Đọc ‘Chuyện một người đàn bà… năm con’ của Lê Khắc Thanh Hoài

Phạm Trọng Chánh
Tiến sĩ Khoa học Giáo dục Viện Đại học Paris V Sorbonne

Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 – 2011]  qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác  viết :  anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học  Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy  trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?

Đâu là sự thật, đâu là huyền thoại ?

Được chị Lê Khắc Thanh Hoài tặng cho quyển tiểu thuyết đầu tiên của chị : Chuyện một  người đàn bà năm con,  tôi đọc say mê, với lối văn giản dị trong sáng tôi đọc một mạch, tôi không ngờ chị viết hay và hấp dẫn như thế về cuộc đời khổ đau gian truân của chị với một thi nhân, triết gia mà thời niên thiếu tôi đã từng say mê tác giả : Ý thức mới trong văn nghệ và triết học , Phạm Công Thiện.

Sách trang bìa hình tháp Eiffel  Paris, nơi xảy ra câu chuyện và bức chân dung  chị Lê Khắc Thanh Hoài  ký tên  Phạm Công Thiện vẽ, ngày anh tỏ tình cùng chị, chị không dấu tên người bạn đời. Người đàn bà có năm con cùng triết gia, nhà thơ Phạm Công Thiện (1941-2011) kể lại cuộc đời mình dẫn nhập bằng cuộc đối thoại với cháu ngoại,  mừng sinh nhật bà, trao phong bì : một bài thơ bằng tiếng Pháp  và  lì xì :  10 Euro cho bà, vì thấy bà ngoại nghèo quá thật là dễ thương, ngộ nghĩnh và cảm động. Từ đó chị kể lại cuộc đời mình qua 13 năm sống chung. Thời gian mà anh  sang Pháp  năm 1970, từ bỏ áo nhà tu Thích Nguyên Tánh  và  sau năm 1985 anh sang Mỹ cư ngụ tại Los Angeles và qua đời tại Houston..

Tuổi học sinh Trung học, tôi say mê khi đọc Phạm Công Thiện, tôi biết về thơ Appolinaire, Rimbaud, Pierre Emmanuel..về các triết gia mới  Tây Phương qua anh.

Bây giờ thì tôi viết về anh qua truyện kể của chị Thanh Hoài, nhìn anh qua những Vidéo các buổi nói chuyện của anh. Tôi muốn tìm hiểu cuộc đời  Hiện tượng Phạm Công Thiện, một thời làm mưa làm gió tại Miền Nam những năm 1966-1970. Và dư âm những mưa gió ấy tại Hải ngoại từ 1970 đến năm 2011. Tôi muốn hiểu Phạm Công Thiện là ai ? anh là một thiên tài thần đồng, hay một  một Trạng Quỳnh của một thời ?. Những kiến thức anh lấy từ đâu ? nguyên do gì anh đã mê hoặc  cả một thế hệ tuổi trẻ miền Nam trong thời điểm đó. Đâu là sự thật của đời anh, đâu là huyền thoại do anh và mọi người thêu dệt. Những người Phạm Công Thiện quen biết  tôi đều có dịp gặp gỡ :  từ chùa Hải Đức Nha Trang, đến Paris, đến Viện Đại Học Vạn Hạnh : Họa sĩ Vĩnh Ấn, nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà thơ Nhị Tay Ngàn đến Hoà thượng Minh Châu Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Thiền sư Nhất Hạnh, chị Thanh Hoài người bạn đời từng chung sống với anh 13 năm, và có  5 con với anh.

Chị Thanh Hoài sinh năm 1950 tại Huế, con một vị bác sĩ nổi tiếng tại Huế trong Phong Trào tranh đấu Phật Giáo  miền Trung, năm 1963 từng bị  tù dưới chế độ Ngô Đình. Năm 1969 chị học Triết học Đông Phương tại Viện Đại Học Vạn Hạnh. Năm 1970 chị lên đường sang Bruxelles du học. Gặp và kết hôn với  Phạm Công Thiện tại Paris. Chị Thanh Hoài còn là một nhạc sĩ đàn dương cầm, từng học Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế, tác giả nhiều CD, và hàng trăm nhạc phẩm.

Trước nhất  Phạm Công Thiện là một nhà thơ : tập Ngày sinh của rắn in năm 1988, có những bài thơ đẹp,  và lạ lùng :

VI :

tôi chấp chớiđắng giọnggiữa tháng ngày mơ mộngnốt ruồi của hươnghay nốt ruồi của rigvédatôi mửa máu đentrên nửa đêm paristôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăngtôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài ngườicho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớmặt trời có thai!mặt trời có thai!sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt.

VIII :mười năm qua gió thổi đồi tâytôi long đong theo bóng chim gầymột sớm em về ru giấc ngủbông trời bay trắng cả rừng câygió thổi đồi tây hay đồi đônghiu hắt quê hương bến cỏ hồngtrong mơ em vẫn còn bên cửatôi đứng trên đồi mây trổ bônggió thổi đồi thu qua đồi thôngmưa hạ ly hương nước ngược dòngtôi đau trong tiếng gà xơ xácmột sớm bông hồng nở cửa đông

Anh nổi tiếng thần đồng, 15 tuổi đã công tác viết bài cho tạp chí Bách Khoa, một tạp chí nổi tiếng giới trí thức miền Nam thời bấy giờ, anh thông thạo 5, 6 ngoại ngữ, một quyển sách anh được Nguyễn Hiến Lê giới thiệu. Nguyễn Hiến Lê là một học giả tự học viết khoảng 60 quyển sách từ sách : Tự học làm người, Rèn luyện nhân cách, đến Triết Học Trung Hoa. Một kiến thức đáng kính phục. Có lẽ Phạm Công Thiện đã học phương pháp tự học và làm việc của  học giả Nguyễn Hiến Lê. Muốn học một ngôn ngữ, học bằng cách dịch  quyển sách mình ưa thích, mỗi ngày đều đặn, chỉnh tề, ngồi vào bàn viết.. lúc đầu khó khăn, sau thành thói quen viết dễ dàng nhanh chóng. Tôi hiểu anh không nói ngoa, anh đã viết 20 quyển sách thời niên thiếu và đốt đi. Đó là cách tập luyện viết sách, đọc một quyển sách mình mô phỏng theo, viết một quyển tương tự, ban đầu mình chịu ảnh hưởng nhiều từ từ mình tạo ra một phong cách riêng, tiến đến một sáng tạo hoàn toàn.

Anh giỏi tiếng Pháp. Anh có tài dịch thơ lưu loát và quyến rũ. Anh đọc các triết gia Tây Phương và các Thiền sư Phật Giáo và diễn tả lại gọn gàng dễ hiểu. Anh đáp ứng được nhu cầu giới trẻ đương thời đang muốn mở ra tiếp xúc với Tây Phương, nhưng không đủ vốn liếng ngôn ngữ để đọc trực tiếp bằng tiếng Pháp, tiếng Anh. Kiến thức văn chương Tây Phương từ sau cuộc tiếp xúc với Văn chương lãng mạn thời Thơ Mới với Baudelaire, Edgar Poe… Các Triết gia  Hiện Sinh, hiện đại như thế nào ? Anh đáp ứng được một nhu cầu muốn tìm hiểu của đương thời. Thuở còn học sinh Trung Học tại Phan Thiết, tôi và anh Nguyễn Bắc Sơn, nhà thơ, thường gặp nhau bàn về những điều Phạm Công Thiện viết. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh Việt Nam, thân phận thanh niên rồi sẽ đi lính, rồi sẽ chết trên chiến trường như bao bạn bè.   Trong không khí thành thị miền Nam thời đó, thanh niên cần một lối thoát ra khỏi không gian tù túng, mơ ước một chân trời khác , đọc được Phạm Công Thiện hay Bùi Giáng tên tuổi các triết gia Hy Lạp, triết gia bên Tây  tên tuổi nghe mù mờ, có người tóm lược giảng giải  nên lấy làm thích thú. Lâu lâu lại khen chữ nghĩa, tâng bốc  văn hóa Việt Nam, làm hừng chí  tự ti dân tộc.  Phạm Công Thiện  nổi danh trên mảnh đất trống tư tưởng  đó.

Phạm Công Thiện là một người quyến rũ, có sức thôi miên người đối thoại. Chị Thanh Hoài viết  tr 167:

« Gặp Chàng là gặp người bằng xương bằng thịt, không phải là người trong văn chương tiểu thuyết. Chàng rất chân thật, không giả dối kệch cởm.  Chàng phản ảnh đúng những gì Chàng viết. Thẳng thắn. Táo bạo. Nẩy lửa. Sức hút dữ dội. Quyến rũ lạ lùng. Người đối diện chỉ còn biết buông xuôi và.. trôi theo bấp bênh cùng Chàng !

Phải rồi ! Bấp bênh và.. vô định ! Tự dưng nàng linh cảm mãnh liệt điều đó. Đến với chàng là chấp nhận bấp bênh và vô định. Không chờ đợi, không đòi hỏi. Vô điều kiện.  Là quăng bỏ quá khứ và tương lai. Là phiêu lưu không cần địa bàn định hướng. Chỉ có một chiếc kim chỉ nam là tấm lòng, là con tim, là sự thành thật. Đó mới là kho tàng vô giá. »

Thời tôi và chị Thanh Hoài đi du học, số nam sinh viên luôn luôn đông hơn nữ, tỷ lệ có thể đến 1/20. Được một cô sinh viên du học xinh đẹp mới qua là có ít nhất  hàng tá chàng trai Việt chạy theo. Các gia đình thượng lưu trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ, gửi con gái đi du học với niềm hy vọng : nếu nó học không xong cũng hy vọng có được tấm chồng trí thức, bác sĩ, kỹ sư, tương lai bảo đảm. Con gái nếu không thành công, thì có con rể vinh hiển cũng được nơi nương tựa yên ổn. Chị Thanh Hoài đã từ chối bao kỹ sư, bác sĩ đến với chị để nghe tiếng gọi của trái tim yêu một thi sĩ, một triết gia, âu cũng là một sự lựa chọn cho cuộc đời gian truân của chị.

 Phạm Công Thiện là ai ? anh được đào tạo từ đâu ? hay anh là một thiên tài, đã học từ bao nhiêu kiếp trước, nay sinh ra đã trở thành một triết gia không cần học ai ?

Theo tiểu sử anh sinh ra từ một gia đình theo đạo Công Giáo, anh theo học một trường tư thục Công giáo dạy bằng tiếng Pháp, anh được  cha mẹ mướn người dạy kèm học tại tư gia, nhưng năm 1963, anh ra Nha Trang quen biết với nhà thơ Quách Tấn. Quách Tấn  đưa anh đi thăm viếng chùa Hải Đức, nơi đây anh tập thiền và  quy y thọ giới Sa Di pháp danh Nguyên Tánh với Thầy Trí Thủ, một vị cao tăng Phật Giáo.

Phạm Công Thiện không viết hồi ký nên không rõ anh có bằng Tú Tài  II hay không, nhưng giỏi sinh ngữ như anh  việc thi thí sinh tự do, lấy bằng Tú Tài toàn phần  không phải là chuyện khó, rất nhiều học  sinh học trường Pháp, thi  thí sinh tự do lấy bằng Tú Tài  II Ban Sinh Ngữ Văn Chương trường Việt thật dễ dàng. Học sinh  trường Pháp thi  môn Anh Văn, Pháp Văn kỳ thi  Tú Tài Việt được 18, 20 dễ dàng, các môn Triết Học, Sử Địa chỉ cần học một lượt cũng được trung bình là  kỳ thi qua trót lọt.Triết Học lại là môn anh Thiện ưa thích lại quen viết bằng tiếng Việt.  Để có học bổng tại Viện Đại Học Yale, để đi du học  Hoa Kỳ khoảng đầu năm 1964, Phạm Công Thiện phải có bằng Tú Tài Toàn Phần hạng Ưu hay Bình.  Phạm Công Thiện  xong B.A (Cử nhân) tại Yale, và chuyển sang Columbia, nơi thầy Nhất Hạnh từng học, thì anh bỏ học ra đời.

Trong quyển Hố Thẳm Tư Tưởng, Lá Bối, Sài Gòn Xuất bản  1968, trong bức thư cho Nhị Tay Ngàn, chương đầu Phạm Công Thiện viết :« Thời gian tao ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học, vì tao thấy những trường đại học tao học, như trường đại học Yale  và Columbia, chỉ toàn là những nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến những giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ nhiều hơn là họ dạy tao. Qua Pháp ta đã sống nghèo đói thế nào, thì mày đã biết rõ rồi, những lúc tao nằm ngủ tại những vỉa hè Paris, vào những đêm đông đói lạnh, những lúc đói khổ như vậy, tao vẫn còn cảm thấy sung sướng hơn là ngồi nghe mấy thằng giáo sư trường đại học Yale hay Columbia giảng cho tao nghe về Aristote hay Hégel, và Heidegger hay Héraclite. »

« Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao cũng không thèm nghe nữa. Tao là học trò của tao, và chỉ có tao là thầy của tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không muốn ai làm thầy  của tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lập đi lập lại vô ý thức hay có ý thức, trí thức 15 xu, ái quốc nhân đạo 35 xu, triết lý tôn giáo 45 xu..

Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hégel hay Karl Marx. Không cần phải đọc Khổng Tử, Lão Tử. Không cần phải đọc Upanisads và Bhagavad Gita. Chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nội tại tiếng Việt Nam là bổng nhiên nhìn thấy tất cả đạo lý, triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sâu trong ba tiếng Việt đơn sơ như : Con, Cái, Chay, Cháy, Chày, Chảy, Chạy và còn bao nhiêu điều  đáng suy nghĩ khác mà chúng ta bỏ quên một cách ngu xuẩn.» 

Phạm Công Thiện, sang Pháp, anh ghi danh ở Rennes, Bretagne, ở với người anh đã sang Pháp trước nhưng rồi không thuận với anh,  ông lên Paris khoảng năm 1966. Lúc này tại Paris,  Thầy Nhất Hạnh  lập Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại, chi bộ Pháp do anh Võ Văn Ái  làm Tổng Thư Ký, trụ sở tại Maison Alfort, ngoại ô Paris. Phạm Công Thiện thân thiết với anh Ái và cùng ở nơi này.

Năm 1966, Hòa Thượng Minh Châu  đến Paris tìm người trợ giúp Viện Đại Học Vạn Hạnh. Gặp Phạm Công Thiện, thầy thuyết phục anh làm  lễ xuất gia, thọ giới Tỳ Kheo  cho  anh, Đại Đức Thích Nguyên Tánh  và đưa anh về Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Phạm Công Thiện  phụ trách Khoa Khoa Học Nhân Văn ; Sáng lập tạp chí Tư Tưởng, và soạn chương trình cho Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Niên  khoá  1968-1969 ; Thanh Hoài học môn Triết Đông với Thầy Nguyên Tánh.

Năm 1970, Thanh Hoài lên đường đi du học tại Bruxelles. Cũng năm này Phạm Công Thiện đi dự một Hội Nghị Phật Giáo cùng Hoà Thượng Minh Châu, anh xin ở lại ghi tên làm luận án Tiến Sĩ .  Tại Paris, Thanh Hoài gặp lại Phạm Công Thiện tại nhà họa sĩ Vĩnh Ấn. Thanh Hoài quyết định bỏ Bruxelles sang Pháp chung sống cùng Phạm Công Thiện. Cuộc sống phiêu lưu đầy gian nan, sống với học bổng của anh trong 4 năm.  Sau đó anh xin được một việc làm văn phòng Đại học Toulousse. Nhân có một chân phụ giảng trống anh làm đơn xin việc. Phạm Công Thiện được giáo sư hướng dẫn giới thiệu ‘ Sinh viên ưu tú xuất sắc hạng nhất, bốn năm cao học đã hoàn tất ‘  (tr 252). Điều này chứng tỏ Phạm Công Thiện đã xong văn bằng tốt nghiệp Ecole Pratique des Hautes Etudes (tương đương với Master) tại Sorbonne, và học xong một năm D. E. A. Diplôme Etudes Approfondies, (theo tổ chức đại học Pháp lúc đó, ngày nay đã đổi thành Master I, Master II và bỏ văn bằng Tiến sĩ  Đệ Tam cấp và Tiến sĩ Quốc Gia, chỉ còn một văn bằng Tiến sĩ  duy nhất).  Anh làm việc này giao kèo gia hạn mỗi năm, chức vụ cuối cùng là Giảng  sư (Maître de Conférence) tại Đại Học Toulousse II… Công việc tạm ổn định, chị Thanh Hoài sinh năm con, bốn cháu trai và một cô gái út, quần quật với bầy con : đưa rước đi học, ăn uống tắm rửa, bếp núp, chị còn làm việc  ráp linh kiện cho hãng máy bay Airbus, nhưng Phạm Công Thiện lại rơi vào vòng nghiện rượu, sống cuộc sống đầy bè bạn quên mất chuyện gia đình.

« Và nơi ngôi biệt thự xinh xắn đó, nơi mà đáng lý ra chỉ có hương hoa và sắc  màu  của một vị ngọt là hạnh phúc, thì trớ trêu thay, nơi  đây suốt bảy năm trời chỉ mang một vị đắng. Vị đắng của khổ đau. Vị chua chát của rượu… Chàng đã thỏa hiệp với con ma rượu.

« Anh không thấy gì hứng thú vì cứ phải lải nhải triết lý để kiếm tiền nuôi vợ con ». «  Anh chỉ là chiếc bóng đằng sau bầy con.  Điều này cũng làm anh đau khổ.. Lải nhải triết lý xong thì anh chỉ còn biết lè nhè . »

« Thì giờ của em dành cho con quá nhiều và em đã bỏ rơi anh.. Hay là em.. tránh né anh.. ?  »

Tránh né anh vì em ghê sợ mùi rượu. Vậy anh hãy ngừng uống rượu..

Đúng là lẫn quẩn không lối thoát !

Bảy năm trời trôi qua trong cái vòng lẩn quẩn không lối thoát đó, nơi cái biệt thự màu hồng đó. Nàng thì vẫn cứ xoay mòng với bầy con năm đứa. Chàng thì cố gắng làm tròn công việc dạy học, cho dù nỗi chán chường mỗi ngày một chồng chất, nhưng bọn sinh viên vẫn ào ào tới càng ngày càng đông hơn, giới trí thức trong tỉnh lần lần nghe tiếng và bạn bè lũ lượt kéo đến càng nhiều hơn. Những buổi trà dư tửu hậu lại tiếp nối nhau. Khói thuốc vẫn mịt mù lan toả. Mùi rượu vẫn nồng nặc xông lên..

Cho đến cái ngày mà giọt nước đã tràn đầy ly thì cái vòng lẩn quẩn đó tự động ngừng quay. »

Một ngày Thanh Hoài bị suyển nặng, ho vì dị ứng phấn hoa, nhờ anh đi mua thuốc. Anh ra đường  gặp bạn bè rủ đi ăn nhậu, quên mất chuyện thuốc cứu cấp cho vợ, sáng hôm sau mới về mang một hộp trứng, hỏi thuốc, anh quên mất.

« Sáng hôm ấy, vì quá mệt, Nàng đưa toa của bác sĩ nhờ Chàng ghé tiệm thuốc mua giùm Nàng. Mười lăm phút, hai mươi phút, ba mươi phút trôi qua, Nàng ngong ngóng Chàng về đưa thuốc cho đỡ nghẹt thở. Rồi một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua.. vẫn không thấy bóng Chàng. Nửa ngày trôi qua. Một đêm trôi qua. Nàng vẫn ngong ngóng. Nhưng vẫn không thấy bóng chàng đâu. Một đêm đã trôi thật quá dài, quá dài tưởng như bất tận. Không ngủ được vì ho, vì nghẹt thở. Nàng đã trải nghiệm cảm giác thế nào là kề cận cái chết. Nàng không đủ sức để tức giận, vì nàng nghĩ nếu chết trong sự tức tối, chỉ tự mình hại mình, sẽ không được đầu thai tốt, lại còn rơi vào đọa xứ nữa không chừng !  Chi bằng cứ thản nhiên, chấp nhận số phận và thanh thản niệm Phật. Đây là điều cần làm trong lúc này, chẳng phải là sự tức giận !

Nàng nhắm mắt chờ thần chết rước đi. Nhưng không, không được ! Nàng sực tỉnh ! Mà kia mình đã quên mất bầy con, mình chết thì chúng sẽ ra sao đây ? Mình có thể bỏ chúng để ‘ tiêu diêu ‘ nơi phương trời nào đó được chăng ? Từ bỏ cái thân thể bệnh hoạn khổ sở thì mình cũng hết nợ với thế gian này, nhẹ nhàng thanh thản cho mình, nhưng không thể chỉ nghĩ đến mình mà quên bầy con. Không được rồi, không đúng rồi.. Không mình phải sống, phải ngồi dậy, đứng thẳng và không còn nghẹt thở. Mình phải tự bảo vệ mình, không thể buông xuôi ! Mình nhớ đã từng được dạy dỗ ‘ thân người khó được ‘, phải bảo vệ nó cơ mà ! Không sát sanh, không hại vật, nhưng khi nguy cơ đến thì cũng phải biết tự bảo vệ để không mất mạng chứ ! Có thể nào chết dễ dàng như vậy được ? Không, ta phải sống !

Khi trời vừa tờ mờ sáng thì Nàng nghe tiếng cửa mở. Chỉ cần thấy dáng bộ xiêu vẹo, ngả nghiêng của Chàng là nàng thừa hiểu tất cả. Trông Chàng còn thê thảm hơn cả Nàng nữa ! Thôi thì chẳng còn gì để hỏi, để nói, để trách nữa. Chắc chắn là không có thuốc cho Nàng rồi.

Dù gì thì Nàng cũng đã quyết định rằng Nàng phải sống, Nàng phải thở, Nàng phải đứng thẳng dậy và đi tiếp.

Nhưng đoạn đường đi tiếp của Nàng chắc chắn là sẽ không đi cùng Chàng. Không vì tức giận hay oán trách, mà chỉ vì không còn giải pháp nào khác hơn.

Thế là Nàng lặng lẽ sắp đặt cuộc ra đi của Nàng. Rồi đến ngày hôm đó, không báo trước, không nói năng. Nàng âm thầm dắt bầy con ra khỏi ngôi biệt thự màu hồng . » 

 Thanh Hoài quyết định chia tay cùng anh, chị thu xếp cùng năm con ra đi. Phạm Công Thiện cũng mất việc đại học vì khế ước không được gia hạn và ghế giảng sư cũng không còn, anh được Hoà Thượng Mãn Giác mời sang dạy tại Viện Quốc Tế Phật Giáo, tai Los Angeles. Anh lại trở về cư ngụ tại chùa, tại nhà bạn bè.

Tại xã hội Pháp nuôi nấng năm con không phải là điều dễ dàng, thường mỗi gia đình chỉ dám có 2,3 con. Thanh Hoài vừa làm mẹ, vừa làm cha, khi dạy đàn dương cầm, khi làm quản gia và các công việc khác, nuôi năm con cho đến khi trưởng thành, thành người :  Cậu trai đầu , tốt nghiệp École Normal Supérieur rue d’Ulm, Tiến sĩ Vật lý , giảng dạy Vật Lý Viện Đại Học Paris  Orsay. Cậu thứ hai Tốt nghiệp Cao Đẳng Thương Mại tại Bordeaux, Giám Đốc  Thương Mại, cậu thứ ba Tốt nghiệp trường Mỹ Thuật tại San José Hoa Kỳ, Họa sĩ, cậu thứ tư  giống bố ở chỗ thích Triết Học  và cô gái út Bác sĩ Nhi Khoa. Chị có đầy đàn cháu nội, cháu ngoại.

Phạm Công Thiện qua đời năm 2011 tại Houston, các con đều sang dự đám tang cha.

« Nhờ âm nhạc, qua âm nhạc, bà luôn luôn đi sát cạnh cuộc đời, ở trong cuộc đời, thăng hoa cuộc đời, biến những nỗi buồn thành niềm vui, những chán chường thành lạc quan yêu đời, cô đơn thành cảm thông chia sẽ. »

Đứa cháu ngoại đã hỏi chị :

-«  Bà ơi ! Bà có giận ông ngoại không ?

–  Bà chẳng hề giận !

– Thực ra, con cũng thấy thương ông ngoại làm sao ấy..

Cháu bà giỏi lắm, các cậu và mẹ con cũng thế, luôn yêu thương ông ngoại, không hề ghét bỏ hay trách móc.

– Mỗi lần gặp lại ông, con chỉ muốn ôm ông hôn và không cần phải nói nhiều.. Con biết ông không hề có ý làm khổ bà, vì chính ông là người khổ trước tiên nếu phải làm khổ ai…. Ông ngoại vẫn luôn bảo tụi con phải yêu thương bà hết mực, vì nhờ bà mà mẹ con, các cậu con nên người. Có  điều.. ông vẫn nghĩ là bà còn giận ông !

– Con có nghĩ như vậy khi bà kể chuyện cho con ?

–  Không, Con nghĩ bà vẫn còn yêu ông ngoại !

 – Thực ư.. Chính bà cũng không biết ! »  

Khép lại trang sách tôi ngẫm nghĩ. Tiếc là sách bằng tiếng Việt, nếu viết bằng tiếng Pháp, các cháu nội, cháu ngoại chị Thanh Hoài đọc được sẽ nghĩ rằng : ông bà mình thiếu thông tin cho nhau. Nếu ông đi đâu, điện thoại cho bà một tiếng, hay nếu có điện thoại di động, bà gọi ông nhắn ông đem thuốc về gấp thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Tiếc thay oan Quan Âm Thị Kính nằm ở chổ, thời ấy chưa có dao cạo râu : Thị Kính phải vác con dao phay to tướng cắt râu cho chồng.  Bà giận ông : vì thời ấy chưa có điện thoại di động. Nếu không bà sẽ điều khiển từ xa, ông chồng triết gia lãng trí hay quên của mình.

Các cháu Việt Nam sinh ra tại Pháp xem xong vở tuồng Quan Âm Thị Kính thường tức tối và hỏi : Où est sa bouche ?. Cái miệng bà Thị Kính ở đâu ? Sao bà không nói ? Sao ông không nói ? Tiếc thay khi ông bà giận nhau các cháu chưa ra đời !

Khép lại đọc trang cuối bìa tập sách là lời Phạm Công Thiện viết khi gặp nhau lần cuối : « Ở nơi chốn hỗn loạn, ở nơi tận cùng của khổ đau và tuyệt vọng mà tiếng nhạc của em vẫn có thể vang lên những âm thanh của dịu dàng đầm thắm, bay bổng cao vút tận chân trời, từ cái điều Không Thể mà vẫn Có Thể. Hãy gọi đó là Giai Điệu Của Cái Điều Không Thể. »  

Khép lại trang sách chuyện kể một cuộc tình, hai cuộc đời không trọn vẹn cùng nhau đến cuối đời. Nhưng lời kể chuyện trong trẻo, thanh thoát khiến cho chúng ta vẫn còn nghe vang lên một dư âm  tiếng đàn dương cầm chị Thanh Hoài.

Xin giới thiệu tiểu thuyết “Chuyện một người đàn bà.. năm con » của Lê Khắc Thanh Hoài do nhà xuất bản Thời Đại xuất bản tại Hà Nội và Sài Gòn cùng đọc giả trong và ngoài nước. Qua câu chuyện một kinh nghiệm sống cuộc đời, chị đã vẽ ra một khung cảnh người Việt trên đất Pháp, nó cần thiết cho các bạn trẻ, cho phụ huynh khi con em lên đường du học. Truyện còn giúp ta hiểu hơn về Phạm Công Thiện một nhà thơ, một triết gia một thời danh tiếng  tại miền Nam Việt Nam.

Paris 23-7-2016

(Nguồn : quangduc.com)

Vẻ đẹp trường tồn của các lâu đài cổ ở Nhật Bản

Chiêm ngưỡng giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử các tòa thành samurai qua góc nhìn sau hơn 3 năm nghiên cứu của sử gia kiến trúc Jennifer Mitchelhill.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 1

Tọa lạc bên bờ hồ Biwa, trung tâm Nhật Bản, thành Hikone là một trong những kiến trúc lịch sử còn sót lại của thời kỳ samurai (1600-1868). Được mệnh danh “Thủy Thành”, thành Hikone sở hữu những bức tường đá đồ sộ cùng hệ thống cửa sập để bẫy kẻ địch. Tại đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vườn hoa anh đào bên trong lâu đài và hồ Biwa, hồ nước lớn nhất Nhật Bản. Ngoài ra, những công trình như cổng cân bằng Tenbin Yagura nối liền cầu gỗ và chuồng ngựa (umaya) tại đây là đặc trưng chỉ có tại nơi đây. Ảnh: CNN.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 2

Samurai không chỉ đơn thuần là các chiến binh, họ còn là những người xây dựng lâu đài, chính trị gia và nhà lãnh đạo với óc thẩm mỹ tuyệt vời. Các lãnh chúa (daimyo) và samurai đã xây dựng những lâu đài này từ thời Chiến quốc (cuối thế kỷ 16) đến đầu thời Edo dưới sự cai trị của chính quyền Mạc phủ Tokugawa (1600-1868). Lãnh chúa Todo Taktora và Kato Kiyosama là 2 nghệ nhân thiết kế thành nổi tiếng nhất lúc bất giờ. Ảnh: CNN.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 3

Trong giai đoạn Chiến quốc, có tới hàng nghìn lâu đài được xây dựng cho mục đích bảo vệ lãnh thổ. Phần lớn các tòa thành đã bị dỡ bỏ ở thời kỳ Tokugawa vào năm 1615, chỉ để lại 180 lâu đài “hiện đại” nhất (được xây năm 1575-1620). Ảnh: Osaka Info..

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 4

Cấu trúc của những lâu đài mang nhiều nét tương đồng, đặc biệt là hệ thống tường đá, hào nước và tháp gỗ. Tuy nhiên, mỗi lâu đài lại mang một kích thước, cấu trúc và chi tiết khác nhau nhằm bảo vệ các lãnh chúa cũng như gây hoang mang cho kẻ địch. Đặc biệt hơn, những công trình khổng lồ này được hoàn thiện chỉ trong vòng vài năm bằng sức lao động thủ công của người dân. Ảnh: Reflections Enroute.

Thành Nagoya, Osaka và Kumamoto sở hữu những bức tường đá khổng lồ được uốn cong. Các tảng đá trên bức tường được xếp khít với nhau cùng với kiến trúc cong giúp cải thiện khả năng phòng thủ, khiến việc leo lên sẽ khó hơn. Tường thành Kumamoto được gọi là “tường chuột” (nezumi-shi) vì ngay cả chuột cũng không thể leo được. Hiện nay, phần lớn kết cấu của tường thành đã bị suy yếu do ảnh hưởng từ trận động đất năm 2016. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những bức tường đá hình rẻ quạt của thành Osaka trồi lên từ hệ thống hào nước, với mỗi góc thành được bảo vệ bởi một tòa tháp. Hệ thống phòng thủ của mỗi tháp sẽ có các cửa sổ để thả đá và khe hở cho việc tấn công kẻ thù. Ảnh: Itinari.com.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 7

Thành Nijo là một trong những thành trì đẹp và cổ kính nhất Nhật Bản với hơn 400 năm tuổi. Đây nơi cư ngụ của vị tướng quân đầu tiên ở thời Edo (1600-1868), Tokugawa Ieyasu, người thành lập chính quyền Mạc phủ Tokugawa. Ông cũng là người cho xây dựng thành Nijo vào năm 1603. Ieyasu đã tuyển các nghệ nhân tốt nhất vào thời điểm đó cho việc trang trí tường thành bằng tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Ảnh: Discover Kyoto.

Nhat Ban va nhung lau dai samurai anh 8

Bên cạnh đó, những công trình này còn mang sắc thái huyền bí từ những câu truyện dân gian. Trong lúc dựng thành Maruoka (1576), do kết cấu của tường đá thiếu ổn định, người dân đã hiến tế người để làm vui lòng thần linh. Một nữ nông dân mù tên là Oshizu đã tình nguyện làm “Nhân Trụ” (Hitobashira), tức người hiến tế, với hy vọng con bà được chọn làm samurai. Tuy nhiên, vị lãnh chúa không giữ được lời hứa do phải chuyển sang một thành khác. Sau đó, nhiều người cho rằng hào nước xung quanh thành thường xuyên bị ngập lụt do nước mắt của Oshizu. Ảnh: Muza-chan’s Gate to Japan.

Himeji là thành trì nổi danh nhất Nhật Bản, nơi cái đẹp của kiến trúc phong kiến được lưu giữ đến tận ngày nay. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lâu đài nguyên bản lớn nhất còn tồn tại với khuôn viên rộng lớn, tháp chính (tenshu) khổng lồ cùng một số kiến trúc và cổng vẫn còn nguyên vẹn tới ngày nay. Hơn thế nữa, du khách có thể đến đây tham quan dễ dàng bằng các chuyến tàu từ Osaka và Kyoto (ở tỉnh Hyōgo). Ảnh: The World Travel Guy.

Thành Kochi, Marugame, Iyo-Mastsuyama và Uwajima là 4 trong số 12 lâu đài trên đảo Shikoku (tây nam Kyoto) còn sở hữu những tenshu và honmaru (tường thành chính) nguyên vẹn qua những vụ cháy, thảm họa và chiến tranh. Cấu trúc bên trong của thành Kochi khá thú vị. Các phòng tiếp khách vốn nằm ở khu vực phía bên dưới hoặc phía ngoài lại được được bố trí trong nội thành, cạnh tenshu. Ảnh: Viki Pandit.

Thành Hagi ở bờ tây nam Nhật Bản hẻo lánh, chỉ còn lại nền móng. Tận dụng lợi thế địa hình, một pháo đài quan sát của thành Hagi được đặt trên đỉnh Shizuki, nằm trên một bán đảo nhô ra biển, tạo nên hệ thống phòng thủ kiên cố. Tenshu cũng được bao quanh bởi con hào dưới chân núi. Thành Hagi còn là nơi cư trú của Mori Terumoto, một trong những daimyo giàu có và quyền lực nhất Nhật Bản. Ông bị tước bỏ đất đai ở Hiroshima và bị đày đến đây sau khi ủng hộ phe thua cuộc trong trận Sekigahara năm 1600. Từ đó, đây là nơi cho những kẻ âm mưu chống lại Mạc phủ Tokugawa, dẫn đến sự sụp đổ của Tokugawa vào những năm 1860. Ảnh: Japan Travel.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

9 đặc điểm trên cơ thể phản ánh sức khỏe và tuổi thọ, người có nhiều hơn 3 thứ phần lớn có thể “sống lâu trăm tuổi”

9 đặc điểm trên cơ thể phản ánh sức khỏe và tuổi thọ, người có nhiều hơn 3 thứ phần lớn có thể "sống lâu trăm tuổi"

Xưa nay con người bình thường ai cũng muốn sống lâu và cho rằng sống lâu là điều hiếm và đáng quý. Theo nghiên cứu, người có những đặc điểm sau đây sẽ ngày càng sống thọ.

Thông thường, mọi người thường dựa vào các đặc điểm của cơ thể để dự đoán tình trạng sức khỏe, tuổi thọ như lông mày dài, trán cao, tai lớn hay đường chỉ tay biểu thị đường sống. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học vào chứng minh những dấu hiệu đó tác động tới tuổi thọ thực sự của con người. Dưới đây là những  đặc điểm sinh học đã được khoa học chứng minh có liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn. Nhưng người có nhiều hơn 3 đặc điểm này chắc chắn có sức khỏe tốt, tuổi thọ lâu dài:

Nhịp tim càng chậm, tuổi thọ càng dài

9 đặc điểm trên cơ thể phản ánh sức khỏe và tuổi thọ, người có nhiều hơn 3 thứ phần lớn có thể sống lâu trăm tuổi - Ảnh 1.

 Nhịp tim chuẩn có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính,… Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Trong giới hạn này, nhịp tim của bạn càng chậm thì sức khỏe càng tốt.

Vì tim giống như chiếc máy bơm máy. Trong giới hạn thông thường, nhịp tim chậm hơn nghĩa là nó đang hoạt động tốt và tốc độ trao đổi chất cơ bản của cơ thể tương đối nhịp nhàng.

Các nghiên cứu đã so sánh mối liên hệ giữa nhịp tim và tuổi thọ của người cao tuổi. Kết quả cho thấy, tỷ lệ sống tới 85 tuổi nam giới có nhịp tim lúc nghỉ ngơi lớn hơn 80 lần/phút và nam giới có nhịp tim lúc nghỉ ngơi 60 lần/phút chênh lệch tới gần 50%. Nói cách khác, người có nhịp tim nhanh lúc không hoạt động mạnh có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong cao hơn.

2 cách được khuyến khích để điều hòa nhịp tim: một là tập thể dục thường xuyên để rèn luyện chức năng tim, hai là kiểm soát cân nặng, béo phì sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và tăng nhịp tim; và thứ ba là bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia., vì vừa hút thuốc vừa uống rượu bia đều có thể đẩy nhanh nhịp tim lúc nghỉ ngơi.

Cơ thể cân đối, hơi mập một chút thì càng sống lâu

Ngày nay, nhiều người sợ béo và quan niệm rằng “người gầy mới đẹp”. Nhưng trên thực tế, những người hơi mập một chút có tuổi thọ cao hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi về già, những người hơi béo ít bị loãng xương hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn, ít mắc các bệnh về hô hấp, tiểu đường hơn. Trong khi đó, những người quá gầy thường ít khả năng thích nghi với môi trường sống hơn, dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là cách bệnh như cúm, viêm phổi…

Người càng sử dụng trí não nhiều càng sống lâu

9 đặc điểm trên cơ thể phản ánh sức khỏe và tuổi thọ, người có nhiều hơn 3 thứ phần lớn có thể sống lâu trăm tuổi - Ảnh 2.

 Các nhà nghiên cứu thông kê tuổi thọ của 3088 nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà văn và nhà tư tưởng sống trong thời Tần, thời Hán ở Trung Quốc. Họ thấy rằng, tuổi thọ trung bình của những trí thức này là 65 năm. Trong khi thực tế, bạn có thể thấy vào thời kỳ đó, tuổi thọ trung bình của toàn dân chỉ khoảng 36 tuổi.

Ở châu Âu, dữ liệu thống kê cho thấy, 400 nhà khoa học lỗi lạc ở châu Âu và Mỹ trong thế kỷ 16 có tuổi thọ trung bình là 64 tuổi. Trong đó, những người có trí tuệ thiên tài có tuổi thọ trung bình là 74 như Edison (74 tuổi). Galileo (78 tuổi). Newton (85 tuổi), Darwin (73 tuổi). Einstein (76 tuổi)… Con số này nhiều hơn 20 đến 30 năm so với tuổi thọ trung bình của người dân bình thường tại cùng thời điểm đó.

Tính cách hướng ngoại, càng lạc quan càng sống lâu

Những người có tính cách lạc quan, vui vẻ thường có tuổi thọ cao hơn. Nghiên cứu của Đại học Y Boston, Mỹ cho thấy, những người sống lâu trăm tuổi đều có tính cách vui vẻ, lạc quan. Họ có nhiều bạn bè và biết chăm sóc bản thân nên có nhiều khả năng vượt qua khó khan hơn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, những người vui vẻ không chỉ có mối quan hệ xã hội tốt hơn mà còn thoải mái tinh thần, dễ dàng đối phó với căng thẳng hơn.

Chức năng phổi

Nghiên cứu 30 năm của ĐH Y Boston kết luận, năng lực sinh tồn có thể dự đoán tuổi thọ. Các nghiên cứu chỉ ra, tuổi thọ có liên quan chặt chẽ tới chức năng của các bộ phân cơ thể, khả năng trao đổi chất của cơ thể. Điều này thể hiện qua chức năng phổi.

Chuyên gia sức khỏe cho rằng, bạn có thể cải thiện chức năng phổi bằng cách luyện tập thường xuyên các bộ môn như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, leo núi… Bên cạnh đó, các bài tập ở trạng thái tĩnh như thở, thiền định, luyện tập thổi bóng, điều hòa nhịp thở cũng có thể giúp cải thiện chức năng phổi…

Vòng bụng càng nhỏ, càng khỏe mạnh

Ở tuổi trung niên, nhiều người sẽ có vòng bụng ngày càng lớn. Béo bụng có thể dẫn tới huyết áp cao, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tìm, tiểu đường… Nhưng người béo bụng đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn 20% so với người khác. Bạn nên chú ý giữ vòng bụng của mình không quá 90 cm đối với nam và không quá 85 cm đối với nữ.

Không ngủ ngáy

Nhiều người không biết rằng, ngủ ngáy thực chất là một căn bệnh. Việc ngừng thở trong khi ngủ lặp đi lặp lại dẫn đến ngủ ngáy và là đồng phạm của bệnh cao huyết áp, tiểu đường…

Khẩu vị ăn nhạt

Những người sống ở những vùng đất trường thọ có chế độ ăn uống tổng thể thường nhạt.

90% các bệnh như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp là do chế độ ăn uống. Những thói quen ăn lẩu cay, ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, nội tạng động vật… là khởi nguồn của những mầm bệnh.

Lực cầm nắm tốt

9 đặc điểm trên cơ thể phản ánh sức khỏe và tuổi thọ, người có nhiều hơn 3 thứ phần lớn có thể sống lâu trăm tuổi - Ảnh 3.

 Nhìn chung, lực cầm nắm của đôi tay sẽ lão hóa theo các chức năng của cơ thể. Vì vậy, chúng ta thường nói rằng, lực cầm nắm phản ánh sức khỏe của cơ thể. Năm 2010, các nhà nghiên cứu từ Hội đồng Anh phát hiện rằng, những người có lực cầm tay mạnh nhất thường sống lâu hơn.

Sức mạnh cầm nắm của đôi tay tỷ lệ thuận với chức năng tim mạch. Nghiên cứu của các nhà khoa học Canada đăng trên tạp chí The Lancet chỉ ra, lực cầm nắm của tay giảm cho thấy nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ cao hơn, và tuổi thọ cũng sẽ bị rút ngắn.

Theo Abolouwang / Hoàng Lan / Doanh nghiệp & tiếp thị

Đến 2023, Việt Nam sẽ “khai tử” 2G, thống nhất mạng 5G toàn quốc?

Đến 2023, Việt Nam sẽ "khai tử" 2G, thống nhất mạng 5G toàn quốc?
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chia sẻ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. Như vậy, Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm.

Mới đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp mặt với Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), ông Houlin Zhao tại Trụ sở Bộ TT&TT.

Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, Hội nghị và Triển lãm Thế giới số đã chuyển từ việc tập trung vào viễn thông chuyển sang thế giới số đã cho thấy sự hội tụ của viễn thông, công nghệ thông tin với công nghệ số.

“Sự hội tụ này thực sự sẽ tạo ra một cuộc cách mạng. Khi đó, vấn đề không chỉ là công nghệ nữa, mà trở thành vấn đề chính sách và thể chế”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề xuất một số sáng kiến với Tổng thư ký ITU. Cụ thể, nếu mỗi năm, 193 quốc gia thành viên ITU nhận lấy 1 sáng kiến của chính quốc gia đó hoặc theo gợi ý của ITU, sau đó thực hiện sáng bằng nguồn lực của mình. Nếu thành công thì ITU sẽ phổ biến ra toàn cầu. Như vậy, ITU sẽ huy động được thêm nguồn lực của 193 quốc gia nữa. 

“Nếu 193 quốc gia thành viên mỗi năm có 1 sáng kiến thành công thì ITU sẽ có 193 sáng kiến vĩ đại. Tôi nghĩ đấy là một sự thay đổi rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.

Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng đã đưa luôn ví dụ về sáng kiến này ở Việt Nam. Theo đó, Bộ trưởng chia sẻ, Việt Nam đang thực hiện giải pháp để thúc đẩy nhanh phủ sóng 5G bằng cách huy động các nhà mạng cùng chung tay đầu tư. 

“Như vậy, chi phí đầu tư của từng nhà mạng giảm đi và Việt Nam sẽ có chung một mạng 5G toàn quốc chỉ trong 1 năm. Việt Nam sẽ thực hiện sáng kiến này vào năm 2022 và nếu thành công sẽ chia sẻ với ITU”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đề xuất lịch trình dự kiến tắt sóng 2G ở Việt Nam vào năm 2023. Theo ước tính, vào đầu 2023 số lượng các khách hàng dùng thiết bị cầm tay 2G ở vào dưới 5%. Vì vậy, Bộ trưởng TT&TT thông tin, Chính phủ và các nhà mạng sẽ mua thiết bị 4G để 5% người dân thay thế cho 2G.

Đến 2023, Việt Nam sẽ khai tử 2G, thống nhất mạng 5G toàn quốc? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Tổng thư ký ITU Houlin Zhao. Nguồn: Bộ TT&TT.

Việt Nam là hình mẫu để các quốc gia học tập

Cũng trong buổi gặp mặt, Tổng thư ký ITU cũng đánh giá cao khi Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Ông cho biết, việc ngài Thủ tướng tới dự sự kiện của ITU cũng cho thấy tầm quan trọng của ICT tại Việt Nam. 

“Đây là điều nhiều quốc gia khác không có được”, Tổng thư ký ITU cho hay.

Bên cạnh đó, ông Houlin Zhao bày tỏ, ông ấn tượng với mức tăng về chỉ số xếp hạng của Việt Nam về tiếp cận công nghệ. Theo Tổng thư ký ITU, Việt Nam không chỉ đi theo lối mòn về phát triển là mua công nghệ, dịch vụ của các công ty lớn mà đã đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm “Made in Viet Nam”. Đồng thời, việc Việt Nam lựa chọn tự chủ công nghệ là một điều vô cùng đúng đắn.

Kết quả, theo Tổng thư ký ITU, Việt Nam đã vươn ra phát triển tại thị trường nước ngoài, sử dụng thiết bị công nghệ do Việt Nam sản xuất. Các thành tựu của Việt Nam cũng vượt ngoài khu vực Đông Nam Á và có thể so sánh với các quốc gia khác khi có tới hơn 10 thị trường nước ngoài. 

“Đây là điều tôi muốn các thành viên của ITU khác học hỏi Việt Nam bởi các bạn không chỉ đầu tư thành công”, Tổng thư ký ITU nhận định. 

“Viettel dù đầu tư và gia nhập sau tại Myanmar nhưng đã nhanh chóng vươn lên thành nhà cung cấp số 1 tại quốc gia này”, ông Houlin Zhao nói.

Bên cạnh đó, ông Houlin Zhao gợi ý, Việt Nam có thể xem xét tạo điều cho mỗi nhà mạng sẽ có tập trung ưu tiên riêng trong chiến lược của mình để tận dụng tối đa nguồn lực hiện có cũng như tối ưu đầu tư để mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Giang Anh / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Quả bom 5.000 tỷ USD của Trung Quốc đang chực chờ nổ tung

Quả bom 5.000 tỷ USD của Trung Quốc đang chực chờ nổ tung
Theo các nhà kinh tế tại Nomura, khi Trung Quốc bước vào giai đoạn cuối cùng của một trong những cuộc suy thoái lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản, quốc gia này phải đối diện với một vấn đề đau đầu: Khoản nợ hơn 5 nghìn tỷ USD mà các nhà phát triển “thổi phồng” trong thời kỳ hoàng kim.

Động lực kinh tế một thời đang hụt hơi 

Con số 5 nghìn tỷ USD cao gần gấp đôi so với cuối năm 2016 và lớn hơn cả sản lượng kinh tế Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, vào năm ngoái. Thị trường toàn cầu đang chuẩn bị tinh thần cho một làn sóng vỡ nợ có thể xảy ra. Những dấu hiệu cảnh báo đang “loé lên” về khối nợ của 2/5 các nhà phát triển của Trung Quốc sau thời gian đi vay từ các trái chủ quốc tế.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nghiêm khắc hơn trong việc giải quyết các khoản nợ nhằm hạn chế hoạt động đi vay quá nhiều. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đó mà không tàn phá thị trường bất động sản, khiến nhiều nhà phát triển sụp đổ và kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế, thì đây lại là một trong những thử thách kinh tế lớn nhất đối với họ.

Thời gian gần đây, Evergrande và Fantasia đều đã lỡ hạn thanh toán đối với các khoản trái phiếu trị giá hàng trăm triệu USD. Tuần trước, thị trường trái phiếu rác của châu Á đã hứng chịu làn sóng bán tháo mạnh khi nhà đầu tư hoang mang về rủi ro vỡ nợ.

Tại Trung Quốc, người có nhu cầu mua nhà đang cân nhắc lại, buộc các công ty phải giảm giá để tăng vốn. Điều này có thể khiến đà trượt dốc của họ càng thảm khốc hơn nếu xu hướng trên vẫn tiếp tục. Theo CRIC, tổng doanh số bán hàng trong số 100 nhà phát triển lớn nhất Trung Quốc đã giảm 36% trong tháng 9 so với 1 năm trước.

Các nhà kinh tế nhận định, hầu hết các nhà phát triển Trung Quốc vẫn ở trạng thái tương đối “khoẻ mạnh”. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng có đủ tiềm lực và động thái kiểm soát chặt chẽ để không cho “thời khắc Lehman” diễn ra.

Quả bom 5.000 tỷ USD của Trung Quốc đang chực chờ nổ tung - Ảnh 1.

Cuối tháng 9, WSJ đưa tin Trung Quốc yêu cầu chính quyền các địa phương chuẩn bị cho một số vấn đề có thể căng thẳng hơn ở Evergrande. Song, nhiều nhà kinh tế, nhà đầu tư và nhà phân tích lại đồng tình rằng, ngay cả đối với các dự án có dòng vốn “sạch” với mô hình kinh doanh cơ bản vẫn đối diện với sự thay đổi. Họ cho rằng, một số nhà phát triển có thể không thể “sống sót” trong quá trình này.

Yếu tố gây lo ngại ở đây là một số nhà phát triển chủ yếu dựa vào việc bán nhà trước khi hoàn thiện để huy động vốn. Họ đang thực hiện vay không lãi suất từ hàng triệu hộ gia đình để tiếp tục phát triển một cách dễ dàng. Song, người mua có thể không nhận được nhà nếu công ty đó sụp đổ.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, các giao dịch mua bán nhà trước và những hình thức tương tự là nguồn tài trợ lớn nhất của ngành bất động sản trong năm nay tính đến hết tháng 8.

Houze Song – nhà nghiên cứu tại Paulson Institute, cho biết: “Mô hình tăng trưởng trước đây đối với lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ không quay trở lại.” Ông nhận định, Trung Quốc có khả năng sẽ duy trì một loạt các quy định giới hạn đối với việc vay nợ của các doanh nghiệp, được gọi là “Ba Lằn ranh đỏ”.

Quả bom 5.000 tỷ USD của Trung Quốc đang chực chờ nổ tung - Ảnh 2.

Diện tích mặt sàn đang được xây dựng.

Trong khi Bắc Kinh không công bố rõ ràng về kế hoạch đối với các nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục tạo áp lực cho các doanh nghiệp đó.

Các nhà kinh tế cho biết, Bắc Kinh đang lo ngại rằng sau nhiều năm giá nhà tăng nhanh, một số người khó có thể đạt được sự thăng tiến trong “bậc thang tài sản”, có khả năng làm căng thẳng hơn tình trạng bất bình đẳng. Theo JPMorgan, giá trung bình của một căn hộ ở Thâm Quyến hoặc Bắc Kinh có giá cao hơn 40 lần thu nhập khả dụng hàng năm của các hộ gia đình.

Nợ phình to từng ngày 

Vào những năm 1990, hầu hết người dân Trung Quốc đều sống trong những ngôi nhà tồi tàn do nhà nước cung cấp. Khi bắt đầu thực hiện cải cách thị trường, họ bắt đầu chuyển đến các thành phố lớn và Trung Quốc cần một lượng lớn căn hộ chất lượng cao. Trong những năm qua, các nhà phát triển tư nhân đã xây hàng triệu căn hộ mới ở những toà nhà hiện đại.

Trong quá trình này, các nhà phát triển đã trở nên lớn mạnh hơn cả các doanh nghiệp ở Mỹ. Tài sản của nhà xây dựng lớn nhất nước Mỹ là D.R. Horton trị giá 21,8 tỷ USD tính đến cuối tháng 6, trong khi Evergrande có khoảng 369 tỷ USD.

Để mở rộng hoạt động, họ không chỉ đi vay từ các ngân hàng mà còn cả tín dụng đen, hay còn gọi là quỹ tín thác và sản phẩm quản lý tài sản (WMP). Ở thị trường nước ngoài, họ cũng trở thành “trụ cột” của thị trường trái phiếu rác, với mức lợi suất cực kỳ hấp dẫn.

Năm 2015, hãng xây dựng Kaisa Group đã vỡ nợ nhưng vẫn có thể tiếp tục đi vay và mở rộng sau đó. 2 năm sau, họ chi khoảng 2,1 tỷ USD để mua 25 lô đất và 2020 chi 7,3 tỷ USD để mua thêm đất. Mùa hè năm nay, Kaisa bán 200 triệu USD trái phiếu ngắn hạn với lợi suất 8,65%.

Nomura ước tính, đến tháng 6, các nhà phát triển Trung Quốc đã gánh khoản nợ 5,2 tỷ USD. Ngân hàng này cũng biết 46% trong đó là các khoản vay ngân hàng. Thị trường trái phiếu chiếm khoảng 10%, bao gồm khoảng 217 tỷ USD trái phiếu định danh bằng USD, nhiều trong số đó được xếp hạng “rác”.

Quả bom 5.000 tỷ USD của Trung Quốc đang chực chờ nổ tung - Ảnh 3.

Sau khi chính sách “Ba Lằn ranh Đỏ” được áp dụng, các nhà phát triển lớn như Evergrande, Country Garden, China Vanke, Sunac và China Resources Land đã tìm cách huy động vốn qua những hình thức khác, ví dụ như bán nhà trước khi hoàn thiện. Phương thức này không bị coi là nợ và không cần cập nhật trong bảng cân đối kế toán. Dữ liệu của FactSet cho thấy, khoản nợ của 5 công ty này cộng lại đã tăng 42% trong 5 năm qua, tương đương 341 tỷ USD vào cuối tháng 6.

Ngoài nợ, một vấn đề khác đối với các công ty này và thị trường bất động sản Trung Quốc nói chung là xu hướng thúc đẩy sự bùng nổ đang đảo ngược. Dân số Trung Quốc đang già đi, lực lượng lao động cũng sụt giảm kể từ năm 2012.

Do đó, theo Julian Evans-Pritchard – nhà kinh tế tại Capital Economics, nhận định, thị trường bất động sản Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn. Đó là nhu cầu đối với nhà ở tại đô thị sẽ giảm trong thập kỷ tới.

Tăng trưởng giảm tốc 

Giới chức cho biết họ lo ngại về thị trường bất động sản có khả năng gây rủi ro cho hệ thống tài chính. Tuy nhiên, việc kiểm soát mô hình kinh doanh này gần như chắc chắn sẽ làm chậm hoạt động đầu tư và gây ra sự suy thoái cho thị trường bất động sản – vốn là động lực lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xây dựng bất động sản và lĩnh vực này đóng góp tới 29% hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Nếu bất động sản tăng trưởng chậm chạp, các lĩnh vực khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng cũng như việc làm.

Thống kê của chính phủ cho thấy, gần 650.000 ha diện tích sàn nhà ở đang được xây dựng vào cuối năm ngoái. Con số này tương đương với khoảng 21.000 toà tháp với diện tích tương đương Burj Khalifa – toàn nhà cao nhất thế giới.

Theo Oxford Economics, khi quy định hạn chế vay nợ được áp dụng vào tháng 8 năm ngoái, hoạt động xây dựng nhà ở đã giảm 13,6% so với mức trước đại dịch. Doanh thu mà chính quyền địa phương thu từ việc bán đất cho các nhà phát triển cũng giảm 17,5% trong tháng 8 so với 1 năm trước.

Theo đó, nền kinh tế giảm tốc có nguy cơ khiến các ngân hàng phải gánh chịu nhiều khoản nợ xấu hơn. Theo Moody’s Analystics, các khoản vay cho vay bấn động sản chưa được thanh toán chiếm 27% trong tổng số 28,8 nghìn tỷ USD trong các khoản vay của ngân hàng vào cuối tháng 6.

Trong bối cảnh áp lực của thị trường bất động sản gia tăng, một số nhà nghiên cứu và ngân hàng đã hạ triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc. Tuần trước, Oxford Economics đã hạ dự báo tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc từ 5% xuống 3,6%. Ngoài ra, dự báo tăng trưởng cả năm cũng giảm từ 5,8% xuống 5,4%.

Tham khảo Wall Street Joural / Doanh nghiệp & Tiếp thị