Khu vườn trên không xanh mướt nhờ rác thải nhà bếp

BÌNH ĐỊNHTận dụng nước vo gạo, vỏ rau củ, chuối, trứng dập vỡ, sữa hết hạn, chị Thu Hường mang ủ để tưới cho rau, tạo nên khu vườn quanh năm xanh mướt.

Thực phẩm canh tác hữu cơ thường có chất lượng vượt trội hơn các loại khác, song hiếm khi mua được và dù có mua được cũng không chắc có phải hữu cơ hay không.

Hiểu được điều này, từ gần chục năm trước chị Thu Hường, ở thành phố Quy Nhơn (Bình Định) bắt đầu làm vườn để cung cấp rau sạch và tươi cho gia đình.

Hồi ấy chị làm vườn trên sân thượng 400 m2, nơi dành 3/4 diện tích cho phong lan, còn lại trồng rau. Năm 2019, gia đình chuyển nhà mới. Tại đây chị quyết định thiết kế một nhà kính để làm vườn, với tổng chi phí trên 50 triệu đồng.

Diện tích nhà kính 60 m2, xung quanh bao lưới dày ngăn côn trùng, trên có mái che mưa nắng và hệ thống phun tưới tự động. Khí hậu ở đây rất nắng và gió, nhưng nhờ có hệ thống phun sương mà đảm bảo được nhiệt độ thích hợp cho vườn.

Theo chị, nhà kính chỉ là một trong bốn yếu tố chính cho một khu vườn hoàn hảo. Ba yếu tố khác nằm ở giống, đất và phân. Với hạt giống, chị ưu tiên mua các loại hạt xuất xứ Nhật, Mỹ, Thái Lan… có khả năng cho ra những loại rau củ giàu chất dinh dưỡng, đẹp mắt và hạn chế được sâu bệnh.

Đối với đất, cứ sau một vụ trồng các chất dinh dưỡng bị cây vụ trước hút và trôi khi tưới, nên trước khi trồng lứa mới cần phải phơi và làm đất kỹ, nhằm giúp đất tơi xốp và tránh được một số bệnh, côn trùng. Bổ sung thêm những chất làm đất xốp, mịn và các phân giúp đất đầy đủ dưỡng chất cho vụ mới. Riêng các loại chậu trồng củ, quả, cần bổ sung thêm nhiều kali. (Xem video cách làm đất của chị Hường).

Khu vườn nhà kính

Với phân, chị Hường tự ủ một số phân hữu cơ để tưới cho cây từ các nguyên liệu tận dụng rác thải nhà bếp gồm: nước vo gạo, nước rửa cá thịt, vỏ củ quả, cọng rau xanh già, lá úa và chuối, sữa, trứng dập hư, hết hạn… Gia đình kinh doanh khách sạn nên chị tận dụng triệt để các phế phẩm nhà bếp, nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Nước gạo chị gom lại cứ 3 ngày tưới một lần. Còn các loại ủ khác ủ một tháng, sau đó có thể pha tưới tùy loại từng loại phân ủ. (Xem video hai loại phân hữu cơ chị Hường làm).

“Trước kia bận nên tôi thường đi mua các loại phân bón hữu cơ. Hơn một năm nay nghỉ hưu tôi tự làm được, nguyên liệu tận dụng, ủ kỹ, chi phí thấp nên mạnh tay sử dụng thường xuyên giúp cho rau mơn mởn, xanh tốt hơn. Cứ trung bình khoảng một tuần tôi lại tưới các loại phân ủ luân phiên một lần, cảm giác cây lớn nhanh như thổi”, chị Hường, từng là giám đốc một chi nhánh ngân hàng ở Quy Nhơn, chia sẻ.

Bằng kinh nghiệm lâu năm và có một khu vườn bài bản, nên hiện tại việc làm vườn với chị Hường nhẹ nhàng, chứ không loay hoay như trước. Trong ngày chị thường dành thời gian khoảng 2 – 3 tiếng để làm cỏ, vun xới cho rễ hấp thu không khí hoặc cắt tỉa và gieo lứa mới.

Do diện tích hạn chế, chị ưu tiên trồng những loại rau cho thu hoạch nhiều lần như cải kale, cải thảo, cải bó xôi và các loại rau thơm… Ngoài ra chị trồng thêm các loại đậu, dưa và bố trí một khu trồng riêng do thời gian chăm sóc dài hơn.

Thời tiết nắng gió ở Quy Nhơn rất khó trồng bắp cải. Sau vài năm trồng không thành công, năm ngoái chị Hường đã trồng được vài chục cây bắp cải cuộn chắc nịch.

Vườn rau đáp ứng nhu cầu ăn và uống của gia đình 4 người lớn và một trẻ nhỏ. Nhiều năm nay, nhà chị Hường ăn theo chế độ “ăn xanh”. Mỗi sáng cả nhà uống sữa hạt, sau đó uống các loại nước ép từ rau củ. Bữa ăn ưu tiên rau sống và salad, đồng thời chế biến đơn giản để giữ nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Thấy dư rau, gần đây con dâu chị Hường còn mở tiệm bán nước ép detox, với các nguồn rau tại vườn gồm cải kale, cải xoắn, bó xôi, rau má, bồ công anh…

Từ lúc nghỉ hưu chị Thu Hường vừa kinh doanh khách sạn, chăm sóc cháu nội và làm vườn. Chị đang ấp ủ sẽ mở rộng diện tích trồng rau sạch để có thể cung cấp cho nhiều người.

“Ngày trước tôi tìm đến làm vườn ngoài việc để tự cung tự cấp cho gia đình ra cũng là để thư giãn giảm bớt áp lực công việc. Thế rồi vườn ngấm vào máu, khiến tôi thấy luôn khỏe mạnh, yêu đời và hiện muốn lan tỏa việc trồng rau sạch để mọi người cùng trồng “, chị Hường chia sẻ.

Vì sao Leonardo da Vinci ốm liệt giường và qua đời

Các bác sĩ Italy có thể tìm ra nguyên nhân khiến Leonardo da Vinci ốm tới mức nằm liệt giường trong những tháng cuối đời.

Leonardo da Vinci có thể bị đột quỵ thường xuyên, khiến chức năng vận động của ông suy giảm đáng kể trong hai năm cuối đời. Nghiên cứu công bố trong số tháng 6 của tạp chí The Lancet Neurology do hai bác sĩ người Italy tiến hành. Họ kiểm tra các tài liệu lịch sử để tái hiện lại sức khỏe của da Vinci từ năm 1517 đến khi ông mất năm 1519 ở tuổi 67.

“Theo nhật ký hành trình của Louis d’Aragona do Antonio de Beatis chấp bút, da Vinci bị liệt tay phải khi ông 65 tuổi. Tuy nhiên, tài liệu cổ ghi nhận da Vinci vẫn tiếp tục vẽ tranh, thiết kế và dạy học”, Discovery News dẫn lời Antonio Perciaccante ở bệnh viện Gorizia.

Bức tranh ghi lại khoảnh khắc Leonardo Da Vinci qua đời trong vòng tay Vua Francis I của Jean-Auguste-Dominique Ingres.
Bức tranh ghi lại khoảnh khắc Leonardo Da Vinci qua đời trong vòng tay Vua Francis I của Jean-Auguste-Dominique Ingres. Ảnh: (Wikimedia Commons).

Perciaccante và cộng sự Alessia Coralli, làm việc ở khoa phẫu thuật thuộc bệnh viện Civita Castellana cho rằng da Vinci bị liệt tay phải nhưng tình trạng không ảnh hưởng tới nhận thức của ông.

Dù vậy, sức khỏe của da Vinci ngày càng suy giảm, theo ghi chép của họa sĩ, kiến trúc sư kiêm nhà văn thế kỷ 15, Giorgio Vasari. Trong cuốn sách “Cuộc đời của các họa sĩ”, Vasari cho biết da Vinci ốm liệt giường, không thể ngồi dậy nếu không có người hầu và bạn bè giúp đỡ. Ông ốm suốt nhiều tháng liền.

“Giả thuyết của chúng tôi là cơn đột quỵ đầu tiên dẫn đến tình trạng liệt tay. Những đợt tái phát đột quỵ khác sau đó đã hủy hoại sức khỏe và khả năng vận động của da Vinci“, Perciaccante nói.

Da Vinci qua đời ở Amboise, Pháp, vào ngày 2/5/1519, trong vòng tay của vua Francis I. Vasari quy nguyên nhân cái chết của ông là do bệnh bộc phát. Thuật ngữ này chỉ sự xuất hiện bất ngờ hoặc gia tăng triệu chứng của một căn bệnh diễn ra thường xuyên. Do đó, nó cũng là một cách mô tả chứng đột quỵ, theo Perciaccante.

Giả thuyết đột quỵ tái phát của nhóm nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở y học. Những người từng sống sót sau một cơn đột quỵ có khả năng tái phát cao hơn và cứ một trong 5 bệnh nhân bị tái phát trong vòng 90 ngày sau lần đột quỵ đầu tiên.

 Theo VnExpress

Chú Hỏa: Từ đòn gánh ve chai đến hào phú giàu có nổi tiếng Sài Gòn

Nói về sự thành công của người Hoa ở đất Sài Gòn xưa thì không thể không nhắc tới Chú Hỏa. Chú Hỏa tên thật là Huỳnh Văn Hoa, từng sở hữu 22.000 ngôi nhà ở Sài Gòn – Chợ Lớn, là người giảu có nổi tiếng Đông Dương. Cũng giống như khá nhiều hào phú Sài Gòn nổi tiếng khác, ông bắt đầu với hai bàn tay trắng, từ nghề ve chai mà trở nên giàu có.

Chú Hỏa: Từ đòn gánh ve chai đến hào phú giàu có nổi tiếng Sài Gòn

Bến tàu và khách sạn Majestic ở phía dưới bên phải. Khách sạn nổi tiếng này từng là tài sản của gia đình Chú Hỏa. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Từ nghề ve chai
Huỳnh Văn Hoa sinh năm 1845 ở làng Văn Tang, thuộc Gia Hòa Sơn, huyện Tư Minh, tỉnh Phúc Kiến (nay thuộc khu vực Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc).

Năm 1863 khi 18 tuổi, Huỳnh Văn Hoa sang Việt Nam, đặt chân đến Sài Gòn với 2 bàn tay trắng, phải làm nghề ve chai kiếm sống. Thế nhưng bỗng chốc chàng trai này phất lên và trở thành giàu có, khiến rất nhiều giả thiết được người ta đưa ra.

Có người kể rằng trong một lần thu mua ve chai, Huỳnh Văn Hoa tìm được túi vàng đặt trong chiếc nệm cũ. Cũng có người cho rằng Huỳnh Văn Hoa mua được bức tượng nhưng tình cờ phát hiện bên trong chứa đầy vàng.

Còn có chuyện kể rằng khi người Pháp cho thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng, Huỳnh Văn Hoa đã mua lại số máy này. Nhờ kinh nghiệm mua bán ve chai mà ông phân loại được vàng và những thứ có giá trong số máy truyền tin ấy.

Cũng có người cho rằng, Huỳnh Văn Hoa lê la khắp Sài Gòn gom những thứ bỏ đi, nhờ biết chữ Hán nên tìm ra trong những thứ đổ đi có đồ cổ rất có giá trị.

Sau này tác giả Chen Bickun có được những tài liệu từ dòng dõi của Huỳnh Văn Hoa đang sinh sống ở Paris, Pháp. Theo các tài liệu này thì khi mới sang Việt Nam, giai đoạn đầu Huỳnh Văn Hoa phải sinh sống bằng nghề ve chai vất vả. Thấy chàng trai này rất thật thà, một ông chủ người Pháp nhận về làm việc cho mình.

Sau một thời gian, ông chủ thấy Huỳnh Văn Hoa không chỉ thật thà mà còn đặc biệt siêng năng tốt bụng, vì thế mà ngày càng tin tưởng và yêu quý. Sau đấy ông chủ người Pháp giúp đỡ Huỳnh Văn Hoa một ít vốn để mở tiệm cầm đồ kinh doanh.

Tiệm cầm đồ nằm đối diện với văn phòng của ông chủ người Pháp, chính là vị trí góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay. Có lẽ ông Trời cũng thương người thật thà lại chịu khó nên tiệm cầm đồ hoạt động rất tốt.

Đến bất động sản
Gần tiệm cầm đồ có khu đất khi ấy là vũng lầy vô cùng rộng lớn nhưng bị bỏ hoang, Huỳnh Văn Hoa liền mua lại. Ngày nay khu đất này nằm giới hạn trong con đường Trần Hưng Đạo, Yersin, Đề Thám.

Từ vũng lầy, khu đất nhanh chóng được quy hoạch, sau này chợ Bến Thành cũng được xây dựng tại đó. Sau khi san lấp thành đường phố, giao thông tấp nập, khu đất lầy bị bỏ hoang ngày nào bỗng trở thành tấc đất tấc vàng, Huỳnh Văn Hoa thu được số tiền lời rất lớn.

Để thuận lợi cho việc kinh doanh, Huỳnh Văn Hoa nhập quốc tịch Pháp, lấy tên là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Trong đó Hui Bon Hoa chính là tên Huỳnh Văn Hoa được ký âm theo phương ngữ Phúc Kiến, âm Việt hóa là Hứa Bổn Hỏa, và người Việt hay gọi ông là Chú Hỏa.

Chú Hỏa thành lập công ty Bất động sản Hui Bon Hoa sở hữu 22.000 ngôi nhà ở Sài Gòn. Dân thời đấy có câu: “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” (Chú Hỷ là vua tàu thủy Nam kỳ thời đấy).

Giáo dục con cháu bằng chiếc đòn gánh
Là hào phú giàu có, Chú Hỏa không quên thời gian khó xưa kia, ông giáo dục các con rất tốt, thường làm việc thiện, nhắc các con không quên gốc gác nhặt ve chai của mình.

Theo tư liệu của Bảo tàng Hoa kiều Tuyền Châu thì năm 1901, Chú Hỏa mất ở Sài Gòn. Các con được thừa hưởng gia tài của cha, mà “báu vật” ông truyền lại cho con cháu là chiếc đòn gánh ve chai của mình, nhắc nhở các con dù sống trong giàu có nhưng không quên gốc gác nghèo khó, cần làm nhiều việc thiện.

Ngay sau khi Chú Hỏa mất, các con ông sáp nhập công ty Hui Bon Hoa của cha mình lại với công ty Louis Ogliatro của một người Pháp ở đảo Corse. Công ty liên doanh Ogliastro-Hui Bon Hoa quản lý các tiệm cầm đồ và kinh doanh bất động sản.

Con đường mang tên Hui Bon Hoa tại xã Nessa, đảo Corse. (Ảnh: Pierre Bona, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Sau đó liên doanh này mở rộng sang ngành dược, năm 1919 quản lý 25 nhà thuốc lớn khắp Đông Dương, trong đó có 6 nhà thuốc ở Sài Gòn.

Năm 1920, gia đình Chú Hỏa đã xây 3 tòa nhà mới trên phần đất khởi nghiệp của ông, được bao bọc bởi 4 con đường ngày nay là đường Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Calmet và Lê Thị Hồng Gấm, dân chúng gọi đây là “nhà Chú Hỏa”.

Công trình này được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Paul Veysseyre và Kruze, theo phong cách Art décort, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á – Âu.

Ở trung tâm khu nhà này, nơi trang trọng nhất là gian thờ, có chiếc tủ pha lê đẹp tinh tế. Trong chiếc tủ này, một chiếc đòn gánh ve chai truyền đời được đặt trang trọng.

Chú Hỏa: Từ đòn gánh ve chai đến hào phú giàu có nổi tiếng Sài Gòn

Khuôn viên bên trong nhà chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật Sài Gòn. (Ảnh: Eureka287, Wikipedia, Public Domain)
Những công trình ý nghĩa
Cũng như Chú Hỏa, các con cháu của ông đã làm nhiều việc thiện, xây dựng và hiến tặng nhiều công trình phúc lợi như: Phước Thiện Y Viện năm 1909 (nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi), Chẩn Y Viện năm 1937 (nay là Bệnh viện đa khoa Sài Gòn), Bệnh viện Maternité Indochinoise năm 1937 (tên Việt là Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ), chùa Phụng Sơn năm 1949, chùa Kỳ Viên năm 1949, Thành Chí học hiệu (Trường THCS Minh Đức), các công trình nuôi cơm những người vô gia cư, v.v..

Năm 1933, báo chí Trung Quốc đưa tin rằng “nhà Chú Hỏa” là tòa nhà sang trọng bậc nhất tại Sài Gòn.

Năm 1925, gia đình Hui Bon Hoa thành lập tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa để quản lý gần 30.000 nhà ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

Năm 1925, tổng công ty bất động sản Hui Bon Hoa xây dựng khách sạn Majestic nổi tiếng, đây cũng là khách sạn đầu tiên được trang bị máy điều hòa ở Đông Dương.

Chú Hỏa: Từ đòn gánh ve chai đến hào phú giàu có nổi tiếng Sài Gòn

Khách sạn Majestic 1920 – 1929. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Ngoài ra tổng công ty này cũng thi công các công trình khác còn tồn tại đến ngày nay như khu nhà khách Chính phủ, các trụ sở ngân hàng ở Sài Gòn – Chợ Lớn, khách sạn Palace Long Hải (nay thuộc Bà Rịa Vũng Tàu), v.v..

Khu biệt thự đường Lý Thái Tổ của gia đình chú Hỏa, đầu thập niên 1970. Khu biệt thự này gồm 7 cái, ở đầu đường Lý Thái Tổ, gần Ngã 6 Cộng Hòa. Khu biệt thự này hiện nay được dùng làm Nhà khách Chính phủ. (Ảnh: Manhhai, Flickr)
Năm 1975, gia đình Hui Bon Hoa đến nước Pháp sinh sống, khu nhà Chú Hỏa bị tiếp quản, đến năm 1987 thì được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật.

Cháu chắt của Chú Hỏa vẫn có người về Việt Nam thăm lại kỷ vật xưa của gia đình. Họ thường chọn ở lại khách sạn Majestic do gia đình Hui Bon Hoa xây dựng khi xưa và rất vui khi khách sạn trải qua gần một thế kỷ vẫn còn để phục vụ du khách.

Trần Hưng / Trithuc VN

Biệt thự song lập giữa đảo hồ: Nơi tích tụ tinh hoa giới thượng lưu

Biệt thự song lập giữa đảo hồ: Nơi tích tụ tinh hoa giới thượng lưu
CULLINAN HOÀ BÌNH RESORT CÙNG ĐIỂM NHẤN LÀ 32 CĂN BIỆT THỰ ĐẢO HỒ QUY TỤ NHỮNG GIÁ TRỊ TINH TÚY HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI: VỪA CHẮT LỌC TINH TUÝ NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN NGÀN NĂM, VỪA LÀ MÓN ĐỒ DÀNH RIÊNG CHO GIỚI THƯỢNG LƯU HƯỞNG THỤ.

Nguồn năng lượng tự nhiên ngàn năm hội tụ

Ngự trị cửa ngõ vùng Tây Bắc, Hòa Bình tự hào là nơi mọi nguồn năng lượng tự nhiên ngàn năm đều chảy tới và hội tụ. Từ yếu tố “Sơn” với núi Lũng Vân – nóc nhà xứ Mường Bi và loạt hang động kỳ vĩ như động Hoa Tiên, động Thác Bờ, động Thiên Long,… “Thuỷ” với 9 tỷ mét khối nước sông Đà hùng tráng, “Mộc” với bạt ngàn rừng cây nguyên sinh tới “Thổ” với hàng trăm ngàn ha đất đảo rộng lớn, màu mỡ.

Sức người và thiên nhiên đã tạo nên hồ Hoà Bình thơ mộng được ví như Hạ Long của núi rừng Tây Bắc với khung cảnh bốn mùa xanh ngắt. Nhiều du khách thích thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây vào mùa xuân hạ, bởi thiên nhiên sinh động, tươi tắn cùng với bầu không khí mát mẻ, trong lành. Cũng có nhiều người thích trải nghiệm hồ vào mùa thu hoặc gần đầu mùa đông với khung cảnh lá vàng rơi trên nền nước xanh biếc.

Không chỉ là nơi gió sông – hơi rừng – chất núi Tây Bắc hoà quyện, Hòa Bình còn được biết đến như cái nôi văn hóa của người Việt cổ, gắn liền với vùng đất sử thi giàu truyền thống. Khắp vùng lòng hồ Hoà Bình, sức sống ngàn năm văn hiến vẫn tự hào hiện diện nơi bản Ngòi, bản Nanh của người Mường ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình với những mái nhà sàn cổ.

Những ưu thế về điều kiện tự nhiên nhiều núi cao, rừng nguyên sinh, hang động, sông hồ cùng bản sắc văn hóa độc đáo đã khiến vùng lòng hồ Hòa Bình sở hữu tiềm năng lớn để phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ven đô.

Cullinan Hoà Bình Resort – Tiên phong biệt thự nghỉ dưỡng đảo hồ, xứng tầm chủ nhân thượng lưu

Quyết định số 439/QĐ-TTG ngày 25/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2035.Theo đó Hồ Hòa Bình trở thành khu du lịch cấp Quốc gia trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc. Vì vậy, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hòa Bình đã tâm huyết dựng xây tổ hợp bất động sản nghỉ dưỡng 5 sao thời thượng Cullinan Hoà Bình Resort.

Dự án có quy mô 40,425ha được phát triển trên đảo Sung với điểm nhấn là 32 căn Biệt thự song lập Sancie Villa có hướng nhìn trực tiếp ra hồ Hoà Bình thơ mộng. Ẩn sâu trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc, với mật độ xây dựng cực thấp chỉ khoảng 14,2% trên hòn đảo lớn nhất vùng lòng hồ Hoà Bình, Cullinan Hoà Bình Resort mang đến cho chủ nhân tinh hoa những giây phút nghỉ ngơi bình yên giữa thiên nhiên núi rừng, hồi phục năng lượng cho cơ thể sau những giây phút bộn bề công việc.

Biệt thự song lập giữa đảo hồ: Nơi tích tụ tinh hoa giới thượng lưu - Ảnh 1.

Toàn cảnh khu biệt thự cao cấp giữa đảo hồ – Cullinan Hoà Bình Resort.

Với kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ nét đẹp văn hóa Tây Bắc, kết hợp với những tiện ích hiện đại như bể bơi và sân vườn riêng biệt, mỗi căn biệt thự Sancie Villa là một khoảng không gian đầy thú vị và riêng tư cho những giây phút thư giãn bên gia đình.

Các căn biệt thự đều được thiết kế tiện nghi xen lẫn gìn giữ cội nguồn văn hoá theo hướng gần gũi thiên nhiên, lựa theo các góc cong của địa hình, không xâm phạm, phá vỡ cấu trúc vốn có của cảnh quan nơi đây. Sự tỉ mỉ của con người kết hợp cùng nét tác tạo diệu kỳ của thiên nhiên đã gói trọn bức tranh núi rừng, sông hồ, văn hoá ngàn năm, nâng tầm đẳng cấp hưởng thụ thượng lưu cho từng vị chủ nhân nơi đây.

https://64b1e5c05c486ee50dc85528caeb14e4.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Biệt thự song lập giữa đảo hồ: Nơi tích tụ tinh hoa giới thượng lưu - Ảnh 2.

Biệt thự đảo hồ Sancie Villa nâng tầm tiêu chuẩn hưởng thụ giới thượng lưu.

Tách biệt với thành phố khói bụi nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ tiện ích thời thượng, 32 căn biệt thự đảo hồ phiên bản giới hạn này còn được bao quanh bởi hệ thống 100+ dịch vụ tiện ích thượng lưu đẳng cấp 5 sao với điểm nhấn là PôngKhim Clubhouse có quy mô gần 7000m2. Bên cạnh đó, dự án còn chú trọng nâng cao dịch vụ theo tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế như bến thuyền Cullinan, nhà hàng Võ Trọng Nghĩa, khu thể thao dưới nước, Nhà hàng đặc sản view 270 độ hồ Hòa Bình, công viên đá, khu Trekking, đồi sim, khu Camping…

Chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 phút lái xe, Cullinan Hoà Bình Resort là một lựa chọn đủ gần để kết nối trọn tiện ích xa hoa, nhưng cũng đủ xa để dung dưỡng tinh thần trong thiên nhiên sơ khởi. Đây xứng đáng là dự án biệt thự nghỉ dưỡng đảo hồ không chỉ chứng minh được gu thưởng thức tinh tế, đẳng cấp mà còn đánh thức được sự tận hưởng sâu trong nguồn cội bản ngã tâm hồn.

Cullinan Hòa Bình Resort /Ánh Dương / Nhịp sống kinh tế

Ba điểm nhấn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ qua chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris

Ba điểm nhấn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ qua chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala HarrisẢnh: REUTERS

NGÀY 25/8, ĐOÀN LÀM VIỆC CỦA PHÓ TỔNG THỐNG MỸ KAMALA HARRIS VỚI LÃNH CAO CẤP CAO VIỆT NAM ĐÃ NHẤN MẠNH 3 VẤN ĐỀ HỢP TÁC VỀ KINH TẾ NHẰM TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ.

Đầu tiên, thúc đẩy doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ. Chính phủ Mỹ đã công bố dự án Cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân (IPSC) trị giá 36 triệu USD nhằm phát triển doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ và giúp gia tăng việc làm ở các khu vực nông thôn thông qua áp dụng công nghệ mới của Mỹ.

Thứ hai, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số. Theo đó, Chính phủ Mỹ đã công bố Đội ngũ lao động cho Hệ sinh thái Khởi nghiệp và Đổi mới (WISE) cung cấp 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều lao động, kỹ năng thấp sang lực lượng lao động đào tạo tốt hơn giúp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế số toàn cầu.

Nhà Trắng nhấn mạnh, việc xây dựng các kỹ năng số cho Việt Nam “sẽ tăng cơ hội giao thương giữa Mỹ và Việt Nam đồng thời thúc đẩy các công nghệ của Hoa Kỳ“.

Cuối cùng là vấn đề liên quan đến việc giảm thuế nhập khẩu nông sản từ Mỹ. Từ đó, nông dân và các nhà sản xuất thịt của Mỹ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam hơn, thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ bảy của Mỹ, nhờ Việt Nam loại bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu MFN (thuế đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại) với ngô, lúa mì và các sản phẩm từ thịt lợn từ Mỹ.

Chính quyền ông Joe Biden khẳng định, việc cắt giảm thuế quan này cho phép nông dân Mỹ cung cấp cho Việt Nam các sản phẩm chất lượng và giá cả cạnh tranh đồng thời giúp giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam.

Tại cuộc họp tiếp bà Kamala Harris, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự tin cậy lẫn nhau giữa hai quốc gia, Việt Nam mong muốn cùng Mỹ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống kinh tế – thương mại song phương và đánh giá cao thỏa thuận đã đạt được về chính sách tỷ giá tiền tệ.

Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam cũng là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Mỹ.

Một nền kinh tế Việt Nam sôi động là rất quan trọng đối với các chuỗi cung ứng mà người Mỹ phụ thuộc vào, điều mà dịch bệnh COVID-19 đã chỉ ra rõ ràng rằng khi ngừng sản xuất ở nước ngoài đã dẫn đến khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa trong nước“, thông cáo báo chí phát đi từ Nhà Trắng sáng nay nêu rõ.

Anh Vũ / Doanh nghiệp & Tiếp thị

Địa vị Mỹ trên thế giới sẽ ra sao?

Hướng dẫn di tản tại phi trường Hamid Karzai, Kabul, 24 tháng Tám. (US Air Force photo)
Hướng dẫn di tản tại phi trường Hamid Karzai, Kabul, 24 tháng Tám. (US Air Force photo)

Sau khi quân Mỹ chiếm được Kabul, tháng 11 năm 2001, giáo sĩ Muhammad Omar lãnh tụ Taliban đang ở Kandahar, liên lạc với Hamid Karzai, người sắp được Mỹ đưa lên làm tổng thống lâm thời. Omar xin đầu hàng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald H. Rumsfeld tuyên bố không chấp nhận.

Muhammad Omar chạy qua Pakistan rồi chết năm 2013. Donald H. Rumsfeld mới qua đời ngày 29 tháng Sáu năm 2021. Ngày 15 tháng Tám quân Taliban trở lại chiếm thủ đô Kabul. Vai trò ở Afghanistan đã đảo ngược, bây giờ Mỹ cần Taliban hơn là Taliban cần Mỹ.

Ngày 22 tháng Tám, giám đốc Trung ương Tình báo Mỹ (CIA) William Burns phải tìm gặp Abdul Ghani Baradar, người đại diện cho Taliban thương thuyết với chính phủ Mỹ từ năm 2018. Cuộc gặp gỡ bí mật, có lẽ để yêu cầu họ giúp cho dân Mỹ và các nước NATO có thể đến phi trường Kabul nhanh chóng hơn, trước kỳ hạn 31 tháng Tám. Hai ngày sau, phát ngôn viên Zabihullah Myjahid của Taliban tuyên bố Mỹ có đủ khả năng đưa hết người của mình ra đi trước ngày hẹn. Cùng lúc đó, ông Joe Biden nói với các nước đồng minh G-7 rằng cuộc rút lui sẽ giữ đúng hẹn, dù chính phủ Anh và Đức, lo lắng cho kiều dân của họ, đang muốn Mỹ trì hoãn.

Cả thế giới kinh ngạc trước cảnh sụp đổ của một chính quyền Afghanistan được Mỹ xây dựng và hỗ trợ gần 20 năm. Uy tín của nước Mỹ sụp đổ không khác gì sau thất bại ở Việt Nam.

Những người Hồi Giáo cực đoan khắp nơi sẽ nức lòng. Các nước đối nghịch, Nga, Trung Cộng, Iran được cơ hội lấp vào chỗ trống Mỹ để lại trong vùng Trung Đông và Trung Á châu.

Các nước đồng minh cảm thấy người Mỹ chỉ lo cho chính mình theo chủ trương “Mỹ trước hết.” sẵn sàng bỏ rơi bè bạn. Armin Laschet, người có thể sẽ làm thủ tướng Đức kế vị bà Merkel, nói thẳng, “Đây là vụ thất bại lớn nhất của khối NATO kể từ khi thành lập.” Tom Tugendhat, một dân biểu Anh đã từng chiến đấu ở Afghanistan, đề nghị Anh phải tăng cường hợp tác với các nước Âu châu để không tùy thuộc vào một ông tổng thống Mỹ nào cả. Nirupama Rao, cựu nhân viên ngoại giao Ấn Độ thấy trong vùng này nước Mỹ không còn được tin tưởng nữa. Thủ tướng Pakistan, Imran Khan, còn ca ngợi Taliban đã phá vỡ những “xiềng xích nô lệ” cho dân Afghanistan.

Mỹ đã nhiều lần khiến các đồng minh thất vọng như vậy. Các nước Âu châu bất bình khi Tổng thống Barack Obama không muốn can thiệp vào cuộc nội chiến ở Libya năm 2011; và năm 2013 không trừng phạt khi Syria vẫn dùng vũ khí hóa học, như đã đe dọa. Năm 2019, các đồng minh Á Rập thấy Tổng thống Donald Trump phản ứng quá yếu ớt khi không ném bom trả đũa vụ Iran phá nhà máy lọc dầu của Saudi. Cuộc rút quân vội vàng và hỗn độn của Tổng thống Joe Biden cho thấy cảnh nước Mỹ lúng túng, bất lực, tất cả đã bắt nguồn từ những chiến lược bất nhất trong bốn đời tổng thống.

Nhưng Afghanistan không phải là nơi mang quyền lợi thiết yếu của nước Mỹ. Rút khỏi Afghanistan, Mỹ có thể chú tâm đến các vùng sinh tử hơn.

Nghĩ đến cùng, các đồng minh vẫn không thay thế được vai trò của Mỹ. Giáo sư Michael Fullilove, đứng đầu viện nghiên cứu Lowy Institute ở Sydney thú nhận vụ Afghanistan “không thay đổi những tính toán của Australia.” Nước Nhật có lo lắng bị Mỹ bỏ rơi như Afghanistan không, một viên chức cao cấp trả lời:”Không! Vì Nhật khác Afghanistan!” Nam Hàn, nhất là Đài Loan, chắc cũng nghĩ như vậy, mặc dù Bắc Kinh tìm đủ cách nói ngược lại.

Trung Cộng đồng ý với Tổng thống Trump khi ông kết án ông Biden làm cho người Trung Quốc tha hồ chế nhạo nước Mỹ. Dân trên mạng trong lục địa khuyên nhau: “Nếu bạn chán đời thấy mình không làm được gì nên hồn, thì … hãy nhớ lại rằng bốn đời tổng thống Mỹ tiêu hàng ngàn tỷ đô la, mất mấy ngàn người trong 20 năm … lật đổ Taliban chỉ để thay bằngTaliban!” Chủ bút Tạp chí Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times 环球时报) ở Bắc Kinh, Hồ Tích Tiến (Hu Xijin, 胡锡进) viết, “Sau khi chế độ ở Kabul sụp đổ, chính quyền Đài Loan đang run sợ! Thôi đừng trông cậy được Mỹ bảo vệ nữa!” Dân và chính phủ Đài Loan tỏ ra không hề nao núng!

Điều làm Bắc Kinh hãnh diện nhất là quân Taliban đã theo đúng sách lược Mao Trạch Đông: “Dùng nông thôn bao vây thành thị.” Trong 19 năm, quân Taliban chỉ chiếm một thành phố Kunduz một lần, rồi bỏ đi. Nhờ tuyên truyền và du kích chiến, cuối cùng đánh một đòn chí tử: Bắt đầu ở Zaranj ngày 6 tháng Tám, ngày 15 chiếm Kabul. Nhanh hơn thời hạn Mao Trạch Đông chiếm Bắc Kinh.

Taliban làm chủ nước Afghanistan thay đổi bàn cờ vùng Trung Á. Trong 20 năm họ đã tuyển mộ được những người Hồi Giáo cực đoan, những quân tình nguyện từ vùng Chechnya, nước Nga và Tân Cương, Trung Quốc và Phong trào Hồi Giáo Đông Turhestan. Tổng thống Vladimir Putin đã báo động “quân khủng bố” đang theo các dân tị nạn chạy qua các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ để chuẩn bị xâm nhập Nga. Trung Cộng đã yêu cầu Taliban không để cho các chiến binh gốc Uyghur quay trở về Tân Cương.

Trung Cộng đã có thứ vũ khí khác, theo kinh nghiệm dùng tiền để mua chuộc các nước trên “Một vòng đai, Một con đường.” Phát ngôn viên Ngoại giao Zhao Lijian (Triệu Lập Kiên, 赵立坚) hứa hẹn Bắc Kinh sẽ hỗ trợ các kế hoạch tái thiết kinh tế, xã hội cho Afghanistan.

Nhưng Taliban, theo đúng tên gọi, là những “chủng sinh” xuất thân từ các trường đạo Hồi Giáo (madrasah) ở Pakistan. Thời 1990 các sinh viên này được Osama bin Laden tài trợ tổ chức kháng chiến chống quân Nga. Họ quan tâm đến lý tưởng tôn giáo hơn là kinh tế. Taliban có chịu bỏ rơi những người đồng đạo ở Chechnya, Tân Cương để mở đường xe lửa hay khai thác “khoáng chất hiếm” (rare earth) hay không?

Cũng như các ông tổng thống Mỹ không hiểu xứ Afghanistan thế nào, Putin và Tập Cận Bình không thể đoán Taliban sẽ hành động ra sao.

Đoán vận mệnh nước Mỹ rất khó. Sau khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, trong 15 năm, chế độ cộng sản sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Trong 20 năm kế tiếp, Mỹ đưa kinh tế cả thế giới tiến từ thời kỳ dầu lửa sang thời kỳ chất bán dẫn; thông tin và tri thức trở thành động lực phát triển thay vì năng lượng và nguyên liệu. Sau 40 năm, Cộng sản Việt Nam chỉ muốn kết thân với Mỹ để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Cộng.

Cuối cùng, sức mạnh của nước Mỹ dựa vào khả năng vận dụng các nguồn lực kinh tế tiến tới mãi không ngừng. Thể chế chính trị trông từ bên ngoài chỉ thấy tranh chấp và chia rẽ, nhưng ở bên trong đã tạo cơ duyên cho óc sáng tạo cạnh tranh, thi đua không ngừng, được luật pháp bảo đảm.

Cơn đại dịch Covid-19 làm người Mỹ chết nhiều nhất thế giới. Giữa lúc đó, một cuộc bỏ phiếu chia dân Mỹ thành hai phe kình chống nhau kịch liệt. Nhưng các công ty Mỹ vẫn sản xuất các loại vaccine mà cả thế giới muốn được cung cấp. Người điều khiển những công ty đó đều là di dân từ nước khác đến Mỹ. Sau cơn bệnh dịch Mỹ sẽ hồi phục để kéo kinh tế thế giới lên theo. Các nước vẫn tranh nhau bán hàng cho Mỹ khiến cho cước phí chuyên chở một “công” (container) từ bờ Tây Thái Bình Dương qua Mỹ đắt gấp đôi giá đưa qua Âu châu.

Ngô nhân Dụng / VOA