Trông giống những tổ ong bằng đất khổng lồ, kiến trúc đặc biệt ở sa mạc Ba Tư này được sử dụng để làm ra thứ hiếm và giá trị thời cổ đại: đá lạnh.
Từ năm 400 TCN, các kỹ sư Ba Tư đã dựng những tòa yakhchal ở sa mạc để làm và dự trữ đá lạnh. Công trình đặc biệt này lợi dụng độ ẩm thấp ở sa mạc, vốn kích thích sự bốc hơi nước (giúp hình thức làm lạnh bằng bốc hơi hiệu quả hơn) và sự làm lạnh nhanh một khi Mặt Trời lặn. Ảnh: Pinterest.
Những đặc trưng thiết kế khác nhau giữ cho nhiệt độ thấp bên trong yakhchal, từ cấu trúc hình xoắn ốc đến các tháp gió và lỗ thông hơi. Ở một số vùng sa mạc, đặc biệt là tại các khu vực có độ cao lớn, nhiệt độ giảm xuống dưới mức đóng băng vào ban đêm. Nước được dẫn từ một qanat (hầm dẫn nước) vào yakhchal, nơi chúng đóng băng khi nhiệt độ xuống đủ thấp. Ảnh: Livescience.
Một số có lỗ ở gần đáy, để giữ không khí lạnh đi xuống khu vực dưới lòng đất rộng lớn, nơi đá được làm ra và bảo quản. Các lỗ gần đỉnh tháp cho khí nóng thoát ra. Ảnh: Theculturetrip.
Yakhchal đôi khi được trang bị tháp gió được xây bằng bùn hoặc gạch làm từ bùn. Các lỗ thông hơi ở trên đỉnh tháp đưa không khí lạnh xuống dòng nước chảy phía dưới. Các tháp này còn được xây tích hợp với các ngôi nhà, có tác dụng như một ống thông khí, giúp làm mát. Ảnh: Theculturetrip.
Đáy công trình là nơi trữ đá lạnh, được lót một lớp rơm rạ dày để tăng cách nhiệt. Ảnh: Culturetrip.
Tường của tháp được xây để đổ bóng xuống nguồn nước khi nước được dẫn vào yakhchal, giúp đẩy nhanh quá trình đông đá. Những bức tường dày chống nước và chống nhiệt này được làm từ hỗn hợp đặc biệt gồm cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro sarooj. Ảnh: Wikimedia Common.
Công trình này cho phép người dân làm đá và tích trữ vào những tháng lạnh, sau đó sử dụng quanh năm để bảo quản thức ăn và làm faloodeh – món tráng miệng gồm mì sợi mảnh và siro đông lạnh. Ảnh: Lucid Food’s Flickr.
Yakhchal còn là nơi trữ đá lạnh được đem xuống từ những ngọn núi gần đó, và đóng vai trò như tủ lạnh. Ảnh: ANFRIX.
Nhiều công trình này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Du khách có thể tìm thấy chúng ở Meybod, Yazd và Kerman ở Iran. Ảnh: Theculturetrip.
Nếu bạn luôn thức giấc giữa đêm, tỉnh dậy rất sớm và không thể đi ngủ lại, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan nội tạng đã bị tổn thương.
Mùa đông đến là thời điểm lý tưởng để chúng ta tận hưởng một giấc ngủ ngon trên giường. Thực tế, suốt cả đời con người dành tới 1/3 thời gian cho việc ngủ. Giấc ngủ không phải là khoảng thời gian lãng phí như mọi người nghĩ bởi trong khi ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu thời gian để sửa chữa thể chất và trí não, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, có vai trò ngăn ngừa, chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, do cuộc sống bận rộn và áp lực cao, những thói quen xấu đã gây thức khuya, mất ngủ. Nếu bạn luôn thức giấc giữa đêm, tỉnh dậy rất sớm và không thể đi ngủ lại, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan nội tạng đã bị tổn thương.
Y học Trung Quốc đánh giá: Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì giấc ngủ chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của lục phủ ngũ tạng. Muốn biết nội tạng có tốt hay không bạn nên kiểm tra xem mình có thường xuyên mất ngủ và thức dậy vào đúng những khung giờ bên dưới đây hay không nhé.
Sáng nào cũng thức dậy vào thời gian này hãy cẩn trọng nội tạng kêu cứu
1. Bệnh tim: 3-4 giờ sáng
Các thói quen xấu như thức khuya, làm việc quá giờ, hay cáu gắt,… sẽ gây hại tim. Nếu đêm nào cũng khó ngủ, sáng thường tỉnh vào lúc 3-4 giờ sáng đi kèm triệu chứng tức ngực, khó thở, ngưng thở khi ngủ, tay chân lạnh thì bạn nên cảnh giác đó là dấu hiệu của bệnh tim .
Bạn nên đi khám kịp thời để biết được tình trạng sức khỏe của mình, tuyệt đối không được chủ quan bởi dù sao mất ngủ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ, sắc đẹp và sức khỏe rất lớn. Ngoài ra, có thể ăn thêm các món ăn có tác dụng dưỡng khí, bổ huyết, dưỡng âm, dưỡng tâm như khoai mỡ.
1h-3h sáng là khoảng thời gian gan đang thực hiện chức năng tự làm sạch. Nếu đêm nào bạn cũng tỉnh giấc vào thời điểm này, rất có thể gan của bạn có quá nhiều độc tố cần xử lý.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng “gan quản lý khí huyết”. Những cảm xúc tiêu cực của gan như khó chịu, căng thẳng, cáu kỉnh, suy nghĩ nhiều… đều dẫn đến việc khí huyết không đủ, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi, chuột rút bắp chân, nghiến răng…
3. Ruột già quá tải: 5-6 giờ sáng
Thời điểm 5h-6h sáng mỗi ngày, năng lượng sẽ tập trung ở khu vực ruột già để loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, chuẩn bị để bắt đầu một ngày mới. Nhưng nếu hệ tiêu hóa làm việc không tốt, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa và phân hủy hết dẫn đến khó chịu về đường tiêu hóa, gây tỉnh giấc bất ngờ vào khoảng thời gian này do có triệu chứng đầy bụng, đau bụng…
Để ruột già hoạt động tốt và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, bạn nên tập bài tập căng cơ bắp, uống nhiều nước sau khi thức dậy.
4. Mắc bệnh phổi : Thức dậy lúc 3-5 giờ sáng
Y học Trung Quốc tin rằng khoảng thời gian từ 3-5h sáng là thời điểm mà phổi đang thực hiện chức năng giải độc. Một khi phổi tích tụ quá nhiều độc tố thì sẽ phải hoạt động mạnh hơn vào khung giờ này. Điều ấy dẫn đến các triệu chứng như ho, khó thở, đổ mồ hôi… gây tỉnh giấc giữa đêm.
5. Bệnh thận: Tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng
Sáng nào cũng tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng để đi tiểu, coi chừng thận của bạn đang hoạt động không tốt. Nó cũng kèm theo ngứa da, mất ngủ thường xuyên vào ban đêm, đau lưng, phù ở chi dưới của mí mắt… lúc này bạn nên đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Vanvn- Gần tết, nhờ Nhà xuất bản Kim Đồng, tôi được tiếp bước tiền nhân – ủa quên theo vết chứ không phải tiếp bước nghe xui, về Nam Định và Hà Nam thăm mộ cụ Tú Xương và ngôi nhà xưa của cụ Nguyễn Khuyến.
Sinh thời, “Ai hỏi nhà ông tới/ Nhà ông đã bán rồi”, nhưng bây giờ ‘ngôi nhà’ nghìn thu xưa của cụ nằm trang trọng trong công viên Vị Xuyên rộng lớn. Ngôi mộ được xây vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, trên bề mặt mộ có một phiến đá nằm nghiêng khắc tên nhà thơ cùng quê quán, năm sinh, năm mất. Trước mộ có tấm bia đá, mặt trước khắc hai câu trong bài thơ Sông lấp của Tú Xương: “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”; mặt sau là hai câu thơ Nguyễn Khuyến khóc cụ Tú: “Kìa ai chín suối xương không nát/ Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”. Chắc chắn trên cả nước nầy chưa có một ngôi mộ thi nhân nào được đặt trang trọng trong công viên như vậy.
Ngôi nhà xưa của cụ Nguyễn Khuyến
Cụ Trần Tế Xương (1870-1907), đã để lại cho hậu thế nhiều bài thơ hay và về thể loại thơ châm biếm thì thuộc loại thượng đẳng sư phụ. Mỗi khi xuân về tết đến, kẻ yêu thơ, buồn vì thế thái nhân tình làm sao mà chẳng nhớ bài thơ nầy.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời: Chúc cho khắp hết ở trong đời. Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người.
Mộ cụ Tú Xương
Sau khi xin cụ phù hộ cho sang năm sáng tác được mùa, tôi rong ruổi về Hà Nam để ghé thăm khu di tích từ đường của cụ Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến. Khu di tích nầy nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ), huyện Bình Lục, Hà Nam. Khu từ đường Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH,TT-DL) công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1991.
Trước khu từ đường có một bia đá khắc bài thơ Thu điếu bằng chữ nôm, quốc ngữ và anh ngữ. Đọc bài thơ xong, du khách có thể đi thăm cái ‘ao thu lạnh lẽo nước trong veo’ bằng ‘ngõ trúc quanh co khách vắng teo’ trước khu từ đường. Ao thu đã vào mùa đông, nước không còn trong veo nữa chỉ có ngõ trúc là vắng teo thiệt. Và người dường như cũng teo lại khắp mọi phần trong cơ thể.
Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh năm 1835, mất năm 1909 tại Yên Đổ. Rõ ràng là sống dai hơn bác Tú Xương. Khi mất đi, cụ để lại cho hậu thế. các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập,Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Trong bộ phận thơ nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, thơ ông dùng để trải lòng; viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương – và cũng không ít bài chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỷ, cơ hội lúc bấy giờ…
Ngồi trước nhà từ đường, tôi và nhà thơ Cao Xuân Sơn cùng buột miệng đọc bài Chỗ lội làng Ngang:
Đầu làng Ngang có một chỗ lội, Có đền ông Cuội cao vòi vọi; Đàn bà qua đấy vén quần lên, Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối; Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười, Cái gì trăng trắng như câu cúi? Đàn bà khép nép đứng liền thưa: – Con chót hớ hênh ông xá tội; – Thôi, thôi con có tội chi mà, Lại đây ông cho giống ông Cuội; Từ đấy làng Ngang đẻ ra người, Đẻ ra rặt những thằng nói dối.
Ông thầy thơ trào phúng nầy, dù là nhà nho, gương mặt trên bàn thờ rất trang nghiêm nhưng lại thuộc loại nghịch ngầm. Hãy đọc những bài thơ trào phúng nho nhỏ của ông.
Bỡn cô tiểu ngủ ngày
“Ôm tiu, gối mỏ ngáy khò khò/ Gió lọt phòng thiền mát mẻ cô/ Then cửa từ bi gài lỏng cánh/ Nén hương tế độ đốt đầy lò/ Cá khe lắng kệ đầu hi hóp/ Chim núi nghe kinh, cổ gật gù /Nhắn bảo chúng sinh như muốn độ /Sẽ quì, sẽ niệm/ sẽ nam mô “
Cò mổ trai
“Trai sao chẳng biết tính con cò/ Mày hở hang chi nó mổ cho/ Đã cậy dài mu không khép kín/ Cho nên dài mỏ chực ăn to/ Thôi về bãi bể cho êm ái/ Để mặc bên sông nó gật gù/Cò trắng dầu khôn đành gác mỏ/ Trai già chờ lúc lại phơi mu.
Gái goá than lụt
“Con tạo ghen chi gái má hồng/ Mà đem nước đến vỗ tầm vông/ gió lùa cửa cổng bèo man mát/ Trăng xỏ buồn trai bóng phập phồng/ Những sợ anh kình rình dưới rốn/ Lại lo chú chuối lẫn bên hông/ Quản chi điểm phấn trang hồng nữa /Chỉ biết nơi sâu với chốn nông/
Gái rửa bờ sông“ Thu vén giang sơn một cắp tròn /nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn/ Biết chăng chỉ có ông hà bá /Mỉm mép cười thầm với nước non /”
Đĩ cầu Nôm
Thiên hạ bao giờ cho hết đi/ Trời sinh ra cũng để mà chơi/ Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời /Chơi thủng trống, long dùi âu mới thích /Đĩ bao tử càng chơi càng lịch/ Tha hố cho khúc khích chị em cười /Người ta đấng của ba loài/ nếu những như ai thì đĩ mốc/ Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc/khá khen thay làm đĩ có tông/ khách giang hồ chẳng chốn nào không/ suốt Nam BắcTây Đông đều biết tiếng/ Đĩ mười phương chơi cho đủ chín/ Còn một phương để nhịn lấy chồng/ Chém cha cái kiếp nào hồng/ Bạn với kẻ anh hùng cho đúng số/ Vợ bợm, chồng quan danh phận đó/ Mai sau ngày giỗ có văn nôm/ Cha đời con đĩ cầu Nôm’” (tục truyền con đĩ cầu Nôm là cô Tư Hồng.
Dạ, bẩm cụ con không theo kịp cụ ạ! Xin cụ xá tội!
Cuộc sống của gia đình nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ là sự bất định, tốn kém nhưng cũng mang lại nhiều trải nghiệm quý giá, Loren Braunohler mô tả với CNN.
Nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ là nghề nghiệp đặc biệt điên rồ.
Tôi biết điều đó và kết hôn với đồng nghiệp. Chúng tôi mang theo con cái, vật nuôi và đồ đạc đến những nơi xa xôi trên thế giới vài năm một lần.
Tùy địa điểm, chúng tôi có thể đạp xe trên dãy Alps, đi bộ trên dãy Himalaya, lướt sóng ở Sydney hoặc thưởng thức món ăn Thái ngon nhất thế giới.
Những lần khác, chúng tôi sống ở những nơi có dịch sốt xuất huyết, dịch hạch hay thành phố lớn với mức độ ô nhiễm đáng báo động.
Tuy nhiên, bất kể ở đâu, một điều không đổi là chúng tôi có cơ hội xê dịch rất nhiều.Gia đình của Loren Braunohler đón lễ Giáng sinh ở Kiev năm 2020.
Gia đình của Loren Braunohler đón lễ Giáng sinh ở Kiev năm 2020.
Sống ở 9 quốc gia
Nhiều người không biết các nhân viên Bộ Ngoại giao là ai hoặc làm gì. Chúng tôi là FSO, có nghĩa là các nhà ngoại giao của Mỹ.
Có ngày, chúng tôi gặp những tên tội phạm chiến tranh, rồi các nhà lãnh đạo đáng kính vào hôm khác. Chúng tôi tiếp xúc với ngư dân Mozambique để bàn về vấn đề bảo tồn.
Chúng tôi tiến hành các vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ, cho những quốc gia khác thấy vị thế của đất nước.
Chúng tôi gần như luôn sống và làm việc tại các đại sứ quán, lãnh sự quán Mỹ ở nước ngoài. Đôi khi, chúng tôi đi công tác trong nước tại thủ đô Washington.Loren và chồng Walter trong chuyến công tác từ Khartoum đến biên giới Ai Cập – Sudan năm 2008.
Loren và chồng Walter trong chuyến công tác từ Khartoum đến biên giới Ai Cập – Sudan năm 2008.
Tôi và chồng có tổng cộng 20 năm làm việc ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Chúng tôi sống ở 9 quốc gia, học 6 ngôn ngữ và cư trú ở hầu hết lục địa (trừ Nam Cực).
Tôi bắt đầu sự nghiệp ở Mozambique và Venezuela, còn chồng khởi đầu ở Thái Lan, Iraq và Australia. Chúng tôi đính hôn ở Venezuela, kết hôn tại Thái Lan và hưởng tuần trăng mật ở Lào. Sau đó, chúng tôi cùng phục vụ ở Sudan, thủ đô Washington và Thái Lan.
Trong thời gian này, tôi xin từ chức để ở nhà chăm sóc gia đình.
Sau đó, chúng tôi sống tại Ba Lan, dành một năm ở Rhode Island – nơi đứa con thứ 4 chào đời và hiện phục vụ tại Ukraine.
Trong vòng chưa đầy một năm nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển nhà. Chưa biết nơi nào nhưng đó là điều thú vị đáng chờ đợi.Gia đình Braunohler tới Phnom Penh, Campuchia cùng con trai đầu lòng năm 2011.
Gia đình Braunohler tới Phnom Penh, Campuchia cùng con trai đầu lòng năm 2011.
Là FSO, chúng tôi sống ở nhiều quốc gia với lịch sử, nền văn hóa hấp dẫn và khám phá những điều chưa biết.
Chúng tôi có được quyết định nơi mình sẽ đến? Câu trả lời là có và không.
FSO phải sẵn sàng đến bất cứ nơi nào Mỹ có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.
Khi bắt đầu, tôi được đưa cho danh sách gần 80 thành phố trên toàn cầu. Tôi đã phải xếp thứ tự 25 trong số đó. Mozambique là lựa chọn đầu tiên.
Với tôi, điểm đến tốt nhất trong danh sách là Oslo, còn khó khăn nhất là Liberia khi cuộc nội chiến diễn ra.
Từ quan sát sự kiện bầu cử ở các quốc gia đến làm việc theo hiệp định về biến đổi khí hậu với Trung Quốc, các vị trí hầu như luôn được lấp đầy mà FSO không bắt buộc phải nhận.
Khi lên chức cao hơn, FSO có cơ hội vận động hành lang vào các vị trí cụ thể ở những nơi nhất định. Tuy nhiên, gần như không ai có thể hoàn toàn kiểm soát số phận của họ.
Sự xáo trộn
Khi bắt đầu sự nghiệp, tôi và chồng đều độc thân. Cuộc sống thật đơn giản.
Bây giờ, chúng tôi có 4 đứa trẻ và chú chó săn lông vàng lớn. Mỗi lần chuyển nhà là cả núi hành lý cồng kềnh.
Trong cuộc sống của chúng tôi, mọi thứ đều xoay vòng, khi thì là trường học mới, lúc là ngôn ngữ mới hay vùng đất mới, ngôi nhà mới, những người bạn mới, môn thể thao mới.
Chúng tôi liên tục mua xe để phù hợp với nhiệm vụ mới nhất. Trang phục cũng phải thay đổi để phù hợp với khí hậu. Danh sách các loại vaccine cần tiêm cũng “ấn tượng” không kém.Gia đình Braunohler đi dạo trên hồ đóng băng Strebske Pleso ở Slovakia năm 2018.
Gia đình Braunohler đi dạo trên hồ đóng băng Strebske Pleso ở Slovakia năm 2018.
Suốt thời kỳ liên tục chuyển đổi này, các con tôi – 11, 9, 7, 2 tuổi – duy trì những thay đổi lớn trong cuộc sống cá nhân và xã hội. Chúng theo học các trường quốc tế nhỏ, tư thục đến trường công lập lớn của Mỹ.
Từ đi dép tông, mặc áo ba lỗ trong điều kiện ẩm ướt ở Đông Nam Á, chúng cũng phải thích nghi với nhiệt độ lạnh giá ở Đông Âu.
Pad Thái ngon biến thành borscht (món súp có nguồn gốc ở Ukraine, phổ biến ở nhiều quốc gia Đông và Trung Âu). Bể bơi biến thành đồi trượt tuyết. Rừng rậm thành lâu đài nghìn năm tuổi.
Cuộc sống của gia đình tôi không ngừng thay đổi. Điều đó có thể gây xáo trộn nhưng cũng có điều thú vị đi kèm.
Thế giới của các con tôi rộng lớn hơn rất nhiều so với những gì bố mẹ chúng từng trải qua. Chúng chứng kiến sự đói nghèo và giàu có. Chúng tiếp xúc với nhiều người mang quốc tịch khác nhau, nghe các ngôn ngữ khác nhau và bắt đầu khám phá truyền thống và tôn giáo mới.Con gái Kate của Loren (ngoài cùng bên phải) tham dự bữa tiệc sinh nhật ở trường mầm non Ba Lan năm 2016.
Con gái Kate của Loren (ngoài cùng bên phải) tham dự bữa tiệc sinh nhật ở trường mầm non Ba Lan năm 2016.
Gia đình tôi đã có những cuộc phiêu lưu tuyệt vời nhất. Chúng tôi băng qua những cánh đồng lúa ở Ubud, Bali; tìm kiếm những ngôi nhà cổ tích dọc theo bờ biển Ireland; đi dạo trên những con đường mòn của Hong Kong; thăm những ngôi đền ở Phnom Penh.
Chúng tôi đi máy bay phản lực trên Biển Đen ngoài khơi Ukraine và dạo bộ trên những hồ nước đóng băng ở High Tatras của Slovakia.
Ảnh hưởng của dịch bệnh
Vậy chúng tôi đã bỏ lỡ điều gì?
Chúng tôi nhớ nhà, ông bà, người thân, bạn bè và sự dễ dàng của việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Đó cũng có thể là người đưa thư, nước máy sạch, chăm sóc y tế tốt.
Để bọn trẻ quen với tình trạng chuyển đi liên tục, những người bạn của chúng tôi ở Benin đã sử dụng thuật ngữ “gia đình phiêu lưu”. Nó cũng mang lại sự kết nối ngay lập tức với các “gia đình phiêu lưu” khác khi họ di chuyển trên toàn cầu.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, cuộc sống của gia đình nhân viên Bộ Ngoại giao càng trở nên phức tạp. Chúng tôi chuyển từ Mỹ đến Ukraine vào mùa hè năm 2020.
Chúng tôi gặp khó khăn trong việc vận chuyển đồ đạc, các trung tâm vận chuyển thú cưng ở sân bay châu Âu bị đóng cửa. Khi đến nơi, chúng tôi không được phép liên lạc với người của Đại sứ quán Mỹ trong nhiều tuần.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không thể khám phá, gặp gỡ bạn bè mới, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, tham quan bảo tàng, nhà hàng hoặc chỉ đơn giản là đến thăm trường học mới của các con.Năm 2021, gia đình Braunohler đến thăm đảo Maalefushi ở Maldives.
Năm 2021, gia đình Braunohler đến thăm đảo Maalefushi ở Maldives.
Trước dịch, mục đích của chúng tôi khi chuyển đến Kiev là bay đến Italy, Tây Ban Nha và các điểm đến lân cận vào những ngày cuối tuần. Nhưng thay vào đó, chúng tôi khám phá các mỏ đá và rừng bị đóng băng bên ngoài Kiev trong mùa đông kéo dài của Ukraine.
Tôi tự nhủ rằng lối sống độc đáo này dạy cho các con cách chấp nhận, linh hoạt hơn và biết lăn xả với những thử thách không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Có lẽ chúng sẽ thấy mình là công dân toàn cầu và nhận ra có nhiều cách để sống viên mãn.
Đúng là công việc có phần “điên rồ”, chúng tôi cũng có cơ hội trải nghiệm rất nhiều góc độc đáo của thế giới này.
Như JA Redmerski từng nói: “Đôi khi, những kỷ niệm tuyệt vời nhất được tạo ra ở những nơi không chắc chắn nhất. Sự tự phát đáng giá hơn cả cuộc sống được lên kế hoạch tỉ mỉ”.
Loren Braunohler gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ với tư cách là nhà ngoại giao và từng làm việc tại Mozambique, Venezuela, Sudan, thủ đô Washington (Mỹ), Thái Lan. Sau một thập kỷ phục vụ tại cơ quan này, bà từ chức vào năm 2011 để trở thành người nội trợ và nhà văn chuyên viết về du lịch.
Ngân hàng trung ương Mỹ cho rằng tình trạng giá cả hàng hóa tăng vọt chỉ là nhất thời. Tuy nhiên, lạm phát đã kéo dài hơn mọi dự báo trước đó.
Theo Bloomberg, tỷ lệ lạm phát đã tăng vọt ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tại Mỹ, giá tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1990. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ số giá sản xuất vượt xa dự báo của giới quan sát. Đức – nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới – cũng không nằm ngoài xu hướng.
Điều đó có nghĩa là giá của mọi thứ từ thức ăn, xăng đến hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng đều tăng lên. Lạm phát sẽ ảnh hưởng ngày càng nặng nề tới túi tiền của người tiêu dùng trong những tháng tới, khi các nền kinh tế lớn mở cửa trở lại sau dịch Covid-19.
Câu hỏi đặt ra là liệu việc chi phí tăng vọt có phải chỉ trong ngắn hạn hay không, hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương lớn khác sẽ phải hành động.Tại Mỹ, giá tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1990. Chỉ số giá sản xuất của Nhật Bản và Trung Quốc cũng vượt xa dự báo. Ảnh: Reuters.
Tại Mỹ, giá tiêu dùng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1990. Chỉ số giá sản xuất của Nhật Bản và Trung Quốc cũng vượt xa dự báo. Ảnh: Reuters.
Chi phí leo thang
Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 10/11, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 6,2% trong tháng 10 so với năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 1990.
CPI lõi – loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu – tăng 4,6% so với năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 8/1991. Chỉ riêng giá xăng đã tăng 12,3% trong tháng trước, đóng góp vào hơn 50% mức tăng chung. Giá xe và thực phẩm cũng vọt lên mạnh.
Lạm phát tăng mạnh có thể khiến FED thắt chặt các chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến. Cơ quan này đã ám chỉ sẽ giảm quy mô chương trình mua trái phiếu trong vòng vài tuần tới.
Còn ở Nhật, chỉ số giá sản xuất ghi nhận mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm. Hôm 10/11, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Mùa mua sắm cao điểm cuối năm ở Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát kéo dài. Do sức mua và niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm. Ảnh: Reuters.
Mùa mua sắm cao điểm cuối năm ở Mỹ có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát kéo dài. Do sức mua và niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm. Ảnh: Reuters.
Như vậy, mức tăng giá sản xuất đã vượt kỷ lục hồi tháng 9, đánh dấu ngưỡng cao nhất kể từ khi Trung Quốc thu thập dữ liệu vào tháng 10/1996. Tương tự tháng 9, chi phí sản xuất tăng cao được ghi nhận ở 36 trên 40 lĩnh vực công nghiệp. Khai thác than, dầu khí và luyện kim đều chịu ảnh hưởng.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất của Trung Quốc giảm từ 49,6 trong tháng 9 xuống 49,2 vào tháng 10. Chỉ số này đã ghi nhận mức giảm trong 2 tháng liên tiếp.
Theo giới chuyên gia, sự tham gia của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, đẩy giá hàng hóa trên thế giới tăng mạnh hơn nữa.
Không sớm kết thúc
Theo quan điểm của FED, phần lớn lạm phát được thúc đẩy bởi tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng do các hạn chế liên quan đến dịch Covid-19. Theo các nhà hoạch định chính sách Mỹ, khi đại dịch dịu đi, những vấn đề này sẽ tự được giải quyết, mà không cần đến các biện pháp can thiệp mạnh tay như nâng lãi suất.
Nhưng tính đến thời điểm này, “lạm phát nhất thời” đã tồn tại lâu hơn rất nhiều dự báo của FED. Dường như áp lực lạm phát sẽ kéo dài ít nhất vài tháng nữa.
Chuỗi cung ứng toàn cầu đang chao đảo vì chi phí tăng cao. Tình trạng khan hiếm chất bán dẫn đã cản trở hoạt động sản xuất và thu hẹp biên lợi nhuận. Các tập đoàn như Apple Inc. và Amazon.com Inc. gặp khó vì chi phí lao động tăng cao và sản xuất trì trệ. Họ có thể phải đối mặt với mùa mua sắm cuối năm u ám.
Theo Bloomberg, tình trạng này càng kéo dài, sức mua của người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng. Bởi lạm phát tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương.
Tồi tệ hơn nữa, lạm phát trong năm nay có thể chỉ là khởi đầu. Nếu lĩnh vực dịch vụ bùng nổ vào năm 2022, chúng ta sẽ chứng kiến cú sốc lớn hơn nữa bởi chi phí lao động tăng cao
Chuyên gia Paul O’Connor tại Janus Henderson Investors
Đối với giới đầu tư, cả cổ phiếu và trái phiếu đều có thể bị ảnh hưởng nếu rủi ro lạm phát ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của nền kinh tế.
Nhiều nhà đầu tư đổ xô vào các loại tài sản có thể phòng ngừa rủi ro lạm phát, chẳng hạn vàng và tiền mã hóa.
“Tồi tệ hơn nữa, lạm phát (được thúc đẩy bởi nhu cầu) trong năm nay có thể chỉ là khởi đầu. Nếu lĩnh vực dịch vụ bùng nổ vào năm 2022, chúng ta sẽ chứng kiến cú sốc lớn hơn nữa bởi chi phí lao động tăng cao”, chuyên gia Paul O’Connor tại Janus Henderson Investors bình luận.
“Ở kịch bản tồi tệ nhất, tất cả yếu tố này có thể dẫn tới một cuộc suy thoái toàn cầu”, nhà báo Eric Lam của Bloomberg cảnh báo.
“Nhưng trong môi trường lạm phát tăng cao, vấn đề không chỉ nằm ở việc nâng lãi suất hay không. Các ngân hàng trung ương cũng cần duy trì sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu không, họ có thể đẩy thế giới vào suy thoái”, ông nói thêm.