8 loài tê tê còn tồn tại trên quả đất

Thuộc họ Tê tê (Manidae), các loài tê tê là những động vật có vú kỳ độc đáo có lớp da được bảo vệ bằng vảy sừng. Chúng dùng móng vuốt ở chi trước để phá tổ kiến, mối rồi dùng lưỡi dài, dính để bắt mồi. Khi bị đe dọa, chúng cuộn tròn như quả bóng.  

Tê tê Ấn Độ (Manis crassicaudata) dài 45-75 cm, phân bố ở tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực phụ cận. Chúng có khả năng tự vệ trước cả loài hổ với những chiếc vảy xếp chồng và khả năng tiết chất lỏng có độc.

Tê tê Java hay tê tê Sunda (Manis javanica) dài 50-65 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Loài này sống một nửa thời gian trên cây và di chuyển khá vụng về bằng 4 chân trên mặt đất. Khi bị đe dọa, nó chạy bằng 2 chân sau, dùng đuôi để giữ thăng bằng.

Tê tê Philippine (Manis culionensis) dài 50-70 cm, là một loài tê tê đặc hữu của tỉnh Palawan ở Philippines. Loài này có quan hệ rất gần với tê tê Java, được phân biệt nhờ nhờ tỷ lệ cơ thể trên đuôi nhỏ hơn, vảy nhỏ hơn và đầu ngắn hơn.

Tê tê vàng hay tê tê Trung Quốc (Manis pentadactyla) dài 40-58 cm, sống ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Tê tê vàng cùng tê tê Java và tê tê Philippine là ba loài cực kỳ nguy cấp trong 8 loài tê tê. Chúng thường bị săn bắt và buôn bán trái phép vì những công dụng không kiểm chứng được trong y học cổ truyền Trung Hoa.

Tê tê khổng lồ (Manis gigantea) dài 124-140 cm, là loài tê tê lớn nhất, sinh sống ở châu Phi với phạm vi trải dài dọc theo đường xích đạo từ Tây Phi đến Uganda. Loài này thường đi bằng hai chân sau, giữ thăng bằng nhờ chiếc đuôi dài và dày để tránh làm tổn hại bộ móng rất lớn ở chi trước.

Tê tê đất (Manis temminckii) dài 40-50 cm, là loài tê tê duy nhất sống ở phía Nam và Đông châu Phi. Chúng thường bị người dân địa phương săn bắt để lấy vẩy dùng làm bùa yêu.

Tê tê cây (Manis tricuspis) dài 35-46 cm, phân bố ở châu Phi xích đạo. Chúng có lông ở mặt dưới cơ thể màu sáng và các vảy có ba đầu nhọn (có thể mòn đi theo thời gian) đặc trưng.

Chùm ảnh: điểm danh 8 loài tê tê còn tồn tại trên quả đất

Tê tê đuôi dài (Manis tetradactyla) dài 30-40 cm, cư trú trên các tán rừng cao ở Tây Phi. Chúng có đuôi dài bằng hai phần ba cơ thể, dùng để nắm vào cành cây khi leo trèo.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Người đàn ông 32 tuổi nhập viện do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm làm tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia

DÙ 3 LOẠI THỰC PHẨM NÀY ĐỀU LÀ THỨC ĂN QUEN THUỘC VÀ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI YÊU THÍCH NHƯNG CHÚNG CŨNG CHÍNH LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CƠN NHỒI MÁU NÃO CHO NGƯỜI ĐÀN ÔNG 32 TUỔI CẢ ĐỜI CHƯA ĐỤNG TỚI RƯỢU BIA NÀY.

Mạch máu là “đường ống” vận chuyển máu và duy trì các chức năng quan trọng khác nhau của cơ thể, chằng chịt trong cơ thể con người, trừ những vị trí riêng lẻ, chúng hầu như ở khắp cơ thể và có vị trí quan trọng. Mạch máu có thể được chia thành 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch, mỗi loại có giá trị khác nhau, nhưng chúng đều không thể thay thế được.

Khi hàm lượng cholesterol hoặc triglyceride trong máu tăng cao có thể gây tắc nghẽn mạch máu, gây ra các bệnh về tim mạch, nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Người đàn ông 32 tuổi nhập viện do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm làm tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia - Ảnh 1.

Xiao Zhang, năm nay 32 tuổi ở Trung Quốc, là giám đốc của một công ty. Mặc dù công việc đòi hỏi anh phải tham gia nhiều bữa tiệc khác nhau nhưng anh luôn không uống rượu. Mọi người đều biết thói quen của anh ấy, vì vậy không bao giờ mời hoặc cố gắng ép anh uống cả.

Cách đây 6 tháng, Xiao Zhang phát hiện thấy lipid trong máu cao khi khám sức khỏe và hàm lượng triglyceride đạt 8,0. Bác sĩ nhắc nhở anh nên chú ý đến chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn, nếu không anh có thể có nguy cơ bị nhồi máu não. Tuy nhiên, Xiao Zhang lại không để tâm lắm đến những lời khuyên của bác sĩ.

Người đàn ông 32 tuổi nhập viện do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm làm tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia - Ảnh 2.

Anh cho rằng mình còn trẻ, cơ thể rất cường tráng chắc chắn sẽ không bao giờ mắc căn bệnh nhồi máu não. Tuy nhiên, Xiao Zhang phải nhập viện do nhồi máu não sau đó chỉ vài tuần. Sau khi trao đổi, bác sĩ cho rằng nguyên nhân có thể là do 3 loại thực phẩm này, tất cả đều gây tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia hay chất béo.

1. ỚT

Xiao Zhang rất thích ăn cay, mỗi ngày anh sẽ thêm một ít ớt vào bữa ăn của mình để tăng hương vị.

Ớt là một loại cây thảo, quả thường có hình bầu dục hoặc thuôn dài, là một loại thực phẩm có vị cay, có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng.

Tuy nhiên, ớt có thể khiến lượng máu lưu thông tăng mạnh, nhịp đập của tim cũng tăng khiến huyết áp và lipid máu tăng lên đáng kể.

Người đàn ông 32 tuổi nhập viện do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm làm tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia - Ảnh 3.
2. DƯA CHUA

Dưa chua là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến ở nước ta, có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, ăn cùng với các món nướng, chiên rất ngon, được nhiều người yêu thích và Xiao Zhang cũng không ngoại lệ.

Nhưng dưa muối là một loại thực phẩm được chế biến bằng cách ngâm thực phẩm với nhiều muối ăn trong thời gian dài, trong quá trình muối chua sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tạo ra một lượng lớn nitrat. Khi ăn nó vào sẽ tạo ra những thay đổi áp suất thẩm thấu của cơ thể con người, gây mất nước, độ nhớt của máu tăng lên và các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn.

Người đàn ông 32 tuổi nhập viện do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm làm tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia - Ảnh 4.
3. TRÀ SỮA

Trà sữa là một loại thực phẩm giàu calo và đường, chứa nhiều axit béo no làm đẩy nhanh quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể, hàm lượng chất béo trong máu tăng mạnh làm mạch máu bị tắc nghẽn.

Ba loại thực phẩm trên có mức độ nguy hại đến tắc nghẽn mạch máu khác nhau, mọi người cần chú ý, giảm lượng thức ăn này càng nhiều càng tốt để mạch máu sạch hơn và không bị tắc nghẽn.

Người đàn ông 32 tuổi nhập viện do nhồi máu não, bác sĩ chỉ ra 3 loại thực phẩm làm tắc nghẽn mạch máu mạnh hơn cả rượu bia - Ảnh 5.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This

Theo Golf / Pháp luật & Bạn đọc

Thâm Tâm và sự thật về T.T.Kh * Nguyễn Vỹ

Nhà thơ Thanh Tâm (1917-1950)

(tt) Năm 1936-37, có xuất hiện ở phố Chợ Hôm, ngoại ô Hà Nội, một nhóm văn sĩ trẻ với bút hiệu là Trần Huyền Trân, Thâm Tâm và một vài người khác nữa. Ít ai để ý đến họ. Có lẽ vì họ là những người còn quá trẻ : Huyền Trân và Thâm Tâm đều mới 18, 19 tuổi, và mới bắt đầu viết văn, chưa có gì đặc sắc. Lớp văn sĩ đi trước không chú ý đến họ.

Nhưng họ dễ thương, vui vẻ, hồn nhiên, an phận ở một vị trí khiêm tốn, chẳng thân với ai, cũng chẳng làm phiền lòng ai. Họ sống một thế giới riêng của họ, không chung đụng với những nhóm đã nổi tiếng ít nhiều trong làng Văn, làng Báo lúc bấy giờ.

Họ có một tờ tuần báo nhỏ, tên là Bắc Hà ở phố Chợ Hôm, nơi đây họ làm văn nghệ với nhau, với lối tài tử hơn là chuyên nghiệp. Tờ báo Bắc Hà bán không chạy lắm tuy có vài mục hài hước vui nhờ mấy bức vẻ của Tuấn Trình và nhiều cố gắng hứa hẹn trên bình diện văn chương. Hăng hái nhất và đóng vai chủ động trong tuần báo Bắc Hà là Trần Huyền Trân. Thâm Tâm, biệt hiệu của Tuấn Trình, vẽ nhiều hơn là viết, thỉnh thoảng đăng một vài bài thơ, vài mẩu chuyện ngắn. Đôi khi thấy xuất hiện trên mặt báo vài ba bài thơ có tính cách ca dao ái tình của Nguyễn Bính, học sinh lớp Nhất, trường tiểu học Hà Đông. Nguyễn Bính thi rớt nghỉ học luôn.

Tuy không chơi thân, tôi quen biết Trần Huyền Trân khá nhiều, vì anh ta ở trọ một căn nhà trong ngõ Khâm Thiên, phía sau chợ. Tôi ở một gác trọ cuối đường Khâm Thiên, gần Ô Chợ Dừa. Thường đi một con đường nên chúng tôi thường gặp nhau và quen nhau. Đôi khi Trần Huyền Trân nhờ tôi viết bài cho tuần báo Bắc Hà “cho vui” vì không có tiền nhuận bút. Để tỏ tình thông cảm văn nghệ, tôi có viết một chuyện ngắn khôi hài và chỉ có một lần. Trong một số báo đặc biệt Mùa Hè, Tuấn Trình có vẽ một cặp Bạch Nga bơi trên Hồ Hoàn Kiếm và ghi ở dưới :

“Nguyễn Vỹ và Mộng Sơn”

Tôi quen biết Tuấn Trình là do Trần Huyền Trân giới thiệu. Nhà anh ở Chợ Hôm, cách chợ độ ba bốn trăm thước. Anh đẹp trai, y phục lúc nào cũng bảnh bao, người có phong độ hào hoa, lịch thiệp. Tôi thấy ở Sài Gòn có anh Hoàng Trúc Ly, nhà văn, giống na ná Tuấn Trình về dáng điệu cũng như tính tình, tư cách. Nhiều khi gặp Hoàng Trúc Ly trên đường Bô-Na, Sài Gòn, tôi quên lửng, cứ tưởng gặp Tuấn Trình trên phố chợ Hôm, Hà Nội.

Một buổi chiều gần tối, Tuấn Trình đi lang thang gần chợ Khâm Thiên. Tôi từ Hà Nội về nhà, tưởng anh ta đến Trần Huyền Trân, nhưng anh bảo : “Thằng Huyền Trân nó đi đâu, không có nhà.” Tôi rủ anh về gác trọ của tôi ở cuối phố. Hôm ấy tôi có vài chục bạc trong túi, có thể làm một tiệc bánh giò chả lụa với Tuấn Trình. Tôi bảo anh ở lại ngủ với tôi cho vui.

Đêm ấy cao hứng, Tuấn Trình ngà ngà say rượu Văn Điển, kể chuyện tình của anh với cô Khánh cho tôi nghe.

Trần Thị Khánh là một cô học trò lớp Nhất trường tiểu học Sinh Từ. Thi hỏng, cô ở nhà giúp mẹ làm việc nội trợ. Nhà cô cũng ở đường Sinh Từ, ngay cạnh Thanh Giám, nơi đền thờ Khổng Tử. Thanh Giám là một thắng cảnh Hà Nội, đã liệt vào cổ tích Việt Nam, xây cất từ đời nhà Lý, tu bổ dưới đời nhà Lê, hình chữ nhật, chung quanh xây tường đá ong, cao độ hai thước. Đền thờ ở trong cùng, trước đền có Hồ Tròn, hai bên họ có dựng nhiều tấm bia ghi tên các Tiến Sĩ đời nhà Lê. Vào Thanh Giám có cổng Tam quan lớn, trước cổng có tấm bia đề hai chữ Hán : “Hạ mã”, và hai trụ cao. Trong vườn trồng rất nhiều cây cổ thụ và các cây kiểng, nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ, cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò tâm sự. Trước kia có một bầy quạ chiều tối bay về đây ngủ, cho nên người Pháp cũng gọi là “Pagode des Corbeaux” (Chùa Quạ) ngoài danh từ lịch sử “Temple de Confucius.”

Cô nữ sinh Trần Thị Khách là một thiếu nữ đẹp, nét đẹp mơn mởn của cô gái dậy thì, thùy mị, nết na, nhưng không có gì đặc biệt. Tuấn Trình có người cô, nhà ở phố chợ Cửa Nam, gần Sinh Từ. Anh thường đến đây và thường trông thấy cô Khánh đi chợ mỗi buổi sáng. Lúc ấy vào khoảng tháng 2, năm 1936, họa sĩ Tuấn Trình (tên gọi hồi đó) mới 19 tuổi, và cô Khánh 17 tuổi, thi rớt tiểu học, và đã nghỉ học từ Mùa Hè năm trước. Tuấn Trình cũng mới bắt đầu vẽ và viết chút ít trong tờ tuần báo Bắc Hà của Trần Huyền Trân vừa xuất bản.

Sau một vài tháng theo dõi, Tuấn Trình làm quen được với cô Khánh và gởi báo Bắc Hà tặng cô. Cô gái 17 tuổi, cảm mến người nghệ sĩ tài hoa, tình yêu chớm nở như cành hoa Antigone trắng cũng vừa chớm nở trong tháng đầu Hè trước sân cô.

Antigone là loại hoa của người Pháp đem qua hồi đầu thế kỷ, không thơm nhưng đẹp. Nó là loại hoa dây, lá giống như lá nho. Nó có hai loại, loại hoa trắng và hoa hồng. Hoa nở vào đầu Mùa Hè, thành những chùm rất dễ thương, nụ hoa giống hình trái tim nho nhỏ. Ở Hà Nội người ta trồng rất nhiều và bán cũng rất nhiều trong chợ Đồng Xuân, cũng như chợ Hoa, bờ hồ Hoàn Kiếm. Cắm nó vào lọ để phòng khách, nó buông ra một vẻ đẹp lãng mạn, khả ái lắm. Người Bắc gọi tắt là hoa Ti Gôn. Ở phố Sinh Từ, Antigone mọc rất nhiều, như trước sân nhà ông Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Nhược Pháp. Nhà trọ của Lưu Trọng Lư và Lê Tràng Kiều ở phố Hàm Long có cả một giàn hoa trắng và hồng. Nhưng mùa đông lá rụng, hoa tàn, thì không cảnh nào tiêu sơ quạnh quẽ bằng.

Tình yêu của Tuấn Trình và Trần Thị Khánh chớm nở ngay lúc những chùm Antigone vừa hé nụ, và chết trong những ngày giữa mùa Đông năm đó, trong lúc giàn hoa Ti Gôn úa tàn, rụng ngập đầy sân.

Thời kỳ mơ mộng ngắn ngủi trong mấy tháng Hè, sang hết mùa Thu, không đem lại chút thỏa mãn nào cho tâm hồn khao khát của Tuấn Trình. Chính lúc nầy Tuấn Trình lấy bút hiệu là Thâm Tâm và cho cô Khánh biết : “Hình ảnh của em, anh ghi sau vào thâm tâm anh.” Trong bài “Màu máu Ti Gôn” cũng có câu :

Quên làm sao được thuở ban đầu,
Một cánh ti gôn DẠ khắc SÂU !

Một vài bài thơ tình thức đêm làm tặng cô Khánh, những bài thơ đầu tiên đăng trên tuần báo Bắc Hà, đều ký là THÂM TÂM, nhưng các tranh vẽ trong báo vẫn ký Tuấn Trình. Nhưng cô gái 17 tuổi, dè dặt theo lễ giáo nghiêm khắc của gia đình, chưa thật bao giờ đáp ứng đúng với tình yêu tha thiết của Tuấn Trình Thâm Tâm. Đó là điều đau khổ triền miên của chàng nghệ sĩ 19 tuổi. Trong lúc những cặp tình nhân trẻ trung dắt nhau đi du ngoạn khắp nơi thơ mộng ở Hà Nội và ngoại ô : Hồ Tây, Chùa Láng, Bạch Mai, Phúc Trang, Đền Voi Phục … thì Trần Thị Khánh cứ phải từ chối lời mời của Thâm Tâm. Cô thường nói : “Thầy mẹ em NGHIÊM lắm, gia đình em NGHIÊM lắm … ” Lần nào cô Khánh cũng lặp lại chữ NGHIÊM gia giáo ấy để trả lời kỳ vọng khát khao của người yêu.

Chỉ được hai lần Khánh đến nơi hẹn, nhưng không được lâu. Lần thứ nhất, một đêm trăng, Khánh lẻn băng qua đường, vào vườn Thanh Giám. Tuấn Trình đã chờ người yêu nơi đây, dưới bóng cổ thụ. Nhưng cô Khánh run cả người (theo lời Tuấn Trình kể lại) cậu cũng lính quýnh, tất cả những câu bay bướm cậu sắp sẵn để nói với nàng, bấy giờ quên mất hết. Một lúc lâu, Tuấn Trinh mới nói được mấy lời tình tứ, nhưng lại trách móc, nghi ngờ, nàng không yêu mình. Nàng bảo : “Em không yêu anh sao dám ra đây gặp anh ? Nhưng vì Thầy Me em nghiêm lắm, anh ạ.”

Tuấn Trình hỏi chua chát : “Giờ phút nầy chỉ có thơ và mộng, chỉ có anh với em, ánh trăng đẹp của hai đứa mình có nghiêm không nhỉ ?” Có lẽ vì bất bình câu nói mỉa mai của người yêu, Khánh lặng yên một phút rồi đáp : “Ánh trăng đẹp, nhưng vẫn nghiêm đấy, anh ạ.”

Cuộc gặp gỡ đêm ấy chỉ lâu không đầy một tiếng đồng hồ. Tuấn Trình đặt một chiếc hôn âu yếm trên bàn tay của Khánh trước lúc nàng vội vã chạy về nhà.

Lần thứ hai, hai cô cậu cũng gặp nhau trong vườn Thanh (nhiều người sau nầy nói Thanh là Thanh Hóa, là hoàn toàn sai sự thật). Vườn Thanh Giám đêm ấy cũng ngập ánh trăng Thu. Nhưng thái độ của Khánh lạ lùng khó hiểu. Hình như Khánh muốn nói với Tuấn Trình một điều gì, nhưng ngại ngùng không nói. Chàng lặng lẽ vuốt mái tóc huyền của Khánh rồi khẽ bảo : “Ước gì anh được yêu em như thế nầy mãi mãi … “

Nàng buồn bã hỏi : “Anh định bao giờ đến xin Thầy Me cho chúng mình … ” Chàng họa sĩ bối rối trước câu hỏi bất ngờ. Chàng lơ đễnh bảo : “Anh chưa nghĩ đến việc ấy, vì … “

Câu chuyện bị bỏ dở nơi đây. Khánh không hỏi gì hơn nữa. Chàng nắm tay nàng đi dạo quanh hồ nước xanh rì lăn tăn gợn sóng. Chàng đứng lại khẽ kéo Khánh vào lòng nhưng nàng khẽ buông ra. Tuấn Trình âu yếm nhìn nàng : “Em ! ” Khánh mãi cười : “Anh bảo gì ?”

– Hình ảnh của em, nụ cười của em, sẽ mãi mãi ghi sâu vào lòng dạ của anh, vào thâm tâm anh.

Trần Thị Khánh bẽn lẽn cười như để tạ ơn và xin từ giã.

Tuấn Trình trằn trọc suốt đêm. Khánh muốn giấu chàng một điều gì quan trọng chăng ? Tình yêu giữa hai người vẫn nguyên vẹn, thư từ qua lại vẫn âu yếm, nhưng Tuấn Trình bắt đầu thấy lòng buồn bã băn khoăn khi giàn hoa ti gôn bắt đầu héo rụng trong nắng úa tàn Thu.

(Còn tiếp)

(Trích VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN của Nguyễn Vỹ, nhà sách Khai Trí, xuất bản năm 1970)(tt) / Thân Trí

Trấn lột dân trong đại dịch: Ai chịu trách nhiệm?

Dòng người kéo nhau về quê vào ngày 15/8/2021 sau khi TPHCM quyết định thực hiện giãn cách xã hội thêm một tháng. Hình minh họa.
Dòng người kéo nhau về quê vào ngày 15/8/2021 sau khi TPHCM quyết định thực hiện giãn cách xã hội thêm một tháng. Hình minh họa.

Cứ tưởng Thủ tướng Phạm Minh Chính “lưu ý” trong cuộc họp là để nhắc nhở hay cảnh báo, ai dè tận hôm nay, 2/10/2021, các dấu hiệu trấn lột trong chống dịch phơi bày một cách công khai, giữa thanh thiên bạch nhật.

Sáng ngày 13/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chủ trì họp trực tuyến về công tác này trên cả nước. Thủ tướng Chính đặc biệt lưu ý, cùng với phòng chống dịch, phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhất là trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc chữa bệnh, vật tư trong phòng chống dịch Covid-19. Đọc những dòng này, cứ nghĩ là Thủ tướng nhắc nhở, cảnh báo phòng xa, ai dè, từ lúc Thủ tướng “lưu ý” đến nay đã là 2/10, các dấu hiệu tham nhũng trong chống dịch phơi bày một cách công khai, giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng tại sao vẫn chỉ là “dấu hiệu”? Bởi vì, việc điều tra và kết luận cuối cùng về tham nhũng, trên pháp lý đấy là công việc của kiểm sát và tòa án. May thay, xã hội dân sự ở Việt Nam chỉ mới chết lâm sàng, nên vẫn “thoi thóp” các cây bút như Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, nhà văn Tạ Duy Anh, nhà báo Trân Văn. Tuy không đông đảo, nhưng những “tiếng chim hót trong bụi mận gai” ấy cũng đủ để xã hội phải rùng mình, gê tởm trước các thế lực đội lốt đảng và lực lượng vũ trang trấn lột người dân trong khốn khó và đại họa.

Ai quan tâm thời sự đều biết, Bộ Y tế là người khống chế giá sàn 10 USD (238 000 đồng) cho 1 xét nghiệm (CV số 5378/BYT-KHTC, ngày 07/07/2021). Chưa nói đến nhiều nơi nâng giá lên đến 300 000 đồng – 400 000 đồng, thậm chí có nơi là 730 000 đồng (Bệnh viện Hà Nội – Đồng Văn). Như các nguồn tin từ mạng xã hội, bộ tự xét nghiệm NasoCheck của Đức có giá bán dao động từ 10 EURO – 50 EURO cho 1 hộp gồm 25 xét nghiệm, tùy thuộc vào số lượng mua. Trong siêu thị một tự xét nghiệm NasoCheck có 0,95 EURO. Mua 7 xét nghiệm thì 5,94 EURO. Mua số lớn thì 10 EURO cho 25 xét nghiệm. Trong khi người dân Đức chỉ phải trả khoảng 1 USD cho một tự xét nghiệm, thì người Việt Nam phải trả đến 10 USD. Vậy là người Việt chịu chi phí đắt hơn người Đức đến khoảng 140 lần! Nếu lấy giá xét nghiệm thấp nhất được biết ở Việt Nam là 170 000 đồng (7 USD) và giá cao nhất là 730 000 đồng (30,45 USD) thì người Việt chịu chi phí cho một xét nghiệm đắt hơn người Đức trong khoảng trên 100 lần.

Trong khi các nước sau khi tiêm không phải xét nghiệm thì ở Việt Nam vẫn phải xét nghiệm. Vừa xét nghiệm ở tỉnh này đến tỉnh khác lại phải xét nghiệm. Xét nghiệm liên tục, cưỡng bức. Có trường hợp như bà Lan ở Thuận An, Bình Dương, chính quyền cho phá khoá ập vào nhà, bắt bà đi xét nghiệm như là bắt một tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Giữa những tiếng khóc thét của con trẻ gào lên “Mẹ ơi” mà công an và cảnh sát cơ động vẫn bẻ quặt tay bà như vô hiệu hoá một kẻ khủng bố, lôi xềnh xệch ra ngoài chỉ để… ngoáy mũi (!) Cho tới nay, từ lãnh đạo đến dân thường đều được mục sở thị cảnh “người nách thước, kẻ tay đao/ đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi”. Vậy nhưng Bí thư tp. Thuận An Huỳnh Thị Thanh Phương vẫn già mồm: “Việc phá khóa nhà bà Lan, xông vào tư gia, cưỡng bức xét nghiệm chỉ là… hơi nóng vội và mạnh tay”. Bà Bí thư chống chế: “Đã xem video ghi lại cảnh anh em cưỡng bức bà Lan xét nghiệm, nhưng xem xong vẫn thấy… cần phải nghe anh em giải trình lý do vì sao buộc phải thực hiện biện pháp cưỡng chế như vậy”. Trời đất quỷ thần ơi! Chính quyền này có còn là của dân, do dân và vì dân?

Chuyện công khai chà đạp Hiến pháp và pháp luật, ngang nhiên xâm phạm về chỗ ở, xâm phạm thân thể của công dân, lạm quyền, làm nhục người khác với lý do đang phòng chống đại dịch không chỉ xảy ra ở thành phố Thuận An. Trong năm tháng vừa qua, những hành vi đó xảy ra hầu như ở khắp nhiều nơi. Ngoại trừ Trung Quốc, không có nước nào xét nghiệm toàn thành phố 5 – 10 triệu dân chỉ để truy vài chục ca nhiễm như Việt Nam. Trong khi các nước chỉ xét nghiệm điểm thì Việt Nam lại xét nghiệm đại trà. Được biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu đều không ủng hộ việc xét nghiệm đại trà, vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Mặc dầu ông Đam là Phó Thủ tướng, ông Hiếu là chuyên gia y tế đầu ngành. Mặc! Chẳng ai chịu nghe. Thực tế cho thấy, ngay cả ưu tư mà ông Vương Đình Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội – nêu ra cách nay nửa tháng về việc tổ chức xét nghiệm COVID-19 cũng không ngăn được “chiến dịch” thần tốc xét nghiệm trên diện rộng và bành trướng. Quyết đoán để dẫn dắt quốc gia, dân tộc vượt qua thảm họa là thật hay giả? Những sai lầm mà diện mạo giờ càng ngày càng rõ chỉ là ngu dốt hay nhằm hỗ trợ gian ý, kiếm bẫm nhân đại dịch?

TS. Nguyễn Ngọc Chu đã nêu bật nguyên nhân dẫn tới tình trạng xét nghiệm đại trà móc túi dân như trên. Trong số nhiều nguyên nhân, có 3 nguyên nhân chủ đạo cần nhấn mạnh. Nguyên nhân thứ nhất là nhân sự. Dịch Covid đã phơi bày sự yếu kém của nhiều nhân sự cấp cao. Nhân sự cấp cao là của Đảng. Lựa chọn nhân sự cấp cao là công việc của Bộ chính trị. Nguyên nhân thứ hai là sở hữu nhà nước. Vì ngân sách nhà nước mới dẫn đến cách tiêu tiền như vậy. Nếu là sở hữu tư nhân thì đã không có giá xét nghiệm cao và đã không mua nhiều xét nghiệm đến thế. Nguyên nhân thứ ba là do cơ chế. Cơ chế mới dẫn đến cách mua bán thiết bị Y tế và cách xét nghiệm diễn ra như thế.

Bộ Y tế không thể chối bỏ trách nhiệm về quy định giá sàn tối thiểu 238.000 đồng cho 1 xét nghiệm (CV số 5378/BYT-KHTC, ngày 07/07/2021). Đó là căn cứ để những kẻ kiếm tiền lời trên nỗi thống khổ của dân nghèo. Bộ Y tế không thể chối bỏ trách nhiệm, vì đã mua hàng triệu xét nghiệm với giá đắt hơn nhiều giá có thể mua. Bộ Y tế không thể chối bỏ trách nhiệm trong việc xác định không đúng chiến lược về xét nghiệm. Bộ trưởng Bộ Y tế là người chịu trách nhiệm lớn nhất ở Bộ Y tế dù là giao cho ai phụ trách. Lãnh đạo các tỉnh thành cũng không thể chối bỏ trách nhiệm trong việc xét nghiệm đại trà thuộc phạm vi tỉnh thành của mình. Sau đó là không xác định được đúng giá xét nghiệm. Bộ Y tế là của Chính phủ. Chính phủ đã trao quyền cho Bộ Y tế thì Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của Bộ Y tế trước quốc dân đồng bào. Nhân sự thành viên Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng Bộ Y tế là do Bộ Chính trị quyết định. Nhân sự Bí thư Tỉnh uỷ các tỉnh thành cũng do Bộ Chính trị quyết định. Cho nên trách nhiệm ở mức độ cao hơn nữa thuộc về Bộ chính trị. Người đứng đầu tổ chức (Tổng bí thư) chịu trách nhiệm lớn nhất.

Trong vài tháng vừa qua, đã có rất nhiều người, nhiều giới thay nhau phân tích. Thần tốc xét nghiệm trên diện rộng vừa không thể đem lại hiệu quả mong muốn, gia tăng nguy cơ lây nhiễm, vừa lãng phí, tạo cơ hội cho một số cá nhân, một số doanh nghiệp trục lợi, vừa làm cho doanh giới, quốc gia thêm kiệt quệ vì chi phí quá lớn nhưng những người có trách nhiệm phớt lờ. Thậm chí ngay cả khi thiên hạ đã tính: Trong chín ngày (từ 8/9/2021 đến 16/9/2021), Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho 4.120.000 người cả bằng test nhanh (1.920.000 người), lẫn RT-PCR (2.960.000 người). Kết quả, chỉ có 21 trong số hơn 4,1 triệu người dương tính. Nếu đem tổng chi phí cho đợt xét nghiệm thần tốc trên diện rộng này chia cho 21 ca dương tính, số tiền đổ vào để tìm một ca dương tính với COVID-19 là hơn 20 tỉ đồng, và phong trào vẫn tiếp diễn.

Khi câu chuyện người mẹ đơn thân bị đủ loại lực lượng của chính quyền tấn công ngay trong căn nhà mình ở Bình Dương vẫn còn đang nóng hổi, thì một số bài báo viết tương đối đủ và đúng về sự kiện này đột nhiên mất dạng. Nhiều người thử tìm vào báo Tuổi Trẻ điện tử, nơi nổ phát pháo đầu tiên mang tên “Phá cửa cưỡng chế dân đi xét nghiệm: Vi phạm quyền con người”, thì chỉ còn lại phần thông báo 404, lỗi vì không tìm thấy. Những kẻ làm kiểm duyệt và quan chức ở Thuận An, Bình Dương đang muốn che giấu với ai vậy? Những hành động can thiệp rẻ tiền ấy, có phải đã vô hình trung biến sai lầm của một nhóm cá nhân lạm quyền và không đủ tư cách làm quan tại một thành phố nhỏ, trở thành chuyện “tòng phạm” ở tầm quốc gia, mà tất cả hệ thống đều chịu vết nhơ chung? Việc phủ nhận mọi giá trị luật pháp, chỉ qua một lần “chọt mũi” cũng có thể thực thi dễ dàng, để bảo vệ cho chuyện quan quyền, để xông vào bẻ tay một phụ nữ, lôi ra khỏi nhà trước tiếng khóc thét của trẻ thơ, sự kinh hãi của dân cư. Nếu bỏ qua với hành động và tư duy của lũ “quan nha” địa phương, sớm muộn gì, cũng sẽ là tiền lệ đi đến hủy diệt mọi trật tự trên đất nước này.

TRẦN ĐÔNG A / VOA

Dân tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương: Nỗi đau đầu mới của CSVN

Tư Ngộ/Người Việt

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hàng trăm ngàn người thất nghiệp vẫn tiếp tục tháo chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai,… khiến nhà cầm quyền CSVN thêm nỗi đau đầu.

Tin tức, hình ảnh và video clip phổ biến trên mạng xã hội cũng như trên guồng máy tuyên truyền của chế độ hôm Thứ Hai, 4 Tháng Mười cho thấy, công nhân sống nhờ vào các khu kỹ nghệ, hoặc chỉ là những người lao động tự do ở Sài Gòn và Bình Dương, vẫn tiếp tục bỏ chạy.

Dù trời chưa sáng rõ, công nhân thất nghiệp bỏ chạy khỏi Sài Gòn vào hôm 1 Tháng Mười khi lệnh phong tỏa vừa gỡ bỏ. (Hình: Chi Pi/AFP/Getty Images)

Họ đã bị nhà cầm quyền các địa phương nhốt trong nhà hơn bốn tháng qua nhằm chận đà lây nhiễm dịch COVID-19. Họ được hứa hẹn trợ cấp tiền bạc và thực phẩm khi bị cấm ra đường, chờ hết dịch sẽ có đời sống bình thường trở lại. Nhưng thực tế không diễn ra như những lời cam kết của nhà cầm quyền.

Nhà cầm quyền trung ương CSVN thậm chí mang cả quân đội tới Sài Gòn và Bình Dương để canh giữ và ngó chừng sợ dân nổi loạn mà bề ngoài thì đóng vai thay dân “đi chợ.”

Khi lệnh phong tỏa chống dịch được gỡ bỏ từ sáng sớm 1 Tháng Mười, người ta rùng rùng theo nhau bỏ về quê. Tới giờ, những gì được tường thuật trên truyền thông của nhà cầm quyền, cho người ta hiểu một phần nhỏ của những khốn đốn kinh hoàng của “giãn cách xã hội.”

Một số người được phát cho một ít tiền, một ít gạo nhưng không phải ai cũng được. Cả tiền và gạo trợ cấp không đủ bao nhiêu so với nhu cầu nên hầu như họ đều cố gắng cầm cự qua ngày với mì gói và những gói thực phẩm cứu trợ khẩn cấp của các tổ chức, cá nhân từ thiện tự phát. Các đồng tiền họ tiết kiệm được đều đã tiêu hết sạch. Nhiều người phải đi xin đồ ăn chống đói.

Kiệt quệ cả tinh thần lẫn vật chất, khi lệnh phong tỏa xả ra, họ như được tháo cũi xổ lồng, túa ra đường tìm về quê cũng vì công việc không biết sẽ có hay không. Tiền ăn không có, tiền nhà không có, nên chỉ có con đường duy nhất là quay lại cố quận. Mò cua bắt ốc, lam lũ đồng ruộng có thể nghèo, nhưng chắc không chết đói như khi cố trụ lại thành phố.

Nhà cầm quyền 13 tỉnh phía Nam và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, thấy dân quay về cũng chẳng hoan hỉ gì vì có thể mang theo dịch bệnh, kèm theo những vấn đề xã hội khác sẽ phát sinh. Những người quay về lại bị đưa đi “cách ly tập trung” một ít ngày theo nguyên tắc ngăn chặn lây lan chứ không phải về quê là được về nhà cũ ngay.

Tờ Người Lao Động hôm Thứ Hai, 4 Tháng Mười, khi thấy dân khi bỏ chạy đã bị chận lại ở nhiều nơi rối bắt xét nghiệm COVID-19 và “cách ly tập trung” nếu âm tính với dịch mới cho về nhà, viết rằng “Hãy để họ về nhà.”

“Ngăn cản, không tiếp nhận thì vừa sai luật vừa trái đạo lý, mà thả cửa thì dễ ‘vỡ trận’ vì khả năng chăm lo mọi mặt của địa phương có hạn.” Bởi vậy nên “cứ mở rồi lại đóng, cứ tỉnh này cho qua, tỉnh kia ngăn lại, điệp khúc khổ ải này lại vang lên thêm lần nữa.” Mỗi tỉnh chống dịch một kiểu, đẩy dân vào đường cùng.

Khi hàng trăm ngàn người rùng rùng chạy khỏi Sài Gòn, Bình Dương, tại cuộc họp trực tuyến hôm mùng 2 Tháng Mười, ông Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước, dỗ ngọt giới công kỹ nghệ gia đang dở sống dở chết là “ánh sáng đã xuất hiện cuối đường hầm,” theo tờ Tuổi Trẻ.

Ánh sáng cuối đường hầm thì chưa thấy khi phần lớn giới công kỹ nghệ ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Long An kêu rên phần lớn đã phải đóng cửa vì kiệt quệ tài chính. Những công ty còn thoi thóp thì thiếu công nhân vì họ bỏ chạy.

Theo tờ Tiền Phong, tại cuộc hội thảo ngày 2 Tháng Mười với chủ đề “Nguồn nhân lực lao động cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận sau đại dịch”, ông Phạm Thanh Trực – phó trưởng Ban Quản Lý các khu công nghệ-khu chế xuất của thành phố này cho biết 31,000 công nhân các khu vừa kể đã bỏ về quê. Các công ty còn hoạt động thì thiếu nhân công hoặc thiếu nguyên liệu vì nguồn cung cấp bị đứt gãy.

Sáng 1 Tháng Mười, dòng người bỏ chạy vẫn nườm nượp không dứt và còn tiếp tục đến hôm 4 Tháng Mười. (Hình: NguyenHuu/AFP/Getty Images)

Ông Lê Minh Tấn – giám đốc Sở Lao Động thành phố dịp này cho biết, nơi đây có trên 470,000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó trên 15,000 doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư sản xuất, tổng cộng với trên 3.2 triệu công nhân. Nhưng dịch bệnh trong năm tháng vừa qua đã tác động rất mạnh đến doanh nghiệp, việc làm, hoạt động kinh tế, dịch vụ, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ… Hậu quả rất nhiều doanh nghiệp phải phá sản.

Trước đó một ngày, tại cuộc hội thảo trực tuyến “Bức tranh kinh tế Việt Nam và ĐBSCL – dự báo kinh tế quý 4 và triển vọng năm 2022″ do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức, ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam nêu ra tính cách bất nhất khi chống dịch ở Việt Nam đã giết chết nhiều doanh nghiệp.

Theo ông Lộc, “Khi mở cửa thì tránh tình trạng lúc đóng, lúc mở, lúc siết, lúc buông, trên nói một đằng, dưới làm một nẻo, tỉnh A thông đường còn tỉnh B lập rào chắn, huyện thì bảo doanh nghiệp được vận hành bình thường nhưng xã phường thì bảo người lao động ‘ai ở đâu ở yên đó,’ ngăn sông cấm chợ một cách vô lối, làm khó cho doanh nghiệp, làm khổ dân sinh và tôi cũng biết rằng nhiều doanh nghiệp đã chết oan vì điều đó,” theo tờ Tuổi Trẻ tường thuật.

Hai vấn nạn giới công nhân bỏ chạy và giới doanh nghiệp đang dở sống dở chết, đang làm tí “ánh sáng cuối đường hầm” mà ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên truyền có dấu hiệu chập chờn thêm. (TN) [kn]