Lăng Vạn Vạn và một câu chuyện phong thủy của xứ Huế

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa. 

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

Đây là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Theo tác giả Phanxipăng (Tạp chí Tài hoa trẻ, số 264, năm 2003), vị trí đặc biệt của lăng Vạn Vạn liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Cụ thể, dưới thời vua Khải Định, các thầy địa lý triều đình nhà Nguyễn đã cất công tìm một nơi phù hợp với một truyền ngôn địa phương: “Cù Bạc nhất xứ huyệt, Công hầu đợi đợi bất tuyệt”.

Câu này có nghĩa là: Cù Bạc (vùng đất xưa thuộc tổng An Cựu, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên) là xứ có sẵn vị trí mà nếu chọn làm huyệt mộ thì con cháu đời đời xênh xang công hầu khanh tướng.

Tại khoảng đất tốt được lựa chọn, vua Khải Định đã cho xây lăng Vạn Vạn, khu lăng mộ bề thế làm nơi an nghỉ cho bậc thân mẫu của mình.

Tên gọi lăng Vạn Vạn cũng mang yếu tố phong thủy rõ nét. Theo đó, lăng bà Tiên Cung được triều đình gọi Tư Thông lăng. Mặc dù tên chính thức như vậy, song đại đa số dân chúng vẫn quen gọi công trình này là lăng Vạn Vạn.

Theo tác giả Phanxipăng, xưa kia khoảnh đất tốt được chọn để xây lăng vua được triều đình gọi là “Vạn niên cát cục” hoặc “Vạn niên cát địa”. Ấy là xuất xứ địa danh Vạn Niên được dùng chỉ khu vực Khiêm lăng (tức lăng Tự Đức),

Còn phần đất tốt được chọn để xây lăng cho cha mẹ của vua, triều đình gọi là “Vạn vạn niên cát cục” hoặc “Vạn vạn niên cát địa”. Phần đất tốt được chọn để xây lăng cho bà nội của vua thì gọi là “Vạn vạn niên đại cát cục” hoặc “Vạn vạn niên đại cát địa”.

Đó là nguyên nhân khiến dân gian tạo nên địa danh Vạn Vạn. Lăng bà Tiên Cung, tức Tư Thông lăng, là lăng Vạn Vạn. Xóm ven sông An Cựu dẫn tới lăng này là xóm Vạn Vạn.

Được coi là công trình đẹp và có quy mô hoành tráng bậc nhất trong các lăng mộ của phụ nữ hoàng tộc Nguyễn, lăng Vạn Vạn đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Về mặt kiến trúc, lăng Vạn Vạn có kiểu cách tương tự lăng Thánh Cung nhưng khuôn viên rộng hơn, hệ thống các công trình được bảo tồn nguyên vẹn hơn.

Mặc dù mang những giá trị kiến trúc, cảnh quan đặc sắc, lăng Vạn Vạn hầu như không được khách du lịch biết tới. Khu lăng mộ này từng rơi vào cảnh hoang phế nhiều thập niên trước khi được chăm nom và bảo vệ từ năm 2002.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Vì sao người quá tử tế chưa chắc đã hạnh phúc

Mọi người đều muốn ở bên những người tử tế vì họ toát ra năng lượng tích cực. Nhưng tại sao những người tử tế chưa chắc đã hạnh phúc, may mắn hơn người khác?

Theo nghiên cứu của Filip Fors Connolly và Ingemar Johansson Sevä của Đại học Umeå, Thụy Điển, có những lý do vững chắc về mặt lý thuyết cho sự khó thăng tiến của những người quá tử tế, tốt bụng.

Theo mô hình tính cách 5 yếu tố (OCEAN) tạo nên một người tử tế gồm: O là sự cởi mở (Openness) – C là sự tận tâm (Coscientiouness) – E là sự hướng ngoại (Extraversion) – A là sự tử tế, dễ chịu (Agreeableness) – N là sự nhạy cảm (Neuroticism)… Điều đáng nói là những yếu tố này lại có thể cản trở khả năng của một cá nhân đạt được vị trí đứng đầu. Ví dụ, người khác có thể thích sự dễ chịu, nhưng họ không chọn người có tính cách dễ chịu làm lãnh đạo. Từ đó, người tử tế có thể chỉ trở thành một người thân thiết, đáng tin cậy khi ai đó cần động viên tinh thần.

Connolly và Sevä nhận xét: “Tính cách dễ chịu và địa vị ít khi có sự tỷ lệ thuận. Người ta có thể nể trọng người mà họ không thích (ví dụ một đối thủ đã thành công), và thích một người mà người ta không nể trọng”.

Sự thiệt thòi về địa vị xã hội khiến những người tử tế thường không nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ, điều này khiến họ thiếu đi một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cảm giác hạnh phúc. Thậm chí, họ có thể dễ dàng bị biến thành “tấm thảm chùi chân” cho người khác. Sự tử tế quá mức có thể khiến một người dễ bị bóc lột, trong trường hợp đó, người khác có thể mất đi sự tôn trọng đối với họ.

Những người tử tế, như các nhà nghiên cứu lưu ý, có nguy cơ bị lợi dụng trong các tình huống xã hội, khiến họ ít có khả năng thực hiện các mục tiêu cá nhân hơn.

Các chuyên gia tổng kết những vấn đề mà một người tử tế quá mức có thể gặp phải:

Nếu bạn luôn cống hiến, mọi người sẽ luôn mong đợi điều đó ở bạn.

Bạn sẽ góp phần phát triển những kỳ vọng không thực tế của người khác. Mọi người sẽ đến với bạn chỉ khi họ cần điều gì đó.

Bạn sẽ quên đi việc cần phải đối xử tốt với chính mình.

Bạn bị coi là yếu đuối. Điều này không chỉ có thể dẫn đến việc người khác lợi dụng bạn mà còn có thể khiến mọi người không coi bạn là một người mạnh mẽ hoặc có quyền lực.

Mọi người sẽ không tin tưởng bạn. “Rất ít người thực sự tốt, thế nên khi bạn quá tốt, mọi người sẽ tự hỏi liệu bạn có động cơ thầm kín hay không?. Bạn sẽ dễ gặp sự ngờ vực, dẫn đến khó thiết lập các mối quan hệ”, Jessica Stillman, tác giả cuốn “5 Ways Being Too Nice Can Hurt You” viết.

Thùy Linh (Theo Life Hack,Psychology Today

Không phải chế độ ăn uống, đây là 5 đặc điểm chung của những người sống thọ: Bạn có không?

Không phải chế độ ăn uống, đây là 5 đặc điểm chung của những người sống thọ: Bạn có không?
5 đặc điểm tính cách chung của những người sống đến 100 tuổi.

Tiến sĩ Dilip Jeste, phó hiệu trưởng của Trung tâm Lão hóa Khỏe mạnh tại Đại học California (Mỹ), cho rằng ngoài việc ăn uống lành mạnh, còn có điều gì khác tác động khiến con người sống thọ tới 100 tuổi với đầy đủ sự minh mẫn, khoẻ mạnh và hạnh phúc. Theo đó, ông đã tiến hành nghiên cứu, bao gồm những người tham gia từ 21 đến 99 tuổi trở lên để tìm kiếm câu trả lời.

Bác sĩ Jeste nói, những người lớn tuổi có khả năng gạt bỏ những tác nhân gây căng thẳng nhỏ trong cuộc sống và tích lũy sự khôn ngoan.

Thông thường, các nghiên cứu tập trung vào tác động của chế độ ăn uống, gien di truyền đối với tuổi thọ. Nhưng đối với nghiên cứu này, các nhà khoa học từ Đại học Rome La Sapienza (Ý) và Đại học California, (Mỹ) quyết định tập trung vào tác động của đặc điểm tính cách đối với tuổi thọ.

Họ tập trung vào cư dân ở các ngôi làng ở vùng núi Cilento, bờ biển Tyrrhenian ở Ý, nơi có đến 29 người từ 90 – 100 tuổi trở lên – đang sống mạnh khỏe cùng với 51 thành viên trong gia đình từ 51 – 75 tuổi.

Kết quả cho thấy, những người tham gia từ 90 tuổi trở lên này có môt điểm chung rất đặc biệt là họ có sức khỏe tinh thần tốt hơn các thành viên trẻ trong gia đình của họ. Tựu chung, người sống thọ có 5 đặc điểm chung dưới đây.

Không phải chế độ ăn uống, đây là 5 đặc điểm chung của những người sống thọ: Bạn có không? - Ảnh 1.

1. Khả năng giải quyết căng thẳng một cách tích cực

Người trăm tuổi có khả năng loại bỏ những tác nhân gây căng thẳng nhỏ trong cuộc sống tốt hơn nhiều và tích lũy được sự khôn ngoan: ổn định về mặt cảm xúc, có lòng thương người, hiểu rõ bản thân và có thể đưa ra các quyết định xã hội thông minh.

2. Tự tin và ra quyết định dứt khoát 

Khi các nhà nghiên cứu so sánh những người tham gia với những người thân trẻ hơn của họ trong độ tuổi từ 51 đến 75, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng, mặc dù thế hệ già có sức khỏe thể chất kém hơn, nhưng họ lại đạt điểm cao hơn về sự tự tin, khả năng ra quyết định và sức khỏe tinh thần, có nghĩa là họ thường ít lo lắng và trầm cảm hơn.

3. Khả năng thích ứng và khả năng phục hồi

Điều này bao gồm khả năng phục hồi, hỗ trợ và tương tác xã hội mạnh mẽ và tự tin vào bản thân. Họ tự hào về cuộc đời của mình, về niềm tin và những thử thách mà họ đã phải vượt qua trong suốt cuộc đời.

Không phải chế độ ăn uống, đây là 5 đặc điểm chung của những người sống thọ: Bạn có không? - Ảnh 2.

4. Gắn bó với gia đình và tôn giáo

Điều này dường như mang lại cho người già cảm giác vững vàng. Bác sĩ Jeste nói, điều đối nghịch ở đây là hạnh phúc và trí tuệ của những người già này tăng lên, trong khi sức khỏe thể chất suy giảm dần.

Ông nói rằng, điều này cho thấy rằng có những điều rất đẹp rất thú vị ở tuổi già!

Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, sống thọ cách đặc biệt này là sự cân bằng giữa chấp nhận và can đảm vượt qua nghịch cảnh cùng với thái độ tích cực và mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, tôn giáo và quê hương, mang lại mục đích sống.

5. Yêu quê hương, yêu dân tộc

Tình yêu quê hương mang lại cho họ mục đích trong cuộc sống. Hầu hết họ vẫn đang làm việc tại quê nhà. Họ nghĩ: “Đây là cuộc sống của tôi và tôi sẽ không từ bỏ nó”, Anna Scelzo từ Ban Sức khỏe Tâm thần ở Chiavarese (Ý), cho biết trong một thông cáo báo chí, theo báo cáo của kênh truyền hình CNBC của Mỹ.

(Timesnownews, CNBC)  / Hoa Chanh / Doanh nghiệp & Tiếp Thị

Vaccine mRNA: Sẽ mở ra cuộc cách mạng chống ung thư và bệnh tự miễn?

Đại dịch corona đã mang lại bước đột phá cho vaccine-mRNA bởi loại công nghệ vốn bị coi là ngoại lai này, trước đây được cho là sẽ tạo ra những cuộc cách mạng trị liệu hoàn toàn khác. Nó đã được thử nghiệm như một vũ khí chống lại các loại khối u, bệnh lao và HIV.

Mọi biến đổi trong y học đều đòi hỏi nhiều thời gian. Nghiên cứu thường đi trước hàng chục năm, có thành công nhưng không ít thất bại, chẳng hạn như trong việc phát triển các liệu pháp gene. Việc sử dụng công nghệ mRNA cũng đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ tuy nhiên công chúng không để ý đến. Từ khi  bùng phát đại dịch Covid-19,  công nghệ này bất ngờ được đặc biệt chú ý. Vaccine -mRNA được phát triển trong thời gian kỷ lục, người ta không chỉ thấy nguyên lý hoạt động của nó mà còn nhận ra nhiều ưu điểm của  công nghệ này. Do đó nhiều nhà đầu tư sẵn sàng vào cuộc. Nguồn tài chính dồi dào, hứa hẹn tương lai sáng lạn.   “Công nghệ này có tiềm năng vô cùng to lớn”,  Ugur Sahin, người đồng sáng lập doanh nghiệp Biontech đã nhận xét. “Các phương pháp mRNA đã mở  cánh cửa cho ra đời một loại thuốc mới để giải quyết những thách thức chưa được giải quyết trong y học”.

Ông Ingmar Hoerr, người sáng lập công ty Curevac có trụ sở tại Tübingen, nhấn mạnh: “Cách tiếp cận này mở ra vô vàn khả năng trong việc ứng dụng”. Chủ tịch Viện Paul Ehrlich (PEI), Klaus Cichutek, có phần tỉnh táo hơn: “Tôi tin rằng công nghệ mRNA có thể được sử dụng để phát triển một số loại vakzin mới và các phương pháp điều trị ứng dụng – từ các bệnh truyền nhiễm đến ung thư và cả các bệnh tự miễn”.

Vấn đề ở đây là gì? Thông tin axit ribonucleic – mRNA là viết tắt của axit ribonucleic thông tin – truyền các bản thiết kế về protein đến các “nhà máy sản xuất” protein trong tế bào. Chiến dịch tiêm chủng hiện nay cho thấy rõ nguyên tắc đó có hiệu quả. Niels Halama từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Đức (DKFZ) ở Heidelberg cho hay: “Chúng tôi biết vaccine hoàn toàn an toàn và chí ít cũng tương đương với các loại vaccine cổ điển”.

Ngoài ra, phương pháp này có một số ưu thế so với vaccine truyền thống: có thể tạo ra mRNA với tốc độ nhanh chóng và số lượng lớn. Một điều khá hấp dẫn là mRNA khiến cơ thể tự sản xuất một loại protein mong muốn và sau đó tự phân hủy. Tuy nhiên, nó cũng có một điểm hạn chế là phân tử chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định.

Trong một thời gian dài, người ta không nhận ra được tiềm năng y học của phương pháp này. Một mặt  chủ yếu là do mRNA bị phân hủy rất nhanh  mặt khác, nếu nó xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, nó sẽ bị hệ thống miễn dịch tấn công. Về ứng dụng thực tế, các công ty tiên phong Curevac và Biontech ban đầu tập trung vào các liệu pháp điều trị ung thư – và do đó là một trong những thách thức phức tạp nhất trong y học. “Chúng tôi quyết định sử dụng mRNA vì chúng tôi nhìn thấy tiềm năng,” ông chủ của Biontech, Sahin, bản thân là một bác sĩ ung thư, cho biết. “Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh vaccine chính xác cho một khối u cụ thể, sản xuất vaccine nhanh chóng và riêng lẻ, và cung cấp cho bệnh nhân như một phương pháp điều trị. Điều đó là không thể với các công nghệ đã được thiết lập cho tới nay”.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng liệu pháp dựa trên mRNA đối với các bệnh ung thư còn thích hợp hơn so với liệu pháp điều trị bệnh truyền nhiễm như Covid-19, khi hàng triệu người được tiêm cùng một loại vaccine như nhau. Chuyên gia Halama của DKFZ cho biết: “Việc tiêm phòng mRNA chống lại Sars-CoV-2 không khai thác hết các khả năng của mRNA. “Một lợi thế lớn của quy trình này là bạn có thể sản xuất vaccine riêng lẻ cho các bệnh nhân khác nhau – và điều đó diễn ra  trong một thời gian ngắn.”

Vaccine –mRNA chống ung thư: những thí nghiệm đầu tiên

Y học cá thể hóa là mục tiêu hướng tới,đây là mong muốn đã có từ lâu, nó cho phép điều trị từng người bệnh theo một liệu pháp đã được điều chỉnh cho phù hợp: Bằng cách này, việc xác định đặc điểm chính xác của một khối u riêng lẻ có thể làm  thay đổi chính của nó. Sau đó mRNA sẽ mang các bản thiết kế của các kháng nguyên vào tế bào để hệ thống miễn dịch có thể thực hiện các hành động có chủ đích chống lại khối u.

Hiện tại, hàng chục nghiên cứu đang kiểm tra tính hữu hiệu của phương pháp này đối với nhiều loại khối u khác nhau – từ khối u ác tính như ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư vú đến ung thư tuyến tụy. Halama cho biết: “Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các loại khối u trước đây được coi là không phù hợp với liệu pháp miễn dịch vẫn có thể tiếp cận được. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy phương pháp mRNA ưu việt hơn các liệu pháp truyền thống”.

Hiện nay, trong nghiên cứu tiêm chủng trị liệu thường được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung kết hợp với các thủ thuật  đã được thiết lập như liệu pháp miễn dịch khác hoặc hóa trị liệu. Điều này cũng là do, trong thưc tế, người ta không thể từ chối áp dụng phương pháp này đối với các bệnh nhân nặng.

Dirk Arnold, bác sĩ trưởng tại Asklepios Klinik Altona, thử nghiệm phương pháp này như một phần của nghiên cứu Biontech quốc tế chống lại bệnh ung thư ruột kết nhằm kiểm tra xem liệu việc tiêm phòng mRNA sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể ngăn chặn sự tái phát hay không.

Những nghiên cứu kiểu này thường kéo dài và rất phức tạp, do đó có khả năng còn lâu thì liệu pháp – mRNA chống ung thư mới được chính thức công nhận. Bên cạnh y học ung thư bác sỹ Sahin cho rằng có thể áp dụng công nghệ mRNA với các bệnh khác nhau nếu có liên quan đến hệ thống miễn dịch, thí dụ như các loại bệnh dị ứng, các bệnh viêm mãn tính và các bệnh miễn nhiễm.

Hồi tháng giêng trên tạp chí tạp chí Science có bài viết về mRNA có thể giúp trong điều trị bệnh đa xơ cứng (MS). Vấn đề ở đây là không làm cho hệ thống miễn dịch nhạy cảm với một số protein nhất định, ngược lại: nó phải dung nạp các protein của chính cơ thể. Các thí nghiệm đang được xúc tiến và tỏ ra có triển vọng ở động vật thí nghiệm.

Mục tiêu cổ điển của vaccine là ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm chủng dự phòng như vậy đơn giản hơn so với tiêm chủng để điều trị chống lại các bệnh phức tạp hiện nay như ung thư.Biontech không chỉ muốn cải tiến các loại vaccine hiện có ví dụ để chống bệnh cúm. Qua những ưu việt của công nghệ  mRNA câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm mà y học cho đến nay chưa tìm ra được các biện pháp phòng trị thỏa đáng? Thí dụ, hàng năm có đến hàng triệu người bị chết vì bệnh sốt rét, lao và HIV, đặc biệt là ở các nước thuộc diện nghèo nhất thế giới.

Biontech đang trong giai đoạn đầu về  phát triển các loại vaccine phòng chống lao và HIV. Hiện họ đang thực hiện một thí nghiệm nhỏ về khả năng dung nạp chế phẩm của Moderna đối với bệnh nhân HIV.

Giấc mơ về một mũi tiêm trẻ hóa các tế bào sau cơn đau tim

Trong quá khứ bệnh sốt rét từng là một thách thức lớn đối với y học. Cho đến nay mầm bệnh Plasmodium falciparum vẫn ngoan cố lẩn trốn vaccine do vòng đời phức tạp của nó. Biontech muốn bắt đầu  nghiên cứu trên người vào cuối năm 2022. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng cần có sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế như WHO, Tổ chức Sốt rét và Quỹ Kenup.

Ngoài những vấn đề liên quan đến hệ thống miễn dịch người ta còn có thể sử dụng công nghệ  mRNA trong y học như trẻ hóa các tế bào khi các cơ quan bị tổn thương vì các cơn đau tim.

Việc phê duyệt vaccine Covid-19  đã thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ. Tầm quan trọng của công nghệ mRNA đã được tăng lên rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp  trên thế giới đang thực hiện điều này. Hiệp hội các nhà nghiên cứu về sản xuất dược phẩm (VFA) liệt kê hàng chục dự án, đang được triển khai ở nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran, Bangladesh, Thái Lan, Hàn Quốc và tất nhiên là cả Trung Quốc. Sahin ước tính, khoảng 15 năm tới 30% các loại thuốc mới được phê duyệt có thể dựa trên công nghệ mRNA. Cho đến nay chỉ có hai loại thuốc được phê duyệt dựa trên công nghệ mRNA – cả hai đều là vaccine chống Covid-19. Theo Cichutek, ông chủ của PEI, chỉ riêng ở Đức hiện có khoảng 20 nghiên cứu đang được tiến hành  về liệu pháp miễn dịch ung thư.

Nhưng bất chấp những thành công cho đến nay, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời: Làm cách nào để vận chuyển mRNA đến các tế bào đích khác nhau một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để điều chỉnh sự ổn định của phân tử trong cơ thể, ví dụ sức mạnh và thời gian của phản ứng miễn dịch?

Nhà nghiên cứu về ung thư Halama coi sự phát triển hiện nay mới là giai đoạn sơ khai. “Các đặc điểm lý sinh của mRNA có thể thay đổi. Câu hỏi đặt ra là, cái gì là tối ưu cho một mục tiêu nhất định ? Qua đó đã thấy có vô vàn khả năng cho công nghệ này”.

Bác sỹ Sahin mô tả tình trạng hiện tại của công nghệ là “phiên bản 1.0” và lưu ý  đến sự phát triển nhanh chóng của khoa học sự sống. “Chúng ta sẽ chứng kiến thêm một loạt đổi mới trong hai thập kỷ tới”.

Xuân Hoài tổng hợp

Nguồnhttps://www.welt.de/wissenschaft/article234010408/mRNA-Impfstoffe-Hoffnungstraeger-auch-bei-Krebs-MS-und-Malaria.htmlhttps://www.thepioneer.de/originals/tech-briefing/briefings/mrna-technologie-heilung-fuer-krebs-rheuma-ms-und-hiv

Báo Mỹ: Nghiên cứu truy xuất nguồn gốc Covid-19, phát hiện Trung Quốc đã che đậy 3 thông tin “sốc”

Báo Mỹ: Nghiên cứu truy xuất nguồn gốc Covid-19, phát hiện Trung Quốc đã che đậy 3 thông tin "sốc"
Báo Mỹ dẫn các nghiên cứu từ các nhà khoa học Australia, Mỹ và Anh và tiết lộ một số thông tin mới về nguồn gốc của Covid-19.

Theo trang VOA News (Mỹ), các nghiên cứu của thế giới về việc truy tìm nguồn gốc virus Covid-19 đã đưa ra 3 phát hiện mới: thời gian phát hiện ra virus Covid-19 ở Trung Quốc phải sớm hơn thời điểm mọi người biết về nó ít nhất hai tháng; thời gian để virus lây lan trên toàn thế giới có thể đã xảy ra trước khi Vũ Hán bị phong tỏa; Sự xuất hiện của virus corona đã cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc với cơ thể con người, và không thể loại trừ khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm; việc các chuyên gia Trung Quốc tiêu hủy các mẫu bệnh phẩm virus sớm nhất được coi là bằng chứng về việc cố gắng che giấu nguồn gốc virus.

Nghiên cứu nguồn gốc của Covid-19

Ba nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học Australia, Hoa Kỳ và Đại học Kent của Vương quốc Anh, những kết luận mà họ đạt được rõ ràng là rất bất lợi cho tuyên bố của Bắc Kinh trong việc quy kết nguồn gốc của virus Covid-19 xuất phát từ các quốc gia khác.

Đợt bùng phát đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc sớm hơn khoảng hai tháng so với thời điểm được biết đến hiện nay

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent, Vương quốc Anh đã tính toán thông qua mô hình và phát hiện: thời gian virus corona xuất hiện sớm nhất là từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11/2019. Thời điểm có khả năng xuất hiện virus cao nhất là ngày 17/11/2019 và đến tháng 01/2020, Covid-19 đã lây lan ra toàn thế giới.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí học thuật quốc tế về y khoa “PLOS Pathogens”.

Trường hợp nhiễm virus đầu tiên được công bố ở Trung Quốc là vào tháng 12/2019, tại Chợ Thủy sản Hoa Nam Vũ Hán. Tuy nhiên, Một số trường hợp ban đầu cho thấy không liên quan gì đến chợ hải sản này, điều này có nghĩa là virus Covid-19 đã lây lan ở nơi khác trước khi đến chợ hải sản.

WHO và các chuyên gia Trung Quốc thừa nhận sau cuộc điều tra ở Vũ Hán vào tháng 3 năm nay rằng trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, có thể đã có những trường hợp lây nhiễm lẻ tẻ ở những nơi khác.

Các chuyên gia Trung Quốc đã tiêu hủy các mẫu virus ban đầu để che đậy nguồn virus

Jesse Bloom, một nhà virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Mỹ, trong một bài báo được xuất bản trong tuần này cho hay, dữ liệu giải trình tự virus trong một số trường hợp bị nhiễm bệnh ban đầu bị các chuyên gia Trung Quốc yêu cầu xóa hiện đã được khôi phục.

Những dữ liệu này cho thấy các mẫu virus từ Chợ Thủy sản Hoa Nam Trung Quốc không thể “đại diện đầy đủ cho loại virus corona, chúng chỉ là một chủng biến thể của chuỗi gốc đã bị lây lan từ trước đó và biến thể này đã lây lan sang các khu vực khác của Trung Quốc vào thời điểm đó.

Theo Reuters, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ xác nhận, các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu đã được nộp cho Hồ sơ Truy cập theo Trình tự (SRA) vào tháng 3/2020 và sau đó đã bị tiêu hủy theo yêu cầu của các nhà điều tra Trung Quốc. Các nhà điều tra Trung Quốc cho biết họ sẽ cập nhật mẫu và gửi đến nơi khác để lưu trữ.

Những người chỉ trích cho rằng việc tiêu hủy các mẫu vật là một bằng chứng mới cho thấy Trung Quốc đang cố gắng che giấu nguồn gốc của chủng loại Sars-Cov-2.

Reuters dẫn nghi vấn của nhà nghiên cứu Alina Chan của Đại học Harvard cho hay: “Tại sao các nhà khoa học yêu cầu cơ sở dữ liệu quốc tế xóa dữ liệu quan trọng có thể cho chúng ta biết virus bùng phát ở Vũ Hán như thế nào ?”

Các đặc điểm của virus đầu tiên không thể loại trừ khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Australia thông qua dữ liệu bộ gen cho thấy virus corona có thể liên kết với các tế bào của con người dễ dàng hơn các loại virus khác, cho thấy rằng loại virus này đã thích nghi với con người ngay từ khi mới xuất hiện.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đã được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học “Science Reports” được xuất bản hôm 24/6.

Nghiên cứu này cho thấy có thể có một vật chủ là động vật khác vẫn chưa được xác định gần hơn vật chủ là con người, nhưng điều này không thể loại trừ giả thuyết về rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

Doanh nghiệp & tiếp thị