Bỏ cán bộ nhà nước về bán xôi vỉa hè: Anh địa chính thu 100 triệu/tháng

Quyết định bỏ việc sau hơn 1 năm làm tại một cơ quan nhà nước với mức lương chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, anh Nam về bán xôi sáng trên vỉa hè Hà Nội. Đến nay, nhờ bán xôi, anh có doanh thu 100 triệu đồng/tháng, cuộc sống gia đình nhờ đó cũng sung túc.

Ba lần khởi nghiệp làm lớn, ‘đốt’ tan 2 tỷ lại quay về bán xôi

Hơn 8 giờ sáng, ngồi bán gần hết thúng xôi trên vỉa hè, khách đã vãn, anh Vũ Văn Nam ở làng Gạ (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) tranh thủ kiểm đếm lại mớ tiền lẻ trong túi. Đếm xong anh kể: “Tôi bán xôi được 6 năm rồi. Mỗi ngày tôi bán hết một thúng, toàn khách quen mua ăn thôi”.

Anh Nam kể, trước kia anh từng tốt nghiệp trường ĐH Tài nguyên và Môi trường chuyên ngành Quản lý đất đai. Ra trường một thời gian, anh xin vào làm địa chính xã – công việc đúng chuyên ngành lại là công chức nhà nước, luôn ổn định, khá nhàn và không bị áp lực. Thế nhưng, đi kèm với đó, lương mỗi tháng chỉ được hơn 2 triệu đồng.

Làm được hơn một năm, anh quyết định nghỉ việc, bởi mức thu nhập trên anh không đủ trang trải cuộc sống, nhất là khi có gia đình, đồng lương đó lại càng khó sống hơn dù cả nhà anh đã chắt bóp chi tiêu, giảm khoản này, cắt khoản kia.

Xin nghỉ công việc nhà nước ổn định mà bao nhiêu người cố gắng có được, anh quyết định về bán xôi theo nghiệp của bố mẹ mình.

{keywords}

“Khi tính toán chuyện nghỉ việc, tôi bị bố mẹ phản đối vì đã tốn tiền học đại học mà giờ lại về làm công việc tay chân là bán xôi, trong khi làm nhà nước an nhàn. Song, tôi nghĩ, làm nhà nước thì không thể đủ sống, chẳng lẽ vì an nhàn mà chịu nghèo khổ”, anh Nam tâm sự.

Nghỉ việc để đi bán xôi, lúc mới đầu anh học nấu xôi trắng theo công thức mẹ anh truyền đạt lại cho. Song, anh Nam vẫn thấy cực nhọc, vất vả vì phải thức khuya dậy sớm. Khi đó, do khách chưa quen nên ngày chỉ có khoảng 40-50 khách mua, thu nhập không cao như bây giờ nhưng cũng hơn nhiều so với thời làm công chức nhà nước.

Làm được một thời gian anh bắt đầu nấu nhiều loại xôi hơn như: xôi dừa, lạc, đỗ, ngô, gấc, xéo, đậu đen,… Công việc anh làm cũng quen dần, đặc biệt việc chọn nguyên liệu và chia tỷ lệ nấu không mất nhiều thời gian như trước, hay chỉ cần ngửi mùi hương là biết xôi đã đạt hay chưa.

Qua ngày tháng và nhiều lần chế biến, kinh nghiệm nấu xôi của anh ngày một phong phú. Anh học hỏi được nhiều hơn nên xôi ngon hơn, thơm dẻo hơn, khách tới mua cũng tăng gấp 3-4 lần so với trước. Kéo theo đó, doanh thu tăng lên 3-4 triệu/ngày.

Thế nhưng, để có khoản thu nhập ổn định như trên, ngoài công việc bán xôi trên vỉa hè Hà Nội hàng ngày, anh Nam còn nhận đặt làm xôi cho các nhà hàng, khách sạn, các đám cỗ cưới, giỗ chạp,…

{keywords}

Đặc biệt, thay bằng làm giờ hành chính ngày 8 tiếng như trước kia, công việc này đòi hỏi anh phải thức khuya dậy sớm. Bởi, để nấu ra được những gói xôi thơm dẻo mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều công đoạn, như: gạo phải được vo sạch, sau đó ngâm chừng 3-4 tiếng đồng hồ thì mang ra đãi, rồi tiếp tục ngâm thêm khoảng 10 tiếng nữa.

Trước khi nấu, xóc gạo là công đoạn vất vả nhất. Phải xóc gạo thật kĩ, đều thì xôi mới ngon, tơi và không bị nát. Thời gian đồ xôi cũng mất cả tiếng đồng hồ. Trong quá trình đồ, khi nước sôi phải cắm đũa xung quanh chõ cho hơi nước thoát lên đều thì xôi mới chín khô. Đến lúc gần chín thì mở nắp, vẩy chút nước rồi để nhỏ lửa. Xôi ngon là xôi đủ độ dẻo, hạt xôi bóng, không nát.

“Thường để xôi ngon thì phải đồ hai lần. Lần thứ nhất đồ vào chiều hôm trước, khi chín dỡ ra ngoài cho xôi nguội. Sáng sớm hôm sau, tôi lại dậy từ 4 giờ sáng cho xôi vào nấu tiếp lần hai rồi mới mang đi bán, như thế mới đảm bảo độ dẻo và thơm của xôi”, anh chia sẻ.

Anh Nam tiết lộ, trung bình mỗi ngày anh bán cả tạ xôi, mỗi tháng anh thu khoảng 100 triệu đồng, trừ đi chi phí anh đút túi khoảng 30 triệu đồng tiền lãi.

Thực ra, mỗi nghề có một cái sướng – khổ riêng, anh kể. Song, anh hài lòng với quyết định bỏ làm nhà nước cách đây 6 năm của mình để về đi bán xôi ngoài vỉa hè. Vì nhờ công việc này mà cuộc sống của gia đình anh sung túc, không còn cảnh thiếu thốn như trước kia.

Phạm Thanh / Vef.VN

Ngôi nhà hoa hồng của người phụ nữ Việt

Mất bốn năm cải tạo mảnh đất toàn sỏi đá, chị Hoa mới trồng hơn 50 gốc hoa hồng, hiện thực ước mơ “ngôi nhà hoa hồng” ở thành phố Grabow.

Khi mới sang Đức, chị Mai Hoa, 49 tuổi, thấy nhiều nhà trồng hoa hồng trước cửa, người phụ nữ Hà Nội mơ ước có một “ngôi nhà hoa hồng” cho riêng mình.

Bốn năm trước, khi chuyển về nhà mới ở thành phố Grabow, chị quyết định biến ước mơ thành hiện thực.

Nhà mới có tổng diện tích gồm cả sân vườn là 1.000 m2, trong đó diện tích có thể trồng hoa chiếm khoảng 1/3. Có điều, đó vốn là một bãi đỗ ôtô, bãi đổ vật liệu xây dựng, rất nhiều cát sỏi và đá hộc. Đây là thách thức rất lớn với người phụ nữ chưa từng biết làm vườn.

Chị Hoa đục sân bê tông để làm ao cá, trồng cỏ, lát đường bê tông thành sân gạch.

Để trồng được cây xuống đất, ngày nào chị cũng hì hục đào hố sâu 70-80 cm rồi móc hết cát sỏi lên. Việc này thường mất mất nửa ngày, bao gồm cả đổ đất vào hố. Thời điểm đầu, cứ đi làm về lúc 18h, cơm nước giặt giũ xong đến 20h chị lại bắt tay làm vườn, thường chỉ kết thúc sau 23h đêm.

Thời điểm đầu, thấy ở đâu bán giống hoa hồng là chị mua, không biết tên tuổi, đặc tính cũng như cách chăm sóc. “Tôi nghĩ cứ về tưới nước là cây sống được hết”, chị Hoa chia sẻ.

Nhưng kết quả cây chết, cây còi cọc, không ra hoa như ý muốn. Chị Hoa lại lên các hội nhóm trồng hồng ở Đức “cày xới” kinh nghiệm. Sau này mỗi khi mua cây mới về, chị trộn phân bò và rác rau củ vào đất trước khi trồng, tạo dinh dưỡng cũng như độ ẩm cho cây.

Từ tháng 4 đến tháng 9, thời điểm cây ra hoa, mỗi tháng chị còn đập một quả trứng tươi vào gốc cây. Vỏ chuối hay vỏ trứng thừa cũng được cắt vụn hay đập nhỏ bón gốc.

Trước khi cây ngủ đông vào tháng 10 và nảy mầm sinh chồi lại vào tháng 3 sang năm, người phụ nữ này còn bón thêm một loại phân organic được làm từ sừng trâu, xương cá để bổ sung thêm canxi và kali cho cây.

“Để hồng nở to đẹp cũng không đơn giản, phải tỉa cành đúng thời điểm trước và sau cây ngủ đông. Tưới nước cũng không được quá tay bởi nhiều nước cây sẽ lạnh, sinh nhiều nấm bệnh”, chị Hoa nói.

Những hôm mưa nhiều, nấm dễ ăn lá non và nụ mầm dẫn đến nụ hoa rụng, để khắc phục tình trạng này chị thường xuyên cắt tỉa lá già, lá bệnh và các mầm đực để cây thoáng không đọng nước. Nếu lá bị nấm nhiều, chị tự pha thuốc từ sữa tươi, dấm, nước rửa chén theo tỷ lệ nhất định rồi phun cho cây.

Hơn 50 gốc hồng ở vườn, chị Hoa có một số bụi hồng leo cho hoa rất bắt mắt, được trồng ở những hàng rào sắt tự chế. Hồng leo cần được cắt tỉa tạo dáng cố định vào khung giàn để khi cây ra hoa sẽ không bị đổ gãy và tạo tán đều đẹp hơn. Khi hoa tàn, chị cũng không để hoa tự rụng mà chủ động cắt bỏ cành để cây không phải nuôi dưỡng, hơn nữa không làm bẩn vườn.

“Trồng hoa là thú vui tao nhã nhưng cũng phải kiên trì, đổ mồ hôi nhiều mới đạt được thành quả”, chị nói. Người mẹ một con cho biết, trong ba năm đầu, chị thường xuyên phải dùng tay bới sỏi cát rồi bê hàng trăm bao đất 10-20 kg để cải tạo vườn.

Tại Đức, hoa hồng nở rộ đẹp nhất từ tháng 6 tới tháng 8 vì thời tiếp ấm áp. Lúc này vườn trước nhà và tường rào hai bên hông nhà chị Hoa nở rộ. Trong vườn nhà còn có những giống hồng đẹp như Hồng leo Rosarium Uetersen, Hồng bụi Augusta Luise hay hồng leo Red Flame màu đỏ thắm…

Sau bốn năm cải tạo, nhiều góc vườn còn chưa hoàn thiện nên chị Hoa vẫn ra vườn sau bữa tối. Ngày bận rộn chị dành ít nhất 2 tiếng để tưới hoa, còn cuối tuần thì cắt tỉa, chăm cây cả ngày. Nhiều lúc bị chồng cằn nhằn “yêu hoa hơn yêu người” nhưng có giống hồng đẹp, chị lại mua về trồng thử nghiệm.

Được tận hưởng hương hoa thơm mỗi sớm thức dậy, với chị Hoa giờ là niềm vui mỗi ngày. Người phụ nữ này thường cắt tặng cho mình những bó hoa đẹp nhất hoặc mang tặng bạn bè. Nhiều người Việt tại Đức và những người yêu hoa thỉnh thoảng rủ nhau qua nhà chị tham quan, chụp ảnh kỷ niệm.

Hải Hiền / Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Long mạch” ẩn hiện ở Afghanistan và Trung Á: Thâu tóm ngay – Nga thống trị cả thế giới?

"Long mạch" ẩn hiện ở Afghanistan và Trung Á: Thâu tóm ngay - Nga thống trị cả thế giới?

Hình minh họa.

VỚI TÌNH THẾ XOAY CHUYỂN BẤT NGỜ Ở AFGHANISTAN, CẢ NGA VÀ TRUNG QUỐC ĐANG NẮM LẤY CƠ HỘI ĐỂ CHIẾM ĐƯỢC “KHU VỰC XOAY TRỤC” LÀM BỆ PHÓNG THỐNG TRỊ CẢ THẾ GIỚI.
Kiểm soát Trung Á, thống trị thế giới?

Việc Mỹ thất bại trong một cuộc chiến sẽ là tin tốt cho Trung Quốc và Nga. Nói cách khác, bất kỳ đòn giáng nào nhằm vào uy tín và vai trò lãnh đạo của Mỹ đều là chiến thắng cho các đối thủ chiến lược của nước này trên toàn cầu.

Và một cú đánh như vậy chính xác là những gì đã diễn ra ở Afghanistan. Sau khi chiếm Kabul, thủ đô của Afghanistan, cũng như giành quyền kiểm soát các thành phố lớn khác, Taliban tuyên bố chiến thắng Mỹ trong cuộc chiến kéo dài 20 năm ở quốc gia nằm ở ngã tư Trung và Nam Á.

Mặc dù giới quan sát vẫn cho rằng sự rút quân vội vàng của Mỹ đang gây ra những mối đe dọa an ninh lớn nơi cửa ngõ của Nga và Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là hai quốc gia này muốn nhìn thấy lực lượng Mỹ ở lại Afghanistan thêm thời gian nữa.

Báo động đang ở mức cao và đây là thời điểm cả Bắc Kinh và Moscow sẽ hành động.

Long mạch ẩn hiện ở Afghanistan và Trung Á: Thâu tóm ngay - Nga thống trị cả thế giới? - Ảnh 1.

Nga và Trung Quốc đang có những tính toán khác nhau với thực tế mới ở Afghanistan.

Bối cảnh trong và quanh Afghanistan lẫn Trung Á mang ý nghĩa toàn cầu lớn lao vì khu vực này là “điểm tựa” của lục địa Âu-Á.

Một thế kỷ trước, nhà địa chính trị người Anh Halford Mackinder đã gọi các khu vực trải dài từ nội địa châu Á đến Đông Âu là “trung tâm” hay “khu vực xoay trục” và dự đoán rằng kiểm soát vùng đất rộng lớn này sẽ thống trị toàn bộ Âu-Á cũng như thế giới.

Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Trung Á là chiến trường chính của các đế quốc Anh và Nga trong mục tiêu tranh giành quyền bá chủ.

Trước những sự kiện gần đây trong khu vực, tờ Nikkei Asia đã đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra:

Đầu tiên, Trung Quốc và Nga sẽ can dự sâu hơn khi đối mặt với nhu cầu tăng cường an ninh trong khu vực, làm xuất hiện một trật tự mới do hai nước dẫn đầu.

Kịch bản thứ hai là năm quốc gia Trung Á sẽ đoàn kết để ổn định khu vực trong khi ngăn chặn sự sự ảnh hưởng lan tỏa của Nga và Trung Quốc.

Kịch bản sau cùng là sự thống trị của Taliban ở Afghanistan sẽ cung cấp đòn bẩy cho các phần tử Hồi giáo cực đoan, gây bất ổn cho toàn khu vực.

Kịch bản thứ ba sẽ là tồi tệ nhất. Nhưng kịch bản đầu tiên cũng sẽ không phải là một kết quả mong muốn đối với nhiều thế lực khác.

Long mạch ẩn hiện ở Afghanistan và Trung Á: Thâu tóm ngay - Nga thống trị cả thế giới? - Ảnh 3.

Nga muốn củng cố quyền lực quân sự ở Trung Á.

Hướng đi của Nga và Trung Quốc

Trung tâm Á-Âu là ngã tư giao thương và lưu thông giữa châu Á và châu Âu, trải dài từ Bắc Băng Dương đến Ấn Độ Dương.

Nếu Trung Quốc và Nga nắm quyền kiểm soát khu vực, hai nước sẽ giành được ảnh hưởng lớn hơn không chỉ về kinh tế Âu-Á mà còn cả cảnh quan chính trị. Sau cùng, hai nước có thể tranh giành vị trí lãnh đạo, nâng tầm khu vực.

Theo Frederick Starr, chuyên gia Âu-Á tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, kịch bản thứ hai được mong chờ sẽ là tốt nhất cho sự ổn định của khu vực.

Ông lưu ý rằng Uzbekistan đã tổ chức một hội nghị quốc tế gồm hơn 40 quốc gia vào tháng trước để dẫn dắt các cuộc thảo luận về hòa bình và hội nhập kinh tế.

“Các nước Trung Á cũng không muốn bị dồn vào tầm ảnh hưởng của các cường quốc và đang tích cực nỗ lực để dẫn đầu quá trình hội nhập kinh tế”, chuyên gia Starr nói.

Bên cạnh những suy đoán về sự mở rộng chiến lược của Nga và Trung Quốc, có một thế lực khác chưa được tính đến sau cuộc chiến ở Afghanistan. Đó là Nhật Bản.

Tadamichi Yamamoto, người từng là đại diện đặc biệt của tổng thư ký Liên Hợp Quốc về vấn đề Afghanistan, nhấn mạnh lợi thế đi đầu sớm của Nhật Bản.

“Nhật Bản là một trong những quốc gia công nghiệp lớn đầu tiên coi trọng khu vực Trung Á và đã và đang xây dựng mối quan hệ hợp tác với năm quốc gia”, ông nói.

Nhân vật này nhấn mạnh, khoảng trống quyền lực do sự ra đi của Mỹ đang chờ được lấp đầy bởi các khung hợp tác đa quốc gia.

Tuy nhiên, có những quan điểm khác cho rằng, cả Nga và Trung Quốc đều đang hướng đến mục tiêu riêng ở Trung Á thay vì lan tỏa và bao phủ sự thống trị trong khu vực.

Theo đó, Bắc Kinh đang muốn tăng cường ảnh hưởng về kinh tế, còn Nga muốn củng cố hơn nữa hiện diện quân sự và quyền lực mềm ở khu vực sân sau truyền thống.

Theo Doanh nghiệp & Tiêpthi

Forbes: Số tiền Mỹ đã “đốt” ở Afghanistan nhiều hơn cả tài sản của Jeff Bezos, Elon Musk, Bill Gates và 30 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ cộng lại

Forbes: Số tiền Mỹ đã "đốt" ở Afghanistan nhiều hơn cả tài sản của Jeff Bezos, Elon Musk, Bill Gates và 30 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ cộng lại
TRONG VÒNG 20 NĂM KỂ TỪ NGÀY 11/9/2001, MỸ ĐÃ CHI HƠN 2.000 TỶ USD CHO CUỘC CHIẾN Ở AFGHANISTAN.

Cuối tuần trước, lực lượng Taliban đã khiến toàn thế giới chấn động sau khi giành được quyền kiểm soát ở Afghanistan. Tổng thống nước này, Ashraf Ghani, đã rời khỏi đất nước tới Tajikistan và thừa nhận rằng Taliban đã chiến thắng. Trong khi Taliban bắt đầu tiến công vào thủ đô Kabul, Mỹ đã phải sử dụng máy bay trực thăng để sơ tán công dân Mỹ ra khỏi Đại sứ quán. Bộ Ngoại giao nước này cũng đã khuyến cáo công dân ngay lập tức rời khỏi Afghanistan.

Trong vòng 20 năm kể từ ngày 11/9/2001, Mỹ đã chi hơn 2.000 tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan. Tương đương trong suốt 2 thập kỷ qua Mỹ chi ra 300 triệu USD mỗi ngày, hay tương đương 50.000 USD cho mỗi người dân Afghanistan (nước này có 40 triệu dân).

Tạp chí Forbes đã có 1 so sánh: chi phí mà “chú Sam” bỏ ra để chống lại Taliban còn lớn hơn tổng tài sản của Jeff Bezos, Elon Musk, Bill Gates và 30 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ cộng lại.

Con số này bao gồm 800 tỷ USD các chi phí trực tiếp liên quan đến chiến tranh. 85 tỷ USD được dùng để huấn luyện quân đội Afghan – chương trình đã đứt gãy trong vài tuần gần đây, kể từ khi Lầu Năm góc bất ngờ đóng cửa căn cứ không quân ở Bagram vào đầu tháng 7, làm tiêu tan lời hứa hỗ trợ không quân cho Afghanistan chống lại lực lượng Taliban đang ngày càng lớn mạnh.

Ngoài ra người nộp thiếu Mỹ đã chi 750 triệu USD để trả lương cho các binh sĩ Afghanistan. ĐH Brown tính toán tổng cộng Mỹ đã chi 2.260 tỷ USD cho cuộc chiến này.

Cái giá còn đắt đỏ hơn khi tính đến những mạng người đã mất. Tổng cộng 2.500 lính Mỹ thiệt mạng và gần 4.000 nhà thầu dân sự là công dân Mỹ đã tử vong.

Điều quan trọng là Mỹ đã tài trợ cho cuộc chiến ở Afghanistan bằng tiền đi vay. Theo các nhà nghiên cứu của ĐH Brown, Mỹ đã trả hơn 500 tỷ USD và đến năm 2050 chỉ riêng chi phí lãi vay liên quan đến cuộc chiến này cũng có thể lên đến 6.500 tỷ USD. Con số này tương đương 20.000 USD trên đầu mỗi công dân Mỹ.

Những video ghi lại khung cảnh hỗn loạn ở sân bay Kabul cho thấy có vẻ như 6.000 lính Mỹ đã không thể thiết lập được một vòng bảo vệ bên ngoài đường băng. Người Afghanistan chen lấn giẫm đạp lên nhau để cố gắng có 1 chỗ trên máy bay. 1 chuyến bay đã chở tới 640 người và vẫn còn hơn 10.000 công dân Mỹ đang chờ đợi để rời khỏi Agfghanistan.

Thanh Thanh / Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi

Ban bố những quy định bất ngờ, Taliban đã “thay đổi” để nỗi đau không lặp lại?

Ban bố những quy định bất ngờ, Taliban đã "thay đổi" để nỗi đau không lặp lại?
LEN LỎI ĐỂ TỒN TẠI BẰNG MỌI GIÁ TRONG SUỐT 20 NĂM QUA, TALIBAN ĐÃ GIÀNH LẠI ĐƯỢC NHỮNG GÌ ĐÃ MẤT TRONG SỰ NGỠ NGÀNG CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ. ĐỂ KHÔNG BỊ “TRẮNG TAY” THÊM MỘT LẦN NỮA, TALIBAN DƯỜNG NHƯ ĐANG THAY ĐỔI, TRỞ THÀNH MỘT “TALIBAN MỚI”.
Ban bố những quy định bất ngờ, Taliban đã thay đổi để nỗi đau không lặp lại? - Ảnh 4.
Nhìn ở một góc độ khác, GS.TS. Phạm Quang Minh (Đại học KHXHNV, ĐHQG Hà Nội) cho rằng, nếu Mỹ “chỉn chu” hơn trong suốt 2 thập kỷ qua và có những tính toán chiến lược hợp lý trước khi “buông tay” thì mọi chuyện có thể đã khác.
Theo ông Phạm Quang Minh, sai lầm quan trọng nhất của Mỹ là không quan tâm tới những vấn đề mang tính chất cốt yếu, đó là xây dựng một nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, tạo ra một sự đồng thuận trong xã hội ở Afghanistan. Washington dường như không chú trọng vào việc này, mà chỉ đổ tiền vào trang bị những vũ khí hiện đại nhất cho quân đôi Afghanistan. Ngay cả khi Mỹ ký một thỏa thuận với Taliban năm ngoái và đưa ra quyết định rút quân khỏi Afghanistan thì đã không có bất cứ một sự ràng buộc pháp lý hay một điều kiện chính trị nào kèm theo.
Hơn nữa, khi thỏa thuận với Taliban, Washington vô hình trung đã thừa nhận sự tồn tại của lực lượng này, ít nhất là về mặt chính trị. Việc đàm phán với Taliban phải chăng là nhiệm vụ của chính phủ Kabul chứ không phải của Washington. Như vậy, Mỹ có thể đã sai lầm cả về mặt chiến lược và chiến thuật. Một chiến thuật gia Mỹ đã nói về việc này: “Việc kết thúc một cuộc chiến đòi hỏi sự khôn khéo và nỗ lực tương tự như cố gắng giành chiến thắng trong cuộc chiến đó”.

Nhiều người cho rằng, khi Taliban giành được chính quyền, tương lai của Afghanistan tới đây sẽ vẫn là một gam màu tối, bất định. Lo ngại về một tương lai đen tối có lẽ là tâm lý chung, bao trùm thế giới và đất nước này hiện nay.
Theo ông Phạm Quang Minh, khi trở lại nắm quyền, Taliban có thể sẽ tiếp tục chính sách mà họ theo đuổi trong hai thập niên qua: cực đoan, bảo thủ và hà khắc. Người dân đang tìm cách tháo chạy khỏi đất nước bởi họ lo lắng Taliban sẽ thiết lập một chế độ Hồi giáo toàn trị. Thêm nữa, Afghanistan không có bất kỳ một nền tảng nào để phát triển. Xung đột, can thiệp, bất ổn triền miên trong suốt 20 năm qua đã phá hủy hầu hết hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước, làm cho Afghanistan trở thành một trong những “quốc gia thất bại” (failed state) và nghèo đói nhất thế giới.
Taliban dù có cố gắng thì cũng khó có thể khôi phục đất nước trong ngắn hạn. Nguồn tài chính của Taliban trong 2 thập niên qua chủ yếu nhờ vào việc buôn bán ma túy, khai thác và buôn bán khoáng sản…

Với bên ngoài, người phát ngôn của Taliban Mohammad Naeem đã tuyên bố bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ với các quốc gia và không muốn bị cô lập. Thế nhưng, với những gì quốc tế đã biết về lực lượng này, những tuyên bố đó khó có thể đem lại lòng tin trong một sớm một chiều.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Khai, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Đông, Taliban của ngày hôm nay có thể là sẽ là một “Taliban mới”. Phải chăng, Taliban đã thay đổi? Sau khi chiếm được Kabul, Taliban tuyên bố sẽ thành lập chính quyền mới với sự tham gia của đông đảo thành phần xã hội. Những người thuộc chế độ cũ cũng có thể tham gia chính phủ miễn là họ thề trung thành và phụng sự chính quyền mới.
Đặc biệt, Taliban tuyên bố không trả thù những người thuộc chính quyền cũ. Tất cả mọi người được đảm bảo an toàn. Những ai muốn rời đất nước đều được đảm bảo một hành lang an ninh đến sân bay. Các nhà ngoại giao nước ngoài, các đại sứ quán ở Kabul sẽ được bảo vệ.
Taliban tuyên bố chính quyền mới sẽ không giống chế độ Taliban trước đây. Các bệnh viện, trường học, các cơ sở văn hóa sẽ tiếp tục hoạt động. Các quyền của phụ nữ được tôn trọng: họ được đi học, đi làm, miễn là phải mặc áo choàng đen và che mặt; họ có thể ra đường không cần người giám hộ. Trẻ em cũng sẽ được đến trường.
Tình hình Afghanistan còn hết sức phức tạp, chưa thể đoán định hết, song nhìn chung bước đầu tình hình vẫn đang được kiểm soát trật tự. Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Taliban sắp tới sẽ thay đổi theo chiều hướng ôn hòa và cởi mở hơn nhằm đưa đất nước Afghanistan phát triển hòa bình, ổn định, chấm dứt nỗi thống khổ của người dân.

Linh Anh / Theo Nhịp sống kinh tế