Thư viện đặc biệt ở Thụy Sĩ

Thư viện La Grange, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ, là một trong những thư viện đẹp và mang đậm dấu ấn lịch sử của thành phố Geneva (Thụy Sĩ).Villa La Grange là một dinh thự tại Geneva do gia đình Marc Lullin xây dựng vào thế kỷ 18 với mục đích nghỉ dưỡng mùa hè. Sau cách mạng Pháp, dinh thự đổi chủ và thuộc sở hữu của Francois Favre. Kể từ lúc tiếp quản, nhà Favre đã cho xây dựng thêm nhiều công trình, trong đó nổi bật là thư viện La Grange. Ảnh: Telegraph.

Thu vien lich su don Biden - Putin anh 1

Villa La Grange là một dinh thự tại Geneva do gia đình Marc Lullin xây dựng vào thế kỷ 18 với mục đích nghỉ dưỡng mùa hè. Sau cách mạng Pháp, dinh thự đổi chủ và thuộc sở hữu của Francois Favre. Kể từ lúc tiếp quản, nhà Favre đã cho xây dựng thêm nhiều công trình, trong đó nổi bật là thư viện La Grange. Ảnh: Telegraph.

Thu vien lich su don Biden - Putin anh 2
Villa La Grange tọa lạc ngay chính giữa công viên lớn nhất thành phố là Parc La Grange, nằm cạnh hồ Geneva với tầm nhìn hướng ra đài phun nước Jet d’Eau. Không chỉ được biết đến là di sản nổi bật của Geneva, đây còn là điểm tham quan ưa thích của du khách trong và ngoài nước bởi khung cảnh yên bình và khí hậu dễ chịu. Ảnh: Reuters.
Thu vien lich su don Biden - Putin anh 3
Năm 1969, Villa La Grange từng đón tiếp Giáo hoàng Paul VI, người đã có bài phát biểu về công lý và hòa bình trước đám đông khoảng 70.000 người. Ngoài ra, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử, điển hình là lễ bế mạc ký kết Công ước Geneva 1864. Ảnh: Reuters.
Thu vien lich su don Biden - Putin anh 4
Năm 1917, William Favre để lại quyền thừa kế toàn bộ dinh thự cho chính quyền thành phố Geneva. Kể từ đó, Villa La Grange trở thành di tích lịch sử quốc gia và thường được sử dụng để tiếp các vị khách quý. Ảnh: Reuters.
Thu vien lich su don Biden - Putin anh 5
Thư viện La Grange là công trình tâm huyết của Guillaume Favre (con trai Francois Favre). Dù bận rộn với việc kinh doanh của gia đình, ông vẫn nổi tiếng là học giả dành nhiều thời gian nghiên cứu về lịch sử cũng như sưu tầm sách. Các đầu sách trong thư viện La Grange được Guillaume Favre mang về từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Reuters.
Thu vien lich su don Biden - Putin anh 6
Căn phòng tiếp đón hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ là phòng chính yếu của thư viện. Tại đây lưu trữ hơn 12.000 quyển sách được xếp dọc theo các bức tường bao gồm sách lịch sử, văn học, địa lý và ngôn ngữ cổ. Nhiều quyển có niên đại từ thế kỷ 15. Ảnh: Reuters.
Thu vien lich su don Biden - Putin anh 7
Dù là thư viện nhưng tất cả sách của La Grange đều không được phép đọc trực tiếp mà chỉ có thể tham khảo thông qua ấn bản online. Việc này nhằm bảo vệ bộ sưu tập sách cổ, giảm thiểu tối đa sự oxy hóa. Mặt khác, thư viện La Grange chỉ tiếp đón một số lượng khách giới hạn tham quan vào tháng 6 hàng năm chứ không mở cửa rộng rãi. Ảnh: Reuters.

Biệt thự nghỉ dưỡng gần 15 triệu USD của CEO Netflix

Ted Sarandos, giám đốc điều hành của Netflix, hiện rao bán một căn biệt thự nghỉ mát hào nhoáng ở tiểu bang California, Mỹ với giá 14,9 triệu USD.Bất động sản toạ lạc bên bờ biển La Costa của thành phố du lịch Malibu, được CEO Netflix rao bán vào khoảng cuối tháng 3/2021.

Netflix anh 1
Bất động sản toạ lạc bên bờ biển La Costa của thành phố du lịch Malibu, được CEO Netflix rao bán vào khoảng cuối tháng 3/2021.
Netflix anh 2
Căn biệt thự mang phong cách Địa Trung Hải đương đại, được hoàn thiện vào năm 1996, có diện tích hơn 1.000 m2 với 4 phòng ngủ và 4 phòng tắm.
Netflix anh 3
Sân trong nhỏ nhắn được lát gạch, nổi bật với hồ bơi, tượng Phật, và cây hoa giấy.
Netflix anh 4
Phòng khách sang trọng, thoáng đãng với những bộ cửa kiểu Pháp đem đến cảnh sắc đại dương.
Netflix anh 5
Quầy bar tinh tế nằm sát hiên nhà cũng là một địa điểm thú vị để tiếp đón khách khứa, bạn bè.
Netflix anh 6
Phòng gia đình gọn gàng, tạo cảm giác gần gũi. Chiếc lò sưởi mang phong cách cổ điển khiến không gian này ấm cúng hơn.
Netflix anh 7
Nhà bếp rộng lớn, trang nhã, mang phong cách Bắc Âu, được trang hoàng với đầy đủ thiết bị nấu nướng hiện đại.
Netflix anh 8
Không gian ăn uống trang trọng, cởi mở, được bài trí hài hoà với những khu vực xung quanh.
Netflix anh 9
Phòng ngủ chính rộng rãi, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, được tích hợp với ban công, phòng tắm, khu vực làm việc, và khu vực tiếp khách.

Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ

Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ

Giới trẻ Trung Quốc đua nhau sống sang

Đó là chữ “nghèo”. Một thế hệ nghèo túng! Vấn đề là họ chẳng tự nhiên nghèo.

Trong đất nước 1,4 tỷ dân Trung Quốc, Gen Y (1981 – 1996) và Gen Z (1997 – 2012) chiếm 40% tổng dân số. Họ rơi vào khoảng 560 triệu người.

Thế hệ chỉ giàu các khoản nợ

Đầu năm 2020, Trung Quốc báo cáo tình hình tài chính ở Gen Y và Gen Z. Họ cho biết, trung bình, mỗi người đang nợ 120.000 NDT (khoảng 428 triệu đồng).

Trước đó 1 năm, tập đoàn tài chính lớn nhất Trung Quốc – Ant Financial tổng kết số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ cho vay tín dụng. Họ tự hào có 500 triệu người đăng ký, đa phần là giới trẻ trong độ tuổi từ 18 – 29. Lượng khách trẻ này chiếm hẳn 86,6%, tức là rơi vào tầm 433 triệu người. Xét trên tổng Gen Y và Gen Z, số người trẻ tuổi Trung Quốc vay tín dụng của Ant Financial chiếm đến 77%.

Tại Trung Quốc, các khoản cho vay tín dụng được phép tính lãi suất từ 36%/ năm trở xuống. Nhưng cũng theo dữ liệu từ Ant Financial, chỉ có 49% khách trẻ thanh toán gói vay đúng hạn. 51% còn lại không đủ khả năng chi trả, phải “đáo hạn” bằng gói vay khác.

Chỉ xét trên tổng số khách vay của Ant Financial, số người Trung Quốc 18 – 29 tuổi “nợ chồng chất” đã lên đến gần 221 triệu. Mặc dù chưa có báo cáo tổng kết tài chính ở Gen Y và Gen Z Trung Quốc năm 2020, nhưng dưới sự ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, e rằng họ còn “nợ ngập đầu” hơn.

Những chú kiến không chịu tích góp

Ant Financial là “kiến tài chính”, nổi tiếng là công ty khởi nghiệp giá trị nhất toàn cầu, với mức định giá lên đến 150 tỷ đô. Tập đoàn này gọi các khách hàng của mình là “kiến”.

Ngay từ khi ra mắt nền tảng thanh toán trực tuyến Alipay vào năm 2015, Ant Financial nhiệt tình khuyến khích và hỗ trợ cho vay tín dụng. Họ giới thiệu nhiều gói vay nhỏ, thúc giục giới trẻ Trung Quốc “cứ thỏa sức mà tiêu dùng”.TI

Văn hóa lối sống Trung Hoa ưa lo xa, đề cao đức tính cần kiệm. Từ lớp Thế hệ X (1965-1980) trở về trước, mọi người “ăn chắc mặc bền”, dành dụm vì tương lai… Nửa đầu của Thế hệ Y cũng quan tâm tích cóp, vì mục tiêu sở hữu nhà cửa, xe cộ… Tuy nhiên từ nửa sau của Thế hệ Y, giới trẻ Trung Quốc bắt đầu buông thả. Họ kêu gọi nhau “chỉ sống có 1 lần”, nên “cứ việc chi tiêu, tận hưởng hết mình”.

Đến Gen Z, chỉ “tận hưởng hết mình” là chưa đủ, mà phải “tận hưởng hơn người”. Họ đua nhau mua sắm, chưng diện, chơi bời, trải nghiệm lối sống xa hoa… Chưa đầy 1 năm Ant Financial ra mắt Alipay, trung bình một Gen Z Trung Quốc đã bội chi 516 NDT/ tháng (khoảng 1,8 triệu đồng).

Ngoài Ant Financial, Trung Quốc còn nhiều công ty tài chính khác. Các dịch vụ, ứng dụng cho vay tín dụng chen chúc nhau mọc lên, thủ tục đăng ký cực kỳ đơn giản, nhanh gọn. Cũng như Ant Financial, họ nhanh chóng phát tài nhờ những “kiến” tích cực đóng lãi. Thay vì dành dụm cho bản thân, “kiến” trẻ cống hiến hết thu nhập vào “tổ” cho vay.

Sợ “giảm chất lượng cuộc sống”, từ chối lập gia đìnhjavascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(3623);}else{parent.admSspPageRg.draw(3623);}

Trước cả khi bị Covid-19 hoành hành, giới trẻ Trung Quốc đã khốn đốn vì thất nghiệp. Vào năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc là 4%. Dù vậy, họ vẫn “sống sang hết mình”.

Đầu tiên, đã là Y và Z thì phải xài hàng hiệu. Có đến 82% Gen Z Trung Quốc tuyên bố, “hàng hiệu là đồ dùng thiết yếu”. Họ sẵn sàng chi lớn, bất chấp túi tiền, để mua giày dép, quần áo, túi xách, đồ trang sức… có thương hiệu cao cấp.

Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ - Ảnh 3.

Bất chấp nợ ngập đầu, giới trẻ Trung Quốc không dừng mua sắm

Tiếp đến, đã là Y và Z thì phải “xõa”. Họ “vui chơi tới bến” và “khoe chiến tích”. Từ ăn cho đến ở, giới trẻ Trung Quốc đều yêu cầu phải xa hoa. Không đủ tiền thì vay tín dụng, xin mẹ cha. Có tới 2/3 Gen Z được nhận trợ cấp hàng tháng từ gia đình, với khoản từ 3000 – 10.000 NDT (khoảng 10 – 35 triệu VNĐ).

Có điều, “miệng ăn, núi lở”. Covid-19 lại góp phần khiến “núi” lở nhanh hơn. Chỉ sau một năm, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc đã lên tới 14% (2020). Trên cả nước, kinh tế suy giảm, thu nhập bình quân cũng hạ. Thế hệ Y lũ lượt mất việc, Gen Z thì bị gia đình cắt trợ cấp.

Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ - Ảnh 4.

Kết quả, bình quân mỗi người đang mắc nợ 120.000 NDT

Quen sống sang, Y và Z chật vật vì túng tiền và bị nợ đòi. “Chưa bao giờ, tôi thấy sống lại khốn khổ, đau đớn như thế này” – Eva Wang (23 tuổi) kêu than. Từ Y đến Z, số lượng người không công việc, không thu nhập gia tăng. Không tiền bạc kéo theo không nhà cửa, không công việc dẫn đến không địa vị. Giới trẻ Trung Quốc mỉa mai tự gọi là “những kẻ 4K”.

Dẫu thừa nhận 4K, các anh chị này không có suy nghĩ “hạ thấp tiêu chuẩn sống”. Thay vào đó, họ quyết định… khỏi kết hôn, sinh con. Đầu năm 2021, trang Zhilian Zhaopin (Trung Quốc) khảo sát mong muốn kết hôn của giới trẻ độc thân Trung Quốc. Họ nhận được kết quả, 43,5% các chị em cho biết “không có ý định lấy chồng”, vì sợ “chồng con làm giảm chất lượng cuộc sống”. Về phía nam giới, 50% các anh cho biết “không có ý định lấy vợ”, vì “không đủ tiền”.

Vậy là từ 4K, họ hợp thành thế hệ 6K, với 2 “K” mới là không kết hôn và không sinh con.

Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ - Ảnh 5.

Sợ sẽ nghèo hơn nữa, họ e ngại kết hôn và có con

Thế hệ 6K của Trung Quốc: Không nghề, không tiền, không nhà, không vị thế, không kết hôn, không sinh con và nguyên nhân chỉ gói gọn trong một chữ - Ảnh 6.

Vào năm 2020, Trung Quốc thống kê các cặp kết hôn năm 2019. Họ phát hiện, số các cặp trẻ trong độ tuổi từ 20 – 24 chỉ chiếm 19,7%. Nó thấp hơn năm 2005 hẳn 27,3%, tức là gần 2 lần.

Trong năm 2020, Trung Quốc cũng chỉ có 8,1 triệu cặp đăng ký kết hôn, giảm 12% so với năm 2019. Chính phủ Trung Quốc vô cùng lo lắng, nhưng vẫn đặt hy vọng vào số lượng trẻ mới chào đời. Họ kỳ vọng, Covid-19 sẽ khiến tỷ lệ sinh gia tăng. Tuy nhiên, thay vì bùng nổ trẻ sơ sinh, Trung Quốc phải đón nhận thực tế chỉ có 10,03 triệu bé chào đời, thấp hơn năm 2019 hẳn 462.000 bé.

Tham khảo: Supchina

Ông Tập bổ nhiệm bạn niên thiếu, Trung Quốc phát động cuộc chiến sống còn nghìn tỷ USD với Mỹ

Ông Tập bổ nhiệm bạn niên thiếu, Trung Quốc phát động cuộc chiến sống còn nghìn tỷ USD với Mỹ

(Ảnh: Reuters)

Ông Tập Cận Bình đã lựa chọn Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đễ dẫn dắt chương trình phát triển thế hệ chip thứ 3 của nước này.

Hãng tin Bloomberg ngày 17/6 đưa tin, Phó thủ tướng Lưu Hạc được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm vai trò lãnh đạo chương trình phát triển quy trình bán dẫn thế hệ thứ 3 của Trung Quốc.

Động thái này nhằm hỗ trợ những nhà chế tạo chip của Trung Quốc Đại lục vượt qua tác động của các lệnh cấm vận từ phía Mỹ.

Trung Quốc phát triển thế hệ chip thứ 3

Bloomberg dẫn nguồn tin ẩn danh cho hay, ông Lưu Hạc cũng chịu trách nhiệm giám sát những dự án có khả năng tạo ra đột phá trong lĩnh vực chế tạo chip truyền thống.

Ông Lưu, Phó thủ tướng Trung Quốc phụ trách tài chính và kinh tế, từng theo học tại Đại học Harvard (Mỹ).

Vai trò của ông Lưu nổi lên trong những năm gần đây với cương vị người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại với chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Tập bổ nhiệm bạn niên thiếu, Trung Quốc phát động cuộc chiến sống còn nghìn tỷ USD với Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Trump (phải) bắt tay Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại buổi ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 tại Nhà Trắng, Washington, ngày 15/1/2020 (Ảnh: Reuters)

Theo Bloomberg, khoảng 1.000 tỷ USD ngân sách của chính phủ Trung Quốc được phân bổ cho sáng kiến công nghệ nói trên. Một phần trong đó sẽ được chính phủ trung ương và các địa phương sử dụng để đầu tư cho hàng loạt dự án phát triển thế hệ chip thứ 3.

Đây là lĩnh vực non trẻ phụ thuộc vào những vật liệu và thiết bị mới hơn là silicon truyền thống, cũng là khu vực mà chưa có quốc gia hay doanh nghiệp nào có thể thống trị được. Điều này trao cho Bắc Kinh một trong những cơ hội tốt nhất để vượt qua các rào cản mà Mỹ và các đồng minh đang áp đặt đối với ngành sản xuất chip của họ.

Các nguồn thạo tin tiết lộ, ông Lưu Hạc đang dẫn dắt nỗ lực xây dựng một loạt biện pháp hỗ trợ tài chính và chính sách cho ngành công nghệ.

Thông cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết vào tháng 5, ông Lưu đã chủ trì một cuộc họp của nhóm chuyên trách về công nghệ để thảo luận các giải pháp phát triển công nghệ thế hệ bán dẫn tiếp theo.

Quốc vụ viện cùng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc chưa phản hồi các đề nghị bình luận trước thông tin của Bloomberg.

Mỹ-Trung leo thang đối đầu công nghệ

Vào đầu tháng 6, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự thảo lập pháp với phạm vi sâu rộng, nhằm củng cố năng lực của Mỹ trong cạnh tranh với Trung Quốc về công nghệ. Dự luật bị Bắc Kinh phản ứng và chỉ trích Mỹ coi nước này như một kẻ thù “tưởng tượng”.

Gói giải pháp của Mỹ sẽ cho phép phân bổ 190 tỷ USD để tăng cường lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu của nước này. Trong đó, ngân sách 54 tỷ USD được phê duyệt riêng cho tăng cường sản xuất và nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và thiết bị viễn thông, với 2 tỷ USD dành cho sản phẩm chip phục vụ các nhà chế tạo ô tô – vốn đang lâm vào tình trạng thiếu hụt chip và buộc phải cắt giảm sản lượng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã vạch ra kế hoạch trị giá 52 tỷ USD nhằm thúc đẩy ngành chế tạo chip trong nước, cũng như kêu gọi đồng minh liên kết kiểm soát xuất khẩu, với mục đích kìm hãm lộ trình hướng đến tự chủ về công nghệ của Trung Quốc.

Ông Tập bổ nhiệm bạn niên thiếu, Trung Quốc phát động cuộc chiến sống còn nghìn tỷ USD với Mỹ - Ảnh 2.

Chương trình phát triển chip thế hệ 3 của Trung Quốc nhằm hướng đến mục tiêu tự chủ về công nghệ (Ảnh: Global Times)

Các lệnh cấm vận nhằm vào Trung Quốc, được áp đặt dưới thời Tổng thống Trump, đã “bóp nghẹt” hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của hãng Huawei và tấn công nhà chế tạo chip hàng đầu SMIC, đe dọa tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

“Trung Quốc là nước sử dụng chip lớn nhất thế giới, do đó an ninh của chuỗi cung ứng là ưu tiên cao,” nhà phân tích trưởng Gu Wenjun của hãng nghiên cứu ICwise cho hay. “Việc bất kỳ nước nào kiểm soát được toàn bộ chuỗi cung ứng là điều bất khả thi, nhưng nỗ lực của một nước hiển nhiên là mạnh mẽ hơn một doanh nghiệp đơn lẻ.”

Sự tham gia của ông Lưu Hạc, một trong những quan chức được Chủ tịch Trung Quốc tin cậy nhất, trong việc ông Tập phát động “cuộc chiến chip” đã làm nổi bật tầm quan trọng của sáng kiến phát triển công nghệ bán dẫn.

Chương trình này cũng đang trở nên cấp bách khi các đối thủ từ Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng đang đầu tư mạnh để gây dựng lĩnh vực bán dẫn của riêng mình.

“Đối với đất nước chúng ta, công nghệ và đổi mới không chỉ là vấn đề tăng trưởng,” ông Lưu Hạc nói với các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc trong một cuộc họp vào tháng 5. “Đây còn là vấn đề sống còn”.

Ông Lưu là cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập Cận Bình, đồng thời là người bạn từ thuở niên thiếu của Chủ tịch Trung Quốc. Hai ông đều là con của những lãnh đạo trong đảng Cộng sản Trung Quốc, và trải qua cuộc sống lao động ở các vùng nông thôn nghèo trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Tại một sự kiện ngoại giao tháng 5/2013, ông Tập đã giới thiệu trước các vị khách ngoại quốc: “Đây là Lưu Hạc, ông ấy hết sức quan trọng với tôi.”

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Bệnh thô tục của người Việt: Nhà dột từ nóc, đừng mắng cóc chửi trời

Chửi bới tục tĩu không phải là vấn đề riêng của bóng đá hay thể thao. Nó là hệ thống.

Nhiều năm qua, mỗi dịp đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu quốc tế, dư luận trong nước lại phải muối mặt với hành động của không ít cổ động viên. Họ hùa nhau tấn công các diễn đàn, trang mạng xã hội của những cá nhân, tổ chức ở nước ngoài bằng những lời lẽ xúc phạm tục tĩu.

Hành vi này đáng lên án ra sao, ai cũng rõ.

Nhưng có một điểm hiếm khi được chỉ ra: phản ứng của dư luận và truyền thông trong nước trước hiện tượng này rất có vấn đề.

Các tiếng nói phản đối mạnh mẽ nhất xuất hiện khi những hành động đó nhắm đến người nước ngoài, bị bêu tên trên báo đài quốc tế.

Cùng lúc đó, nhiều người mặc nhiên nghĩ đây là chuyện riêng của cổ động viên thể thao, chỉ cần chấn chỉnh nhóm này là giải quyết xong việc.

Căn bệnh thô tục của người Việt Nam sẽ không bao giờ được chữa chừng nào còn tồn tại những cách nghĩ như vậy.

***

Trước hết cần nói rõ, “thô tục” hay “chửi bậy” là cách gọi không chính xác của hiện tượng này, dù nó được dùng phổ biến.

Việc dùng lời nói, chữ viết để tấn công, cưỡng bức, hạ thấp người khác phải gọi đúng tên là hành vi bạo lực ngôn từ.

Người thực hiện hành vi bạo lực này có thể dùng ngôn ngữ thô tục hoặc không.

Bản thân những từ ngữ thô tục không phải là vấn đề. “Đụ má” hay “cái lồn” đối với người nước ngoài không hiểu tiếng Việt chỉ là một loại âm thanh/ chữ viết không hơn không kém. Cũng như “pedicabo” hay “irrumabo” đối với những ai không biết tiếng Latin nghe cũng vui tai lạ mắt chứ không có ý nghĩa gì đặc biệt. [1]

Vấn đề nằm ở ý định của người sử dụng ngôn từ: muốn xúc phạm, miệt thị, tấn công người khác hay không.

Xác định rõ như vậy để thấy rằng không phải cứ nói tục là đang thực hiện hành vi bạo lực ngôn từ, và không phải cứ nói lời hoa mỹ là thể hiện sự tôn trọng người khác.

Tôi cũng không cho rằng chửi tục lẫn bạo lực là vấn đề của đa số người Việt Nam.

Nhân loại tiến hóa được đến thời điểm hiện tại đều nhận thức được rằng bạo lực có hại nhiều hơn có lợi, còn chửi tục thì mệt và lãng phí thời gian hơn là nói chuyện đàng hoàng tử tế.

Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy người Việt Nam là ngoại lệ trong quá trình tiến hóa này.

Ở Việt Nam, giống như nhiều nơi khác, hành vi bạo lực nói chung và bạo lực ngôn từ nói riêng tồn tại ở một nhóm nhỏ người. Vấn đề là, trong một thời gian dài, nó được khuyến khích, dung dưỡng và lợi dụng.

***

Hãy bắt đầu bằng bóng đá.

Ngày trước, các hành vi phi văn hóa trong bóng đá diễn ra nhan nhản khắp nơi. [2] Cổ động viên chửi thề, huấn luyện viên chửi tục, vận động viên thượng cẳng tay hạ cẳng chân, thậm chí các lãnh đạo cũng quyết tâm ăn thua đủ với nhau.

Không ít lần nó được chỉ ra là xấu, nhưng chỉ cần đạt được thành tích (tức là chiến thắng), hầu như mọi thứ lại được xí xóa. Điều này đặc biệt đúng khi đội tuyển bóng đá thi đấu với nước ngoài.

Cùng một lối chơi chém đinh chặt sắt bị lên án ở trong nước, ở cấp độ đội tuyển đối đầu với nước ngoài, nếu có thành tích tốt, nó sẽ được gọi một cách mỹ miều là phong cách “lăn xả”, “máu lửa” hay “hết mình”.

Mọi chuyện có phần thay đổi từ lứa cầu thủ trẻ do Hoàng Anh Gia Lai đào tạo, những người được dạy phải đặt sự tôn trọng người khác lên trên ham muốn chiến thắng bằng mọi giá.

Lối bóng đá đẹp của Hoàng Anh Gia Lai được nhiều người đón nhận. [3] Tuy vậy, mỗi khi thành tích thi đấu của họ không được tốt, phong cách này lại bị chỉ trích là “đá cho vui”. [4]

Lứa cầu thủ trẻ tài năng này đem lại một diện mạo mới cho đội tuyển bóng đá quốc gia. Cùng với sự xuất hiện của huấn luyện viên Hàn Quốc Park Hang-seo, một người chủ trương “ủng hộ bóng đá cao thượng, ủng hộ lối chơi đẹp”, bóng đá Việt Nam ở cấp độ đội tuyển đích thực đã có một sinh khí mới. [5]

Nhưng diện mạo và sinh khí mới này có tác động đến đâu tới văn hóa chung của bóng đá trong nước, tới những cổ động viên, vận động viên và huấn luyện viên cấp câu lạc bộ, đó là một câu hỏi lớn.

Bạo lực sân cỏ vẫn là một thứ thường xuyên xuất hiện ở giải bóng đá trong nước. [6] Nhiều cổ động viên không có dấu hiệu gì chia sẻ thứ văn hóa ứng xử tích cực mới. Họ vẫn nhiệt tình chửi rủa trọng tài, mạ lị cầu thủ đối phương, thậm chí chửi cả một câu lạc bộ nước ngoài chỉ vì không chịu xếp một cầu thủ Việt Nam vào đội hình chính thức ra sân thi đấu. [7]

Những hạt giống nhỏ tốt đẹp vẫn chưa thể thay đổi được thứ (phi) văn hóa đã ăn sâu vào gốc rễ.

Điều đó không có gì ngạc nhiên, vì đây không phải chỉ là vấn đề của bóng đá hay thể thao.

***

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người Việt Nam “lên đồng” với các trận bóng, xem các trò chơi vô thưởng vô phạt là những cuộc quyết chiến, xem đội bạn là kẻ thù, quyết tâm phải thắng bằng mọi giá. Để rồi chỉ cần bất kỳ một sự việc không như ý nào xảy ra, họ sẵn sàng viện đến bạo lực để “đòi công lý”.

Gần 50 năm kể từ khi cuộc chiến Nam – Bắc kết thúc, trên khắp các cơ quan báo đài của nhà nước, người dân vẫn hàng ngày nghe những giọng điệu tuyên truyền về “thế lực thù địch”.

Gần nửa thế kỷ nắm quyền, chính quyền vẫn luôn lo sợ trước bất kỳ ý kiến trái chiều nào, sẵn sàng chụp mũ “phản động” và gọi những người trái ý mình là kẻ thù của đất nước.

Để chống lại những “kẻ thù” đó, ngoài các phương tiện bạo lực thông thường, họ còn tập hợp một lực lượng dư luận viên đông đảo “vừa hồng vừa chuyên”, sẵn sàng “đấu tranh chống các quan điểm sai trái”. [8]

Quan sát cách đạo quân hồng chuyên này “thực thi nhiệm vụ” ở các diễn đàn, trang cá nhân của những nhà hoạt động, của các tổ chức nhân quyền, thậm chí là các trang chính thức của chính phủ nước ngoài, liệu có ai nhìn thấy sự khác biệt với đội quân cổ động viên hùng hổ chửi bới tục tĩu?

Những hành vi “làm loạn” và “xấu xí” của nhóm cổ động viên Việt Nam thực chất chỉ là mấy que pháo bông lẻ tẻ so với thùng thuốc nổ được chính quyền, truyền thông và một phần xã hội dung dưỡng bấy lâu nay. [9]

Tháng 8/2020, trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam bị tấn công với hàng ngàn bình luận chửi bới công kích khi “dám” lên tiếng về vụ xét xử một nhóm bất đồng chính kiến trong nước. [10]

Trang Facebook của Đại sứ quán Cộng hòa Czech tại Việt Nam vào tháng 4/2021 cũng nhận được hàng trăm lượt chửi rủa khi đăng bài ủng hộ nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh bị chính quyền bắt giữ. [11]

Các trang Facebook của BBC News Tiếng Việt, của Đài Á Châu Tự Do từ lâu đã là địa chỉ thường trú của đội ngũ dư luận viên. [12] [13] Những bài viết có thông tin tiêu cực về chính quyền thường xuyên được minh họa bằng hàng loạt các bình luận tục tĩu.

Một sự việc điển hình là vụ tấn công vào làng Đồng Tâm đầu tháng 1/2020. Chỉ một ngày sau khi vụ tấn công xảy ra, dường như toàn bộ lực lượng dư luận viên đã được huy động tổng lực, tràn ngập tất cả các kênh tin tức trên Facebook và bất kỳ trang cá nhân nào đăng tải thông tin khác với phiên bản của chính quyền. [14] Các ngôn từ công kích, tục tĩu và dơ bẩn xuất hiện với tần suất và số lượng có lẽ là dày đặc nhất từ trước đến nay.

Chính quyền và truyền thông trong nước chưa bao giờ nhắc gì đến những đợt tấn công này.

Một sự kiện đáng chú ý khác xảy ra vào tháng 9/2020, khi tờ New Yorker của Mỹ đăng một bài viết về “bệnh nhân 17” nổi tiếng, người đã từng hứng chịu nhiều công kích vì bị cho là làm lây lan dịch bệnh ở Việt Nam thời điểm tháng 3/2020. [15] Bài viết bị cho là thanh minh cho bệnh nhân này, khiến một làn sóng đông đảo người dùng mạng xã hội Việt Nam ào ạt nhảy vào trang Facebook của tờ báo công kích chửi bới. [16]

Báo Thanh Niên đưa tin về sự việc với tường thuật rằng bài báo trên của New Yorker khiến “dân mạng phẫn nộ”. [17]

Một điều đáng nói là “bệnh nhân 21”, một quan chức cấp cao của chính quyền ngồi cùng chuyến bay với “bệnh nhân 17”, tiếp xúc với rất nhiều người sau khi về nước, và được miêu tả là có lối sống xa hoa không kém, lại hoàn toàn tránh được búa rìu của truyền thông lẫn dư luận Việt Nam. [18]

***

Những sự việc trên cho thấy văn hóa bạo lực, trong đó có bạo lực ngôn từ, là thứ được dung dưỡng một cách có hệ thống ở Việt Nam.

Chính quyền dùng nó như một công cụ để trấn áp các thông tin, cá nhân và tổ chức dám làm trái ý mình.

Chứng kiến cách chính quyền hành xử như vậy, có gì ngạc nhiên không khi một bộ phận người dân cũng xem bạo lực (ngôn từ) là phương thức để giải quyết bất đồng?

Tất nhiên, hành vi ứng xử bạo lực không phải là sáng tạo của Việt Nam hay chính quyền cộng sản. Nó xuất hiện ở khắp nơi và là vấn đề muôn thuở của nhân loại.

Nó cũng không phải chỉ tồn tại ở những người ủng hộ chính quyền. Không ít người đấu tranh chống độc tài cũng dùng đến bạo lực ngôn từ nhuần nhuyễn không kém cạnh gì các dư luận viên, và đó là một vấn đề dài tập sẽ còn phải nhắc đến nhiều.

Tuy nhiên, có một đặc sản chỉ tồn tại ở các chế độ độc tài: bạo lực được nhà nước bảo trợ (state-sponsored violence). Với nguồn lực vượt trội và tính chính danh, chúng vượt xa về tính chất tàn bạo, về quy mô và về hậu quả so với bạo lực ở phương diện cá nhân hay một nhóm người.

Sẽ không bao giờ có một thay đổi thực chất nào, nếu chúng ta chỉ biết lên án các hành vi bạo lực đơn lẻ trong khi nhắm mắt cho qua một hệ thống được xây dựng và củng cố dựa trên bạo lực.

Nhà đã dột từ nóc. Mắng cóc chửi trời phỏng có ích gì?

 Y CHAN / Luật Khoa