Ngôi nhà đẹp với nhiều cây xanh, không gian mở, ngôi nhà cho gia chủ cuộc sống thảnh thơi, yên bình và gợi nhắc những kỷ niệm tuổi thơ bên mái hiên giữa chốn phố thị.
Dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhiều miền nông thôn trở thành sân sau của phố thị. Ngôi nhà chóp nón này là một hình mẫu điển hình trong chuỗ công trình nhà ở nông thôn đương đại tại một khu đô thị mới ở Đô Lương, Nghệ An.
Ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất chia lô điển hình với kích thước 8x20m. Ý tưởng của ngôi nhà hình thành đơn giản với cấu trúc của hệ mái ngói đỏ có độ vát lớn bao phủ như chiếc nón, che chở nắng mưa cho cuộc sống bình yên của gia đình nhỏ. Mái ngói đỏ, hiên nhà nhiều bóng cây gợi nhớ hình ảnh về không gian của cổng làng, cây đa hay mái đình Việt…
Ngôi nhà được lấy cảm hứng từ những cổng làng xưa cũ.
Chủ nhân ngôi nhà là một gia đình vợ chồng trẻ cùng 2 người con trai nhỏ. Gia chủ mong muốn có một ngôi nhà thuần Việt đúng nghĩa với những khoảng trời, những khoảng vườn, để con cái có thể lớn lên cùng với thiên nhiên. Đồng thời, cũng mong muốn những nếp nhà ngói được lưu giữ bên cạnh đó duy trì nếp sống truyền thống gia đình trong xã hội đầy biến đổi.
Cấu trúc mặt bằng được bố trí hình chữ L gồm 1 khoảng sân lớn trước và 1 khoảng hiên dài bên hông tạo thành các khu vườn và khoảng trời “TRONG’’ cho ngôi nhà. KTS đã tạo ra các lớp khoảng lùi và khoảng đệm cho không gian với những đặc trưng trong cấu trúc nhà Việt truyền thống.
Phòng khách, bếp nấu, phòng ăn và 1 phòng ngủ chính được bố trí tầng 1 mở ra khu vườn và hiên nhà bao quanh.
Không gian phòng khách và bếp thông nhau. Nội thất với chất liệu chủ đạo là gỗ, tạo cảm giác ấm cúng, giúp không gian thêm sáng, mát mẻ hơn.
Không gian phòng khách thông thoáng, mở ra các “khoảng trống” nhiều cây xanh.
KTS tận dụng tối đa các khung cửa kính để lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.
Không gian phòng khách mở ra khu vườn và hiên nhà bao quanh.
Khoảng sân nhiều cây xanh trước nhà.
Một cây lớn phủ bóng được bố trí ở khoảng sân trước làm điểm nhấn chính tạo nên sự bình yên khi bước vào cổng nhà. Tại mái hiên này cả gia đình có thể dùng bữa cơm ngoài sân dưới bóng cây, hay trò chuyện với hàng xóm, nhâm nhi câu chuyện bên ấm trà xanh…
Phần vườn mái trước là nơi được gia đình trồng rau và chăm sóc những khu vườn nhỏ những lúc thảnh thơi, hưởng thụ cuộc sống bình yên và ý nghĩa.
Khối cao tầng 2 bao gồm phòng ngủ con, phòng thờ và giặt phơi được bố trí lùi phía sau, nhằm tạo không gian thoáng cho mặt trước, giải quyết vấn đề của nhà ở dạng ống, cao tầng san sát nhau trong các khu đô thị “không khoảng trống’’.
Phần hiên bao quanh nhà được trồng nhiều cây xanh, tạo khoảng không gian trống, tăng độ thoáng cho ngôi nhà.
Ngôi nhà chóp nón như một điểm nhấn gợi lại hình ảnh của một mái đình, cổng làng cổ kính của làng quê giữa con phố hiện đại. Đó là nơi cả gia đình có thể quây quần đầm ấm bên mâm cơm giữa ánh nắng đang xuyên qua tán cây, mang đẫm dấu ấn của tuổi thơ bao người.
Hiện tượng khát nước trước khi đi ngủ xuất phát từ sự kích thích các dây thần kinh từ đồng hồ sinh học của não bộ .Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng khi đang ngủ, cơ thể con người sẽ bài tiết khoảng 450 ml nước qua các hoạt động tiểu tiện, đổ mồ hôi, thở… Vì vậy, để ngăn chặn sự mất nước của cơ thể, não bộ sẽ thúc giục chúng ta uống nước.
Uống nước trước khi đi ngủ se giúp chúng ta bổ sung lượng nước trong máu, giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa huyết khối ở một mức độ nhất định, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Hãy uống một ly nước trước khi đi ngủ. (Ảnh: Internet)
4 kiểu người không nên bỏ qua ly nước trước khi đi ngủ
Người cao tuổi
Những người cao tuổi thường có khí huyết đặc hơn người thường, vì vậy nên một ly nước trước khi đi ngủ để khí huyết lưu thông hơn.
Người dễ bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não
Những người có vấn đề về xơ vữa động mạch rất dễ bị huyết khối, gây nên nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não. Việc uống nước trước khi đi ngủ sẽ giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành các huyết khối.
Quan sát tình trạng cơ thể để uống nước đúng cách nhất. (Ảnh: Internet)
Người có tiền sử rung nhĩ
Người có tiền sử rung nhĩ nếu không cung cấp đủ lượng nước trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tâm thu, máu dễ bị ứ lại trong tâm nhĩ và hình thành huyết khối.
Các khối huyết này đi theo đường tuần hoàn máu sẽ gây tắc mạch phổi, tắc mạch não,… Trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn đang mắc căn bệnh này, hãy nhớ luôn phải uống một ly nước trước khi đi ngủ.
Những người bị tăng sản tuyến tiền liệt
Đối với người mắc chứng tăng sản tuyến tiền liệt thường có xu hướng tiểu đêm nhiều hơn và đổ mồ hôi, điều này sẽ khiến họ dễ bị mất nước vào ban đêm hơn những người bình thường. Vì vậy, những người này không chỉ cần uống nước trước khi đi ngủ mà còn nên uống nước sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp uống nước trước khi đi ngủ. Đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim, suy thận, quá trình chuyển hóa nước và natri diễn ra không bình thường, việc uống nước hàng ngày cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo lời khuyên của bác sĩ, nếu không có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Uống nước trước khi đi ngủ có gây phù nề không?
Nhiều người lo lắng rằng việc uống trước khi đi ngủ sẽ gây phù nề. Thực ra, đây chỉ là một sự hiểu lầm. Sau khi uống, nước sẽ được ruột non hấp thụ, tiếp đó vận chuyển đi khắp cơ thể để tham gia vào quá trình trao đổi chất, thay vì nằm lại dưới da tạo phù nề. Vì vậy, bạn chỉ cần uống đúng và đủ lượng nước thích hợp với cơ thể của mình.
Ngoài ra, một số chứng phù mặt còn có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Chứng phù nề này hầu hết xảy ra trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt vài ngày và có thể tự thuyên giảm sau khi hết kinh. Nếu bạn đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt của mình thì cũng không nên lo lắng quá.
Uống lượng một lượng nước phù hợp với cơ thể sẽ không gây phù nề. (Ảnh: Internet)
5 điều cần lưu ý khi uống nước
Tìm thời điểm
Thời điểm thích hợp nhất để uống ly nước cuối cùng trong ngày sẽ vào khoảng từ 1-2 giờ hoặc sau khi đi tiểu trước khi đi ngủ.
Chọn loại nước phù hợp
Nước đun sôi để nguội hiện được coi là loại nước uống phù hợp nhất với cơ thể con người, tốt nhất nên uống trước khi đi ngủ.
Đối với việc cung cấp nước từ trà sữa, cà phê, nước muối, nước hoa quả, nước mật ong … Tuy sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn nhưng đều có “tác dụng phụ” nhất định và không nên uống trước khi đi ngủ.
Nhiệt độ nước thích hợp
Nhiệt độ nước khi uống không được quá nóng hoặc quá lạnh mà phải gần tương đương với nhiệt độ cơ thể của bạn.
Hãy uống nước từng ngụm nhỏ. (Ảnh: Internet)
Lượng nước uống
Đối với người khỏe mạnh bình thường, nếu uống quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ còn uống quá ít sẽ không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Một ly nước lý tưởng nhất sẽ giao động từ 100 ~ 200ml.
Phương pháp uống
Bạn nên uống từng ngụm một và nuốt từ từ trong nhiều lần. Việc uống nước nhanh sẽ làm loãng máu, tăng gánh nặng cho tim và không có lợi cho giấc ngủ.
Việc uống nước trước khi đi ngủ rất quan trọng đối với cơ thể. Nó không chỉ giúp bảo vệ cơ thể mà còn giúp tinh thần chúng ta tràn đầy hứng khởi, bắt đầu một ngày mới sau khi tỉnh giấc. Hãy tuân thủ uống nước và uống nước đúng cách để sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất.
Cái chết của Hitler và Eva Braun hiện vẫn đầy bí ẩn. Nguồn: History
Theo nhà văn Elena Syanova, người nghiên cứu tiểu sử của Hitler trong nhiều năm, chỉ có thể nói một điều về cái chết của trùm phát xít: Hitler chết ở Berlin ngày 30/4/1945; còn lại là những giả thuyết ít nhiều hợp lý dựa trên những lời khai rất khó tin của những người được coi là nhân chứng.
Sáng sớm ngày 1/5/1945, khi các binh sĩ Tập đoàn quân Cận vệ số 8 xông vào tòa nhà Reichstag, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Đức Krebs xuất hiện, gửi Bộ tư lệnh Liên Xô một bản tuyên bố, trong đó có chữ ký của Goebbels và Bormann. Tuyên bố có đoạn: “Berlin, ngày 30/4/1945 Thủ tướng Chính phủ. Thông cáo. Chúng tôi ủy quyền cho Tổng tham mưu trưởng Quân đội, Đại tướng Bộ binh Hans Krebs, truyền tải thông điệp sau: “Tôi thông báo cho lãnh đạo Liên Xô, với tư cách là người Đức đầu tiên, rằng hôm nay, ngày 30/4/1945, lúc 15:50, nhà lãnh đạo của nhân dân Đức, Adolf Hitler, đã tự sát”. Ngoài ra, Krebs nói rằng Hitler đã tự bắn mình và thi thể bị thiêu theo ý muốn của người quá cố.
Về sau, theo những người có mặt trong boongke của Hitler, những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của Quốc trưởng: ngày 29/4, ông ta ra lệnh mang can xăng đến; ngày 30/4, sau bữa tối, Hitler và Eva Braun, người đã kết hôn một ngày trước đó, chào tạm biệt mọi người và lui về phòng của họ. Ngay sau đó, một tiếng súng vang lên. Người hầu riêng của Hitler là Linge, các phụ tá Gunsche, Goebbels, Bormann và Axmann bước vào phòng Quốc trưởng, thấy Hitler đang trên ghế sofa với vết thương đẫm máu trên thái dương, Eve nằm bên cạnh.
Linge và Günsche quấn các thi thể trong chăn, mang họ đến khu vườn của dinh Thủ tướng, tưới xăng và đốt. Nhưng do có một cuộc pháo kích dữ dội, họ đã không thể hoàn thành công việc. Những xác chết cháy dở được đặt trong một hố hình vỏ sò và rải đất lên. Theo lời khai của các nhân chứng bị cả cơ quan an ninh Liên Xô và Đồng minh thẩm vấn, ngày 30/4/1945, tại Berlin bị Quân đội Liên Xô bao vây, Hitler cùng với vợ là Eva Braun đã tự sát, trước đó y đã giết con chó Blondie yêu quý.
Hitler muốn xác chết của ông ta phải được thiêu hủy. Thực tế là không lâu trước khi chết, Hitler biết được ở Italy, người ta đã hành động như thế nào với xác của Benito Mussolini và tình nhân của ông ta. Họ bị kéo đi khắp các thành phố, phô trương và chế giễu bằng mọi cách có thể. Hitler rất lo sợ về một hành động tương tự đối với mình. Tại sao xác của Hitler và Eva Braun không thể bị thiêu rụi, chỉ là do thiếu xăng?
Bị bắn hay trúng độc?
Trong sử sách Liên Xô, có một giả thuyết do đầu độc. Điều này phần nào được xác nhận bởi lời khai của một trong những nữ thư ký đã ở trong boongke. Cô này nói rằng, vài ngày trước khi tự sát, Hitler đã phân phát những lọ xyanua cho mọi người, những lọ mà y để trong bàn làm việc. Theo báo cáo khám nghiệm tử thi của Liên Xô, các mảnh thủy tinh và một “ống thuốc có thành mỏng” được tìm thấy ở miệng của xác chết được cho là của Hitler; còn theo giả thuyết Phương Tây, trùm phát xít đã tự bắn mình, đều là tự sát. Tuy nhiên, theo các nhà sử học Phương Tây, giả thuyết “tự bắn” có vẻ “anh hùng” hơn.
Cũng có một giả thuyết, theo đó, Hitler ngậm một ống thuốc độc trong miệng và cắn, đồng thời tự bắn mình bằng súng lục (sử dụng cả hai công cụ tự sát). Điều này khó có thể xảy ra, vì Hitler đã phát bệnh Parkinson và tay bị run rẩy. Một số nhà sử học Phương Tây hiện đại cho giả thuyết của Liên Xô là tuyên truyền. Có một lần, trong lúc bối rối, các sĩ quan NKVD (Bộ Nội vụ) Liên Xô đưa ra sự thật rằng Hitler không dùng kali xyanua, ống thuốc đã bị ai đó bóp nát vào hàm của xác chết. hiện tượng đầu độc giả tương tự cũng được quan sát thấy ở Eva Braun, bà bị trọng thương vì mảnh đạn.
Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị loại do kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 bởi một nhóm do nhà khoa học pháp y nổi tiếng người Pháp – Philippe Charlier, dẫn đầu. Người khởi xướng những nghiên cứu này là Lana Parshina, một người Mỹ gốc Nga, cho biết, Charlier được phép làm việc với một mảnh xương hàm của Hitler, được lưu trong kho lưu trữ của KGB-FSB (Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô). Trong nhiều năm, sự tồn tại của vật chứng này đã bị che giấu. Tuy nhiên, vào năm 2000, một cuộc triển lãm về những ngày cuối cùng của Đệ tam Đế chế đã được tổ chức trong tòa nhà của Cục Lưu trữ Nhà nước.
Ở đó, phần xương hàm này bị lộ ra ngoài, cũng như một mảnh hộp sọ có lỗ đạn. Cuộc kiểm tra của Charlier cho thấy răng thực sự khớp với mô tả về miệng của Quốc trưởng, được nha sĩ riêng của ông ta đưa ra vào tháng 5/1945. Ngoài ra, rõ ràng là Hitler không bắn vào miệng – không tìm thấy dấu vết của thuốc súng. Nhưng một đốm hơi xanh trên thân răng có thể là bằng chứng của việc sử dụng xyanua. Về vấn đề này, không rõ tại sao lại có một lỗ đạn trên hộp sọ, được cho là của Hitler. Nhà nghiên cứu Elena Syanova tin rằng Linge trung thành có thể đã bắn phát súng để “giúp đỡ” ông chủ thân yêu.
Xác của Eva Braun cũng được quan sát thấy có những chiếc răng kỳ lạ – chúng quá nhếch nhác đối với một phụ nữ có địa vị cao như vậy. Tại sao bà bắt chước Hitler tự đầu độc nếu y tự bắn mình một cách “anh dũng”? Ngoài ra, thi hài của Hitler không có bàn chân phải và phần dưới của xương chày. Nếu thay vì Hitler, một kẻ đóng thế đã bị đốt cháy, thì chân của ông ta rất có thể có những khuyết tật mà Hitler không có. Nhóm máu được tìm thấy trên đi văng và giường ở nơi được cho là tự sát không trùng với nhóm máu của các xác chết. Xác chết cũng thiếu một tinh hoàn bên trái; khiếm khuyết này không bao giờ được đề cập bởi những người quen hoặc trong các tài liệu về các cuộc kiểm tra y tế của Hitler trong Thế chiến I.
Hugh Thomas, tác giả của cuốn sách “Nghi ngờ. Sự thật về xác chết trong boongke ở Berlin”, đi đến kết luận rằng, trong trường hợp xác chết của Eva Braun, có sự giả mạo và bà này đã sống sót. Đối với bản thân Hitler, Thomas có xu hướng cho rằng xác của Hitler là thật. Lập luận chính của ông ta dựa vào tình trạng sức khỏe của Hitler – đơn giản là Hitler không thể chạy trốn trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, câu hỏi tự nhiên nảy sinh: ai cần Eva Braun lập dị này còn sống (bà đã cố gắng tự tử hai lần trước khi chết trong boong-ke), ngoài Hitler?
Như Hugh Thomas viết trong cuốn sách của mình, “toàn bộ câu chuyện về vụ tự sát được cho là của Hitler và Eve trong boongke là hoàn toàn buồn cười. Lời khai của mỗi nhân chứng đều kém chất lượng, không ai trong số họ có thể tin cậy được”. Vấn đề là thông tin liên quan đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời Hitler không trùng khớp ở nhiều khía cạnh. Ví dụ, theo một số dấu hiệu, vụ tự sát của Hitler và Eva Braun diễn ra trong phòng có bản đồ (như Heinz Linge, người hầu của Hitler đã làm chứng), theo những người khác – trong phòng khách (theo Otto Günsche, phụ tá của Fuhrer). Hoặc, ví dụ, phi công riêng của Hitler nói rằng Eva Braun và y đã tự bắn mình, trong khi các nhân chứng khác khẳng định Eva đã uống thuốc độc…
Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Joseph Stalin đã cử một đội đặc biệt tìm kiếm thi thể của Hitler. Theo Mueller, họ đã tìm thấy xác của 2 người. Trong quá trình nghiên cứu chi tiết về hài cốt, người ta nhận thấy một số điểm mâu thuẫn mà họ ngại nói với Stalin. Nhà lãnh đạo Liên Xô nghi ngờ, không tin rằng xác chết được tìm thấy là xác của Hitler, và cử các chuyên gia mới. Các chuyên gia cũng nghi ngờ bởi nhiều lý do. Đầu tiên, người đàn ông đã chết mang tất da chân. Hitler không thể mang những đôi tất ngớ ngẩn! Mặc dù… điều gì cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, những khác biệt khác là đáng kể hơn. Đối tượng thử nghiệm chỉ có một tinh hoàn, Hitler thật có hai tinh hoàn. Cũng có sự khác biệt về hình dạng của đôi tai. Được biết, trước khi dấu vân tay được sử dụng rộng rãi, hình dạng của đôi tai là một loại giấy thông hành; không có một người nào trên trái đất có hình dạng đôi tai giống nhau. Phải làm gì với cái xác giả? Stalin ra lệnh tiêu hủy xác, nhưng ngay sau đó, ông đổi ý, và cái xác cháy dở, được lôi ra khỏi lò, được gửi đến Moscow trong một thùng nước đá.
Việc xác định thi thể của Hitler và Eva Braun được thực hiện gần như hoàn toàn dựa trên những chiếc răng còn sót lại. Kette Goisermann, trợ lý của Giáo sư Blaschke, nha sĩ của Hitler, xác nhận rằng những chiếc răng được tìm thấy, theo một số đặc điểm đặc trưng, thuộc về Adolf Hitler và Eva Braun. Lời khai của Goisermann đã được nha sĩ Fritz Echtmann xác nhận. Nhưng sau đó cả hai đều phủ nhận lời khai của mình. Bằng chứng về cái chết của Hitler là hàm và một mảnh sọ. Tuy nhiên, một người thân của Hitler còn sống cho đến ngày nay không đồng ý hiến tặng ADN của mình, và các cơ quan đặc biệt của Nga, Mỹ và Anh, rõ ràng, không tìm cách lấy ADN này.
Bỏ trốn hay không?
Tới nay, có người tin Hitler đã thực sự trốn thoát. Hitler được cho là đã kết thúc những ngày cuối cùng của cuộc đời ở đâu đó tại Mỹ Latin, và thậm chí có người đã nhìn thấy y vào những năm 50. Có một giả thuyết ly kỳ hơn nữa – Hitler đã đến ẩn náu tại một căn cứ bí mật ở Nam Cực. Giả thuyết “sự cứu rỗi thần kỳ” của Hitler đã được lan truyền ở Phương Tây, hạ thấp uy tín của Liên Xô, Hồng quân đã không thể bắt được “con quái vật” tại hang ổ của chính nó. Hitler có thể trốn thoát khỏi Berlin bị bao vây khi kết thúc chiến tranh? Đáng buồn, cho đến nay, câu hỏi này không thể được trả lời một cách đơn giản và thuyết phục.
Tháng 7/1945, một số tờ báo của Argentina đã đăng một bài báo giật gân về cuộc cập bến của Hitler và Eva Braun từ một chiếc tàu ngầm ở bờ biển nước này. Rất có thể, lý do cho những ấn phẩm như vậy là sự xuất hiện của tàu ngầm Đức số 530 đến bờ biển Argentina. Theo nghĩa đen, cùng ngày, tờ El Tribuno đã đăng một thông báo về việc bắt giữ thêm hai tàu ngầm của phát xít Đức. Tàu ngầm U-530 thuộc phân đội tuyệt mật của tàu ngầm Đức “Fuehrer’s Convoy”, thích nghi hơn cho các hoạt động vận tải hơn là cho các hoạt động quân sự.
Chỉ huy của một trong những chiếc tàu ngầm này (U-977), Heinz Schaffer, thậm chí còn bị buộc tội đưa Hitler tới Nam Mỹ. Một lời buộc tội như vậy có thể bị coi là vô lý nếu không có việc công bố bức thư của Schaffer, gửi vào năm 1983 cho thuyền trưởng một tàu ngầm Đức khác, người sắp phát hành hồi ký của mình. Schaffer đã viết cho anh kia: “Tất cả chúng ta đã tuyên thệ giữ bí mật … Bạn sẽ đạt được gì khi nói sự thật về nhiệm vụ của chúng ta là gì?”.
Đức Quốc xã đã đầu tư tài chính rất nhiều vào Argentina. Hàng tấn vàng, kim cương và các báu vật có giá trị khác đã được tàu ngầm vận chuyển tới đây để tạo ra một nơi trú ẩn an toàn trong trường hợp thất bại trong chiến tranh. Juan Perón, người lên nắm quyền, đã chuẩn bị hàng nghìn hộ chiếu Argentina cho quân Đức Quốc xã đang chạy trốn, và các cơ quan ngoại giao của quốc gia này ở châu Âu đã giúp tội phạm chiến tranh di chuyển đến Nam Mỹ. Vì vậy, rất có thể Hitler đã bỏ trốn đến đây.
Tháng 7/1945, được hỏi về cái chết của Hitler, Stalin bị cho là đã trả lời rằng Hitler “sống ở Tây Ban Nha hoặc Argentina”. Các giả thuyết tương tự được đưa ra và được chứng minh bởi một số sử gia, bao gồm Gerard Williams và Simon Dunsten người Anh. Tuy nhiên, giới khoa học bác bỏ những lý thuyết như vậy. Tháng 4/2019, FBI đã giải mật tài liệu rằng vào tháng 9/1945, cơ quan mật vụ có một số thông tin về chuyến bay của trùm phát xít đến Argentina, đã được nêu trong hồ sơ chính thức, nhưng cuộc điều tra không bao giờ được thực hiện, vì thông tin được coi là không đủ và không đáng tin cậy.
Có một ấn phẩm cho rằng một cựu tù nhân Nga, được đưa đến Nam Mỹ làm người hầu trong gia đình Gestapo, đã nhìn thấy Hitler đang ẩn náu ở Cordillera. Gần đây, trong một trong những chương trình về cái chết bí ẩn của Hitler, người ta đã chiếu cảnh một người phụ nữ, khi còn trẻ sau chiến tranh, đã tận mắt nhìn thấy hắn ở Nam Mỹ. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Quốc trưởng, với những bí mật và vàng của Đệ tam Đế chế, đã mua chuộc các nhà chức trách của Mỹ và Anh và an nhiên sống ở Nam Mỹ cho đến già. Có phải như vậy không? Bí ẩn vẫn còn đó…/.
VNTB) – Vi rút không nghe mệnh lệnh của đảng, cũng chẳng nghe khẩu hiệu của chính phủ. Vi rút chỉ sợ mỗi vắc xin thôi.
Quản trị rủi ro
Trong kinh doanh hay bất kỳ một hoạt động nào người ta thường đưa ra việc đánh giá rủi ro, nguy cơ và khả năng đối phó.Định liệu khả năng xấu nhất xảy ra để có thể đưa ra được phương cách dự phòng luôn phải được đưa vào kế hoạch làm việc của bất kỳ một công ty hay một dự án nào.
Nhìn vào phương cách chống dịch của nhà nước Việt Nam trong gần 2 năm qua và cho đến nay thì có vẻ việc quản trị rủi ro không được nhà cầm quyền quan tâm đúng mức. Hơn một năm trời ngủ quên trên chiến thắng ngạo nghễ, nên ngay cả thành phố lớn nhất phía nam cũng chỉ tính đến phương án có 50.000 bệnh nhân COVID, lại càng không có nghĩ đến việc hệ thống y tế có thể lại quá tải, có nguy dẫn đến sụp đổ một khi số bệnh nhân tăng lên quá cao.
Thủ tướng chính phủ đặt chỉ tiêu thành phố HCM phải kiểm soát được dịch vào ngày 15/9, các tỉnh thành khác là từ 25/8 cho đến 1/9/2021. Không hiểu ông thủ tướng có nụ cười nhếch mép ngạo nghễ căn cứ vào đâu để đưa ra mệnh lệnh đó. Các lãnh đạo đầu tỉnh thì phải gật đầu tuân lời lãnh đạo, nhưng con virus biến tướng từ chủng này sang chủng khác liên tục thì nó chẳng biết nghe mệnh lệnh của ông đâu.
Đặt ra tình huống xấu nhất luôn không thừa. Dự báo không phải để làm hoang mang dư luận nhưng để dự phòng tình huống để còn trở tay cho kịp chứ không phải đợi nước ngập đến cổ rồi mới nghĩ đến chuyện nhảy đi.
Đã có cơ quan nào trong chính phủ dám dự báo tình huống vào ngày 15/9 tình hình dịch bệnh tại Sài Gòn và cả nước không giảm bớt mà số ca nhiễm có thể tăng lên đến 1 triệu ca, với tỉ lệ tử vong 3% kéo theo 30.000 người thiệt mạng vào tháng 12 năm 2021. Hoặc tình huống tệ hơn với là khi số người nhiễm bệnh tăng gấp 5 lần hiện nay và đạt số 1,25 triệu ca với trên 60.000 ca tử vong vào cuối năm thì lúc đó chính phủ và đảng quang vinh sẽ làm gì?
Hay cho là chỉ có phân nửa của con số dự đoán như vậy thôi thì kế hoạch của chính phủ và bộ y tế sẽ ra sao? Số người nhiễm bệnh như vậy sẽ kéo theo quá tải bệnh viện do người bệnh COVID trở nặng nhanh cần oxy, nhập viện và được điều trị trong phòng hồi sức đặc biệt. Số giường bệnh và chỗ trong phòng hồi sức liệu có đủ vào lúc đó, nhân viên y tế để phục vụ cho lượng người này sẽ kiếm ở đâu ra?
Số người chết khoảng 300-400 người như hiện nay ở Sài Gòn đã khiến Bình Hưng Hoà quá tải, quan tài cũng trở thành món hàng khan hiến và người dân đã quá cạn kiệt vì cách ly kéo dài. Vậy thì nếu chẳng may có số người chết tăng gấp 5 thậm chí gấp 10 lần, cách ly tiếp tục cho tới tết thì sẽ nhà nước sẽ giải quyết ra sao thảm cảnh đó?
Dân chúng không cần mỗi ngày mở báo hay mở Facebook lên lại thấy khẩu hiệu mới về vùng xanh vùng đỏ, họ cần những cái cụ thể như có cái bỏ vô miệng mỗi ngày, khi bệnh nặng thì có xe cấp cứu, có bệnh viện thu nhận và có bác sĩ chữa trị, và thậm chí khi chết thì có chỗ để thiêu.
Nhận rõ được vấn đề là đã chiến thắng một nửa
Tháng 3/2020, thành phố HCM đã kỷ luật 3 viên chức thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường vì tội gây hoang mang dư luận. Người ký đơn, Phó Giám Đốc Sở Nguyễn Thị Thanh Mỹ đã bị cách chức cũng với hai đồng nghiệp khác.
Bão mạng lúc đó dậy sóng vì câu chữ được sử dụng trong công văn được ký ngày 27/3/2020 là “ tình huống phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm COVID có thể tử vong”. UBND thành phố cũng đã ngó mặt mạng xã hội để kỷ luật đồng chí ngay sau đó nhằm dẹp tan dư luận về câu chữ mà có vẻ không quan tâm gì đến nội dung đề xuất về báo phương án hoạt động hoả táng ứng phó với tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Để rồi giờ đây thành phố đông dân nhất phía nam lại phải đau đầu với bài toán ách tắc việc hoả thiêu người tử vong vì COVID, không có phòng lạnh/ kho lạnh để trữ xác khiến xe cứu thương cũng bị kẹt lại.
Ông thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn đã nêu 3 lý do rất khách quan khiến dịch bệnh bùng phát dữ dội ở Sài Gòn, nghe qua đều rất hợp lý: một là do quá tải số lượng bệnh nhân, lần đầu tiên thành phố tiếp nhận một lượng F0 lớn như vậy; hai do đặc tính của chủng Delta vừa lây lan nhanh vừa diễn biến nhanh khiến trở nặng rất nhanh; và ba là do điều kiện chuẩn bị về trang thiết bị và con người tại một số đơn vị chưa thật sự đầy đủ nên người bệnh chưa được chăm sóc, điều trị với những điều kiện tốt nhất.
Ông vẫn lấp liếm, không nhìn nhận thẳng vào vấn đề, nguyên nhân chính đã gây ra thảm cảnh đó. Quá tải bệnh nhân là vì các ông đã cho gom hết F0, F1 vô một chỗ, phong toả bất cứ nơi nào có bệnh nhân kể cả bệnh viện. Từ đó đã có được những mối sỉ F0 lan tràn trong khu cách ly hay khu phong toả.
Các ông đổ cho chủng Delta lây lan nhanh trong khi không có kế hoạch mua vắc xin cho dân từ năm ngoái và tiêm cho dân để hạn chế tử vong. Để cho đến hôm nay mới quáng quàng lập ra một cái “Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin” rồi đi xin xỏ vắc xin của các quốc gia phát triển khác khi dịch đã tràn lan. Việt Nam là quốc gia duy nhất có tăng trưởng kinh tế trong năm rồi, nói cách khác là ăn nên làm ra trong khi các quốc gia khác tăng trưởng âm hay là lụn bại, là toang; thế mà giờ Việt Nam lại ở cái thế đi xin? Việc tiêm chủng cho dân làm ngược với thế giới và khuyến cáo của WHO khi không tiêm chủng cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền cũng đã góp phần không nhỏ nâng cao số người tử vong.
Giờ đây các quốc gia Âu Mỹ đang đối diện với khả năng phải tiêm vắc xin mũi thứ 3 cho dân chúng, thì liệu họ có nhường lại vắc xin cho Việt Nam, bỏ mặc cho dân của họ bị nhiễm bệnh và kinh tế đình trệ hay không? Lúc đó thì tổ ngoại giao vắc xin cũng lại thành tổ thừa ư? Hay là đảng và chính phủ lại vẫn nuôi hi vọng vắc xin Việt Nam sẽ là cứu cánh, loại “vắc xin” của Vingroup vẽ vời hay cùng lắm mua vắc xin của Cuba anh em cũng sẽ giúp cho Việt Nam qua đại dịch, chống chọi được các biến thể vi rút đang biến hoá không ngừng?
Tại sao việc chuẩn bị trang thiết bị và con người tại một số đơn vị lại chưa thật sự đầy đủ? Thiếu tiền? Chủ quan? Nếu không tổ chức đại hộị đảng các cấp rầm rộ tốn kém từ năm ngoái cho đến đầu năm nay, xét nghiệm COVID cho hàng loạt người tham gia đại hội thì tiền đó đã có thể mua được bao nhiêu liều vắc xin, trang thiết bị y tế?
Chính phủ đã có hơn một năm để chuẩn bị để đối phó với dịch bệnh nhưng lại không chuẩn bị gì cả. Thời gian hơn một năm đó, họ đầu tư công sức, tiền bạc để bầu bán, sắp xếp nhân sự đảng, chia ghế cho nhau từ trung ương tới địa phương.
Âu Mỹ với tài lực, vật lực, nhân lực đều hơn hẳn Việt Nam nhiều bậc mà còn xất bất xang bang chống dịch. Cho tới nay họ vẫn chưa thể lấy lại được cuộc sống bình thường, và họ vẫn chưa thể nói đã thắng được đại dịch vì các biến thể vi rút mới.
Vậy thì Việt Nam sẽ ra sao nếu không dám hay không chịu nhìn thẳng vào gốc rễ của vấn đề?
Nói lúc nào cũng dễ hơn làm. Vi rút không nghe mệnh lệnh của đảng, cũng chẳng tuân theo khẩu hiệu của chính phủ. Vi rút chỉ sợ mỗi vắc xin thôi.