RONG THẾ GIỚI LƯỠNG CƯ, HỌ CÓC (BUFONIDAE) GỒM NHỮNG LOÀI CÓC “ĐÍCH THỰC”, PHẦN LỚN CÓ THÂN HÌNH CỤC MỊCH, DA NỔI NHIỀU MỤN. BÊN CẠNH NHỮNG LOÀI CÓC “XẤU XÍ”, CŨNG CÓ MỘT SỐ LOÀI TRÔNG RẤT CUỐN HÚT.
Cóc xanh châu Âu (Pseudepidalea viridis) dài 9-12 cm, là động vật bản địa ở các sinh cảnh cát ở châu Âu và Tây Á. Loài cóc có màu sắc độc đáo này ra khỏi hang vào mùa xuân để sinh sản trong các ao nước.
Cóc giọng khàn (Sclerophrys capensis) dài 5-12 cm, phổ biến ở miền Nam châu Phi. Chúng có thân hình mập mạp, sinh sản ở các đập nước và ao đầm. Con đực thu hút con cái bằng tiếng kêu khàn như vịt.
Cóc mây Mã Lai (Pedostibes hosii) dài 5-10 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Loài cóc này khác thường ở chỗ chúng sống chủ yếu trên cây, có đệm dính ở ngón chân để trèo cây.
Cóc sống lưng vàng (Epidalea calamita) dài 5-10 cm, phân bố khắp châu Âu. Loài cóc này khác với các họ hàng ở cẳng chân ngắn và kiểu chạy như chuột. Chúng sinh sản từ mùa xuân đến mùa hè.
Cóc Bắc Mỹ (Anaxyrus americanus) dài 5-9 cm, phân bố ở miền Đông của Bắc Mỹ. Loài cóc này có màu sắc khá đa dạng. Chúng sinh sản trong ao đầm, con đực phát ra tiếng gọi dài có âm rung.
Cóc máu (Rhaebo heamatiticus) dài 4-8 cm, sống trong thảm lá rụng ở các khu rừng Trung và Nam Mỹ. Loài cóc đầu rộng này đẻ trứng thành những chuỗi dài trong đầm nước có đá.
Cóc thường châu Âu (Bufo bufo) dài 8-20 cm, phân bố khắp châu Âu và Bắc Phi. Loài này sinh sản vào mùa xuân, con đực có số lượng gấp ba lần con cái nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.
Cóc leo xanh (Incilius coniferus) dài 6-10 cm, là loài lưỡng cư bản địa Trung và Nam Mỹ. Loài cóc ăn đêm này thường leo trèo giữa thảm thực vật để tìm bắt côn trùng.
Cóc hề đổi màu (Atelopus varius) dài 3-6 cm, phân bố ở Panama và Costa Rica. Loài cóc hung hăng này có màu sắc bắt mắt và đa dạng. Chúng sống gần các con suối và hoạt động vào ban ngày.
Cóc hề Guyana (Atelopus barbotini) dài 2,5-4 cm, có nguồn gốc từ Guyana nhưng đã trở thành vật nuôi ở nhiều nơi do màu sắc bắt mắt. Chúng sinh sản quanh năm ở các dòng suối trong rừng.
Ếch vàng Panama (Atelopus zeteki) dài 5-10 cm, được ghi nhận ở Panama. Loài cóc màu sắc rực rỡ này sinh sản trong những đầm, vũng sau trận mưa lớn. Dù là sinh vật cảnh phổ biến, có thể chúng đã tuyệt chủng trong môi trường hoang dã.
Cóc mía (Rhinella marina) dài 10-24 cm, là một trong những loài cóc lớn nhất thế giới. Có nguồn gốc từ châu Mỹ, chúng được đưa vào các cánh đồng mía ở Australia và đã trở thành mối đe dọa với các loài động vật bản địa.
Cóc châu Á, hay cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus) dài 12-20 cm, phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sinh sống ở cả môi trường đô thị, chúng thường xuất hiện với số lượng lớn sau những cơn mưa mùa hè.
Nhà sáng lập China Evergrande từng là doanh nhân giàu nhất Trung Quốc. Giờ, ông đứng trước nguy cơ mất tất cả.
Theo Nikkei Asian Review, trong vòng chưa đầy 25 năm, tỷ phú Hứa Gia Ấn đã xây dựng China Evergrande thành một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc.
Ông Hứa giữ hơn 70% cổ phần tại China Evergrande và nắm toàn quyền chỉ huy hoạt động của tập đoàn. Tuy nhiên, gã khổng lồ bất động sản đang chìm trong hố nợ 312 tỷ USD và đứng trên bờ vực vỡ nợ.
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Hà Nam, ông Hứa đã tận dụng các chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc để trở thành doanh nhân giàu nhất đất nước.
Nhưng giờ, ông Hứa có thể trắng tay. China Evergrande đã thoát khỏi một vụ vỡ nợ vào phút chót. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tiền mặt của tập đoàn vẫn chưa dừng lại.Nhà sáng lập China Evergrande đã tận dụng các chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc để trở thành doanh nhân giàu nhất đất nước. Ảnh: Reuters.
TỶ PHÚ GIÀU NHẤT TRUNG QUỐC MỘT THỜI
Ông Hứa đã đóng góp nhiều cho quê hương. Ông xây dựng các trường tiểu học và trung học, sửa chữa lại toàn bộ đường sá trong làng Jutaigang (tỉnh Hồ Nam), quê hương của mình. Theo một quan chức, năm 2018, ông Hứa phát gần 470 USD, gạo và dầu ăn cho tất cả hộ gia đình trong làng.
Theo một cuốn sách, khi còn nhỏ, ông Hứa phải ăn bánh màn thầu làm từ ngô và ngũ cốc rẻ tiền. Ông thậm chí còn ăn màn thầu mốc. Nhà sáng lập China Evergrande ngủ trên một chiếc giường tre, bàn học làm từ đất sét.
Mẹ ông Hứa qua đời không lâu sau khi sinh ông. Ông thường giúp bà và bố mình bán hàng.
Tại trường học, ông Hứa là một học sinh trầm tính nhưng luôn có kết quả học tập tốt. “Khác với chúng tôi, cậu ấy có thể đỗ vào đại học”, một người bạn cũ của ông kể lại.
China Evergrande đã làm tăng giá nhà. Nhà ở đây hiện có giá từ 3.000-6.000 NDT/m2. Người bình thường không thể mua được nhà
Một đồng hương giấu tên của ông Hứa Gia Ấn
Ông Hứa đã theo học Học viện Gang thép Vũ Hán, sau này là Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán. Ra trường, ông vào làm kỹ sư tại Wuyang Iron & Steel, nay là Wuhan University of Science and Technology – một tập đoàn nhà nước ở tỉnh Hồ Nam.
Năm 1992, trong chuyến thăm tới Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông), cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình kêu gọi đẩy nhanh chính sách “cải cách và mở cửa”. Vốn đã cảm nhận hơi thở tự do của nền kinh tế khi còn học đại học, ông quyết định rời bỏ tập đoàn quốc doanh, bước khỏi vùng an toàn và bắt đầu tìm kiếm công việc mới.
Năm 1996, ông Hứa thành lập China Evergrande chỉ với vỏn vẹn 8 nhân viên.
Dự án đầu tiên mà ông Hứa phát triển là tái thiết khu đất rộng 110.000 m2 tại thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông). Bị bao quanh bởi nhiều nhà máy, khu vực này vốn không phải địa điểm lý tưởng để xây dựng khu dân cư.
Tuy nhiên, điều kiện để sở hữu khu đất rất hấp dẫn. Bên bán đã đồng ý cho ông Hứa trả góp.
Đó là thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1997. Tuy nhiên, ông Hứa đã nhanh chóng thu được tiền từ khách mua nhà.
Dự án đã mang về cho ông Hứa một nguồn doanh thu lớn, giúp tập đoàn phát triển thần tốc. Sau này, China Evergrande xây dựng và bán các dự án bất động sản trên khắp Trung Quốc.
KHỦNG HOẢNG NỐI KHỦNG HOẢNG
China Evergrande niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong vào năm 2009. Từ quý I đến quý III/2010, tập đoàn là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc (tính theo diện tích). Năm 2017, ông Hứa trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc.
Hai năm sau đó, tập đoàn mở rộng sang lĩnh vực xe năng lượng mới.
Tỷ phú Hứa Gia Ấn tập trung xây dựng những căn hộ giá cả phải chăng, phục vụ bộ phận người mua đông đảo hơn. Bởi ông cũng từng là một đứa trẻ nông thôn mơ về cuộc sống thành thị.
Ông Hứa vay tiền để xây dựng với chi phí thấp, bán các căn hộ chưa hoàn thành và sử dụng dòng doanh thu cao đầu tư lại vào tập đoàn.
Để thúc đẩy sự phát triển của China Evergrande, ông Hứa thường vay 2 lần trên mỗi dự án mà ông phát triển. Trước tiên, ông vay từ các ngân hàng. Sau đó, ông vay của khách mua nhà. Nhiều người mua nhà thậm chí trả trước 100%.
Khi China Evergrande và các đối thủ cạnh tranh tích cực mở rộng, bất động sản đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. China Evergrande xây dựng hơn 1.000 dự án ở hàng trăm thành phố và tạo ra hơn 3,3 triệu việc làm mỗi năm.China Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn từng là tập đoàn địa ốc lớn nhất Trung Quốc (tính theo diện tích). Ảnh: CNN.
Mùa hè năm 2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố “ba lằn ranh đỏ” – những quy tắc thay đổi số phận của China Evergrande và ông Hứa. Các nhà băng được yêu cầu hạn chế cho vay đối với bất cứ tập đoàn địa ốc nào vượt qua một trong những “lằn ranh đỏ”.
China Evergrande vừa thoát khỏi một vụ vỡ nợ nhờ việc trả lãi trái phiếu bằng USD vào phút chót. Tuy nhiên, theo Nikkei Asian Review, cuộc khủng hoảng tiền mặt của China Evergrande sẽ không sớm được cải thiện.
China Evergrande sẽ phải trả 573 triệu USD lãi suất trái phiếu trong năm nay và 7,7 tỷ USD trái phiếu vào năm tới.
Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người ở làng Jutaigang, quê hương của ông Hứa, dành cho ông cái nhìn không mấy thiện cảm.
“China Evergrande đã làm tăng giá nhà”, một người đàn ông chỉ trích. “Nhà ở đây hiện có giá từ 3.000-6.000 NDT/m2. Người bình thường không thể mua được nhà”, ông nói thêm.
Một số cư dân cũng chỉ trích lối sống xa hoa của các thành viên gia đình ông Hứa.
ĐỂ CÓ ĐƯỢC CHỖ ĐỨNG CHO BẢN THÂN, ĐIỀU ĐẦU TIÊN CHÚNG TA PHẢI LÀM ĐÓ LÀ VƯỢT QUA ĐƯỢC GIỚI HẠN NHẬN THỨC CỦA CHÍNH MÌNH.
1. MỘT NGƯỜI CÓ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CÀNG THẤP THÌ CÀNG CỨNG ĐẦU
Matthew Shepherd, một nhà khí tượng học đã làm việc cho NASA 12 năm đã có bài phát biểu tại TED: “Sai lầm lớn nhất mà tôi từng mắc phải là chỉ nhìn vào những ý kiến ủng hộ quan điểm của mình và lờ đi mọi lời phản bác. Nói cách khác, tôi bị hạn chế bởi nhận thức của chính mình”.
Thực tế là “bán kính nhận thức” càng nhỏ thì tầm nhìn càng bị thu hẹp.
Có câu chuyện được chia sẻ bởi nhân viên truyền thông như sau: Một ngày, cô gặp phải sự cố về dữ liệu khi đàm phán công việc với đồng nghiệp trong công ty. Đối phương cho rằng dữ liệu bất thường chắc hẳn là nguyên nhân từ hỏng hóc thiết bị.
Dựa trên kinh nghiệm làm việc nhiều năm, cô tin rằng nguyên nhân nằm ở bộ phận khác. Sau đó, cô đi kiểm tra hồ sơ bảo trì của thiết bị và chỉ ra một số yếu tố khả thi nhất. Tuy nhiên, dù cô có trình bày như thế nào thì bên kia vẫn cho rằng sự cố thiết bị là nguyên nhân gây ra sai dữ liệu.
Đối mặt với một người cứng đầu như vậy, cô gái trẻ vô cùng tức giận. Nhưng cô nhanh chóng bình tĩnh lại và tìm ra điểm mấu chốt: Trình độ nhận thức quyết định cách suy nghĩ. Cũng giống như đồng nghiệp của cô, khi phát hiện ra dữ liệu bị sai, phản ứng đầu tiên là đổ lỗi cho thiết bị.
Dù cô có bằng chứng đầy đủ đến đâu thì quan điểm của anh ta cũng không thay đổi. Mức độ nhận thức của một người càng thấp thì ý tưởng càng bị bó hẹp và con người trở nên bảo thủ.
Trong nhiều trường hợp, thứ thực sự kìm hãm chúng ta không phải định kiến của thế giới bên ngoài mà là xiềng xích của nhận thức. Như nhà văn Chu Linh đã viết trong cuốn “Khai mở động lực để thay đổi bản thân”: “Sự khác biệt cơ bản giữa con người với nhau là sự khác biệt về khả năng nhận thức”.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Một số người biết cách chủ động lắng nghe ý kiến của người khác và tiếp tục tiếp thu những ý tưởng mới ngay sẽ sớm hoàn thiện bản thân hơn. Trong khi đó những người cứng đầu sẽ tự giam mình trong cái kén nhận thức hạn hẹp.
2. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC QUYẾT ĐỊNH TẦM CAO
Trên Douban, có một nhóm gọi là “chiến tranh nhận thức”, trong đó có một câu: “Điều thực sự giới hạn cuộc sống của chúng ta không bao giờ là nghèo đói về kinh tế, mà là những trở ngại về nhận thức”.
Khoảng cách lớn nhất giữa mọi người không phải là năng lực, không phải xuất thân mà là trình độ nhận thức. Trong cuốn sách “Con đường đến tự do tài chính” có một câu chuyện như sau: Peter sinh ra tại một khu ổ chuột ở miền Tây nước Mỹ, cả cha và mẹ của anh đều là những kẻ nghiện ngập.
Anh lớn lên trong nỗi sợ hãi đói khát, chất kích thích và bệnh tật. Cả gia đình của Peter chỉ có thể sông dựa vào quỹ cứu trợ của chính phủ. Những người bạn sống chung trong khu ổ chuột với với anh rằng: “Chúng ta chỉ có thể đi theo con đường cũ của cha mẹ, không còn lối thoát nào khác”.
Nhưng Peter nói: “Không, chúa ban cho chúng ta sự sống, suy nghĩ, trí tuệ để có thể hiểu rõ hơn và sau đó thay đổi thế giới. Chúng ta không thể bị mắc kẹt bởi sự nghèo đói trước mặt”. Với niềm tin này, Peter bắt đầu cuộc chiến của chính mình.
Anh làm đủ nghề tư bán báo, rửa bát, đóng vai hề đến hát rong… Một ngày Peter nhìn thấy một đoạn video của một blogger du lịch. Vì vậy, anh đã lên ý tưởng và đăng tải một video lên tài khoản xã hội của mình về cuộc sống hàng ngày ở khu ổ chuột. Kết quả là những video của anh nhận được sự quan tâm lớn chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng.
Với lượng truy cập ngày càng tăng, một số công ty Internet đã chủ động đến gặp anh để bàn chuyện hợp tác kinh doanh. Sau đó, anh trở thành một blogger với hàng triệu người hâm mộ, thu nhập hàng trăm nghìn USD mỗi năm.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Mức độ nhận thức của một người quyết định kết quả của cuộc đời của mỗi người. Cũng giống như Peter, anh ấy không giống như cha mẹ mình, nghiện ngập và chìm trong nghèo đói. Ngược lại, anh tin chắc rằng mình có thể vượt qua gông cùm của nghèo khó và tìm kiếm cơ hội đổi đời.
Vì vậy, mặc dù lớn lên cùng bố mẹ và bạn bè trong khu ổ chuột, cuối cùng Peter cũng có thể bước ra khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo.
3. KHẢ NĂNG NHẬN THỨC LÀ GIỚI HẠN CUỐI CÙNG
Bodo Schaefer, nhà đầu tư được mệnh danh là “Huấn luyện viên kiếm tiền số 1 Châu Âu”, có một câu nói nổi tiếng: “Những thay đổi sâu sắc xảy ra ở năm cấp độ, trong đó quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của bản thân.”
Những người bị mắc kẹt trong quan điểm bảo thủ sẽ bị kìm hãm trong nghèo đói. Trong khi đó những người ở tầm cao nhận thức sẽ tự nâng cấp cuộc sống của chính mình.
Vậy, làm thế nào để phá bỏ cái kén nhận thức và đạt được bước tiến nhảy vọt trong tư duy?
Chuyển đổi từ vùng an toàn sang mạo hiểm
Các nhà xã hội học chia nhận thức của con người thành ba vùng: Vùng thoải mái, vùng kéo dài và vùng mạo hiểm. Những người thực sự có tài năng sẽ đưa bản thân từ vùng thoải mái sang vùng mạo hiểm.
Để mở mang kiến thức, chúng ta cần học cách đọc nhiều, tiếp xúc với những người có trình độ cao và không ngừng khám phá. Trong quá trình này, bán kính của vùng nhận thức sẽ tiếp tục mở rộng, và vùng mạo hiểm ban đầu sẽ dần trở thành vùng kéo dài, hoặc thậm chí là vùng thoải mái mới.
Điều này cho phép mở rộng ranh giới suy nghĩ của bản thân và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Nâng cấp từ học tập thụ động lên học tập chủ động
Hầu hết chúng ta đều quen với việc học thụ động và suy nghĩ thụ động. Khi ở trường, chúng ta học theo kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sau khi đi làm thì thực hiện theo chỉ đạo của tổ trưởng.
Nhưng các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng tỷ lệ lưu giữ thông tin mà mọi người có được thông qua học tập chủ động cao hơn nhiều so với học tập thụ động. Những thay đổi thực sự diễn ra từ bên trong ra bên ngoài, chúng ta nên làm mới phương pháp học tập để công sức bỏ ra thu về kết quả xứng đáng.
Muốn gạt bỏ mọi lo toan bộn bề của cuộc sống, trước hết bạn phải nâng cao nhận thức của mình. Chỉ bằng cách lột bỏ cái kén nhận thức, chúng ta mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc ở thực tại.
Hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình trong viện bảo tàng mới xây để kỷ niệm 100 năm đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh Kevin Frayer/Getty Images
Những kẻ đem thân khuyển mã cúc cung phục vụ cho các nhà độc tài trong cuộc tranh giành quyền lực sớm muộn cũng sẽ bị triệt tiêu vì lẽ thường tình qua cầu rút ván, hết mồi săn thì giết chó. Một ứng viên nặng ký, có hiểu biết trực tiếp về cuộc đấu tranh quyền lực lâu dài của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đột ngột bị thanh trừng và bị bắt giam, là một phần sự thực như vậy.
Hồi đầu Tháng Mười, Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền Bắc Kinh bất ngờ bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – bước đầu tiên dẫn tới hàng loạt biện pháp kỷ luật, cách chức và tống vào tù. Vụ thanh trừng Phó Chính Hoa làm chấn động tầng lớp quan chức cao cấp của nước này vì Phó là cánh tay rất đắc lực của Tập trong công cuộc đàn áp những thế lực đối lập, vun đắp và củng cố địa vị tối cao của ông ta.
Lừa thầy phản bạn để thăng quan tiến chức
Phó Chính Hoa, 66 tuổi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, là một quan chức tiến nhanh trên con đường quan lộ. Trước khi đảm nhiệm chức bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông ta đã có nhiều năm lãnh đạo bộ Công An nước này. Và khi còn ở ngành công an lẫn sau này ở ngành tư pháp, ông ta là kẻ đứng sau các cuộc điều tra ở cấp cao, đẩy vô số quan chức và nhà đấu tranh vào ngục tối. Bây giờ bản thân ông ta bị thanh trừng khiến người ta nghi ngờ tính hợp pháp của các cuộc điều tra của ông ta trong quá khứ
Phó Chính Hoa, Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc (phải), ký thỏa thuận với Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Abdulhamit Gul tại Bắc Kinh tháng 11-2018. Đầu tháng này, Phó đã bị bắt giam để điều tra. Ảnh Fuat Kabakci/Anadolu Agency/Getty Images
Thành tích vang dội nhất của Phó có lẽ là vụ đẩy sếp cũ của ông ta là ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) vào tù năm 2013, giúp ông Tập loại bỏ đối thủ nặng ký nhất để củng cố quyền cai trị ngay sau khi ông Tập ngồi vào ghế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc.
Trước lúc bị bắt, Chu Vĩnh Khang là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan đầu não của đảng Cộng sản và chế độ Bắc Kinh. Trong nhóm lãnh đạo chóp bu, Chu phụ trách mảng “nội chính”, chịu trách nhiệm giám sát và điều hành guồng máy các tổ chức công an, kiểm sát và tòa án của chế độ. Những ai am tường cơ cấu tổ chức của các đảng Cộng sản đều biết, người phụ trách nội chính bề ngoài chỉ giữ vị trí thứ năm thứ sáu trong nhóm chóp bu, nhưng quyền lực thì vô cùng lớn, có thể khống chế cả tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng vì lẽ bộ phận nội chính thường nắm trong tay hồ sơ bí mật về các quan chức cao cấp nhất, cả thân nhân gia đình và vây cánh của họ. Chu Vĩnh Khang cũng vậy, ông ta đã xây dựng một mạng lưới thông tin rộng lớn, cài cắm người thân tín vào các cơ quan an ninh, cảnh sát và có nhiều kênh khác nhau cung cấp cho ông ta những thông tin tình báo nhạy bén.
Nhưng đối với vị trí lãnh đạo cao nhất, Chu không ủng hộ Tập Cận Bình mà bảo trợ cho đối thủ của Tập, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai (Bo Xilai). Và đó là điều Tập không chấp nhận được.
Sau khi Tập lên nắm quyền, Phó Chính Hoa, một điều tra viên đặc biệt nhạy bén lúc đó là Cục trưởng Cục An ninh công cộng, tức là Giám đốc sở Công an Bắc Kinh kiêm Thứ trưởng bộ Công an, được bố trí vào ban chỉ huy một đội điều tra bí mật được thành lập vào mùa Hè năm 2013 để thanh trừng Chu Vĩnh Khang. Ở cương vị đó, Phó phục vụ cho Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương – cơ quan điều hành chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do Tập phát động – do Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một đồng minh lâu năm của ông Tập, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Trung Quốc, đứng đầu.
Tháng Mười năm 2013, một năm sau khi Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư và Bạc Hy Lai đã vào tù đếm kiến, Chu biết chiếc thòng lọng đã tròng vào cổ mình. Tháng Mười Hai 2013, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị nhận được báo cáo về vi phạm kỷ luật của Chu và quyết định đưa ông ta vào diện điều tra đầy đủ như một phần trong chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập chỉ huy. Chu Vĩnh Khang hiện giờ đang phải thụ án tù chung thân sau khi bị kết tội tham nhũng.
Vụ bắt giam Chu Vĩnh Khang, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã phá vỡ nguyên tắc bất thành văn của đảng Cộng sản Trung Quốc là không đụng tới các lãnh đạo trong Bộ Chính trị, dù đương nhiệm hay đã nghỉ hưu.
Vụ án xe Ferrari và đại hội đảng
Chống tham nhũng – thực chất là tiêu diệt các cá nhân và phe cánh đối lập – là trận đánh lớn đầu tiên và kéo dài của ông Tập và những người như Phó Chính Hoa đã góp công rất lớn vào đó. Nhưng trước khi tham gia điều tra và tống giam Chu Vĩnh Khang, Phó Chính Hoa đã có một quá trình “lập công dâng đảng” rất ấn tượng.
Phó đã ra một đòn quyết định giúp ông Tập Cận Bình nổi lên trong cuộc sắp xếp nhân sự lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn quốc của đảng năm 2012.
Vào rạng sáng ngày 18 Tháng Ba năm 2012, con trai 23 tuổi của Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) đã chết tại chỗ khi chiếc Ferrari mà anh ta lái với tốc độ cao gây tai nạn ở Bắc Kinh. Hai người phụ nữ ngồi trên chiếc Ferrari được biết là hoàn toàn khỏa thân hoặc bán khỏa thân. Lúc ấy Lệnh Kế Hoạch là Chánh Văn phòng Trung ương đảng, cánh tay thân cận nhất của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Bản thân Lệnh cũng háo hức tham gia Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tại đại hội toàn quốc của đảng vào cuối năm đó. Vì thế, Lệnh ra sức sử dụng quyền lực và các quan hệ với giới chức chóp bu để làm sai lệch hồ sơ, che giấu hành vi phạm tội của con trai.
Với cương vị Cục trưởng Cục An ninh công cộng Bắc Kinh kiêm Thứ trưởng Bộ Công An, Phó Chính Hoa có đầy đủ thông tin điều tra về vụ tai nạn; và thay vì chỉ công bố thông tin về tai nạn giao thông, Phó đã kết nối nó với quá trình “chạy án” của Lệnh Kế Hoạch và thủ đoạn đó đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị trong thời gian chuẩn bị đại hội toàn quốc, nơi ông Tập được đưa lên còn Lệnh Kế Hoạch bị thanh trừng, phải vào nhà đá với bản án tù chung thân.
Vụ án Lệnh Kế Hoạch được biết đã làm cho Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), khi ấy là một “thái thượng hoàng” trong giới chính trị Trung Quốc, bất mãn với băng đảng của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo và kết quả là trong đội ngũ quan chức hàng đầu của đảng sau đại hội năm 2012, tay chân của Hồ và Ôn đã bị loại hết, thay bằng tay chân của Tập Cận Bình.
Phó cũng là người tổ chức và điều khiển vụ đàn áp lớn, chống lại hàng trăm luật sư, nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc vào Tháng Bảy năm 2015, được gọi là chiến dịch “709” – được đặt tên cho ngày 9 Tháng Bảy mà nó bắt đầu. Trong mắt những người bị bắt, Phó là một quan chức tàn nhẫn, không có tính người. Ở đâu có người bất mãn hay chống đối Tập Cận Bình, ở đó có bàn tay đàn áp của Phó Chính Hoa.
Vẫn không tránh được kiếp… “xuống chó”
Bất chấp thành tích đã được chứng minh là một quan chức cảnh sát ưu tú và cam kết trung thành với Tập, tại sao Phó không được ân sủng mà vẫn bị thanh trừng?
Tội lỗi cụ thể của Phó có thể sẽ được công bố rõ ràng sau này khi cuộc điều tra đã kết thúc; nhưng theo báo Nikkei Asia, Phó bị thanh trừng một phần do ông ta biết quá nhiều về những thủ đoạn của Tập Cận Bình trong khi ông ta chỉ là “người ngoài cuộc” chứ không phải là thành viên trong nhóm cận thần tin cậy của Tập. Dưới mắt Tập, Phó là một cán bộ có năng lực và mẫn cán nhưng lại là một người không thể tin cậy hoàn toàn. “Không ai biết nhiều bí mật đằng sau những vụ việc lớn làm rung chuyển chính trường Trung Quốc trong những năm gần đây hơn Phó. Và điều này khiến ông ta trở nên nguy hiểm đối với ông Tập”, báo Nikkei viết.
Cũng theo báo này, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nuôi dưỡng một sự ngờ vực sâu sắc và lâu dài đối với các tổ chức cảnh sát Trung Quốc. Có ba thứ trưởng bộ Công an, kể cả Phó, hiện đã bị giam giữ kể từ nhiệm kỳ chủ tịch thứ hai của ông Tập, bắt đầu vào năm 2018. Hai người kia là Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) bị bắt giam để điều tra vào năm 2018 và Tôn Lập Quân (Sun Lijun), người bị thanh trừng vào năm 2020.
Đáng chú ý, Mạnh Hoành Vĩ là quan chức Trung Quốc đầu tiên đảm nhiệm chức Chủ tịch của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, thường gọi là Interpol. Mạnh bị bắt trong một lần từ trụ sở Interpol ở châu Âu trở về Trung Quốc thăm gia đình và suốt một thời gian dài Interpol không hề được thông báo, cũng không biết tung tích của Mạnh cho đến khi ông ta xuất hiện “thú tội” trên truyền hình Trung Quốc.
Mạnh Hoành Vĩ mang cà vạt đỏ, đứng bên tay phải Tập Cận Bình, khi chụp ảnh kỷ niệm hội nghị Đại hội đồng Interpol lần thứ 86 tại Bắc Kinh tháng 9 2017 trong lúc Ngoại trưởng Vương Nghị phải đứng ngoài rìa bên phải, khi ấy Mạnh là chủ tịch Interpol, còn nay ông ta đã ngồi tù. Ảnh Lintao Zhang – Pool/Getty Images
Ở cấp thấp hơn, các cục trưởng cục an ninh công cộng của Trùng Khánh và Thượng Hải cũng đã bị thanh trừng, gây chấn động mạnh trong hàng ngũ cao cấp của công an Trung Quốc.
“Băng Chiết Giang” độc chiếm giang hồ
Những người sống sót là bạn bè và người quen mà ông Tập đã kết giao trong nhiều thập niên và có thể tin tưởng. Đó cũng là những người đã trở thành vây cánh của ông Tập trong cái gọi là “băng Chiết Giang”, đối nghịch với “băng Thượng Hải” của Giang Trạch Dân hoặc “băng Đoàn Thanh niên” của Hồ Cẩm Đào.
Đầu tiên và quan trọng nhất trong số những nhân vật này là Vương Hiểu Hồng (Wang Xiaohong), hiện là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công an. Khi còn trẻ, ông Tập đã sống nhiều năm ở tỉnh Phúc Kiến và chiêu mộ Vương ở đó. Khi Tập sang trị nhậm ở tỉnh Chiết Giang, Tập đã dẫn Vương theo rồi tiếp tục giao cho Vương các chức vụ chủ chốt ở Bắc Kinh. Sự thân quen của hai người này đã kéo dài hơn 30 năm.
Một nguồn tin ở Phúc Kiến mô tả Vương là “một trong số ít những người bạn cũ mà Chủ tịch Tập có thể thực sự tin tưởng.” Vương được cho là ứng cử viên nặng ký để trở thành bộ trưởng công an tiếp theo.
Hồi cuối Tháng Tám 2020, Vương đăng một bài trên tạp chí của ngành cảnh sát, lên án những cán bộ mà ông ta gọi là “lưỡng diện nhân” (người hai mặt), cảnh cáo “sẽ loại bỏ triệt để” những người “bề ngoài giả vờ đi theo nhưng bí mật chống lại” và “những người khoanh tay đứng ngoài mà không tỏ rõ lập trường”. Cụm từ “lưỡng diện nhân” cũng thường xuyên được ông Tập sử dụng trong chiến dịch chống tham nhũng của mình. Phó Chính Hoa có thể là một trong những kẻ mà Vương Hiểu Hồng cho là lưỡng diện nhân, do đó phải bị thanh trừng.
Ngoài Vương, ông Tập còn hai người thân tín trong lĩnh vực nội chính. Trần Dĩ Tân (Chen Yixin), một phụ tá thân cận của ông Tập, hiện đang giữ chức Tổng thư ký Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp lý Trung ương, cơ quan giám sát các bộ phận tư pháp và cảnh sát, bao gồm cả tòa án và công tố. Và Đường Nghĩa Quân (Tang Yijun), người được chuẩn bị để kế nhiệm Phó làm bộ trưởng tư pháp. Cả Trần và Đường thuộc “băng Chiết Giang”, gồm những người từng là cấp dưới của ông Tập ở tỉnh Chiết Giang trong những năm 2000; họ cũng tạo thành cốt lõi của phe Tập. Không giống như Phó, Trần và Đường là hai thành viên thuần túy của phe Tập.
Ông Tập Cận Bình đã dành chín năm để kiểm soát hoàn toàn các tổ chức cảnh sát. Câu hỏi bây giờ là liệu cuộc đàn áp Phó Chính Hoa có đánh dấu sự kết thúc của những nỗ lực này hay không. Nhiều người trong đảng tin rằng bức màn vẫn chưa hạ xuống. “Nếu ông Tập muốn có sự an toàn chính trị hoàn hảo thì các cuộc đàn áp sẽ diễn ra mãi mãi. Không có hồi kết,” một nguồn tin Trung Quốc nói.
Trong nhiều thập kỷ, cuộc sống ở Trung Quốc đã phát triển xung quanh phiên bản ‘nhà trồng’ về chủ nghĩa tư bản tăng tốc.
Mặc dù về mặt lý thuyết là một quốc gia “cộng sản”, chính phủ Trung Quốc đã đặt niềm tin vào nguyên lý kinh tế ‘người giàu đi trước, làng nước theo sau’, tin rằng việc cho phép một số người trở nên cực kỳ giàu có sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội, bằng cách kéo nó ra khỏi vũng lầy thảm khốc của cuộc Cách mạng Văn hóa thời Chủ tịch Mao Trạch Đông càng nhanh càng tốt.
Ở một mức độ nào đó, Trung Quốc đã đạt được điều này. Đã xuất hiện một đại bộ phận dân Trung Quốc thuộc tầng lớp trung lưu. Kết quả là người dân ở hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội đều có mức sống tốt hơn.
CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO
Từ chỗ trì trệ những năm 1970, Trung Quốc vươn lên hàng đầu, giờ đây đang thách thức Hoa Kỳ về vị trí thống trị kinh tế toàn cầu.
Nhưng Trung Quốc cũng để lại một hố sâu chênh lệch thu nhập.
Điều này được nhìn thấy ở con cái của những người sinh đúng thời và đúng chỗ
Những bậc cha mẹ có thể tiếp quản các nhà máy vào những năm 1980 đã kiếm được mức lợi nhuận quá dồi dào. Tiền này được trả cho con cháu họ – những người giờ đây lái những chiếc xe thể thao đắt tiền quanh các đô thị hào nhoáng, đảo mắt qua các công nhân xây dựng, những người đang tự hỏi làm sao có đủ tiền mua nhà.
Chụp lại hình ảnh,Tập Cận Bình xuất hiện trên màn hình lớn trong sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
“Kim bài miễn trừ” cho Đảng CS Trung Quốc luôn là cụm từ “mang bản sắc Trung Quốc”.
Khái niệm chủ nghĩa xã hội – “với bản sắc Trung Quốc” – đã cho chính phủ một không gian triết học bao la để điều hành một xã hội mà, theo nhiều cách, không được xã hội chủ nghĩa cho lắm.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình dường như đã quyết định rằng điều này không thể chấp nhận được nữa.
Chính phủ Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của ông, đã bắt đầu đưa Cộng sản trở lại Đảng Cộng sản, ít nhất là ở một mức độ nào đó.
Chụp lại hình ảnh,Bất chấp hệ thống cộng sản, có một khoảng cách rất lớn giữa những người giàu nhất và nghèo nhất của Trung Quốc
Câu cửa miệng mới là “thịnh vượng chung”.
Câu này chưa thực sự xuất hiện trên các áp phích tuyên truyền trên đường phố nhưng điều này không phải là quá xa vời.
Câu nói này hiện là nền tảng cho những gì lãnh đạo Trung Quốc đang làm.
Chụp lại hình ảnh,China is this year celebrating the 100th anniversary of the Communist Party
CÁC CUỘC TRẤN ÁP TRONG ĐỜI THƯỜNG
Dưới khẩu hiệu này này, việc chính phủ Trung Quốc ra tay, nhắm vào giới giàu có trốn thuế càng có lý hơn, cũng như việc làm cho giáo dục trở nên công bằng hơn bằng cách cấm các công ty dạy thêm. Cuộc đàn áp hiện nay nhắm vào những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc cũng có thể được coi là một phần của kế hoạch ‘thịnh vượng chung’.
Vậy Tập Cận Bình có thực sự tin tưởng vào ý tưởng về một dự án cộng sản? Thật khó để chắc chắn 100%, nhưng một số nhà quan sát sẽ nói rằng cỏ vẻ như vậy.
Để so sánh, trước đây, mọi việc có vẻ không giống như thế đối với nhiều quan chức khác của ĐCS Trung Quốc.
Vấn đề là – cùng với lý tưởng cộng sản là tái phân phối của cải – ông Tập dường như cũng tin rằng việc này có nghĩa là đưa ĐCS trở lại hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, như là con đường thực tế duy nhất để đạt được những gì cần phải làm.
Trẻ em đang lười biếng, lãng phí tuổi trẻ chỉ để chơi trò chơi điện tử?Đảng giải cứu: ra luật giới hạn ba giờ chơi game.
Thanh thiếu niên bị ‘đầu độc’ trí não, sùng bái các thần tượng truyền hình ngớ ngẩn?Đảng giải cứu: Cấm nghệ sỹ nam ‘ẻo lả’ tham gia chương trình.
Quả bom già hóa dân số đang sắp nổ:Đảng giải cứu: Chính sách ba con cho mọi gia đình!
Bóng đá, điện ảnh, âm nhạc, triết học, trẻ sơ sinh, ngôn ngữ, khoa học… Đảng đều có câu trả lời.
ĐỐI NGHỊCH VỚI NIỀM TIN CỦA CHA MÌNH
Để hiểu được điều gì đã khiến Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo như ngày nay, bạn phải nhìn vào lý lịch của ông ấy.
Cha của ông, Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), là một anh hùng chiến tranh của Đảng Cộng sản, được biết đến như một người ôn hòa, người sau đó đã bị thanh trừng và bỏ tù vào thời Mao.
Vào thời điểm đó, mẹ của ông Tập buộc phải tố cáo cha của ông. Sau khi cha ông được phục hồi danh dự vào năm 1978, ông Tập thúc đẩy tự do hóa kinh tế ở tỉnh Quảng Đông và được cho là đã bênh vực một trong những lãnh đạo tiến bộ nhất của Trung Quốc là Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang).
Với việc cha ông bị đàn áp dưới bàn tay của những thành viên nhiệt thành trong Đảng Cộng sản, với khuynh hướng cải cách của cha ông, nhiều người đặt câu hỏi tại sao ông Tập Cận Bình bây giờ dường như lại đưa Đảng đi theo hướng có vẻ trái ngược với niềm tin của cha mình?
Có nhiều cách giải thích khác nhau.
Có lẽ ông Tập chỉ đơn giản là không đồng ý với đường lối của cha mình về một số vấn đề chính trị.
Hoặc có thể ông Tập dự định theo đuổi một kế hoạch mà, dù rất khác biệt so với các chính sách mà cha ông ưu tiên, sẽ không bao giờ tiệm cận với các chính sách thời Mao Chủ tịch. Ít nhất là ông Tập không có ý định làm vậy.
Tuy nhiên, khuynh hướng này vẫn có vẻ khá đáng chú ý.
Khi cha bị bắt vào tù, ông Tập Cận Bình mới 15 tuổi đã phải đi làm rẫy trong nhiều năm, sống trong hang.
Những khoảng thời gian đầy biến động này rõ ràng đã khiến ông Tập trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng có thể dễ dàng biến chuyển thành sự căm ghét chính trị, đặc biệt là căm ghét những người theo đường lối cứng rắn.
Một số nhà quan sát Trung Quốc suy đoán rằng có lẽ ông Tập tin rằng chỉ có một nhà lãnh đạo mạnh mẽ mới có thể đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không quay trở lại thời kỳ hỗn loạn của những năm 1960 và 70.
Và hãy nhớ các quy định hiện đã được thay đổi để ông Tập có thể tiếp tục nắm quyền bao lâu tùy thích.
Một lý do cho tất cả những phỏng đoán này là chúng tôi chưa từng nghe ông Tập giải thích về các quyết định của mình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không trả lời phỏng vấn ngay cả các hãng truyền thông do chính ĐCS kiểm soát.
Ông Tập lên tivi khi ông xuất hiện ở các ngôi làng nông thôn, được chào đón bởi đám đông dân địa phương, những người đón nhận sự thông thái của ông về việc trồng ngô hoặc các việc khác, sau đó ông rời đi.
Vì vậy, thật khó để dự đoán những quy tắc, hạn chế hoặc hướng dẫn mới nào có thể được áp dụng đối với hoạt động kinh tế ở Trung Quốc. Và chúng sẽ được áp dụng ở mức độ nào.
Trong thời gian gần đây, hiếm khi nào chưa đầy một tuần trôi qua mà không có sự thay đổi lớn nào trong các quy tắc quản lý của Trung Quốc.
Thành thật mà nói, thật khó để theo kịp các thay đổi này. Nhiều thay đổi được đưa ra thình lình.
Vấn đề ở đây không phải là có cái gì đó sai trong việc nhà nước kiểm soát các đòn bẩy sản xuất khác nhau. Việc này để các nhà kinh tế tranh luận về điều gì là hiệu quả nhất. Vấn đề ở đây là sự không chắc chắn đột ngột.
Làm sao ai đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đáng tin cậy nếu họ không biết các quy tắc cơ bản sẽ như thế nào trong thời gian một tháng?
Sẽ có những người cho rằng toàn bộ quá trình này như một lẽ tự nhiên của một đất nước đang ‘trưởng thành’. Những lĩnh vực chưa được kiểm soát thì cần phải có các quy định.
Nếu đúng như vậy, thì giai đoạn chuyển đổi mang tính chiến thuật gây sốc này có thể chỉ là một trạng thái tạm thời và cuối cùng sẽ lắng dịu khi các quy định mới trở nên rõ ràng hơn.
Nhưng hoàn toàn không rõ chiến lược này sẽ kéo dài bao lâu và sẽ được thực hiện tới mức độ nào.
Có một điều chắc chắn là bất kỳ sự thay đổi nào cũng nên được nhìn qua lăng kính “thịnh vượng chung” của ông Tập, vào thời điểm mà ĐCS Trung Quốc sẽ không từ bỏ một tấc quyền lực nào trong khi thực hiện mục tiêu này. Và ở Trung Quốc, bạn chỉ có thể hoặc ‘lên xe’ hoặc sẽ bị nó nghiền nát.
Đây là phần đầu tiên trong loạt ba phần về vai trò đang thay đổi của Trung Quốc trên thế giới.
Phần hai và ba sẽ khám phá cách Bắc Kinh thay đổi các quy tắc kinh doanh, và tác động toàn cầu của việc này.