KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước

Ngôi nhà này nằm trong chuỗi dự án nhà cho cây của KTS Võ Trọng Nghĩa.

Bình House được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa – người nổi tiếng với hàng loạt công trình xanh, mang thiên nhiên vào trong phố thị. Công trình này cũng nằm trong chuỗi dự án nhà cho cây, với mục đích góp phần xanh hóa đô thị trong bối cảnh diện tích cây xanh trên đầu người tại các thành phố lớn ở Việt Nam rất thấp.

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 1.

Ngôi nhà được bố trí nhiều khoảng xanh mướt mắt

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 2.
KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 3.

Chủ nhân căn nhà là một gia đình 3 thế hệ nên làm thế nào để tạo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình là mối quan tâm hàng đầu của đội ngũ thiết kế. Điểm đặc biệt của Bình House nằm ở những vườn cây đặt xen kẽ giữa các không gian, lệch nhau theo phương đứng, đồng thời kết hợp việc thiết kế các gian phòng với hai mặt là cửa kính trượt. Ý tưởng này không những giúp cải thiện vi khí hậu, vừa tạo cảm giác rộng rãi, mà còn tăng sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình.

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 4.

Các thành viên có thể giao tiếp, trò chuyện với nhau qua các vườn cây

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 5.

Một vùng khí hậu mới hình thành bên trong nhà

Phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng làm việc được thiết kế mở. Từ một phòng, các thành viên có thể phóng tầm mắt đến các phòng khác, xuyên qua những khoảng vườn xanh mướt trong nhà và trò chuyện cùng nhau.

Các không gian phục vụ như bếp, phòng tắm, hành lang, cầu thang được đặt ở hướng tây nhằm hạn chế các bức xạ nhiệt. Các không gian đặt lệch nhau tạo ra sự chênh lệch áp suất. Do đó, dù bị bao quanh bởi nhiều nhà hàng xóm, quá trình thông gió vẫn được đảm bảo để giúp ngôi nhà luôn mát mẻ, hiếm khi phải sử dụng hệ thống điều hoà dự phòng.

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 6.

Không gian trong nhà tràn ngập gió và ánh sáng tự nhiên

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 7.

Khu vực phòng khách, bếp, phòng ăn đều được thiết kế mở

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 8.
KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 9.

Những vườn cây được bố trí xen kẽ ở nhiều góc

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 10.

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 11.

Các không gian phụ

Các khoảng vườn trên mái được thiết kế đan xen để vừa trồng các cây bóng mát, giảm nhiệt độ trong nhà, vừa để trồng rau phục vụ nhu cầu cho bữa ăn hằng ngày. Đây là giải pháp nông nghiệp theo phương đứng phù hợp với bối cảnh của các ngôi nhà trong thành phố, và cả phong cách sống của người Việt hiện tại.

Công trình được xây dựng kiên cố nhờ sử dụng các vật liệu bền vững như đá tự nhiên, gỗ, bê tông trần kết hợp với giải pháp vi khí hậu tăng cường thông gió và lấy sáng tự nhiên. Nó cũng có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm chi phí vận hành và bảo trì. Qua đây, kiến trúc đã có thêm một định nghĩa mới. Nó không chỉ là công trình đáp ứng nhu cầu về công năng, thẩm mỹ, mà còn là phương tiện để kết nối con người với con người, con người với thiên nhiên.

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 12.
KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 13.
KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 14.

Bồn tắm được đặt ở góc rất chill

KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế nhà xanh: Không gian mát mẻ hiếm khi phải dùng điều hoà, hệ vườn khiến mọi nhà phố đều ao ước - Ảnh 15.

Cuộc sống trồng cây nuôi cá giữa phố thị sầm uất

Nguồn: Võ Trọng Nghĩa Architects

Ảnh: Hiroyuki Oki, Quang Dam

Theo Hà Bích Ngọc / Doanh nghiệp và Tiếp thi

Nghiên cứu khoa học: Làm bạn với những người tích cực là cách tốt nhất để thăng hạng giàu sang!

Nghiên cứu khoa học: Làm bạn với những người tích cực là cách tốt nhất để thăng hạng giàu sang!
Sống cùng những người tích cực, chính là cách dưỡng sinh tốt nhất! Cho dù cuộc sống có khốn khó đến đâu, ở bên họ, bạn vẫn thấy được niềm tin để vượt qua mọi chuyện.

(01)

Những người xung quanh bạn, cũng chính là “môi trường” đang tác động vào bạn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn sau này.

Nhà văn nổi tiếng Sử Thiết Sinh năm 20 tuổi đã mắc bệnh nặng, và trở thành một người tàn tật. Từ đó, ông chỉ có thể dựa vào xe lăn để sống qua ngày.

Những năm đầu, ông rất chán nản, và cảm thấy hoang mang về cuộc đời của mình.

Cho đến một ngày nọ, ông nghe Liễu Thanh nói:

“Tại sao anh không viết gì đó? Tôi nghĩ anh sẽ có khả năng viết.”

Sử Thiết Sinh nghe xong, liền suy nghĩ một hồi, sau đó như được khai sáng, không bao lâu sau, ông ấy đã bắt đầu đặt ngòi bút, ghi lại cuộc hành trình khám phá ý nghĩa cuộc sống của chính mình.

Sau đó, ông đã viết ra cuốn sách nổi tiếng “Tôi và địa đàng”, được vô số người đọc ủng hộ.

Mỗi lần Liễu Thanh đến Bắc Kinh, đều sẽ đến thăm Sử Thiết Sinh cũng như khuyến khích ông nên viết thử kịch bản, tiểu thuyết…

Chính nhờ những lời động viên cũng như khẳng định đó, mà Sử Thiết Sinh càng thêm tự tin, luôn tràn đầy hi vọng với cuộc sống.

Các nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng: Những người có năng lực tích cực giống như bình minh trong bóng tối, khiến bạn hiểu được giá trị cuộc sống.

Sự tích cực của họ sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi của riêng mình, đồng thời đồng hành với bạn đến thế giới rộng hơn.

Cho dù cuộc sống có khốn khó đến đâu, ở bên họ, bạn vẫn thấy được niềm tin để vượt qua mọi chuyện.

Sống cùng những người tích cực, chính là cách dưỡng sinh tốt nhất!

(02)

Trong “Quy luật của chiếc xe rác”, David J.Pollay đã kể một câu chuyện:

Trên đường anh ta đến sân bay bằng taxi, khi tài xế đang chạy đúng làn đường thì bất ngờ có một chiếc ô tô màu đen lao ra khỏi bãi đổ. Rất may tài xế đã đạp phanh kịp thời.

Thế mà người điều khiển ô tô không biết hối cãi, còn quay đầu quát nạt bọn họ.

Tài xế taxi thấy vậy cũng chỉ lắc đầu cười.

David thấy khó hiểu mới hỏi: “Tại sao anh lại cười? Vừa rồi người kia còn suýt đâm vào ch ta đấy”

“Nhiều người cư xử như chiếc xe đổ rác. Lúc nào người họ cũng đầy rác, nên lúc nào cũng tức giận, mệt mỏi…”

Nếu bạn giận dỗi người khác, giống như cho họ cơ hội đổ rác vào người bạn. Người thông minh sẽ không bao giờ để “xe rác” có cơ hội chi phối cuộc sống của chính mình.

Trong cuộc đời này, bản thân chúng ta sẽ gặp rất nhiều loại người.

Sẽ luôn có những người hay phàn nàn về sự bất công, tồi tệ của thế giới. Nhưng làm vậy chỉ càng làm mọi thứ thêm thất bại, mà không thay đổi được gì.

Nghiên cứu khoa học: Làm bạn với những người tích cực là cách tốt nhất để thăng hạng giàu sang! - Ảnh 1.

 Có lần, tôi đi thăm người bạn bị ốm phải nhập viện, bệnh nhân cạnh giường của cô ấy ngày nào cũng khóc rất nhiều.

Vốn dĩ bác sĩ bảo bệnh cô ấy có thể chữa khỏi, nhưng vì cô ấy cứ ôm tâm lý tiêu cực, vì vậy thể trạng ngày càng suy nhược.

Theo thời gian, những người nằm cạnh cô ấy cũng bị ảnh hưởng, bầu không khí trong phòng trở nên nặng nề hơn.

Đắm mình trong những cảm xúc tiêu cực không chỉ tiêu hao năng lượng của bản thân mà còn làm tiêu hao hi vọng của người khác.

Su Cen có một câu nói rất đúng: “Bạn không cần thiết phải “mời” tất cả mọi người vào cuộc sống của mình.”

Nếu bạn muốn cứu một người lênh đênh trên biển, bạn chìa tay, nhưng người đó không muốn nắm lấy, chỉ biết mù quáng khóc. Như vậy, chẳng những không cứu được người, còn khiến bản thân lâm vào tình cảnh nguy hiểm.

Nghiên cứu khoa học: Làm bạn với những người tích cực là cách tốt nhất để thăng hạng giàu sang! - Ảnh 2.

(03)

Nghiên cứu đã chỉ ra: Bình quân giá trị của số ít bạn thân của bạn cũng chính là giá trị của bản thân bạn.

Ở cạnh ai, bạn rất dễ trở thành người đó. Nếu bạn đi cùng những người tích cực, sẽ có thể dễ dàng vượt qua được những ngày mưa.

Thế giới này chính là một tấm gương. Thế giới trở nên thế nào, thật ra phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của chính chúng ta.

Nếu bạn chọn phàn nàn, vậy tâm trạng sẽ luôn tối tăm, đau đớn và tuyệt vọng.

Thế nên, hãy cố gắng ở bên những người tích cực. Khi gặp đúng người, bạn sẽ trở nên tự tin và có nhiều nhiệt huyết hơn với cuộc sống này.

(weixin) / Cầm Thi / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Nguyên nhân của sợ hãi

Krishnamurti – Danny Việt dịch

Để hiểu sợ hãi, ta phải nói về sự so sánh trước. Tại sao ta so sánh? Về mặt kỹ thuật, so sánh phát hiện sự tiến triển, tương quan với nhau. Năm chục năm trước chưa có bom nguyên tử, chưa có máy bay siêu âm, bây giờ chúng ta co những cái đó, và trong tương lai năm chục năm nữa, chúng ta sẽ có những cái mà hiện nay chúng ta không có. Cái đó được gọi là sự tiến bộ, luôn luôn so sánh, tương quan, và tâm trí chúng ta bị vướng mắc vào cái lối suy nghĩ kiểu đó. Không phải chỉ từ ngoại cảnh, mà ngay từ trong nội tâm, trong cái cấu trúc về tâm lý của chúng ta, chúng ta suy nghĩ theo kiểu so sánh. Chúng ta nói :” Tôi thế này, trước kia tôi thế này, và tôi sẽ khá hơn trong tương lai”.

Cái lối suy nghĩ kiểu so sánh như vậy, chúng ta gọi là sự tiến bộ, sự phát triển, và cuộc đời chúng ta, từ phẩm hạnh, đạo đức, tôn giáo cho dến làm ăn buôn bán, giao dịch trong xã hội, chúng ta đều dựa trên nền tảng đó. Chúng ta quan sát bản thân chúng ta một cách so sánh với cái xã hội vốn dĩ cũng thoát thai từ một sự phấn đấu trong so sánh như chính chúng ta.

So sánh sản sinh ra sợ hãi, bạn hãy tự quan sát sẽ thấy. Tôi muốn trở thành nhà văn viết hay hơn, hoặc trở thành người đẹp và thông minh hơn. Tôi muốn có nhiều kiến thức hơn mọi người. Tôi muốn thành công, muốn trở thành nhân vật quan trọng, muốn có danh tiếng trên thế giới. Thành công và danh tiếng là những điều so sánh rất căn bản về mặt tâm lý, mà do đó, chúng ta liên tục sản sinh ra sự lo sợ . Và sự so sánh cũng làm tăng thêm những mâu thuẫn, phấn đấu vốn được coi như những điều quan trọng.

Bạn nói rằng bạn phải cạnh tranh để sinh tồn trong cái thế giới này, do đó bạn so sánh và thi đua trong công việc làm ăn, trong gia đình và cái-gọi-là nội dung có tính cách tôn giáo . Bạn phải vào được thiên đường và ngồi ngay bên cạnh Chúa, hoặc một đấng cứu độ đặc biệt nào đó của bạn. Sự so sánh về tâm linh phản ảnh trong sự vị linh mục muốn trở thành giám mục, hoặc hồng y, hay cuối cùng tiến lên tới giáo hoàng. Suốt đời, chúng ta mài miệt trau giồi cái loại tâm linh đó một cách siêng năng, cần mẫn, phấn đấu để khá hơn, hoặc đạt được vị trí cao hơn người khác. Cấu trúc của đời sống xã hội và đạo đức của chúng ta đặt nền tảng trên những cái đó.

Cho nên trong cuộc đời chúng ta, cái tình trạng so sánh, cạnh tranh và sự phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành một nhân vật hay trở thành người vô danh, thì cũng vậy. Tôi cảm thấy rằng chính cái đó là cội rễ của toàn bộ sự sợ hãi, bởi vì chính nó đã sản sinh ra lòng thèm muốn, tật đố kî, thói ghen tị, căm thù.

Ở đâu có sự căm thù thì ở đó chắc chắn là không có tình thương yêu và sẽ càng ngày càng tăng thêm sự sợ hãi.

(Trích On Fear) / Saigon nhỏ

Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại TP. HCM vượt cả Bangkok, Singapore, Jakarta, Tokyo…

Theo dữ liệu của Numbeo, TP. HCM vượt Bangkok, Singapore, Jakarta và Tokyo, dần trở thành một trong những thành phố có bất động sản đắt đỏ nhất khu vực châu Á. Theo bảng xếp hạng tỷ lệ giá nhà trên thu nhập, TP. HCM chỉ xếp sau Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), đứng trên cả Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia).

Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại TP. HCM vượt cả Bangkok, Singapore, Jakarta, Tokyo... - Ảnh 1.

Thành phố có tỷ lệ giá nhà trên thu nhập cao nhất hiện nay là Damascus – thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria. Dựa trên dữ liệu của Numbeo, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại đây là 85,26 lần. Đứng vị trí thứ 4 là thủ đô của Trung Quốc, Bắc Kinh. Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập trung bình tại đây ở mức 49,74.

Được biết, Bắc Kinh là thị trường có giá nhà đất đắt đỏ nhất Trung Quốc đại lục với mức giá trung bình 5.820 USD/m2. Mới đây, trong nỗ lực kìm hãm giá nhà ở tăng, chính quyền Bắc Kinh đã áp dụng chính sách khống chế mức trần giá bán đối với gần 2/3 tổng số căn hộ mới để giúp người dân có cơ hội mua nhà.

Cụ thể, 60% các lô đất mà chính quyền bán cho các công ty phát triển nhà ở tại Bắc Kinh để xây dựng các khu chung cư có đi kèm theo nhiều ràng buộc. Chẳng hạn, sau khi chung cư xây dựng xong, họ phải bán các căn hộ với giá không được cao hơn một mức giá nhất định nào đó và 70% số căn hộ trong một dự án phải có diện tích nhỏ hơn 90m2. Khách mua các căn hộ giá rẻ này bị cấm bán lại cho người khác trong vòng 8 năm.

Nhờ chính sách này, hàng loạt chung cư giá rẻ mọc lên ở các khu vực ngoại ô Bắc Kinh với mức giá bán thấp hơn mặt bằng chung 20%. Song, chất lượng các căn hộ này, cũng như bất tiện về đi lại vẫn là một thách thức lớn cho người dân tại đây.

Thủ đô, kiêm đô thị lớn nhất của Hàn Quốc – Seoul, cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự, khi tỷ lệ giá nhà trên thu nhập đang là 30,27. Năm 2020, giá căn hộ ở Seoul lần đầu tiên vượt mức 12 triệu won/m2 ( 11.000 USD ), tăng 74% kể từ khi Tổng thống Moon Jae-in nhậm chức vào 2017.

Giá trung bình cho mỗi m2 của căn hộ ở thủ đô Hàn Quốc là 12,21 triệu won (11.120 USD ), theo số liệu được ngân hàng KB Kookmin công bố cuối tháng 12 năm ngoái.

Năm 2018, thu nhập khả dụng hàng tháng trung bình (đã trừ thuế và phí an sinh xã hội) của các hộ gia đình dưới 39 tuổi là 3.615 triệu won (3.292 USD ). Trong khi đó, tính đến tháng 6/2018, giá của căn hộ bình dân ở Seoul là 664 triệu won (604.573 USD ).

Điều này có nghĩa các cặp vợ chồng 20-30 tuổi phải tiết kiệm toàn bộ thu nhập trong tối thiểu 15,3 năm để mua căn hộ thuộc loại trung bình ở Seoul.

Tháng 7/2020, Hàn Quốc ra Đạo luật kiểm soát tiền thuê nhà nhằm đảm bảo gia hạn thêm 2 năm hợp đồng cho người thuê và giới hạn mức tăng chi phí jeonse của chủ sở hữu. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, giá thuê nhà vẫn tăng cao.

Giá thuê căn hộ trung bình tính đến cuối tháng 6 tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Ủy ban Bất động sản Hàn Quốc.

Ngoài ra, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập của Tokyo (Nhật Bản) là 13,24, thấp hơn cả Hà Nội hay TP. HCM. Giai đoạn cuối những năm 80 đầu những năm 90 đến nay, do ảnh hưởng của nền “kinh tế bong bóng”, nên giá cả nhà đất ở Nhật Bản có giảm đi đáng kể.

Đáng chú ý, tại Việt Nam, TP. HCM ghi nhận tỷ lệ giá nhà trên thu nhập ở mức 27,72. Tỷ lệ này còn cao hơn cả các thành phố lớn ở Mỹ hay châu Âu. Tại London (Anh), con số này là 14,49. Hay như ở Santa Barbara (tiểu bang California, Mỹ), tỷ lệ này là 14,92. Ở New York, tỷ lệ này cũng nhỏ hơn 10, khi giá nhà cao gấp 9,89 lần thu nhập trung bình.

Tỷ lệ giá nhà trên thu nhập tại TP. HCM vượt cả Bangkok, Singapore, Jakarta, Tokyo... - Ảnh 2.

Xét về chỉ số khả năng chi trả (affordability index) của Numbeo, TP. HCM xếp thứ 469 trong tổng số 487 thành phố của bảng xếp hạng, ở mức 0,33. Còn Hà Nội đứng thứ 442, ở mức 0,5.

Phần lớn những thành phố có chỉ số khả năng chi trả cao đều thuộc Mỹ, điển hình như Memphis (Tennessee, Mỹ) đứng vị trí thứ nhất với 11,11. Theo sau lần lượt là Cleveland (bang Ohio), Detroit (Michigan), Buffalo (New York), Saint Louis (Missouri)…

Theo chuyên gia, với lãi vay khoảng 7-10%/năm và khoảng 30% vốn tự có, trên lý thuyết 1 gia đình trẻ tại TP. HCM cần khoảng 20-25 năm để trả xong khoản vay mua nhà (mortgage). Trong khi đó, do tác động của đại dịch COVID-19, thu nhập người dân sẽ chững lại đáng kể. Như vậy, cơ hội để người trẻ ở các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội… sở hữu một căn nhà cho riêng mình sẽ vô cùng thách thức.

Anh Vũ / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Báo Anh: Gốc thuyền nhân từ Sài Gòn khiến Priscilla Chan ‘giữ nền đạo đức cho Mark Zuckerberg’

2 giờ trước

Priscilla Chan and Mark Zuckerberg
Chụp lại hình ảnh,Priscilla Chan và Mark Zuckerberg làm lễ thành hôn ở Palo Alto năm 2012

Trả lời báo Anh, tờ Sunday Times hôm 24/10/2021, bà Priscilla Chan nói về gốc gác gia đình là thuyền nhân sau cuộc chiến Việt Nam đã phải vươn lên ở đất Mỹ ra sao.

Trong bài “Mark Zuckerberg‘s Moral Compass” (tạm dịch Kim chỉ nam đạo đức của Mark Zuckerberg), bà Priscilla Chan đã kểu khá nhiều về cuộc hôn nhân của hai người, về lối sống được giáo dục từ nhỏ, và cuộc sống gia đình hiện nay với tỷ phúc Zuckerberg, ông chủ Facebook.

Cuộc nói chuyện dài với nhà báo Kirsty Lang đề cập đến sự tương phản giữa cuộc sống của cặp đôi nổi tiếng này thời thơ ấu.

Tác giả Kirsty Lang viết: “Priscilla, con gái một gia đình di dân Hoa – Việt lớn lên đã gặp cảnh kỳ thị (racism), và tuân theo nguyên tắc sống “Gặp khó khăn thì hãy cúi đầu, nỗ lực hơn”.

Từ nhỏ, Priscilla Chan đã quen với cảnh cha bà, ông Dennis Chan và mẹ, bà Yvonne, “làm việc 18 giờ mỗi ngày” ở quán ăn châu Á tại Boston, Hoa Kỳ.

Theo BBC tìm hiểu, quán có tên là “Phở và tôi”, do cha bà Priscilla mở ra sau khi định cư tại Hoa Kỳ.

Bài báo đăng bức ảnh bé Priscilla do mẹ bế và ghi chú thích bà mẹ là “người tỵ nạn gốc Hoa từ Việt Nam”, và để chứng minh sự tương phản, kèm đó là ảnh cậu bé Mark hồi nhỏ năm 1984.

Xin mở ngoặc rằng một số tờ báo Việt Nam như Dân Trí, vì không hiểu tiếng Anh, đã gọi cha mẹ của Priscilla là “người Trung Quốc từng sống ở Việt Nam”.

Các báo Việt Nam cũng rất thích nhấn mạnh vào “sự may mắn của cô gái gốc di dân cưới được tỷ phú”, điều hoàn toàn trái với những gì truyền thông Hoa Kỳ mô tả về vai trò quan trọng của Priscilla Chan đối với chồng.

Người gốc Sài Gòn đi di tản sau 1975

Bản thân Priscilla Chan xác nhận “Tôi là người gốc Hoa (Chinese heritage) nhưng cả hai họ nội ngoại của gia đình đều sống tại Sài Gòn, và họ muốn đi vượt biên (sau 1975).”

Việc ông bà của Priscilla Chan chia các con đi các chuyến trên biển vô cùng mạo hiểm để nếu “đứa này chết thì còn đứa kia” là “bài toán mà người Mỹ bình thường không hiểu”, theo lời vợ của Mark Zuckerberg kể lại trong bài báo.

Trại tị nạn Galang I, Indonesia
Chụp lại hình ảnh,Một trại tị nạn cho thuyền nhân Việt Nam ở Indonesia – ảnh minh họa

Mẹ của Priscilla đã vượt biên khỏi VN năm 12 tuổi theo cách đó, và đã ở một trại tị nạn của Thái Lan vài năm.

Yvonne sau đó gặp Dennis, bạn của anh trai và hai người cuối cùng đã đoàn tụ với các thành viên khác trong gia đình ở Mỹ.

Priscilla sinh ra ở Massachussetts năm 1985.

Mark Zuckerberg thì sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái trung lưu tại New York, và được ăn học đàng hoàng.

Hai người gặp nhau tại ĐH Harvard, nơi Priscilla kể lại là “tôi không phải phù hợp, vì ai cũng nói một kiểu giống nhau”.

Hai người kết hôn năm 2012 và hiện có hai con gái, August và Maxima.

Bài báo muốn nhấn mạnh rằng gốc gác di dân từ Việt Nam của Priscilla khiến bà là người “kéo chồng trở lại thực tại” và muốn làm các công việc từ thiện.

Các hoạt động này dẫn tới chỗ họ lập ra Quỹ CZI – Chan Zuckerberg Innitiative, với họ Chan (Trần) đứng trước.

Theo bà Priscilla giải thích, việc đặt chữ Chan trước Zuckerberg chỉ đơn thuần là họ chọn cách ưu tiên theo alphabet.

Trang của quỹ nói họ muốn dùng công nghệ và các giải pháp từ cộng đồng (community-driven solutions) để tạo ra tương lai cho tất cả mọi người, không loại trừ ai.

Công tác từ thiện này là cao quý, và Priscilla Chan đang là “kim chỉ nam cho định hướng luân lý” của chồng, nhưng tác giả Kirsty Lang đặt câu hỏi liệu nó bù đắp được bao nhiêu cho những điều tai hại mà Facebook bị cáo buộc đã gây ra.

Facebook phải làm gì trước cách thu thập tiền khủng, và trước “bệnh tâm thần cho các bé gái, cho thông tin sai (misinformation)?”

Chưa kể lời cáo buộc của nhà báo được Nobel Hòa bình năm nay, Maria Resa, nói Facebook “là mối đe dọa cho nền dân chủ”, bà Kirsty Lang hỏi.

Mới đây nhất, 17 tờ báo và cơ quan truyền thông quốc tế, gồm Washington Post hôm 25/10 nêu cáo buộc ông Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với “chính phủ độc tài của Việt Nam để hạn chế những bài viết được gọi là “chống nhà nước”.

Mark Zuckerberg, his wife Priscilla and their baby girl called Max
Chụp lại hình ảnh,Mark Zuckerberg và vợ cùng con gái sơ sinh Max năm 2015. Họ cam kết cho đi 99% tài sản và bắt đầu bằng việc mỗi năm sẽ hiến tặng 1 tỷ USD vào công tác từ thiện

Trả lời BBC hồi cuối năm 2020 về vấn đề này, Facebook thừa nhận phải chặn những nội dung ‘bị chính phủ VN yêu cầu xóa’, nhưng để cho người bên ngoài vẫn xem được.

Kết luận bài phỏng vấn trên Magazine của Sunday Times, nhà báo của trang báo Anh nói bà hy vọng “trách nhiệm đáp trả lại cho xã hội của Facebook” sẽ được cặp đôi Mỹ trẻ tuổi “có thế lực nhất thế giới” làm thật, như lời hứa của Priscilla Chan.

Hồi 2015, sau khi con gái Maxima ra đời, họ đã nêu cam kết sẽ hiến tặng 99% tài sản, bắt đầu bằng việc mỗi năm sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho công tác từ thiện.

Theo BBC