Khu nghỉ dưỡng ở Cát Bà, Quảng Ninh, Nam Hội An khai trương trong năm 2020, đa dạng phong cách từ hiện đại, tới gần gũi thiên nhiên.
Khu nghỉ dưỡng Flamingo Cát Bà (thị trấn Cát Bà, Hải Phòng) khai trương tháng 6/2020. Nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu nghỉ lưng tựa núi, mặt hướng biển, bãi biển Cát Cò trải dài. Đặc biệt các tòa nhà thiết kế như một “rừng xanh”, được bao phủ bởi 50.000 cây xanh lớn nhỏ, cây dây leo ở 4 mặt tòa nhà.
Bể bơi ngoài trời Charm Pool của khu nghỉ dưỡng nằm sát bờ biển, được thiết kế như một dải lụa mềm kết nối 2 tòa nhà. Nằm sát bên rừng cây xanh và có thác nước, bể bơi mang đến du khách cảm giác như ở một ốc đảo.
Khu nghỉ dưỡng sở hữu 256 phòng khách sạn, 60 biệt thự trên cao và một biệt thự tổng thống (trong ảnh) trên tầng cao nhất của tòa nhà, với toàn cảnh nhìn ra vịnh biển. Hiện nay khu nghỉ dưỡng có chương trình ưu đãi 2 ngày 1 đêm với giá 990.000 đồng/người.https
Cũng trong năm 2020, Yoko Onsen Quang Hanh (TP Cẩm Phả) được khai trương, là khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế, xây dựng chuẩn phong cách onsen Nhật Bản. Khu nghỉ thiết kế theo phong cách ngôi làng Nhật Bản, yên bình giữa núi non xanh mướt.
Trong nội khu là những gốc tùng La Hán cùng tạo hình bonsai, đèn đá, suối cạn, cầu đá… Khu nghỉ dưỡng có 2 khu vực tắm suối khoáng nóng là Public Onsen (cộng đồng) và Private Onsen (riêng tư), với nguồn nước được lấy trực tiếp từ nguồn suối nước nóng Quang Hanh.
Trên ảnh là khu phòng nghỉ và nơi tắm khoáng riêng tư, từng căn Washitsu. Du khách có thể nghỉ ngơi theo giờ hoặc qua đêm, tại mỗi phòng đều có bể tắm riêng.
Bể tắm chum tại khu nghỉ dưỡng. Hiện nay, khu nghỉ dưỡng áp dụng giá ưu đãi 990.000 đồng/người sử dụng bể tắm ở khu vực Public Onsen vào tất cả khung giờ thứ 7, chủ nhật. Ở khu Private Onsen có giá ưu đãi là 4.000.000 đồng/phòng Washitsu trong ngày, 5.400.000 đồng khi qua đêm.
Azerai Kê Gà Bay chính thức khai trương vào tháng 11/2020 ở ven biển tỉnh Bình Thuận. Khu nghỉ dưỡng tiếp giáp với đảo Hòn Bà, nơi có ngọn hải đăng nổi tiếng được xây dựng từ thời Pháp thuộc năm 1899 và giáp với những cồn cát ở phía Nam.
Khu nghỉ dưỡng có tổng cộng 46 phòng nghỉ, tông màu trầm với sắc trắng và đá granite. Mỗi căn phòng đều mở ra sân hiên ngoài trời hoặc khu vườn yên bình.
Ngoài nghỉ ngơi trong những căn phòng ngập nắng, du khách có thể thư giãn ở spa với liệu pháp xông hơi, chăm sóc da tóc. Bạn cũng có thể thực hiện những chuyến đi trong ngày tới mũi Kê Gà, thăm vườn thanh long của người dân hay xem họ làm muối trên vùng biển hoang sơ.
TUI BLUE Nam Hoi An (huyện Núi Thành, Quảng Nam) khai trương tháng 3/2020. Khu nghỉ dưỡng nằm bên bãi biển Tam Tiến nguyên sơ, sở hữu 318 phòng và biệt thự, cùng 7 hồ bơi ngoài trời. Lưu trú tại đây, du khách cảm nhận được “nét Quảng Nam” từ phong cách thiết kế truyền thống ở cảnh quan, phòng nghỉ và những nhân viên người địa phương nồng hậu, hiếu khách.
Nơi đây có 8 hạng phòng, villa với tầm nhìn ra bãi biển hay những khu vườn. Trong Covid-19, khu nghỉ tuân thủ nghiêm quy trình kiểm định về phòng, chống lây nhiễm, đảm bảo cho du khách chuyến lưu trú an toàn, thoải mái.
10 năm động loạn “Văn cách” (Cách mạng văn hóa 1966 – 1976 tại Trung Quốc), có biết bao bậc lão thành cách mạng, trong đó có không ít danh nhân văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước bị hàm oan, chết tức tưởi. Những “tiểu tướng Hồng vệ binh” năm xưa, khi đã đi gần hết cuộc đời, họ mới có thể cất lời sám hối.
Đồng chí Ngô Hàm ơi, tôi xin chắp nén tâm nhang tạ tội
Lời kể của nguyên tiểu tướng Trương Nghĩa Đông.
Tháng 6/1966, tôi mới 15 tuổi, học sinh lớp 8 Trường Nữ sinh Số 1 Bắc Kinh. Khi đó, trên toàn quốc đang dấy lên làn sóng phê phán vở kịch “Hải Thụy bãi quan” của Ngô Hàm. Liên tiếp được đọc nhiều bài phê phán trên báo chí, thoạt đầu tôi tìm đọc vì hiếu kỳ bởi giọng văn thách thức quyết liệt, lâu dần thấy mê. Sách báo, chữ in, khi đó đối với tôi thiêng liêng lắm.
Càng đọc càng thấy căm phẫn, tại sao giải phóng đã bao nhiêu năm mà ngay tại thủ đô vẫn có kẻ dám xỏ xiên bóng gió công kích lãnh tụ vĩ đại, chúng tôi liệu có thể “trơ mắt ếch” đứng nhìn không?
Khoảng hạ tuần tháng 6/1966, vào một buổi chiều chúng tôi đang ngồi thảo luận trong lớp học, bỗng nghe tiếng ồn ào ngoài sân, ngó ra thấy rất đông học sinh các lớp khác ùn ùn chạy ra cổng, la hét: “Kéo tới nhà Ngô Hàm”, “Đi đấu Ngô Hàm!”, “Hỡi các tiểu tướng, xông lên!”.
Ngay lập tức máu nóng cuồn cuộn trong người, chúng tôi cùng òa lên nhập với mọi người lao ra khỏi cổng trường, rầm rập chạy dọc theo phố Nam Trường xộc thẳng tới trước cổng lớn nhà Ngô Hàm ở phố Bắc Đẩu.
Nơi đó đang chật cứng học sinh đủ mọi lứa tuổi, tiếng hô khẩu hiệu, tiếng đạp cổng rầm trời dậy đất, khí thế xung thiên tựa như muốn đạp bằng nhà Ngô Hàm.
Một nữ sinh cấp 3 đang đứng trên bậc thềm cao nhất vung nắm đấm, gân cổ lên gào giọng the thé: “Đả đảo Ngô Hàm!”, “Kẻ nào phản đối lãnh tụ vĩ đại, chúng ta đập nát đầu chó của nó!”. Tiếng đập cửa, đá cửa cùng tiếng la hét quyện với nhau như vỡ chợ.
Ngay lúc ấy có một cô học sinh nhỏ nhà cách vách với nhà Ngô Hàm kéo tôi và một học sinh nữa chạy luồn sang sân sau nhà cô ta, trèo lên một cây to bước xuống nóc tường xây nhà Ngô Hàm rồi xuống đất.
Bị cảnh vệ gác nhà Ngô Hàm chặn lại, chúng tôi liền níu kéo, cào cấu chống lại. Không biết ai đã phá tung được cánh cổng, thế là dòng người như nước vỡ bờ ào vào trong sân.
Loáng cái, căn phòng phía bắc ngôi nhà chật cứng học sinh, Ngô Hàm đang ngồi trên chiếc sofa kê gần cửa sổ, bên cạnh có lẽ là viên thư ký của ông đang ra sức dang tay bảo vệ ông. Nhiều học sinh xô tới hất tung các chồng sách báo, rồi chộp lấy ném tới tấp vào người ông, phun nước bọt vào mặt ông.
Tôi cố chen được tới ngay bên cạnh Ngô Hàm, hiếu kỳ ngắm nghía, tôi thấy khuôn mặt ông phúc hậu, đôi mắt hiền từ, chẳng giống hình tượng “yêu ma quỷ quái” mà báo chí mô tả chút nào, bất giác tôi dội lên lòng thương cảm, thấy tội nghiệp thế nào ấy.
Nhưng ngay lập tức nhớ tới Ngô Hàm là kẻ đã dám láo xược phản đối lãnh tụ vĩ đại, thế là lại cố làm vẻ nghiêm trọng cật vấn ông: “Tại sao ông lại dám phản đối lãnh tụ vĩ đại?”. Ông vội lắc đầu và cúi xuống, nói: “Tôi không phản đối lãnh tụ vĩ đại bao giờ!”. Nước bọt do lũ học trò chúng tôi nhổ chảy nhểu từ đỉnh đầu hói của ông trượt xuống trước trán.
Lát sau thì Hiệu trưởng và Bí thư Chi bộ tới dẫn đám học sinh ra tập trung tại sân trước nhà mở đại hội phê phán tại chỗ, hò hét, hô khẩu hiệu khản cổ một lúc liền kéo đi, cắt cử mấy đứa chúng tôi ở lại trong nhà viết khẩu hiệu, biểu ngữ.
Tôi cầm một tờ biểu ngữ, đang loay hoay không biết dán ở chỗ nào thật bắt mắt, thì ngó thấy một học sinh đứng phía ngoài cửa sổ gỗ gõ gõ vào tấm kính, rồi đưa bàn tay vã vã lên trán mình, ra hiệu bảo tôi hãy dán luôn tờ biểu ngữ ngay lên trán Ngô Hàm.
Thoạt đầu, tôi ngần ngừ không nhẫn tâm, nhưng nghĩ ngay tới lập trường giai cấp phải kiên định, liền cố làm ra vẻ hung hăng tức giận, bước tới ấn tờ biểu ngữ lên trán ông.
Sau khi “Bè lũ bốn tên” bị đập tan, đọc được bài báo kể lại cái chết thê thảm của vợ chồng Ngô Hàm trong “Văn cách” bởi bàn tay “quần chúng cách mạng” là bọn “tiểu tướng Hồng vệ binh” cuồng tín như tôi, lòng tôi bỗng nhói đau.
Đối với cảnh ngộ thê thảm của cả nhà ông, lẽ nào chúng tôi không có trách nhiệm? 20 năm đã qua đi, mỗi lần nhớ tới chuyện này tôi lại thấy hổ thẹn day dứt. Tới nay, nỗi oan khuất của Ngô Hàm đã được làm sáng tỏ, tôi thầm cáo lỗi với hương hồn ông, cầu mong trên trời xanh cao vời vợi, anh linh ông được an ủi.
Điền Hán bị đấu
Lời kể của nguyên tiểu tướng Hồng vệ binh Trương Nhuận Hòa.
Điền Hán – tác giả bài Quốc ca hùng tráng của Trung Quốc, danh nổi như cồn. Khi tôi theo học tại Trường trung học Số 5 Bắc Kinh, thì ông cư ngụ trong một ngôi nhà ngay cạnh trường chúng tôi.
Mùa hạ hơn 20 năm trước, trời đất đảo điên, mây đen cuồn cuộn, trước cánh cửa nhà ông có dán một tờ giấy, trên viết: “Các tiểu tướng Hồng vệ binh thân mến: Con chó già Điền Hán không có trong nhà, những ai muốn phê phán đấu tố hắn hãy tìm đến trụ sở Hội Liên hiệp văn học”.
Thế là, tôi hiểu ra, trong cái ngõ hẻm này không còn được nhìn thấy bóng dáng ông già mập ngồi xe hơi nữa.
Tại Trụ sở Văn Liên (Hội Liên hiệp văn học Trung Quốc) trong một hội trường không lớn, hơn 10 người bị lôi ra đấu tố xếp thành một hàng ngang, đứng cúi đầu (bởi ngẩng cao đầu sẽ bị khép tội “ngoan cố chống lại lãnh tụ vĩ đại”!), trong đó có một nữ cán bộ bị đánh đập tơi tả, máu me bết tóc tai, quần áo, nghe nói vì bà ta chống lại việc Hồng vệ binh thực hiện “trò chơi cách mạng” nên bị gọt hẳn một nửa mái tóc (gọi là kiểu tóc âm – dương).
Những “tiểu tướng Hồng vệ binh” 17, 18 tuổi, mặc quân phục, cầm dây lưng da to bản, khóa đồng vàng chóe, đứng sát ngay sau lưng những người bị đấu tố, dựng mày quắc mắt, sát khí đằng đằng.
Điền Hán là một trong những người xấu số đứng xếp hàng ngang chờ đấu tố. Một “tiểu tướng” hùng hổ bước tới trước mặt Điền Hán, quát lớn: “Điền Hán, mày thật to gan lớn mật, coi trời bằng vung, dám xỏ xiên công kích lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch, không thể tha thứ được!”, “Đả đảo Điền Hán!”, “Đập nát đầu chó Điền Hán!”, rừng cánh tay giơ lên kèm tiếng hô vang rền, ngay lập tức những chiếc thắt lưng da quất tới tấp lên người ông, loáng cái trên chiếc áo sơmi trắng ông mặc in lằn dọc lằn ngang những vết máu.
Ông vẫn cúi đầu, nhíu mày không hé răng kêu la, rên rỉ.Một Hồng vệ binh gào lên: “Bắt nó quỳ xuống!”. 2 tay tiểu tướng đứng phía sau túm cổ áo ông dúi xuống, đá mạnh vào kheo chân bắt ông quỳ trên sân khấu.
Hồng vệ binh truy kích đến cùng không tha, cầm micro dí trước mặt Điền Hán, lần nữa cật vấn: “Nói mau, xỏ xiên, chửi bóng, chửi gió Mao Chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại có đáng đánh không?”. Điền Hán trả lời: “Chửi Mao Chủ tịch, đáng đánh!”.
Câu nói đó rất phân minh rành rọt, qua micro phóng to càng rõ ràng. Bỗng tên Hồng vệ binh kia nhảy dựng, mắt trợn muốn tóe lửa, gầm lên: “A, thằng già khốn nạn này! Mày dám nói Mao Chủ tịch, đáng đánh!”. Chưa kịp nghe lời thanh minh của Điền Hán thì từ phía sau, những chiếc dây thắt lưng da khóa đồng đã vun vút quất xuống lưng ông.
Ông vẫn gồng mình, cắn răng, nhíu mày chịu đòn, không nói, chiếc áo sơmi rách tơi tả, đẫm máu. Quần chúng phía dưới đờ đẫn, trố mắt nhìn, lặng như tờ. Khi các “đả thủ” cảm thấy “hành động cách mạng” không cần thiết tiếp tục nữa, cuộc đấu tố mới dừng.
Nhiều người chen nhau lên sát mép sân khấu, với tâm trạng đầy hoài nghi, muốn ngó cho rõ những danh nhân văn học mà họ từng say mê kính trọng một thời. Một người trạc trung niên kéo tay gã đội trưởng Hồng vệ binh giải thích: “Vừa rồi Điền Hán bảo “chửi Chủ tịch, đáng đánh” chứ không phải “Mao Chủ tịch đáng đánh”. Các cậu hiểu nhầm rồi”.
Câu trả lời là: “Ôi dào, những kẻ xấu xa như hắn, muốn đánh là đánh, đánh mỏi tay thì dừng, chết bỏ!”. Đồng chí Điền Hán đã đi xa hơn 20 năm rồi. Ông đã để lại cho chúng ta lời ca hùng tráng, chấn động lòng người: Vùng lên, hỡi những người không cam chịu làm nô lệ!
Đi “phúc thẩm” giáo sư Lương Tư Thành
Lời kể của nguyên đội viên “Đội chiến đấu” Kim Bá Cầm.
7, 8 đứa vô công rồi nghề, chúng tôi (vì trường học đóng cửa để học sinh tham gia cách mạng) rủ nhau tổ chức thành một đội chiến đấu, chẳng qua chỉ nhằm mục đích để người ngoài hiểu rằng chúng tôi không phải là không nhiệt tình cách mạng.
Chúng tôi không muốn để người khác vận động, mà cũng chẳng có bản lĩnh đi vận động người khác, chi bằng mình vận động mình vậy. Vào một ngày mùa xuân năm 1967, Hoàng Quân, người có học vấn cao nhất trong chúng tôi lóe lên một ý tưởng: “Này, chúng mình đi “phúc thẩm” Lương Tư Thành chơi!”.
Thật là một kiến nghị động trời, thú vị và lập tức được tất cả tán thành. Nhập học năm 1963, chúng tôi đã nghe tới đại danh của Lương tiên sinh, nhưng ông chưa dạy lớp chúng tôi tiết nào, chỉ đôi lần đáo qua thị sát phòng đồ họa của sinh viên chúng tôi.
Trong ấn tượng của tôi, khi đó tên tuổi của Lương tiên sinh dường như đã gắn liền với sai lầm của “chủ nghĩa phục cổ”, “chủ nghĩa duy mỹ” nghĩa là cái ta thường gọi là “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Bởi vậy, bùn bẩn nước dơ dội lên đầu ông trong “Văn cách” khỏi phải nói.
Lần này chúng tôi tới “phúc thẩm” (xét xử lại) thực ra chủ yếu là xuất phát từ… sự hiếu kỳ và để giết thì giờ! Lương tiên sinh đang có nhà, với tâm trạng “chờ vấn tội” nên ông luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận sự phê phán, đấu tố của các tiểu tướng cách mạng.
Chúng tôi bước vào, được ông lịch thiệp mời ngồi, không đọc “ngữ lục” (sách đỏ tập hợp lời dạy của Mao Chủ tịch), cũng không hô khẩu hiệu, nhất thời im lặng. Ông già gầy gò lộ vẻ bối rối căng thẳng.
May sao Hoàng Quân đã đọc mấy bài phê phán Lương tiên sinh trên tờ Nhân dân nhật báo liền lấy ngay mấy ví dụ chỉ trích ông mượn cổ đả kim “công kích ác độc” để hỏi tiên sinh Lương Tư Thành nhận thức ra sao.
Tiên sinh trả lời rằng tất cả những vấn đề báo nêu ông đã “phản tỉnh” (suy ngẫm, xem xét, tự kiểm điểm) rất sâu sắc. Chúng tôi lại yêu cầu ông hãy nói về “tội trạng” chính của mình – cổ xúy cho chủ nghĩa phục cổ. Đại thể là do chúng tôi cố làm ra vẻ “ta đây” nhưng vẫn lộ chân tướng rất thiếu “khí thế tạo phản”.
Dường như Lương tiên sinh đã nhìn thấu “tim đen” chúng tôi chẳng qua chỉ là lũ choai “vô công rồi nghề” nhiễu sự cho vui, ông dần tỏ ra không căng thẳng lo âu nữa, bắt đầu bạo dạn trò chuyện, từ chuyện “Mỹ cung thất dĩ tráng thiên tử chi uy” (lấy cung mỹ nữ làm mạnh thêm uy quyền thiên tử) của Tiêu Hà đời Hán, đến “doanh tạo pháp thức” (phương thức phép tắc xây dựng) đời Tống và “Doanh đạo đắc liệt”) (chuẩn mực xây dựng) của Bộ Công đời Thanh.
Rồi, ông kể sơ qua về lịch sử kiến trúc Trung Quốc cho chúng tôi nghe, thi thoảng còn chen vào câu nói vui. Ông nói say sưa như đang giảng bài, quên khuấy luôn cả thân phận chờ luận tội của mình, còn chúng tôi, mải mê nghe cũng quên luôn mục đích chính của chuyện “kéo quân” tới đây là để thực thi “hành động cách mạng”.
Nói xong, không khí căn phòng lại trầm lắng, tiên sinh hắng giọng, hỏi lại chúng tôi: “Các trò có còn hỏi gì nữa không?”. Chúng tôi tất thảy đều đưa mắt nhìn Hoàng Quân, anh ta biết ý, đành nhắc lại câu chất vấn ban đầu, rằng Lương tiên sinh vẫn chưa trả lời trực diện vấn đề.
Lần này Lương tiên sinh không còn e ngại nữa, nói thẳng: “Các trò muốn tôi giải thích thế nào, để tôi còn liệu?”, nói xong ông cười thoải mái. Chúng tôi cũng cười ồ theo, rất vui vẻ thoải mái, như buổi học trò đến thăm thầy. Lương tiên sinh đã đi xa, ông không quen biết mỗi người trong chúng tôi, nhưng sau lần ấy, chúng tôi càng khâm phục tiên sinh.
Đếm đốt ngón tay, loáng cái 20 năm đã trôi qua, Hoàng Quân, người có học vấn nhất trong “Đội chiến đấu” của chúng tôi hiện nay là một tiến sĩ kiến trúc học quốc tịch Trung Quốc, Trường đại học Princeton, Mỹ kế tục sự nghiệp Lương tiên sinh, những người còn lại trong chúng tôi cũng đều đạt ước nguyện sự nghiệp của mình.
Anh danh của tiên sinh ngày nay lại được người đời tôn kính như vốn có. Còn chúng tôi, mỗi lần gặp nhau, khi nhắc tới lần “phúc thẩm” ấy, lại cười phá, như sinh thời tiên sinh đã cùng chúng tôi cười vui.
Nền Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam 1955-1975, chỉ có duy nhất một Đệ Nhất Phu Nhân: Bà Nguyễn Thị Mai Anh, vợ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001).
Bà vừa tạ thế tại Nam California, hưởng thọ 90 tuổi.
Nhân dịp này, Saigon Nhỏ xin ghi lại vài dòng thăng trầm của cuộc đời ông bà, và di sản quý giá bà đã để lại cho đời: Bệnh viện Vì Dân, một bệnh viện duy nhất hoạt động đúng nghĩa Vì Dân cho đến năm 1975.
Một người vợ của gia đình, một nhà hoạt động xã hội
Phu nhân Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – Bà Nguyễn Thị Mai Anh
Bà sinh năm 1931 tại thành phố Mỹ Tho, là con gái thứ bảy trong gia đình có mười anh chị em, nên còn được gọi là Cô Bảy Mỹ Tho. Dù là gia đình Công giáo toàn tòng, nhưng anh chị em của bà được giáo dục theo văn hóa Á Đông, chịu ảnh hưởng rất lớn về nề nếp, gia phong phong kiến, nhất là trong cách đối nhân xử thế rất khiêm tốn, mực thước.
Thời thanh xuân, bà Mai Anh cùng người em gái Tám Hảo thường xuyên lên Sài Gòn học hành và thăm thân nhân. Lúc đó, dược sĩ Huỳnh Văn Xuân là người quen biết rất thân với gia đình, làm việc tại Viện bào chế Trang Hai, nên hai chị em bà được ông giới thiệu vào Viện bào chế Roussell của Pháp làm trình dược viên. Mối lương duyên của bà Mai Anh với viên Trung úy Nguyễn Văn Thiệu cũng do ông Xuân tác hợp.
Lúc đầu tưởng không thành do ông Thiệu không phải tín đồ Công giáo, nhưng cuối cùng hôn lễ cũng được tổ chức vào đầu năm 1951. Mãi đến năm 1958 ông Thiệu mới cải đạo, theo đạo Công giáo của vợ. Lúc này ông giữ chức Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt với cấp bậc Trung tá. Một năm sau, ông được thăng cấp Đại tá.
Trả lời báo chí ngày 11 Tháng 3 năm 1970, Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Thị Mai Anh nói rằng bà không bao giờ bàn luận với chồng về công việc của chính phủ. “Sự quan tâm của chồng tôi là chính trị, còn sự quan tâm của tôi là phúc lợi xã hội, và tôi có thể giúp chồng tôi theo cách này.” – Ảnh Bettmann/CORBIS
Ngày 1 Tháng Mười Một năm 1963, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu tham gia lực lượng đảo chính lật đổ Chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được thăng cấp Thiếu tướng và là Ủy viên trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng.
Trải qua nhiều binh biến trong chính trường, ông Nguyễn Văn Thiệu được thăng cấp Trung tướng và trở thành Quốc Trưởng VNCH vào năm 1965. Năm 1967, trong một cuộc bỏ phiếu phổ thông toàn Miền Nam Việt Nam, ông được bầu làm Tổng thống, đứng chung liên danh với ông là tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng thống, và tuyên bố thành lập nền Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam. Ông giữ chức Tổng thống cho đến ngày 21 Tháng Tư 1975.
Sau khi chồng đắc cử Tổng thống, với cương vị Đệ Nhất Phu Nhân, bà Mai Anh hoàn toàn không can dự vào chính trường mà rất chăm hoạt động xã hội. Qua những hoạt động có tính nhân đạo đó, bà cảm thông với sự thiếu thốn các cơ sở điều trị của dân chúng khi đau ốm, nhất khi thấy tầng lớp nghèo khó không có tiền chữa bệnh, nên có ý tưởng, khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại thủ đô Sài Gòn của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.
Vợ chồng cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Năm 1971, Bệnh viện Vì Dân ra đời trong nỗi lo toan của vị Đệ Nhất Phu Nhân, và mặc dù đó là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bịnh viện công, người dân vào đây được khám chữa hoàn toàn miễn phí.
Ngày 21 Tháng Tư năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, khi Việt cộng đã ở cửa ngõ vào Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu buộc phải tuyên bố từ chức và rời Việt Nam đêm 25 Tháng Tư sang Đài Loan với tư cách đặc sứ Việt Nam Cộng Hòa đến Đài Bắc phúng điếu Tổng thống Tưởng Giới Thạch.
Sau khi ở Đài Bắc một thời gian, gia đình cựu Tổng thống đến Anh định cư và sống ở đó 15 năm. Đầu những năm 1990, gia đình chuyển sang Foxborough, tiểu bang Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng, ít giao tiếp.
Gia đình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – Ảnh: Internet
Ông bà có ba người con là:
* Nguyễn Thị Tuấn Anh (trưởng nữ)
* Nguyễn Quang Lộc (trưởng nam)
* Nguyễn Thiệu Long (thứ nam)
Ngày 29 tháng 9 năm 2001, ông Thiệu từ trần tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi đột quỵ tại nhà. Hưởng thọ 78 tuổi, được an táng tại Boston.
Có lần bà Mai Anh tâm sự: “Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà và mang tro cốt của ổng [chồng, Nguyễn Văn Thiệu] về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi,” bà nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn tổ tiên dòng họ.
Bà Nguyễn Văn Thiệu (phải), vợ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, học cách băng bó vết thương trong buổi tập huấn sơ cứu được tổ chức tại Dinh Độc Lập của Tổng thống ở Sài Gòn. Bên trái là Trung úy Trần Bình Điệp, một bác sĩ quân đội đã chỉ dẫn cho Đệ nhất phu nhân và vợ của hầu hết các bộ trưởng nội các – Ảnh: Douglas Pike
Một người từng phục vụ trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận xét: “Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ Nhất Phu Nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà là điển hình của mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đình được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục Khổng Mạnh (tuy bà là người Công giáo) mà chúng ta thường thấy trong xã hội miền Nam thời thập niên 40.”
Các nhà lãnh đạo VNCH vui Tết Trung thu với thiếu nhi trong vườn Tao Đàn. Từ trái qua: Dân biểu Nguyễn Bá Lương Chủ tịch Hạ Viện, Bà Tuyết Mai và Phó TT Kỳ, TT Thiệu và phu nhân là Bà Mai Anh, Nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền Chủ tịch Thượng Viện, Bà Trần Thiện Khiêm và Thủ tướng Khiêm.
“Bà Thiệu luôn luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào bà. Điều đặc biệt là bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên hệ đến việc làm của ông Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe bà than phiền với ông Thiệu bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.”
“Bà Thiệu là một người đứng cạnh chồng, một người chỉ biết lo cho gia đình, không phải người của quần chúng, không có cái kênh kiệu vênh váo của một người có quyền thế.”
Đệ Nhất Phu Nhân để lại cho đời một bệnh viện Vì Dân đúng nghĩa
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng bệnh viện Vì Dân được cử hành ngày 17 Tháng Tám năm 1970. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, các cơ quan quốc tế, và các quốc gia bạn nên việc xây cất và trang bị tiến triển nhanh chóng.
Trước năm 1954, khu vực ngã Tư Bảy Hiền vốn là một đồn phòng thủ. Đây là khu đất rộng ba mẫu (30,000 m2) tại góc đường Phạm Hồng Thái (Cách Mạng Tháng 8) và Nguyễn Văn Thoại (Lý Thường Kiệt).
Năm 1970, nhận thấy ngay tại thủ đô Sài Gòn mà vẫn còn thiếu nơi chữa bệnh cho dân chúng, nhất là giới lao động mỗi khi bệnh tật luôn lo đau đáu tiền chữa bệnh, bà Mai Anh mới nghĩ cách xây một bệnh viện để người nghèo có thể an tâm trị bệnh mà không phải lo nghĩ đến viện phí. Nhờ uy tín và tấm lòng “thương nước yêu dân” của bà, ý tưởng tốt đẹp này được rất nhiều thân hào nhân sĩ, giới thương gia, kỹ nghệ gia trong và ngoài nước ủng hộ.
Bệnh viện Vì Dân nhìn từ trên cao.
Kiến Trúc Sư Trần Đình Quyền được chọn là người thiết kế bệnh viện đặc biệt này. Ông là một trong những kiến trúc sư tài danh của Sài Gòn trước năm 1975. Ngoài bệnh viện Vì Dân, ông còn tham gia thiết kế và lập đồ án sửa chữa nhiều bệnh viện khác như Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, các Bệnh viện Long An, Nhà Bè, Hóc Môn, Nhi Đồng 1, Bình Dân… nên được giới trong nghề gọi là “cha đẻ của các bệnh viện.”
Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 17 Tháng Tám năm 1970. Nhờ sự tín nhiệm và giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cơ quan từ thiện trong nước và ngoài nước, các cơ quan quốc tế, và một số quốc gia thân hữu nên việc xây cất và trang bị tiến triển nhanh chóng.
Ngày 4 Tháng Chín năm 1971, Bệnh viện Vì Dân được khánh thành với 400 giường bệnh, gồm các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X…
Ngày 4 Tháng Chín năm 1971, Bệnh viên Vì Dân đã khánh thành và điều hành ngay các khu Ngoại chẩn, Thí nghiệm và Quang tuyến X… Đích thân Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cắt băng khánh thành.
Đích thân Bà Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu trong buổi lễ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người cắt băng khánh thành.
Bệnh viện Vì Dân là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở bệnh viện. Những thuốc đặc trị thì bác sĩ ghi toa, gia đình bệnh nhân phải đi mua ở các nhà thuốc Tây. Như thế, nếu không cần thuốc đặc trị, dân chúng đến đây trị bệnh được miễn 100% viện phí kể cả tiền thuốc thông thường.
Bệnh viện Vì Dân là nơi người ta làm từ thiện bằng tiền và bằng tấm lòng. Người có tiền thì tặng tiền, có nhiều tặng nhiều, có ít góp ít. Người có tài thì đến bệnh viện làm việc không công như bác sĩ, y tá. Tuy làm việc không công, nhưng muốn vào đây làm việc, các bác sĩ, y tá vẫn phải vượt qua sự khảo sát về trình độ chuyên môn và đạo đức. Người có lòng thì đến giúp dọn dẹp, nấu cơm nước rồi phát miễn phí cho bệnh nhân. Mỗi người một việc trong tình yêu thương, chia sẻ. Bệnh viện Vì Dân như một ngôi nhà chung, mà người dân lao động ở Sài Gòn và các tỉnh gần đó luôn đặt niềm tin vào khả năng chữa bệnh của bác sĩ, tình thương của y tá. Họ gọi đây là “Bệnh viện Bà Thiệu” để tỏ lòng biết ơn vị Đệ Nhất Phu Nhân lúc bấy giờ.
Ngày khánh thành Bệnh viện Vì dân, 4 Tháng Chín năm 1971.
Tuy vậy, việc đứng ra xây dựng bệnh viện của bà Thiệu cũng khó tránh khỏi sự bàn tán của dư luận, đặc biệt là người ta luôn nghi ngờ sự tranh chấp chính trị khi lấy việc xây dựng bệnh viện đả kích nhau. Và cũng có những nhận định cho rằng, đây có thể là ván bài tâm lý an dân của gia đình Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong thời điểm chính trường có nhiều bất động.
Nhưng dù có bàn tán gì đi chăng nữa, Bệnh viện Vì Dân vẫn khánh thành và đi vào hoạt động, phục vụ những lợi ích thiết thực của xã hội, người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là dân cần lao.
Sau năm 1975, đoàn quân từ miền Bắc vào tiếp quản Sài Gòn, miền Nam đổi chủ, Bệnh viện Vì Dân cũng được đổi tên thành Bệnh viện Thống Nhất. Từ đó đến nay, bệnh viện này chủ yếu nhận chữa trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp của đảng CSVN, chính quyền và quân đội.
Ngày 05/10/2021 là dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sỹ Phạm Duy, người mà khi qua đời vào năm 2013, đã để lại khối di sản âm nhạc đồ sộ bậc nhất trong số các nhạc sỹ mà xứ sở này đã từng có.
Đánh giá về sự nghiệp của ông, một nhà văn đã thốt : “Một trăm năm sau cũng không có một Phạm Duy thứ hai ở xứ sở này”.
Dịp này, các trang âm nhạc hay người mộ điệu yêu quý ông đã tưởng niệm theo nhiều cách. Riêng tôi, tôi hy vọng công chúng yêu “tự do, công bình, bác ái” tưởng niệm ông như người viết quốc ca cho xứ sở này trong mai hậu.
Có phi lý chăng nếu kỳ vọng về một nhạc phẩm gánh vác sứ mệnh quốc ca từ một nhạc sỹ đã là người thiên cổ ! Thưa, không phi lý chút nào khi trong khối di sản âm nhạc để lại của ông ấy đã từng có nhạc phẩm mang tầm vóc xứng đáng như vậy. Nhạc phẩm “Việt Nam, Việt Nam”.
“Việt Nam, Việt Nam” được ông sáng tác từ năm 1966. Năm 1967, khi chính quyền miền Nam tu chính Hiến pháp, thì “Việt Nam, Việt Nam” đã là ứng viên sáng giá cho quốc ca Việt Nam. Thế nhưng, chung cuộc thì quốc hội lúc ấy đã giữ lại bài quốc ca sử dụng từ năm 1948, là “Tiếng gọi thanh niên” (hay “Công dân hành khúc”) của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước để làm quốc ca. Vì lẽ, những ca từ sắt máu trong nhạc phẩm này phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh và tâm thế chiến tranh vào thời điểm ấy hơn.
Thật tiếc khi giai điệu hành khúc, trầm hùng, thôi thúc, giục giã những con dân Việt cùng chung sức tranh đấu cho những giá trị nhân bản : Tự do, công bằng, bác ái, tình yêu thương đồng loại, niềm tự hào, tự tôn dân tộc … đã chưa được chọn làm quốc ca !
Chụp lại hình ảnh,Nhạc sĩ Phạm Duy, tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam
Việt Nam! Việt Nam!
Tác giả : Phạm Duy
Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam nước tôi.
Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự do công bình bác ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai,
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới,
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời
Tôi đã xét nét, cố soi trong 20 câu hát trong “Việt Nam, Việt Nam” để thấy rằng không có một câu nào không xứng đáng làm một phần của quốc ca.
Chọn hciến tranh hay là hòa bình và tình người?
Nhân dịp này, hãy nhìn lại, đánh giá và so sánh với quốc ca hiện nay: Bản “Tiến quân ca”.
Tiến Quân Ca của tác giả Văn Cao có lời như sau:
Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên, cùng tiến lên
Nước non Việt Nam ta vững bền
Bài “Tiến Quân Ca” có giai điệu trầm hùng, bi tráng, thể hiện thái độ sắt máu, quyết liệt đối với quân thù, tạo cảm xúc giục giã, thôi thúc mọi người vươn lên, xốc đến … chiến tranh.
“Tiến Quân Ca” có 10 câu hát, thì trong đó, đã có đến 8 câu hát đều mang nội dung, ý nghĩa cổ võ cho những cuộc chiến đẫm máu trong thế kỷ 20 mà người Việt đã phải gánh chịu.
Rõ ràng, đấy là một quốc ca sắt máu thoát thai từ chiến tranh đang được hát giữa thời bình. Thời mà chiến tranh đã trở thành lịch sử từ nhiều thập kỷ qua. Trong thời bình, ngẫm xem, chúng ta còn cần một quốc ca chiến tranh như thế nữa hay không?
Chiến tranh đã lùi xa, thay vào đó, chiến trường bây giờ đã là thương trường. Cũng thế, những ca từ “Máu”, “Súng”, “Đường vinh quang xây xác quân thù”:
“Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù”
Đoạn sau này, nếu dùng, hoàn toàn có thể thay thế bằng :
“Tự do, công bình, bác ái
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu”
Hơn nữa, quốc ca không chỉ dành riêng cho cán bộ, công chức của chính quyền hát khi suy tôn quốc kỳ, mà là toàn thể dân chúng, bắt đầu từ các cháu học sinh ở lứa tuổi nhi đồng.
Một quốc ca sắt máu của chiến tranh sẽ chuyển thông điệp gì cho các em? Sẽ giáo dục điều gì cho chúng ngoài thù hận, bạo lực, khát máu, hung tàn?
Hát đến câu “Đường vinh quang xây xác quân thù”, chúng có thắc mắc cha anh mình đang định chọn ai làm quân thù để lấy xác làm “đường vinh quang” nữa chăng ?
Trong khi đó, “Việt Nam, Việt Nam” chỉ có một câu nhắc đến “xương máu” nhưng với ý nghĩa hết sức nhân từ, cao thượng và bao dung : “Việt Nam không đòi xương máu”.
“Tiến Quân Ca” thích hợp với giai đoạn chiến tranh và đã thực hiện xong sứ mệnh lịch sử của mình.
“Tiến Quân Ca” nay không còn thích hợp trong bối cảnh kiến quốc thời bình của xứ sở.
Nhưng những giá trị : Tự do, công bằng, bác ái, tình yêu thương đồng loại, niềm tự hào, tự tôn dân tộc được nêu trong “Việt Nam, Việt Nam” thì lại bất biến, lúc nào cũng thích hợp cho một dân tộc hướng thiện, kêu gọi yêu thương nhau, sống có trách nhiệm với chính mình, với xứ sở, với cộng đồng quốc tế văn minh…
Tôi tin lắm, sớm muộn gì thì những giá trị đích thực sẽ được trả lại cho dân mình. Khi ấy, có lẽ dân ta sẽ chọn lại một quốc ca mới thích hợp với những giá trị nhân bản và “Việt Nam, Việt Nam” lại là ứng viên sáng giá. Để người VIệt, những đứa trẻ có thể hát :
“Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi”
và người đi xa :
“Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời”.
Lời ca như một định mệnh, “Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời”. Tác giả, nhạc sỹ Phạm Duy đã mất tại Việt Nam vào tháng 01/2013.
Tưởng niệm ông nhân ngày sinh thứ 100, người nhạc sỹ tài hoa, đa tài, lắm tật và là người viết quốc ca cho xứ sở này trong mai hậu.
Bom nợ khổng lồ trong ngành bất động sản và cuộc khủng hoảng năng lượng càng khiến nền kinh tế Trung Quốc “rung lắc”.
Theo New York Times, các nhà máy thép tại Trung Quốc đang chật vật vì bị cắt điện. Tình trạng thiếu hụt chip cũng cản trở quá trình sản xuất ôtô. Những công ty bất động sản mua ít vật liệu xây dựng hơn. Lũ lụt còn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh ở miền trung bắc Trung Quốc.
Tất cả đều gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc, vốn là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu.
Hôm 18/10, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố nền kinh tế nước này tăng 4,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh từ mức 7,9% của quý trước.
Sản lượng công nghiệp – trụ cột tăng trưởng của Trung Quốc – sụt giảm nghiêm trọng, nhất là vào tháng 9.Bom nợ khổng lồ trong ngành bất động sản và cuộc khủng hoảng năng lượng khiến nền kinh tế Trung Quốc lao đao. Ảnh: New York Times.
Bom nợ khổng lồ trong ngành bất động sản và cuộc khủng hoảng năng lượng khiến nền kinh tế Trung Quốc lao đao. Ảnh: New York Times.
Nền kinh tế trì trệ
Một trong hai điểm sáng của nền kinh tế là xuất khẩu vẫn tăng mạnh. Các hộ gia đình, nhất là những gia đình khá giả, tiếp tục chi tiền tại nhà hàng và sử dụng các dịch vụ khác.
Tính đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa tung ra một gói kích thích kinh tế quy mô lớn.
“Những bất ổn trong môi trường quốc tế đang gia tăng. Sự phục hồi của nền kinh tế trong nước chưa ổn định và đồng đều”, ông Fu Linghui – phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc – bình luận.
Tuy nhiên, chính những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc là một phần thách thức đối với nền kinh tế. Trong vài tháng qua, Bắc Kinh đã tung ra một loạt biện pháp để giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập, trấn áp các doanh nghiệp.
Mục tiêu của Bắc Kinh là bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt các công ty công nghệ và ngăn chặn đầu cơ bất động sản cũng ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc cũng giới hạn việc tiêu thụ năng lượng để đối phó với những lo ngại về biến đổi khí hậu. Hiện tại, tình trạng thiếu điện đang làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp.
“Nền kinh tế đang trì trệ”, ông Yang Qingjun, chủ cửa hàng tạp hóa trong một khu công nghiệp lâu đời ở Đông Quan, chia sẻ. “Việc cắt điện đã khiến các nhà máy cắt giảm hoạt động và dừng trả lương làm thêm giờ”, ông tiết lộ.
“Người lao động sống tiết kiệm hơn. Rất khó để kiếm tiền”, ông Yang than thở.
Đô thị hóa từng là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Những căn hộ khang trang nằm trong các tòa nhà cao tầng hiện đại ra đời, trở thành nơi ở cho hàng trăm triệu người. Sản lượng thép và xi măng của Trung Quốc nhiều hơn phần còn lại của thế giới.
Nhưng giờ, hố nợ khổng lồ của ngành bất động sản đã trở thành mối đe dọa lớn đối với tăng trưởng kinh tế. China Evergrande – nhà phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc – đang chao đảo vì cuộc khủng hoảng tiền mặt.Ước tính có tới 30 triệu bất động sản chưa có người mua tại Trung Quốc, tương đương với nơi ở của khoảng 80 triệu người, gần bằng dân số Đức. Ảnh: CNN.
Ước tính có tới 30 triệu bất động sản chưa có người mua tại Trung Quốc, tương đương với nơi ở của khoảng 80 triệu người, gần bằng dân số Đức. Ảnh: CNN.
Hàng loạt dự án của China Evergrande bị dừng thi công vì tập đoàn chưa trả tiền cho nhà cung cấp. Một số công ty địa ốc khác cũng không thể thanh toán trái phiếu cho các trái chủ.
New York Times cảnh báo rằng điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn cho thị trường nhà ở. Nếu các nhà đầu tư bán toàn bộ căn hộ ra thị trường, giá nhà có khả năng giảm sâu.
“Một số chủ đầu tư đã gặp phải những khó khăn nhất định. Điều này có thể ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng, khiến họ trì hoãn mua nhà”, ông Ning Zhang – chuyên gia kinh tế cấp cao của UBS – bình luận.
Các quan chức muốn gửi thông điệp rằng không có công ty nào quá lớn để sụp đổ. Do đó, những nhà đầu tư và trái chủ cần cảnh giác hơn đối với các công ty nợ nần như China Evergrande.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp, nhà thầu, người mua nhà và nhà đầu tư nhỏ lẻ không mất trắng vì tai nạn của China Evergrande.
Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng
Do tình trạng thiếu điện lan rộng khắp miền đông Trung Quốc trong những tuần qua, các cơ quan quản lý đã cắt điện đối với những hoạt động sử dụng nhiều năng lượng. Điều này giáng thêm đòn vào sản xuất công nghiệp, vốn bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng lao dốc.
Trong tháng 9, sản xuất công nghiệp chỉ tăng 3,1% so với một năm trước đó, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.
Cục Năng lượng tỉnh Chiết Giang đã cắt giảm điện đối với 8 ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, xử lý nguyên liệu thô thành các vật liệu công nghiệp như thép, xi măng và hóa chất.
Các ngành công nghiệp này tiêu thụ gần một nửa lượng điện, nhưng chỉ chiếm 1/8 sản lượng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, việc cắt giảm điện vẫn có thể tạo ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu công nghiệp và lan rộng trong chuỗi cung ứng.
Những nhà máy lắp ráp trong các ngành sử dụng ít điện hơn, chẳng hạn sản xuất ôtô, không đối mặt với việc cắt điện. Nhưng họ gặp phải những thách thức khác.Việc giới hạn tiêu thụ năng lượng giáng thêm đòn vào sản xuất công nghiệp, vốn bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng lao dốc. Ảnh: New York Times.
Việc giới hạn tiêu thụ năng lượng giáng thêm đòn vào sản xuất công nghiệp, vốn bị ảnh hưởng bởi hoạt động xây dựng lao dốc. Ảnh: New York Times.
Các đợt bùng phát virus ở Đông Nam Á đã làm gián đoạn nguồn cung cấp phụ tùng ôtô. Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.
Hôm 15/10, Volkswagen tiết lộ sản lượng của công ty đã sụt giảm do tình trạng thiếu chip ngày càng trầm trọng và các vấn đề khác của chuỗi cung ứng. Công ty không đủ ôtô để giao cho khách hàng và đại lý.
Trong nhiều tháng, các nhà kinh tế đưa ra cùng một dự đoán. Đó là tốc độ tăng trưởng nhanh của xuất khẩu Trung Quốc không thể kéo dài. Nhưng họ đã sai.
Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng trong 3 quý đầu năm năm. Kể từ khi nước này thoát khỏi đại dịch hồi đầu năm ngoái, đất nước đã duy trì thế mạnh về xuất khẩu.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người mắc kẹt tại nhà. Các hộ gia đình đổ xô vào những mặt hàng như hàng điện tử tiêu dùng, đồ nội thất, quần áo và các mặt hàng mà Trung Quốc sản xuất với số lượng lớn.
“Chúng tôi có nguồn cung rất mạnh, nhưng nhu cầu vẫn còn yếu. Vì vậy, các công ty phải xuất khẩu”, ông Tu Xinquan tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Quốc tế ở Bắc Kinh bình luận.