Khách sạn ở Hà Nội của KTS ‘phù thuỷ’ Bensley lên báo Mỹ

HÀ NỘICapella Hanoi tái hiện một khách sạn cổ điển ở thời hoàng kim của nghệ thuật opera, được tạp chí Time gợi ý.

Capella Hanoi toạ lạc tại phố Lê Phụng Hiểu, cách Nhà hát lớn vài bước chân. Đây là công trình tôn vinh nghệ thuật opera, tái hiện một khách sạn cổ điển ở thời hoàng kim của nghệ thuật opera và giao hưởng thính phòng. Khách sạn được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh thế giới Bill Bensley, cha đẻ của Capella Ubub tại Bali, đạt danh hiệu “Khách sạn số 1 thế giới năm 2020” do do tạp chí Travel and Leisure bình chọn. Đây cũng là khách sạn đầu tiên tại Hà Nội của vị KTS tài ba này, sau chuỗi khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, Sa Pa, Phú Quốc.

Tạp chí Time (Mỹ) gợi ý nơi này là một điểm nên ghé thăm khi tới Hà Nội. Nét cổ điển của khách sạn đem lại sự cân bằng cho sự thanh đổi nhanh của Hà Nội nhiều năm qua. Capella như một cung điện giải trí thượng hạng, trên tinh thần là một điểm hẹn lý tưởng của thế kỷ trước cho các nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, nhà thiết kế sân khấu và trang phục của nghệ thuật opera tìm đến sau mỗi đêm diễn khi sân khấu đã buông rèm.

Khách sạn có tổng cộng 47 phòng với diện tích từ 35 m2 đến 194 m2 và tất cả đều có ban công. Mỗi phòng trong khách sạn đều vén màn những câu chuyện huyền thoại về thế giới của các nghệ sĩ opera thông qua từng chi tiết kiến trúc, phong cách bài trí cùng những trang phục sân khấu, và nghệ thuật vẽ chân dung tùy chỉnh từ nghệ sĩ tài năng Kate Spencer.

Bạn có thể sẽ ấn tượng trước những phục trang của các nghệ sĩ opera, các bộ đồ ăn cổ điển đặc sắc được trang trí trong khách sạn. Salon được trang trí tinh xảo, đầy nghệ thuật mang tên Diva’s Lounge (Phòng chờ của diva). Đến quầy bar Diva’s Lounge, du khách thưởng thức những ly coktail cầu kỳ, mang dấu ấn và câu chuyện của những nữ diva lừng danh thế giới thập niên 20.

Điểm nhấn tiếp theo là nhà hàng mang tên Backstage (Cánh gà sân khấu) sang trọng với các chi tiết nhung đỏ như những rạp hát thực thụ. Đồ vật trang trí tại đây là những rương hòm, trang phục, cổ vật, nội thất gợi nhắc một không gian xa hoa, nơi nghệ sĩ tụ họp, trang điểm và thư giãn, chuẩn bị cho những tiết mục bùng nổ của mình ở thời vàng son của nghệ thuật opera.

Các công trình bên trong khách sạn đều mang âm hưởng của kiến trúc Art Deco. Hồ bơi trong nhà được thiết kế giống như một thiên đường cho giọng hát của các ca sĩ opera được nghỉ ngơi sau trình diễn.

Auriga Spa là nơi cho du khách nghỉ dưỡng, xoa dịu các giác quan. Tại đây, khách được trải nghiệm sự pha trộn giữa kỹ thuật spa hiện đại với các nguyên liệu thiên nhiên, kết hợp với đánh giá tác động của chu kỳ mặt trăng lên thể trạng du khách để mang đến liệu trình thư giãn và hiệu quả.

Một đêm nghỉ tại đây có giá từ khoảng 6,5 triệu đồng. Chỗ nghỉ có lễ tân 24 giờ, dịch vụ phòng và wifi miễn phí trong toàn bộ khuôn viên. Du khách có thể đọc báo và sử dụng máy fax, photocopy… tại khách sạn.

Trung Nghĩa / Ảnh: Sun Group

Những nữ điệp viên tài sắc của thế kỷ 20

Sắc đẹp cùng sự mưu lược tài trí của các nữ điệp viên là chiếc chìa khóa vạn năng đưa họ đến với thành công trong nghề tình báo.

Bí mật thế giới điệp viên là tập 3 bộ sách Lật lại những trang hồ sơ mật, do NXB Thông tấn thực hiện, được xuất bản và tái bản nhiều lần từ năm 2008 tới nay.

Sách gồm 41 bài viết là những tư liệu mới được giải mật và công bố lần đầu về thế giới điệp viên đầy bí ẩn, hấp dẫn, nhưng cũng đầy vinh quang và cay đắng. Đặc biệt, cuốn sách còn giới thiệu một số gương mặt điệp viên tuyệt sắc, tài ba của thế kỷ 20.

Sắc đẹp cùng sự mưu lược tài trí của các nữ điệp viên này là chìa khóa vạn năng đưa họ đến với thành công trong nghề tình báo. Những tin tức họ thu thập được có giá trị cao.

Nữ điệp viên có sắc đẹp lay động con tim trùm phát xít

Nu diep vien anh 1
Nữ điệp viên Olga Chekhova. Ảnh: Corriere della Sera.

Cô xuất hiện liên tục trên các màn ảnh nhỏ, với hàng chục vai diễn chính trong những bộ phim ăn khách. Ở đó, cô đã làm say đắm khán giả không chỉ bằng tài năng diễn xuất, mà còn cả sắc đẹp trời phú.

Ngoài đời, Olga càng là người lôi cuốn. Không ít đàn ông đã phải thừa nhận rằng khó có thể cưỡng lại sức hút của Olga ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi vị quốc trưởng của Đệ tam đế chế Adolf Hitler trở thành người hâm mộ nữ minh tinh sắc nước hương trời.

Hitler luôn coi Olga là nghệ sĩ lớn. Thậm chí, y còn phong cô danh hiệu “Nghệ sĩ quốc gia của Đệ tam đế chế”. Nhiều lần, Hitler mời Olga tới dự những bữa tiệc long trọng và người ta dễ dàng nhận ra sự săn đón của quốc trưởng dành cho vị khách đặc biệt này.

Không chỉ vậy, Olga còn gần như trở thành một thành viên trong gia đình Hiler khi biết vun đắp Eva Braun với Hitler. Eva thậm chí còn tâm sự những điều sâu kín và cho Olga xem nhật ký của mình.

Eva và ngay cả chính Hitler đều không biết rằng Olga là điệp viên của Liên Xô, dù Hitler đã cho cấp dưới thẩm tra lý lịch Olga khá kỹ càng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Olga thu thập được những thông tin có giá trị tin cậy từ chính nhân vật chóp bu của chính quyền phát xít.

Nữ điệp viên được yêu thích

Từng giành vương miện trong một cuộc thi sắc đẹp ở Ba Lan, Christine Granville hoàn toàn không giống với các hoa hậu khác. Sau khi Ba Lan rơi vào tay Đức, cô di cư sang Anh, bắt đầu tham gia hoạt động bí mật với nhiều thân phận khác nhau.

Bằng vẻ đẹp mê hồn, đặc biệt là dũng khí và trí tuệ hơn người, Christine đã thu thập nhiều thông tin tình báo có giá trị, trong đó có cả dự báo về việc quân Đức sẽ xâm lược Liên Xô. Nhờ đó, Christine trở thành một trong những nữ điệp viên nổi tiếng nhất của chiến tranh thế giới thứ II, được Thủ tướng Anh khi đó là W. Churchill yêu thích.

Trong khoảng thời gian thực hiện một số điệp vụ, Christine có nhiều mối tình lãng mạn. Ngay cả Ian Flemming, cha đẻ của loạt tiểu thuyết trinh thám Jame Bond, cũng không cưỡng lại được sức hút của Christine.

Chính cuộc đời của Christine là nguồn cảm hứng để tác giả này cho ra đời nhân vật nữ điệp viên hai mang Vesper Lynd trong tác phẩm đầu tay về Jame Bond mang tiêu đề Sòng bạc hoàng gia.

Nu diep vien anh 2
Nữ điệp viên Christine Granville. Ảnh: Theguardian.
Nữ điệp viên đứng đầu “danh sách đen” của mật vụ Đức quốc xã

Cơ quan mật vụ Đức quốc xã Gestapo đã đặt giải thưởng 5 triệu franc cho ai lấy được tính mạng của Nancy Wake, nhưng cũng đành bó tay. Với một mớ giấy tờ giả như thật, nữ điệp viên này đã thoát qua mọi cửa tử, giành cuộc sống chính đáng, góp phần vào chiến thắng của quân Đồng minh trước phe Trục.

Năm 1935, Nancy gặp Henri Fiocca – nhà công nghiệp Pháp giàu có. Bốn năm sau, họ tổ chức đám cưới. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, Hitler xua quân xâm chiếm nước Pháp.

Nhận thấy tình hình ở Pháp quá bất lợi, Nancy quyết định vượt biên qua Tây Ban Nha, rồi tới Anh. Chồng bà bị Gestapo bắt, đem đi xử tử.

Tại London, Nancy gia nhập Cục Hành động đặc biệt (SOE). Khi đó, cơ quan này mới có tổng cộng hơn 500 thành viên. Nancy là một trong số 39 nữ điệp viên ít ỏi của SOE.

Sau khi được huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, Nancy được đưa về Pháp. Tháng 4/1944, Nancy và một cộng sự khác có mặt ở tỉnh Auvergne, thuộc miền trung nước Pháp, phụ trách việc chiêu mộ, tổ chức lực lượng kháng chiến ngầm.

Dưới sự lãnh đạo của Nancy, lực lượng kháng chiến của Pháp ở Auvergne tăng từ 3.000 lên 7000 quân, gây sức ép mạnh mẽ lên quân Đức tại đây.

Sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nancy tiếp tục làm việc cho SOE, trước khi kết hôn cùng Jonh Forward vào năm 1960.

Ngoài câu chuyện về 3 nữ điệp viên tuyệt sắc, tài ba kể trên, Bí mật thế giới điệp viên còn có những câu chuyện hấp dẫn về 8 gương mặt nữ điệp viên tài sắc khác.

Đó là Mata Hari – sự bất tử của một cái chết gây tranh cãi, Josephine Baker – điệp viên sơn ca, Margarita – nữ gián điệp Liên Xô hớp hồn nhà bác học Albert Einstein, Manci Gerler – phiên bản Mata Hari của nước Anh…

Sách hay / Zing

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt

Trường thể thao giống như một dây chuyền sản xuất các vận động viên, một hệ thống đào tạo nhà vô địch cho thể thao Trung Quốc hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Kỳ nghỉ hè đến, trong mắt tất cả trẻ em, đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà chúng có thể được tự do vui chơi thoải mái sau cả năm học dài đằng đẵng. Tuy nhiên đối với những đứa trẻ ở các trường đào tạo thể thao thiếu nhi tại Trung Quốc – những “lò huấn luyện nhà vô địch Olympic trong tương lai”, bất kể thời tiết nóng hay lạnh, dù là hè hay đông thì chúng vẫn phải miệt mài luyện tập.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 1.

Rất nhiều nước mắt đã đổ xuống, bao nhiêu đau đớn trong quá trình khổ luyện, đánh đổi cả tuổi thơ hồn nhiên tự tại, những đứa trẻ này chỉ có một mục tiêu duy nhất: Trở thành nhà vô địch tại Thế vận hội Olympic.

Kể từ khi nền thể thao tại Trung Quốc phát triển, hệ thống huy chương chỉ tập trung vào thứ hạng cao nhất – huy chương vàng – và chưa bao giờ thay đổi. Trường thể thao giống như một dây chuyền sản xuất các vận động viên, một hệ thống đào tạo nhà vô địch cho thể thao Trung Quốc hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 2.

Trong nhiều năm qua, hệ thống đào tạo tài năng thể thao tại Trung Quốc đã khiến cho dư luận khắp thế giới tròn mắt kinh ngạc, thậm chí là chỉ trích bởi sự khắc nghiệt với những bài tập huấn luyện tàn nhẫn như tra tấn.

Để có cơ hội tỏa sáng ở Thế vận hội Olympic, tất cả vận động viên trước đó đều đã trải qua hàng chục năm miệt mài rèn luyện ở các trường thể thao ngay từ khi con nhỏ. Những đứa trẻ được bố mẹ gửi vào lò đào tạo thể thao đều ở độ tuổi từ 4-14, có em được đích thân huấn luyện viên tuyển chọn từ các trường mẫu giáo.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 3.

Người ngoài có thể không hiểu tại sao nhiều gia đình có thể bắt ép con mình phải trải qua một tuổi thơ khổ cực đến như vậy. Nhưng đối với họ, được vào đội chuyên nghiệp và trở thành nhà vô địch thế giới là cách tốt nhất để thay đổi vận mệnh của các con và của cả gia đình họ.

Tuổi thơ khắc nghiệt

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 4.

Từ những năm 1960, Bộ quản lý thể thao Trung Quốc đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo cho việc luyện tập phải “bắt đầu từ khó khăn, nghiêm khắc, sát thực tế và có cường độ cao”. Mô hình huấn luyện này cho đến ngày nay vẫn tiếp tục được áp dụng tại các “lò luyện huy chương vàng”. Có thể nói rằng thành công lớn của Trung Quốc trong thể thao có liên quan mật thiết đến loại hình đào tạo này.

Bước chân vào các trường đào tạo thể thao, các em nhỏ bắt buộc phải xa gia đình, vào ở tại ký túc xá để rèn luyện và học tập trong một môi trường khép kín. Lịch trình hàng ngày tại các trường thể thao thường bắt đầu từ rất sớm, khoảng 5-6 giờ sáng.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 5.

Xen kẽ giữa các tiết học văn hóa thì thời gian còn lại sẽ dành hết cho việc luyện tập, hầu như không có thời gian cho sự giải trí. Một ngày luyện tập của các em chỉ kết thúc sau 6 giờ tối và tất cả phải lên giường ngủ lúc 9 giờ 30.

Ngoài các bài tập chuyên môn, các học sinh bắt buộc phải luyện tập những kỹ năng thể dục cơ bản như ép dẻo, giãn cơ sâu, trồng cây chuối… Giãn cơ sâu là một trong số các bài tập mang lại nhiều đau đớn, đặc biệt là khi mới bắt đầu tập luyện, đứa trẻ nào cũng sẽ đau đến mức la hét, khóc thét lên. Tuy nhiên, quá trình luyện tập sẽ không bao giờ dừng lại vì nước mắt.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 6.

Mọi đứa trẻ đều phải trải qua quá trình này và ngày nào chúng cũng phải tự bứt phá giới hạn của bản thân hết lần này đến lần khác. Nhiều học sinh phải mất hơn 10 năm mới có thể thành thạo một số động tác trên tấm bạt lò xo.

Trong thể thao không có chỗ cho sự lười biếng. Không gian khổ chắc chắn sẽ không có thành tựu. Bọn trẻ trong phòng tập bóng bàn mồ hôi rơi lã chã ướt cả mặt sàn; những đứa trẻ học bơi phải bơi bốn năm cây số mỗi ngày; những trẻ luyện môn thể dục vừa khóc vừa kéo dây chằng, tập trồng cây chuối; bàn tay của các em học cử tạ nổi lên những vết chai sần…

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 7.

Những đứa trẻ lẽ ra phải có một tuổi thơ vui vẻ, hồn nhiên, nhưng chúng đều chuyên tâm đến phòng tập, đổi lại là những nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần. Lúc này, bọn trẻ vẫn chưa hiểu được vinh quang, tất cả những gì chúng trải qua chỉ là đau thương. Kỳ vọng của cha mẹ là động lực duy nhất để trẻ tiếp tục việc tập luyện.

Con đường gian nan để chạm đến ước mơ “nhà vô địch”

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 8.

Những đứa trẻ mỗi ngày đều phải đối mặt với sự cạnh tranh và đào thải khốc liệt nhưng chỉ một số ít trong đó mới thật sự nổi bật.

“Nếu bạn muốn tồn tại, bạn phải làm việc chăm chỉ hơn những người khác gấp trăm lần!”

Mỗi năm, có hàng trăm, hàng nghìn đứa trẻ được gửi vào trường đào tạo thể thao thế nhưng những đứa trẻ có khả năng tỏa sáng, chạm được đến ước mơ “nhà vô địch” là con số rất nhỏ.

Ngày càng có nhiều trẻ em bị loại khỏi đường đua đến chức vô địch vì nhiều lý do khác nhau. Có em sau thời gian luyện tập, cảm thấy sức lực và tài năng của mình không đủ tiêu chuẩn. Có em không thể chịu đựng nổi áp lực và sự khắc nghiệt trong môi trường thể thao. Cũng có em vì gặp phải tai nạn bị chấn thương buộc phải chấm dứt đột ngột ước mơ của mình.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 9.

Dù là vì nguyên nhân nào, những đứa trẻ này cũng đã bỏ lỡ quãng thời gian học tập tốt nhất, kiến thức văn hóa thiếu hụt. Sau khi không thể chạm tay đến chức vô địch, các em buộc lòng phải chọn học ở các trường trung học cơ sở hoặc trường dạy nghề. Cuộc sống quay trở về bình thường hơn bao giờ hết nhưng các em cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trên con đường hòa nhập lại với cuộc sống của một “người bình thường”.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 10.

Thể thao có thể thúc đẩy các kỹ năng xã hội của thanh thiếu niên và dạy trẻ cách cư xử với những người xung quanh. Thể thao dạy cho trẻ em biết ý nghĩa của việc cạnh tranh và nỗ lực cố gắng, dạy trẻ làm thế nào để đối mặt với thất bại, làm thế nào để tận hưởng chiến thắng bằng sự khiêm tốn và duyên dáng.

Thể thao có thể nâng cao ý thức đồng đội của trẻ em, cách làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung. Thể thao có thể rèn luyện lòng tự trọng và lối sống lành mạnh. Chỉ hy vọng rằng chúng ta có thể được nhìn thấy nhiều hơn những nụ cười hồn nhiên trên khuôn mặt của những đứa trẻ này thay vì những giọt nước mắt đớn đau.

Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 11.
Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 12.
Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 13.
Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 14.
Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 15.
Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 16.
Giấc mơ vô địch Olympic của những đứa trẻ ở lò đào tạo thể thao Trung Quốc: Đánh đổi tuổi thơ bằng máu, mồ hôi và nước mắt  - Ảnh 17.

Theo Song Kỳ / Pháp luật và bạn đọc

Từ vũ trường đến hành khất chợ Bến Thành

Từ vũ trường đến hành khất chợ Bến Thành, một thời hoàng kim tại hòn Ngọc Viễn Đông – thương cảm cho vũ nữ Cẩm Nhung.
Khơi gợi lại một hình ảnh rất đáng thương, thật ra nạn nhân không sai mà cũng chẳng đúng, có lẽ chỉ vì cái “nghiệp” trong nghề.

Người Sài Gòn trước đây không mấy ai mà không nghe qua cái tên vũ nữ Cẩm Nhung (1940-2013) và vụ đánh ghen tạt axit rùng rợn lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam. Cẩm Nhung là nạn nhân của vụ đánh ghen tàn khốc này khiến dung nhan của cô trở nên dị dạng, trở thành phế nhân tàn tật, suốt cuộc đời còn lại phải lê lết trên đường phố ăn mày ăn xin, cũng chỉ vì Cẩm Nhung là một “hồng nhan họa thủy”.

Xin mạn phép đăng lại bài viết sau đây của tác giả Trúc Giang MN tường thuật lại vụ đánh ghen kinh hoàng chấn động Sài Gòn đầu thập niên 60.
“khoảng 8 giờ tối ngày 17-7-1963, một phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà, tiến về chiếc taxi chờ sẵn, thì bổng nhiên một người đàn ông xuất hiện, tay bưng một ca acid tạt vào mặt người phụ nữ. Thiếu nữ thét lên trong đau đớn: “Chết tôi rồi! Cứu tôi với”, rồi ôm mặt ngã quỵ. Một người đàn ông chạy đến, bế cô lên chiếc taxi chạy vào bịnh viện Sài Gòn cấp cứu. Sau đó được chuyển đến Bịnh viện Đồn Đất (Grall) vào lúc hai giờ sáng ngày 18-7-1963.

Cái tin vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt acid gây xôn xao trong giới thượng lưu thường lui tới các vũ trường. Báo chí đăng tấm hình rất xinh đẹp của Cẩm Nhung đã gây xúc động và thương tiếc của người Sài Gòn và cả Miền Nam VN. Đó là vũ nữ tài sắc vẹn toàn nổi danh là “Nữ hoàng vũ trường”, Cẩm Nhung bị đánh ghen bằng tạt acid. Hai người thân là mẹ và bà vú lần lượt ra đi. Tài sản cạn kiệt. Không nơi nương tựa nên phải đi ăn mày. Đặc biệt là người ăn xin nầy mang trước ngực tấm hình cô chụp chung với người yêu là Trung tá công binh Trần Ngọc Thức.

Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi theo gia đình di cư vào Nam, và trở thành vũ nữ chuyên nghiệp năm 19 tuổi. Con gái 17 tuổi mà trổ mã đều đặn, nói chung là rất đẹp và hấp dẫn. Cẩm Nhung bỏ học. Lén đi học khiêu vũ ở một lớp dạy tư, do hai nhạc sĩ và là vũ sư Nguyễn Tình và Nguyễn Thống phụ trách. Hai nhạc sĩ nổi tiếng với ngón đàn hạ uy cầm (Hawaiian guitar), đã đào tạo hàng chục vũ nữ cho các vũ trường Sài Gòn thời đó
Nhờ có năng khiếu, mới học được nửa khóa đã tỏ ra nghệ thuật nhảy múa rất xuất sắc. Vũ sư Nguyễn Tình nói với người tài pán Marie Sang: “Đôi chân của nó, thân hình gợi cảm của nó rồi đây sẽ có khối đàn ông ngã rạp dưới chân nó mà chết cho coi”. Tài pán là người quản lý vũ nữ ở vũ trường, còn gọi là “cai gà”. Khách đi solo muốn nhảy với vũ nữ đều phải do người cai gà đó sắp xếp. Phải mua ticket thời đó là 20$. Mỗi ticket chỉ nhảy được một vài bản mà thôi. Muốn bao thầu cả đêm thì phải mua trọn gói chừng 15 ticket.
Đối với “Nữ hoàng vũ trường” Cẩm Nhung, thì khách phải lo lót chị tài pán. Người nào cho tiền nhiều thì được cuộc. Muốn nhảy với kiều nữ suốt đêm, tới một hai giờ sáng thì khách phải mua trọn gói 15 ticket. Khách sành điệu cùng vũ nữ rời vũ trường nầy, đến một vũ trường khác vừa khiêu vũ thoải mái, vừa giữ được tiếng tăm về đức hạnh của vũ nữ. Nhảy được vài ba bản rồi rủ nhau đi ăn khuya như ăn cháo cá ở Chợ Cũ, cơm thố, cơm siu siu, hoặc mì La Cai…
Đó là xong phần một. Phần còn lại do sự thỏa thuận của hai bên. Khách nhảy phải típ cho vũ nữ, thời giá lúc đó là 500$. Đêm vui trọn vẹn đạt “mục đích yêu cầu” thì tốn phí khoảng 1,000$, tương đương với mấy cây vàng. Cẩm Nhung đã qua nhiều vũ trường, và Kim Sơn là điểm chót. Nghe nói Trung tá công binh mua cho Cẩm Nhung một căn nhà trong hẻm bên cạnh vũ trường Au Chalet. Từ đó, Cẩm Nhung đã bước vào con đường của định mạng, người tài hoa bạc mệnh. “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Vụ đánh ghen bằng acid diễn ra ngày 17-7-1963 tại Sài Gòn. Đó được xem như vụ đánh ghen tàn bạo và rùng rợn nhất chưa từng có ở Việt Nam trước kia. Sự việc gây chấn động cả Sài Gòn và Miền Nam trong một thời gian. Báo chí nhận định vụ đánh ghen bằng acid là lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài Gòn. Nạn nhân bị đánh ghen bằng tạt acid là vũ nữ vô cùng xinh đẹp tên Cẩm Nhung của vũ trường Kim Sơn.
Báo chí thời đó hết lời ca ngợi nhan sắc và đôi chân dài điệu nghệ của cô vũ nữ gốc Hà Thành. Mệnh danh là “Nữ hoàng vũ trường”. Tại vũ trường Kim Sơn, đường Tự Do, Cẩm Nhung phải lòng một khách nhảy hào hoa, dân chơi có tiếng tại các vũ trường là Trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Việc ông Thức cặp kè với Cẩm Nhung đến tai bà vợ là Lâm Thị Nguyệt, biệt danh là Bà Năm Rado, vì bà chuyên bán đồng hồ Thụy Sĩ hiệu Rado. Máu Hoạn Thư nổi lên. Người đàn bà dữ tợn nhất, độc ác nhất là lúc lên cơn ghen.
Thuở đó, ở Sài Gòn và cả Miền Nam chưa có vụ đánh ghen nào bằng tạt acid cả. Thông thường thì đón đường chửi bới về việc giựt chồng, làm nhục nơi công cộng. Bạo động hơn là “xởn tóc”, cao hơn nữa là “lột quần”. Bà Lâm Thị Nguyệt thuê người tạt acid vào mặt Cẩm Nhung với giá hai lượng vàng.
Vụ đánh ghen bằng tạt acid diễn ra trong khi bà Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân, đang ở nước ngoài. Nghe được tin, bà vô cùng tức giận. Ngay sau khi về nước, bà Ngô Đình Nhu đến Bịnh viện Grall thăm Cẩm Nhung. Với tư cách là người lãnh đạo Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ Việt Nam, binh vực quyền lợi và sự bình đẳng của phụ nữ, bà thúc đẩy điều tra và lập hồ sơ đưa ra tòa. Vào tháng 10 năm 1963, tòa kết án Lâm Thị Nguyệt, vợ của Trung tá Trần Ngọc Thức và người đàn ông tạt acid mỗi người 20 năm tù. Một người đàn ông liên hệ 15 năm.
Trung tá Trần Ngọc Thức bị cho giải ngũ. Sau năm 1975, Ông Trần Ngọc Thức đi tù cải tạo ở Trại Z.30C, Hàm Tân. Cẩm Nhung còn giữ được cái mạng nhưng dung nhan kiều diễm bị hủy hoại hoàn toàn. Tháng 9 năm 1963, Cẩm Nhung được đưa qua Nhật chữa trị, hy vọng phục hồi gương mặt như trước kia. Bác sĩ Nhật bó tay. Khi Cẩm Nhung về nước thì nền Đệ nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Bà Ngô Đình Nhu sống lưu vong ở nước ngoài.
Người vũ nữ nổi tiếng một thời đã biến mất trong các sinh hoạt ở Sài Gòn. Những biến cố chính trị dồn dập khiến cho việc đánh ghen dã man, tàn bạo rơi vào quên lãng và chìm trong quá khứ. Từ địa vị của một nữ hoàng sống trên đỉnh cao danh vọng, rực rỡ dưới ánh đèn màu và điệu nhạc, phong lưu công tử bay bướm đa tình và các thương gia giàu sụ săn đón, bổng nhiên trở thành thân tàn ma dại, ngậm đắng nuốt cay cho số phận hẩm hiu, Cẩm Nhung lao vào con đường đập phá, rượu chè, nghiện ngập, sa đọa…
Năm 1964 người mẹ qua đời. Cẩm Nhung sống với bà vú tên Sọ. Tiền bạc, nữ trang lần lượt từng bước ra đi. Bán căn nhà 200 lượng vàng và cùng với bà vú ra ở thuê nhà trọ. Bà vú Sọ qua đời. Cẩm Nhung tật nguyền. Không nghề nghiệp, không nơi nương tựa nên chỉ có con đường là đi ăn xin. Trước Tết năm 1969, người ăn mày xuất hiện ở chợ Bến Thành. Mặt mày dị dạng, đeo trên ngực tấm hình chụp chung với người tình là Trung tá Trần Ngọc Thức. Cô lê bước trên các con đường Sài Gòn, trên hành lang của Thương Xá Tax. Rồi đến những Chợ Bà Chiểu, Chợ Bình Tây…và sau cùng về Miền Tây ở bến bắc (Phà) Mỹ Thuận, Vĩnh Long.
Hành khách qua lại trên bến phà Mỹ Thuận cho biết Cẩm Nhung không còn mang tấm hình chụp chung với người tình nữa, mà chỉ mang tấm hình của bản thân người ăn mày. Chuyện kể rằng, một hôm có mấy người lạ mặt đến trao cho người ăn xin một số tiền và giật lấy tấm hình chụp chung hai người. Ở Sài Gòn xuất hiện bản nhạc “Bài Ca Cho Người Kỹ Nữ” của hai nhạc sĩ Nhật Ngân và Duy Trung. Các tác giả viết bài hát này vì xót thương số phận của cô vũ nữ Cẩm Nhung. Bài hát có đoạn:
Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm ngườiTa xót xa thay em là một cánh hoa rơiLoài người vô tình giẫm nát thân emLoài người vô tình giày xéo thân emLoài người vô tình giết chết đời em…
Trong hồi ký “Đời 1998”, (nhà thơ) Nguyên Sa thuật lại nhiều lần ông và nhà văn Mai Thảo đến nhà chở Cẩm Nhung đi vũ trường Arc en Ciel, ăn kem và hóng mát ở Bến Bạch Đằng. Lần sau cùng ông gặp Cẩm Nhung như sau:
“Lần chót tôi gặp lại người phụ nữ ấy, Mai Thảo dừng xe có phần gấp gáp, không có nét bay bướm nào. Anh đang phóng nhanh bỗng thắng két, táp xe vào lề, đậu xe bên phía tay mặt đường Pasteur. Mai Thảo ra khỏi xe không một lời giải thích. Tôi không hỏi, xuống theo ngay, linh cảm có chuyện gì khác lạ. Chúng tôi băng qua con lộ xe chạy một chiều vun vút.
Mai Thảo dừng lại trước một người hành khất, một người phụ nữ, móc trong túi ra một nắm giấy bạc, anh chuyển nắm giấy bạc sang tay kia, tìm kiếm thêm, tôi không nhận ra người hành khất là ai, chỉ thấy mặt loang lổ những vết cháy nổi lên những mảng thịt nửa đỏ nửa tím sậm, dị dạng, hai mắt vết cháy càng rõ, lòng trắng và lòng đen bị hủy hoại lổn nhổn.
Bạn tôi bỏ nắm tiền vào chậu bằng nhôm, những tờ giấy chạm vào tay người đàn bà hành khất, dường như nàng biết ngay người cho tiền là ai, sự va chạm của bàn tay vào những tờ giấy bạc cho nàng biết ngay là ai, ai có thể cho nàng nhiều tờ giấy bạc như thế, nàng ngẩng mặt lên gọi “anh”. Mai Thảo vỗ nhẹ vào bàn tay nàng có tiếng nói an ủi bằng xúc giác, không có âm thanh nào được phát lên.
Tôi muốn nói lên tên người đàn bà hành khất. Tôi chưa kịp nói thì Mai Thảo kéo tôi băng qua đường. Tôi ngồi vào trong xe, nói lên ngay tên nàng. Mai Thảo gật đầu. Cẩm Nhung. Tên người vũ nữ thay quần áo sau tấm bình phong mỗi lần Mai Thảo và tôi đến đón nàng đi làm hay đi ăn, đi ra Pointe des Blagueurs (Bến Bạch Đằng) hóng mát. Cẩm Nhung bị tạt át xít trong một trận đòn ghen có sức mạnh của tiền hô hậu ủng, có sự tàn bạo mới của thế kỷ khoa học.
Tôi nhìn bạn tôi ngậm ngùi:
-Cẩm Nhung!
Mai Thảo nhìn về phía trước mặt, như nói một mình, rất khẽ:
-Nhung đấy!”
Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác và dân tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa… Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là vũ nữ Cẩm Nhung, đã lừng danh ở nửa thế kỷ trước.”

Theo journeyinlife.net

Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn.
Việc dỡ bỏ các giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước hồi năm 2018 cho phép ông cầm quyền vô thời hạn, nếu muốn. Nếu từ bỏ các chức vụ lãnh đạo chính thức của mình, ông Tập vẫn có khả năng giữ được quyền kiểm soát trên thực tế đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ông càng nắm quyền lâu thì cơ cấu chính trị càng phù hợp với tính cách, mục tiêu, ý muốn bất chợt và mạng lưới thân hữu của ông. Đến lượt mình, càng tại vị lâu thì ông Tập càng trở nên quan trọng hơn đối với sự ổn định chính trị của Trung Quốc.
Sự tập trung quyền lực cá nhân này khiến Trung Quốc phải trả giá. Ông Tập vẫn chưa chỉ định một người kế nhiệm, gây ra sự nghi ngờ về tương lai của một hệ thống vốn ngày càng phụ thuộc vào sự lãnh đạo của ông. Chỉ một số ít các quan chức cấp cao của đảng mới có một ít thông tin nào đó về kế hoạch dài hạn của ông Tập, và cho đến nay, họ vẫn im lặng về việc ông muốn tiếp tục giữ vị trí lãnh đạo trong bao lâu. Ông sẽ nghỉ hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022, hay sẽ bám lấy quyền lực vĩnh viễn? Nếu ông đột tử khi đang cầm quyền, như điều xảy ra với Stalin năm 1953, liệu có xuất hiện sự chia rẽ trong đảng khi các phe cánh tranh giành quyền lãnh đạo hay không? Liệu những người quan sát bên ngoài có thể phát hiện ra những dấu hiệu của sự bất hòa đó hay không?
Đặt ra những câu hỏi này không phải là một sự suy đoán vu vơ. Một ngày nào đó, theo một cách nào đó, ông Tập sẽ phải rời khỏi sân khấu chính trị. Nhưng chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về việc ông ấy sẽ rời đi khi nào và theo cách như thế nào, hoặc ai sẽ là người thay thế ông. Do đó, Trung Quốc đối mặt với khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng kế vị. Trong vài năm qua, ông Tập đã né tránh các chuẩn mực mong manh của Đảng về việc chia sẻ và chuyển giao quyền lực. Khi đến thời điểm phải thay thế ông, một điều tất yếu phải xảy ra, tình trạng rối loạn ở Bắc Kinh có thể gây ra những tác động bất ổn vượt ra ngoài biên giới của Trung Quốc.

Sự trở lại của màn kịch chính trị

Sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, trật tự và đều đặn thường được coi là điều đương nhiên trong các nền dân chủ hiện đại, trong khi những cuộc chuyển giao quyền lực không suôn sẻ là nguồn gốc của các cuộc xung đột và bất ổn trên toàn thế giới. Ngay cả các hệ thống dân chủ với các thủ tục pháp lý mạnh mẽ và các quy ước lâu đời liên quan đến kế vị cũng không tránh khỏi tình trạng chuyển giao quyền lực bấp bênh, như chúng ta đã thấy trong nỗ lực gần đây của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thách thức việc Tổng thống Joe Biden đắc cử.
Ở nhiều quốc gia, các ràng buộc chính trị và pháp lý không đầy đủ đã tạo điều kiện cho các lãnh đạo đương nhiệm nắm giữ quyền lực, thường là vô thời hạn. Khi các quy trình pháp lý mạnh mẽ hơn, các nhà lãnh đạo có ý định bám víu quyền lực thường chặn trước hoặc thậm chí bỏ tù các đối thủ chính trị. Mặc dù một số nhà độc tài thành công trong việc chống lại các mối đe dọa đối với quyền lực của họ, nhưng những nỗ lực để cai trị suốt đời như vậy cũng có thể gây ra các cuộc khủng hoảng kế vị, hay các nỗ lực thách thức họ, hoặc thậm chí là các cuộc đảo chính.
Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Học giả Bruce Dickson đã mô tả quá trình kế vị là “màn kịch trung tâm của chính trị Trung Quốc gần như kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân được thành lập vào năm 1949”.
Trong thời Mao, các cuộc chiến giành quyền lãnh đạo diễn ra thường xuyên và khốc liệt, từ “Vụ việc Cao Cương” vào đầu những năm 1950, vốn chứng kiến việc Mao gieo rắc mâu thuẫn giữa một số người kế vị, dẫn đến cái chết của Lâm Bưu, người được Mao chọn làm người kế vị và chết trong một vụ tai nạn máy bay bí ẩn khi đang cố gắng chạy trốn khỏi Trung Quốc vào năm 1971. Một người kế nhiệm tiềm năng khác, Lưu Thiếu Kỳ, bị Mao gạt sang một bên và bị Hồng vệ binh đánh đập trước khi chết trong cảnh bị giam cầm vào năm 1969. Cuối năm 1976, các thành viên của “Tứ nhân bang”, một nhóm các quan chức cấp cao đã tìm cách cực đoan hóa Cách mạng Văn hóa, đã bị bắt chỉ vài tháng sau khi Mao qua đời. Người được Mao chọn kế nhiệm, Hoa Quốc Phong, ủng hộ các vụ bắt giữ này nhưng lại bị Đặng Tiểu Bình, người nắm quyền lãnh đạo vào cuối năm 1978, gạt sang một bên vài năm sau đó. Hai nhà lãnh đạo mà Đặng Tiểu Bình đã chọn để dẫn dắt Đảng vào những năm 1980, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, đều bị hạ bệ trong bối cảnh bất ổn chính trị và các cuộc đấu đá nội bộ căng thẳng của giới chóp bu.
Tuy nhiên, mô hình đã thay đổi trong vài thập niên tiếp theo. Vào thời điểm ông Tập lên nắm quyền vào cuối năm 2012, có vẻ như Bắc Kinh đã hình thành ổn định quy trình chuyển giao quyền lực hòa bình, bền vững, và có thể đoán trước được. Các học giả nổi tiếng về Trung Quốc đã đi xa đến mức tuyên bố rằng “bản thân quá trình kế vị đã trở thành một thể chế của Đảng”. Nhưng ông Tập đã phá bỏ những giả định đó khi giờ đây ông sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ hai của mình. Tại cuộc họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào mùa xuân năm 2018, ông đã thông qua một bản sửa đổi hiến pháp loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của mình. Cũng quan trọng không kém là việc ông chưa xác định một ứng cử viên nào có thể thay thế ông, và cả Tập lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc đều không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một sự chuyển đổi sắp xảy ra. Mặc dù một số phương tiện truyền thông do đảng kiểm soát đã tuyên bố rằng ông Tập không có ý định cầm quyền suốt đời, nhưng rõ ràng đã không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào về tương lai chính trị của ông.

Kịch bản nào cho ông Tập?

Ông Tập có thể sẽ khiến người ta bất ngờ và quyết định chuyển giao quyền lực tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào cuối năm 2022. Nhưng nếu không có người kế nhiệm, một người đã tạo được uy tín và được Đảng thử thách, thì kịch bản này rất khó xảy ra. Thay vào đó, một số ứng viên có thể sẽ được thăng chức thông qua việc bầu vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực chính trị cao nhất ở Trung Quốc. Những cá nhân này sau đó sẽ mất vài năm chuyển qua các chức vụ ngày càng cao hơn để có kinh nghiệm quản lý và xây dựng uy tín trong hệ thống.
Tuy nhiên, ngay cả khi ông Tập chỉ định một hoặc nhiều người kế nhiệm tiềm năng vào năm 2022 với mục tiêu chính thức nghỉ hưu vào Đại hội Đảng sau đó, điều đó cũng không có nghĩa là sự kiểm soát không chính thức của ông sẽ chấm dứt. Ông có thể tiếp tục nắm quyền từ hậu trường, như Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân đã làm sau khi nhiệm kỳ lãnh đạo của họ kết thúc. Xu hướng này ở Trung Quốc phù hợp với một mô hình lịch sử nói chung từ trước đến nay: hiếm khi các hoàng đế quyền lực thoái vị, và nếu nhường ngôi họ vẫn thường giữ ảnh hưởng to lớn. Hiện tại, sự thống trị của ông Tập khiến các chính phủ nước ngoài không có cơ hội xây dựng quan hệ với những người kế vị tiềm tàng. Và nếu ông không xác định ứng viên mà ông ủng hộ vào năm 2022, sự trì hoãn có thể có nghĩa là bất kỳ ai đủ điều kiện trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc hiện vẫn giữ một chức vụ còn quá thấp để có thể lọt vào tầm ngắm của các nhà quan sát bên ngoài.
Dù sự củng cố quyền kiểm soát của ông Tập là rất ấn tượng, nhưng ngay cả những nhà lãnh đạo uy quyền nhất cũng phải dựa vào sự ủng hộ của một liên minh các tác nhân và nhóm lợi ích. Sự ủng hộ đó là có điều kiện, và có thể bị xói mòn khi các điều kiện trong nước và quốc tế thay đổi. Không người ngoài cuộc nào biết được bản chất chính xác của cuộc thương lượng giữa ông Tập và các thành viên của giới tinh hoa chính trị, kinh tế và quân sự. Nhưng chắc chắn rằng, nếu xảy ra suy thoái kinh tế đáng kể, hay việc liên tục xử lý sai lầm các cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại, công việc cân bằng các nhóm lợi ích cạnh tranh của ông Tập sẽ trở nên thách thức hơn, và sự kiểm soát của ông trở nên khó khăn hơn. Mọi liên minh đều có điểm đứt gãy. Tất nhiên, đây là lý do tại sao các nhà lãnh đạo phản ứng với các nỗ lực đảo chính một cách mạnh tay như vậy; họ muốn ngăn chặn những kẻ thách thức. Như Tổng thống Gambia, Yahya Jammeh, đã cảnh báo sau một cuộc đảo chính thất bại hồi năm 2014: “Kẻ nào định tấn công đất nước này, thì hãy sẵn sàng, vì các người sẽ chết”.
Việc lật đổ một nhà lãnh đạo đương nhiệm, đặc biệt là một nhà lãnh đạo có gọng kìm sắt kiểm soát một nhà nước độc đảng theo kiểu Lê-nin-nít, là một điều không dễ dàng. Bất kỳ ai nuôi tham vọng lật đổ phải đối mặt với những trở ngại khó khăn, bắt đầu với việc tập hợp sự ủng hộ từ các thành viên chủ chốt của bộ máy quân sự – an ninh mà không gây nên sự báo động đối với nhà lãnh đạo đương nhiệm và bộ máy an ninh xung quanh nhà lãnh đạo đó. Với khả năng công nghệ của các lực lượng an ninh của Đảng mà ông Tập kiểm soát, một nỗ lực như vậy sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị phát hiện và khả năng những người đồng chủ mưu sẽ thay đổi ý định và đào tẩu. Đúng là ông Tập có một loạt kẻ thù trong đảng. Nhưng cũng đúng khi nói rằng những rào cản đối với việc lập mưu chống lại ông gần như là không thể vượt qua. Nếu không có một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, khả năng các đối thủ của ông Tập tiến hành một cuộc đảo chính là cực kỳ nhỏ.
Nhưng một cái chết đột ngột hoặc mất khả năng làm việc sẽ khiến sự lãnh đạo của ông Tập bị rút ngắn, bất kể ông định chấm dứt nó vào thời điểm nào. Ông Tập hiện đã 68 tuổi, có tiền sử hút thuốc, bị thừa cân, làm công việc căng thẳng, và theo truyền thông nhà nước, thì “tìm niềm vui trong việc làm việc hăng say”. Mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy ông Tập đang gặp tình trạng sức khỏe kém, ông không phải là người bất tử. Và giờ đây, khi ông đã phá bỏ các chuẩn tắc kế vị của Trung Quốc, sự vắng mặt của ông sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực, và có thể kích hoạt các cuộc đấu đá nội bộ ở các cấp cao nhất của Đảng. Các thành viên trong liên minh của ông Tập có thể chia thành các nhóm đối lập, mỗi nhóm ủng hộ một người kế nhiệm của riêng mình. Những người đã bị trừng phạt hoặc bị gạt ra bên lề dưới thời ông Tập có thể cố gắng tận dụng cơ hội hiếm có để giành lại quyền lực. Ngay cả khi ông Tập không chết nhưng mất khả năng làm việc do đột quỵ, đau tim, hoặc một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, Trung Quốc cũng sẽ rơi vào tình trạng lấp lửng về chính trị. Những người ủng hộ chế độ, cũng như những người thách thức, sẽ buộc phải tranh giành để thành lập các liên minh mới, nhằm chuẩn bị cho cả tình huống ông Tập phục hồi hoặc không thể vượt qua, dẫn tới những hậu quả khó lường đối với chính sách đối nội và đối ngoại.
Tất nhiên, cũng có thể xảy ra những kịch bản khác. Đó là ông Tập có thể chọn nghỉ hưu vào năm 2035, thời điểm nằm giữa dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng trong năm nay và dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2049. Nhưng bất kể việc ông Tập rời nhiệm sở bằng cách nào hoặc khi nào, việc thiếu một kế hoạch rõ ràng đặt ra những câu hỏi khó tránh khỏi, về khả năng chuyển giao quyền lực của đảng theo một cách thức hòa bình và có thể đoán trước được.
Trong những thập niên sau khi Mao qua đời vào năm 1976, hệ thống chính trị của đất nước dường như dần ổn định, mặc dù đôi khi có bất ổn ở cấp cao nhất. Tuy nhiên, ngày nay, tương lai chính trị của Trung Quốc đang bị bao bọc bởi sự bất định. Vấn đề kế vị không phải là loại vấn đề mà các quan chức Trung Quốc thảo luận công khai, nhưng họ cũng không thể phớt lờ nó được. Đó là một vấn đề mà sớm muộn cũng cần phải có giải pháp.
J.B. – R.M.G.Bản gốc : “China’s Looming Succession Crisis”, Foreign Affairs, 20/07/2021.
—–
Jude Blanchette là chủ nhiệm chương trình Nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế và là tác giả cuốn sách China’s New Red Guards: The Return of Radicalism and the Rebirth of Mao Zedong.
Richard McGregor là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Lowy và là tác giả của cuốn Xi Jinping: The Backlash.
Nguồn: nghiencuuquocte.org

Thăm nghĩa trang liệt sĩ cổ xưa nhất của Việt Nam

Nghĩa trũng Hòa Vang chính là đài tôn vinh khí phách của các anh hùng nghĩa sĩ, đồng thời là cột mốc đánh dấu sự thất bại ngay trận đầu của quân Pháp khi đánh vào Đà Nẵng.

 Nằm ở địa phận phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, nghĩa trũng Hòa Vang hay nghĩa trang Hòa Vang được coi là nghĩa trang liệt sĩ cổ xưa nhất của Việt Nam.

Được thành lập vào năm 1866, nghĩa trũng này là nơi quy tụ hài cốt những người lính của triều đình nhà Nguyễn đã ngã xuống trong cuộc chiến chống liên quân xâm lược Pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng trong năm 1858-1860.

Ban đầu, nghĩa trũng được lập ở xứ Trủng Bò làng Nghi An (nay thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ). Khoảng năm 1920, Pháp mở sân bay Đà Nẵng, nghĩa trũng được dời về vườn nhà ông Bá ở xứ Trảng Dài làng Khuê Trung.

Đến 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía Nam, nghĩa trũng phải chuyển đến địa điểm hiện tại, vốn là vùng đất được người địa phương gọi là Thổ Khố (đất kho), nơi Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương cho lập kho chứa quân lương chống Pháp.

Chùm ảnh: Nghĩa trũng Hòa Vang – nghĩa trang liệt sĩ cổ xưa nhất của Việt Nam

Nằm trong cụm di tích rộng 2.800m2, gồm cả Nhà thờ Tiền hiền Khuê Trung, miếu Bà, giếng Chăm… nghĩa trũng Hòa Vang nằm quay mặt về hướng Đông, được thiết kế theo mô hình tam ban: chính diện và tả hữu ban.

Sau cổng vào có một nhà bia đặt tấm bia sa thạch ghi bốn chữ Hán đại tự “Hòa Vinh nghĩa trũng” (Vinh được đọc trại thành Vang – Hòa Vang).

Sau tấm bia là một ngôi mộ lớn, trên bia xi-măng có cẩn hàng chữ “Tiền triều Đại tướng quý công mộ”. Tiếp sau đó là đài Chiến sĩ bằng xi-măng cao khoảng 3 mét với các am thờ, bàn hương án dành cho việc cúng tế hằng năm. Hai bên tả hữu nghĩa trũng có gần 1.300 ngôi mộ xếp cân phân, ngay thẳng.

Một thời dưới chính sách hà khắc của thực dân Pháp, người dân Khuê Trung chỉ đơn giản gọi nấm mồ các anh hùng nghĩa sĩ là Âm linh cô mộ. Đến ngày 17/11 Âm lịch hằng năm, dân làng lại tề tựu về trước các bàn án làm lễ dâng hương tưởng niệm vong linh nghĩa sĩ.

Về sau, do chiến tranh diễn ra ác liệt nên lệ này nhiều năm không còn được thực hiện. Đến nay, lễ cúng tế vong linh nghĩa sĩ được tổ chức kết hợp với lễ tế Tiền hiền làng Khuê Trung vào ngày 16/3 âm lịch hằng năm.

Có thể nói, nghĩa trũng Hòa Vang chính là đài tôn vinh khí phách của các anh hùng nghĩa sĩ, đồng thời là cột mốc đánh dấu sự thất bại ngay trận đầu của quân Pháp khi đánh vào Đà Nẵng.

Theo KIẾN THỨC

Người Nhật đã sống tối giản như thế nào?

Người dân xứ mặt trời mọc luôn cắt giảm vật dụng xuống mức tối thiểu. Với họ, khi xung quanh ít đồ đạc, chúng ta sẽ có thêm thời gian để tâm tới hạnh phúc.

Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản.

Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình.

Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn.

Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản. Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai cũng từng trải qua.

Ví dụ như một chuyến du lịch chẳng hạn. Hầu như ai cũng gói ghém đồ đạc đến sát giờ xuất phát. Nhưng dù bạn có kiểm tra hết danh sách vật dụng mang đi cũng vẫn cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Nhưng đã đến giờ xuất phát, bạn phải khóa cửa và kéo vali đi thôi.

Chính lúc này, bạn mới cảm thấy thoải mái. Đúng vậy, nếu có một chiếc vali này, mình có thể sống được một thời gian khá dài đấy. Có thể là mình đã quên một vài thứ ở nhà, nhưng không sao, những thứ cần thiết nhất đã ở đây rồi.

Sau thời gian di chuyển, bạn đến nhà nghỉ hay khách sạn, ngủ trên chiếc chiếu tatami và tận hưởng sự thoải mái. Phòng nghỉ rất sạch sẽ, gọn gàng và ít đồ đạc. Trong phòng nghỉ này cũng chẳng có những đồ vật dư thừa như ở nhà.

Bởi vậy nên nhà nghỉ luôn là nơi dễ chịu trong các chuyến đi. Bạn để lại đồ đạc trong phòng và đi dạo gần đấy hoặc thảnh thơi tới bất cứ đâu. Bạn có thời gian tận hưởng phong cảnh, con người, cuộc sống và chẳng có việc gì phải hoàn thành cả.

Chính là cảm giác như vậy đó, có lẽ bất cứ ai cũng đã trải qua cảm giác mà lối sống tối giản mang lại.

song toi gian anh 1
Căn phòng “tối giản” của người Nhật Bản. Ảnh: Havico.

[…]

Giống như con người khi sinh ra không có một thứ gì trong tay, bản thân người Nhật trước đây cũng là những người sống theo lối tối giản.

Đã từng có một người nước ngoài đến Nhật trước khi bắt đầu công việc làm ăn của mình, và anh ta đã rất ngạc nhiên trước người Nhật lúc bấy giờ. Mỗi người chỉ có hai, ba bộ quần áo nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ.

Người Nhật trước đây cũng chẳng giữ đến 10 bộ quần áo làm gì. Khi di chuyển thì luôn đi bộ, nhà ở thì đơn giản, thỏai mái, và cũng không phải là nơi ở cố định.

Người Nhật luôn xây mới, làm lại nhà cửa. Phong cách đó, dáng vẻ đó chẳng phải là lối sống tối giản hay sao? Chính lối sống này cũng đã ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống của Nhật, nét văn hóa tối giản.

Ví dụ như trong phòng trà. Bên trong phòng không có một đồ vật dư thừa nào cả, cửa ra vào cũng chỉ có một ô cửa nhỏ hẹp. Nếu bạn thích kiểu ngồi dựa ghế như mấy người nổi tiếng thì đừng hòng bước được vào phòng trà.

Ngoài ra, dù là võ sĩ có muốn vào phòng trà thì cũng phải để kiếm ở ngoài. Đã vào trong phòng trà thì không phân biệt người giàu hay kẻ nghèo, dân thường hay người nổi tiếng, mà chỉ là cuộc gặp gỡ giữa người với người, cùng nhau thưởng thức một chén trà mà thôi.

Trích từ cuốn Lối sống tối giản của người Nhật

Cuốn sách đề cập đến thói quen và ảnh hưởng của việc tích tụ nhiều đồ đạc trong nhà. Qua đó, đề ra những “toa thuốc” cho căn bệnh muốn vứt bỏ để có được lối sống tối giản hợp lý, an vui.

 Sasaki Fumio/ NXB Lao động và Thái Hà Books

Ông Michael Lohscheller trở thành Tổng giám đốc VinFast toàn cầu

Hôm nay (27.7), Tập đoàn Vingroup công bố bổ nhiệm ông Michael Lohscheller – người từng giữ vị trí Phó Chủ tịch Volkswagen Mỹ và Tổng giám đốc Opel toàn cầu – làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu. Ông Michael Lohscheller sẽ chịu trách nhiệm mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy quảng bá VinFast ra toàn thế giới.

Ông Michael Lohscheller sẽ làm việc tại Việt Nam, trực tiếp quản lý và điều hành các thị trường của VinFast hiện nay, bao gồm: Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan.

Bên cạnh đó, ông Michael Lohscheller cũng sẽ tham gia thúc đẩy chiến lược vươn tầm quốc tế, hướng tới mục tiêu đưa VinFast trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu.

Tân Tổng giám đốc VinFast toàn cầu – ông Michael Lohscheller.

Với nhiều năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lý khác nhau, trong đó nắm nhiều vị trí chủ chốt cho nhiều hãng xe lớn như Phó chủ tịch Volkswagen tại Mỹ và Tổng giám đốc toàn cầu Opel, ông Michael Lohscheller là một trong những chuyên gia hàng đầu trong ngành ô tô thế giới.

Đặc biệt, ông đã ghi dấu ấn khi dẫn dắt hãng xe Opel đạt được tăng trưởng lợi nhuận ổn định sau nhiều năm thua lỗ và chuyển đổi Opel sang thương hiệu xe điện.

Phát biểu chào đón sự gia nhập của ông Michael Lohscheller, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, cho biết: “Vingroup nồng nhiệt chào đón ông Michael Lohscheller gia nhập đội ngũ. Sự hiện diện của ông Michael Lohscheller trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của VinFast cũng khẳng định chiến lược kết nối tri thức và công nghệ, thu hút nhân tài và tiếp thu kinh nghiệm quản lý từ tầng lớp tinh hoa của ngành công nghiệp ô tô thế giới của Vingroup.”

Chia sẻ về quyết định gia nhập VinFast, ông Michael Lohscheller cho biết: “Trong suốt sự nghiệp của tôi, tôi luôn bị thu hút bởi những thử thách mới. Khi tôi có cơ hội được làm việc với VinFast, ngay lập tức tôi đã bị thu hút bởi những cơ hội tăng trưởng của hãng xe Việt. Tôi mong chờ được làm việc cùng các lãnh đạo VinFast, cùng phát triển công ty và đưa VinFast trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu.”

Sinh năm 1968, vị CEO quốc tịch Đức nhận bằng cử nhân chuyên ngành quản trị kinh doanh (1992) sau thời gian theo học tại Đại học Khoa học Ứng dụng Osnabrück (Đức) và Đại học Barcelona (Tây Ban Nha). Trong quá trình làm việc, Michael Lohscheller còn theo học và nhận bằng thạc sĩ Quản trị Marketing châu Âu (1996) tại Đại học Brunel (London).

Trong hơn 20 năm làm việc trong ngành ô tô, ông Michael Lohscheller từng giữ những chức vụ quản lý chủ chốt như Phó Chủ tịch điều hành và Giám đốc tài chính tại Mitsubishi Motors châu Âu; Phó Chủ tịch điều hành và Giám đốc tài chính tại Volkswagen Mỹ; Tổng giám đốc Opel toàn cầu…

Trong quãng thời gian giữ vị trí lãnh đạo cao nhất ở Opel, ông Michael Lohscheller từng giành được nhiều giải thưởng uy tín cho nhà điều hành hãng xe xuất sắc, bao gồm Giải thưởng Eurostar 2019 của Tạp chí ô tô Automotive News Europe, Giải thưởng MANBEST 2019 được bình chọn bởi Hội đồng giám khảo của Tổ chức AUTOBEST và Giải Manager of the Year 2019 của Tạp chí Autozeitung.

Ông Michael Lohscheller được biết đến với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong các vấn đề: hoạch định chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu, mua bán & sáp nhập, quản lý và phân tích tài chính, định giá sản phẩm.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành xe hơi, ông Michael Lohscheller được kỳ vọng sẽ giúp VinFast có những bước tiến ấn tượng, góp phần đưa VinFast thành công ở các thị trường quốc tế và trở thành hãng xe điện thông minh hàng đầu thế giới.

Đào Đức / Người Đô Thị

“Cha đẻ” của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền

Người ta thường nói “Không ai giàu ba họ”, nhưng gia tộc của kiến trúc sư Bối Duật Minh vẫn không ngừng phát triển suốt 15 đời qua, trải qua không ít phong ba bão táp.

Từ kim tự tháp bằng kính trước bảo tàng Louvre (Pháp) đến Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo (Qatar), từ Khách sạn Fragrant Hill (Trung Quốc) đến Bảo tàng Nghệ thuật Miho (Nhật Bản), tất cả đều là sản phẩm của Bối Duật Minh

Vị kiến trúc sư (KTS) này được coi là “bậc thầy cuối cùng của chủ nghĩa hiện đại”. Suốt hơn một thế kỷ dài bằng cả đời người, ông luôn một lòng hướng đến cực hạn của cái đẹp.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 1.

Bối Duật Minh sinh năm 1917, xuất thân từ tầng lớp quý tộc Trung Hoa điển hình ở Tô Châu (Trung Quốc). Gia tộc của ông không những phá vỡ lời nguyền “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” mà dân gian vẫn truyền tụng, mà còn kéo dài sự hưng thịnh đó suốt 15 đời con cháu.

Gia tộc họ Bối lập nghiệp từ nghề thuốc, nhờ siêng năng mà trở nên giàu có từ giữa thời nhà Minh. Tới thời nhà Thanh, họ Bối đã trở một trong “tứ đại gia tộc” ở Tô Châu – trung tâm kinh tế quan trọng của Trung Hoa bấy giờ.

Bản thân gia đình của Bối Duật Minh cũng có lý lịch hiển hách. Ông nội tham gia thành lập Ngân hàng Thượng Hải, được mệnh danh là “ông trùm tài chính”; cha từng là Chủ tịch Ngân hàng Trung ương. Mẹ là tài nữ nức tiếng Tô Châu, chuyên về thư pháp, thơ ca và âm nhạc.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 2.

Gia sản của nhà họ Bối nhiều không kể xiết. Trước thập niên 50, Bối gia sở hữu gần 1.000 căn nhà các loại ở Thượng Hải. Diện tích bất động sản đạt tới hơn 160.000 m2, bao gồm cả Sư Tử Lâm Viên – khu vườn đẹp nhất Tô Châu đến hoàng đế Khang Hy cũng phải ghen tị, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Không chỉ mạnh về kinh tế, nhà họ Bối còn có địa vị về chính trị. Gia tộc này không chỉ được ngưỡng mộ nhờ sự giàu có, mà còn bởi các thành viên luôn chú trọng tiết hạnh và tiết tháo. Tôn chỉ của họ là “Ngàn năm phú quý không bằng một lời lương thiện”; ai cũng phải làm việc và thiện nguyện, không được phép ăn chơi lêu lổng.

Hồi còn nhỏ, Bối Duật Minh ít chịu sự quản thúc của gia đình, do cha ông phải làm việc bận rộn, còn mẹ đã sớm qua đời. Tuy nhiên, nhờ ảnh hưởng của gia tộc, ông dành cả ngày lẫn đêm để đọc sách và học tập.

Bối Duật Minh được gia đình kỳ vọng sẽ nối nghiệp trong lĩnh vực tài chính và y khoa. Thế nhưng, khi nhìn thấy Khách sạn Quốc tế Thượng Hải được xây dựng và trở thành tòa nhà số 1 Viễn Đông, ông bắt đầu mơ ước được làm kiến trúc sư.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 3.

Sư Tử Lâm Viên – một trong những tài sản từng thuộc về nhà họ Bối

Nhờ sự hùng mạnh của gia tộc, Bối Duật Minh có cơ hội sang Mỹ du học năm 18 tuổi. Ông thậm chí từng nói đùa về cuộc sống sắp tới ở đất nước xa lạ: “Trước khi tôi biết nói tiếng Anh, gia đình tôi đã tạo điều kiện cho tôi gia nhập giới thượng lưu ở Boston”.

Do chiến tranh loạn lạc, Bối Duật Minh không ngờ rằng phải 40 năm sau ông mới có dịp trở về cố hương. Dù vậy, bất khi nào được hỏi về xuất thân, Bối Duật Minh luôn tự tin trả lời rằng: “Tôi đến từ Tô Châu”.

Sống ở nước ngoài nhưng lòng luôn hướng về Trung Quốc, ở Bối Duật Minh có sự hòa hợp giữa tư duy phương Tây và khí chất văn nhân phương Đông. Đây là yếu tố tạo thành nền tảng thẩm mỹ để ông theo đuổi sự hài hòa giữa kiến ​​trúc và thiên nhiên, định hình phong cách của ông sau này.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 4.

Sau một thời gian ngắn học tập tại ĐH Pennsylvania, Bối Duật Minh chuyển đến Khoa Kiến trúc của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Kể từ đây, tài năng nghệ thuật của ông bắt đầu được khai phá.

Năm 1940, Bối Duật Minh tốt nghiệp loại xuất sắc và giành được giải thưởng của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc trở về Trung Quốc đối với ông trở nên vô vọng. Năm 1946, ông tiếp tục học tại ĐH Harvard, sau làm trợ lý giáo sư tại một phòng nghiên cứu thiết kế ở đây.

Tuy nhiên, bục giảng không đủ để vị KTS này thể hiện tài năng của mình. Năm 1949, bước ngoặt xảy ra khi ông đầu quân cho một công ty xây dựng bất động sản ở Trung Quốc, phá vỡ rào cản của người gốc Hoa tại Mỹ.

Chỉ mất 6 năm, Bối Duật Minh đã tự thành lập được công ty kiến trúc của riêng mình – IM Pei Architects. Ông bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhiều chính phủ trên toàn thế giới trong lĩnh vực quy hoạch và tái thiết đô thị và cơ sở hạ tầng công cộng.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 5.

Thư viện John F. Kennedy (Mỹ)

Vị KTS này đã ghi dấu ấn trong vô số công trình nổi tiếng: Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ, Trung tâm Nghệ thuật Des Moines,….

Trong số đó có cả Thư viện John F. Kennedy – nơi ông đã dành 15 năm vất vả xây dựng, biến bãi rác hôi thối thành một kiệt tác kiến trúc xuất sắc nhất lịch sử nước Mỹ. Thậm chí, đệ nhất phu nhân Jacqueclin Kennedy cũng phải ngợi ca: “Thế giới duy mỹ của Bối Duật Minh, không ai có thể so sánh được”.

Nhờ công trình tầm cỡ này, cộng đồng kiến trúc Mỹ đã gọi 1979 là “năm của Bối Duật Minh”. Bản thân ông cũng nhận được huy chương vàng từ Học viện Kiến trúc Mỹ.

Tuy nhiên, phải đến khi thực hiện kế hoạch tái thiết bảo tàng Lourve nổi tiếng giới ở Pháp, Bối Duật Minh mới thực sự đứng trên đỉnh cao và thống trị ngành kiến trúc thế giới.

Năm 1981, Tổng thống Pháp đã mời đến 15 giám tuyển nghệ thuật từ các bảo tàng nổi tiếng trên thế giới, nhờ họ giới thiệu các KTS tài năng để đảm nhận dự án. 13 người trong số đó đều đề xuất Bối Duật Minh.

Vị KTS này dự định sẽ xây ở lối vào bảo tàng một kim tự tháp trong suốt, kết hợp vẻ đẹp của ánh sáng, kính và những khối tam giác. Tuy nhiên, ông phải mất đến 2 năm trời mới thuyết phục được các quan chức nước Pháp thực hiện dự án này.

Trước hết, người Pháp không thể chấp nhận được việc công trình biểu tượng của nước mình lại do một người gốc Hoa phụ trách. Chưa kể, một số người lo ngại rằng dự án mang hơi thở hiện đại này sẽ khó hòa hợp với khung cảnh cổ kính vốn có của bảo tàng Lourve, cản trở tâm nhìn “độc nhất trên thế giới’ từ sân Cour Carrée ở phía trong tới Khải Hoàn Môn

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 6.

Kim tự tháp bằng kính tại Bảo tàng Lourve (Pháp)

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp thời bấy giờ còn chế nhạo thiết kế của Bối Duật Minh là “một viên kim cương khó coi”.

Thế nhưng, khi kim tự tháp bằng kính trong suốt được hoàn thành vào 1988, nó đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Pháp, sánh ngang với Tháp Eiffel hay Nhà thờ Đức Bà Paris. Bối Duật Minh đã được trao tặng huân chương danh dự cao quý nhất nước Pháp cho công trình này.

Lúc này, người Pháp bắt đầu đổi giọng và ca ngợi: “Kim tự tháp này là một viên ngọc khổng lồ bay qua trong bảo tàng Louvre”. Dù vậy, Bối Duật Minh vẫn giữ dáng vẻ trầm mặc, nhất quán nói: “Những công trình kiến ​​trúc của tôi như một cây trúc, dù mưa to gió lớn đến đâu cũng chỉ cong mà không gãy”.

Vào thập niên 80, Bối Duật Minh cuối cùng cũng có cơ hội quay trở về Trung Quốc, tham gia thiết kế các dự án như Khách sạn Hương Sơn, Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc,… Các công trình của ông nhìn thì có vẻ tùy tính, đơn giản, nhưng lại thỏa mãn thị giác, đáp ứng đủ công năng, đến mức được gọi là “thiên nga tuyệt xướng của hình học”.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, Bối Duật Minh cũng rất thích thơ ca, thư họa và những khu vườn tuyệt đẹp của Trung Quốc. Đây là nguồn cảm hứng cho các thiết kế của ông. Vị KTS này lấy phương Đông làm gốc, lấy phương Tây làm lá cành, quan niệm rằng “càng là dân tộc, càng là toàn cầu”.

Trong suốt gần 1 thế ký làm việc, Bối Duật Minh đã nhận được tất cả những danh hiệu cao quý nhất mà một kiến trúc sư có được: HCV Kiến trúc Hoa Kỳ (1979), HCV Kiến trúc Pháp (1981), Giải thưởng Pritzker (1983), Huân chương Tự do do Tổng thống Reagan trao tặng (1986)….

“Điều duy nhất có thể tồn tại trên thế giới là các công trình. Những công trình đẹp nhất sẽ được thời gian khẳng định, và thời gian là lời giải cho tất cả”, KTS nổi tiếng và thành công nhất của nền kiến trúc hiện đại thế kỷ 20 nhận định.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 8.

Phẩm vị của một người đàn ông nằm ở việc chọn vợ; chọn vợ cũng tương đương với sự lựa chọn của cuộc đời. Câu này đã được Bối Duật Minh và người vợ Lục Thư Hoa chứng minh trong suốt 77 năm ở bên nhau. Sự nghiệp của ông thăng hoa cũng là nhờ có người vợ tào khang, toàn tâm toàn ý vì mình.

Mùa hè năm 1938, Bối Duật Minh đến New York chơi. Khi đang chờ bạn ở ga xe lửa, ông bắt gặp một cô gái gốc Hoa vô cùng xinh đẹp, thanh lịch.

Đó chính là Lục Thư Hoa – thiên kim tiểu thư của một danh gia vọng tộc. Cha của bà là kỹ sư tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts, ông ngoại từng là đại sứ tại Mỹ, dì ruột là con gái của Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc. Bản thân cũng học tại Wesleyan College – nơi tập hơn những phụ nữ giỏi nhất nước Mỹ, cùng với ba chị em nhà họ Tống.

Hai con người với nhiều điểm tương đồng nhanh chóng rơi vào lưới tính và kết hôn với nhau. Dù xuất thân cao hơn chồng một bậc, Lục Thư Hoa vẫn chọn cách khiêm tốn lùi về phía sau, chăm lo gia đình để Bối Duật Minh thỏa sức xây dựng sự nghiệp.

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 9.

Họ có với nhau 3 người con trai và 1 người con gái. Cả gia đình đều nói tiếng Anh, nhưng cách giáo dục vẫn tuân theo truyền thống của nhà họ Bối.

Chỉ cần nhìn cách vị KTS này đặt tên cho các con trai cũng có thể thấy ông luôn hướng về cố hương như thế nào: Bối Định Trung, Bối Kiến Trung và Bối Lễ Trung, có nghĩa là ổn định Trung Quốc, xây dựng Trung Quốc, và lễ nghi Trung Quốc.

Trong ấn tượng của Bối Kiến Trung, cha mẹ ông chưa bao giờ “gay gắt”, cũng không có những ràng buộc khắt khe và cực đoan thường thấy trong các gia đình phương Đông. Thế nhưng, ông hiểu rõ sự kỳ vọng cao của cha mẹ, từ đó chủ động đáp ứng những mong mỏi ấy.

Loại áp lực gia đình này, thật ra giống như một sự tự hào gia tộc, để bọn trẻ không dám buông lỏng ý chí. Nhờ đó, cả 4 người con của Bối Duật Minh đều rất xuất sắc. Các con trai đều tốt nghiệp ĐH Harvard và theo đuổi lĩnh vực xây dựng như cha mình, còn con gái tốt nghiệp ngành luật ở ĐH Columbia danh giá.

Vì phải làm việc quanh năm, Bối Duật Minh nhận thấy trong việc giáo dục gia đình, sự quan tâm chăm sóc của mẹ là quan trọng hơn cả, có thế đời sau mới không lụn bại. Ông và vợ luôn cố gắng sắp xếp cuộc sống gia đình một cách ngăn nắp nhất.

“Lúc đó chúng tôi ở nội trú, mẹ rất thân với chúng tôi, nhưng mặt khác, lại hơi có khoảng cách với bố, giúp bố chuyên tâm làm việc. Mẹ thường tụ tập và ở bên chúng tôi”. Vào mùa hè, chúng tôi sẽ cùng nhau đi nghỉ ở ngoại ô”, người con út Bối Lễ Trung nhớ lại.

“Mẹ luôn dạy chúng tôi về cách hòa đồng với mọi người và nhìn nhận thế giới. Ảnh hưởng của bà ấy tràn ngập cuộc sống của chúng tôi ngày qua ngày.”

Cha đẻ của kim tự tháp kính Louvre khiến người Pháp vừa chê bai đã phải ngả mũ thán phục: Hậu duệ của gia tộc giàu có suốt 15 đời, dạy con thành tài nhờ bí quyết tổ truyền  - Ảnh 10.

Trong mắt con cái, Lục Thư Hoa được miêu tả là “một người phụ nữ rất thanh lịch, trí tuệ” và là “vũ khí bí mật của người cha”.

“Họ tôn trọng lẫn nhau, rất tình cảm và cũng rất hài hước. Tôi dám khẳng định rằng họ có thể nói là một đôi được ông trời tác hợp”, người con cả cho biết.

Với gu thẩm mỹ tao nhã, đôi mắt tinh tường và khả năng phán đoán tính cách con người sắc sảo, Lục Thư Hoa đã trở thành “nhà tư vấn thân cận nhất, trợ lý đắc lực nhất và người bạn tâm giao hiếm có nhất” của Bối Duật Minh.

Trong một gia đình, sự giàu có thực sự không nằm ở số tiền, mà nằm ở sự hòa hợp của các mối quan hệ. Chính vì hiểu được điều đó nên Bối Duật Minh và Lục Thư Hoa mới có thể bên nhau hạnh phúc suốt 77 năm, cho đến tận giây phút cuối cùng.

Năm 2019, Bối Duật Minh đã qua đời, thọ 102 tuổi. Thế nhưng, nhờ sự giáo dục sát sao của ông, truyền thông gia đình nhà họ Bối sẽ vẫn tiếp tục trường tồn theo thời gian đến thế hệ mai sau.

Đạo đức, gia phong chính là tài sản quý giá nhất của mỗi gia tộc. Giữ được những điều này, gia tộc mới trường tồn. Trên thế gian này không có điều gì là vĩnh cửu, tiền tài rồi sẽ tan đi theo mây khói, nhưng gia phong và truyền thống gia tộc sẽ là cái giữ gìn và phát triển các gia tộc.

(Theo Zhihu) / Tú Khê / Trithuc trẻ

Nồng độ virus cao gấp 1.000 lần chủng gốc, biến thể Delta đang khiến kế hoạch đối phó của cả thế giới đảo lộn như thế nào?

Niềm hi vọng rằng Covid-19 sẽ nhanh chóng suy yếu và trở thành 1 loại bệnh thông thường như cúm mùa đang dần phai nhạt.

Biến chủng Delta đang khiến chính phủ các nước trên khắp thế giới phải thay đổi tính toán, làm dấy lên hoài nghi về việc có phải chúng ta đã quá lạc quan về chuyện chấm dứt hoàn toàn đại dịch Covid-19 hay không. Hơn nữa, Delta còn nới rộng đáng kể khoảng cách giữa những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao với nơi chưa thể triển khai tiêm chủng trên diện rộng, xâm nhập vào những nước trước đây đã khá thành công trong công tác chống dịch.

Trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, biến chủng Delta vẫn khiến số ca nhiễm tăng vọt tại các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao như Anh và Israel dù số ca có triệu chứng nặng và tử vong ở mức  thấp. Tuy nhiên, ở nhiều phần còn lại của thế giới, đại dịch đã khiến ít nhất 200 triệu người mắc bệnh và hơn 4 triệu người tử vong vẫn đang diễn biến rất phức tạp.

Tin tốt là vaccine vẫn có hiệu quả cao trước Delta trong việc ngăn ngừa người bệnh trở nặng và tử vong đối với những người đã được tiêm chủng. Đối với các nền kinh tế phát triển, điều đó đồng nghĩa cần phải tiêm vaccine cho nhiều người hơn để kiểm soát dịch bệnh. Dẫu vậy, niềm hi vọng rằng Covid-19 sẽ nhanh chóng suy yếu và trở thành 1 loại bệnh thông thường như cúm mùa đang dần phai nhạt.

Miễn dịch cộng đồng trở thành điều xa vời

Phản ứng với làn sóng mới, các chính phủ ở châu Âu và một vài bang của Mỹ đang cố gắng đẩy nhanh chương trình tiêm chủng để “đi trước một bước”. Một số nơi quay trở lại bắt buộc đeo khẩu trang và yêu cầu một số ngành nghề kinh doanh đóng cửa. Các biện pháp hạn chế đi lại, cách ly và làm việc từ xa giờ đã trở thành điều bình thường mới.

Trong khi đó, “đơn thuốc đặc trị” dành cho các nước đang phát triển vẫn còn rất mờ mịt. Hiện Delta đã gây ra làn sóng lây nhiễm cao kỷ lục trên khắp châu Á và châu Phi, bao gồm cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vốn kiểm soát dịch rất tốt trong giai đoạn trước.

Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ từ cuối năm ngoái và hiện đã xuất hiện tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo sáng kiến GISAID, 1 cơ sở dữ liệu trực tuyến mà tại đó các nhà khoa học cùng chia sẻ những báo cáo về mã gene của mẫu virus. Đến giữa tháng 7, khoảng 80% các mẫu được chia sẻ lên GISAID là biến chủng Delta, tỷ lệ cao gấp đôi so với 1 tháng trước. Điều này cho thấy biến chủng này đang nhanh chóng thay thế các biến chủng thế hệ trước như thế nào.

CDC Mỹ cho biết Delta chiếm 83% mẫu bệnh phẩm ở Mỹ. Ở Anh tỷ lệ lên tới 99%, tại Pháp, Đức, Thụy Điển và Bồ Đào Nha là hơn một nửa. Tỷ lệ ở châu Á là hơn 70% và châu Phi là hơn 60%

Trước khi biến chủng Delta xuất hiện, các nhà khoa học ước tính sẽ cần khoảng 2/3 dân số có kháng thể (từ tiêm vaccine hoặc từng nhiễm bệnh) để đạt miễn dịch cộng đồng. Đạt được mục tiêu đó sẽ giúp ngăn chặn các ổ dịch mới bùng phát, dịch bệnh lắng xuống mức độ ngang bằng với cúm mùa và không gây gánh nặng cho hệ thống y tế.

Nồng độ virus cao gấp 1.000 lần chủng gốc, biến thể Delta đang khiến kế hoạch đối phó của cả thế giới đảo lộn như thế nào? - Ảnh 1.

Phát nước rửa tay khô tại 1 quán bar ở Pháp. Ảnh: FREDERICK FLORIN/AGENCE FRANCE-PRESSE/GETTY IMAGES.

Tuy nhiên Delta đã khiến tính toán đó bị đảo lộn. Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng các nhà khoa học tin rằng biến chủng Delta có mức độ lây lan cao gấp 2-3 lần so với chủng gốc lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán năm 2019. Nếu thiếu vắng bất kỳ biện pháp phòng dịch trong cộng đồng nào, mỗi 10 người nhiễm biến chủng Delta sẽ kéo theo 60-70 ca nhiễm mới, so với 25 ca đối với chủng gốc. Biến chủng Delta chính là mầm bệnh lây lan mạnh nhất từ trước đến nay: người nhiễm mang lượng virus cao gấp 1.000 lần chủng gốc

Điều đó khiến mục tiêu miễn dịch cộng đồng trở nên xa tầm với. Từ con số 60-70% dân số được tiêm vaccine giờ phải tăng lên 80-90%, theo Mark Woolhouse, giáo sư chuyên nghiên cứu về các dịch bệnh truyền nhiễm đang công tác tại ĐH Edinburgh cho hay.

Thậm chí một số chuyên gia còn đưa ra ngưỡng cao hơn là 95%. Đáng ngại hơn, chúng ta vẫn chưa biết vaccine có hiệu quả kéo dài bao lâu hay hiệu quả có giảm đi khi chủng mới xuất hiện hay không.

Giáo sư Woolhouse cho rằng câu hỏi giờ đây không còn là khi nào chúng ta đạt miễn dịch cộng đồng mà là liệu có đạt được hay không. Cần phải áp dụng những biện pháp như bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội trong dài hạn.

Ở những nền kinh tế phát triển, Delta đang buộc các quan chức y tế phải suy nghĩ lại về cách tiếp cận. Sau khi số ca nhiễm tăng gấp 6 lần, Hà Lan quyết định đóng cửa các câu lạc bộ đêm dù vừa mới mở cửa trở lại từ cuối tháng 6. Pháp, Đức và Italy vẫn bắt buộc đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách.

Tại Mỹ, biến chủng Delta khiến số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày vượt mốc 49.000, cao hơn gấp đối với 10 ngày trước. Hạt đông dân nhất là Los Angeles đã phải áp dụng lại yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà.

Châu Á trở thành “tâm chấn”

Ở châu Phi, nơi chưa đến 1,5% trên tổng số 1,3 tỷ dân được tiêm chủng đầy đủ, số ca nhiễm cao kỷ lục trong vài tuần gần đây khiến các bệnh viện quá tải và số ca tử vong tăng vọt. Nam Phi, Uganda và Namibia phải quay trở lại lockdown.

Tại châu Á, Hàn Quốc gần đây đã phải áp dụng những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt nhất do ghi nhận đợt bùng phát lớn nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Theo đó không được tụ tập trên 2 người sau 6h tối, đám tang và đám cưới chỉ có người trong gia đình tham dự, cấm khán giả tại các sự kiện thể thao.

Nồng độ virus cao gấp 1.000 lần chủng gốc, biến thể Delta đang khiến kế hoạch đối phó của cả thế giới đảo lộn như thế nào? - Ảnh 2.

Người dân cầu nguyện bên 1 chiếc xe cấp cứu chở thi thể người họ hàng đã thiệt mạng vì Covid-19 ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: TRISNADI/ASSOCIATED PRESS

Nhật Bản bắt đầu chứng kiến số ca nhiễm tăng lên từ cuối tháng 6, buộc Thủ tướng Yoshihide Suga phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo kể từ ngày 12/7. Các biện pháp khẩn cấp được dự tính sẽ kéo dài đến tận 22/8. Thế vận hội Olympics Tokyo đang diễn ra mà không có khán giả.

Đông Nam Á là khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương vì tỷ lệ tiêm vaccine thấp, nhiều nước chưa đến 15% dân số được tiêm vaccine đầy đủ. Kể cả ở Singapore là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực thì con số cũng chỉ vào khoảng 50% và đang phải chống chọi với biến thể Delta.

Thảm họa đã ập đến với Indonesia, nơi số ca nhiễm bắt đầu tăng từ đầu tháng 6. Các bệnh viện nhanh chóng quá tải và tỷ lệ tử vong tăng lên mức cao kỷ lục. Hơn 1.000 ca tử vong vì Covid được ghi nhận mỗi ngày trong tuần qua.

Tham khảo Wall Street Journal / Thu Hương Theo Doanh nghiệp và Tiếp thi