Trải nghiệm Quảng Bình mùa mưa

Á hậu Hoàng My và các blogger du lịch đã có những ngày lội suối, leo hang, chèo kayak… giữa mùa mưa ở quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.

Cuối tháng 10 các travel blogger Ngô Trần Hải An (Quỷ Cốc Tử), người lang thang vòng quanh thế giới bằng xe máy Trần Đặng Đăng Khoa, Á hậu Vũ Hoàng My, vlogger Huy Cung và blogger Huy Hay Đi hào hứng đến Quảng Bình sau thời gian dài giãn cách. Miền Trung đang mùa mưa, không phải cao điểm du lịch nhưng nơi đây vẫn có nhiều điều thú vị.

Du khách trải nghiệm không gian xưa trong những ngôi nhà mái ngói của Chày Lập Farmstay, ngâm chân nước lá và ngắm phong cảnh làng quê Quảng Bình vào ngày mưa.

Á hậu, nhà làm phim Vũ Hoàng My cho biết đây là chuyến đi rất đặc biệt vì vừa kết thúc thời gian giãn cách kéo dài. Hành trình đến xứ sở hang động đem lại rất nhiều nguồn năng lượng cho cô.

Anh Hải An chia sẻ: “Hàng năm đến hẹn những cơn lũ lại đổ về Quảng Bình, nếu đã không thể thay đổi thiên nhiên thì hãy tìm cách chung sống. Chính vì thế du lịch Quảng Bình cũng tìm những điểm đến độc lạ chỉ xuất hiện trong mùa lũ để giới thiệu cùng du khách”. Với anh, không quan trọng mùa mưa hay nắng, hành trình đặc biệt ở những cảm xúc và người đồng hành tận hưởng cùng mình.

Trong khi đó, phượt thủ Trần Đặng Đăng Khoa (áo xanh) kể rằng không nhớ từng đến Quảng Bình bao lần nhưng trở lại vào mùa mưa, anh bất ngờ vì được thấy màu nước xanh trong trên các dòng sông và thung lũng.

Ngày 2 của chuyến đi, các KOL lội sông suối, chèo kayak và SUP ở thung lũng Hung Trâu, một trong những điểm ngập nước đẹp nhất ở Quảng Bình. Du khách chỉ có thể tận hưởng khung cảnh ngập nước vào mùa lũ kéo dài từ tháng 8 đến 11 hằng năm.

Tiếp tục những ngày ở Quảng Bình, đoàn thực hiện chuyến trekking hang Tiên trong ngày. Là một hang động thuộc hệ thống hang Tú Làn, hang Tiên phù hợp cho những người mới bắt đầu với các tour chinh phục. Nằm lọt thỏm giữa những dãy núi lớn và tán cây rậm rạp, nên trước khi tiến đến cửa hang Tiên, đoàn khách sẽ phải băng rừng, vượt suối và trekking qua những lối mòn.

Bên trong hang mùa mưa lũ du khách được tận hưởng một khung cảnh mới với những vòi rồng chảy từ trần hang (nếu ngày mưa lớn), các khối đá hình ruộng bậc thang độc đáo và vô số hồ nước xanh trong nằm ngay ở lòng hang.

Á hậu Hoàng My tạo dáng chụp hình nghệ thuật trong hang Tiên. Khung cảnh tự nhiên của những khối đá như ruộng bậc thang và hệ sinh thái độc đáo trong hang càng làm cho khung hình thêm nổi bật.

Một trong những hoạt động không thể thiếu của chuyến 4 ngày 3 đêm ở Quảng Bình của đoàn là du ngoạn sông Son trên thuyền kết hợp tìm hiểu những hang động Phong Nha.

Hiện tại, Quảng Bình là một trong những tỉnh đầu tiên mở cửa đón khách ngoại tỉnh, khởi động lại các chuyến bay, tàu và xe hàng ngày từ hai đầu Hà Nội và TP HCM. Từ 11/10 du khách đã có thể trải nghiệm khách sạn, homestay, khám phá các hang động hoặc tham quan các điểm đến ở Quảng Bình mà không cần cách ly khi đã tiêm đủ 2 mũi.

Khánh Trần
Ảnh: Ngô Trần Hải An

Tình và thù * Hoàng Hải Thủy

bt_and_alice

Tháng 12, 1994, vợ chồng Hoàng Hải Thủy đến Virginia, Hoa Kỳ

Văn Thành đặt ly rượu xuống, đốt điếu xì-gà, nghiêng đầu nhìn quanh một vòng. Cái nhìn ấy cho Thành biết chắc chỉ có chúng tôi ngồi trong góc phòng này và quanh chúng tôi lúc này không có người lạ nào ở trong tầm tiếng nói nhỏ của chúng tôi. Anh hỏi tôi bằng lối hỏi đột ngột thường lệ:

– Có những chuyện gì đã xẩy ra với Hoàng Giác?

Tôi giựt mình. Và đúng lúc ấy, bên ngoài trời đêm cơn bão nổ bùng trên thành phố cùng với một tiếng sét lớn. Tôi như ông Lưu Bị ngày xưa khi bị đại gian hùng Tào Tháo chỉ mặt nói mình là anh hùng, đã cả sợ, hoảng kinh, giựt mình đến văng cả đôi đũa đang cầm ở tay xuống gầm bàn, nhân lúc đó trời có tiếng sấm nổ, Lưu Bị bèn đổ cho sấm nổ làm mình rớt đũa. May cho tôi, hoặc nói một cách khác, tôi may mắn hơn Lưu Bị ở điểm tôi không sợ Văn Thành giết tôi như Lưu Bị sợ bị Tào Tháo giết – vì Tào Tháo có thể giết được Lưu Bị dễ dàng còn Văn Thành thì khó có thể giết được tôi – nhưng nếu lúc Thành hỏi tôi câu đó tay tôi đang cầm vật gì, tôi cũng có thể vì sợ, vì ngạc nhiên, mà đánh rớt xuống đất.

Gió nổi và mưa rơi ào ào sau tiếng sét ấy. Giông tố đang giáng xuống thành phố. Tôi ngồi im lặng một lúc lâu nghe tiếng mưa gió và có ý làm ra vẻ không nghe rõ câu hỏi vừa rồi của Thành. Tôi không biết Thành có lắng nghe tiếng mưa, tiếng gió hay không, tôi chỉ biết y cũng im lặng khi thấy tôi im lặng. Nhưng nhìn vẻ mặt y, nhìn vành môi mỏng mím chặt và đôi mắt cú vọ sáng long lanh của y, tôi biết là đêm nay, ở đây, tôi không thể yên ổn ra khỏi đây mà không chịu làm vừa ý y. Y muốn tôi kể hết cho y nghe tất cả những chuyện bí mật cũng như không bí mật, những chuyện nhiều người biết và những chuyện chỉ một mình tôi biết, về Hoàng Giác. Và y sẽ nhất định không chịu buông tha tôi nếu tôi không chịu kể.

Tôi với Văn Thành là bạn học từ bậc Tiểu Học. Hoàng Giác với Văn Thành, và tôi là bạn cùng học ở Trung Học. Trưởng thành, mỗi đứa chúng tôi theo một nghề để sống: Hoàng Giác đi buôn, làm chủ nhà xuất nhập cảng, Văn Thành làm nghề ký giả viết báo – chúng tôi vẫn gọi đùa nghề của y là nghề “nói láo ăn tiền” và nhiều khi, y cũng nhận lời của y đúng là như thế. Nhưng ký giả Văn Thành nhận nghề làm báo nói láo ăn tiền của mình với một thái độ tự tôn, kiêu hãnh và khinh đời – còn tôi, tôi làm cái nghề có ít lợi tức hơn cả: nghề gõ đầu trẻ, tức nghề dạy học.

Tôi nhìn khuôn mặt đợi chờ của bạn và tuy trong lòng ngạc nhiên – tại sao Thành lại biết sớm quá về câu chuyện mà tôi tưởng là bí mật hoàn toàn này? – nhưng không thấy khó chịu gì lắm. Ðêm nay trời giông bão, hai chúng tôi đang ngồi ấm trong một hội quán, chất rượu mạnh ngon và ngọt đang làm tan biến những chất tôi vừa ăn thành ra chất nuôi dưỡng cơ thể tôi. Và tôi cũng đang cần có bạn để tâm sự cho vơi bớt sự kinh dị chứa chất trong lòng. Chuyện ghê rợn có liên can đến Hoàng Giác, đến tôi, cũng kết liễu trong một đêm mưa gió bão bùng như đêm nay. Có thể là đêm đó mưa bão còn dữ dội hơn đêm nay nữa.

Cơn bão đến đêm nay cho tôi biết  những cảm giác rùng rợn của tôi đêm nào xưa sẽ không bao giờ phai nhạt trong tôi, cứ những đêm trời mưa bão tôi lại nhớ đến chúng, hoặc nói một cách khác, cứ những đêm trời nổi gió bão, chúng lại trở về ám ảnh tôi.

Chưa biết rằng trong thâm tâm, tôi đã sẵn sàng kể lại hết với y, thấy tôi im lặng hơi lâu, Thành tiếp:

– Cậu biết những gì về vụ Hoàng Giác, cậu có bổn phận phải kể cho tôi biết. Ðừng bao giờ cậu quên rằng nghề kiếm cơm của tôi là nghề viết truyện đăng báo. Tôi cần có những chuyện lạ làm đề tài hơn thiên hạ. Và… – y nói tiếp bằng một giọng buồn rầu – …bạn của cậu hồi này… già mất rồi, tài năng của bạn cậu ngày một tàn tạ đi. Như một cái cây khô…

Tôi dư biết Thành giả vờ. Tên tuổi y vẫn còn và đang chói sáng hơn bao giờ hết trong địa hạt báo chí ở đây, địa vị của y trong làng báo ngày một vững chắc sau khi y đã chiếm được một chỗ ngồi mà người ta thường gọi là “chỗ ngồi dưới ánh mặt trời”. Tuy nhiên, khi nghe người bạn thân của mình nói như thế, dù biết dư rằng bạn giả vờ, người bạn biết nể bạn, mến bạn, cũng phải vờ như cho đó là thật.

– Thôi đi cha… – tôi nói – Ðừng tả oán nữa. Ai bảo lười không chịu vất vả đứng ra làm chủ báo, cứ đi viết thuê cho nhàn hạ. Về già hết lộc đói rách còn kêu than cái gì…? Cứ từ từ, để tôi sắp xếp lại đầu cuối và kể cho mà nghe…

Tôi ra hiệu cho Thành đẩy ghế ngồi gần tôi hơn, rồi tôi gọi bồi rót thêm hai ly rượu. Một lúc tôi vào chuyện.

o O o

– Tôi sắp kể với anh một chuyện rùng rợn nhất đời này. Chuyện này có thể làm nhiều người nghe không tin đâu, nhưng tôi hứa danh dự là không  thêm bớt. Chuyện này rùng rợn đến nỗi tôi tin rằng cả anh, anh cũng không dám viết ra thành truyện. Vì vậy tôi thấy không cần phải bắt anh hứa sẽ không khai thác chuyện này. Nhất là chuyện lại liên can đến một người bạn thân của hai chúng ta…

Tuy nói là sắp nói về chuyện Hoàng Giác, tôi đột ngột hỏi Thành về một người khác:

– Anh biết Lê Kim chứ?

Thành gật đầu:

– Biết! Lê Kim, bác sĩ chuyên khoa giải phẫu một thời được coi là người có tương lai sáng nhất trong ngành y khoa Việt Nam, một thời làm Khoa Trưởng, nổi tiếng xuất sắc khi trình bày luận án ở bên Pháp… Tôi có gặp hắn vài lần có chào hỏi nhau nhưng thân thiết như bạn thì không. Nhiều người nói hắn… dở người, hơi khùng. Con nhà giầu, học giỏi, đỗ đạt cao, danh vọng lớn… nhưng hắn đột nhiên bỏ hết. Hắn tự ý xa lánh mọi người, không biết hắn ở ẩn để nghiên cứu khoa học hay là để tu hành? Hình như vợ hắn đẹp lắm thì phải? Nghe nói vợ hắn là hoa khôi đất Thần Kinh?

– Ðẹp lắm – tôi đáp – Chính vì nàng đẹp quá như thế chuyện ghê gớm này mới xẩy ra. Nếu nàng không có nhan sắc, hoặc chỉ đẹp vừa vừa thôi, chắc nhiều người đã không đến nỗi giết nhau vì nàng.

– Vợ chồng họ còn ở với nhau không nhỉ?

– Ly dị nhau lâu rồi. Nhà báo như anh chán bỏ mẹ, nhà báo mà rất nhiều chuyện cần biết lại không biết…

– Họ bỏ nhau bao giờ?

– Ðầu năm ngoái…

Thành tự bào chữa:

– Ðầu năm ngoái thì không có gì lạ, nếu moa không biết. Cậu quên là nửa năm ngoái moa ở Hoa Kỳ sao?

Tôi gật đầu. Thành đưa vào chuyện một câu triết lý thông thường:

– Có vợ đẹp là một tai họa. Từ ngày trái đất có loài người đến giờ đã có không biết bao nhiêu là thằng đàn ông thân bại danh liệt vì có vợ đẹp. Chết vì vợ đẹp nữa chứ chẳng phải chỉ thân bại danh liệt mà thôi! Chuyện những anh đàn ông chẳng may có vợ đẹp mà bị người khác giết đầy dẫy trong tập Ðông Chu Liệt Quốc. Ðại thần có vợ đẹp để cho vua đa dâm, hiếu sắc trông thấy, lập tức vua nó hại đại thần, nó cho đại thần đi tầu suốt để chiếm vợ. Kể cả những anh vua có vợ đẹp cũng khốn nạn cuộc đời khi bị thằng vua nước lớn hơn nó thích vợ mình. Như vụ nàng Tức Mặc, vợ vua nước Sái, hay nước Trần gì đó bị vua Sở chiếm mất đó…

– Và cũng có những anh đàn ông không may yêu phải vợ đẹp của người khác cũng bị chồng họ giết chết. Ðó là trường hợp của Hoàng Giác, người bạn không may của chúng ta. Chắc anh biết rằng Hoàng Giác trước đây là bạn thân của vợ chồng Lê Kim? Hoàng Giác mà lỉnh kỉnh với vợ Lê Kim không là chuyện lạ. Kể về phương diện đàn ông, Hoàng Giác hào hoa phong nhã hơn Lê Kim nhiều chứ? Về nghệ thuật chiều chuộng đàn bà và đức tính chịu khó chiều đàn bà thì hắn hơn xa bọn mình. Mà hắn hình như chỉ thích yêu đàn bà khi người đàn bà đó là vợ người khác. Chắc hắn chinh phục được vợ Lê Kim chứ?

– Chinh phục được. Vì thế hắn mới chết…

– Nói vụng vong linh hắn, kể ra thì hành động quyến rũ vợ bạn, nhất là khi người bạn đó lại là bạn thân thiết của mình là một hành động khó tha thứ được. Ngay cả trường hợp nếu không có mình thì người đàn bà ấy rồi cũng bỏ chồng…

Không muốn nói nhiều hơn về tội lỗi của người đã chết, tôi ngắt lời Thành:

– Hắn đã chết rồi. Hắn đã trả nợ cái lầm lỗi lớn đó. Thực ra việc Hoàng Giác chiếm được Lệ Ngọc – tên người hoa khôi thần kinh là Lệ Ngọc – không làm cho tôi thấy lạ. Chuyện làm tôi lạ là chuyện tại sao một người đàn ông như Lê Kim lại lấy được người đàn bà đẹp như Lệ Ngọc làm vợ?? Có lẽ là khi lấy chồng, Lệ Ngọc hãy còn quá ít tuổi, nàng chưa biết gì về cuộc đời. Có thể là gia đình nàng muốn nàng kết h ôn với ông bác sĩ con nhà giầu mới du học về nước đó. Ðể rồi khi chung sống với nhau, nàng mới biết rằng người đàn bà, nhất là đàn bà đẹp và đa tình, cần có một tình nhân làm chồng chứ không cần có một anh thầy thuốc, dù là thuốc Tây có tài nổi tiếng thế giới, quanh quẩn suốt ngày đêm cạnh họ. Dù không giao du mật thiết lắm với Lê Kim, ta cũng dư biết rằng Lê Kim có thể là một bác sĩ có tài nhưng không thể là một người chồng nhiều đức tính. Ít nhất người đàn ông như Lê Kim cũng không sao có thể làm cho người đàn bà xứ Huế, đa tình và đẹp như Lệ Ngọc phải yêu, phải mê, phải hy sinh. Mà thật ra thì Lê Kim cũng không coi vợ và tình yêu lớn bằng sự nghiệp của y. Có thể là y không chú ý gì lắm đến vợ. Sau khi cưới được nàng làm vợ rồi, có thể là y coi như vậy là xong, vấn đề đã kết liễu, y sẽ có người đàn bà đó ở bên cạnh suốt đời…

Thành buông nhẹ một câu kết luận:

– Nếu đúng như thế thì Lê Kim đã lầm lớn!

– Có thể! Nhưng Lê Kim cũng là loại đàn ông suốt đời không xâm phạm đến của riêng của người khác không thèm thuồng những cái người khác có, nhưng cũng nhất định không chịu yên khi người khác xâm phạm vào những cái gì y coi là của riêng của y. Y coi Lệ Ngọc là của riêng của y suốt đời. Y không nghĩ rằng Lệ Ngọc sống không có hạnh phúc với y và người đàn bà vừa đẹp vừa đa tình như nàng không đời nào có thể sống mà không có tình yêu, không có hạnh phúc. Y không chịu nghĩ rằng dù không có Hoàng Giác, vợ y rồi cũng bỏ y. Có thể nàng còn bỏ y sớm hơn nếu nàng không gặp Hoàng Giác, hoặc nói một cách khác, nếu chồng nàng không có Hoàng Giác là bạn. Nói tóm lại là Lê Kim coi như Hoàng Giác là thủ phạm làm cho gia đình y tan vỡ, Hoàng Giác là tên bạn phản phúc đã quyến rũ vợ bạn, làm cho vợ bạn bỏ chồng… Y bắt Hoàng Giác phải đền tội. Ðó là lý luận của y.

Tôi dừng lại để uống một hớp rượu lớn. Chất rượu mạnh này làm cho tôi tăng thêm tinh thần để có thể sống lại những giây phút kinh dị ấy và kể lại chúng.

– Vợ chồng Lê Kim sống với nhau được hai năm. Trong hai năm chung sống ấy, Lệ Ngọc có thể bị thất vọng, bị khổ sở đến hai mươi bốn tháng. Cưới vợ được chừng nửa năm thì Lê Kim đi với một phái đoàn thám hiểm Pháp vào sâu trong vùng rừng rậm Phi Châu huyền bí và man rợ. Cuộc hành trình này cũng kéo dài cả sáu tháng. Ðó là thời gian Lệ Ngọc gần Hoàng Giác nhất và hai người bắt đầu yêu nhau. Lệ Ngọc đã tính chuyện đòi ly dị chồng ngay khi chồng nàng đi thám hiểm xa trở về nhưng chính Hoàng Giác lại là người thuyết phục nàng không nên làm gấp quá…

Thành nhìn tôi. Ðôi mắt thoáng hiện ánh nghi ngờ. Nếu Thành nghi cho tôi thầm yêu Lệ Ngọc, y cũng không có lỗi gì, và y nghi ngờ không sai sự thực mấy. Tôi có thể quả quyết là không một gã đàn ông nào, kể cả đàn ông có vợ đẹp nữa, gần Lệ Ngọc mà lại không thấy thầm yêu nàng, thầm tưởng tượng ra một cuộc sống yêu đương với nàng. Chỉ có điều khác là sự ước ao mơ tưởng này không có điều kiện trở thành sự thực, vì thiếu can đảm, vì sợ bất trắc, vì cả trăm nguyên do khác, còn với Hoàng Giác, mọi điều kiện thuận lợi đều có đủ. Hoàng Giác đẹp trai, hào hoa, chưa vợ và Hoàng Giác chỉ thích yêu đàn bà có chồng, Hoàng Giác bị hấp dẫn vì đàn bà có chồng nhiều hơn là bị hấp dẫn vì những người con gái.

Tuy nhiên, tôi thấy việc thú thực tình cảm của tôi với Lệ Ngọc trước mặt Văn Thành là việc không cần thiết. Nên khi Thành hỏi:

– Sao toa biết nàng muốn như thế?

Tôi cắt đứt sự nghi ngờ nhen nhúm trong óc y bằng câu trả lời thản nhiên:

– Chính Lệ Ngọc nói với tôi như thế.

Thành hiểu tôi nghĩ gì, y lặng yên.

– Họ lại sống chung với nhau nửa năm nữa. Trong thời gian này, Lệ Ngọc đã yêu Hoàng Giác nhưng Lê Kim vẫn không biết. Hắn như kẻ sống trong tòa nhà sắp đổ mà vẫn tưởng là an ninh. Văn hoa hơn, ta phải nói hắn như con chim sống ở góc mái nhà một căn nhà đã cháy một góc mà không hề hay biết, không hề nghi ngờ. Sáu tháng sau, Lê Kim lại đi chuyến thám hiểm vào rừng núi Phi Châu lần thứ hai. Lần này thì Lệ Ngọc không còn có thể chịu đựng được nữa. Chuyến đi xa không cần biết vợ ở nhà sống ra sao của Lê Kim không phải là một giọt nước mà là cả một thùng “ton-nô” nước, cả mấy chục tấn nước, đổ vào bát nước đã đầy tràn từ lâu là sự chán chồng của người đàn bà đa tình ấy. Và vào thời gian này, Hoàng Giác cũng thấy là Lệ Ngọc đã “chín mùi”. Nếu Hoàng Giác còn khuyên Lệ Ngọc chịu đựng lâu hơn nữa, nàng sẽ nghĩ là Giác không yêu nàng, và nàng sẽ bỏ Giác để đi theo một người đàn ông khác sốt sắng với việc nàng bỏ chồng hơn.

Ðến ngày Lê Kim gần trở về, Hoàng Giác đưa Lệ Ngọc đi sống ở một nơi kín đáo chỉ có một mình hắn biết.

Cùng ngày ra đi, Lệ Ngọc đệ đơn xin ly dị chồng.

Lê Kim trở về. Cũng như lần trước, Kim đánh điện về nhà cho vợ báo tin mình về. Nhưng khi Lê Kim xuống phi cơ ở Tân Sơn Nhứt, hắn tìm mãi không thấy cô vợ trẻ trong số người ra đón thân nhân đi xa về. Kim về nhà và thấy tòa nhà lớn của mình đóng cửa im ỉm. Gia nhân của Kim ra đón ông chủ, báo tin bà chủ đã đi khỏi được ít ngày trước đó, bà chủ không nói là đi đâu, chỉ dặn là có thư để lại cho ông chủ. Lê Kim ngạc nhiên và thắc mắc vào phòng ngủ lạnh lẽo. Bức thư từ biệt của Ngọc để trên bàn ngủ đã có bụi phủ và y phục của nàng trong tủ áo đã được nàng mang đi gần hết.

Trong thư, Lệ Ngọc chỉ nói rằng nàng không thể sống được bên Lê Kim lâu hơn nữa, nàng ra đi làm lại cuộc đời của nàng và nàng cũng cẩn thận cho chồng biết tên luật sư nàng nhờ thực hiện cuộc xin ly dị tại tòa cùng ngày tháng nàng đệ đơn xin ly dị. Nhưng nàng chỉ không nói đến người đàn ông mới trong đời nàng, tức là nàng không nói gì đến Hoàng Giác.

Lê Kim thuộc loại đàn ông suốt đời không bao giờ hôn vợ nhưng nổi điên lên ngay lập tức khi có người đàn ông khác hôn vợ mình. Ðến lúc này Kim mới biết là mình bị tình phụ. Và Kim không làm ồn lên, không đi tìm cũng không than thở như nhiều anh bị vợ bỏ khác. Cuộc sống của Kim từ đó trôi đi im lìm như chuyện có vợ hay không, vợ bỏ hay vợ còn ở với mình, không phải là một chuyện quan trọng gì cho lắm. Nhiều người tin rằng với Lê Kim, y học quan trọng hơn tình yêu và đàn bà rất nhiều. Ngay cả Lệ Ngọc cũng tin như thế. Khi vụ án được đưa ra tòa. Lê Kim không tỏ ra chống đối ý định muốn ly dị của vợ. Lệ Ngọc được chấp thuận ly dị dễ hơn là nàng tưởng.

Tòa nhà vợ chồng Lê Kim chung sống là một trong những bất động sản do cha mẹ Lê Kim để lại. Khi Lệ Ngọc đi khỏi đó, Lê Kim cũng không ở đấy nữa. Tòa nhà rộng được đóng cửa để cho một đôi vợ chồng lão bộc trông coi. Lê Kim đi sống một mình ở một nơi khác. Nơi khác này của Lê Kim là một chiếc thuyền máy khá lớn. Thuyền này thuộc loại thuyền đi biển có thể chạy từ Sài Gòn ra Ðà Nẵng. Nó giống như du thuyền Hương Giang của Cựu Hoàng Bảo Ðại năm xưa nhưng tất nhiên là không lớn, không được đẹp bằng. Lê Kim biến thuyền máy thành một phòng thí nghiệm lưu động. Y ăn ngủ luôn dưới thuyền và ít khi có người biết đích xác thuyền này đậu đâu trên sông Sài Gòn. Và Lê Kim biến mặt hẳn trong giới trí thức, thanh lịch Sài Gòn.

Người ta quên đi Lê Kim và cặp nhân tình Hoàng Giác, Lệ Ngọc bắt đầu tính chuyện trở về sống ở Sài Gòn. Ðúng vào thời gian mà Lệ Ngọc yêu đời nhất, một buổi tối kia nàng không thấy người tình trở về tổ ấm của nàng như mọi tối.

Hoàng Giác không đến sở làm như mọi ngày và mất tích luôn. Không ai biết Hoàng Giác đi đâu. Lệ Ngọc lo sợ đi trình cảnh sát và cảnh sát mở cuộc điều tra. Một tháng rồi hai tháng trôi qua, Hoàng Giác vẫn biệt vô âm tín.

Chừng hơn hai tháng sau ngày Hoàng Giác mất tích một hôm Lệ Ngọc gọi điện thoại đến cho tôi, yêu cầu tôi đến nhà nàng ngay lập tức. Bây giờ nàng sống trong một căn phòng nhỏ ở đường Thi Sách. Nghe giọng nói kinh hoàng của nàng, tôi vội vã tới ngay, Lệ Ngọc mặt xanh như tầu lá, cho tôi biết nàng vừa nhận được một gói đồ gửi tới. Nàng chỉ gói giấy ấy cho tôi thấy trong đó là một bàn tay người.

Bàn tay người đó bị cắt tiện ở cổ tay, bàn tay một người đàn ông có đeo nhẫn hẳn hoi. Lệ Ngọc cho biết nàng vô tình mở gói ra, nàng còn kịp nhận chiếc nhẫn đó là chiếc nhẫn đeo tay của Hoàng Giác trước khi nàng ngất đi.

Kẻ gửi bàn tay bị cắt tiện của Hoàng Giác đến cho Lệ Ngọc còn cẩn thận gửi kèm trong hộp quà cái ví da có đựng thẻ căn cước của Hoàng Giác.

Tôi bàng hoàng không kém gì Lệ Ngọc. Khi trấn tĩnh lại được, tôi hỏi nàng gói quà khủng khiếp được gửi tới bằng cách nào. Tôi được biết nó được gửi tới nhà Lệ Ngọc cùng với một bó hoa tươi mua ở hàng hoa được Charner. Tên hiệu nhà bán hoa có ghi trên giấy gói bó hoa hồng Ðà Lạt. Tôi tìm đến hiệu bán hoa đó và được biết có một ông khách ngồi tắc-xi ghé qua tiệm, đưa tiền mua hoa gửi đến địa chỉ này và nhờ gửi thêm hộp quà tặng. Nhà bán hoa này vẫn nhận đem hoa khách mua tới nhà nên việc họ mang hoa đến nhà Lệ Ngọc không có gì là lạ.

Tôi thay mặt Lệ Ngọc báo cho cảnh sát biết về gói quà kinh dị. Cảnh sát đến, đem bàn tay trong hộp giấy đi. Cuộc sống của Lệ Ngọc thực sự trở thành địa ngục từ giây phút đó. Nàng như phát điên. Chỉ trong vòng vài ngày, nàng võ vàng và già đi trông thấy. Còn tôi, tôi chẳng thể làm gì được để an ủi hay trấn tĩnh nàng.

Nửa tháng qua đi. Không có gì mới xẩy ra. Ðến ngày thứ mười tám sau ngày Lệ Ngọc nhận được bàn tay trái của Hoàng Giác, gói quà thứ hai được gửi tới. Lần này nằm trong hộp giấy cùng với cái đồng hồ đeo tay là bàn tay phải của Hoàng Giác.

Lần này thì Lệ Ngọc lên cơn điên thực sự. Tôi lại được nàng gọi đến. Một hàng bán hoa khác ở Sài Gòn được nhờ gửi gói quà này cũng với bó hoa tươi. Cũng như lần trước, người bán hoa không thể tả được hình dáng ông khách ngồi trong xe tắc-xi ghé vào mua hoa và nhờ gửi theo gói quà.

Lệ Ngọc phải vào bệnh viện điều trị. Còn tôi, tôi đi tìm Lê Kim. Hai bàn tay bị cắt thật gọn cho tôi nghi rằng người cắt phải là một chuyên viên giải phẫu chứ không thể là người thường.

Nhưng tìm gặp được Lê Kim không phải là một việc dễ. Không ai biết thuyền máy của Lê Kim hiện đậu ở nơi nào. Mãi tới cả mười ngày sau trong một buổi tối đi tìm nhưng không hy vọng gì gặp được Lê Kim, tôi gặp được y trong một tiệm ăn đường Bô Na.

Có quen sơ với Lê Kim trước đó nên tôi tới ngồi bàn y, hỏi thăm y. Y có vẻ bình thường, nhã nhặn vừa phải. Y thoải mái tiếp chuyện tôi và không tỏ vẻ gì bối rối, khó chịu. Khi nói đến Lệ Ngọc, đến sự mất tích của Hoàng Giác, y tỏ ra tò mò một cách vừa phải. Nghĩa là y ngầm cho tôi biết rằng y không hề biết gì hết về vụ Hoàng Giác mất tích. Tôi hỏi y, y có biết Hoàng Giác hiện là người tình của Lệ Ngọc hay không – câu hỏi có vẻ kém lịch sự nhưng trong lúc ấy tôi không còn cách nào lịch sự hơn để dò hỏi y – y lãnh đạm nói là có.

Rồi thôi. Y không chịu nói gì thêm, chỉ ngồi hút xì gà và uống rượu. Như chúng mình đang ngồi bây giờ vậy. Ðêm ấy trời cũng có giông bão như đêm nay. Có tiếng sét nổ và Lê Kim đứng dậy cáo từ tôi.

Tôi lén đi theo y.

Như người bận làm một việc gì cần kíp, như người đang suy nghĩ một chuyện gì quan trọng nên không chú ý gì đến ngoại cảnh, Lê Kim ra khỏi tiệm ăn và ngồi vào chiếc xe hơi của y, lái đi. Tôi vào xe tôi, lái đi theo. Tôi có theo sát đít xe y, y cũng không biết.

Chúng tôi đi ra khỏi thành phố trong cơn mưa tầm tã. Lê Kim lái xe chạy về Khánh Hội, rồi lên cầu Tân Thuận, sang khu Nhà Bè. Ðêm đen kịt và mưa đổ, gió mỗi lúc một lớn khi xe y ngưng lại bên một bờ sông vắng. Du thuyền của y đậu chơ vơ một mình ở tít mãi ngoài giữa dòng sông. Y xuống một chiếc ca nô để sẵn ở đó và mở máy chạy ra thuyền.

Tôi đi dọc bờ sông tìm kiếm và sau chừng nửa giờ bối rối, tôi tìm được một chiếc tam bản nhỏ. Nhờ những giờ bọn mình chung tiền nhau bơi périssoire năm xưa trên Hồ Tây, tôi xuống thuyền và loay hoay cũng phải mất đến nửa tiếng nữa, tôi mới bơi ra được đến gần chỗ du thuyền của Lê Kim đậu.

Thuyền có đèn sáng. Tôi cố gắng cho chiếc thuyền nhỏ của tôi ghé thật nhẹ vào thành du thuyền. Rồi tôi rời thuyền nhỏ leo lên thuyền lớn. Sự im lặng trên du thuyền cho tôi tin rằng Lê Kim không biết có người theo dõi y đến tận sào huyệt của y.

Tôi men theo thành du thuyền leo đến khung cửa sổ có ánh đèn sáng nhất, tôi bám vào thành cửa sổ có gắn kiếng nhìn xuống lòng du thuyền. Cảnh tôi nhìn thấy qua khung cửa đó làm cho tóc tôi đứng dựng hết lên.

Nơi tôi nhìn xuống là phần chính của lòng du thuyền. Trong đó, ngoài ánh đèn còn có ánh lửa sáng bập bùng. Lửa phát ra từ một lò than rất lớn đặt ngay giữa thuyền. Lê Kim bận áo “bờ lu” trắng như khi y ở trong phòng giải phẫu, hai tay múa may lưỡi dao, đi đi lại lại, vừa đi vừa nói lớn một mình. Cơn bàng hoàng qua đi, tôi nhận thấy có máu vấy trên áo y và trên lò than có một cái chảo lớn, trong lòng chảo đang được rán một khối thịt tròn, lớn như cả một con bê.

Không cần nhìn kỹ hơn, tôi cũng biết Lê Kim đang lên cơn điên loạn và khối thịt đang được rán vàng trong chảo mỡ kia là thịt… gì, thịt ai?? Sự phát giác ấy làm cho toàn thân cứng đờ ra, máu tôi như ngừng chạy và nước mưa ướt đẫm quần áo tôi làm cho tôi không còn cử động được nữa…

Tôi bị mưa lạnh làm tê liệt cả người. Tôi ngã sấp mặt xuống khung cửa sổ và… rầm… một tiếng, kiếng vỡ, tôi rớt xuống lòng du thuyền như một trái mít rụng.

Sự xuất hiện đột ngột của tôi cũng làm cho Lê Kim đứng sững mất vài giây đồng hồ. Sự bất động ấy của y cho phép tôi còn sống. Cơn sợ hãi vì biết mình gặp nguy hiểm có thể chết làm cho tôi có một sức mạnh lạ lùng. Tôi vượt được cơn tê liệt của bắp thịt, tôi chồm dậy được vừa vặn đúng lúc Lê Kim, mắt trợn lên rực lửa, miệng há ra hét lớn, tay cầm dao chạy tới đâm tôi…

Y trượt chân trên vũng máu tươi trơn trợt trên sàn tầu và ngã chúi mặt vào lò than hồng. Phản ứng của tôi đến thật nhanh… Ðêm nay… một là y chết, hai là tôi phải chết… Tôi bước tới nhặt lưỡi dao nhọn rớt trên vũng máu tươi, nghiến răng đâm sâu tới cán dao xuống ót tên quỷ sống…

Mùi thịt người nồng nặc trong căn phòng kín sau đó làm tôi choáng váng muốn ngất đi. Tôi vội hành động thật nhanh để có thể ra khỏi được nơi địa ngục này trước khi ngã ngất… Tôi khuân bình ét-xăng trong góc thuyền ra đổ lênh láng trên sàn… Tôi leo với xuống thuyền và chèo như bị ma đuổi. Tôi rời xa du thuyền được chừng trăm thước thì lửa vàng vọt lên từ đó và du thuyền phát nổ… Tàn lửa rớt cả xuống đầu tôi…

o O o

Giông bão nổi lớn hơn bên ngoài và Văn Thành ngồi lặng đi.

Tôi thâu hết can đảm để nói hết, vì tôi biết rằng nếu đêm nay tôi không nói được ra hết những kinh dị của tôi đêm đó, suốt đời tôi sẽ không bao giờ còn có đủ can đảm để kể lại chuyện này:

– Thì ra Lê Kim đã bắt cóc được Hoàng Giác. Y bắt sống được Hoàng Giác và đưa tình địch về nhốt dưới du thuyền đó bằng cách nào, chỉ có y và Hoàng Giác biết. Lê Kim không giết Hoàng Giác ngay. Y để Giác sống và hành hạ. Nhờ tài giải phẫu có thể cưa chân, cắt tay người ta mà không làm cho người bị cắt phải chết, Lê Kim đã cắt một tay Hoàng Giác để gửi cho Lệ Ngọc. Y làm cho cổ tay bị cắt của nạn nhân cầm máu, chích thuốc khỏe cho nạn nhân, chờ cho nạn nhân mạnh lại mới cắt bàn tay bên kia… Ðêm hôm đó khi thấy tôi đến làm thân, nói chuyện với y, Lê Kim biết là tôi ngờ y là thủ phạm, y vội vã bỏ về thuyền và giết luôn Hoàng Giác. Cũng có thể là Hoàng Giác đã chết trước đêm đó…

Thành rùng mình:

– Như vậy là Hoàng Giác vẫn sống cả mấy tháng trời trong lòng cái du thuyền đó hay sao?

– Chắc thế!

– Nhưng còn khối thịt toa nhìn thấy  trong chảo mỡ??

– Trong thời gian thám hiểm rừng sâu Phi Châu, Lê Kim chuyên khảo cứu về phong tục đặc biệt của giống dân ăn thịt người. Y có viết một báo cáo tường tận về tục ăn thịt người… Nấu nướng thịt người ra sao, chỗ nào ngon nhất… Tại sao người đã ăn thịt người một lần rồi cứ khoái, cứ thèm ăn thịt người mãi… Trong báo cáo, chính Lê Kim có viết để người đọc hiểu ngầm rằng nhiều lần y đã thưởng thức món đó mấy lần…

Có tiếng sét nổ rền trời. Ðêm Sài Gòn và gió lạnh lùa vào tận góc phòng kín này.

Một lần nữa Thành rùng mình.

Anh nói như người rên rỉ:

– Thôi… Thôi… Ðừng kể nữa… Gọi lấy thêm rượu! Sao thấy lạnh quá..!.

(Nguồn : hoanghaithuy.wordpress.com)

1 cốc nước muối = 10 loại thuốc trị bệnh: Có rất nhiều công dụng đến từ một món rẻ bèo mà bạn đang bỏ qua mỗi ngày

1 cốc nước muối = 10 loại thuốc trị bệnh: Có rất nhiều công dụng đến từ một món rẻ bèo mà bạn đang bỏ qua mỗi ngày
MẶC DÙ MUỐI ĂN CHỈ LÀ MỘT LOẠI GIA VỊ RẤT BÌNH THƯỜNG, NHƯNG MỘT CỐC NƯỚC MUỐI LOÃNG NHO NHỎ LẠI CÓ RẤT NHIỀU CÔNG DỤNG.

Muối ăn còn có tên khoa học Natrium chloridum crudum, Sal. Trong dân gian gọi đơn giản là muối, tuy nhiên, không phải loại muối nào cũng được dùng như muối ăn. 

Đây không chỉ là một loại gia vị thông thường trong bếp mà còn đem tới nhiều công dụng. Nếu biết cách tận dụng, chúng còn được dùng như một số bài thuốc trong đời thường.

1. Làm sáng mắt

Pha nửa chậu nước muối ấm, khuấy cho tan đều. Sau khi rửa sạch mặt thì úp mặt xuống dung dịch nước muối loãng đã pha. Trong khi ngâm mặt thì mở mắt, di chuyển hướng mắt lên trên, xuống dưới, sang trái và phải để đạt được hiệu quả tối ưu.

2. Trị viêm họng

Khi bắt đầu bước sang mùa thu – đông, khí hậu khô hanh là điều kiện khiến các bệnh viêm thanh quản, viêm họng dễ xảy ra nhất. Có thể dùng nước muối để điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh. 

Cách thực hiện như sau: Khi cảm thấy cổ họng khó chịu, hãy dùng nước muối súc miệng buổi sáng. Khi cổ họng sưng đau, súc họng bằng nước muối đặc 5 – 6 lần/ngày sẽ đảm bảo tác dụng tiêu viêm, khử trùng.

3. Gây nôn trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thức ăn nhẹ hoặc uống quá nhiều rượu, khiến dạ dày khó chịu, bạn có thể uống nước muối đặc để gây nôn. Dùng một muỗng canh muối ăn pha với khoảng 100ml nước, sau đó uống 1 – 2 lần rồi kích thích vào vùng họng để nôn hết thức ăn.

Sau khi nôn, tùy vào mức độ để kịp thời xử lý tình huống, đi khám chữa tại bệnh viện hoặc nghỉ ngơi, theo dõi tại nhà.

1 cốc nước muối = 10 loại thuốc: Có rất nhiều công dụng đến từ một món rẻ bèo mà bạn đang bỏ qua mỗi ngày - Ảnh 1.

4. Cầm máu tự nhiên

Khi bạn bị chảy máu cam, có thể dùng bông gòn, dùng bông y tế nhúng nước muối nhét vào lỗ mũi, đồng thời uống 1 cốc nước muối loãng để cầm máu.

Nếu thường xuyên bị chảy máu chân răng,  có thể dùng bột muối đánh răng vào sáng và tối mỗi ngày, giúp sức khỏe răng miệng cải thiện hơn.

5. Chống viêm răng miệng

Flo có trong muối ăn có thể đóng vai trò chống viêm, khử trùng và ngăn ngừa sâu răng. Do đó, hãy súc miệng và đánh răng bằng nước muối vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng. 

Trong trường hợp bị đau răng do phong nhiệt, có thể cho khoảng 500g muối vào 2 bát nước, nấu với cành hòe, dùng để ngậm và súc miệng. Hoặc đơn giản là dùng nước muối đặc súc miệng cũng cải thiện tình trạng nhiệt.

6. Khử độc cơ thể

Cơ thể thu nạp một lượng quá lớn các chất hóa học do môi trường ô nhiễm, khói, bụi… thường có dấu hiệu da xỉn màu, nổi mụn… Có thể dùng muối biển pha vào trong nước tắm, dùng để ngâm mình khoảng 10 phút, hỗ trợ thải độc và thanh lọc cơ thể. 

Nếu bị rết, bọ cạp đốt, bạn cũng có thể pha muối với nước nóng rồi chườm lên vùng bị đốt để giảm đau và sát trùng.

7. Trị rụng tóc

Một số người thường hay bị rụng tóc do nấm tóc, nấm da đầu, chân tóc yếu. Khi sử dụng nước muối gội đầu rồi xả lại bằng nước sạch, sau một thời gian sẽ giảm dần tình trạng rụng tóc.

1 cốc nước muối = 10 loại thuốc: Có rất nhiều công dụng đến từ một món rẻ bèo mà bạn đang bỏ qua mỗi ngày - Ảnh 2.

Các khoáng chất của muối tự nhiên mang lại không ít lợi ích sức khỏe. Ảnh: Zeenews

8. Có công dụng tẩy mụn

Một số người hay bị nốt mụn ở lưng, ngực, muối cũng có thể tận dụng muối trong việc tẩy bớt mụn. Sau khi đã tắm nước ấm cho cơ thể nóng lên, lỗ chân lông giãn nở, hãy chà muối lên lưng rồi dùng bông tắm massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Lưu ý sử dụng lực tay vừa phải, không nên mạnh tay. 

Tiếp theo, dùng khăn hoặc một miếng bông lớn để nhúng đẫm nước muối, đắp lên lưng khoảng 10 phút. Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch.

Quá trình này hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông và giảm sưng tấy, giảm viêm tại các vị trí có mụn.

9. Trị đau nhức chân, chuột rút

Nếu thường xuyên bị đau nhức chân, nên dùng muối ăn xoa xát chỗ đau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày để thấy tình trạng ê ẩm giảm đi một cách từ từ. 

Còn với người bị đau phong thấp cơ và khớp, có thể dùng muối ăn và tiểu hồi hương, sao nóng lên, bọc vải rồi đắp vào chỗ đau, mỗi ngày có thể đắp 2 lần.

Trong trường hợp khi chân tay bị chuột rút phát lạnh, lấy muối sao nóng lên, bọc vào miếng vải rồi lau tay chân nhiều lần cũng có thể giảm tình trạng.

10. Trị táo bón 

Thường xuyên sáng sớm bụng đói uống một ly nước ấm pha muối loãng rất tốt cho đường ruột và bệnh táo bón lâu ngày.

*Theo Aboluowang / Thúy Phương / Trí thức Trẻ

Trồng (ngợưc) người!

Mao và Hồ, 1955 (ảnh: Bettman/Getty Images)

Thập niên thụ mộc. Bách niên thụ nhân.

Quản Trọng (723-716/TCN)

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.

Chúng ta phải đào tạo ra những “công dân tốt và cán bộ tốt” cho nước nhà”

Lớp học chính trị “cán bộ giáo dục” miền Bắc (13/9/1958)

Hồ Chí Minh

(1890-1969).

———————————————————— 

Dẫn Nhập: Vào khoảng những năm sau 1945 đến 1950, tôi là thằng bé chưa tới 10 tuổi sống trong chiến khu Việt Minh, thượng nguồn tả ngạn sông Hương, ăn “nờ rờ-nước ruốc”, như thế danh từ R có trước khi thành hình Cục R, Trung Ương Cục Miền Nam rất lâu, 20/12/1960. Cũng như ngàn đứa nhỏ thuộc thế hệ sinh năm 1940’s, tôi được dạy vỗ tay, tập hát bài “Ai yêu “bác Hồ Chí Minh” hơn các em nhi đồng!” Người gọi là “bác Hồ” kia là ai cho đến hôm nay, cuối đời, bản thân chưa hề thấy, không hề gặp. Không hề có ý muốn gặp.

Không phải một mình tôi mà chắc cũng rất nhiều người Miền Bắc, những người gọi là “Công dân VNDCCH trước 1976, hoặc CHXHCNVN sau 1976 cũng không hề thấy ra kẻ gọi là “bác Hồ” kia là ai? Như thế nào? Ở đâu? Làm gì? Nhưng nhân sự ấy có – CÓ RẤT THẬT – nên mới xẩy ra sự kiện gọi là “Lời của Bác” treo cùng khắp, bày ra nơi nơi, bất cứ hóc hẻm nào nơi Miền Bắc, trước chuồng trâu, nơi ủ phân (bắc) gây giống trước, sau 1975 đều thấy ra, dẫu đứa bé chưa biết đọc, chưa biết viết! Và khi đủ trí khôn để bắt đầu đi học thì cũng đến lúc thực hiện “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – theo lời dạy của bác chứ không ai khác! Lời dạy chí thánh của bác không ngừng ở bờ Bắc sông Bến Hải mà chạy suốt vô Nam, đến tận Năm Căn, U Minh khiến một chị ả nhà quê tên gọi là Út Tịch đã tuôn lên lời nguyền sắt máu: “Còn một lai quần cũng đánh Mỹ xâm lược như lời Bác dạy”. Cả bác lẫn Mỹ chị ả chưa hề thấy, chỉ biết lai quần rách te tua nhàu nát là “sự nghiệp Chống Mỹ/Cứu Nước” của Út.

Nhưng không chỉ chừng ấy, 45 năm sau 30 Tháng 4/1975 lời bác vẫn trường tồn, hiện hữu! Như một thứ kim cương bất hoại bất chấp thời gian, không gian, môi trường, hoàn cảnh. Có thật như thế không? Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biếu Ngày 12 tháng, 6, 2021 ở Hà Nội đã nêu lên chỉ đạo: “Học tập và làm theo Bác phải bằng hành động cụ thể, thiết thực, nói đi đôi với làm”. Nhưng nói như thế nào và làm những gì? Tổng bí thư Trọng nói rõ: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà sinh thời Bác đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện.” Đến đây chúng ta có thể thấy ra: Tất cả người, việc từ hơn nửa thế kỷ qua từ đứa nhỏ vị thành niên ăn nước ruốc nơi chiến khu Miền Trung, đến chị đàn bà có chiếc quần rách ở đồng ruộng Miền Nam, và tại hôm nay với viên tổng bí thư già lão lú lẫn của Hà Nội – Tất cả đều nhận được “sợi chỉ hồng” xuyên suốt – Đảng giáo dục do, từ, của bác! Từ định đề này, chúng ta nhìn ra tất cả mọi vấn đề – Bác đã thực hiện chính sách TRỒNG NGƯỢC NGƯỜI/TRỒNG NGƯỜI ĐANG SỐNG LẪN KẺ CHẾT. Trồng rất thành công!

1/ Không Sợ Trời!

Từ cuối Thế Kỷ 19, vào năm 1880 trong cuốn Les Frèes Karamazov, Dostoievsky, đại diện tinh thần Chính Thống Nga, dân tộc thụ nhận ân sâu Đức Tin Thiên Chúa, qua nhân vật tiểu thuyết Ivan, đã viết lên mối băn khoăn: “Xin phải hiểu điều nầy. Không phải Thiên Chúa là đấng tôi phủ nhận. Mà tôi phủ nhận cái thế giới nầy. Thế giới mà Chúa đã tạo dựng – Thế Giới Của Chúa – Tôi không chịu cái thế giới nầy!” Mối xung đột Đức Tin/Triết Học/Thần Học nầy không chỉ với bản thân Dostoievsky, riêng của Dân tộc Nga mà chung cho cả Châu Âu, tràn ra khỏi biên giới lãnh thổ các quốc gia, như lời của người Đức, F. Nietzsche từ cuối Thế Kỳ 19 (1844-1900) đã tuyên ngôn. Lời của Nietzsche vượt khỏi tầm Thế Kỷ 19, 20 vang vọng đến tận hôm nay. “Chúa đã chết. Chúa chết thật. Và chính chúng ta ĐÃ GIẾT CHÚA. Làm sao chúng ta có thể yên ổn được khi chính chúng ta là KẺ SÁT NHÂN/KẺ SÁT NHÂN LỚN NHẤT TRÊN TẤT CẢ! Nhưng tất cả băn khoăn, khắc khoải, xung đột Triết Học/Đức Tin/ Triết Học/Thần Học của Châu Âu dẫn đến biến động xã hội, văn hóa chính trị kể cả quân sự, kinh tế của toàn nhân loại hôm nay đồng được giải quyết, vất bỏ một cách chóng vánh, dứt khoát và có hiệu quả từ, với Đảng Cộng Sản Hà Nội do một tay Hồ Chí Minh chỉ đạo, giảng dạy, huấn luyện, điều hành. Hãy xem…

Trời không có thiên thần

Đất không có thánh nhân

Chỉ có NHÂN DÂN THẦN THÁNH

Và ĐẢNG TA làm nên sức mạnh

Bay đến chân trời….

Lưu ý, Nguyễn Đình Thi, tác giả những cái gọi là “thơ” ghê gớm trên không phải do vô tình nên không viết hoa những từ “thiên thần, thánh nhân” mà chỉ VIẾT LỚN, NHÂN DÂN THẦN THÁNH, ĐẢNG TA. Và Nguyễn Đình Thi không chỉ “xây dựng thơ cách mạng” một mình, y có những đồng chí xuất sắc giỏi giang khác. Coi chừng còn giỏi hơn y trong lãnh vực gọi là “tụng ca” mà Thánh Vịnh của Kinh Thánh Cựu Ước e rằng cũng kém phần ngợi ca, khấn niệm – Cho dẫu Xưng Tụng Thiên Chúa!? Tôi không dám ngoa ngôn, xin tiếp minh chứng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Hoặc,

Trái tim Anh chia ba phần tươi đỏ

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Còn nhiều nữa,

Cảm ơn Đảng của chúng ta,

Đảng làm ra ánh sáng

Người chưa đưa ta lên được sao Kim

Nhưng Người đã cho ta một linh hồn và một trái tim.

Và không thể có những chữ nghĩa nào sánh cùng,

Đảng dạy tôi biết ngẩng đầu đứng dậy

Vững hai chân đứng thẳng làm người.

Dịp sinh nhật Đảng 3/2/1960, Tố Hữu lập kỷ lục với “Ba mươi năm đời ta có Đảng”, dài 257 câu bằng những định nghĩa Đảng cuối cùng, cao nhất:

Đảng ta muôn vạn công nông

Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin.

Trời, thần, thánh, danh nhân lịch sử nào có thể tồn tại ngoài cái gọi là “cái đảng” nầy được”? Song hành với những thứ loại chữ nghĩa “tán tụng” siêu đẳng của Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu còn có rất rất nhiều. Ví dụ từ trong Nam xa xôi cũng có lời “thơ”: Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Miền Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ! Bác tên thật là gì? Đố đứa nào biết vì bác chuyên xài “bí danh” – Vậy “hồ chí minh” cũng là đồ giả xét ra không nên viết hoa! Cũng thế, bất cứ ai có lương trí, nhân tính bình thường nên tự đặt ra câu hỏi: Ở đâu “bác Hồ” dạy ra những tài thơ (khủng/Chữ của Hà Nội tăng cường vào Nam sau 1975) đến như thế? Từ đâu nơi Miền Bắc có được những tài thơ (hoành tráng/Cũng chữ của Miền Bắc XHCN đem giáo dục miền Nam sau “giải phóng 1975”).

Hồ và “các đồng chí quốc tế cộng sản” (ảnh: Keystone/Getty Images)

Từ những thực tế kể ra trên, lần hồi chúng ta sẽ thấy ra nguồn gốc của đầu mối “dạy (con) người” mà bác đã (cố tình nhưng vô phúc) nhận lãnh. Điển hình, bác được dạy như thế nầy: “Tôn giáo là một hình thức của một tạo lập áp bức, trái tim của một thế giới vô tâm. Đấy chỉ là tinh thần của một hoàn cảnh không lý tín. Một thứ á phiện của quần chúng”. Từ Thế Kỷ 19, Karl Marx đã “DẠY” rõ ra như thế thì một “chú Ba” (Một tên thông dụng của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Côn… tiền thân của HCM) khi làm bồi trên tàu Latouche Tréville. Năm 1911, với trí năng của một anh Annamist 21 tuổi (sinh năm 1890 trong đơn xin Học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Sinh Côn tức Ba), mới qua bậc tiểu học thì làm sao chú Ba có khả năng hiểu thấu và không nghe lời dạy của Marx?! Chưa hết, “bác kính yêu” còn được “bồi dưỡng” thêm bởi: Nếu Karl Marx đã khởi đầu “Tuyên Ngôn Cộng Sản” cùng lần với Tính Vô Thần thì Stalin kế nhiệm Lenin lãnh đạo Liên Bang Sô-Viết (1922-1953) luôn công khai áp đặt Chủ Nghĩa Vô Thần lên quần chúng.

Từ 1928 cho đến Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945), để củng cố quyền lực chính trị, Stalin đã ra lệnh triệt hạ Nhà Thờ Công Giáo, Thánh Thất Hồi Giáo, Tu Viện Chính Thống Giáo; tàn sát, tống giam hàng ngàn tu sĩ, chức sắc lãnh đạo các tôn giáo, quyết liệt xóa bỏ ý niệm Thương Đế trong lòng dân Nga. Với một bậc thầy ngoại hạng như Stalin, Thượng Đế đã bị hoàn toàn xóa bỏ trên Liên Bang Sô Viết. “Bác Hồ” dẫu kém cỏi bao nhiêu, không học cũng không được?! Không học là chết ngay với Stalin, cũng bởi trong giai đoạn 1933-1938, với tên Linov, ngoài cô vợ trên giấy tờ Nguyễn Thị Minh Khai, đồng chí Linov còn có một người vợ Nga khác. Chuyện vợ con lem nhem của Linov tình báo Liên Xô tất phải dùng như một “sinh tử phù” – Để nhỡ “đồng chí Linov” không chịu học, Thầy Stalin sẽ không để yên. Lịch sử đã nhiều dịp chứng minh: Bác là một học trò (rất) ngoan và học (rất) giỏi. Tuy nhiên, Stalin chưa phải là đủ. Bác còn một vị thầy siêu đẳng khác: Thầy Mao của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nơi Bắc Kinh. 

2Hãy Giết Người/Giết Con Người

So với Stalin, Mao hơn hẳn cho dù Stalin làm thầy “Bác Hồ” trước. Cũng dẫu Liên Xô vĩ đại  hơn Trung Hoa CS về diện tích, tài nguyên, ngoại giao, chính trị, vũ khí, khoa học, kỹ thuật… Là một trong ngũ cường thắng Đức Quốc Xã, thành viên trụ cột của Hội Đồng Thường Trực Bảo An Liên Hiệp Quốc, Stalin từng nói chuyện tay đôi với Tổng Thống Mỹ, Roosevelt; Thủ Tướng Anh Churchill từ trước, sau 1945 khi Bác Mao đang lẫn trốn nơi chiến khu Tây An, đường về Bắc Kinh nhiều phen nguy cấp vì quân Tưởng Giới Thạch. Tuy nhiên Bác Mao hơn hẳn Stalin với kỹ thuật, nghệ thuật giết người bẩm sinh, thiên phú, được nuôi dưỡng bởi truyền thống máu Hán Tộc – Từ hơn hai ngàn năm trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng (260-211 TCN) đã tiêu dùng một triệu dân để xây phần đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành (công trình ở quả đất có thể thấy được từ Mặt trăng!). Nhưng Tần Thủy Hoàng không dựng nên công nghiệp sát nhân đơn độc, tướng Bạch Khởi (332-257 TCN) chỉ một đêm chôn sống hơn 400 ngàn quân binh nước Triệu (có tài liệu ghi rõ, 450 ngàn). Hỏi thử, Thế Kỷ Thứ 1 trước Công Nguyên làm sao phân biệt được thế nào là quân Tần, thế nào là quân Triệu hở trời? So với những “Đồ Nhân/Kẻ Sát Nhân” của Hán Tộc kia, Hitler, Bin Laden của Thế Kỷ 20, 21 chỉ là những tay giết người sơ đẳng vụng về. Nhưng, Bác Mao vượt lên tất cả.

Tháng 10, 1954 Chủ Tịch Mao và Thủ Tướng Ấn Độ Nehru gặp nhau bàn chuyện xây dựng Thế Giới thứ Ba vượt khỏi ảnh hưởng Mỹ-Tây Âu, kể cả Liên Xô. Chủ Tịch Mao bày tỏ: “Tôi không sợ Mỹ, cho dù Mỹ có bom nguyên tử. Bởi Mỹ không thể tiêu diệt hết dân Hoa, và cho dù giết hết vài ba trăm triệu (Thập niên 1950-1960, Trung Hoa có dân số gây ấn tượng mạnh – 600-800 triệu), thì còn một huyện vẫn đủ xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Mao không ngoa ngôn. Chủ tịch nói và làm thiệt. Với tham vọng “vượt trên Anh Quốc trong 10 năm và Mỹ trong 15 năm; Liên Xô là đồ bỏ không cần tính tới” – 1958, Mao khởi động cuộc vận động Đại Nhảy Vọt (Great Leap Forward) để trở thành một cuộc “Đại Tụt Hậu” và “Đại Nạn Đói” (Great Chinese Famine), theo tài liệu của nhà sử học Frank Dikotter, Đại Nạn Đói gây nên cái chết khoảng 45 triệu người.)

Chiến dịch Đại Nhẩy Vọt do đích thân Mao phát động, chỉ đạo với mục tiêu phát triển nước Tàu nhanh chóng trở thành một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao cho áp dụng kế hoạch/kỹ nghệ “người người làm gang-nhà nhà làm gang” để tăng gấp đôi lượng sản xuất thép của nước Trung Hoa tiên tiến. Cả nước Tàu mông mênh biến thành một rừng lò gang tiểu thủ công nghệ rầm rập bốc khói – Gang được chế biến (lại) từ khối vật liệu, vật dụng kim loại mà chục triệu gia đình người Hoa có được. Kế hoạch sản xuất gang thép đưa đến kết quả sản xuất được hàng triệu tấn gang thép không đúc nổi chiếc đinh ốc! Mấy trăm triệu dân khác bị đầy ra đồng thực hiện kế hoạch “đuổi chim giữ lúa” để đạt sản lượng 75 tấn thóc trên một héc-ta! Kết quả từ trí tuệ siêu đẳng của Chủ Tịch Mao: 45 triệu người chết, theo cách tính của Frank Dikotter như trên chỉ là số ít, có thể lên tới 55 triệu! Mao thản nhiên kết luận: Chết ấy là do ba năm thiên tai, cũng do lỗi của Phó Thủ Tướng Đặng Tử Khôi, phụ trách Ủy Ban Nông Nghiệp Trung Ương Đảng đã không nghe lời ta!

Bài học chết người/giết người với cách máu lạnh từ Bác Mao, Bác Hồ học được rất sớm. Có thể “bác” học và làm hay hơn cả ông thầy bên Bắc Kinh. Bác ta là thiên tài sáng tạo của một giòng Việt tộc un đúc từ đất Nghệ An qua lời sấm: Nam Đàn sinh thánh! Hãy xem “Thánh Nam Đàn” Nguyễn Sinh Côn/HCM làm phép!

3/ Bác Hồ sống mãi trong Sự Nghiệp Chúng Ta!   

Năm 1968, Nguyễn Chí Thiện nơi nhà tù Miền Bắc luôn nhẩm trong đầu câu thơ khốc liệt mà chắc nói ra lời sẽ bị mất mạng ngay lập tức:

Tôi biết nó!

Thằng nói câu nói đó!

Tôi biết nó!

Đồng bào miền Bắc biết nó!

Tại sao Nguyễn Chí Thiện khẳng định như trên? Hãy xem “Bác” nói những gì mà bị người làm thơ họ Nguyễn nguyền rủa nặng lời như vậy. “Bác” nói như thế nầy: Không có gì quý hơn Độc Lập–Tự DoVà sau nầy, năm 1976 Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng CS (lần thứ hai) trong dịp vào Sàigòn dự lễ “Thống Nhất Nước Nhà Về Mặt Nhà Nước” lập lại ý trên với một dạng thức khác: “Xã hội chủ nghĩa dẫu chưa hoàn chỉnh nhưng tốt đẹp gấp vạn lần chế độ tư bản!” Như vậy Sự Thật ở nơi đâu? Bác Hồ là “Người học trò ưu tú của Marx-Lenin, áp dụng nhuần nhuyễn tư tưởng Chủ Tịch Mao Trạch Đông vào điều kiện cách mạng nước ta”. Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội Trường Chinh là người lần lượt giữ những chức vị cao nhất của đảng, nhà nước, quốc hội cs, là “học trò kiệt xuất của “Bác Hồ “từ 1940-1986”, chỉ thiếu bốn năm là đủ nửa thế kỷ. Vậy phải có một điều gì không hợp lý trong quá trình “học-dạy học” của những con người “Thay/Qua mặt Thượng Đế” nầy? Chúng ta hãy xem ra từ lịch sử – mà lịch sử thì không thể sửa đổi gì được cho dù bác có tung lồng kính nơi Hà Nội bước ra đòi thay đổi!

Được sự đồng ý của Quốc Tế Cộng Sản, Tháng 12, 1945, Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời Hồ tuyên bố đóng cửa tờ báo đầu tiên của đảng, báo Cờ Giải Phóng. Tiếp theo, đảng (đã rút vào bí mật) cho ra báo Sự Thật, tiếp đổi tên là Nhân Dân, 1951. Năm 1953, Đảng phát động Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất – Phong Trào Đấu Tố tại nông thôn Miền Bắc qua báo Nhân Dân. Báo Nhân Dân từ 1950 có những thành viên lãnh đạo gồm TBT Trường Chinh, Hoàng Tùng và tay em Trần Đĩnh (Đĩnh sinh năm 1930, làm dưới trướng, nhận dạy bảo trưc tiếp từ Trường Chinh). Báo Nhân Dân còn có một tay viết ẩn danh khác, ký tên là CB (Bí danh của bác nên phải giấu kín, dẫu Đĩnh biết y boong đấy là “ông cụ”).

Để chỉ đạo vụ Cải Cách Ruộng Đất, cây bút có bí danh CB gởi đến báo Nhân Dân (gởi cho Đĩnh, kể theo sách Đèn Cù, NXB Người Việt Books, 2014) bài “Địa chủ ác ghê” có nội dung: “Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khóa – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ: Mụ địa chủ Cát-Hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã kể các tội cụ thể và con số cụ thể (ĐC, trg 85). Trong Đèn Cù, Trần Đĩnh đã kể lại chính xác hành vi, bút phê, chữ ký của HCM khi quyết định giết bà Nguyễn Thị Năm (chủ cơ sở thương mại Cát Hanh Long), là người chủ gia đình đã đón bản thân HCM và đám cán bộ trung ương Việt Minh cộng sản về trú ngụ tại nhà bà ở Hà Nội trong những ngày tháng 8, tháng 9, 1945 trước khi Hồ khai sinh nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngày 2 Tháng 9, 1945.

Bà Nguyễn Thị Năm không phải “được chết oan” một cách yên lành nhưng với cảnh kinh hoàng: “Khi du kích đến đưa bà đi, bà ta đã cảm thấy như có sự gì nên cứ van lạy “các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh”. Bà ta vừa quay người thì mấy loạt đạn tiểu liên nổ sát lưng… Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta lên miệng cổ áo quan rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết rồi còn ngoan cố này”. Nghe xương kêu răng rắc… Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối vậy”. (ĐC, trg 86). Sợ rằng viết như thế chưa trình bày đủ khả năng/quyền giết người của HCM, Trần Đĩnh viết rõ hơn: “Sở dĩ báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật, ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh (thủ trưởng của Đĩnh) thì đeo kính râm suốt”. (ĐC, trg 84). 

Giết bà Nguyễn Thị Năm (ân nhân lớn của đảng, nhà nước cộng sản khi đang trong hoạt động bí mật) không phải chỉ do hành vi đơn lẻ của một đội cải cách ruộng đất, nhưng là một sách lược chung được chỉ đạo nhất quán từ quyền giết người của HCM, được TBT Trường Chinh thực hiện. Nhưng HCM thật ra cũng chỉ là kẻ thi hành vì: “Hoàng Tùng (Biên tập/Tổng biên tập Báo Nhân Dân (1951-1982), tức chỉ huy trực tiếp của Đĩnh; Ủy viên BCH/TUĐ (1976-82) –Pnn) đã viết trong hồi ký: “Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa Bác mới quyết định phải thực hiện… Họ muốn qua cải cách ruộng đất để “chỉnh đốn” lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm” (Hồi ký Hoàng Tùng “Vài chuyện về Bác Hồ với Trung quốc –Pnn). “Trung Quốc đã rắp tâm đưa đảng cộng sản Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc như bóng với hình” (ĐC, trg 95).

Hồ Chí Minh, Tháng Một 1969 (ảnh: Three Lions/Getty Images)

Cố Vấn Trung Quốc áp đặt Ủy Ban Cải Cách của CSVN tỷ lệ địa chủ cần phải đấu tố đối với mỗi huyện là 80% trên gia đình nông dân của huyện ấy – Phỏng vấn, “Ba giờ với Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường”, Tác giả: Hòa Khánh, Báo Quê Mẹ Ba Lê, Pháp 17/11/1989). Thế nên, cái chết của trăm ngàn người bị quy kết là địa chủ không do ngẫu nhiên, sai lầm của đội đấu tố tại một vài địa phương (cách giải thích chạy tội của Tô Hoài trong Chuyện Ba Người Khác), Nhưng chính Hồ Chí Minh chứ không ai khác là tác nhân xây dựng/lãnh đạo/điều hành toàn diện các “kế hoạch GIẾT NGƯỜI” của đảng cộng sản VN từ ngày thành hình 1930 qua các giai đoạn cao trào cũng như thoái trào của tổ chức chính trị bạo lực nầy.

HCM trong lần khóc lóc nhận lỗi trước dân chúng miền Bắc vào ngày 18 tháng 8 năm 1956 tại Hà Nội đủ để xóa mờ tội ác đối với những người gọi là địa chủ do chỉ sở hữu 0,65 hécta đất! Nhưng không chỉ có thế, “Sự Nghiệp/Chúng ta” tiếp được thực hiện lần lượt tại qua những cao điểm máu xương: Mậu Thân Huế, 1968; Đại Lộ Kinh Hoàng, Quảng Trị 1972… Và mỗi thước đất, mỗi làng xóm, thị trấn, thành phố của miền Nam dài theo Chiến Dịch Hồ Chí Minh khởi đi từ 10 tháng 3, 1975 với cuộc tấn công Ban Mê Thuột… “Tội Ác-Đảng Cộng Sản/Sự Nghiệp Chúng Ta/Bác Hồ Sống Mãi” không ngừng lại tại Ngày 30 Tháng Tư, 1975 với  600.000 người Việt chết trên đường vượt biên, vượt biển bởi kế hoạch “công an tổ chức vượt biên/công an bán bãi vượt biên/công an tàn sát vượt biên”.

Đoạn đường dài đẫm máu toàn Dân Tộc Việt nầy không loại trừ một ai được tổ chức/chỉ đạo/điều hành bởi: Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Linov, Vương Đông Hải, Hồ Quang, Hồ Chí Minh… được thi hành, thực hiện với Trường Chinh, Võ (Nguyên) Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn Linh, và Nguyễn Phú Trọng hôm nay. Danh sách sẽ rất dài nếu muốn kể đủ. Tất nhiên bao gồm Báo Nhân Dân/Báo Sự Thật/Hội Nhà Văn vv… Những quân cờ tay em chạy quanh “cái đảng” nơi Hà Nội hơn nửa thế kỷ qua. Nay vẫn tiếp tục! Đang tiếp tục giết dân!

KẾT TỪ

Bài viết đã khá dài, viết gần một tháng với câu hỏi (rất thành thật với bản thân): Tại sao như thế? Tại sao một dân tộc bản lãnh mạnh mẽ, giỏi chịu đựng, tâm chất thuần hậu, thắm thiết tấm lòng, tinh thần tinh tế, nhẫn nại, thông minh trong đời sống vật chất qua gia đình, xã hội v.v… lại rơi vào tình trạng sống không ra dạng người/chết không yên nấm mồ suốt từ 1945 qua những thời điểm khốc liệt 1954, 1960, 1968, 1972, 1975… cho đến hôm nay với đại dịch Covid 19 đang tràn ngập – Điển hình tại Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, đối tượng rực rỡ mà Thủ Tướng Lý Quang Diệu chỉ mong xây dựng Tân Gia Ba nên bằng vào năm 1960. Hôm nay, người dân nơi Hòn Ngọc Viễn Đông ấy đang dần chết – Chết thật vì đói vì bệnh sau trong hoàn cảnh 46 năm không chiến tranh kể từ 1975, dưới chế độ gọi là CHXHCNVN- Chết độ CỦA DÂN- DO DÂN- VÌ DÂN? Vì sao? Cố gắng đúc kết, lược giải, suy diễn từ nhiều cách, với nhiều điều kiện, bản thân tìm ra những mẫu số khả thể chung nhất như sau:

Năm 1958, bắt chước Quản Trọng (723-716/TCN), tại lớp học chính trị “cán bộ giáo dục” miền Bắc (13/9/1958), Hồ đề ra chiến lược “Trồng người”: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” để có những “công dân tốt và cán bộ tốt” cho nước nhà”. Mục tiêu tổng quát, tối hậu mà không người lãnh đạo đất nước bất kỳ nơi đâu không đồng thuận. Chỉ khác nhau là từ cách thức, phương tiện, điều kiện đào tạo. Chúng ta có thể đúc kết với những điểm chính:

1/ Giết người là một nhiệm vụ. Bài dạy giết người phải dạy từ nhỏ cho trẻ thơ. Em có cây bút chì vẽ ngay một tên giặc Mỹ. Em tô con mắt xanh lè. Cái mặt thật là gớm ghê… Bài học về “tên giặc Mỹ” hiện diện khắp nơi: Năm 1965 khi Bác đến thăm “tổ chiến sĩ lái ở Sơn Tây (Chữ của miền Bắc trước, sau 1975-Pnn), Bác có lời nhắn nhủ: “Các chú cứ bắn hạ nhiều máy bay Mỹ là bác khỏe, bác vui!”. Huấn lệnh “giết Mỹ” không chỉ xuất hiện, cần thiết trong giai đoạn “Chống Mỹ cứu nước, 1960-1975” mà loại chữ nghĩa gọi là chống Mỹ trước 1975; chống  Ngụy Quân-Ngụy Quyền kể cả sau ngày 30 tháng 4, 1975 luôn được “liệt sĩ” Đặng Thùy Trâm, “nhà văn” Nguyễn Văn Thạc… lấy làm khuôn mẫu viết nên những lời khí thế: “Thằng Mỹ như thế nào? Tôi muốn đâm lưỡi dao vào trái tim đen đúa của nó” (Nguyễn Văn Thạc – Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi. NXB Thanh Niên, Việt Nam, 2005). Nhiệm vụ “Giết Mỹ-Diệt Ngụy-Giết người” nầy là một “QUỐC SÁCH” KHÔNG THỂ VẮNG MẶT TRONG TẤT CẢ MỌI THỜI KỲ CÁCH MẠNG”. Chúng tôi tiếp chứng minh với sách lược “giết người” đã được thực hiện rất xa, tại nhiều nơi, đã thực hiện từ lâu.

Cần nhắc lại, năm 1958, Mao thực hiện sáng tạo “Đại Nhẩy Vọt-Đã trình bày phần trên” để cuối cùng có được “thành quả: 45 triệu người chết đói từ 1958 đến 1962”. Nhưng, Mao bình tĩnh nhận định: “Karl Marx, Lenin, Khổng Tử còn có khi sai lầm. Ta cũng vậy”. Không phải lời bâng quơ, nên năm 1966, rất tự tin, Mao phóng tiếp chiến dịch “Cách Mạng Văn Hóa” với lực lượng 10 triệu Hồng Vệ Binh nhằm thanh toán các lãnh tụ đối lập, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài… cùng lần với Khổng Tử, Thích Ca, mà thây xác người dân vô tội ở thành phố Nam Kinh phải dọn bằng xe ủi đất. Mao không hề quan ngại vì như năm 1954 đã nói với Nehru: Mao không hề sợ bom nguyên tử Mỹ! Chết vài trăm triệu không hề hấn gì. Thập niên 1950 chỉ khoảng 600-800 triệu còn nói cứng như thế. Qua Thế Kỷ 21 với 1 tỷ rưỡi thì ngại ngùng gì với vài ba trăm triệu kẻ chết oan/hoặc đúng tiêu chuẩn từ Đại Dịch Vũ Hán, từ cuối năm 2019.

Thế nên, tại Việt Nam tội ác có hệ thống của Đảng CS Hà Nội được chỉ đạo được lập lại với hình thức và đối tượng thụ nạn khác trong đợt “Cải Cách Công Thương Nghiệp miền Bắc” tại hai năm 1958-1960. Đây cũng là tiền đề “Chiến dịch cướp giật cấp nhà nước” đối với miền Nam sau khi đợt tiến công quân sự/Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc tại Ngày 30 Tháng 4, 1975. Và hiện tại là bước cuối cùng – Chiếm đoạt Quyền Sống của 90 triệu người dân Việt -Toàn khối dân chúng bị xóa bỏ quyền sở hữu đất đai trên khu đất, nhà ở từ trăm năm trước do tổ tiên để lại. Và cao điểm hôm nay, 2021 với chiến dịch “Chống Dịch như Chống Giặc” bằng lực lượng quân đội, công an đi từ Hà Nội vào với vũ khi sát thương có mức độ cao, xe bọc thép chống bạo động thực hiện lời thề: “Không thắng không về”. Giặc ở đâu? Ai thắng ai, nơi thành phố mang tên “Hồ Chí Minh quang vinh”?!

2/ Đảng-Nhà Nước-Nhân DânDân Tộc như một Bẫy Sập”

Để kết thúc bài tiểu luận mà vừa viết vừa căm căm trong lòng câu hỏi: Tại sao những điều tồi tệ nhất, vô lý nhất, ác độc nhất mà một người với trí năng, lương tri bình thường KHÔNG THỂ NÀO CHẤP NHẬN ĐƯỢC – Nhưng điều ngang ngược tai họa kia đã tiếp diễn như một tiến trình “hợp lý – tự nhiên” để đến hôm nay, một thành phố Sài Gòn như một viên ngọc vỡ nát với 9 triệu dân thoi thóp chờ ngày chết vì bịnh-chết vì đói?! Tại sao “Giết Người là một Nhiệm Vụ” như trên đã đề ra, được thực hiện? Tại sao? Tất cả phải có Một Đầu Mối-Một Nguyên Nhân-Vâng, chúng ta phải tìm cho ra lẻ- Nó là đây: Là Tam Nguyên Luận mà Dân Tộc Việt đã nuốt phải từ một ngày rất lâu: 2 Tháng 9/1945 – Chúng ta tiếp chứng minh.

21/Đảng Lãnh Đạo: Do Hồ Chí Minh xây dựng từ 1930 ở Trung Hoa, đưa vào Việt Nam năm 1940’s; tiếp cầm quyền một phần lãnh thổ miền núi Bắc Việt Nam trước 1954; nửa nước sau 20/7/1954; cả nước sau 30/4/1975. Đảng được định nghĩa và xác định vai trò: “Đảng là một đảng cầm quyền” với tư cách là một đảng duy nhất trong hệ thống chính trị nắm giữ quyền lực chính trị, và thực hiện vai trò lãnh đạo Nhà Nước từ năm 1945, khi Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, 2 Tháng 9, 1945. Vai trò nầy càn được củng cố sau 30/4/1975.

22/ Để thực hiện quan điểm/ý nghĩa “đảng lãnh đạo”: Đảng nắm chính quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước, Đảng hóa thân vào Nhà nước và Dân Tộc. Về thực chất, Đảng xử dụng Nhà nước, thông qua Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu Độc Lập Dân Tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội, đem lại lợi ích cho Nhân Dân.

23/Nếu hai Nguyên Nhân trên được định nghĩa rõ ràng, và thực hiện nghiêm chặt thì qua yếu tố thứ ba: Nhân Dân – Dân Tộc ĐẢNG BẮT ĐẦU NÓI NHẢM: “Đảng cầm quyền” đã hóa thân vào Nhân Dân qua xây dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa của Dân, do Dân, vì Dân. Chủ Tịch Hồ Chí Minh (phải nại đến HCM trong tất cả những trường hợp nguy nan, phi lý nhất) luôn nhấn mạnh, cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sự tham gia của nhân dân trong quá trình ban hành và thực hiện quyết định, giám sát hoạt động Nhà Nước.

Cả Ba Nguyên Luận kể trên đã hoàn toàn là một sự vô lý từ lý luận đến thực tế đến thực tế vì chính Karl Marx chứ không ai hết đã dự tri về SỰ TRIỆT TIÊU CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐẢNG CẦM QUYỀN KHI KHÔNG CÒN GIAI CẤP THỐNG TRỊ (THEO LÝ LUẬN TỪ KINH ĐIỂN CỘNG SẢN).

Trong khi đó chính Hồ Chí Minh (lại “bác Hồ”) đã tuyên xưng nên chân lý: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi!

Vậy là sao? Hoặc là Karl Marx, Lenin nói sai về “triệt tiêu giai cấp-triệt tiêu nhà nước- triệt tiêu giai cấp đấu tranh- triệt tiêu quốc gia”/Hoặc “Bác Hồ” nói nhảm? Người bình thường – Bất cứ con người có Nhân Tính nào phải đặt ra câu hỏi KHÔNG THỂ TRẢ LỜI như trên. Nhưng những kẻ cầm quyền nơi Hà Nội rất tỉnh táo trả lời bằng sự kiện vừa xẩy ra trong mùa Hè 2021: Ngày 8 Tháng 6, báo chí trong nước đồng loạt trích đăng lời ca ngợi của Thủ tướng CS Phạm Minh Chính dành cho đội tuyển Việt Nam sau khi đá bại đội Nam Dương trong cuộc thi đấu vòng loại: Thủ Tướng Chính trầm trồ: “… được hun đúc từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và là ý chí vươn lên mạnh mẽ qua các thời kỳ của con người Việt Nam ở từng lĩnh vực.”

Trời hỡi! “Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” có liên quan gì đến việc đá trái banh? Hội Tuyển VNCH đã từng giữ chức vô địch Giải Bóng Tròn Merdeka năm 1966. Về Sài Gòn được giới hâm một đá banh lên Tân Sơn Nhất chào đón chứ đâu cảnh tượng cả trăm ngàn người có thiếu nữ cởi truồng ở Hà Nội đi đón một đội tuyển đá hơn một trái banh so với một đội hạng nhì của khu vực Trung Á! Nhưng lời tuyên bố nhảm nhí ồn ào chữ nghĩa của Thủ Tướng Chính với cảnh đám thanh niên, thiếu nữ Hà Nội cởi truồng hoan hô đám đá banh KHÔNG HỀ LÀ HÀNH VI ĐƠN LẺ NGẪU NHIÊN. Chúng ta đừng coi thường đánh giá Thủ Tướng Chính là ngu ngơ và ngớ ngẩn khi nói lời huyên hoang vừa kể ra. Phạm Minh Chính biết rõ điều nầy. Nhưng do họ Phạm và Ban Tuyên Huấn đảng CSVN muốn hướng dẫn và củng cố niềm tin của người Dân Việt đang trong một thời điểm đen tối do dịch bệnh mà Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam nhất quyết diệt chết cái “con Covid 19” như một kế hoạch y tế thông thường tẩy trùng, khử muỗi! Đảng Cộng Sản nơi Hà Nội, điển hình với Thủ Tướng Chính, Phó Thủ Tướng Đam chuyên đặt GIẢ VẤN ĐỀ CỦA MỘT KẾ HOẠCH CHẠY TỘI.

Từ khi có mặt trên đất nước Việt Nam, 1930, 1945 đảng CS luôn khai thác các khái niệm nặng tình cảm như Dân Tộc, Tổ Quốc, Đồng Bào, Lòng Yêu Nước phù hợp một cách chính xác theo nhu cầu của đảng trong mỗi giai đoạn, mỗi chủ trương, mỗi chiến lược và mỗi thời kỳ. Nhưng đừng quên, hai chữ Dân Tộc thiêng liêng này vắng mặt trong hầu hết các văn kiện đảng hay bút tích của các lãnh tụ đảng CS. “Di chúc Hồ Chí Minh”, dài 1127 chữ, được Nguyễn Phú Trọng ca ngợi là “Di chúc của Người tỏa sáng giá trị dân tộc và thời đại”. Thế nhưng trong suốt “di chúc” không có chữ “Dân Tộc” (Việt Nam) nào. Trong 6 điều để lại trong “di chúc”, Điều Thứ Nhất nói về Đảng; Điều Thứ Hai nói về Đảng, Điều Thứ Ba, Tư; Năm, và kết luận cũng CHỈ NÓI VỀ ĐẢNG. Không MỘT CHỮ Dân Tộc, lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam! Quan điểm nguyên lý trong Tuyên Ngôn Đảng CS công bố vào tháng 2, 1948 có câu “Công nhân không có Tổ Quốc” (Working men have no country) đã khẳng định điều này.

Tóm lại, suốt một thời gian dài từ 1945, 1954, 1960, 1968, 1972, 1975, đảng dùng những chiếc bẫy “dân tộc, độc lập, tự do, hạnh phúc” để xô cả một Dân Tộc rơi vào. Để thực hiện quá trình “Giết Người- Hiện thực Tam Nguyên Luận: Đảng Lãnh Đạo- Nhân Dân Làm Chủ-Nhà nước quản lý” không ở đâu khác, chính là nơi câu hát máu me “Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước. Đường vinh quang xây xác quân thù!” Thế nên, những quân thù được tiếp tục xây dựng suốt hơn nửa thế kỷ. Phát Xít Nhật-Thực Dân Pháp-Đế Quốc Mỹ-Ngụy Quân-Ngụy Quyền… Và hôm nay nay là “Chống Dịch như chống Giặc” nơi thành phố quang vinh mang tên Bác – Không thắng (giặc) Không về!!

Để cứu mình, “Chiếc Bẫy Dân Tộc” một lần nữa được giăng ra, và CSVN thêm một lần giải thích: Đảng chính là Dân Tộc. Bài học từ 1945 đến giờ nào mấy ai thấy ra?

Người Lính Phan Nhật Nam,

Tháng 10, 2021

Để Tưởng Niệm Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa,

26 Tháng 10, 1955

Theo Sagon Nhỏ

Du khách tiêm vacine Sputnil V (Nga) và CanSino (Trung Quốc) sẽ không được chấp thuận vào Mỹ

Minh họa: Jan Vašek/Pixabay

Hôm Thứ Hai, 25 Tháng Mười, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố các hướng dẫn mới dành cho du khách nước ngoài nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Bắt đầu từ ngày 8 Tháng Mười Một, những người không phải là công dân đi du lịch đến Hoa Kỳ phải xuất trình bằng chứng đã tiêm vaccine Covid-19, cũng như xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng ba ngày trước khi khởi hành.

Chính sách mới này sẽ mở cửa cho khách du lịch từ 33 quốc gia khác nhau đã bị cấm trong năm qua do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đồng thời, việc đi lại sẽ trở nên phức tạp hơn đối với một số người: Hiện tại chỉ những người được tiêm chủng với liều lượng đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận mới được phép nhập cảnh vào Mỹ.

Điều này có nghĩa là hàng triệu người đã tiêm vaccine Sputnik V của Nga, CanSino của Trung Quốc, hoặc bất kỳ loạt vaccine Covid-19 nào khác không do FDA và WHO chấp thuận sẽ vẫn bị loại trừ.

WHO đã phê duyệt bảy loại vaccine Covid-19 để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, gồm: Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca, Covishield, Sinipham, và Sinovac.

Các quan chức chính phủ cho biết trẻ em dưới 18 tuổi được miễn yêu cầu tiêm vaccine, cũng như những người đi du lịch bằng thị thực không phải là khách du lịch từ các quốc gia có ít vaccine. Những khách du lịch có một số chống chỉ định y tế đối với vaccine có thể được miễn, cũng như những người đang tham gia thử nghiệm vaccine hoặc đến Hoa Kỳ vì lý do khẩn cấp hoặc nhân đạo.

Nhóm du khách không được tiêm phòng khi đến Hoa Kỳ – cũng như những người Mỹ chưa nhận được thuốc chích ngừa – sẽ phải được kiểm tra trong vòng một ngày trước khi lên máy bay và phải theo dõi liên lạc nghiêm ngặt hơn.

Các yêu cầu về vaccine làm dấy lên lo ngại về công bằng

Các quy định mới có thể khiến du khách đến từ Mỹ Latinh đau đầu, nơi một số quốc gia đã chấp thuận sử dụng vaccine Sputnik khi các liều khác do phương Tây sản xuất không có sẵn. Việc chích ngừa Sputnik ở Mỹ Latinh đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sản xuất và phân phối, nhưng một số quốc gia vẫn phụ thuộc vào vaccine của Nga, được báo cáo là có hiệu quả 91.6% . CanSino không phổ biến như Sputnik, nhưng đã được chấp thuận sử dụng ở Trung Quốc, Pakistan, Hungary và Mexico. Hàng triệu người Mexico đã tiêm cả mũi Sputnik và CanSino, và sẽ không được coi là đã được tiêm phòng đầy đủ nếu họ muốn đến Mỹ bằng đường hàng không hoặc đường bộ theo hướng dẫn hiện hành.

Tổ chức Y tế Liên Mỹ đã khuyến nghị vào ngày 20 Tháng Mười rằng các quốc gia cho phép khách du lịch đã tiêm vaccine Covid-19 vào bất kể họ nhận được mũi tiêm nào. “Điều rất quan trọng là các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận song phương, đa phương để tất cả các loại vaccine đang được sử dụng có thể được chấp nhận”, Trợ lý giám đốc PAHO, Jarbas Barbosa cho biết tại một cuộc họp báo, đồng thời cho biết thêm rằng ông lo lắng sẽ khiến mọi người từ chối việc sử dụng vaccine của họ. “Chắc chắn có thể tạo ra một loại phân biệt đối xử.”

Carlos del Rio, Trợ lý điều hành trưởng khoa tại Trường Y của Đại học Emory, lưu ý rằng đây không chỉ là một vấn đề tiềm ẩn đối với những người đến Mỹ. Liên minh châu Âu cũng chưa chấp thuận cho Sputnik đi du lịch.

Khi Hoa Kỳ tìm cách thúc đẩy ngành du lịch và hàng không đang bị bao vây của mình, câu hỏi liệu có nên ký hợp đồng với các loại vaccine khác hay không có thể trở nên lớn hơn. Nga cho biết họ dự kiến cung cấp vaccine của mình cho 70 quốc gia, có nghĩa là Mỹ có thể mất lợi nhuận nếu giữ khách du lịch với một số loại vaccine nhập cảnh. (Theo QZ)

Saigon Nhỏ