Ảnh phong cảnh góc rộng đẹp nhất thế giới 2021

Ruộng bậc thang Việt Nam, tòa chọc trời Buji Khalifa ở Dubai đến đầm lầy vùng Louisiana, Mỹ đều được các nhiếp ảnh gia thế giới khám phá qua ảnh góc rộng.

Cuộc thi ảnh góc rộng quốc tế EPSON 2021 mới công bố kết quả và đăng tải danh sách những tác phẩm xuất sắc sau khi lựa chọn từ 5.378 bức. Giám tuyển cuộc thi David Evans chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ 2020 là một năm thách thức nhưng 2021 còn khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, mặc cho đại dịch hoành hành, cuộc thi năm nay vẫn nhận được rất nhiều tác phẩm tuyệt vời”.

Tác phẩm trên do Joshua Hermann chụp trong khu đầm lầy Louisiana và đặt tên là Eternal Triangle đã giành giải nhất chung cuộc EPSON 2021. Tác giả cho hay, lớn lên ở miền nam Louisiana (Mỹ) anh biết đến những vùng đầm lầy từ khi còn nhỏ, vẻ đẹp kỳ diệu và hệ sinh vật kỳ thú ở đó luôn làm anh suy nghĩ. Anh mong muốn chia sẻ cho người xem thấy những nét đẹp của thiên nhiên quê hương qua lăng kính của bản thân.

Dưới đây là một số tác phẩm xuất sắc do biên tập Dailymail chọn ra từ danh sách cuối cùng và đạt giải của EPSON 2021.

Những thửa ruộng bậc thang trải dài theo các sườn núi trùng điệp ở miền bắc Việt Nam hiện lên trong ảnh của nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha Felipe Souto.

Tác phẩm đem về cho nhiếp ảnh gia Áo Daniel Trippolt giải thưởng nhiếp ảnh gia không chuyên của năm 2021 là bức chụp cụm 3 đỉnh nổi tiếng ở dãy núi Dolomites, Italy.

“Hầu hết nhiếp ảnh gia phong cảnh quen thuộc với hình ảnh 3 đỉnh này và biết rằng mùa đông tới đây rất khó khăn. Nhưng tôi tìm hiểu đầu thu nơi này đã có tuyết rơi và đường đến núi vẫn mở. Vì thế tôi vẫn có thể đi chụp và đêm ở đây đặc biệt khắc nghiệt”, Trippolt kể.

Được các giám tuyển cuộc thi đánh giá cao là bức ảnh chụp tại Thụy Sỹ của Max Rive, nhiếp ảnh gia người Hà Lan. Góc ảnh bao trọn một vùng núi non và sông băng dài thứ 2 Thụy Sỹ Fieschergletscher từ độ cao 3.450 m vào giữa mùa hè.

Quang cảnh góc rộng của đảo Senja, Na Uy được ghép từ 18 tấm khác nhau chụp bởi Alessandro Cantarelli. Senja là đảo lớn thứ 2 ở Na Uy, nằm phía trên Vòng Cực Bắc, đồng thời là nơi có điểm câu cá, ngắm đại bàng đuôi trắng lý tưởng nhất thế giới.

Khung cảnh mơ màng với biển mây bồng bềnh bao phủ trên cầu Cổng Vàng, Mỹ. Tác phẩm do nhiếp ảnh gia Wei Lian chụp nằm trong mục ảnh môi trường của EPSON.

Nổi bật trong mục ảnh phong cảnh tự nhiên là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Italy Roberto Moiola chụp đường đèo Maloja ở Thụy Sĩ rực sáng trong đêm đông. Maloja là một cung đèo đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm vì nhiều khúc cua uốn lượn theo các sườn núi.

Những tòa cao ốc Hong Kong ẩn hiện trong màn mây trắng dày trước khi bình minh lên là tác phẩm của Cp Lau.

Góc nhìn đầy mới lạ về tòa chọc trời nổi tiếng thế giới Burj Khalifa ở Dubai. Ảnh do nhiếp ảnh gia UAE Khalid Al Hammadi chụp và nằm trong danh sách ảnh xuất sắc mục môi trường.

Hơn một thập niên, Buji Khalifa vẫn giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới đồng thời là điểm du lịch, mua sắm hấp dẫn du khách ở Dubai.https://86faaf02c55128e32f9a73776a49cdd5.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Kuril, một quần đảo núi lửa nằm ở miền viễn đông Nga qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Sergey Aleshchenko. Đây là một quần đảo lớn trải dài 1.300km từ miền bắc Hokkaido, Nhật Bản đến Kamchatka của Nga.

Khánh Trần (Theo EPSON)

Bill Gates không còn là người giàu nhất thế giới mà trở thành “lão nông” của nước Mỹ – Tầm nhìn của tỷ phú thực không giống người thường

Bill Gates không còn là người giàu nhất thế giới mà trở thành “lão nông” của nước Mỹ - Tầm nhìn của tỷ phú thực không giống người thường
ĐÂY LIỆU CÓ PHẢI LÀ MỘT PHẦN TRONG HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỚI CỦA ÔNG CHỦ MICROSOFT HAY KHÔNG?

Bill Gates được biết đến là tỷ phú nước Mỹ đồng chủ sở hữu của thương hiệu phần mềm Microsoft danh tiếng. Đồng thời ông cũng là doanh nhân, nhà từ thiện… Ông luôn góp mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới, và giữ vững vị trí hàng đầu từ năm 1995 cho đến 2014.

Trong thời gian gần đây, bảng xếp hạng các tỷ phú đã có nhiều thay đổi. Bill Gates hiện không còn là người giàu nhất thế giới mà trở thành “chủ đất” ở Hoa Kỳ. Ông đã mua tổng cộng 240.000 mẫu đất nông nghiệp từ 19 bang của Hoa Kỳ đồng thời sở hữu 27.000 mẫu đất khu giải trí. 

Tổng cộng, Bill Gates sở hữu gần 270.000 mẫu đất, tương đương 1092 km vuông. Thậm chí, khoai tây từ trang trại của ông chủ Microsoft đang cung cấp cho chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới – McDonald’s.

Thoạt nhìn, diện tích đất hơn 1.000 km vuông không phải quá nhiều, nhưng giá mua đất ở Mỹ không hề rẻ. Theo số liệu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nếu muốn mua 1.000 mẫu đất ở California sẽ có thể cần tới gần 2 triệu USD. Ngoài ra, phần lớn đất nông nghiệp của Bill Gates tập trung ở Louisiana. 

Bill Gates không còn là người giàu nhất thế giới mà trở thành “lão nông” của nước Mỹ - Tầm nhìn của tỷ phú thực không giống người thường - Ảnh 1.

Bill Gates được ví như “lão nông” của nước Mỹ. Hình ảnh: The Telegraph

Tổng cộng, Gates sở hữu gần 242.000 mẫu đất nông nghiệp với giá trị lên tới 190 triệu USD. Để thấy được mức độ to lớn của con số này, bạn có thể tưởng tượng kích thước đó còn lớn hơn cả diện tích của quốc đảo Singapore.

Tỷ phú giàu thứ 4 thế giới Bill Gates chưa bao giờ là một người nông dân “mát tay”, khéo trồng trọt. Ông ấy cũng chưa từng trực tiếp lao động nông nghiệp. Ông tự gọi mình là “mọt sách”, yêu thích lập trình hơn các hoạt động ngoài trời. Việc Bill Gates âm thầm thâu tóm đất nông nghiệp trên khắp nước Mỹ khiến dư luận không khỏi tò mò.

Theo nghiên cứu của The Land Report, khu đất này được công ty đầu tư cá nhân của Gates là Cascade Investments nắm giữ trực tiếp và thông qua các bên thứ ba. Một số khoản đầu tư khác của Cascade được phân bổ cho công ty an toàn thực phẩm Ecolab, nhà bán lẻ ô tô đã qua sử dụng Vroom và công ty Đường sắt Quốc gia Canada.

Thực tế Bill Gates không phải người sở hữu nhiều đất nhất ở Hoa kỳ. Tổng số đất của ông chỉ nằm ở vị trí thứ 49 trong giới bất động sản Mỹ. Nhưng điều kỳ diệu là, số vốn đầu tư của ông đều đã mang lại lợi nhuận khổng lồ. Giá lương thực đã tăng vọt trong những năm gần đây, điều này mang đến cơ hội cho chủ nhân như Bill Gates. 

Bill Gates không còn là người giàu nhất thế giới mà trở thành “lão nông” của nước Mỹ - Tầm nhìn của tỷ phú thực không giống người thường - Ảnh 2.

Những trang trại rộng lớn của Bill Gates. Hình ảnh: Fortune

 O’Keefe nói với Crosscut: “Đất nông nghiệp là cách thức mới để đa dạng hóa danh mục đầu tư công nghệ cao. Ngoài ra, với quy mô đầu tư của Bill Gates, ông có rất nhiều cơ hội để xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý nông nghiệp cấp cao… Đối với những người có định hướng giá trị và những người muốn thay đổi với các khoản đầu tư của mình, thì đất nông nghiệp là một sự lựa chọn thông minh”.

Đối với giới đầu tư, bất động sản từ lâu đã trở thành sân chơi cho những người giàu có. Theo dữ liệu được công bố gần đây, đất đai cũng là khoản đầu tư có hiệu suất tốt nhất trong lịch sử hiện đại. 

Có thể nói bất động sản là khoản đầu tư có nhiều ưu thế hơn cả so với những đối thủ khác. Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn người giàu thích đổ tiền vào đây. Cho đến nay, mục đích đầu tư vào nông nghiệp của Gates vẫn chưa được hé lọ. Đại diện của cả Cascade Investments và quỹ Gates đều từ chối trả lời về vấn đề này. 

Rõ ràng Bill Gates đã có tầm nhìn vượt xa thời đại. Một số quan điểm cho rằng có thể ông đã dự đoán trước giá lương thực quốc tế sẽ tăng. Trong tương lai, số đất nông nghiệp này sẽ trở thành khoản đầu tư lý tưởng. Tầm nhìn của tỷ phú thực không giống người thường!

Tổng hợp/Thuỳ Anh / Theo Nhịp sống kinh tế

VỚI TƯ CÁCH, TÔI NÓI

Này Đinh Tiến Dũng bí thư thành uỷ

Này Chu Ngọc Anh chủ tịch ủy ban

Hà Nội là thủ đô không phải cái làng

Mà hai ngươi muốn làm gì thì làm.

Không tỉnh thành nào đặt biển trước nhà người về từ nơi khác vì bị bắt cách ly

Sao hai ngươi dám xấc xược cho mình cái quyền đó

Vi phạm quyền con người và xúc phạm nhân phẩm

Hai ngươi có biết đó là cách làm của Hitler

Đã hủy diệt sáu triệu người Do Thái

Hai ngươi ra cái lệnh đó là đồ bại hoại

Sợ trách nhiệm vào mình nên tìm cách ngăn dân

Tôi nói với hai ngươi với tư cách người hơn tuổi

Với tư cách người dân có quyền được nói

Với tư cách đảng viên nhiều tuổi đảng hơn

Đề nghị hai ngươi nên có trí khôn

Thu lại cái lệnh bất nhân

Như đã từng thu lại nhiều lệnh khác.

                                        Hà Nội 12.10.2021

                          PHẠM XUÂN NGUYÊN

Tập củng cố “Chủ nghĩa Tư bản Trung Hoa” bằng “Xã hội Chủ nghĩa Mao”

Lingling Wei (*)
(bản tiếng Việt của Vũ Văn Lê)

Kiềm chế những tập đoàn công nghệ khổng lồ, Tập muốn Đảng Cộng sản điều khiển dòng tiền,
đặt ra các giới hạn chặt chẽ hơn về lợi nhuận

Chiến dịch chống doanh nghiệp tư nhân của Tập Cận Bình ngày càng rõ rệt, nhiều tham vọng hơn là thực tế..

Ngoài nỗ lực kiềm chế một số công ty công nghệ lớn và nhiều xí nghiệp khác, Tập muốn “phô diễn” đấng chủ nhân ông thực sự của nước Tàu,

 Nỗ lực đảo ngược quá trình phát triển nhiều thập kỷ của Trung Quốc theo đường hướng tư bản phương Tây, Tập muốn lái nước Tầu sang một con đường hoàn toàn khác. Nghiên cứu kỹ các bài viết của Tập và các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo tối cao với các quan chức đảng CSTQ, cùng các cuộc phỏng vấn với giới hoạch định chính sách, sẽ thấy rõ những điều đó.

Suốt 40 năm kể từ lúc Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách kinh tế lần đầu tiên ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Đảng CSTQ đã mở rộng thị trường, tạo được không gian lớn rộng cho công cuộc phát triển đất nước. Sự mở cửa đó đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, tạo hàng nghìn tỷ đô la của cải cho nước Tầu, nhưng đồng thời tham nhũng cũng tràn lan, xói mòn nền tảng của chế độ, đe dọa sự tiếp tục cai trị của đảng Cộng sản.

Theo quan điểm của Tập, dòng vốn tư nhân được phép vận hành hiện nay đang đe dọa tính chính đáng của đảng CSTQ, quan chức quen thuộc với các ưu tiên của Tập đã thổ lộ như thế. Kết quả xem xét của The Wall Street Journal cho thấy Tập đang cố gắng tột bực đưa Trung Quốc trở lại tư tưởng Mao Trạch Đông, vốn coi chủ nghĩa tư bản chỉ là một giai đoạn nhất thời (quá độ) trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Không hề mưu tính tiêu diệt các thế lực thị trường, Tập đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực hơn nữa trong công cuộc điều hành tiền bạc vốn liếng, bằng cách tiết chế khả năng kiếm lợi nhuận của các doanh nhân và giới đầu tư, thậm chí kiểm soát chặt chẽ hơn nữa nền kinh tế. Chính yếu, Tập muốn viết lại các quy tắc ứng xử kinh doanh cho nước Tầu, mà triển vọng một ngày không xa, có cơ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

 “Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn phát triển mới,” Tập đã tuyên bố như thế trong một bài phát biểu vào tháng Giêng. Tập xác quyết mục tiêu của đảng CSTQ là xây dựng, phát triển nước Tầu thành “một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại.”

 Tập đã hủy bỏ, sửa đổi cả 100 luật lệ, quy định, pháp lệnh, và thay đổi chính sách kể từ cuối năm ngoái, nhắm mục tiêu phá vỡ sự thống trị thị trường của các tập đoàn công nghệ điện tử khổng lồ, như Alibaba Group Holding Ltd., tập đoàn Tencent. Holdings Ltd. và xe điện Didi Global Inc.

Những biện pháp kiềm chế giá nhà cửa gần đây của Bắc kinh đã đẩy hiện trạng khủng hoảng tiền mặt của China Evergrande Group, một tập đoàn phát triển bất động sản khổng lồ nhưng ngập lụt nợ nần, tới mức trầm trọng hơn khiến thị trường toàn cầu phải ớn lạnh. Theo giới phân tích, Bắc Kinh sẽ không cứu vớt Evergrande như đã từng giải cứu nhiều doanh nghiệp nhà nước trước đây, và công cuộc kềm kẹp các giới phát triển bất động sản tư nhân khác sẽ còn được thắt chặt hơn nữa.

Tập còn có kế hoạch tiến xa hơn nhiều trong đường hướng đó. Trong cuộc họp lãnh đạo vào tháng 8, Tập mạnh mẽ xác định mục tiêu “thịnh vượng chung” của chế độ, và đòi hỏi phân phối của cải một cách bình đẳng hơn. Điều này sẽ được thực hiện phần nào nhờ sự can thiệp sâu xa hơn nữa của chính quyền vào kinh tế, cũng như ép buộc kẻ giàu có phải chia sẻ thành quả của họ cho người nghèo khốn.

Nhiều quốc gia quản lý chặt chẽ ngành công nghiệp, nhân công, thị trường, thiết lập chính sách tiền tệ, và cung cấp các khoản trợ cấp để trợ lực, thúc đẩy kinh tế của nước họ. Trong phiên bản của Tập, đảng và nhà nước sẽ kiểm soát tới mức độ có thể lèo lái nền kinh tế và ngành công nghiệp theo con đường mà chế độ lựa chọn, đồng thời chuyển các nguồn lực tư nhân sang việc củng cố quyền lực của Nhà nước.

Nguy cơ lớn cho Tập và Trung Quốc là, thúc đẩy đường hướng này sẽ dập tắt hết tinh thần sáng tạo kinh doanh đã tạo ra bùng nổ kinh tế, thành quả của nhiều năm đổi mới.

Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, chiến dịch của Tập sẽ tạo ra nhiều bất ổn trong tương lai gần. Các công ty phương Tây thường phải tuân hành theo đường lối của đảng CSTQ, nhưng giờ đây, ngày càng bị ép buộc phải tuân thủ nhiều thứ hơn nữa, chẳng hạn, phải chia sẻ dữ liệu về người tiêu thụ, phải tuyển dụng đảng viên làm nhân viên. Họ có thể bị thúc ép phải hy sinh nhiều lợi nhuận hơn nữa để giúp Bắc Kinh đạt được mục tiêu của chế độ.

“Tình trạng giám sát đối với vốn ngoại quốc sẽ được tăng cường chặt chẽ, vì vậy sẽ không còn chuyện lợi nhuận siêu cao ở Trung Quốc thông qua độc quyền và đặc quyền của thị trường vốn”. Một người am hiểu tư duy cơ quan quản lý thị trường hàng đầu của Trung Quốc cho biết.

Văn phòng Thông tin của Quốc vụ viện Trung Quốc đã không chịu trả lời các câu hỏi cho bài viết này.

Trước năm nay, Tập cũng chẳng mấy tin tưởng vào dòng vốn tư bản, nhưng ông ta có nhiều ưu tiên khác. Giờ đây, khi đã củng cố xong quyền lực, Tập huy động toàn bộ chính quyền hỗ trợ kế hoạch ép buộc doanh nghiệp tư nhân phục vụ nhà nước.

Quá trình chuyển đổi lãnh đạo duy nhất trong thập kỷ sẽ diễn ra vào cuối năm 2022, và Tập sẽ phá lệ truyền thống kế vị lâu đời, tiếp tục nắm giữ quyền lực. Để biện minh cho sự cai trị lâu dài của mình, Tập cần tạo động lực biểu tượng chứng tỏ mình đang thực hiện những điều thật “to tát vĩ đại “cho người dân.

Tại nhiều cuộc họp nội bộ của Đảng CSTQ, một số người tham dự đã kể lại rằng, Tập luôn nhấn mạnh về sự đặc thù, khác biệt của hệ thống kinh tế Trung Quốc. Tập chỉ trích chủ nghĩa tư bản phương Tây tập trung quá nhiều vào mục tiêu theo đuổi lợi nhuận và của cải cá nhân. Vì buông thả để những tập đoàn, những đại công ty phát triển quá mạnh, nên dẫn đến bất bình đẳng, bất công xã hội, và nhiều mối đe dọa khác cho công cuộc ổn định đất nước.

Đầu năm nay, khi chứng kiến Facebook Inc. và Twitter Inc. cấm đoán, xóa bỏ các tài khoản của Tổng thống Donald Trump, Tập cho đó là dấu hiệu sai trái điển hình của hệ thống kinh tế Mỹ, chấp nhận để doanh nghiệp lớn được quyền cho phép hay cấm cản tiếng nói của một nhà lãnh đạo chính trị tối cao. Các giới chức am tường quan điểm của Tập đã cho biết như vậy.

Vài tháng sau, khi Đảng CSTQ kỷ niệm một trăm năm thành lập vào ngày 1 tháng 7, Tập mặc bộ đồ Mao, đứng sau bục trang trí hình búa liềm, dõng dạc cam kết đứng về phía nhân dân. Sau bài phát biểu, từ Quảng trường Thiên An Môn, Tập cao giọng, say sưa hát vang”Quốc Tế Ca”, bài hát đặc trưng của phong trào xã hội chủ nghĩa từ những năm 1800, biểu hiện lời tuyên chiến của giai cấp công nhân đối với chủ nghĩa tư bản. https://www.youtube.com/watch?v=E2lncyoqPlA

Những kiểu cách như vậy, thường được coi là thủ thuật chính trị, đang được các giới quan sát Trung Quốc xem xét nghiêm túc hơn khi có những bằng chứng cho thấy Tập nghiêng về ý thức hệ hơn những người tiền nhiệm.

Sự khác biệt giữa tầm nhìn của Tập và chủ nghĩa tư bản phương Tây, là “ở Trung Quốc, tư bản phục vụ nhân dân” như Tập đã khẳng định trong các cuộc họp nội bộ.

Những ngành mà Tập dị ứng, cho rằng bị lạc lối bởi tinh thần tư bản, ngoài công nghệ còn cả việc dạy kèm sau giờ học, trò chơi kỹ thuật số (digital gaming) và giải trí, đang phải chịu những đòn trừng phạt thật nặng nề.

Chính sách biến các công ty giáo dục tư nhân thành các tổ chức phi lợi nhuận đã giết chết New Oriental Education & Technology Group Inc., công ty đã cung cấp các bài học tiếng Anh cho nhiều thế hệ sinh viên du học ở nước ngoài. Cổ phiếu của công ty này đã giảm khoảng 90% trong năm nay.

Yu Minhong, người sáng lập công ty có biệt danh là “Bố già của đào tạo tiếng Anh ở Trung Quốc”, đã bật khóc trong cuộc họp công ty gần đây, một nhân viên của hãng đã cho biết, và than vãn: “Điều đó thật tàn nhẫn cho bố già và tất cả chúng tôi. 

Những thay đổi chính sách của Tập đã làm tiêu tan hơn 1 nghìn tỷ USD trị giá thị trường chứng khoán, và xóa sổ hơn 100 tỷ USD tài sản của các doanh nhân, như Jack Ma, người sáng lập Alibaba và Pony Ma của Tencent. Các công ty tư sở hữu của họ đang được khuyến cáo quyên góp lợi nhuận và của cải để đóng góp thực hiện các “mục tiêu thịnh vượng chung” của ông Tập. Riêng Alibaba đã cam kết sẽ đóng góp một ngân khoản tương đương với 15,5 tỉ Mỹ kim.

Các công ty quốc doanh lớn mạnh dưới thời Tập, đang tiến sâu vào các lĩnh vực vốn đã được khai phá tiên phong bởi lãnh vực tư, nhưng ngày càng được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia, như quản lý dữ liệu kỹ thuật số (management of digital data).

Một định chế giám sát các công ty quốc doanh, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, đang lên kế hoạch thiết lập thêm các cơ quan cung cấp “dịch vụ mây” (providers of cloud services), do chính quyền kiểm soát để lưu trữ dữ liệu, những người am tường hoạt động của cơ quan này đã tiết lộ. Tới nay các dịch vụ loại này thường là lãnh vực ngự trị bởi các công ty tư nhân, như Alibaba và Tencent.

Theo một thông báo chính thức ngày 12 tháng 8. thành phố Thiên Tân đã ra lệnh cho các công ty mà họ giám sát, phải tức thời di chuyển dữ liệu từ các “nền tảng mây” của khu vực tư nhân sang các nền tảng thuộc sở hữu nhà nước trong vòng hai tháng khi các hợp đồng hiện hữu hết hạn, chậm nhất là vào tháng 9 năm 2022, Nhiều địa phương dự kiến sẽ tuân theo.

Các thực thể do chính quyền kiểm soát đang mua lại cổ phần của nhiều công ty, và thay thế hết nhân vật trong hội đồng quản trị để đảm bảo đường lối hoạt động phải phù hợp với mục tiêu của nhà nước. ByteDance Ltd., chủ sở hữu của ứng dụng chia sẻ video TikTok và Weibo Corp., điều hành các nền tảng tiểu blog giống Twitter, gần đây đã bị ép buộc bán cổ phần cho các công ty do nhà nước hậu thuẫn.

Tập trực tiếp điều khiển chiến dịch, thay vì giao điều hành chi tiết cho Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế chính của ông ta như trước đây. Một văn phòng trung ương đảng báo cáo trực tiếp cho Tập, đã gửi chỉ thị hướng dẫn các bộ thực hiện và điều phối chính sách. 

Được biết đến như một nhà cải cách thiên về thị trường, Lưu Hạc, nhà lãnh đạo hàng đầu, đai diện của Trung Quốc ở nước ngoài, đã nỗ lực ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa Trung quốc và Hoa Kỳ, đã giải thích cho những người Mỹ nghi hoặc rằng, biện pháp của Tập là rất cần thiết để thúc đẩy cải cách trong lúc định hướng thị trường bị đình trệ. “Mục tiêu của đường hướng lãnh đạo mạnh mẽ ở Trung Quốc là thực hiện cải cách”, Lưu xác định như thế với một nhóm giám đốc điều hành Mỹ ở Washington đầu năm 2018, theo kể lại của những người có mặt.

Theo những người am hiểu vấn đề, Phó thủ tướng Lưu sẽ nghỉ hưu vào năm tới, đã phải tự phê bình vì không ngăn chặn Didi tung đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) lần đầu ở New York, trị giá 4,4 tỷ USD vào cuối tháng 6. Tự phê bình là phương cách đảng CSTQ sử dụng để kỷ luật đảng viên theo truyền thống cố hữu, được Mao du nhập từ Stalin, và vẫn tiếp tục tồn tại ở Trung quốc dưới triều đại Tập cận Bình.

Tập quy trách Lưu không chịu phối hợp giữa các cơ quan quản lý khiến đợt lên sàn IPO lần đầu của Didi ở thị trường Nữu Ước phải thất bại. Cơ quan quản lý an ninh mạng của Trung Quốc đã cảnh cáo “Didi thiếu sót an ninh mạng trước khi niêm yết cổ phiếu.” Trong khi đó, các cơ quan quản lý khác dưới quyền Lưu, như Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn toàn ủng hộ kế hoạch niêm yết nói trên .

Vì không được thông báo rõ ràng phải ngừng bán cổ phiếu, Didi vẫn tiếp tục tiến hành IPO để bán cổ phiếu. Vì thế Tập giận dữ, lập tức ra lệnh thi hành một cuộc điều tra đa phương đối với công ty này.

Ngay sau sự cố IPO đó, Phó thủ tướng Liu đã phải tự phê tại một diễn đàn công khai như sau: “Trong giai đoạn phát triển mới, chúng ta cần phối hợp mối quan hệ giữa phát triển và an ninh.”

Gần đây, cơ quan điều hành quản lý Trung Quốc cũng xem xét lại một thỏa thuận liên quan đến công ty cổ phần tư (private-equity firm) Blackstone Inc., đồng sáng lập bởi tỉ phú Stephen Schwarzman, một nhân vật quan trọng khác trong quan hệ Mỹ-Trung. Giống như nhiều tài chính gia khác, Schwarzman từng là nhân vật trung gian giữa lãnh đạo Trung Quốc và chính quyền Trump.

Vào tháng 6, Blackstone đã thỏa thuận mua lại phần lớn cổ phần của Soho China Ltd., một nhà phát triển bất động sản Trung quốc, với giá khoảng 3 tỷ USD. Giá mua này chỉ tương đương với 40% trị giá trị sổ sách của Soho China tính đến cuối năm ngoái, tạo cho Blackstone cơ hội thu lợi lớn.

Tức khắc, toàn thể hệ thống truyền thông xã hội Trung Quốc trở nên sôi sục, đầy rẫy những bài chỉ trích moi móc Pan Shiyi và Zhang Xin, hai nhân vật điều hành Soho China, tố giác hai vợ chồng này đang cố gắng kiếm tiền để có thể rời Trung Quốc trong thời điểm nóng bỏng của chiến dịch bôi nhọ, lên án tài phiệt giàu có. Các nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh thường dựa trên danh nghĩa chống tiêu cực, để thẳng tay xóa bỏ các bài đăng tương tư, nhưng lại hoàn toàn nhắm mắt cho lan tỏa rộng rãi những tố cáo này. WSJ đã không thể nào liên hệ được cặp đôi này để phỏng vấn và xin bình luận.

Vào tháng 8, cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường đã bắt đầu điều nghiên thương vụ này dựa trên vi phạm luật chống độc quyền. Một tháng sau, Blackstone đã phải chính thức xé bỏ thỏa ước trong khi cuộc xem xét vẫn tiếp tục. Trong tuyên bố chung ngày 10 tháng 9 vừa qua, hai công ty liên hệ đã giải thích lí do hủy bỏ như sau: “vì không“thỏa mãn được các điều kiện tiền định để hoàn tất dịch vụ kịp thời.” Blackstone từ chối bình luận thêm. Soho China không trả lời yêu cầu bình luận của WSJ .

Theo một số quan chức, kế hoạch tái thiết lập trật tự kinh tế của Tập đã được đưa ra tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương vào tháng 12 năm ngoái, một cuộc họp nghị sự hàng năm. Tại một khách sạn nhà nước, nằm phía Tây Bắc kinh, được bảo vệ nghiêm ngặt, Tập cận Bình đã nghiêm khắc lên tiếng cảnh cáo về “tình trạng mất cân đối nghiêm trọng do“nguồn vốn lớn”tạo ra”.

Đề cập tới lĩnh vực công nghệ mạng internet, Tập công kích các đại công ty này đã sử dụng thị trường vốn và các nguồn lực khác để làm giàu cho sở hữu chủ và giới đầu tư, tạo thêm chênh lệch lợi tức, và tước đoạt tài nguyên của các bộ phận kinh tế quan trọng liên hệ tới khả năng cạnh tranh của Trung Quốc, như kỹ nghệ sản xuất cao cấp.

Vài tuần lễ trước khi đưa ra những phán xét đó, chính Tập đã đích thân can thiệp, ngăn chặn đợt phát hành cổ phiếu IPO lớn nhất từ trước đến nay của Fintech Ant Group do Jack Ma sáng lập. Lí do đưa ra: “những kẻ thân thuộc có quan hệ tốt được hưởng lương bổng quá cao, và đặc quyền đặc lợi quá nhiều”, như WSJ đã loan tin.

Đối với Tập, sự thể những kẻ có quan hệ kết nối lớn trở nên giàu sụ, sẽ gây tổn hại lớn cho thanh danh của Đảng, cho thân phận những thành phần kém may mắn mà lẽ ra đảng phải đại diện, nhiều giới chức đã cho biết.

Tại một cuộc họp với các quan chức cấp cao toàn quốc hồi tháng giêng, Tập nêu cao tầm quan trọng của việc chia sẻ sự sung túc đồng đều hơn cho 1,4 tỉ dân Trung Quốc, một mục tiêu xã hội chủ nghĩa chính yếu của các nhà lãnh đạo đảng CSTQ thời kỳ đầu. Tập tuyên bố: “Nhận thức thịnh vượng chung không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị then chốt liên quan đến nền tảng cầm quyền của Đảng.”

Điểm nhấn mạnh đó phản ánh tư duy của Tập, là: chủ nghĩa xã hội TQ dưới sự kiểm soát duy nhất của đảng CS sẽ thắng thế so với chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. Tập khẳng định mô hình Trung Quốc đã chứng tỏ tốt đẹp hơn hẳn hệ thống của phương Tây trong công cuộc chống lại đại dịch Covid-19.

“Thời gian và xung lực đang ngả về phía chúng ta,” Tập đã xác quyết như thế tại cuộc họp tháng Giêng.

Tại Bắc Kinh, nhiều quan chức đã mệnh danh nỗ lực đánh sập đại tư bản của Tập là boluan fanzheng, có nghĩa là tái lập trật tự để thoát khỏi tình trạng hỗn loạn. “Đây là một từ khóa mới của chính sách kinh tế vĩ mô”, một cố vấn chính phủ giải thích. 

Để phụ họa cho chính sách mới, giới lãnh đạo Trung quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2021 là 6% , tương đối thấp so với thực trạng phục hồi mạnh mẽ vào thời điểm đó. “Chúng ta phải khai thác cơ hội “áp lực tăng trưởng thấp ” để thúc đẩy những thay đổi.” Hồi tháng tư Bộ Chính trị đã khuyến cáo như vậy.

Tuy thế, Tập và bộ tham mưu vẫn cảm thấy công cuộc phát triển khu vực tư nhân đang tạo ra 80% công ăn việc làm ở thành thị là tối cần thiết. Theo nhiều quan chức, trọng tâm của chính sách hiện nay là thúc đẩy các công ty cỡ nhỏ và vừa, trong các lĩnh vực từ thiết bị điện đến cảm biến và bán dẫn vốn không có khả năng trở thành cơ sở quyền lực thay thế. Song, các công ty này đã được khuyến cáo, là “đổi mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Trung Quốc hơn là lợi nhuận.”

Nền tảng cho các hành động của Tập là một ý thức hệ bắt nguồn từ lý thuyết phát triển của Mao, lý thuyết này gọi chủ nghĩa tư bản nhà nước là giai đoạn tạm thời có thể giúp nền kinh tế Trung Quốc bắt kịp phương Tây trước khi bị chủ nghĩa xã hội thay thế.

Là tín đồ nhiệt thành của Mao, Tập đã khẳng định trước các đảng viên rằng: “Đường lối cũ đã hết thời.”

Một bài viết đăng trên tờ Qiushi (Sự Thật) vào năm 2018, cơ quan lý luận chính của đảng CS, đã phô bày rõ tư duy của Tập: “Thực tại ở Trung Quốc đã chứng tỏ rằng, một khi quá trình chuyển đổi xã hội chủ nghĩa hoàn thành, hệ thống xã hội chủ nghĩa cơ bản với sở hữu công cộng là thành phần chính sẽ được thiết lập … [ và] chủ nghĩa tư bản nhà nước, với tư cách là một hình thức kinh tế quá độ, đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử , sẽ rút khỏi giai đoạn lịch sử ”.

Trong nhiều dịp khác, Tập kín đáo khó hiểu hơn. Chẳng hạn khi nói chuyện với các lãnh đạo cấp cao của đảng vào tháng 1 năm 2013, Tập bảo:“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là chủ nghĩa xã hội, chứ không phải bất kỳ chủ nghĩa nào khác”. Để từ đó, theo nhiều quan chức, Tập thường xuyên nhắc lại cho các đảng viên như là những cảnh cáo.

Với chủ trương đàn áp đánh tư bản kể trên, uy tín của Tập trong cơ sở đảng, trong giới lao động và dân nghèo ở nông thôn, có vẻ tăng lên nhờ các sáng kiến chống tham nhũng và giúp kẻ nghèo khốn.

Tại Xingguo, một quận ở phía Nam TQ, là một vùng đất cằn cỗi toàn đá sỏi, việc canh tác quy mô vô cùng khó khăn, chân dung của Tập được long trọng treo ngay phòng khách của cư dân, vị trì tôn kính ngày xưa chỉ được dành cho ảnh của Mao.

Cư dân địa phương tín nhiệm Tập trong việc xóa đói giảm nghèo, thường xuyên phân công cán bộ địa phương đến thăm viếng hỗ trợ cho các gia đình yếu kém.

“Trước đây các ngài lãnh đạo cũng hay nói về việc giúp đỡ người nghèo khó, Nhưng Tập Cân Bình mới là người thực sự quan tâm đến chúng tôi.” Một cư dân của Xingguo, nói tên là Zhong, đã thổ lộ như thế khi phóng viên WSJ đến nhà thăm gia đình vào mùa xuân năm 2020.

LINGLING WEI/VŨ VĂN LÊ
NGUỒN: (*) WALL STREET JOURNAL 20.9.2021.

Chuyện về các quốc gia nghèo nắm ‘tấm vé đổi đời’ và trở nên giàu có

Theo The Richest, một số quốc gia giàu có ngày nay đã bắt đầu con đường của họ bằng việc vượt qua những khó khăn và điều kiện sống tồi tệ. Đến một ngày, vận may đã đến với những quốc gia này và họ trở nên giàu có, trở thành nơi đáng sống với nhiều người.

Chuyện về các quốc gia nghèo nắm ‘tấm vé đổi đời’ và trở nên giàu có

1. Na Uy

Một trong những quốc gia giàu có nhất vùng Scandinavi đã trải qua thời kỳ khó khăn trong quá khứ. Vào thế kỷ 19, người dân sống trong điều kiện khó khăn khi làm việc trong các ngành đánh bắt cá và nông nghiệp. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, chính phủ quyết định phát triển ngành công nghiệp thủy điện và điều này làm tăng GDP, giúp thay đổi cả quốc gia.

Công nghiệp hóa đã đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, với các hoạt động như thăm dò tài nguyên thiên nhiên và dầu khí, đánh bắt và đóng góp phần lớn vào nền kinh tế. Ảnh: TL.

Ngay cả sau Chiến tranh Thế giới, Na Uy phải nhận viện trợ từ Mỹ, giúp đất nước đứng vững. Dường như Na Uy đã trúng một tấm vé may mắn nhờ vào trữ lượng dầu ở Biển Bắc năm 1969. Khi giá dầu tăng trong những năm 1970, GDP của Na Uy thậm chí tăng cao hơn. Giờ đây, nước này phát triển thành một quốc gia có nhiều phúc lợi xã hội với mức sống cao.

2. Tây Ban Nha

Từng là quốc gia nông nghiệp, Tây Ban Nha đã phải trải qua nội chiến khốc liệt vào năm 1930. Đất nước này đã chịu sự cai trị của nhà độc tài Francisco Franco, người khiến nền kinh tế thụt lùi nhiều thập kỷ.

Đến những năm 1940 – 1950 – giai đoạn tồi tệ đối với Tây Ban Nha, nước này đã phải đóng cửa, không cho phép nhập khẩu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng, tăng trưởng âm và đồng tiền mất giá.

Tuy nhiên, đến năm 1959, nền kinh tế đã được tự do hóa. Công nghiệp hóa bắt đầu và du lịch bùng nổ. Kỷ nguyên độc tài kết thúc vào năm 1975 và năm 1986 Tây Ban Nha gia nhập EU.

3. Luxembourg

Vốn là quốc gia nhỏ bé nằm trong top những nước giàu nhất thế giới, Luxembourg đã từng có một quá khứ đầy khó khăn. Hồi thế kỷ 19, khoảng 80% dân số sống trong điều kiện nghèo nàn và chỉ làm nông nghiệp. Người dân thường đi tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn ở nước ngoài. Nhưng tất cả đã thay đổi khi trữ lượng quặng sắt được phát hiện.

Ngành công nghiệp thép bắt đầu phát triển, các hầm mỏ và nhà máy được xây dựng. Thậm chí Luxembourg còn trở thành nhà sản xuất thép dẫn đầu châu Âu. Điều này mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân và một cuộc sống mới khởi sắc.

Trong những năm 1960, các ngành khác cũng phát triển sôi nổi, như ngân hàng và các ngành sản xuất tiên tiến. Ngày nay, quốc gia nhỏ bé ở châu Âu này là một trong những nước giàu nhất thế giới. GDP có thể đạt tới 68,50 tỉ USD cho đến cuối năm 2021.

4. Thụy Sĩ

Là quốc gia ở châu Âu có điều kiện sống cao nhất châu lục nhưng nước này từng ở dưới đáy của khó khăn. Vì có địa hình đồi núi, Thụy Sĩ không thể phát triển và ngành công nghiệp tương đối sơ khai.

Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 19, nền kinh tế nước này bắt đầu phát triển, đặc biệt là ngành du lịch và ngân hàng. Một thứ tài sản khác nữa là nhờ chính sách trung lập nổi tiếng. Điều này giúp Thụy Sĩ thoát khỏi hai trận thế chiến. Hơn thế nữa, Thụy Sĩ còn phát triển nhờ vào cho vay ngân hàng và xuất khẩu vũ khí.

5. Ireland

Vào những năm 1990, GDP bình quân đầu người của Ireland chỉ là 14.000 USD. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và lạm phát, người dân phải sống trong điều kiện nghèo nàn. Tuy nhiên, giai đoạn không mấy sáng sủa trên đã kết thúc vào cuối những năm 2000 với khoảng thời kỳ “Celtic Tiger”.

Từ năm 1995 – 2007, nền kinh tế của Ireland phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,4%. Khoảng thời gian bùng nổ này nhờ vào đầu tư nước ngoài, tư cách thành viên của EU và trợ cấp.

Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia này. Nhưng nhờ vào vốn đầu tư nước ngoài và chi tiêu tiêu dùng tăng, kinh tế của Ireland đã nở rộ. Ngày nay, Ireland là một nơi hấp dẫn để kinh doanh.

6. Hàn Quốc

Hàn Quốc đã từng trải qua cuộc nội chiến năm 1950 và từng bị Nhật chiếm đóng. Khi chiến tranh kết thúc, Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được thực hiện vào năm 1962, dẫn tới việc công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng. Thời gian này bắt đầu có sự nổi lên của Samsung và LG. Nhờ đó, ngành công nghiệp thép và điện tử phát triển và kéo theo trình độ kinh tế cao.

7. Saudi Arabia

Được thành lập năm 1932, Saudi Arabia là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế của quốc gia này hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập từ nông nghiệp và từ những người hành hương Hồi giáo.

Kể từ năm 1938, mọi thứ đã thay đổi mạnh mẽ khi trữ lượng dầu mỏ được phát hiện. Khi giá dầu tăng vào năm 1973, quốc gia này trở nên giàu có hơn. Thậm chí khi giá dầu giảm, Saudi Arabia phải trả nợ nước ngoài, người dân vẫn được sống trong điều kiện tốt cho đến ngày nay.

Theo NHỊP CẦU ĐẦU TƯ