Tại châu Âu, thư viện là công trình được đặc biệt quan tâm. Chúng thường được đầu tư kỹ lưỡng, xây dựng khang trang và có tuổi đời lớn.
1. Thư viện Wirtschaftsuniversität Bibliothek nằm trong khuôn viên của Đại học Kinh tế và kinh doanh Vience, Áo. Nhìn vẻ bề ngoài, ít ai nghĩ rằng Wirtschaftsuniversität Bibliothek đã hơn 120 năm tuổi (được xây từ năm 1898). Thực tế, thư viện hiện tại và trong quá khứ có khác biệt. Năm 2005, thư viện buộc phải xây dựng lại sau khi bị tàn phá bởi một vụ hỏa hoạn lớn. Từ đó tới nay, Wirtschaftsuniversität Bibliothek có “ngoại hình” bắt mắt như hiện tại. Ảnh: Archlovers.
2. Được mệnh danh là “Viên kim cương đen”, thư viện Hoàng gia ở Copenhagen, Đan Mạch thực sự có một vẻ ngoài đáng kinh ngạc. Công trình có kiến trúc được lấy cảm hứng chính từ thép, thủy tinh và đá granit đen. Không những thế, bên trong thư viện Hoàng gia cũng có thiết kế độc đáo với hệ thống cầu thang được sắp đặt ở những vị trí khác nhau khiến chúng giống như những mạch máu của tòa nhà. Ảnh: Archdaily.
3. Thư viện Đại học Warsaw, Ba Lan được xây dựng lần đầu từ năm 1816. Tuy nhiên, sau Thế chiến II, công trình này bị tàn phá nặng nề và được cặp đôi kiến trúc sư Marek Budzyński và Zbigniew Badowski thiết kế lại như ngày nay. Bên cạnh vẻ ngoài độc đáo, sự nổi tiếng của thư viện Đại học Warsaw còn đến từ khu vườn lớn nằm ở trên tầng thượng. Ảnh: Warsawtour.
4. Thư viện Biblioteca Marciana ở Venice, Italy không chỉ là công trình có ý nghĩa về mặt lịch sử, học thuật mà nó còn là một địa điểm tham quan nổi tiếng tại đất nước hình chiếc ủng. Thư viện được xây dựng từ thế kỷ 16. Hiện tại, đây là nơi lưu giữ nhiều sách, bản thảo và tư liệu cổ có giá trị lớn đối với thế giới. Ảnh: History of Library.
5. Đến với thư viện Stadtbibliothek am Mailander Platz, Đức, bạn đọc có thể bị choáng ngợp bởi thiết kế giống một khối rubic khổng lồ của nơi đây. Tác giả của công trình tuyệt đẹp này là kiến trúc sư người Hàn Quốc Eun Young Yi. Lấy màu trắng làm tông chủ đạo, Stadtbibliothek am Mailander Platz mang vẻ đẹp của kiến trúc hiện đại, đơn giản nhưng bắt mắt. Ảnh: Library.gov.
6. John Rylands ở Manchester mang đậm phong cách của các thư viện cổ tại nước Anh. Công trình này có kiến trúc đặc trưng của thời Phục hưng, điều mà du khách có thể sẽ quen thuộc trên các bộ phim về thời kỳ này. Tại đây, thư viện còn lưu giữ những tài liệu cổ có tuổi đời hơn 1.000 năm. Ảnh: Lemi.
7. Thư viện trung tâm Oodi ở Helsinki, Phần Lan sẽ là thiên đường cho những ai yêu thích của kiến trúc hiện đại. Được khánh thành năm 2018, ngoại hình của Oodi giống những con sóng lớn đang uốn lượn. Còn bên trong, kiến trúc của thư viện là sự kết hợp hoàn hảo giữa gỗ và kính. Đặc biệt, toàn bộ gỗ tại đây đều được xử lý để đảm bảo an toàn về mặt phòng chống hỏa hoạn. Ảnh: Inexhibit.
Bằng cái nhìn hóm hỉnh và ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, tác giả nhí Cao Khải An đã chuyển tải một cách trọn vẹn cái hồn nhiên, trong trẻo của lứa tuổi hoa vào trang sách.
Cùng họa sĩ 10 tuổi Nguyễn Đới Chung Anh, cây bút nhí Cao Khải An là một phát hiện mới của Giải thưởng Dế Mèn lần thứ nhất, ở hạng mục Khát vọng Dế Mèn.
Tập truyện Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm của cậu bé 12 tuổi này đã thuyết phục những vị giám khảo có bề dày kinh nghiệm trong việc sáng tác và tuyển chọn các tác phẩm cho thiếu nhi.
Sau hơn 4 tháng kể từ khi được vinh danh tại Giải thưởng Dế Mèn, tác phẩm Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm vừa được NXB Kim Đồng phát hành. Đây là tập truyện liên hoàn gồm chín truyện ngắn, nhân vật trung tâm của chín câu chuyện này là cậu bé Bắp thông minh, hiếu động nhưng rất tình cảm.
Thông qua những tình huống thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, Bắp đã bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình, cùng những mong ước rất đáng yêu của trẻ nhỏ. Cách kể chuyện hài hước, sống động của Cao Khải An, đã tái hiện một thế giới tuổi thơ đầy màu sắc, nhưng không mất đi sự hồn nhiên vốn có của con trẻ.
Cây bút nhỏ tuổi Cao Khải An là con trai của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, điều này khiến nhiều người bất ngờ. Cao Khải An tâm sự: “Sau khi đọc, mẹ nhận xét tác phẩm của em không hấp dẫn lắm, vì trong đó không ẩn chứa bài học đạo đức cho thiếu nhi”.
Khi Ban Tổ chức Giải thưởng Dế Mèn liên hệ với phụ huynh của tác giả nhí Cao Khải An và được hỏi:“Trong gia đình có ai viết văn không?”. Mẹ của cậu bé trả lời: “Trong nhà, ông ngoại và mẹ đều viết chút chút”. Chính nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng bất ngờ khi con trai của mình đoạt giải.
Anh Lê Văn Thành, biên tập viên của NXB Kim Đồng – người chịu trách nhiệm khai thác bản thảo này, nhận xét: Văn phong tưng tửng, hài hước, nhưng sâu bên trong là tình cảm mộc mạc của nhân vật. Thoáng đọc, có thể nhiều người sẽ khó tin tác giả mới 12 tuổi. Nhưng soi kĩ, thì sẽ nhận ra, đây chính là sản phẩm của tác giả nhí. Trí tưởng tượng và cách kể tự nhiên, “thả phanh”, không có sự toan tính, e dè, sắp đặt vẫn thường thấy trong văn của người lớn.
Các câu chuyện hiện lên tự nhiên như không, như chính nghĩ suy, vận động của thế giới trẻ con, dẫu là chất trẻ con trong cậu bé Bắp có già dặn hơn chúng bạn. Với lối tư duy này, nếu vẫn thích đọc và viết, chắc chắn Cao Khải An không chỉ dừng ở tác phẩm đầu tay đã công bố và dấu ấn sẽ ngày càng rõ nét hơn.
Cao Khải An đã gửi bản thảo Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm tới NXB Kim Đồng từ khi Giải thưởng Dế Mèn chưa công bố kết quả. Tuy chỉ mới 12 tuổi, nhưng khi trao đổi với biên tập viên qua email, cậu bé này đã trình bày vấn đề rất mạch lạc, ngắn gọn và dễ hiểu.
Hy vọng, sau khi đọc tập truyện Chuyện của Bắp ăn mơ và xóm Đồi Rơm, độc giả nhí sẽ tìm được sự đồng cảm với câu chuyện được kể bởi một người bạn cùng trang lứa.
Ngoài các quầy bán gia vị tấp nập và món cà ri đậm đà nổi tiếng, Ấn Độ còn có rất nhiều điều kỳ lạ thú vị không phải ai cũng biết.
(Ảnh: Shutterstock)
Ấn Độ có tới 6 mùa. Theo lịch Hindu, ở Ấn Độ có 6 mùa: xuân,hạ, thu, đông, mùa mưa, mùa chuyển đông.
Thay vì gật đầu, người Ấn Độ lắc đầu từ bên này sang bên kia để thể hiện sự đồng ý.
Ấn Độ là quốc gia có lượng người ăn chay lớn nhất trên thế giới và có tỷ lệ tiêu thụ thịt trên đầu người thấp nhất thế giới. Ăn chay là một trong những nét truyền thống của Ấn Độ giáo vậy nên có tới gần 60% người Ấn Độ tuân theo chế độ ăn này.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính cho việc giảng dạy và học tập ở Ấn Độ. Hiện có hơn 128 triệu người nói tiếng Anh ở ấn độ và 226.000 người nói tiếng Anh chính gốc. Có 2 ngôn ngữ chính thức ở Ấn Độ: tiếng Hindi và tiếng Anh. Ngoài ra, chính phủ còn chấp nhận 17 ngôn ngữ khác. Có 1.650 phương ngữ trên khắp đất nước này.
Không khí ở các thành phố lớn của Ấn Độ bị ô nhiễm nặng nề. Một ngày ở Delhi hoặc Mumbai tương đương với việc bạn hút 100 điếu thuốc.
Ấn Độ có tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Mặc dù 80% người Ấn Độ theo đạo Hindu, bạn vẫn sẽ gặp nhiều người theo đạo Cơ đốc, đạo Do Thái, đạo Phật, đạo Jain, đạo Sikh… ở đất nước này.
Ngoài các quầy bán gia vị tấp nập và món cà ri đậm đà nổi tiếng, Ấn Độ còn có rất nhiều điều kỳ lạ thú vị không phải ai cũng biết.
(Ảnh: Shutterstock)
Gia đình lớn nhất trên thế giới sống ở Ấn Độ. Người đàn ông đứng đầu gia đình này có 39 vợ và 94 đứa con.
Chín tháng sau ngày Lễ tình nhân Valentine, người Ấn Độ sẽ tổ chức Ngày thiếu nhi 14/11.
Cảnh sát Ấn Độ được thưởng tiền cho bộ ria mép của họ. Theo người dân nơi đây, ria mép khiến đàn ông nam tính và đáng tin cậy hơn. Để ria mép cũng là truyền thống văn hóa dân gian của Ấn Độ.
Người nước ngoài không được mang theo đồng nội tệ (rupee) khi rời Ấn Độ.
Ở bang Tây Bengal của Ấn Độ, mọi con bò đều có thẻ căn cước đính ảnh.
Nơi đây được mệnh danh là đất nước của các loại gia vị vì 70% gia vị trên thị trường thế giới được sản xuất ở Ấn Độ.
(Ảnh: Shutterstock)
Hiện dân số Ấn Độ đang đạt mốc 1,5 tỷ người, cao nhất ở Tây Bán cầu. Theo Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ sẽ sớm vượt qua Trung Quốc.
Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỷ lệ ly hôn thấp nhất thế giới (1/100). Cứ 100 cuộc hôn nhân mới có một cuộc ly dị.
Tại Ấn Độ, có một lực lượng được gọi là “Biệt đội tình yêu”. Việc của họ là hỗ trợ các cặp vợ chồng có giai cấp khác nhau bị áp bức.
Nông dân Ấn Độ sử dụng Coca-Cola và Pepsi thay cho các loại thuốc trừ sâu đắt tiền.
Các bà nội trợ Ấn Độ sở hữu 11% vàng trên thế giới. Con số này nhiều hơn cả cổ phiếu của Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Đức và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Đảo Sentinel, một lãnh thổ mà hầu như không bị ảnh hưởng bởi nền văn minh hiện đại, thuộc quyền quản lý của Ấn Độ từ năm 1947.
Ấn Độ là quê hương của cờ vua. Tên gốc của trò chơi này là Chaturanga, có nghĩa là “4 sư đoàn của một đội quân” (cụ thể là voi, chiến xa, kỵ binh và bộ binh).
Vào năm 331 trước Công Nguyên, có điều không ổn xảy ra với Thành Rome. Khắp thành phố, hàng loạt những người đàn ông xuất sắc đều ngã bệnh, và tất cả bọn họ đều đang chết dần. Tổn thất ghê gớm, mọi người hoảng loạn.
Và rồi ngày nọ, một nữ nô lệ tiến lại gần một vị quan tòa và nói nàng biết lý do vì sao.
Nàng dẫn quan quân đến vài căn ngôi nhà, nơi cô nói họ sẽ tìm ra một nhóm các phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đang bí mật điều chế độc dược.
Họ tìm ra thật.
Các nghi phạm bị giải ra giữa quảng trường trung tâm, được yêu cầu chứng minh bản thân vô tội. Vì họ cho rằng họ điều chế là để làm thuốc chữa bệnh, vậy họ có dám uống không?
Lạy trời, hai nghi phạm bị ép uống – và lập tức ngã ra chết.
Sau đó, nhiều cuộc bắt bớ trên diện rộng xảy ra; có thêm 170 phụ nữ nữa bị cho là có dính líu đến.
Đây là vụ gây phẫn nộ cực lớn. Sau đó, người dân thành Rome bầu một viên quan để tiến hành nghi lễ xua đuổi tà ma, nghi thức trước đây thường được viện tới như giải pháp cuối cùng sau một vụ náo động dữ dội trong dân chúng.
Hay, ít nhất, đó là phiên bản câu chuyện về sự việc được nhà sử học đáng kính Livy ghi lại trong tâm thế đầy trách nhiệm.
Ông ra đời vài trăm năm sau sự kiện đó. Nhưng ông không tin rằng những phụ nữ là thủ phạm, và cả các chuyên gia thời hiện đại cũng không tin điều này.
Livy chỉ ra một nguyên nhân có lý hơn nhiều: đó là dịch bệnh đã xảy ra.
Thời đó, thành phố bị bủa vây bởi những dịch bệnh không ai rõ là gì – đây là nguyên nhân phổ biến gây chết người thời cổ đại.
Mặt khác, đầu độc hàng loạt lại là nguyên nhân chưa từng nghe đến. Vụ án mà Livy viết về là vụ đầu tiên kiểu này, và toàn bộ sự việc đã khiến cư dân Thành Rome cảm thấy rất lạ lùng.
Trong thực tế, có lẽ những phụ nữ đó thực sự đang điều chế thuốc – và phần còn lại của câu chuyện đã bị thêm mắm dặm muối hoặc hoàn toàn bịa đặt.
Vụ đầu độc nổi tiếng vào năm 331 trước Công Nguyên được cho là thuyết âm mưu nhằm giải thích cho những cái chết có nguyên nhân rõ rành rành từ thời đó.
THUYẾT ÂM MƯU THỜI HIỆN ĐẠI
Giữa thời đại dịch hiện tại, kịch bản này giống nhau đến kinh ngạc.
Từ đầu tháng Tư, ít nhất 77 cột thu phát sóng điện thoại và 40 kỹ sư bị tấn công ở Anh Quốc, sau khi một số người tin vào ý tưởng sai lệch là Covid-19 bằng cách nào đó lây lan qua công nghệ viễn thông toàn cầu.
Giờ đây, tin đồn đã lan tới Mỹ, nơi người ta lo ngại sẽ dẫn đến thêm nhiều vụ bạo lực. Một lần nữa, lý lẽ bị đẩy ra ngoài lề, thay cho cách giải thích nông cạn tin rằng căn bệnh liên quan đến một kịch bản bí mật đầy hiểm hóc.
Câu hỏi là, tại sao những câu chuyện như thế lại phát sinh?
Chụp lại hình ảnh,Người La Mã cổ đại luôn nghi ngờ các nô lệ và những phụ nữ thượng lưu
Từ kẻ thống trị vốn là loài bò sát xâm lăng đến từ ngoài hành tinh, cho đến cá mập tấn công theo sắp đặt của điệp viên, cho đến những vụ lừa tinh vi trị giá hàng tỉ đô la, đủ kiểu thuyết âm mưu đang tồn tại cực kỳ kỳ quái; mà lý do khiến một số thuyết âm mưu trỗi dậy, trong khi số khác biến mất không còn dấu vết – có lẽ hầu như là ngẫu nhiên.
Thậm chí còn có cả thuyết âm mưu theo đó giải thích thuyết âm mưu được chế biến ra sao (để theo đúng chuẩn công thức chế thuyết âm mưu, CIA cũng bị cáo buộc có liên quan).
Nhưng có những mô thức ẩn sau sự kỳ lạ của chúng.
Ý tưởng gần đây nhất cho rằng thuyết âm mưu được gạn lọc theo cách gần giống với chọn lọc tự nhiên, cho phép những thuyết âm mưu có một số đặc tính có thể lan truyền nhanh trong xã hội – trong khi một số khác lại nằm chết dí đâu đó trên internet.
Vậy điều gì khiến thuyết âm mưu hấp dẫn với đám đông? Và liệu có gì mà chúng có thể dạy ta về vấn đề ta phải đối mặt – và làm sao để sửa chữa chúng?
THỦ PHẠM ĐẦY TÍNH THUYẾT PHỤC
Đầu tiên, những thuyết âm mưu thành công là những thuyết luôn có kẻ thích hợp để vào vai ác.
Trong suốt lịch sử, rất nhiều thuyết âm mưu được chấp nhận rộng rãi đều đổ lỗi về những sự vụ, vấn đề khó khăn lên những người mà đa số dân chúng đều đồng tình coi là kẻ xấu.
Theo một khảo sát từ Victoria Pagan, nhà lịch sử cổ điển tại Đại học Chicago, thuyết âm mưu về chuyện đầu độc ở Thành Rome có vẻ như một phần xuất phát từ cách nó mô tả phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu và nô lệ, đó là những người mà đàn ông thuộc giới tinh hoa cảm thấy có thể đe dọa họ.
Mặc dù nền văn minh La Mã lệ thuộc rất nhiều vào việc bóc lột hai nhóm người này, nhưng đàn ông vẫn thường xuyên lo lắng người lệ thuộc vào họ sẽ trở mặt.
Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thường bị nhìn bằng ánh mắt ngờ vực, và thường bị mô tả là bí mật và nguy hiểm.
Mặt khác, giới nô lệ từng được biết đến là đã có lúc ra tay sát hại chủ nhân, và vì vậy người ta có tâm trạng hoang tưởng rằng đôi khi nô lệ có thể làm gián điệp, do đó không đáng tin.
Tóm lại, một thuyết âm mưu về nhóm phụ nữ giết người bị nô lệ phản bội là câu chuyện lý tưởng – nó sẽ luôn hấp dẫn hơn sự thật.
SỰ LO LẮNG CỦA ĐÁM ĐÔNG
Trong khi đó, trong thế giới hiện đại, không phải ngẫu nhiên mà những thuyết âm mưu nổi tiếng thường liên quan đến chủ đề như đời sống ngoài hành tinh, những nhóm thiểu số tôn giáo, tầng lớp tinh hoa đầy quyền lực, quốc gia đối lập, công nghệ kỳ bí và việc hủy diệt môi trường.
“Khắp thế giới, nói chung mọi người tin theo những thuyết liên quan đến các sự kiện lịch sử và văn hóa từng xảy ra ở những nơi đặc thù,” Karen Douglas, nhà tâm lý xã hội tại Đại học Kent giải thích.
Mỗi xã hội có những lo lắng và ám ảnh riêng – và thuyết âm mưu thành công thường đụng đến những vấn đề đó.
Ví dụ như ở Romania, nơi rất nhiều phụ nữ từ chối không cho con gái họ tiêm ngừa vaccine HPV, virus này gây ra đến 99% số ca ung thư cổ tử cung.
Chụp lại hình ảnh,Thuyết âm mưu thành công thường đánh trúng vào sự ám ảnh và hoang mang của xã hội đó
Vào năm 2008, năm đầu tiên mà loại vaccine này được đưa ra – chỉ có 2,5% phụ nữ Romania đủ tiêu chuẩn tiêm ngừa. Tỷ lệ rất thấp, chương trình tiêm chủng trường học cuối cùng phải hủy bỏ.
Điều này rõ ràng là đáng ngạc nhiên nếu bạn tính đến những nơi khác ở Châu u, nơi mũi ngừa HPV cực kỳ phổ biến với số người tiêm lên đến khoảng 80% hoặc cao hơn, và thực tế là Romania có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư cổ tử cung ở Châu u trong suốt thời gian dài.
Có nhiều lý do khiến các bà mẹ Romania nghi ngờ vaccine, nhưng nghiên cứu cho thấy một trong những lý do là có rất nhiều thuyết âm mưu về động cơ thực sự khi người ta cung cấp loại vaccine này, trong đó có cả thuyết cho rằng đây là nỗ lực kiểm soát dân số thế giới bằng cách khiến phụ nữ vô sinh và đây là thử nghiệm y học của ngành công nghiệp dược phẩm – dù rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào cho lý lẽ này.
Những thuyết này, có lẽ đã được sinh ra từ lịch sử của Romania, vốn từng có tình trạng can thiệp vào sự sinh sản của phụ nữ, cùng với sự mất niềm tin của công chúng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe: ở đây tình trạng bệnh nhân phải đút lót cho nhân viên y tế vẫn còn phổ biến, dù chỉ là săn sóc cơ bản, và rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu cho biết họ nghi ngờ vì sao chương trình tiêm chủng này lại miễn phí.
Trong một số trường hợp, người ta cho rằng những lo lắng như vậy vẫn ngủ yên trong tâm trí ta, cho đến khi có sự kiện nào đó xảy ra – như thay đổi về mặt chính trị – kích thích chúng thức tỉnh. Điều này có thể khiến chúng làm niềm tin của đám đông hướng về thuyết âm mưu.
Những thuyết âm mưu về chủ nghĩa bài Do Thái – chẳng hạn như ý tưởng cho rằng người Do Thái rất quyền lực và có nhúng tay vào những kịch bản đen tối bí mật – đã từng xuất hiện trong thời gian xảy ra căng thẳng xã hội, như khi xảy ra tình trạng thất nghiệp.
Lý do, có lẽ là vì những thuyết này khiến người ta có thể đổ lỗi cho thứ có thể là hệ quả từ hàng loạt các tình huống xã hội và kinh tế phức tạp, thay vì phải tìm ra một con dê tế thần đơn lẻ.
CHỦ NGHĨA BỘ LẠC
Điều này phù hợp với nguyên tố phổ biến khác với những thuyết âm mưu nổi tiếng – đó là chúng khiến ta cảm thấy nhóm xã hội của mình tốt, thường là bằng cách hạ bệ những nhóm mà ta coi là đối thủ.
“Đó có thể là nhóm quốc gia của bạn, nhóm giới tính của bạn hay bất cứ thứ gì,” Douglas nói. “Có một số bằng chứng cho thấy mọi người thường thích những thuyết âm mưu thỏa mãn cách nhìn định kiến của họ.”
Bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt giữa yếu tố “trong nhóm” và “ngoài nhóm”, thuyết âm mưu có thể dẫn đến sự gắn kết xã hội chặt chẽ hơn – và đem lại cảm giác được bảo vệ chống lại khỏi những người khiến họ thấy bị đe dọa. Vì vậy, thuyết âm mưu thường dễ lan tỏa trong những nhóm người có cùng xung đột.
BẤT AN
“Cũng có một số nghiên cứu cho thấy mọi người trở nên tin vào thuyết âm mưu hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khủng hoảng,” Douglas nói.
Ý tưởng cho rằng mạng viễn thông 5G và các mạng điện thoại di động có tác động xấu đến sức khỏe con người đã xuất hiện từ nhiều năm trước – từ khi công nghệ này được sử dụng rộng rãi, khoảng 30 năm trước.
Ban đầu, công nghệ này bị cáo buộc sai lệch là gây ra bệnh tự kỷ, vô sinh và ung thư, cùng nhiều bệnh khác – nhưng nói chung chúng nằm trong nhóm những người theo thuyết âm mưu cực đoan nhất.
Sự xuất hiện của virus corona mới bí ẩn vào 12/2019 đã tạo ra sân khấu mới cho ý tưởng có từ lâu này.
Vào ngày 22/1, khi virus mới chỉ lây nhiễm cho 314 người, với sáu người chết, một bài báo được đăng đã thay đổi mọi thứ.
Đó là cuộc phỏng vấn với một bác sĩ gia đình chẳng có tên tuổi gì đăng trên báo ở Bỉ, với tựa bài “Mạng 5G chết người, và không ai biết điều đó”. Quan trọng là, bài báo liên hệ sự nguy hiểm của mạng 5G với virus corona mới mặc dù không hề có bằng chứng nào cho ý tưởng này. Và thế thôi.
“Thuyết âm mưu có xu hướng xuất hiện khá nhanh khi một điều gì đó quan trọng xảy ra,” Douglas cho biết. “Chúng thình lình xuất hiện khi có một khủng hoảng hay xung đột gì đó mà mọi người thực sự muốn giải thích và muốn có câu trả lời.”
Bà chỉ ra rằng đợt cháy rừng vừa rồi ở Úc cũng gây ra một hoạt các thuyết âm mưu ăn theo trào lưu.
Thuyết về mạng 5G được gọi là “cocktail âm mưu”, vì nó gom vào nhiều nỗi sợ lớn nhất của loài người, trộn lẫn với nhau thành một hỗn hợp khoái khẩu ngon lành.
Tương tự như nỗi sợ có từ lâu đời với cái mới hay công nghệ vô hình, vốn làm lan tràn rất nhiều thuyết âm mưu nổi tiếng khác, nó cũng chạm vào sự lo âu thẳm sâu về sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành siêu cường quốc toàn cầu.
Một lý do khác khiến thuyết âm mưu 5G có thể hấp dẫn hơn sự thật, đó là vì nó là một câu chuyện.
Chuyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại hay tin đồn là cách giúp não ta hiểu về thế giới, đây là cách có từ hàng chục ngàn năm trước, và người ta cho rằng đó là điều khiến ta là con người.
Trong thời khủng hoảng, có thể ta chọn thuyết âm mưu vì ta thấy chúng giúp mình vững dạ.
Thuyết âm mưu có đầy đủ các yếu tố của một câu chuyện hay – kẻ ác kinh hoàng, cốt truyện sáng tạo, và bài học đạo đức.
Vì điều này, một thuyết âm mưu được xây dựng tốt có thể nắm bắt được sự tưởng tượng của công chúng rất tốt, khiến cách mô tả sự việc như “loại virus xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và vô cớ giết hàng ngàn người” có thể không cạnh tranh nổi với thuyết âm mưu.
Một số nhà tâm lý đã so sánh thuyết âm mưu với niềm tin tôn giáo, theo cách giúp ta cảm thấy có thể kiểm soát tình hình, bằng cách chọn những sự kiện ngẫu nhiên, không đoán trước được và bằng cách nào đó khiến chúng có vẻ như được định sẵn hay do bàn tay con người gây ra.
Một số khác đi xa tới mức cho rằng đây chính là lý do vì sao chúng được chấp nhận: trong nội dung câu chuyện, trong mạch truyện và các lý do phát sinh, các thuyết này gần giống với những đức tin in hằn trong nhiều tôn giáo có tổ chức.
Một số người tin vào thuyết âm mưu đến mức thậm chí họ có thể đánh đổi cả mạng sống của bản thân để chứng minh thuyết đó là đúng.
Chụp lại hình ảnh,Người ta cho rằng mọi người dễ tin vào thuyết âm mưu hơn trong thời gian khủng hoảng
KHOẢNG TRỐNG THÔNG TIN
Tương tự, những thuyết âm mưu hàng đầu thường thể hiện một số bí ẩn hay nhập nhằng, từ những vụ rơi máy bay không thể giải thích, đến cái chết bất ngờ của nhân vật nổi tiếng nào đó.
Khi nhà chức trách cũng không thể hoặc không cung cấp thêm thông tin, những khoảng trống tri thức này cộng với sự bất tín trong công chúng sẽ đẩy cộng đồng ngã vào tay của những kẻ tuyên bố rằng họ có câu trả lời.
Điều này cộng với thực tế là khoa học, các yêu cầu với chính phủ và các hình thức thu thập thông tin chính thức khác có thể cực kỳ chậm chạp, và vì vậy để lại khoảng trống tạm thời, khiến các nguồn tin khác có thể trở thành đáng tin.
Sau khi nhà khoa học mất uy tín Andrew Wakefield tuyên bố sai lệch là vaccine MMR có thể gây bệnh tự kỷ vào thập niên 1990, người ta đã phải tốn hàng chục năm nghiên cứu để khẳng định rằng tuyên bố này hoàn toàn không có căn cứ khoa học – trong khi đó, thuyết âm mưu đã có đủ thời gian để gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
CÀNG NGÀY CÀNG HỢP LÝ
Cuối cùng, thuyết âm mưu có thể phổ biến đến mức chúng bước vào giai đoạn chu kỳ phản hồi tích cực, nghĩa là khi chúng càng được bàn luận nhiều, thì chúng càng có vẻ hợp lý.
Chẳng hạn, một phân tích về các nội dung trên Twitter đề cập đến mạng 5G và Covid-19 cho thấy chỉ có khoảng 34,8% nội dung gợi ý rằng hai thứ này có liên hệ với nhau, trong khi đa số hoặc là lên án thuyết này hoặc chẳng thể hiện ý kiến gì.
Thật không may là cho dù người dùng Twitter có coi ý tưởng đó là trò đùa hay cố gắng giải thích rằng thuyết này là sai lệch, thì họ cũng đang góp phần làm cho nó được biết đến nhiều hơn.
Thật vậy, sự ra đời của mạng xã hội và sự trỗi dậy của công nghệ mới đã trở thành khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử thuyết âm mưu.
“Dĩ nhiên, bạn sẽ thấy ở một số quốc gia thì có nhiều thuyết âm mưu mang tính địa phương vùng miền mà người ở nơi khác thậm chí không hề biết đến,” Douglas giải thích. “Nhưng cách chúng ta giao tiếp với mọi người và cách ta hấp thụ thông tin thời nay thì mang tính toàn cầu hóa hơn nhiều so với trước đây, cho nên có những thuyết âm mưu trở nên cực kỳ, cực kỳ nổi tiếng khắp thế giới.”
Một số thuyết âm mưu, chẳng hạn như những thuyết cho rằng một số nhóm người độc quyền đang vận hành thế giới trong bí mật, giờ đây xuất hiện ở khắp nơi, bà nói.
Chụp lại hình ảnh,Khi chính trị trở nên phân hóa hơn, một số chuyên gia cho rằng nó khiến thuyết âm mưu dễ chiếm vị trí hơn
ĐỘNG CƠ KÍN ĐÁO
Khi xã hội thay đổi, thuyết âm mưu cũng thay đổi theo – và Russell Muirhead, nhà khoa học chính trị làm việc tại Trường Đại học Darthmouth, bang New Hampshire, quan ngại về cách chúng chuyển biến.
“Thuyết âm mưu, về mặt truyền thống mà nói, thì thường do những nhóm người bên lề loan ra – chúng hầu như là vũ khí của những người yếm thế, được dùng với mục đích để kiểm soát những kẻ quyền lực,” ông nói.
“Nhưng giờ đây những thuyết âm mưu mới lại đến trực tiếp từ những kẻ quyền lực, và điều này thực sự khác thường.”
Từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tuyên bố công khai ủng hộ một số thuyết âm mưu liên quan, vốn thường phù hợp với động cơ riêng của họ một cách đáng kinh ngạc.
Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho rằng ông thấy có bằng chứng là virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, trong khi chính các cơ quan tình báo của ông thì nnói không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro lại tuyên bố theo kiểu khác – cho rằng đại dịch là do vũ khí sinh học do Trung Quốc tung ra (nhưng cũng lại chẳng có bằng chứng nào cả).
Muirhead cho rằng chúng ta đang bị thao túng bởi chính vũ khí của mình. “Các chính tri gia nỗ lực xóa sạch bằng chứng và thông tin và biến thế giới thành thứ gì đó có lợi cho mục đích của họ.”
Mọi chuyện càng trầm trọng thêm khi nhiều quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đang trải qua mức độ phân cực chính trị lớn chưa từng có. “Đó là động cơ khiến những thuyết âm mưu mới xuất hiện,” Muirhead nói.
Ông lấy ví dụ về “Pizzagate”, là thuyết âm mưu đã bị chỉ trích và không ai tin nữa, theo đó cho rằng giám đốc chiến dịch tranh cử của cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton có liên quan đến một đường dây xâm hại trẻ em trong tầng hầm một nhà hàng pizza.
Dù hoàn toàn là chuyện bịa đặt, câu chuyện này lại cực kỳ được ủng hộ rộng rãi vào năm 2016, mà đỉnh điểm là một người đàn ông đã nổ súng bên trong nhà hàng đó.
“Thuyết âm mưu này không giải thích gì về thế giới cả,” Muirhead nói. “Những gì nó tạo ra chỉ là tô vẽ ra Hillary Clinton như một người không chỉ kém hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn là một dạng người còn tồi tệ hơn bọn Phát xít.”
Trong cuốn sách “Rất Nhiều Người Đang Nói” mà MUirhead là đồng tác giả với nhà khoa học chính trị Nancy Rosenblum từ Đại học Havard, ông giới thiệu làn sóng thứ hai trong thế giới thuyết âm mưu: âm mưu không cần đến thuyết.”
“Ngoài chuyện không có em nhỏ nào bị giữ ở nhà hàng pizza đó mà ở đó thậm chí còn chẳng có tầng hầm,” Muirhead nói. “Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cách kể chuyện này hoàn toàn bịa đặt, từ đầu đến cuối.”
Ông giải thích rằng thông thường thì thuyết âm mưu sẽ bắt đầu với hạt nhân là sự thật – đó sẽ là một sự kiện nào đó trong thế giới thực mà người ta dễ dàng nhìn thấy nhưng lại khó hiểu, ví dụ như cuộc ám sát hay tấn công – và từ đó xây câu chuyện trên nềng tảng đó. Nhưng thế hệ mới nhất của thuyết âm mưu thì bỏ qua luôn bước đầu tiên này và có vẻ vẫn thành công dù rõ ràng các thuyết này là sai lệch.
“Tôi lo rằng người bình thường cố gắng hiểu thế giới giờ đây sẽ cảm thấy rất mất phương hướng khi họ cố gắng định vị giữa trận bão tuyết mù trời của chuyện dối trá và bịa đặt trong thuyết âm mưu,” Muirhead nói.
Chụp lại hình ảnh,Thuyết âm mưu “Pizzagate” đã được ủng hộ rộng rãi trong năm 2016, dù hoàn toàn bịa đặt
Vậy ta có thể làm gì?
“Ta không thể tấn công từng thuyết âm mưu hết cái này đến cái khác,” Muirhead nói.
Theo quan điểm của ông, một phần của vấn đề nằm ở chỗ mọi người dần mất niềm tin vào giới chuyên gia, chính phủ và những tổ chức quyền lực.
Để sửa chữa hệ thống, ông đề nghị ta cần phải chính danh hóa lại nền dân chủ – cải cách chính phủ và tập huấn lại các cơ quan, tổ chức.
“Ở Mỹ, điều này đã được thực hiện vào những thập niên đầu Thế kỷ 20. Quốc gia này cải tạo chính phủ cho thế hệ mới, và dẫn dắt nhiều cải cách cấp tiến, và dẫn đến quyền đi bầu cử của phụ nữ.”
Mặt khác, Douglas cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. “Tôi cho rằng hiểu thuyết âm mưu đến từ đâu và bằng cách nào chúng có thể lan tỏa là điều cực kỳ, cực kỳ quan trọng, vì có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tin vào chúng sẽ gây ra những kệ quả nghiêm trọng.”
Ví dụ, bà giải thích có rất ít nghiên cứu tìm hiểu vì sao một số thuyết tồn tại cực kỳ lâu, ví dụ như những người tin rằng Trái Đất là bằng phẳng, thuyết tin vào hội ký Illuminati, hay thuyết âm mưu về chuyện đáp xuống Mặt Trăng, trong khi một số câu chuyện khác nhanh chóng chết yểu, dù đây là một nội dung mà bà bắt đầu tìm hiểu.
Trong thực tế, dù đã có nhiều thập niên nghiên cứu và khiến công chúng không ngừng mê mẩn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi không lời đáp trong lĩnh vực này.
“Tôi nghĩ nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận rằng ta đang sống trong thời đại của thuyết âm mưu, nhưng một lần nữa, chẳng có bằng chứng thật nào cho thấy điều đó,” Douglas nhận định.
Đột biến đóng vai trò quan trọng trong việc khiến virus SARS-CoV-2 lây nhiễm sang người. Giờ đây, các biến chủng mới xuất hiện càng nhiều, và virus ngày càng nguy hiểm.
Thế giới hiện đã ghi nhận nhiều biến chủng khác nhau của virus corona gây ra dịch Covid-19, trong đó các biến chủng được theo dõi hàng đầu xuất hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil.
Việc hiểu được cách virus thay đổi và đột biến được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những công việc quan trọng nhất để giải mã đại dịch Covid-19, từ đó tìm ra lời giải cho đại dịch toàn cầu này.
LÂY TRUYỀN SANG NGƯỜI
Trong những ngày đầu tồn tại, virus gây ra dịch Covid-19 đã nhận một thay đổi nhỏ trong mã di truyền của nó. Điều này có thể là một tai nạn, khi một đoạn thông tin di truyền của virus này bị trộn lẫn với thông tin của virus khác khi cùng lây nhiễm cho một con dơi.
Sự thay đổi này đã tạo ra đột biến trong protein gai của virus. Protein gai này bao quanh nhân virus, và chính chúng tạo ra “vương miện” đặc trưng của các chủng virus corona. Phần vỏ gai này bám vào bên ngoài tế bào, cho phép virus xâm nhập vào tế bào và từ đó sinh sôi.
Ở virus gây ra Covid-19, protein gai đột biến còn có khả năng sử dụng một loại enzym trong cơ thể người có tên là furin. Loại enzym này bình thường hoạt động như một chiếc kéo phân tử nhằm cắt mở và kích hoạt các hormone. Một khi bị enzym furin cắt, các protein gai đột biến mở ra như một bản lề và tạo thành một chuỗi chu trình mới.
Chu trình protein mới này cho phép virus bám vào một phân tử tồn tại bên trong các tế bào hô hấp của con người có tên là Neuropilin 1. Phân tử Neuropilin 1 giúp vận chuyển vật chất tế bào vào sâu hơn trong các mô, qua đó trao cho virus chiếc chìa khóa vào nhiều tế bào hơn và cho phép virus nhân đôi nhanh hơn nhiều lần trong hệ hô hấp con người.
Đột biến này tuy nhỏ và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, song các nhà khoa học tin rằng nó là bước ngoặt quan trọng của virus. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đột biến trên giúp cho virus lây từ động vật sang người, và nhanh chóng lây lan giữa người với người.
Một điều còn đáng lo ngại hơn là khi virus lây lan càng nhanh, chúng xuất hiện càng nhiều biến chủng và càng nguy hiểm hơn.
BIẾN CHỦNG “SIÊU LÂY NHIỄM”
Với mỗi người bị lây nhiễm, virus lại biến đổi một ít. Nó xóa hoặc đổi một ký tự trong đoạn mã di truyền của mình để nhận lấy một ký tự khác từ tế bào trong cơ thể người. Điều này thường xảy ra do những lỗi nhỏ khi virus chiếm lấy bộ máy phân tử của tế bào để sao chép và sinh sản.
Các đột biến này không có quá nhiều tác dụng. Tuy nhiên, càng lây nhiễm, virus càng nhận nhiều ký tự khác nhau và xuất hiện càng nhiều đột biến, qua đó khiến tốc độ và mức độ lây lan của virus cũng như mức độ nguy hiểm của các triệu chứng ngày càng tăng.
Các mẫu bệnh phẩm được thu thập ở miền Bắc Italy vào cuối tháng 2 cho thấy virus đã xuất hiện đột biến mới ở protein. Biến chủng mới trên được gọi là D614G và nó khiến cho virus lây lan nhanh hơn khi người nhiễm sẽ ho và thở ra lượng virus nhiều hơn.
Biến chủng “siêu lây nhiễm” D614G có khả năng lây nhiễm tốt hơn, đặc biệt là ở người trẻ, song lại dễ bị kháng thể tiêu diệt hơn và ít có khả năng tái lây nhiễm.
Biến chủng D614G còn cho protein của virus một cấu trúc “mở” hơn và giúp tăng khả năng liên kết của virus với thụ thể ACE2. Khả năng liên kết trên của virus được biết đến là một trong những lý do khiến nó có thể lây sang người, và đột biến này làm tăng khả năng xâm nhập tế bào con người của virus.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy biến chủng D614G có khả năng lây nhiễm tốt hơn, đặc biệt là ở người trẻ, so với virus được tìm thấy lần đầu tại Vũ Hán. Tuy nhiên, loại biến chủng này cũng dễ bị kháng thể tiêu diệt hơn, và vì thế ít có khả năng tái lây nhiễm ở những người đã mắc bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc có thể sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân đã khỏi để điều trị cho người đang nhiễm.
Mặc dù vậy, biến chủng D614G hiện vẫn đang là dạng virus xuất hiện nhiều nhất trên thế giới.
CÁC BIẾN CHỦNG SIÊU LÂY LAN
Sự lây lan nhanh chóng của chủng Covid-19 mới từ Anh gần đây gắn liền với một biến chủng khác – B117.
Một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của biến chủng B117 là việc protein của virus đã mất đi hai axit amin quan trọng là H69 và V70. Ravinda Gupta, một nhà vi sinh vật học lâm sàng tại Đại học Cambridge và một trong những người đầu tiên xác định được biến chủng B117, cho biết đột biến mất đoạn H69 / V70 “làm tăng khả năng lây nhiễm lên gấp đôi”.
Bên cạnh đó, B117 còn tích lũy thêm 16 đột biến khác trên protein. “Nhiều đột biến của B117 chưa từng được tìm thấy trước đây”, ông Gupta cho biết thêm. Các đột biến trên cho phép B117 nhân đôi nhanh gấp đôi các biến chủng virus từng được phát hiện ở Vũ Hán.
Ở Anh còn xuất hiện thêm ít nhất hai biến chủng nguy hiểm khác là P681H và N501Y. Biến chủng P681H xuất hiện quanh vị trí phân cắt của enzym furin, còn biến chủng N501Y tăng khả năng lây nhiễm khi nó giúp virus bám chặt hơn vào các thụ thể ACE2 thông qua đột biến tại các gai protein.
Mặc dù tác động của các đột biến riêng rẽ vẫn chưa được khám phá hết, song khi kết hợp lại với nhau, chúng khiến virus lan truyền giữa người với người nhanh hơn nhiều lần, vì chúng sinh sôi nhanh hơn và tạo ra nhiều phân tử lây nhiễm hơn.
Theo các nhà khoa học, biến chủng virus tìm thấy ở Anh có khả năng lây truyền cao hơn từ 56% đến 70% khi so với chủng cũ. Chúng khiến người bệnh đau họng, mệt mỏi và ho nhiều hơn và làm tăng tỷ lệ tử vong thêm khoảng 30%.
Điều đáng mừng là nghiên cứu mới đây cho thấy vaccine của Pfizer vẫn có hiệu quả đối với các chủng mới này. Tuy nhiên, “đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng chúng ta không được phép tự mãn”, nhà nghiên cứu Gupta cảnh báo.
Một biến chủng Covid-19 xuất hiện ở Nam Phi có tên chính thức là 501Y.V2 – hoặc B1351 – được phát hiện ngay sau khi biến chủng mới ở Anh được tìm thấy.
Nghiên cứu gần đây cho thấy biến chủng này có khả năng trốn thoát trước kháng thể trong huyết tương của những người mắc Covid-19 trong đợt lây nhiễm đầu tiên. Điều này khiến cho các nhà khoa học lo ngại rằng các loại vaccine hiện tại sẽ kém hiệu quả hơn.
Carolyn Williamson, người đứng đầu bộ phận virus học tại Đại học Cape Town, cho biết cô cùng các đồng nghiệp đã phát hiện ra 8 đột biến đặc biệt ở biến chủng này. Trong đó, 3 đột biến được cho là góp phần tăng khả năng lây nhiễm của virus.
Một số biến chủng khác tại Nam Phi là K417N và E484K. Hai biến chủng đều có đặc điểm là chúng khó bị tiêu diệt hơn bởi kháng thể. Một nghiên cứu cho rằng biến chủng E484K có thể làm giảm 10 lần hiệu quả của một số kháng thể.
Trong khi biến chủng E484K làm dấy lên lo ngại rằng virus đang tiến hóa theo hướng giúp nó chống chịu hệ thống miễn dịch, các nhà khoa học tại tập đoàn Cog-UK cho biết vẫn chưa có bằng chứng rằng chúng làm giảm hiệu quả của vaccine.
Tuy nhiên, với tốc độ lây nhiễm và đột biến hiện tại của virus, giới khoa học lo ngại chúng sẽ sớm tìm ra cách đánh bại con người.
Để ngăn chặn điều đó, nhà sinh học Michael Worobey và nhóm của ông tại Đại học Arizona đang phát triển hệ thống “cảnh báo sớm”. Hệ thống này có thể nhanh chóng phát hiện biến chủng mới và các đặc điểm đáng lo ngại của chúng, từ đó giúp các quan chức y tế công cộng và các nhà sản xuất vaccine chuẩn bị tốt hơn nếu virus đột biến.
“Chúng tôi đã có tin tốt từ phòng thí nghiệm và biết được thay đổi ở axit amin nào là đáng lo ngại nhất. Vì thế, chúng ta có thể hy vọng rằng có thể sớm tóm được virus”, ông Worobey nói.
Bên trong Vương cung thánh đường Saint Louis là hàng chục triệu mảnh khảm nhiều màu sắc, tạo hình bắt mắt.
Vương cung thánh đường Saint Louis là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã nằm ở thành phố St. Louis, Missouri, Mỹ. Được hoàn thành vào đầu thế kỷ 20, đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận St. Louis với tổng giám mục hiện tại là Mitchell T. Rozanski.
Nhà thờ có kiến trúc độc đáo có tổng chiều dài 111 m và chiều rộng 62 m bao gồm ba mái vòm và hai ngọn tháp được xây dựng bằng đá cẩm thạch. Năm 1997, nhà thờ được Giáo hoàng John Paul II chỉ định là Vương cung thánh đường, và vinh danh nơi này trong chuyến thăm Mỹ làm nên lịch sử của ông vào tháng 10/1999.
Nhà thờ được biết đến với tác phẩm nghệ thuật khảm sứ lớn nhất ở Tây bán cầu, cùng với hầm mộ chôn cất hài cốt của các hồng y và tổng giám mục của Thánh Louis, cùng một bảo tàng lưu giữ những hiện vật quý giá.
Sảnh chính của nhà thờ, nơi thực hiện các nghi thức lễ tôn giáo. Những bức tranh ghép tại đây do hàng chục nghệ nhân lắp đặt. Bức tranh ghép có tổng cộng 41,5 triệu mảnh sứ với hơn 7.000 màu sắc. Có diện tích 7.700 m 2, đây cũng là một trong những bộ sưu tập khảm lớn nhất thế giới, chỉ sau nước Nga.
Chân dung chúa Jesus được ghép từ những mảnh sứ đa sắc màu.
Hình ảnh Chúa giáng thế được thuật lại bằng hàng ngàn mảnh sứ tại mái vòm lớn ở thánh điện
Trong khi những bức khảm trên mái vòm chính của nhà thờ chủ yếu thuật lại các sự kiện lịch sử của tổng giáo phận, trần của nhà nguyện các Thánh được thiết kế bằng những hoa văn chi tiết, màu sắc.
Những bức tranh ghép trong nhà nguyện chủ yếu mô tả cuộc đời của vua Louis IX và ghi chép lại những sự kiện đặc biệt của tổng giáo phận.
Ngoài những bức tranh lớn được lắp ghép bằng khảm, nhà thờ cũng đặt tượng Đức Mẹ ở hai bên hành lang lối đi.
Tiền sảnh của thánh đường cũng được trang trí hoàn toàn bằng khảm sứ.Với sức chứa hơn 5.000 người, nhà thờ không những là nơi để thờ nguyện mà còn là nơi đón tiếp du khách tham quan mỗi ngày từ 7h đến 17h hàng ngày.
Tầng hầm của nhà thờ có một bảo tàng dành riêng cho các bức tranh giới thiệu cách các nghệ nhân làm nên bức tranh khảm lớn trong nhà thờ cũng như một số hiện vật quý giá khác. Ngoài ra trong hầm nhà thờ còn có nhà nguyện dành riêng cho linh hồn các tổng giáo phận quá cố.
Khách đến đây còn có thể tìm hiểu về lịch sử cũng như những sự kiện nổi bật của công giáo La Mã. Bảo tàng miễn phí vé vào cửa.
Con người thiếu quyết đoán rất khó thành công vì luôn lo trước sợ sau, dừng nguyên tại chỗ, không dám tiến lên, thậm chí là lùi lại.
Nếu vừa mới ra trường, trong lần đầu tiên đi phỏng vấn, bạn gặp một ông chủ yêu cầu bạn làm không công cho ông ấy trong 20 năm, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Có người sẽ băn khoăn, có người sẽ từ chối thẳng thừng và đi tìm một công ty khác.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, có 1 thanh niên trẻ rơi vào tình huống ấy. Không rõ anh ta đã xử lý thế nào, song 20 năm sau, đã trở thành 1 người nổi tiếng, vô cùng thành đạt.
Bạn có biết người đàn ông đó là ai và quyết định của anh ta thế nào không?
Câu hỏi của ông vua sắt thép Carnegie và câu trả lời bất ngờ từ cậu phóng viên trẻ
Hồi nhỏ, Napoleon Hill không phải là một đứa trẻ đáng yêu. Cậu bé đặc biệt cẩn trọng. Cậu nhận ra những chuyện mình muốn làm, nếu không làm ngay thì sẽ có một kết quả khác, mãi mãi đừng mong có được.
Chẳng hạn, bố cậu bé hỏi, con có muốn đến nhà cô không, cậu do dự, thế là bố liền dẫn người khác đi. Hay như, mẹ kế hỏi con có muốn ăn bánh ngọt không, cậu chần chừ, miếng bánh lập tức trở thành bữa ăn của cậu em trai.
Napoleon Hill thời trẻ (1883 – 1970) (Nguồn ảnh: Wikipedia)
Chuyện như vậy xảy ra rất nhiều đã hình thành cho cậu một thói quen, bản thân nhận định chuyện gì thì phải đưa ra kết luận trong thời gian ngắn nhất.
Năm 25 tuổi, Napoleon Hill làm phóng viên của một tòa soạn và đã nhận nhiệm vụ phỏng vấn ông vua sắt thép Carnegie. Vì đây là lần đầu đi phỏng vấn nên anh chuẩn bị rất kỹ, buổi phỏng vấn diễn ra rất suôn sẻ.
Ông vua ngành thép Andrew Carnegie (1835 – 1919). (Nguồn ảnh: Internet)
Ông Carnegie nói chuyện thoải mái khiến cuốn sổ ghi chép của anh dày dặc nội dung. Đột nhiên, vua sắt thép hỏi, cậu có chấp nhận một công việc không lương trong 20 năm để nghiên cứu những người thành công trên thế giới không?
“Công việc không lương, thời hạn 20 năm sao?” Anh hơi sững người nhưng lập tức ý thức được đây là một công việc cực kỳ thách thức.
Đồng ý? Không đồng ý? Đồng ý tức là không kiếm được tiền. Còn không đồng ý thì sao? Mất đi cơ hội nói chuyện với những người thành đạt. Tiến thoái lưỡng nan, lý tưởng đã chiếm thế thượng phong, anh thích có một cuộc sống đầy thách thức.
“Tôi đồng ý.” Anh dõng dạc trả lời.
Ông Carnegie sững sờ giây lát, không chắc chắn hỏi lại: “Cậu đồng ý thật sao?”javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}
“Vâng.”
Vua sắt thép nở nụ cười hài lòng. Ông giơ nắm tay để lộ chiếc đồng hồ nắm chặt trong tay: “Nếu câu trả lời của cậu sau 60 giây thì cậu sẽ mất cơ hội lần này. Tôi đã khảo sát gần 200 thanh niên nhưng không có ai đưa ra câu trả lời nhanh như thế. Điều đó chứng tỏ họ thiếu quyết đoán, do dự, chần chừ. Tôi đánh giá cao cậu.”
Cái kết không thể tuyệt vời hơn sau 20 năm
Ngay hôm sau, ông Carnegie đưa phóng viên trẻ đi phỏng vấn Edison, nhà phát minh nổi tiếng nhất đương thời. Sau đó, thông qua liên hệ và giúp đỡ của vua sắt thép, anh đã quen biết gần 500 người thành đạt có thành tựu trong giới chính trị, công thương, khoa học, tiền tệ…
Dựa trên những tìm hiểu và tư duy về kinh nghiệm thành công của họ, anh tiến hành so sánh, nghiên cứu, cuối cùng đã tìm được ý nghĩa thực sự của cuộc sống mà mọi người mơ ước, làm thế nào mới có thể thành công?
Tất cả những việc này quả thật đã mất đúng 20 năm như ông Carnegie nói.
Sau 20 năm nỗ lực và cố gắng, những gì mà Napoleon Hill có được đã đủ khiến bất kỳ bất kỳ ai cũng phải ao ước. (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, theo những nghiên cứu của bản thân, Napoleon Hill đã viết cuốn “Quy luật thành công” để hướng dẫn cho các bạn trẻ. Cuốn sách này bán rất chạy, đã lập nên kỷ lục tiêu doanh thu sau khi phát hành và trở thành cuốn sách giáo khoa truyền cảm hứng cho hàng tỷ người để đạt được sự giàu có và địa vị.
Không chỉ trở thành học giả, diễn giả và nhà giáo dục nổi tiếng trong xã hội Mỹ. Napoleon Hill còn là tác giả có cuốn sách bán chạy dài hạn với thu nhập hàng triệu USD, hơn nữa ông trở thành cố vấn của 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ: Thomas Woodrow Wilson và Franklin D. Roosevelt.
Đối mặt với vinh quang, ông nói: “Quả cảm là cứu cánh của thành công. Không có câu trả lời kiên định hôm đó, tôi sẽ không có thành tựu hôm nay.”
Muốn trở thành người thành công thật sự, dũng cảm quyết đoán là một tố chất tất yếu.
Một nghiên cứu mới cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan từ người này sang người khác chỉ trong vòng dưới 15 phút, thậm chí là 5 phút.
Theo một báo cáo công bố ngày 26.1 của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Mỹ, con người có thể lan truyền virus corona chỉ trong chưa đến 15 phút tương tác với người khác.
Đây là kết quả của một nghiên cứu thực hiện bởi Giải Bóng bầu dục Quốc gia Mỹ (NFL) và CDC Mỹ trong suốt mùa giải NFL diễn ra trong đại dịch COVID-19.
NFL và CDC đã hợp tác trong nghiên cứu để xem họ có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong mùa giải năm qua.
Trong suốt mùa giải, các cầu thủ và các nhân viên đeo thiết bị theo dõi thời gian họ tương tác với những người khác trong vòng 1,8 m.
Nghiên cứu được thực hiện trên các cầu thủ bóng bầu dục và các nhân viên của NLF
Từ tháng 8 đến tháng 11/2020, khoảng 11.400 cầu thủ và nhân viên đã thực hiện 623.000 xét nghiệm COVID-19 và cho 329 kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đặc biệt, từ ngày 27.9 đến ngày 10.10.2020, 41 ca nhiễm đã được xác định, bao gồm 21 trường hợp được tin là lây lan SARS-CoV-2 trong cùng 1 đội.
Quá trình theo dõi cho thấy nhiều trường hợp lây nhiễm có thể xảy ra trong vòng chưa đầy 15 phút tương tác trong khoảng cách 1,8 m.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}
Trong số 21 cầu thủ nhiễm SARS-CoV-2 cùng đội, 12 người tương tác dưới 15 phút, trong đó có 8 người tương tác dưới 5 phút.
“Các cuộc phỏng vấn cho thấy: trong số những tương tác ngắn, một số tương tác xảy ra trong các cuộc họp không đeo mặt nạ trong phòng nhỏ hoặc trong khi ăn”, trích báo cáo.
Nghiên cứu cũng rút ra có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lây nhiễm COVID-19: có đeo khẩu trang hay không, căn phòng được thông gió tốt như thế nào, tương tác kéo dài bao lâu và khoảng cách giữa người và người.
Bác sĩ Allen Sills, giám đốc y tế của NFL, cho biết: “Các biện pháp can thiệp có tác động lớn nhất là sử dụng khẩu trang, tổ chức các cuộc họp ngoài trời và giảm thiểu các cuộc gặp trực tiếp, giảm thiểu đóng cửa phòng – tất cả đều có khả năng áp dụng rộng rãi chứ không chỉ riêng với bóng bầu dục”.
Các quy trình nghiêm ngặt – chẳng hạn như cách ly những người có thể đã tiếp xúc – có thể giúp ích cho các trường học, cơ sở chăm sóc dài hạn và các môi trường mật độ cao, nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo.
Các phát hiện tình báo Mỹ được Bộ Ngoại giao Mỹ giải mật gần đây cung cấp bằng chứng mới cho giả thuyết rằng đại dịch COVID-19 có khả năng bắt đầu tại Viện Vi Trùng học Vũ Hán, phòng thí nghiệm an ninh cao duy nhất của Trung Quốc có liên hệ mật thiết với quân đội nước này.
Chỉ không lâu sau khi virus Corona Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, nhiều bằng chứng xác thực được công bố hoặc chỉ ra bởi các nhà khoa học, chính trị gia cho thấy luận thuyết coronavirus đến từ phòng thí nghiệm Vũ Hán của Trung Quốc là đáng tin cậy. Tổng thống tiền nhiệm Donald J. Trump, hồi tháng 4/2021, cũng khẳng định rằng nguồn tin tình báo mà ông nhận được cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng đại dịch mà thế giới đang gánh chịu có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Giải mật báo cáo của tình báo Mỹ – Các bằng chứng mạnh mẽ
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa giải mật báo cáo của tình báo Mỹ được điều tra dưới thời của tổng thống tiền nhiệm Donald J. Trump, tiết lộ rằng một số nhân viên tại Viện Vũ Hán, nơi tiến hành nghiên cứu về virus chết người, đã bị ốm vào mùa thu năm 2019 với các triệu chứng của bệnh Covid-19.
Báo cáo này cũng công khai thông tin rằng Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) của Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu bí mật về chiến tranh sinh học tại viện nghiên cứu này.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào giữa phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự bùng phát của COVID-19. Trung Quốc không chỉ coi đây là thuyết âm mưu mà thậm chí còn thúc đẩy suy đoán rằng Hoa Kỳ hoặc một số nguồn nước ngoài khác đã mang virus này đến Trung Quốc.
Các nhân viên từ phòng thí nghiệm đã được phát hiện bệnh trước trước trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên được công bố vào đầu tháng 12 năm 2019, nhưng Trung Quốc từ chối tiết lộ những gì đã xảy ra với các nhân viên của phòng thí nghiệm này.
Báo cáo viết: “Tình cờ lây nhiễm trong phòng thí nghiệm đã gây ra một số đợt bùng phát virus trước đây ở Trung Quốc và các nơi khác, bao gồm cả đợt bùng phát dịch SARS năm 2004 ở Bắc Kinh khiến 9 người bị nhiễm, 1 người thiệt mạng” (theo Washington Times).
“Điều này đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của tuyên bố công khai của nhà nghiên cứu cấp cao của WIV Shi Zhengli rằng không có sự lây nhiễm nào trong số các nhân viên của WIV và học sinh nghiên cứu các vi rút SARS-CoV-2 hoặc SARS liên quan đến SARS”.
Robert G. Darling, bác sĩ y khoa và chuyên gia về vũ khí sinh học trước đây thuộc Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm tại Fort Detrick cho biết: “Dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của tôi về khoa học, thật khó tin đây là một hiện tượng xảy ra tự nhiên”. “Tôi nghĩ ai đó [ở Vũ Hán ] đã đã nhiễm phải qua thí nghiệm,” Tiến sĩ Darling, hiện là giám đốc y tế của Patronus Medical cho biết.
Giáo sư Giuseppe Tritto, Chủ tịch Học viện Khoa học và Công nghệ Y sinh Thế giới: Virus Trung Quốc chắc chắn không phải là một thứ kỳ dị của tự nhiên đã tình cờ vượt qua rào chắn giữa các loài để lây từ dơi sang người. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giấu mã di truyền gốc của virus; nói cách khác, Trung Quốc tiếp tục nói dối, và mọi người tiếp tục chết.
Các báo cáo tình báo của Mỹ cho biết các nhà chức trách Trung Quốc trong hơn một năm đã ngăn chặn một cách có hệ thống cuộc điều tra kỹ lưỡng về nguồn gốc của đại dịch và thay vào đó, dành “nguồn lực khổng lồ để lừa dối và thông tin sai lệch”.
Một phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới đến Trung Quốc đã bị chặn không cho nhập cảnh vào nước này lần đầu tiên vào mùa xuân năm 2020 và một lần nữa trong tháng này. Bắc Kinh sau đó đã hài lòng và cho phép một nhóm đến thăm. Các nhà điều tra hiện đang ở Trung Quốc.
Hôm thứ Năm (28/1), các thành viên trong đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết thúc 14 ngày cách ly và chuẩn bị điều tra nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán. (HECTOR RETAMAL/AFP / Getty Images)
Nguồn gốc từ phòng thí nghiệm – Xác suất rất cao
Báo cáo giải mật của Bộ Ngoại giao thừa nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ đã không thể xác định “chính xác ở đâu, khi nào, hoặc làm thế nào virus COVID-19 – được gọi là SARS-CoV-2 – được truyền ban đầu cho con người”.
Tuy nhiên, chỉ có hai nguồn có khả năng nhất là tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc “tai nạn tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc”.
Ban đầu, Trung Quốc cho biết virus bắt đầu từ một “chợ ẩm thực” động vật hoang dã ở Vũ Hán, nhưng chính quyền Bắc Kinh đã không thể xác định được vật chủ động vật đã truyền mầm bệnh cho người.
Việc không tìm thấy vật chủ đã khiến nhiều chuyên gia virus và nhà phân tích tình báo phải xem xét kỹ hơn ý kiến cho rằng virus này bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Những người hoài nghi về “kịch bản nhiễm bệnh” mà Bắc Kinh tuyên truyền thực sự tin rằng Trung quốc thực sự cố gắng giữ cho thế giới không biết chuyện gì đã xảy ra.
“Chính phủ Trung Quốc đã tiêu hủy tất cả các bằng chứng về vụ bùng phát đại dịch vì họ muốn giấu diếm sự thật rằng virus bị rò rỉ trong phòng thí nghiệm”, một quan chức Mỹ am hiểu các báo cáo tình báo cho biết. “Trung Quốc đang cố gắng bán một câu chuyện cho thế giới mà nó bắt đầu như một sự kiện tự nhiên xảy ra từ một khu chợ ẩm ướt ở Vũ Hán”.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng yêu cầu các nhà điều tra của WHO xác định nguồn gốc lây bệnh là từ động vật theo kịch bản mà Bắc Kinh đã thiết kế và tuyên truyền.
Quan chức này cho biết: “Thay vì tập trung vào vật động vật chủ có thể không tồn tại, nhóm của WHO nên tập trung vào các phòng thí nghiệm và an toàn sinh học.
Quan chức này nói, “Rất có thể đây là trục trặc trong dự án bí mật của PLA”. (Theo nguồn tin của Washington Times)
Phát triển vũ khí sinh học – chương trình tối mật của PLA Trung Quốc
Các nhà phân tích tình báo Mỹ lưu ý rằng quân đội Trung Quốc đang bí mật phát triển vũ khí sinh học. Nghiên cứu ban đầu về loại vũ khí này bao gồm việc phát triển vắc-xin. Báo cáo cho biết, ít nhất 2,016 nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Vũ Hán đã thử nghiệm một loại virus có tên là RaTG13, một loại coronavirus dơi tương tự như SARS-CoV-2.
Báo cáo cho biết: “WIV đã có một hồ sơ được công bố về việc tiến hành nghiên cứu ‘tăng cường chức năng’ để tạo ra các virus biến thể lai ghép.”
“Nhưng WIV đã không minh bạch hoặc nhất quán về hồ sơ nghiên cứu các loại virus gần giống với virus COVID-19, bao gồm cả RaTG13, được lấy mẫu từ một hang động ở tỉnh Vân Nam vào năm 2013 sau khi một số thợ mỏ chết vì bệnh giống SARS.”
Các nhà phân tích tình báo Mỹ lưu ý rằng quân đội Trung Quốc đang bí mật phát triển vũ khí sinh học. (Ảnh: Kevin Frayer / Getty Images)
Theo báo cáo, một tai nạn trong phòng thí nghiệm có thể xuất hiện như một đợt bùng phát tự nhiên nếu những người tiếp xúc ban đầu chỉ giới hạn ở một vài người và lây lan dễ dàng hơn bởi những người không có triệu chứng ban đầu.
Báo cáo cho biết: “Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã nghiên cứu coronavirus có nguồn gốc từ động vật trong các điều kiện làm tăng nguy cơ tiếp xúc ngẫu nhiên và có khả năng xảy ra không cố ý.
Báo cáo cũng tiết lộ rằng Viện Vi-rút Vũ Hán có liên hệ với Quân đội Giải phóng Nhân dân, quân đội Trung Quốc và đã tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bí mật tại viện này từ năm 2017.
Trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với hãng thông tấn Đài Loan Lude Press, tiến sĩ Li-Meng Yan (Diêm Lệ Mộng) khẳng định: “Vào thời điểm đó, tôi đã xem xét kỹ [và có thể kết luận] rằng virus [Corona Vũ Hán] này xuất phát từ một phòng thí nghiệm quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khu chợ tươi ở Vũ Hán chỉ được dùng như bù nhìn thế thân”.
“Mặc dù WIV tự thể hiện mình là một tổ chức dân sự, Hoa Kỳ đã xác định rằng WIV đã hợp tác trên các ấn phẩm và các dự án bí mật với quân đội Trung Quốc ,” báo cáo cho biết. “WIV đã thay mặt quân đội Trung Quốc tham gia vào các nghiên cứu tuyệt mật, bao gồm cả các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm, ít nhất là từ năm 2017”
Báo cáo cho biết chính phủ Hoa Kỳ “trong nhiều năm” đã công khai bày tỏ lo ngại về việc chế tạo vũ khí sinh học của Trung Quốc mà Bắc Kinh không ghi chép đầy đủ và không cho thấy rằng họ đã loại bỏ, bất chấp yêu cầu phải làm như vậy theo Công ước Vũ khí Sinh học.
Báo cáo cho biết những tiết lộ thông tin tình báo về WIV “chỉ là bề nổi của những gì vẫn còn bị che giấu về nguồn gốc của COVID-19 ở Trung Quốc .”
Báo cáo nêu rõ: “Bất kỳ cuộc điều tra đáng tin cậy nào về nguồn gốc của COVID-19 đều đòi hỏi quyền truy cập hoàn chỉnh, minh bạch vào các phòng nghiên cứu ở Vũ Hán, bao gồm cơ sở vật chất, mẫu, nhân sự và hồ sơ của họ,”báo cáo cho biết, cũng như các cuộc phỏng vấn với các nhà nghiên cứu Vũ Hán và tiếp cận với hồ sơ sức khỏe của công nhân.
Chính phủ Trung Quốc đã chặn mọi nỗ lực phỏng vấn các nhà nghiên cứu tại WIV, bao gồm cả những người bị bệnh vào mùa thu năm 2019.
Báo cáo chi tiết của Bộ Ngoại giao kết luận rằng việc chính phủ Trung Quốc giữ bí mật quá mức đã ngăn cản các nhà điều tra quốc tế xác định nguồn gốc của đại dịch.
Phòng thí nghiệm Vũ Hán, Trung Quốc chụp hôm 6/2/2020. (STR/AFP / Getty Images)
Khi sự thật trở thành “thuyết âm mưu” qua sự nhào nặn của Bắc Kinh
Các chuyên gia chỉ trích Trung Quốc nói rằng những phát hiện của chính quyền Trump chỉ làm tăng thêm sự hoài nghi về việc Bắc Kinh phủ nhận rằng vi rút rò rỉ từ phòng thí nghiệm thông qua sự lây nhiễm của một nhân viên phòng thí nghiệm WIV hoặc thông qua một động vật nghiên cứu được bán bất hợp pháp cho thị trường động vật hoang dã.
“Đó là một lời nói dối. Và chính phủ Trung Quốc đã biết rất sớm rằng đó là một lời nói dối ”, Jamie Metzl, cố vấn của WHO và là cựu trợ lý Thượng viện của Tổng thống Biden cho biết. Ông nói với tờ Toronto Sun vào tuần trước: “Và trước những bằng chứng tràn ngập vào tháng 5 năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã thay đổi quan điểm của mình”.
Thay vào đó, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách quảng bá rằng mọi phát hiện từ điều tra khoa học nghiêm túc là thuyết âm mưu. Các quan chức Bắc Kinh thậm chí còn đưa ra ý kiến rằng loại virus này lần đầu tiên được quân đội Mỹ đưa vào Trung Quốc. Chính phủ Mỹ đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc đó.
Chính phủ Trung Quốc sau đó đã trích dẫn những gì họ nói là báo cáo về một đợt bùng phát ở Nam Âu trước khi nó xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019.
Một giả thuyết gần đây được các quan chức Trung Quốc đẩy mạnh là virus đã được đưa vào nước này trên bao bì thực phẩm đông lạnh. Các chuyên gia virus đã bác bỏ lý thuyết đó là rất khó xảy ra dựa trên các sở cứ chắc chắn về khoa học.
Ông Metzl, cố vấn của WHO, cho biết trong một email rằng báo cáo tình báo Hoa Kỳ “cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu bí mật trên động vật có vi rút rất dễ lây lan tại Viện Vi rút học Vũ Hán, mà không thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới ngay cả khi đại dịch bắt đầu”.
Ông cho biết các nhà điều tra của WHO phải được cấp quyền truy cập đầy đủ vào dữ liệu của nhân viên phòng thí nghiệm tại WIV, bao gồm các ghi chú, danh sách tất cả các loại virus được nghiên cứu cả trong quá khứ và hiện tại, và tất cả hồ sơ.
“Tuy nhiên, nếu chính phủ Trung Quốc không ngay lập tức thay đổi hướng đi, chính quyền Biden nên tập hợp các đồng minh và đối tác trên toàn thế giới lại với nhau để yêu cầu một cuộc điều tra pháp y quốc tế vô tư và không hạn chế về nguồn gốc của COVID-19, với đầy đủ quyền truy cập vào tất cả các hồ sơ cần thiết, cơ sở dữ liệu, mẫu sinh học và nhân sự chủ chốt” Ông nói.
Yan Li-meng, một chuyên gia virus học người Trung Quốc lưu vong tin rằng coronavirus là một vũ khí sinh học được thiết kế, cho biết báo cáo của Bộ Ngoại giao cho thấy WIV đã “nói dối ngay từ đầu” về nguồn gốc của virus.
Cô nói với Washington Times rằng báo cáo củng cố quan điểm của cô rằng virus “xương sống” đằng sau SARS-CoV-2 đã được quân đội Trung Quốc phát hiện trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017 và rằng “quá trình hoàn thiện chức năng của nó liên quan đến các thí nghiệm nhân hóa trên động vật”.
“Thông tin tình báo ở đây cho thấy các nhà nghiên cứu trong WIV đã bị ốm vào mùa thu năm ngoái, trong khi WIV đã phủ nhận điều đó trước công chúng”, cô nói. “Sau đó, điều quan trọng là phải điều tra xem các bệnh nhân có bị nhiễm cùng một chủng SARS-CoV-2 ban đầu hay các chủng tương tự từ phòng thí nghiệm hay không”. bà Yan nói.
Tiến sĩ Lang của WorldClinic cho biết mục tiêu của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, “phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ” của đại dịch.
“Nếu nguyên nhân gốc rễ thực sự dẫn đến WIV, điều đó có nghĩa là cộng đồng quốc tế và [ Trung Quốc ] cần biết điều đó và sau đó hợp tác làm việc để đảm bảo rằng không lặp lại điều tương tự, đã gây ra tử vong và tác động kinh tế ở quy mô lớn chưa từng thấy ngoài thời chiến”.
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger trong tiệc chiêu đãi nhân sinh nhật lần thứ 90 của ông ở Berlin, ngày 11/6/2013 (Ảnh: Gero Breloer/Reuters).
Ngày 25 tháng 11 năm 2020, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD) thông báo sẽ thay đổi toàn bộ Ban Chính sách Quốc phòng. Trong 11 cố vấn bị loại khỏi ban, nhân vật nổi tiếng nhất là Henry Kissinger, người mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gọi là “người bạn cũ”.
Là một người Do Thái tị nạn, Kissinger cùng gia đình đã trốn khỏi Đức Quốc xã vào năm 1938, khi mới 15 tuổi. Ông ta đã trở thành cố vấn an ninh quốc gia vào năm 1969 và ngoại trưởng vào năm 1973 dưới thời Tổng thống Richard Nixon.
Thay vì rút ra bài học thích đáng từ trải nghiệm thuở niên thiếu với chế độ Quốc xã độc tài, bấy lâu nay, Kissinger lại hậu thuẫn ĐCSTQ – tạo điều kiện thuận lợi cho ĐCSTQ trong việc đàm phán với Hoa Kỳ vào những năm 1970, tránh được hậu quả của vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hỗ trợ ĐCSTQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2001, và thậm chí còn hạ thấp vai trò của ĐCSTQ trong đại dịch virus corona.
Ngay cả Nixon cũng nhận ra sai lầm chết người khi thông đồng với ĐCSTQ. Bài báo của The Hill hồi tháng 10 năm 2020 mang tiêu đề, “Henry Kissinger trễ mất nhiều thập kỷ mới nhận ra bản chất hiếu chiến của Trung Quốc” (Henry Kissinger is decades late in recognizing China’s aggressive nature) có đoạn, “Khi bị ép từ chức trong vụ Watergate, ông đã nói với người soạn diễn văn trước đây của mình như sau: “Chúng ta có thể đã tạo ra một Frankenstein” (khi lầm tưởng con quái vật với người tạo ra nó)”.
Bài báo cho hay, “Nhưng dường như Kissinger không bao giờ có thời điểm hoặc cơ hội thích hợp nào để thúc đẩy sự thay đổi ở Trung Quốc. Trong khi Nixon, khi mãn nhiệm, dường như có xu hướng quay trở lại suy nghĩ ban đầu của mình về mối nguy hiểm của ‘Trung Quốc Đỏ’ đối với thế giới, Kissinger vẫn không lo lắng gì, bởi vì cải cách chính trị ở Trung Quốc chưa bao giờ nằm trong chương trình nghị sự địa chính trị của ông ấy”.
‘Kỷ nguyên Kissinger‘
Trong Chiến tranh Lạnh, từ năm 1949 đến năm 1971, các nước phương Tây đã cảnh giác với mối đe dọa từ Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Kissinger, bất chấp sự phản đối của người dân Mỹ, đã bí mật sang Trung Quốc vào tháng 7 năm 1971. Sau đó, ông ta đã tạo điều kiện cho chuyến đi “phá băng” của Tổng thống Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972, mở ra cánh cửa [cho Trung Quốc] vào các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Trong hồi ký của mình, Nixon nói về cái bắt tay của ông với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sau khi bước ra khỏi chiếc Không Lực Một (Air Force One) ở Bắc Kinh. “Khi tay chúng tôi gặp nhau là lúc một kỷ nguyên kết thúc, và một kỷ nguyên khác bắt đầu”.
Kể từ đó, Kissinger đã sang thăm Trung Quốc hơn 80 lần, trong đó, hơn 20 lần với tư cách cá nhân. Ông là chức sắc nước ngoài duy nhất được cả năm thế hệ lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ tiếp đón.
Hoa Kỳ đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt đối với ĐCSTQ sau vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn và chỉ trích những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nước này. Kissinger đã vận động chính phủ dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Là quan chức hàng đầu phương Tây đầu tiên liên lạc bí mật với Bắc Kinh sau vụ thảm sát, ông ta đã xoa dịu các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, nói rằng họ chỉ làm những gì mà một nhà lãnh đạo của mọi quốc gia khác sẽ làm khi đối mặt với sự đối đầu của nhân dân (đòi dân chủ). Ông ta cũng đảm bảo riêng với ĐCSTQ rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được dỡ bỏ và ông sẽ giúp đỡ ở hậu trường, nói với họ rằng hãy cho ông ta một chút thời gian và gió sẽ đổi chiều.
Lợi dụng Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ-Trung, Kissinger đã thành lập một nhóm vận động hành lang khổng lồ cho ĐCSTQ tại Hoa Kỳ. Kissinger và nhóm này đã bảo vệ ĐCSTQ khỏi các vi phạm thương mại và nhân quyền, đồng thời ra sức tác động đến chính sách của Hoa Kỳ.
Kissinger đã thành công trong việc giúp ĐCSTQ tránh được lệnh trừng phạt vụ thảm sát Thiên An Môn, và Hoa Kỳ đã rất nhanh bãi bỏ lệnh trừng phạt này. Ông ta và những người khác cũng thuyết phục Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế chấp nhận cho ĐCSTQ gia nhập WTO. Trong khi phớt lờ các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, họ đã giúp kết nối Phố Wall với lao động nô lệ Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ tuyên bố: “Vào mọi thời khắc quan trọng trong quan hệ Trung-Mỹ, người ta có thể thấy bóng dáng của Kissinger”.
Năm 2011, Kissinger đã xuất bản cuốn sách Bàn về Trung Quốc (On China). Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã rầm rộ ca ngợi cuốn sách này ngay cả trước khi bản tiếng Trung được xuất bản. Trong cuốn sách, Kissinger hầu như không đề cập gì đến sự cai trị độc tài của ĐCSTQ và hàng chục triệu người chết trong thời gian Mao Trạch Đông cầm quyền. Ông ta bảo vệ việc ĐCSTQ giết sinh viên và dân thường vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 và hoàn toàn phớt lờ những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra của ĐCSTQ. Ông ta cũng phát biểu chính thông điệp của cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đó là ca ngợi sự ổn định, phát triển, và trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc
Ông ta đã quảng bá thuyết “trật tự thế giới mới” của chủ nghĩa cộng sản trong vài năm qua, che giấu sự tồn tại một mối đe dọa căn bản, thường trực từ ĐCSTQ trong thế giới tự do.
Trong 50 năm qua, Kissinger đã vận động hành lang và tôn vinh ĐCSTQ. Lý thuyết của ông ta về việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp Mỹ-Trung đã ảnh hưởng đến tám tổng thống Mỹ trong việc áp dụng chính sách nhân nhượng đối với ĐCSTQ, vì thế mà chuyển sang Trung Quốc một lượng lớn vốn và công nghệ tiên tiến từ phương Tây, đặc biệt là từ Mỹ. Điều này đã góp phần làm ĐCSTQ mạnh lên và củng cố quyền bá chủ toàn cầu. Trong khi đó, lý luận của ông ta đã gây thiệt hại nặng nề cho các giá trị truyền thống của Mỹ là bảo vệ nền Cộng hòa, bảo vệ tự do, và ủng hộ nhân quyền.
“Kỷ nguyên Kissinger” là thời đại mà một số chính trị gia Hoa Kỳ đã bán rẻ lợi ích của Hoa Kỳ, vỗ béo ĐCSTQ, và phát triển nghị trình xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới.
Chệch khỏi nguyên tắc kiếm tiền
Năm 2012, một trợ lý của Phó Giám đốc Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã cung cấp cho CIA một lượng lớn tài liệu bí mật của ĐCSTQ. Ông tiết lộ rằng ĐCSTQ đang mua chuộc các quan chức cấp cao đã nghỉ hưu của nhiều nước để vận động hành lang cho Bắc Kinh, trong đó Kissinger là ví dụ điển hình nhất.
Kissinger rời cơ quan công vụ vào năm 1977. Ông ta từng là cố vấn cấp cao tại một số công ty, bao gồm Ngân hàng Chase và Tập đoàn RAND.
Ông ta thành lập công ty tư vấn Kissinger Associates, Inc. Vào năm 1982, tuyển dụng một nhóm các nhân vật chính trị ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh và các doanh nhân đa quốc gia làm giám đốc. Hoạt động kinh doanh chính của Kissinger Associates là giúp các công ty phát triển ở thị trường Trung Quốc.
Khoảng 90% khách hàng của họ là các công ty Mỹ hoặc châu Âu, bao gồm JPMorgan Chase, American Express, Budweiser, AIG, Coca-Cola, GTE Communications, Heinz Foods, Boeing, Daewoo, Merck, Volvo, Fiat, Boeing và Revlon.
Lợi nhuận của công ty này năm 1987 đã là 5 triệu đô la, và con số đó đã tăng gấp đôi vào những năm 1990. Mức lương của Kissinger vượt quá 8 triệu đô la mỗi năm. Doanh thu của công ty đã vượt quá 100 triệu vào năm 2001.
Trên tường văn phòng của Kissinger có trưng bày nhiều ảnh chụp các nhà lãnh đạo từ các quốc gia, bao gồm cả ảnh chụp ông ta với năm lãnh đạo ĐCSTQ là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Mối liên hệ mật thiết của Kissinger với ĐCSTQ đã mang lại lợi ích to lớn cho cả ĐCSTQ và Kissinger. ĐCSTQ cho phép Kissinger điều hành công việc tư vấn của mình suôn sẻ ở Trung Quốc trong khi Kissinger giúp ĐCSTQ vận động hành lang cho một số chính sách của Hoa Kỳ.
Kissinger đã đến thăm Trùng Khánh vào ngày 28 tháng 6 năm 2011, ở tuổi 88, khi Bạc Hy Lai là bí thư của Trùng Khánh. Kissinger đã công khai ca ngợi Bạc là một nhân vật huyền thoại của Trung Quốc. Với tư cách cá nhân, ông ta đã tham gia vào một bữa tiệc “bài hát đỏ” (hát các bài hát của ĐCSTQ để ca ngợi đảng) và đưa ra những bình luận hăng hái về chiến dịch “hát (các bài hát) đỏ và tấn công thế lực (mafia) đen tối” của Bạc. Các phương tiện truyền thông Trùng Khánh đã đưa tin rầm rộ về chuyến thăm của ông ta.
Theo nguồn tin nội bộ trong ĐCSTQ, Bạc Hy Lai đã yêu cầu những người theo ông ta phải hy sinh lợi ích kinh doanh của họ cho Kissinger, để đổi lấy lời khen ngợi của ông này về “Mô hình Trùng Khánh” mà Bạc từng dùng làm bàn đạp thăng tiến chính trị. Kissinger đã nhận khoảng 160 triệu đô la từ Trùng Khánh. Bạc, cựu tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, là một trong những thủ phạm chính của vụ cưỡng bức thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Năm 2013, ông ta bị kết tội tham nhũng và bị kết án tù chung thân.
Khi Tập Cận Bình nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao vào năm 2013, ông ta đã nói rất nhiều về “Giấc mộng Trung Hoa”. Kissinger tung hứng rằng Giấc mộng Trung Hoa và Giấc mộng Mỹ là như nhau. Người dân Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ thắc mắc “ĐCSTQ đã trả cho Kissinger bao nhiêu?”
Năm 2018, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần. Kissinger khi đó 95 tuổi, lại nhấn mạnh “sự trỗi dậy của Trung Quốc” là cần thiết trong chính sách và lịch sử.
Ông ta đã viết một bài báo đăng trên Wall Street Journal vào tháng 4 năm 2020, nói rằng đại dịch virus corona sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi và kêu gọi bảo vệ các nguyên tắc của trật tự thế giới tự do, tức là một thế giới hợp nhất về chính trị và kinh tế. Kissinger không hề đề cập gì đến tuyên truyền sai lệch của ĐCSTQ và vai trò của nó trong thảm họa dịch bệnh toàn cầu, mà lại đề nghị các quan chức Hoa Kỳ không được mất tập trung vào nhiệm vụ khẩn cấp về thành lập một doanh nghiệp song song để chuyển đổi sang một trật tự mới thời hậu virus corona.
Yêu cầu của ông ta đối với chính phủ Hoa Kỳ được hiểu là ủng hộ trật tự thế giới mới, trong đó ĐCSTQ được quyền thống trị toàn cầu.
Khi chính phủ Trump đang tích cực liên kết các đồng minh để kiềm chế ĐCSTQ, tại phiên khai mạc của hội nghị qua mạng mang tên “Diễn đàn Kinh tế Mới 2020” vào ngày 16 tháng 11 năm 2020, Kissinger đã kêu gọi chính phủ tiếp theo của Hoa Kỳ tham gia đối thoại với chính quyền ĐCSTQ càng sớm càng tốt.
Một kỷ nguyên mới bắt đầu
Kissinger được coi là “nhà thiết kế chính” của chính sách ủng hộ ĐCSTQ.
Dân chủ, tự do và nhân quyền là nền tảng của Hoa Kỳ, cũng là ngọn cờ đạo đức mà Hoa Kỳ giương cao trên thế giới. Tuy nhiên, triết lý của Kissinger là sống cho hiện tại và “mọi thứ đều là vì tiền”, đến độ mà ông ta sẽ thỏa hiệp hoặc cộng tác với một chế độ toàn trị và các thế lực cực đoan của họ.
Mặc dù triết lý này có thể giúp một nhóm nhỏ các tinh anh kiếm được hàng tấn tiền, nhưng nó đang gây tổn hại cho Hoa Kỳ và cho người dân Hoa Kỳ vì nó đi chệch khỏi lợi ích quốc gia và các giá trị truyền thống.
Việc Bộ Quốc phòng loại bỏ Kissinger cho thấy Hoa Kỳ trân trọng các nguyên tắc sáng lập, tự do và các giá trị phổ quát của mình. Việc loại bỏ này là một sự kiện thay đổi cuộc chơi. Kỷ nguyên mà các nhà lãnh đạo cộng sản và Kissinger thiết lập đã kết thúc. Kỷ nguyên mới bắt đầu là kỷ nguyên để con người trở về với truyền thống, công lý và chính nghĩa.