Chàng trai 30 tuổi xây ”Nhà của mẹ” với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, ”góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau”

Chàng trai 30 tuổi xây ''Nhà của mẹ'' với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, ''góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau''

“Nhà của mẹ” là một ngôi nhà gần biển, có view cánh đồng lau, được xây dựng trên chính mảnh đất cũ của gia đình. Con trai muốn mẹ được nghỉ ngơi trong chính ngôi nhà của mình để được thoải mái và quây quần cùng gia đình êm ấm.

“Nhà của mẹ” là ngôi nhà do Nguyễn Quang Tâm, 30 tuổi tặng mẹ ở quê nhà, mang dáng dấp của ngôi nhà cũ trước đây gia đình, không gian mở mà an toàn, nhìn ra cánh đồng yên bình, ánh sáng và thiên nhiên chan hoà, có căn bếp lớn, có phòng ngủ ấm cúng. “Nhà của mẹ” xây trên diện tích 150m2 là ngôi nhà mái dốc mang dáng dấp của ngôi nhà cũ trước đây gia đình ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

Chia sẻ về câu chuyện của mình, anh Nguyễn Quang Tâm kể lại:

“Bố mình mắc bệnh hiểm nghèo từ lúc mình 3 tuổi, mẹ mình vừa lo chạy chữa cho bố vừa nuôi mình ăn học. Ngày bố mất, gia đình cũng không còn gì, mọi thứ bán hết để lo chạy chữa cho bố. Để duy trì cuộc sống và hy vọng, mẹ con mình thuê một căn phòng 10m2 ở Hà Nội, mẹ đi làm nhiều việc từ sáng đến tối.

Mình không muốn mẹ phải vất vả thêm nữa, năm 17 tuổi mình vào Sài Gòn, mẹ mình vẫn tiếp tục làm việc ở Hà Nội vì còn phải về quê chăm lo việc gia đình.

Sau 10 năm hai mẹ con sống xa nhau, mình cũng dành dụm kiếm đủ tiền, mình nói với mẹ nghỉ làm, con có thể lo cho mẹ được rồi và đón mẹ vào Sài Gòn. Nhưng mẹ muốn về quê gần chị gần em, gần mộ bố. Mình mua được miếng đất nhìn ra cánh đồng mà mẹ thích. Mình tìm gặp ngay kiến trúc sư ngỏ lời giúp mình hoàn thiện “Nhà của mẹ”.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 1.

Chi phí hoàn thiện ngôi nhà là khoảng 2,5 tỷ, thời gian xây dựng trong 6 tháng. Ngôi nhà là sự kết hợp ăn ý của Quang Tâm và mẹ. “Mình và mẹ tuy không nói ra nhưng khá là hiểu nhau. Mình thích làm mẹ vui nên nhiều khi hay chọc mẹ để mẹ cười. Mình có hỏi mẹ khi quyết định xây nhà cần những gì rồi mình kể lại với KTS. Khi nhận được đề tài, hai em đã phát triển ý tưởng câu chuyện bằng kiến trúc về ‘Nhà của mẹ’”, Quang Tâm chia sẻ.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 2.
Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 3.

Nhà thoáng quá, đầy ánh sáng.

Điểm nhấn của ngôi nhà là mái nhà dốc, mái được đổ bê tông và lát đá. Chống đỡ mái là cột thép được ốp gỗ ngoài trời như thân cây đỡ lấy ngôi nhà. Mình có thể ngồi trên mái nhà hóng gió. Điều mình thích nhất là thiết kế có hướng đi của gió vào và ra như nào để ngôi nhà lúc nào cũng thoáng mát. Nhìn ngôi nhà không gian mở nhưng thực ra thiết kế là một khối liền vẫn đảm bảo được an toàn.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 4.

Phòng khách gần gũi với thiên nhiên, được ngăn cách với bếp bởi một khoảng vườn nhỏ.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 5.

Mảnh vườn nhỏ được rợp bóng mát từ cây bưởi vừa xanh tốt vừa có hương thơm. Ở giữa vườn nhỏ cũng là giếng trời giữa nhà được KTS gợi ý trồng cây bưởi, mẹ của Quang Tâm cũng rất thích. Cây bưởi mang đến sự gần gũi của ngôi nhà Việt. “Cây trong nhà là do mẹ, dì và mình tự trồng. Ở chỗ nắng nhiều thì mình chọn những cây ưa nắng, còn những chỗ nắng gián tiếp mình chọn những cây thích hợp không cần nhiều nắng”, anh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng cây.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 6.

Tông màu chủ đạo của ngôi nhà là nâu trầm cổ điển, rất sạch sẽ và đậm chất Việt Nam. “Phòng ăn nhìn ra được phòng khách, vì mẹ thích ở nhà ở góc nào thì cũng nhìn thấy nhau nhất là những ngày gia đình tụ họp”, Quang Tâm chia sẻ.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 7.

Bồn rửa tay ở phòng ăn rất đặc biệt.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 8.

Hiên nhà có mái che rất mát, gợi nhớ tới hình ảnh của các khu resort.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 9.

Sân trước nhà lát đá và trồng cỏ xen kẽ.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 10.

Điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà là mái nhà dốc, được đổ bê tông và lát đá. Chống đỡ mái là cột thép được ốp gỗ ngoài trời như thân cây đỡ lấy ngôi nhà. Đây cũng là nơi yêu thích của anh Tâm: “Mình có thể ngồi trên mái nhà hóng gió. Điều mình thích nhất là thiết kế có hướng đi của gió vào và ra như nào để ngôi nhà lúc nào cũng thoáng mát. Nhìn ngôi nhà không gian mở nhưng thực ra thiết kế là một khối liền vẫn đảm bảo được an toàn”.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 11.

Những bậc thang nhỏ dẫn ra ban công nhìn ra phía núi là nơi có thể ngắm cảnh rất nên thơ, lãng mạn.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 12.

Phòng ngủ thông thoáng, mở cửa ra là có thể đón gió mát.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 13.

Giường ngủ được thiết kế hình tròn độc, lạ.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 14.

Phòng tắm với trang thiết bị hiện đại như bồn tắm từ bê tông siêu nhẹ, bồn rửa bằng đá… Từ bồn tắm gia chủ có thể ngắm nhìn cánh đồng lau siêu lãng mạn.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 15.
Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 16.

Ngôi nhà quá nên thơ giữa phố biển Hải Phòng.

“Hoàn thiện xong “Nhà của mẹ”, mẹ nói với mình: “Ngôi nhà là ước mơ cả đời của mẹ, không đâu thoải mái bằng nhà mình con à.” Trong ánh mắt của mẹ đã bớt nhiều ưu lo. Mình chỉ mong từ giờ sáng sáng mẹ uống trà tưới cây, chiều chiều mẹ làm bánh và nấu những món mẹ thích”, anh Quang Tâm tâm sự.

Chàng trai 30 tuổi xây Nhà của mẹ với kiến trúc mái đổ đặc biệt: Không gian mở đón gió để luôn thoáng mát, góc nhà nào cũng nhìn thấy nhau - Ảnh 17.

Công trình : Nhà của Mẹ

Địa chỉ: Đồ Sơn – Hải Phòng

Năm hoàn thành: 2020

Thiết kế & thi công: Kiến trúc Nhà của Gió

6 trí tuệ nhân sinh cao thượng của bậc trí giả

Bậc trí giả thông tuệ trong cách đối nhân xử thế, trong cách làm người làm việc, luôn có những đạo lý và cảnh giới cao thượng. Chính vì thế, họ sống một đời ung dung tự tại, tâm không bị quấy nhiễu, thân không bị tai họa.

6 trí tuệ nhân sinh cao thượng của bậc trí giả
(Ảnh minh họa: Gyn9037/Shutterstock, Royalty-free stock photo)
  1. Trí tuệ giữ mình: Đại trí nhược ngu
    Làm người, cảnh giới cao chính là “đại trí nhược ngu”. Người “đại trí nhược ngu” là người có tài trí cao nhưng luôn khiêm tốn, không để lộ tài năng, vẻ ngoài biểu hiện ra giống như một người ngu dốt, nhưng thực ra lại là người có trí tuệ phi phàm. Đó là thể hiện ra công phu và bản lĩnh của bậc quân tử tài trí. Họ không thích khoa trương, không tỏ ra tài trí hơn người, luôn bình dị gần gũi nên được mọi người yêu thích.

Chỉ người không so đo tính toán “được – mất” ở thế gian, luôn dùng tâm đại nhẫn, “tôn người hạ mình” mà thiện đãi tất cả mọi người trong thiên hạ mới đúng là biểu hiện của bậc đại trí tuệ.

  1. Trí tuệ nói chuyện: Không luận bàn khuyết điểm của người
    Trong cuộc sống, khi nhìn người khác không thuận mắt thì đừng vội vã phán đoán, đánh giá mà nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ, dụng tâm hiểu đối phương thêm một chút, tiếp nhận hơn một chút, bạn sẽ thấy thế giới như được mở rộng ra, cảnh giới mà bạn đạt được cũng rộng lớn hơn rất nhiều.

Có đôi khi, cho dù là tận mắt nhìn thấy một sự tình nào đó nhưng chưa hẳn đã chính xác như chúng ta nghĩ. Phàm là việc gì đều phải suy xét, phân tích từ nhiều góc độ, mang tâm lý thận trọng, không để bản thân tạo thành hiểu lầm.

Bậc trí giả lấy lòng bao dung mà thấu hiểu người khác, nên nhìn ai cũng thuận mắt, cũng quý trọng, cũng xót thương. Đây vừa là một loại trí tuệ, cũng vừa là một loại tu hành.

  1. Trí tuệ nhẫn nại: Lấy tĩnh chế động, lấy lui làm tiến
    Xưa nay, bậc anh hùng thực sự đều là người có thể co có thể duỗi. Không ai có thể cả đời đều thuận lợi, cho nên, lúc đắc ý có thể vui vẻ nhưng không được quá cao ngạo, lúc thất ý càng không thể để tinh thần sa sút, cần tích lũy năng lượng, tích lũy điều kiện, chờ đợi thời cơ.

Trong lúc nhẫn chịu, có thể sẽ nếm trải bao dư vị của nhân sinh. Có những việc thấy rõ mà làm như không thấy, tĩnh lặng quan sát, việc ấy tưởng dễ mà không dễ. Nó đòi hỏi một người phải trải qua quá trình tu dưỡng mới có thể thực sự đạt được. Nếu một người biết lấy khổ làm vui, lấy tĩnh chế động, lấy lui làm tiến thì thành công cuối cùng sẽ tới.

Xem thêm: Tắm gội để tẩy tịnh thân thể, tu hành để tẩy tịnh tâm linh

  1. Trí tuệ bao dung: Dĩ hòa vi quý, tha thứ rộng lượng
    Trong sách Luận Ngữ viết: “Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi đạo, tư vi mĩ, tiểu đại do chi”, ý tứ chính là đạo của người làm vua lấy hòa khí đứng đầu, hòa khí là lễ tiết đáng quý nhất, cũng là đức hạnh tốt đẹp nhất, phàm là việc lớn hay việc nhỏ đều thuận theo chuẩn mực này mà làm.

Rất nhiều khi, dĩ hòa vi quý, có thể xem nhẹ mọi chuyện mới là cách xử lý sự tình tốt nhất. Làm người, ngoại trừ những chuyện thương thiên hại lý, có thể tha thứ được cho ai thì nên tha thứ, có thêm một người bạn chính là có thêm một con đường.

Bao dung người khác, cũng là vì mình mà lưu giữ ân tình, cho mình một đường lui. Biển chứa trăm sông, bởi vì bao dung mà trở thành rộng lớn. Người có bao dung thì mưu sự mới dễ thành, cuối cùng đắc được lòng người, thậm chí biến nguy thành an.

  1. Trí tuệ làm người: Nội tâm thông suốt, biểu hiện hồ đồ
    Hồ đồ là một loại tâm thái, cũng là một loại tu hành. Trong mắt Khổng Tử, hồ đồ là “trung dung”, trong mắt Lão Tử, hồ đồ là “vô vi”, còn trong mắt Trang Tử, hồ đồ là “tiêu dao”. Trong lòng hiểu rõ, trên nét mặt lại hồ đồ, đó là một loại cảnh giới làm người cao thượng mà bậc trí giả hướng đến.

Bình thường hồ đồ một chút, cho người khác một khoảng không gian, cũng là cho mình một bầu trời rộng lớn. Nội tâm rõ ràng minh bạch, nhưng phóng tầm mắt ra xa, không nhắm vào khuyết điểm của người, chịu thiệt một chút mà đắc được lại là những điều đẹp đẽ.

  1. Trí tuệ làm việc: Linh hoạt ứng biến, cẩn trọng thong dong
    Đời người vốn vô thường, vạn sự vạn vật luôn luôn biến đổi không ngừng nghỉ, đó cũng là trạng thái bình thường nơi thế gian. Cuộc sống chính là như vậy, thời gian như nước trôi, vạn vật luôn biến chuyển, được mất vô thường, phúc họa đan xen. Vì vậy, linh hoạt ứng biến, thích ứng với sự vô thường mới là trí tuệ, là thái độ đúng nhất.

Chúng ta không nên cố chấp vào được mất, chấp vào sự hoàn hảo, trăng tròn rồi cũng khuyết, vạn vật chuyển hóa, hoa tươi rồi cũng héo, nước đầy rồi cũng tràn. Mọi thứ nên thuận theo tự nhiên, tùy duyên mà sống, tiếp nhận hết thảy những sự tình xảy ra trong cuộc đời mới có thể duy trì được nội tâm bình yên và tĩnh lặng trong thế giới vô thường này.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Sau khi nghi nhiễm Covid-19, triệu chứng thường thấy sớm nhất là gì?

Sau khi nghi nhiễm Covid-19, triệu chứng thường thấy sớm nhất là gì?

Với sự lây lan của đại dịch Covid-19, bất kỳ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không may gặp phải nguồn lây. Đây là những triệu chứng giúp bạn sớm nhận ra mình có thể đã mắc Covid-19.

Triệu chứng sớm của Covid-19 là vấn đề hầu hết mọi người đều quan tâm và nên ghi nhớ để tự theo dõi sức khỏe bản thân được kịp thời nhất.

Theo các tài liệu nghiên cứu gần đây, các triệu chứng phổ biến nhất xuất hiện ở các trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận cụ thể như sau:

Triệu chứng thường gặp:

Sốt

Mất vị giác

Mệt mỏi

Mất khứu giác

Khó thở

Ho

Ho có đờm

Đau và nhức cơ

Sau khi nghi nhiễm Covid-19, triệu chứng thường thấy sớm nhất là gì? - Ảnh 1.

Những triệu chứng Covid-19 phổ biến

Tình trạng nghiêm trọng:

Khó thức dậy

Lú lẫn

Mặt hoặc môi xanh

Ho ra mấu

Đau ngực dai dẳng

Giảm bạch cầu

Suy thận

Sốt cao.

Cách phân biệt dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm và Covid-19

Sau khi nghi nhiễm Covid-19, triệu chứng thường thấy sớm nhất là gì? - Ảnh 2.

Hãy áp dụng các giải pháp phòng chống dịch một cách triệt để nhất có thể.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Từ giã Việt Nam

Thời gian gần đi tôi hay hát một cách hào hứng những câu trong bài Viễn Du của Phạm Duy:

Những điều bạn tôi nói tôi đều biết cả rồi. Có tới mười ba cái HO đi trước tôi đã tới Mỹ và đã phản hồi mọi sự về cho đám ở nhà. Một cuộc sống căng thẳng, làm việc đầu tắt mặt tối, nợ nần suốt đời, thiếu thốn tình cảm. Một người bạn vừa đến đất Mỹ viết thư về cho biết, câu chào đón đầu tiên của anh ta tại phi trường là: “Trời ơi ở bên nhà đang sung sướng như thế, qua đây làm chi cho khổ!” Rồi tin một ông HO đã tự tử vì thất vọng sau mấy tháng đến đất mới. Những lời kể khổ về cuộc sống tại nước Mỹ thì rất nhiều, không những chỉ của những người mới qua giữa lúc kinh tế khó khăn, mà còn từ những người qua đã lâu. Chẳng lẽ cái nước Mỹ nó lại cong cong, người hòng ra khỏi người mong bước vào?

Minh họa: Monica Valls/Unsplash

Nhưng tôi không muốn nghĩ tới những cái đó khi đến phiên tôi, tôi lại sắp lên đường. Dù đi tị nạn (tức là đi xin ở nhờ xứ người vì bị nạn tại xứ mình) thì cũng là một chuyến “ra đi”, tội gì lại không lãng mạn một chút cho nó hả cái tính giang hồ, cho nó bõ những năm tù đày bên trong và cả bên ngoài trại cải tạo. Tôi muốn rên lên một tiếng như cụ cố Hồng và bảo bạn tôi: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”

Tính giang hồ! Nghe khá lạc lõng trong thời buổi này, giống như đem một bộ quần áo thời những năm hai mươi, ba mươi ra phủi bụi rồi diện vào làm thời trang. Đã có thời con người Việt Nam sống trong xã hội khép kín của nền văn minh nông nghiệp và luân lý Khổng Mạnh, lại còn được bao trùm bên ngoài một cái ách thực dân, thời ấy “ra đi” quả là một mời gọi ghê gớm. Nó là nhu cầu phá vỡ cái tổ kén để con sâu thành con bướm có đôi cánh nâng mình lên tới những bầu trời lạ; nó là cảm hứng giải thoát cho bản thân, ý thức và dân tộc; nó là khai thông các ao tù đã ứ đọng lâu ngày. Từ các chuyến “vượt biên” của phong trào Đông Du cho đến Đi Tây của Nhất Linh, từ cuộc đưa tiễn anh khóa của Á Nam Trần Tuấn Khải cho đến các trang tùy bút đầy khinh bạc của chàng đãng tử Nguyễn Tuân, tất cả đều mang nỗi niềm giải thoát ấy. Hai tiếng “ra đi” tự nó mang đầy đủ sức cám dỗ, sự say sưa, và có thể còn đồng nhất với một lý tưởng đẹp.

Đến thế hệ của tôi, lớn lên giữa những năm 50, sự thể đã đổi khác. Đi ra nước ngoài không còn chất kích thích của một thứ trái cấm, trái lại là một chân trời mở rộng công khai cho việc học hành, và không còn là độc quyền của phái nam. Đi có nghĩa là đi du học chứ không còn là “tìm đường cứu nước” một cách thực tiễn hay lãng mạn. Nhà giàu thì con cái đi học tự túc, không có tiền mà học giỏi thì đi học bổng, đi Mỹ, Pháp, Úc, Tây Đức… hằng năm đều có thi tuyển để chọn lựa học sinh ưu tú. Thời ấy những thanh niên có hoài bão sắp đậu tú tài là bắt đầu rạo rực chuyện du học.

Từ đầu thế kỷ người Việt Nam đã có nhu cầu ra đi nhưng âm ỉ đến năm 1975 mới thực sự bùng nổ, như một cái ung nhọt đến lúc vỡ toang. Dân Việt tung tóe khắp năm châu bốn biển. Biến cố lịch sử có vẻ chỉ là cái cớ cho một sự ra đi đã được định trước, được ao ước nuôi dưỡng trong tâm thức dân tộc từ bao đời rồi. Tác giả Con Đường Cái Quan, khi đến Cà Mau thì bảo rằng “đường đi đã tới”, nhưng vội nói thêm: “Người tạm dừng bước chân vui người ơi”. Nhưng câu kết mới là ghê gớm:

Con đường thế giới xa xôi

Trong lòng dân chúng nơi nơi.

Đó há không phải là cái cảm thức tiên tri của người nghệ sĩ hay sao?

Ra đi, kể từ 1975, có nghĩa là đi tìm những vùng đất mới để định cư hầu thoát khỏi sự áp bức trong nước. Thế giới gọi đó là sự tị nạn. Bao nhiêu cuộc di dân lớn trên thế giới từ cổ chí kim đều bắt nguồn từ một nguyên nhân trực tiếp là để thoát một cái nạn nào đấy, thiên nhiên khắc nghiệt, chính trị hà khắc hoặc tôn giáo hẹp hòi, nhưng kết quả là thường mở ra được một trang sử mới cho bộ mặt của Trái đất. Nhìn lại, người ta thấy nguyên nhân trực tiếp của các cuộc ra đi có vẻ chỉ như một cái cớ nhất thời để thực hiện một sự sắp xếp nào đấy lớn lao hơn của một tổng đạo diễn giấu mặt. Giống như trong một đô thị, người dân làm nhà hay mở cửa hiệu chỗ này chỗ kia tưởng như là do ý thích của mình, có khi một cách rất tình cờ, nhưng thật ra là theo một qui hoạch tổng quát người ta đã định ra từ rất lâu trước đó.

Minh họa: Pacific Austin/Unsplash

Tôi thấy sự ra đi của người Việt Nam có tính cách định mệnh hơn là do tình cờ của lịch sử, đi miên man trên đường gian nan, không cưỡng lại được. Ống kính của Walt Disney đã thu được hình ảnh những bầy chuột đông vô số kể tiến về bờ biển, khi đến bờ vực con nọ nối đuôi con kia phóng xuống nước bơi ra khơi không một chút do dự. Khi xem đoạn phim đó, tôi băn khoăn về cái ý muốn lạ lùng của tạo hóa. Bản năng thông thường của sinh vật không cho phép đàn chuột dẫn nhau đi vào cõi chết như vậy, thế thì cái gì thúc đẩy chúng thực hiện cuộc hành trình kỳ lạ đó? Chuột đã quá đông, chúng phải tự hủy để tạo sự cân bằng sinh thái, nhưng tại sao lại đến nông nỗi ấy, chúng đã lấy nhau sinh sản rồi tự tử tập thể, hoàn toàn một cách mù quáng thế ư? Chuyện ấy liệu có ý nghĩa gì?

Xin chịu. Chỉ biết là đến lượt tôi ra đi, tôi cũng có đầy đủ lý do lý trí và tình cảm để rời khỏi xứ sở, như bao người Việt khác đã và đang ra đi. Dĩ nhiên tôi không thấy mình mù quáng như những con chuột kia, nhưng rõ ràng tôi đang ở trong một luồng chảy mà tôi không đủ sức lội ngược lại.

Cho đến khi nghe các nữ nhân viên người Hà Nội đùa cợt với nhau: “Nay ta phải đi làm thuê cho giặc…” thì tôi mới hiểu rằng cái gọi là Sở Ngoại vụ này được chi phối hầu như hoàn toàn, hay ít ra về kinh phí và phương pháp làm việc, bởi người Mỹ. Số người hằng ngày đến đây để chuẩn bị các thủ tục đi nước ngoài đông một cách không ngờ. Các phòng chờ chứa hàng mấy trăm người luôn luôn đầy ắp, từ năm giờ sáng đến bốn giờ chiều: Người ta đến để được người Việt Nam “sơ vấn”, để được người Mỹ phỏng vấn, để đăng ký chuyến bay, có thể thuộc vào diện đoàn tụ, diện con lai hay diện HO (thỉnh thoảng có cả diện… du lịch).

Từng gia đình, từ người già lụm cụm chống gậy đến đứa bé còn bồng trên tay, hết lớp này đến lớp khác lần lượt vào, ra theo tiếng loa gọi, cuồn cuộn, cuồn cuộn, khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh một dòng thác chảy liên tục. Đây là một guồng máy xuất cảng người làm việc một cách qui củ, khi anh đã vào dây chuyền của nó rồi thì biến thành nguyên liệu của máy, vào đầu này thì sẽ được nhả ra đầu kia. “Đầu kia” của tôi là Hoa Kỳ, cụ thể hơn, phi trường John Wayne thuộc quận Cam, California, cho đến khi được bạn bè và người thân dang tay đón tiếp ở cổng phi trường vào lúc 11 giờ sáng ngày 4 tháng Mười Một, 1992, tôi mới thực sự ra khỏi guồng máy.

Nhưng đấy chỉ là một phần của một cỗ máy khổng lồ vận chuyển trên toàn thế giới ngày đêm không nghỉ, cỗ máy của HCR, Cao ủy Tị Nạn. Tuy to lớn cồng kềnh, đây là một cái máy đầy tình người. Ngày xưa Nguyễn Du viết Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, kể ra mười loại chúng sinh đau khổ nhất của xã hội, vẫn không nghĩ ra loại người phải đi tị nạn, đó là loại đau khổ vì bị một chế độ chính trị ức hiếp. Nhưng cụ Tiên Điền chỉ an ủi các hồn đau khổ, tức là những kẻ đau khổ sau khi đã chết, còn tổ chức nhân đạo HCR lại muốn cứu vớt kẻ bị ức hiếp ngay khi họ còn sống. Sống với nhân loại ngày nay, vui lắm chứ!

Các thế hệ tiền bối tìm cách đi nước ngoài là để một ngày kia về sửa sang lại đất nước, nhưng đến tôi, vào thập niên cuối thế kỷ, lại có mục tiêu khác: Đi định cư ở xứ khác để sửa sang lại cuộc đời của chính tôi và gia đình (còn chuyện có nhớ nghĩ gì đến “cố quốc” không thì cứ để đấy, hồi sau phân giải). Chuyện đi của tôi là từ tương quan giữa tôi và phần nhân loại ngoài xứ sở của tôi. Quả đất có vẻ nhỏ bé lại, so với hồi đầu thế kỷ. Người ta quan tâm đến số phận của đồng loại ở đầu này đầu kia quả đất như các thành viên của một gia đình lo cho nhau.

Tai họa của con người gây cho chính mình trong hai cuộc đại chiến thế giới và cuộc cách mạng Cộng sản lớn lao quá đến nỗi đã khiến cho con người biết quí số phận của nhau hơn chăng? Hay tại ngày nay đi lại và thông tin quá nhanh, con người lại đã ra ngoài vũ trụ, nên nhìn cả quả đất như là một loại quê nhà chung, từ đó đối xử với nhau tử tế như anh em một nhà? Tình nhân loại thì con người đã ý thức được từ thời thượng cổ, nhưng thể hiện nó ra trên qui mô hoàn cầu thì phải đến những thập niên cuối của thế kỷ hai mươi.

Trong một chuyến đi như của tôi vừa rồi, sao cứ thấy khía cạnh chính trị hay quyền lợi vật chất, mà không nhìn vào bản chất của nó, điều quan trọng nhất, là tính chất nhân đạo. Triết lý căn bản của một hành động lớn lao có qui mô hoàn cầu như thế có thể hiểu cách nào khác hơn là CỨU KHỔ CỨU NẠN, điều ước ao của biết bao bậc hiền triết, hệ thống triết học, tôn giáo, và gần gũi hơn, của biết bao tấm lòng thương người của cả loài người từ xưa đến nay. Hãy vui khi điều thiện được thực hiện. Bản thân tôi cảm nhận đầy đủ nguồn vui ấy.

Có thể có người sẽ mỉm cười lắc đầu thương hại, cho là tôi quá tình cảm và thiếu thực tế, như lời anh bạn ở Sàigòn ở đầu bài viết này. Có thể như thế lắm, nhưng có khi thế lại hơn, vì trong trạng thái ấy tôi dễ dàng cảm nhận được niềm vui khi thấy được ánh sáng của cái Thiện, giữa vô vàn cái ác. Và vẫn hy vọng thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới, tại sao không?

Irvine, ngày 12 tháng 12, 1992

(Bài viết này đã in trong cuốn sách đầu tiên của tác giả, Hà Nội Trong Mắt Tôi, do Thế Kỷ xuất bản năm 1994)

Đúng 100 năm trước, thế giới đang đối đầu với một đại dịch tệ hại nhưng người đàn ông này không chỉ chiến thắng nó mà còn trở thành Tổng thống Mỹ

Một thế kỷ trước, vào tháng 8 năm 1921, chính trị gia Franklin D. Roosevelt, người sau này trở thành tổng thống thứ 32 của Mỹ, đã bị mắc chứng bệnh bại liệt mà không có vaccine hay thuốc chữa vào thời điểm đó.

Vào sáng ngày 11/8/1921, Franklin D. Roosevelt đã phải gắng gượng rời khỏi giường ở căn nhà nghỉ mát trên đảo Campobello, ngoài khơi bờ biển Maine.

Ngay hôm trước, ông đã cảm thấy ốm yếu. Sau nhiều giờ bơi lội và chèo thuyền, chân của ông bắt đầu đau nhức. Hôm sau, tình trạng của ông trở nên xấu đi. Ông bị sốt gần 39 độ C và đã quỵ ngã khi cố gắng băng qua đại sảnh.

Nhà sử học Hugh Gregory Gallagher đã viết rằng khoảnh khắc đó là bước ngoặt lịch sử của nước Mỹ, và mở đầu cho biến cố trọng tâm trong cuộc đời của một trong những tổng thống vĩ đại nhất đất nước.

Đại dịch bại liệt hoành hành nước Mỹ

Vào buổi sáng tháng 8 của tròn 100 năm trước, Franklin D. Roosevelt đã trải qua những triệu chứng đầu tiên của bệnh bại liệt.

Khi ấy, ông mới 39 tuổi và căn bệnh ấy đã khiến ông phải gắn liền với chiếc xe lăn trong phần lớn thời gian còn lại của cuộc đời.

Vào thời điểm đó, bệnh bại liệt còn được gọi là bệnh bại liệt ở trẻ sơ sinh lây nhiễm phần lớn ở các trẻ em. Theo Viện Y tế Quốc gia, một loại virus truyền nhiễm đã gây ra căn bệnh này, khiến bệnh nhân bị bại liệt nghiêm trọng và tử vong.

Virus lây lan qua đường miệng, thậm chí xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Chúng phá hủy các tế bào thần kinh vận động và gây liệt tứ chi. Những người sống sót thì phải đeo nẹp chân bằng kim loại rất đau đớn. Sau hơn 30 năm, người ta mới điều chế được vắc xin chống lại virus này.

Cách thời điểm Roosevelt ngã bệnh không lâu, vào năm 1916, đại dịch bại liệt đã gieo rắc nỗi kinh hoàng ở Mỹ. Ở Bờ Đông, đã có 27.000 người nhiễm bệnh. Tại New York, bệnh dịch còn tồi tệ hơn với 19.000 ca nhiễm, gần 2.500 ca tử vong.

Hàng chục nghìn con trẻ của những gia đình có điều kiện đã được gửi đi khỏi thành phố để tránh bị nhiễm bệnh. Vệ binh được bố trí để ngăn chặn những người dân New York chạy trốn. Năm đó, Franklin D. Roosevelt đang giữ chức vụ trợ tá Bộ trưởng Hải quân và rời khỏi Washington cho chuyến đi công tác.

Nhận thấy tình hình bệnh dịch căng thẳng ở khắp nơi, ông đã mượn chiếc du thuyền để chở vợ và con về quê ở Hyde Park. Năm đó, gia đình Roosevelts thoát khỏi bệnh bại liệt.

Đúng 100 năm trước, thế giới đang đối đầu với một đại dịch tệ hại nhưng người đàn ông này không chỉ chiến thắng nó mà còn trở thành Tổng thống Mỹ - Ảnh 1.

Franklin D. Roosevelt cùng phu nhân và 6 người con.

Năm năm sau, tức năm 1921, dịch bệnh đã thuyên giảm nhưng virus thì vẫn ẩn nấp. Vào ngày 27/7, Roosevelt cùng phái đoàn đến thăm trại hướng đạo sinh thành phố New York.

Theo nhà sử học Geoffrey C. Ward, người viết lại tiểu sử của Roosevelt, ông có thể đã bị nhiễm bệnh trong chuyến thăm đó. Hai tuần sau, những triệu chứng bệnh đã xuất hiện.

Các bác sĩ đã được gọi đến. Một người cho rằng ông bị cảm nặng. Một người khác nghĩ rằng ông có một cục máu đông. Cho đến khi bác sĩ hàng đầu về bệnh bại liệt, Robert Williamson Lovett đến kiểm tra, bác sĩ đã xác nhận ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Tương lai tương sáng của chính trị gia trẻ tuổi bỗng chốc trở nên u ám.

Đúng 100 năm trước, thế giới đang đối đầu với một đại dịch tệ hại nhưng người đàn ông này không chỉ chiến thắng nó mà còn trở thành Tổng thống Mỹ - Ảnh 2.

Các hướng đạo sinh đứng quanh tổng thống Franklin D. Roosevelt khi ông gửi lời chào đến toàn thể các hướng đạo sinh nước Mỹ từ Nhà Trắng ngày 21/8/1935.

Từ một người tưởng chừng bại liệt vĩnh viễn đến Tổng thống vĩ đại của Mỹ

Tám năm sau, trong một ngày trời đầy gió, một cậu thiếu niên tên Philip Hamburger, đã đến xem buổi phát biểu của tân thống đốc tiểu bang New York. Vị chính trị gia đảng Dân chủ này đã chiến trước hàng loạt đối thủ đảng Cộng hòa.

Vị chính trị gia này đã dành hàng năm trời để vượt qua những trở ngại lớn về thể lý. Ông ấy đã chiến đấu để trở lại chính trường. Ông ấy đã có chiến dịch không ngừng nghỉ, thực hiện 7 buổi phát biểu ở 7 thị trấn khác nhau trong một ngày.

Và người đàn ông đó không ai khác chính là Franklin Roosevelt. Trong những năm sau này, ông được bầu làm tổng thống tới 4 nhiệm kỳ, dẫn dắt đất nước qua biến động kinh tế, thay đổi chính trị và chiến tranh thế giới. Và cuối cùng, ông qua đời vào năm 1945.

Nhưng tất cả những gì in đậm trong ký ức của cậu thanh niên Hamburger năm nào là cách mà Roosevelt tự mình bước qua đám đông sau bài phát biểu. Ông đeo nẹp chân và đi bằng hai nạng một cách khó khăn. Đám đông như thể bị thôi miên, họ đứng lặng nhìn theo vị chính trị gia đầy kiên cường ấy cho đến khi chiếc limousine chở ông và phu nhân rời đi.

Đúng 100 năm trước, thế giới đang đối đầu với một đại dịch tệ hại nhưng người đàn ông này không chỉ chiến thắng nó mà còn trở thành Tổng thống Mỹ - Ảnh 3.

Bức ảnh hiếm hoi ghi lại hình ảnh Franklin D. Roosevelt ngồi xe lăn. Ông luôn cố gắng xuất hiện trước công chúng với tư thế đứng thẳng.

Mặc dù bị chẩn đoán bại liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống, Tổng thống Franklin D. Roosevelt không chấp nhận điều đó. Ông đã tập đi lại với thanh sắt nẹp vào hông và chân. Ông luôn cố gắng xuất hiện trước công chúng với tư thế đứng thẳng. Ông đã làm việc chăm chỉ để quên đi những khiếm khuyết vì bệnh tật của mình. Tuy nhiên, người ta vẫn nhớ về ông với những khiếm khuyết ấy để ngưỡng mộ ý chí của ông.

Paul Sparrow, giám đốc Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Franklin D. Roosevelt, ở Hyde Park, New York, cho biết: “Tôi nghĩ rằng bệnh bại liệt đã thay đổi Franklin D. Roosevelt. Tôi nghĩ rằng bệnh bại liệt đã thay đổi nước Mỹ. Và tôi nghĩ cách ông ấy chiến đấu với bệnh bại liệt đã thay đổi thế giới”.

Tham khảo: Washington Post