Kinh ngạc 10 bức ảnh lịch sử chưa một lần hé lộ

Nhiều bức ảnh lịch sử ghi lại những khoảnh khắc, sự kiện đắt giá nhưng ít người biết đến.

Bức ảnh lịch sử ngư dân ở khu vực sông Volga, Nga chụp ảnh bên những "thủy quái" mà họ đánh bắt được năm 1924
Bức ảnh lịch sử ngư dân ở khu vực sông Volga, Nga chụp ảnh bên những “thủy quái” mà họ đánh bắt được năm 1924.

Bé gái người Inuit bên chú chó Husky đáng yêu năm 1949
Bé gái người Inuit bên chú chó Husky đáng yêu năm 1949.

Hình ảnh lịch sử một cậu bé với gương mặt đầy biểu cảm khi lần đầu xem truyền hình

Hình ảnh lịch sử một cậu bé với gương mặt đầy biểu cảm khi lần đầu xem truyền hình. Cậu bé xem tivi khi đứng trước cửa kính của một cửa hàng năm 1948.

James Naismith - người phát minh ra môn bóng rổ - chơi môn thể thao hấp dẫn này với người vợ
James Naismith – người phát minh ra môn bóng rổ – chơi môn thể thao hấp dẫn này với người vợ.

Hình ảnh một buổi lễ tốt nghiệp năm 1895
Hình ảnh một buổi lễ tốt nghiệp năm 1895.

Nữ kỹ sư Margaret Hamilton làm việc cho NASA năm 1969
Nữ kỹ sư Margaret Hamilton làm việc cho NASA năm 1969.

Bức ảnh lịch sử hiếm có về vua George VI của Anh năm 1938
Bức ảnh lịch sử hiếm có về vua George VI của Anh năm 1938.

Chân dung công chúa Ai Cập Fawzia Fuad năm 1939
Chân dung công chúa Ai Cập Fawzia Fuad năm 1939.

Những nàng Geisha, Nhật Bản năm 1920
Những nàng Geisha, Nhật Bản năm 1920.

Hai anh em Adolf và Rudolf Dassler
Hai anh em Adolf và Rudolf Dassler – người sáng lập hai thương hiệu nổi tiếng Adidas và Puma.

Theo Dân Việt

Molière là ai?

Molière là nhà viết kịch nổi tiếng nhất thế giới và có lẽ là nghệ sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử kịch nghệ Pháp.

Jean-Baptiste Poquelin là tên thật của Molière. Ông sinh ngày 15/1/1622. Không chỉ là một nhà viết kịch, diễn viên hài kịch xuất chúng, Molière còn được nhớ đến là một nhà thơ, người đã sáng tạo ra loại kịch cổ điển với nhiều tác phẩm hài kịch châm biếm kinh điển như L’Avare ou l’École du mensonge (Lão hà tiện) và Le Bourgeois gentilhomme (Trưởng giả học làm sang)…

Nhà hài kinh vĩ đại Molière được Google Doodle vinh danh.
Trong các vở kịch, ông đã pha trộn múa ba lê, âm nhạc và hài kịch thành một thể loại mới để phê bình xã hội, phanh phui thói xấu của xã hội thượng lưu Pháp một cách dí dỏm.
Vào ngày này năm 1673, Molière đã công chiếu vở kịch cuối cùng của mình, Le Malade Imaginaire (Bệnh giả tưởng), châm biếm những “lang băm”. Molière đóng vai chính Argan, một người cha nghiêm khắc, cố thuyết phục con gái mình từ bỏ tình yêu đích thực và kết hôn với con trai của bác sĩ, để tiết kiệm hóa đơn y tế.
Trong một lần diễn lại vở kịch vào ngày 17/2/1973, ông đột nhiên đổ bệnh và qua đời ba tiếng sau đó.
Sửa thói xấu bằng cách gây cười
Sinh ra tại Paris năm 1622 với tên Jean-Baptiste Poquelin, Molière là con trai của một nhà sản xuất đồ nội thất và bọc ghế thành công cho triều đình. Từ chối lời đề nghị của cha về việc đảm nhận công việc buôn bán của gia đình, ông đã lấy nghệ danh Molière và bắt đầu đóng kịch, viết kịch trong những năm 1640.

Nhiều tác phẩm của ông bị cấm vì đã châm biếm mạnh mẽ lợi ích của những người quyền lực. Vở Tartuffe (Đạo đức giả) được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1664 và ngay lập tức bị tòa án của vua Louis XIV cấm. 5 năm sau, lệnh cấm được dỡ bỏ và Tartuffe được coi là một trong những kiệt tác của ông.

Tinh thần của Molière vẫn tồn tại đến ngày nay và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ diễn viên hài. Nhiều người đang tiếp tục công việc của ông, phê phán những thói hư tật xấu của xã hội bằng các tác phẩm châm biếm hài hước.

Như Molière đã viết trong lời nói đầu của Tartuffe, nhiệm vụ của hài kịch là sửa lỗi lầm của con người bằng cách gây cười cho họ.

Theo TTVN

Nghệ thuật không làm gì cả

Minh họa: Artem Kovalev/Unsplash

Cứ mỗi ngày, tôi lại dành ra một thời gian nhất định để không làm gì cả. Không làm gì cả này không có nghĩa là không làm một việc gì, mà là để tâm trí rơi vào trạng thái tĩnh lặng, không muộn phiền nghĩ ngợi. Không suy tư nặng nề. Đơn giản là ngồi yên buông xả. Hoặc dọn phòng, quét nhà, chăm cây,… trong chánh niệm. Điều này cũng giống việc đang tạo ra không gian thở cho tâm hồn.

Cuộc sống hiện đại càng khiến con người phải suy tư nhiều hơn, âu lo nhiều hơn, muộn phiền nhiều hơn. Con người đánh giá cao vai trò của suy nghĩ nhưng lại không hề biết rằng đỉnh cao của trí tuệ không thể đến từ việc suy nghĩ không ngừng, mà biết “ngừng suy nghĩ”, tức biết rơi vào trạng thái định và chánh niệm.

Việc suy nghĩ là bản năng. Mỗi ngày, chúng ta có đến hàng ngàn suy nghĩ, và phần đa là suy nghĩ vô ích lặp đi lặp lại. Phần lớn mọi suy nghĩ ấy chẳng giúp ích gì cho đời sống tinh thần của ta, thậm chí còn khiến ta trở nên điên rồ và muốn nổ tung. Hẳn là ta đã nhiều lần muốn được yên trong chính tâm trí của mình. Đây cũng là lúc ta biết trở về nhà.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ta hạ thấp vai trò của tư duy, đặc biệt, tư duy đúng đắn là điều kiện bắt buộc trên con đường nhận thức rằng ý nghĩa cuộc sống nằm ở chỗ, ta phải vượt lên khỏi các suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Lúc này, không gian tâm hồn của ta được dọn dẹp, và càng có thêm những khoảng trống để hít thở, từ đó mới có thể chứa đựng thêm điều mới mẻ.

Minh họa: Chris Ensey/Unsplash

Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng có nhiều người mắc phải những vấn đề trầm cảm, lo âu…, thậm chí dẫn đến tự sát, sự thảnh thơi của tâm trí, hay nghệ thuật không làm gì cả, cần phải được xem xét và đánh giá cao hơn nữa. Nền giáo dục của chúng ta đã tạo nên một thế hệ có tư duy nhưng lại chưa thể tạo ra một thế hệ biết tư duy có chánh niệm và tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác có nghĩa là nếp sống thanh tĩnh và an lạc với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt. Chúng ta đã chứng kiến một thế hệ theo đuổi tư duy đến cuồng điên nhưng lại không biết điểm dừng để thấu triệt những đứt gãy trong tâm hồn đến từ quá trình suy nghĩ điên rồ ấy.

Bạn có thể hình dung, việc suy nghĩ không ngừng và không biết cách để dừng lại này cũng giống như một người công nhân xếp gạch xây nhà. Anh ta cứ thế chất chồng những viên gạch lên nhau cho đến khi biến ngôi nhà thành một khối đặc chẳng thể ở nổi. Suy nghĩ miên man không dứt sẽ giống như ngôi nhà mà giờ đây là khối đặc ấy. Ta sẽ chẳng thể an trú trọn vẹn. Ta chẳng thể hít thở một cách cân bằng nếu sống trong ngôi nhà đặc ấy.

Mỗi ngày, khi làm việc, tôi học cách tư duy có chánh niệm và tỉnh giác. Tức quan sát những nghĩ suy của mình để đưa tư duy ấy về sự đúng đắn. Sau mỗi giờ làm việc, tôi học cách nghỉ ngơi và thư giãn, bằng cách đi dạo trong phòng, ngồi yên hít thở, ngắm nhìn mây trời… Quá trình tư duy sẽ lấy đi năng lượng của ta rất nhiều, vì thế, nghệ thuật không làm gì cả này sẽ giúp ta lắng lại các suy nghĩ, ngơi nghỉ những căng thẳng, và từ đó tạo ra những không gian hít thở cho tâm hồn.

Lão Tử từng nói về vô vi, tức làm mà như không làm gì cả, hay cũng có thể hiểu, làm việc mà cảm giác an nhiên tĩnh tại như rơi vào trạng thái thiền. Đây cũng chính là nghệ thuật không làm gì cả mà ta đang bàn tới. Như công việc viết lách của tôi, mọi thứ diễn ra như dòng chảy tự nhiên. Viết mà như chơi, và chơi ở đây có nghĩa là thật sự tận hưởng, không một chút toan tính nào. Ta thường hay gọi trạng thái này bằng từ dễ hiểu hơn là “phiêu”: Cô ấy phiêu trong cách hành văn của mình, anh ta phiêu trong từng nốt nhạc, người nghệ sĩ ấy phiêu trong từng nét cọ… Và thế, khi ai đó đạt đến trạng thái dòng chảy, ta cảm giác tác phẩm của họ như đang múa nhảy trong ta, làm lay động lòng ta.

Không làm gì nhưng thực sự lại làm được rất nhiều điều ý nghĩa. Những bậc thầy tâm linh như Dalai Lama đã đạt đến trạng thái không làm gì cả. Năng lượng tại tâm của họ rất lớn, vì vậy, có thể chuyển hóa và mang phúc lành đến cho chúng sinh. Ngược lại, với những người đang còn tồn đọng trong tâm nhiều nguồn năng lượng tiêu cực, hành động và việc làm của họ có nguy cơ làm tổn thương đến những người khác.

Mỗi người đều đang đi trên hành trình không làm gì cả, chỉ là giai đoạn của người này khác với người kia. Nhưng, việc nhận thức tầm quan trọng của việc làm mà như không làm này là vô cùng quan trọng để chúng ta sống chánh niệm, tỉnh giác và giàu tình thương hơn mỗi ngày.

Trang Ps / Saigon nhỏ

Chân dung cha đẻ của điện thoại di động

Phát minh của Marty Cooper vào thập niên 1970 đã mở ra thời kỳ điện thoại di động, đã làm điều đó.

Marty Cooper sinh ra ở Chicago, từng là sĩ quan tàu ngầm Hải Quân. Vào thập niên 1970, khi đang là một lãnh đạo cấp cao tại Motorola, ông bắt đầu suy nghĩ về những chiếc điện thoại không phải gắn cố định.

Khi đó, điện thoại “di động” là những thiết bị được gắn trên xe hơi. Chúng hoạt động bằng sóng radio, với kết nối không ổn định.

“Đó là một dịch vụ tệ hại. Bạn chỉ có 20% cơ hội để thực hiện được cuộc gọi”, Cooper nhớ lại mẫu điện thoại dành cho xe hơi vào thời điểm đấy.

Ý TƯỞNG VỀ MẠNG DI ĐỘNG

Vào năm 1972, ông bắt đầu suy nghĩ về một mạng di động với mỗi vùng có một tháp truyền dẫn. Thay vì dùng sóng radio với độ phủ cao nhưng tín hiệu yếu, các công ty viễn thông dần nghĩ tới việc chia những thành phố thành các “tế bào”, là những khu vực nhỏ hơn. Khi bạn di chuyển từ vùng này sang vùng khác, cuộc gọi cũng được chuyển vùng tín hiệu tương ứng.Marty Cooper đã cùng Motorola đã tạo ra một cuộc cách mạng viễn thông. Ảnh: New York Times

Marty Cooper đã cùng Motorola đã tạo ra một cuộc cách mạng viễn thông. Ảnh: New York Times.

Cha de cua dien thoai di dong anh 1

AT&T, đối thủ của Motorola, đã yêu cầu FCC (Ủy ban Truyền thông Liên Bang của Mỹ) cấp phép độc quyền về truyền thông di động để mở rộng kinh doanh điện thoại dành cho xe hơi.

“Họ muốn giành lấy công việc của chúng tôi và làm sai hoàn toàn! Họ muốn người dùng bị phụ thuộc vào những chiếc xe, nơi mà chúng ta chỉ dành khoảng 5% thời gian ở đó mà thôi”, Cooper chia sẻ với phóng viên David Pogue.

Motorola muốn chứng minh rằng mở ra làn sóng cạnh tranh sẽ thúc đẩy nhiều đổi mới hơn. Nhóm của Cooper bắt đầu thiết kế thiết bị nhỏ gọn hơn so với mẫu điện thoại dành cho xe hơi. “Thiết bị đó phải đủ lớn để bỏ vào túi bạn, và vừa vặn với tai và miệng của bạn”, ông giải thích.

“Đây là phiên bản đầu tiên của mẫu điện thoại di động. Nó kích thước bằng một phần mười so với thiết kế ban đầu”, Cooper cho phóng viên xem một mô hình của Motorola.

Cha de cua dien thoai di dong anh 2

Motorola dần hoàn thiện chiếc điện thoại, và nó trở nên lớn hơn nhiều do phải bổ sung pin và tất cả các vi mạch chỉ trong 3 tháng. Cooper đặt tên cho nó là DynaTAC. “Bạn có thể nói chuyện trong 25 phút trước khi điện thoại bị tắt”, ông nhớ lại.

CHIẾC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐẦU TIÊN RA ĐỜI

Vào ngày 3/4/1973, Cooper đã chứng minh cho các phóng viên khi thực hiện cuộc gọi di động dân dụng đầu tiên trên thế giới. “Tôi đã thực hiện cuộc gọi trên Đại lộ số 6 ở New York, phía trước khách sạn Hilton”, ông xúc động kể.

Vậy ai đã nhận cuộc gọi ấy? Đó là Joel Engel, đối thủ không đội trời chung của Cooper tại AT&T.

“Joel, tôi đang gọi cho anh bằng điện thoại di động, nhưng là điện thoại di động thật sự, diện thoại di động cá nhân, cầm tay”, đó là câu nói đầu tiên của Cooper dành cho đối thủ.

Ở đầu dây kia, Joel không biết phải trả lời sao. Cooper đã thật sự mở ra chương mới cho ngành công nghiệp di động.

Cha de cua dien thoai di dong anh 3

Marty Cooper rời Motorola vào năm 1983. Ông và vợ, bà Arlene Harris đã thành lập một loạt công ty trong ngành viễn thông. Điện thoại di động đã đi được một chặng đường dài, nhưng Cooper cho rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu khai thác tiềm năng của nó.

“Chúng ta chỉ mới ở bước khởi đầu”, Cooper chia sẻ.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng công dân ở những nước nghèo sẽ được trả lương qua điện thoại di động.

“Điều này sẽ kích thích chủ nghĩa kinh doanh. Cuộc sống người dân sẽ được cải thiện. Mọi người bắt đầu thoát khỏi đói nghèo”, Cooper nhận xét.

Ở tuổi 92, Cooper vẫn thường xuyên tập nặng và đi bộ. Kể về cuốn sách mới ra mắt của mình, ông cho biết Hollywood đã mua bản quyền để dựng thành phim.

Mỹ Minh / CBS New

Dự án đại sứ quán trị giá 1,2 tỷ USD của Mỹ sẽ có gì?

Khu phức hợp đại sứ quán mới của Mỹ tại Hà Nội được đầu tư ngân sách 1,2 tỷ USD, với thiết kế đề cao tính bền vững và bảo vệ môi trường.

Lễ ký kết thỏa thuận cho thuê đất xây dựng đại sứ quán mới của Mỹ diễn ra chiều 25/8 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh. Đây là bước đi quan trọng hướng đến việc hiện thực hóa mục tiêu thiết lập một trụ sở đại sứ quán mới của Mỹ ở Hà Nội.

Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ, chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc cho công trình này là tập đoàn EYP Architecture & Engineering, trụ sở tại Washington, D.C., Mỹ.

Trên trang web chính thức của EYP, công ty này cho biết: “Công trình được lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long, nơi nổi tiếng với vùng biển lung linh và hàng nghìn đảo đá vôi cao chót vót. Vật liệu xây dựng thể hiện cách tiếp cận ngoại giao minh bạch và hướng tới tương lai của Mỹ”.Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris bên phối cảnh trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

dai su quan anh 1
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris bên phối cảnh trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Ảnh: Reuters.
DẤU MỐC QUAN TRỌNG CHO QUAN HỆ VIỆT – MỸ

Khu phức hợp đại sứ quán mới của Mỹ sẽ nằm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Diện tích của khu phức hợp vào khoảng 3,2 ha, với quy mô xây dựng khoảng 39.000 m2, và tổng ngân sách dự án là 1,2 tỷ USD.

Theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ, công trình này là biểu trưng cho dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.

Đại sứ quán kỳ vọng khu phức hợp sẽ là một không gian đô thị hiện đại thể hiện văn hóa và hòa quyện sức sống của thành phố với sự thanh bình của thiên nhiên. Vị trí của công trình này có thể hỗ trợ và trở thành biểu tượng của sự hợp tác, tình hữu nghị, và phát triển cho nhiều năm tới.

Trên website chính thức, EYP cho biết các hoạt động ngoại giao của đại sứ quán mới sẽ được tổ chức trong khu nhà với mặt tiền chạy dọc theo đường lớn, còn khu vực dân sự sẽ được thiết kế với tầm nhìn ra công viên Cầu Giấy.Mô hình thiết kế khu phức hợp đại sứ quán mới của Mỹ nằm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

dai su quan anh 2
Mô hình thiết kế khu phức hợp đại sứ quán mới của Mỹ nằm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: EYP Architecture & Engineering.

Trong phòng trưng bày ở tầng cao và sân thượng là không gian an toàn và đảm bảo cho việc tổ chức các bữa tiệc chiêu đãi. Mái che bằng kính có chức năng che mưa nắng, và được trang bị thêm một số quạt trần có thiết kế hiện đại. Khu vực này cũng được bố trí thêm cây xanh và một số tác phẩm nghệ thuật sắp đặt.

Mục tiêu quan trọng của đội ngũ thiết kế là kết hợp chặt chẽ các yếu tố thiết kế từ cả Mỹ và Việt Nam, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ Mỹ, Việt Nam và người Mỹ gốc Việt.

Thiết kế cảnh quan của khu phức hợp được lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo, như địa hình của đồng bằng sông Mekong và đồng bằng sông Hồng, và có sự kết nối với lịch sử của khu vực từng là một cánh đồng lúa hồi đầu những năm 2000.

Đơn vị thiết kế mong muốn khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ mới mang đến một kiến trúc mở, thu hút, đại diện cho quan hệ đối tác giữa Mỹ và Việt Nam.Khu nhà chính của Đại sứ quán Mỹ mới sẽ hướng ra đường lớn. Ảnh: EYP Architecture & Engineering.

dai su quan anh 3

Khu nhà chính của Đại sứ quán Mỹ mới sẽ hướng ra đường lớn. Ảnh: EYP Architecture & Engineering.

ĐỀ CAO TÍNH BỀN VỮNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã cam kết dành cho Mỹ một địa điểm xây dựng khu phức hợp đại sứ quán tại Hà Nội.

Tiếp tục phát huy trên nền tảng quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa hai quốc gia, Việt Nam và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về địa điểm hiện tại cho trụ sở mới của đại sứ quán vào năm 2019.

Đầu năm nay, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho Mỹ thuê địa điểm và ban hành Quyết định Cho thuê đất. Lễ ký thỏa thuận thuê đất ngày 25/8 là kết quả của những cam kết này giữa hai quốc gia.Lễ ký thỏa thuận thuê đất để xây dựng đại sứ quán mới của Mỹ diễn ra chiều 25/8 tại Hà Nội.

dai su quan anh 4

Lễ ký thỏa thuận thuê đất để xây dựng đại sứ quán mới của Mỹ diễn ra chiều 25/8 tại Hà Nội. Ảnh: Reuters.

Hiện nay, quá trình lựa chọn và quy hoạch địa điểm đã hoàn thành, dự án đang trong quá trình thiết kế nhằm kết hợp chặt chẽ các yếu tố về kiến trúc, an toàn và yêu cầu về quy mô để tạo ra một không gian làm việc đảm bảo an ninh, hiện đại và bền vững cho các cơ quan và nhân viên của chính phủ Mỹ.

Lễ động thổ sẽ diễn ra vào một thời gian phù hợp trong tương lai, theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ.

Trụ sở đại sứ quán mới của Mỹ đề cao tính bền vững môi trường và khả năng thích ứng với khí hậu. Các trang thiết bị nội thất sẽ đảm bảo yếu tố có lợi cho sức khỏe và tiết kiệm năng lượng thông qua sử dụng các chất liệu bền vững, có tỷ lệ thành phần vật liệu tái chế cao, ít phát thải carbon và lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) thấp.

Chuyên gia từ Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm giám sát việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, di chuyển và quản lý cơ sở đối với Đại sứ quán Mỹ. “Thiết kế của Đại sứ quán Mỹ mới sẽ trở thành biểu tượng vững chắc của mối quan hệ quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam”, thông cáo của Đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh.

Trụ sở mới của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington, D.C. cũng được cho thuê 99 năm và nằm gần khu Ngoại giao đoàn (Embassy Row), nơi đặt trụ sở của rất nhiều trong số 175 đại sứ quán và phái đoàn ngoại giao nước ngoài ở Washington.Thiết kế khoảng sân của trụ sở Đại sứ quán Mỹ mới, nằm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

dai su quan anh 5

Thiết kế khoảng sân của trụ sở Đại sứ quán Mỹ mới, nằm trên đường Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: EYP Architecture & Engineering.

Huowng Ly /Zing