Quãng trầm Nguyễn Huy Thiệp

 lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tập đi sau cơn đột quỵ lần đầu. Hai mắt ông trợn trừng, hàm răng nghiến lại, tay gồng lên giữ chặt vào ghế tập đi. Hình ảnh có vẻ ngoan cường đó dường như cũng không chống nổi nỗi đau số phận của ông.

Ngày vợ ông mất, cô Trang, ông không có mặt. Nguyễn Huy Thiệp khi đó đang nằm ở nhà, liệt giường hôn mê trong lần đột quỵ thứ ba. Có nỗi đau buồn nào lớn hơn thế không. Vợ mất, chồng không biết! Mới ngày nào người vợ hiền còn chăm sóc cho ông, chịu đựng những tính nết thất thường của người bạn đời viết văn rồi bất ngờ ra đi trước. Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh và họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng hai người bạn thân nhất của ông từng nói chuyện với nhau lúc ấy. Vợ chết, liệu Thiệp có biết không nhỉ? Có lẽ trong một vùng thức xa xôi nào đó của giao tình vợ chồng, một sợi tơ vương mỏng manh thần giao cách cảm, có thể ông biết được chăng? Ông biết thì đau buồn mà không biết thì càng thương hơn.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Thực tế ngày vợ mất, Nguyễn Huy Thiệp đang hôn mê bỗng thảng thốt mở mắt hỏi, nhà có chuyện gì mà đông người vậy. Không ai trả lời ông vì sợ một cú chấn động lớn khác sẽ làm nguy hại. Rồi như một thế lực siêu nhiên nào đấy tác động, sau ngày vợ mất, Nguyễn Huy Thiệp tỉnh dần và người con trai cả của ông đã lựa lời báo tin dữ cho ông. Thế mọi việc đã sắp xếp xong chưa? Ông cắn chặt môi khi nghe hung tin và cố hỏi câu quan trọng nhất… Người con trai thứ hai của ông tên Khoa đã kể cho tôi nghe câu chuyện mẹ mình mất ở ngoài sân, anh sợ người cha nghe thấy và thêm đau buồn. Mệt mỏi và trong trạng thái chưa hoàn toàn tỉnh táo nhưng có thể nhà văn rất nhạy cảm với những chuyện đau lòng. Những đứa con của ông rất hiểu cha mình, họ nghĩ dù trong lúc mê man nhưng với linh cảm của một người chồng và sự tinh nhạy của người nghệ sĩ, có lẽ ông đã dự cảm được nỗi đau trong nhà…

Nguyễn Huy Thiệp là người rất yêu gia đình, lần nào nói chuyện với chúng tôi về người thân giọng ông cũng chùng xuống. Ông từng bỏ rượu, bỏ thuốc lá để làm gương cho con, ông nói về những đứa con với niềm xót xa, tận tâm. Ông đã viết những bài báo kí tên khác để ủng hộ người con trai thứ nhất là họa sĩ, viết tiểu thuyết “Tuổi hai mươi yêu dấu” để tặng đứa con trai thứ hai. Nguyễn Phan Bách là con cả của Nguyễn Huy Thiệp, anh là một họa sĩ có tiếng trong làng tranh Việt, tranh của Bách từng được bán với giá rất cao và được trưng bày ở các gallery quốc tế. Một lần khi dẫn chúng tôi lên tầng xem gia tài tranh gốm sứ của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã nhắc nhở chúng tôi nhẹ nhàng rằng là đừng chạm vào những bức tranh của con trai ông. Ông có sự yêu quý và tôn trọng rất lớn những đứa con của mình.

Nếu ai thân với Nguyễn Huy Thiệp thì biết ông rất thích vẽ tranh trên gốm. Vì sao lại trên gốm, có lẽ trên gốm, tranh của ông sẽ được cộng hưởng thêm chất liệu từ gốm và giá trị sử dụng của chúng rất lâu bền. Ông thường mua những đồ gốm mộc từ làng Bát Tràng, vẽ tranh, đề thơ trên đó, thường là để tặng bạn bè, rồi lại kì công thuê nung ở các lò Bát Tràng và nhờ chở về. Nếu là tranh đề chữ thì ông thích nhất là thơ Bùi Giáng, Nguyễn Huy Thiệp chép khá nhiều thơ Bùi Giáng trên các tranh gốm của mình. Có lẽ nỗi đau cuộc đời và sự cô đơn của người nghệ sĩ khiến ông cảm thông và yêu mến Bùi Giáng hơn. Ngoài tranh chân dung bạn bè thì Nguyễn Huy Thiệp thích vẽ các tranh về đề tài Phật giáo, Đạo giáo. Khi Tạp chí Văn nghệ quân đội mời ông làm giám khảo cuộc thi truyện ngắn “Lửa mới”, ông xúc động lắm. Ông bảo tôi, sẽ làm một thứ gì đó để kỉ niệm. Ông đã vẽ mười một cái bát gốm để tặng cho những người được giải, vẽ tặng Tạp chí và tặng riêng Tổng biên tập Nguyễn Bình Phương một cái đĩa to với màu mực xanh.

Tôi hiểu phần nào sự trân trọng của ông với những tác phẩm nghệ thuật của con trai mình và niềm đam mê hội hoạ của chính ông. Nguyễn Huy Thiệp đã từng có ước mơ làm hoạ sĩ ngang bằng với giấc mơ văn chương nhưng khi từ vùng núi Sơn La trở về Hà Nội, ông đã hiểu rằng làm nhà văn thì phù hợp và đúng với sở trường của mình hơn. Nguyễn Huy Thiệp cũng giao lưu rộng rãi với giới hoạ sĩ và có lẽ niềm vui từ gia đình là đứa con trai của ông đã hoàn thành được giấc mơ hoạ sĩ thay cha.

Nguyễn Huy Thiệp điềm đạm trong cuộc sống nhưng trong văn chương thì dữ dội. Đến bây giờ tôi biết một số người vẫn còn giận Nguyễn Huy Thiệp vì ông viết bài “Trò chuyện với hoa thuỷ tiên” gây chấn động ngày nào. Tôi nghĩ với bài viết ấy, ông chỉ muốn khuấy động lên một chút, không ác ý hay hằn học. Một bài viết thể hiện một cách nhìn của người nghệ sĩ với một bầu không khí văn chương u buồn thiếu những đám lửa thực sự. Một người dũng cảm và có phần kiêu bạc đôi khi sẽ nhận được những phản ứng trái chiều từ đồng nghiệp cũng là điều bình thường.

Nguyễn Huy Thiệp sau khi thôi dạy học, làm vài nơi rồi xin nghỉ việc nhưng rất lâu sau ông mới được hưởng chế độ lao động. Chính Nguyễn Huy Thiệp đã chủ động gọi điện cho Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội lúc ấy là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ủng hộ và ông đã được sự giúp đỡ của bạn bè, thủ trưởng cũ mới và được hưởng một số tiền lương khiêm tốn hàng tháng để dưỡng già. Nhà văn bị nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim và cao huyết áp, ông phải uống thuốc thường xuyên và mặc dù đã đề phòng nhưng vẫn không tránh khỏi cơn bạo bệnh.

Ngày Nguyễn Huy Thiệp vào viện vì đột quỵ cũng trùng với đợt cả Hà Nội đang căng mình lo lắng cực độ với dịch Covid 19 với tâm chấn là bệnh viện Bạch Mai. Nguyễn Huy Thiệp nằm ở khoa thần kinh, nơi làn sóng dịch bùng phát. Trước đó mấy ngày tôi và nhà văn Nguyễn Bình Phương vào thăm ông trong bệnh viện, vì chỉ được một người vào thăm vì đề phòng lây nhiễm, tôi đã đứng chờ Nguyễn Bình Phương rất lâu mới thấy anh ra. Nguyễn Bình Phương bảo tôi, Nguyễn Huy Thiệp nói chuyện lâu quá, hết chuyện này đến chuyện khác và dường như ông rất muốn có người trò chuyện, muốn được nói, được nghe, được bày tỏ lòng mình.

Rồi những ngày điều trị ở nhà, ông cũng rất thèm có người nói chuyện, thỉnh thoảng ông lại gọi điện cho tôi, bảo đến chơi. Khi tôi đến thăm ông đúng lúc ông đang tập đi, ông khoe rằng sách của mình được công ty Đông A in rất đẹp. Đó là tập sách khổ lớn sang trọng, tập hợp gần như đầy đủ nhất những truyện ngắn của ông. Tôi chúc mừng và được biết riêng phiên bản ấy, tiền bản quyền sách đã được gần một trăm triệu đồng, một số tiền không quá lớn nhưng rõ ràng là kỉ lục với một tuyển tập truyện ngắn đã được in lại rất nhiều lần. Tôi cũng biết tuyển tập truyện bán rất chạy và có lúc công ty sách đã không kịp làm để bán. Những người hâm mộ Nguyễn Huy Thiệp rất đông và họ háo hức chờ đợi một bản sách sang trọng và đầy đủ nhất của một nhà văn cá tính bậc nhất của làng văn Việt.

Nhiều người chắc sẽ rất ngạc nhiên khi biết Nguyễn Huy Thiệp là người khá nhẫn nại, nể vì. Ông than phiền rằng người ta hay tiện tay vứt rác vào vườn nhà mình vì chỉ có một bức tường rào thấp ngăn cách mảnh vườn với con đường. Kể về những thứ không hài lòng, giọng ông cũng thường ở quãng trầm. Ông luôn nói với chúng tôi, làm người cha, người chồng thì phải lo cho gia đình chu đáo. Một lần rất hiếm hoi, ông nói về vợ mình, ông bảo bà ấy đã buồn nhiều rồi, lại sống cùng cô em tâm thần suốt bao nhiêu năm bà ấy dường như càng u uất hơn.

Tôi lại phóng xe vào chiếc cổng làng hiếm hoi ở làng Khương Hạ, xóm Cò, cạnh dòng Tô Lịch thăm ông. Nguyễn Huy Thiệp nằm thiêm thiếp trên giường, có một cậu y tá được thuê để giúp chăm sóc ông và thuốc thang. Tôi nói chuyện với ông và rất mừng khi ông vẫn nhận ra tôi. Tôi bảo rằng tác phẩm của ông vẫn bán chạy lắm và sắp tới nhà sách sẽ còn in những bản đẹp nữa. Trên khuôn mặt đầy khổ đau và cương nghị tôi thoáng thấy một chút giãn ra, ông nói rất khó nghe nhưng đủ hiểu: Đó là niềm vui nhất đấy!

Tôi tạm biệt ông trong một sáng mùa đông lạnh giá giữa tháng mười hai. Đã giữa trưa nhưng còn rét buốt, mặt trời đã lên cao và rực rỡ. Một hi vọng đang nhen nhóm khi tôi nhớ lại một nét vui thoáng qua rất nhanh của tác giả “Tướng về hưu”. Cuối đời Nguyễn Huy Thiệp toàn những nốt trầm buồn nhưng có thể chính bởi bè trầm buồn thương thiết ấy người ta càng quý mến và trân trọng những bùng cháy rực rỡ văn chương ông đã dâng tặng cho đời…

UÔNG TRIỀU / Văn học Saigon

Danh mục đầu tư bất động sản của nữ ca sĩ Rihanna

Bên cạnh sự nghiệp ca hát, nữ ca sĩ Rihanna cũng nổi tiếng với danh mục đầu tư bất động sản đồ sộ.

Rihanna anh 1
Năm 2009, nữ ca sĩ sở hữu bất động sản đầu tiên bằng việc chi 6,9 triệu USD để mua một căn biệt thự sang trọng ở khu Beverly Hills giàu có của thành phố Los Angeles (California, Mỹ). Ảnh: Zillow.
Rihanna anh 2
Ngôi nhà có diện tích khoảng 790 m2 với 7 phòng ngủ, 8 phòng tắm, cùng các tiện ích như hồ bơi, bồn ngâm nước nóng ngoài trời, và vườn nho. Năm 2011, Rihanna bán lại bất động sản này với giá 5 triệu USD. Ảnh: Zillow.
Rihanna anh 3
Năm 2012, cô chi 12 triệu USD để sở hữu một căn biệt thự hơn 1.020 m2, toạ lạc tại khu Pacific Palisades, phía Tây thành phố Los Angeles. Ảnh: Redfin.
Rihanna anh 4
Ngôi nhà được hoàn thiện vào năm 2009, bao gồm 7 phòng ngủ và 9 phòng tắm. Trước khi bán căn biệt thự này vào năm 2016 với giá 11,2 triệu USD, Rihanna đã cho thuê nó với mức giá 65.000 USD mỗi tháng. Ảnh: Redfin.
Rihanna anh 5
Từ năm 2013 đến năm 2017, nữ ca sĩ chi 39.000 USD mỗi tháng để thuê một căn penthouse sang trọng 4 phòng ngủ ở quận Manhattan, trung tâm thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Realtor.
Rihanna anh 6
Tháng 10/2013, Rihanna mua một căn biệt thự hào nhoáng nằm sát biển ở quê nhà Barbados với giá 22 triệu USD. Ảnh: Rightmove.
Rihanna anh 7
Ngôi nhà có 5 phòng ngủ chính cùng những tiện ích cao cấp, nổi bật như đầu bếp riêng, hồ bơi, và phòng tập thể dục hiện đại. Ảnh: Rightmove.
Rihanna anh 8
Năm 2014, Rihanna thuê một căn biệt thự rộng hơn 1.100 m2 ở thành phố Los Angeles với giá 60.000 USD mỗi tháng. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1994 với những tiện nghi như nhà khách 2 phòng ngủ, rạp chiếu phim, và phòng gym. Ảnh: Sotheby.
Rihanna anh 9
Năm 2017, nữ ca sĩ mua một căn biệt thự 3 tầng ở khu Hollywood Hills của thành phố Los Angeles với giá 6,8 triệu USD. Ảnh: Zillow.
Rihanna anh 10
Ngôi nhà có diện tích gần 660 m2 đi kèm với các tiện ích cao cấp như hồ bơi, nhà khách, và nhà để xe. Hiện bất động sản này được Rihanna cho thuê với giá 35.000 USD mỗi tháng. Ảnh: Zillow.
Rihanna anh 11
Rihanna chi 2,8 triệu USD để mua một căn biệt thự phong cách Tây Ban Nha, rộng gần 250 m2, toạ lạc ở khu West Hollywood của thành phố Los Angeles vào năm 2017. Ngôi nhà 4 phòng ngủ này được bán với giá 2,9 triệu USD vào đầu năm 2018. Ảnh: Realtor.
Minh Đức / Zing

Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh.

Ông Lai đã bị từ chối cho tại ngoại và bị cùm công khai trước công chúng. Ta Kung Pao (Đại Công Báo), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông, nói rằng ông nên bị dẫn độ về đại lục để xét xử. Bạn bè và người  thân của ông lo lắng rằng điều đó đồng nghĩa với án tử hình dành cho nhà xuất bản 72 tuổi.

Chủ tịch Tập Cận Bình hy vọng sẽ đe dọa người dân Hồng Kông khiến họ phải im lặng và kiểm tra xem liệu Biden và các phụ tá của ông có làm ngơ những hành vi này và những hành vi vi phạm nhân quyền khác của Trung Quốc hay không. Cho đến nay, ông Tập chắc hẳn phải hài lòng trước sự thiếu phản ứng của Hoa Kỳ.

Một trong những thành tựu của Chính quyền Trump là việc thừa nhận rằng Trung Quốc đã trở thành đối thủ chính của Mỹ. Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ, theo dõi và đe dọa các nhà phê bình ngay trong khuôn viên các trường đại học Mỹ, tham gia vào hoạt động gián điệp lớn, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông và đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ là Đài Loan và Australia. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đẩy lùi những hành động này, từ việc lên án Trung Quốc bắt giam người Duy Ngô Nhĩ tới việc trừng phạt các quan chức chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp ở Hồng Kông.

Bắc Kinh đang hy vọng việc Biden đắc cử sẽ đánh dấu sự trở lại tình trạng “bình thường” – tức là cách tiếp cận “chung sống” từng hợp lý trong quan hệ Mỹ – Trung nhưng không phải trong triều đại của Tập Cận Bình. Học giả Trung Quốc Perry Link nói: “Công khai nhắm vào Jimmy Lai có thể là cách Bắc Kinh muốn kiểm tra quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào”.

Biden đang gửi đi những thông điệp lẫn lộn nhau. Jake Sullivan, người sẽ là cố vấn an ninh quốc gia, tuần trước đã tweet nêu quan ngại về “việc tiếp tục bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.” Nhưng ông không nêu tên người nào — không nhắc đến ông Lai hay các tù nhân lương tâm khác ở Hồng Kông — và ông Biden cũng không nói gì.

Một tín hiệu xấu khác là việc John Kerry được chọn làm đặc phái viên về khí hậu. Sự nghiệp của Kerry được đánh dấu bằng việc xoa dịu các đối thủ của Mỹ và mục tiêu quan trọng của ông là khiến Trung Quốc đưa ra những lời hứa về chống biến đổi khí hậu. Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm việc đó để đổi lại sự im lặng của Hoa Kỳ đối với các hành động gây hấn trong khu vực và việc họ ngược đãi Hồng Kông và Đài Loan. Ông Tập sẽ cố gắng lợi dụng ông Kerry như cách Iran đã lợi dụng ông trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Biden cũng được cho là đang xem xét đề cử Bob Iger làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc. Iger là một giám đốc điều hành rất thành công của hãng Disney, nhưng quan điểm công khai của ông là không thừa nhận những điều xấu xa ở Bắc Kinh. Trong khi diễn ra các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và các nỗ lực của Trung Quốc nhằm bịt miệng những người chỉ trích ở nước ngoài hồi năm 2019, Iger nói: “Những gì chúng ta đã học được trong tuần trước — là việc câu chuyện phức tạp như thế nào. Bài học lớn nhất là chúng ta bắt buộc phải thận trọng.”

Ông Iger có thể cảm thấy phải ăn nói kiểu như vậy để bảo vệ lợi ích của Disney ở Trung Quốc, nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng ông ấy không phải là người phù hợp để làm đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.

Cách đối xử với ông Lai đặt ra các vấn đề cụ thể đối với người Hoa Hồng Kông có quốc tịch Mỹ. Ông Lai có hộ chiếu Anh nhưng đã bị Trung Quốc từ chối cho bảo vệ lãnh sự vì Trung Quốc không công nhận song tịch. Điều này có nghĩa là hàng ngàn người Hồng Kông đang là công dân Hoa Kỳ hiện đang nhận thấy tấm hộ chiếu của họ không phải là thứ có thể bảo vệ họ như họ từng nghĩ. Điều gì sẽ xảy ra khi một trong số họ bị bắt?

Trung Quốc sẽ tiếp tục bắt nạt, đánh cắp các bí mật và dập tắt bất đồng chính kiến ​​ở Hong Kong và các nơi khác chừng nào ông Tập cho rằng những hành động đó sẽ không phải trả giá đắt. Ở đây, không chỉ số phận của Jimmy Lai đang bị đe dọa. Nếu muốn đối phó với ông Tập từ một vị thế mạnh, ông Biden nên càng sớm cho Trung Quốc biết rằng ông không phải là kẻ nhu nhược chừng nào thì càng có lợi cho ông chừng đó.

Người dịch : Trần Hùng / Nghiên cúu Quốc Tế

SUÝT NỮA HAI SẮC TIGON ĐÃ CHÁY THÀNH TRO!

Cuối mùa thu năm 1937, tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy nhận được bài thơ nhan đề Bài thơ thứ nhất, rồi sau đó ít ngày, nhận được một bài thơ nữa, nhan đề Hai sắc hoa ti gôn, đều của một tác giả ký tên T.T.Kh. Sau đó, tòa soạn không nhận được bài thơ nào nữa của T.T.Kh, cũng không biết tác giả này ở đâu.

Sau khi báo đăng hai bài thơ, làng văn xôn xao lắm, nhưng không hề thấy T.T.Kh liên hệ với tòa soạn. Có mấy người đã nhất quyết, T.T.Kh chính là người yêu của mình, nhưng chả có ai đưa ra được chứng cớ thuyết phục. Tác giả T.T.Kh vô hình vô ảnh trong cuộc đời, nhưng thơ của bà được giới phê bình luận bàn náo nhiệt (và không hiểu sao mọi người đã tin chắc ngay rằng T.T.Kh là nữ giới). Đương thời, có người không ngần ngại đánh giá đó là những áng thơ tuyệt tác, nhất là bài Hai sắc hoa ti gôn.

9 Ti gon 3

Về những ý kiến cho hai bài thơ đầu tiên đó của T.T.Kh là kiệt tác thì tác giả Thi nhân Việt Nam đã nói rõ quan điểm của mình : “Nói thế đã đành là quá lời, nhưng trong hai bài thơ ấy cũng có những câu thơ xứng đáng với vẻ lâm ly của câu chuyện. Cô bé T.T.Kh yêu…”. Có lẽ, với cách đánh giá như vậy nên Hoài Thanh và Hoài Chân đã không chọn in thơ T.T.Kh vào tập Thi nhân Việt Nam…

Tuy vậy, thực tế đời sống văn chương Việt Nam hơn 70 năm qua, T.T.Kh luôn được độc giả mến mộ, nhất là đối với bài Hai sắc hoa ti gôn. Dường như càng trải thêm thời gian, bài thơ này càng biểu lộ vẻ đẹp đặc biệt, càng có sức sống lạ lùng. Chúng tôi nghĩ, nếu có cuộc điều tra tỷ mỷ để tìm hiểu những bài thơ Việt Nam nào trong 70 năm qua được bạn đọc yêu mến nhiều nhất, thì chắc sẽ có cả Hai sắc hoa ti gôn.

Chúng tôi phải trình bày lại sự ra đời và giá trị của bài thơ Hai sắc hoa ti gôn trong đời sống văn chương nước ta như vậy để chúng ta ý thức rằng: nếu không có bài thơ Hai sắc hoa ti gôn, trong đời sống văn chương nước ta sẽ có sự thiệt thòi lắm ! Và trên thực tế, việc đó đã suýt nữa xảy ra. Mà mãi đến năm 1990 chúng tôi mới biết việc ấy…

Năm 1990, nhà văn Ngọc Giao lên thượng thọ, 80 tuổi. Ông nguyên là Thư ký tòa soạn của báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Có một tâm sự ông giữ mãi trong lòng hơn nửa thế kỷ, khi vào tuổi 80 mới thổ lộ với bạn bè tâm giao. Rằng đó là một buổi trưa, cuối mùa thu năm 1937, ở tòa soạn báo Tiểu thuyết Thứ bảy. Những đồng nghiệp trong tòa soạn đã về nghỉ gần hết, chỉ còn lại Trúc Khê Ngô Văn Triện và Ngọc Giao.

9 Ti gon 2

Trúc Khê Ngô Văn Triện còn nán lại để dịch Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ra quốc ngữ. Ngọc Giao thì đã tiến đến chỗ mắc áo để lấy mũ và ra về. Nhưng đúng lúc đó có tiếng kèn đám ma. Đám tang đang đi qua phố Hàng Bông. Ngọc Giao là người rất sợ nghe tiếng kèn đám ma, nên ông mới nán lại thêm cho xe tang đi qua đã. Đã khoác áo, đội mũ chỉnh chu, ông không muốn quay vào phòng trong mà kéo ghế ngồi tạm lại chỗ gần cửa, gần nơi để cái sọt đựng giấy loại.

Không biết điều gì xui khiến, ông đưa tay vào sọt giấy loại, nhặt lên mấy tờ bị vo tròn và quẳng vào đó chờ đi đổ xe rác. Tẩn mẩn, ông vuốt một tờ ra và đọc. Đó là một tờ giấy học trò khổ nhỏ. Một bài thơ. Chữ viết bằng bút chì nguệch ngoạc, nét run, nét mờ, như thể viết ra một lần là xong và gửi luôn cho tòa báo. Lệ của báo là bài lai cảo phải viết trên một mặt giấy sạch sẽ. Còn bài thơ nét chữ bút chì này lại viết trên cả hai mặt giấy.

Tr Dan ong

Nhưng bài thơ đã khiến Ngọc Giao xúc động lạ thường, đó là Hai sắc hoa ti gôn của T.T.Kh. Và ông đã ngồi lặng đi trong mối rung cảm đặc biệt. Rồi ông bước vội đến đưa bài thơ cho Trúc Khê, yêu cầu đọc ngay. Trúc Khê Ngô Văn Triện thấy Ngọc Giao đang quá xúc động, cũng bỏ bút, cầm đọc bài thơ. Và ông cũng ngồi lặng đi, rồi đọc lại lần nữa. Ông già Trúc Khê vỗ tay xuống bàn, nói với Ngọc Giao: “Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này…!” Rồi ngay sau đó, Ngọc Giao gọi ông cai thợ sắp chữ nhà in lên, bảo sắp chữ ngay bài thơ ấy cho số báo sắp ra. Vậy là Hai sắc hoa ti gôn đi vào đời sống thơ ca Việt Nam…

Kể câu chuyện tâm sự mấy mươi năm xưa cũ, nhà văn Ngọc Giao còn cầm bút ghi vào cuốn sổ lưu niệm của một bạn văn cùng thời là nhà văn Phạm Văn Kỳ cũng từng làm thư ký tòa soạn tuần báo Tiểu thuyết Thứ năm. Những dòng lão nhà văn Ngọc Giao ghi vào sổ lưu bút của lão nhà văn Phạm Văn Kỳ có đoạn: “… Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh bị bỏ rơi sọt rác như vậy đó. Nó càng được bạn đọc nhắc đến bao nhiêu, tôi càng ân hận về lỗi làm ăn cẩu thả, sơ xuất bấy nhiêu… Nếu không có cái đám ma qua phố thổi kèn rầu rĩ đó thì tôi đã đội mũ lên đầu, không cúi xuống sọt rác… thì đóa hải đường Hai sắc hoa ti gôn đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi theo thường lệ, người ta phóng lửa đốt cả… Trong đó, rất có thể cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu, nhác lười, cẩu thả đã ném đi !…”.

9 Vi Vi 1

Vậy đấy, câu chuyện pha chút hài hước “nếu không có cái đám ma qua phố…” lại là một tâm sự canh cánh trong lòng nhà văn Ngọc Giao suốt 53 năm trời. Vì tế nhị, nhà văn Trúc Khê Ngô Văn Triện cũng giữ kín suốt đời câu chuyện này. Nghĩ rằng, chuyện có thể hữu ích với nghề báo chí văn chương hôm nay, chúng tôi đã xin phép nhà văn Phạm Văn Kỳ và mạn phép nhà văn quá cố Ngọc Giao viết ra trong bài này.

Chúng tôi cũng muốn được khép lại bài viết này bằng mấy dòng di bút cao thượng của lão nhà văn Ngọc Giao viết mùa thu năm 1990: “Tôi xin cúi đầu nhận lỗi đã có hành vi bất kính đối với một tài năng văn học. Tôi xin bà mãn xá cho tôi nếu bà đã qua đời, cũng miễn thứ cho tôi nếu bà còn ở cõi thế gian này với mái tóc cũng bạc trắng như tôi, như tất cả chúng ta cùng chung thế hệ đoạn trường văn bút”. (theo Anh Chi)VV

Vi Vi Hùng Võ từ Facebook

Thế lực sau cơ đồ của Zuckerberg và nguy cơ phải trả giá

Mark Zuckerberg (ảnh: Reuters).

Từ mối quan hệ có yếu tố Trung Quốc đằng sau nhà đầu tư lớn đầu tiên của Facebook, tới những khoản tiền khổng lồ chảy vào hệ thống bầu cử Mỹ…

Báo cáo từ Dự án Amistad của Hiệp hội Thomas Moore cho thấy Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tham gia vào các hoạt động tài trợ “tiền bẩn” nhằm chi phối cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Chuyên gia bình luận thời sự trong chương trình ‘Vy Vũ nhìn thế giới’ của Epoch Times đã có bài viết, sau đây là nguyên văn:

Gần đây, Facebook đã làm quá nhiều điều ác và trở thành mục tiêu chỉ trích của công chúng. Các tổ chức khác nhau ở Hoa Kỳ đang điều tra và đệ đơn kiện Mark Zuckerberg. Hôm nay chúng ta sẽ phân tích tình huống của anh ta.

Vào ngày 16/12, một tổ chức tố tụng hiến pháp quốc gia, Dự án Amistad của Thomas More Society đã tổ chức một cuộc họp báo tại Virginia, Mỹ và đưa ra một báo cáo nặng ký. Báo cáo này tiết lộ rằng Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã tham gia vào các hoạt động phân phối tiền đen của 10 tổ chức phi lợi nhuận được trợ cấp bởi 5 quỹ, nhằm mưu toan phá hoại hệ thống bầu cử từ căn bản. Báo cáo tiết lộ chi tiết rằng Zuckerberg đã tham gia vào việc tạo ra hỗn loạn và làm gián đoạn cuộc bầu cử thông qua khoản quyên góp riêng lên tới 500 triệu đô-la Mỹ.

Ông Phillip Kline, Giám đốc Dự án Amistad, người từng là Tổng chưởng lý tiểu bang Kansas, cho biết, cuộc bầu cử năm 2020 chứng kiến Zuckerberg và các tập đoàn lợi ích công nghệ cao khác đã thông qua những phương thức không thỏa đáng để đánh cắp cuộc bầu cử Mỹ cho ứng viên Biden.

Sự can thiệp trị giá 500 triệu đô-la của Zuckerberg bao gồm khoản tài trợ 350 triệu đô-la cho Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL). Một phần của số tiền này đã được sử dụng để tăng số đầu phiếu ở các tiểu bang thuộc đảng Dân chủ một cách bất hợp pháp. 

Ông cho biết, báo cáo này đã khắc họa rõ nét cách một nhóm các tỷ phú và các nhà hoạt động đã lợi dụng tài sản của họ để lật đổ, khống chế và cải biến cơ bản hệ thống bầu cử.

Báo cáo cũng đề cập rằng, ngoài Zuckerberg, các nền tảng chính tài trợ cho việc lật đổ hệ thống bầu cử bao gồm Quỹ Dân chủ, Quỹ Đầu tư mạo hiểm mới, Quỹ Skoll và Quỹ Hiệp sĩ. Các tổ chức phi lợi nhuận lớn liên quan đến việc phân bổ quỹ bao gồm CTCL, Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới Điện tử, Trung tâm Thiết kế Công dân, Cơ quan Bỏ phiếu Gia đình Mỹ, Trung tâm Bầu cử và An ninh Hiện đại, và Rock the Vote.

Họ đã vi phạm “Đạo luật bầu cử Hoa Kỳ”, bỏ qua các thủ tục tài trợ của tiểu bang và liên bang, đồng thời trực tiếp bơm quỹ tư nhân vào các cơ quan bầu cử cấp quận và cấp thành phố, khiến các cử tri không thể có được thủ tục thích hợp và được bảo vệ một cách bình đẳng. Đặc biệt là ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, loại tài trợ này từ các tổ chức phi lợi nhuận là hoàn toàn không cần thiết, vì chính phủ liên bang đã được cấp đủ tài chính. Hơn nữa, sự can thiệp của các quỹ tư nhân vào việc quản lý các cuộc bầu cử công khai đã thực sự thiết lập một tiêu chuẩn kép cho hệ thống bầu cử, với việc thực thi các trình tự bất đồng cho đảng Dân chủ và Cộng hòa. Đây là sự can thiệp trị giá 500 triệu đô-la của Facebook vào cuộc bầu cử Mỹ được đề cập trong báo cáo hôm đó.

Thứ Tư tuần trước, ngày 9/12, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và các tổng chưởng lý từ 46 tiểu bang và 2 đặc khu liên bang đã đệ đơn kiện chống độc quyền chống lại Facebook. Cáo buộc rằng chiến lược mua lại của Facebook, đặc biệt là mua lại các đối thủ Instagram và Whatsapp trong cùng ngành, là bất hợp pháp, nhằm loại bỏ cạnh tranh. Một vụ kiện khác của Ủy ban Thương mại Liên bang đang buộc Facebook phải loại bỏ WhatsApp và Instagram. Trong số phần mềm giao tiếp xã hội mà chúng ta thường sử dụng hoặc đã nghe nói đến, 5 phần mềm đã được Facebook mua lại, bao gồm cả Instagram.

Facebook đã mua lại nền tảng xã hội chia sẻ ảnh và video Instagram vào tháng 4/2012 với giá 1 tỷ USD. Công ty nghiên cứu E-Marketer ước tính doanh thu của Instagram vào năm 2020 sẽ là 28,1 tỷ USD, chiếm khoảng 37% tổng doanh thu quảng cáo của Facebook. Vào tháng 2/2014, Facebook đã mua lại nền tảng nhắn tin WhatsApp với giá 19 tỷ đô la Mỹ. Khi Facebook mua lại WhatsApp, WhatsApp đã có hơn 400 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và nhanh chóng trở thành đối thủ tiềm năng của Facebook, kết quả là Facebook đã mua lại đối thủ này.

Một tháng sau, Facebook mua lại công ty công nghệ thực tế ảo Oculus VR với giá 2 tỷ USD. Trong số các công ty được Facebook mua lại có Onavo, một công ty phân tích mạng di động của Israel. Phần mềm của công ty này đã gây ra tranh cãi và bị phân loại là phần mềm gián điệp. Facebook đã bị chỉ trích vì điều này và buộc phải xóa phần mềm này khỏi ứng dụng. Các thương vụ mua lại trước đó bao gồm Beluga. Sau khi mua lại công ty này, Facebook đã mua lại thành công công nghệ nền tảng Messenger để một lần nữa mở rộng phạm vi sản phẩm và loại bỏ một đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Nói đến đây phải kể đến một người, đó là Jim Breyer, nhà đầu tư sớm nhất vào Facebook. Breyer là một nhà đầu tư mạo hiểm, anh ta đã đầu tư vào Facebook khi Zuckerberg mới chỉ có 10 nhân viên. Với hơn chục triệu USD, anh ta trở thành cổ đông lớn thứ hai của Facebook. Mọi người đều biết rằng vợ của Zuckerberg là người gốc Hoa. Bạn có biết người vợ thứ hai của Breyer là ai không? Đó là Triệu An Cát, em gái của Triệu Tiểu Lan, Bộ trưởng Giao thông Mỹ, vợ của Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell.

Triệu An Cát là người thừa kế gia sản vận tải biển của gia tộc, và có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, thậm chí còn rất tán dương sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Triệu Tiểu Liên (Zhao XiaoLian) và Triệu An Cát (Zhao Anji) đều là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Mỹ. Ủy ban Đối ngoại này được cho là có liên quan đến băng đảng Illuminati. Liệu cả hai có phải đều là thành viên của băng đảng Illuminati? Những điều này từ từ sẽ được nghiên cứu. Nhưng từ những mối quan hệ này, ít nhất ai cũng có thể biết rằng những chính khách và thương gia này đều có xuất thân đặc biệt. Kể cả Facebook, không phải vì Zuckerberg quá thông minh để có thể đưa Facebook phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, mà vì sự hỗ trợ của tổ chức đặc biệt và nguồn tài chính khổng lồ đằng sau nó.

Trong cuộc bầu cử này, Facebook coi như đang hoàn thành sứ mệnh của mình. Dưỡng binh thiên nhật, dụng tại nhất thời, Facebook giờ đây đã trở thành quân binh của ĐCSTQ tà ác, không tiếc công tiếc sức thực thi kiểm duyệt tự do ngôn luận, xóa bài đăng.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2016, những người cánh tả này nghĩ rằng ngai vàng tổng thống đã chắc chắn nằm trong túi của Hillary, và họ cuối cùng đã mất ‘Kinh Châu’. Tức giận và tuyệt vọng, đại diện của phe cánh tả đã đổ lỗi cho Facebook, tin rằng chính vì các quảng cáo ủng hộ Trump được Facebook cho phép khiến họ tuột mất chức tổng thống. Do đó, trong cuộc bầu cử năm nay, Zuckerberg tỏ ra rất tích cực.

Vào tháng 10 năm nay, họ đã chặn hoàn toàn “QAnon”. Bất kể nội dung bài đăng là gì, miễn là tất cả nội dung có liên quan đến QAnon, gần 1.500 nhóm bao gồm tài khoản Instagram xã hội đã bị xóa. Để hưởng ứng cuộc tổng tuyển cử của Biden, Facebook và Instagram đã xóa 2,2 triệu quảng cáo và 120.000 bài đăng. Và rất nhiều thông số kỹ thuật đã được thêm vào để chặn một số từ không mong muốn trong những dịp cụ thể. Facebook không chỉ kiểm duyệt thủ công mà còn kiểm duyệt bằng thuật toán AI.

Những Fact-checker (Kiểm tra sự thật) do Facebook chỉ định là Lead Stories, một cơ cấu xác minh thông tin thuộc bên thứ ba. Tổ chức này dựa vào nguồn tài trợ từ những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon, gồm Google, Facebook và Bytedance có trụ sở tại Bắc Kinh. Chúng ta đều biết rằng Bytedance là công ty mẹ của Douyin, một trong những tập đoàn trung thành với ĐCSTQ và bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Đưa ĐCSTQ vào kiểm duyệt ngôn luận ở Hoa Kỳ, điều này quả thật là nực cười.

Lead Stories được thành lập vào năm 2015, một nửa trong số hàng chục nhân viên được nó tuyển dụng là từ CNN, một hãng truyền thông nổi tiếng điên cuồng chống Trump. Chi phí hoạt động của công ty được liệt kê trong năm 2017 là dưới 50.000 đô-la Mỹ, nhưng sau khi bắt đầu phục vụ Facebook vào năm 2018, chi phí hoạt động đã tăng vọt lên gấp 7 lần vào năm 2019. Trong hai năm qua, họ nhận được từ Facebook phí dịch vụ “Kiểm tra sự thật” tới 460.000 đô-la đã được thanh toán. Và căn cứ để họ thẩm tra là gì? Căn cứ đó là dựa trên nhận thức của các quan chức bầu cử nhà nước.

Nói cách khác, các quan chức bầu cử tiểu bang nói rằng không có gian lận bầu cử, thì sự thật là không có gian lận bầu cử ư? Khi các quan chức bầu cử tiểu bang nói rằng một đoạn video không phải là bằng chứng của gian lận bầu cử, thì video đó là không có thật sao? Các quan chức bầu cử tiểu bang đã thay thế vai trò của các thẩm phán!? Điều này chẳng phải giống như kiểu thông tin của WHO về kiểm soát dịch bệnh sao? Tedros Adhanom nói rằng loại thuốc này không được chấp nhận, thì các phương tiện truyền thông trên thế giới không được phép giới thiệu loại thuốc này?

Sky news, một hãng truyền thông của Úc, nhận thấy rằng những người kiểm duyệt của Facebook là những người ủng hộ Hillary. Mặc dù Zuckerberg luôn hứa sẽ tiến hành đánh giá độc lập thông qua một bên thứ ba, rằng không đảng phái nào cả, không ủng hộ hay chống lại bất kỳ khuynh hướng chính trị nào cả. Nhưng trên thực tế, những người kiểm duyệt này nắm giữ quyền lực rất lớn, phá hủy và thậm chí chặn đứng hoàn toàn nội dung tin tức mà họ không thích.

Nhiều người thích làm cái nghề gọi là “kiểm tra sự thực”. Bạn đã bao giờ nghĩ về người điều hành các cơ cấu “kiểm tra sự thực” mà bạn đang tìm kiếm chưa? Có thể nói, hầu hết các cơ cấu kiểm tra thực tế đều do cánh tả độc quyền. Họ thành lập một “Tổ chức Kiểm tra Sự thực Quốc tế” (the International Fact Check Organization) và độc quyền trong ngành công nghiệp này. Họ cấp chứng chỉ cho những người thẩm tra thực tế.

Nhưng những người được gọi là kiểm tra sự thực này không điều tra thông tin sai sự thật, mà tập trung nhắm mục tiêu vào Tổng thống Trump và những người bảo thủ, bao gồm cả phương tiện truyền thông bảo thủ và truyền thông độc lập. Những người kiểm tra sự thực này không phải do chính phủ bổ nhiệm hay do người dân bầu ra, mà được thuê bởi những người cánh tả và được Facebook trả tiền. Chứng thư của họ hoàn toàn không đại biểu cho sự công chính và khách quan, mà chỉ đại biểu cho cường quyền sinh sát đối với tự do ngôn luận.

Margot Susca, một giáo sư tại Đại học Truyền thông Mỹ, là một trong những nhân viên kiểm tra sự thật kỳ cựu nhất. Cô ta có 19 loại giấy phép kiểm tra thông tin xác thực. Cô ta đã làm việc trong nhóm của Hillary từ năm 2008 và đã nhiều lần xuất hiện trên chương trình “Nước Nga Ngày nay” (Russia Today), đích thân thừa nhận rằng rất khó để cô ta trở thành một nhà quan sát khách quan theo quy tắc chung hiện nay. Bạn trai của cô ta cũng từng là nhà nghiên cứu chính sách hạt nhân của Clinton. Cô ta rất thất vọng khi Hillary không thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.

Vào ngày 14/12, thứ Hai tuần này, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã thông báo về cuộc điều tra Facebook và Whatsapp của nó, cũng như chín công ty công nghệ bao gồm Twitter, YouTube, ByteDance và Amazon, yêu cầu các công ty này cung cấp thông tin về cách họ thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng, cách họ hiển thị nội dung quảng cáo cho người dùng, có sử dụng thuật toán hoặc phân tích dữ liệu cho thông tin cá nhân hay không, và chính sách dữ liệu của họ ảnh hưởng như thế nào đến thiếu niên và nhi đồng.

Các công ty này có 45 ngày để trả lời kể từ ngày nhận được yêu cầu. Cuộc khảo sát này không có mục đích điều tra rõ ràng, chỉ để hiểu những phương tiện truyền thông xã hội này ảnh hưởng như thế nào đến cách người Mỹ tiếp nhận thông tin, cũng như mô hình hoạt động và các động lực kinh tế của họ. Nếu trong quá trình này, hành vi bất hợp pháp được phát hiện, chính phủ có thể tiến hành thực thi pháp luật.

Việc điều tra này thực chất là do trong cuộc tổng tuyển cử này, các mạng xã hội này đã quá phận, liên tục xét lại những tuyên bố có lợi cho Tổng thống Trump. Tổng thống Trump đã nhiều lần đề cập rằng Điều 230 nên được xóa khỏi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng. Vào thứ Hai, Tổng thống Trump đã bổ nhiệm Nathan Simington, ứng cử viên có quan điểm nghiêm khắc về Điều 230, vào Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). Nhiều người tin rằng đây là  tín hiệu từ chính quyền Trump cho việc cải cách Đạo luật.

Zuckerberg đã rất tích cực trong cuộc bầu cử này, và tôi nghĩ đó là một nhịp điệu chết người. Anh ta có thể sẽ là đại gia công nghệ lớn đầu tiên bị bắt.

Hương Thảo / ĐKN

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của DKN.