Nhà góc phố đan xen lối thiết kế truyền thống vào không gian kiến trúc hiện đại.
Nhà góc phố rộng 90m2, sở hữu 2 mặt tiền đắc địa tại một ngã tư trên một con phố của Hà Nội. Chính vì thế mà nó chứng kiến sự nhộn nhịp của phố phường, của những chuyến đi và con người bản địa, những hình ảnh và âm thanh đó tạo nên một khung cảnh tràn đầy sức sống.
Chủ nhà là người trung tuổi, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên từ lâu đã nảy sinh tình yêu mến cuộc sống thường ngày nơi đây. Chị muốn cải tạo lại ngôi nhà với mong muốn tạo nên một “không gian” nơi mà kiến trúc và người ở hòa chung được vào bầu không khí này.
Hẳn là khi thiết kế, KTS cũng đã tính toán đến góc nhìn độc đáo từ trên cao này!
Một chiếc view thật chill đem ta về với bản chất
Hệ cửa ốp xi măng sợi swisspearl là một trong những nét độc đáo của vật liệu xây dựng
Việc đóng mở linh hoạt các tấm xi măng sợi swisspearl mang đến không khí sinh động cho ngôi nhà
Sân thượng mà hẳn ai cũng muốn sở hữu!!
Các chi tiết truyền thống như cửa nan chớp, cửa bức bàn và kết cấu xà gồ lợp mái ngói đã được lồng ghép tinh tế vào không gian hiện đại mang đến những cảm nhận khác nhau ở mỗi góc của căn nhà.
Phần bên ngoài ngôi nhà được bao bọc bởi các tấm ốp xi măng sợi swisspearl lớn vừa đem lại một lớp bảo vệ cho tòa nhà, chống chịu tốt những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất, vừa tạo ra một ranh giới để đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho gia chủ.
Ranh giới này được làm mờ đi bởi các thủ pháp thị giác cho phép ánh sáng và âm thanh vẫn có thể lọt qua. Vì vậy chủ nhân căn nhà luôn duy trì được sự kết nối giữa trong và ngoài, mỗi khi cần thiết họ có thể lựa chọn phương thức kết nối bằng cách đóng hay mở những phần ranh giới này. Việc đóng mở linh hoạt cũng góp phần làm đa dạng và sinh động cho ngôi nhà.
Một vẻ đẹp truyền thống đến từ cửa nan chớp
Khoảng sân nhỏ trước nhà là nơi kết nối với thiên nhiên
Phòng khách tiếp nối với bếp, bàn ăn đầy ánh sáng nhờ hệ cửa kính và vô cùng thoáng mát nhờ cây xanh bên ngoài
Nội thất gỗ chủ đạo tạo cảm giác ấm cúng sum vầy
Không gian đọc sách được bố trí gọn gàng ngăn nắp, có cả đàn piano bên cạnh mỗi khi ngẫu hứng
Đứng ở đây và mở cửa sổ những ngày cuối tuần thì náo nhiệt còn gì bằng!
Cầu thang gỗ
Lối thiết kế vách cầu thang sử dụng thép trắng nhìn khá hiện đại
Bạch Thái Bưởi được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đất Việt. “Ông vua đường thủy” này đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Ở nước ta, lịch sử đã ghi lại sự phát triển rất sớm của các ngành nghề thủ công nghiệp, tuy nhiên đó chỉ là những ngành nghề thủ công quy mô nhỏ mà người quản lý thường là chủ gia đình. Đến thời kỳ Pháp thuộc, công nghiệp đã có bước phát triển. Tuy phần lớn doanh nghiệp nằm trong tay chủ tư bản Pháp, nhưng cũng đã xuất hiện những doanh nhân người Việt thành đạt, có ý thức dân tộc, tiêu biểu là Bạch Thái Bưởi. Trong hàng “tứ đại gia” giàu có nhất nước vào những năm đầu của thế kỷ XX (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi), Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đất Việt. “Ông vua đường thủy” này – như người ta xưng tụng – đã khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.“Cậu ký” lập nghiệp
Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ tại làng An Phúc, tỉnh Hà Đông. Cha ông mất sớm, nên ông phải giúp mẹ sinh sống bằng nghề bán hàng rong. Lúc ấy có một nhà phú hào họ Bạch thấy ông thông minh, lanh lợi, nên nhận làm con nuôi và đổi lại họ Bạch. Nhờ đó, ông có cơ hội ăn học. Bạch Thái Bưởi được đi học chữ quốc ngữ, chữ Pháp. Rồi ông xin làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầu công chánh. Chính ở những nơi này, cậu ký Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sản xuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc.
Vào làm công cho người Pháp, với vốn liếng tiếng Pháp khá thông thạo nên năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi được Phủ Thống sứ Bắc kỳ chọn làm người giới thiệu sản phẩm gian hàng tại hội chợ Bordeaux (Pháp) năm 1895. Qua chuyến đi này, ông được mở rộng tầm mắt, hiểu biết về kỹ thuật văn minh phương Tây cũng như nghệ thuật kinh doanh làm giàu. Là một thanh niên không chịu an phận, đây là cơ hội ngàn vàng tạo niềm phấn kích, khiến ông quyết tâm đi vào con đường kinh doanh. Vì vậy khi về nước, ông liền xin thôi việc và bắt tay xây dựng cơ nghiệp riêng.
Nhà quản lý chợ tiền bối
Khi người Pháp xúc tiến việc mở đường sắt nối liền Bắc-Nam, nhận thấy nhu cầu tà-vẹt gỗ rất lớn, Bạch Thái Bưởi dốc hết vốn liếng dành dụm bấy lâu hùn với một người Pháp vào việc lãnh thầu cung cấp tà-vẹt cho công trình này. Suốt 3 năm ròng, ông lùng khắp rừng sâu, lũng thấp tìm cho được gỗ thật bền, thật tốt để đáp ứng yêu cầu, gây uy tín với người Pháp. Sau vụ làm ăn này, ông được số tiền lời trên mấy vạn.
Sau đó, ông xin phép mở dịch vụ cầm đồ ở Nam Định. Xưa nay, cầm đồ là lĩnh vực mà người Tàu độc quyền thao túng. Để cạnh tranh với họ, ông phải đem tất cả tài tổ chức, kinh nghiệm ra đối phó. Nhân viên toàn người Việt, lại ăn nói, cư xử nhã nhặn, tiền chịu lời phải chăng, cho nên dù bị nhà cầm quyền làm khó dễ đủ điều, thương khách người Hoa chờ ông vỡ nợ…, nhưng khách hàng của ông vẫn ngày một đông.
Thừa thắng, ông lãnh thêm việc thầu thuế chợ ở Vinh (1906-1913), ở Nam Định (1906-1909), ở Thanh Hóa (1907-1909). Ngành in ấn vốn là nghề hoàn toàn mới lạ đối với ông, nhưng khi thấy xã hội có nhu cầu, ông vẫn bỏ tiền ra mở “Công ty in và Xuất bản Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán), xuất bản tờ “Khai hóa nhật báo” nhằm cổ động phong trào thực nghiệp ở nước ta.
“Vua” sông nước Bạch Thái
Năm 1909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những năm qua, Bạch Thái Bưởi quyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Chính từ đây, ông vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sông biển Đông Dương” và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó.
Đầu tiên, Bạch Thái Bưởi thuê lại ba chiếc tàu Phi Phụng, Phi Long, Khoái Tử Long của một người Pháp là R.Marty vừa hết hạn hợp đồng với nhà nước. Ba chiếc tàu của ông chạy hai tuyến Nam Định-Hà Nội và Nam Định-Bến Thủy.
Vào nghề sông nước, ông phải đương đầu với các đối thủ người Pháp, Hoa có thế lực mạnh, lại giàu kinh nghiệm hơn nhiều lần. Đặc biệt là việc ông cạnh tranh quyết liệt với người Hoa. Giới Hoa thương lúc đầu rất ngạc nhiên khi thấy một người Việt dám lao vào vùng “cấm địa” của họ. Về sau, họ mới lo sợ, kết hợp với nhau để loại trừ ông. Cuộc tranh đua rất căng thẳng: ông hạ một giá, họ hạ hai giá; ông đãi khách uống trà, họ thết khách thêm bánh ngọt. Giá tàu từ Nam Định lên Hà Nội: trước là 40 xu, nay còn 5 xu… So với các thương gia người Hoa, tình thế của ông thật nguy ngập, mướn ba chiếc tàu, mỗi tháng trả 2.000 đồng, mà mỗi chuyến chỉ thu được 20 đồng.
Chính lúc cực kỳ nguy ngập đó, Bạch Thái Bưởi đã sử dụng thế mạnh tinh thần: “Vật chất khó đương đầu thì dùng đòn tâm lý”. Ông vận động, kêu gọi mọi người ủng hộ công cuộc kinh doanh của người Việt, “ta về ta tắm ao ta”. Ông tung ra những đoàn diễn thuyết trên các bến tàu, nêu rõ những thiệt thòi của người Việt, cổ vũ tinh thần đồng bang. Bạch Thái Bưởi còn treo một cái ống trên tàu, để ai thấy việc làm của ông là đáng khuyến khích, bỏ tiền vào, giúp cho chủ tàu đỡ phần lỗ lã, đủ sức cạnh tranh. Kết quả hành khách đều bỏ tàu Hoa mà đi tàu Việt.
Cuối cùng nhờ vậy ông đã thắng. Đội tàu của ông không những vượt qua sóng gió mà còn lớn mạnh, được bổ sung bằng những đội tàu của công ty Pháp, Hoa bị phá sản như: Marty d’Abbadie, Desch Wanden… Năm 1915, ông còn mua lại xưởng đóng và sửa chữa tàu của R.Marty.
Sau bảy năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu và các chi nhánh ở nhiều nơi. Năm 1916, ông chuyển trụ sở từ Nam Định vào Hải Phòng và đặt tên cho hãng là “Giang hải luân thuyền Bạch Thái Công ty”, với lá cờ hiệu màu vàng có hình mỏ neo và ba sao đỏ.
Năm 1917, Hãng Deschwanden của Pháp bị phá sản, Bạch Thái Bưởi mua lại sáu chiếc tàu khác của hãng này. Ngày 7/9/1919, công ty của Bạch Thái Bưởi đã làm rạng danh ngành hàng hải Việt Nam khi cho hạ thủy tại Cửa Cấm (Hải Phòng) chiếc tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do người Việt thiết kế, thi công. Con tàu Bình Chuẩn dài 42m, rộng 7,2m, cao 3,6m, trọng tải 600 tấn, động cơ compound 450 mã lực, chạy bằng hơi nước có dung tích tám mét khối, vận tốc đạt 8 hải lý/giờ. Tàu Bình Chuẩn chạy chuyến đầu tiên từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn ngày 17/9/1920, trong sự đón chào nồng nhiệt của giới công thương Sài Gòn lúc đó.
Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…
“Vua mỏ nước Việt”
Dường như với Bạch Thái Bưởi : “Chiến thắng không hiểm nguy thì chiến thắng không vẻ vang”. Cho nên khi đã thắng kẻ có tiền bạc, ông lại muốn ăn thua với kẻ có nhiều quyền thế. Các mỏ than lúc bấy giờ đều nằm trọn trong tay người Pháp, vậy mà ông vẫn liều mạng xông vào trận địa này. Năm 1928, Bạch Thái Bưởi đem hết tài sản, dốc vào việc khai mỏ. Nhờ tài khéo léo và mưu mẹo, ông được cấp phép khai mỏ than ở vùng Quảng Yên. Ông nhận thức rằng: muốn hơn người Pháp trong việc khai mỏ cần phải có người điều hành giỏi chuyên môn, thấu đáo kỹ thuật. Cho nên ông nhờ người thân tín ở Pháp, tuyển dụng ở các trường kỹ thuật những người có tài năng về Việt Nam làm việc. Hoạt động như vậy, không bao lâu, than của ông chất thành núi (đến năm 1945 mới bán hết), ông trở thành “Vua mỏ nước Việt”.
Với đầu óc thực tế, tầm mắt nhìn xa, ông còn dự định tạo dựng nhiều công trình như: xây một nhà máy xay gạo ở Nam Định với những thiết bị tân tiến mua tận Hambourg (Đức), chương trình đặt ống cống, xây nhà máy nước, dựng nhà máy điện cho thành phố Nam Định và cả việc đặt đường sắt Nam Định – Hải Phòng, nhưng tiếc là vì hoàn cảnh, vì chiến tranh, nên ông không thực hiện được.
“Có Bưởi thì không có Robin”
Mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người Pháp, học tập kỹ thuật tân tiến của người phương Tây, nhưng chưa bao giờ Bạch Thái Bưởi đánh mất “cội nguồn dân tộc” của mình. Chẳng hạn, khi đặt tên các con tàu, ông đều lấy từ nguồn lịch sử của dân tộc như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi… Có lần lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của người dân bị trị, trong Hội nghị kinh tế lý tài, ông bị Toàn quyền Robin đe dọa: “Nơi nào có Robin thì không có Bạch Thái Bưởi”, ông đáp lại: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin”.
Xuất thân từ tầng lớp nghèo khó, ông luôn quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền. Ngoài chế độ an sinh dành cho các nhân viên của mình, ông còn giáo dục con cái lòng quý trọng những người cần lao, nghèo khó. Các con đến tuổi trưởng thành đều được ông cất giao công việc trên các bến tàu hay các khu mỏ… Thậm chí, cô con gái học ở Hà Nội, nghỉ hè về, ông cũng dẫn theo để tập việc, ghi chép sổ sách, xét hồ sơ trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học.
Nếu Lương Văn Can vạch ra 10 nguyên nhân làm các doanh nghiệp Việt Nam không phát triển được, thì chính Bạch Thái Bưởi đã lấp đầy những khiếm khuyết đó bằng những tôn chỉ nghiêm túc trên thương trường: thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng nội hóa.
Ngày 22/7/1932, một cơn đau tim đã vật ngã “Nhà doanh nghiệp bền chí, quả cảm bậc nhất của nước Việt, ở đầu thế kỷ XX”. Sau hơn 20 năm ngang dọc trên thương trường, Bạch Thái Bưởi qua đời tại Hải Phòng để lại cho lịch sử doanh thương Việt Nam một tên tuổi đã trở thành huyền thoại.
Tư duy làm giàu của người Do Thái ghê gớm đến nhường nào? 4 tư duy làm giàu sau đây có thể khiến bạn thay đổi quan niệm về đồng tiền, nâng cấp cơ hội kiếm tiền của mình
Nhắc đến người Do Thái, ta có thể gọi họ là dân tộc có đầu óc kinh doanh và biết kiếm tiền bậc nhất trên thế giới. Người Do Thái không nhất thiết phải có chỉ số thông minh cao nhất, nhưng họ rất khôn ngoan, và cách họ tận dụng trí tuệ của họ để làm giàu rất đáng để chúng ta học hỏi.
Làm thế nào để làm giàu? Về vấn đề này, lời khuyên của những người Do Thái giàu có đương nhiên có “sức nặng” nhất. Sau đây là 4 tư duy làm giàu của người Do Thái có thể giúp bạn thay đổi nhận thức và lĩnh hội được nhiều đạo lý mới trên con đường làm giàu.
Do Thái là dân tộc có đầu óc kinh doanh và biết kiếm tiền bậc nhất trên thế giới. Ảnh: Toutiao
Không có tiền tốt, cũng chẳng có tiền xấu
Người Do Thái cho rằng tiền bạc không có sự phân biệt tốt – xấu, thiện – ác. Mặt tốt và xấu của đồng tiền, tất cả đều do con người đặt ra một cách chủ quan. Sự phân biệt này làm sai lệch và hạn chế tư duy của con người.
Người Do Thái không phân biệt liệu tiền tốt hay xấu. Họ không hỏi tiền đến từ đâu. Bởi thế họ có thể duy trì trạng thái nhẹ nhàng, không quá áp lực, không bị ràng buộc bởi các khái niệm thế tục trong quá trình làm giàu.
Họ quan niệm miễn là bản thân kiếm tiền hợp lý, hợp pháp là được. Thế nên cách thức kiếm tiền của người Do Thái không hề dựa vào cảm tính, chỉ cần có cơ hội kiếm tiền mà không vi phạm pháp luật là họ sẽ nắm bắt ngay. Nhờ tuân theo quan tư duy làm giàu này, người Do Thái đương nhiên sẽ đạt được hiệu quả kiếm tiền nhanh lẹ và gọn gàng hơn người khác.
Biết nắm bắt cơ hội thị trường, biến cơ hội thành của cải
Người Do Thái từng nói rằng cơ hội là bình đẳng với tất cả mọi người. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, ai trở thành người đầu tiên thành công trong lĩnh vực đó thì có thể kiểm soát được tình hình chung.
Người Do Thái không chỉ có con mắt tinh tường trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh, mà họ còn rất giỏi trong việc bắt đầu mối làm ăn với những người xung quanh và chủ động phát hiện ra các cơ hội kinh doanh.
Khi nhận thấy có cơ hội làm giàu, họ nhất định sẽ nắm bắt ngay lập tức, và sau đó biến cơ hội thành của cải. Chính thái độ chủ động trước cơ hội này đã giúp các doanh nhân người Do Thái luôn chiếm được vị thế chủ động trên thương trường.
Đừng bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào
Người Do Thái tin rằng mỗi chúng ta đều có rất nhiều ý tưởng. Một trong số những ý tưởng đó chắc chắn có tính sáng tạo và là cơ hội kinh doanh lớn.
Đây là một câu chuyện về liên quan đến người Do Thái: Một người đàn ông từng ước với Chúa rằng, hy vọng anh ta sẽ trúng số và trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Nhưng điều ước của anh ta đã không bao giờ thành hiện thực.
Một hôm, anh ta cảm thấy rất tức giận, anh ta bắt đầu đổ lỗi cho Chúa, Chúa bèn nói với anh ta: “Nếu con muốn ta thực hiện ước nguyện của con, trước hết con phải mua một tờ vé số.”
Đôi khi, rõ ràng bạn có một ý tưởng hay, nhưng nếu bạn không bắt tay vào hành động, thì dù Chúa có sẵn lòng giúp đỡ bạn đi chăng nữa, bạn cũng khó có thể thành công.
Đừng bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào, vì ý tưởng đó có thể là cơ hội làm giàu. Ảnh: Toutiao
Cơ hội không bao giờ chờ đợi một ai. Khi nghĩ ra bất kỳ ý tưởng nào, hãy thực hiện chúng ngay lập tức, có như thế bạn mới có thể thành công.
Tối đa hóa lợi ích của đồng tiền
Nhiều người có thói quen gửi tiền trong ngân hàng. Tuy nhiên người Do Thái lại làm điều ngược lại. Họ cho rằng gửi tiết kiệm là việc không thực tế. Đối với họ, kiếm tiền và quản lý tiền là 2 chuyện không thể tách rời.
Nếu bạn chỉ biết kiếm tiền mà không biết cách phát huy tối đa giá trị của đồng tiền, thì tài sản của bạn sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Người Do Thái không thích tiết kiệm tiền, họ dám đầu tư và rất giỏi đầu tư, thậm chí họ còn có sở thích vay tiền ngân hàng. Ngay cả khi họ đã có của cải nhất định, họ cũng sẽ sử dụng tiền bạc của người khác để làm giàu thêm cho mình.
Mặt khác, nhiều người có tiền trong tay mà không dám đầu tư, chỉ biết ôm khư khư đống tiền bên mình. Khi tỷ lệ lạm phát và giá cả tăng cao, nếu không có cách nào để lưu động tiền của, thì số tiền họ có trong tay là vô giá trị.
Sự khôn ngoan của người Do Thái rất đáng để ta suy ngẫm và học hỏi. Muốn thẩm thấu được tinh hoa của tư duy Do Thái, chúng ta nên suy nghĩ nhiều hơn về lý do tại sao họ có thể nỗ lực hết mình trong sự nghiệp và kiếm tiền trong mọi lĩnh vực của cuộc sống!
Theo Sommer, ZEIT Online 2-2-2021 Người dịch: Tôn Thất Thông
Sự gia tăng quyền lực trên toàn cầu của nhà nước độc đảng độc tài là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng dân số quá ư già cỗi có thể đặt dấu chấm hết cho quá trình đó.
***
Các triết gia và nhà chính trị học thích bận bịu với thuật ngữ “chuyên chế thời hiện tại”. Đằng sau nó là điều quan sát rằng, các sự kiện ngày nay ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta về tương lai, và rằng trong tương lai mù mịt, sự phát triển nhiều lúc vượt quá tầm nhìn của chúng ta. Đây cũng có thể là trường hợp về tương lai của Trung Quốc.
Trong cuốn sách của tôi Trung Quốc trước hết (China First), tôi đã đặt thêm tiểu tựa Thế giới trên đường đến thế kỷ 21. Trong sách đó, tôi đã mô tả sự vươn lên vô tiền khoáng hậu của Trung Quốc, sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử loài người, tôi cũng đã mô tả sự đòi hỏi có tiếng nói, hay đúng ra là tham vọng giành vị trí lãnh đạo của chủ tịch Tập Cận Bình, từ đó tôi bảo vệ quan điểm rằng [phương Tây] không nên ảo tưởng khi định hình chính sách Trung Quốc. Tôi không che giấu sự yếu kém của chế độ toàn trị và những vấn đề nội tại của Trung Quốc: nợ nần quá mức, dân số quá già nua, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng xã hội, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và thôn quê, thảm họa của 300 triệu người lao động nhập cư từ vùng quê và tình trạng lạc hậu của hệ thống xã hội.
Nhưng lúc ấy tôi lại tin rằng, hệ thống toàn trị của Tập Cân Bình có thể tự học hỏi để cải thiện. Ngay lúc vừa mới bắt đầu viết cuốn sách cách đây năm năm, tôi vẫn còn tin vào tính ôn hòa của Bắc Kinh.
Nhưng trong thời gian qua, Tập đã nâng cấp công nghệ, đập nát chế độ tự trị của Hồng Kông và đặt người Duy Ngô Nhĩ thuộc tỉnh Tân Cương dưới sự đàn áp và bạc đãi liên tục. Tập Cận Bình thường xuyên đe dọa Đài Loan bằng quân sự. Ở Biển Đông, ông đã thôn tính 80 phần trăm quần thể đảo và biến bảy bãi cát ở đó thành pháo đài quân sự – điều đã chà đạp thô bạo lên lời hứa với Tổng thống Obama. Đồng thời Tập muốn áp đặt chủ quyền lên quần đảo Senkaku ở Biển Đông vốn đã do Nhật Bản quản lý. Ở vùng Himalaya, Tập liên tục tạo ra các cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ. Với hàng tỉ đầu tư vào con đường tơ lụa, Tập đã tạo ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trên khắp châu lục. Và Tập đã cuồng nhiệt lợi dụng sự thành công trong chính sách chống dịch Covid-19 để tăng cường ảnh hưởng qua biện pháp ngoại giao khẩu trang và tiếp đó là ngoại giao vắc-xin.
Sự kiêu ngạo nguy hiểm
Có thể Tập Cận Bình cảm nhận đó là những thành công vĩ đại về mặt chính trị. Nhưng thật ra, những điều đó đã gây ra một phản ứng chống đối dữ dội trong thế giới phương Tây, từ Mỹ sang châu Âu đến Úc; Thái độ của Tập được coi là sự kiêu ngạo nguy hiểm. Cách nói hung hãn của những “chiến lang” trong giới ngoại giao của Tập đã làm suy giảm uy tín của Trung Quốc. Ở nhiều nước, thái độ phê phán đối với Cộng hòa Nhân dân đã tăng lên, làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc. Ngay cả trong các nước thuộc vành đai con đường tơ lụa, sự phục tùng đã giảm xuống đáng kể. Người châu Âu không ganh tị với sự vươn lên của Trung Quốc nhưng rõ ràng họ chống lại xu hướng hiếu thắng của Tập. Con đường để Trung Quốc có thể đi đến độc quyền bá chủ thế giới rõ ràng là có thể tránh được.
Điều này trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta bước ra khỏi nền chuyên chế hiện tại và chỉ xem xét sự phát triển dân số trong tương lai. Dân số Trung Quốc năm 1960 có 667 triệu, năm 1984 đánh dấu sự vượt mốc một tỷ, đến năm 2010 là 1,37 tỷ và 2020 khoảng 1,43 tỷ. Vào năm 2029 – năm mà tổng sản lượng quốc nội Trung Quốc sẽ vượt Mỹ – dân số của họ đạt đỉnh cao nhất. Sau đó, dân số sẽ nhanh chóng đi xuống.
Các nhà nhân khẩu học dự đoán một sự suy giảm khoảng 48% dân số tới năm 2100, lúc ấy chỉ còn 732 triệu. Yếu tố quyết định là sự suy giảm 400 triệu người trong nhóm tuổi từ 20 đến 49 – giảm 84%. Cùng lúc đó, dân số trở nên già hơn. Ngày nay, những người 65 tuổi trở lên đã nhiều hơn lớp người [lao động] dưới 35 tuổi. Tỷ lệ những người cao niên và có nhu cầu chăm sóc sẽ tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, cứ sáu lao động tương ứng với một người hưu trí trên 65 tuổi. Đến năm 2039, sẽ có hai lao động và đến 2050 chỉ còn 1,6 lao động phục vụ cho một người hưu trí. Những hậu quả thảm hại của chính-sách-một-con ngày càng bộc lộ rõ rệt. Việc hủy bỏ chính sách đó vào năm 2016 vì các lý do khác nhau – chi phí, tiện nghi đời sống – cũng không có hiệu quả gì; số lượng trẻ sơ sinh hàng năm giảm từ 17,8 triệu năm 2016 xuống còn 14,6 triệu vào năm 2019.
Sự phát triển cấu trúc dân số chính là điểm tử huyệt của sự vươn lên thần kỳ Trung Quốc. Họ đã tự dẫn mình đến một cuộc khủng hoảng nhân học như người Nhật Bản đã gặp vào thập niên 1980. Điều này đặt ra vấn đề hết sức to lớn, về kinh tế, xã hội và thậm chí là quân sự. Nhà khoa học chính trị Michael Beckley người Mỹ đã châm biếm một cách hơi hiểm độc rằng, Trung Quốc cũng phải quyết định giữa những quả cà-nông cho quân đội và những chiếc gậy hoặc xe lăn cho những người phụ lão ngày càng đông – mà điều này lại xảy ra đúng vào lúc dân số của Mỹ sẽ gia tăng.
Sự suy giảm dân số cũng sẽ xảy ra khắp nơi – tại Nhật Bản giảm 42% từ 127 đến 83 triệu; ở Nga giảm 27,4% từ 146 đến 106 triệu; tại 27 nước Liên Âu giảm 8,3% từ 447 triệu đến 410 triệu; ở Đức giảm 17% từ 83 đến 66 triệu. Nhưng suy giảm nặng nề nhất tất nhiên là Trung Quốc. Quốc gia này có thể trở thành một bệnh nhân châu Á – chứ không phải là thế lực lãnh đạo.
Khi giới chức Trung Quốc nói nhiều hơn đến mục tiêu “thịnh vượng chung”, tầng lớp giàu có là những người lo lắng nhất. Họ đang tìm mọi cách để giữ lại khối tài sản của mình.
Trong những ngày này, giới nhà giàu Trung Quốc khó có thể ngủ ngon.
Từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch “thịnh vượng chung”, tái phân phối tài sản trong xã hội, họ bị đẩy vào thế phòng thủ. Nhiều người lựa chọn xóa tài khoản mạng xã hội hay tìm cách gửi tiền đi chỗ khác.
Trong nhiều năm qua, tầng lớp giàu có tại Trung Quốc đã hưởng lợi từ nền kinh tế phát triển nhanh chóng và thái độ nương nhẹ của chính quyền. Năm 2021, mỗi tuần Trung Quốc có một tỷ phú mới. Số lượng tỷ phú USD tại Trung Quốc đã vượt mốc 750, nhiều hơn Ấn Độ, Nga và Đức cộng lại.
Giờ đây, thời thế đã thay đổi. Dù giới chức Trung Quốc khẳng định “thịnh vượng chung” không có nghĩa là “lấy của người giàu”, nhiều người lo ngại chiến dịch thu hẹp khoảng cách giàu nghèo sẽ tác động tiêu cực đến những cá nhân có khối tài sản lớn.
Rời mạng xã hội, tăng chuyển tiền ngầm
Mối lo lớn nhất nằm ở sự không chắc chắn của giới nhà giàu: Họ không biết những tuyên bố hùng hồn về tái phân phối tài sản sẽ được triển khai trên thực tế thế nào. Giới chức Trung Quốc đang thảo luận một cách công khai về một biểu thuế thu nhập mới, dù làn sóng từ thiện (một hình thức tái phân phối tài sản) đang được đẩy mạnh.
“Vài năm trước đây, mọi người chỉ nghĩ đến việc phải đầu tư thế nào”, Echo Zhao, một chuyên gia cố vấn cho giới siêu giàu tại hãng luật SF Law tại Thượng Hải, nhận định. “Giờ đây, họ không còn hăng hái nắm bắt cơ hội như xưa”.
Nhiều người giàu có tại Trung Quốc lựa chọn rời xa mạng xã hội vì sợ vướng phải bê bối. Ảnh: Asian Journal.
Để đối phó với tình hình mới, hành động đầu tiên của nhiều người là tránh sự chú ý của dư luận, đặc biệt là mạng xã hội. Nhiều người dùng mạng xã hội thường xuyên lục lại những bài đăng cũ để tấn công bất cứ ai được cho là “không toàn tâm toàn ý với Trung Quốc”, dù cho đó là nghệ sĩ hay một nhà khoa học danh tiếng.
Tỷ phú Wang Xing, người sáng lập ứng dụng giao đồ ăn Meituan, từng mất 2,5 tỷ USD khi một bài đăng trên mạng xã hội của ông bị cho là nhạy cảm. Cuộc điều tra đối với nữ diễn viên Trịnh Sảng cũng bắt đầu từ một vụ bê bối trên mạng xã hội.
Một nhà tư vấn cho giới siêu giàu cho biết ngoài “rời xa” các mạng xã hội, nhiều khách hàng của ông thường xuyên từ chối phỏng vấn và đóng góp tiền từ thiện qua công ty, thay vì với danh nghĩa cá nhân.
Từ nhiều năm trước đây, tình trạng người Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài đã không phải là hiếm. Tình trạng này có nguồn gốc từ những biện pháp quản lý ngoại tệ chặt chẽ mà Trung Quốc áp đặt. Có câu chuyện vui rằng nhiều người giàu Trung Quốc biết chính xác một triệu nhân dân tệ nặng bao nhiêu, nếu đổi ra HKD.
Các quy định hạn chế di chuyển để phòng dịch Covid-19 khiến việc chuyển tiền ra nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, Bắc Kinh áp đặt lệnh cấm lên giao dịch tiền ảo, một phương pháp chuyển tiền ra nước ngoài đang dần trở nên phổ biến.
Do các vấn đề trên, nhu cầu “chuyển tiền ngầm” đang dần gia tăng, kéo chi phí tăng theo. Một số khách hàng phàn nàn về phí chuyển tiền lên đến 20%, thay vì ở mức một con số như trước.
Đẩy tiền ra nước ngoài
Giới nhà giàu cũng lo ngại Trung Quốc sẽ áp đặt thuế thừa kế trong tương lai gần. Nhiều gia đình đã lựa chọn gửi tài sản vào các quỹ tín thác để bảo vệ tối đa trước mức thuế có thể có trong thời gian tới.
Tuy có giá trị lên tới 1.600 tỷ USD, dịch vụ này vẫn còn khá mới ở Trung Quốc, khiến khả năng bảo vệ tài sản bị đặt dấu hỏi. Thay cho lựa chọn trên, một số người quyết định gửi tiền đến các “thiên đường thuế” như quần đảo Cayman, Bermuda hay quần đảo Virgin thuộc Anh.Giới nhà giàu Trung Quốc đang tìm nhiều cách để giữ khối tài sản của mình. Ảnh: CNBC.
Giới nhà giàu Trung Quốc đang tìm nhiều cách để giữ khối tài sản của mình. Ảnh: CNBC.
“Đối với các nhà đầu tư nội địa, chiến dịch ‘thịnh vượng chung’ đem lại sự bất ổn”, ông Adrian Zuercher, chuyên gia tại quỹ quản lý tài sản UBS, nói. “Chúng tôi khuyên khách hàng xem xét các lĩnh vực như năng lượng tái tạo hay xe điện. Đây là các lĩnh vực sẽ được hưởng lợi, nếu xét đến chính sách chú trọng các phát minh và công nghệ xanh”.
Các đơn vị tư vấn cũng khuyên khách hàng từ Trung Quốc hướng đến thị trường nước ngoài. Hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10% giao dịch trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Họ bị đánh giá là “quá chú trọng” vào thị trường nội địa. Một ngân hàng ước tính người Trung Quốc giữ từ 30% đến 50% tài sản của bản thân ở trong nước.
“Đầu tư ra nước ngoài có thể coi là biện pháp phòng vệ nước đôi trước các cú sốc về kinh tế trong nước, cũng như những vấn đề của thị trường bất động sản”, các chuyên gia của tờ Bloomberg nhận định.