“Bếp tiền tỷ” trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau

Gia chủ sẵn sàng chi số tiền bằng 1/3 tổng giá trị căn hộ duplex để đầu tư cho khu bếp. Bởi đó là chính là “trái tim của ngôi nhà”.

Chị Ngô Thúy Hằng, ở TP Hồ Chí Minh là quản trị viên một nhóm về đồ bếp, đồ gia dụng. Theo chị Hằng, đầu tư vào đồ bếp là một xu hướng xuất hiện vài năm gần đây. Đặc biệt hai năm nay, khi phải ở nhà do giãn cách xã hội, nhiều người có cơ hội để thực hiện đam mê nấu nướng.

Chia sẻ về không gian sống của gia đình, chị cho biết, căn hộ duplex là ngôi nhà đầu tiên mà hai vợ chồng mua tại TP Hồ Chí Minh với tổng diện tích 245m2, thi công và hoàn thiện trong vòng 3,5 tháng. 

Cảm hứng của màu sắc trong căn nhà là những chiếc bánh macaron xinh đẹp với những tone màu pastel ngọt ngào. Chị Hằng là mẫu người người thích gọn gàng, thích chăm sóc nhà cửa nên đặt ra những tiêu chí khắt khe khi thiết kế ngôi nhà của gia đình, đặc biệt là không gian bếp.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 1.

Toàn cảnh nhìn ra từ “trái tim” của ngôi nhà khu bàn ăn được đặt nơi thông tầng thay vì phòng khách như thông thường.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 2.

Đối với căn hộ duplex, thông thường mọi người sẽ dùng khoảng thông tầng để làm phòng khách nhưng chị Hằng thì dành vị trí đó cho bàn ăn của gia đình.

Là người “yêu bếp thích nấu ăn” nên khi làm nhà, chị Hằng ưu ái khu bếp nhất. Bếp được thiết kế mở, rộng rãi và thoáng đãng với tông màu xanh dịu mắt đồng nhất với “style country house” của căn nhà.

Đối với chị Hằng, bếp không phải chỉ đầy đủ công năng mà đẹp nữa. Một căn bếp đẹp thì mới tràn đầy cảm hứng để nấu ăn ngon.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 3.

Nhà ở hướng tây nên nắng sáng và nắng chiều vô cùng đẹp.

Chị Hằng trang bị rất nhiều thiết bị, đồ dùng tiện ích cho việc nấu ăn cho căn bếp. Tổng đầu tư cho căn bếp chiếm 1/3 tổng đầu tư nội thất cho căn nhà. Chị Hằng chia sẻ: “Tôi là một người mê đồ công nghệ, mê đồ gia dụng nên trước khi mua món đồ nào tôi cũng dành thời gian nghiên cứu kĩ rồi mới “rinh” về. Bởi vậy, hầu như món nào cũng là tình yêu to tình yêu nhỏ đối với tôi”.

Trong căn bếp, những món đồ chị Hằng yêu thích nhất là: chiếc bếp kiêm hút mùi vì siêu tiện, chiếc tủ lạnh chứa cả thế giới và chiếc máy lọc nước tạo kiềm hữu ích cho sức khỏe. Đối với chị Hằng, mỗi đồ dùng trong bếp đều là công cụ đắc lực cho các món ăn. “Để đảm bảo sự tươi ngon và sức khỏe cho cả gia đình nên tôi không bao giờ tiếc tiền để đầu tư vào đồ bếp”, chị chia sẻ.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 4.

Bếp và máy hút mùi hiện đại.

Đồ gia dụng giờ đây không chỉ giúp cuộc sống tiện lợi, hiện đại hơn mà còn được dùng như một món đồ decor nhà cửa. Chị Hằng đặc biệt yêu thích thương hiệu đồ bếp SMEG và đồ chăm sóc nhà cửa Dyson. Hai thương hiệu này không những sản phẩm chất lượng mà còn có tính thẩm mỹ cao. 

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 5.
Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 6.

Căn bếp với đầy đủ các loại máy móc vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt vừa là đồ trang trí.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 7.
Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 8.

Máy rửa bát tiện lợi cho gia đình.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 9.

Toàn cảnh khu bếp chính và bàn ăn. Bàn ăn được đặt ở khu vực rộng thênh thang, vừa vào nhà là có cảm giác ấm cúng.

“Tôi hay ví bếp chính là trái tim của ngôi nhà, là nơi kết nối cả gia đình và nhiều tiếng cười vui nhất. Tôi yêu cảm giác sum họp, cùng chồng và lũ nhóc cùng nấu nướng, quây quần bên bàn ăn, chồng mình dù bận rộn nhưng vẫn giữ thói quen ăn sáng ở nhà rồi mới đi làm. Vậy nên, bếp là ngập tràn tình yêu và niềm vui của cả nhà”, chị Hằng tâm sự.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 10.

Gia đình có 3 con nhỏ, chị Hằng đã khéo léo chia công năng sử dụng để luôn một căn bếp gọn gàng. “Một căn nhà đối với mình phải có 3 “căn bếp” mới đủ. Nhà mình đông người nên nếu chỉ tập trung một bếp sẽ bị quá tải”, chị nói.

Chị Hằng phân chia ra 3 khu vực bếp: bếp chính – chỉ nấu ăn; “bếp” trong phòng khách chuyên để pha chế trà, cà phê, nước ép… và tủ rượu vang để chill; “bếp” cuối cùng là bếp bỉm sữa dành riêng cho mọi nhu cầu của các bé (tủ lạnh để đồ ăn riêng, sữa chua, hoa quả, trữ sữa…), máy tiệt trùng, máy hâm sữa, rửa bình… Gia đình cũng trang bị máy lọc nước ngay tại vòi để các bé có thể lấy đánh răng, nước uống… tự lập.

Theo chị Hằng, chia ba căn bếp, chia công năng sẽ giúp căn nhà luôn gọn gàng sạch sẽ và rất vệ sinh.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 11.

Góc bếp chính với muôn vàn đồ bếp. Gia chủ rất kĩ tính nên mất tới 4 tháng để lựa chọn đồ đạc trong bếp. Chiếc lò nướng thương hiệu Bosh vừa có chức năng vi sóng vừa có cả chức năng nướng 4D.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 12.

Góc pha chế.

Trong phòng khách có quầy pha chế riêng, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của bếp chính. Vợ chồng chị rất đam mê máy móc nên máy gì cũng có: Máy pha cà phê hạt, máy pha viên, máy làm bia thường thành bia tươi… Tại đây, chị cũng lắp lọc nước để uống tại vòi và không bị ảnh hưởng tới chất lượng khi pha trà, cà phê.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 13.

Góc bếp bỉm sữa trên lầu đối diện phòng hai bé đều gắn lọc nước để sử dụng cho tiện. Tủ lạnh để trữ sữa và hoa quả sữa chua, phô mai…. dành cho tầng trên.

Căn bếp hiện đại đem lại rất nhiều lợi ích gì đối với gia đình và cá nhân chị Hằng – người giữ lửa của nhà. Với một người mẹ ba con như chị, thời gian là thứ quý nhất, nên sẽ tìm cách nấu ăn “thông minh” để tiết kiệm thời gian nhất mà vẫn đảm bảo nhu cầu của cả gia đình.

“Các máy móc phụ trợ vô cùng cần thiết và có ích để giúp mình nấu ăn tươm tất mà vẫn nhàn nhã, cũng như không phải quá lo lắng tới dọn rửa do đã có máy rửa bát”.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 14.

Góc bếp ngắn nắp, gọn gàng với nhiều đồ gia dụng hiện đại.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 15.

Toàn cảnh khu bếp chính.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 16.

Bàn tiệc ấm cúng được chuẩn bị cho một buổi sum họp gia đình.

Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 17.
Bếp tiền tỷ trong căn hộ Duplex ở TP HCM: Hiện đại, đủ công năng, không gian sang trọng, ấm cúng để cả nhà quây quần bên nhau - Ảnh 18.

Không gian bếp ngập tràn ánh sáng.

Ảnh và thông tin: Nhân vật cung cấpNgôi nhà phố được thiết kế hiện đại, tinh tế: Không gian sống nhiều cây xanh, có cả bể cá Koi hợp phong thủy, đem lại may mắn cho gia chủ

Thu Hoài / Theo Nhịp sống kinh tế

Việt Nam: Loạn cào cào với ứng dụng chống COVID-19

Nếu có ai hỏi tôi rằng bây giờ ra đường, cần chuẩn bị ứng dụng nào để lưu thông thuận lợi thì thú thật, tôi cũng không rõ. Thực trạng hiện tại ở Việt Nam, có quá nhiều ứng dụng với đủ loại mô tả nào là truy vết người bệnh, khai báo y tế, mỗi địa phương, đơn vị hay ban ngành lại tự có một ứng dụng hay trang web riêng khiến cho người dân không khỏi hoang mang vì chẳng thể rõ đâu là thứ mình cần!

Có bao nhiêu ứng dụng đang được kêu gọi dùng?

Đầu tiên phải kể đến ứng dụng NCOVI ra mắt hồi Tháng Ba năm ngoái. Ban đầu, NCOVI được xác định là một ứng dụng giúp công dân có thể khai báo y tế, lịch sử di chuyển cũng như hiện trạng sức khoẻ sơ bộ. Rồi cũng trong tháng đó, Bộ Y tế lại triển khai ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) với mục đích để người nhập cảnh vào Việt Nam có thể khai báo. Đọc đến đây chắc ai cũng đều đặt ra câu hỏi rằng “Ủa, tại sao không làm thêm tính năng khai báo cho người nhập cảnh trên ứng dụng NCOVI đi?”. Chưa dừng lại ở đó, ở thời điểm triển khai, NCOVI và VHD lại sử dụng hai cơ sở dữ liệu độc lập và không hề liên thông với nhau. Phải mất đến hai tháng sau, tức Tháng Năm, Bộ trưởng Thông tin -Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng mới thông báo rằng kho cơ sở dữ liệu của chúng giờ đã được đồng bộ.

Ảnh: báo Nhân Dân

Sau khi NCOVI và VHD ra mắt được một tháng, bắt đầu xuất hiện ứng dụng Bluezone. Ngoài việc cũng tích hợp tính năng khai báo y tế, Bluezone còn có khả năng thiết lập bản đồ lịch sử tiếp xúc bằng giao tiếp sóng Bluetooth giữa các thiết bị smartphone với nhau. Thoạt nghe thì có vẻ hiện đại và hay ho, cho tới khi hàng loạt những người có chuyên môn trong lĩnh vực bảo mật đều chỉ ra rằng ứng dụng này tồn đọng quá nhiều lỗ hổng có thể bị kẻ xấu khai thác. Chưa rõ thật sự các lỗ hổng hay quan ngại của người dùng đã được giải quyết chưa, nhưng với sự kêu gọi mạnh mẽ của các trang truyền thông trong nước cũng như sự nhiệt tình “spam tin nhắn” của Bộ TT-TT, hiện tại ứng dụng này đã có hơn 40 triệu lượt tải trên toàn quốc.

Việc ứng dụng này được tải xuống nhiều cũng dễ hiểu, vì so với cả mớ ứng dụng bây giờ, đây là ứng dụng được giới thiệu tính năng rõ ràng nhất và cũng có nhiều khác biệt nhất. Tuy nhiên, đứng sau Bluezone lại là Bkav. Và cách đây ít lâu, trong vụ tấn công vào nội bộ của Bkav, một hacker đã tuyên bố có được dữ liệu của người dùng của dự án Bluezone. Về toàn cảnh vụ việc này, mời bạn đọc ghé qua bài viết “Ứng dụng Bluezone bị hack nhưng không báo nào đăng tin!” mà Saigon Nhỏ đã đưa tin.

Cứ ngỡ mọi thứ sẽ dừng lại ở đây, nhưng rồi qua năm 2021, hàng loạt ứng dụng khác lại được “đẻ” ra với tính năng cũng không khác là mấy. Đơn cử như ứng dụng “Khai báo y tế của UBND TP.HCM” được giới thiệu hồi Tháng Sáu vừa rồi, tiếp đến là “Sổ sức khoẻ điện tử”, rồi mới đây nhất đó là “E-Vaccine” và “Di biến động dân cư”. “Di biến động dân cư” – cái tên thoạt nghe đã khó hiểu và buồn cười, nhưng buồn cười hơn nữa vì đây lại là ứng dụng do… Bộ Công an triển khai.

Ngoài những ứng dụng phổ biến kể trên, còn có thể kể đến những cái do địa phương và đơn vị khác triển khai như Smartcity, Sức khỏe Việt Nam (Viettel), nCovi (MobiFone), Antoan Covid… rồi lại những trang web như luongxanh.drvn.gov.vn; suckhoe.dancuquocgia.gov.vn,… Tất cả những ứng dụng kể trên, nói thật, nếu muốn thì chỉ cần vài “nốt nhạc” là họ đã có thể làm một hệ thống đơn giản sử dụng ngay trên chính ứng dụng Zalo mà gần như người nào cũng đang sử dụng!

Rối như tơ vò

Trong cuộc trao đổi với báo Tiền Phong, PGS. TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin của Bộ Y tế đã khẳng định rằng “Thực tế càng ít ứng dụng khai báo y tế càng tốt, giúp người dân dễ nhận diện, đỡ hoang mang, và cơ quan chức năng dễ thống nhất quản lý”. Phát biểu là vậy, nhưng thực trạng thì hoàn toàn ngược lại. Nhiều dự án được triển khai ra nhưng đến hiện tại vẫn chưa thể đồng bộ với hệ thống dữ liệu chung, suckhoe.dancuquocgia.gov.vn là một ví dụ.

Đối với một người đã tiếp xúc với công nghệ và thông tin báo đài mỗi ngày như tôi, việc xác định sử dụng ứng dụng nào đã khó thì thử hỏi những người lớn tuổi hơn, ít cập nhật hơn, họ phải làm như thế nào?

Rối rắm là một chuyện, triển khai sử dụng thực tế lại tiếp tục nảy sinh thêm nhiều vấn đề lớn. Thay vì được sinh ra để giúp cho việc thông chốt được nhanh hơn, chúng lại làm cho những chốt kiểm soát bị ùn ứ, vô hình trung lại biến đây trở thành những tụ điểm đông người! Theo bài đăng của báo Tuổi Trẻ ngày 14 Tháng Tám, các tuyến đường như Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) hay Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) đều có thể bắt gặp cảnh rất nhiều xe máy bị kẹt cứng trước chốt kiểm soát.

Người dân rối trí không biết nên khai bằng ứng dụng nào, có khi khai sai ứng dụng thì lại phải đứng khai thêm một tí thời gian. Chưa kể đến việc làm gì có ai cũng có sẵn mạng di động 3G/4G để khai báo khi di chuyển ngoài đường! Cũng theo báo Tuổi Trẻ ghi nhận, lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ bằng điện thoại cá nhân cũng gặp phải nhiều vấn đề do hết pin, nắng nóng khiến camera không thể quét chính xác được ngay từ lần đầu… Nhiều người thậm chí cũng không biết phải sử dụng ứng dụng như thế nào, thành ra phải đợi người hướng dẫn từng bước, tốn thời gian.

Tốn quá nhiều nguồn lực của người dân

Bên cạnh những vấn đề về việc phải cài ứng dụng lên máy, tốn thời gian khai báo cho nhiều loại ứng dụng khác nhau và phải đứng chờ hàng dài do kẹt xe, các ứng dụng khai báo y tế và truy vết COVID-19 còn khiến người ta đặt ra câu hỏi về ngân sách đầu tư.

Để triển khai một ứng dụng và quản lý duy trì chúng không phải là dễ. Theo baochinhphu.vn, ngân sách nhà nước đã chi ra tới 21 nghìn tỷ đồng cho công tác chống dịch tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngân sách chi trả cho các công ty như Bkav, MobiFone, Viettel để xây dựng ứng dụng và hệ thống quản lý lại không hề thấy công bố. Ứng dụng thì cứ thi nhau được viết ra, được giới thiệu, nhưng người dân lại không thể nắm rõ được đâu là cái thực sự cần thiết và cuối cùng thì chúng tạo ra rất nhiều sự lãng phí. Chúng ta ai cũng biết, khi có một dự án nào đó, hiện tượng tiền chảy đi hướng khác là điều rất hiển nhiên, và các ứng dụng kể trên không phải là ngoại lệ.

Rõ ràng, hiệu quả thực tế đã chỉ ra là không cao, thậm chí “Di biến động dân cư” đã thất bại chỉ sau vài ngày được triển khai. Người dân không cần nhiều ứng dụng như thế, cái họ cần là một cái có thể dùng tốt, phần chi phí còn lại hãy mang đi hỗ trợ người khó khăn, đầu tư máy thở, cơ sở vật chất trong các bệnh viện.

Cần phải nhấn mạnh rằng, nếu bạn là người đã bị lây nhiễm COVID-19, gần như bạn không thể xem các ứng dụng này là thứ đáng tin cậy để nhận được sự hỗ trợ từ địa phương hay cơ quan chức năng. Đây là điều mà chính tôi đã gặp phải trong những ngày qua.

Thôi, đừng cố gắng đua theo 4.0 để làm gì, thực hiện thật tốt những thứ cơ bản từ 0.4 trước đi cái đã!

Theo Sagon nhỏ

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ
Đại dịch đang đặt ra những “deadline” mà ở đó, tốc độ, sự tập trung cũng như áp lực đang giúp các nhà khoa học công nghệ đạt được nhiều tiến bộ chưa từng có.

Khi Taavet Hinrikus có mặt tại WIRED Health 2021, một hội nghị trực tuyến quốc tế cùng với các bác sĩ, nhà công nghệ và chuyên gia y tế hàng đầu thế giới để bàn về cách đại dịch COVID-19 thay đổi ngành chăm sóc sức khỏe, anh đã kể lại một câu chuyện cũ.

Đó là một buổi sáng năm 2003, “tôi đang ở trong một hành lang thiếu ánh sáng ở ngoại ô Estonia, nơi từng thuộc Liên bang Xô Viết để cố gắng thực hiện cuộc gọi Skype đầu tiên. Máy tính của tôi không được trang bị micro. Tôi thậm chí tôi còn chẳng tìm ra vị trí để cắm tai nghe vào“.

Hinrikus sau đó đã trở thành nhân viên đầu tiên của Skype và góp phần đưa nền tảng gọi điện trực tuyến này lên vị trí dẫn đầu thế giới.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 1.

Trước đây, nếu muốn gọi điện thoại quốc tế đường dài, bạn phải gọi trước đến tổng đài và nhờ nhà mạng kết nối cuộc gọi của bạn đến một nhà mạng khác rồi mới tới được người bạn muốn gọi. Nhưng bây giờ, bạn chỉ cần dùng Skype.

Để chuyển tiền quốc tế cũng vậy, bạn phải đến ngân hàng, đưa cho họ một số tiền theo tỷ giá hối đoái. Ngân hàng sẽ kết nối với một ngân hàng khác rồi mới chuyển số tiền cho người bạn muốn gửi. Nhưng cũng với một ứng dụng điện thoại tên là Wise, bây giờ bạn có thể làm điều đó trong tích tắc.

“Đây là ví dụ về những sản phẩm đã phát triển để trở nên tốt hơn gấp 10 lần trong vòng những năm qua“, Hinrikus nói. “Vậy mà bây giờ khi đi khám bệnh, tôi có cảm giác chúng ta vẫn đang ở vào thập niên 90 của thế kỷ trước. Bạn đặt lịch hẹn qua điện thoại, bạn phải đi tới bệnh viện, đăng ký, đợi bác sĩ loanh quanh rồi lại phải đợi nhiều ngày mới có kết quả”.

Hinrikus cho rằng lĩnh vực y tế đang dậm chân tại chỗ quá lâu khi công nghệ chưa đâm thủng được những hàng rào quan liêu. Quá trình khám bệnh hiện vẫn làm tốn thời gian của cả bệnh nhân và bác sĩ. Vì vậy, ông đã lập ra Certific, một công ty khởi nghiệp sức khỏe với mong muốn thay đổi điều đó.

Certific đã được sử dụng trong đại dịch tại Anh để cung cấp một nền tảng xét nghiệm COVID-19 tại nhà. Người dùng chỉ cần mở ứng dụng, xác minh danh tính của họ, đăng ký xét nghiệm và sẽ có người gửi cho họ một bộ kit lấy mẫu tới tận cửa.

Sau đó, người dùng sẽ xem video hướng dẫn tự lấy mẫu trên Certific và thực hiện thủ tục mà không cần tiếp xúc nhân viên y tế, không có nguy cơ lây nhiễm chéo. Mẫu bệnh phẩm của họ sẽ được thu thập và gửi tới phòng thí nghiệm PCR, nơi chúng được phân tích. Kết quả sẽ được trả ngay lập tức sau khi xét nghiệm PCR hoàn thành.

Người dùng sau đó sẽ được cấp một chứng nhận âm tính kỹ thuật số với mã QR. Và họ có thể dùng nó cho nhiều mục đích như đi làm, đi du lịch quốc tế mà không cần phải xét nghiệm lại trong thời gian ngắn.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 2.

Giải pháp bây giờ trông vẫn hơi giống một món đồ chơi, nhưng nó sẽ sớm trở thành một công cụ không thể thiếu trên toàn cầu“, Hinrikus nói. “Khi những món đồ chơi bắt đầu được cải tiến với tốc độ đáng kể, thì những thứ từng bị chê cười sẽ trở thành một công cụ quyền lực”.

Và điều đó cũng đúng với những công nghệ y tế khác đang được tăng tốc phát triển để đáp ứng với COVID-19. Đại dịch dường như đang đặt ra những “deadline” mà ở đó, tốc độ, sự tập trung cũng như áp lực đang giúp các nhà khoa học đạt được những tiến bộ chưa từng có. Dưới đây là những câu chuyện tương tự được kể lại tại WIRED Health 2021.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 3.

Benevolent AI là một câu chuyện điển hình cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể giúp ích cho con người trong việc tăng tốc thử nghiệm sàng lọc thuốc. Công ty trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Anh đã tham gia vào cuộc đua chống lại virus ngay từ tháng 1 năm 2020, khi dịch bệnh mới đang xảy ra ở Trung Quốc và virus corona mới còn chưa được đặt tên chính thức.

Họ đã tìm hiểu bộ gen của nó và đưa các thông tin này chạy qua một thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên được chỉnh sửa cho các tập dữ liệu thông tin y sinh chứa các loại thuốc phù hợp với cơ chế lây nhiễm của virus.

Joanna Shields, Giám đốc điều hành của Benevolent AI cho biết mục tiêu của AI là sàng lọc qua hàng triệu các hợp chất và các loại thuốc hiện có, để xem loại thuốc hoặc hợp chất nào có thể thể ức chế sự xâm nhập của virus, ngăn chặn sự nhân lên của nó và tạo được phản ứng chống viêm để giúp hạn chế sự ảnh hưởng của cơn bão cytokine, nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân COVID hay không.

Công việc nếu được thực hiện một cách thủ công bởi các nhà khoa học có thể tốn kém hàng năm trời. Nhưng với AI, kết quả gần như ngay lập tức được trả về. Chỉ sau vài tiếng đồng hồ chạy thuật toán, Benevolent AI đã có thể xác định được baricitinib, một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ có tác dụng với COVID-19.

Chúng tôi đã khám phá ra loại thuốc này có đặc tính kháng virus, điều mà chưa một ai từng biết đến trước đây“, Shields nói. “Nếu không có sự hỗ trợ của AI và máy học, sẽ không một nhà khoa học nào có thể phát hiện ra thuốc baricitinib có khả năng điều trị COVID-19“.

Phát hiện của Benevolent AI khiến chính nhà sản xuất thuốc baricitinib, công ty dược phẩm Eli Lilly cũng phải bất ngờ.

Thử nghiệm lâm sàng sau đó đã được tiến hành để xác nhận baricitinib có hiệu quả lên tới 71% tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho baricitinib bên cạnh remdesevir để điều trị cho bệnh nhân tại Mỹ.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 4.

Shields cho biết baricitinib đánh dấu một cột mốc lần đầu tiên AI giúp con người tìm ra một loại thuốc đi đến thử nghiệm lâm sàng và được cấp phép. “Chúng tôi đã đi từ máy tính, qua những băng ghế phòng thí nghiệm và đến đầu giường bệnh nhân trong một thời gian kỷ lục“, Shields nói.

Sự ưu việt của AI nằm ở chỗ nó có thể đào bới và phân tích một kho dữ liệu thông tin y sinh khổng lồ. “Các phương pháp thu thập dữ liệu truyền thống tốn rất nhiều thời gian, dễ xảy ra sai sót và tốn kém“, Shields cho biết. “Các nhà khoa học một mình sẽ không thể tổng hợp và hiểu được hết tất cả những thông tin có trong vũ trụ khoa học rộng lớn“.

Vì vậy, AI là thứ duy nhất có thể giúp con người làm được điều này. Các thuật toán học máy có thể giúp các nhà khoa học “thẩm vấn” lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra các giả thuyết chất lượng, có độ chính xác cao trong khoảng thời gian ngắn. Đó chính là một tương lai mới của nghiên cứu y học.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 5.

Khi Ugur Sahin, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức, lần đầu nói về vắc-xin COVID-19 mà họ đang phát triển, ông chỉ hi vọng nó đạt được hiệu quả 60%:

Tôi biết rằng chúng tôi đã có được một loại vắc-xin gần như hoàn hảo, bởi vì chúng tôi hiểu mình phải làm gì để kích hoạt được hệ thống miễn dịch trên người. Nhưng điều mà chúng tôi chưa biết là liệu kẻ thù của chúng ta, chủng virus này sẽ đáp ứng với vắc-xin ở mức độ nào“.

Thế nhưng chỉ vài tuần sau đó, dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của vắc-xin Pfizer-BioNTech đã xác nhận nó hiệu quả tới 95%. “Hóa ra chúng tôi đã có thể tấn công virus một cách chính xác và hiệu quả cao đến vậy“, Sahin nói.

Đối với ông và các cộng sự thân thiết của mình, thành công này là kết quả của một cuộc hành trình bắt đầu từ 25 năm trước, khi Sahin lần đầu tiên biết đến công nghệ mRNA. “mRNA là một phân tử được các tế bào cơ thể người sử dụng để cung cấp thông tin cho quá trình sinh protein trong tế bào. 

Ý tưởng cơ bản của liệu pháp mRNA là sử dụng phân tử này để cung cấp thông tin đến các tế bào người. Tùy loại thông tin, bạn sẽ có một sản phẩm tương ứng. Nếu bạn cung cấp thông tin để dạy hệ thống miễn dịch về mầm bệnh, trong trường hợp này là một virus, bạn sẽ có được vắc-xin“, Sahin giải thích.

Ứng dụng đầu tiên của công nghệ mRNA là trong liệu pháp điều trị miễn dịch ung thư. Vào cuối năm 2019, BioNTech đã tiến hành được rất nhiều chương trình nghiên cứu ung thư, trong đó có một chương trình nhằm phát triển vắc-xin cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 6.

Ý tưởng đằng sau đó là lấy một phần thông tin di truyền từ khối u và tạo ra vắc-xin trong thời gian ngắn nhất. Vắc-xin này có thể cho cá nhân hóa cho từng bệnh nhân“, Sahin nói.

Chúng tôi có khả năng thiết kế vắc-xin mRNA theo trình tự gen. Thông thường phải mất nhiều năm để làm được điều đó, nhưng chúng tôi đã thiết lập được các công nghệ cho phép tạo ra một loại thuốc chỉ trong vòng vài tuần“.

Các loại vắc-xin mRNA vốn là một điều gì đó lạ lẫm với toàn thể nhân loại, cho đến khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. BioNTech đã ngay lập tức chuyển hướng nghiên cứu của mình sang vắc-xin chống lại virus SARS-CoV-2.

Chúng tôi bắt đầu bằng cách tạo ra 20 ứng cử viên vắc-xin“, Sahin nhớ lại. Các ứng cử viên này được sàng lọc để đi tới thử nghiệm lâm sàng bắt đầu vào tháng 4 năm đó. BioNTech đã liên hệ với công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ để giúp đẩy nhanh quá trình.

Chúng tôi gọi nó là Dự án Lightspeed“, Sahin nói. “Chúng tôi biết mình không có thời gian để lãng phí và chúng tôi sẽ làm điều đó nhanh nhất có thể, phá vỡ các quy tắc phát triển vắc-xin truyền thống – nơi bạn làm mọi việc theo trình tự, bạn không làm việc vào cuối tuần, bạn không làm việc buổi tối. Thay vào đó, chúng tôi xây dựng một chương trình 24/7 và tiến hành song song nhiều công việc”.

Sau khi tìm ra được một ứng cử viên vắc-xin thành công, việc sản xuất nó trên quy mô lớn tiếp tục là một thách thức đối với BioNTech và Pfizer. “Vào cuối năm 2019, công nghệ đã cho phép chúng tôi sản xuất 10.000 liều vắc-xin. Nhưng chúng tôi sẽ phải mở rộng hệ số sản xuất đó lên khoảng 300.000 liều“, Sahin nói.

Các thành phần vắc-xin khác nhau được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau trên toàn thế giới, vì vậy BioNTech đã phải tạo ra một mạng lưới hợp tác giữa nhiều công ty trên toàn cầu.

Ví dụ, khi chúng tôi yêu cầu các công ty sản xuất cho chúng tôi các hạt nano lipid trên quy mô đó, họ nói rằng họ không thể làm được và sẽ mất 18 tháng“, Sahin nói. “Nhưng chúng tôi biết mình cần phải nhanh hơn nhiều. Chúng tôi đã phải thúc giục tất cả các công ty khác làm việc như Lightspeed”.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 7.

Nhìn về phía trước, Sahin biết thành tựu của anh ấy và BioNTech bây giờ đã đại diện cho một cột mốc quan trọng – sự chấp thuận của loại thuốc mRNA đầu tiên trong lịch sử. Và nó có thể thay đổi mọi thứ, bắt đầu một trang sử mới cho y học.

Điều này sẽ mở ra một ngành công nghiệp hoàn toàn mới. Chúng tôi muốn phát triển các sản phẩm chữa bệnh truyền nhiễm và ung thư, nhưng chúng tôi cũng muốn xây dựng một loại hình công ty dược sinh học mới, để cung cấp các loại thuốc giúp giải quyết nhiều tình trạng bệnh tật đang đem lại cho nhân loại sự đau khổ. COVID-19 mới chỉ là bước khởi đầu“, Sahin nói.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 8.

Giáo sư George Church, nhà hóa học đồng thời là một kỹ sư gen phân tử tại Đại học Harvard cho biết những đại dịch như COVID-19 có thể mở ra một hướng đi cho lĩnh vực chỉnh sửa gen người, nhằm bảo vệ nhân loại khỏi các loại bệnh tật truyền nhiễm từ virus.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách tích hợp các đoạn codon của virus vào bộ gen người. Codon là các bộ ba nucleotide chịu trách nhiệm sản xuất ra protein. Nếu bạn có thể tích hợp codon của virus vào bộ gen người, bạn có thể tạo ra các protein của chúng, kích hoạt hệ miễn dịch và đề kháng với virus.

Nói cách khác, chính bộ gen của bạn sẽ trở thành một nhà máy sản xuất vắc-xin trọn đời cho cơ thể. Việc nạp codon vào bộ gen khi đó cũng giống như cài một phần mềm diệt virus cho máy tính.

Một chiến lược để loại bỏ tất cả các loại virus là giải mã codon. Lấy một hoặc hai codon và hoàn toàn ánh xạ lại chúng thành một mã đồng nghĩa“, Church nói. “Đây là cách để tạo ra một số lượng lớn các thay đổi trong bộ gen giúp bạn có khả năng chống lại gần như tất cả các loại virus. Chúng tôi hiện đang áp dụng điều này cho nhiều sinh vật và tất cả các loại virus. Chúng tôi nghĩ rằng nó có thể được áp dụng đối với bất kỳ sinh vật nào“.

Điều đó có nghĩa là ông ấy ám chỉ tới cả con người. Trên thực tế, việc chỉnh sửa gen người hiện vẫn vấp phải rất nhiều rào cản về mặt đạo đức. Nhưng một số nhà khoa học cho biết lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh và mọi thứ hoàn toàn có thể đổi chiều trong tương lai.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 9.

Chúng ta đang ở trong một cuộc cách mạng theo cấp số nhân về bộ gen, Church giải thích. “Ban đầu, việc giải mã một bộ gen của con người có giá 3 tỷ USD và không hữu ích về mặt lâm sàng. Nhưng chỉ trong vòng một thập kỷ, chúng ta đã làm giảm được chi phí đi 20 triệu lần và tăng chất lượng giải mã gen lên gấp 100.000 lần”.

Các công cụ chỉnh sửa gen như CRSIRP cũng đã phát triển được đến một mức độ tinh vi nhất định, cho phép chúng ta chỉnh sửa gen người để tạo ra các liệu pháp chữa trị ung thư như liệu pháp miễn dịch CAR-T.

Một hướng nghiên cứu khác là sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen để tạo ra các nội tạng cấy ghép phù hợp với bộ gen của bệnh nhân, do đó, không bị đào thải bởi hệ miễn dịch. “Điều này nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng cấy ghép, nơi hàng triệu người có thể hưởng lợi từ một số loại liệu pháp tế bào hoặc nội tạng“, Church nói.

Vì vậy trong một tương lai khi lĩnh vực gen phát triển đến một mức độ an toàn và hiệu quả nào đó, không chỉnh sửa gen người mới được gọi là phi đạo đức thay vì bị tranh cãi như hiện nay.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 10.

Beth Healey, một bác sĩ từng đến Nam Cực để nghiên cứu tác động của sự cô lập lên tâm sinh lý các phi hành gia cho biết: Đại dịch COVID-19 là một cơ hội để chúng ta quan sát các hiệu ứng đó ngay tại nhà và bên trong các bệnh viện.

Tôi đã có mặt ở sân ga Concordia, Nam Cực. Ở đó, các phi hành đoàn phải chịu đựng nhiệt độ lên tới âm 80 độ C và hơn 105 ngày không nhìn thấy bất kỳ tia nắng mặt trời nào. Chúng tôi cũng hoàn toàn ngắt kết nối với phần còn lại của thế giới trong 9 tháng, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp. Điều này thực sự thú vị đối với các cơ quan không gian bởi vì khi chúng ta muốn đi xa hơn và sâu hơn vào vũ trụ, các phi hành gia sẽ ngày càng bị cô lập“, Healey nói.

Chuyến thám hiểm Concordia là một phần trong nghiên cứu của cô về những thách thức của sứ mệnh không gian trong tương lai. Mục đích chính của nó là tìm hiểu hành vi của con người sẽ thay đổi ra sao trong các chuyến đi bị cô lập này.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 11.

“Nhưng có một điểm quan trọng nữa, đó là khi các phi hành gia trở về nhà, chuyện gì sẽ diễn ra với họ“, Healey nói. “Bản thân tôi thực sự rất hào hứng khi được trở về nhà, nhưng tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng tôi cảm thấy khá lạc lõng. Đây là điều mà bạn có thể liên tưởng tới tình trạng của đại dịch hiện tại, những gì có thể xảy ra khi các quốc gia mở cửa trở lại và mọi người thoát khỏi sự cô lập”.

Khi Healey trở lại London từ Nam Cực, cô đã phải tập hòa nhập lại cuộc sống ở quê nhà và điều chỉnh lại nhiều khía cạnh bình thường của cuộc sống: Cô cảm thấy lúng túng trong một xã hội mà xung quanh có nhiều người. Cô cảm thấy lo lắng khi đi xe buýt, phải học lại cách lái xe.

Cuộc sống ở Nam Cực rất đơn giản, bạn không có những phiền nhiễu mà bạn có trong một cuộc sống bình thường“, Healey nói. “Vì vậy, tôi cũng như nhiều người khác đã phải vật lộn khi cố gắng quay trở lại cuộc sống vốn có của mình. Có quá nhiều sự hỗn loạn ở đó, khi phải đưa ra các quyết định chẳng hạn như lựa chọn 1 trong số 60 nhãn hiệu bột giặt”.

Trên thực tế, đó không phải chỉ là vấn đề tâm lý. Trước khi tham gia thí nghiệm ở Nam Cực và sau khi trở về, Healey và các tình nguyện viên đã được chụp cắt lớp não và cộng hưởng từ để kiểm tra những thay đổi có thể xảy ra.

Chúng tôi đã thấy những thay đổi về chức năng trong não khi quét MRI sau khoảng thời gian cách ly”, Healey nói. “Không phải là bạn quên cách để làm những việc thường ngày, chỉ là bạn trở nên kém hiệu quả hơn một chút khi làm chúng. Tôi thấy mình có chút chậm chạp và vụng về. Và tôi rất thất vọng khi quên cả số PIN của mình. Nhiều người đã cảnh báo tôi điều đó có thể xảy ra. Nhưng tôi vẫn không tin nổi mình lại gặp phải vấn đề đó”.

Tuy nhiên, vẫn có những mặt tích cực trong hoàn cảnh bị cô lập đến cùng cực. Một ví dụ là về ý thức cộng đồng có thể được đổi mới. “Chúng ta có thể có những mục tiêu chung, một mục tiêu mà tất cả chúng ta đang hướng tới“. Healey nói.

Cô cảm thấy điều này một cách đặc biệt rõ ràng sau khi trở lại London và làm việc tại khu điều trị tích cực ICU dành cho bệnh nhân COVID-19. “Điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã thực sự mang chúng tôi lại gần với nhau như một hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tôi thực sự hy vọng rằng tình bạn thân thiết đó vẫn sẽ tiếp tục sau đại dịch”.

Con người đang tăng tốc mạnh mẽ trước áp lực của COVID-19: Từ AI, vắc-xin đến chỉnh sửa gen và du hành vũ trụ - Ảnh 12.

Một khía cạnh tích cực khác mà Healey nhấn mạnh là cái mà các phi hành gia gọi là hiệu ứng tổng quan. Sự cô lập cho phép họ ngừng bị cuốn vào những gì xảy ra thường ngày, trong cuộc sống dưới Trái Đất, và bắt đầu đánh giá lại ý nghĩa của mọi thứ, bao gồm cả cuộc sống của họ.

Vì vậy, trong khoảng thời gian bị cô lập vì giãn cách xã hội, mọi người có thể có được những góc nhìn mới mẻ hơn về thế giới cũng như cuộc đời của chính mình. “Hầu hết tất cả chúng ta chưa từng đến Nam Cực, nhưng bạn có nghĩ đại dịch đã đem đến cho chúng ta một cơ hội thực sự để lùi lại một bước, tách biệt khỏi cuộc sống hàng ngày và nghĩ về những gì chúng ta muốn làm trong tương lai, và cách chúng ta muốn tương lai đó sẽ diễn ra như thế nào?“.

Theo Thanh Long / Pháp luật và bạn đọc

Taliban và cuộc chiến trăm nghìn sinh mạng, hơn 2 nghìn tỷ USD của Mỹ

Sau khi bị Mỹ gạt khỏi vị trí nắm quyền ở Afghanistan cách đây 20 năm, Taliban không bị tiêu diệt “tận gốc”. Tổ chức này âm thầm xây dựng lại lực lượng, học cách thích nghi, thay đổi chiến thuật khiến người Mỹ, từ thế thắng, chuyển sang sa lầy trong cuộc chiến tại Afghanistan.

Binh sĩ Mỹ tham gia huấn luyện cùng quân đội Afghanistan tại thành phố Herat năm 2019. Ảnh: EPA-EFE

Mỹ quyết định tham chiến ở Afghanistan

Mọi việc bắt đầu từ năm 2001 khi nước Mỹ và thế giới chấn động vì vụ tấn công khủng bố 11/9, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Giới chức Mỹ khi đó xác định tổ chức khủng bố al-Qaeda và trùm khủng bố Osama bin Laden phải chịu trách nhiệm.

Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống George Bush năm đó yêu cầu Taliban giao nộp Osama bin Laden, người được cho là lẩn trốn ở Afghanistan, cùng các thủ lĩnh khác của al-Qaeda, nếu không sẽ phải chịu chung số phận. Taliban đã từ chối.

Hiện thực hóa tuyên bố và quyết tâm tiêu diệt khủng bố của mình, tháng 10/2001, Tổng thống Bush tuyên bố quân đội Mỹ bắt đầu tấn công ở Afghanistan với 2 mục đích chính. Thứ nhất là tước quyền kiểm soát ở Afghanistan của Taliban, tổ chức vốn được cho là cực đoan và tiếp tay cho al-Qaeda, đồng thời tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, kẻ được cho là ẩn náu ở Afghanistan.

Trong bài phát biểu trên truyền hình vào tối 7/10/2001, Tổng thống Bush tuyên bố rằng, quân đội Mỹ đang triển khai các hoạt động để nghiền nát năng lực quân sự của al-Qaeda và Taliban, với sự trợ giúp của quân đội các nước đồng minh như Anh, Canada, Úc, Đức, và Pháp. Ngoài ra, hàng chục quốc gia khác trên thế giới cũng cung cấp thông tin tình báo, cũng như tạo điều kiện để Washington triển khai các hoạt động quân sự.

Sau vụ khủng bố 11/9, Tổng thống Bush thề sẽ “giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố” và diệt tận gốc tổ chức al-Qaeda cũng như Osama bin Laden ở Afghanistan.

Ông Bush tuyên bố, nỗ lực đa quốc gia như một bằng chứng cho thấy nước Mỹ “được hỗ trợ bởi ý chí tập thể của thế giới.” 

Người đứng đầu nước Mỹ thời điểm đó cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện cái mà ông gọi là “chiến tranh chống khủng bố” với các nước bảo trợ, nuôi dưỡng, hoặc đào tạo các lực lượng khủng bố.

Cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan

Ngày 7/10/2001, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã không kích các cơ sở của Taliban và al-Qaeda ở Afghanistan. Các mục tiêu gồm thủ đô Kabul, thành phố Kandahar và thành phố Jalalabad. Hệ thống phòng không và các phi đội máy bay nhỏ của Taliban nhanh chóng thất thế và bị tiêu diệt. 

Liên minh phương Bắc, một nhóm nổi dậy chống lại Taliban và được lực lượng liên quân nước ngoài hậu thuẫn, đã tràn vào thủ đô Kabul, trong khi các lực lượng của Taliban tháo chạy khỏi thành phố này. 

Ngày 13/11/2001, Kabul chính thức thất thủ. Toàn bộ các tay súng của Taliban ở đây bị vô hiệu hóa hoặc bỏ trốn. Các thành phố khác nhanh chóng sụp đổ theo. 

Tháng 1/2004, sau các cuộc đàm phán kéo dài tại đại hội đồng Afghanistan, hiến pháp mới của nước này được thành lập và có hiệu lực. Hiến pháp mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10/2004. 

Ông Hamid Karzai, thủ lĩnh Popalzai – tộc lớn và có ảnh hưởng nhất ở Afghanistan, trở thành Tổng thống Afghanistan đầu tiên theo hiến pháp mới từ ngày 7/12/2004. Ông Karzai đảm nhiệm cương vị tổng thống trong 2 nhiệm kỳ (5 năm/nhiệm kỳ). 

Trong 5 năm (2004-2009), Taliban vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Các lực lượng của tổ chức này dần khôi phục và thực hiện nhiều cuộc tấn công nguy hiểm ở Afghanistan. 

Binh sĩ Mỹ được điều động tới Afghanistan năm 2009. Ảnh: Getty

Ngày 17/2/2009, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã phê duyệt việc tăng cường số lượng binh sĩ Mỹ tới Afghanistan. Có lúc đỉnh điểm, quân số binh sĩ Mỹ ở quốc gia Nam Á lên tới khoảng 14 vạn người. 

Theo BBC, đợt “tăng cường” này được mô phỏng theo chiến lược của Mỹ tại Iraq, nơi các lực lượng của Mỹ tập trung vào việc bảo vệ dân thường cũng như tiêu diệt các tay súng nổi dậy. Đợt tăng cường này của Mỹ giúp chính phủ Afghanistan đẩy lùi Taliban nhưng không kéo dài lâu.

Ngày 2/5/2011, trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ vào khu nhà ở thành phố Abbottabad, Pakistan. Xác trùm khủng bố được chuyển đi và thủy táng ở biển. Chiến công này chấm dứt cuộc săn lùng kéo dài 10 năm do Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) dẫn đầu. 

Ngày 23/4/2013, Mullah Mohammed Omar, người sáng lập Taliban, chết. Cái chết của Omar được giữ kín trong hơn 2 năm. Theo tình báo Afghanistan, người sáng lập Taliban chết vì một số vấn đề sức khỏe tại một bệnh viện ở thành phố Karachi của Pakistan. Tuy nhiên, Pakistan phủ nhận thông tin Omar trú ngụ ở nước này. 

NATO quyết định chấm dứt việc tham chiến ở Afghanistan vào ngày 28/12/2014. Cùng lúc, Mỹ cũng rút hàng nghìn binh sĩ về nước. Phần lớn những binh sĩ ở lại tập trung vào huấn luyện và hỗ trợ quân đội Afghanistan. 

Trước việc NATO và Mỹ có động thái giảm số binh sĩ hiện diện ở Afghanistan, Taliban nhận thấy thời cơ trỗi dậy. Các tay súng thuộc tổ chức này đã thực hiện một loạt vụ tấn công liều chết, đánh bom xe ở quốc gia Nam Á trong năm 2015. Tòa nhà quốc hội ở Kabul và thành phố Kunduz bị tấn công. Năm 2015 cũng là thời điểm Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) mở rộng địa bàn sang Afghanistan. 

Nhận thấy IS có ý định tranh giành địa bàn, Taliban quyết ngăn chặn bằng mọi giá. Hai tổ chức liên tục đối đầu, tranh giành địa bàn ở Afghanistan. IS sau đó thất thế. 

Ngày 25/1/2019, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết, hơn 45.000 binh sĩ Afghanistan đã thiệt mạng kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2014. Con số cao hơn nhiều so với các phỏng đoán trước đó. 

Cuối tháng 2/2020, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump ký với Taliban một “thỏa thuận mang đến hòa bình cho Afghanistan” tại thủ đô Doha, Qatar. Mỹ và các đồng minh ở NATO đồng ý rút toàn bộ binh sĩ trong vòng 14 tháng nếu Taliban không vi phạm thỏa thuận. 

Ngày 15/8/2021, Taliban tiến vào thủ đô Kabul sau khi đã nắm quyền kiểm soát gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani phải rời khỏi đất nước và nói rằng phải làm như vậy để “tránh đổ máu” ở Kabul. Vài ngày sau khi tiến vào Kabul, Taliban đơn phương tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan.

Taliban thích nghi với cuộc chiến

Các tay súng Taliban ở thủ đô Kabul hôm 15/8. Ảnh: New York Times

4 năm sau khi bị Mỹ loại khỏi Kabul, Taliban “tái xuất” bằng các chiến thuật mới dựa trên chiến thuật được sử dụng bởi các nhóm nổi dậy ở Iraq, khiến tình trạng bạo lực gia tăng ở Afghanistan. 

Giai đoạn đầu của cuộc chiến, Taliban tập trung vào việc đối phó với các lực lượng của Mỹ và NATO trong các cuộc giao tranh công khai – một chiến lược phần lớn thất bại. Sau này, Taliban sử dụng các vụ đánh bom liều chết và bom chôn (IED). 

Giữa tháng 1/2005 đến tháng 8/2006, Afghanistan hứng chịu 64 vụ tấn công liều chết – một chiến thuật hầu như chưa được biết tới trong lịch sử Afghanistan. 

Ban đầu, các vụ tấn công kiểu này gây ra thương vong nhỏ do mọi thứ còn khá mới. Sau khi rút ra kinh nghiệm và thuốc nổ được tăng cường sức công phá, số thương vong tăng cao. Một trong những vụ tấn công liều chết nguy hiểm xảy ra vào tháng 11/2007. Ít nhất 70 người, nhiều trong số này là trẻ em, thiệt mạng trong vụ tấn công liều chết khi một phái đoàn quốc hội tới thăm thị trấn Baghlan. 

Chưa đầy một năm sau, một vụ đánh bom đẫm máu lại xảy ra tại đại sứ quán Ấn Độ ở Kabul, khiến 50 người thiệt mạng. 

Sự trỗi dậy của Taliban xảy ra cùng thời điểm người dân Afghanistan  mất niềm tin vào người Mỹ và phương Tây bởi tốc độ tái thiết chậm chạp, có nhiều cáo buộc bạo hành tù nhân ở các cơ sở giam giữ của Mỹ ở Afghanistan và đặc biệt là tình trạng tham nhũng trong chính phủ Afghanistan cũng như con số thương vong lớn của dân thường do các đợt không kích của Mỹ, NATO.

Tháng 5/2006, một xe quân sự Mỹ đâm chết nhiều người Afghanistan. Sự việc như giọt nước tràn ly làm dấy lên các cuộc bạo động chống Mỹ ở Kabul – được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ khi cuộc chiến bắt đầu ở Afghanistan. Cuối năm đó, NATO nắm quyền chỉ huy cuộc chiến ở Afghanistan. Các quan chức Mỹ cho rằng, Washington sẽ giữ vai trò thấp hơn và cục diện cuộc chiến sẽ mang tính quốc tế hơn. 

Sự thay đổi này phản ánh thực tế, Mỹ có nhu cầu lớn hơn về quân đội và nguồn lực ở Iraq, trong khi Washington vẫn cho rằng cuộc chiến ở Afghanistan là tương đối thành công. 

Nhưng các chỉ huy quân đội Mỹ ở Afghanistan cho rằng, rõ ràng Taliban không hề suy yếu mà còn có ý định leo thang xung đột bằng cách thực hiện nhiều cuộc tấn công hơn và tăng cường huy động vốn từ các cá nhân và tập thể lắm tiền nhiều của ở vịnh Ba Tư.

Một nguồn tiền khác của Taliban tới từ ngành công nghiệp thuốc phiện đang hồi sinh ở quốc gia Nam Á. Áp lực quốc tế buộc Taliban phải ngừng trồng cây thuốc phiện trong năm cầm quyền cuối cùng.  Tuy nhiên, sau khi Taliban mất quyền lực năm 2001, ngành công nghiệp ma túy lại phục hồi, và góp phần giúp tổ chức này có đủ tiềm lực để “trở lại lợi hại” hơn. 

Các chiến dịch, do phương Tây hậu thuẫn, nhằm loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện hoặc khuyến khích nông dân trồng cây khác, không hiệu quả. Afghanistan nhanh chóng trở thành nhà cung cấp hơn 90% thuốc phiện trên thế giới thời điểm đó. 

Cái giá phải trả cho cuộc chiến ở Afghanistan

Theo ước tính, khoảng 51.000 dân thường Afghanistan thiệt mạng trong cuộc chiến tranh ở quốc gia này kể từ khi Mỹ tham chiến năm 2001. Ảnh: New York Times

Nghiên cứu của Đại học Brown (Mỹ) ước tính, hơn 170.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Afghanistan, bao gồm khoảng 69.000 binh sĩ quân đội Afghanistan, 51.000 dân thường Afghanistan, 51.000 tay súng Taliban và 3.500 binh sĩ liên quân nước ngoài. Hơn 20.000 binh sĩ Mỹ bị thương khi tham chiến ở Afghanistan.

Theo Liên Hợp Quốc, Afghanistan là nước có dân số di cư lớn thứ 3 trên thế giới.

Kể từ năm 2012, khoảng 5 triệu người Afghanistan đã rời bỏ quê hương ra nước ngoài hoặc phải tới khu vực khác ở Afghanistan để sinh sống.

Dự án Chi phí chiến tranh của Đại học Brown ước tính, kể từ năm 2001, Mỹ đã chi hơn 2,2 nghìn tỷ USD vào cuộc chiến ở Afghanistan. Con số trên bao gồm 800 tỷ USD đổ vào tham chiến trực tiếp, 85 tỉ USD để huấn luyện quân đội chính phủ Afghanistan. Ngoài ra, Mỹ cũng chi 750 triệu USD mỗi năm để trả lương cho binh sĩ Afghanistan.

Nguyễn Thái / Theo Dân Việt

Đọc sách cùng bạn: Thắc mắc của nhà văn

Đọc sách cùng bạn: Thắc mắc của nhà văn - Ảnh 1.

Vụ án tiến sĩ Nguyễn Văn Sang là một trong những vụ thời bao cấp mà dân Thái Nguyên khó quên. Anh tiến sĩ này một mình nuôi con, túng quá, liều buôn chè từ Đại Từ về thành phố, khi đi có giắt theo khẩu súng ngắn loại thể thao. Khẩu súng là quà lưu niệm của các thành viên trong câu lạc bộ bắn súng nghiệp dư tặng cho Sang hồi còn đang học bên Liên Xô. Thời ấy, mỗi người không được vận chuyển quá hai cân chè, tiến sĩ Sang lại mang những bốn cân nên bị tổ công tác lưu động liên ngành phát hiện, truy đuổi. Tiến sĩ Sang đã rút khẩu súng thể thao bắn về phía sau để tẩu thoát. Phát súng vẩy bừa, như lời khai sau này của anh ta, lại trúng thùy trán một kiểm soát quân sự. Sau cả đêm lặn lội băng rừng, tiến sĩ Sang mò về được thành phố thì bị công an đón lõng bắt ngay tại cổng nhà. Công đoạn điều tra, xét xử được thực hiện khá nhanh, chỉ gói gọn trong có hơn một tháng là xong.” (tr. 79)

Chán nhất đọc sách mà kể lại truyện trong sách. Càng chán hơn cho người đọc sách trong trường hợp này vì đây là tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Ấy vậy mà đoạn tóm tắt ở trên là của chính tác giả đấy. Nó mở đầu cho phần hai cuốn tiểu thuyết, sau khi vụ xử bắn nhân vật Sang trôi qua đã lâu.

Vậy là Nguyễn Bình Phương viết tiểu thuyết từ một vụ án. Từ chứ không phải về. Từ vụ án anh viết về người bị án. Từ người bị án anh nói về một con người. Một con người giờ chỉ còn là “một hình cắt dán chơi vơi, không nguồn gốc, không lý lịch” bị dán vào một địa danh tỉnh và một địa danh nước. Con người đó, kẻ tử tù đó, là một người dân của tỉnh đó, nước đó. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ hình dung địa dư thế này:Poland aero02:29PreviousPlayNext00:44 / 03:10UnmuteFullscreenCopy video urlPlay / PauseMute / UnmuteReport a problemLanguageMox Player“Về hình dáng, nước Việt Nam trông giống như một người nhìn nghiêng, với cái đầu quá cỡ, đang say mê ưỡn bụng đứng đái ra biển Đông để đánh dấu chủ quyền.

Trên cái đầu quá cỡ, gồm toàn bộ miền Bắc lồ chồ hóc hiểm ấy, thì tỉnh Bắc Thái cũ là cái tai xoắn vành mộc nhĩ, và thành phố Thái Nguyên chính là giếng lỗ tai nhạy cảm thăm thẳm”.

Mở đầu thế đã thấy là ghê gớm. Chuyện một tử tù mà thành chuyện một quốc gia chứ không phải bỡn. Từ cái lỗ tai thăm thẳm chứa đựng vô vàn câu chuyện đó lọt ra một câu chuyện trong tiểu thuyết này. Phần thứ nhất là truyện kể về Sang của người kể truyện, nhân vật chính, với câu mở đầu vào truyện “Năm ấy, thành phố lại rùng rùng biến loạn bởi vàng” và Sang từ bãi vàng về xuất hiện ở nhà của vợ chồng Uyên, cô bạn cùng học hồi nhỏ ở quê. Tung tích nhân vật được hé lộ một phần cho đến khi anh bị tổ công tác lưu động chặn bắt trên đường mang chè đi bán. Ở phần này có ba đoạn độc thoại của ba nhân vật, trong đó có lời Sang thầm nói chuyện với con trai khi chuẩn bị rời chỗ trốn trong rừng về thành phố (tr. 56-64). Đoạn độc thoại đó là cách kể lại một quãng đời của Sang.

Phần thứ hai là truyện nghe từ những file ghi âm lời kể của những người liên quan đến Sang sau khi án tử đã được thi hành nhiều năm do một người được gọi bằng đại từ “Khách” gặp gỡ ghi lại. Nhân vật hiện ra đầy đủ, cụ thể từ các file kể này. Người đọc dễ nhận ra “Khách” là người con trai của Sang đang đi làm cái việc như “điều tra” về cái chết của bố mình. Nhưng để cho con trai nhân vật ở vai “Khách” và dùng những file ghi âm của “Khách” lại là một thủ pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương để trong dung lượng một tiểu thuyết hai trăm trang nói được nhiều chuyện.

Mỗi người được “Khách” tìm gặp không chỉ nói và kể những gì liên quan đến người đã khuất để cho người con từ nhiều góc nhìn khác nhau biết và hiểu về bố mình đã sống và chết thế nào, là con người thế nào, vụ án đúng sai thế nào. Những lời kể đó là lời chứng về một con người, một số phận, từ những cái nhìn cá nhân khác nhau. Nhưng hơn thế mỗi người đó còn tự nói về họ, tự kể về cuộc đời và số phận họ, đưa ra cái nhìn của họ về nhân sinh. Việc “Khách” tìm đến họ, nghe những câu chuyện dắt dây của họ, và cả chính cuộc sống của vợ chồng “Khách”, tất cả đan thành một bức tranh xã hội hiện thời. Như chi tiết hồ sơ lý lịch của Sang ở trường đại học bị nước lụt ngâm xóa sạch không khôi phục lại được thế là một con người bỗng nhiên bị thuộc về “thành phần mất gốc” (tr. 169).

Chỉ riêng với Uyên thôi, nhân vật gắn với Sang nhất trong truyện, thì kéo theo Uyên là Chính (bố chồng, Phó chủ tịch thành phố), Vân (chị em dâu), Quyết (em họ chồng), cả một gia đình với những câu chuyện trong bóng tối, nhất là của ông Chính. Họ đều là nhân chứng của “Khách” không chỉ nói về Sang mà còn về môi trường, hoàn cảnh trong đó Sang sống. Nhưng “Khách” còn gặp nhiều người nữa: bạn thuở ấu thơ và các đồng nghiệp của Sang, những người tham dự cuộc xử bắn (người dẫn tù, người phu huyệt, người bắn…), cả ông bán nước chè và một người công nhân vô danh tình cờ có mặt tại cuộc bắn.

Và người cuối cùng “Khách” gặp là vị Chánh án Tòa án Tối cao, chủ tọa phiên tòa xử bố mình ngày trước. Ngay bức tranh treo tường nhà ông ta đã khiến “Khách” phải nghĩ ngợi liên hệ. “Tranh vẽ một ngọn núi bị kép giữa hai cái cây đứng hai bên với một đốm đỏ gợi ý cho mặt trời. Bức tranh vẽ một con lợn béo tốt đang ăn lá khoai môn ở nhà người công nhân mỏ than núi Hồng cũng có một đốm đỏ gợi đến mặt trời như bức tranh này.” (tr. 181)

Đến những câu nói của vị này thì người đọc phải rùng mình sợ hãi vì ông ta và bộ máy ông ta đang làm việc và vận hành. Đối với ông ta và bộ máy của ông ta, một mạng người chết như Sang là chỉ là chuyện nhí nhố, không đáng kể, không đáng nói đến, “vì cậu ta chẳng có lý lịch nào cho ra hồn“. Câu chuyện ông ta kể về cái lọ gốm cũng nhằm ý ấy. Rốt cuộc vị Chánh án Tòa án Tối cao kết luận với “Khách”: “Nếu mỗi người là một ví dụ, thì cậu ấy là cái ví dụ xoàng, hết sức xoàng” (tr. 188). Cái tên tiểu thuyết là ẩn trong câu nói này của vị quan này.

Thế là tôi lại kể truyện của sách rồi, chán thật. Kể theo sự triển khai câu chuyện vụ án đã được tác giả nói thẳng ra. Nhưng đấy là tôi kể, còn nhà văn thì viết. Mà muốn biết tác giả viết thế nào thì bạn phải đọc sách để xem vụ án là thế đấy, nhưng nhà văn đã khai thác và viết ra sao. Nguyễn Bình Phương không viết truyện hình sự mà viết tiểu thuyết về thân phận con người. Bởi thế nếu đọc truyện cốt để biết truyện thì không cần đọc chỉ cần nghe kể thế là xong. Cái chính đọc văn chương là đọc cái viết của tác giả.

Mà văn Nguyễn Bình Phương ở cuốn mới này vẫn làm người đọc thấy rung ở từng đoạn tả cái cây quéo, tả trận mưa dữ dội hôm bắn Sang. Phải, trận mưa trắng xóa trời đất cứ như muốn tẩy rửa một tội lỗi nào đó lớn lắm, oan khốc lắm đối với một con người mà khi gấp sách rồi vẫn còn nghe dội mạnh. Bạn cũng sẽ gặp lại cách sử dụng chi tiết có tính ám ảnh quả báo thường có trong văn Nguyễn Bình Phương ở chi tiết đôi mắt của người nhân viên kiểm lâm bị ông Chính dùng cành cây khô chọc nát trong rừng sẽ ám vào đôi mắt của Bằng con trai ông sau này. Và ba tiếng ông Chính cứ thốt ra “Nhân quả đấy”. Cả chi tiết “cái cục vàng hình thù khá lạ, nó giống như một quả đu đủ có hai vết sâu đục cân đối, nhưng lại không thõng sang bên kia cho nên nhìn hai cái vết lõm trên cục vàng cứ thăm thẳm” (tr. 32) xuất hiện mấy lần liên quan đến ông Chính và Sang cũng vậy.

Ở tiểu thuyết này của Nguyễn Bình Phương có các đoạn thơ xen vào các đoạn truyện. Chúng vừa có tính tự sự giúp phục hiện một vài chi tiết trong cuộc đời nhân vật lại vừa có tính trữ tình diễn tả tâm trạng, tình cảm. Cũng có khi các đoạn thơ là lời bình luận, cảm thán của người kể chuyện. Thái độ của tác giả đối với nhân vật cũng bộc lộ qua các đoạn thơ đó, chúng buồn da diết cho số phận mong manh của một con người bình thường trong cuộc đời này. Một người tốt mà không sống được và không được sống. Mạng người của họ là vớ vẩn, chả có giá trị gì, trong tay kẻ khác nắm sinh mệnh họ.

Thì đó là một ví dụ xoàng. Người chết đã chết, chuyện qua đã lâu, còn bới ra làm gì. “Nhà nào cũng có một cái hố xí, người nào rồi cũng có một bãi cứt trong lòng, lọ mọ bới ra làm gì cho nó bốc mùi hả con” (tr. 116). Thường tình là thế. Nhưng nhà văn thì không thế. Nhà văn là người “chỉ giỏi thắc mắc” trước các chuyện đời chứ không phải là người đưa ra câu trả lời cho các vấn đề cuộc sống (tr. 134). Cho nên một con người chết đi oan uổng không thể là một ví dụ xoàng được. Tiểu thuyết “Một ví dụ xoàng” chính là một thắc mắc của nhà văn Nguyễn Bình Phương. Thắc mắc vì sao Sang chết để dẫn dắt khéo léo người đọc biết ai là thủ phạm cái chết của Sang, từ thủ phạm cụ thể đó thắc mắc càng lớn hơn, vì thủ phạm vô hình thực sự là ai.  

Và vì thế như sự hô ứng trong cách viết, hình tượng người đái ở đầu sách trở lại ở cuối sách. Chỉ khác đầu sách là hình dáng đất nước “giống như một người nhìn nghiêng với cái đầu quá cỡ, đang say mê ưỡn bụng đứng đái ra biển Đông để đánh dấu chủ quyền“, còn cuối sách là chiều cuối năm “giống như một người vô danh khổng lồ vừa đái xong, giờ khoan khoái, thư thả bó gối ngồi ngắm biển của mình”. Ngẫm sự đái này sau khi đọc xong sách lại giật mình.

MỘT VÍ DỤ XOÀNG

Tác giả: Nguyễn Bình Phương

Tao Đàn & Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2021

Số trang: 203 (khổ 14×20,5cm)

Số lượng: 1000

Giá bán: 150.000

“Một ví dụ xoàng” thêm một tác phẩm đáng đọc của Nguyễn Bình Phương vào danh sách nhiều tiểu thuyết của anh từ trước như “Vào cõi”(1991), “Những đứa trẻ chết già” (1994),“Người đi vắng”(1999), “Trí nhớ suy tàn”(2000),“Thoạt kỳ thủy”(2004),“Mình và họ”(2014),“Kể xong rồi đi”(2017)…

 Phạm Xuân Nguyên / Theo Dân Việt