Mùa hoa bỉ ngạn đỏ rực khắp Nhật Bản

Giữa tháng 9 đến tháng 10 hàng năm là thời điểm hoa bỉ ngạn nhuộm đỏ thắm khắp các công viên hay những con đường thôn quê ở Nhật.

Hoa bỉ ngạn với sắc đỏ kiêu sa được xem như một trong những loài hoa biểu tượng của mùa thu Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, hoa bỉ ngạn được gọi là higanbana, hoa mọc thành bụi, có chiều cao vài chục cm, thường nở đồng loạt tạo cảnh sắc như biển hoa đẹp đến nao lòng. Ảnh: ikidane-nippon

Du khách thường quen thuộc với hình ảnh mùa thu Nhật Bản với những thảm lá vàng, đỏ chuyển màu rực rỡ khắp nơi thì từ giữa tháng 9 cho đến tháng 10 hoa bỉ ngạn nở đỏ báo hiệu một mùa thu mới. Ảnh: Keisuke Moriya

O-higan là ngày thu phân (23/9) cũng là một ngày lễ ở Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, higan có nghĩa là “bồng lai” ý chỉ thế giới của người đã khuất và O-higan là ngày để người Nhật tưởng nhớ và đi thăm mộ phần tổ tiên. Higanbana vì thế được biết tới như một loài hoa biểu tượng cho “vẻ đẹp của cái chết” trong văn hóa của cả người Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Aichi Now

Thời điểm đẹp nhất để ngắm và chụp hoa bỉ ngạn là khi nắng chiếu sáng rực cả thảm hoa vào bình minh hay hoàng hôn. Lúc này, du khách chỉ cần đưa máy ảnh lên là đã có những bức hình đẹp lung linh. Ảnh: Keisuke Moriya

Ở vùng Kanto, du khách đến công viên Kinchakuda, tỉnh Saitama sẽ được ngắm cánh đồng bỉ ngạn lớn nhất Nhật Bản với hơn 5 triệu cây cùng nở mỗi độ thu về. Ngoài ra, công viên Kenei Gongendo, tỉnh Saitama, đền Gugyo-ji, tỉnh Ibaraki là hai nơi trồng nhiều hoa bỉ ngạn.

Đến vùng Kansai, du khách muốn ngắm hoa bỉ ngạn không thể bỏ qua đền Anao-ji ở cố đô Kyoto, đền Katsuragi Hitokotonushi ở tỉnh Nara, hoặc công viên Katsuhama ở tỉnh Shiga. Ảnh: Aichi Now

Ở vùng Chubu, đặc biệt là thành phố Handa, tỉnh Aichi du khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 triệu cây bỉ ngạn nở đỏ rực dọc theo bờ sông Yakachi. Đi dạo sông, ngắm cảnh xong bạn có thể ghé Bảo tàng tưởng niệm Nankichi Niimi gần đó. Ảnh: japandailyscenes

Hoa bỉ ngạn không chỉ có ở các công viên lớn mà còn mọc ở khắp các cánh rừng hay bên những con đường ở nông thôn, khoe sắc rực rỡ cạnh màu xanh của cây cỏ, rau màu.

Những ai ghé Tohoku mùa thu nên đến thăm công viên Haguroyama ở tỉnh Miyagi chụp ảnh thảm hoa bỉ ngạn mà không mất phí tham quan. Còn vùng Kyushu, cánh đồng Tsuzura ở Fukuoka mùa thu sẽ đem đến một quang cảnh độc đáo khác cho du khách khi hoa bỉ ngạn đỏ được trồng để điểm tô cho những ruộng lúa vừa chín vàng. Ảnh: JNTO

Nơi nào có nhiều hoa bỉ ngạn đều tổ chức lễ hội hoa, tuy nhiên, sự kiện lớn và nổi tiếng nhất diễn ra tại công viên Kinchakuda, thuộc thành phố Hidaka, tỉnh Saitama cách Tokyo khoảng 1 giờ di chuyển.

Các lễ hội hoa là dịp du khách và người dân các vùng xung quanh đến ngắm hoa, thưởng thức đặc sản, mua các sản vật địa phương hoặc cắm trại, dã ngoại…Tuy nhiên, hai năm nay do đại dịch, người dân không tổ chức lễ hội để tránh du khách tụ tập. Ảnh: zekkeijapan

Theo VN Express

Dùng lam thép và kính cải tạo mặt tiền, nhà 3 tầng được báo Mỹ hết lời khen ngợi

Với thiết kế khung lam thép và cửa kính độc đáo, cùng gam màu trắng xen lẫn cây cảnh xanh tươi, hình ảnh sau khi cải tạo của ngôi nhà ở TP. Huế trở thành điểm sáng nổi bật giữa phố phường, được nhiều tờ báo của Mỹ hết lời khen ngợi.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Đây là công trình mang tên Tiam, được cải tạo từ một ngôi nhà cũ 18 năm với tình trạng ban đầu rất tồi tàn, nằm trên khu đất chỉ có diện tích 35m2. Chủ sở hữu mong muốn “biến” ngôi nhà thành một nơi vừa có thể kinh doanh (vì vị trí đắc địa ngay đầu ngã tư) vừa là tổ ấm cho 7 thành viên của gia đình.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Sau khi trao đổi và thấu hiểu mong muốn cải tạo của gia chủ, các KTS thiết kế ngôi nhà dựa trên các tiêu chí: Tiện nghi và đa dạng về không gian (kinh doanh, sinh hoạt); thẩm mỹ (mặt tiền, ánh sáng, view, nội thất).

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Căn nhà có tổng cộng ba tầng, một ban công, một gác lửng và sân thượng. Tầng 1 được sử dụng để kinh doanh quán cà phê, còn lại thuộc về không gian nhà ở.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Khung nhà của Tiam là hệ thống lam thép và kính, mặc dù có vai trò bảo vệ ngôi nhà nhưng không hề khép kín như tường gạch bê tông.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Các khung cửa kính giúp xoá mờ ranh giới giữa bên trong và bên ngoài, tăng khả năng tương tác giữa con người với thiên nhiên và giữa con người với nhau.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Ngoài tác dụng giảm bức xạ nhiệt, các lam thép trắng còn tạo nên các hiệu ứng thị giác về mặt hình khối, tăng độ nhận diện cho ngôi nhà – điều rất quan trọng với một cơ sở kinh doanh.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Ngôi nhà nổi bật giữa ngã tư thành phố với thiết kế hình khối độc đáo và màu trắng trang nhã.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi
dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Bên cạnh thiết kế khung nhà thông minh kể trên, một yếu tố khác giúp Tiam trở nên “sang và sáng” chính là thiết kế nội thất tối giản. Trong nhà có rất ít tường gạch phân chia các phòng. Thay vào đó là các khung thép và cầu thang rỗng.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Hầu hết đồ dùng nội thất trong nhà được làm từ tre và gỗ, tạo ra gam màu nâu thống nhất nhằm tăng độ tối giản cho ngôi nhà.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi
dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Quán cà phê ở tầng một được thiết kế đồng bộ với tổng thể căn nhà. Những chiếc bàn cong uốn lượn, những chiếc ghế thanh mảnh và xuyên suốt đặt trong một không gian đơn sắc, khiến những món đồ và vật dụng nhiều màu sắc trở nên nổi bật, hứa hẹn là một địa điểm “check-in” đáng giá.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi
dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Bên cạnh hai gam màu trắng và nâu, ngôi nhà còn có những điểm xanh đắt giá. Đó là những chậu cây nằm ngẫu nhiên trên các giá thép, những chậu cây trên ban công, sân thượng và rải rác khắp các không gian bên trong.

dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi
dung lam thep va kinh cai tao mat tien nha 3 tang duoc bao my het loi khen ngoi

Tiam House là một hình mẫu sáng tạo, cho thấy một ngôi nhà ngay giữa phố phường đông đúc, được cải tạo từ nhà cũ, vẫn có thể trở nên đầy tươi mới, trẻ trung và mang lại sự bình yên, thư thái cho mọi người. Hình ảnh sau khi cải tạo của ngôi nhà cũng được nhiều tờ báo nổi tiếng của Mỹ hết lời khen ngợi.

Theo Lộc Liên (Archdaily/Nguyen Khai Architects & Associates, Quang Dam)/Tienphong.vn

Tranh hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá thành công trên sàn quốc tế

04 tác phẩm liên quan đến Việt Nam được giới thiệu đồng loạt trong phiên đấu giá chiều 30-9 của sàn Aguttes chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của thị trường quốc tế dành cho nghệ thuật Việt.

Phiên đấu giá Painting & Works of Art from Vietnam bắt đầu bằng bức tranh của họa sĩ người pháp Jules Galand (1870 – 1924) vẽ những con thuyền đậu ven bờ sông ở Hà Nội.

Các lô đấu giá liền sau đó là tác phẩm của những danh họa tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Mai Trung Thứ, Lương Xuân Nhị, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm… Bên cạnh đó, một loạt tượng, bình có xuất xứ từ gốm Chu Đậu, Trường Mỹ nghệ thực hành Biên Hòa cũng liên tục được bỏ giá.

Tranh hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá thành công trên sàn quốc tế - Ảnh 1.

La Tonkinoise Et La Vieille Sage của Nguyễn Tường Tam (1905 – 1963) – Ảnh: AGUTTES

Đáng chú ý trong phiên này phải kể đến bức tranh khắc gỗ La Tonkinoise Et La Vieille Sage của Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh). Tác phẩm được gõ búa ở mức 8.000 EUR (hơn 210 triệu đồng).

Đây là một sáng tác hiếm hoi của Nguyễn Tường Tam xuất hiện trên sàn đấu giá. Năm 1925, Nhất Linh đã đỗ hạng nhất vào Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong tổng số 270 thí sinh. Dù chỉ theo học vỏn vẹn hai năm, nhà văn Nhất Linh đã bộc lộ tài năng thiêm bẩm của ông.

Bức tranh trên có thể đã được ông sáng tác vào năm cuối cùng ở họa viện. Trên mặt tranh còn có lời đề tặng viết tay và chữ ký của Victor Tardieu – hiệu trưởng của ngôi trường mỹ thuật danh tiếng.

Tranh hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá thành công trên sàn quốc tế - Ảnh 2.

La cérémonie du thé của Mai Trung Thứ (1906 – 1980) – Ảnh: AGUTTES

Tiêu điểm trong buổi đấu giá của Aguttes còn có bức La cérémonie du thé của Mai Trung Thứ, tác phẩm đã gây xôn xao dư luận gần đây vì nghi vấn thật – giả.

Có đến ba bức giống nhau, một bức được bán chiều nay với giá 560.000 EUR (khoảng 14 tỉ đồng), bức còn lại năm ngoái nhà Sotheby’s đã bán thành công, một bản khác vẫn đang lưu hành trên thị trường. Điều này đã gây hoang mang cho giới nghệ thuật Việt Nam bởi khó lần ra bức nào là thật, bức nào nhái.

Tranh hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá thành công trên sàn quốc tế - Ảnh 3.

Portrait présumé de Le Thi Luu do họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ năm 1935 – Ảnh: AGUTTES

Ngoài ra, ở lô số 35, bức chân dung nữ họa sĩ Lê Thị Lựu do Mai Trung Thứ vẽ bằng chì cũng gây hứng thú cho nhà sưu tập. Tác phẩm ghi lại tình bạn đặc biệt giữa hai danh họa Việt trên đất Pháp. Dù có kích thước khá nhỏ (62.8 x 47 cm), tác phẩm đem về giá gõ búa hơn 2,3 tỉ đồng.

Tranh hiếm của nhà văn Nhất Linh được đấu giá thành công trên sàn quốc tế - Ảnh 4.

Le tricot của họa sĩ Lương Xuân Nhị (1913 – 2006) – Ảnh: AGUTTES

Đến tận 12 giờ khuya 30-9, phiên đấu giá mới chính thức kết thúc, tác phẩm được mua với giá cao nhất là Le tricot của họa sĩ Lương Xuân Nhị. Bức tranh vẽ một người phụ nữ ngồi đan len đã đạt mức 590.000 EUR (15,5 tỉ đồng).

Mai Thụy / TTO

Ghi chép ‘lạ’ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần về những con virus nhỏ mọn sau 1 tháng là F0

 Nhà văn – họa sĩ Nguyễn Ngọc Thuần – tác giả ‘Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ’, ‘Một thiên nằm mộng’, ‘Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ’… từng làm say lòng bao độc giả thiếu nhi và người lớn – vừa có hơn 1 tháng chống chọi với COVID-19.

Ghi chép lạ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần về những con virus nhỏ mọn sau 1 tháng là F0 - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần với bức ảnh tự chụp tại Bệnh viện Chợ Rẫy mà anh gọi là “combo cận thị của bạn Thuần phiên bản 2021”

Trở về nhà sau 26 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), anh cũng trở lại với Facebook mà bấy lâu từ bỏ, để chia sẻ với bạn bè tự sự của một bệnh nhân về những ngày đối diện với căn bệnh đang làm xáo trộn thế giới.

Tuổi Trẻ Online trích giới thiệu với bạn đọc bài viết vừa hài hước vừa ngậm ngùi được nhà văn đặt cho cái tựa tự trào: Những con COVID nhỏ mọn không chịu buông tha cho người đẹp trai.

Sau 26 ngày vật vạ điều trị COVID tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trước đó thì mười mấy ngày lắt lay tại nhà với bác sĩ từ xa, mình cũng đã tạm xa cái đám nhỏ mọn này mà trở về nhà. Đừng ai nói chúc mừng bạn Thuần đã chiến thắng COVID nhé. Mà hãy nói, xin cảm ơn những con COVID đã chán chê ê chề mà từ bỏ anh bạn của tôi.

Gia đình mình đã đóng cửa cách ly với đám bệnh bang này từ rất sớm, thậm chí rửa tay xịt khuẩn như “rửa hoa quả” nhưng em vẫn cứ trơ trẽn xộc vào đời anh.

Ở Bệnh viện Chợ Rẫy, sáng sáng cô y tá hay hỏi mình, anh Thuần, anh muốn chích bên nào, ý là bụng trái hay bụng phải do bụng mình hay có vết bầm tím khi chích kháng đông máu. Hoặc lấy ven truyền dịch dưới da bên nào cho đỡ phải nằm nghiêng mãi một bên. Thực ra thì bên nào cũng vậy, chỉ là chia đều mỗi ngày một phía cho nó “đau đớn hài hòa” hơn thôi.

Nhưng dù sao câu hỏi ấy cũng luôn khiến mình tự trào, ừ, trong thời khắc lung linh tuyệt vời sa đọa này, mày vẫn còn có sự lựa chọn đấy. Mày vẫn được chọn giữa hoặc bầm giập hoặc đau đớn, có lẽ tao nuông chìu quá nên mày hư hỏng phải không.

Sau đó thì cứ hai ba ngày – lại tự trào tiếp – lại được chụp X quang nữa rồi. Mình nhớ một bữa đặc biệt hơn, mãi đến 11 giờ rưỡi đêm, anh chàng tre trẻ mới đẩy cái máy nặng nề về phía giường mình. Theo lời bác sĩ, thì đáng ra mình đã “được chụp hình” từ lúc 8 giờ sáng, nhưng bữa ấy COVID nhiều quá, làm không xuể, chàng trai nói, có hôm 4 giờ sáng, em đã phải đi làm rồi.

Nhìn bộ quần áo của đội ngũ y bác sĩ, của chị lao công, của y tá trực… mình cứ thấy ái ngại vì nó quá bịt bùng, không tháo mồ hôi được. Mình cũng không thể đoán gương mặt họ thế nào, những người đã góp phần chữa trị cho mình, chỉ loáng thoáng thấy một đôi mắt mờ mờ qua tấm chắn bằng nhựa, cũng mờ nốt.

Và lần nào cũng vậy, cảm giác thật kỳ lạ khi nằm trên giường, với cái ống kính khổng lồ chĩa vào ngực, như thể sắp được làm một pô tự sướng cho phổi vậy. Mình chưa đến mức đông đặc phổi, nhưng cũng đã bị tổn thương đáy phổi hai chỗ. Bác sĩ đang mong nó tự thu xếp gọn lại, hồi phục… bằng cách cứ vài ngày lại chụp một bức rồi lấy ra xem tròn méo thế nào. Nó cũng góp phần khuấy động một buổi sáng buồn buồn ở đây.

Nhưng sự tổn thương thì không. Mình tin không riêng gì phổi, cái gì trong chúng ta rồi cũng tổn thương hết. Cũng tan nát hoa lá hẹ hết.

Mình cũng hay nhớ lời cô y tá dặn, anh Thuần, nếu chóng mặt thì anh đừng di chuyển, cứ nằm lên giường rồi gọi điện, vì tụi em mất khá lâu để mặc bộ quần áo này, trước khi có thể vào giúp anh được.

Tối tối nhìn bầu trời xuyên qua cửa kính, mình cũng hay nghĩ đến cảnh mình sắp chóng mặt, mình sắp không thở nổi. Mọi thứ thật tĩnh lặng, lơ mơ thấy tận đâu đâu những cái băng ca buồn hiu. Thậm chí nghĩ thêm, nếu thở “can thiệp” thì như thế nào? Đã đến lúc con người lu xu bu trong mình nên nghĩ đến chuyện đó.

Một bữa nọ, chỉ có một con chim bay lạc vào phòng thôi cũng làm mình nhớ mãi. Vì toàn bộ phòng là cửa kính nên nó cứ bay vòng vòng. Sẵn trớn cơn buồn rảnh, mình đóng cửa lại xem nó mần răng. Nó cứ bay qua bay lại mà không thể hiểu tại sao không thể thoát ra được. Mình còn nghĩ hay là bắt nó nuôi luôn, khi nào ra viện thì thả. Ở đây cũng buồn. Nếu có nuôi một con chim thì cũng chẳng ai biết.

Từ ngày vào đây, mình ở có mỗi một mình mình, trong một căn phòng trống rỗng mênh mông đầy giường, băng ca và tủ đựng, trong một tầng 4 bệnh viện vắng lặng cũng không thấy ai. Mỗi buổi sáng bác sĩ ghé qua một tí, cô y tá vào tiêm thuốc, hoặc truyền dịch một tí, cô lao công quét dọn xong là không còn ai ghé nữa. COVID mà.

Nên nuôi một con chim cũng giống như nuôi một hy vọng giựt gân, hoặc như nuôi một đứa con, lâu lâu chọc nó cho vui, cái nào cũng giống.

Nhưng nhìn con chim bay cũng tội đành tha cho mày.

Mình mở cửa sổ, nhưng nó cứ đâm đầu vào mấy tấm chắn bằng kính. Cái cửa thì thấp, hạ đường bay một chút, thậm chí đi bộ qua bệ cửa là đã ra đến bầu trời rồi, nhưng nó lại cứ thích bay cao. Đúng là nghịch lý sự đời, huyễn hoặc cho lắm vào, tưởng nhảy dựng như chim là thấy tự do, trong khi chơn lý nhiều khi chỉ yêu cầu làm ơn đi bộ.

Ở đây có một chị lao công cũng thú vị phết. Một bữa chị bảo mình, giọng chắc như đinh đóng cột, anh Thuần, anh nên uống nước ấm, nó sẽ diệt COVID. Nhưng mình đi cấp cứu vội có cái mạng không, có kịp nhớ gì đâu mà lấy nước nóng. (Ờ, nhớ thêm cái cảnh ngồi trên xe cấp cứu lướt qua cái thành phố xơ xác vắng người đầy lá rụng như tấm thân tàn hoa dại này thấy cũng phê). Rồi chị đem đến cho mình một cái bình thủy to, và sáng nào cũng vậy, ghé ngang châm cho một bình nước nóng mới.

Một bữa khác nữa chị lại nói, giọng khá đanh thép, anh Thuần, anh cần phải xông tỏi, nó sẽ diệt COVID. Thế là chị mua giùm mình một bọc tỏi lớn. Mình cũng ráng xông được vài hôm thì lười quá, nhét vào đáy tủ xem như đã xong một cuộc chiến cam go.

Nhưng cuộc nội chiến thì vẫn vậy, còn đó. Mình cứ kẹt lại ở bệnh viện vì mấy cái con COVID như đã nói từ đầu, thật nhỏ mọn hết sức. Xét nghiệm PCR cứ ở ngưỡng 15. Bác sĩ tiêm thuốc truyền thuốc các kiểu, diệt tới diệt lui, chúng vẫn sờ sờ ra đó không chịu chết. Rồi tin buồn cũng đến, hệ miễn dịch của tôi, chúa ơi, nó bằng 0. Điều đó có nghĩa là mình chẳng có gì để chống đỡ cả, thôi thì tạm hát Thanh Tùng làm vui vậy… Khi thấy buồn xin em ghé chơi (cứ tự nhiên). Chim vẫn hót trong vườn đấy thôi. Chỉ có trong tôi, ngày đã sang đêm lâu rồi.

Đó là những ngày buồn bồn chồn quái dị, không biết chừng nào thì cơn bão Cytokine sẽ đến. Mình cứ chờ nó đến như chờ chỉ số SPO2 tụt dưới 95.

Nhưng chị lao công của mình thì không phải vậy. Tinh thần đánh nhau với COVID của chị quả thật hăng say. Chị ra tay lần nữa, chị nói, anh Thuần, anh phải uống nước gừng. Mai tui sẽ mua gừng tươi cho anh. Thiệt cái bà này.

Cuối cùng thì mình cũng tạm thoát nạn COVID mà trở về nhà sau 26 ngày điều trị, công này ngoài nhờ bác sĩ, chắc cũng có phần nhờ phương thuốc của chị lao công.

Một chuyện quái đản khác. Mắc COVID thì cũng đồng lúc mọi thứ tự dưng nhòe nhòe nhoẹt nhoẹt, mình không đọc được nữa, lại buồn tiếp vì phải đeo kính cận.

Rồi mình lại tiếp tục buồn theo kiểu mới, giống như không có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn trong lúc chờ cơn bão Cytokine đến vậy. Cứ cách quãng 4 tiếng đồng hồ thì mình đo SPO2 một lần, ghi ghi chép chép vào bảng theo dõi cho bác sĩ. Một bữa, ngực mình bỗng dưng nhói lên, tức ran, chỉ số nhịp tim chỉ còn 39. Mình nhắn tin cho bác sĩ trực rồi nhẹ nhàng nằm xuống giường, nói thầm trong bụng, vậy là nó đã đến rồi, cơn bão Cytokine…

Mình xin khẽ khàng cám ơn các bác sĩ vì riêng tư mà mình không tiện nêu tên ở đây, cám ơn chị yêu của mình, bạn bè của mình và cả bạn bè của vợ mình, các cô chú, dì, cậu… các anh chị trong cơ quan báo Tuổi Trẻ đã quan tâm giúp đỡ mình rất nhiều trong thời gian qua… và cả vợ yêu nữa.

Bây giờ thì mình lại tiếp tục… cách ly 14 ngày. Thế giới này đã đóng lại với mình từ lúc nào không biết nữa. Chắc là lại phải tìm một thú vui khác để lấp vào.

Nguyễn ngọc Thuần / Tuổi trẻ

Nước ngoài nói về việc Việt Nam ‘sống chung với Covid’

GDP quý 3 năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước
Chụp lại hình ảnh,GDP quý 3 năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước

Giới quan sát nước ngoài cho biết nhận định mới nhất trong lúc Việt Nam bắt đầu ra các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế – xã hội.

Vào ngày 29/9, Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố GDP quý 3 năm nay giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng âm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý từ năm 2000.

Financial Times, báo tài chính có tiếng tại Anh, vào ngày 1/10 có bài với tựa ‘Việt Nam từ bỏ chiến lược zero-Covid sau mức sụt giảm GDP kỷ lục’.

Bài báo chạy tin việc nới lỏng các quy định ràng buộc đối với việc di chuyển, làm việc trong nhà máy và các hoạt động khác ở TP HCM được đưa ra sau một quyết định của giới lãnh đạo cộng sản từ bỏ chiến lược ‘Không có Covid” và để theo đuổi một cách tiếp cận linh hoạt hơn.

Bài báo của tác giả John Reed, cây bút theo dõi sát thời sự Việt Nam, nhấn mạnh việc nới lỏng được đưa ra sau khi các công ty, bao gồm cả các nhóm đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài cảnh báo Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại TP HCM và lân cận đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh.

“Các công ty trên thực tế buộc phải lựa chọn giữa việc chịu chi phí nhà ở và nuôi ăn công nhân trong nhà máy của họ hoặc tạm ngừng sản xuất.

“Các biện pháp phong tỏa ảnh hưởng nặng nề nhất đến các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như may mặc và giày dép, nhưng các hãng sản xuất điện tử cũng bị ảnh hưởng.

“Các công ty bị ảnh hưởng bởi các nhà cung cấp bao gồm Apple, Samsung, Toyota và Nike,” tác giả viết.

“Việt Nam, giống như nhiều quốc gia, nhận ra rằng không có cách nào có thể tồn tại trong một môi trường zero-Covid và điều đó là tích cực,” bà Mary Tarnowka, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói với Financial Times.

Bà nói: “Động thái hướng tới việc sống an toàn với virus là rất quan trọng.”

Tính tới 29/9, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 42.165.168 liều
Chụp lại hình ảnh,Tính tới 29/9, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 42.165.168 liều

IHS Markit, công ty nghiên cứu kinh tế và thị trường với hàng chục ngàn khách hàng tại hơn 100 nước vào ngày 1/10 có bài mô tả:

“Trong khi đại dịch không có khả năng làm giảm vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, những công ty phụ thuộc vào Việt Nam như một điểm sản xuất chủ chốt cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả của bất kỳ sự gián đoạn kéo dài nào do virus lây lan”, bài viết nhận định.

Trong khi đó Economist Intelligence Unit (EIU), ban nghiên cứu của tạp chí The Economist vào ngày 30/9 có bài với tựa “Nên kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi phong tỏa”.

Bài viết mô tả việc “kinh tế tăng trưởng âm nghiêm trọng nằm ngoài dự đoán ban đầu của EIU, nhưng không làm thay đổi dự báo của chúng tôi về sự phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, sau khi các hạn chế đối với hoạt động công cộng được nới lỏng đáng kể trong những tháng tới”.

Bài viết nhấn mạnh mặc dù tỷ lệ dân được tiêm chủng đầy đủ chỉ đạt 8,6% vào ngày 26/9, nhưng Việt Nam đã lựa chọn tiêm càng nhiều mũi đầu càng tốt cho các nhóm ưu tiên, tập trung vào nỗ lực bình thường hóa hoạt động ở các khu vực quan trọng của nền kinh tế.

“Điều này có nghĩa là mũi chủng ngừa Covid đầu đối với nhiều công nhân phải đi lại và nhân viên nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Vào ngày 26/9, 32% toàn dân đã tiêm ít nhất một mũi vaccine”.

Bài báo có đoạn mô tả “Dự báo năm 2022 của chúng tôi [cho Việt Nam] vẫn sáng sủa khi chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng tốc, bất chấp những giãn cách xã hội còn kéo dài trong năm tới.

“Chúng tôi dự đoán các biện pháp thắt chặt và nới lỏng không liên tục cho đến giữa năm 2022.

“Chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm tới (dự báo trước đó của chúng tôi là 5,9%), với tốc độ tăng tiêu dùng tư nhân và đầu tư cố định nhanh hơn đáng kể là lực đẩy cho kết quả dự báo này.

“Điều quan trọng là các đợt phong tỏa chưa từng có mà Việt Nam hiện đang bắt đầu nới lỏng sẽ không để lại sẹo trong trung và dài hạn để phải thay đổi lộ trình của nền kinh tế của Việt Nam.

“Tăng trưởng sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu trong giai đoạn 2022-26,” EIU nhận định.

Việt Nam mong muốn đến cuối năm nay, khoảng 70-80% người dân trên 18 tuổi đã tiêm vaccine
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam mong muốn đến cuối năm nay, khoảng 70-80% người dân trên 18 tuổi đã tiêm vaccine
‘MỞ CỬA TỪNG BƯỚC’

Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế Việt Nam, đã cho hay bắt đầu từ 00 giờ, ngày 1/10, địa phương này thực hiện từng bước nới lỏng giãn cách xã hội.

Thành phố này sẽ mở cửa từng bước và có lộ trình.

Từ 1/10, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử; các sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động (trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động); hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (trừ các trường hợp được phép hoạt động).

Người dân khi tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế TP Hồ Chí Minh có thể hiện lịch sử tiêm vaccine (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động).

Trường hợp không có mã QR, người dân sẽ xuất trình giấy tờ sau: Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày, đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

KINH TẾ VIỆT NAM ‘ĐANG KHÓ KHĂN’

Đại dịch Covid-19 đã giáng mạnh vào nền kinh tế Việt Nam, với thống kê chính thức cho hay tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Đây là lần đầu tiên từ năm 2000, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm.

GDP của quý 3/2021 giảm sâu khiến GDP 9 tháng năm nay của Việt Nam chỉ tăng 1,42% – thấp hơn năm trước.

Tổng cục Thống kê Việt Nam ngày 29/9 cho hay:

“Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.”

“Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.”

“Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.”

Theo BBC