Kỳ thú chim muông trên đỉnh Bạch Mã

Bốn nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên săn ảnh các loài thú quý hiếm trong Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc Thừa Thiên – Huế và ở Quảng Nam.15

Cách TP Huế khoảng 60 km, du khách đi theo Quốc lộ 1A về phía nam tại thị trấn Phú Lộc, tại km số 3 theo biển chỉ dẫn là đến Vườn quốc gia Bạch Mã. Bạn cần liên hệ Ban quản lý vườn trước để được hướng dẫn chi tiết đối với loại hình du lịch sinh thái ngắm chim, muông thú. Ngoài ra, vườn quốc gia vẫn phục vụ các tour đi bộ, đạp xe, cắm trại trong rừng…

Từ cổng lên tới đỉnh Bạch Mã theo đường chính có chiều dài khoảng 20 km, gặp nhiều cảnh quan hòa quyện của núi rừng, suối thác và mây trời. Trekking tới km 17 (ảnh), qua những cánh rừng quanh đường mòn là tới Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên Bạch Mã ở độ cao 1.450 m.

Bốn nhà yêu nhiếp ảnh gồm anh Võ Rin, Nguyễn Hồng Huy, Hà Vũ Linh và Nguyễn Thuỳ Linh dành nhiều lần đến Bạch Mã từ 2019 đến 2021 để trải nghiệm thiên nhiên, săn ảnh chim và muông thú. Trên ảnh là vị trí nhóm săn ảnh chim trong khuôn viên biệt thự đỗ quyên, với tầm nhìn ra vùng rừng Bạch Mã tại độ cao khoảng 1.000 m.

Hà Vũ Linh (28 tuổi), cho biết trong lần đi vào dịp đầu năm ấn tượng với sắc đỏ của lá phong chuyển màu tại các khuôn viên biệt thự cổ kiến trúc Pháp và sắc hồng của đỗ quyên dưới chân thác Đỗ Quyên.

Bạch Mã hiện có 1.715 loài động vật, nổi bật với hệ chim có 363 loài, chiếm 1/3 các loài chim có ở Việt Nam, trong đó có 16 loài nguy cấp đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Nhóm nhiếp ảnh gia chủ yếu săn ảnh chim ở khu vực từ km số 14 lên đỉnh Bạch Mã, lặn lội qua các đường mòn, bờ suối là nơi có nhiều chim vì ở đó mát mẻ và có nhiều thức ăn. Chim thường hoạt động nhiều vào sáng sớm, cuối buổi chiều, nên nhóm săn ảnh cũng “canh” theo giờ giấc này.

Nữ nhiếp ảnh gia 30 tuổi Nguyễn Thùy Linh, cho biết một trong các loài chim đáng chú ý là con khướu mào khoang cổ đang ẩn mình giữa những tán phong đỏ.

Nhờ tiết trời đẹp và bắt gặp con khướu mỏ quặp mày trắng đang đi kiếm ăn và đậu ở nhánh thấp của cây thông nên nhóm chụp được nhiều ảnh loài này. Loài khướu này có đỉnh đầu và gáy màu đen, vạch trên lông mày đậm màu trắng, thân dưới mày xám.

Tay máy trẻ 26 tuổi Nguyễn Hồng Huy thích thú vì chụp được chim mỏ rộng xanh có bộ lông sặc sỡ, phần thân trên màu xanh lá cây đậm hơn bên dưới. Loài chim này thường sống theo đàn 4-5 con, khi kiếm ăn sẽ kêu và nhiếp ảnh gia thường dựa vào tiếng kêu để ngắm chụp.

“Tôi may mắn chụp được con mỏ rộng xanh vào mùa chim làm tổ. Lúc nó đớp con mồi xuất hiện vào tầm ngắm máy ảnh trông thật dễ thương, cưng tới mức tim hồi hộp không kịp nhấn nút chụp. Đến khi chụp được khoảnh khắc thì mới biết vắt cắn chân mình lúc nào cũng không hay”, Huy nói.

Một loài chim khác có màu sắc sặc sỡ trên Bạch Mã là nuốc bụng đỏ, có kích thước trung bình 34 cm. Trong ảnh là con trống, có đầu mỏ tối và phần thân dưới có màu đỏ tươi. Cả chim trống và chim mái đều có một hình lưỡi liềm màu trắng ở ngang ngực. Thời điểm dễ chụp nuốc bụng đỏ là mùa kết đôi, lúc nó xuất hiện kêu gọi bạn tình vào tháng 11.

Thùy Linh nói chụp con chim này cũng không hề dễ, phải kiên nhẫn canh, gặp nó là di chuyển thật nhẹ nhàng. Đôi khi nó xuất hiện trên cành, nhưng khá xa người nên chọn cách chụp lọt qua khe cây, tán cây.

Cú vọ mặt trắng, một trong những loài cú nhỏ nhất trong họ Cú. Đây là loài săn mồi ban ngày, thường săn các loài chim nhỏ. Loài cú này dễ quan sát, nhận diện với hình dạng đầu tròn, mặt nâu nhạt và mày trắng, khi cảm thấy an toàn thì nó đậu rất lâu, có khi đến vài tiếng.

Loài gầm ghì vằn thuộc họ Cuckoo, có kích thước trung bình 38 cm, phía sau cổ có màu tím lẫn xanh óng ánh. Tại Vườn quốc gia Bạch Mã, dễ chụp loài này vào mùa chim làm tổ trên cây.

Một trong những loài chim hiếm gặp mà nhóm lần đầu tiên chụp được trong rừng Bạch Mã là đớp ruồi họng trắng. Loài chim này có kích thước nhỏ, thường sống trong bụi rậm. Nó đậu thấp nên mọi người kịp chụp được vài tấm rồi lại bay vào bụi. Các lần sau quay lại Bạch Mã nhưng chưa gặp lại loài này.

Chim xanh bụng vàng có kích trước dài trung bình 18 cm, có thể quan sát trên Bạch Mã nhưng hiếm gặp. Trong ảnh là con trống đang hút mật hoa đào chuông, với màu sắc sặc sỡ, có mảng xanh da trời đậm ở cổ họng và ngực trên, trong khi con mái có màu lông chủ đạo là màu xanh lá cây.

“Có những loài chim mục tiêu phải đi nhiều lần mới chụp được. Nhóm trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi săn ảnh chim, có hôm đang canh chim trên Bạch Mã thì trời chuyển mưa, nên phải gấp rút thu dọn đồ nghề”, Thùy Linh chia sẻ.

Gà lôi trắng là một loài quý hiếm ở Bạch Mã, có đặc điểm dễ nhận dạng là có một dải rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ và phần lông trên lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng.

“Sáng sớm, con gà lôi trắng xuất hiện đi ngang qua đường mòn trên Bạch Mã để kiếm ăn. Nó rất nhát, việc tiếp cận rất khó và thường chúng tôi phải ngồi trên ôtô để canh. Nhưng ở khoảnh khắc này, càng hiếm hơn khi phát hiện gà lôi trắng trên nhánh cây vào một buổi chạng vạng lúc nó chuẩn bị đi ngủ”, anh Võ Rin (38 tuổi), hiện chụp được 418 loài chim ở Việt Nam, cho biết.Video Player is loading.ReplayCurrent Time 0:30/Duration 0:30Loaded: 0%Progress: 0%UnmuteFullscreen

Ngoài những loài chim hiếm gặp, nhóm nhiếp ảnh gia còn “săn ảnh” loài mang Trường Sơn (thân hình giống hoẵng).

“Tôi rất bất ngờ khi chụp được mang Trường Sơn trên Bạch Mã. Vào một ngày tháng 12/2019, nhóm chuẩn bị về vì trời nhá nhem tối, thì bỗng nhiên con vật xuất hiện trên một vạt rừng như đang đi ăn rêu. Không bỏ qua cơ hội này, tôi chụp nhanh và còn ghi hình về nó. Chúng tôi quay trở lại Bạch Mã lần kế kiếp vào tháng 1/2020 và lại may mắn chụp được ”, anh Võ Rin nói.

Huỳnh Phương

Đôi điều về thói quen ‘giờ cao su’ của người Việt

Tôi nghĩ có thể do thói quen, do tính ỷ lại hoặc đơn giản là sự thiếu tôn trọng chính bản thân mình đã ngấm vào máu thịt. Cũng có thể do những nguyên nhân gì khác nữa thì lại phải tùy từng hoàn cảnh mới có thể biết được.

‘Giờ cao su’ – một thứ trọng bênh của người Việt?

Nói thật là tôi ít khi thấy người Việt mình đúng giờ ở các cuộc hẹn, các cuộc họp và ở tất cả những chỗ nào thuộc về tập thể.

Có lần chúng tôi hẹn nhau đi chơi theo một chương trình du lịch hè của công ty. Hẹn 8 giờ có mặt, nhưng đúng vào giờ hẹn, cái giờ mà tất cả mọi người đều thống nhất định ra ấy, tôi chỉ thấy vẻn vẹn có 8 người trên tổng số gần 3 chục người lẽ ra đã phải ở đấy.

Lần khác, chúng tôi dự một cuộc hội thảo ngành. Giấy mời ghi 14 giờ, vậy mà khi chúng tôi đến mới chỉ thấy lác đác vài người. Tôi còn nhớ buổi hội thảo hôm đó chính thức khai mạc vào tầm 15 giờ có lẻ. Và lạ thay là chẳng thấy chủ tọa nói một lời nào về hơn 1 giờ đồng hồ bị muộn kia. Ai cũng điềm nhiên cho rằng hiển nhiên nó phải như vậy.

Gần đây nhất và buồn cười nhất là tôi được mời dự một đám cưới ở Sài Gòn. Giấy mời ghi 17 giờ. Một người bạn tôi nói nếu anh không muốn phải chờ đợi thì chừng 18 giờ 30 hoặc 18 giờ 45 hãy đến. Đến sớm quá chẳng có ai đâu, ngay cả cô dâu chú rể cũng chưa đến luôn. Tôi hỏi đến sớm quá là mấy giờ thì người bạn thản nhiên nói rằng đến đúng giờ là đến sớm quá đấy!

Nhưng điển hình nhất là đi làm muộn. Tôi đã từng làm việc với vài bạn rất là lạ. Có bạn đi làm muộn kinh niên. Nghĩa là hầu như không hôm nào đi đúng giờ cả. Công ty trợ giúp bằng cách lùi giờ làm việc xuống, bạn ấy vẫn đi muộn. Có người nói vui, giá mà giờ làm việc bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng thì bạn ấy vẫn đi muộn thôi.

Nhưng đấy là chỉ ở những đơn vị Việt Nam, công ty Việt Nam thôi. Những nơi ấy chỉ có người Việt với người Việt thôi. Chứ ở đơn vị nào, công ty nào có bóng dáng mấy ông Tây là tình hình khác hẳn.

Một bạn ở chỗ tôi chúa trùm đi muộn, thậm chí còn nghỉ thẳng vài ngày. Vậy mà sau khi chuyển tới một văn phòng đại diện, cô ấy khác hẳn. Như thể một người vừa được lột xác. Đi làm rất đúng giờ, rất nghiêm túc. Quay về công ty cũ làm nốt thủ tục cũng ba chân bốn cẳng, mắt trước mắt sau về cho kịp giờ, chẳng bù cho ngày trước, chỉ cần có lý do là đi thẳng.

Hồi còn làm ở một toà soạn báo, chúng tôi luôn luôn được chứng kiến một nghịch cảnh. Tờ tiếng Việt chỉ người Việt với nhau thì giờ giấc rất buồn cười, ông đến sớm, ông đến muộn, thậm chí cả ngày không đến cũng chẳng sao. Trong khi tờ tiếng Anh, vì có mấy bác chuyên gia nước ngoài làm việc, các bạn Việt Nam nhà mình rất là quy củ. Đi làm chuẩn. Ra về chuẩn. Trong giờ đi đâu, làm gì cũng rất chuẩn.

Vì sao lại như vậy?

Thật khó trả lời một cách chính xác là vì sao? Tôi nghĩ có thể do thói quen, do tính ỷ lại hoặc đơn giản là sự thiếu tôn trọng chính bản thân mình đã ngấm vào máu thịt. Cũng có thể do những nguyên nhân gì khác nữa thì lại phải tuỳ từng hoàn cảnh mới có thể biết được.

Và tôi luôn trăn trở về điều này. Bởi vì luôn luôn tôi muốn giờ giấc phải được tuân thủ một cách quy lát. Chúng ta thường nghe nói giờ giấc không quan trọng, cái chính là hiệu quả công việc. Ý muốn nói cần gì phải đi làm đúng giờ, miễn là hiệu quả công việc tốt là được.

Cá nhân tôi, tôi không nghĩ thế. Bởi vì sau nhiều năm quản lý và quan sát, tôi đúc kết được rằng những người nghiêm túc về giờ giấc, nghiêm túc về kỷ luật lao động luôn luôn là những người đạt hiệu quả làm việc cao nhất, bền bỉ và “dai phông” nhất. Còn những ai làm việc kiểu amateur thì kết quả đạt được, nếu có, cũng chỉ là nhất thời trong một giai đoạn nào đó mà thôi.

Chuyến công tác gần đây, tôi được cơ quan bố trí ở một khách sạn khá sang trọng. Sáng đi làm việc, gần trưa quay về, thấy có một hội thảo về nguồn nhân lực. Ghé vào nghe “chùa” ít phút. Thật thấm thía khi đọc một câu ghi chú to tướng trên tập tài liệu của ai đó.

“Nếu ở công ty bạn có những người thường xuyên đi muộn về sớm, thường xuyên tận dụng thời gian để làm việc riêng thì chỉ có thể có 2 lý do. Thứ nhất là những người này không có việc làm, họ đang rất rảnh rỗi. Nếu có thì lỗi này thuộc về người quản lý. Thứ hai là trong nhóm ấy đã có ai đó lười và không chịu làm việc. Lỗi này thuộc về bản thân người lao động”.

Đọc xong, ngẫm nghĩ và thấy rằng xác đáng nhất thì phải khẳng định cả hai nguyên nhân trên, nếu có, đều thuộc về lỗi của người quản lý mới đúng!

Theo ĐÀM MINH THỤY /  VIETNAMNET

10 đạo lý tuổi trẻ biết càng sớm càng tốt: Yêu người 7 phần, yêu bản thân 3 phần; đừng tùy tiện cho vay tiền; biết lên kế hoạch

10 đạo lý tuổi trẻ biết càng sớm càng tốt: Yêu người 7 phần, yêu bản thân 3 phần; đừng tùy tiện cho vay tiền; biết lên kế hoạch
TIỀN BẠC GIỐNG NHƯ MỘT NGỌN LỬA VẬY, CÓ THỂ SƯỞI ẤM NHỮNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN VỚI NHAU NHƯNG CŨNG CÓ THỂ THIÊU RỤI TẤT CẢ TRONG NHÁY MẮT.

1. HỌC CÁCH KIẾM VÀ TIÊU TIỀN HỢP LÝ ĐỂ NÂNG CAO GIÁ TRỊ BẢN THÂN

Kiếm và tiêu tiền luôn phải song hành cùng nhau, chỉ có những người làm ra được đồng tiền mới cảm thấy trân quý, không tùy tiện phung phí. Tiêu tiền vào những thứ giúp tăng giá trị bản thân như tập thể dục, đọc sách, chăm sóc diện mạo của bản thân… chính là khoản đầu tư tốt nhất và là lời gửi gắm hoàn mỹ nhất đến bạn của mười năm sau.

2. YÊU NGƯỜI BẢY PHẦN, BA PHẦN DÀNH CHO BẢN THÂN

Một số người sau khi yêu vào liền đem hết tâm can giao ra, đối phương đưa tay chỉ hướng Bắc bạn liền tuyệt nhiên không dám nhìn về hướng Nam, cuối cùng đánh mất chính bản thân. Đối phương rời đi, tự khắc liền sụp đổ.

Tình yêu chỉ là một phần trong cuộc sống, bởi “chẳng ai sẽ chết nếu thiếu vắng một người”. Có thể yêu người cuồng nhiệt nhưng tuyệt đối đừng quên chừa cho mình một đường lui, ba phần dành cho bản thân chính là một đường lui như thế.

3. ĐỪNG SỢ VIỆC BỊ GHÉT BỎ!

Chúng ta không thể thỏa mãn tất cả mọi người, bạn làm vừa ý người này lại phật lòng kẻ khác. Cách duy nhất để ứng biến chính là đừng cố gieo quá nhiều kỳ vọng trong lòng họ, cứ tự nhiên mà bộc lộ những ưu điểm và khắc phục khuyết điểm của mình. Bạn không phải Chúa, không cần phải hoàn hảo!

Giống như trong Initial D có một câu: Trên đời này chỉ có một loại thành công, đó là sống theo ý mình thích!

10 đạo lý tuổi trẻ biết càng sớm càng tốt: Yêu người 7 phần, yêu bản thân 3 phần; đừng tùy tiện cho vay tiền; biết lên kế hoạch - Ảnh 2.

4. BẠN CHỈ LÀ MỘT CỌNG RAU HẸ, NHƯNG ĐỪNG ĐỂ CẢ ĐỜI CHỈ LÀ MỘT CỌNG RAU HẸ

Bạn học cấp 3 ở một ngôi trường ít tiếng tăm, không cần bỏ nhiều sức lực vẫn đứng hạng nhất, vì thế liền nghĩ rằng mình giỏi hơn hết thảy mọi người. Sau này vào đại học, người giỏi hơn bạn nhiều vô số không chỉ đè chết bạn bằng điểm số mà còn bằng nhan sắc, tiền bạc và bảy bảy bốn mươi chín loại tài năng xuất chúng khác…

Thật ra tất cả chúng ta đều chỉ là người bình thường, chỉ khác biệt ở chỗ nỗ lực bao nhiêu lần. Thừa nhận vị trí của bản thân, không xiểm nịnh, không tự ti, từng bước đi lên chính là cách giúp bạn không phải làm một cọng rau hẹ tầm thường cả đời.

Đừng nhìn xuống dưới chân có bao nhiêu cỏ dại, hãy chiêm ngưỡng xem bầu trời đêm nay đẹp thế nào!

5. NGUYÊN TẮC TRAO ĐỔI ĐỒNG GIÁ CHÍNH LÀ BẢN CHẤT CỦA CÁC MỐI QUAN HỆ

Nếu như bạn không có bản lĩnh, không có địa vị cũng như không có nhan sắc, tại sao người ta lại phải cùng bạn trở thành tri kỷ? Hãy luôn nhớ rằng “mây tầng nào đi với mây tầng đó”, bạn muốn gặp người ôn nhu, bạn phải ôn nhu.

Bạn muốn gặp người xuất sắc, bạn phải xuất sắc. Xã hội khắc nghiệt sẽ không bao giờ xảy ra điều kỳ tích nếu bạn vẫn cố chấp, bướng bỉnh, không chịu nâng cao giá trị bản thân mà chỉ ngồi đó mơ mộng.

6. LÊN KẾ HOẠCH CHO “KỊCH BẢN CUỘC ĐỜI”

Chính bạn phải là người viết nên kịch bản của cuộc đời mình, nó tuyệt đối không được là phần 2 của cha mẹ bạn bởi bạn sẽ chỉ là người viết tiếp câu chuyện của họ mà không phải là một cá thể độc lập, không được là trailer của con cái bạn bởi người ta sẽ trông đợi vào những đứa trẻ ấy thay vì bạn, và càng không được là ngoại truyện của bạn bè bạn bởi khi đó bạn chỉ là nhân vật phụ.

7. MỌI LỰA CHỌN TỪ MƯỜI NĂM TRƯỚC SẼ QUYẾT ĐỊNH CON NGƯỜI CỦA BẠN Ở HIỆN TẠI

Mọi thứ luôn diễn biến theo chu trình: nguyên nhân – diễn biến – kết quả. Lựa chọn của mười năm trước là nguyên nhân, thời gian trôi qua chính là diễn biến, cuối cùng chính là kết quả của hiện tại.

Rèn giũa bản thân ở hiện tại chính là tạo cho mình nhiều con đường tiến lùi cho bản thân ở mười năm sau. Bạn lười biếng ở hiện tại, đừng trách tại sau tương lai sẽ nghèo khổ! Người ta nỗ lực phấn đấu, sẽ không ai dừng chân quay lại nhìn người như bạn.

8. ĐỪNG ĐỂ BỐN CHỮ “SỨC KHOẺ DỒI DÀO” TRỞ THÀNH LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT MỌI NGƯỜI DÀNH CHO BẠN

Chăm chỉ tập thể dục tăng cường sức khỏe, ăn nhiều rau xanh hơn một chút, nếu không bắt buộc cũng đừng tùy tiện xem rượu bia là nước mà uống không ngừng.

Nếu tài chính cho phép, tranh thủ đến bệnh viện làm thủ tục khám tổng quát. Chuẩn bị chu toàn cho tương lai chính là để bản thân khi về già không phải đau ốm đến nằm liệt trên giường, khiến cho con cháu cũng phải chịu cảnh khổ sở.

9. ĐỪNG TÙY TIỆN CHO VAY, CŨNG ĐỪNG TÙY TIỆN VAY MƯỢN BẠN BÈ

Tiền bạc giống như một ngọn lửa vậy, có thể sưởi ấm những mối quan hệ giữa những người bạn với nhau nhưng cũng có thể thiêu rụi tất cả trong nháy mắt.

Khi gặp phải khó khăn, điều đầu tiên nên nghĩ đến là cách tự mình xoay sở chứ không phải vay tiền của ai. Rắc rối của mình không tự giải quyết thì đừng hỏi tại sao cả đời chỉ là người vô dụng.

10. CÓ THỂ LỜI NÀO CŨNG NGHE NHƯNG TUYỆT ĐỐI ĐỪNG LỜI NÀO CŨNG TIN

Bạn có thể lắng nghe, cũng có thể vỗ tay tán thưởng nhưng quyết định tin tưởng hay không thì vẫn nên suy nghĩ kỹ lưỡng một chút. Giống như những câu chữ mà bạn vừa đọc, tốt hơn hết là ngẫm nghĩ lại rồi hãy chọn làm theo hay không bởi ai mà biết được liệu người viết bài này có phải là một kẻ ngốc thích lừa phỉnh hay không kia chứ?

THeo Doanh nghiêp & Tiếp thị.

Cái giá của “chính trị là thống soái”

Cái giá của “chính trị là thống soái”

Hình minh hoạ. Một người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 trên đường phố Hà Nội vào dịp Đại hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 23/1/2021 AP

“Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được COVID-19!” Từ cuối năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tuyên bố như thế! Lúc ấy, thấy Mỹ và châu Âu ngụp lặn trong khó khăn, các đồng chí hí hửng, tưởng mình có thế chiến thắng đại dịch bằng tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Chả thế mà trong khi cả nước đang gồng mình trước làn sóng đại dịch thứ tư này, Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng, tuy không còn tự chủ đi lại được nữa, nhưng vẫn khư khư lo bám giữ cái ghế Tổng Bí thư (TBT), sợ một vị nào đấy trong “Bộ Tam” Chính – Phúc – Huệ sẽ giật mất. Nếu không nghĩ vậy thì TBT đã không “lú” đến mức cặm cụi ngồi duyệt một bài “tràng giang đại hải” – nói duyệt là vì ông ta không thể đủ sức để chấp bút bài viết loằng ngoằng – đầy tính hoang tưởng về một thứ chủ nghĩa chưa bao giờ tồn tại, đó là CNXH.

Ngấm đòn rồi liệu có đàng hoàng hơn?

Ngày 30/5 vừa rồi, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động gửi thư cho Tổng thống Mỹ Biden, nói là để trao đổi về quan hệ hai nước, nhưng nội dung chủ yếu là muốn nhờ Mỹ giúp ứng phó với đại dịch Vũ Hán. Việt Nam hiện đang chống chọi với đợt dịch thứ tư, bùng phát từ ngày 17/4 trên diện rộng và từ nhiều nguồn khác nhau. Mức độ nguy hiểm của các biến thể virus từ Anh và Ấn Độ, lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam, khiến chính quyền có phần rối loạn.

Bức thư nói trên, sở dĩ được gửi khẩn cấp, một phần vì sự lây lan bất thường của đại dịch, phần khác, vì trước đó, Mỹ dường như đã tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam. Tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn ngày 28/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bảo đảm, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine thông qua chương trình COVAX, trong đó có 80 triệu liều vaccine Mỹ sẽ cung cấp cho thế giới trong thời gian tới.

000_9773RA.jpg
Hình minh hoạ. Công nhân chuẩn bị đưa một container vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca chuyển tới Việt Nam qua chương trình COVAX ở sân bay Nội Bài hôm 1/4/2021. AFP

Và không chỉ cầu cứu Mỹ, trước đó, Việt Nam cũng đã phải “vái tứ phương”, thông qua các cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao từ các nước như Nhật Bản, Nga và châu Âu… Chính phủ Việt Nam đã đề nghị các nước hỗ trợ tiếp cận các nguồn vaccine, đồng thời hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng chống COVID-19. Mặc dầu tại cùng thời điểm ấy, Nguyễn Phú Trọng lại vẫn “ra rả” chửi mắng và hạ nhục chủ nghĩa tư bản “giẫy chết”.

Không chỉ đang chạy xuôi chạy ngược để mua vaccine, Hà Nội còn đề xuất sản xuất vaccine cho các tập đoàn quốc tế. Nếu như trước đây một năm, Chính quyền Hà Nội đã không nuôi ảo tưởng, với “tính ưu việt của chế độ”, có thể đánh bại được đại dịch Vũ Hán, mà chăm lo cho khả năng miễn dịch của cộng đồng, thì nay đã không phải “tá hoả tam tinh”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như các tuyên bố chọi nhau giữa các quan chức trong chính quyền.

Việt Nam cũng “cầu cứu” cả “bạn vàng” Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa ai biết chắc Trung Quốc có cung cấp cho Hà Nội vaccine “Made in China” hay không? Và kể cả khi Trung Quốc có bán thì chắc gì người dân Việt Nam đã dám dùng cái loại vaccine xuất phát từ “quê hương” mang tên Vũ Hán, nơi phát sinh virus SARS-CoV-2 làm lây lan đại dịch COVID-19.

Trung Quốc đối với Việt Nam trong đại dịch như thế nào, chẳng cần phải chờ lâu. Ngay trong những ngày này, chính truyền thông nhà nước Việt Nam, chứ không phải các “lực lượng thù địch” nào khác, loan tin cho biết, mấy tuần qua trong khi Việt Nam đang khốn đốn vì đại dịch, thì các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã dội hàng ngàn quả đạn vào các mục tiêu gần Hoàng Sa để các phi công Tàu cộng rèn luyện kỹ năng tấn công chính xác các mục tiêu trên Biển Đông, bất chấp phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Nhưng có lẽ “đòn” mà Hà Nội ngấm nhất (đang ráng chịu nhưng không dám kêu to), đó là thái độ có phần bàng quan của các nước vẫn được coi là “đối tác chiến lược” hay “đối tác toàn diện”. Các nước này chẳng mấy sốt sắng đối với việc “giải cứu” Việt Nam trong cơn hoạn nạn. Ở đây hoàn toàn có thể chia sẻ với đánh giá khách quan của nhà báo Jackhammer Nguyễn vào hôm 30/5 đã nêu thẳng vấn đề không úp mở: Nếu Việt Nam muốn chống được dịch thì phải đàng hoàng [1].

Nhà báo nói trên phân tích thật chí lý khi luận giải, Việt Nam kết giao với phương Tây chủ yếu vì thị trường hàng hóa, vì sự cân bằng đối trọng với kẻ thù phương Bắc. Trong ngắn hạn, phương Tây có thể bỏ qua chuyện nhân quyền, nhưng khi gặp biến cố lớn, như đại dịch và có thể là chiến tranh nữa, các nước dân chủ không đặt ưu tiên cứu giúp một kẻ không đàng hoàng về nhân quyền, không cùng chia sẻ những giá trị với họ, không giống như cách các nước này đã và đang đối xử với Hàn Quốc và Đài Loan… Cầu Chúa để ban lãnh đạo Hà Nội sớm nhận chân ra sự thật đơn giản này!

Bởi vì, theo giới quan sát, Hà Nội vẫn chưa chịu tỏ ra đàng hoàng trong nhiều chuyện đối với chính người dân của mình. Ép buộc dân đi bỏ phiếu cho cái Quốc hội không bầu vẫn biết trước những ai sẽ trúng cử, trong bối cảnh lây nhiễm hiện nay là cực kỳ nguy hiểm. Hay, so sánh sự khác nhau trong cách hành xử của Toà án cộng sản dành cho thường dân và quan chức cao cấp thì rõ nhất. Dư luận không khỏi bị “sốc” trước nhân thân của đại tá Nguyễn Duy Linh, con trai “bố già” – Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, trong vụ án “đưa hối lộ” có một không hai, khi mà kẻ đưa hối lộ thì bị khởi tố, còn kẻ nhận hàng triệu USD thì bóng chim tăm cá, tìm không ra. Hoặc giả tìm ra thì hắn chối bay, chối biến, xem luật pháp không là cái đinh rỉ gì cả. [2].

000_9AK84N.jpg
Người dân đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở Hà Nội hôm 23/5/2021 vào khi đợt dịch thứ 4 đang bùng phát mạnh từ ngày 27/4. AFP

Có thể “tấn công” đại dịch bằng chính trị?

Câu trả lời là không thể! Không thể áp dụng phương pháp “chính trị là thống soái”, chỉ hô hào suông – kêu gọi toàn bộ hệ thống vào cuộc để giải quyết vấn đề. Cuối năm 2020, thông tin vaccine phòng chống COVID-19 có thể đạt hiệu quả hơn 90% đã mang lại hy vọng chiến thắng dịch bệnh này. Thế nhưng vài tháng nay, hy vọng đó đã nhường chỗ cho một thực tế phức tạp hơn, gây hoang mang trong xã hội. Ngoài ra, còn 2 lý do quan trọng sau đây càng khiến cho việc chủ động “tấn công” đại dịch theo lời hiệu triệu của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là không thể. [3].

Thứ nhất, quy luật của dịch tễ học, về cơ bản, khác với quy luật của đánh giặc (tức là quy luật chiến tranh) [4]. Riêng đối với đại dịch Vũ Hán hiện nay, các nhà dịch tễ học hầu như đều thống nhất với nhau một nhận định. Đó là, đối với các chính phủ, sự xuất hiện của các biến thể mới và sự chần chừ liên quan đến việc tiếp cận các nguồn vaccine đã gây khó khăn cho kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế và áp dụng trở lại một số quy tắc thông thường.

Thứ hai, quy luật chiến tranh lại càng khác xa với quy luật thời bình. Trong thời bình, khi làm ăn kinh tế, bao giờ doanh nghiệp cũng phải tính đến “chi phí cơ hội” (opportunity cost). Đây vốn là khái niệm chìa khóa trong kinh tế học. “Chi phí cơ hội” dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc giới kinh doanh phải thực hiện sự lựa chọn. Như vậy, không thể hô hào chống dịch như chống giặc, vì hai lẽ ấy. Dịch bệnh có quy luật riêng. Khi đánh giặc ta có thể “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, hy sinh sức người và sức của để giành độc lập. Nhưng khi phòng/chống dịch, các chuyên gia lại phải đặt sinh mệnh con người lên trên hết.

Có thể thấy, các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính đã đưa ra lời kêu gọi muộn màng. Theo thống kê của trang “Our World in Data”, Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine chống COVID-19 thấp nhất trong các nước ASEAN. Tính đến ngày 26/5, cả nước mới tiêm được 1,03 triệu liều, tương đương với khoảng 1,06% dân số. Trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 36,1%, Campuchia 14,1%, Lào: 8,45%, ngay đến Myanmar, một quốc gia đang trên bờ vực nội chiến cũng đã có tới 3,26% dân số đã được tiêm chủng. Vậy là, Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có tỷ lệ dân số được tiêm vaccine thấp nhất thế giới. [5].

2021-05-11T075500Z_1444647981_RC2JDN9VBTJR_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM.JPG
Nhân viên y tế xếp hàng chờ được tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca ở Hải Dương hôm 8/3/2021. Reuters

Không đặt mua vaccine từ đầu, rõ ràng Việt Nam đã ngủ quên trên chiến thắng. Còn nhớ, khoảng tháng 10 năm ngoái, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng/chống đại dịch Vũ Hán đã tuyên bố như đinh đóng cột: “Về căn bản, Việt Nam đã ngăn chặn được COVID-19”. Ngay lúc bấy giờ, một bình luận gia “gạo cội” đã mỉa mai: “Nói như thế, chẳng khác gì một người rơi từ tầng 20 của một cao ốc, khi rớt đến tầng 15, anh ta vẫn hí hửng la lớn: Trọng lực là vô hại! Và tiếp tục nói như thế cho đến tầng thứ 2!

Bây giờ Việt Nam đang bết bát. Tin từ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, COVID-19 ở Việt Nam đang trở nên nguy cấp bất thường khi các nơi xét nghiệm thấy chủng mới có sự lai tạo giữa chủng từ Ấn Độ và từ Anh – một biến thể nguy hiểm mà dường như chỉ có ở Việt Nam. Báo Thanh Niên trong nước đưa tin này đầu tiên. Sau đó đến Tuổi Trẻ, nhưng chỉ trong vài giờ, tất cả các tựa đề đều bị thay đổi, chỉ còn một vài tờ báo điện tử khác giữ lại nguyên trạng.

Theo các thông tin sau đó bị tẩy xoá, chủng Ấn Độ có những đột biến gen của chủng Anh. Đặc điểm của chủng này là lây nhanh, phát tán rộng, nồng độ virus trong dịch cổ họng tăng cao và phát tán mạnh ra môi trường xung quanh. Số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn. Khi được hỏi cụ thể là loại virus vô cùng nguy hiểm này hiện có chính xác ở những vùng nào tại Việt Nam, thì ông Long thoái thác, nói sẽ sớm cập nhật mọi thứ trên bản đồ gien thế giới.

Nói cách khác, Bộ Y tế Việt Nam đang bó tay, vì không biết thật sự mọi thứ đang lây lan như thế nào. Hiện biến thể này chưa được Y tế Việt Nam đặt tên, chỉ tạm gọi đây là COVID lai giữa chủng Ấn Độ và Anh. Theo báo cáo của Bộ trưởng Long, tất cả những nguồn lây lan nguy hiểm nhất và gần như khó có thể kiểm soát được trong thời gian tới, đó sẽ là Bắc Giang, Bắc Ninh, Sài Gòn và Hà Nội. Nguồn lây lan, mà VN rất ngại tiết lộ, phần lớn xuất hiện từ các khu chế xuất, khu công nghiệp đang có từ hàng chục cho đến hàng trăm ngàn công nhân. Mỗi ngày những công nhân ở đây làm việc cật lực để duy trì sự ổn định kinh tế nhưng không hề có một quy chế gì giúp họ tránh lây nhiễm.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do. 

Theo RFA

30 NĂM FPT NGÀY ẤY – BÂY GIỜ – “ĐOÀN FPT MỘT LÒNG RA ĐI…”

Trích “Đông Âu Anh Hùng Truyện”
của Nam Nguyen

PHẦN I – TƯ BẢN ĐÃ HÌNH THÀNH NHƯ VẬY ĐẤY

Chúc mừng sinh nhật 30 năm của FPT – một tập đoàn mà có rất nhiều người anh, người bạn tôi đã và đang tham gia. Một câu truyện thành công kéo dài thật hiếm có trong thời đại đầy biến động này. Xin mạn phép cùng nhắc lại với lớp trẻ về những ngày đầu vô cùng khó khăn của FPT để hiểu rằng lớp đàn anh họ cũng đã bươn chải thế nào.

Thời “trứng nước” (1988) các “soái”, “tướng” Đông Âu chưa thu dọn chiến trường mà về, một lứa đi trước vẫn đang say sưa với thắng lợi mà tiếp tục “đánh hàng”, một lứa sau trẻ và khát khao hơn rất nhiều mới bắt đầu chập chững lập nghiệp. Ở Việt Nam không phải chưa có người giàu (làm gì đã có từ “đại gia” đâu) nhưng lúc đó muốn giàu phải được liên quan đến xuất nhập khẩu. Những cái tên đã thành huyền thoại như Nguyên “béo”, Quang A, anh em Thành – Công, Vinh “đen”, Kiên “bạc” đã chớp được thời cơ ấy, sau này thêm nghề tay trái lại trở thành tay phải: tư vấn đầu tư và ngành “tư vấn” ấy thêm cái tên anh Bạt “InvestConsult”. Xin nhớ lúc đó Mỹ vẫn cấm vận hoàn toàn và chưa có luật nào cho doanh nghiệp (cũng coi như chưa có từ “doanh nghiệp” nữa!). FPT sinh ra phải nói là rất được sự ưu ái và tạo điều kiện của hai thủ trưởng ngành khoa học: ông Nguyễn Văn Đạo và Vũ Đình Cự. Tuy vậy 17 con người toàn giỏi khoa học suông ấy ngồi lại với nhau, cũng phải “cày” thì mới kiếm được ra tiền, chứ thời ấy có nguồn nào khác ở đâu ra đâu? Cái tên ban đầu của FPT (The Food Processing Technology Company) cũng nói lên là công ty hoàn toàn chưa có định hướng cho ngành nghề tương lai, chỉ có mỗi quyết tâm phải kiếm bằng ra được “foods”…

Nhiều việc khá lớn không thành công, như việc cải tiến nhà máy thuốc lá ở Thanh Hóa, việc đánh quần áo sang Ba Lan rồi bị mất hết vốn liếng, phải nói là lao đao… Bắt đầu có những việc không hề nhỏ, thành công đem lại uy tín cho FPT, như vụ thầu máy lạnh cho trường quay đài truyền hình, hay tin học hóa bộ phận bán vé của Hàng không Việt Nam ở Tràng Thi. Nhưng như trên đã nói, nếu không có yếu tố “ngoại” thì đủ ăn còn khó, làm sao làm giàu?

Hồi đó nghe đến “bán máy tính” là oai lắm, lãi lắm! Có thế thật, nhưng hồi đó “cao thủ” Vinh “đen” cũng là một thành phần của Viện Cơ chi nhánh phía Nam như khá nhiều thành viên FPT, lúc đó các anh Quang A “3C” và Vinh “đen” đã “to” lắm rồi, Vinh “đen” không có được cơ chế “công ty” nên không ưa FPT, cạnh tranh ráo riết về giá Olivetti, thế nên còn lâu sau FPT mới kinh doanh IT có lãi. Viết phần mềm thì thôi, đói dài, đến “3C” mạnh thế phần mềm có bán được đâu, chán chả muốn nói làm gì…

Thành công của 3C đời đầu gắn liền với sự hợp tác cùng Confectimex của Kiên “bạc” được FPT theo dõi kỹ lưỡng, và FPT muốn triển khai một vài thương vụ như thế, hoàn cảnh hai bên khá giống nhau mà! Có thể kể tới việc sau thương vụ “sợi” của 3C thì Trung Hà cũng tìm ra mối để nhập malt bia từ Tiệp về. Nhưng lúc đầu Trung Hà giấu thông tin vì không tin anh Bình, sau thời gian thăm dò, thử “miếng” của nhau mới thống nhất và được ô Vũ Xuân Hiểu vụ phó vụ tài chính đối ngoại Bộ Tài chính hỗ trợ mới thống nhất để triển khai. FPT ký với Confectimex để chuyển hơn 50 triệu rúp chuyển nhượng để trả cho phía Tiệp, nhưng hợp đồng không triển khai được vì quá thời hạn để MBES thanh toán bù trừ. FPT thiệt hại nhiều, còn Confectimex được MBES trả đủ tiền về qua Vietcombank. Sau này Confectimex dùng số rúp này mua lại toàn bộ nguyên phụ liệu của liên Xô cũ đang đặt hàng tại Việt Nam theo nghị định 19/5, nhưng đó lại là câu chuyện khác nữa…

Nghị định 288 lịch sử đã cho phép sinh ra các công ty như FPT

Tưởng chừng bế tắc thì cái khó ló cái khôn. Hồi ấy có “G5”, gồm: FPT, 3C, C&E của các anh Dũng “tăm” và Thắng “Đạo”, Genpacific của anh Quang A và Kiên “bạc” (Confectimex). Có vai trò của ông thứ trưởng Lê Huy Côn điều tiết giữa Confectimex với FPT và Cotec của Vinh “đen”. Việc lớn là mua bốn tổ máy 5, 6, 7, 8 là nửa của nhà máy điện Hòa Bình, vì trước đó đã có bốn tổ rồi, giá mua khoảng 50 tr USD và trả bằng hàng, đấy là nguồn thu lãi khủng của “G5”. Confectimex và FPT ký đổi hàng với Tecnoprom (Nga). Vì có Hợp đồng này FPT mới “cải vận” và vượt khó ngoạn mục, sau đó có tiền tham gia mua cổ phần ACB, nhưng đó là vào năm 1993. Vinh “đen” hợp tác với Kiên “bạc” trong vụ thủy điện Yaly nên không tham gia ở thủy điện Hòa Bình. Đó là những dòng tiền lớn đầu tiên của FPT…

Kỷ niệm 30 năm FPT – những người sáng lập

 Khi thành lập được mấy tháng rồi anh Bình sang Đức đi học – thực ra vì chuyện nhà máy thuốc lá ở Thanh Hóa đấy, lắp hệ thống làm lạnh mà chạy kiểu gì cũng không lạnh, coi như đổ bể! Sau này mới biết có người bí mật đặt mảnh đồng vào ống dẫn lạnh! Bình đi vắng thì vai trò chèo lái con thuyền FPT được giao cho anh Kỳ “béo” gánh vác – một vị trí đáng nhẽ để dành cho Vinh “đen”, bởi Vinh “đen” cũng dân Viện Cơ và được kỳ vọng cầm cái FPT phía Nam, thậm chí sau này làm CEO còn anh Bình chỉ giữ chân “thượng tọa” thôi. Nhưng có lẽ anh Bình “kỵ dơ” anh Vinh, còn anh Vinh đang tung tẩy kiếm ăn tốt cũng không quá đoái hoài đến việc ngồi vào cái ghế này. Vào những tháng năm đầu tiên khó khăn ấy phải nói công lao anh Kỳ rất lớn để giữ và phát triển được FPT, rất phù hợp với vai trò “siêu CEO” nhưng có lẽ về chiến lược anh không mạnh, hoặc lúc đó chưa phải lúc bàn tới. Người gánh vác chung vai với anh Kỳ nhiều nhất lúc đó là “chuyên gia đường lối” Trung Hà.

Thủy điện Hòa Bình

Đến khoảng 1992 có vấn đề rất quan trọng được đặt ra: sau khi Quyết định 288 hết hiệu lực các công ty của các hội phải cổ phần hóa hoặc về bộ nên FPT về với bộ KHCN&MT, mãi sau này mới cổ phần hóa. Khi phải lựa chọn giữa tư nhân hóa hoàn toàn hoặc vẫn tồn tại như một công ty nhà nước ở FPT chỉ 4 “yếu nhân” quyết định việc này: Trương Gia Bình, Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Trung Hà, Lê Quang Tiến. Lại ba tối họp bàn căng thẳng, địa điểm tại trụ sở FPT thuê của Văn phòng phẩm Hồng Hà (25 Lý Thường Kiệt) – nhưng có người thì khẳng định vẫn như mọi khi, là ở nhà tướng Giáp. Kết thúc vào đêm 03/1, ít người nhưng vô cùng phức tạp, có cả dàn cảnh, nghi binh, hỏa mù… như đánh trận! Tuy không có mục “bỏ phiếu” nhưng mỗi ý kiến là một lá phiếu tượng trưng, đều rất quan trọng. Anh Kỳ ủng hộ tư nhân hóa hoàn toàn, đã thị trường thì thị trường luôn, giỏi thắng kém thua! Anh Bình thì không muốn chơi kiểu “được ăn cả, ngã về không như thế” – vẫn muốn dựa vào cơ chế thêm một thời gian. Trung Hà tuy rất gần gũi với anh Kỳ như anh em, nhưng riêng trong việc này ủng hộ cơ chế nhà nước, bởi lúc này từ FPT đã lập ra những công ty tư nhân kiểu Hoàng Đạo (Zodiac) hay HPT (sau phải lấy tên HiPT vì trùng tên công ty HP tại Singapore) nhưng bản chất vẫn là người FPT, để “đá cả hai sân”. Thế là phụ thuộc vào “lá phiếu” của anh Tiến – người cùng với anh Kỳ thay mặt FPT “đánh quả” bên Nga. Tiến lúc đầu ngả theo ý Kỳ, nhưng sau lại theo ý bên Bình – thế là chuyện đã quyết, còn anh Kỳ rời FPT sang quản lý cho ACB với Kiên “bạc”. Thậm chí Bình đã đề nghị Kỳ ở lại thay mình làm CEO, nhưng Kỳ “béo” vẫn nhất quyết ra đi… Xin nhớ ở Zodiac cổ phần của các cổ đông tùy thuộc “vai vế” tại FPT, chẳng hạn anh Bình nhiều % nhất, anh Kỳ thứ hai…

Khi đó Trung Hà đang là nhân vật thứ ba của FPT nhưng chỉ làm chân giữ quỹ, sau này cùng anh Bình sang đầu tư ACB (khi đó ACB tăng vốn, Kiên và Trần Mộng Hùng nhường quyền tăng vốn cho Trương Gia Bình, và anh Bình tham gia HĐQT ACB Bank từ 1994). Trung Hà làm Giám đốc ACB Hà Nội 2 năm, sau đó Kiên “đầu bạc” ép thôi chức này vì phong cách quản lý không giống nhau.

Đôi bạn xưa kia chia tay Bình và Kỳ.

Cơ chế nào thì cơ chế, cũng phải làm ra tiền mới nuôi được bộ máy đang ngày càng lớn dần. “Đổi hàng” kiểu máy tính đánh sang Nga thì FPT làm còn bé hơn 3C, Vinh “đen” và Mefrimex (nhưng tại phía nam, do anh em Thành “béo” & Công “Tháo” triển khai) rất nhiều. Làm phần mềm là mục tiêu được FPT đặt ra khá sớm, nhưng tất nhiên những năm đầu ấy mà trông vào phần mềm thì “đói” to! Một nhân vật FPT khi đó không thấy có việc gì cụ thể, bỏ đi khá sớm nhưng anh lại để lại một chiến lược kinh doanh quá xuất sắc đã vực dậy FPT và FPT đi theo nó suốt nhiều năm trời –  đó là Việt “tròn” (bây giờ anh làm trung tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ Tâm Việt). Trong những lúc nhậu nhẹt bàn đến chiến lược kinh doanh anh đề ra khẩu hiệu: “dựng bạn bè mình lên thành địch mà đánh!” – anh nghĩ sâu xa thế thật hay chỉ nói chơi chơi thì bây giờ khó đoán, bản thân anh cũng có nhớ đâu, giờ chỉ nghĩ đóng góp lớn nhất cho FPT của mình chỉ là rủ được đàn em Hoàng Minh Châu từ quân đội ra làm… Thế nhưng anh Bình và Trung Hà chớp ngay lấy chiến lược đó để thực hiện. Nôm na mà phiên dịch: “đánh” tây chưa được thì “đánh” trong nước đã, mà dễ nhất ban đầu phải “đánh” người quen, làm chẳng may chưa đến nơi đến chốn còn có cách gãi đầu gãi tai mà xin lỗi được! Từ đó đội hình FPT tận dụng mọi khả năng quan hệ có thể, cơ quan vợ, công ty bạn, quen biết sếp… có gì xung phong làm tất, không biết cũng nhận, kém hơn cũng đấu thầu, thế mới có việc mà làm mà sống!

Phan Quốc Việt – Việt “tròn”
(Tâm Việt – chuyên huấn luyện trẻ tự kỷ)

Từ những việc cỏn con cho tới cả những việc ở ta chưa ai dám làm, như viết phần mềm cho cả hệ thống ngân hàng ACB (cũng chạy được, nhưng tất nhiên đến khi ngân hàng này phát triển lên thì vẫn phải mua của “tư bản” thôi, nhưng như thế là một việc kinh thiên động địa đấy, sau này còn xuất được cả giải pháp sang nước khác cũng bắt đầu từ đây). Tất nhiên là cạnh tranh cũng rất mạnh, hết Vinh “đen” lại đến Kiên “bạc” chen vào, ví dụ như gói thầu lớn nhất bấy giờ là ở Bộ Công An (9 triệu $) – bị Thiên Nam của Kiên cạnh tranh dữ quá, L.Q.Tiến nhờ Kỳ bố trí gặp Kiên ở một nhà hàng tại phố Tràng Thi, cuối cùng hai bên thống nhất chia đôi gói thầu. Nhưng hơn ở cái độ “trì” nên FPT vẫn làm tin học tiếp, còn Kiên “bạc” đến 1999 bỏ ngỏ không theo ngành đó nữa.

Việc lập ngân hàng FPT cũng nghĩ tới sớm, nhưng có lẽ số FPT vất vả hơn với ngành này. Buổi họp về việc lập ngân hàng cũng diễn ra tại nhà tướng Giáp, gồm có các vị Trương Gia Bình, Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên, anh Chu Quang Thứ – lúc đó là Tổng cục phó Tổng công ty Hàng hải, sau này làm Chủ tịch Ngân hàng Hàng hải và Chủ tịch Cục Hàng hải – là người anh đi đầu trong việc lập ngân hàng cổ phần.

Ngân hàng Nhà Hà Nội và Eximbank được lập trước, nhưng khi có Pháp lệnh Ngân hàng thì Ngân hàng Hàng hải đứng giấy phép số 01. Trước ACB, năm 1993 mới thành lập. Vì do Tổng công ty May góp 10%; FPT 10%; Hàng không 10%; Tổng công ty Bảo Việt 10%, Tổng công ty Bưu chính viễn thông 10% thì đã ổn, nhưng do có đơn vị trong số này góp không đủ nên các doanh nghiệp của Tổng công ty Hàng hải chiếm trên 51% và anh Thứ một mình điều hành nên ngân hàng này không phát triển được. Khi đó nói là “cổ phần” nhưng thực chất là cổ phần của các công ty nhà nước, vì vậy Kiên “bạc” và anh Trần Mộng Hùng mới lập nên ACB đúng nghĩa cổ phần. Sau do nội bộ ngành hàng hải nhiều mâu thuẫn, anh Thứ không điều hành được, Maritime Bank bị kiểm soát đặc biệt nên Bảo Việt, FPT, Vinatex “chán” bán lại cổ phần, chỉ Viễn thông ở lại. Tuấn “chợ” (Trần Anh Tuấn) may mắn mua được 10%, sau tăng dần lên 24%, rồi có quyền tăng vốn…

Nguyễn Chí Công – người bắt tay xây dựng đội ngũ phần mềm FPT và
Nguyễn Trung Hà – “chiến lược gia” của FPT từ thời kỳ đầu, cùng vợ chồng cũ Bình-Phúc

Về việc làm phần mềm thì ngay trong FPT cũng có những cách nhìn trái ngược hẳn nhau. Sau khi anh Công đi khỏi FPT anh Bình, Thành Nam hay sau này Trương Đình Anh đều nghĩ phải tuyển chọn bọn “đầu ra” giỏi nhất ở các trường vào và làm sản phẩm trọn gói, nhưng Trung Hà vốn cũng xuất thân làm phần mềm và thấy hội trẻ học nhanh và giỏi hơn hẳn lứa mình, thì đánh giá khác: viết phần mềm cũng như nông dân đi cày, hay công nhân xây dựng, chả cần tuyển bọn giỏi nhất làm gì vì chúng nó giỏi thì làm tí lại nhảy việc. Đằng nào Việt Nam cũng yếu nhất (thậm chí chưa có) kỹ năng thiết kế hệ thống, nên chả làm sản phẩm ra hồn ngay được đâu, cứ làm thuê, bảo gì làm nấy cho nhanh. Vốn thích “hào hùng” nên tất nhiên anh Bình thích package cơ, và FPT làm mãi cũng đến lúc thành công. Nhưng một ông bạn khác của Trung Hà đi áp dụng y nguyên công thức “chọn bọn vừa vừa” – chỉ tuyển con em của làng nghề về dạy coding, thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông không sao, huấn luyện mấy tháng làm được tất – thì cũng đang thành công rực rỡ, gia công phần mềm cho rất nhiều công ty nước ngoài. Thế mới thấy nếu có kết quả thì lãnh đạo luôn đúng, xuất sắc, còn kết quả yếu kém thì do đội ngũ thôi…

Nguyễn Thành Nam – “người trăn trở” ở FPT

Tài năng trẻ Trương Đình Anh – nói được, làm gần được…

 Năm 1997 có một thử thách cũng rất quan trọng, lần này với riêng anh Bình – đó là cơ hội để về làm thứ trưởng Bộ KHCNMT, mọi thứ sẵn nong sẵn né hết rồi, đến bác Tổng cũng hỏi xuống là đã về chưa. Quả là cũng dao động, nhưng rồi anh Bình quyết tâm ở lại với con thuyền FPT, tuy rằng vẫn rất lắc lư nhưng cũng đang tiến ra khơi xa (mà có khi lắc lư chính của thuyền lại do anh lắc ấy chứ!)… Đó là một thời khắc vào loại “trọng đại” đối với lịch sử FPT mà cực kỳ ít người biết rõ. Khi đó FPT đã khá mệt mỏi với một đội ngũ đủ lớn để vấn đề “nuôi quân” cũng rất là căng thẳng, có thể nói nếu nhìn thực tế thì gọi là trên bờ vực phá sản cũng không ngoa. Hoặc là cổ phần hóa ngay và luôn, hoặc là vẫn giữ cái mác “doanh nghiệp có vốn nhà nước” – mỗi mô hình đều có những mặt lợi và hại riêng. Chỉ những người cốt cán nhất của FPT được tham gia bàn về đường hướng của cả tổ chức – chỉ có “bè lũ bốn tên” được có tiếng nói: Trương Gia Bình, Lê Vũ Kỳ, Lê Quang Tiến, Nguyễn Trung Hà. Khi đó Lê Vũ Kỳ trong nam ra Hà Nội để họp, hay nghỉ lại tại khách sạn Dân Chủ ở ngõ Tràng Tiền – Nguyễn Khắc Cần. Anh em họp rất say sưa, cả ngày hết quán rượu cũng họp, lại karaoke cũng họp, đến tối về vẫn họp tiếp. Hai lần bỏ phiếu thì tỉ lệ đều 2-2, tự bốn người “chạy” vận động lẫn nhau để làm sao đường hướng của mình phải được đa số công nhận cho bằng được. Cuộc họp bỏ phiếu lần cuối diễn ra tại khách sạn Dân Chủ mang tính quyết định, đáng nhẽ Trung Hà phải ủng hộ cho phương án cổ phần hóa ngay và luôn, rồi anh Bình giữ chức Chủ tịch, anh Kỳ giữ chức Tổng giám đốc. Thế nhưng phút cuối không biết tác động ở đâu thế nào, mà Trung Hà “trở cờ”, quay sang ủng hộ phương án FPT vẫn giữ status “nhà nước”. Từ đấy bắt đầu ngã rẽ khá rõ rệt trong FPT: Lê Vũ Kỳ cảm thấy không thoải mái với sự đánh giá công lao “thuyền trưởng” của mình lèo lái FPT trong thời gian gian nan nhất, nên rẽ sang hẳn ACB với Kiên “đầu bạc”. Trung Hà sau đó cũng quay sang tập trung vào các công ty mình lập ra, lúc đầu định dùng với mục đích làm “sân sau” của FPT ví dụ Zodiac. Ngay cả cấp phó Lê Quang Tiến vốn thường hay ủng hộ chiến lược của Bình “chủ tịch” cũng bị sếp Bình dằn mặt, có lẽ để dọa ba quân hơn là dọa người phó của mình, bằng cách một thời gian không cho sử dụng xe ô tô của công ty (cấp phó khác Tống Hưng cũng bị như vậy)… Thế nhưng FPT lại thoát được qua khỏi cơn hoạn nạn, thật khó đánh giá đó là bởi sự lãnh đạo tài ba của Bình “chủ tịch” hay chỉ đơn giản là “cô thương”!?

Anh Bình là một CEO “chả giống ai” bởi lẽ chả có tập đoàn hay công ty nào có thể chịu được một CEO “tả bủ xiểng” như anh một thời gian dài mà không sập tiệm. Anh Bình là một “chủ tịch” đã tốt hơn nhiều, nhưng việc tốt nhất anh làm giỏi và ít ai có tố chất ấy hơn anh, đó là làm “lãnh tụ”. “Lãnh tụ” là nghe người nọ người kia nói gì phải nắm bắt nói lại hay hơn, hùng biện hơn, chí lí hơn cả khi nghe. “Lãnh tụ” phải biết hô hào khích lệ đám đông, phải biết khi thua trận vẫn bảo quân ta đang theo đúng chiến thuật, thế như chẻ tre; phải biết khích tướng khi thắng trận vẫn quát sao mà hy sinh chồng chất thế… những cái này ngoài anh Bình ra ít người làm được lắm, như tôi chưa nhớ ra được ai ngoài Vũ “qua” – nhưng “qua” ăn nói vậy có lẽ chỉ cho bọn nịnh thần hay đầu đất nghe mới lọt mà thôi, thế mà ở FPT anh Bình không nói thế mới là chuyện lạ…

Trương Gia Bình

 Mãi tới 2002 FPT mới cổ phần hóa với tên Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, năm 2006 lên sàn chứng khoán thắng lợi rực rỡ, anh Trương Gia Bình đứng đầu danh sách top 100 người giàu nhất trên sàn. Có lẽ đó là phần thưởng cho những ai biết đợi chờ? Lúc này FPT mới đi hết nửa chặng đường…

PHẦN II – FPT BAO GIỜ SẼ LỚN?

 Làm tiền đã khó, chia tiền còn khó hơn nhiều!. Với một đội ngũ đông đảo ngay từ đầu không thể nói FPT không có khó khăn trong việc “Campuchia”. Phải nói là ngược lại, ngay từ đầu đã rất nhiều người không hài lòng với cách đánh giá cũng như cách thức “chia” của FPT, nhất là của “người cầm lái” là anh Bình. Do đó việc “chia” này được giao cho Trung Hà lập ra một cơ chế để có thể tính toán theo công thức được, đỡ cãi nhau. Nhưng nguyên tắc xuyên suốt từ thời kỳ đầu có vẻ rất “xã hội chủ nghĩa” – chính cái cách phân chia lợi nhuận theo kiểu “cào bằng” này biến FPT sau này thành một tổ chức có nhiều nhà “tư bản” nhất! Đơn cử như việc xin đất, chia lô, xây nhà… ngay từ những năm đầu tiên đều lấy từ lợi nhuận chung của công ty mà ra, còn ai nộp bao nhiêu thực ra đều tượng trưng mà thôi. Quả là “không giống ai”, là công ty cổ phần mà cho đến khi FPT lên sàn rồi mà người đứng mũi chịu sào chỉ chiếm có 7% thì chả XHCN là gì? Sau đó cách thức chia chác mới được thay đổi đi, để tăng thêm phần thưởng cho kết quả kinh doanh cho giai đoạn sau.

Để vươn lên là công ty tin học hàng đầu FPT đã phải vượt khá nhiều đối thủ, trong đó có lẽ “xương xẩu” nhất là công ty Đông Nam của hai anh em Việt kiều Thăng và Thiều. Từ đầu những năm 90 thì Đồng Nam đã nhập khẩu để phân phối rất nhiều thiết bị tin học văn phòng – qua công ty “T&C” của anh em Thành và Công, nguồn hàng từ Singapore, Đài Loan, Hồng Kông. Đồng Nam có hướng đi khác, họ không mấy ham “đấu thầu” mà phát triển hệ thống đại lý phân phối, điều này càng ưu việt khi họ bắt đầu phân phối điện thoại di động. Tất nhiên đó là vào những năm cuối 90, khi di động bắt đầu trở nên thông dụng, người ta bỏ không dùng những “máy nhắn tin” nữa mà đi đâu các công chức, doanh nhân cũng kè kè cái “a lô”. Một thị trường vô cùng béo bở được mở ra, trong đó Đồng Nam là người đi trước, lại thêm mối tình với cô hoa hậu Hà Kiều Anh cũng tăng thêm sự hấp dẫn cho thương hiệu này. Cũng phải nhìn nhận rằng Đồng Nam cũng như vài công ty thương mại phân phối đồ gia dụng phía nam đã đi đầu trong việc khai thác… biên giới phía bắc! Trong lúc Tân Trường Sanh đang tranh thủ buôn lậu đường biển phía nam thì biết bao nhiêu điện thoại di động được đem đường tiểu ngạch qua Hang Dơi, cái cách mà FPT thừa biết nhưng không dám làm. Đồng Nam giàu lên nhanh quá, quay sang buôn bán bất động sản, cứ tưởng đâu ngày vui còn mãi…

Vụ Đồng Nam nổ ra, Thiều nhận hết tội về mình cho người yêu thoát tội. Đến nay chưa ai có thể khẳng định được có tác động “thò tay thò chân” gì của FPT vào vụ việc này không, nhưng chuyện xảy ra thì ai cũng thấy. Vài năm sau khi bị tạm giam Thiều mới được ra tòa xử, và trên tòa Thiều vẫn nhận hết tội về mình để bảo vệ người yêu. Với một cái án không quá nặng nhưng chẳng hề nhẹ. Thiều cũng đã ra tù, trong mấy năm đó dù sao “con gái có thì”, cô hoa hậu không chờ được nữa mà đã có bến đỗ mới bình yên. Những năm đó FPT thống lĩnh thị trường phân phối điện thoại di động trong nước, và đó trở thành nguồn thu đáng kể nhất của tập đoàn…

Thiều “Đồng Nam” và HKA

 Thế nhưng đâu phải mọi việc lúc nào cũng suôn sẻ như vậy. Khi Trương Gia Bình dẫn đầu danh sách người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam, thì vô hình chung đó trở thành một thách thức, một mục tiêu ngon lành của những doanh nhân người Việt ở nước ngoài, mà đáng kể nhất phải nói đến “những Nga kiều thầm lặng”. Liên Xô cũ đã cho họ tiền, lại cho họ một kinh nghiệm vô giá và hơn nhất đó là một quyết tâm không thua bạn kém bè – lần lượt những Vượng Vũ, những Hùng Thảo, những Vỹ, Dũng, Hùng Anh… lần lượt kéo về Việt Nam, và chính họ đã đặt ra luật chơi mới ở thương trường. Từ đó người ta đầu tư bất động sản không như trước nữa, kinh doanh ngân hàng không như trước nữa, “chơi chứng” cũng đã khác đi! Những doanh nhân từ Đức, từ Ba Lan, từ Hung cũng âm thầm chuyển hướng. Trong nước xuất hiện hàng loạt tên tuổi mà mấy năm trước còn ít ai để ý, như Hòa Phát, Hùng Vương, Minh Phú, Tôn Hoa Sen, FLC… FPT danh tiếng thế, mà bây giờ trở thành bé tí bên cạnh người khổng lồ cơ chế Viettel. Và FPT tiếng là tập đoàn công nghệ nhưng chỉ từ hư vô nhảy ra mấy anh tài trẻ tuổi, thiết lập “Thế giới di động” với công nghệ quản lý siêu việt đã bỏ xa FPT trong khoản doanh số bán hàng… FPT lại tiếp tục “bơi” trong sương mù về nơi bất định…

Một việc rất quan trọng nữa là “chọn người” – vốn chưa bao giờ là thế mạnh của anh Bình – cái này ai nhìn bên ngoài vào thì đều thấy, riêng anh có một logic “chả giống ai” và vì thế việc nhân sự ở FPT là chuyện đàm tiếu khi trà dư tửu hậu của toàn xã hội. Người phải nói là thích hợp nhất cho vị trí CEO ở FPT mà khả năng tìm được một nhân vật thứ hai như vậy cực khó, đó là Trương Đình Anh – thì không phải như xã hội nghĩ đó là cháu Bình nên được đặt vào đấy đâu, ngược lại, các thành viên FPT phải “lobby”, phải đấu tranh với Bình để cho Đình Anh được ông chú chấp thuận đấy! Và quả là trong những năm Đình Anh làm CEO FPT khởi sắc hẳn, điều đó chẳng hề thay đổi nhiều kế hoạch cá nhân của chàng là “triệu phú trước 30 tuổi và thủ tướng trước 40”. “Ông cháu” này còn khó chơi hơn “ông chú” –  vốn là người điều hành xuất sắc nhưng chiến lược gia thì chưa phải thế, được đưa sớm vào HĐQT nên Đình Anh cứ muốn tiến hành chiến lược FPT theo ý mình cơ. Việc lớn nhất mà Trương Đình Anh đã làm được cho FPT đó là “chỉ có một FPT” – tức là định hướng sẽ không cổ phần hóa các công ty con của FPT nữa. FPT là một, và sẽ chỉ xoay quanh một ngọn cờ, nhưng “cờ” đó phải là… Trương Đình Anh! Cũng chính vì việc này mà cậu – cháu bất đồng, việc này làm các “bô lão” trong FPT bất bình lắm, và cái gì phải đến thì đã đến, chàng cháu họ Trương ra đi khi mới thực hiện được nửa đầu của kế hoạch cá nhân.

FPT còn trải qua nhiều CEO nữa đều rất giỏi nhưng không thể quản lý giỏi như chàng trai trẻ họ Trương kia: Nguyễn Thành Nam (quá tốt tính không “chém tướng” được) và Bùi Quang Ngọc (cũng lớn tuổi như anh Bình). Phải thấy được vai trò rất quan trọng của anh Bình trong việc chèo chống con thuyền FPT. Thứ nhất, anh là người quản trị giỏi, nhất là khi dưới trướng có hàng loạt những anh tài như vậy dụng nhân không hề dễ. Thứ hai những quyết định quan trọng của anh thường ảnh hưởng trực tiếp đến đường đi nước bước của FPT, và thường anh đúng. Thế nhưng nếu Bình vẫn tiếp tục là người cầm lái, thì FPT sẽ mãi chỉ “hít khói” cho đội doanh nhân trẻ kia, “đi trước về sau” chính là đây! Đúng như Việt “tròn” nhận xét: “Đừng tìm người giống Trương Gia Bình, mà phải đối lập hẳn kia! Chứ giống thì tìm làm quái gì…”. Vẫn biết rằng FPT không thiếu gì anh tài, họ sẽ chẳng chịu “đá hạng B” thế đâu, nhưng làm thế nào đây? Khó lắm, có lẽ thời gian còn đủ để thử thách Trương Gia Bình một lần cuối với hình ảnh “lãnh tụ” – anh chỉ cần chọn người một lần chuẩn xác kiểu như Yeltsin chọn Putin – thì FPT mới thực sự chuyển mình…

30 năm có lẻ lèo lái một con thuyền FPT thì không thể không nói rằng anh Trương Gia Bình rất giỏi. Vậy có những đức tình gì trong con người này quyết định thành công bền vững như vậy: ? Có 2 thôi: giỏi của anh Bình là nói nhiều và không làm gì – Nói để mị chính Bình tin vào điều Bình nói.

Rất nhiều nhân vật đình đám của FPT cũng nói giỏi lắm, lớp lang bài bản lắm, nhưng có lẽ cả họ cũng phải công nhận anh Bình nói hay hơn, liều hơn, thuyết phục hơn tất thảy, đến mức ngay Bình cũng tin cả vào những điều mình nói ra! Và đa nghi tất cả, các bạn hay đối tác đều cần đa nghi – những tưởng đây là một cái phanh khổng lồ cho sự phát triển của FPT nhưng mà kệ, thế mới là Bình!

Anh chơi cờ người rất giỏi, sau khi đã tách được bộ ba người tài xa FPT ra gồm Lê Vũ Kỳ – Nguyễn Trung Hà – Phan Ngô Tống Hưng thì còn lại bộ ba Bình – Ngọc -Tiến. Mà anh Bình thấy nguy cơ có khi ở Lê Quang Tiến nên đẩy Tiến sang Chủ tịch ngân hàng Tiên Phong (sau bán thì Tiến mới làm Phó chủ tịch HĐQT). Vậy nên nói FPT là Trương Gia Bình cũng không hề ngoa… Làm gì ư? Cái gì họ chả thử qua một tí: tin học, phân phối dược, bán điện thoại, truyền hình số, ngân hàng, trồng trọt, giáo dục, xe tự động, vệ tinh…

Nhưng các bạn có tin rằng với một trong những ngành nghề kể trên thì FPT sẽ trở về vị trí tốp đầu trên thương trường không? Vâng, tất nhiên rằng không! Tôi được biết họ đang chuẩn bị bắt tay vào một chương trình hoàn toàn khác những bộ môn trên, cũng là rất mới lạ đối với họ, nhưng ở ngành này thì may ra họ có một chút ưu thế đối với các đối thủ khác. “Đoàn FPT một lòng ra đi…”. Câu chuyện lại sang trang, 30 năm mới đến tuổi trưởng thành chín chắn đây…

Mr Nguyễn Văn Khoa – CEO rất trẻ của FPT thời đại dịch
“Hãy giữ chặt túi tiền!”