kết hợp giữa thời gian, không gian, những chiều văn hóa xa lạ để tạo nên cầu nối hình ảnh.

Jie Fischer (Mỹ) là nữ tác giả đoạt giải nhất mục ảnh Phong cảnh và Phiêu lưu. Cô không phải nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhưng rất đam mê bộ môn này. Khi còn nhỏ cô từng theo cha làm việc trong phòng tối tráng ảnh ở Trung Quốc. 10 tuổi cô bắt đầu tìm hiểu và đi theo phụ việc cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Jie từng sống và làm ở 3 lục địa khác nhau, hiện tại cô sống ở New York, Mỹ.

Bộ ảnh đoạt giải của Jie chụp những đàn chim hồng hạc bay về trên hồ Magadi, Kenya. Mùa khô hồ bị sodium carbonate bao phủ và thu hút khá nhiều loài chim di cư về như hồng hạc. Chính muối mặn đọng ở hồ tạo những hình thù kỳ dị, uốn lượn ven hồ khi nhìn từ trên cao.

Đàn hổ nằm ngủ yên bình trên bãi cỏ là tác phẩm trong bộ ảnh đoạt giải khuyến khích mục Thế giới sống của Jose Fragozo (Bồ Đào Nha).

Pally Learmond (Anh) đoạt giải nhất ảnh đơn của Phong cảnh và Phiêu lưu với tác phẩm chụp một vận động viên trượt tuyết mạo hiểm trên vách núi ở Kaines, Alaska, Mỹ. Ban giám khảo nhận xét “Trong bức ảnh có cả khung cảnh thiên nhiên đẹp kỳ diệu và một kẻ phiêu lưu điên rồ rất bắt mắt”.

Tác phẩm đoạt giải khuyến khích ở mục Best 8 của TPOTY 2021. Ảnh do Vladimir Karamazov (Nga) chụp ngôi làng nhỏ trong hẻm núi tuyết bừng sáng dưới ánh mặt trời.

Jai Shet, 18 tuổi và Tevin Kim, 16 tuổi là hai tác giả trẻ đoạt giải nhất TPOTY 2021 mục nhiếp ảnh gia trẻ. Bức ảnh trên chụp khu rừng đẹp mơ màng ở Công viên Magnolia Ridge, Texas, Mỹ nằm trong bộ ảnh dự thi của Jai Shet. Nhiếp ảnh gia 18 tuổi này đem tới cuộc thi bộ ảnh về những khu rừng có màu sắc khác nhau như sắc đỏ mùa thu ở Texas, sắc vàng ấm vào mùa hè Wyoming, sắc xanh tươi sáng vào xuân của California và sắc xanh trời lạnh của mùa đông Colorado.

Khánh Trần (Theo TPOTY) /Vietnam Express

Những điều chưa biết về nhà viết kịch đầu tiên của Việt Nam

Nhắc đến tên tuổi nhà văn, nhà viết kịch Vũ Đình Long, người ta thường liên tưởng ngay tới cái tên Nhà xuất bản Tân Dân và những tờ báo đã góp phần làm nên diện mạo văn học và báo chí nước nhà trước 1945 như “Tiểu thuyết thứ bảy”, “Ích Hữu”, “Tao đàn”, “Phổ thông bán nguyệt san”, “Truyền bá”… Ngoài ra, ông còn được người đời nhớ tới với vở “Chén thuốc độc” được công diễn tại “Nhà hát Tây” đêm 22-1-1921 và trở thành nhà viết kịch hiện đại đầu tiên của Việt Nam…

Ngày 21-10-2021, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã công diễn vở “Chén thuộc độc” – một trong các hoạt động kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển của sân khấu kịch nói Việt Nam. Đối với gia đình cố nhà văn Vũ Đình Long, đây là một sự kiện quan trọng đầy xúc động, đặc biệt là với người vợ của ông – bà Mai Ngọc Hà – năm nay đã ở tuổi thượng thọ 94.

Từ khi chồng là nhà viết kịch Vũ Đình Long qua đời đến nay đã hơn 60 năm, bà Mai Ngọc Hà sống một cuộc đời khá lặng lẽ bên hai người con của mình. Chồng mất, bà mới là một thiếu phụ ngoài 30 tuổi với 2 người con một trai, một gái đều đang ở tuổi hoa niên. Bà ở vậy lặng lẽ bươn chải với đồng lương công nhân sắp chữ của Nhà máy in Thống Nhất nuôi 2 con ăn học nên người.

Khi vở diễn “Chén thuốc độc” được công diễn, bà đã đi xem tại Nhà hát Lớn, được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ sĩ là thế hệ trẻ, bà thực sự cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện và xúc động. Bởi vì bà cảm thấy những đóng góp to lớn của người chồng mà bà rất mực yêu thương, tôn trọng đã được ghi nhận bằng hoạt động văn hóa tôn vinh xứng đáng.

Những điều chưa biết về nhà viết kịch đầu tiên của Việt Nam -0
Nhà văn, nhà biên kịch Vũ Đình Long (1896-1960).

Cũng tại Nhà hát Lớn Hà Nội, 100 năm về trước, vở diễn “Chén thuốc độc” của tác giả Vũ Đình Long – lúc ấy còn là chàng trai trẻ 25 tuổi, là “ông giáo học” của trường Pháp – Việt Hà Đông, đã gây tiếng vang trong giới trí thức tại Hà Nội lúc bấy giờ. Theo một số ghi chép, vở kịch được dàn dựng và biểu diễn một số buổi tại các địa điểm khác như Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An nhưng không bán vé mà được diễn với mục đích quyên góp từ thiện ủng hộ đồng bào gặp hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, lũ lụt…

Vở kịch “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long sau khi ra đời đã được xuất bản lần đầu trên “Hữu Thanh tạp chí” do nhà thơ Tản Đà làm chủ bút với lời “giới thiệu đầy e dè” (được đăng làm 3 kỳ, tương ứng với 3 hồi trong kịch).

Sau sự kiện Nhà hát Lớn Hà Nội được khánh thành năm 1911, những vở kịch nói đầu tiên của Molière do dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch như “Bệnh tưởng”, “Trưởng giả học làm sang”, “Lão hà tiện” bắt đầu được dàn dựng và biểu diễn. Đến năm 1921, “Chén thuốc độc” chính là vở kịch nói thuần Việt đầu tiên được biểu diễn trong Nhà hát Lớn (thời đó gọi là Nhà hát Tây).

Trong bài giới thiệu cuốn “Tuyển tập kịch Vũ Đình Long”, Tiến sĩ – dịch giả Ngô Tự Lập đã trích lời ông Dương Nhữ Tiếp, hội trưởng hội đồng diễn kịch nói trong buổi công diễn vở kịch “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long: “Cái sự thực trong nghề diễn kịch ấy, ở nước ta chưa từng có bao giờ, cái bước thí nghiệm này của chúng tôi mới là bước thứ nhất, nghĩa là chưa bao giờ có bản tuồng tả phong tục An Nam diễn theo đúng thể cách An Nam, như bản kịch “Chén thuốc độc” của ông Vũ Đình Long mà chúng tôi diễn ngày hôm nay…”.

Với sự mở màn vở “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long, những năm sau đó, một số báo – tạp chí đã đăng tải những tác phẩm kịch nói như: tờ “Phong hóa” đăng kịch dài “Kinh Kha” của Vi Huyền Đắc; trên mục “Xem Văn” tờ Ngày Nay số 10-2-1935 có bài “Một vở kịch, một chủ ý” giới thiệu vở kịch “Không một tiếng vang” của Vũ Trọng Phụng. Với sự ra đời của ban kịch Tinh Hoa của Đoàn Phú Tứ, ban kịch Thế Lữ… đã đem đến một không khí kịch nghệ mới mẻ, đặc biệt là vở diễn “Ông Ký Cóp” của Vi Huyền Đắc diễn vào tối 19-11-1938 và được quảng bá trên tờ Ngày nay số ra ngày 12-11-1938.

Sau vở kịch “Chén thuốc độc”, Vũ Đình Long viết một số vở kịch như “Tây Sương tân kịch” (1922), “Tòa án lương tâm” (1923) và đến 20 năm sau, ông mới qua lại với việc viết kịch bản với vở “Đàn bà mới” (1943). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, với vốn ngoại ngữ tinh anh của mình, ông đã Việt hóa nhiều vở kịch như: “Thờ nước” (Việt hóa vở “Servir” của Henri Lavedan, 1947); “Công Tôn Nữ Ngọc Dung” (Việt hóa vở “L’aventurière” của Emile Augier, 1947); “Tổ quốc trên hết” (Việt hóa vở “Horace” của Corneille, 1949); “Gia tài” (Việt hóa vở “Le Lègataire universel” của Reganard, 1958)…

Ông còn dịch nhiều truyện thơ ngụ ngôn của La Fonten từ nguyên bản tiếng Pháp như một món quà tặng cho con trai Vũ Dân Tân và con gái Vũ Mai Hương của mình. Ông trở thành một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) và là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I. Có một điều đáng tiếc là, cho đến tận khi ông mất, có nhiều vở diễn của ông chưa một lần được được công diễn và một số kịch bản vẫn đang ở dạng bản thảo…

Những điều chưa biết về nhà viết kịch đầu tiên của Việt Nam -0
\Vở kịch “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội sau 100 năm.

Nhà viết kịch Vũ Đình Long từng tâm sự: “Bấy lâu tôi nghỉ viết không phải vì tôi lười biếng hay thờ ơ lãnh đạm với văn chương. Tôi đã nghỉ viết để có thể chuyên tâm chú ý vào công cuộc xuất bản. Công cuộc ấy, theo ý tôi rất cần cho sự chấn hưng văn chương…”. Điều đó cho thấy, nhà viết kịch, doanh nhân Vũ Đình Long khi đó đã có ý thức rất cao về vai trò của xuất bản trong việc hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam thông qua văn chương nghệ thuật.

Từ một hiệu sách Tân Dân nhỏ bé do ông mở năm 1924 khi mới 28 tuổi có tên “Tân Dân thư quán”, sau này đã trở thành Nhà xuất bản Tân Dân tại số 93 Hàng Bông. Đây trở thành địa chỉ sinh hoạt văn chương học thuật, là “chốn đi về” của nhiều nhà văn Việt Nam thành danh trước Cách mạng tháng Tám như Nguyễn Công Hoan, Thâm Tâm, Tô Hoài, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan, Thanh Châu, Vũ Bằng…

Trong 20 năm tồn tại và phát triển của mình (1924-1954), nhờ có nhà in, nhà xuất bản Tân Dân và tài kinh doanh của ông Vũ Đình Long, nhiều nhà văn thời bấy giờ có điều kiện để in ấn tác phẩm, phát triển tài năng nhờ sự “hậu thuẫn”, khích lệ của ông chủ nhà in Tân Dân bằng cách đặt hàng, “cấp vốn” cho họ để ra sách báo, tiểu thuyết. Nhờ sự thông minh nhạy bén, thức thời trong kinh doanh và con mắt tinh đời trong việc nhìn nhận, đánh giá, “đón lõng” thị hiếu người đọc để phát triển những ấn phẩm do Tân Dân in ấn, phát hành. Điều này không chỉ làm cho ông trở thành một ông chủ giàu có mà còn phát triển văn hóa đại chúng, góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên diện mạo văn học – báo chí đa dạng, nhiều sắc màu của Việt Nam thời bấy giờ.

Trong những năm tháng chiến tranh, ông chuyển nhà xuất bản và nhà in về quê nhà Mục Xá và tiếp tục hoạt động xuất bản đều đặn: Hàng ngày xe ngựa chở ấn phẩm ra Hà Nội để bán và chở giấy in từ Hà Nội về. Do có nhiều công lao giúp cho sự phát triển của văn học nước nhà và ưa giúp đỡ người dân nghèo túng khó khăn, nên ông từng được triều đình nhà Nguyễn phong tặng tước “Hồng Lô Tự thiếu khanh” là một vinh dự lớn đối với gia đình và người dân làng Mục Xá (xã Cao Dương, Thanh Oai, Hà Tây) quê ông.

Cố nhà văn Băng Sơn trong bài “Nhớ ông chủ nhà xuất bản Tân Dân, một thời…” viết: “Đã có một thời văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ và rực rỡ do công sức của rất nhiều văn nghệ sĩ, nhà xuất bản. Không thể nào không nhắc đến một người góp phần đáng kể vào công việc đó, đó là ông Vũ Đình Long, chủ Nhà xuất bản Tân Dân ở phố Hàng Bông. Nhiều nhà văn thành danh sau này nhờ con mắt xanh tinh đời của ông Vũ phát hiện. Suốt mấy chục năm ông Vũ đã in ra một khối lượng sách đồ sộ mà nhiều nhà xuất bản sách sau này từ tư nhân đến nhà nước khó so được…”.

Còn theo nhận định của Tiến sĩ, nhà văn Ngô Tự Lập thì: “Vũ Đình Long, không còn nghi ngờ gì nữa, là một trong những nhà hoạt động văn hóa độc đáo và có nhiều ảnh hưởng nhất của nước ta trong thế kỷ XX..”.

Nguyệt Hà /Theo Văn Nghệ CA

Hội bạn thân “triệu đô” của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào?

Dù không hoạt động showbiz nhiều nhưng Hà Tăng vẫn có mối quan hệ cực bền chặt với nhiều người bạn “quyền lực”.

Được biết đến với hình tượng “ngọc nữ” đẹp không tì vết, Tăng Thanh Hà còn khiến bao người ngưỡng mộ khi sở hữu sự nghiệp thành công và gia đình viên mãn . Dù đã rất lâu nữ diễn viên chưa quay trở lại làng giải trí nhưng từng nhất cử nhất động của cô đều được dân tình dành sự quan tâm đặc biệt.

Ngoài gia thế nhà chồng cực “khủng”, Hà Tăng còn có một hội bạn “triệu đô”, ai cũng tài giỏi và xinh đẹp, cực đáng “đồng tiền bát gạo”, phải kể đến diễn viên Thân Thuý Hà , Kathy Uyên , Hoa hậu Đặng Thu Thảo , Hoa hậu Phương Khánh …

Bộ tứ “Sẻ Nhỏ”, “Sẻ Lớn”, “Bồ Câu” và “Đại Bàng”

Ai cũng biết Hà Tăng có một hội bạn thân đã chơi hơn chục năm, họ luôn đồng hành cùng nữ diễn viên từ thời mới chập chững bước chân vào nghề cho đến hiện tại. Những cô gái ấy là Thân Thúy Hà, Bùi Việt Hà và Thùy Trang.

Trong nhóm, họ gọi nhau bằng những biệt danh cực ngộ nghĩnh. Tăng Thanh Hà có biệt danh là Sẻ Nhỏ, Thuỳ Trang là Sẻ Lớn, MC Bùi Việt Hà được gọi là Bồ Câu còn “chị đại” Thân Thuý Hà là Đại Bàng.
Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 1.

Bộ tứ Tăng Thanh Hà, Thân Thúy Hà, Bùi Việt Hà và Thùy Trang đã là những người bạn thân thiết từ năm 2007

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 2.

Ai cũng sở hữu nhan sắc mặn mà, ấn tượng

Thân Thuý Hà được biết đến nữ diễn viên xuất hiện thường xuyên trên màn ảnh nhỏ. Cô sở hữu nhan sắc xinh đẹp, hiện đang là mẹ đơn thân. Thân Thuý Hà có nguyên tắc nghiêm khắc trong nhóm bạn, đó là “Không mang sự nổi tiếng ra để làm bạn, không bao giờ tìm hiểu đời tư của nhau”.

Trong khi đó, Bùi Việt Hà lại từng đoạt danh hiệu Á Hậu cuộc thi Hoa hậu Việt Nam qua ảnh năm 1999 và được đánh giá là một trong những người đẹp có gương mặt khả ái của showbiz Việt. Cuối cùng, “Sẻ Lớn” Thuỳ Trang là bà xã của ca sĩ Phạm Anh Khoa. Dù cô không hoạt động showbiz nhưng vẫn luôn xuất hiện cùng với hội bạn thân của mình ở một vài sự kiện.

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 3.
Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 4.

Họ có nguyên tắc “không xen vào chuyện đời tư của nhau và không mang sự nổi tiếng ra để làm bạn”

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 5.

Ai cũng có sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc, khiến netizen ngưỡng mộ

Hội bạn “quyền lực” toàn Hoa hậu, diễn viên

Ngoài hội bạn thân chơi với nhau đã hơn 1 thập kỷ kể trên, nàng “ngọc nữ” còn có một hội bạn thân gồm toàn những gương mặt đình đám là Hoa hậu Đặng Thu Thảo, diễn viên Băng Di, Hoa hậu Phương Khánh, diễn viên Kathy Uyên… Không chỉ có hội chị em mà ngay cả các ông chồng của họ cũng cực thân thiết với nhau.

Theo đó, Hoa hậu Đặng Thu Thảo được biết tới với nhan sắc như “thần tiên tỷ tỷ”, có cuộc sống hôn nhân viên mãn với doanh nhân Trung Tín. Còn Hoa hậu Phương Khánh từng liên tiếp đạt danh hiệu Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam toàn cầu và Hoa hậu trong cuộc thi Miss Earth cùng trong năm 2018.

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 6.

Tăng Thanh Hà xuất hiện nóng bỏng trong một khung hình cùng em chồng Tiên Nguyễn và hội bạn thân quyền lực của cô

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 7.

Ngoài nhóm bạn chơi từ 2007, Hà Tăng còn chơi thân với Băng Di, Kathy Uyên, Đặng Thu Thảo, Phương Khánh…

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 8.

Các ông chồng của họ cũng rất quý mến nhau

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 9.

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 10.
Đặng Thu Thảo sở hữu nhan sắc ngọt ngào và đang là bà xã doanh nhân Trung Tín

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 11.

Hoa hậu Phương Khánh có cuộc sống độc thân và sự nghiệp đáng ngưỡng mộ

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 12.

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 13.
Đầu năm nay, Phương Khánh – Hà Tăng còn “đụng hàng” nhau khi diện chiếc áo dài cách tân. Thế nhưng ai cũng sở hữu thần thái cực đỉnh
Băng Di lại được biết đến khi tham gia bộ phim Gạo Nếp Gạo Tẻ và làm người mẫu ảnh. Bạn trai Justin Chiêm của cô là chủ của nhiều nhà hàng, quán bar có tiếng ở Sài Gòn và cũng là một trong những người bạn của vợ chồng Louis Nguyễn – Hà Tăng.

Cuối cùng, Kathy Uyên được biết tới là một nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu và MC người Mỹ gốc Việt. Cô từng đoạt được vô số giải thưởng uy tín và góp mặt trong nhiều phim điện ảnh. Kathy Uyên vừa được bạn trai Lý Việt Vũ cầu hôn. Anh cũng có mối quan hệ rất thân thiết với vợ chồng Hà Tăng. Cả hai đã nhiều lần cùng nhau tham gia các buổi tiệc cùng gia đình triệu đô này.
Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 14.
Justin Chiêm chụp ảnh cùng Louis Nguyễn

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 15.

Băng Di và bạn trai là một trong những người bạn thân thiết với nhà Hà Tăng

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 16.

Còn Kathy Uyên vừa được bạn trai Lý Việt Vũ cầu hôn

Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 17.
Hội bạn thân triệu đô của gia đình Hà Tăng nổi tiếng, quyền lực và giàu có cỡ nào? - Ảnh 18.

Trước đó, họ đã liên tục sánh đôi trong các bữa tiệc của gia đình Hà Tăng
Ảnh: Sưu tầm, FBNV /Theo Mon / Trí thức trẻ

KHỦNG HOẢNG UKRAINE: TRÒ CHƠI “BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH” GIỮA NGA VÀ NATO

Cả Nga và phương Tây đều nắm những “quân bài” đủ để mỗi bên có thể theo đuổi chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” nhằm gây sức ép với đối phương.

Tại ngôi làng Zolote cách không xa tiền tuyến ở vùng Luhansk, miền đông Ukraine, dù đã quen với xung đột trong suốt 8 năm qua, những ngày qua, người dân sống ở đây vẫn thấp thỏm lo âu liệu một cuộc xung đột lớn hơn có xảy ra hay không khi Nga triển khai hơn 100.000 binh sĩ và khí tài sát biên giới.

Ngôi làng từng có 200 dân sinh sống, nhưng sau 8 năm giao tranh khốc liệt, nơi này giờ đây chỉ còn 11 người bám trụ. Chiến sự tại miền đông Ukraine bùng phát từ năm 2014, khi phong trào ly khai nổi lên ở tỉnh Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass.

Hầu hết mọi người còn bám trụ ở đây hiếm khi rời khỏi nhà, đặc biệt trong mùa đông giá rét, nhưng chủ yếu là vì các cuộc giao tranh. Trong tình cảnh ấy, họ giống như “con tin” ở chính quê nhà của mình. Quân đội Ukraine cảnh báo tình hình quá nguy hiểm để bám trụ lại đây, nhưng họ không ép buộc người dân rời đi.

Những ngày qua, khi người dân Zolote thấp thỏm lo âu một cuộc xung đột lớn hơn, cũng là lúc Mỹ và các đồng minh phương Tây tìm cách “giải mã” những tính toán thực sự của Nga khi tăng cường binh sĩ và khí tài đến sát biên giới Ukraine.

NGA SIẾT GỌNG KÌM QUANH UKRAINE

Khủng hoảng Ukraine: Trò chơi bên miệng hố chiến tranh giữa Nga và NATO - 1
Nga được cho là đã triển khai hơn 100.000 binh sĩ và khí tài đến sát biên giới Ukraine (Ảnh: AP).

Trong khoảng hai tháng trở lại đây, Nga đã liên tục tăng cường hiện diện quân sự, áp sát Ukraine từ 3 hướng bắc, đông, nam. Theo phần lớn các ước tính, Nga đã điều động hơn 100.000 binh sĩ đến các khu vực này, trong khi đó, theo các cơ quan tình báo Mỹ, con số này có thể lên tới 127.000 gồm 106.000 lính bộ binh và 21.000 lính hải quân và không quân. Họ đến từ 55-60 tiểu đoàn chiến thuật, là những đơn vị tấn công độc lập về mặt chiến lược và sở hữu tính cơ động cao.

Ngoài quân đội, xe tăng và các loại vũ khí khác, kể từ cuối tháng 12 năm ngoái, Nga cũng bắt đầu chuyển các kho dự trữ đạn dược, bệnh viện dã chiến và hỗ trợ các dịch vụ an ninh tới nhiều địa điểm sát biên giới Ukraine.

Những tuần gần đây, Nga đã triển khai 36 bệ phóng tên lửa Iskander sát biên giới, có khả năng vươn tới Kiev. Moscow còn triển khai một số tàu đổ bộ về phía nam tới Biển Đen. Các căn cứ không quân hiện có gần biên giới của nước này chứa một số lượng lớn máy bay tấn công và trực thăng chiến đấu có thể bay tới Ukraine.

Ngoài ra, Nga điều lực lượng riêng biệt tiến hành các cuộc tập trận chung ở Belarus, quốc gia cũng có biên giới với Ukraine. Phương Tây cho rằng, lực lượng này cùng các hệ thống phòng không S-400 và Pantsir của Nga có thể dùng để ngăn chặn bất kỳ đồng minh nào của Ukraine do thám hoặc sử dụng chúng để hỗ trợ một chiến dịch quân sự chống lại Ukraine.

Ngày 20/1, Nga thông báo tổ chức các cuộc tập trận hải quân. “Các cuộc tập trận liên quan tới hải quân và không quân là để bảo vệ lợi ích quốc gia trên các đại dương trên thế giới và chống lại các mối đe dọa quân sự đối với Nga. Các cuộc tập trận sẽ bắt đầu trong tháng 1 và kéo dài đến hết tháng 2 với sự tham gia của hơn 140 tàu chiến và hơn 60 máy bay”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Nga dường như đã vận chuyển máu và một số trang thiết bị khác đến khu vực gần biên giới Ukraine – một dấu hiệu cho thấy Nga đã sẵn sàng cho một chiến dịch quân sự với Ukraine.

Nga từ chối bình luận về thông tin trên, song giới chức nước này nhiều lần khẳng định không có kế hoạch “động binh” với Ukraine. Về điều này, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Đức, ông Bruno Kahl cho biết, Moscow đã có sự chuẩn bị cho một kế hoạch quân sự nhưng chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có triển khai hay không.

CHIẾN THUẬT “BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH”

Khủng hoảng Ukraine: Trò chơi bên miệng hố chiến tranh giữa Nga và NATO - 2
Binh sĩ Nga tập trận (Ảnh: AP).

Trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao, chiến lược “bên miệng hố chiến tranh” liên quan đến việc cho phép tranh chấp tiến triển đến mức gần như thảm họa trước khi một giải pháp đàm phán được xem xét. Đây giống như một trò “thi gan”, để xem bên nào sẽ nhượng bộ trước.

Động thái tăng cường lực lượng của Nga diễn ra trong bối cảnh Nga đưa ra hàng loạt đề xuất an ninh với phương Tây. Các đề xuất này bao gồm: NATO phải cam kết không mở rộng liên minh về phía đông, không triển khai quân đội hoặc vũ khí tới các nước gia nhập khối sau năm 1997, hạn chế triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung, chia sẻ thông tin nhiều hơn về các cuộc tập trận quân sự.

Những yêu cầu này không mới bởi Nga lâu nay vẫn phản đối và tìm cách ngăn Ukraine ngả về phương Tây hay ngăn NATO mở rộng ảnh hưởng về phía Đông Âu. Tuy nhiên, lần này, Nga cho thấy sự cấp bách hơn trong việc phải ngăn NATO “Đông tiến”.

Ukraine đang hối thúc NATO kết nạp thành viên. Tuy nhiên, với Nga, đây là “lằn ranh đỏ” bởi khi Ukraine, một quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ, ngả về phương Tây, có thể tạo thêm động lực cho các quốc gia khác từng nằm trong tầm ảnh hưởng của Moscow cũng nghiêng về phương Tây.

Tăng cường lực lượng gần biên giới Ukraine được cho là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm gây sức ép đàm phán, buộc phương Tây chấp thuận những đề xuất an ninh được coi là “vấn đề sống còn” của Moscow.

Các cuộc đàm phán của Nga với Mỹ và các đồng minh phương Tây đã diễn ra vào trung tuần tháng 1 nhưng không đạt được tiến triển. Mỹ và NATO tuyên bố không chấp nhận đề xuất của Moscow, song vẫn để ngỏ con đường đối thoại. Trên thực tế, trong khi, Nga tiếp tục duy trì hơn 100.000 binh sĩ và khí tài gần biên giới Ukraine, NATO cũng sẵn sàng cho kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu để đối phó. Lầu Năm Góc cuối tháng trước cho biết đã đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng triển khai tới Đông Âu để hỗ trợ lực lượng ứng phó nhanh của NATO.

Thất bại của phương Tây và Nga trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho những căng thẳng đang sục sôi làm gia tăng nguy cơ Nga “động binh” với Ukraine mặc dù nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh toàn diện là rất thấp.

“Việc thiếu một giải pháp ngoại giao chắc chắn sẽ khiến cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn khi mà một giải pháp quân sự trở thành một lựa chọn để giải quyết tình hình”, Dmitry Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, nhận định.

Theo giới quan sát, ngay cả khi Nga lựa chọn hành động quân sự, đó cũng sẽ là một chiến lược có hạn chế. Theo ông Maxim Suchkov, một chuyên gia phân tích quan hệ quốc tế nổi tiếng tại Nga, Moscow có thể sẽ sử dụng các biện pháp đáp trả, chẳng hạn như triển khai tên lửa của Nga tại vùng lãnh thổ Donbass nằm ở phía Đông Ukraine và hiện do phe ly khai kiểm soát, hoặc tại Crimea.

Về phía phương Tây, một cuộc xung đột với Nga chắc chắn không phải một lựa chọn khôn ngoan ở thời điểm khó khăn như hiện nay khi kinh tế khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Châu Âu sẽ không dễ dàng để đưa ra quyết định trừng phạt kinh tế bổ sung nhằm vào Nga vì nguy cơ bị cắt nguồn cung năng lượng từ Nga và phải chuẩn bị cho kịch bản một cuộc khủng hoảng tị nạn nếu xung đột xảy ra.

Ukraine chưa phải là thành viên NATO nên quyết định động binh là một lựa chọn mà khối này sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Mặc dù NATO từng nhất trí Ukraine sẽ trở thành thành viên của khối trong tương lai, nhưng liên minh này cũng không có trách nhiệm pháp lý ràng buộc phải bảo vệ Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng ngầm ý rằng, việc NATO hỗ trợ Ukraine như một đồng minh là khó xảy ra vì Kiev chỉ là đối tác chứ không phải là đồng minh. Ông nhấn mạnh cần phải “phân biệt giữa các đồng minh NATO và đối tác Ukraine”.

Reuters dẫn nhận định của các nhà ngoại giao và cựu tướng lĩnh phương Tây dự đoán, NATO có thể sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội ở Biển Đen và vùng Baltic, đồng thời chống lại các cuộc tấn công mạng trong trường hợp xảy ra xung đột Nga – Ukraine.

Hans-Lothar Domroese, một cựu chỉ huy của NATO, cho rằng NATO sẽ tăng cường lực lượng ở phía đông, điều động các đơn vị quân sự lớn hơn đến Ba Lan và các nước Baltic nhằm bảo vệ lãnh thổ của NATO, gửi thông điệp đến Nga.

Trong một động thái cho thấy phán đoán này là có cơ sở, Nhà Trắng khẳng định Mỹ đang điều chỉnh các kế hoạch quân sự dành cho mọi kịch bản trong cuộc khủng hoảng liên quan đến Ukraine. Washington cũng đang cùng các đồng minh nỗ lực triển khai lực lượng ở sườn phía đông của NATO.

Theo nguồn tin của các nhà ngoại giao và cựu tướng lĩnh phương Tây, phương Tây có thể hỗ trợ Ukraine thông qua trang bị thêm vũ khí, máy bay không người lái của Mỹ cũng như tăng cường huấn luyện cho các lực lượng vũ trang của nước này. Thực tế, Anh, Mỹ, Canada đã bắt đầu cung cấp vũ khí chống tăng cho Ukraine.

Một cuộc đối đầu quân sự với Nga luôn là điều Mỹ và NATO luôn tìm cách né tránh, đối thoại vẫn được xem là giải pháp được theo đuổi đến cùng cho đến khi nào còn có thể. Tuy nhiên, trò chơi “bên miệng hố chiến tranh” mà các bên tham gia đang tạo ra những nguy cơ và rủi ro khó lường nếu mọi hoạt động vượt ngoài tầm kiểm soát.

NHỮNG QUÂN BÀI CHIẾN LƯỢC

Khủng hoảng Ukraine: Trò chơi bên miệng hố chiến tranh giữa Nga và NATO - 3
Khí đốt được coi là vũ khí chiến lược của Nga trong quan hệ với phương Tây (Ảnh: RT).

Đáp lại động thái tăng cường hiện diện quân sự của Nga gần biên giới Ukraine, Mỹ và các đồng minh NATO cảnh báo áp lệnh trừng phạt “chưa từng có” với Nga. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang phác thảo gói trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga nếu Moscow hành động quân sự với Ukraine.

Hiện chưa rõ Mỹ và các đồng minh có thể dùng đến đòn trừng phạt nào nếu xung đột Nga- Ukraine nổ ra, song theo một số nguồn tin, Mỹ có thể theo đuổi “lựa chọn hạt nhân” – loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Đây được cho là lệnh trừng phạt có thể khiến Moscow lo ngại nhất bởi nó có thể làm gián đoạn nghiêm trọng kinh tế Nga, tác động đáng kể đến các doanh nghiệp trong ngành năng lượng của nước này. Mặc dù đây được xem là biện pháp hiệu quả trong việc buộc Moscow rút khỏi “bờ vực chiến tranh”, nhưng nhật báo kinh tế Handelsblatt của Đức ngày 17/1 dẫn các nguồn tin chính phủ nước này cho biết, các nước phương Tây đã từ bỏ kế hoạch này.

Ngoài phương án tài chính, phương Tây cũng xem xét giáng đòn vào Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), dự án đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến Tây Âu.

Đây là dự án cung cấp khí đốt lớn của Nga cho châu Âu. Dòng chảy phương Bắc 2 dài hơn 1.200 km đi qua vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của 5 quốc gia: Đức, Đan Mạch, Nga, Phần Lan và Thụy Điển. Khi đi vào hoạt động, mỗi năm, dự án có thể cung cấp 55 tỷ m3 khí từ Nga tới châu Âu cho 26 triệu hộ gia đình. Tuy nhiên, tương lai dự án đường ống này tiếp tục mờ mịt do lệnh trừng phạt của Mỹ và do sự chia rẽ của châu Âu.

Một mặt, Dòng chảy phương Bắc 2 là công cụ để phương Tây kiềm chế Nga, mặt khác, dự án này nói riêng, khí đốt của Nga nói chung được coi là “vũ khí” địa chính trị của Moscow. Nga hiện cung cấp hơn 1/3 khí đốt cho châu Âu. Theo giới quan sát, nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, châu Âu sẽ phải chật vật trong một thời gian dài để tìm kiếm nguồn thay thế. Giá năng lượng sẽ tăng mạnh hơn nữa đặc biệt khi nguồn cung năng lượng ở châu Âu đang rất căng thẳng.

Giới chức Mỹ và châu Âu lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụng nguồn cung khí đốt để gia tăng sức ép lên châu Âu nếu căng thẳng leo thang. Các quan chức Mỹ cho biết họ đang trao đổi với các quốc gia và doanh nghiệp về việc tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu, giảm phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, đó chắc chắn không phải phương án dễ dàng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp khí đốt như vậy phải mất nhiều năm. Khi đó, khí đốt vẫn là “quân bài chiến lược” trong chính sách đối ngoại của Nga với phương Tây.

Minh Phương / Dân Trí / Theo Swiss Info, Foreign Policy, Guardian