HÀ TĨNHĐền Trúc nằm bên bờ sông Ngàn Phố, xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn, thờ hai dũng tướng thời vua Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt.
Đền Trúc được xây dựng vào thế kỷ 16 trên khu đất rộng hàng nghìn m2 ở thôn Tân Hồ, xã Sơn Tân, nay là xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn. Đền thờ Trần Lệ và Trần Đạt, hai dũng tướng thời vua Lê Lợi.
Đền nằm bên bờ sông Ngàn Phố. Sông có tên khác là sông Phố, là phụ lưu của sông La, chảy chủ yếu trong địa phận huyện Hương Sơn. Con sông là một danh thắng nổi tiếng của Hà Tĩnh, từng đi vào thơ ca, nhạc họa.
Đền gồm ba tòa hạ điện, trung điện và thượng điện. Quần thể kiến trúc ngoài đền còn có hệ thống cây xanh, ghế đá bao quanh. Công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2003.
Tương truyền, năm 1425, hai dũng tướng Trần Lệ và Trần Đạt trong lúc giao chiến với quân Minh đã bị thương nặng, sau đó phi ngựa dọc bờ sông Ngàn Phố, về đến thôn Tân Hồ thì ngã xuống và qua đời.
Về sau, tại chỗ của hai vị tướng ngã xuống mọc lên những khóm trúc, lâu dần lan thành rừng trúc rộng lớn. Để ghi nhớ công ơn, người dân địa phương lập đền thờ, gọi là đền Trúc, gọi hai vị tướng là Thành hoàng làng. Hai ông sau đó được vua Lê sắc phong “Thượng đẳng tối linh thần”.
Qua thời gian, cây trúc chết dần, đến nay còn lại vài khóm trước đền.
Ba tòa hạ điện, trung điện và thượng điện được xây bao, phía trong chủ yếu làm bằng gỗ mít.
Tại tòa trung điện đặt sập thờ, trưng bày mũ quan, gươm đao của hai tướng Trần Lệ và Trần Đạt.
Giữa nhà hạ điện đặt hai chiếc kiệu lớn với ý nghĩa để rước Trần Lệ và Trần Đạt.
Hai bên hông của nhà hạ điện đặt hai con ngựa song song, với mục đích để hai tướng cưỡi ngựa ra trận đánh giặc.
Phía dưới mái các tòa nhà đều chạm khắc tinh xảo với các đề tài như: tứ linh, hoa lá cách điệu, rồng chầu nguyệt, rồng lượn trong mây…
Ba mái của các tòa điện lợp ngói âm dương, phía trên đỉnh thiết kế hình dáng nhiều con rồng trong thế bay lượn và quay đầu lại với nhau.
Từ khi xây dựng đến nay, đền trải qua nhiều lần trùng tu, lớn nhất vào năm 1944, lần tân trang gần nhất vào năm 2018.
Xung quanh khuôn viên được bao quanh bởi các hàng cây xà cừ khoảng 30 tuổi. Dưới tán cây được bố trí các ghế đá để mọi người nghỉ ngơi.
Hiện ông Nguyễn Bá Đề, 72 tuổi, trú xã Tân Mỹ Hà được chính quyền cử trông coi đền. Hàng ngày ông đến quét dọn khuôn viên, lau chùi các vật dụng đặt bên trong ba tòa điện. Khi có du khách viếng thăm, ông hướng dẫn họ thắp hương, giới thiệu về lịch sử ngôi đền.
“Đền nằm bên sông Ngàn Phố với không gian rộng rãi, thoáng mát, gió thổi vi vu cả ngày. Nhiều người khi đến đây đều khen khung cảnh đẹp, thơ mông, họ thường nán lại rất lâu để chụp hình lưu niệm”, ông Đề nói.
Hàng năm đền Trúc đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc.
Người dân ở bang Oregon vô cùng bất ngờ khi bắt gặp xác con cá mặt trăng sặc sỡ hiếm gặp dạt vào bờ cách môi trường sống tự nhiên của nó hàng trăm km.
Xác cá mặt trăng mắc cạn ở Oregon. Ảnh: Tiffany Boothe.
Con cá opah hay còn gọi là cá mặt trăng, được phát hiện trên bờ biển ở Sunset Beach, phía bắc bang Oregon, vào 8 giờ sáng ngày 14/7 theo giờ địa Phương. Con cá sặc sỡ có những chiếc vảy màu ánh bạc và đỏ cam với cơ thể dẹt hình tròn, cùng nhiều đốm trắng và đôi mắt màu vàng.
Sau khi nhận được ảnh chụp con cá mắc cạn từ người qua đường, nhân viên ở Thủy cung Seaside gần đó đến thu thập xác của nó. Sau đó, du khách tới thủy cung có cơ hội quan sát tận mắt mẫu vật hiếm gặp. Các nhà nghiên cứu chưa rõ điều gì xảy ra với cá mặt trăng, nhưng cơ thể nó vẫn nguyên vẹn, có nghĩa nó bơi ở gần bờ khi chết, theo Tiffany Boothe, trợ lý quản lý ở Thủy cung Seaside.
Cá mặt trăng là loài cá biển khơi, có nghĩa chúng sống giữa biển rộng, nhưng thường xuất hiện ven biển California và Hawaii, theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Tuy nhiên, rất hiếm gặp loài cá này ở miền bắc nước Mỹ. “Tôi không nghĩ có thể gặp con cá mặt trăng lớn như vậy ngoài khơi Oregon”, Heidi Dewar, nhà sinh vật học ở Cơ quan ngư nghiệp của NOAA, chia sẻ.
Một cách giải thích khả thi là nhiệt độ nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu thúc đẩy cá mặt trăng rời khỏi vùng biển đang trở nên quá nóng và di chuyển tới vùng biển mát hơn. Chúng có thể bơi quãng đường dài khi phản ứng trước điều kiện môi trường. Dewar cho biết ông và đồng nghiệp đã thấy một số tổ chức sinh vật biển di chuyển về phương bắc khi nhiệt độ nước biển gia tăng. Nhưng chưa có đủ dữ liệu để xác nhận vùng biển ấm dần là nguyên nhân khiến cá mặt trăng bơi về phía bắc.
Năm 2015, một nghiên cứu của NOAA phát hiện cá mặt trăng là loài cá máu nóng duy nhất còn sống ngày nay. Khác với những loài cá máu lạnh, cá mặt trăng có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể để giữ ấm dưới biển sâu. Giới nghiên cứu biết rất ít về cấu tạo sinh học của chúng, dù họ ước tính cá mặt trăng có thể dài hơn 1,8 m và nặng trên 272 kg, theo Thủy cung Seaside.
Tuy cá mặt trăng không phải là mục tiêu của ngư dân, số lượng cá bị bắt nhầm bởi ngư dân săn cá kiếm ngày càng tăng. Phần thịt giàu dưỡng chất của chúng cũng là hải sản được ưa chuộng. Do chưa có đánh giá quần thể, các nhà nghiên cứu không biết số lượng cá mặt trăng có ổn định hay không và hoạt động đánh bắt có tác động nghiêm trọng tới chúng không. Giới nghiên cứu cũng không rõ có bao nhiêu loài cá mặt trăng.
Con cá mặt trăng mắc cạn ở Oregon đã được đông lạnh ở Thủy cung Seaside Aquarium để phục vụ khám nghiệm vào năm sau.
Caffeine là chất kích thích thần kinh phổ biến nhất trên thế giới.
Con người đã uống cà phê có nguồn gốc tự nhiên suốt hàng trăm năm nay, song từ hàng chục năm nay vẫn tồn tại những thông điệp trái chiều quanh tác động của cà phê đối với sức khỏe con người.
“Theo truyền thống, cà phê được coi là một thức uống có hại,” Marc Gunter, người đứng đầu bộ phận dinh dưỡng và trao đổi chất tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nói.
Với việc có thêm những nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn hơn trong vòng 10 năm qua, Gunter nói, các nhà khoa học nay đã có dữ liệu từ hàng trăm nghìn người uống cà phê.
Cụ thể thì kết quả nghiên cứu cho chúng ta biết điều gì – và việc uống cà phê mang lại lợi, hại gì cho sức khỏe?
Cà phê được cho là có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì nó chứa acrylamide, một chất gây ung thư có trong các loại thực phẩm như bánh mì nướng, bánh ngọt và khoai tây chiên.
Tuy nhiên, IARC vào năm 2016 kết luận rằng cà phê không gây ung thư, trừ khi nó được uống rất nóng – trên 65 độ C.
Chụp lại hình ảnh,Nếu uống quá nóng, cà phê có thể gây ung thư
Không chỉ vậy, đã có thêm những nghiên cứu cho thấy cà phê thực sự còn có tác dụng bảo vệ.
Chẳng hạn như có một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống cà phê với tỷ lệ tái phát thấp hơn và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư ruột kết.
Vào năm 2017, Gunter công bố kết quả một nghiên cứu theo đó xem xét thói quen uống cà phê của nửa triệu người trên khắp châu u trong khoảng thời gian 16 năm. Kết quả là người uống nhiều cà phê hơn có nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và ung thư thấp hơn. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu từ các nơi khác trên thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Gunter cho biết đến nay đã có đủ đồng thuận từ các nghiên cứu để xác nhận rằng những người uống tới bốn tách cà phê mỗi ngày mắc ít bệnh hơn so với những người không uống.
Cà phê có thể có tiềm năng đem lại nhiều ích lợi hơn thế.
Những người uống cà phê trong nghiên cứu của Gunter nhiều khả năng là có hút thuốc và có chế độ ăn uống không lành mạnh bằng những người không uống cà phê.
Điều này cho thấy rằng nếu cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, thì nó có thể có tác dụng mạnh hơn chúng ta tưởng – nó mạnh hơn những tác động của các hành vi không lành mạnh.
Chụp lại hình ảnh,Cả cà phê thường và cà phê đã tách bỏ chất caffein đều có hàm lượng chất chống oxy hóa tương tự nhau
Điều đó đúng cho dù đó là một tách cà phê có chứa hay không chứa caffein. Kết quả nghiên cứu cho thấy cà phê decaf có lượng hàm lượng chất chống oxy hóa tương tự như cà phê thường.
Gunter không tìm thấy sự khác biệt giữa sức khỏe của những người uống cà phê có chứa caffein so với cà phê decaf. Điều này khiến ông kết luận rằng những lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê là do một chất gì đó khác caffein.
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này đều dựa trên dữ liệu tổng quan về dân số – mà điều đó thì lại không xác nhận được mối liên hệ giữ nguyên nhân và kết quả.
Những người uống cà phê có thể chỉ đơn giản là có sức khỏe tốt hơn những người không uống, Peter Rogers, người nghiên cứu tác động của caffeine đối với hành vi, tâm trạng, sự tỉnh táo và chú ý tại Đại học Bristol, nói. Điều này không phụ thuộc vào lối sống không lành mạnh của những người uống cà phê, tương tự như kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của Gunter.
“Một số người cho rằng cà phê có thể có tác dụng bảo vệ đấy, song vẫn còn gây tranh cãi,” ông nói.
Trong khi đó, những người uống cà phê thường có huyết áp cao hơn, khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, Rogers nói, không hề có bằng chứng cho thấy tình trạng huyết áp tăng lên do uống cà phê có liên quan tới nguy cơ cao hơn trong việc mắc bệnh tim mạch.
Chụp lại hình ảnh,Những người uống cà phê thường có huyết áp cao hơn – nhưng điều này dường như không làm tăng nguy cơ họ mắc bệnh tim mạch
Các thử nghiệm lâm sàng về cà phê – phương pháp có thể xác định đúng nhất lợi ích và tác hại của cà phê – thì lại ít được thực hiện hơn các nghiên cứu trên khảo sát quy mô xã hội đối với người dùng cà phê.
Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã tiến hành thử nghiệm, trong đó họ quan sát tác động của việc uống cà phê có chứa caffein đối với lượng đường trong máu.
Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện bởi Trung tâm Dinh dưỡng, Thể dục và Trao đổi chất tại Đại học Bath của Anh đã xem xét cà phê ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng của cơ thể với bữa sáng sau một đêm ngủ không liền mạch.
Họ phát hiện ra rằng ở những người tham gia có uống cà phê sau đó dùng đồ uống có đường trong bữa sáng, lượng đường trong máu tăng 50% so với khi họ không uống cà phê trước khi “ăn sáng”.
Tuy nhiên, cách ăn uống này cần phải diễn ra nhiều lần theo thời gian thì mới tích tụ nguy cơ tới tỷ lệ đó.
Chụp lại hình ảnh,Thật khó để biết nghiên cứu được thực hiện ở phòng thí nghiệm có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống thực
Đưa con người vào môi trường phòng thí nghiệm cũng đặt ra câu hỏi về mức liên quan của những phát hiện này với cuộc sống thực – cho thấy rằng cả khảo sát xã hội lẫn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đều không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn về việc cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta tới mức nào.
CÀ PHÊ VÀ NGUY CƠ SẢY THAI
Lời khuyên về việc uống cà phê có chứa caffein trong thai kỳ là điều đặc biệt khiến người ta rối trí.
Esther Myers, giám đốc điều hành của EF Myers Consulting, đã xem xét 380 nghiên cứu và kết luận rằng việc một người trưởng thành uống bốn tách cà phê và phụ nữ mang thai uống ba tách mỗi ngày sẽ không gây tác hại gì.
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Tiêu chuẩn Thực phẩm khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống nhiều hơn một đến hai tách cà phê mỗi ngày.
Năm nay, một bản đánh giá nội dung các nghiên cứu trước đây kết luận rằng phụ nữ mang thai nên bỏ cà phê hoàn toàn để giảm nguy cơ sẩy thai, sinh con nhẹ cân và thai chết lưu.
Chụp lại hình ảnh,Một bản đánh giá nội dung các nghiên cứu trước đây kết luận rằng phụ nữ mang thai nên bỏ hoàn toàn cà phê có chứa caffein
Emily Oster, kinh tế gia và tác giả cuốn cẩm nang dành cho phụ nữ có thai, Expecting Better, cũng nhận thấy các hướng dẫn về việc uống cà phê được đưa ra không nhất quán.
“Mối lo ngại lớn ở đây là việc uống cà phê liệu có thể có liên hệ gì tới chuyện sảy thai hay không, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ,” bà nói.
Tuy nhiên, bà nói, không có nhiều dữ liệu ngẫu nhiên cho vấn đề này, và việc đưa ra kết luận chỉ dựa trên các dữ liệu quan sát là không đáng tin cậy.
“Phụ nữ uống cà phê trong thai kỳ nhiều khả năng là những người tương đối lớn tuổi và là những người hút thuốc lá. Chúng ta biết rằng tuổi tác và việc hút thuốc thì có mối liên hệ nhân quả với tỷ lệ sẩy thai cao,” bà nói.
“Vấn đề thứ hai là những phụ nữ buồn nôn do ốm nghén trong thời kỳ đầu mang thai ít có nguy cơ sảy thai hơn. Những người này thường tránh uống cà phê – vì đó là thứ thường khiến bạn khó chịu nếu bạn đã cảm thấy mệt mỏi trong người. Thế cho nên những phụ nữ buồn nôn và không uống cà phê có nguy cơ sảy thai thấp hơn.”
Hai đến bốn tách cà phê mỗi ngày, theo Oster, dường như không liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai.
Tác dụng của cà phê lên hệ thần kinh
Ngoài tác dụng tiềm tàng đối với sức khỏe tim mạch, ung thư và sảy thai, cà phê còn có ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.
Là một loại chất kích thích thần kinh, caffein gây ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta.
Trong một cộng đồng, có một số người có thể uống cà phê cả ngày vẫn bình thường, trong khi những người khác lại trở nên bồn chồn sau khi uống chỉ một ly.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự khác biệt trong gene của chúng ta có thể ảnh hưởng đến việc mỗi người chuyển hóa caffeine theo một cách khác nhau.
Tuy nhiên, Myers nói, “chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu tại sao người này thì hoàn toàn ổn với một lượng caffeine hàng ngày còn người khác thì lại không”.
Trong khi đó, đối với những người thường xuyên uống cà phê để tăng khả năng tập trung suy nghĩ, thì có một tin xấu.
Chụp lại hình ảnh,Nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê, nếu chỉ uống một ly thì rất khó để bạn có thể tăng cường tập trung suy nghĩ
“Khi cơ thể đã quen với việc tiếp nhận caffein hàng ngày, sẽ có những thay đổi sinh lý giúp cơ thể thích nghi với caffein và duy trì chức năng bình thường,” Rogers cho biết.
“Uống cà phê không mang lại lợi ích rõ rệt trong việc tăng khả năng làm việc hiệu quả của chúng ta, bởi chúng ta sẽ trở nên quen thuộc với tác động đó. Nhưng nếu tiếp tục uống thì bạn có lẽ sẽ không trở nên tệ đi.”
Chỉ những người không uống cà phê thường xuyên mới nhận thấy hiệu quả rõ rệt của caffeine khi uống, ông nói.
Ở chiều ngược lại, nhiều người nói đùa là họ bị nghiện cà phê. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, thực ra đó chỉ là họ phụ thuộc vào cà phê, Rogers nói.
“Nguy cơ nghiện caffein là rất thấp – nếu bạn cấm ai đó uống cà phê, họ sẽ cảm thấy không dễ chịu cho lắm, nhưng cũng không đến nỗi thèm cà phê đến phát cuồng,” ông nói.
Cà phê, ông nói, cho thấy sự khác biệt giữa chứng nghiện – là khi bắt buộc phải dùng chất gây nghiện – và tình trạng lệ thuộc – là khi khả năng nhận thức của một người có thể bị ảnh hưởng nhưng họ không đến mức quay cuồng vì thiếu chất đó.
Điều duy nhất mà những người uống cần lưu ý, ông nói, là triệu chứng khi thiếu cà phê. “Bất cứ ai uống một vài tách cà phê mỗi ngày đều là phụ thuộc vào caffeine rồi. Nếu bạn cấm không cho họ uống cà phê, họ sẽ uể oải và có thể bị đau đầu,” Rogers nói.
Những triệu chứng này phụ thuộc vào lượng cà phê mà người đó uống hàng ngày, nhưng chúng thường kéo dài từ ba ngày đến một tuần, ông nói – trong thời gian đó, caffeine là thứ duy nhất giúp giảm bớt triệu chứng.
CÁC LOẠI CÀ PHÊ
Cách bạn pha cà phê – cho dù là pha một cách nâng niu tinh tế từ hạt cho từng tách cà phê hay chỉ đơn giản là khuấy một ít bột cà phê hòa tan vào cốc nước – dường như không làm thay đổi mối liên hệ với sức khỏe tốt hơn. Bằng cách nghiên cứu những người uống trên khắp châu u, Gunter nhận thấy rằng các loại cà phê khác nhau đều có liên quan đến lợi ích sức khỏe.
“Mọi người uống một tách cà phê espresso nhỏ đậm đặc ở Ý và Tây Ban Nha; còn ở Bắc u, mọi người lại uống cốc cà phê to hơn và uống nhiều cà phê hòa tan hơn,” Gunter nói. “Chúng tôi đã xem xét các loại cà phê khác nhau và thấy kết quả nhất quán giữa các nước, điều này cho thấy vấn đề không phải nên uống loại cà phê nào, mà chính là về chuyện uống cà phê thôi.”
Chụp lại hình ảnh,Tất cả các loại cà phê đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cà phê xay thì tác dụng mạnh hơn
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ một dự án năm 2018 phát hiện ra rằng cà phê xay sẽ tác động mạnh hơn, lâu hơn so với cà phê tan hoặc decaf – dù rằng uống loại nào thì cũng vẫn tốt hơn là không uống.
Nghiên cứu này nói rằng sự khác biệt có thể là do cà phê tan có lượng hợp chất hoạt tính sinh học thấp hơn, trong đó có chất polyphenol, được biết đến với đặc tính chống viêm.
Mặc dù cà phê có thể không giúp bạn vượt qua một ngày bận rộn tại nơi làm việc, Gunter nói, nhưng với những gì đã được chứng minh thì việc uống bốn ly cà phê mỗi ngày sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích sức khỏe, trogn đó có cả việc igups làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
“Theo lẽ thường, uống quá nhiều một thứ sẽ không tốt cho bạn, nhưng không hề có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy uống một vài tách cà phê mỗi ngày là có hại cho sức khỏe,” ông nói. “Nếu có, thì chỉ là có lợi thôi.”
Khi biến chủng Delta gây nên làn sóng dịch mới ở quy mô toàn cầu, các nước phát triển, có tỷ lệ tiêm vaccine cao cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực.
Trong cuộc chạy đua tìm kiếm vaccine Covid-19, các nước đang phát triển bị tụt lại phía sau. Do đó, đây là nhóm nước có nguy cơ lớn chịu tác động của biến chủng Delta. Tại Đông Nam Á, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 nghiêm trọng chưa từng có.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng Delta có thể gây ra “làn sóng dịch thứ tư” ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi. Hầu hết quốc gia tại đây đang có tỷ lệ tiêm chủng khá thấp. Theo AFP, chỉ 5,5% cư dân ở khu vực này được tiêm đủ hai mũi vaccine.
Tuy vậy, đại dịch Covid-19 vẫn có cơ hội hoành hành ở cả các nước phát triển, có tỉ lệ tiêm vaccine cao. Các chính phủ chạy đua để ngăn chặn làn sóng mới của dịch Covid-19 gây ra bởi biến chủng Delta. Trong khi Mỹ đưa ra các biện pháp khuyến khích tiêm chủng mới, Israel chuẩn bị tiêm bổ sung mũi thứ ba cho người cao tuổi.
Đẩy mạnh tiêm vaccine
Nhà Trắng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ buộc binh sĩ nước này phải tiêm vaccine. Ông Biden cũng đề nghị chính quyền các bang và chính quyền địa phương chi trả 100 USD cho những người chấp nhận tiêm vaccine.Quân đội Mỹ được yêu cầu tiêm vaccine cho toàn bộ quân nhân tại ngũ.
Quân đội Mỹ được yêu cầu tiêm vaccine cho toàn bộ quân nhân tại ngũ. Ảnh: Military Times.
“Nếu các biện pháp khuyến khích giúp chúng ta đánh bại virus, tôi tin chúng ta nên sử dụng các biện pháp này. Một khi càng nhiều người được tiêm vaccine, chúng ta sẽ cùng hưởng lợi”, ông nói.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) kêu gọi người dân tại những “điểm nóng” về Covid-19 đeo khẩu trang tại các địa điểm trong nhà, kể cả khi đã được tiêm vaccine.
Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới tại Mỹ khiến nhiều người tức giận với những người chưa chịu tiêm vaccine.
“Dường như họ không quan tâm đến phần còn lại của thế giới. Họ là những người ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, coi mình là trung tâm của thế giới”, bà Alethea Reed, cán bộ quản lý y tế 58 tuổi tại thủ đô Washington, nói với AFP.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Naftali Bennett hôm 29/7 thông báo khởi động chiến dịch tiêm chủng mũi vaccine thứ ba cho những người trên 60 tuổi.
“Tôi kêu gọi mọi người cao tuổi tiêm thêm liều bổ sung này. Hãy tự bảo vệ bản thân”, ông Bennett nói. “Quyết định được đưa ra dựa trên nghiên cứu và phân tích, cũng như nguy cơ đang gia tăng từ làn sóng dịch mới, gây ra bởi biến chủng Delta”.
Sau khi nhanh chóng tiêm chủng cho phần lớn dân số, Israel nới lỏng các biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ tháng 6. Tuy vậy, số ca mắc mới gia tăng trở lại buộc chính phủ tái áp đặt biện pháp buộc đeo khẩu trang nơi công cộng.Lệnh buộc đeo khẩu trang nơi công cộng được Israel tái áp đặt nhằm kiểm soát đại dịch Covid-19.
Lệnh buộc đeo khẩu trang nơi công cộng được Israel tái áp đặt nhằm kiểm soát đại dịch Covid-19. Ảnh: Time of Israel.
Tình hình dịch bệnh toàn cầu
Mỗi nơi lựa chọn cách ứng phó của riêng mình trước đại dịch. Trong khi vùng lãnh thổ Reunion thuộc Pháp hay vùng Catalonia của Tây Ban Nha đang áp đặt các biện pháp hạn chế mới, Bồ Đào Nha quyết định nới lỏng giãn cách xã hội từ ngày 1/8. Cửa hàng và nhà hàng sẽ được mở cửa lâu hơn, trong khi nhân viên có thể đến cơ quan làm việc.
Đợt bùng phát dịch mới đem đến thêm nhiều khó khăn cho ban tổ chức Olympic Tokyo. Hơn 200 ca mắc Covid-19 đã được ghi nhận trong số các vận động viên, quan chức, phóng viên và nhân viên hỗ trợ sự kiện.
Một số vận động viên lỡ cơ hội tranh tài tại Olympic do dương tính với Covid-19. Trong số đó có ngôi sao nhảy sào người Mỹ Sam Kendricks, người từng hai lần vô địch thế giới, cũng như hai tay golf nổi tiếng Jon Rahm và Bryson DeChambeau.
Jon Rahm đang là tay golf số một thế giới, trong khi Bryson DeChambeau là nhà vô địch giải golf danh giá Mỹ mở rộng 2020.
Hôm 29/7, Nhật Bản lần đầu ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới Covid-19 trong 24 giờ. Lệnh tình trạng khẩn cấp, vốn chỉ được áp đặt tại thủ đô Tokyo, sẽ được mở rộng tại 4 tỉnh lân cận.
“Đây là tình trạng tồi tệ nhất từ trước đến nay”, ông Shigeru Omi, cố vấn của chính phủ Nhật Bản về đại dịch Covid-19, nói.Đại dịch Covid-19 biến Olympic Tokyo trở thành kỳ thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử.
Đại dịch Covid-19 biến Olympic Tokyo trở thành kỳ thế vận hội đặc biệt nhất trong lịch sử. Ảnh: AFP.
Tại Mexico, cơ quan thống kê quốc gia ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 của nước này đã vượt quá con số 200.000, cao hơn 35% so với con số được chính phủ nước này công bố.
Tại Trung Quốc, biến thể Delta gây ra đợt bùng phát dịch mới ở nhiều thành phố. Nước này đang chạy đua để tiêm vaccine cho ít nhất 65% dân số trong năm 2021.
Tính đến nay, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,1 triệu người trên toàn thế giới. Số ca tử vong cao nhất được ghi nhận tại Mỹ với hơn 612.000 người.
“Mọi người đang chết và sẽ chết. Đáng ra những người này không phải chết”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói hôm 29/7.
Khi người giàu cướp đi cơ hội sống của người nghèo.
Ngày 22/7, hình ảnh văn bản Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho Vingroup “mượn” vaccine lan truyền khắp mạng xã hội. Theo văn bản, Vingroup mượn Sở Y tế khoảng 5.000 liều vaccine Moderna để tiêm cho người lao động. Đáng chú ý, văn bản nêu rõ việc mượn này được thực hiện theo công văn mật 653/UBND-VX. Đến ngày 25/7, trả lời báo chí, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố – xác thực công văn và đánh giá vụ việc này là “hợp tình, hợp lý”. Lý do cho mượn: Vingroup đã hỗ trợ không chỉ kinh phí và nhân lực trực tiếp chống COVID-19, tập đoàn này mượn trước để tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ thành phố chống dịch. Ông Đức không nói rõ đâu là “lý”, đâu là “tình” trong giải thích của mình. Chúng ta hãy tạm chia ra “lý” là góc độ pháp lý, tức tính hợp pháp của hành động mượn và cho, còn “tình” là mọi khía cạnh khác bên cạnh luật pháp, ở đây bước đầu có yếu tố đạo đức, dịch tễ và sau nữa – như mọi người hay nhắc – mức độ khả thi và tính kinh tế.
Hợp lý ở chỗ nào?
Trên bề mặt, phần giải trình của ông Đức trước báo chí không tương thích với chất vấn của dư luận và văn bản bị rò rỉ trước đó. Văn bản ghi là “cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park mượn để tổ chức tiêm cho người lao động của tập đoàn Vingroup”, còn lúc được báo chí hỏi về văn bản, ông Đức nói rằng 5.000 liều vaccine này là Vingroup mượn để “tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ TP.HCM”. [1] Nếu theo văn bản, vaccine được dành cho “người lao động của tập đoàn Vingroup”, tức không thuộc bất kỳ nhóm nào trong 15 nhóm ưu tiên tiêm chủng đợt 5 của thành phố, việc cho mượn vaccine theo văn bản rõ ràng là một quyết định không hợp pháp. [2] Còn nếu theo lời của ông Đức vào ngày 25/7, 5.000 liều vaccine là để tiêm cho đội ngũ chống dịch của Vingroup góp sức cùng thành phố, và đội ngũ này thuộc một trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên của Bộ Y tế. Nhưng nếu đã nằm trong danh sách chờ tiêm thì việc gì Vingroup phải đi mượn, mà lại còn mượn qua một công văn “mật”? Việc này có khác gì cô phóng viên – được cho là người nằm trong danh sách ưu tiên tiêm chủng – lại được tiêm nhờ “ông ngoại” đăng ký chứ không phải xếp hàng trong danh sách theo cơ quan? Vingroup không khác gì một “ông ngoại” dựa vào tiền và thế lực của mình để nhờ tiêm vaccine cho “cô cháu gái”. Nói cách khác, việc 5.000 người chống dịch của Vingroup được tiêm có thể là một việc hợp pháp, nhưng cách thức để có mũi tiêm thì lại bất hợp pháp. Nó đi ngược lại các quy trình, và cũng là một sự “chen lên”, dù họ có thể thuộc nhóm được xếp hàng trước số đông. Xét rộng ra, nó cũng cho thấy TP.HCM đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng trong việc phân bổ vaccine theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả. [3] Thành phố sẵn sàng “xé rào” để lén lút trao vaccine – một tài sản công – cho một doanh nghiệp mà không hề có sự thảo luận với người dân. TP.HCM không sở hữu số vaccine này. Họ được giao quyền để đi tiêm theo danh sách ưu tiên. Nếu làm một việc khác – “cho mượn” – thì việc này dựa trên cơ chế và luật lệ gì? Nếu công văn mật trên không bị rò rỉ, chính quyền liệu có nghĩ đến việc giải thích minh bạch chuyện sử dụng tài sản công trái luật định này?
Các “cháu ngoại” nói gì?
Điều kỳ lạ là trên mạng xã hội không thiếu những bình luận biện minh cho hành động “có vẻ khuất tất” của Vingroup bằng những lập luận như: thêm người tiêm thì càng tốt, hoặc đóng góp nhiều thì được tiêm, tệ hơn cả là những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng bất công trong phân phối vaccine là không thể tránh khỏi. Ta hãy thử phân tích các lập luận của họ. Lập luận 1: “Thêm người tiêm thì thêm sự bảo vệ cho mọi người” Lập luận này sổ toẹt vào tất cả các chính sách vaccine của nhà nước lẫn khuyến cáo của giới khoa học. Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vaccine phòng chống COVID-19 đã quy định rõ về đối tượng ưu tiên tiêm chủng. Những quy định này, dù tôi không đồng ý hoàn toàn, phần nào được xây trên nguyên tắc về đối tượng ưu tiên vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – vốn được giới khoa học đồng ý. Nó là hướng dẫn quan trọng để các quốc gia bảo vệ sinh mạng người dân, tăng cường hiệu quả chống dịch. Khi dịch chưa lan rộng, có nhiều điều chúng ta có thể tính, như chính phủ Việt Nam đã tính: mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch, vừa bảo vệ người ốm đau vừa bảo vệ sản xuất. Vì thế, cách phân phối vaccine có thể đi theo nhiều hướng khác nhau. Trên thực tế, Việt Nam đã gây tranh cãi với thứ tự ưu tiên của đợt tiêm vaccine thứ tư tại TP.HCM khi tiêm cho công nhân các khu công nghiệp trước người cao tuổi, người có bệnh mãn tính, bệnh nền. Nhưng khi số ca nhiễm tăng không kiểm soát được, gần chạm đến giới hạn hệ thống y tế của thành phố, [4] ưu tiên được thu gọn lại trong việc cứu người (các lãnh đạo của TP.HCM và Bộ Y tế cũng thừa nhận việc này). [5] Giữ lại mạng sống là giữ lấy cơ hội để làm lại tất cả, để chạy theo các mục đích kinh tế đã bị bỏ lỡ hoặc đơn giản là để được chết trong vòng tay người thân. Theo một biểu đồ trên trang thông tin của Bộ Y tế – dù không đưa ra con số cụ thể – người trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong cao trong số 370 người chết vì COVID-19. [6] Đến nước này, chính quyền đã nói rõ chúng ta nên cứu những người có nguy cơ cao đó hay cứu nhà cung cấp máy thở. Nếu bạn không tin vào lý do đạo đức của việc cứu lấy những người dễ chết nhất, hãy nói về mặt dịch tễ. Nguy cơ nhập viện đối với người từ 65 tuổi trở lên giảm được 94% nếu họ đã được tiêm vaccine đầy đủ (hai mũi). [7] Tức là, bảo vệ những người già, người có nguy cơ cao đồng thời sẽ bảo vệ chiếc máy thở không bị quá tải, giảm thiểu công việc cho các y bác sĩ tuyến đầu, làm nhẹ gánh cho công cuộc chống dịch nói chung. Tất cả những lợi ích này sẽ trở thành khoản chi phí mà việc tiêm chủng đúng người, đúng nơi tiết kiệm được cho xã hội. Trong một thế giới lý tưởng nơi có đủ vaccine cho mọi người trong cùng một thời điểm, có thể chúng ta sẽ được tận hưởng việc tiêm chủng không cần quan tâm đối tượng (nhưng đây là điều xa xỉ ngay cả với nước Mỹ trong giai đoạn đầu). Còn khi vaccine khan hiếm, cần phải tiêm đúng đối tượng để bảo vệ người dân có nhiều nguy cơ. Khi những người cần được bảo vệ chưa được tiêm hết, TP.HCM mang vaccine tiêm cho một doanh nghiệp thì chỉ có doanh nghiệp đó an toàn, còn sinh mạng của những người nguy cơ ở trong thế lơ lửng. Việt Nam hiện chỉ mới nhận được 12 triệu liều vaccine, [8] trong khi số người cần tiêm chủng là 75 triệu, [9] tức trong 6 người thì hiện chỉ có 1 người có thể tiếp cận vaccine. Giành tiêm một liều vaccine có thể là giành mất cơ hội sống của một người khác. Nhưng nếu chỉ trích Vingroup một thì TP.HCM cần giải trình mười. Mới tuần trước đó, chính thành phố cũng đã chuyển trọng tâm chống dịch sang “giảm số ca F0, giảm thiểu tử vong”, tức là đặt mục tiêu bảo vệ sinh mạng lên hàng đầu. Một tuần sau, thành phố trao 5.000 liều vaccine cho một doanh nghiệp. Việc 5.000 người lao động của Vingroup được tiêm chẳng có giá trị gì lúc này ngoài lợi ích cho chính tập đoàn. Lập luận thứ hai: “Vin dư sức mua vaccine”, “Vin góp tiền phát triển vaccine”, “Vin góp quỹ vaccine”, “Vin tặng chính phủ vaccine nên chỉ mượn trước” Những cư dân Sài Gòn trải qua nửa tháng sống dưới Chỉ thị 16 hẳn sẽ hiểu cảm giác cầm tiền đến siêu thị nhưng không còn một bó rau để mua. Tiền lúc đó không giúp được gì. Thị trường vaccine cũng vậy, không phải cứ có tiền là mua. Người khách bên cạnh thò tay bốc bó rau cuối cùng khỏi giỏ của bạn không khác gì ăn cướp cả, dù cho họ sẽ trả tiền bó rau đó tại quầy. Giật rau khỏi giỏ người khác là sự ăn cướp cơ hội mà một người khác có thể xứng đáng hơn mình. Tương tự, khi vaccine khan hiếm, giật lấy vaccine trước những người cần được bảo vệ hơn chính là ăn cướp cơ hội được bảo vệ của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn tiếng có tiền ở Việt Nam đã có ai thử xách giỏ ra siêu thị để xem có mua được liều vaccine Moderna nào không? Hãng này đã tuyên bố nguồn cung cho Đông Nam Á sẽ hết đến cuối năm nay. [10] Nó cũng khan hiếm như rau ở siêu thị và như nguồn cung nhiều loại vaccine khác. Thực tế thì Moderna (và Pfizer, AstraZeneca, v.v) chỉ bán vaccine cho các chính phủ. Trong số vaccine đã về Việt Nam, phần nhiều là thông qua COVAX, một số nước viện trợ, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam mua, chưa có liều vaccine nào là do Vingroup thương lượng được. Vingroup có thể là một doanh nghiệp mạnh trong nước, nhưng cuộc chiến vaccine không thiếu những quốc gia có tiền, và trong cuộc chiến đó không hề có doanh nghiệp nào của Việt Nam có thể làm kẻ mạnh. Việt Nam cho biết đã được cam kết 5 triệu liều Moderna do công ty này ủy quyền cho Zuellig Pharma phân phối. [11] Cứ cho là trong số đó, sẽ có 5.000 liều dành cho Vingroup để công ty này trả lại TP.HCM, nhưng bao giờ vaccine đó mới về? Cũng như bó rau mùa dịch, giá trị một liều vaccine vào thời điểm thành phố đang ghi nhận hơn gần 6.000 ca mắc mới mỗi ngày (27/7) khác với giá trị của liều vaccine trong một ngày bình yên năm sau. Và liệu những người dễ tổn thương hơn trước đại dịch có đợi được đến lúc đấy để được trả vaccine không? Lập luận thứ ba: “Đóng góp nhiều thì nên được vaccine”Cách giải thích này đồng nghĩa “ai nhiều tiền, người đó có vaccine”. Rất nhiều người sẽ nói thế, rằng công bằng nói chung, và công bằng vaccine nói riêng, là một điều viển vông; rằng đó là ảo tưởng về một “utopia” (thế giới lý tưởng trong mơ) chứ không phải thực tế về thế giới chúng ta đang sống, càng không phải thế giới bất công mà đại dịch COVID-19 chỉ phô bày ra thêm chứ không làm giảm bớt. Rất nhiều người viện dẫn bản chất bất bình đẳng của thị trường để biện minh cho sự hợp lý của việc vaccine về tay Vingroup, nhưng họ quên nhìn rộng ra: trong một thị trường toàn cầu và cạnh tranh hoàn hảo, liệu Việt Nam có cơ hội được tiếp cận vaccine hay không? Cơ chế COVAX, các khoản viện trợ, giá vaccine ưu đãi – tất cả đều không hoàn hảo và phi thị trường – vẫn đang là cần câu vaccine về Việt Nam. Nếu không có những người có ý tưởng về việc những nước nghèo, nước đang phát triển cũng xứng đáng có vaccine – vì chính họ và vì thế giới – thì không chắc Việt Nam có hàng triệu liều Moderna viện trợ. Chúng ta đang hưởng lợi từ lòng bác ái và những suy tính phi thị trường của thế giới, để rồi nhiều người mang giọng lưỡi kim tiền ra để biện minh cho việc được hưởng vaccine trước cả người già. Nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng tiềm lực tài chính hoặc tầm quan trọng kinh tế để làm lợi thế mặc cả về vaccine, có chắc vaccine sẽ đến tay họ? Nếu những liều vaccine viện trợ từ Mỹ hoặc Nhật có kèm điều kiện chích cho các đối tượng họ ưu tiên, đối tượng đó liệu có phải là các công ty bất động sản hoặc dịch vụ không, hay trước hết sẽ là công dân các nước đó tại Việt Nam, công nhân các nhà máy gia công cho doanh nghiệp Mỹ, Nhật? Chúng ta có xu hướng nói về chủ nghĩa thực dụng, chấp nhận sự bất công trong lúc nghĩ rằng mình là kẻ mạnh trong cuộc chơi này. Những người ủng hộ cơ chế thị trường và Vingroup hẳn cũng tin thế. Hãy thử đứng sau một bức màn vô minh (veil of ignorance), bỏ đi tất cả lợi thế mà chúng ta tin rằng mình đang sở hữu, lựa chọn lại xem bạn có muốn một thế giới sát phạt nơi người có tiền sẽ cướp đi cơ hội sống của những người vừa nghèo, vừa già yếu hay không? Lý do để chúng ta theo đuổi sự công bằng trong vaccine là vì phần lớn mọi người, trong đó có bản thân, sẽ hưởng lợi từ nó. Lý do để chúng ta chất vấn chính quyền TP.HCM trong quyết định trên là vì nó vừa bất công, vừa trái pháp luật, chứ không phải “hợp tình, hợp lý” như cách họ giải thích. Nguồn : Luật Khoa
Alica Schmidt – vận động viên điền kinh đội tuyển Đức tại Olympic 2020 – thích mặc crop top khoe cơ bụng.
Alica Schmidt tranh tài tại nội dung chạy tiếp sức 4×400 m ở Olympic 2020 đang diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản. Trong số các đối thủ, cô gây chú ý với khuôn mặt xinh đẹp, mái tóc vàng xoăn nhẹ bồng bềnh. Năm 2017, tạp chí Busted Coverage của Australia bình chọn Schmidt là “Vận động viên quyến rũ nhất thế giới”.
Video: Lowan.
Sinh năm 1998 ở Đức, Alica từng cùng tuyển Đức giành huy chương bạc ở nội dung chạy tiếp sức 4x400m nữ tại giải Điền kinh U20 châu Âu 2017.
Hiện tài khoản của cô thu hút hơn 1,9 triệu người theo dõi. Nhan sắc cùng thành tích tốt, người đẹp được mời ký hợp đồng với hãng Puma.
Alica Schmidt từng được tạp chí Playboy mời chụp ảnh nhưng cô từ chối.
Người đẹp 22 tuổi khoe thân hình với bikini. Nhờ chạy bộ cùng tập gym đều đặn, cô sở hữu thân hình săn chắc, lý tưởng với cân nặng 55 kg.
Ngoài các bộ đồ tập chuyên dụng đầy ắp trong tủ quần áo, vận động viên chuộng crop top, sneakers.
Alica khoe cơ bụng với crop top dài tay và quần jeans.
Hình thể đẹp giúp Alica Schmidt chinh phục nhiều kiểu trang phục. Cô chuộng phong cách năng động và nữ tính.
Chưa giải quyết được các vấn đề nhức nhối của Facebook hiện tại, Mark Zuckerberg còn định biến nền tảng này thành một thứ phức tạp hơn.
Thay vào đó, Mark Zuckerberg tham vọng tạo ra trải nghiệm đa chiều, kết nối liền mạch, tương tự thế giới ảo Metaverse trong các tiểu thuyết hoặc bộ phim khoa học viễn tưởng.
Metaverse là gì?
Thuật ngữ Metaverse xuất hiện lần đầu vào năm 1992, trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của Neal Stephenson. Nhà văn mô tả đây là một thế giới ảo, nơi con người dùng những thế thân của mình tương tác lẫn nhau và với phần mềm trong không gian 3 chiều.
Từ 2019, các tác giả tại DC Comics bắt đầu sử dụng thuật ngữ Metaverse để chỉ một dạng trung tâm của thực tế, có ảnh hưởng đến những vũ trụ và dòng thời gian khác nhau.
Trong bài viết “Chúng ta đã ở trong Metaverse chưa” đăng vào đầu tháng 7, New York Times chỉ ra một số hệ thống trò chơi phổ biến như Fortnite, Roblox của Epic Games và Animal Crossing: New Horizons ngày càng có nhiều yếu tố giống Metaverse.
Khái niệm Metaverse mô tả một mạng Internet tương lai, gồm các không gian ảo 3D được chia sẻ, liên kết với nhau thành vũ trụ ảo, có thể nhận thức. Tuy nhiên, tiêu chuẩn, giao diện và phương thức giao tiếp chung giữa các hệ thống môi trường ảo vẫn đang được phát triển.
Vào tháng 1/2020, nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball nêu ra các đặc điểm chính của một Metaverse. Trong đó, ông nhấn mạnh những yếu tố không thể thiếu, bao gồm: liên thông thế giới thực và ảo, chứa một nền kinh tế phát triển đầy đủ, cung cấp khả năng tương tác chưa từng có.
Ý tưởng Metaverse của Mark Zuckerberg
Trong bài thuyết trình của mình, Zuckerberg công bố ý định xây dựng một phiên bản Facebook toàn diện hơn, mở rộng sự có mặt trên mạng xã hội, công việc và giải trí. Các bộ phận của Facebook đang tập trung vào sản phẩm dành cho cộng đồng, nhà sáng tạo nội dung, thương mại và thực tế ảo.
“Tôi nghĩ điều thú vị nhất là làm thế nào để kết hợp các sản phẩm lại với nhau thành một ý tưởng lớn hơn. Mục tiêu tổng quát của chúng tôi đối với tất cả sáng kiến này là mang Metaverse vào cuộc sống”, CEO Facebook cho biết.
Theo CEO Facebook, Metaverse sẽ mở ra cơ hội lớn cho những nhà sáng tạo nội dung, nghệ sĩ độc lập, các cá nhân muốn làm việc từ xa tại nhà và người sống ở nơi ít có điều kiện được học tập, giải trí.
Ông cho rằng một Metaverse có thể nhận thức chính là môi trường tốt nhất dành cho các thiết bị thực tế tăng cường, chẳng hạn kính Oculus Quest mà công ty này đang phát triển.Facebook đang cố gắng tạo ra một vũ trụ ảo bằng cách kết hợp các sản phẩm hiện có. Ảnh: Cnet.
Facebook đang cố gắng tạo ra một vũ trụ ảo bằng cách kết hợp các sản phẩm hiện có. Ảnh: Cnet.
Trao đổi với The Verge, Mark Zuckerberg cho rằng Metaverse chính là tương lai của Internet. “Metaverse là một tầm nhìn bao trùm nhiều công ty, thậm chí toàn ngành. Bạn có xem nó là sự kế thừa của Internet di động”.
CEO Facebook nhận định không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ xây dựng Metaverse, nhưng ông muốn định hướng tương lai của hãng theo con đường này, thông qua sự hợp tác với nhiều bên, cũng như các nhà phát triển và sáng tạo nội dung.
“Bạn hãy nghĩ về Metaverse như hiện thân của Internet, ở đó, thay vì chỉ xem nội dung, người dùng trở thành một phần của nó”, Mark Zuckerberg nói thêm về tầm nhìn của ông đối với vũ trụ ảo.
Trong tương lai, CEO Facebook muốn tạo ra các cộng đồng, môi trường thực tế ảo, những văn phòng có nhân viên làm việc từ xa hoàn toàn, họ có thể ở bất cứ đâu vẫn giữ kết nối thông suốt qua kính thực tế ảo.
Ngoài ra, để ý tưởng này đến gần hơn với số đông người dùng, Mark Zuckerberg muốn tạo ra cách thức truy cập Metaverse thông qua nhiều thiết bị khác nhau, từ các sản phẩm phần cứng thực tế ảo, thực tế tăng cường đến máy tính cá nhân, thiết bị di động và máy chơi game.
Rào cản pháp lý và kỹ thuật
Theo The Verge, tầm nhìn của Mark Zuckerberg về Metaverse và thời điểm ông công bố nó đều “quá táo bạo”.
Zuckerberg nêu ý định xây dựng phiên bản Facebook toàn diện, mở rộng sự có mặt trong nhiều lĩnh vực vào lúc chính quyền Mỹ tìm cách hạn chế tầm ảnh hưởng của tập đoàn này.
Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật buộc Facebook chuyển giao quyền quản lý đối với 2 mạng xã hội Instagram và WhatsApp, đồng thời kiểm soát khả năng thâu tóm, sáp nhập hoặc cung cấp các dịch vụ kết nối với sản phẩm phần cứng trong tương lai.Ý tưởng của Zuckerberg vấp phải nhiều rào cản về mặt pháp lý và kỹ thuật.
Ý tưởng của Zuckerberg vấp phải nhiều rào cản về mặt pháp lý và kỹ thuật. Ảnh: Wired.
Tuyên bố trước báo chí, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng việc Facebook không kiểm soát được tin giả chống vaccine chẳng khác nào hành vi giết người. Nhà Trắng cáo buộc mạng xã hội này làm chưa đủ trong vấn đề kiểm soát nội dung.
Metaverse theo ý tưởng của Mark Zuckerberg cũng sẽ đặt ra câu hỏi về khuôn khổ pháp luật. Không gian ảo này được quản lý như thế nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung? Sự tồn tại của Metaverse ảnh hưởng gì đến cuộc sống thực? Tất cả những câu hỏi dạng như vậy cần được trả lời thỏa đáng.
Có rất nhiều vấn đề tồn tại xung quanh các “mạng xã hội 2 chiều” hiện nay như Facebook, Instagram, Twitter. Khi tất cả được đưa lên không gian 3D, độ khó sẽ tăng theo cấp số nhân.
Trước câu hỏi của phóng viên The Verge về việc làm thế nào để quản lý hiệu quả Facebook khi nâng cấp nền tảng này lên Metaverse, cũng như biến vũ trụ ảo thành không gian quen thuộc với người dùng, Mark Zuckerberg thừa nhận đó là vấn đề khó khăn.
“Rõ ràng sẽ có những thách thức mới. Ngay cả trong thế giới 2D cũng luôn phát sinh các vấn đề. Đây không phải là điều mà người dùng từng trải qua”.
Tuy nhiên, CEO Facebook tự tin rằng ông sẽ giải quyết được và đã có kế hoạch cụ thể. “Về cơ bản, chúng tôi đưa ra một lộ trình, kéo dài trong 3-4 năm để đạt đến những cột mốc cụ thể”.
Có rất nhiều người cả đời đều truy cầu hạnh phúc. Bạn có thể sẽ nghĩ rằng “Nếu tôi có nhiều tiền hơn”, “Nếu mọi người quan tâm tới tôi một chút…” hoặc “Nếu tôi gầy đi”…. thì tôi sẽ rất hạnh phúc.
Nhưng có một bí mật: Bây giờ bạn có thể hạnh phúc. Không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bạn có thể lựa chọn hạnh phúc vui vẻ và trong đa số các trường hợp, ngoài bạn ra thì không có ai có thể ngăn cản bạn cảm thấy hạnh phúc được cả.
Thực tế thì hạnh phúc không đến từ tiền bạc, không đến từ ngoại hình hoàn hảo. Thậm chí cũng không đến từ những mối quan hệ đẹp đẽ. Hạnh phúc đến từ nội tâm. Đây chính là lý do vì sao nếu bạn thật sự muốn hạnh phúc vui vẻ, đầu tiên bạn cần phải bắt đầu từ chính bản thân mình.
Ảnh: Shutterstock) Bạn có thể học cách khiến bản thân hạnh phúc, giống như học những kỹ năng khác vậy. Những người hạnh phúc luôn tuân theo những thói quen cuộc sống có thể tạo nên bầu không khí nhẹ nhàng. Bạn có thể học cách sử dụng những thói quen này để có được hạnh phúc.
Dưới đây là 20 thói quen giúp nâng cao chất lượng sống, tăng cảm giác hạnh phúc:
Xóa bỏ hận thù Tha thứ và quên đi là điều thiết yếu để đạt được một cuộc sống hạnh phúc, bởi vì cứ giữ lấy oán hận thì có nghĩa là bạn vẫn nắm chặt phẫn nộ, đau thương và những cảm xúc tiêu cực khác ngăn cản bạn chạm đến niềm vui. Buông bỏ hận thù có thể giúp bạn thoát khỏi tiêu cực, dành không gian để nhận lấy những cảm xúc tích cực.
Đối xử tốt với mọi người Sự lương thiện không chỉ có thể lan truyền mà còn có thể khiến bạn vui vẻ hơn. Khi bạn đối xử tốt với người khác, trong đầu của bạn sẽ sinh ra hormone tự cảm thấy hạnh phúc và chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác để mọi người xung quanh đều có cảm nhận tích cực.
Xem trở ngại là cơ hội Mỗi khi bạn đối diện với một “trở ngại”, hãy xem chúng là thử thách hoặc cơ hội mới thay đổi cuộc sống tốt hơn. Hãy xóa đi chữ “trở ngại” ra khỏi đầu của bạn.
Bày tỏ sự biết ơn đối với những gì mình đang có Những ai biết ơn những gì mình đang có có thể đối diện với áp lực tốt hơn, có nhiều cảm xúc tích cực hơn cũng như có thể thực hiện mục tiêu tốt hơn. Hãy điều khiển sức mạnh tích cực của lòng biết ơn, cách tốt nhất chính là duy trì lòng biết ơn. Bạn có thể ghi lại những việc khiến bạn biết ơn mỗi ngày. Nghiên cứu đã chứng minh, làm như vậy có thể khiến con người ta vui vẻ, lạc quan hơn, sức khỏe cũng sẽ tốt hơn.
Dám ước mơ Bước đến phía trước, dám mơ ước, bạn sẽ dễ thực hiện mục tiêu của mình hơn. Thay vì hạn chế bản thân, chi bằng hãy dám mơ ước, như vậy chính là bạn đang hướng tâm hồn mình theo hướng lạc quan, tích cực hơn.
Không phiền não vì những việc vặt vãnh Nếu những việc mà bạn tức giận qua một năm, một tháng, một tuần hoặc một ngày sau này sẽ không còn quan trọng nữa, vậy thì vì sao bạn cứ phải phiền não? Những người hạnh phúc biết cách làm thế nào để bỏ đi những sự phiền não vặt vãnh trong đời.
Không bàn luận đúng sai Bàn luận người ta đúng hay sai giống như đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực, những cảm xúc này sẽ dính lấy bạn và khó có thể dứt bỏ được. Ngược lại, nếu chỉ dùng những lời tích cực, tốt đẹp để nói về người khác có thể thúc đẩy tư duy đúng đắn trong cuộc sống của bạn.
Tránh trách móc người khác Người hạnh phúc vui vẻ đều sẽ chịu trách nhiệm đối với sai lầm của bản thân, xem thất bại là cơ hội để thay đổi chứ không đi trách móc hay đổ lỗi cho người khác.
Sống trong hiện tại Hãy để bản thân sống rõ ràng thực tại trong những việc đang làm ở hiện tại, tập trung vào giây phút này. Tránh lúc nào cũng hồi tưởng lại những quá khứ đau buồn hoặc lo lắng về tương lai. Bởi “ngày hôm qua, nó qua rồi và ngày mai nó chưa đến”.
Mỗi ngày thức dậy vào một giờ nhất định Việc mỗi ngày thức dậy vào một giờ nhất định (sớm một chút càng tốt) rất có lợi ích đối với việc điều chỉnh nhịp sinh học, cảm giác có sức sống hơn. Ngoài ra, mỗi ngày thức dậy sớm cũng là thói quen thường nhật được nhiều người thành công chia sẻ. Thức dậy sớm sẽ nâng cao hiệu suất làm việc và khả nănng
Đừng so sánh với người khác Mỗi cuộc đời đều là những bản nhạc hay riêng biệt, vì vậy không cần thông qua việc so sánh với những người xung quanh để cân đo đong đếm giá trị của bản thân. Hãy đo lường sự thành công của bạn dựa trên sự tiến bộ của bản thân chứ không phải với sự thành công của người khác.
Chơi với những người tích cực Chơi với những người bạn lạc quan, bạn sẽ được vây quanh bởi năng lượng tích cực, từ đó bạn cũng sẽ trở nên vui vẻ hạnh phúc hơn.
Dành thời gian để lắng nghe Việc lắng nghe có thể giúp bạn tiếp thu trí tuệ của người khác, để bạn trầm tĩnh lại. Lắng nghe cũng sẽ khiến bạn có cảm giác thỏa mãn, giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
Xây dựng các mối quan hệ Những mối quan hệ tích cực là một yếu tố quan trọng cho sự hạnh phúc. Vì vậy, cần phải dành thời gian cho bạn bè, người thân và nửa kia của bạn.
Đừng truy cầu sự khen ngợi của người khác Lấy ý kiến của người khác đương nhiên là tốt, nhưng những người hạnh phúc vui vẻ trung thành với lòng mình. Đừng để bản thâm đắm chìm trong khao khát được người khác thừa nhận.
Thiền định Việc thiền định có thể giúp bạn giữ tập trung, thư giãn thần kinh, làm cho lòng bạn an yên. Nghiên cứu cho thấy, thiền định thậm chí còn có thể khiến não người có những sự thay đổi làm tăng cảm giác hạnh phúc.
Thiền định kết nối con người với tự nhiên và vũ trụ (Ảnh: Internet) Thiền định ‘tái định hình’ não bạn như thế nào?
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh Dù là thời gian ngắn hay dài, những gì bạn ăn đều trực tiếp ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần của bạn. Thói quen ăn uống lành mạnh có thể khiến cơ thể bạn ở trong trạng thái tập trung, nhẹ nhàng và vui vẻ.
Sống gọn gàng sạch sẽ Sự lộn xộn sẽ làm phân tán tinh thần của con người, thay vào đó là cảm xúc hỗn loạn. Sự lộn xộn cũng thường dẫn đến lo lắng, chán nản, không tập trung…. Vì vậy, bạn nên tránh để nơi ở và văn phòng lộn xộn. Có rất nhiều thứ không chỉ chiếm không gian, mà còn chiếm luôn tâm trí của bạn.
Chân thành Mỗi khi nói dối, áp lực tâm lý đều sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu người khác phát hiện bạn là người nói dối, sự tin tưởng và danh dự cá nhân cũng như các mối quan hệ của bạn đều sẽ bị tổn hại. Còn sự chân thành thì sẽ giúp cho tâm lý bạn khỏe mạnh hơn, xây dựng niềm tin giữa bạn và mọi người.
Tiếp thu ý kiến Cuộc sống của bạn sẽ không hoàn hảo, điều này là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Những người vui vẻ học cách chấp nhận những ý kiến trong cuộc sống, cải thiện bản thân.
Hôm 28/07/2021, Liên bang Nga ghi nhận 22.420 ca lây nhiễm trong vòng 24 giờ trước, thấp nhất trong một ngày tính từ 30/06/2021.
Chụp lại hình ảnh,Tiêm vaccine trong một thương xá ở Moscow
Tuy việc kiểm soát dịch bệnh tại các vùng xa ở Nga vẫn gặp nhiều chỉ trích, chính phủ Liên bang đang dồn các nỗ lực vào chương trình tiêm chủng để chống dịch.
Tính đến 22/07/2021, Nga tiêm hai loại vaccine EpiVacCorona (Vector Institute) và Sputnik V cho trên 55 triệu dân, đạt 38,26 liều trên 100 người, theo số liệu của Our World in Data, ONS, gov.uk.
BBC News Tiếng Việt phỏng vấn ông Boristo Nguyễn, người sống ở Nga từ những năm sau khi Liên Xô sụp đổ về việc chống dịch ở Nga, và đã có một số bài viết về Covid ở Nga và Việt Nam.
Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ nước Nga, ông đánh giá thế vào về chuyện VN chống Covid hơn một năm qua?
Boristo Nguyễn: Việt Nam đã có thành tích ngăn chặn được dịch bệnh hơn một năm. Đó là khoảng thời gian vàng dài quí báu mà ít nước nào có được. Thế nhưng qua theo dõi báo chí trong nước tôi có cảm giác Việt Nam đã “say men thành tích quá lâu” mà bỏ phí quãng thời gian quí báu này để có những bước chuyển bị cần thiết khi dịch bệnh bùng nổ. Bây giờ chính làkhi cuộc chiến chống Covid ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu.
BBC: Trong một bài viết gần đây, ông nói về chuyện nhiều công dân VN từ Nga hoặc các nước khác muốn mà không được nhập cảnh hoặc tình trạng ngăn đi lại ở VN, trong vấn đề này, Nga khác Việt Nam thế nào?
Việc siết chặt, chỉ nhỏ giọt cho công dân Việt từ nước ngoài về nước và báo chí cổ vũ cho chính sách này đã làm cho nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Chắc không ít người có cảm giác bị bỏ rơi, tủi thân khi nghĩ về Tổ quốc. Ở đây tôi chỉ nói đến công dân Việt chứ chưa nói đến người nước ngoài gốc Việt. Chuyện tôi theo dõi báo chí Việt Nam về 26 người Huế đi tàu về quê bị Huế từ chối nhận, không cho xuống ga và chuyện công dân Việt không được phép trở về quê hương mình là hoàn toàn tương tự. Tôi nghĩ cảm giác của 26 người dân Huế chắc cũng giống cảm giác của không ít đồng bào mình ở nước ngoài muốn về mà không được về.
Chụp lại hình ảnh,Một số điểm ‘rau quả miễn phí ở Sài Gòn’ khi lưu thông hàng hóa bị ách tắc. Người Việt ở nước ngoài luôn chú ý theo dõi tin tức chống Covid ở Việt Nam
Cũng phải nói thêm, nhiều nước trên thế giới đã và đang phải đối diện với việc cho phép hay không công dân mình quay về nhưng không mấy nước làm như Việt Nam. Năm ngoái, đầu tháng 3 Nga gần như đã hết dịch nhưng sau đó do đón ồ ạt công dân mình về nên dịch bệnh bùng phát. Khi được hỏi: tại sao lại đón ồ ạt công dân từ nước ngoài về, Bộ trưởng Ngoại giao Sergei avrov có trả lời, đại ý rằng theo Hiến pháp, công dân Nga có quyền ra khỏi và quay về nước bất cứ lúc nào, nhà nước phải tạo điều kiện cho họ.
BBC: Hiện Việt Nam muốn mua hàng triệu liều vaccine Sputnik của Nga, có nguồn tin (Reuters 12/07) nói là 40 triệu, nhưng dư luận Việt Nam có người không tin tưởng vào loại vaccine này, ý kiến của ông là thế nào?
Theo tôi, việc nhiều người hiểu chưa đúng về tính hiệu quả và an toàn của vaccine Sputnik V của Nga cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần vì thiếu thông tin, phần bị ảnh hưởng bời truyền thông, phần bị chi phối bởi quan điểm chính trị cá nhân. Đáng tiếc, vaccine không còn là chuyện đơn thuần của y tế mà nó đã bị chính trị hóa khá nhiều.
Theo tôi nhận xét, cũng vì bị chính trị hóa, rồi tác động của truyền thông mà dẫn tới việc người Việt mình ai thích Nga thì khen vaccine Nga là tốt, ai không ưa Nga thì chê bai, nghi ngờ. Nhiều người Việt đánh giá vaccine, tin tưởng hay nghi ngờ, không dựa trên sự tìm hiểu chu đáo mà dựa vào cảm tính, tâm lí của nhóm xã hội mà họ có cảm tình.
Để có niềm tin vào vắc xin Nga tôi phải dựa vào phân tích, tìm hiểu nhiều yếu tố để có một niềm tin khoa học: tìm hiểu nguyên lý, phương pháp chế tạo vaccine, tìm đọc phản biện, đánh giá của các nhà chuyên môn, nhất là các chuyên gia từ các nước không phải Nga, thông tin bài báo về Spunik V được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet của Anh (VOLUME 397, ISSUE 10275, P671-681, FEBRUARY 20, 2021), kiểm định thông tin chính thức bằng cách so sánh với các nguồn thông tin độc lập, ví dụ như một số nhóm trên mạng xã hội nơi mà mọi phát biểu đều có thể phát biểu tự do, không bị kiểm duyệt hay định hướng.
Và quan trọng là qua theo dõi những người quen biết đã tiêm vắc xin có bị hiệu ứng phụ nhiều và nặng không, lượng kháng thể sau khi tiêm nhiều hay ít. Từ các nguồn thông tin và phân tích này, tôi có thể nhận định Sputnik V là vắc xin có độ an toàn và hiệu quả rất cao. Bài mới đây đăng trên tạp chí Nature (06/07) tạp chí lâu đời và uy tín hàng đầu về khoa học đánh giá Sputnik V là vaccine “an toàn và hiệu quả” (safe and effective), là một minh chứng cho nhận định này. Các nguồn dữ liệu được dùng trong bài báo để so sánh là của Argentina, UAE, San Marino và Israel, không phải là dữ liệu của Nga. Điều này nói lên độ khách quan của bài báo.
Chụp lại hình ảnh,Vaccine Sputnik tại Hungary
BBC:Theo quan sát của ông tại Moscow thì cộng đồng Việt tại Nga chịu tác động của dịch thế nào?
Nói chung cộng đồng Việt tai Nga bị thiệt hại khá nặng do đại dịch. Kinh doanh bị ảnh hưởng, nhưng đáng nói hơn là những những thiệt hai về người và sức khỏe. Người Việt mình có lẽ bị nặng hơn người Nga vì mấy lí do sau:
Tính chất công việc, môi trường làm việc. Một lượng rất lớn người Việt làm nghề kinh doanh, buôn bán ở chợ, là nơi môi trường không được đảm bảo tốt về vệ sinh, dễ lây nhiễm nhất là các bệnh về đường hô hấp.
Văn hóa thích giao lưu, tụ tập, sống và sinh hoạt chung đụng.
Nhiều người không biết tiếng, thiếu thông tin, thiếu những hiểu biết cơ bản về xã hội, y tế, thiếu ý thức chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Lại thêm một số lượng không nhỏ giấy tờ cư trú không hoàn thiện, không có bảo hiểm y tế. Ở Nga, theo luật, cấp cứu được đi viện miễn phí. Chữa Covid nếu đi viện cũng được miễn phí nhưng để đi khám thông thường thì phải có bảo hiểm y tế. Công dân Nga, người nước ngoài có giấy phép thường trú hay tạm trú 3 năm được cấp bảo hiểm miễn phí.
Trong giai đoạn căng thằng nhất từ cuối tháng 3 năm ngoái tâm lý bà con hoang mang, thậm chí hoảng loạn nên có rất nhiều vấn đề xảy ra. Thiệt hại nặng nhất thuộc vào nhóm những người có thu nhập thấp, từ trong nước sang làm thuê. Hiện tại, dịch bệnh vẫn chưa kết thúc nhưng về tâm lí người Việt cũng đã quen với dịch bệnh, không nặng nề như trước.
Ông Boristo Nguyễn là TSKH ngành toán tin, sống ở Moscow từ năm 1993 hiện đang nghỉ hưu.
Xem thêm tiến độ tiêm chủng các nước:
Triển khai vaccine toàn cầu
Nhấp hoặc nhấn vào bản đồReset
Tổng liều trên 100 ngườiKhông có dữ liệu01020304050+Bảng cuộnFilter: Thế giới Châu Phi Châu Á Châu Âu Trung Đông Châu Mỹ Latin và Caribe Bắc Mỹ Châu Đại Dương
Vị trí
Liều trên 100 người
Tổng liều
Thế giới
48,6
3.787.026.990
Trung Quốc
104,5
1.513.154.439
Ấn Độ
30,3
417.851.151
Hoa Kỳ
101,6
339.763.765
Brazil
61,3
130.252.263
Đức
105,6
88.474.919
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
124,3
83.021.749
Nhật Bản
58,5
73.970.888
Pháp
99,5
67.227.181
Thổ Nhĩ Kỳ
76,7
64.715.029
Italy
105,7
63.879.391
Indonesia
22,1
60.484.261
Mexico
44,1
56.872.930
Nga
38,3
55.829.776
Tây Ban Nha
113,1
52.879.267
Canada
124,0
46.783.901
Ba Lan
87,9
33.280.946
Argentina
63,4
28.674.364
Chile
129,5
24.763.645
Pakistan
10,9
24.096.587
Colombia
47,2
24.000.509
Saudi Arabia
68,2
23.725.741
Hàn Quốc
43,6
22.373.015
Morocco
57,7
21.307.782
Hà Lan
109,9
18.830.235
UAE
166,3
16.444.844
Malaysia
49,5
16.024.916
Philippines
14,3
15.616.562
Thái Lan
21,6
15.084.696
Bỉ
114,8
13.307.796
Bồ Đào Nha
110,8
11.293.004
Israel
127,5
11.038.265
Peru
33,1
10.915.519
Úc
41,8
10.654.563
Campuchia
63,3
10.588.170
Hungary
105,1
10.155.466
Bangladesh
6,1
10.112.604
Thụy Điển
99,5
10.051.919
Hy Lạp
96,2
10.025.958
Cộng hòa Czech
92,1
9.858.101
Dominican Republic
88,0
9.546.340
Romania
48,2
9.265.732
Áo
102,8
9.259.860
Ecuador
51,3
9.055.887
Thụy Sĩ
98,8
8.554.913
Cuba
74,1
8.388.988
Iran
9,7
8.155.411
Sri Lanka
37,5
8.040.200
Kazakhstan
42,6
8.001.622
Singapore
116,9
6.837.539
Đan Mạch
117,3
6.792.878
Nam Phi
10,3
6.085.108
Đài Loan
25,4
6.059.596
Uzbekistan
17,3
5.803.255
Serbia
80,0
5.443.932
Ireland
108,2
5.344.686
Phần Lan
94,0
5.208.360
Ai Cập
4,9
5.056.303
Na Uy
92,5
5.016.620
Jordan
45,6
4.656.897
Uruguay
133,0
4.618.459
Nepal
15,8
4.589.970
Ukraine
10,4
4.539.197
Azerbaijan
43,6
4.415.967
Việt Nam
4,5
4.411.659
Slovakia
75,7
4.130.435
Venezuela
14,1
4.000.000
Mông Cổ
122,0
3.998.762
Nigeria
1,9
3.938.945
El Salvador
59,5
3.860.861
Qatar
125,5
3.614.811
Myanmar
6,4
3.500.000
Bolivia
26,7
3.117.521
Croatia
72,2
2.965.335
Costa Rica
55,2
2.812.795
Lithuania
93,2
2.537.075
Algeria
5,7
2.500.000
Tunisia
20,5
2.420.468
Kuwait
55,6
2.375.455
Bahrain
132,7
2.257.391
Ethiopia
1,9
2.155.657
Bulgaria
28,1
1.952.099
Zimbabwe
13,1
1.949.472
Panama
43,8
1.890.415
Lào
24,4
1.777.140
Lebanon
25,8
1.758.458
Oman
33,9
1.728.618
Slovenia
80,5
1.673.876
Kenya
3,1
1.648.869
Angola
4,8
1.592.537
New Zealand
32,2
1.553.035
Guatemala
8,2
1.462.767
Honduras
14,1
1.392.191
Latvia
69,0
1.301.788
Ghana
4,1
1.271.393
Uganda
2,4
1.106.762
Albania
38,1
1.095.453
Afghanistan
2,8
1.094.257
Estonia
82,1
1.089.278
Iraq
2,7
1.087.866
Belarus
11,4
1.073.282
Mauritius
81,8
1.040.903
Lãnh thổ Palestine
18,9
966.221
Cyprus
106,5
946.070
Moldova
23,0
925.942
Côte d’Ivoire
3,4
906.089
Paraguay
12,7
902.509
Senegal
5,2
870.251
Sudan
1,8
810.560
Guinea
6,0
785.059
Bắc Macedonia
35,9
747.728
Malta
166,2
733.736
Mozambique
2,1
671.336
Luxembourg
107,0
669.767
Rwanda
5,0
646.909
Maldives
107,5
581.272
Bhutan
63,1
487.060
Libya
7,0
480.116
Trinidad và Tobago
33,8
473.155
Fiji
52,6
471.719
Bosnia and Herzegovina
14,3
470.218
Iceland
136,7
466.434
Togo
5,5
454.208
Malawi
2,2
428.407
Niger
1,7
423.335
Nicaragua
6,3
415.640
Tajikistan
4,2
397.694
Georgia
9,8
391.781
Guyana
47,5
373.726
Cameroon
1,2
313.881
Zambia
1,7
312.479
Montenegro
49,7
312.206
Botswana
13,2
310.823
Yemen
1,0
297.405
Jamaica
10,0
296.243
Equatorial Guinea
20,9
293.702
Timor-Leste
21,3
281.283
Somalia
1,6
249.790
Kosovo
12,6
243.428
Suriname
39,7
232.666
Sierra Leone
2,8
225.380
Madagascar
0,7
197.001
Mali
1,0
196.862
Mauritania
4,1
189.076
Kyrgyzstan
2,7
173.700
Barbados
59,9
172.071
Namibia
6,7
169.988
Congo
3,0
163.742
Belize
40,3
160.283
Seychelles
143,8
141.435
Brunei Darussalam
31,5
137.910
Cape Verde
23,9
132.978
Jersey
131,3
132.739
Syria
0,7
131.221
Armenia
4,4
131.080
Isle of Man
142,3
121.030
Bahamas
25,4
99.755
Cayman Islands
146,7
96.439
Liberia
1,9
95.423
Cộng hòa Trung Phi
1,9
92.041
Comoros
10,5
90.880
Guernsey
135,1
90.619
Gabon
3,7
82.488
Andorra
106,6
82.349
Bermuda
131,8
82.050
DR Congo
0,088
79.237
Gibraltar
232,6
78.381
Samoa
35,6
70.711
Antigua and Barbuda
67,8
66.408
Papua New Guinea
0,7
66.351
Eswatini
5,7
65.667
Đảo Faroe
126,0
61.551
Nam Sudan
0,5
56.989
Lesotho
2,6
56.322
Saint Lucia
30,2
55.450
Greenland
94,3
53.530
Benin
0,4
52.563
Quần đảo Turks và Caicos
119,7
46.348
San Marino
132,8
45.085
Gambia
1,8
43.557
Saint Kitts and Nevis
80,8
43.003
Turkmenistan
0,7
41.993
São Tomé và Príncipe
18,9
41.436
Dominica
55,9
40.255
Monaco
101,4
39.790
Liechtenstein
101,1
38.570
Grenada
31,8
35.756
Tonga
33,7
35.635
Burkina Faso
0,2
33.960
Chad
0,2
28.810
Đảo Solomon
4,1
27.820
Djibouti
2,7
26.796
Saint Vincent và Grenadines
23,1
25.594
Guinea-Bissau
1,3
25.225
Quần đảo Virgin thuộc Anh
79,7
24.112
Đảo Cook
116,8
20.509
Vanuatu
6,3
19.332
Anguilla
118,7
17.807
Nauru
133,6
14.478
Saint Helena
130,0
7.892
Tuvalu
40,5
4.772
Đảo Falkland
126,5
4.407
Montserrat
54,2
2.710
Haiti
0,019
2.198
Niue
75,2
1.216
Đảo Pitcairn
100,0
47
Bắc Hàn
0
0
Burundi
0
0
Eritrea
0
0
Kiribati
0
0
Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh
0
0
South Georgia and Sandwich Is.
0
0
Tanzania
0
0
Tokelau
0
0
Vatican
0
0
Cho xem nhiều hơn
Lưu ý: Thông tin này được cập nhật thường xuyên nhưng có thể không phản ánh tổng số mới nhất cho mỗi quốc gia. Tổng số lần tiêm chủng là số liều được tiêm chứ không phải số người được tiêm chủng, do đó có thể có hơn 100 liều trên 100 dân số.
Nguồn: Our World in Data, ONS, gov.uk
Lần cuối cập nhật vào ngày 17:49 GMT+7, 23 tháng 7, 2021.
Khi người giàu cướp đi cơ hội sống của người nghèo.
TAM NGUYÊN / Luật Khoa
Ngày 22/7, hình ảnh văn bản Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho Vingroup “mượn” vaccine lan truyền khắp mạng xã hội. Theo văn bản, Vingroup mượn Sở Y tế khoảng 5.000 liều vaccine Moderna để tiêm cho người lao động. Đáng chú ý, văn bản nêu rõ việc mượn này được thực hiện theo công văn mật 653/UBND-VX.
Đến ngày 25/7, trả lời báo chí, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố – xác thực công văn và đánh giá vụ việc này là “hợp tình, hợp lý”. Lý do cho mượn: Vingroup đã hỗ trợ không chỉ kinh phí và nhân lực trực tiếp chống COVID-19, tập đoàn này mượn trước để tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ thành phố chống dịch.
Ông Đức không nói rõ đâu là “lý”, đâu là “tình” trong giải thích của mình. Chúng ta hãy tạm chia ra “lý” là góc độ pháp lý, tức tính hợp pháp của hành động mượn và cho, còn “tình” là mọi khía cạnh khác bên cạnh luật pháp, ở đây bước đầu có yếu tố đạo đức, dịch tễ và sau nữa – như mọi người hay nhắc – mức độ khả thi và tính kinh tế.
Hợp lý ở chỗ nào?
Trên bề mặt, phần giải trình của ông Đức trước báo chí không tương thích với chất vấn của dư luận và văn bản bị rò rỉ trước đó. Văn bản ghi là “cho Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park mượn để tổ chức tiêm cho người lao động của tập đoàn Vingroup”, còn lúc được báo chí hỏi về văn bản, ông Đức nói rằng 5.000 liều vaccine này là Vingroup mượn để “tiêm cho lực lượng tham gia hỗ trợ TP.HCM”. [1]
Nếu theo văn bản, vaccine được dành cho “người lao động của tập đoàn Vingroup”, tức không thuộc bất kỳ nhóm nào trong 15 nhóm ưu tiên tiêm chủng đợt 5 của thành phố, việc cho mượn vaccine theo văn bản rõ ràng là một quyết định không hợp pháp. [2] Còn nếu theo lời của ông Đức vào ngày 25/7, 5.000 liều vaccine là để tiêm cho đội ngũ chống dịch của Vingroup góp sức cùng thành phố, và đội ngũ này thuộc một trong 16 nhóm đối tượng ưu tiên của Bộ Y tế. Nhưng nếu đã nằm trong danh sách chờ tiêm thì việc gì Vingroup phải đi mượn, mà lại còn mượn qua một công văn “mật”?
Việc này có khác gì cô phóng viên – được cho là người nằm trong danh sách ưu tiên tiêm chủng – lại được tiêm nhờ “ông ngoại” đăng ký chứ không phải xếp hàng trong danh sách theo cơ quan? Vingroup không khác gì một “ông ngoại” dựa vào tiền và thế lực của mình để nhờ tiêm vaccine cho “cô cháu gái”.
Nói cách khác, việc 5.000 người chống dịch của Vingroup được tiêm có thể là một việc hợp pháp, nhưng cách thức để có mũi tiêm thì lại bất hợp pháp. Nó đi ngược lại các quy trình, và cũng là một sự “chen lên”, dù họ có thể thuộc nhóm được xếp hàng trước số đông. Xét rộng ra, nó cũng cho thấy TP.HCM đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng trong việc phân bổ vaccine theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt, hiệu quả. [3]
Thành phố sẵn sàng “xé rào” để lén lút trao vaccine – một tài sản công – cho một doanh nghiệp mà không hề có sự thảo luận với người dân. TP.HCM không sở hữu số vaccine này. Họ được giao quyền để đi tiêm theo danh sách ưu tiên. Nếu làm một việc khác – “cho mượn” – thì việc này dựa trên cơ chế và luật lệ gì? Nếu công văn mật trên không bị rò rỉ, chính quyền liệu có nghĩ đến việc giải thích minh bạch chuyện sử dụng tài sản công trái luật định này?
Các “cháu ngoại” nói gì?
Điều kỳ lạ là trên mạng xã hội không thiếu những bình luận biện minh cho hành động “có vẻ khuất tất” của Vingroup bằng những lập luận như: thêm người tiêm thì càng tốt, hoặc đóng góp nhiều thì được tiêm, tệ hơn cả là những người theo chủ nghĩa thực dụng cho rằng bất công trong phân phối vaccine là không thể tránh khỏi. Ta hãy thử phân tích các lập luận của họ.
Lập luận 1: “Thêm người tiêm thì thêm sự bảo vệ cho mọi người”
Lập luận này sổ toẹt vào tất cả các chính sách vaccine của nhà nước lẫn khuyến cáo của giới khoa học.
Nghị quyết 21 về mua và sử dụng vaccine phòng chống COVID-19 đã quy định rõ về đối tượng ưu tiên tiêm chủng. Những quy định này, dù tôi không đồng ý hoàn toàn, phần nào được xây trên nguyên tắc về đối tượng ưu tiên vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – vốn được giới khoa học đồng ý. Nó là hướng dẫn quan trọng để các quốc gia bảo vệ sinh mạng người dân, tăng cường hiệu quả chống dịch.
Khi dịch chưa lan rộng, có nhiều điều chúng ta có thể tính, như chính phủ Việt Nam đã tính: mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch, vừa bảo vệ người ốm đau vừa bảo vệ sản xuất. Vì thế, cách phân phối vaccine có thể đi theo nhiều hướng khác nhau. Trên thực tế, Việt Nam đã gây tranh cãi với thứ tự ưu tiên của đợt tiêm vaccine thứ tư tại TP.HCM khi tiêm cho công nhân các khu công nghiệp trước người cao tuổi, người có bệnh mãn tính, bệnh nền.
Nhưng khi số ca nhiễm tăng không kiểm soát được, gần chạm đến giới hạn hệ thống y tế của thành phố, [4] ưu tiên được thu gọn lại trong việc cứu người (các lãnh đạo của TP.HCM và Bộ Y tế cũng thừa nhận việc này). [5] Giữ lại mạng sống là giữ lấy cơ hội để làm lại tất cả, để chạy theo các mục đích kinh tế đã bị bỏ lỡ hoặc đơn giản là để được chết trong vòng tay người thân. Theo một biểu đồ trên trang thông tin của Bộ Y tế – dù không đưa ra con số cụ thể – người trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong cao trong số 370 người chết vì COVID-19. [6] Đến nước này, chính quyền đã nói rõ chúng ta nên cứu những người có nguy cơ cao đó hay cứu nhà cung cấp máy thở.
Nếu bạn không tin vào lý do đạo đức của việc cứu lấy những người dễ chết nhất, hãy nói về mặt dịch tễ. Nguy cơ nhập viện đối với người từ 65 tuổi trở lên giảm được 94% nếu họ đã được tiêm vaccine đầy đủ (hai mũi). [7] Tức là, bảo vệ những người già, người có nguy cơ cao đồng thời sẽ bảo vệ chiếc máy thở không bị quá tải, giảm thiểu công việc cho các y bác sĩ tuyến đầu, làm nhẹ gánh cho công cuộc chống dịch nói chung. Tất cả những lợi ích này sẽ trở thành khoản chi phí mà việc tiêm chủng đúng người, đúng nơi tiết kiệm được cho xã hội.
Trong một thế giới lý tưởng nơi có đủ vaccine cho mọi người trong cùng một thời điểm, có thể chúng ta sẽ được tận hưởng việc tiêm chủng không cần quan tâm đối tượng (nhưng đây là điều xa xỉ ngay cả với nước Mỹ trong giai đoạn đầu). Còn khi vaccine khan hiếm, cần phải tiêm đúng đối tượng để bảo vệ người dân có nhiều nguy cơ. Khi những người cần được bảo vệ chưa được tiêm hết, TP.HCM mang vaccine tiêm cho một doanh nghiệp thì chỉ có doanh nghiệp đó an toàn, còn sinh mạng của những người nguy cơ ở trong thế lơ lửng. Việt Nam hiện chỉ mới nhận được 12 triệu liều vaccine, [8] trong khi số người cần tiêm chủng là 75 triệu, [9] tức trong 6 người thì hiện chỉ có 1 người có thể tiếp cận vaccine. Giành tiêm một liều vaccine có thể là giành mất cơ hội sống của một người khác.
Nhưng nếu chỉ trích Vingroup một thì TP.HCM cần giải trình mười. Mới tuần trước đó, chính thành phố cũng đã chuyển trọng tâm chống dịch sang “giảm số ca F0, giảm thiểu tử vong”, tức là đặt mục tiêu bảo vệ sinh mạng lên hàng đầu. Một tuần sau, thành phố trao 5.000 liều vaccine cho một doanh nghiệp. Việc 5.000 người lao động của Vingroup được tiêm chẳng có giá trị gì lúc này ngoài lợi ích cho chính tập đoàn.
Lập luận thứ hai: “Vin dư sức mua vaccine”, “Vin góp tiền phát triển vaccine”, “Vin góp quỹ vaccine”, “Vin tặng chính phủ vaccine nên chỉ mượn trước”
Những cư dân Sài Gòn trải qua nửa tháng sống dưới Chỉ thị 16 hẳn sẽ hiểu cảm giác cầm tiền đến siêu thị nhưng không còn một bó rau để mua. Tiền lúc đó không giúp được gì. Thị trường vaccine cũng vậy, không phải cứ có tiền là mua. Người khách bên cạnh thò tay bốc bó rau cuối cùng khỏi giỏ của bạn không khác gì ăn cướp cả, dù cho họ sẽ trả tiền bó rau đó tại quầy. Giật rau khỏi giỏ người khác là sự ăn cướp cơ hội mà một người khác có thể xứng đáng hơn mình. Tương tự, khi vaccine khan hiếm, giật lấy vaccine trước những người cần được bảo vệ hơn chính là ăn cướp cơ hội được bảo vệ của họ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn tiếng có tiền ở Việt Nam đã có ai thử xách giỏ ra siêu thị để xem có mua được liều vaccine Moderna nào không? Hãng này đã tuyên bố nguồn cung cho Đông Nam Á sẽ hết đến cuối năm nay. [10] Nó cũng khan hiếm như rau ở siêu thị và như nguồn cung nhiều loại vaccine khác. Thực tế thì Moderna (và Pfizer, AstraZeneca, v.v) chỉ bán vaccine cho các chính phủ. Trong số vaccine đã về Việt Nam, phần nhiều là thông qua COVAX, một số nước viện trợ, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam mua, chưa có liều vaccine nào là do Vingroup thương lượng được. Vingroup có thể là một doanh nghiệp mạnh trong nước, nhưng cuộc chiến vaccine không thiếu những quốc gia có tiền, và trong cuộc chiến đó không hề có doanh nghiệp nào của Việt Nam có thể làm kẻ mạnh.
Việt Nam cho biết đã được cam kết 5 triệu liều Moderna do công ty này ủy quyền cho Zuellig Pharma phân phối. [11] Cứ cho là trong số đó, sẽ có 5.000 liều dành cho Vingroup để công ty này trả lại TP.HCM, nhưng bao giờ vaccine đó mới về? Cũng như bó rau mùa dịch, giá trị một liều vaccine vào thời điểm thành phố đang ghi nhận hơn gần 6.000 ca mắc mới mỗi ngày (27/7) khác với giá trị của liều vaccine trong một ngày bình yên năm sau.
Và liệu những người dễ tổn thương hơn trước đại dịch có đợi được đến lúc đấy để được trả vaccine không?
Người dân P.3, Q. Gò Vấp, TP.HCM xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm trưa 30/5/2021. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Lập luận thứ ba: “Đóng góp nhiều thì nên được vaccine”
Cách giải thích này đồng nghĩa “ai nhiều tiền, người đó có vaccine”.
Rất nhiều người sẽ nói thế, rằng công bằng nói chung, và công bằng vaccine nói riêng, là một điều viển vông; rằng đó là ảo tưởng về một “utopia” (thế giới lý tưởng trong mơ) chứ không phải thực tế về thế giới chúng ta đang sống, càng không phải thế giới bất công mà đại dịch COVID-19 chỉ phô bày ra thêm chứ không làm giảm bớt.
Rất nhiều người viện dẫn bản chất bất bình đẳng của thị trường để biện minh cho sự hợp lý của việc vaccine về tay Vingroup, nhưng họ quên nhìn rộng ra: trong một thị trường toàn cầu và cạnh tranh hoàn hảo, liệu Việt Nam có cơ hội được tiếp cận vaccine hay không?
Cơ chế COVAX, các khoản viện trợ, giá vaccine ưu đãi – tất cả đều không hoàn hảo và phi thị trường – vẫn đang là cần câu vaccine về Việt Nam. Nếu không có những người có ý tưởng về việc những nước nghèo, nước đang phát triển cũng xứng đáng có vaccine – vì chính họ và vì thế giới – thì không chắc Việt Nam có hàng triệu liều Moderna viện trợ. Chúng ta đang hưởng lợi từ lòng bác ái và những suy tính phi thị trường của thế giới, để rồi nhiều người mang giọng lưỡi kim tiền ra để biện minh cho việc được hưởng vaccine trước cả người già.
Nhiều doanh nghiệp muốn sử dụng tiềm lực tài chính hoặc tầm quan trọng kinh tế để làm lợi thế mặc cả về vaccine, có chắc vaccine sẽ đến tay họ? Nếu những liều vaccine viện trợ từ Mỹ hoặc Nhật có kèm điều kiện chích cho các đối tượng họ ưu tiên, đối tượng đó liệu có phải là các công ty bất động sản hoặc dịch vụ không, hay trước hết sẽ là công dân các nước đó tại Việt Nam, công nhân các nhà máy gia công cho doanh nghiệp Mỹ, Nhật?
Chúng ta có xu hướng nói về chủ nghĩa thực dụng, chấp nhận sự bất công trong lúc nghĩ rằng mình là kẻ mạnh trong cuộc chơi này. Những người ủng hộ cơ chế thị trường và Vingroup hẳn cũng tin thế. Hãy thử đứng sau một bức màn vô minh (veil of ignorance), bỏ đi tất cả lợi thế mà chúng ta tin rằng mình đang sở hữu, lựa chọn lại xem bạn có muốn một thế giới sát phạt nơi người có tiền sẽ cướp đi cơ hội sống của những người vừa nghèo, vừa già yếu hay không?
Lý do để chúng ta theo đuổi sự công bằng trong vaccine là vì phần lớn mọi người, trong đó có bản thân, sẽ hưởng lợi từ nó. Lý do để chúng ta chất vấn chính quyền TP.HCM trong quyết định trên là vì nó vừa bất công, vừa trái pháp luật, chứ không phải “hợp tình, hợp lý” như cách họ giải thích.