Đười ươi giữa thế giới ngược chiều, cá sấu đớp mồi hay vũ điệu của mối là những hình ảnh gây ấn tượng mạnh tại cuộc thi Nhiếp ảnh Thiên nhiên TTL năm 2021.Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Canada Thomas Vijayan bấm máy có tên “Thế giới đang đi ngược chiều”, đã đánh bại 8.000 ảnh chụp từ khắp nơi trên thế giới để giành được giải thưởng cao nhất trị giá hơn 2.000 USD. Vijayan chụp bức ảnh ở Borneo, Indonesia. Anh đã ngồi hàng giờ trên một cành cây cao gần nước để thu được hình ảnh phản chiếu tốt của bầu trời và tạo ra hiệu ứng ngược với nhân vật trọng tâm là con đười ươi.
Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Canada Thomas Vijayan bấm máy có tên “Thế giới đang đi ngược chiều”, đã đánh bại 8.000 ảnh chụp từ khắp nơi trên thế giới để giành được giải thưởng cao nhất trị giá hơn 2.000 USD. Vijayan chụp bức ảnh ở Borneo, Indonesia. Anh đã ngồi hàng giờ trên một cành cây cao gần nước để thu được hình ảnh phản chiếu tốt của bầu trời và tạo ra hiệu ứng ngược với nhân vật trọng tâm là con đười ươi.
Á quân hạng mục “Hành vi động vật” thuộc về Johan Wandrag với hình ảnh ấn tượng mang tên “Bắt cá bằng sự ngạc nhiên”. Hình ảnh được chụp ở Nam Phi ghi lại khoảnh khắc một con cá nhỏ bị con cá sấu ngoạm chặt. Nhiếp ảnh Thiên nhiên TTL là một trong những cuộc thi nhiếp ảnh lớn nhất thế giới, được tổ chức hàng năm, quy tụ những tác phẩm ấn tượng về thiên nhiên và động vật hoang dã.
Giải thưởng hạng mục “Camera giấu kín” thuộc về John Formstone với hình ảnh “Chuột gỗ bóng”. Đèn flash máy ảnh được đặt ở phía sau chú chuột để tạo ra hình bóng này.
Giải thưởng hạng mục “Cảnh quan” thuộc về Jay Roode với hình ảnh “Cây cuộc đời”. Tấm hình phản chiếu cảm giác chờ đợi tràn ngập khắp thung lũng ở Namibia, như thể dường như không có chuyện gì xảy ra trong suốt một nghìn năm. Bóng cây gai lạc đà cổ thụ vươn xa, như bàn tay bôi đen những đường mòn mỏng manh của sông Tsauchab. Nó đang khao khát cuộc sống từng có của vùng đất này.
Giải thưởng hạng mục “Thế giới nhỏ” thuộc về James Gifford với hình ảnh “Vũ điệu của Mối”. Những con mối bị thu hút bởi ánh sáng. Nhưng sau khi chụp vài bức ảnh, James nhận ra rằng anh chỉ có thể chụp được hiệu ứng của bầy mối bằng cách sử dụng tốc độ cửa trập thấp và lia dần theo đường bay của lũ côn trùng. Vì các con mối di chuyển theo các hướng khác nhau, James phải chụp hàng trăm bức ảnh để có được bức hình ưng ý. Anh bị nhiều con mối bò khắp người, nhưng cuối cùng lại thu được thành quả ngọt ngào.
Giải thưởng hạng mục “Bầu trời đêm” thuộc về Ivan Pedretti với hình ảnh “Con mắt”. Trên bãi biển Uttakleiv, ở Na Uy, những tảng đá này trông giống như một con mắt. Ảnh được đặt dựa trên màu sắc tuyệt đẹp của Bắc Cực quang.
Giải thưởng hạng mục “Dưới nước” thuộc về Grant Thomas với bức ảnh mang tên “Tàu vũ trụ Manta”. Maldives là một trong những nơi duy nhất trên thế giới mà người ta có thể lặn cùng những loài động vật hiếm thấy vào ban đêm. Đối với hình ảnh này, Grant nằm thẳng trên cát. Anh quan sát một con bọ ngựa đi vòng vòng khi đang kiếm ăn trên một đám mây sinh vật phù du.
Giải thưởng hạng mục “Động vật hoang dã nơi đô thị” thuộc về Kallol Mukherjee với hình ảnh “Các thành viên gia đình có cánh”. Những con én trong chuồng đang xây tổ ngay bên trong cửa hàng trên dãy Himalaya. Chúng tránh xa những động vật săn mồi một cách an toàn. Chim én được tôn kính là nữ thần của sự giàu có và tài lộc. Chúng được coi là điềm báo của hòa bình và thịnh vượng. Vì vậy, mọi người vui vẻ chấp nhận phân và những phiền toái khác do loài chim này tạo ra.
Giải thưởng hạng mục “Chân dung hoang dã” thuộc về Dennis Stogsdill với hình ảnh “Gấu Bắc Cực buồn ngủ”. Dennis đã từng nhìn thấy chú gấu Bắc Cực này khi đến thăm Svalbard, Na Uy. Chú leo lên một sườn núi để nghỉ ngơi. Bầu trời buổi chiều dịu nhẹ đã tạo ra bối cảnh hoàn hảo cho một “chú gấu buồn ngủ”.
Quán quân giải thưởng hạng mục “Dưới 16” tuổi thuộc về Thomas Easterbrook với tấm hình “Tha hồ lựa chọn”. Bức ảnh này được chụp trong khi Thomas đang ngắm đàn sáo đá di cư. Một con chim cắt Peregrine từ đâu xuất hiện tấn công bầy sáo đá đang tạo thành đội hình đẹp mắt. Thomas rất vui khi bắt được khoảnh khắc này
Vượt lên khiếm khuyết, Jen Bricker với tinh thần ‘không gì không thể’ đã trở thành nghệ sĩ múa trên sân khấu thế giới và kết hôn với chàng trai ngưỡng mộ cô.
Jen Bricker bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng. Khi 3 tháng tuổi, Jen được một cặp vợ chồng ở miền nam bang Illinois nhận nuôi và lớn lên cùng ba người con trai của họ. Bố mẹ nuôi truyền cho Jen niềm tin con không có gì khác biệt. “Họ không bận tâm tôi thiếu chân và coi đây là điều ‘chẳng có gì to tát’. Họ dạy tôi rằng tôi có thể làm điều gì mình muốn và dành hết tâm sức cho nó”, Jen, 34 tuổi, chia sẻ.
Ngay từ bé Jen đã thích thể thao. Cô được bố mẹ khuyến khích nhảy bất cứ đâu muốn và Jen nhiệt tình nhảy khiến cả nhà “phát sợ”. Cô cũng chơi bóng chuyền, trượt patin, lướt sóng và lặn… Trong số này Jen đặc biệt thích bộ môn thể dục dụng cụ. Cô tham gia các giải đấu và từng giành chức vô địch quốc gia.
Jen được gia đình nuôi trong sự yêu thương. Thuở nhỏ bố hay tập vận động cùng cô. Ảnh: Epochtimes.
Sau đó cô trở thành vận động viên nhào lộn và vũ công. Song ban đầu không ai muốn thuê một người như Jen. Cuộc đời cô hoàn toàn thay đổi vào năm 2009, khi được biểu diễn trong tiết mục của Britney Spears.
Cô trở nên nổi tiếng và đã tham gia biểu diễn khắp thế giới. Các tiết mục của cô gái không chân biến hóa trên không trung, trong sự kinh ngạc của khán giả. Từ bước đệm này, sự nghiệp của Jen liên tục thăng hoa và cuốn tự truyện “Mọi thứ đều có thể xảy ra” ra đời năm 2016. Trong vài năm sau đó cô gái Mỹ đã đi vòng quanh thế giới, diễn thuyết và biểu diễn với tư cách là một nghệ sĩ.
Tại một trong sự kiện năm 2018, cô gặp chàng trai Dominik – nghệ sĩ chơi kèn và ca hát. Thời điểm đó, chàng trai đam mê âm nhạc và đã được thể hiện vai chính trong một vở opera. “Nhưng với tôi, điều đó là chưa đủ. Tôi luôn muốn biết cuộc sống là thế nào hoặc ‘tại sao tôi lại ở đây?'”, Dominik nói.
Jen đã bay lên và tỏa sáng ở mỗi nơi cô đến, bất chấp khuyết tật bẩm sinh. Ảnh: Epochtimes.
Một ngày, anh nhìn thấy tờ rơi quảng cáo cho một sự kiện – nơi Jen là diễn giả và ký tặng sách. Anh đã đến và mua một cuốn. “Sau khi đọc cuốn sách, tôi phải liên hệ với cô ấy. Mọi thứ cô ấy viết đều rất đúng và tôi biết muốn có người phụ nữ này trong cuộc đời mình”, Dominik nhớ lại.
Anh nhắn tin trò chuyện với cô trong vòng 3 tháng, trước khi bay tới Los Angeles để gặp. Hai tháng sau Jen bay đến Áo đón giao thừa với anh. “Sau đó hai tuần cô ấy lại đến Áo một lần nữa và tôi đã cầu hôn cô ấy”, anh chia sẻ. Cặp đôi kết hôn vào tháng 7/2019 tại quê nhà của Jen ở Illinois.
Cuộc đời của vận động viên không chân còn trọn vẹn hơn, bởi trong lễ cưới có sự góp mặt của cả mẹ ruột và hai chị em gái ruột. Hóa ra bố mẹ cô là người Romania nhập cư đến Mỹ và vì lo sợ chi phí y tế cho đứa con khuyết tật mà họ đã con bỏ lại bệnh viện.
Jen cũng có tình yêu đẹp với người chồng kém 3 tuổi, người Áo. Hiện đôi vợ chồng lưu diễn khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Epochtimes.
Vào năm 10 tuổi, Jen đã vô cùng hâm mộ vận động viên thể dục dụng cụ Dominique Moceanu – người trẻ nhất giành huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic khi mới 14 tuổi. Cô cảm thấy mình có một mối ràng buộc và sự gần gũi không thể giải thích với Dominique, dù chỉ qua TV. Năm 16 tuổi, Jen biết hóa ra mình chính là em gái của Dominique.
Ngày hôm nay, Jen và chồng đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới. Người phụ nữ 34 tuổi truyền cảm hứng rằng mọi người đều được sinh ra với những tài năng và khả năng mà họ phải trân trọng.
Nếu bạn sắp bước vào tuổi 40 và hàng ngày vẫn thức dậy với những sự nuôi tiếc, than vãn thì đây là bức thư dành cho bạn.
Vậy là bạn sắp bước sang tuổi 40. Nhận thức rằng chúng ta già đi không phải là điều dễ dàng.
Cuộc khảo sát gần đây của The Harris Poll thăm dò ý kiến của 1.000 người Mỹ trưởng thành từ 33 đến 40 tuổi về nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm sức khỏe, tài chính, gia đình và tham vọng tương lai.
Theo đó, 78% những người thuộc thế hệ millenials lớn tuổi tin rằng họ đã sống đúng với khả năng của mình và hài lòng với cuộc sống. Nhưng số còn lại, đặc biệt là những người có thu nhập ít hơn thì không.
Nếu bạn là một người trẻ tuổi đã học cách đón nhận tuổi tác già đi thì xin được chúc mừng và mong bạn tiếp tục cuộc sống của mình. Nhưng đối với những người hàng ngày thức dậy đầy sự hối tiếc và than vãn thì đây là một bức thư ngỏ từ một nhà trị liệu thế hệ millenials với hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra cách đối mặt, thay đổi suy nghĩ và không còn quá khắt khe với bản thân.
Thân gửi thế hệ millennials tuổi trung niên:
Khi bạn 22 tuổi, suy nghĩ bước sang tuổi 40 dường như là một khái niệm xa lạ. Bạn đã tưởng tượng ra cuộc sống của mình khi bước sang tuổi 30. Bây giờ dù bạn đã qua lứa tuổi đó nhưng vẫn còn rất nhiều những mối bất an và lo lắng.
“Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn khi bạn già đi. Đừng nên quá bận tâm”, đó là những gì người lớn tuổi hay nói với bạn. Nhưng nhận thấy khuôn mặt ngày càng lão hóa, những cơn đau lưng liên tục và tiếng kêu ở các khớp xương, gánh nặng từ hóa đơn và chi phí nuôi con… thật khó để không phải lo lắng về những điều này.
Nhưng chúng ta cũng có rất nhiều điều để biết ơn và những bài học quan trọng cần lưu ý.
Không có quyết định hoàn toàn “đúng” hay “sai”
Bạn không thể quay lại thời gian và lựa chọn khác đi, nhưng bạn có thể thực hiện cách khác để có thể đạt được mục tiêu của mình.
Học cách tha thứ cho bản thân và đừng coi những quyết định mà bạn hối hận là sai lầm. Hãy coi chúng là bài học quý báu và khiến bạn nhận ra điều mình thực sự muốn trong cuộc sống. Ngoài ra, hãy dành một chút thời gian vào cuối mỗi ngày để suy ngẫm về những khoảnh khắc và thành tựu khiến bạn tự hào.
Câu hỏi lớn nhất của bạn (có thể) đã được giải đáp
Nhớ rằng bạn đã từng lo lắng và bối rối như thế nào về việc chọn một chuyên ngành, mối quan hệ, nơi bạn sẽ sinh sống, và việc liệu bạn có chạm tới công việc mơ ước của mình không?
Bạn không phải băn khoăn nữa, khi gần bước sang tuổi 40, bạn đã có câu trả lời. Ngay cả khi có những khía cạnh trong cuộc sống mà bạn không hề yêu thích, hãy nhớ rằng không có gì là vĩnh viễn và bạn luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, và có thể tạo ra cả những thay đổi tích cực.
Đừng bao giờ đánh giá thấp kinh nghiệm
Thế hệ Z có thể có mạng xã hộ TikTok và ít các khoản nợ nần hơn, nhưng những gì bạn có là kinh nghiệm sống tích lũy nhiều năm qua.
Hãy khai thác và trân trọng nó, bởi vì bạn có thể thực hiện hàng trăm tìm kiếm trên Google nhưng trí tuệ thực sự chỉ có được nhờ thời gian và kinh nghiệm. Đây là điều khiến bạn trở nên vô cùng có giá trị trong các mối quan hệ xung quanh.
Mọi người đều lắng nghe bạn
Bạn đã có cơ hội để mắc sai lầm. Những sai lầm đó đã giúp bạn có tinh thần mạnh mẽ hơn, trí tuệ hơn và có thể nhận ra những điều quan trọng trong cuộc sống.
Ở độ tuổi này, bạn không còn là “người trẻ nhất trong phòng”. Mọi người sẽ lắng nghe khi bạn có điều gì đó để nói. Tiếp tục chia sẻ câu chuyện của bản thân và đừng quên lắng nghe câu chuyện của những người khác, nó sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt và được truyền cảm hứng.
Đừng nên suy nghĩ quá mức
Bạn không cần phải đặt câu hỏi hoặc phân tích mọi lựa chọn nhỏ. Sẽ có một thời điểm trong cuộc sống của chúng ta khi chúng ta có thể kết hợp logic và bản năng.
Tài chính của bạn có đang đi đúng hướng không? Bạn muốn mua một ngôi nhà? Muốn tiết kiệm nhiều hơn để nghỉ hưu? Nếu bạn khai thác bản năng của mình kết hợp với các thông tin, bạn sẽ biết bản thân nên làm gì tiếp theo.
Hãy quên đi những kỳ vọng và tập trung vào hạnh phúc lâu dài
Ám ảnh với những kỳ vọng dẫn đến kiểu hạnh phúc thoáng qua. Để có được hạnh phúc dài hạn, bạn phải tìm được mục đích trong hành động và đầu tư vào các mối quan hệ có ý nghĩa.
Vì vậy, hãy bên cạnh gia đình và bạn bè. Hãy nuôi dạy con cái trở nên tử tế, chu đáo và cư xử đúng mực. Làm công việc mà bản thân coi trọng. Bày tỏ lòng biết ơn với chính bản thân và những người khác.
Thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp nhất, nhưng bạn phải biết tận hưởng nó
Thanh xuân là khoảng thời gian tươi đẹp nhất của nhiều người. Nhưng những người bước sang tuổi trung niên thường nuối tiếc thanh xuân bởi vì họ dành cả tuổi trẻ chỉ để làm việc. Chỉ khi bạn biết tận hưởng cuộc sống thì bạn mới hạnh phúc.
Những vấn đề bạn sẽ tiếp tục gặp phải khi già đi không phải là hiếm và dễ dàng giải quyết. Nhưng bạn có thể làm chủ những điều đó. Sự lựa chọn về lối sống và hành vi ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc và hài lòng của bạn trong vài năm tới.
Điều bạn nên làm là chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, ưu tiên giấc ngủ, áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân và tránh xa các mối quan hệ độc hại.
Chào mừng đến với câu lạc bộ tuổi trung niên. Âm nhạc hiện tại có thể không hay như khi bạn còn trẻ. Nhưng khi bạn nhảy theo một nhịp điệu khác và với một tư duy mới, bạn sẽ thấy rằng già đi thực sự có thể là một trải nghiệm bổ ích.
Theo tác giả Tess Brigham là một nhà trị liệu tâm lý có trụ sở tại San Francisco. Cô có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này và chủ yếu làm việc với thế hệ millennials.
Chuỗi thương hiệu bánh burger Tesla chuẩn bị được ra đời.
Gần đây, Tesla đã nộp giấy phép đăng ký cho một thương hiệu nhà hàng. Theo Electrek, chuỗi cửa hàng burger này sẽ hoạt động ngay các điểm sạc của xe điện Tesla.
Giấy phép này của Tesla bao gồm các mảng: dịch vụ nhà hàng, dịch vụ nhà hàng kiểu quầy, tự phục vụ và mang đi.Các điểm sạc Tesla Supercharger thường rất đơn điệu. Ảnh: Designnews.
Các điểm sạc Tesla Supercharger thường rất đơn điệu. Ảnh: Designnews.
Futurism cho rằng đây là một nước đi thông minh, vì trong quá trình sạc giữa đường của xe Tesla, người lái phải chờ hàng giờ đồng hồ để pin đầy. Trong lúc này, một chiếc burger ngon lành sẽ là niềm an ủi rất lớn cho tài xế, đặc biệt là burger từ Tesla.
CEO của công ty, Elon Musk đã bày tỏ ước muốn sở hữu chuỗi nhà hàng của riêng mình từ năm 2018. Ông muốn mở chuỗi nhà hàng theo kiểu của thập niên 50.
“Tôi sẽ mở nhà hàng mang đi, chỗ trượt patin và nhà hàng rock tại các điểm sạc Tesla Supercharger ở LA”, Musk chia sẻ trên Twitter vào thời điểm đó.
Như McDonald, thương hiệu burger Tesla sẽ có biểu tượng là một chữ T cách điệu, theo thông tin trong giấy đăng ký.
Elon Musk đã ấp ủ ý định mở nhà hàng từ lâu. Ảnh: Reuters.
Cũng vào năm này, Tesla đã nộp một số giấy phép để xây dựng nhà hàng tại Santa Monica, California, nơi sẽ đặt một số điểm sạc trong tương lai. Tuy nhiên, dự án này đã bị bỏ dở sau đó.
Theo các đăng ký nhãn hiệu của Tesla, thay vì xây dựng cửa hàng và tự làm đồ ăn, công ty sẽ hợp tác với một số chuỗi nhà hàng có tiếng.
Ngoài ra, người ta cũng rất mong chờ một màn cộng tác giữa Elon với anh ruột của ông, Kimbal Musk, là một doanh nhân thành công trong ngành nhà hàng.
Các chuyên gia lo ngại làn sóng Covid-19 ở Ấn Độ có thể gây ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng trên toàn cầu, đồng thời tạo điều kiện cho virussản sinh các đột biến mới.
Hơn một năm kể từ khi Covid-19 tấn công, giờ đây thế giới đang chứng kiến hai khung cảnh với màu sắc đối nghịch.
Ở một số nước, như Anh và Mỹ, nhiều người sau khi tiêm vaccine vui mừng ôm chầm lấy bạn bè, người thân sau thời gian xa cách. Ở Ấn Độ, hàng nghìn người tuyệt vọng đếm ngược thời gian của mình, các gia đình đau khổ nhìn người thân ra đi.
Bệnh viện hết giường và oxy, họ đành phải quay lưng với bệnh nhân mới. Số ca nhiễm mới ở nước này tăng lên mức kỷ lục mỗi ngày, tạo ra một cuộc khủng hoảng quốc gia và hiểm họa cho toàn cầu, theo CNN.Gia đình ôm người thân vừa mất vì Covid-19. Ảnh: Reuters.
Gia đình ôm người thân vừa mất vì Covid-19. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu virus càng lây lan, thì nó càng có cơ hội sản sinh ra đột biến và tạo ra biến chủng chống lại các vaccine hiện tại. Điều này là mối đe dọa lớn đến công cuộc chống dịch của các quốc gia khác.
“Nếu chúng ta không giúp đỡ Ấn Độ, tôi lo lắng số ca bệnh sẽ bùng nổ trên khắp thế giới”, tiến sĩ Ashish Jha, trưởng khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown, nói.
Chậm chạp trong cứu trợ, muộn màng trong tương hỗ
Một số quốc gia đang bắt đầu ráo riết hỗ trợ Ấn Độ.
Mỹ đã gửi một máy nén oxy đến vào đầu tuần này. Hôm 28/4, Anh, Italy và Đức đã cam kết hỗ trợ thêm thiết bị y tế. Cùng ngày, máy bay Nga cất cánh từ Zhukovsky đến Delhi mang theo thuốc, thiết bị theo dõi bệnh trạng và máy thở.
Dẫu vậy, các nỗ lực hỗ trợ này chỉ diễn ra sau nhiều ngày Ấn Độ liên lục ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức kỷ lục, trên 300.000 trường hợp mỗi ngày, và hệ thống y tế của nước này đã kiệt quệ.
Tuy ưu tiên trước mắt là cứu bệnh nhân, việc tiêm vaccine cũng rất quan trọng để ngăn chặn virus lây lan. Dù là quê hương của nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Ấn Độ vẫn không có đủ vaccine cũng như không có cách nào nhanh chóng và đơn giản hơn để sản xuất nhiều hơn.
Trong khi đó, nhiều nước phương Tây lại bị chỉ trích vì đang dự trữ vaccine. Thế nhưng, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 28/4 cho biết Vương quốc Anh không có vaccine dự phòng để hỗ trợ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/4 cho biết ông đã thảo luận với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, xác nhận Mỹ có ý định gửi vaccine tới Ấn Độ. Hồi đầu tuần, Mỹ cho biết họ sẽ chia sẻ 60 triệu liều AstraZeneca với các quốc gia khác, nhưng không nói rõ là quốc gia nào hoặc khi nào. Nhà Trắng lưu ý việc chuyển giao vaccine có thể mất nhiều tháng.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết việc phân phối vaccine cân bằng cho toàn thế giới là điều cần thiết.
“Tất cả đều chung sống trong một thế giới kết nối. Và vì vậy, các quốc gia có trách nhiệm đối với nhau”, ông nói với Guardian.
Các chuyên gia cảnh báo thế giới có nguy cơ lặp lại kịp bản đang diễn ra ở Ấn Độ, nếu biến chủng mới ở nước này không được kiểm soát nhanh chóng. Và, vì Ấn Độ có vai trò hàng đầu trong việc sản xuất vaccine cho các quốc gia khác, sự chậm chạp trong việc ngăn chặn virus lây lan ở nước này có thể gây nguy hiểm cho việc triển khai vaccine trên toàn thế giới.Một bãi hỏa táng tập thể dành cho nạn nhân của Covid-19 ở New Delhi. Ảnh: Getty.
Một bãi hỏa táng tập thể dành cho nạn nhân của Covid-19 ở New Delhi. Ảnh: Getty.
Là nhà sản xuất hàng đầu, Ấn Độ từng cố gắng linh hoạt hơn trên thị trường vaccine.
Tại cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm ngoái, Ấn Độ và Nam Phi đã đề xuất tạm thời đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine để thúc đẩy sản xuất.
Hơn 80 quốc gia đang phát triển ủng hộ đề xuất này, Lancet báo cáo.
Thế nhưng, các quốc gia thịnh vượng hơn, bao gồm Anh, Thụy Sĩ, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, đã phản đối vì cho rằng điều này sẽ khiến nguồn cung vaccine tăng đột biến.
Họ tin rằng việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine sẽ khuyến khích nghiên cứu và đổi mới.
Và giờ đây, nhiều nơi trên thế giới vẫn đang thiếu hụt nguồn cung.
Biến chủng “so găng” vaccine
Virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Kể từ đó, virus này đã lây lan khắp thế giới từ người sang người. Chúng sản sinh ra những đột biến mới và hình thành nên nhiều biến chủng khác nhau hoành hành khắp nơi.
Tháng 12/2020, các nhà khoa học phát hiện biến chủng mới được gọi là B.1.617 ở Ấn Độ. Dẫu vậy, vì thiếu sự giám sát bộ gene, họ không biết liệu biến chủng này liệu có gây ra một cuộc khủng hoảng hay không.
Anurag Agrawal, Giám đốc Viện Genomics và Sinh học Tích hợp, cho biết vào ngày 23/4 rằng có mối tương quan giữa mức độ phổ biến của biến chủng mới với sự gia tăng số ca bệnh ở Ấn Độ.
Ông Agrawal chia sẻ nhóm ông thấy sự gia tăng của B.1.617 tại các ổ dịch như Maharashtra và Delhi.
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng ở Delhi và ở miền bắc Ấn Độ còn có sự xuất hiện của biến chủng lần đầu được phát hiện ở Anh: B.1.1.7. Biến chủng này dường như chiếm ưu thế hơn so với B.1.617.
Tiến sĩ Fauci cho biết dữ liệu gần đây cho thấy vaccine Covid-19 sản xuất tại Ấn Độ, Covaxin, có thể chống lại B1.617.
“Tiêm phòng có thể là một liều thuốc giải độc rất quan trọng”, ông nói.
Các biến chủng khác, như dòng được phát hiện lần đầu ở Nam Phi và Brazil, cũng được cho là có khả năng lây lan mạnh hơn chủng gốc và chúng đã xâm nhập vào rất nhiều quốc gia.Ấn độ ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Hầu hết bệnh viện không còn giường hay oxy. Ảnh: Reuters.
Ấn độ ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Hầu hết bệnh viện không còn giường hay oxy. Ảnh: Reuters.
Cho đến nay, vaccine của Pfizer/BioNTech, Moderna Inc. và Johnson & Johnson đã cho thấy các mức độ hiệu quả khác nhau đối với các biến chủng này. Tuy nhiên, vì virus có thể biến đổi khi nó lây lan, không có gì đảm bảo rằng vaccine hiện có sẽ bảo vệ con người khỏi các biến chủng mới.
Vì vậy, không quốc gia nào là thật sự an toàn, bất kể bao nhiêu người đã được tiêm chủng.
Tiến sĩ Jha nói: “Mọi quốc gia nên dự liệu về những đợt bùng phát lớn vượt ngoài tầm kiểm soát. Các quốc gia như Anh và Mỹ đang thực hiện rất tốt việc tiêm chủng. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ đối phó được với những biến chủng hiện tại mà thôi”.
Hơn 142 triệu người ở Mỹ và 33 triệu người từ 18 tuổi trở lên ở Anh đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, tương ứng khoảng 43% và 64% dân số đủ điều kiện.
Trong khi đó, khoảng 129 triệu người ở Ấn Độ đã nhận được ít nhất một liều vaccine, tính đến cuối tháng 4, theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ. Tuy nhiên, con số này mới chỉ chiếm hơn 8% tổng dân số của Ấn Độ. Các chuyên gia đã đổ lỗi cho việc triển khai vaccine chậm và thiếu nguồn cung.
Nhà dịch tễ học Brahmar Mukherjee cho biết Ấn Độ sẽ cần tiêm 10 triệu liều mỗi ngày để tiêm chủng cho tất cả người lớn trong vòng 5 đến 6 tháng tới, giả sử có đủ liều.
Ấn Độ “nguy kịch”, các nước khác bị đặt vào nguy cơ
Ngoài nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, làn sóng Covid-19 thứ hai của Ấn Độ còn đưa ra một thách thức cấp bách hơn cho thế giới.
Quốc gia này là một thành viên chính của COVAX, sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu. Các nước tham gia có thu nhập thấp sẽ được nhập vaccine với giá rẻ hoặc miễn phí.
Trước đây, Ấn Độ hứa cung cấp 200 triệu liều cho COVAX để phân phối cho 92 quốc gia đang phát triển.
Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) đã cung cấp 28 triệu liều vaccine AstraZeneca, COVAX cho biết trong một tuyên bố vào tháng 3. Quốc gia ngày đã dự kiến cung cấp thêm 90 triệu liều nữa trong tháng 3 và tháng 4.
Tuy nhiên, đợt bùng phát nghiêm trọng tại nước này khiến Delhi buộc phải tạm hoãn lời hứa để ưu tiên nhu cầu trong nước.Bệnh nhân buộc phải nằm ra nền đất vì không còn giường. Ảnh: Reuters.
Bệnh nhân buộc phải nằm ra nền đất vì không còn giường. Ảnh: Reuters.
Bà Shruti Rajagopalan, nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Mercatus thuộc Đại học George Mason, cho biết: “Tôi không nghĩ giới lãnh đạo toàn cầu đã nhận thức rõ ràng được rằng sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng xấu đến thế giới như thế nào”.
Bà nói rằng việc Ấn Độ tập trung nguồn vaccine cho nhu cầu trong nước đồng nghĩa với việc nhiều quốc gia khác, như Nam Phi hay Brazil, phải chờ đời.
“Việc tiêm chủng của thế giới đang bị trì hoãn đến vài tháng”, bà nói.
John Nkengasong, giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh của châu Phi, hồi đầu tháng cũng cảnh báo rằng việc Ấn Độ hoãn cung cấp vaccine có thể gây ra “thảm họa” đối với việc triển khai vaccine của châu Phi.