Chuyên trang kiến trúc hàng đầu thế giới ArchDaily đã tổng hợp các xu hướng nội thất được cho là sẽ ngày càng phổ biến.
Thiết kế xanh
Cây trong nhà đã trở thành một phần không thể thiếu trong các dự án thiết kế nội thất. Đặc biệt, các loại cây lớn ngày càng được ưa chuộng.
Từ năm 2020, khái niệm “thiết kế xanh” đã trở nên phổ biến. Nó nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, tinh thần con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung. Tương lai, con người sẽ chứng kiến nhiều công trình sử dụng gỗ tái chế, cây treo, tường “xanh” và các loại cây ngoại cỡ.
Nội thất bằng sợi tự nhiên
Ứng dụng sợi tự nhiên như mây, tre, sậy hoặc mía đang là xu hướng phổ biến trong ngành nội thất. Sợi tự nhiên có thể dùng cho ghế, thảm, đèn và hay được kết hợp với các thiết kế hiện đại.
Thiết kế “mũm mĩm”
Những mẫu ghế, bàn cà phê, sofa và đèn với hình dáng cong, tròn như đưa gia chủ về thời thơ ấu. Chúng đem tới sự trẻ trung, vui nhộn, hiện đại cho không gian sống và dễ kết hợp với nhiều phong cách nhà ở.
Vòm
Vòm vốn là nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống phương Tây và đang được “hồi sinh” nhờ các kiến trúc sư cùng các nhà thiết kế nội thất. Gần đây, nhiều công trình ở châu Á, bao gồm cả Việt Nam, cũng sử dụng những chi tiết hình vòm.
Ngoài lối vào, hình vòm còn xuất hiện ở cửa sổ, gương. Nó làm mềm và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Góc làm việc nhỏ
Trong bối cảnh nhiều người phải làm việc tại gia, tính linh hoạt của nhà ở càng trở nên quan trọng. Đối với không gian sống, góc làm việc không cần quá hình thức và nên hài hòa với các khu vực khác. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện của những góc làm việc được tích hợp với nội thất lớn, ví dụ như ẩn sau tủ hoặc liền với kệ sách.
Tủ bếp không tay nắm
Bỏ tay nắm ở tủ bếp đem tới cảm giác liền mạch và gọn gàng, đặc biệt phù hợp với người thích sự tối giản. Thay vì tay nắm, cánh tủ có thể được thiết kế với chốt đẩy từ tính bên trong hoặc kẽ hở bên trên để gia chủ dễ mở.
Cầu thang tích hợp nội thất
Để tận dụng không gian, nhiều công trình đã tích hợp chỗ trữ đồ với bậc cầu thang hoặc biến cầu thang thành một phần của nội thất lớn như bàn, kệ.
Phòng tắm đầy màu sắc
Phòng tắm không còn chỉ toàn màu trắng mà đã bắt đầu sử dụng các màu sắc sặc sỡ hơn. Bằng các màu như hồng nhạt, vàng, xanh nước biển hay xanh ô liu, phòng tắm đem tới nhiều năng lượng và khiến không gian sống thêm ấn tượng.
Không gian mở và linh hoạt
Thay vì tường ngăn cố định, các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất giờ đây ưa chuộng các giải pháp phân chia không gian linh hoạt như rèm cửa, vách di động hơn. Như vậy, gia chủ có thể chủ động biến đổi không gian sống theo nhu cầu vào từng thời điểm.
Đá Terrazzo không chỉ dùng cho sàn
Đá Terrazzo được người Venice dùng để lát sàn từ hơn 500 năm trước. Năm 2019, vật liệu này bắt đầu được ưa chuộng trở lại.
Trong 10 năm tới, đá Terrazzo sẽ tiếp tục xuất hiện ở nhiều công trình, không chỉ trên sàn mà còn ở bàn bếp, nội thất phòng khách. Hoa văn của đá Terrazzo cũng được in thành giấy dán tường hoặc dệt thành thảm.
Gỗ và bê tông ở trạng thái nguyên bản
Dùng bê tông thô và gỗ cho trần, tường, sàn đang là xu hướng. Sự kết hợp của hai vật liệu này tạo nét mộc mạc nhưng vẫn ấm cúng và tinh tế, đồng thời tiết kiệm chi phí bảo trì cho gia chủ.
Trong vòng khoảng 8 ngày, Taliban đã chiếm hầu hết các thành phố lớn ở Afghanistan, kiểm soát thủ đô Kabul, khiến Tổng thống Ashraf Ghani phải chạy sang Uzbekistan, dẫn đến việc Taliban tuyên bố chiến thắng.
Taliban chiếm quyền kiểm soát dinh tổng thống ở thủ đô Kabul, Afghanistan.
Taliban giành thắng lợi sớm hơn 2 tuần so với thời hạn chót rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ra vào ngày 31.8.Kết quả là cảnh tượng hỗn loạn không thể tồi tệ hơn ở sân bay Kabul, người tị nạn Afghanistan cố gắng tìm cách lên bất kì máy bay nào có thể, trong khi những người có giấy tờ hợp lệ để rời đi, nay vẫn đang kẹt lại.
Theo Forbes, trong 20 năm kể từ ngày 11.9.2001, Mỹ đã chi hơn 2.000 tỉ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan. Báo Mỹ cho biết, tương đương mỗi ngày Washington phải chi 300 triệu USD, trong suốt 20 năm.
Hoặc tương đương 50.000 USD cho mỗi người dân Afghansitan trong tổng số 40 triệu người. Nói một cách đơn giản, số tiền Mỹ đã chi để cầm chân Taliban ở Afghanistan lớn hơn cả khối tài sản của người giàu nhất thế giới Jeff Bezos, Elon Musk, Bill gates và 30 người giàu nhất thế giới ở Mỹ cộng lại.
Con số trên bao gồm 800 tỉ USD đổ vào tham chiến trực tiếp, 85 tỉ USD để huấn luyện quân đội chính phủ Afghanistan. Đến đầu tháng 7, Mỹ mới rút quân khỏi căn cứ không quân Bagram, gần như chấm dứt các cuộc không kích tốn kém nhằm cản bước Taliban.
Mỹ cũng chi 750 triệu USD mỗi năm để trả lương cho binh sĩ Afghanistan. Tổng cộng chi phí chiến tranh mà Đại học Brown ước tính là 2.260 tỉ USD.
Đó là còn chưa tính đến chi phí về sinh mạng. Sau 20 năm, Mỹ có hơn 2.500 binh sĩ tử trận ở Afghanistan, hơn 4.000 nhân viên dân sự thiệt mạng. Tổn thất này với phía Afghanistan là 69.000 binh sĩ, 47.000 dân thường. Riêng Taliban tổn thất khoảng 51.000 tay súng, tương đương gần 90% quân số của lực lượng này trong năm 2014 (60.000 người).
Mỹ cũng tiêu tốn tới 300 tỉ USD chi phí chăm lo cho đời sống của khoảng 20.000 quân nhân bị thương trong chiến tranh. Mỹ cũng đã dự tính chi thêm 500 tỉ USD cho các vấn đề hậu chiến tranh ở Afghanistan.
Đó là chưa kể chi phí để Mỹ sơ tán nhân viên Đại sứ quán, công dân và hàng ngàn người tị nạn Afghanistan. Dĩ nhiên, Mỹ tài trợ cho cuộc chiến ở Afghanistan bằng tiền vay. Số tiền trả lãi đã được Đại học Brown tính vào con số 2.260 tỉ USD tổng chi phí.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của một quốc gia, hãy đến thăm những ngôi chùa của đất nước đó.
Các ngôi chùa trong danh sách đưới đây không những có kiến trúc tuyệt đẹp, lịch sử phong phú mà còn là địa điểm thờ cúng linh thiêng của người dân địa phương.
1. Angkor Wat, Campuchia
Phức hợp đền chùa nổi tiếng này là một di sản thế giới của UNESCO. Bạn có thể mất đến cả ngày để đi lang thang trong những khu vực rộng lớn này, thăm thú hàng loạt các đền chùa, lăng mộ, tượng đá với những hình thù chạm khắc độc đáo. Thời gian đẹp nhất để thăm quan Angkor Wat là từ tháng 11 đến tháng 2 khi thời tiết khô ráo và mát mẻ. Ảnh: KLOOL
2. Đền Meenakshi, Ấn Độ
Ngôi đền Hindu tuyệt đẹp ở Madurai này dành để thờ cúng nữ thần Parvati. Nó quyến rũ mọi du khách bởi các cổng vào cao chót vót được trang trí bởi hàng ngàn bức tượng nhiều màu sắc. Đây được cho là một trong những ngôi đền lâu đời nhất ở Ấn Độ, gồm bốn cổng và ba bức tường bao quanh. Ảnh: Abpvis
3. Đền Doi Inthanon, Thái Lan Nằm trong công viên Doi Inthanon, ngôi đền này có hai chùa. Đứng từ đây, bạn có thể nhìn rộng ra phong cảnh thành phố Chiang Mai xanh mướt ở phía dưới. Đền rất nổi tiếng nên thường có đông khách du lịch. Thời gian tốt nhất để thăm quan là vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên cần chú ý mang áo áo khoác nhẹ vì nhiệt độ trên này thường lạnh hơn một chút. Từ đây, bạn cũng có thể thăm quan một số thác nước gần đó. Ảnh: KKday 4. Đền Vàng, Ấn Độ Đền Vàng nằm ở thành phố Amrisar, là một trong những di sản mang tính biểu tượng hàng đầu của Ấn Độ. Giống như tên gọi, bên ngoài của ngôi đền hầu như bằng vàng với các kiến trúc tinh xảo và phức tạp. Ảnh: DT Đền được bao quanh bởi một hồ nước lớn có thả rất nhiều cá. Để bước vào đền, bạn sẽ có cảm giác như mình bước đi trên mặt nước. Ảnh: Tiwtter 5. Đền Sanjusangendo, Nhật Bản Đi đến nơi thờ chính của đền bạn sẽ nhìn thấy 1001 bức tượng vàng của Kannon – Nữ thần Nhân từ. Người dân ở đây nói rằng, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy khuôn mặt mình giống với ít nhất khuôn mặt của một bức tượng. Ảnh: Printes Ngôi đền nằm ở Kyoto, là một trong những kiến trúc bằng gỗ dài nhất thế giới. 6. Đền Uluwata, Bali, Indonesia
Đường đi lên ngôi đền thờ biển này cũng hùng vĩ như kiến trúc của nó. Đền Uluwata nằm trên đỉnh một vách đá, từ đây có thể nhìn ra toàn cảnh đại dương mênh mông bên dưới. Chính vì vậy, ngôi đền được cho là điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Bali. Ảnh: smiletravel 7. Chùa Phật Ngọc, Thái Lan Còn được gọi là Wat Phra Kaew, chùa Phật Ngọc nằm trong khuôn viên của Cung điện Lớn ở Bangkok. Ảnh: dalaco Ngôi đền có từ thế kỷ 14, bên trong có chứa bức tượng Phật làm từ ngọc. Đây là một trong những nơi thờ cúng quan trọng của hoàng gia và người dân Thái lan. 8. Đền Toji, Nhật Bản Là một di sản thế giới của UNESCO, đền Toji ở Kyoto giống như bước ra từ một cuốn truyện nhờ màu sắc sống động và những ngôi vườn tuyệt đẹp bao quanh nó. Đây cũng là một trong những điểm ngắm hoa anh đào nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: Du lịch Nhật Bản 9. Chùa Shwedagon, Myanmar Ngôi chùa Phật Shwedagon là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất của Myanmar. Nó cao gần 100 mét, nằm trên ngọn đồi Singuttara ở thủ đô Yangon. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chùa từ hầu hết các vị trí trong thành phố. Ảnh: Gody Mái vòm của chùa được mạ vàng, trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, rubi, shappire. Bên trong có chứa 4 xá lị của đức Phật. Ảnh: Culturetrip 10. Đền Shitennoji, Nhật Bản Ngôi đền Phật giáo này nằm ở Osaka và được đặt theo tên của bốn vị vua trên trời bảo vệ thế giới khỏi cái ác. Đền Shitenoji được ca ngợi là ngôi đền Phật giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản mặc dù các tòa nhà của nó đã được xây dựng lại nhiều lần trong suốt lịch sử hàng thế kỷ trường tồn của mình. Ảnh: Exploretuor
Giờ Talibanđã là một tổ chức đủ đầy với “chiếc ví căng phồng”, tạp chí India Today nhận định.
Taliban của năm 2021 và chiếc ví căng phồng
Chỉ cần xem các đoạn clip trên truyền hình là có thể thấy Taliban năm 2021 đã rất khác so với hồi cuối những năm 1990. Chất lượng truyền phát thì chắc chắn là cải thiện, không nghi ngờ gì, nhưng ngay cả phục trang của các phiến quân trông cũng khá khẩm hơn.
Vũ khí của họ bóng loáng; những chiếc Humvee hoặc các phương tiện loại đó thì hoạt động hoàn hảo; quần áo của họ nom mới và sạch sẽ; ngay cả đầu tóc cũng gọn gàng hơn trước.
Nhìn chung, Taliban của 2021 không còn là đám phiến quân hung hăng, lộn xộn, tả tơi như trong những thước phim rung nhiễu – chuyên đánh đập và hành quyết đàn ông, phụ nữ trong giai đoạn thống trị dã man khi trước.
Giờ họ đã là một tổ chức đủ đầy với “chiếc ví căng phồng”, tạp chí India Today nhận định.
Năm 2016, Taliban giữ vị trí thứ 5 trong danh sách 10 tổ chức khủng bố giàu nhất do Forbes bình chọn với mức doanh thu 400 triệu USD. Năm đó vị trí số 1 thuộc về ISIS (2 tỉ USD). Theo Forbes, nguồn thu chính của Taliban là buôn lậu ma túy, bảo kê và tiền tài trợ. Nhưng nên nhớ, đó là 2016, khi Taliban vẫn còn chưa có vị trí như bây giờ ở Afghanistan.
Trong khi đó, báo cáo mật của NATO mà RFE/RL nắm được xác định, doanh thu thường niên của Taliban trong năm tài khóa 2019-2020 là 1,6 tỉ USD, tăng 400% trong vòng 4 năm nếu so với số liệu của Forbes.
RFE/RF đã thử vạch ra các nguồn thu của Taliban như sau:
– Khai khoáng: 464 triệu USD
– Ma túy: 416 triệu USD
– Tài trợ từ nước ngoài: 240 triệu USD
– Xuất khẩu: 240 triệu USD
– “Thuế”: 160 triệu USD (có thể là tiền bảo kê/tống tiền)
– Bất động sản: 80 triệu USD
Báo cáo mật của NATO nhấn mạnh tới thực tế rằng các thủ lĩnh Taliban đang theo đuổi hình thức tự cung tự cấp để trở thành một thực thể chính trị-quân sự độc lập.
AFP hồi 2016 từng đưa tin: Trong một cuộc họp bí mật ở gần Quetta, Pakistan, Taliban đã yêu cầu các công ty viễn thông Afghanistan phải nộp một khoản “thuế bảo hộ” mới. Yêu cầu này được đưa ra cho 4 nhà mạng ở Afghanistan để đổi lấy cam kết không phá hoại cơ sở hạ tầng hoặc nhân viên của họ.
Động thái này được nhận định là nỗ lực để đa dạng hóa nguồn thu trước các cuộc hòa đàm với Kabul.
Các thủ lĩnh Taliban tại Doha. Ảnh: Reuters
“Yêu cầu này phản ánh ý định ngày càng lớn trong nhóm những người đứng đầu Taliban với mong muốn đưa tổ chức này từ một nhóm phiến quân trở thành một bộ máy có tổ chức”, chuyên gia Omar Hamid của công ty phân tích IHS nói.
“Những chỉ dấu xa hơn có thể bao gồm cả động thái tiếp cận xã hội dân sự và thành lập những cơ chế tương đương (với chính phủ Afghanistan – ND)”.
“Các công ty viễn thông trước nay vốn luôn đóng tiền bảo kê cho Taliban nhưng thông tin của AFP cho thấy Taliban muốn đánh thuế khu vực viễn thông 10% như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào mà mình nắm quyền kiểm soát”, cựu thành viên Taliban Wahid Mazhdad chia sẻ với DW.
Ma túy, tiền tài trợ và “vị thế mới”
Theo DW, nhiều chuyên gia xem Taliban là “chuyên gia” trong những ngành công nghiệp trái phép với nguồn thu từ bắt cóc cho tới buôn lậu hàng hóa và không thể không kể đến mảng lợi nhuận cao “buôn lậu ma túy”.
Thực ra, nhóm này phụ thuộc vào các nông dân sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Helmand, Uruzgan, Kandahar và Zabul. Taliban sẵn sàng trả một khoản tươm tất cho nông dân để họ trồng thuốc phiện – khoản tiền cao hơn nhiều so với mức hỗ trợ trong các chương trình sinh kế của các tổ chức quốc tế. Nếu dùng tiền không được thì viện tới bạo lực.
Nước Mỹ đã chi hơn 8 tỉ USD trong 15 năm cho các nỗ lực như xóa sổ các cánh đồng thuốc phiện, tấn công đường không và truy quét các cơ sở điều chế để tìm cách chia cắt Taliban với nguồn lợi từ buôn bán heroin và thuốc phiện. Và chiếc lược của Mỹ thất bại.
Khó có thể xác định Taliban kiếm được bao nhiêu tiền từ buôn bán ma túy. Nhưng theo chuyên gia chống khủng bố Tomas Olivier, ước tính khoản này ở vào khoảng 100-300 triệu USD một năm. Hiện nay Afghanistan sản xuất hơn 80% lượng thuốc phiện trên toàn thế giới.
Nhưng đó chưa phải tất cả. Taliban được cho là nhận lượng lớn tài chính đóng góp từ các tổ chức Hồi giáo nước ngoài. Ông Michael Kugelman, chuyên gia Nam Á tại Trung tâm Woodrow Wilson cho hay, số này chủ yếu đến từ Pakistan và các nước ở vịnh Ba Tư, đặc biệt là các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh như Ả Rập Saudi, Kuwait, UAE.
“Ta có thể cho là các tổ chức từ thiện Hồi giáo từ khu vực này và có lẽ cả nhiều khu vực khác trên thế giới đang gửi tiền tài trợ cho Taliban”, Kugelman nói.
Qua nhiều năm, Taliban đã giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ và đóng góp của nước ngoài. Nếu quãng 2017-2018 tổ chức này được cho là nhận khoảng 500 triệu USD và khoảng phân nửa đến từ tài trợ nước ngoài thì tỷ lệ này đã giảm xuống khoảng 15% trong năm 2020.
Cùng trong năm tài chính này, ngân sách của Afghanistan là 5,5 tỉ USD, trong đó chỉ 2% dành cho quốc phòng (tức là 110 triệu USD). Tuy nhiên khoản ngân sách phục vụ “kế hoạch không để Taliban tiếp cận Afghanistan” do Mỹ đảm nhiệm.
Washington đã chi gần 1 nghìn tỉ USD trong vòng 20 năm cho hoạt động quân sự ở Afghanistan. Giờ thì có vẻ như so với Mỹ, Taliban “làm ăn hiệu quả hơn” ở Afghanistan.
Nếu chỉ nhìn nhận đơn thuần từ góc độ kinh tế, tỷ lệ lợi nhuận của Taliban (ROI – Return on Investment) đang ngày càng cao hơn. Có lẽ vì thế mà họ tỏ ra hài lòng khi nhanh chân thế chỗ trống mà Mỹ và NATO để lại.
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân từng làm việc 7 năm tại Afghanistan qua bốn chuyến công tác về xây dựng phát triển. Là một người gốc Việt có kinh nghiệm lúc Sài Gòn thất thủ, ông chia sẻ cái nhìn chi tiết về tình hình chính trị và sự thất thủ của Afghanistan kỳ này.
VOA: Tiến sĩ Đinh Xuân Quân từng làm việc tại Kabul trong nhiều giai đoạn từ 2004 – 2016 qua bốn chuyến công tác về xây dựng phát triển. Lần đầu, ông làm việc cho World Bank – Liên Hiệp Quốc, từ 2004-2007, liên quan đến Tái Thiết Công Vụ. Sau đó là cho USAID, cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ, từ 2010 – 2011. Tiếp theo là cố vấn cho Bộ Nông Nghiệp từ 2013 – 2015. Và lần cuối là cho USAID, 2016.
Tiến sĩ Quân từng cộng tác và làm chuyên viên tại Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Liên Hiệp Quốc, và USAID. Ông từng thi hành công vụ tại Afghanistan, Azerbaijan, Iraq, Nam Sudan, Kosovo, Liberia, Zaire, Madagascar, Kenya, Rwanda, Indonesia, Việt Nam… với nhiệm vụ cố vấn liên quan đến kinh tế.
Tiến sĩ Quân có bằng cấp và được đào tạo tại các đại học Sorbonne, Paris; Temple, Philadelphia, Viện Đào Tạo của Ngân Hàng Dresdner Bank, Frankfurt am Main, Đức Quốc.
Hiện ông cư ngụ tại Garden Grove, California.
Dưới đây là trích đoạn phỏng vấn của VOA Tiếng Việt với tiến sĩ Đinh Xuân Quân.
***
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân, người từng làm việc 7 năm tại Afghanistan.
VOA Tiếng Việt (VOA): Thưa tiến sĩ, cảm xúc ông ra sao khi nghe tin Kabul thất thủ?
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân (Ts. ĐXQ): Từ thứ Tư, ngày 4 Tháng 8 vừa rồi, tôi không ngủ được. Vì những người bạn của tôi và những người tôi đã làm việc cùng ở Afghanistan và thường dân, nhất là vợ con của họ, không được đi làm và không được đi học nữa. Con gái của họ không được đi học, không được hành nghề nữa. Do đó cảm xúc rất là nhiều, và tôi liên tưởng tới năm [19]75 ở Việt Nam.
Không ngờ là quân đội Afghanistan đã không đánh và tan rã mau chóng. Không ai tưởng tượng nổi. Nhưng những người không mấy hiểu biết sẽ chính trị hóa và đổ tội cho nhau.
Trong những ngày qua, tôi ráng tìm liên lạc với những bạn cũ ở Afghanistan (internet vẫn còn hoạt động). Tôi ráng tìm họ và cho họ tin tức, và nhớ lại những ngày hoang mang tại Việt Nam trước đây, 30/4/75.
Tôi nhớ lại những ngày tại Việt Nam, những người tị nạn, việc hôi của, loạn tại Sài Gòn trong những ngày ấy.
VOA: So sánh giữa Sài Gòn thất thủ và Kabul thất thủ, ông thấy như thế nào?
Ts. ĐXQ: Khác! Ở đây (Afghanistan) không có chính sách lừa đảo và bắt [người]. Tương đối bây giờ tôi thấy có một cái hay là không có vấn đề hôi của, đó là một cái hay. Đối với Taliban, ăn cắp thì bị chặt tay. Ở Việt Nam năm 1975 có hôi của. Đây [Afghanistan] không có vụ hôi của.
Tôi thấy, và mấy người bạn tôi nói, là họ chưa đụng tới dân chúng. Có thể đó là đối với Kabul và mấy tỉnh lớn.
Ở Việt Nam, khi miền Bắc vào miền Nam là mấy trăm ngàn người, bao nhiêu sư đoàn vào. Trong khi ở đây đâu có. Họ đi xe mô tô vào. Vì không có đánh nhau!
Chính tôi cũng thấy bất ngờ, là tại sao không có đánh nhau.
Thứ hai là đa số trong chính phủ là người từ Hoa Kỳ trở về. Nhiều người Afghan từ Hoa Kỳ trở về là những người từng tị nạn từ hồi Liên Xô vào thập niên 80, 90, rồi năm 2000, 2005 họ trở về. Có cái hay và cũng có cái dở. Họ trở về có cái hay là tiến bộ hơn nhưng mà có cái dở là tham nhũng. Người nào cũng lo tìm nhà cũ, kiếm tiền làm tiền thành ra cái đầu óc, bộ não nó khác, không nhất quyết. Vì vậy, nửa chừng chưa gì đã bỏ chạy hết rồi.
Bây giờ so sánh giữa Việt Nam và Afghanistan. Việt Nam đã có truyền thống quốc gia từ lâu đời rồi. Còn Afghanistan thì đến 2004 mới có chính phủ trung ương. Tinh thần quốc gia Việt Nam đã có từ lâu, được hun đúc từ những cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc.
Khi Afghanistan nằm dưới sự cai trị của Taliban, mà Taliban không phải cộng sản, không có chính sách cải tạo. Khi Liên Xô thua thì các ông tướng cũng không bị cải tạo. Người Afghanistan theo cộng sản cũng không bị cải tạo. Họ chỉ về nhà thôi.
Trong khi đối với cộng sản Việt Nam, con cái sĩ quan trong Nam đâu có được đi học. Họ có một chính sách độc ác hơn nhiều.
Taliban thì dựa trên đạo, tôn giáo. Còn cộng sản là vô thần, và họ sử dụng tất cả chuyện nói láo, lừa đảo. Taliban không có vụ đó. Họ có cử chỉ hành động thời trung cổ thiệt, nhưng mà không có chính sách như là người cộng sản.
VOA: Theo ông, tại sao Afghanistan thất thủ?
Ts. ĐXQ: Câu hỏi là, quân đội Afghanistan có nhiều đơn vị thiện chiến, được huấn luyện kỹ càng nhưng tại sao không đánh? Đây là không phải vì thua trận, mà vì rắn mất đầu. Trong khi quân Taliban tiến vào các thành thị, về Kabul thì Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani đã trốn chạy qua Tadjikistan, quốc gia kế cận Afghanistan.
Hai là quân đội không đánh nhau. Họ không muốn đánh nhau. Có thể hai bên điều đình với nhau. Vì đâu có trận nào đâu. Ở Việt Nam đánh nhau lớn lắm, chứ đâu có phải không. Bên này không có, không có chuyện đánh nhau. Mà có đánh nhau cũng lẻ tẻ thôi, không có chiến trường. Nếu có đánh, chỉ là đánh du kích nhỏ.
Việc này cho thấy không phải là quân đội Afghanistan thua mà vì mất đầu, các lãnh đạo bỏ chạy khi gặp khó khăn do đó đã làm nhiều đơn vị mất tinh thần.
Ông Ashraf Ghani, một cựu nhân viên World Bank, về và lúc nào cũng tin là “một mình có thể làm và thay đổi Afhganistan, một xã hội còn trong thời trung cổ với nhiều lãnh chúa…” Trong khi ông Ashraf Ghani sợ hãi thì các lãnh đạo khác như ông Karzai, ông Abdullah còn ở lại để thương thuyết với Taliban.
Và tôi nghĩ dân chúng họ cũng chán nản. Hiện giờ, Afghanistan còn hơn một triệu người tị nạn tại Iran, hơn 1.5 triệu người tại Pakistan. Rồi còn các nước xung quanh, ở cả Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ…
Nếu nhìn lại lịch sử thì khi Liên Xô rút khỏi xứ này vào 1989, chính quyền tại đây còn chống cự tới ba năm sau. Phe Mujahideen tiến vào Kabul trong hòa bình, không có cuộc “tắm máu” nào xảy ra, các quan chức cấp cao của chính phủ cũng như binh sĩ của chính quyền thân Liên Xô đều được bảo toàn tính mạng, không như tại Việt Nam, đi cải tạo và con cháu không được đi học.
Nhưng phe Mujahideen gồm nhiều sứ quân, nhiều bộ tộc. Sau khi chiếm Kabul, họ đánh nhau liên tiếp không đoàn kết. Cho nên phe Taliban từ Pakistan vào 1994 đã nhân dịp “nước đục béo cò” đã chiếm Afghanistan.
Sau 9/11, phe Miền bắc do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã đánh thắng Taliban. Sau 2001, hôi nghị quốc tế tại Bonn (2001) đã hứa tái thiết lập Afghanistan dưới lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc.
Trong nhiều năm qua, Afghanistan đã xây dựng bộ máy hành chính, một cơ sở hạ tầng khá tốt và đào tạo cho giới trẻ và phụ nữ giúp tiến bộ xã hội.
VOA: Ông nghĩ gì về quyết định rút quân của chính phủ Mỹ?
Ts. ĐXQ: Tôi nghĩ không có cách nào làm khác được vì ở Afghanistan không có đánh nhau, không có một viên đạn thì vấn đề ở đây cho thấy một là hai bên họ đi với nhau. Hai là họ không chịu đứng lên bảo vệ quyền tự do của họ. Nếu đã là vậy thì khó mà tiếp tục nữa.
Hoa Kỳ ở đó 20 năm mà chỉ có 2400 người chết thôi. Vào lúc chót, hai ba năm gần đây, họ rút còn chỉ 2500 người thôi, mà với 2500 người này Taliban không vô được. Thì đó là quyết định chính trị.
Đã có ba ông tổng thống muốn rút rồi, chứ không phải là tới ông tổng thống này. Ông tổng thống đầu tiên muốn rút là Obama, sau là ông Trump, và người thứ ba là ông Biden, muốn rút luôn một lúc.
VOA: Cuộc chiến Quốc – Cộng ở Việt Nam là 20 năm, người Mỹ dính dấp 10 năm. Thời gian Mỹ vào Afghanistan 20 năm. Ông nhìn nhận mọi chuyện như thế nào?
Ts. ĐXQ: Mỹ bắt đầu dính vào Việt Nam lúc còn Pháp, còn quân đội Pháp ở Việt Nam. Lúc đó, Mỹ giúp Pháp. Còn ở đây, Mỹ vào là Liên Hiệp Quốc vào và nhiều quân đội vào. Ảnh hưởng chính trị không phải lúc nào Mỹ cũng bắt buộc Afghanistan theo ý của Hoa Kỳ đâu. Thành ra hai lập trường khác nhau. Trường hợp Việt Nam, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, trong khi Afghanistan đâu phải là thuộc địa của Hoa Kỳ. Mà Hoa Kỳ cũng đâu phải lấy làm thuộc địa. Hoa Kỳ vào với mục đích là đánh Al-Qaeda, đánh Bin Ladin, vì lúc đó Taliban cho Al-Qaeda đồn trú ở Afghanistan và do đó Hoa Kỳ đã vào đánh và triệt hạ Al-Qaeda.