Khám phá 11 thành phố tổ chức Euro 2020

Euro 2020 đã khai mạc hôm nay và sẽ diễn ra ở 11 thành phố xinh đẹp, đều là những điểm du lịch ấn tượng ở châu Âu.

Rome, Italy

Sau một năm bị trì hoãn do Covid-19, Euro 2020 đã được khởi động với lễ khai mạc đầy màu sắc và ý nghĩa tại sân Olimpico, thủ đô Rome vào rạng sáng 12/6 (giờ Việt Nam). Nhờ sự kiện thể thao lớn này cùng chính sách mở cửa sau đại dịch, ngày càng có nhiều du khách trở lại với Rome.

Và nếu nhắc tới du lịch Rome không thể bỏ qua hàng loạt công trình lịch sử hút hàng triệu khách mỗi năm như đấu trường Colosseum, đài phun nước Trevi, nhà thờ St Peter, những bậc thang Tây Ban Nha cổ kính… Ảnh: Tiqets

Amsterdam, Hà Lan

Amsterdam được mệnh danh là thành phố xe đạp vì có tới 60% các chuyến di chuyển bằng phương tiện này và lượng xe đạp còn nhiều hơn cả số dân. Ngoài ra, thành phố sở hữu hơn 1.500 cây cầu lớn nhỏ bắc qua các kênh đào chằng chịt, các không gian xanh, Ledseplein và những quán bar nằm kín quanh quảng trường. Mỗi năm thiên đường du lịch này đón tới 17 triệu lượt khách.

Thủ đô của Hà Lan sẽ là nơi tổ chức 4 trận đấu trong khuôn khổ Euro 2020 tại Johan Cruijff Arena. Đây cũng là sân vận động đầu tiên ở châu Âu có mái che di động hoạt động từ năm 1996. Ảnh: Wiki

Baku, Azerbaijan

Được mệnh danh là “thành phố gió”, Baku là thủ đô thấp nhất thế giới khi có vị trí thấp hơn mực nước biển tới 28 m. Thành phố này giàu có nhờ nguồn dầu khí dồi dào đã khai thác từ thế kỷ 19 đến nay. Chỉ cần dạo trên phố phường Baku, du khách sẽ nhận ra nơi này đầy ắp những kiến trúc hiện đại nhưng vẫn còn gìn giữ khu phố cổ kính Icheri Sheher.

Sân vận động Baku Olympic, sân nhà của đội tuyển quốc gia Azerbaijan, sẽ tổ chức 4 trận đấu Europe 2020, từng là nơi diễn ra trận chung kết Europa League 2019. Ảnh: David Sucsy

Bucharest, Rumania

Thủ đô Rumania nổi tiếng với biệt danh “Micul Paris” (hay Paris nhỏ) trong thời gian giữa hai cuộc thế chiến từ năm 1918 – 1947, nhờ kiến trúc trang nhã, cổ kính khi đó. Tuy nhiên ngày nay, trải qua chiến tranh, động đất cùng nhiều chương trình cải tổ đất nước, Bucharest có một diện mạo hiện đại và bùng nổ hơn.

Nơi diễn ra các trận đấu của Euro 2020 ở Bucharest là sân vận động quốc gia sức chứa 54.000 người, cũng là địa điểm từng tổ chức hai show diễn của ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson. Ảnh: Pinterest

Budapest, Hungary

Hình thành từ sự hợp nhất hai bên bờ sông Danube, Budapest trở thành nơi sở hữu tới 80 dòng suối khoáng nóng và có hệ thống hang nước nóng lớn nhất thế giới. Du khách tới đây dù vào mùa nào cũng có thể tắm trong những bể nước nóng để thư giãn cơ thể. Ngoài ra, các điểm đến nổi tiếng như khu đồi Lâu Đài, quảng trường Trinity, nhà thờ Matthias, bảo tàng lịch sử Budapest du khách cũng không nên bỏ qua.

Puskas Arena cách nhà ga trung tâm Budapest chỉ 10 phút đi bộ, thuận tiện cho du khách tới xem bóng đá. Đây là sân vận động lớn nhất Hungary. Ảnh: LoveExploring

Copenhagen, Đan Mạch

Nhiều năm được xếp là thành phố hạnh phúc nhất thế giới, Copenhagen là điểm đến thân thiện với xe đạp vì nửa số dân ở đây di chuyển bằng phương tiện này mỗi ngày. Cách ga trung tâm không xa, Vườn Tivoli tập hợp từ công viên rợp bóng cây xanh tới các công trình kiến trúc, lịch sử thu hút du khách cả ngày lẫn đêm. Du khách dạo chơi thành phố của nhà văn Andersen chắc chắn sẽ ghé tới bến cảng Pick Nyhavn lấp lánh đèn đêm, bức tượng tiên cá bên bờ cảng Langelinie, cung điện Christiansborg…

Parken với sức chứa hơn 38.000 người là sân vận động lớn nhất Đan Mạch cũng là một trong các điểm tổ chức Euro 2020 lần này.

Glasgow, Scotland

Glasgow là thành phố lớn nhất Scotland và lớn thứ 3 Vương quốc Anh. Dù không đắm chìm trong nước như Venice, Amsterdam thì Glasgow vẫn là một thành phố ven sông thơ mộng và rất phát triển nghề đóng tàu. Ngoài ra, theo tiếng Gaelic, Glasgow nghĩa là “màu xanh lá cây đáng yêu” nhờ có 90 công viên xanh mát luôn mở cửa đón khách.

Hampden Park có sức chứa 51.000 người, là sân nhà của đội tuyển quốc gia Scotland đồng thời là sân vận động diễn ra 4 trận đấu của mùa giải Euro năm nay. Ảnh: Telegraph

London, Anh

Thủ đô xứ sương mù là nơi đón nhiều du khách hàng đầu thế giới với ước tính 31,2 triệu lượt khách/năm. London là điểm đến quá quen thuộc nhưng vẫn không bao giờ hết hấp dẫn bởi sở hữu vô số địa danh lịch sử như Cung điện Westminter, nhà thờ St Paul, cầu tháp London… cho đến các điểm trong phim nổi tiếng là sân ga King Cross, ngôi nhà Sherlock Homes…

Sân vận động lớn nhất Vương quốc Anh, Wembley đã đón hơn 21 triệu khách tham quan kể từ khi mở cửa năm 2007. Và sắp tới đó cũng là nơi duy nhất tổ chức tới 8 trận đấu trong đó có trận chung kết vào 11/7 của Euro 2020. Ảnh: Telegraph

Munich, Đức

Thủ phủ của các bảo tàng, dàn nhạc nổi tiếng thế giới, Munich còn là điểm đến của người mê bia mỗi khi lễ hội Oktoberfest diễn ra vào tháng 10 hàng năm.

Sân vận động Football Arena Munich có sức chứa 70.000 người với hệ thống đèn tới 4.000 chiếc sẽ là nơi các đội bóng Pháp, Đức, Hungary tranh tài trong Euro 2020.

Saint Petersburg, Nga

Là thành phố nổi tiếng thứ hai ở Nga, chỉ sau Moscow, Saint Petersburg được mệnh danh như “Venice phương bắc” vì sở hữu hệ thống 342 cây cầu và các kênh đào duyên dáng. Ngoài ra, thành phố còn cuốn hút du khách nhờ có mùa hè kéo dài với những “đêm trắng” bất tận.

Trong Euro 2020, sân vận động Krestovsky với sức chứa 61.000 người sẽ diễn ra 7 trận cầu trong đó có một trận tứ kết. Ảnh: Urban Adventure

Seville, Tây Ban Nha

Seville nổi tiếng với tháp Giralda và cung điện Alcazar, đồng thời là quê hương câu lạc bộ bóng đá Sevilla, đội vô địch Europa League nhiều nhất.

Sân vận động La Cartuja Sevilla mở cửa từ năm 1999 với sức chứa 60.000 người là điểm diễn ra 4 trận của giải đấu, trong đó 3 trận đầu đều có sự góp mặt của đội nhà Tây Ban Nha. Ảnh: Tripsavy

Khánh Trần (Theo UEFA) /VN Express

Nữ tác giả ‘Năm mươi sắc thái’ chia sẻ về phần truyện mới vừa ra mắt

“Freed”, tác phẩm mới nhất thuộc bộ tiểu thuyết “Fifty Shades of Grey” (xuất bản ở Việt Nam với tên “Năm mươi sắc thái”), của tác giả EL James vừa được chính thức xuất bản.

Ra mat phan phu moi cua Nam muoi sac thai anh 1
Cuốn sách mới được xuất bản ngày 1/6. Ảnh: Amazon.

Được ra mắt ngày 1/6, cuốn Freed: Fifty Shades Freed as Told by Christian là tác phẩm thứ sáu trong loạt truyện trên và được kể từ góc nhìn của Christian.

Chia sẻ về cuốn sách mới nhất này với chương trình Good Morning America, James cho biết Freed: Fifty Shades Freed as Told by Christian là tác phẩm được suy nghĩ và phát triển trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 và nó giúp lấp đầy khoảng trống sáu tuần trong dòng thời gian của câu chuyện Năm mươi sắc thái.

Ra mat phan phu moi cua Nam muoi sac thai anh 2
Nữ tác giả EL James chia sẻ với chương trình Good Morning America. Ảnh: Good Morning America.

Và hôn nhân cũng mang đến những thử thách riêng. Trong khi niềm đam mê của họ dành cho nhau bùng cháy và sâu đậm hơn bao giờ hết, tinh thần không chịu lùi bước của Ana tiếp tục khuấy động nỗi sợ hãi đen tối nhất của Christian và thử thách khả năng kiểm soát của anh. Thêm vào đó, một sự đánh giá sai lầm cũng có nguy cơ khiến họ chia tay sau khi những ganh đua và thù hận cũ ảnh hưởng đến cả hai.

Kể từ khi xuất bản, bộ tác phẩm Fifty Shades of Grey đã trở thành một trong những loạt sách bìa mềm bán chạy nhất mọi thời đại và truyền cảm hứng sản xuất phim. Loạt phim cùng tên với sự tham gia của Dakota Johnson và Jamie Dornan đã thu về 1,3 tỷ USD.

Nói với Good Morning America về thành công các tác phẩm của bà mang lại, James cho biết: “Tôi nhớ tới những độc giả đến buổi ký tặng sách của tôi và nói: ‘Tôi không đọc một cuốn sách nào trong 37 năm’…Còn giờ đây họ là những độc giả ‘ngấu nghiến’ sách”.

Sachs hay / Zing

Apple vừa có động thái tấn công trực diện Facebook khiến Mark Zuckerberg lo sợ: iOS 15 xuất hiện rất nhiều tính năng mạng xã hội!

Apple vừa có động thái tấn công trực diện Facebook khiến Mark Zuckerberg lo sợ: iOS 15 xuất hiện rất nhiều tính năng mạng xã hội!
APPLE CÓ ĐỘNG THÁI TẤN CÔNG THẲNG VÀO LÃNH ĐỊA CỦA MẠNG XÃ HỘI LỚN NHẤT THẾ GIỚI, ĐIỀU CHƯA TỪNG XẢY RA TRƯỚC ĐÂY.

Theo hãng tin CNBC, một thập kỷ cạnh khóe nhau giữa Apple và Facebook vừa được nâng tầm lên một chương mới khi nhà táo khuyết mới đây đã có những cập nhật được cho là tấn công thẳng vào lãnh địa của mạng xã hội lớn nhất thế giới, điều chưa từng xảy ra trước đây.

Vào ngày 7/6/2021, Apple tuyên bố một số cải tiến cho bản nâng cấp hệ điều hành iOS 15. Theo đó điều đáng lưu ý nhất là lần đầu tiên người dùng đã có thể dùng Facetime, một dạng gọi video trực tuyến qua Internet giữa các máy hệ iOS trước đây, với những sản phẩm dùng hệ điều hành Android và Window.

Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng một ứng dụng mới tên SharePlay, qua đó cho phép họ chia sẻ âm nhạc, ảnh màn hình hay xem livestream trong khi tạm chờ cuộc gọi Facetime. Bên cạnh đó, ứng dụng iMessage, nhắn tin bằng Internet giữa các máy iOS trước đây, cũng được cải tiến nhằm tạo sự dễ dàng hơn cho người dùng khi chia sẻ đường link, ảnh, âm nhạc hay địa chỉ liên lạc.

Apple vừa có động thái tấn công trực diện Facebook khiến Mark Zuckerberg lo sợ: iOS 15 xuất hiện rất nhiều tính năng mạng xã hội! - Ảnh 1.

Những cải tiến này của Apple đã tấn công mạnh vào lĩnh vực của Facebook khi người dùng Android vốn không sử dụng được Facetime từng dùng ứng dụng chat của Facebook là chính. Vậy nhưng với những nâng cấp mới, các khách hàng của Facebook giờ đây có thể thoải mái dùng Facetime vốn nổi tiếng cho những người dùng iPhone, iPad.

Các bước đi này của Apple được cho là nhắm đến những tính năng cạnh tranh với Instgram hay Facebook. Hãy tưởng tượng một nền tảng mạng xã hội mới ít quảng cáo hơn, thông tin cá nhân được bảo mật hơn và có những ứng dụng thú vị chẳng kém Facebook.

Theo hãng tin CNBC, dấu hiệu này có thể khiến CEO Mark Zuckerberg tức điên.

Trước đây, nhà sáng lập của mạng xã hội lớn nhất thế giới đã từng chỉ đích danh Apple là đối thủ lớn nhất của họ. Nguyên nhân chính là việc Facetime lẫn iMessage, những ứng dụng cạnh tranh với các phần mềm chat của Facebook, được cài đặt sẵn trên hơn 1 tỷ sản phẩm của Apple trên thế giới.

Không những thế vào năm 2020, Facebook còn cho thực hiện một chiến dịch chống lại Apple khi cáo buộc hệ điều hành iOS hạn chế những công ty như họ thu thập dữ liệu của khách hàng nhằm bán quảng cáo. Xin được nhắc là nguồn thu của Facebook chủ yếu đến từ quảng cáo và họ cần thu thập dữ liệu người dùng để tăng hiệu quả.

Chỉ sau 1 tiếng kể từ khi Apple tuyên chiến, CEO Mark Zuckerberg đã cho biết Facebook sẽ hoãn thu phí 30% với những người làm nội dung trên nền tảng của họ đến năm 2023, qua đó nhằm giữ chân và thu hút thêm người dùng.

Hãng tin CNBC nhận định những tính năng chủ chốt mới của hệ điều hành iOS 15 được đưa ra khi Facebook vẫn đang loay hoay với vấn đề quyền riêng tư của người dùng, vốn đã được CEO Mark cam kết giải quyết từ cách đây 2 năm trước.

Theo cái nhìn của nhà sáng lập Mark, việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có 2 loại. Một là kiểu riêng tư thông qua những ứng dụng chat cá nhân của Facebook như WhatsApp hay Messenger và kiểu công khai là những bài đăng trên Instagram hoặc Facebook.

Apple vừa có động thái tấn công trực diện Facebook khiến Mark Zuckerberg lo sợ: iOS 15 xuất hiện rất nhiều tính năng mạng xã hội! - Ảnh 2.

Nhà sáng lập Mark Zuckerberg đang khá lo lắng trước những bước đi của Apple

Với động thái mới nhất, Apple đã chứng minh cho người dùng thấy rằng họ không cần phải dựa dẫm vào Facebook hay Instagram nữa. Tại sao phải chấp nhận chia sẻ thông tin cá nhân với Facebook khi bạn có thể dễ dàng đăng ảnh, trò chuyện hay gọi video ngay trên hệ điều hành iOS 15?

Hãng tin CNBC nhận định nếu CEO Mark tiếp tục giữ định kiến về quyền riêng tư và Apple thành công xây dựng một nền tảng mạng xã hội mới đảm bảo được thông tin cá nhân của khách hàng hơn thì rõ ràng, nhà táo khuyết sẽ có lợi thế trước Facebook trong tương lai.

Theo Huyền Băng ? Doanh nghiệp & Tiếp Thị.

Mùa bãi trường, nghĩ về hệ thống giáo dục Hoa Kỳ

  • Nhã Duy
  • Gửi đến BBC từ Dallas, Texas
Học sinh Mỹ trong một lớp hóa học

Vài năm trước, trong một bữa cơm tối, tôi hỏi chuyện thi cử với con gái đang học cuối bậc bán trung học. Cô bé khá tự tin về các môn phải thi vào năm lớp Tám, nhưng bảo rằng hơi lo cho môn khoa học vì cô giáo dạy khá lơ là, luôn khó chịu và không bao giờ trả lời các câu hỏi của học sinh.

Con gái tôi kể thêm rằng, cô bé đã cùng một người bạn học khác đã lên văn phòng hiệu trưởng để trình bày mối quan tâm của mình và vị hiệu trưởng cũng đã có xuống lớp để dự khán giờ học.

Tôi thường bảo các con nói chuyện bằng tiếng Việt để bà nội có thể theo dõi các câu chuyện trong các bữa cơm gia đình. Mẹ tôi nghe câu chuyện, quay bảo cháu, “sao con làm vậy, cô giáo ghét rồi gây khó khăn cho con sao”.

Cô bé trấn an bà Nội, “không sao đâu Nội”. Tôi phá luật vì hiểu tâm lý người lớn tuổi như mẹ tôi, quay sang con gái nói bằng tiếng Anh, “con làm đúng”. Cô bé và các bạn tiếp tục gặp vị hiệu trưởng và một vài tuần sau, cô bé kể lại là môn học đã có được cô giáo mới. Tôi rất vui vì cô bé cùng các bạn mình đã biết cách giải quyết những vấn đề của mình, không cần tôi phải đến gặp vị hiệu trưởng.

Câu chuyện con gái tôi là một câu chuyện riêng tư nhưng tôi vẫn tin nó đại diện cho cá tính, thái độ của nhiều học sinh Mỹ. Đó là cách các em được giáo dục và trở thành một tính cách chung của người Mỹ khi trưởng thành. Nó liên quan đến mọi vấn đề cần có sự lên tiếng, từ mối quan hệ thầy-trò, những hành động sách nhiễu, lời nói kỳ thị, hận thù… nơi học đường ra đến xã hội.

Alexis, con gái tác giả và thầy hiệu trưởng trong lễ phát thưởng cuối năm 2018
Chụp lại hình ảnh,Alexis, con gái tác giả và thầy hiệu trưởng trong lễ phát thưởng cuối năm 2018

Đôi tuần qua, truyền thông cũng đưa tin nhiều về của cô thủ khoa Paxton Smith tại một trường trung học của Dallas tại Texas. Thay vì phát biểu dựa theo những gì đã nộp cho trường, Paxton không ngần ngại nói về “cuộc chiến với những quyền phụ nữ” – về luật phá thai nghiêm ngặt mà tiểu bang này vừa thông qua.

Paxton phát biểu, “tôi không thể dùng diễn đàn này để cổ vũ cho sự hài lòng và hòa bình khi có một cuộc chiến trên cơ thể và những quyền của tôi. Một cuộc chiến trên quyền của mẹ các bạn, chị em các bạn, con gái các bạn. Chúng ta không thể im lặng”. Như con gái tôi, Paxton đã không im lặng và lên tiếng mạnh mẽ cho những gì cô tin.

Đây là một trong những lý do mà không ít người Việt đã bày tỏ sự lo ngại về nền giáo dục Hoa Kỳ. Không khó bắt gặp các ý kiến cá nhân trên mạng xã hội cho đến những bài viết, những câu chuyện đàm luận trên hệ thống truyền thông Việt Ngữ rằng, “giới trẻ bị tẩy não, nhồi sọ” hay “hệ thống giáo dục Mỹ thiên tả” khi suy nghĩ của một giới trẻ gốc Việt có phần khác biệt với phần lớn thế hệ thứ nhất.

Một nhà báo gốc Việt nhận xét về nền giáo dục Mỹ là, “mang nặng tính tẩy não, nhồi sọ một chiều trên phương diện nhân văn. Một chính sách giáo dục một chiều khi tuyệt đại đa số giáo chức đều có tư tưởng cấp tiến, muốn “cải tạo”, truyền bá cái tư tưởng cấp tiến đó vào đầu học trò, trong suốt hai chục năm học đường. Từ tiểu học, đến trung học, đến đại học, không còn bí mật gì nữa, các trường học Mỹ đều là những ổ ươm cây cấp tiến, gọi là “trồng người”, của các nghiệp đoàn giáo chức thiên tả…”.

Suy nghĩ phổ biến này bắt gặp trong một số bậc phụ huynh gốc Việt dù ít nhiều mang sự mâu thuẫn. Trong khi hãnh diện, vui mừng vì con cái được vào đại học hay được chấp nhận vào các trường danh tiếng nào đó, họ đồng thời cũng cứ chỉ trích đó là những trường “thiên tả”, làm công việc tẩy não con cái họ bởi có sự bất đồng với con cái trong các vấn đề xã hội.

Một lớp học ở Mỹ

Nếu hiểu thêm về một hệ thống giáo dục độc lập và cấp tiến của nước Mỹ, luôn cổ xúy mối quan tâm và dự phần vào xã hội của học sinh sinh viên, về quyền tự do biểu đạt cá nhân và tôn trọng sự khác biệt thì các bậc phụ huynh gốc Việt này sẽ cảm thấy vui mừng hơn khi con cái có được sự độc lập trong suy nghĩ và hành động, cho dù có hoàn toàn khác biệt với mình. Bởi đó là cách các em định hình và thể hiện một cá tính riêng biệt, độc lập của mình.

Những trải nghiệm, quá khứ cùng khả năng, nhận thức của thế hệ đi trước có thể mang dăm giá trị nào đó với thế hệ này nhưng không là mẫu số chung ngay cả với những người đồng thời, huống hồ với các em thế hệ sau mình và được thụ hưởng một nền giáo dục khai phóng, sẳn sàng lên tiếng cho những gì các em cho rằng sai trái, không thích hợp theo suy nghĩ, nhận thức của mình. Có thể đúng, có thể sai, nhưng đó cũng là những quyền của các em.

Những khoảng cách thế hệ không đến riêng vì tuổi tác, suy nghĩ, nhận thức, trải nghiệm mà còn vì một khoảng cách văn hóa. Một văn hóa Á Đông thấm đậm trong thế hệ thứ nhất có nhiều phần khác biệt so với một văn hóa cấp tiến, mạnh mẽ hơn của thế hệ thứ nhì, thứ ba gốc Việt đã được thụ đắc và đang mạnh mẽ tiến bước. Người Việt truyền thống lên tiếng chỉ khi họ thấy sự lên tiếng của mình có được không gian an toàn. Còn giới trẻ can đảm lên tiếng theo suy nghĩ và lương tâm của mình, bất kể những gì có thể xảy ra.

Trong mùa bãi trường này, xin chúc mừng thành tựu của các em sinh viên học sinh vừa hoàn tất một chặng đường học vấn của mình. Xin chúc mừng những hy sinh của các bậc phụ huynh đã vun bồi cho những hoa trái đơm bông và đóng góp cho xã hội những công dân trách nhiệm và hữu dụng.

Với riêng các bậc phụ huynh gốc Việt, xin hãy an tâm rằng, các em đã và đang thụ đắc một nền giáo dục khai phóng trong số những nền giáo dục tốt nhất thế giới mà nhiều quốc gia đã mong muốn có được hay các bậc phụ huynh nước khác đều ao ước có thể gởi con sang theo học.

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên viên Công nghệ Thông tin, và là một nhà báo tự do từ Dallas, Texas.

Chủ nghĩa tư bản Việt Nam bắt đầu từ… Liên Xô!

Một số chương của sách “Đông Âu anh hùng truyện” đang được trang Viet-Studies đăng tải, trong đó, một số người mong đợi là nó sẽ tiết lộ nhiều chi tiết hậu trường thú vị về những nhân vật đại gia Việt Nam phất lên … từ dạo ấy (dạo Đông Âu sụp đổ).

Tuy chưa đọc hết quyển sách, người ta cũng thấy là, có thể những chi tiết như thế sẽ xuất hiện không như mong đợi. Ngoài một số gương mặt đã trở thành nhân vật công chúng như Nguyễn Quang A, Kiên “đầu bạc”, Trương Gia Bình… tác giả cũng khá kín tiếng về nhiều nhân vật khác với những dòng tên viết tắt.

Nhưng đọc Đông Âu anh hùng truyện, ta lại có thêm những ghi chép, những nhận định của người trong cuộc, để khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản Việt Nam xuất phát từ … Liên Xô, hay nói đúng hơn là từ cái thây ma của Liên Xô. Rõ nhất là chương 1001 cách kiếm ăn thuở Liên Xô tan vỡ.

Thuở Liên Xô sụp đổ là thời kỳ mà nhiều nhà kinh tế học gọi là chủ nghĩa tư bản hoang dã, hay các sách giáo khoa Marxism gọi là thời kỳ tích lũy tư bản, nôm na là thời kỳ tích góp tiền bạc để làm ăn về sau.

Đa số các nền kinh tế tư bản tự do phương Tây đều trải qua thời kỳ này, từ cuộc chinh phục miền Tây, tìm vàng (gold rush) ở Mỹ, cho đến những hạm thuyền thực dân Anh ở Ấn Độ, Pháp ở Đông Dương, Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Một thời kỳ đầy máu và nước mắt.

Theo mô tả của tác giả Nguyễn Nam, thời kỳ tích lũy tư bản này của người Việt ở Liên Xô cũng đầy máu và nước mắt, từ việc phân kim gom vàng cho đến buôn rượu lậu, từ khuân vác hàng hóa chợ trời cho đến buôn lậu đô la. Rồi cũng có sự tiếp tay của quan chức, cướp bóc, mãi dâm… Nếu có khác chăng là sự lén lút rụt rè của người Việt trên một xứ sở không phải của mình, và mình cũng không có sức mạnh để chinh phục như những thực dân tiền tư bản Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha thuở trước.

Từ sự hỗn loạn tranh tối tranh sáng, những kẻ khôn ngoan lanh lợi nhất đã nổi lên, với nhiều tài sản tích góp được, đúng thời cơ nước Việt Nam mở cửa chấp nhận kinh tế thị trường, họ đã trở thành những nhà tư bản, được pháp luật bảo vệ cũng giống như những đồng nghiệp của họ ở trời Tây.

Có thể có người sẽ phản biện lại chuyện Chủ nghĩa tư bản Việt Nam (hiện nay) xuất phát từ Liên Xô, rằng nền kinh tế tư bản Việt Nam hiện nay có rất nhiều vốn liếng từ đầu tư trực tiếp (FDI), hay là cũng xuất phát từ cái nền của nền kinh tế thị trường miền Nam, có từ thời Việt Nam Cộng hòa. Điều này không sai, nhưng theo tôi thì các “soái Đông Âu”, đóng vai trò quan trọng nhất.

Những đại gia Việt Nam nổi lên từ Đông Âu và Liên Xô này, đại đa số xuất phát từ miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, họ am tường hệ thống cộng sản, thậm chí họ là người của hệ thống, từ đó họ nắm lợi thế làm ăn khi Việt Nam được mở cửa. Các công ty nước ngoài vào Việt Nam, cần đất đai, nhân công, giao dịch giấy tờ… qua tay họ thì rất thuận tiện.

Những hoạt động kinh tế tại miền Nam được hồi phục trở lại cũng một phần qua tay họ, ví dụ như việc may quần áo, làm nữ trang rẻ tiền tại vùng Sài Gòn – Chợ Lớn trong những năm cuối thập niên 1980, được các “soái” này làm đầu cầu chuyển sang thị trường Đông Âu mới mở, khát hàng rẻ tiền.

Bên cạnh những điều kiện vật chất và kỹ thuật có lợi như thế, các nhà tư bản Việt Nam gốc Liên Xô còn có một lợi thế nữa là lợi thế tâm lý của kẻ chiến thắng. Sau năm 1975 đại bộ phận dân chúng miền Nam bị tê liệt vì thua trận một phần, phần khác họ bị những kẻ chiến thắng đối xử không công bằng.

Nhiều người miền Nam đã bỏ chạy, bằng con đường vượt biển, hay đoàn tụ gia đình sau này, thì một đi không trở lại. Của cải họ tạo ra ở lại phương Tây phần lớn, cũng có một số quay về nhưng không nhiều và không thành công. Sự tích góp của cải của những người Việt từ miền Nam qua phương Tây không thể bằng những người miền Bắc sang Đông Âu, vì họ sống trong một xã hội đã có quy cũ, không phải tranh tối tranh sáng như Liên Xô lúc sụp đổ.

Không những làm chủ nhân ông kinh tế, tài chính tại Việt Nam, và vẫn còn làm ăn tại các nước Đông Âu, các đại gia Việt Nam gốc Đông Âu, hay gốc miền Bắc Việt Nam vươn sang cả phương Tây, như một số tin gần đây nói là ông Phạm Nhật Vượng có thể sẽ lắp ráp xe hơi ở Mỹ, hay là chủ một quán ăn Việt Nam tại San Jose, gốc từ miền Bắc, có công ty vận chuyển làm ăn rất khấm khá với Việt Nam trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Có thể những thế hệ người miền Nam sau này sẽ không còn cái mặc cảm bại trận như thế nữa, nhưng cho tới nay chưa thấy những nhân vật tài phiệt xuất thân từ miền Nam, thành công ở phương Tây, rồi lại trở về Việt Nam mà cũng thành công.

Lịch sử luôn có những điều trớ trêu. Một trong những điều đó là, chủ nghĩa tư bản Việt Nam lại xuất thân trên cái xác chết của nhà nước cộng sản Liên Xô!

Jackhammer Nguyễn / Viet-Studies