Không chỉ nổi tiếng với những vở kịch, đại thi hào Shakespeare còn gây được tiếng vang với rất nhiều bài thơ và đóng góp lớn cho từ điển Anh…
Đại thi hào Shakespeare sinh ra trong một gia đình đông anh em với 7 anh chị em.
Không chỉ là nhà văn, nhà viết kịch xuất sắc, nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare còn là một diễn viên trong nhiều tác phẩm của chính mình.
Vợ của Shakespeare là Anne Hathaway, lớn hơn đại thi hào 8 tuổi. Khi kết hôn, Shakespeare 18 tuổi và Anne Hathaway 26 tuổi năm. Hôn lễ diễn ra vội vã bởi khi đó Anne đang mang thai. 3 tháng sau khi kết hôn, vợ chồng Shakespeare chào đón người con đầu tiên. Họ có tất cả 3 người con.
Do sự bùng phát dịch bệnh hạch tràn lan khắp châu Âu, Shakespeare bắt đầu viết thơ bởi vì khi đó tất cả nhà hát ở London đóng cửa từ năm 1592 – 1594. Theo đó, Shakespeare đã hoàn thành bản sonnet đầu tiên năm 1593.
“Comedy of Errors” là vở kịch ngắn nhất của Shakespeare. Ngược lại, vở kịch dài nhất của đại thi hào nổi tiếng thế giới này là “Hamlet”.
Đại thi hào Shakespeare tạo ra hơn 3.000 từ mới cho ngôn ngữ Anh và được vinh danh trong cuốn từ điển tiếng Anh Oxford.
Shakespeare là fan hâm mộ lớn của Homer – tác giả của những thiên sử thi nổi tiếng thế giới như Iliad và Odyssey. Ông cũng rất thích những tác phẩm của Chaucer. Do vậy, Shakespeare đã sử dụng một số bài thơ của Chaucer vào trong các vở kịch của ông.
Theo ước tính, ít nhất có 2 vở kịch đã vĩnh viễn biến mất khỏi di sản văn học của nhà viết kịch Shakespeare đó là: Love’s labour’s won và Cardenio.
Mặc dù bối cảnh trong các vở kịch của Shakespeare diễn ra ở khắp châu Âu, Pháp và Italy nhưng bản thân nhà viết kịch tài năng này dường như chưa bao giờ rời khỏi lãnh thổ Anh.
Trong di chúc, Shakespeare để lại “chiếc giường hạng hai” cho người vợ Anne Hathaway bị nhiều người lầm tưởng đó là món quà sỉ nhục. Thực chất đó là kỷ niệm lãng mạn gợi nhớ đêm đầu tiên của vợ chồng thi hào Shakespeare.
Mỗi ngày, nước Anh có thêm 30.000 ca mắc Covid-19. Song người dân không hề do dự vì họ coi đây là “cái giá của sự tự do”.
Ngày 22/8, gần 60.000 người hâm mộ chen chúc nhau trên khán đài của sân vận động Emirates tại thủ đô London, Anh. Họ vui vẻ thưởng thức trận đấu bóng đá giữa Chelsea và Arsenal.
Ở khu West End, vở nhạc kịch Cindrella cuối cùng cũng ra mắt công chúng sau nhiều lần bị hoãn vì dịch bệnh. Tại các ga tàu điện ngầm, một nửa số hành khách không đeo khẩu trang bất chấp quy định phòng dịch bắt buộc.
Những điều này đang xảy ra khi nước Anh ghi nhận hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, theo New York Times.
TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG NHƯNG NGHIỆT NGÃ
Đại dịch ở Anh đang trải qua một giai đoạn mới và vô cùng kỳ lạ: Người dân quay lại cuộc sống bình thường dù virus corona vẫn còn đó. Giới chuyên gia nhận định Anh là quốc gia tiên phong khi có quan điểm tương đối “thoáng” về đại dịch.
Giáo sư về dịch tễ học Tim Spector từ Đại học King’s College London bình luận: “Chúng tôi dường như không quan tâm đến việc nước Anh có tỷ lệ lây nhiễm cao. Bây giờ, chúng tôi chỉ biết chấp nhận, coi đây là cái giá của sự tự do”.Người dân Anh tham dự một lễ hội âm nhạc. Ảnh: New York Times.
Hồi tháng trước, Anh đã gỡ bỏ hầu hết biện pháp phòng chống dịch bệnh và dự đoán tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng cao. Quyết định này phản ánh tâm lý mệt mỏi của chính phủ và người dân, sau 17 tháng phong tỏa ngột ngạt.
“Có cảm giác chúng tôi được hít thở trở lại, được nỗ lực để quay về quá khứ”, bà Devi Sridhar, người đứng đầu chương trình y tế công tại Đại học Edinburgh, nói. “Thật sự khó khi yêu cầu người dân giãn cách trong thời gian dài, nhất là khi ta không có phương án giải quyết”.
Anh có gần 80% dân số đã tiêm phòng đầy đủ, song virus corona vẫn lây lan rộng khắp. Theo giáo sư Sridhar, đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể kiểm soát Covid-19 một cách bền vững hay không?”.
Bà Sridhar nhận định Anh còn nhiều thách thức quan trọng, như mở cửa các trường học vào tuần tới. Quyết định này sẽ khiến số ca bệnh mới tăng cao, nhất là khi Anh không tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Cùng lúc này, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tử vong cũng tăng. Tuần trước, tỷ lệ ca nhập viện ở Anh tăng 7,7% trong khi tỷ lệ ca tử vong tăng 9,9% so với 7 ngày trước đó.
Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) không còn khả năng đối phó với một làn sóng dịch bệnh mới, do các bệnh nhân cũ vẫn còn tồn đọng. Chuyên gia gây mê Susan Jain tại Bệnh viện Đại học Homerton cho biết: “Số ca mắc mới tăng cao làm chúng tôi chịu nhiều áp lực”.
Song chính phủ Anh coi chiến dịch tiêm chủng là một niềm tự hào. Ông Nadhim Zahawi, thứ trưởng chuyên trách việc triển khai vaccine, viết trên Twitter rằng số ca tử vong vào tháng 12 năm ngoái “cao gấp 5 lần hiện tại”, từ đó cho thấy hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19.
Giới phê bình cho rằng con số 100 bệnh nhân tử vong mỗi ngày không nên là điều đáng tự hào. Họ cũng nhận định Anh dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng đồng nghĩa với việc các biện pháp phòng dịch khác mất hiệu lực.
Giáo sư Gabriel Scally từ Đại học Bristol, kiêm cựu giám đốc cơ quan y tế công của London, cho biết: “Đây là trạng thái bình thường mới vô cùng nghiệt ngã”.
CHƯA CÓ LỐI THOÁT
Ủy ban Tiêm chủng của Anh sẽ sớm khuyến nghị người dân tiêm thêm mũi vaccine bổ sung. Ở giai đoạn đầu, hoạt động này nhắm vào những người có hệ miễn dịch suy giảm. Theo giáo sư Gabriel Scally, Anh dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng nên sẽ trải qua sự suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, Anh vẫn còn hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm vaccine. Chính phủ đang thay đổi chính sách, song vẫn chưa rõ Anh có tiêm chủng quy mô lớn cho những người từ 12 đến 15 tuổi hay không.Người hâm mộ chen chúc nhau trên khán đài của sân vận động Emirates tại thủ đô London. Ảnh: New York Time
Việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở Anh đang là vấn đề lớn. Ông Philip Crossley, một cư dân của thành phố Bradford, nói: “Tôi đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhưng nhiều người không làm vậy”.
Theo dữ liệu khảo sát chính thức, khoảng 9 trong số 10 người Anh cho biết họ đeo khẩu trang khi ra ngoài trong 7 ngày qua. Nhưng thực tế, người dân đi phương tiện công cộng không hề làm như vậy, bất chấp quy định bắt buộc.
Bên ngoài văn phòng thủ tướng, người biểu tình chống phong tỏa Simon Parry cho biết ông chưa bao giờ đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và không bị nhắc nhở về điều này.
Các nhà phê bình đổ lỗi cho chính phủ, chỉ ra các thành viên thuộc Đảng Bảo thủ đã không đeo khẩu trang khi tham gia họp quốc hội. Trước đó, chính phủ từng yêu cầu người dân nên đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín.
Với những người phản đối Anh phong tỏa, việc trở lại trạng thái bình thường là điều đáng hoan nghênh. Song nhiều người khác cho rằng sự tự do có thể khiến dịch bệnh dễ bùng phát trở lại.
Cựu thẩm phán Jonathan Sumption của Tòa án Tối cao Anh từng thẳng thắn phê bình các lệnh phong tỏa. Ông Sumption nói: “Nếu dịch bệnh lại bùng phát, chúng ta sẽ nhận thấy ngay cả vaccine cũng không hiệu quả. Khi ấy, lối thoát là gì?”.
Đến nay, Anh có tổng cộng 6,6 triệu ca mắc và 132.243 ca tử vong vì Covid-19, theo Worldometers.
Để kiểm tra mức độ hiệu quả, các nhà nghiên cứu nhỏ những giọt thuốc có chứa virus SARS-CoV-2 lên chiếc khẩu trang. Sau đó, họ đặt khẩu trang lên một màng phim bằng bạc để quan sát phản ứng hóa học.
Theo UNAM, nếu nồng độ virus dày đặc, số lượng virus sẽ giảm khoảng 80% trong 8 giờ đồng hồ. Trong trường hợp nồng độ virus thấp, số lượng virus sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau hai giờ.
Thông báo từ UNAM cho biết: “Khi tiếp xúc với nano bạc và đồng, màng ngoài của virus SARS-CoV-2 bị vỡ ra, khiến đoạn mã RNA của chúng không hoạt động. Do đó, ngay cả khi bị tiêu hủy không đúng cách, khẩu trang SakCu cũng không phát tán virus ra môi trường”.
Khẩu trang SakCu có thể sử dụng nhiều lần. Người dùng cũng có thể giặt chiếc khẩu trang lên tới 10 lần mà không làm mất đi chất diệt khuẩn.
UNAM không sản xuất hàng loạt khẩu trang SakCu. Trường đại học cho biết họ chỉ sản xuất được 200 chiếc trong một ngày. Nhóm nghiên cứu khẩu trang đến từ Viện Nghiên cứu Vật liệu của UNAM.
Với hệ tư tưởng cực đoan được truyền cảm hứng từ IS toàn cầu, IS-K là nhóm bạo lực nhất trong các nhóm chiến binh thánh chiến ở Afghanistan và là kẻ thù của Taliban.
Mỹ đã đổ lỗi cho Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) gây ra vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul, Afghanistan hôm 26/8. Tổ chức này là chi nhánh của IS toàn cầu được hình thành ở miền Đông Afghanistan 6 năm trước, và nhanh chóng phát triển thành một trong những mối đe dọa khủng bố nguy hiểm trên toàn cầu, AP cho biết.
Tổ chức này nhiều năm bị Mỹ và liên quân tấn công, nhưng IS-K vẫn tồn tại để thực hiện vụ tấn công khủng bố đẫm máu mới nhất, khi Mỹ và đồng minh rút khỏi Afghanistan.
Vụ đánh bom liều chết khiến 13 lính Mỹ và 60 thường dân thiệt mạng. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra thời hạn chót để rút các lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan vào ngày 31/8.
NHỮNG CHIẾN BINH TALIBAN BẤT MÃN
Tổ chức này là chi nhánh ở Trung Á của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổ chức này được thành lập vào tháng 1/2015, vài tháng sau khi các chiến binh nòng cốt của IS càn quét khắp Iraq và Syria, tạo nên một đế chế Hồi giáo tự xưng vào mùa hè năm 2014.
Chi nhánh của IS ở Afghanistan được lấy theo tên của Đại Khorasan – một khu vực bao gồm phần lớn lãnh thổ Afghanistan, Iran và Trung Á thời Trung cổ.IS-K theo đuổi hệ tư tưởng cực đoan và bạo lực của IS toàn cầu. Ảnh: BBC.
Ban đầu tổ chức này hình thành từ hàng trăm chiến binh Taliban ở Pakistan – những tay súng bị các chiến dịch quân sự của Mỹ đẩy qua biên giới Afghanistan. Sau đó, họ tập hợp các phần tử cực đoan có cùng chí hướng, bao gồm các chiến binh Taliban bất mãn với tổ chức.
Khi Taliban theo đuổi các cuộc đàm phán hòa bình với Mỹ, những tay súng bất mãn với Taliban đã chuyển sang gia nhập IS-K. Những người này cho rằng Taliban đã trở nên quá ôn hòa. Họ không nên đàm phán với Mỹ, khi đang trên đà tiến tới một chiến thắng quân sự.
IS-K cũng thu hút một lượng lớn những tay súng từ phong trào Hồi giáo Uzberkistan – quốc gia láng giềng với Afghanistan. Họ cũng tập hợp các chiến binh Hồi giáo dòng Sunni ở Iran và thành viên đảng Hồi giáo Turkistan, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ ở phía đông bắc Trung Quốc.
ĐIỀU GÌ KHIẾN HỌ TRỞ NÊN ĐÁNG SỢ?
Trong khi Taliban giới hạn cuộc đấu tranh của họ ở Afghanistan, các chi nhánh của IS ở Pakistan và Afghanistan đã chấp nhận lời kêu gọi thánh chiến trên toàn thế giới, chống lại những người không theo đạo Hồi.Những người bị thương nằm la liệt trong bệnh viện sau vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul. Ảnh: AP.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, Mỹ đã thống kê được hàng chục cuộc tấn công của IS-K nhắm vào thường dân ở Afghanistan và Pakistan, bao gồm người Hồi giáo dòng Shiite thiểu số.
IS-K đã gây ra hàng trăm cuộc đụng độ với liên quân Mỹ ở Afghanistan và Pakistan kể từ tháng 1/2017. Tổ chức này vẫn chưa tấn công khủng bố vào nước Mỹ. Washington tin rằng nhóm này là mối đe dọa lâu dài đối với lợi ích của Mỹ và đồng minh ở Nam và Trung Á.
Ngay cả khi có quân đội Mỹ đồn trú ở Afghanistan với các máy bay không người lái theo dõi ngày đêm, IS-K vẫn có thể thực hiện các vụ tấn công liều chết và chấp nhận hàng nghìn thương vong cho chính họ.
Các quan chức cho biết việc Mỹ rút quân đã làm mất đi khả năng tấn công trên bộ ở Afghanistan, đồng thời có thể làm suy yếu khả năng theo dõi các kế hoạch tấn công của IS-K.
Các quan chức của chính quyền Biden cảnh báo rằng IS-K chỉ là một trong nhiều mối đe dọa khủng bố mà Mỹ phải đối mặt trên toàn cầu. Họ nhấn mạnh rằng có thể giám sát khủng bố bằng tài sản tình báo và quân sự đóng quân tại các quốc gia vùng Vịnh, trên tàu sân bay, hoặc địa điểm khác xa hơn.
Nhưng một trong những nỗi sợ hãi lớn hơn là việc Mỹ rút quân, Taliban lên nắm quyền có thể biến Afghanistan thành cái nôi của các tổ chức khủng bố âm mưu tấn công phương Tây.
IS-K CÓ LIÊN HỆ VỚI TALIBAN KHÔNG?
Phần lớn các thành viên của IS-K bị lôi cuốn bởi hệ tư tưởng bạo lực và cực đoan của IS, bao gồm lời hứa về một vương quốc để thống nhất thế giới Hồi giáo – một mục tiêu mà Taliban không bao giờ đồng ý.
Theo một số nhà nghiên cứu, IS-K có mối liên hệ chặt chẽ với mạng lưới Haqqani của Taliban – nhóm gồm những tay súng khét tiếng nhất Afghanistan.
“Một số cuộc tấn công lớn từ năm 2017 đến nay có liên quan đến sự hợp tác giữa IS-K và mạng lưới Haqqani của Taliban, và các nhóm khủng bố khác có trụ sở tại Pakistan”, tiến sĩ Sajjan Gohel, nhà nghiên cứu các mạng lưới chiến binh ở Afghanistan, thuộc Quỹ châu Á – Thái Bình Dương, nói.
Nhưng khi Taliban bắt đầu đàm phán hòa bình với Mỹ, mối quan hệ giữa IS-K và Taliban bắt đầu rạn nứt. Thậm chí, IS-K xem Taliban như kẻ thù. Taliban từng phối hợp với quân đội chính phủ Afghanistan đánh bật IS-K khỏi các khu vực đông bắc Afghanistan.
Một số nhà phân tích nhận định, IS-K sẽ là thách thức an ninh lớn đối với chính quyền sắp tới của Taliban.
KHU PHỨC HỢP ĐẠI SỨ QUÁN MỸ SẼ XÂY TẠI VIỆT NAM CÓ VỐN ĐẦU TƯ LÊN ĐẾN 1,2 TỶ USD, NHIỀU HƠN GẦN 500 TRIỆU USD SO VỚI TÒA ĐẠI SỨ LỚN NHẤT CỦA MỸ TRÊN THẾ GIỚI. ĐẠI SỨ PHẠM QUANG VINH ĐÃ ĐƯA RA 3 LÝ DO QUAN TRỌNG ĐỂ MỸ XÂY DỰNG TÒA QUÁN SỨ MỚI VỚI QUY MÔ LỚN TẠI VIỆT NAM.
Hiện nay, tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới nằm ở thủ đô Baghdad của Iraq. Tọa lạc trên khu đất rộng 42ha, đây cũng là tòa đại sứ lớn nhất thế giới, và gấp khoảng 5 lần tòa sứ quán Mỹ ở Yerevan, vốn là cơ sở ngoại giao lớn thứ 2 của Mỹ ở nước ngoài. Tổ hợp tòa sứ quán ở Baghdad có chi phí xây dựng lên đến 750 triệu USD.
Tòa đại sứ Mỹ lớn thứ 2 thế giới là ở thủ đô Yerevan của Armenia. Được hoàn thành vào năm 2005, công trình này tọa lạc trên khu đất rộng gần 90.000 m2. Đại sứ quán lớn thứ 3 của Mỹ trên thế giới là ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà cao 8 tầng nằm trên 46.000 m2, có tổng chi phí 434 triệu USD.
Đặc biệt tòa đại sứ Mỹ được xây dựng tại London, Anh cũng chỉ có mức chi phí xây dựng 1 tỷ USD, đây hiện đang là tòa sứ quán đắt nhất của Mỹ từng được xây dựng trên thế giới.
Có thể thấy, với mức đầu tư xây dựng lên đến 1,2 tỷ USD, tòa đại sứ Mỹ xây dựng tại Việt Nam sẽ trở thành tòa sứ quán đắt nhất trên thế giới, lớn hơn tòa ở Anh 200 triệu USD, hơn 500 triệu USD so với toàn ở Baghdad, đặc biệt có giá trị gấp gần 3 lần so với tòa sứ quán của Mỹ tại Trung Quốc.
Vì sao Mỹ lại đầu tư xây dựng tòa đại sứ có giá trị lớn nhất tại Việt Nam?
Phát biểu về mối quan hệ giữa 2 bên, Phó Tổng thống Mỹ Kamala cho rằng, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt là ý nghĩa đối với Mỹ. Việc Mỹ đã ký thỏa thuận thuê đất xây dựng sứ quán mới tại Hà Nội lên đến 99 năm là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Ngoài ra, giải mã về việc đầu tư xây tòa đại sứ có giá trị 1,2 tỷ USD tại Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết, khi một nước quyết định đầu tư xây dựng tòa đại sứ, thì nó không chỉ là một tòa nhà. Đại sứ quán thể hiện Việt Nam quan trọng thế nào trong hợp tác của Mỹ với cả khu vực và với Việt Nam. “Phải đủ tầm quan hệ hai nước, vị thế khu vực, thì Hoa Kỳ mới quyết định ưu tiên về chính sách đối ngoại và đầu tư lớn vào đây”, ông Vinh nhận xét.
Theo Forbes, thời gian gần đây, đối tác thương mại có kim ngạch song phương với Mỹ tăng nhanh nhất là Việt Nam. Kim ngạch song phương trong 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam với Hoa Kỳ tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2019. Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico.
Theo báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt gần 45,1 tỷ USD. Điều này đã chứng minh được tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược thúc đẩy phát triển thương mại của Mỹ.
Đặc biệt, Đại sứ Phạm Quang Vinh còn chỉ ra 3 lý do tại sao Mỹ lại xây dựng tòa quán sứ có giá trị lớn nhất so với các tòa quán sứ của Mỹ đã từng xây dựng trên thế giới.
“Trước hết, quan hệ hai nước cả về song phương hay về vấn đề gắn kết với khu vực đều chứng tỏ Mỹ cần phải có 1 bộ máy, bao gồm cả tòa nhà lớn hơn, đủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn do đà quan hệ hai nước đã tạo ra.
Thứ 2, chắc chắn phải cam kết lâu dài hợp tác với Việt Nam, cũng như khu vực thì mới có sự kiện này.
Thứ 3, đây là câu chuyện hợp tác để gỡ những khó khăn thủ tục, “có đi có lại” và cùng thuận lợi giữa hai nước”, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ cho biết.
Theo bà Kamala Harris, thời hạn 99 năm cho Đại sứ quán thể hiện cam kết lâu dài. Còn ông Phạm Quang Vinh thì nhận xét: “Chắc sẽ còn nhiều 99 năm khác nữa, tôi tin là như vậy”. Hồng Nhuận / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị