Trong khuôn khổ Hội nghị Liên kết phát triển du lịch TPHCM và 8 tỉnh Đông Bắc diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi đã có dịp tham gia chuyến khảo sát điểm đến tại tỉnh này.
Quần thể di tích Yên Tử nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương; được khá nhiều đơn vị tour đang khai thác, khách hàng lựa chọn tham quan, đặc biệt rơi vào những tháng lễ hội, tết (từ Mùng 10 tháng Giêng kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân), rất đông khách đổ về hành hương. Tuy nhiên, vào thời gian này, di tích Yên Tử đang khá vắng, phù hợp cho những du khách muốn đi du lịch nhưng ngại chốn đông người.
Theo đại diện Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm (Quảng Ninh) – đơn vị đầu tư các dịch vụ tại khu di tích Yên Tử – đây không phải mùa cao điểm hành hương, cộng thêm ngành du lịch đang dần phục hồi sau các đợt dịch COVID-19 nên lượng khách đến Yên Tử còn hạn chế. Nhưng, qua việc đầu tư thêm các hạng mục văn hoá, nghỉ dưỡng mới dưới chân núi, đơn vị mong muốn có thể thu hút du khách đến quanh năm thay vì chỉ tập trung vào dịp lễ hội.
Một cửa hàng bán đồ lưu niệm dưới chân núi Yên Tử
Một góc bên trong Trung tâm văn hoá Trúc Lâm Yên Tử, đoạn du khách phải di chuyển bằng xe điện để đến chân núi
Theo một hướng dẫn viên ở khu vực chùa Hoa Yên, sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch bệnh COVID-19, gần đây khu di tích đã bắt đầu có khách trở lại
Vườn tháp Huệ Quang – nơi linh thiêng của Khu di tích Yên Tử
Đoàn khách dâng hương ở toà tháp chính trước khi bắt đầu hành trình lên núi
Những bức tường rêu phong bên những cây sứ cổ thụ độc đáo ở vườn tháp Huệ Quang
Khu vực chùa Hoa Yên
Vào thời gian này, trên một vài đoạn đường lên núi Yên Tử, du khách có thể bắt gặp những bông hoa bé xinh nở ven đường
Toàn cảnh mờ ảo của khu vực Trung tâm văn hoá Trúc Lâm Yên Tử bên dưới chân núi
Chùa Đồng nằm trên đỉnh Yên Tử, ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển, đa phần thời gian trong ngày đều chìm khuất trong mây
Ngoài Yên Tử, điểm tham quan Đền Hùng (Phú Thọ) cũng đang ở vào thời gian thấp điểm của du lịch, lượng khách đến khá khiêm tốn
MỚI ĐÂY, TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) ĐÃ CÔNG BỐ 10 NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI TRONG 20 NĂM QUA, TỪ NĂM 2000-2019. KHÔNG NGẠC NHIÊN KHI CĂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ VẪN LÀ “SÁT THỦ” NGUY HIỂM NHẤT, ĐỨNG NGAY SAU ĐÓ LÀ ĐỘT QUỴ.
Trong năm 2019, 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm 55% trong tổng số 55.4 triệu ca tử vong toàn cầu.
Những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu này, tính theo tổng số ca tử vong, có liên quan đến 3 nhóm bệnh lớn: tim mạch (bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ), hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp dưới) và các bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh (bao gồm ngạt sơ sinh và các tổn thương khi sinh, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng sơ sinh, cùng nhiều biến chứng của sinh non).
Và chúng có thể được chia thành 3 loại: bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm (mãn tính) và tai nạn.
Tại sao cần biết những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều này có vai trò rất lớn trong việc giúp mọi người cải thiện cách họ sống. Ví dụ, dữ liệu về tỷ lệ tử vong có thể giúp tập trung những hoạt động và phân bổ nguồn lực trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, thực phẩm và nông nghiệp, môi trường và sức khỏe.
Việc thu thập và phân tích thường xuyên dữ liệu chất lượng cao về tử vong và nguyên nhân tử vong, cũng như dữ liệu chuyên biệt được phân tách theo độ tuổi, giới tính và vị trí địa lý, là rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và giảm số ca tử vong, tàn tật trên toàn thế giới.
COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quốc gia đầu tư vào những hệ thống quản lý và thống kê dân số để nắm bắt được số lượng người chết, từ đó trực tiếp có các nỗ lực phòng ngừa và chữa trị kịp thời.
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới
Ở cấp độ toàn cầu, 7 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2019 là những bệnh không truyền nhiễm, chiếm 44% trong tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, chiếm 80% số ca tử vong liên quan đến 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu này.
Tuy nhiên, nếu tính số ca tử vong trên thế giới do tất cả những bệnh không truyền nhiễm gây ra thì nó chiếm tới 74% trong năm 2019.
Sát thủ nguy hiểm nhất của thế giới là bệnh tim thiếu máu cục bộ, chiếm 16% tổng số ca tử vong trên thế giới. Kể từ năm 2000 đến nay, số lượng người tử vong do căn bệnh này gây ra đã có sự tăng vọt đáng báo động, tăng từ 2 triệu người (năm 2000) lên tới 8.9 triệu người (năm 2019).
Đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lần lượt xếp ở vị trí thứ 2 và 3 trong danh sách, gây ra xấp xỉ 11% và 6% tổng số ca tử vong toàn cầu.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng của nhiều người nhất trên thế giới, xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, trong vòng 20 năm trở lại đây, người ta nhận thấy sự giảm dần đi về số lượng ca tử vong do nguyên nhân này. Năm 2019 ghi nhận 2.6 triệu ca tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới, ít hơn 460 nghìn ca so với năm 2000.
Các bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh xếp ở vị trí thứ 5. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân có số ca tử vong giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Năm 2019, nó cướp đi sinh mạng của 2 triệu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít hơn 1.2 triệu so với những năm 2000.
Người chết do các bệnh không truyền nhiễm có sự gia tăng. Cụ thể, số ca tử vong do ung thư phổi, khí quản, phế quản tăng từ 1.2 triệu (năm 2000) lên 1.8 triệu (năm 2019), và hiện đứng thứ 6 trong 10 nguyên nhân gây từ vong hàng đầu thế giới.
Năm 2019, Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác được xếp ở vị trí thứ 7. Đáng chú ý, phụ nữ là đối tượng bị ảnh hưởng bởi các bệnh này nhiều nhất. Trên toàn thế giới, 65% số người tử vong do Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác là nữ giới.
Một trong những sự sụt giảm lớn nhất về số ca tử vong là các bệnh tiêu chảy, với số ca tử vong giảm từ 2.6 triệu năm 2000 xuống còn 1.5 triệu năm 2019.
Tiểu đường đã lọt vào danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. So với năm 2000, số người mất mạng vì tiểu đường tăng tới 70%. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất ở nam giới trong top 10 này, với số ca nam giới tử vong tăng tới 80% từ năm 2000 đến năm 2019.
Một số bệnh khác vốn nằm trong top 10 nguyên nhân gây từ vong hàng đầu thế giới những năm 2000 thì đến nay đã biến mất khỏi danh sách. HIV/AIDS là một trong số đó, với số ca tử vong do nó gây ra giảm đến 51% trong 20 năm qua (năm 2000 nó đứng ở vị trí thứ 8 trong danh sách thì nay nó đã tụt xuống thứ 19).
Những bệnh về thận tăng 3 hạng và trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ 10 trên thế giới, gây nên cái chết của 1.3 triệu người năm 2019, trong khi đó, con số này của những năm 2000 chỉ là 813 nghìn.
10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam
Ngân hàng Thế giới phân chia kinh tế thế giới thành 4 nhóm thu nhập dựa trên tổng thu nhập quốc gia: nhóm các nước thu nhập thấp, trung bình thấp, trung bình cao và cao. Tính đến năm 2020, Việt Nam nằm ở nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp.
Trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (trong đó có Việt Nam) có 5 nguyên nhân là do bệnh không truyền nhiễm, 4 nguyên nhân là do bệnh truyền nhiễm và 1 nguyên nhân là do tai nạn gây tử vong. Trong đó, thứ tự của các nguyên nhân này lần lượt là bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, các bệnh ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, tiêu chảy, bệnh lao, bệnh xơ gan, tiểu đường và tai nạn giao thông.
Đứng đầu danh sách dĩ nhiên vẫn là 2 căn bệnh quái ác: tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Ở bất kể quốc gia nào trên thế giới thì chúng cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất.
Tiểu đường là nguyên nhân có sự tăng cao về số lượng người tử vong trong nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp. Nó từ vị trí thứ 15 lên thứ 9, số người bị nó cướp đi sinh mạng tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000-2019.
Là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, tiêu chảy vẫn là một thách thức lớn. Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng là số lượng người tử vong do nó đã giảm đi đáng kể, từ 1.9 triệu người năm 2000 xuống còn 1.1 triệu người năm 2019.
Sự gia tăng lớn nhất về số ca tử vong ở các quốc gia này là do bệnh thiếu máu cơ tim, tăng từ 1 triệu lên 3.1 triệu người kể từ năm 2000. HIV/AIDS cũng có sự sụt giảm mạnh số ca tử vong, từ vị trí thứ 8 trong danh sách vào những năm 2000 xuống thứ 15.
Ngạc nhiên là trong danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp, vị trí thứ 10 lại thuộc về tai nạn giao thông. Tuy số lượng ca tử vong do nó gây ra trong 20 năm qua tăng không quá lớn nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 nghìn người.
MỚI ĐÂY, NHỮNG THÔNG TIN VỀ BIẾN THỂ MỚI CỦA VIRUS SARS-COV-2 ĐANG LÂY LAN NHANH TẠI ANH ĐÃ TIẾP TỤC MANG TỚI NHỮNG MỐI LO CHO TOÀN CẦU. BIẾN THỂ MỚI NÀY ĐƯỢC CHO LÀ CÓ KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM CAO HƠN 70%.
Biến chủng Sars-Cov-2 “đang được điều tra”
Biến thể này làm dấy lên lo ngại của mọi người về khả năng tạo nên một đại dịch mới và làm “tiêu tùng” hết các kế hoạch phát triển vaccine của loài người hiện nay.
Cụm từ “chủng biến thể” được sử dụng để chỉ các chủng virus có một số thay đổi về “trình tự gene” của chúng so với chủng gốc được phát hiện hồi năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Sự biến đổi về “trình tự gene” của virus sau 1 khoảng thời gian là một hiện tượng xảy ra một cách tự nhiên vì trong quá trình lây nhiễm, sinh sản, chúng sao chép bộ gene của chúng và tạo ra những lỗi (như lỗi đánh máy). Tính cho đến nay, số lượng chủng biến thể của virus nCoV trên thế giới được phát hiện bằng phương pháp giải trình tự bộ gene từ người bệnh một cách ngẫu nhiên đã đạt con số vài nghìn, tuy nhiên, con số thực tế của chủng biến thể có thể nhiều hơn.
Hầu hết các chủng biến thể mà các nhà khoa học quan tâm là các chủng có sự biến đổi trên trình tự gene mã hóa cho protein S, một bộ phận trên màng được virus sử dụng như chìa khóa để tấn công vào tế bào người qua thụ thể có tên là ACE2.
Trở lại chủng biến thể gần đây ở Anh gây xôn xao dư luận, chủng này được đặt tên là “VUI – 202012/01” (VUI là viết tắt của “Variant Under Investigation”, tạm dịch là “Biến thể đang được điều tra”).
Chủng này có 17 đột biến trên bộ gene của nó, trong đó đột biến mà các nhà khoa học quan tâm nhất là N501Y, dẫn đến sự thay đổi trình tự amino acid trên protein S của virus ở vị trí 501, từ asparagines (viết tắt là N) thành tyrosine (viết tắt là Y).
Biến thể mới của virus nCoV ở Anh đáng lo ngại như thế nào?
Lo ngại biến chủng này “kháng vaccine” là chưa có cơ sở
Sự biến đổi này có thể làm tăng “ái lực” (lực gắn kết) protein S của virus và thụ thể ACE2 của tế bào con người, từ đó dẫn đến virus dễ bám và xâm nhập vào tế bào hơn, dễ lây nhiễm hơn.
Điều này có thể giúp giải thích cho việc gần đây số lượng người nhiễm chủng biến thể này chiếm đa số. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 9; đến tháng 11, nó chiếm khoảng một phần tư số trường hợp nhiễm Covid-19 ở London; con số này đạt gần 2/3 số trường hợp vào giữa tháng 12.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201018);}else{parent.admSspPageRg.draw(201018);}
Các lo ngại khác như “tăng độ độc” hoặc “làm các vaccine không nhận biết được” là chưa có cơ sở vì cho đến nay vẫn chưa có báo cáo khoa học cho thấy các bệnh nhân mắc loại virus biến thể này làm người nhiễm Covid-19 mắc bệnh nặng hơn và cũng chưa thấy sự tăng lên bất thường của những người tái nhiễm virus nCoV.
Hầu hết các vaccine ở đầu danh sách trong cuộc đua hiện nay đều nhắm đến chiến lược nhận biết virus nCoV qua protein S. Các thiết kế vaccine hầu hết đều nhắm đến việc tạo phản ứng miễn dịch của cơ thể trên tổng chiều dài đầy đủ (full length) của protein này với kích thước trên 1000 amino acids.
Do vậy, việc đột biến một vài amino acid trên protein S ở các chủng biến thể hiện nay khó có thể làm thay đổi hoàn toàn đặc điểm nhận dạng miễn dịch mà các vaccine đã thiết kế.
Ví dụ dễ hiểu hơn là một người đi giải phẫu thẫm mỹ mắt hoặc môi, sau đó những người quen biết vẫn nhận ra là gương mặt của người đó, hình ảnh trên passport vẫn có thể sử dụng được để qua hải quan.
Tóm lại, dựa trên các số liệu khoa học cho tới hiện nay, sự xuất hiện của biến thể mới làm dấy lên lo ngại về “tốc độ” lây nhiễm.
TS Nguyễn Hồng Vũ
Do vậy những động thái cẩn trọng của các nước ở Châu Âu, đặc biệt ở Anh lúc này như phong tỏa, kiểm dịch biên giới, sân bay là cần thiết để kiểm soát số lượng người nhiễm, không làm quá tải bệnh viện. Ngoài ra, việc lo sợ chủng này làm cho hiệu quả vaccine hiện nay không còn nữa, hoặc tạo nên một đại dịch mới là không có cơ sở.
Khi nào biến chủng của nCov gây lo ngại nhất?
Vậy lúc nào là lúc đáng lo sợ nhất về chủng biến thể mới của virus nCoV? Đó là khi mà những người đã từng nhiễm virus một cách tự nhiên hoặc những người được chích vaccine bắt đầu bị nhiễm lại dù rằng trong cơ thể của họ vẫn có kháng thể để nhận biết virus.
Chúng ta hãy bình tĩnh, cẩn trọng phòng ngừa việc lây nhiễm virus nCoV, chích vaccine ngừa virus nCoV khi có thể (phải là vaccine được các cơ quan y tế uy tín cấp phép sử dụng) và tiếp tục quan sát thông tin về sự biến đổi của virus nCoV,
Ông Newt Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, được bầu vào Ủy ban Chính sách của Bộ Quốc phòng gần đây và đã đăng tải bài viết đầu tiên bày tỏ việc từ chối công nhận ông Biden đã đắc cử tổng thống.
Ông Newt Gingrich, (Ảnh: Christopher Halloran/ShutterStock) Ngày 19/12, ông Gingrich đã đăng một bài bình luận trên trang web Newsmax, kênh truyền thông Hoa Kỳ, với tựa đề: “Tôi lo lắng về Hoa Kỳ, nhưng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ”.
Bài viết mở đầu: “Có người hỏi tôi tại sao tôi không thừa nhận rằng Biden đã thắng cuộc bầu cử năm 2020. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi nhận ra rằng sự tức giận và sợ hãi trong nội tâm tôi đến từ toàn bộ hoàn cảnh của cuộc bầu cử. Đây là điều tôi chưa từng trải qua trong sự nghiệp của mình suốt 60 năm qua.”
Tiếp theo, ông Gingrich trình bày chi tiết các cuộc khủng hoảng khác nhau mà Hoa Kỳ đã phải đối mặt trong bốn năm qua. Sau đây là một phần bản dịch.
Sau chiến thắng của TT. Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông đã bị tấn công bởi vụ “thông đồng Nga”. Những người phe cánh tả thậm chí đã thảo luận về cách thức luận tội ông trước khi TT. Trump nhậm chức. Các kênh truyền thông cánh tả đóng vai trò chủ mưu về mọi mặt.
Bốn năm sau, chúng ta biết rằng nhóm của bà Hillary Clinton đã cung cấp tài chính cho lời nói dối “thông đồng Nga”. FBI đã sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để tham gia vào đó 2 lần. Lần đầu tiên là sau khi bà Hillary Clinton xóa 33.000 email, FBI tránh thảo luận về các vấn đề truy tố, nhưng đã hủy ổ cứng. Lần thứ hai họ nói dối các thẩm phán của FISA (Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài), buộc tội cựu cố vấn an ninh quốc gia, Tướng Michael Flynn, sau đó đối đầu với TT. Trump và nghe lén các thành viên trong nhóm của ông.
TT. Trump đã giành được 74 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử này. Kể từ cuộc bầu cử, tôi chưa từng thấy hy vọng nào để ông Biden có thể vượt qua con số này. Tôi từ chối thừa nhận chiến thắng của ông Biden là nhằm vào hoàn cảnh của cuộc bầu cử này.
“New York Post” là tờ báo lớn thứ tư và lâu đời của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi “New York Post” đưa tin không có lợi cho chiến thắng của ông Biden, Twitter và Facebook đã ngay lập tức tiến hành kiểm duyệt. Lúc này, “New York Times” và “Washington Post” đang ở đâu?
Ngoài ra, còn có vụ bê bối Hunter Biden, hiện giờ các kênh truyền thông cánh tả (hãng tin giả) đã không thể trốn tránh hay che giấu.
Gia tộc Biden đã nhận ít nhất 5 triệu đô la Mỹ từ một công ty do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát (Công ty Năng lượng Hoa Tín Trung Quốc, CEFC). Đây là một hành vi nhận hối lộ một cách ngang nhiên. Những cử tri đã bỏ phiếu cho ông Biden hoặc không biết điều đó, hoặc được cho biết rằng đó là thông tin sai lệch của Nga. Khi biết được sự thật, 17% người Mỹ đã yêu cầu bỏ phiếu lại.
Tờ Washington Post hô hào một cách đạo đức giả khẩu hiệu “Dân chủ chết trong bóng tối”. Nhưng đáng buồn thay, Washington Post cũng là một phần của bóng tối (quyền lực).
Đây (những vụ bê bối của phe cánh tả) chỉ là sự khởi đầu.
Khi Twitter ‘kiểm duyệt’ 4 trong số 5 bài đăng của ông Rush Limbaugh, người dẫn chương trình truyền hình trong một ngày, tôi đã bắt đầu lo lắng về Hoa Kỳ.
Khi tôi thấy Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerburg chi 400 triệu đô la để ‘kêu gọi’ chính quyền thành phố, nhằm ‘tối đa hóa’ số lượng cử tri ở các khu vực bầu cử do đảng Dân chủ kiểm soát, hoàn toàn phớt lờ các quy định bầu cử và tiêu chuẩn quản lý, tôi đã bắt đầu lo lắng về Hoa Kỳ.
Báo cáo: Chính phủ bóng tối và Facebook rải tiền gây ảnh hưởng bầu cử Khi tôi thấy các quy định của Apple (được thông báo với một số nhà phát triển chương trình Apple TV + vào năm 2018) ‘đừng chọc giận Trung Quốc’, khi tôi thấy NBA (Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ) ‘quỳ gối’ trước chính quyền Bắc Kinh, tôi đã bắt đầu lo lắng về Hoa Kỳ.
Khi tôi nhìn thấy một số lượng lớn các vụ gian lận bầu cử xuất hiện, các kênh truyền thông (dòng chính) lẽ ra nên đưa tin từ góc độ tôn trọng nghề nghiệp và điều tra sự thật, nhưng trên thực tế họ lại không đề cập đến một lời. Tôi biết có điều gì đó không ổn.”
Chính quá trình bầu cử đã khiến hàng triệu người Mỹ dần mất đi niềm tin.
Mỗi bang dao động đều vi phạm luật của tiểu bang mình, gửi hàng triệu phiếu bầu cho các cử tri qua đường bưu điện. Vấn đề này đã được đề cập trong các vụ kiện của Texas ở 4 bang dao động, nhưng lại bị Tòa án Tối cao bác bỏ, với lý do các vấn đề về thủ tục, chứ không phải vì bản thân vụ án.
Ngoài ra, các bang dao động đã không còn thực hiện quy tắc thông thường là xác minh chữ ký của các lá phiếu gửi qua thư.
Hơn nữa, tỷ lệ từ chối của các lá phiếu gửi qua đường bưu điện thấp một cách bất thường. Ví dụ, tỷ lệ từ chối của bang Georgia vào năm 2016 là 6,5%, năm nay chỉ còn 0,2%; bang Pennsylvania giảm từ 1% năm 2016 xuống còn 0,003% trong năm nay; và bang Nevada giảm từ 1,6% xuống 0,75%.
Bất kỳ điều nào nêu trên cũng đủ để thuyết phục những người ủng hộ TT. Trump rằng, phe kiến chế (thân cộng) đã công khai đánh cắp Hoa Kỳ. Nếu họ không bị trừng phạt vì điều này, họ sẽ ngày càng hủ bại và kiêu ngạo hơn.
Trong khoảng 4 năm qua, phe kiến chế đã “vũ trang đầy mình” để tấn công TT. Trump, nhưng bây giờ họ lại nói rằng chúng ta đang phá hủy nền dân chủ.
TT. Trump có hơn 74 triệu người ủng hộ, nếu không vì sự hỗn loạn trong cuộc bầu cử, thì số phiếu bầu còn nhiều hơn. Sự thật là phe kiến chế đã khiến hàng chục triệu người Mỹ phản đối và giận dữ.
Dựa trên tình hình hiện tại, tôi sẽ không thừa nhận rằng, một người có con trai bị ĐCSTQ mua chuộc lại được bầu làm tổng thống hợp pháp. Tôi không thể cho rằng, kết quả bầu cử hiện tại là hợp pháp và đáng được tôn trọng.
Tôi cảm thấy buồn từ tận đáy lòng rằng, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đau đớn: Người được bầu làm tổng thống trong 4 năm tới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu xã hội của Hoa Kỳ và việc liệu người dân Mỹ sẽ tiếp tục có được tự do nữa hay không?”
Ông Newt Gingrich từng là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2012. Hiện ông là chủ tịch của Gingrich 360, một tập đoàn tư vấn, giáo dục và sản xuất truyền thông của Mỹ. Ông là người dẫn chương trình của Podcast “Newt’s World” và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất “New York Times”. Cuốn sách mới nhất của ông là “Trump and the American Future” (Trump và Tương lai Hoa Kỳ).