Những tác phẩm về phong cảnh thiên nhiên cũng như động vật hoang dã gây ấn tượng mạnh với người xem nhờ góc nhìn độc đáo của nhiếp ảnh gia.
Tại festival “Trò chuyện về ảnh thiên nhiên” diễn ra ở Hà Lan mới đây, ban tổ chức đã công bố những tác phẩm thắng cuộc theo từng hạng mục. Trong ảnh, tác phẩm giành ngôi á quân hạng mục “Thực vật và nấm” của Kevin De Vree (Bỉ). Hàng nấm nối dài tạo cảm giác như chúng đang chuyển động trong cánh rừng.
Thứ bên trong bức ảnh khiến nhiều người nghĩ về một con mắt. Tuy nhiên, đó thực chất là hai con kỳ nhông bị kẹt trong cây ăn thịt ở Trạm nghiên cứu Động vật Hoang dã Algonquin, Ontario, Canada. Ảnh của Samantha Stephens, thắng hạng mục “Động vật khác”.
Á quân hạng mục “Động vật khác” là Yuhui Hu với tác phẩm “Chăm sóc nhện”. Ảnh chụp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Quảng Đông, Trung Quốc.
“Chòm sao đại bàng” là cách Henley Spiers gọi bức ảnh của mình. Những con cá trong ảnh thuộc giống cá ó sao. Thân chúng có những đốm nhỏ trông như chòm sao trên bầu trời đêm. Ảnh thắng hạng mục “Đen trắng”.
Bức ảnh thắng hạng mục “Chân dung động vật” của Adriana Claudia Sanz.
“Hy vọng giữa khu rừng cháy” là tác phẩm chiến thắng hạng mục “Con người và thiên nhiên”. Bức ảnh đem đến nhiều tầng ý nghĩa khi hai mẹ con kangaroo may mắn sống sót đứng giữa cánh rừng trơ trọi ở Mallacoota, Victoria, Australia sau vụ cháy.
“Bẫy” là cách tác giả Andrea Pozzi miêu tả hoàn cảnh của con cá xấu số khi mắc kẹt trong lớp băng. Ảnh thắng hạng mục “Nghệ thuật thiên nhiên”.
Khu rừng ma mị này nằm ở Italy. Cảnh vật trở nên khác lạ do hiện tượng sương giá. Ảnh thắng hạng mục “Cảnh quan”.
Bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Lili. Cô bé thắng hạng mục “Trẻ – độ tuổi 10-17”. Bức ảnh tái hiện những đường nét ấn tượng trên chân một con dơi lá mũi.
Á quân hạng mục này thuộc về Levi Fitze với bức ảnh chụp gà gáy sáng.
Người giành chiến thắng chung cuộc là Roberto Marchegiani, nhiếp ảnh gia Italy. Ông đặt tên tác phẩm của mình là “Công viên kỷ Jura”.
Cuốn sách giúp độc giả cảm nhận rõ hơn thế giới vật chất gần gũi, thân thiết quanh ta từ đồ ăn, thức uống, trang phục đến nhạc khí, kiến trúc… góp phần tạo nên đời sống thuần Việt sâu sắc và đầy tính triết lý.
NGƯỜI VIỆT HAY CƯỜI
Cử chỉ thông thường của người Việt được nhìn nhận trong sinh hoạt thể hiện ở những hành vi tưởng chừng nhỏ nhặt hàng ngày.
Hay cười, xỉa răng, ngồi xổm là ba hành vi đặc trưng của người Việt, dù ngày nay đã thay đổi chút ít. Gặp bất cứ ai, dù không quen biết, người Việt có thói quen hay cười, rồi cả khi quen nhau rồi, mỗi khi kết thúc công việc gì đó lại cười.
Bắt tay cười, mua hàng cười, nói chuyện cười, xem đám đông cười, thắng lợi cười, thất bại cũng cười… nghĩa là cười ở bất cứ đâu, với bất cứ ai, trong đó có cả cười một mình và lẩm bẩm một mình.
Cười trở thành một thói quen bắt đầu cho một giao tiếp, đến nỗi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho rằng hay dân tộc mình còn trẻ con.
Cái cười này không nhất thiết bộc lộ niềm vui, nó giống như lời chào thôi, để kết thúc một việc, nhất là khi gặp gỡ quan lại, sai nha xưa để giải quyết việc hành chính, cười còn có tính nịnh nọt, nhằm lấy lòng cho được việc.
Song trong cuộc sống thường nhật, không nhất thiết phải cầu cạnh ai người ta vẫn cười, điều đó cho thấy cười đã trở thành một hành vi vô thức, không nhất thiết phải có việc hay thái độ gì.
XỈA RĂNG SAU BỮA ĂN
Xỉa răng chỉ là việc rất nhỏ sau khi ăn của người Việt, nhưng được người phương Tây nhìn nhận như một đặc trưng tính cách, họ cho rằng người Việt hay ăn cỗ, và ai ăn xong rồi thì được đánh dấu bằng một cái que trong miệng.
Hầu hết người Việt lớn lên đôi chút là chân răng thường hở, khiến cho khi ăn thức ăn dính vào kẽ răng và phải xỉa răng. Tập tục ăn trầu có chất vôi và nhuộm răng đen làm cho răng chắc khỏe, với những ai giữ được thói quen truyền thống này thì có thể giảm xỉa răng. Tuy nhiên, trong quá khứ, thuốc đánh răng và bàn chải chỉ xuất hiện khi người phương Tây sang, còn người Việt cổ chỉ có súc miệng bằng nước chè, rượu, đánh răng bằng than hay múi cau khô.
Ngoài bốn mươi, sự lão hóa bắt đầu và răng bắt đầu rụng cũng như doãng ra, người ta buộc phải xỉa răng. Người Việt cổ già tương đối sớm, cũng như lập gia đình sớm.
50 tuổi là ra đình lên lão, 60 tuổi là hết vòng hoa giáp có thể chầu trời, 70 tuổi là rất hiếm. Tục xỉa răng không phổ biến ở người phương Tây nên được coi là cử chỉ riêng của người Việt.
Xỉa răng sau khi ăn thực ra liên quan cách thức nấu nướng hàng ngày. Chúng ta không rõ thời trung cổ người phương Tây ăn những tảng thịt nướng to tướng thì họ sẽ xử lý răng miệng thế nào, nhưng về sau nhiều đồ ăn phương Tây chuyển sang hầm nhừ, bộ răng không quá vất vả.
Món ăn Trung Hoa cũng vậy, không nhiều đồ luộc như Việt Nam. Người Việt ăn nhiều chất xơ và đồ luộc, chất xơ từ rau cỏ, lại ăn nhanh và không nhai kỹ, lại luôn miệng nói chuyện trong khi ăn, nên luôn làm cho bộ răng ngứa ngáy. Vả lại đàn ông xỉa răng để nói nốt câu chuyện tào lao rồi uống trà, đàn bà che miệng xỉa răng lộ vẻ kín đáo.
CHỖ NGỒI TRÊN CHIẾU THỂ HIỆN VỊ THẾ
Ngồi khoanh chân xếp bằng như tọa thiền là tính cách riêng của người phương Đông. Đầu gối người phương Tây do quá trình sống riêng rất khó gập được như vậy. Nhưng ngay cả người phương Đông hiện đại không phải ai cũng ngồi xếp bằng được, bởi thói quen mới ngồi duỗi chân với bàn ghế cao và bệnh béo phì, còn người xưa ngồi chiếu là phổ biến.
Cái chiếu phổ biến đến mức nó trở thành khái niệm tượng trưng, xác định vị thế xã hội của con người. Người ta gọi là hộ tịch, tức là góc chiếu của gia đình và cá nhân nào đó, trong đó hộ là cái cửa nhà, cái nhà, còn tịch là cái chiếu. Người đứng đầu gọi là chủ tịch, những người khác gọi là tịch viên.
Và người có mặt nhưng không có quyền như những người trong cuộc khác thì gọi là liệt tịch. Liệt tịch bao gồm cả con ngựa ta cưỡi đến dự một cuộc khai hội (họp), nghĩa là chúng có đến cùng với chủ nhưng không được quyền phát biểu.
Ra đình bạn sẽ được ngồi xếp bằng trên một góc chiếu, đó là vị thế của bạn. Có chiếu trên chiếu dưới phân cấp. Chiếu trên thì gần bàn thờ Thánh, càng xa bàn thờ thì càng là chiếu thấp, thấp nữa là chiếu ngoài sân đình.
Riêng những người làm mõ thì ngồi chiếu riêng, ăn mâm riêng được coi là những người hạ đẳng xuất thân từ dân ngụ cư. Chiếu cao hơn thì cỗ cũng to hơn, nhiều món hơn. Kẻ thấp sẽ ghen tức vì mâm kẻ cao thật nhiều sơn hào hải vị. Mới có câu “Bầu dục không đến bàn thứ tám”.
Cái văn hóa góc chiếu giữa đình này chưa hề mất đi, ngày nay nó được thay thế bằng văn hóa phong bì, nghĩa là ăn tiệc sẽ như nhau, nhưng tiền thưởng theo đẳng cấp.
Quỳ lạy được dùng trong tế lễ, yến kiến vua quan, không thật phổ biến trong sinh hoạt. Đại bộ phận nông dân thích ngồi xổm, tức là ngồi gập đầu gối, đít kê hòn gạch hoặc ghế đẩu, hoặc ngồi không, hoặc ngồi bệt.
Cách phản ứng đối với đại dịch của giới chức thành phố 11 triệu dân được cho là nguồn cơn làm bùng phát sự lây lan virus, theo kết quả điều tra kéo dài 6 tháng của Financial Time
Gần một năm sau khi các bác sĩ xác định các ca mắc Covid-19 đầu tiên ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nhiều ẩn số về đại dịch đang khiến cả thế giới chao đảo vẫn chưa có lời giải. Tính đến ngày 30/11, thế giới ghi nhận 63.044.066 ca nhiễm và 1.464.724 người đã tử vong do Covid-19, theo Worldometers.
Chính phủ Trung Quốc chính thức thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 3/1 rằng một “loại bệnh viêm phổi nặng không rõ nguyên nhân” được phát hiện ở Vũ Hán.
Trong ba tuần đầu tiên của tháng 1, giới chức y tế Trung Quốc cho biết chỉ vài chục trường hợp được xác nhận dương tính với chủng virus mới, đồng thời khẳng định nguy cơ lây lan mạnh là rất thấp.
Tuy nhiên, ngay từ cuối tháng 12/2019, một người đàn ông 33 tuổi tên Gao Fei sống gần Vũ Hán đã đọc được nhiều lời trao đổi và suy đoán trên Twitter về nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở thành phố thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Khi rời Quảng Đông để trở về quê nhà cách Vũ Hán khoảng 120 km vào ngày 21/1, ông Gao ngạc nhiên khi thấy cuộc sống nơi đây vẫn bình thường và không có bất kỳ biện pháp đảm bảo an toàn nào được áp dụng.
“Các nhà chức trách địa phương cho biết cần phải chờ chỉ thị từ cấp cao hơn. Tôi hoàn toàn bất ngờ vì vào thời điểm diễn biến dịch ở Vũ Hán vượt tầm kiểm soát, tình hình ở một thành phố cách đó không xa lại hoàn toàn bình thường như thể không có bất kỳ mối đe dọa nào”, ông Gao nói với tờ Financial Times.
TRUNG QUỐC VÀ WHO
Theo tờ Financial Times, sự phản ứng chậm chạp và chủ quan của giới chức Vũ Hán là nguyên nhân khiến ảnh hưởng của dịch bệnh đã đi quá xa, đồng thời tàn phá nhiều nền kinh tế ở quy mô chưa từng thấy kể từ cuộc Đại suy thoái diễn ra vào những năm 1930.
Vào ngày 13/1, trường hợp đầu tiên mắc Covid-19 bên ngoài biên giới Trung Quốc được ghi nhận, cho thấy sự phát tán của virus corona từ Vũ Hán đến Bangkok, Thái Lan.
Một ngày sau, các quan chức y tế hàng đầu của quốc gia tỷ dân đã triệu tập một cuộc họp khẩn bí mật tại Bắc Kinh. Tại đây, giới chức Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại về khả năng lây nhiễm với tốc độ chóng mặt của chủng virus mới.
Vài ngày sau đó, chính phủ Nhật Bản công khai bày tỏ sự nghi vấn đối với số ca dương tính với Covid-19 mà chính quyền Trung Quốc báo cáo.
Cụ thể, Tokyo cho rằng “lượng người nhiễm virus ở Vũ Hán tính đến giữa tháng 1 chỉ dừng ở mức vài chục ca là hết sức vô lý”.
Theo nghiên cứu công bố bởi các nhà dịch tễ học tại Đại học Hoàng gia London, phải có ít nhất 4.000 ca mắc Covid-19 ở Vũ Hán thì sự lây lan của virus mới vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc và WHO cũng được cho là đã không công khai mức độ nghiêm trọng của đại dịch và khả năng lan truyền nhanh chóng của mầm bệnh.
Cụ thể, khi phát biểu trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 14/1, quan chức cấp cao của WHO Maria Van Kerkhove tuyên bố phát hiện “sự lây lan virus giữa người với người ở mức độ hạn chế” tại Vũ Hán.
Trong buổi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 28/1 tại Bắc Kinh, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ca ngợi “thái độ chống dịch nghiêm túc của Trung Quốc, đặc biệt là sự cam kết mạnh mẽ từ giới chức nước này, sự minh bạch trong việc kê khai số liệu và sẵn lòng chia sẻ thông tin bộ gen của chủng virus nguy hiểm”.
Chuyên gia y tế công tại Đại học Toronto đồng thời là tư vấn viên của WHO Ross Upshur lưu ý rằng Trung Quốc từ lâu vẫn luôn có những tác động đáng kể về mặt chính trị đối với WHO.
Ông Upshur cho rằng mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngưng tài trợ cho WHO.
LỜI GIẢI THÍCH CỦA TRUNG QUỐC
Tính đến trước ngày 20/1, Trung Quốc vẫn kiên định trong việc phủ nhận mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch bệnh.
Các nhà chức trách của quốc gia tỷ dân lập luận rằng họ phải đối mặt với “một tình huống vô cùng phức tạp trong hoàn cảnh hết sức mơ hồ”, theo Financial Times.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Dale Fisher tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore đồng tình với quan điểm này.
“Cần lưu ý rằng đây là một loại virus mới, việc không thể khống chế được tình hình là chuyện bình thường. Không ai muốn làm người dân trở nên hoảng sợ cho đến khi kết quả chẩn đoán thực sự đáng tin”, bác sĩ Fisher nói.
Theo giáo sư Wang Linfa thuộc Trường Y Duke-NUS, người tình cờ có mặt tại Vũ Hán từ ngày 14/1, thời điểm đó người dân ở đây hầu như không đeo khẩu trang, thủ tục đo thân nhiệt cũng không được tiến hành.
Nhưng chỉ 4 ngày sau, giới chức y tế sở tại đã triển khai các biện pháp chống dịch. “Họ kiểm tra thân nhiệt rất nghiêm ngặt, có rất nhiều camera được lắp đặt và nhân viên an ninh mặc đầy đủ đồ bảo hộ y tế”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Singapore kể lại.
BÊN TRONG BỆNH VIỆN TRUNG TÂM VŨ HÁN
Ba tuần trước khi chính quyền Trung Quốc công khai thừa nhận sự lây lan của chủng virus chết người trên diện rộng, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đã nhận thấy nguy cơ về một đợt bùng phát dịch tại thành phố của họ.
Ngày 29/12/2019, bác sĩ Yin Wei tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán nhận được báo cáo về bốn trường hợp có các triệu chứng viêm phổi do virus. Cả bốn bệnh nhân đều đến từ một chợ hải sản địa phương.
Khi liên hệ quan chức y tế thành phố là ông Wang Wenyong, “ông ấy trả lời rằng đã nhận được những báo cáo tương tự từ một số bệnh viện, hiện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán chưa xác định được nguyên nhân căn bệnh dù đã tiến hành nhiều xét nghiệm”, bác sĩ Yin kể lại.
Sau nhiều lần yêu cầu và khoảng thời gian chờ đợi kéo dài 7 ngày, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán mới được phép ghi lại các trường hợp viêm phổi lạ vào phiếu báo cáo bệnh truyền nhiễm (IRDC), một hệ thống thông tin trực tuyến được chia sẻ bởi các cơ quan y tế địa phương và quốc gia.
Ông Wang, quan chức y tế được bác sĩ Yin nhiều lần nhắc tên, khẳng định: “Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán đang tìm cách đổ lỗi cho tôi. Tôi không làm gì sai. Họ không tuân theo các tiêu chuẩn do ủy ban y tế địa phương thiết lập. Đây là quyết định của tập thể, không phải riêng tôi”.Ảnh vệ tinh cho thấy Covid-19 có thể lây lan ở Vũ Hán từ tháng 8/2019Theo một nghiên cứu từ trường Y Harvard (Mỹ), những bức ảnh vệ tinh chụp bãi đỗ xe của các bệnh viện tại Vũ Hán cho thấy virus corona có thể đã lây lan từ tháng 8/2019.
Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn năm năm so với ước tính trước đây do sự phục hồi tương phản của hai nước sau đại dịch COVID-19, một viện nghiên cứu ở Anh dự báo.
“Trong những năm qua, chủ đề bao trùm của kinh tế toàn cầu là sự cạnh tranh kinh tế và quyền lực mềm giữa Mỹ và Trung Quốc,” Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) ở London nói trong một báo cáo thường niên được công bố vào ngày thứ Bảy.
“Đại dịch COVID-19 và thảm họa kinh tế tương ứng chắc chắn đã nghiêng sự cạnh tranh này về phía có lợi cho Trung Quốc.”
CEBR nói việc Trung Quốc “quản lý khéo léo đại dịch,” với việc phong tỏa nghiêm ngặt sớm, và những tác động đến tăng trưởng dài hạn ở phương Tây có nghĩa là thành tích kinh tế tương đối của Trung Quốc đã cải thiện.
Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 5,7% một năm từ năm 2021-25 trước khi chậm xuống mức 4,5% một năm từ năm 2026-30.
Dù Mỹ có phần chắc sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch vào năm 2021, tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm xuống mức 1,9% một năm từ năm 2022 đến năm 2024, và 1,6% những năm sau đó.
Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tính theo đồng đôla, cho đến đầu những năm 2030 khi nước này bị Ấn Độ qua mặt, đẩy Đức từ vị trí thứ tư xuống thứ năm.
Vương quốc Anh, hiện là nền kinh tế lớn thứ năm theo đo lường của CEBR, sẽ tụt xuống vị trí thứ sáu từ năm 2024.
Tuy nhiên, dù bị ảnh hưởng vào năm 2021 khi nước này rút khỏi thị trường chung của Liên minh Châu Âu, GDP của Anh tính theo đôla được dự báo sẽ cao hơn 23% so với Pháp đến năm 2035, nhờ sự dẫn đầu của Anh trong nền kinh tế kĩ thuật số ngày càng quan trọng.
Châu Âu chiếm 19% sản lượng trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2020 nhưng con số này sẽ giảm xuống còn 12% đến năm 2035, hoặc thấp hơn nếu có sự chia rẽ gay gắt giữa EU và Anh, CEBR cho biết.
Viện nghiên cứu này cũng cho biết tác động của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu có thể biểu hiện ở mức lạm phát cao hơn chứ không phải tăng trưởng chậm hơn.
“Chúng tôi thấy một chu kì kinh tế với lãi suất gia tăng vào thời điểm giữa những năm 2020, đề ra thách thức cho các chính phủ đã vay mượn ồ ạt để tài trợ nỗ lực ứng phó cuộc khủng hoảng COVID-19.
“Nhưng các xu hướng nền đã được đẩy nhanh vào thời điểm này để hướng tới một thế giới xanh hơn và dựa trên công nghệ nhiều hơn khi chúng ta bước vào những năm 2030.”
Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế 2020 xuống mức thấp nhất trong 30 năm
Một quầy giao dịch ở một ngân hàng tại Hà Nội.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 giảm xuống mức thấp nhất trong ít nhất ba thập kỷ vì COVID-19, thiên tai và kinh tế toàn cầu suy thoái, Reuters đưa tin, dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) công bố hôm 27/12.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,91% trong năm 2020 sau khi trước đó đạt mức trên 7% trong hai năm liên tiếp, theo GSO.
Theo VnExpress, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm kể từ năm 2016. Bình quân cả năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2019.
Tổng cục Thống kê được Reuters dẫn lời nói trong một thông cáo rằng dù GDP năm nay “là mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ”, nhưng “trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới”.
GSO được trích lời nói tiếp: “Chúng tôi đã thành công trong cuộc chiến chống virus nhưng đồng thời cũng duy trì mở cửa nền kinh tế. Đại dịch đã ít nhiều được khống chế ở Việt Nam”.
Theo Reuters, với các biện pháp cách ly và truy vết nghiêm ngặt, Việt Nam đã nhanh chóng khống chế đại dịch, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn nhiều nước ở châu Á.
Tin cho hay, tới nay, Việt Nam ghi nhận 1.440 ca nhiễm và 35 trường hợp tử vong.
Ông Joe Biden bước lên sân khấu trong ngày cuối cùng của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ tại Time Warner Cable Arena vào ngày 6 tháng 9 năm 2012 ở Charlotte, Bắc Carolina. (Ảnh: Getty)
Ông Joe Biden đã nói rõ nhiều lần vê chương trình nghị sự của mình trước công chúng rằng ông dự định đưa trở lại chính sách đối ngoại mà ông chủ cũ của ông, cựu Tổng thống Barack Obama, đã thực thi và ủng hộ. Điều này khiến các quốc gia đồng minh với Mỹ buộc phải chạy đua vũ trang và kẻ thù của Mỹ vui mừng trước triển vọng “Biden” – giống như điều họ đã hưởng thụ dưới thời Obama…
Trong khi các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ phần lớn đã cổ vũ điều này – và chế nhạo Tổng thống Donald Trump vì đã bảo vệ thành quả của mình – nhiều đồng minh của Mỹ và một số kẻ thù của họ trên khắp thế giới đang có những động thái cho thấy họ “chờ đợi” sự “trở lại trạng thái quan hệ toàn cầu” của năm 2016.
TĂNG CƯỜNG BẠO LỰC LÊN THƯỜNG DÂN NHƯNG LẠI HÈN NHÁT TRƯỚC KẺ THÙ
Chính sách đối ngoại của chính quyền Obama khiến vị thế của Mỹ suy yếu trầm trọng trên chính trường thế giới. Cựu tổng thống Mỹ Obama suốt 8 năm tại vị đã lặp đi lặp lại rằng sự tham gia của Mỹ vào địa chính trị khiến thế giới trở nên tồi tệ hơn. Nhưng thay vào đó, ông ta lại âm thầm gia tăng can thiệp bạo lực thường xuyên ở nước ngoài.
Những lời lẽ xin lỗi của Obama, chẳng hạn như “Nước Mỹ đã thể hiện sự kiêu ngạo” đối với các nước láng giềng, “Chúng tôi đôi khi mắc những sai lầm. Chúng tôi đã không hoàn hảo”- trái ngược với “đáng kể” những mệnh lệnh của ông ta về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các mục tiêu dân sự, cuộc xâm lược Libya và việc trang bị vũ khí rộng rãi của “phiến quân” Syria – những kẻ cuối cùng đã giao những vũ khí đó cho các chiến binh thánh chiến. Nói cách khác, nước Mỹ dưới thời Obama đã gián tiếp tài trợ cho khủng bố.
Nói cách khác, nước Mỹ dưới thời Obama đã gián tiếp tài trợ cho khủng bố. Và nhiệm kỳ lần này của Biden (nếu có) có thể được gọi là “nhiệm kỳ Obama thứ ba (Ảnh: getty)
Nhìn lại di sản của Obama, Micah Zenko – nhà khoa học chính trị thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ đã tiết lộ dữ liệu đáng kinh ngạc: Chỉ riêng năm 2016, chính quyền Obama đã thả 26.171 quả bom. Điều đó có nghĩa là trung bình mỗi giờ Obama ra lệnh thả 3 quả bom, tương đương mỗi ngày thả 72 quả. Obama cũng ủy quyền các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhiều hơn gấp 10 lần so với Tổng thống Bush.
Cách tiếp cận đã tạo ra cái chết và sự hỗn loạn trên diện rộng, có lẽ tiêu biểu nhất là sự bùng nổ của “Mùa xuân Ả Rập” một thập kỷ trước – được xem là phản ứng trước việc một thương gia Tunisia tự thiêu dẫn đến cuộc bầu cử (và bạo lực loại bỏ) một phần tử cực đoan của Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, đấu giá nô lệ ngoài trời ở Libya và sự trỗi dậy đẫm máu của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
Ngay gần nước Mỹ, các nhà độc tài đã tận dụng việc nước Mỹ thờ ơ về vấn đề nhân quyền, dân chủ dưới thời Obama, để đàn áp công dân một cách thô bạo. Các cuộc biểu tình của người Venezuela bắt đầu từ năm 2014 chống lại nhà độc tài xã hội chủ nghĩa Nicolás Maduro đã dẫn đến hàng nghìn người thương vong, bao gồm cái chết của nhiều trẻ em dưới bàn tay của an ninh nhà nước. Ở Cuba, chế độ Castro đã tận dụng lợi nhuận từ du lịch sau chính sách “phá băng” của Obama – mặc dù thực tế là du lịch của Mỹ đến Cuba vẫn là bất hợp pháp về mặt kỹ thuật – để thực hiện khoảng 10.000 vụ bắt giữ vì động cơ chính trị vào năm 2016.
Dưới thời Obama, những kẻ thù của Mỹ như Trung Quốc, Nga đã sáp nhập một phần đất khổng lồ của Ukraine mà không bị trừng phạt trong khi Iran đã mở rộng ảnh hưởng toàn cầu của họ. Các đồng minh – những quốc gia có thể đóng một vai trò nào đó trong việc giảm bớt sự bành trướng của các đối thủ của Mỹ – thì bị chính quyền Obama “hắt hủi”. Không ngạc nhiên khi tại thời điểm này, nhất Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Đài Loan và Ấn Độ đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ “Obama thứ ba”, nếu Biden tiến vào Nhà trắng vào ngày 20/1 tới đây.
THẾ GIỚI BUỘC PHẢI CHẠY ĐUA VŨ TRANG VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN NẾU BIDEN ĐẮC CỬ
Saudi Arabia – đối thủ địa chính trị lớn nhất của Iran – đã không mất thời gian sau “chiến thắng” của Biden để tuyên bố rằng, nếu các chính sách của Biden dẫn đến việc Iran có được vũ khí hạt nhân, Riyadh sẽ ngay lập tức khởi động chương trình hạt nhân của riêng mình.
Vào tháng 11/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Adel al-Jubeir cho biết một chương trình vũ khí hạt nhân của Ả Rập Xê Út “chắc chắn là một lựa chọn” dưới thời Biden. Al-Jubeir đã từng nhận xét tương tự trong quá khứ.
“Nếu Iran có được năng lực hạt nhân, chúng tôi sẽ làm mọi cách để làm điều tương tự”, Al-Jubeir nói vào năm 2018, ngay sau khi ông Trump rút Hoa Kỳ khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), hay còn được gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Riyadh không chỉ nói mà đã thực sự hành động. Một báo cáo trên trang Al-Monitor tuần này nêu chi tiết rằng các quan chức Ả Rập Xê Út đã bắt đầu “dựng rào chắn” với Qatar – do chiến dịch trở thành người lãnh đạo thế giới Hồi giáo của Tổng thống Hồi giáo Recep Tayyip Erdogan; và với Thổ Nhĩ Kỳ – do mối quan hệ chặt chẽ với Iran trước đây.
Dưới thời Trump, chính phủ Ả Rập Xê Út cảm thấy họ có thể dựa vào sự hỗ trợ của Washington để chống lại các chính phủ cực đoan trong khu vực – một “điều xa xỉ” mà họ không thể mong đợi có được trong nhiệm kỳ của Biden, giống như với thời Obama trước đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono bắt tay với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khi ông đến dự cuộc họp tại Nhà khách Nhà nước Diaoyutai ở Bắc Kinh vào ngày 15 tháng 4 năm 2019. (Ảnh của Mark Schiefelbein / POOL / AFP/ Getty)
Ở châu Á, Nhật Bản – quốc gia có tranh chấp lãnh thổ lâu đời với Trung Quốc và không có quân đội chính thức, chỉ có “lực lượng tự vệ” – đã chuẩn bị cho việc “chính quyền Biden chiếm Nhà Trắng” sắp tới – bằng cách thông qua ngân sách quốc phòng lớn nhất trong lịch sử vào thứ Hai (28/12). Nhật Bản sẽ chi 51,6 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng vào năm 2021. Mainichi Shimbun , một tờ báo Nhật Bản, chỉ rõ rằng số tiền này sẽ được dùng để chống lại “những thách thức an ninh do Trung Quốc đặt ra”.
Không đợi chính quyền Biden ủng hộ Nhật Bản trong bất kỳ tranh chấp nào với Trung Quốc, các quan chức Nhật Bản cũng triển khai chiến thuật ngoại giao để bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền của mình. Vào cuối tháng 11/2020, Tokyo đã chào đón Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến dự các cuộc thảo luận cấp cao – cuộc thảo luận đầu tiên thuộc loại này dưới thời tân Thủ tướng Suga Yoshihide. Các cuộc thám hiểm đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng biển Nhật Bản – ngày càng phổ biến ở đó và trên toàn thế giới – nằm trong danh sách các vấn đề được thảo luận.
Đài Loan, một quốc gia khác thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa, cũng đã tiết lộ kế hoạch mở rộng năng lực quân sự trong năm tới. Đài Bắc đã công bố việc đóng tàu ngầm bản địa vào cuối tháng 11/2020.
“Chúng tôi đang để thế giới thấy được ý chí mạnh mẽ của Đài Loan trong việc bảo vệ chủ quyền của mình”, Tổng thống Thái Văn Anh phát biểu tại sự kiện khánh thành việc đóng tàu. Bà Thái là Tổng thống Đài Loan đầu tiên kể từ thời Tổng thống Jimmy Carter tham gia trò chuyện với một tổng thống Mỹ, khi bà gọi điện thoại chúc mừng chiến thắng năm 2016 của ông Trump.
Ở biên giới phía tây của Trung Quốc, chính phủ Ấn Độ cho biết họ sẽ tăng cường chuẩn bị cho các cuộc chiến, sau khi những phát súng đầu tiên (sau 45 năm) được bắn xuyên biên giới vào mùa hè này. Hãng tin Ấn Độ báo cáo hồi tháng trước rằng chính phủ đã mua ít nhất 20.000 bộ quần áo chống rét cho quân đội tại Himalaya từ chính phủ Mỹ.
Asian News International (ANI) trích dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Ấn Độ cho biết, ngoài các bộ quần áo, New Delhi đã mua “một số súng trường tấn công cho lực lượng đặc biệt cũng như súng trường tấn công SiGSauer cho bộ binh”. Các quy tắc giao tranh của Ấn Độ không cho phép mang súng ở biên giới cho đến tháng 6 này.
KẺ THÙ CỦA MỸ VÀ NHÂN LOẠI KHÔNG CHE GIẤU NIỀM VUI TRƯỚC ‘TRIỂN VỌNG’ BIDEN
Các quan chức Iran dường như đồng ý với lo ngại ngầm mà Ả Rập Xê Út thể hiện về việc đảng Dân chủ trở lại Nhà Trắng.
“Tôi không nghi ngờ gì rằng cuộc kháng chiến dân tộc anh dũng của Iran sẽ buộc chính phủ tương lai của Mỹ phải cúi đầu… và các lệnh trừng phạt sẽ bị phá vỡ”, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố vào tuần trước. “Chúng tôi rất vui khi thấy Trump ra đi”.
Trung Quốc dường như cũng đang chuẩn bị cho cuộc xung đột trong tương lai với Ấn Độ, có khả năng Bắc Kinh đang mong đợi các quan chức Ấn Độ thay đổi chiến lược của họ sau “sự ra đi của Tổng thống Trump” – người vẫn duy trì quan hệ thân thiết với Thủ tướng Narendra Modi.Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố vào tuần trước.
“Chúng tôi rất vui khi thấy Trump ra đi”. (Ảnh: getty)
Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã thay thế người đứng đầu Bộ chỉ huy phía Tây của Trung Quốc – một cánh của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) chịu trách nhiệm ở biên giới Ấn Độ, vào cuối tuần này, loại bỏ tướng Triệu Tông Kỳ. Dưới thời tướng Triệu, quân đội Trung Quốc đã phải chịu một thất bại đáng xấu hổ trước quân đội Ấn Độ trong một cuộc hỗn chiến đẫm máu ở khu vực Ladakh của Ấn Độ, nơi quân đội PLA được cho là hiện diện bất hợp pháp.
Thời báo Hoàn cầu – kênh truyền thông “tuyên truyền” bằng tiếng Anh của ĐCSTQ, nói rằng “Joe Biden dễ dàng đối phó hơn Donald Trump”, sau khi ông Biden giành được đề cử của Đảng Dân chủ.
Đội quân “50 xu” của Trung Quốc – hàng trăm nghìn “kẻ lừa đảo” trên Internet được trả 50 xu một bài – đang phải “làm việc ngoài giờ” để gây ảnh hưởng đến cử tri Mỹ – bằng cách đăng các thông điệp chống Trump, ủng hộ Biden qua các tài khoản mạng xã hội giả mạo.
Các nhà phân tích Hoa Kỳ cũng đã phát hiện ra một trang mạng truyền bá thư rác của Trung Quốc – được gọi là “Spamouflage Dragon” – đã đăng tải các “cuộc tấn công” nhằm vào Tổng thống Trump trên YouTube và các kênh khác.
Quy mô và mức độ tinh vi trong sự can thiệp bầu cử của Bắc Kinh lớn đến mức, nó khiến những nỗ lực bị cáo buộc trước đó của Nga trông thật nhỏ bé (khi so sánh).
Và mục đích của nó rõ ràng đến mức Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia, William Evanina, đã nói: “Chúng tôi đánh giá rằng Trung Quốc mong muốn Tổng thống Trump – người mà Bắc Kinh coi là không thể đoán trước – không được tái đắc cử”.
Và giờ đây, khi cánh cửa vào Nhà trắng của Tổng thống Trump đang bị đe dọa bởi cuộc bầu cử gian lận trên quy mô lớn, Trung Quốc hẳn là đối thủ kinh tế – chính trị – công nghệ đắc lợi nhất và vui mừng nhất. Điều này không chỉ đe dọa sự thịnh vượng và vai trò của Mỹ, mà nó là điềm báo xấu cho toàn cầu bởi Trung Quốc là “cứ điểm của tội ác chống lại loài người vô tiền khoáng hậu” lớn nhất hiện nay, là nơi nhân quyền và dân chủ bị đàn áp mạnh mẽ nhất; nhưng tiền và sự kiểm soát khắc nghiệt của chính quyền nước này đã “làm im lặng tất cả”.
Các báo cáo từ các hãng truyền thông chính thống của Mỹ chỉ ra rằng Tổng thống Trump đang nỗ lực để nâng cao tính bền vững của các thành tựu chính sách đối ngoại của mình khi nhiệm kỳ thứ nhất của ông gần kết thúc, nhằm ngăn chặn “một mùa xuân Ả Rập” dưới thời chính quyền “giả định” Biden hoặc “thuộc địa Crimea” của Nga.
Hoặc, như CNN đã gọi một cách chế nhạo – bỏ qua tình trạng thế giới vào lần cuối cùng mà Biden-Obama từng ở Nhà Trắng – rằng nhóm Trump hy vọng sẽ “tạo nhiều đám cháy đến mức chính quyền Biden sẽ khó có thể dập tắt tất cả”. Nhiều đồng minh của Mỹ có thể hy vọng thấy Tổng thống Trump thành công, nhưng ít đồng minh tỏ ra kiên nhẫn chờ đợi để tìm hiểu xem liệu ông ấy có thành công hay không.