TRUNG QUỐCVới kiến trúc độc đáo tạo không gian huyền ảo vô cực như mê cung, Dujiangyan Zhongshuge là một điểm đến ấn tượng ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.
Dujiangyan Zhongshuge nằm ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, không chỉ là một hiệu sách mà còn là điểm đến thu hút nhiều du khách nhờ kiến trúc độc đáo như mê cung. Khi bước vào hiệu sách bạn sẽ lập tức bị choáng ngợp vì số sách khổng lồ cũng như không gian lung linh bên trong.
Hiệu sách rộng gần 1.000 m2 do kiến trúc sư Li Xiang thiết kế, với cảm hứng từ Dự án Bảo tồn nguồn nước Dujiangyan của Thành Đô. Đó là một công trình cổ được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2000.
Từ các tầng, cầu thang xoắn ốc, các kệ sách cao vút, hệ thống đèn chiếu sáng… đều được kết nối bởi trần nhà tráng gương và sàn gạch đen lấp lánh. Tất cả kết hợp hài hòa và biến hiệu sách thành không gian giống như thiên đường vô cực.
Du khách khi đi bộ khám phá hiệu sách như mê cung này sẽ thấy các khu vực có những chức năng riêng. Trong khi tầng 1 gồm có một tiệm cà phê và khu đọc sách cho trẻ em với những chiếc gối nhiều màu sắc, tầng 2 là nơi bố trí nhiều giá sách hơn cùng các chỗ ngồi cho khách đọc sách, làm việc hoặc gặp gỡ bạn bè.
Khi bước lên cầu thang, những giá sách bên cạnh dễ tiếp cận hơn, số sách hiện tại mà khách có thể lấy đọc, mua là 80.000 cuốn thuộc nhiều thể loại khác nhau. Ở những giá cao nhất chủ yếu bày đồ trang trí có hình dạng như sách để tạo cảm giác không gian ngập tràn sách.
“Dù ghé cả buổi chiều hay chỉ thoáng lướt qua bạn vẫn có thể nhận ra Dujiangyan Zhongshuge là nơi đem tới cho bạn không gian đẹp tạo điều kiện cho bạn khơi nguồn cảm hứng và sáng tạo”, kiến trúc sư Li Xiang chia sẻ.
Ở tuổi 13, Louis Vuitton đã đưa ra quyết định không chỉ thay đổi cuộc đời ông mà còn đặt nền tảng cho một đế chế thời trang lớn mạnh kéo dài suốt 200 năm. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật của Louis Vuitton, nhiều giai thoại lần đầu tiên được hé lộ để tưởng nhớ về một huyền thoại bất diệt.
Bước chân phiên lưu khởi nguồn cho một huyền thoại
Louis Vuitton sinh năm 1821 tại làng Anchay nằm giữa những rặng núi và cánh rừng vùng Jura gần biên giới Thụy Sĩ, trong một gia đình làm nông và làm mộc. Năm 13 tuổi, Louis đã rời nhà để tìm kiếm con đường lập nghiệp. Quyết định này không chỉ thay đổi cuộc đời ông mà còn tạo nên một di sản thời trang thế giới. Chuyến du hành của chàng trai trẻ tuổi năm ấy vẫn kéo dài mãi đến hôm nay.
Chân dung thời trẻ của Louis Vuitton được vẽ bởi nghệ sĩ Yan Pei Ming.
Hành trình của Louis Vuitton bắt đầu khi ông lần đầu tiên đặt chân đến kinh đô ánh sáng hoa lệ vào năm 1837. Tại đây, ông được nhận làm thợ học việc tại xưởng gia công hộp gỗ và đóng gói hành lý Monsieur Maréchal. Ông nhanh chóng trở thành thợ giỏi nhất xưởng, nổi danh khắp Paris nhờ những thiết kế độc đáo, ấn tượng. Nhờ tài năng vượt trội của mình, Louis Vuitton được nữ hoàng Eugénie de Montijo trọng dụng. Kể từ năm 1853, nữ hoàng phong cho ông là người đóng rương độc quyền của mình.
Louis Vuitton bắt đầu đế chế thời trang xa xỉ, cao cấp bậc nhất thế giới từ những chiếc rương độc đáo.
Tên tuổi Louis Vuitton sau đó nhanh chóng nổi tiếng trong giới thượng lưu và tầng lớp quý tộc lúc bấy giờ. Đó cũng chính là bệ phóng cho những thành công tiếp theo của nghệ nhân nức tiếng thành Paris.
Năm 1854, Louis Vuitton mở cửa hàng và xưởng chế tác đầu tiên nằm trên con đường Neuve-des-Capucines, Paris. Đến năm 1858, Louis Vuitton một lần nữa gặt hái thành công vượt bậc khi cho ra đời mẫu rương phẳng hình chữ nhật với kiểu dáng vô cùng gọn nhẹ, tiết kiệm không gian, dễ mang theo, đặc biệt chống nước và chống mùi tốt. Những chiếc rương bọc canvas phủ sơn dầu này nhẹ và kín đến khó tin, thậm chí có thể nổi trên mặt nước. Mẫu rương này ngay sau đó trở nên phổ biến với giới thượng lưu, tầng lớp tinh hoa trong những chuyến du hành của họ.
Một trong những thiết kế ấn tượng nhất của Louis Vuitton phải kể đến đó là chiếc giường xếp đựng trong rương do nhà thám hiểm Pierre Savorgnan de Brazza đặt hàng riêng để sử dụng cho chuyến thám hiểm Congo. Những sáng tạo trong các thiết kế rương của Louis Vuitton vẫn tiếp tục được kế thừa và phát huy bởi các thế hệ hậu bối. Nhiều thiết kế rương bespoke được phát triển sau này như: rương đựng giày sneakers, ván trượt, rương cất nữ trang, đồng hồ, rương cắm hoa,… vẫn luôn được giới mộ điệu trên toàn thế giới khao khát sở hữu.
Những mẫu thiết kế rương hiện đại của Louis Vuitton luôn dẫn đầu xuhướng thời đại.
Năm 1859, Louis Vuitton mở thêm xưởng gia công mới tại làng Asnières ven bờ sông Seine phía bắc Paris. Gần hai thế kỷ trôi qua, phân xưởng này vẫn hoạt động đêm ngày để cho ra đời những chế tác bespoke đặc biệt, tiếp tục mang đến những thiết kế độc đáo, mới lạ, đậm chất nghệ thuật đỉnh cao.
Kế thừa những di sản huyền thoại và không ngừng đột phá, sáng tạo
Vào khoảng thế kỉ XIX, với khát khao mang thương hiệu vươn tầm thế giới, Louis Vuitton đã mở rộng sang lĩnh vực sản xuất túi da với những mẫu thiết kế độc đáo, nhanh chóng làm mưa làm gió trên thị trường. Năm 1885, cửa hàng Louis Vuitton lần đầu tiên xuất hiện trên con đường Oxford nổi danh tại thành phố London.
Những tác phẩm mang thương hiệu Louis Vuitton đã không ngừng biến hóa nhờ nghệ thuật chế tác bậc thầy và tầm nhìn vượt thời đại của người sáng lập. Năm 1892, Louis Vuitton qua đời, nhưng không thể phủ nhận rằng di sản của ông mãi đến tận bây giờ vẫn luôn được kế thừa trọn vẹn những giá trị nghệ thuật, phong cách sống và tinh thần bất diệt của Louis Vuitton. Mẫu túi Petite Malle – một trong những thiết kế luôn được giới mộ điệu toàn cầu săn đón chính là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng từ chiếc rương huyền thoại của Louis Vuitton cùng sự sáng tạo và kỹ nghệ chế tác điêu luyện.
Petite Malle – thiết kế mang dấu ấn biểu tượng của Louis Vuitton.
Năm 1896, George Vuitton, con trai của Louis Vuitton đã thiết kế nên họa tiết monogram hoa bốn cánh nổi danh. Đồng thời ông cũng là người phát minh ra ổ khóa chống trộm trên mỗi chiếc rương với chìa khóa đánh số đi kèm chỉ bốn năm sau đó. Cả hai phát minh này vẫn được sử dụng đến ngày hôm nay.
Trải qua tròn hai thế kỉ, Louis Vuitton vẫn là thương hiệu luôn được đón nhận cuồng nhiệt trên toàn thế giới và trở thành một biểu tượng cho sự đẳng cấp, sang trọng trong giới thượng lưu. Hành trình của đế chế thời trang lẫy lừng này vẫn đang tiếp tục tạo nên những thành tựu mới, viết thêm những trang sử đầy tự hào về một huyền thoại vượt thời gian của ngành thời trang thế giới.
Những đặc điểm mới của biến thể Delta đã khiến cuộc chạy đua chống lại Covid-19 trên toàn cầu trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn.
Biến thể virus Delta tấn công Trung Quốc bất ngờ thế nào?
Tại Trung Quốc, biến thể virus Delta đã vượt qua các “bức tường lửa” để len lỏi và bùng phát tại nước này khiến cho chính quyền không kịp trở tay.
Chiều 3/8, tỉnh Giang Tô tổ chức họp báo về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trước tình hình diễn biến phức tạp.
Ông Zhou Minghao, Phó Giám đốc Ủy ban Y tế tỉnh Giang Tô, TQ đã thông báo về tình hình dịch bệnh mới nhất. Tính đến 24 giờ ngày 2 tháng 8, tỉnh Giang Tô đã báo cáo tổng cộng 327 trường hợp được xác nhận tại Sân bay Quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh và các vấn đề dịch bệnh liên quan.
Vào ngày 27/7 trước đó, Ông Ding Jie, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Kinh báo cáo rằng, đánh giá từ các trường hợp đã xác nhận nhiễm Covid-19, chủng virus hiện tại gây ra dịch Nam Kinh chính là biến thể Delta.
Vào ngày 3 tháng 8, Ông Li Tao, Phó tổng thư ký của chính quyền thành phố Vũ Hán, thông báo rằng việc xét nghiệm axit nucleic cho tất cả các nhân viên sẽ được triển khai nhanh chóng. Một đội y tế hơn 200 người do bệnh viện Tongji tổ chức đã thu thập 7.010 mẫu axit nucleic tại cộng đồng ở Vũ Hán.
Đây là đợt dịch nội địa thứ hai do biến thể Delta gây ra. Trong đợt dịch vừa qua tại Quảng Châu, thành phố này đã ghi nhận tổng số 153 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 146 trường hợp được xác nhận và 7 trường hợp không có triệu chứng, bắt đầu từ ngày 21/5.
Một tháng sau khi dịch bệnh ở Quảng Châu lắng xuống, vào ngày 20 tháng 7, Nam Kinh thông báo rằng 9 trường hợp dương tính đã được phát hiện tại sân bay Lộc Khẩu. Kể từ đó, các trường hợp dương tính đã được báo cáo ở nhiều nơi.
Tính đến ngày 3/8, theo thống kê chưa đầy đủ của tờ Thời báo Sức khỏe, chỉ trong nửa tháng, đã có tổng cộng 16 tỉnh báo cáo các trường hợp mới được xác nhận.
Trong số đó, những nơi đã đưa ra kết quả giải trình tự gen của các mẫu dương tính, và đã xác nhận hoặc xác nhận sơ bộ rằng chủng vi khuẩn được xác nhận tại địa phương là biến thể Delta.
9 điều cần biết về biến thể Delta
1, Dòng virus biến thể Delta được phát hiện đầu tiên ở đâu?
Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 10 năm 2020. Chủng đột biến này được WHO đặt tên là B.1.617 và được đặt tên với chữ cái Hy Lạp là δ (Delta) vào ngày 31 tháng 5 năm nay.
2, Mức độ ảnh hưởng của Virus Delta trên phạm vi toàn cầu?
Tổ chức Y tế Thế giới ngày 28/7 cho biết virus biến thể Delta đã lây lan đến 132 quốc gia và khu vực. Biến thể Delta gây ra các ca nhiễm trùng nghiêm trọng nhất ở Vương quốc Anh và Ấn Độ. Gần 90% các trường hợp mới được xác nhận ở hai quốc gia này là do Delta gây ra.
3, Biến thể Delta trở thành chủng đột biến mạnh nhất như thế nào?
Tại cuộc họp báo thường kỳ của WHO về bệnh Covid-19 được tổ chức vào ngày 16 tháng 4 năm nay, Maria Van Kokhoff, giám đốc kỹ thuật của dự án khẩn cấp y tế của WHO, nói rằng virus “đột biến kép” được tìm thấy ở Ấn Độ mang đột biến E484Q và L452R.
Đặc điểm này làm cho chủng đột biến Delta có đặc điểm lây truyền mạnh, thời gian ủ bệnh ngắn, tải lượng virus cao, bệnh phát triển nhanh, tỷ lệ bệnh nặng cao, có hiện tượng “trốn thoát” miễn dịch.
Tạp chí Nature của Mỹ dẫn một nghiên cứu từ Trung Quốc ngày 27/7 cho biết “nồng độ của các hạt virus trong cơ thể người bị nhiễm virus Delta cao gấp khoảng 1.000 lần so với chủng virus mới ban đầu”.
4, Các triệu chứng sau khi bị nhiễm biến thể Delta là gì?javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3308);}else{parent.admSspPageRg.draw(3308);}
Các triệu chứng không điển hình trở thành ấn tượng đầu tiên về chủng Delta xuất hiện ở các nhân viên y tế.
Theo ông Qiu Haibo, một chuyên gia từ Nhóm công tác Giang Tô về Cơ chế Phòng ngừa và Kiểm soát chung của Quốc vụ viện Trung Quốc, Phó hiệu trưởng Đại học Đông Nam, TQ và là một chuyên gia về y học chăm sóc nguy kịch cho biết rằng, không giống như các triệu chứng ban đầu là sốt và không có nước mũi, sau khi bị nhiễm biến thể Delta, các triệu chứng ban đầu có thể chỉ biểu hiện như mệt mỏi, hoặc khó tiêu, hoặc đau cơ nhẹ. Vì vậy, có nghĩa là các triệu chứng của biến thể Delta rất không điển hình”.
Các báo cáo phân tích cho thấy nhiều trường hợp bị sổ mũi, đỏ mắt, tiêu chảy và đau bụng trước khi chẩn đoán nhiễm Covid-19, họ đã mua thuốc uống để điều trị.
5, Phương thức lây truyền của biến thể Delta có thay đổi không?
Chuyên gia Feng Zijian, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, đã phát biểu tại một cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh và tiêm chủng do Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát chung của Quốc vụ viện TQ tổ chức vào ngày 31 tháng 7 rằng phương thức lây truyền của biến thể Delta không thay đổi, và nó vẫn “bay” qua đường hô hấp, truyền qua nước bọt/chất tiết, tiếp xúc với chất ô nhiễm chứa virus, truyền qua không khí chứa virus hoặc qua sol khí chứa virus.
Đặc biệt là ở trong nhà, không gian nhỏ và thông gió kém, nếu người bệnh ho, hắt hơi sẽ hình thành các hạt bài tiết đường hô hấp rất nhỏ, bay lơ lửng trong không khí, người khác hít phải có thể gây lây nhiễm.
Thậm chí khi người bệnh thải virus ra không khí, sau khi họ rời khỏi không gian này, trong một thời gian nhất định vẫn sẽ có virus trong không khí, người khác tiếp xúc với môi trường không khí đó sẽ bị virus xâm nhập vào và bị nhiễm bệnh.
6, Biến thể Delta thích môi trường nào nhất?
Môi trường trong nhà kín là nguồn lây truyền virus chính. Trong những chuỗi lây truyền ở Trung Quốc được ghi nhận cho đến hiện tại đều có đặc điểm này.
Viện sĩ Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) đã nhấn mạnh nhắc nhở trong bài phát biểu của ông về “Tình trạng hiện tại và nhận định về dịch bệnh Covid-19” ở Quảng Châu rằng vì chủng Delta có lượng virus cao và khí thở ra có độc tính cao, bạn phải đeo khẩu trang ở những nơi có số lượng người đông và thông gió kém.
7, Biến thể Delta sẽ lại đột biến tiếp nữa hay không?
Theo một bài báo đăng trên trang web của tờ India Today vào tháng 6, biến thể Delta tiếp tục biến đổi thành biến thể Delta Plus (Delta +) hoặc “AY.1”.
Biến thể Delta Plus tương tự như chủng Delta ban đầu, nó được hình thành do đột biến của protein đột biến trong biến thể Delta. Đột biến mới này được đặt tên là “K417N”, giúp virus xâm nhập và lây nhiễm sang tế bào người.
Kênh Kinh doanh và Tin tức Tiêu dùng Hoa Kỳ (CNBC) ngày 24/6 đưa tin, biến thể Delta Plus có 3 đặc điểm đáng lo ngại: tăng khả năng lây nhiễm, gắn kết mạnh hơn với các thụ thể tế bào phổi, và có thể giảm phản ứng kháng thể với tế bào nhân bản.
Theo Hãng thông tấn Yonhap, cơ quan phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc ngày 3/8 thông báo rằng ca bệnh đầu tiên được xác nhận là Delta Plus đã được tìm thấy ở nước này. Trong hai trường hợp, một bệnh nhân là nam giới 40 tuổi, không có tiền sử đi du lịch nước ngoài, bệnh nhân còn lại là người nước ngoài nhập cảnh.
Theo Hãng thông tấn Yonhap, Delta Plus là một chủng đột biến được hình thành do đột biến thêm của chủng đột biến Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ. Nó có khả năng lây nhiễm cao hơn Delta.
8, Biến thể Delta có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin Covid-19 không?
Một bài báo đăng trực tuyến trên “Tuần báo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (bản tiếng Anh)” vào ngày 12 tháng 6 đã phân tích tác động của việc tiêm chủng đối với các trường hợp bị nhiễm Covid-19 biến thể Delta.
Tờ báo tiết lộ rằng trong số ba trường hợp nhiễm biến thể Delta được xác nhận, hai trường hợp đã được tiêm phòng trước đó và một trường hợp chưa được tiêm phòng.
So với các trường hợp chưa tiêm vắc xin, các trường hợp đã tiêm vắc xin có 3 đặc điểm: thời gian từ khi chẩn đoán đến khi sản sinh kháng thể dương tính ngắn, giá trị CT cao, thời gian nằm viện ngắn.
9, Vắc xin Trung Quốc có hiệu quả chống lại đột biến Delta không?
“Hiệu quả và rất an toàn.” Vào ngày 31 tháng 7, Viện sĩ Chung Nam Sơn đã trả lời rõ ràng trong bài phát biểu của mình về “Tình hình hiện tại và nhận định của dịch bệnh Covid-19”. Theo ông, dựa trên nghiên cứu về sự bùng phát của biến thể Delta ở Quảng Châu vào tháng 5 năm nay, kết quả đã chứng minh rằng vắc xin nội địa Trung Quốc có khả năng bảo vệ.
Thống kê sơ bộ của nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin đối với các trường hợp nặng là 100%, và tác dụng bảo vệ đối với các trường hợp trung bình, nhẹ và không có triệu chứng lần lượt là 76,9%, 67,2% và 63,2%. Kết quả nghiên cứu liên quan về thông tin này ông Sơn nói rằng sẽ được công bố sau.
Báo Pháp France24 đăng tin rằng chính phủ Việt Nam “xin” công chúng đóng góp tiền cho quỹ vắc-xin COVID-19, 8/6/2021.
Vaccine ngừa COVID-19 đã cũng như đang tạo một trận bão dư luận khác tại Việt Nam. Cách phân bổ, sử dụng vacccine ngừa COVID-19 không chỉ cho thấy sự bất trí, bất minh, bất lực của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mà còn là nguyên nhân gây hoang mang, kích động, chia rẽ xã hội.
***
Đợt dịch COVID-19 thứ tư bùng lên tại Việt Nam từ hạ tuần tháng tư và kéo dài cho đến nay đã chứng minh, Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam từng vỗ ngực tự hào vì làm cả thế giới phấn khích, thán phục là bất trí.
Khi các hệ thống này nhận ra vaccine là giải pháp duy nhất để cầm cự với đại dịch, giữ cho kinh tế không tuôt xuống đáy, xã hội không rơi vào tình trạng hỗn loạn, dân chúng hoang mang, bất bình thì đã trễ. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch lan rộng trên toàn cầu, vaccine là thứ không phải cứ hỏi mua là sẽ có.
Dẫu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thẹn khi hối hả kêu gọi dân chúng góp tiền mua vaccine bởi đã dốc hết túi tổ chức Đại hội đảng 13, tổ chức bầu cử toàn quốc, song chuyện phải đem hơn 5.500 tỉ trong số hơn 8.000 tỉ quyên được gửi ngân hàng chính là minh họa thêm cho bất trí (1).
***
Từ lúc nhận ra vai trò của vaccine, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam vốn tự mặc định cho mình quyền “ăn trên, ngồi chốc” tại Việt Nam đã lẻn lên hàng đầu để nhận vaccine ngừa COVID-19. Tháng 2/2021, Bộ Y tế Việt Nam xác định 11 nhóm đối tượng được ưu tiên chích vaccine ngừa COVID-19 (2) nhưng trung tuần tháng 7, khi còn rất nhiều nhân viên y tế (đứng hàng đầu trong 11 nhóm ưu tiên chích vaccine ngừa COVID-19) vẫn chưa được chích ngừa COVID-19, thậm chí nhân viên y tế làm việc trong các cơ sở y tế tư nhân bị từ chối cho chích vaccine ngừa COVID-19, Phó Văn phòng Quốc hội Việt Nam phát hành văn bản, hối thúc chính quyền các tỉnh, thành phố phải hoàn tất việc chích vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả Đại biểu Quốc hội khóa 15 và thành viên phục vụ trong ngày 15 tháng 7 để những cá nhân này có thể tham gia kỳ họp đầu tiên (3).
Ngoài chuyện vài viên chức hữu trách vô tình tiết lộ, hệ thống y tế đã lẳng lặng chích vaccine ngừa COVID-19 cho… cán bộ cấp cao (4), người sử dụng mạng xã hội đã chuyền cho nhau xem nhiều văn bản cho thấy, lãnh đạo, cựu lãnh đạo, cán bộ, kể cả cán bộ hưu trí của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh tới huyện được ưu tiên chích vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, Moderna – những loại vaccine mà nhiều người Việt vẫn tin là tốt nhất, tỉ lệ hiệu quả cao nhất (5)! Sự bất minh trong phân bổ, sử dụng vaccine không chỉ chừng đó, vaccine còn trở thành vật phẩm để… cho mượn (6) hay để hỗ trợ một số tập đoàn, công ty tư nhân (7)…
Khác với thiên hạ, tại Việt Nam, vaccine ngừa COVID-19 không phải là phương tiện bảo vệ sinh mạng những đồng loại đang bị đại dịch đe dọa. Vaccine cũng chỉ là một loại lợi ích như công quỹ để hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chia chác và dùng đủ mọi cách để có thể giành được nhiều hơn.
Nhiều người sững sỡ khi ông Vũ Đức Đam… tha thiết đề nghị Bộ Y tế, các tỉnh, thành nhường một phần vaccine để TP.HCM tiêm trước cho người dân nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng, cứu được nhiều người hơn (8). Trong tình trạng “nước sôi, lửa bỏng”, Phó Thủ tướng, đảm trách vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của quốc gia chỉ có thể… tha thiết đề nghị như thế thì còn có gì để bàn về năng lực quản trị, điều hành của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam?
***
Cuối tuần vừa qua, trận bão dư luận về vaccine tăng cường độ khi Hà Nội triển khai kế hoạch chích ngừa đại trà với ba loại vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer, Moderna, AstraZeneca (9), trong khi TP.HCM cũng triển khai kế hoạch tương tự với vaccine Sinopharm của Trung Quốc.
Trong khi công chúng chuyển cho nhau xem những văn bản mà theo đó, người của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – nơi tài trợ vaccine do Sinopharm sản xuất – được chích ngừa bằng AstraZeneca, Pfizer (10), chứ không nhận Sinopharm thì một số viên chức hữu trách giải thích đó là điều bình thường bởi người của Vạn Thịnh Phát tham gia xây dựng ba bệnh viện dã chiến trong tình trạng khẩn cấp nên có vaccine loại nào thì dùng loại đó. Sắp tới, ngành y tế sẽ dùng Sinopharm để chích cho người của Vạn Thịnh Phát (11)…
Không phải tự nhiên mà người sử dụng mạng xã hội sáng tạo lời mới cho bài vè nổi tiếng một thời (12): Pfizer là của vua quan. Moderna của trung gian, nịnh thần. Astra là của thương nhân. Sinovac của… nhân dân anh hùng (13)! Nhiều người đã đáp lại lời kêu gọi: Đừng kén chọn vaccine để bảo vệ tính mạng của mình và bảo vệ cộng đồng – của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền bằng cách cùng nhau nhắn nhau hay chia sẻ tuyên bố, đại ý: Hãy theo sự sáng suốt và tài tình của lãnh đạo đảng CSVN. Thấy họ chích vaccine gì thì mình chích loại đó, không nghe bọn mất dạy hay thế lực thù địch, thân địch nào xúi giục hết. Khỏi sợ thiệt mạng, khỏi sợ ai lừa đảo (14).
Không phải các thế lực thù địch, phản động, chính cách quản trị, điều hành của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam trong đại dịch, cách phân bổ, sử dụng vaccine ngừa COVID-19 gây ra hoang mang, kích động dân chúng, thậm chí gây nghi kỵ, chia rẽ trầm trọng giữa các vùng, miền.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Thủ tướng, vừa được bầu làm Chủ tịch nước hôm 5/4/2021.
Từ tuyên bố của Chủ tịch nước, Tổng bí thư đến các phát biểu của Thủ tướng, kèm theo đó là những chủ trương trái khoáy… con dân nước Việt hàng ngày hàng giờ phải chứng kiến biết bao điều tầm phào và sáo rỗng.
Tuyên bố của Nguyễn Xuân Phúc
Ông Nguyễn Xuân Phúc có lẽ là nguyên thủ hiếm hoi trong lịch sử nước nhà, vì đã để lại những phát ngôn “có cánh”. Từ cách gọi tắt 4 nước ASEAN là “cờ-lờ-mờ-vờ” hồi đứng đầu cái nội các của “hậu Ba A-Tí” (Y-Tá Nguyễn Tấn Dũng) cho đến tuyên bố mới đây nhất về một nền “dân chủ tào lao” nào đó. Trong tuyên bố ngắn ngủn “Đảng luôn xem trọng ý kiến của nhân dân, nhưng dân chủ tào lao đất nước sẽ loạn!“, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống chỉ ra ba cái sai cơ bản [https://baotiengdan.com/2021/05/13/phan-bien-mot-cau-noi-cua-ong-phuc/].
Hoàn toàn chia sẻ với GS. Nguyễn Đình Cống. Chính quyền Việt Nam cần xem trọng những ý kiến phản biện được phát biểu thông qua tự do ngôn luận, chứ không phải tại các hội nghị mà người tham dự được chọn lựa kỹ càng. Dân oan bị cướp đất, họ tổ chức phản đối, thế có phải là “dân chủ tào lao” không? Trung Quốc có mưu đồ Đại hán, dân biểu tình phản đối thì đấy có phải là “phản đối tào lao” không? Đưa ra khái niệm “dân chủ tào lao” chẳng qua là nhằm hù dọa, để cho công an có cớ đàn áp dân, phải chăng đó là trò bịp bợm?
Ở đây cần chỉ rõ một sự thật mười mươi. CSVN dù có căm ghét đến tận xương tuỷ các tiêu chí dân chủ – pháp quyền – nhân quyền…, nhưng trong “lời ăn tiếng nói hàng ngày”, đặc biệt là trong tất cả những nghị quyết từ các Đại hội đảng từ trước đến nay, họ đều phải đưa các tiêu chí ấy vào như những mục tiêu phấn đấu. Có điều là, sau các danh từ nói lên tính ưu việt của nhân loại tiến bộ ấy, họ luôn gắn cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” (XHCN) như một thuộc tính của “phe ta”. Trong khi đó thì ai cũng biết, chính cái gọi là “dân chủ XHCN”, “pháp quyền XHCN…” mới thật sự là những thứ “tào lao chi khươn”.
Thực ra nhiều người biết, nhà nước pháp quyền – kinh tế thị trường – xã hội dân sự là ba chân kiềng cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Những chân lý ấy “xưa như trái đất”. Chỉ những đất nước nào “không muốn phát triển” (từ của chuyên gia Phạm Chi Lan) thì mới khước từ chúng. Khước từ hệ giá trị thật nhưng lại vẽ ra các mô hình rởm, “nửa nạc nửa mỡ”, “đầu Ngô mình Sở”. Đó chỉ là những trò “buôn bạc giả” để “đục nước béo cò”. Và đấy mới thật là những trò “tào lao” của Việt Nam bao lâu nay, nhất là suốt 35 năm Đổi mới.
Tranh cử “à la mode” Phú Trọng
Theo luật Bầu cử, tất cả các ứng cử viên phải báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu muốn đăng ký để được bầu làm đại biểu Quốc hội. Sáng 8/5, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị Bầu cử số 1 của Hà Nội, Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng, với tư cách ứng cử viên (ƯCV) đại biểu Quốc hội khóa 15, không những không tôn trọng qui định vừa dẫn, cũng chẳng màng trình bày bất cứ chương trình hành động nào, mà còn “lên lớp” cả cử tri lẫn quốc hội trong cả nước! [https://www.voatiengviet.com/a/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tranh-cu/5887685.html]
Thay vì trình bày chương trình hành động của riêng mình theo đúng quy định đối với một ƯCV và phải phù hợp với các điều khoản của pháp luật hiện hành, ƯCV Nguyễn Phú Trọng lại đi bày tỏ “vui mừng… ghi nhận các ý kiến chân thành, đúng đắn và những vấn đề lớn của đất nước, của Thủ đô mà cử tri nêu”.
ƯCV Nguyễn Phú Trọng còn lên giọng dạy giỗ: “Đại biểu Quốc hội phải do dân, vì dân, phải làm tròn trách nhiệm, không được ‘cua cậy càng, cá cậy vây’, phải đoàn kết…” Đúng là có đốt đuốc đi tìm giữa ban ngày cũng khó chỉ ra xứ sở nào mà ƯCV lại có thể tranh cử một cách “dân chủ tào lao” đến mức như vậy trước các cử tri. Thật “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn!” (Lời Nguyễn Phú Trọng phán từ năm 2016).
Dân chủ và kỹ lưỡng đến mức, một “Bộ tứ” (Trọng – Chính – Phúc – Huệ) đã được chọn lọc kỹ qua nhiều vòng trước và trong Đại hội 13, tới đây tất cả cử tri trong cả nước lại phải “rồng rắn lên mây” đi bầu lại một lần nữa. Bốn vị ấy sẽ lại “tuyên thệ” trước quốc dân đồng bào. Thử hỏi có thể chế nào “tào lao” hơn thế? Quốc hội cũ bầu Chủ tịch mới, rồi sau đó, Quốc hội mới lại “tái bầu” các “con giời” ấy một lần nữa. “Nước sông công lính”, không ai biết, các bậc phụ mẫu lại càng không thể biết, cái gọi là “ngày hội của quần chúng” ấy sẽ ngốn bao nhiều tiền thuế của dân giữa mùa Đại dịch Vũ Hán hoành hành.
“Ông thầy ăn một, bà cốt ăn hai”. Chẳng ai biết số tiền “rải” cho bầu cử – không bao giờ được minh bạch hoá ấy – sẽ trôi nổi về đâu. Chỉ biết, từ cuối tháng 4 năm ngoái, trong một bài viết đăng trên truyền thông trong nước, TBT Nguyễn Phú Trọng từng than vãn điều mà ông gọi là “những biểu hiện đáng lo ngại về tình hình tư tưởng trong đảng và tâm trạng trong nhân dân”. Theo đó, “tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi”. Nghĩa là ông Trọng phải thừa nhận công cuộc chống tham nhũng lãng phí của ông chưa đi đến đâu cả. [https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52433500].
Những điều TBT tuyên bố gần chạm đến sự thật chứ không còn là câu chuyện “tào lao” nữa. Tuy nhiên, ông Trọng đã không giám chỉ ra căn nguyên gốc rễ của tình trạng nói trên là do “lỗi hệ thống” như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã khẳng định từ mấy khoá Quốc hội trước. Ông Trọng chỉ đưa ra được mấy chiêu đặc trị mà bệnh nhân thì lại đã quá “nhờn thuốc”. Đó là không được “tự diễn biến, tự chuyển hoá”. Xin lỗi ngài TBT, nếu cơ thể ông không “tự chuyển hoá” chỉ trong một hai ngày, thì ông phải đi cấp cứu tại bệnh viện là cái chắc.
Tấn công Covid-19 bằng gì?
Chống đỡ với Covid-19 hiện nay là ưu tiên cao nhất của mọi quốc gia, từ nhỏ như Campuchia đến lớn mạnh như Mỹ hay Tàu cộng. Số liệu thống kê chính thức cho thấy tính đến hết ngày 9/5, đã có 1.773.994 người tại Campuchia được tiêm vaccine. Con số này tương đương khoảng 11% dân số. Tỉ lệ này giúp Campuchia đứng thứ nhì Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Nhìn lại Việt Nam, nước có dân số gần 100 triệu người nhưng đến ngày 10/5 chỉ mới tiêm phòng được gần 852.000 liều. Như vậy, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ tiêm phòng của Campuchia nhiều lần. Trong tháng này, Campuchia dự kiến sẽ nhập 1.500.000 liều vaccine nữa từ bên ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 80% dân số mà chính phủ nước này đã đề ra.
Trong khi đó, dư luận không khỏi ngạc nhiên khi nghe truyền thông trong nước nhắc đi nhắc lại trong tuần này phương châm chỉ đạo mới của Thủ tướng Phạm Minh Chính là phải chống dịch theo cách kết hợp hài hoà giữa phòng thủ và tấn công, trong đó tấn công là chủ yếu. Nhưng Việt Nam tấn công Covid-19 bằng vũ khí gì, khi tình hình tiêm chủng còn thua cả nước láng giềng như Campuchia?
Cũng may là chủ trương “tấn công” đại dịch Covid-19 chỉ được người đứng đầu chính phủ “chém gió” trên vùng biên giới Tây Nam. Đó là vào buổi chiều 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát khu vực biên giới Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) và làm việc với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng An Giang về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đã quay trở lại Việt Nam với làn sóng thứ tư báo hiệu nhiều khó khăn và phức tạp trong điều kiện các nước láng giềng đang phải quay cuồng đối phó. Những ca mắc Covid-19 mới này phần lớn là người nước ngoài hoặc đã tiếp xúc gần với người nước ngoài. Ðây là vấn đề rất nghiêm trọng, đáng lo, nhất là khi hàng loạt vụ việc người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam vừa bị phát hiện ở các tỉnh, thành phố.
Chỉ mấy ngày gần đây, cơ quan chức năng của TP Hà Nội liên tiếp phát hiện 62 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, đang cư trú tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, tối 3/5, công an TP Vĩnh Yên cũng đã phát hiện 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp ở phường Liên Bảo. Công an TP Hà Nội đã khởi tố 2 nữ sinh viên thuê nhà chung cư để đưa hàng chục người Trung Quốc vào ở trái phép.
Nghiêm trọng hơn khi tại tỉnh Lào Cai, ngày 23/4, Công an tỉnh này đã triệt phá đường dây tổ chức xuất, nhập cảnh trái phép cho gần 200 người. Lý Chừ, thôn đội trưởng ở thôn Na Lốc 1, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, trực tiếp tham gia tuần tra kiểm soát Covid-19, đã làm “nội gián” cho đường dây này. Nhưng tất cả những vụ nói trên chỉ là những “con cá bé”, đối với những “con cá lớn” – những nhà tổ chức vĩ đại – đằng sau các vụ việc này, không thấy ông Thủ tướng “tấn công” ai cả. Đơn giản, bởi họ là các đồng chí Trung Quốc.
*
“Tào lao Việt Nam” là câu chuyện nhiều tập, chưa thể kết thúc ở đây. Nhưng để các đồng chí trong “Bộ tứ” và nhiều đồng chí lãnh đạo khác khỏi bị “tăng-xông” (hypertension), hôm nay nên tạm dừng ở tuyên bố của ông Trọng, ông Phúc, cũng như câu chuyện bầu cử và chống Covid-19. Dẫu sao, sức khoẻ của các đồng chí ấy cũng là “tài sản và bí mật quốc gia”, phải hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên, không thể hạ bút mà không nhắc qua hai lời hiệu triệu động trời gần đây nhất mà tân Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa “nổ” như pháo.
Thứ nhất, ông Chính kêu gọi xây dựng dự án “luật Đất đai sửa đổi”, lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030. Ông yêu cầu giảm phiền hà và sai phạm. Sau hàng loạt vụ án oan từ Bắc chí Nam, ông Chính buộc phải lưu ý đến việc tạo đồng thuận trong dân, chống tiêu cực và sách nhiễu. Nhưng thưa Thủ tướng, nếu tất cả tiêu chí này mà thành tựu, thì phần lớn các thành viên nội các của ông sẽ nhất loạt đâm đơn từ chức! Tại sao? Đối với các quan chức cộng sản, nếu pháp luật và hạ tầng pháp lý minh bạch, họ còn “ăn” cái giải gì nữa?
Xin được nhắc lại ở đây nhân xét của nhà báo Võ Văn Tạo hôm 12/5 từ Nha Trang. Những tuyên bố trên đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính khiến nhà báo này “nhớ lại câu nói của một ông gộc nhất phong trào cộng sản quốc tế, đó là Mikhail Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng Đảng cộng sản Liên Xô… Gorbachev nói, cả đời phấn đấu cho cộng sản mà cuối đời nhận ra cộng sản chỉ biết tuyên truyền dối trá”. Sống gần 70 năm với cộng sản, ông Tạo và có thể nhiều người trong chúng ta cảm thấy rất thấm thía nhận xét ấy.