Thâm Tâm và sự thật về T.T.Kh (2) * Nguyễn Vỹ

(Tiếp theo kỳ trước)

(tt) Thế rồi một hôm, chàng họa sĩ đa tình nhận được một bức thư của người yêu – , không, của người hết yêu, báo tin nàng sắp lấy chồng.

Thư viết bằng mực tím, trên bốn trang giấy học trò, xé trong một quyển vở Nam Phương Hoàng Hậu (loại vở học trò rất thông dụng lúc bấy giờ). Thư do một cô bạn gái của Khánh đem đến tòa báo Bắc Hà trao tận tay Tuấn Trình. Cô bạn gái hỏi “ông Tuấn Trình” chứ không gọi Thâm Tâm.

Ngoài bao thư cũng đề : Monsieur Tuấn Trình (chữ Mr bằng tiếng Pháp), nét chữ quen thuộc của T.T Khánh. Đại khái Khánh nhắc lại tình yêu “thơ mộng” của cô với người “nghệ sĩ tài hoa son trẻ” (những chữ cô dùng trong thư), tình yêu rất đẹp, nhưng vì Thầy Me của cô rất “nghiêm”, theo lễ giáo, nên dù người vị hôn phu của cô là một người chỉ mới biết sơ thôi, nhưng cô vẫn có bổn phận “giữ tròn chữ hiếu, không dám cãi lời Thầy Me đặt đâu ngồi đấy, … ” Cô nói cô buồn lắm vì tình yêu dang dở, “em vẫn yêu anh mãi mãi ! không bao giờ quên anh, nhưng “van” anh đừng giận em, thương hại em, chứ đừng trách móc em … ” Cô than thở đời cô khổ nên tình duyên ngang trái, cô khóc suốt đêm …

Khánh không nói một câu nào về người vị hôn phu không cho biết ngày cưới, và cuối thư ký tắt : KH.

Bức thư của KH. chấm dứt một cách đột ngột cuộc tình duyên thật sự không mấy “thơ mộng” của Họa sĩ Tuấn Trình và cô Trần Thị Khánh.

* * * * *

Sau do sự dọ hỏi vài người quen ở phố Sinh Từ, Tuấn Trình được biết chồng cô Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố Hàng Ngang, 39 tuổi, góa vợ và không có con. Trong câu thơ “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi” chỉ sự cách biệt tương đối giữa tuổi 39 của người chồng với tuổi hãy còn vị thành niên của cô Khánh. Đó chỉ là nhận xét chủ quan và mỉa mai của Thâm Tâm, so sánh tuổi mình 20 với người đàn ông được diễm phúc làm chồng cô Khánh, nhưng trên thực tế và theo lời những người hàng xóm ở phố Sinh Từ nói với Tuấn Trình thì người chồng cô Khánh “giàu sang và trẻ đẹp” chứ không phải một ông già.

Đám cưới đã nhờ mối lái qua lại từ lâu, và đồ sính lễ có kiềng vàng, xuyến, nhẫn, vòng, kim cương, quần áo hàng lụa quí giá cả. Rước dâu bằng 10 chiếc xe Citroen mới, cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo cưới màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi trong xe hoa như nàng công chúa ngồi cạnh người chồng mặc áo gấm xanh. Đêm trước hôm cô Khánh lên xe hoa, Thâm Tâm có tổ chức tại tòa báo Bắc Hà một tiệc thịt chó, uống Mai Quế Lộ, mời Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính và Vũ Trọng Can tham dự. Họ say sưa, ngâm thơ, làm thơ, cười đùa cho đến khuya rồi lăn ra ngủ trên đất.

Người đau khổ trong cuộc tình dang dở nầy không phải là cô Khánh. Trái lại, cô có đầy đủ hạnh phúc với người chồng rất chiều chuộng cô. Trần Huyền Trân đã gặp cô đi hí hởn với chồng vào ăn kem ở tiệm Blanche Neige (kem Bạch Tuyết), Bờ Hồ, hai lần. Hai ông bà nhìn nhau và cười với nhau ra vẻ âu yếm lắm. Khánh đã có thai, được chồng săn sóc nâng đỡ lên chiếc xe nhà Citroen, lúc ra về, còn đi một vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm. Trần Huyền Trân kể lại cảnh âu yếm đó cho Tuấn Trình nghe và kết luận : “Con Khánh nó cho cậu leo cây, cậu còn si nó làm gì nữa, thêm tủi nhục.”

Người đau khổ dĩ nhiên là Tuấn Trình THÂM TÂM.

Chàng yêu nhớ đơn phương với mặc cảm của một nghệ sĩ nghèo bị người yêu bỏ rơi, lại còn bị mấy thằng bạn trẻ chế nhạo đùa bỡn, nhất là Vũ Trọng Can.

Hoa ti gôn

Vì một chút tự ái văn nghệ, đối với mấy người bạn kia, Tuấn Trình đã phải thức một đêm, theo lời anh, làm một bài thơ đề là “HAI SẮC HOA TI GÔN” ký T.T. KH. với thâm ý để Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là của Khánh làm, để thương tiếc mối tình tan vỡ. Muốn giữ tính cách bí mật, Tuấn Trình dán kín bao thư rồi nhờ cô em họ, con gái của người cô ở phố Cửa Nam, mang thư đến tòa báo. Cũng chính cô em họ đó đã chép giùm bài thơ với nét chữ con gái dịu dàng của cô, để khỏi bị nghi ngờ. Cho nên giọng thơ hoàn toàn là giọng thơ lãng mạn của Tuấn Trình, và lời thơ khác hẳn những lời tâm sự trong bức thư cuối cùng của KH. báo tin sắp lấy chồng. Cô Khánh không biết làm thơ. Cô chưa bao giờ làm thơ cả ! Và cô ghét những bài thơ của Thâm Tâm nữa là khác. Tuấn Trình đã nói quả quyết với tôi như vậy, sau khi nhận được một bức thư của Khánh, bức thư cuối cùng, tỏ ý KHÔNG BẰNG LÒNG anh mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ, có thể làm hại đến cuộc đời của cô. Trong thư PHẢN ĐỐI đó, Khánh xưng TÔI chứ không xưng EM như những thư trước, để chấm dứt trò chơi vô ích ấy. Thâm Tâm lấy những lời nghiêm khắc giận dữ của người yêu cũ để làm ra “BÀI THƠ CUỐI CÙNG” :

TRÁCH AI mang cánh ti gôn ấy,
Mà viết tình xưa ĐƯỢC ÍCH GÌ ?

…..

BÀI THƠ đan áo nay RAO BÁN,
CHO KHẮP NGƯỜI đời thóc mách xem
.

LÀ GIẾT ĐỜI nhau đấy, BIẾT KHÔNG ?
Dưới giàn hoa máu, tiếng mưa rung,
Giận anh tôi viết dư giòng lệ,
Là chút dư hương điệu cuối cùng
.

Từ nay anh hãy BÁN THƠ ANH,
VÀ ĐỂ YÊN TÔI với một mình.
Những cánh hoa lòng, HỪ ĐÃ BỎ,
Còn đem mà ĐỔI LẤY HƯ VINH
.

Cô Khánh “TRÁCH” người cũ không những đem chuyện tình xưa ra viết chẳng “ĐƯỢC ÍCH GÌ” lại còn làm BÀI THƠ đi “RAO BÁN” cho người đời THÓC MÁCH mua xem. Như thế là ANH “GIẾT ĐỜI TÔI, anh CÓ BIẾT KHÔNG ?” Anh đem BÁN THƠ để kiếm chút “HƯ VINH”, nhưng chuyện xưa ĐÃ BỎ rồi, anh hay ĐỂ TÔI YÊN ! …

Thâm Tâm lấy gần hết chữ và nghĩa trong bức thư đoạn tuyệt tàn nhẫn của Trần Thị Khánh làm bài thơ CUỐI CÙNG đó mà vẫn ký T.T. KH., một lần cuối cùng. Rồi, để đáp lại, chàng làm một bài ký tên THÂM TÂM và cũng là bài cuối cùng, mỉa mai, chua chát :

Đây bài thơ chót KÍNH DÂNG TẶNG BẠN.
Và thành chúc đời em luôn tươi sáng,
Như mộng kiều đầm ấm tuổi xuân xanh,
Như hương trinh bát ngát ý dịu dàng,
Hoa nhạc mới triều dâng tơ hạnh phúc
.

…..

Trên phương diện văn thơ cũng như tình cảm, ta chỉ thương hại Thâm Tâm, nhà thơ trẻ, hãy còn ngây thơ với tuổi 19, đầy thơ mộng, cứ tưởng rằng cô Khánh vẫn thành thật yêu chàng, rằng cô bị cha mẹ ép gả cho một “ông già”, nhưng cô vẫn giữ mối tình thiêng liêng chung thủy với người nghệ sĩ tài hoa. Cho nên tưởng làm vui lòng người yêu, chàng lấy tên nàng để ký dưới bài thơ thương tiếc, với những câu tình tứ như :

Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ,
Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?

…..

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ,
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên
.

…..

Nhưng chàng thi sĩ si tình có ngờ đâu không những cô Khánh không hề tỏ chút gì cảm động vì mối tình đau khổ, thủy chung của chàng, hoặc cám ơn những bài thơ an ủi của chàng, mà trái lại cô còn gởi một bức thư vô cùng tàn nhẫn hằn học, nào là : “Anh giết đời tôi, anh biết không ?” nào là anh mang chuyện cũ ra viết “chẳng ích gì”, cô lại còn tỏ ý khinh rẻ : “từ nay anh cứ đem thơ anh đi bán rao để kiếm chút hư vinh, nhưng anh hãy để tôi yên”, …

Bấy giờ Thâm Tâm mới thức tỉnh, tìm lời bào chữa cho mình ! Nào là :

… Anh biết cái gì xưa đã chết,
Anh càng buồn, càng muốn viết thành thơ.
Nhưng thôi,
Mộng đang xanh, mộng hóa bơ phờ,
Đây bài thơ chót kính dâng tặng bạn
.

Thâm Tâm tự hạ mình viết “kính dâng tặng bạn” có ý xin lỗi chua chát người không phải là người yêu của mình nữa, và chàng đã viết :

Chim muốn bay, cũng giữ chẳng được nào !

(Nàng đã không muốn yêu nữa, thì giữ làm sao được ?)

Và :

Có gì đâu, khi bướm muốn xa cành !

Thâm Tâm không những đã tỉnh ngộ, mà lại còn uất hận vì thái độ khinh bạc của cô Khánh :

Chiều nay lạnh, có nhiều sương rơi quá,
Nhưng lòng ANH đã BÌNH THẢN lại rồi,
Hết đau buồn và cảm thấy sục sôi,
Niềm UẤT HẬN của một thời lạc lối.
Lấy nghệ thuật làm trò hề múa rối,
Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền,
Để cầu khẩn xin một nụ cười duyên
.

Thâm Tâm tự thú nhận : LẤY NGHỆ THUẬT VĂN THƠ để làm trò hề múa rối, (vì sự thật chẳng có gì cả) trong mấy bài thơ ký tên T.T. KH. với mục đích “Đem tài hoa cung phụng sóng mắt huyền, để khẩn cầu xin một nụ cười duyên”.

Để rồi, mỉa mai thay, nhận những lời khinh khi ngạo mạn, và hằn học của nàng. Đó là “niềm uất hận” của Tuấn Trình trong một thời “lạc lối” (lầm đường lạc lối).

Nhưng : “Thôi, em nhé, từ đây anh cất bước,
Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui … “

Chàng hứa chấm dứt “trò hề múa rối” về văn thơ. Và nàng không mong gì hơn.

Để tôn trọng thực tế của những sự kiện đã qua trong Lịch sử hay trong Văn học, để đừng xuyên tạc những chuyện không có, phải nói ngay rằng tên T.T. KH. không hề gợi một dư luận nào “xôn xao” ở thời Tiền chiến, và cuộc tình duyên của Tuấn Trình (Thâm Tâm) với cô Trần Thị Khánh không hề gây một xúc động nào về tâm lý cũng như về Văn chương trong giới Văn nghệ và giới Trẻ thời bấy giờ.

Tôi chắc rằng những nhà Văn Thơ Tiền chiến ở Hà Nội hiện còn sống tại Sài Gòn, như các anh Vi Huyền Đắc, Lê Tràng Kiều, Tchya, Vũ Bằng … (cả các anh Nhất Linh và Lê Văn Trương vừa tạ thế mấy năm trước) đều phải hết sức ngạc nhiên thấy một vài người của thế hệ Hậu chiến ở Sài Gòn bỗng dưng tôn sùng ba tên T.T. KH. thành một thần tượng, bà biến một mối tình rất tầm thường, có thể nói là quá tầm thường, của cô học trò cũ trường Tiểu học Sinh Từ, thành một thảm kịch của tình yêu !

Nguyễn Nhược Pháp, nhà ở gần nhà cô Khánh, chỉ cách 5, 6 căn, mà cũng không hề nghe nói đến cô nầy, và cũng không biết một tí gì về mối tình của một Họa sĩ kiêm Thi sĩ, Tuấn Trình hay Thâm Tâm, xảy ra cùng dãy phố với anh.

Cũng như người đàn bà tên Mộng Cầm, hiện là vợ một Giáo chức ở Phan Rang, đã phủ nhận những chuyện người ta thêu dệt về mối tình của Bà, lúc còn là nữ y tá, với Thi sĩ Hàn Mặc Tử (Phổ Thông tạp chí, số 63, ngày 15.8.1961.)

“Tôi không thể yêu được một người bị bịnh cùi !” Bà Mộng Cầm đã thẳng thắn nói thế, không thể trách bà được.

HẾT

(Trích VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN của Nguyễn Vỹ, nhà sách Khai Trí, xuất bản năm 1970)(tt)

Cuộc đời kỳ tích của “thánh rắc muối” – meme quyền lực khắp MXH: Từ cậu bé bỏ học nghèo kiết xác đến triệu phú sau 1 đêm nhờ Internet

Hành trình nổi tiếng và làm giàu của “thánh rắc muối” cũng thú vị chẳng kém gì meme để đời của anh chàng.

Nusret Gökçe (38 tuổi) hay còn được biết đến nhiều hơn với biệt danh Salt Bae là một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới hiện nay. Nhưng điều khiến người đàn ông này thành danh và đổi đời không hẳn do tài nghệ nấu nướng đỉnh cao mà lại nhờ vô tình trở thành hiện tượng mạng với meme rắc muối để đời.

Sự nổi tiếng của Nusret bắt nguồn từ một video hồi đầu năm 2017 do tài khoản Twitter của nhà hàng anh đăng tải. Màn vào bếp làm beefsteak cực ngầu, phong thái khí chất ngời ngời và đặc biệt là động tác rắc muối bao mặn mòi của Nusret đã khiến người xem cực kỳ thích thú. Video sau đó “phá đảo” mọi nền tảng từ Instagram đến Facebook và “thánh rắc muối” trở thành một meme nổi tiếng cho đến cả ngày nay.

Cuộc đời kỳ tích của “thánh rắc muối” - meme quyền lực khắp MXH: Từ cậu bé bỏ học nghèo kiết xác đến triệu phú sau 1 đêm nhờ Internet - Ảnh 1.

Salt Bae từng tạo ra trend rắc muối hot hit mãi một thời trên mạng

Sau khi trở thành hiện tượng mạng, công việc của Nusret cũng một bước lên mây. Nhà hàng của anh lúc nào cũng chật kín người xếp hàng đợi đến lượt thưởng thức. Nusret được phục vụ cho hàng loạt các chính trị gia, minh tinh, người nổi tiếng,…

Hiện tại, chỉ sau 4 năm, từ một nhà hàng nhỏ ban đầu Nusret Gökçe đã là chủ của chuỗi nhà hàng beefsteak cao cấp Nusr-Et đã phủ sóng nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng trước khi trở thành triệu phú với khối tài sản khoảng 51 triệu USD (gần 1.200 tỷ VNĐ) như ngày hôm nay, Nusret đã đi lên từ cảnh cơ cực, dưới đáy xã hội.

Nusret được sinh ra ở vùng quê Erzurum, Thổ Nhĩ Kỳ trong một gia đình đông anh em. Vì nhà quá nghèo khó, anh phải bỏ học từ năm 10 tuổi, tức mới chỉ hết cấp 1. Không có định hướng, không được người lớn quan tâm, Nusret như một đứa trẻ “cầu bất cầu bơ” đi lên thành phố Istanbul. Cậu bé 10 tuổi được một người đồ tể nhận vào làm việc và học nghề.

Nusret gắn bó với nghề đồ tể, bán thịt lợn suốt cả tuổi trẻ. Là một người có chí, anh không muốn cuộc đời mình chỉ dừng lại ở đó mà ấp ủ giấc mơ trở thành một đầu bếp, mở được nhà hàng của riêng mình. Để theo đuổi đam mê này, Nusret phải làm việc lao động vô cùng vất vả. Ngoài bán thịt, anh còn đi rửa bát thuê và quần quật làm nhiều công việc nặng nhọc khác. Để được các đầu bếp dạy nghề, anh sẵn sàng đến các quán ăn làm không công miễn phí.

Cuộc đời kỳ tích của “thánh rắc muối” - meme quyền lực khắp MXH: Từ cậu bé bỏ học nghèo kiết xác đến triệu phú sau 1 đêm nhờ Internet - Ảnh 2.

Hình ảnh anh đồ tể Nusret ngày trẻ

Cuộc đời kỳ tích của “thánh rắc muối” - meme quyền lực khắp MXH: Từ cậu bé bỏ học nghèo kiết xác đến triệu phú sau 1 đêm nhờ Internet - Ảnh 3.

Giờ đây người ta sẵn sàng bỏ cả ngàn USD để xem anh rắc muối và làm beefsteak

Năm 2010, khi 27 tuổi, Nusret cuối cùng cũng thực hiện được khao khát của mình. Anh mở nhà hàng beefsteak nhỏ đầu tiên với 8 bàn ở Istanbul. Nhờ hương vị hấp dẫn, quán ăn của anh dần dần phát triển và thu hút thực khách. Dù đã làm chủ nhưng thánh meme vẫn chăm chỉ là việc 18 tiếng mỗi ngày, quản lý từng hoạt động trong nhà hàng để đảm bảo mọi thứ phải thật hoàn hảo.

Nhờ nỗ lực và kiên trì cũng như thái độ làm việc chăm chỉ, từ cậu bé quê nghèo đói, Nusret Gökçe giờ đây đã trở thành triệu phú và có cuộc sống thượng lưu trong mơ. Anh đã mang thương hiệu Nusr-Et của mình đến khắp các đất nước như Qatar, Ả Rập, Hy Lạp và cả Mỹ.

Cuộc đời kỳ tích của “thánh rắc muối” - meme quyền lực khắp MXH: Từ cậu bé bỏ học nghèo kiết xác đến triệu phú sau 1 đêm nhờ Internet - Ảnh 5.

Từ một người dưới đáy cùng xã hội, Salt Bae đổi đời nhờ cơ duyên Internet mang lại

Dù không khó để thấy những tấm ảnh sang chảnh, hưởng thụ của triệu phú 38 tuổi trên mạng xã hội, trong một cuộc phỏng vấn với NBC, thánh meme đình đám chia sẻ: “Tôi vẫn là tôi thôi, vẫn như thằng bé bán thịt chẳng có gì trong tay năm đó. Cuộc sống của tôi không thay đổi, tôi vẫn làm việc mỗi ngày từ sáng cho đến tối muộn”.

Nguồn: The Sun, NBC

Khám phá làng biệt thự Lagoon đẹp như cổ tích tại The Tropicana – NovaWorld Ho Tram

Khám phá làng biệt thự Lagoon đẹp như cổ tích tại The Tropicana - NovaWorld Ho Tram
Lấy cảm hứng từ những ngôi làng Giethoon bên dòng kênh lagoon thơ mộng (Hà Lan), cộng hưởng cùng hệ sinh thái rừng biển nguyên sơ Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), phân kỳ The Tropicana – NovaWorld Ho Tram mang đến không gian nghĩ dưỡng độc đáo giữa thiên nhiên nhưng vẫn trọn vẹn tiện ích hiện đại tại làng biệt thự Lagoon.

Câu chuyện từ ngôi làng Giethoorn

Giethoorn – ngôi làng nổi tiếng được ví như “Venice của phương Nam” nhờ kênh đào trải dài 7,5 km vắt qua các mái nhà mang hơi hướng Châu Âu cổ kính yên bình, cách Amsterdam (Hà Lan) 3 tiếng đi tàu.

Trong làng Giethoorn không tồn tại tiếng còi xe inh ỏi, mà chỉ có tiếng mái chèo khua nước, tiếng cây cỏ lao xao và âm thanh tươi vui của các loài thiên cầm.

Cả ngôi làng duyên dáng tràn ngập sự thanh bình với bầu không khí mát rượi trong lành, tách biệt khỏi nhịp sống đô thị dồn dập, xô bồ. Kiến trúc xây dựng của ngôi làng được bảo toàn từ thế kỷ 18, nhuốm đầy màu hoài cổ nên thơ.

“Ngôi làng” biệt thự Lagoon đầu tiên tại Hồ Tràm

Từ hệ thống cảnh quan kênh lagoon đặc biệt bao bọc quanh các căn biệt thự với chiều dài 3,8km, các kiến trúc sư đã mang hơi thở làng Giethoorn về với phân kỳ The Tropicana – NovaWorld Ho Tram.

Khám phá làng biệt thự Lagoon đẹp như cổ tích tại The Tropicana - NovaWorld Ho Tram - Ảnh 1.

Ngôi làng cổ Châu Âu dọc kênh Lagoon đầu tiên tại Hồ Tràm

Tại phân khu Lagoon rộng lớn 55 ha, những dãy biệt thự Lagoon chính là sự tái hiện “ngôi làng cổ tích” lãng mạn mang phong cách Châu Âu cổ, giúp du khách và gia chủ như được trải nghiệm vòng quanh thế giới ngay giữa lòng Hồ Tràm.

Không chỉ độc đáo bởi dòng kênh xanh ngắt chạy dọc các dãy nhà, những căn biệt thự ở khu Lagoon còn được ví như bức tranh sống động nhờ vào sắc hoa rực rỡ, cây xanh bóng mát bao phủ. Hệ thống kênh đào lagoon vừa tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp, yên bình, vừa góp phần điều tiết khí hậu giúp cho không khí trong ngôi nhà luôn mát mẻ, dễ chịu. Đây là nơi lý tưởng để thư giãn với những buổi trà chiều và tận hưởng ánh hoàng hôn; hoặc gia chủ có thể tự do chèo thuyền Kayak, đắm mình vào cảnh sắc thơ mộng.

Sự đa dạng kiến trúc tạo không gian nghỉ dưỡng hài hòa

Từ cảm hứng của những ngôi nhà ở Giethoorn, đội ngũ các kiến trúc sư đã sáng tạo nên nhiều mẫu nhà với đa dạng phong cách đặc trưng ở các vùng miền Châu Âu cổ, thỏa mãn gu thẩm mỹ riêng của gia chủ. Các mẫu biệt thự mang kiến trúc Gothic, Tudor, English Cottage, English Georgian, Tây Ban Nha,… đều hài hòa, đồng bộ từ cảnh quan đến tiện ích.

Khám phá làng biệt thự Lagoon đẹp như cổ tích tại The Tropicana - NovaWorld Ho Tram - Ảnh 2.

Mỗi khu biệt thự Lagoon tại The Tropicana mang lối kiến trúc riêng biệt, đem đến cho du khách và gia chủ những trải nghiệm thị giác ấn tượng.

Dọc theo dòng kênh lagoon len lỏi giữa tán rừng tự nhiên miền nhiệt đới Hồ Tràm, những ngôi biệt thự mang phong cách kiến trúc Gothic nổi lên mạnh mẽ nhờ tính đối xứng, hình khối được thiết kế khéo léo, hài hòa trong không gian sống.

Gần đó, cụm biệt thự Tudor là những ngôi nhà của lẽ tự nhiên, thuộc về những tâm hồn lãng mạn; đặc biệt dành riêng cho những chủ nhân yêu thích sự hoài niệm về những thời xa xưa cổ tích. Trong kiến trúc Tudor, kết cấu biệt thự mang những nét đặc trưng với lối thiết kế viền khung gỗ, có nhiều cửa sổ mở rộng hình chữ nhật để gia chủ dễ dàng hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ.

Phía bên kia dòng kênh lagoon, những ngôi biệt thự phong cách cổ kính – English Cottage mang nét đẹp truyền thống của miền Tây nước Anh, được cách tân bằng những màu sắc tươi sáng mang đến cảm giác ấm cúng, gần gũi và tạo nên điểm nhấn đầy năng động cho trục cảnh quan ven kênh.

Khám phá làng biệt thự Lagoon đẹp như cổ tích tại The Tropicana - NovaWorld Ho Tram - Ảnh 3.

Vẻ đẹp sang trọng của những ngôi biệt thự tạo điểm nhấn độc đáo trên dòng kênh Lagoon

Còn với những gia chủ yêu thích sự vương giả, sang trọng, chắc chắn sẽ “phải lòng” với kiểu kiến trúc Luxury Villa – Craftsman House. Ngôi nhà có sự phối trộn tinh tế các vật liệu tự nhiên như gỗ và đá đem đến vẻ đẹp khác biệt cho dòng biệt thự cao cấp tại khu Lagoon.

Sự đa dạng và hài hòa trong kiến trúc tạo nên một “ngôi làng” biệt thự lagoon giàu bản sắc riêng giữa thiên nhiên nguyên sơ. Sở hữu một ngôi nhà tuyệt đẹp và thanh bình giữa “vòng tay” thiên nhiên sẽ là thiên đường biệt lập để các gia đình nạp lại năng lượng, thư giãn và khởi động lại cơ thể cũng như trí óc trong sự thư thái tuyệt đối.

Cách TP HCM chỉ 90 phút di chuyển, được quy hoạch trong tổ hợp dự án NovaWorld Ho Tram với đa dạng tiện ích cao cấp: nông trại hữu cơ, công viên giải trí Tropicana Park, chuỗi shophouse quy tụ nhiều thương hiệu mua sắm, ẩm thực nổi tiếng, suối khoáng nóng Bình Châu, Safari, kết nối dễ dàng với khu vui chơi phía biển… dòng biệt thự Lagoon hứa hẹn vừa là nơi nghỉ dưỡng “chăm sóc sức khỏe” lý tưởng cho cả gia đình, vừa là tài sản sinh lời hấp dẫn qua nhiều thế hệ.

Nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập (18/09/1992- 18/09/2021), Novaland giới thiệu chương trình Tri ân Khách hàng với hàng loạt ưu đãi như: Tặng điểm thưởng Novaloyalty lên đến 29% tổng giá trị sản phẩm BĐS; tặng thêm 290 điểm thưởng Novaloyalty cho khách hàng sở hữu sản phẩm bất động sản đến ngày 30/09/2021; cam kết lãi suất đến 6,5 %/năm (có điều kiện và thời hạn áp dụng), ưu đãi 2%-5% khi đầu tư các sản phẩm thuộc thương hiệu NovaWorld, …

Ánh Dương / Theo Nhịp sống kinh tế / Cafe / VN

Nhà văn Hoàng Ngọc Phách – Tâm hồn trong sáng

Tiểu thuyết “Tố Tâm” không phải là cuốn sách duy nhất của nhà văn Hoàng Ngọc Phách, bút danh Song An

Trong cuộc đời lao động trí óc cần mẫn và khiêm nhường của mình, ông còn là tác giả của nhiều công trình khác. Đó là những cuốn như  “Thời thế với văn chương” – tiểu luận, phê bình văn thơ (1941), “Đâu là chân lý” (1941), “Bên bờ sông Lô” (1966), “Chuyện trường Cao đẳng sư phạm” (1968)… Ngoài ra, ông còn tham gia biên soạn nhiều công trình khác như “Cung oán ngâm khúc” (bình luận, hiệu đính, 1957), “Thơ văn Nguyễn Khuyến” – hợp soạn, nghiên cứu (1957), “Chèo và tuồng’ (1958), “Văn thơ Trần Tế Xương” (1958), “Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng” (biên soạn, tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959), “Nhị Độ Mai’ (1960), “Giai thoại văn học Việt Nam’ (1965), “Thơ văn Phan Châu Trinh” (1983)… Để làm được những công trình ấy, ngoài khả năng nghiên cứu, ông còn là một người thông thạo tiếng mẹ đẻ và nắm vững hai ngoại ngữ là tiếng Hán và tiếng Pháp.

Nhưng vì sao tiểu thuyết “Tố Tâm” lại như một tên riêng của Hoàng Ngọc Phách? Cuốn này, ông viết vào năm 1922. Năm đó Hoàng Ngọc Phách mới 26 tuổi. Và đến năm 1925, mới được ấn hành. Cuốn tiểu thuyết ra đời gây tiếng vang kinh ngạc trong giới trẻ nước ta. Trên khắp ba miền rộng lớn, đi lại còn khó khăn, nhưng giới trẻ đều đọc chung cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Giới nghiên cứu văn học nhận định, “Tố Tâm” là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên được viết bằng chữ Quốc ngữ. 

Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, tâm hồn trong sáng -0
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách.

Giải thích về sự thành công, nhà văn cho biết, ông sinh ở Hà Tĩnh trong một gia đình có truyền thống về khoa cử và văn học. Khi ra Hà Nội, học trường Bưởi, nhưng nhà văn được học một ông thầy người Pháp. Đó là ông Dufresne, học trò thường gọi là cụ “Phèn”. Ông này biết chữ Nho, giỏi tiếng Nam, rất thông thạo về phong tục, lịch sử, địa dư nước ta. Cậu học trò Song An thường được ông dắt về các vùng quê hàng tuần, hàng tháng trời, cùng thầy ghi chép, vẽ phong cảnh. Lúc đói, vào chùa xin phẩm oản…

Về Việt văn, ông được học các giáo sư như cụ Huấn Đan, cụ Bảng Mộng, cụ Tú Tiệp… Các cụ tuy dạy chữ Nho nhưng thường khuyến khích học trò về quốc văn, tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Mấy học trò yêu quốc văn, tụ thành nhóm, luyện tập. Bao nhiêu thơ văn nôm cổ, những Truyện Kiều, Phan Trần… thuộc gần hết.  Sau đó, nhà văn được tiếp thu tinh hoa văn học Pháp. Ông đọc Bourget, Barrès… nhưng thích nhất là những văn gia, thi sĩ thế kỷ 18 và 19 như Rousseau, Chateaubriand và bốn thi sĩ mà các ông gọi là tứ trụ – Lamartine, Hugo, Musset và Vigny. Những văn – thi sĩ đó hợp với tâm hồn thanh niên ta lúc bấy giờ.

Nhiều người nhận xét “Tố Tâm” chịu ảnh hưởng văn học Pháp. Nhà văn cho biết: Hồi ấy, ông muốn viết một cuốn tiểu thuyết khác hẳn những tiểu thuyết đã có. Về hình thức, ông sắp đặt theo những tiểu thuyết mới của Pháp, lối kể chuyện, tả cảnh đều theo văn chương Pháp. Về tinh thần, ông đem vào những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tích theo phương pháp của những nhà tâm lý tiểu thuyết có tiếng đương thời.

Khi “Tố Tâm” ra đời, nhiều người suy luận, các nhân vật giống người này, người kia ngoài đời. Nhà văn giải thích, chuyện đời đâu có giống tiểu thuyết. Người viết, tất nhiên, phải thêm bớt ít nhiều cho chuyện được mạch lạc, cấu trúc. Nhưng miêu tả tâm lý mà bịa chuyện thì không có nghĩa lý gì. Đã phân khải một việc ở cõi lòng thì việc đó tất phải hiển hiện, nhân vật phải có thật, và những tư liệu như thư tín, văn thơ trong chuyện đều phải có. Nếu không, câu chuyện của mình chỉ như một lâu đài bằng giấy ở giữa không gian, đứng vững sao được với giờ mưa ngày nắng?

Nhưng sau này, vào năm 2006, người Pháp đã dịch “Tố Tâm” ra tiếng Pháp. Tiểu thuyết được in trong bộ “Kiến thức về Phương Đông”, Nhà xuất bản Gallimard. Trong lời giới thiệu về “Tố Tâm”, Hiệp hội Pháp ngữ Prefasse đã dành những lời trang trọng: “Niềm thương cảm của độc giả khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản đã góp phần vào sự thay đổi tư duy của lớp trẻ thời đó. Và sức mạnh văn chương còn tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực khác đối với xã hội Việt Nam đương thời – nửa thực dân, nửa phong kiến.

Cuốn tiểu thuyết được viết bằng một ngôn ngữ thơ tinh tế, giọng điệu được thể hiện bằng nhiều âm sắc: Chúng ta nghe giọng của người kể chuyện, giọng Đạm Thủy, giọng Tố Tâm, những người mà chúng ta khám phá được cuốn nhật ký và những bức thư gửi Đạm Thủy. Câu chuyện ngắn gọn mà thấm thía kết thúc bằng những từ ngữ vạn kiếp bất phục. Mối tình của họ là  những trái tim thuần khiết. Câu chuyện cũng được kể bằng chữ Quốc ngữ thuần khiết của một nhà văn thuần khiết Việt Nam”.

Song cũng có những ý kiến khác. Nhà văn Đặng Thai Mai, trong hồi ký của mình, đã chỉ ra nguyên nhân sự thành công của “Tố Tâm”  cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Ông viết:  “Nói đến tiểu thuyết, thì những tác phẩm có nội dung yêu nước cố nhiên bị cấm không được phát hành và dầu có được in thành sách thì cũng bị tịch thu ngay. Chung quy chỉ có những tập truyện lãng mạn là có thể ra mắt công chúng. Thành thử tác phẩm gặp thời hơn hết lúc này lại là tập “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách. Một buổi tối, trong phòng nội trú năm thứ ba trường trung học Vinh, chúng tôi đã giật mình tỉnh giấc khi nghe hai cậu bạn sụt sùi, thút thít dưới một cái chăn mỏng, chúng tôi ghé lại giường, thì ra hai anh bạn đang sống như Tố Tâm và Đạm Thủy dưới ánh sáng của phòng nội trú ở trường Quốc học Vinh, hai trang sách “Tố Tâm” đang được mở rộng trên gối”.

Nhưng ngoài đời, nhà văn Hoàng Ngọc Phách không ủy mị như những nhân vật của mình. Dạo học ở trường Bưởi, nhà văn tương lai luôn là một chàng trai hiếu động, tinh nghịch. Cùng bạn bè, ông đặt những biệt hiệu đáo để cho các giáo viên Pháp không tôn trọng học sinh. Cùng với cậu bạn Hồ Trọng Hiếu – nhà thơ Tú Mỡ sau này, họ còn đặt ra hai trường phái là “thơ thơm” và “thơ thối”. Thơ “thơm” ca ngợi cảnh thiên nhiên. Thơ “thối” đả kích những hành vi chướng tai gai mắt. Ông còn viết báo rất nhiều. Ông cộng tác với tờ báo nhất là tờ Nam Phong, đặc biệt là chuyên mục “Văn chương với nữ giới” kéo dài nhiều tháng.

Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, tâm hồn trong sáng -0
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách thời viết “Tố Tâm”.

Trả lời câu hỏi, tại sao sau “Tố Tâm”, ông không sáng tác thêm? Nhà văn trả lời chân thành: Có người cho rằng, ông sợ viết quyển sau không bằng. Sự thực không phải thế. Sau khi ra trường, đi làm, có rất ít thời gian rỗi. Khi đi học, ông tưởng sau này đi làm, sẽ có nhiều thời giờ. Nhưng khi đi làm, nào chức vụ, nào gia đình, không mấy lúc có thì giờ để nghĩ đến một công việc công phu hàng tháng. Thứ nhất, ông ở tỉnh lẻ, có nhiều cái bất lợi cho sự làm văn. Muốn khảo gì, sách thiếu. Xung quanh mình, bạn bè không có chí hướng như mình, không có người khuyến khích. Ngoài ra, lại còn việc xã hội, mình đã có chút địa vị, không mấy việc mình có thể bỏ qua… Vả chăng, sức yếu, làm việc thường đã thấy mệt, nên cũng nản viết văn.

Năm 1922, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, ông dạy học ở trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi. Thực dân Pháp ép ông phải có những biện pháp cứng rắn đối với những sinh viên tham gia biểu tình. Nhưng ông làm ngơ.  Sau đó, ông bị thuyên chuyển xuống Hải Phòng. Ở đây, vừa dạy học, ông vừa tổ chức những buổi diễn thuyết, những buổi diễn kịch. 

Năm 1931, nhà giáo lên Lạng Sơn, tiếp tục công việc dạy học. Năm 1935 ông chuyển về  Bắc Ninh. Tại đây, ông tham gia Hội Khuyến học, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Năm 1945, với cương vị và học vấn của mình, ông là một trong những người tích cực trong cuộc Tổng khởi nghĩa và giải quyết những vấn đề khó khăn trong thời kỳ đầu cách mạng.

Về đời tư của ông, trong hồi ký “Những năm tháng ấy” nhà văn Vũ Ngọc Phan kể, một hôm, ông Hoàng Ngọc Phách đến chơi. Bà Hằng Phương, vợ ông Vũ Ngọc Phan đã nhắc đến tiểu thuyết “Tố Tâm” và đọc câu của Đạm Thủy mừng Tố Tâm lấy chồng. Ông Phách rất cảm động. Ông Phan hỏi: “Tôi xin hỏi thật bác, Đạm Thủy có phải là hình ảnh của bác thời xưa không?”. Ông Phách trả lời: “Nhân vật chính trong tác phẩm của mình thế nào chả có một phần mình, dù là phần rất nhỏ”. Ông Phan nhận xét: “Đó là câu tâm sự và đó cũng là một nhận định xác đáng của một tác giả lão thành về người viết tiểu thuyết và tiểu thuyết”.

Thế hệ tôi, những học sinh trung học phổ thông hệ 10 năm (1975-1978) cũng được học trong trường, trích đoạn “Tố Tâm”. Chưa kịp tìm sách đọc, chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra. Chúng tôi nhập ngũ. Ở chiến trường, tôi mang chuyện “Tố Tâm” kể với Lê Minh Quốc, bạn cùng đơn vị, sau là nhà thơ nổi tiếng. Quốc đã đọc “Tố Tâm”. Một ngày đẹp trời, dạo chưa có internet, Quốc gửi tôi cuốn tiểu thuyết này.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, Quốc còn biết, ở Hà Nội có một phố được mang tên nhà văn. Rồi Quốc ra Hà Nội. Tôi chở Quốc đến thăm phố Hoàng Ngọc Phách ở Láng Hạ. Ngồi trong quán cà phê trên phố, Quốc còn kể cho tôi về luận án của Hoàng Ngọc Phách làm để tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm: “Bàn về gia đình Việt Nam và ảnh hưởng luân lý của gia đình” (La famille Annamite et son influence morale). Khi làm luận văn, ông đã xem hết những sách của các tác giả người Âu nói về gia tộc Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. Rồi chúng tôi lên trường Bưởi – Chu Văn An, nơi ngày xưa nhà văn Hoàng Ngọc Phách là học trò. Nhớ lại những trang hồi ức về trường xưa của nhà văn, chúng tôi vẫn thấy Hồ Tây, nhưng không còn thấy bóng núi Tam Đảo xa xa như ngày nhà văn đi học. Nhà cao tầng phía đó như những chiến hạm che khuất tầm nhìn. Và bầu trời không còn xanh như xưa. Nhưng nhớ Đạm Thủy – một dòng sông trong sạch. Nhớ Tố Tâm, một trái tim thuần khiết. Như nhà văn, nhà giáo Hoàng Ngọc Phách giản dị, sâu sắc và khiêm nhường.

Và cuộc đời nhà văn Hoàng Ngọc Phách cũng gần như hình đồng dạng với tác phẩm yêu quý của ông. Năm ông 20 tuổi, gia đình quyết định cưới vợ cho chàng sinh viên trường Bưởi. Cô dâu là người cùng quê, có cha tham gia Phong trào Cần Vương. Khi tốt nghiệp, ông bắt đầu viết “Tố Tâm”. Lúc đầu, ông chỉ cho một người bạn thân là Lê Hữu Phúc và hai cô giáo đọc. Mãi đến khi sách được in, vợ ông mới được đọc. Bà có ý kiến: “Truyện cũng hay đấy, nhưng câu cuối thì không thích: “Ngẫm như những lúc tôi được hưởng điều hoan lạc, nghĩ đến nàng thiệt phận thì lại chạnh lòng, mà bây giờ nhiều khi trông cảnh nhớ người, thấy dấu tích như hồn ai còn vương vít”.

Người vợ tảo tần của nhà văn mất năm 1948, khi gia đình tản cư lên Bắc Giang. Cô Hoàng Thị Thục, con gái thứ hai của nhà văn kể, nhiều khi bố cô đi làm về, bước vào nhà, lại hỏi như mọi lần: “Mẹ đâu?”, các con thưa: “Mẹ mất rồi”. Ông ngồi cúi đầu, lặng lẽ hồi lâu, không nói gì. Khi vợ mất, nhà văn mới 53 tuổi. Các con hỏi, sao bố không lấy vợ khác? Ông trả lời: “Đến một tuổi nào đó, người ta không sống vì mình, mà vì con cái”.

Van nghệ CA / Đoàn Tuấn

Facebook một lần nữa bị “lật mặt”

Minh họa: Solen Feyissa/Unsplash

Trong phiên điều trần trước Tiểu ban Thương mại Thượng viện về Bảo vệ người tiêu dùng vào ngày 5 Tháng Mười, bà Frances Haugen, 37 tuổi đã kêu gọi Quốc hội Mỹ sớm hành động chống lại nền tảng truyền thông xã hội này. Haugen là người tố cáo Facebook và cung cấp hàng chục nghìn trang nghiên cứu nội bộ và tài liệu cho thấy công ty đã nhận thức được các vấn đề tiêu cực khác nhau do ứng dụng của họ gây ra, gồm cả hiệu ứng “độc hại” tiềm ẩn của Instagram đối với các cô gái tuổi teen, mà vẫn không làm gì!

Những gì được trình ra công chúng?

Frances Haugen, cựu giám đốc sản phẩm hỗ trợ nhóm chống gián điệp của Facebook, phụ trách các vấn đề liêm chính công dân tại công ty, trả lời những câu hỏi của các thượng nghị sĩ về những ảnh hưởng xấu của Facebook, Instagram đối với người dùng trẻ tuổi, và một số vấn đề khác. “Tôi ở đây hôm nay vì tôi tin rằng các sản phẩm của Facebook gây hại cho trẻ em, gây chia rẽ và làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta – bà mở đầu cuộc điều trần – Ban lãnh đạo của công ty biết cách làm cho Facebook và Instagram an toàn hơn nhưng họ đã không có những thay đổi cần thiết chỉ vì đặt lợi nhuận kếch xù lên trên an toàn của người dùng. Nếu Quốc Hội không hành động ngay lập tức, Facebook sẽ không tự giải quyết vấn đề. Tôi chấp nhận những rủi ro cho cá nhân vì thấy nếu chần chừ sẽ không còn kịp nữa”.

Haugen đặt câu hỏi trước Tiểu ban: “Khi phát hiện các công ty thuốc lá che giấu những tác hại do thuốc lá, chính phủ hành động ngay. Khi phát hiện ra ngồi xe hơi an toàn hơn nếu thắt dây an toàn, chính phủ cũng hành động ngay. Đối với các công ty che giấu bằng chứng về tác hại của opioid cũng thế. Nay, tôi khẩn cầu Quốc Hội hãy làm như thế với Facebook”. Sau phiên điều trần, Facebook đưa ra một tuyên bố để cố làm mất uy tín Haugen, được người phát ngôn Andy Stone đăng trên Twitter với nội dung: “Hôm nay, Tiểu ban Thương mại Thượng viện đã tổ chức cuộc điều trần với một cựu giám đốc sản phẩm của Facebook, người đã làm việc cho công ty chưa đầy hai năm, chưa có báo cáo trực tiếp nào và chưa bao giờ tham dự cuộc họp quan trọng mang tính quyết định với các giám đốc điều hành cấp! Chúng tôi không đồng ý với bà ấy về nhiều vấn đề mà chỉ đồng ý một điều: Đã đến lúc cần tạo ra các quy tắc tiêu chuẩn mới cho internet”.

Facebook không xa lạ với những chỉ trích. Đây cũng không phải lần đầu tiên công ty là chủ đề của một cuộc điều trần tại Quốc Hội. Và cũng không phải là lần đầu tiên Facebook bị lao đao bởi một người tố giác. Nhưng các tài liệu và cung chứng thêm sắp tới của Haugen được đưa ra trong bối cảnh mạng xã hội lớn nhất thế giới này đang chịu sự giám sát chặt chẽ hơn về quyền lực, bảo mật dữ liệu, và ngày cành bị lưỡng đảng chỉ trích về những tác động xấu của nó đối với trẻ em.

Bà Frances Haugen trong phiên điều trần Quốc Hội, ngày 5 Tháng Mười 2021 (ảnh: Jabin Botsford-Pool/Getty Images)

Trận chiến không khoan nhượng

Tố cáo của Haugen được đưa ra sau một ngày sau khi Facebook, WhatsApp và Instagram bất ngờ bị “sập” trong khoảng sáu tiếng đồng hồ vào thứ 4 Tháng Mười. Haugen tận dụng “tai nạn” mà Facebook gọi là “vấn đề kỹ thuật nội bộ” này để nhấn mạnh: “Hơn 5 giờ không vào được Facebook là 5 giờ Facebook không thể tăng thêm chia rẽ, thêm bất ổn cho nền dân chủ… Nói vậy để thấy quyền năng của Facebook là rất lớn. Nhưng chúng ta chỉ thực sự tận hưởng mạng xã hội này để kết nối với nhau khi nó không phá vỡ nền dân chủ, không đưa con cái chúng ta vào nguy hiểm và gieo rắc bạo lực sắc tộc trên toàn thế giới. Muốn vậy phải có sự thay đổi. Quốc Hội hoàn toàn có thể thay đổi các quy tắc mà Facebook thực hiện và ngăn chặn nhiều tác hại mà nó đang gây ra”.

Ngoài việc cung cấp các tài liệu tố cáo, câu chuyện cá nhân của Haugen cũng trở thành thời sự. Bà bắt đầu vào làm việc tại Facebook năm 2019 sau một thời gian làm việc cho các công ty công nghệ nổi tiếng khác như Google và Pinterest. Tâm sự với Wall Street Journal, bà cho biết từng đánh mất tình bạn do thông tin sai lệch trên mạng. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội bắt đầu được bà quan tâm. “Tôi lên tiếng không phải để triệt tiêu Facebook mà là để… cứu nó. Sự thật là cho đến thời điểm này, chưa có ai bắt Mark Zuckerberg phải chịu trách nhiệm trước các tiêu cực của Facebook, trừ… chính anh ta!”. Cách nay một tháng, Haugen đã nộp ít nhất tám đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (Securities and Exchange Commission) tố cáo Facebook…

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Richard Blumenthal, Chủ tịch Tiểu ban Thương mại Thượng viện bày tỏ lòng biết ơn với Haugen vì đã “dám đương đầu với một trong những tập đoàn khổng lồ quyền lực nhất trong lịch sử thế giới!”, đồng thời ông nhấn mạnh: “Những thiệt hại mà Facebook gây ra sẽ ám ảnh cho cả một thế hệ!”. Một thượng nghị sĩ khác hỏi Haugen: “Liệu Facebook có được sử dụng bởi các lãnh đạo độc tài và khủng bố trên thế giới?”. Bà cho biết: “Chắc chắn có và Facebook rất biết điều đó. Nhóm của tôi đã trực tiếp theo dõi người Trung Quốc vào Facebook để trấn áp các tài khoản của người Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi phát hiện chính phủ Iran tiến hành hoạt động gián điệp nhắm vào các tổ chức chống đối trên Facebook. Việc Facebook thiếu nhân sự trong các đội chống gián điệp và chống khủng bố cũng là vấn đề an ninh quốc gia. Tôi rất lo ngại về lỗ hổng của Facebook đối với an ninh quốc gia Mỹ”.

Lần đồng thuận hiếm hoi của hai đảng

Tuần trước, Antigone Davis, người đứng đầu toàn cầu về an toàn của Facebook, cũng bị các thành viên của Tiểu ban Thương mại chất vấn sau bài báo điều tra của The Wall Street Journal về tác động của Facebook đối với những người dùng trẻ tuổi. Davis bác bỏ ý kiến ​​cho rằng bài báo là một “quả bom” nhưng bà không hứa công bố công khai và đầy đủ nghiên cứu nội bộ, nêu lý do “để bảo vệ quyền riêng tư”. Bà cho biết Facebook đang có thêm những nghiên cứu khác để điều chỉnh hoạt động. Nhưng bài báo và áp lực mới từ các nhà lập pháp có thể đã dẫn đến việc buộc Instagram ngưng kế hoạch giới thiệu một phiên bản dành cho trẻ em dưới 13 tuổi. Trước cuộc điều trần của Haugen, Instagram tuyên bố tạm dừng dự án.

Tối 5 Tháng Mười, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đưa ra một tuyên bố từ trên trang Facebook cá nhân, giải trình việc Facebook (Instagram, WhatsApp) bị sập, về tố cáo của Haugen và nhấn mạnh: “Các công ty công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng nhu cầu tham gia mạng xã hội của giới trẻ vừa giữ an toàn cho họ. Đã 25 năm kể từ khi các quy chuẩn cho Internet được cập nhật lần cuối. Thay vì chờ chúng tôi đưa ra các quyết định xã hội thuộc phạm trù lập pháp, Quốc Hội phải làm công việc này!”.

Trước đó, Mark Zuckerberg cũng phản pháo lại những chỉ trích và than phiền “Những tin đồn gần đây đã vẽ một bức tranh sai lệch về công ty chúng tôi”. Trong lá thư gửi nhân viên, ông nhấn mạnh: “Nhiều tố cáo không có ý nghĩa gì, chỉ làm suy yếu chính sách kiểm soát những nội dung có hại, tăng cường sự minh bạch và tiến hành một cuộc nghiên cứu lớn để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến an toàn, hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của công chúng”.

Facebook hiện có 2.7 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng (theo số liệu của công ty). Hàng trăm triệu người cũng sử dụng các sản phẩm khác của Facebook, như WhatsApp và Instagram. Đây là lần hiếm hoi mà các thượng nghị sĩ Cộng Hòa và Dân Chủ thống nhất về một chủ đề. Các thượng nghị sĩ cánh tả và cánh hữu đều bày tỏ lo ngại gã khổng lồ truyền thông xã hội phát triển quá lớn và quá quyền lực.

Lương Thái Sỹ / Saigon Nhỏ

The Great Resignation – Đại khủng hoảng lao động: Làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên thế giới vì quá stress và chán nản sau đại dịch

The Great Resignation - Đại khủng hoảng lao động: Làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên thế giới vì quá stress và chán nản sau đại dịch
Hàng triệu người Mỹ đã nghỉ việc mỗi tháng trong vài tháng qua, điều chưa từng xảy ra từ tháng 12/2000.

Theo tờ Business Insider, thế giới đang trải qua một cuộc “đại khủng hoảng lao động” (The Great Resignation hay The Big Quit) khi làn sóng ồ ạt nghỉ việc diễn ra. Số liệu của Bộ thống kê lao động Mỹ (BLS) cho thấy có đến 4 triệu người nghỉ việc trong tháng 7/2021, tương đương gần 2,8% tổng lực lượng lao động và là mức cao nhất 20 năm qua.

Trên thực tế, hàng triệu lao động Mỹ đã bỏ việc trong vài tháng qua sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Tính đến cuối tháng 7/2021, khoảng 10,9 triệu việc làm đã đăng tuyển dụng ở Mỹ, một con số kỷ lục chưa từng có, qua đó cho thấy làn sóng nghỉ việc nghiêm trọng đến mức nào.

The Great Resignation - Đại khủng hoảng lao động: Làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên thế giới vì quá stress và chán nản sau đại dịch - Ảnh 1.

Số người bỏ việc gia tăng khiến lượng tuyển dụng đi lên đột biến tại Mỹ (triệu người).

Xin được nhắc là trong khoảng tháng 12/2000 đến đầu năm 2020 trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ nghỉ việc ở Mỹ không bao giờ vượt quá 2,4% tổng lực lượng lao động. Nguyên nhân chính là do công việc trả lương tốt, nền kinh tế ổn định về dài hạn và sự tin tưởng của người dân với sự nghiệp của mình.

Vậy chuyện gì đang diễn ra khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và mọi người có cơ hội đi làm sau quãng ngày dài phải ở nhà, thế nhưng họ lại quyết định nghỉ việc hàng loạt?

Cân bằng cuộc sống

Trào lưu nghỉ việc ồ ạt bắt đầu từ mùa thu năm 2021 đến hiện tại. Thuật ngữ “The Great Resignation” được sử dụng lần đầu bởi giáo sư Anthony Klotz của trường đại học A&M Texas ám chỉ việc lượng người nghỉ việc tại Mỹ ngày một nhiều.

Theo Business Insider, các lao động hiện nay, đặc biệt là trong ngành công nghệ và y tế không còn cảm thấy giá trị của công việc nữa. Vấn đề không chỉ nằm ở chuyện tiền lương mà còn liên quan đến sự cân bằng cuộc sống.

“Đại dịch đã khiến mọi người có suy nghĩ thấu đáo hơn về giá trị cuộc sống. Ý tưởng cứ chăm chỉ làm việc xây dựng sự nghiệp và thành công sẽ đến đã không còn thịnh hành nữa”, CEO Jerome Ternynck của ứng dụng tuyển lao động SmartRecruiters nhận định.

Thật vậy, việc các công ty dồn nén công việc cho các lao động làm ở nhà, đặc biệt là trong ngành công nghệ, y tế đã khiến rất nhiều người bị stress sau đại dịch. Cái mác “làm việc ở nhà” đôi khi khiến nhân viên chịu giám sát nhiều hơn, họp hành bất kể giờ giấc trong khi họ còn phải lo thêm cả việc nhà.

Khảo sát của Microsoft cho thấy 41% lao động trên thế giới đang nghĩ đến chuyện bỏ việc sau đại dịch. Hãng tin CNBC thì cho biết 55% người Mỹ muốn chuyển công tác hoặc nghỉ ngơi một thời gian sau quãng thời gian quá căng thẳng vì “làm việc ở nhà”.

The Great Resignation - Đại khủng hoảng lao động: Làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên thế giới vì quá stress và chán nản sau đại dịch - Ảnh 2.

Đồng quan điểm, nghiên cứu của McKinsey cho thấy 40% lao động trên thế giới sẽ bỏ việc trong vòng 3-6 tháng tới. Khoảng 2/3 trong số những người được hỏi cho biết họ sẽ nghỉ ngơi một thời gian chứ không xin việc khác.

Báo cáo của McKinsey cho thấy phần lớn nhân viên nghỉ việc chẳng phải vì tiền mà do họ không còn cảm thấy hứng thú với công việc nữa. Rất nhiều nhân viên đã bỏ việc để tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống sau quãng thời gian quá tải.

Việc phải ở nhà dài ngày nhưng không có thời gian cho gia đình hay làm những điều mình thích đã khiến một bộ phận lao động nhận ra họ đã bỏ lỡ điều gì khi cắm đầu vào làm việc và họp hành.

Tìm kiếm cơ hội tốt hơn

Tờ Business Insider cho biết một yếu tố nữa khiến người nghỉ việc gia tăng sau đại dịch là do sự bùng nổ của thị trường lao động. Thị trường trở nên khan hiếm lao động sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại do hàng loạt nhân viên vẫn bị giãn cách hay trở về quê chưa trở lại được.

Hệ quả là hàng loạt nhà máy, doanh nghiệp thiếu hụt lao động, tạo cơ hội cho mọi người chuyển việc với mức đãi ngộ tốt hơn.

Một cuộc khảo sát cho thấy cứ 4 người Mỹ thì có 1 người chuyển việc sang công ty mới và khoảng 26% số lao động có mức lương cao hơn ít nhất 10% so với trước đại dịch.

The Great Resignation - Đại khủng hoảng lao động: Làn sóng nghỉ việc ồ ạt trên thế giới vì quá stress và chán nản sau đại dịch - Ảnh 3.

Lao động bỏ việc để tìm lối thoát cho tình trạng quá stress và chán nản.

Trong khi đó, nghiên cứu của Bankrate công bố vào tháng 8/2021 cho thấy trào lưu làm ở nhà khiến mọi người có cơ hội làm việc tự do thời gian hơn nhưng cũng khiến họ dễ dàng tiếp xúc được với nhiều nguồn tuyển dụng hơn qua thiết bị công nghệ.

Hãng tin CNBC thì cho hay đại dịch khiến nhiều người thích làm việc tự do về thời gian hơn. Khảo sát cho thấy khoảng 56% lao động Mỹ ưu tiên yếu tố tự do, thoải mái lên hàng đầu, sau đó mới là mức lương và độ ổn định của công việc.

Thậm chí kể cả với những lao động thu nhập thấp, khoảng 52% người được hỏi cũng đặt yếu tố tự do thoải mái lên trước mức lương khi tìm việc sau đại dịch.

*Nguồn: Business Insider, CNBC, The Guardian

Theo Huyền Băng

Doanh nghiệp và tiếp thị