QUẢNG NAM – Cấu trúc vỏ ốc đan xen vườn xanh với không gian sống tạo nên tổ ấm gần gũi thiên nhiên, cộng đồng.
Ngôi nhà hai tầng rộng 180 m2 bên bờ sông ở xã Cẩm Thanh, Hội An là nơi ở của bốn người.
Từ nhu cầu của gia chủ là một nhà hoạt động môi trường, các kiến trúc sư đã đưa ra thiết kế có bố cục theo kiểu nhà phố cổ truyền thống nhưng cuộn lại như vỏ ốc.
Với bố cục vỏ ốc, không gian sống đan xen những mảnh xanh, cởi mở nhưng vẫn đủ yên tĩnh như mong muốn của chủ nhà.
Trung tâm của ngôi nhà là khu vườn ở tầng một.
Nhờ khu vườn này, gia chủ cùng con trai và hàng xóm có thể cùng nhau trải nghiệm cảm giác làm nông. Khu vườn cũng là nơi trú ngụ của chim chóc và côn trùng, khiến con người và thiên nhiên thêm gần gũi.
Các khu vực chức năng được bố trí quanh khu vườn.
Không gian trong và ngoài ngăn cách nhau bằng hệ cửa kính cao chạm trần, cho phép người ở dễ dàng tiếp xúc với nắng, gió, mưa và cây xanh.
Sàn tầng một được nâng lên khỏi mặt đất, có tác dụng như băng ghế để gia chủ đón tiếp những vị khách ghé thăm nhà.
Bên cạnh cấu trúc nhà xen vườn, căn nhà gợi nhớ cuộc sống truyền thống qua những chi tiết như mành tre, chum nước.
Căn nhà cũng được hoàn thiện bằng những vật liệu địa phương để tăng tính gắn kết cũng như tiết kiệm chi phí cho gia chủ.
Căn nhà hoàn thiện năm 2020.
Minh Trang / Ảnh: Hoàng Lê / Thiết kế: lequang-architects
Bộ Tư pháp Trung Quốc công bố đáp án cho nhan đề “Bạn sẽ cứu ai khi mẹ và bạn gái cùng rơi xuống nước?” khiến dân mạng dậy sóng.
Nếu như bắt buộc phải đưa ra một lựa chọn, mẹ và bạn gái cùng rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai?
Câu hỏi này từng được đưa vào bài thi pháp luật quốc gia của Trung Quốc. Đương nhiên, nó đã trở thành một thách thức khó nhằn đối với những nhà pháp quan và luật sư tương lai. Chỉ khi vượt qua được bài thi này, họ mới có thể chính thức gia nhập đội ngũ làm công tác pháp luật cao quý.
Cứu mẹ hay cứu bạn gái? Hướng lựa chọn nào cũng thật sự khó khăn. Câu hỏi đã làm náo động một thời, ngay cả những người không thuộc lĩnh vực pháp luật cũng rất háo hức và hiếu kỳ để biết đâu mới là sự lựa chọn xác đáng nhất.
Ngay sau đó, bộ Tư pháp Trung Quốc đã chính thức công bố đáp án “chính xác”.
Mẹ và bạn gái cùng rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai? Người nên được cứu chính là mẹ. Nếu cứu bạn gái trước và gây nên cái chết của mẹ, người thực hiện điều này sẽ bị cấu thành nên tội không tuân theo pháp luật do vô trách nhiệm.
Theo đó, trong trường hợp mẹ và bạn gái cùng ở trong tình trạng nguy hiểm, chỉ có thể cứu duy nhất một người, quốc gia yêu cầu bạn cứu mẹ. Bạn chỉ có trách nhiệm về mặt đạo nghĩa với bạn gái, không có nghĩa vụ cứu giúp về mặt pháp luật.
Nếu cứu mẹ trước, bạn gái qua đời, bạn sẽ không bị cấu thành phạm tội. Ngược lại, nếu chọn cứu bạn gái trước và khiến mẹ phải bỏ mạng, bạn sẽ bị cấu thành nên tội do vô trách nhiệm (crime of omission).
Mặc dù bộ Tư pháp đã công bố quan điểm rõ ràng nhưng dân mạng Trung Quốc vẫn không ngừng bàn tán xôn xao.
Nhiều người cho rằng đáp án mà bộ Tư pháp đưa ra vẫn chưa thỏa đáng và có gì đó “sai sai”:
“Đặt tình nghĩa mẹ con vào những tình huống khẩn cấp để cứu người là một sự so sánh và lựa chọn hết sức hoang đường.”
“Nếu trường hợp đó thật sự xảy ra, người nên cứu trước phải là người gần mình nhất và có khả năng được sống cao nhất. Không ai lại vô tình đến nỗi bơi lướt qua người này để cứu người kia”.
“Bắt con người phải đưa ra lựa chọn trong tình huống này thật sự phi nhân tính. Thực tế sẽ không hề dễ dàng như lời của Tư pháp. Pháp luật và đạo đức chỉ cách nhau một đường tơ kẽ tóc”.
Song, không ít người đồng quan điểm với bộ Tư pháp:
“Câu trả lời hoàn toàn đúng đắn. Mất bạn gái này sẽ có bạn gái kia, nhưng mẹ thì chỉ có một”.
“Chắc chắn phải cứu mẹ. Chưa cần nói đến góc nhìn pháp luật, mẹ là người nuôi chúng ta khôn lớn, là máu mủ ruột rà. Hơn nữa, bạn gái chắc chắn phải trẻ tuổi hơn mẹ, có khả năng sống sót cao hơn”.
Nhiều người lấy làm lại cứ hỏi nhau tại làm sao ông nghị Đào độ này thích tổ tôm thế. Kể cũng lả việc quái gở thực? Vì xưa nay ông ấy chúa ghét đánh bạc. Đến ngay như lũ trẻ nhà ông ấy ngày tết, túm tụm lại, đánh tam cúc một xu bốn cây với nhau, mà ông cũng cấm nữa là? Còn ông, thì đố ai thấy ông chầu rìa một đám bạc nào. Ông thường nói: – Đánh bạc, vừa hại tiền, vừa hại thì giờ, vừa hại sức khoẻ. Nhà nào mà bố mẹ hay mê man cờ bạc, thì con trai hư đằng con trai, con gái hư đằng con gái. Chẳng thế, cứ bắc kiềng lên lưng tôi mà đun! Thế mà sau khi ông goá vợ được vài tháng, thì ông mê tổ tôm như điếu đổ. Có người bảo ông mới được làm nghị viên, nên học cách giao thiệp. Nhưng đánh tổ tôm nào phải cách giao thiệp? Vả ngày hội đồng dân biểu họp nào có phải các ông nghị đến hội quán Khai Trí Tiến Đức để đánh tổ tôm đâu? Vậy thì chắc rằng bà nghị mất, ông đâm buồn. Buồn thì phải tìm cách tiêu khiển. Rượu không biết uống, phiện không biết hút, gái không biết chơi, thì ông có thỉnh thoảng đánh canh tổ tôm, có hại gì? Không hại nhất, là ông chưa có con trai hay con gái lớn. Tổ tôm, ông mới học hơn một tháng. Nhưng ngay từ lúc mới học, ông đã dám ngồi một chân. Ông chỉ đánh ở nhà cụ Chánh Bá. Ở chỗ khác, dù có lập cuộc tổ tôm mà thiếu một chân, thì giá họ có mời rã bọt mép, cũng không khi nào ông ngồi đánh. Có lẽ vì ông không chịu tiếng bê tha chăng Nhiều lúc, ông sang nhà cụ Chánh Bá, rồi cho người đi mời con bạc đến. Có khi cụ Chánh Bá không tiền ông cũng cố ép cho vay để cụ đánh. Nhưng không mấy khi ông nhớ nợ. Cụ Chánh Bá muốn để đến bao giờ ông cũng không nhắc đòi. Vậy mà ông chỉ đánh bạc để cầu vui thôi, chứ không mấy khi ông ngồi nóng chỗ. Ông cầm bài độ dăm bẩy ván, khi đã góp tiền đâu vào đấy, là ông mượn người đánh hộ. Rồi hoặc về nhà, hoặc đi có việc đâu một lúc lâu mới lại đến. Làng để ý vào cây bài quá, nên không ai hỏi nhau xem ông đi đâu. Người ta, mà nhất là những người được ông nghị Đào nhờ cầm bài hộ, đều tỏ ý khen ông về lối chơi nhã nhặn, quân tử như thế. Họ khen. Vì họ muốn ông giữ mãi cái thói quen dễ chịu ấy. Người thì được đánh bạc không phải góp tiền, mà vì ông không hỏi căn vặn được thua bao nhiêu, nên họ đễ ăn bớt. Người thì được thông lưng nhau, đề một mình ông bị thiệt, vì họ coi ông như con bò! Thực ra, chơi cái lối đánh tổ tôm cung phụng ấy, ông nghị Đào còn là mất chán tiền! Mà không chịu học đánh luôn luôn, thì còn xơi ông mới cao được. Ai lại ngay bây giờ, ông còn phải hỏi thế nào là lèo, cửu vạn, cửu sách và chi chi có là lưng không. Mà nào ông đã thuộc chữ quân bài đâu? Cứ đưa ông một quân, bịt kín chỗ vẽ đi, hỏi là quân gì, đố ông có biết? Cho nên, tuy ông lên bài rất chậm, ăn hoặc phỗng nhiều lúc rất lẩm cẩm, nhưng ai cũng cố kiên gan mà khen. Họ khen ông rằng: – Đánh với ông nghị bao giờ cũng vui quá. – Họ vui vì họ chắc mẩm phần được. Dù không ù cũng được mười mươi.
° ° °
Cũng như mọi bận, những anh con bạc túng tiền đã tề tựu cả ở nhà cụ Chánh Bá để chờ ông nghị Đào đến nữa là vừa đủ chân. Anh người nhà đã chia sẵn bài, và bầy cả vào hỏi cái khay. Anh ta đã chẻ ít đóm, và làm đèn cẩn thận. Cô Xuyến, con cụ Chánh Bá đã xếp đầy một cơi trầu để chờ khách. Xong việc, cô đương ngồi ngoài hiên, ghé vào ánh sáng ngọn đèn, mà xâu những hào trinh. Mới mười chín tuổi đầu, nhưng cô Xuyến giỏi lắm. Thường cô đi chợ đi búa các nơi; buôn bán rất đảm đang, ai cũng khen. Nhiều anh con trai làng, thấy cô có sắc lại có vốn muốn hỏi cô làm vợ để được cưới cả cô lẫn cái vốn của cô. Nhưng cụ Chánh Bá còn kén kỹ lắm. Cụ không thích gả cho người làng, vì cụ xem chả cậu nào đáng mặt vác áo thụng đến làm rể cụ. Họ đều nghèo, và con nhà tầm thường cả. Cô Xuyến nhà cụ tiếng rằng ngày thường vẫn áo nâu, quần lụa, đi đất trông có vẻ nhà quê, nhưng ngày tết, thì cô ăn mặc sang nhất tổng. Cái khăn gấm tây, cái áo cát-sơ-mi hoa, cái quần lĩnh bóng, đổi dép Nhật Bản, và bộ dây xà tích dài đến tận đầu gối. Cứ cách ăn mặc thế, thì cô Xuyến phải lấy một anh chồng ít ra là có bằng Sết-ti-vi-ca. Huống hồ cô còn có vốn riêng, lại là con gái lớn của một ông Chánh tổng cựu, có hàm cửu phạm bá hộ thì ít ra ông bố cũng phải thách đến dăm trăm là ít. Thêm một ván cung Tổ nữa là sáu, mọi người bỏ tiền ra góp. Ông nghị Đào tuy không ù được ván nào, nhưng rất vui vẻ. Xưa nay, chưa ai hề thấy ông thua bạc mà phát bẳn bao giờ. Ông quăng hai tờ bạc giấy vào giữa rồi hỏi cụ Chánh: – Thế nào? Cụ có tiền chưa? – Có ông để tôi bảo cháu lấy. Rồi cụ Chánh gọi cô Xuyến: – Cho thầy vay hai đồng, mày! Cô Xuyến tưới như cái hoa, đứng cạnh đèn, đếm tiền. Nhưng tiếc thay, cái hoa đẹp ấy lại không có ai thưởng thức. Vì ai cũng hai mắt đổ dồn cả vào hai quân bài bắt cái. Bỗng ông nghị nghiêm chỉnh, ngấc đầu lên, hỏi: – Có đủ không, cô? – Dạ, bẩm đủ ạ. May, con vừa đòi được món nợ. Đoạn cô đưa cụ Chánh nhón tiền, rồi đi vào. Mọi người giao hẹn phần của mình góp xong xuôi, quân bài bắt đầu đen đét xuống chiếu tiến, rồi lui, rồi lại nhẩy rải rác khắp chỗ nọ, chỗ kia. Rồi ù, rồi lấy tiền. Rồi ván này. Rồi ván khác. Ông nghị Đào đã thấy chán, ông ngáp. Rồi ông gọi: – Anh nào cầm bài hộ tôi tý này. Họ đã thuộc tính, nên bao giờ cũng có vài anh dự khuyết, chực sẵn cả ở sau lưng ông. Ông đứng dậy, nhìn bài một lúc, bàn quân ăn quân đánh, hỏi nước thấp nước cao. Rồi một lát, ông không nói, đứng im. Rồi ông sang gian bên, hút thuốc, uống nước. Rồi ông ra hè, thỉnh thoảng nói vào một câu để đánh tiếng. Rồi im hẳn. Trong khi ấy, cả làng không ai chú ý đến ông nữa. Ai cũng để cả tâm trí mải vào cây lục vạn, tam sách, ăn năm binh, hay bốc tốt cho cao. – Cụ chịu à? – Vâng, đen quá. Hết hội này, tôi phải đổi chỗ mới được. Đánh tổ tôm mã không được ù, bài xấu, thì chán chết. Không trách ông nghị hay đứng dậy cũng phải. – Vâng, cụ đổi chỗ cho cháu! – À? Để tôi bảo nó pha ấm nước chè tàu, uống cho tỉnh ngủ nhé. Dứt lời cụ Chánh Bá, anh người nhà thưa: – Bẩm nước đương đun dưới bếp ạ. – Càng hay, anh sắp ấm chén để tôi pha cho. Nói xong, cụ Chánh đứng dậy, vườn vai, gân tay chân kêu răng rắc. – Chà? Giãn thịt giãn xương! Đem khay chè ra đây tôi xuống bếp mang nước sôi lên hộ. Hoài của, giá đừng chịu thì vừa rồi được cái phỗng! Rồi không tiếc nữa, cụ Chánh Bá mở cửa ra ngoài cầm đèn xuống bếp: – Ừ, ra lúc mỏi mà được đi đi lại lại thì nó khoan khoái lắm nhỉ. Nhưng thấy trong bếp lừa tắt ngấm tắt ngầm, cụ hỏi to; – Đun thế kia thì đời nào nước sôi? Con Xuyến đâu rồi! – Dạ! – Mày ở đâu? – Thưa thầy, con ở trong bếp này. – Sao không đun quàng nước lên. Lại để tắt lửa thế? – Nó vừa mới tắt, con thổi mãi không được. Cụ Chánh Bá bước vào cạnh ông đồ rau, gắt: – Rơm không có thì mày đun bằng gì? Cô Xuyến cuống cuồng, chổng mông lên, cố thổi đống tro tắt ngấm tắt ngầm. Cụ Chánh đặt đèn xuống, mắng con: – Mày lười, có khi nào được. Chỉ tố hết hơi mà thôi. Để tao rút rơm cho vậy. Nói đoạn, cụ đi ra mé đống rơm gần đó. Bỗng trong chỗ tối cụ thấy lù lù có cái bóng đen đen. Vừa ngạc nhiên, vừa sợ, cụ giật mình, hỏi: – Ai? – Tôi đây, cụ Chánh đấy à? – À ông nghị đấy à? Ông đứng đây làm gì thế? Rồi chẳng hay cụ Chánh thương ông nghị đã phải đứng chơi ngoài sương tối tăm không biết tự bao giờ hay sao, cụ đủng đỉnh nói: – Mời ông lên nhà xơi nước chứ?
° ° °
Vậy xin độc giả đoán nét mặt ông nghị Đào tôi bấy giờ thế nào. Và ông có lên nhà xơi nước hay không?
Chụp lại hình ảnh,Tháng 9/2014 có cuộc triển lãm về Cải cách Ruộng đất tại Hà Nội nhưng bị đóng cửa sau vài hôm “do sự cố mất điện”.
Cho đến ngày hôm qua, Việt Nam vẫn chưa làm một tổng kết cụ thể, công khai về con số nạn nhân của Cải cách Ruộng đất mà thời gian diễn ra từ 1948 hoặc từ 1953 đến 1955, tùy theo tài liệu.
Bernard Fall, tác giả viết về Bắc Việt Nam, nêu ước tính 50 nghìn người ở miền Bắc VN trong giai đoạn 1953-55 bị quy là ‘địa chủ’ và xử tử. Theo ông, con số bị tống vào các trại cải tạo phải “ít nhất là gấp đôi như thế”.
Hoàng Văn Chí trong sách của mình về miền Bắc VN thời VNDCCH cho rằng “chừng 5% dân số miền Bắc, tức vào khoảng nửa triệu người” bị chế độ mới giết.
Nhà báo Gareth Porter lại nêu con số ít hơn nhiều: 800-2500 vụ xử tử trong Cải cách Ruộng đất.
Sử gia Edwin Moïse nêu con số cao hơn nhưng cho là từ 5000 tới 15.000.
Nhà nghiên cứu Mông Cổ, Balazs Szalontai khai thác các tài liệu Hungary, Đông Âu và Liên Xô cũ về Bắc VN, viết trong bài “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56” (Cold War History, 2005), thì nêu ra con số trong phần so sánh nạn nhân Cải cách Ruộng đất ở Bắc VN và Cải cách Thổ địa ở Trung Quốc.
Theo ông Szalontai, số liệu thu thập được tại Bắc VN cho thấy các con số sau: 1.337 vụ xử tử, 23.748 người bị xử tù.
Phạm vi của ‘khủng bố‘ rất rộng
Tuy số bị xử tử không cao bằng chiến tranh, nhưng “tầm vóc của khủng bố” (scope of terror) mà Đảng Lao động Việt Nam tung ra, thì bao trùm toàn xã hội, theo tác giả Mông Cổ.
Quá trình này diễn ra liên tục, nhắm vào người dân, đảng viên đem lại qua các đợt Chỉnh huấn, chỉnh quân, Giảm tô, Cải cách Ruộng đất, thanh trừng văn nghệ sĩ, bộ máy đảng
Chỉ trong đợt Giảm tô: 7,7 triệu người dân và hàng trăm nghìn gia đình buộc phải tham gia và chịu hệ lụy.
Trong Cải cách Ruộng đất đợt chính thức: 4 triệu người ở 1.594 xã, tính đến tháng 12/1955 chịu tác động.
Trong số này 18.738 bị quy kết là “cường hào ác bá giả danh trung nông”.
Chính quyền tổ chức 3.312 vụ đấu tố, dẫn tới 162 vụ tử hình tại chỗ.
Các vùng duyên hải gần biên giới Trung Quốc (Quảng Ninh ngày nay) có nhiều khối dân cư gốc Hoa không chịu theo chế độ mới. Một số nhóm sắc tộc thiểu số, tôn giáo cũng có thái độ bất hợp tác.
Cải cách Ruộng đất vì thế còn có mục tiêu “thanh lọc và tổ chức lại xã hội” nhằm buộc toàn dân tuân thủ theo một ý thức hệ mới.
Ngoài các vụ bị giết là nhiều trường hợp người ta tự tử, và không khí đen tối chung cũng làm nhiều người hoảng loạn.
Chụp lại hình ảnh,Nhà địa chủ, hình ảnh tại triển lãm Cải cách Ruộng đất tháng 9/2014 ở HN
Có 12 nghìn người chết đói tại Bắc VN tính đến cuối 1954 vì thiên tai, lụt lội, và cả vì mùa màng thất thu do xáo trộn kinh tế xảy ra ở các vùng “giải phóng”, theo tài liệu ông Szanlontai trích dẫn.
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh nhà ‘bần cố nông’ tại Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất tháng 9/2014 ở HN
Đến vụ lúa xuân năm 1955, nạn đói tiếp tục lan ra, ảnh hưởng xấu tới ít nhất 1 triệu dân, đa số ở các làng theo đạo Công giáo.
Cùng thời gian, theo lời ông Trường Chinh nói với các “đồng chí Đông Âu” vào cuối 1957, Đảng Lao động VN đã khai trừ 80 nghìn đảng viên, nhiều người trong quân đội, để trừng phạt họ về “xuất thân địa chủ”. Cũng chính ông ta thừa nhận, 60% bị xử lý “oan sai”.
Quân đội Bắc VN tự đánh vào hàng ngũ của họ bằng tiêu chuẩn lý lịch.
Vì số bản thân là công nhân, gốc công nhân, thợ mỏ chỉ chiếm 2,6 % trong 227 nghìn quân nhân nên đa số hoặc gốc tiểu tử sản hoặc nông dân.
Việc quy kết thành phần xấu cho gia đình họ, trên thực tế, đã tác động sâu rộng tới quân đội.
Vì lý do khách quan, Đảng Lao động VN không thực hiện được Cải cách Ruộng đất ở miền Nam, dù đã lên kế hoạch. Nhưng chính sách phân biệt giai cấp khiến họ ra lệnh cho hàng nghìn cán bộ bỏ vợ con “sai thành phần” ở lại để tập kết ra Bắc.
Với thanh niên Bắc VN tin theo chế độ, chừng 50 nghìn bị “khai trừ khỏi đoàn” vì lý lịch của cha mẹ.
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Hồ Chí Minh với nông dân, ảnh chụp khoảng cuối năm 1953
Sau đợt “sửa sai” hàng chục nghìn người bị tù oan được thả về.
Thấp hơn TQ, cao hơn Đông Âu
Tác giả người Mông Cổ nói làn sóng đàn áp, khủng bố ở Bắc Việt Nam cao hơn chương trình tương tự ở Đông Âu:
Hungary chỉ xử tử 500 tù nhân, gồm cả những người gây tội ác thời phát-xít;
Tiệp Khắc xử tử 178 người từ tháng 10/1948 đến cuối 1952;
Romania: 137 người (1945-1964);
Ba Lan chỉ có 20 người chết trong các năm 1950-53.
Đó là không kể 2500 bị thiệt mạng trong ‘nội chiến nhỏ’ ở Ba Lan giữa các nhóm vũ trang đối kháng chính quyền mới, với chiến dịch đầu diễn ra trước khi Thế Chiến kết thúc: 1944, chấm dứt năm 1948.
Nhưng con số của Bắc VN thấp hơn nhiều so với Trung Quốc dù Cải cách Ruộng đất được Trung Quốc khuyến khích, chỉ đạo.
Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ công bố tại Đại hội Đảng CSTQ lần thứ 7, tính đến tháng 2/1954, đã “tử hình 710 nghìn thành phần kẻ thù giai cấo” trong Cải cách Thổ địa.
Đó là chưa kể 2 triệu “thành phần bất hảo, trộm cướp” bị chế độ mới “tiêu diệt”. Nhiều triệu người ở CHND Trung Hoa bị đi tù vì lý lịch.
Các vụ trấn áp, bỏ tù và xử tử “người của chế độ cũ” tại Bắc Việt Nam làm dấy lên lo ngại rằng đó là hành động vi phạm Hiệp định Geneva, cấm trả thù những người từng làm cho Pháp.
Điều này khiến nay nội bộ Đảng Lao động VN có quan điểm bất đồng.
Các nhà ngoại giao Đông Âu ghi nhận được ý kiến từ nhiều nhân vật của chế độ về không khí chính trị chung.
Ví dụ Tổng thư ký đảng Dân chủ, ông Dương Đức Hiền nói với cán bộ Đại sứ quán Hungary Denes Felkai vào năm 1957 rằng “toàn bộ quan niệm chung về Cải cách Ruộng đất là sai”.
Đáng chú ý là ông Hiền cũng theo dõi tình hình bên ngoài và khoe rằng ông “nghe đài BBC, thấy cách giải thích của họ về biến động ở Hungary 1956 đáng tin hơn báo Đảng”.
Ngoài ra, các quan chức khác của Đảng Lao động và cả lãnh đạo đã nhận ra “sai lầm” trong Cải cách Ruộng đất.
Tuy thế, trên nguyên tắc, Đảng Lao động VN vẫn coi đây là một thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khoá II Trường đại học Nhân dân Việt Nam (8-12-1956) nêu rõ:
“Trong Cải cách Ruộng đất, cán bộ đã phạm những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, cần phải kiên quyết sửa chữa. Nhưng không nên vì sai lầm khuyết điểm mà phủ nhận thành tích của cải cách ruộng đất tức là giai cấp phong kiến địa chủ đã bị đánh đổ, độ 8 triệu nông dân đã có ruộng cày. Đó là một thành tích không ai có thể chối cãi được. Cần nhận rõ như thế để không vì sai lầm khuyết điểm mà bi quan. Trái lại vẫn giữ vững lòng tin tưởng vào Đảng và Chính phủ.”
Di sản khác Đông Âu, khác cả Liên Xô, TQ
Theo ông Balazs Szalontai, chính quyền VNDCCH thừa nhận sai lầm “nhiều hơn Trung Quốc và Liên Xô muốn” trong Cải cách Ruộng đất.
Chính vì thế mà hệ lụy về sau này lại có khác so với quá trình “tan băng” ở Đông Âu.
Do đã thừa nhận các sai trái bằng lời, Đảng Lao động Việt Nam đã không làm gì cụ thể để thay đổi cơ chế quyền lực.
Chụp lại hình ảnh,Hình Malenkov, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông tại một vụ xử “địa chủ” thời Cải cách Ruộng đất
Khác với ở Việt Nam, sửa sai ở Đông Âu diễn ra cùng quá trình “giải độc chủ nghĩa Stalin” và tại Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, và cả ở Mông Cổ cơ chế Đảng được tách ra khỏi Nhà nước.
Còn tại Việt Nam, cơ chế này, trên thực tế là Đảng “chỉ huy Chính phủ” (mà không chịu trách nhiệm trước Quốc hội), được duy trì tại Bắc VN sau Cải cách Ruộng, trên cả nước sau 1975 và còn tồn tại đến nay, đầu thế kỷ 21.
Ngược lại, việc “sửa sai” riêng một kiểu có ý nghĩa quan trọng với hệ thống chính trị ở Việt Nam: nó trở nên độc lập hơn các nước Đông Âu trong quan hệ với Liên Xô.
Theo BBC tìm hiểu, một bức hình người châu Âu luôn xuất hiện tại các vụ đấu tố kinh hoàng thời Cải cách Ruộng đất ở Việt Nam.
Đó là ảnh thủ tướng Liên Xô Georgy Malenkov, người lên thay Stalin được chưa đầy hai năm: 1953-55.
Ảnh ông được treo cạnh ảnh Chủ tịch Mao và Chủ tịch Hồ Chí Minh “chứng kiến các cuộc đấu tố”.
Nhưng sau này ông Malenkov bị hạ bệ vì muốn “hòa hoãn, giảm sức mạnh quân sự” của quân đội Liên Xô, một gánh nặng kinh tế, theo quan điểm của ông.
Điều này gần như không được nói đến ở Việt Nam và người ta cũng tránh nhắc tới các nhân vật “cải cách ở Liên Xô”.
So với Trung Quốc thì quá trình “sửa sai” ở Bắc Việt Nam cũng nửa vời hơn nhiều.
Từ 1956, Trung Quốc chỉnh lại chính sách, cho phép con em gia đình thuộc thành phần “tư sản” được thi và vào học đại học.
Còn ở Việt Nam (và sau 1975 ở miền Nam- BBC), việc loại trừ nhiều công dân ra khỏi quyền tiếp cận giáo dục theo chủ nghĩa lý lịch về “thành phần giai cấp” vẫn tiếp tục lâu dài.
Cùng lúc, các thành phần bần cố nông được ưu tiên vào đại học, vào hệ thống kinh tế, chính trị, quân sự và tiếp tục lãnh đạo nước VN cho đến nhiều năm về sau.
Việc tự do hóa tại Liên Xô và Trung Quốc cùng thời gian xem ra không có tác động gì tương tự ở Bắc Việt Nam, theo bài “Political and Economic Crisis in North Vietnam, 1955 -56“.
So sánh với các đợt phản kháng rộng khắp như ở Đông Âu sau khi Stalin chết, tác giả của nghiên cứu trích lời một nhà quan sát Hungary ở Hà Nội khi đó, kết luận rằng nhờ “sửa sai kịp thời, cộng với trấn áp tiếp tục (subsequent repressive measures– hàm ý vụ Nhân văn Giai phẩm)” VNDCCH đã ngăn được “cơn bão nổ ra”.
Có thể vì các biện pháp không rốt ráo trong “sửa sai” di chứng của Cải cách Ruộng đất đến nay vẫn còn ở nước VN thống nhất.
Hồi tháng 9/2014 có cuộc triển lãm về Cải cách Ruộng đất tại Hà Nội nhưng sau vài hôm bị đóng cửa “do sự cố mất điện”.
Theo sử gia Dương Trung Quốc, triển lãm được thực hiện trong bối cảnh chưa có một tổng kết chính thức về cải cách ruộng đất nên “đương nhiên sẽ có hạn chế rất lớn” bất chấp nỗ lực của những người làm công tác bảo tàng.
Cho đến nay (03/02/2022) chưa có cuộc điều tra hình sự nào tại Việt Nam về các vụ giết người trong Cải cách Ruộng đất.