Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ
Các nhóm nhà có thể được đặt cạnh nhau, lắp ráp với nhau theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một khu vực dân cư yên bình với không gian mở.
Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 1.

HOUSE là tên của căn nhà có diện tích 75m2, vừa được tạp chí kiến trúc Mỹ Archdaily giới thiệu.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 2.

Dự án này có 3 phần chính: Khung thép chịu lực, mái che 2 lớp và phần lắp đặt nội thất bên trong.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 3.

Công trình này phù hợp với vùng dễ bị tổn thương khác nhau như nông thôn, vùng lũ, tái định cư – nơi người dân có thu nhập thấp.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 4.

HOUSE cũng có thể được sử dụng như một không gian đa chức năng cho các hoạt động Giáo dục, Y tế và Cộng đồng…

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 5.

Các nhóm nhà có thể được đặt cạnh nhau, lắp ráp với nhau theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một khu vực dân cư yên bình với không gian mở.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 6.

Cốt thép (cột và dầm khung mái dốc dài 3m) được làm bằng thép ống (15x15cm) lắp ghép với nhau thông qua các khớp nối đa điểm giúp dễ dàng xây thêm tầng.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 7.

Khung cũng cho phép nâng các trụ móng để tạo thành nhà sàn (đối với địa hình miền núi) hoặc rải móng thành nhà nổi được nâng đỡ bằng nhiều thùng bên dưới (đối với vùng sông nước).

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 9.

Phần mái che 2 lớp (tường bao, mái che, cửa đi) được xác định tùy theo từng vùng khác nhau,…

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 10.

…sử dụng các vật liệu thân thiện và sẵn có ở các địa phương như gạch nén, gạch không nung, gạch phế thải, ống thép, tôn, lá…

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 11.

Các tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể tạo ra lượng điện gấp đôi so với mức cần thiết cho các thiết bị điện thông thường được sử dụng trong một hộ gia đình thông thường. Lượng điện dư sẽ được lưu trữ hoặc mua bán.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 12.

Phía trên mái có hệ thống phun nước làm sạch và làm mát mái trong những ngày hè nắng nóng.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 13.

Công tác hoàn thiện (trệt, lầu, cầu thang, tường ngăn, bàn ghế) được thực hiện

tùy theo điều kiện và nhu cầu về diện tích ở của từng gia đình.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 15.

Ngôi nhà có thể được hoàn thiện theo từng giai đoạn từ dưới lên trên dựa trên những không gian trống có sẵn và bên trong.

Ngôi nhà chống lũ bằng khung thép chịu lực của Việt Nam lên báo Mỹ - Ảnh 16.

Người sử dụng nhà sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng và chủ động phân chia các không gian theo nhu cầu của mình.

Pha Lê/ Shoha

Cảm xúc là kẻ dẫn đường bất kham và mù quáng

Chúng ta luôn có quyền lựa chọn để bản thân bị một cảm xúc nào đó lấn át hay ngược lại, để nó trôi đi.

Hàng ngày, chúng ta trải qua hàng trăm cảm xúc. Dù lớn hay nhỏ, chúng cũng âm thầm biến đổi cấu trúc hóa học của cơ thể, điều này thường gây ra suy kiệt và căng thẳng khó kiểm soát.

Vào những năm 1970, nhà dược học người Mỹ, tiến sĩ Candace Pert đã tiến hành một số nghiên cứu mà sau đó đưa đến vài kết luận hết sức đáng kinh ngạc: Khi chúng ta có một ý nghĩ hoặc trải qua một cảm xúc, các neuropeptide sẽ bắt đầu luân chuyển thông tin này tới cơ thể và truyền đạt các cảm xúc liên quan đến những ý nghĩ này tới các tế bào.

Nhờ đó, các ý nghĩ và cảm xúc được truyền tới các tế bào và được biến đổi thành các cảm giác của cơ thể vật lý. Khi những ý nghĩ và cảm xúc này là dễ chịu, mọi sự đều ổn thỏa.

Nhưng trong trường hợp ngược lại, chúng sẽ gây căng thẳng cho cơ thể và tâm trí, tạo ra các tác động thực sự đối với sức khỏe, tuổi thọ và tâm trạng. Điều này rất dễ nhận biết, khi bạn vui vẻ, cơ thể bạn trở nên nhẹ nhõm và khuôn mặt bạn ngời sáng với nụ cười trên môi.

Khi bạn giận dữ, trái tim bạn như muốn vỡ tung ra. Khi bạn sợ hãi thì nó siết chặt lại. Mọi cảm xúc đều gây ra một tác động đối với cơ thể, và những ý nghĩ của chúng ta thường kích hoạt các cảm xúc lớn nhỏ mà không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra.

Thách thức ở đây là phải nhận thức được ảnh hưởng mà các cảm xúc gây ra đối với sự an lạc của tâm hồn cũng như đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta.

cam xuc anh 1
Bạn khó có thể xử lý tốt đệp mọi chuyện khi đang sở hữu một cái đầu nóng. Ảnh: Freepik.
Cảm xúc – kẻ dẫn đường bất kham và có thể bóp méo thực tại

Trong nền văn hóa Hawaii, các bậc thông thái luôn thận trọng trước bất kỳ cảm xúc nào có ý định thâm nhập thế giới nội tâm của họ, dù đó là cảm giác thăng hoa hưng phấn hay giận dữ tột độ.

Họ biết rằng cảm xúc không phải là một kẻ dẫn đường tốt, nó có thể bóp méo thực tại và áp đặt lên chúng ta một trạng thái để rồi chúng ta thường trở thành nô lệ của trạng thái ấy.

Tự do nằm ở lựa chọn của chúng ta, trong từng khoảnh khắc, trong từng cảm xúc, đối với việc chúng ta có để bản thân bị những cảm xúc ấy cuốn đi hay không. Thực ra, cảm xúc là những hiện tượng kỳ lạ. Chúng có thể mạnh tới nỗi xóa sạch mọi thứ trên đường đi.

Tuy nhiên, những cảm xúc làm ta choáng ngợp thường ngăn ta nhìn nhận mọi sự theo đúng bản chất của chúng. Cảm xúc làm thay đổi thực tại và khiến chúng ta đánh mất khả năng nhận thức. Cảm xúc yêu thương cũng không phải là ngoại lệ.

Chúng ta thường dễ bị mắc vào lưới tình mà không nhìn rõ bản chất thật sự của người mình yêu. Chúng ta cũng dễ sa vào tình cảm đối với một ai đó và bỏ qua mọi khuyết điểm của họ cũng như tất cả những gì trực giác mách bảo chúng ta là không ổn.

Để rồi, khi xúc cảm yêu đương phai nhạt, chúng ta mới vấp phải một cú thức tỉnh đầy đau đớn và mắt chúng ta mới điều chỉnh để nhìn nhận thông suốt hơn.

Sự chuyên quyền của những cảm xúc tiêu cực

Trong số những cảm xúc mà chúng ta trải qua, có nhiều cảm xúc luôn nghiêng về phía tiêu cực và ta cứ mặc cho chúng xâm chiếm mình mà không hề kháng cự.

Chúng buộc ta phải chấp nhận chúng, và ta thấy tâm can mình nhức nhối khôn nguôi. Người Hawaii dùng từ pilikia để mô tả hiện tượng này. Pilikia thỏa sức trộn lẫn những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực để biến cuộc sống của chúng ta thành địa ngục.

Mọi điều chúng ta làm hàng ngày nhằm phủ nhận cái đang thực sự diễn ra trong cuộc sống của mình đều là pilikia. Trạng thái tâm trí này đầu độc bản thể bên trong của chúng ta, làm nó bị sa lầy vào những cảm xúc sợ hãi, giận dữ, phủ nhận và bất bình.

Pilikia là những thứ giữ chân ta trong vũng lầy ấy và khiến ta đau khổ – chúng là tất cả điều phóng đại mà ta tự dựng lên trong cuộc sống thường ngày của mình. Đó cũng là tất cả những ý nghĩ, những nỗi lo lắng và rắc rối đầy ám ảnh.

Nó giống như một chất độc làm cho ta chết dần chết mòn. Những gì có thể khôi phục phần nào trạng thái hòa hợp – như niềm vui trong nụ cười, niềm hạnh phúc trong vòng tay bè bạn, niềm vui từ sự sẻ chia hay đơn giản là từ cảm giác đang được sống – đôi khi vẫn phải chịu thất thế trước khối cảm xúc tiêu cực khổng lồ này.

cam xuc anh 2
Đừng nhìn con người qua vẻ mặt bên ngoài, có thể ẩn sâu bên trong họ đang sống trong thế giới pilikia. Ảnh: PowerOfPositibity.
Những người nhìn đâu cũng thấy vấn đề

Bạn đã bao giờ gặp người nào luôn nhìn thấy vấn đề trong mọi thứ xung quanh họ chưa? Họ luôn miệng phàn nàn, nào xe buýt đến trễ, bậc bước lên xe quá cao, nào xe quá đông, họ không thể tìm nổi chỗ ngồi…

Họ giữ thái độ ấy suốt cả ngày và sống trong thế giới pilikia. Những người như vậy, tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, đã lựa chọn nhìn nhận cuộc sống theo cách này.

Lựa chọn ấy thường là vô thức và là hậu quả của một sự kiện đau lòng hoặc một chấn thương thuở nhỏ. Họ đã tìm ra phương cách tự vệ riêng; vì muốn tránh cho bản thân khỏi mọi sự thất vọng, họ không dám liều lĩnh sống hạnh phúc vì lo sợ hạnh phúc sẽ phai tàn.

Bất kể lý do đằng sau lựa chọn này là gì, thì hậu quả của nó thật rõ ràng: Họ sống trong những năng lượng tiêu cực và thậm chí trở nên phụ thuộc vào chúng. Lối sống ấy phù hợp với họ, và họ sẽ chỉ thay đổi nếu một ngày kia họ có cơ hội thay đổi những niềm tin của mình và nhận ra rằng mình có thể sống theo một cách khác.

Kỳ thực, chừng nào vẫn ở trong trạng thái phàn nàn liên tục, vốn là thủ phạm sản sinh những cảm xúc tiêu cực, thì chừng đó chúng ta còn chưa thể đi đến lối thoát và sẽ mãi kẹt lại trong thế giới pilikia. (“Nhưng tại sao điều này lại xảy đến với tôi?”; “Thật bất công”; “Chuyện này cứ đeo bám tôi”; “Tôi muốn biết vì sao”).

Chừng nào tâm trí còn ở trạng thái này, thì chừng đó không điều gì có thể xảy ra, chúng ta đã bị khóa chặt. Và đáng tiếc thay, một số người bị “nhốt” ở chốn này nhiều năm trời. Ít nhất, ở cấp độ vô thức, họ không thực sự muốn thoát khỏi trạng thái tâm trí đó. Chỉ khi chúng ta quyết định hô lên hai tiếng “dừng lại” thì sự thay đổi mới có thể xảy ra.

cam xuc anh 3
Ho’oponopono: Sống như người Hawaii – Chấp nhận, biết ơn và tha thứ sẽ giúp độc giả biết cách để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Ảnh: Thái Hà Books.
Rời bỏ thế giới của những vấn đề

Hãy nhớ lại một tình huống gần đây nhất đã đẩy bạn vào cảm xúc tiêu cực. Mường tượng lại tình huống ấy, rồi tự hỏi những câu sau:

– Chuyện gì đã thực sự xảy ra (Nếu gạt sang một bên những diễn giải cá nhân của mình)?

– Mình đã cảm thấy ra sao?

– Cảm xúc ấy có chính đáng không?

– Vì sao?

– Khi đó, mình có thể cảm nhận khác đi không?

– Khi đó, mình có thể phản ứng khác đi không?

– Mình đã nhận được gì từ cảm xúc ấy?

– Nó có giúp mình tìm ra phương hướng để tiến về phía trước không?

– Lựa chọn khi đó đã là tốt nhất cho bản thân mình hay chưa?

– Và nó có tốt cho những người xung quanh mình không?

Nếu thành thực trả lời tất cả câu hỏi trên, chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng có nhiều lựa chọn khác dành cho bạn.

Hãy học nhìn ra mọi lựa chọn – hành động khả thi trước khi quyết định cách thức bạn “bước lên vũ đài”. Trong ho‘oponopono truyền thống, khi ra một quyết định hoặc thực hiện một chuỗi hành động thì trước hết bạn nên nghe theo trực giác và cảm hứng cũng như “linh cảm” của bạn.

Sachs hay / Zing

Đường quan lộ của ông Tất Thành Cang trước ngày bị khởi tố

Đường quan lộ của ông Tất Thành Cang trước ngày bị khởi tố
Cơ quan điều tra Công an TP.HCM (PC03) vừa khởi tố bị can ông Tất Thành Cang để điều tra về tội danh ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí’ theo điều 219, Bộ Luật hình sự 2015.
Đường quan lộ của ông Tất Thành Cang trước ngày bị khởi tố - Ảnh 1.

Theo VOV.VN, cơ quan điều tra Công an TPHCM vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam ông Tất Thành Cang (sinh năm 1971, quê Cần Giuộc, Long An), Phó ban chỉ đạo công trình lịch sử TPHCM, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Được biết, việc khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến những hành vi bị cho là vi phạm pháp luật của ông Tất Thành Cang thời điểm ông này giữ cương vị lãnh đạo quan trọng ở bộ máy chính quyền TPHCM. 

Theo đó ông Tất Thành Cang đã có những dấu hiệu sai phạm trong việc chấp thuận chủ trương các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước do Thành ủy TPHCM trực tiếp quản lý.

Từ sự chấp thuận này đã dẫn đến sai phạm tại các công ty, gây thất thoát, thiệt hại lớn cho Nhà nước – VOV thông tin.

Việc khám xét nơi ở, nơi làm việc và các thủ tục tố tụng đối với ông Tất Thành Cang được cơ quan điều tra thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Hiện Cơ quan điều tra cũng đang tiếp tục mở rộng, làm rõ hành vi của các cá nhân khác có liên quan đến những sai phạm này.

Kỳ Hoa – Đồ họa: Đỗ Linh / Shoha

Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023?


Kinh tế Việt Nam. EPA/MINH HOANG
Kinh tế Việt Nam. EPA/MINH HOANG

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) dự đoán Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, và duy trì được đà tăng trưởng ở mức trên dưới 6% vào năm 2035, nhờ xuất khẩu tăng mạnh.

JCER đưa ra hai kịch bản, kịch bản tiêu chuẩn, và kịch bản xấu hơn vì tác động của đại dịch mang lại hệ quả nghiêm trọng hơn, với Hoa Kỳ và Canada chịu tác động nặng nề nhất, cùng với Ấn Độ, Philippines và Indonesia, 3 nước có nhiều công dân làm việc ở nước ngoài, gửi tiền về nước để giúp người thân.

Kịch bản tiêu chuẩn đặt giả thuyết rằng trong 4 hoặc 5 năm nữa, các biến số kinh tế sẽ trở lại xu hướng được chứng kiến trước cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Theo kịch bản này, Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2029, và tới năm 2035, quy mô kinh tế của Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, có thể đạt 41,8 nghìn tỷ USD, chỉ thua một chút quy mô kinh tế của cả Hoa Kỳ và Nhật Bản cộng lại, đạt 42,3 nghìn tỷ USD.

Bài báo đăng tải trên trang mạng asia.nikkei vẽ ra một bức tranh màu hồng về nền kinh tế Việt Nam dựa trên nghiên cứu của JCER, theo đó Việt Nam có thể duy trì đà phát triển ở mức trên dưới 6% vào năm 2035, nhờ xuất khẩu tăng mạnh.

Vẫn theo JCER, “các điều kiện đó giúp đẩy nền kinh tế Việt Nam qua mặt Đài Loan vào năm 2035 về quy mô, và giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì Đông Nam Á, sau Indonesia.

Và theo đà này, Việt Nam có thể được công nhận là một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người đạt gần 11.000 USD vào năm 2035.

Đài Loan tuy là một trong các nền kinh tế thành công nhất trong cuộc đấu tranh chống đại dịch Covid-19, nhưng đà tăng trưởng của đảo quốc này được dự kiến sẽ giảm 1% vào năm 2035 do dân số lão hóa.

Do tác động của đại dịch Covid-19, đà phát triển của nhiều nước sẽ chịu nhiều tổn thất trong năm 2020. Dù đại dịch quét qua hầu hết các nước trên toàn cầu, nhưng không phải nước nào cũng chịu tác động nặng nề ở cùng mức độ như nhau, JCER nói rằng những sự khác biệt mà chúng ta chứng kiến ngày hôm nay, trong năm 2020, sẽ dẫn tới những khác biệt đáng kể về quy mô kinh tế của các nước khác nhau trong 15 năm tới.

Trong năm 2020, chỉ có Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan là duy trì đà tăng trưởng cộng hàng năm. Đà tăng trưởng của Ấn Độ có phần chắc sẽ giảm mạnh tới âm 10%, trong khi kinh tế Philippines sẽ co cụm hơn 8%. Hong Kong, Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore đều đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế với tốc độ hơn 6%.

Theo phúc trình mới nhất của Ngân hàng Thế giới, cập nhật ngày 8/10/2020, Việt Nam là một trong số các quốc gia hiếm hoi trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự báo năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%. Ngân hàng Thế giới nói nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021.

(Nguồn: Nikkei, World Bank)

Vài câu chuyện quan lại thời xưa phá án kỳ tài

“Cái khó ló cái khôn”, nhiều vụ án xưa kia không còn dấu vết nhưng vẫn được các quan điều tra phá án một cách thần kỳ. Có người dù bị áp lực vẫn không muốn xử oan cho một ai, mà kiên nhẫn tìm được hung thủ thật sự.

Vài câu chuyện quan lại thời xưa phá án kỳ tài
Một phạm nhân trên đường đi thụ án. (Ảnh từ baophapluat.vn)
Không sợ bị khiển trách, kiên nhẫn bắt đúng người

Phí Trực là vị quan nổi tiếng thông minh thời nhà Trần. Ông nhẫn nại, cẩn trọng, tỉ mỉ nên phá được nhiều vụ án khó. Nhờ tài năng mà Phí Trực được Thượng hoàng cử làm An Phủ Thiên Trường.

Đây là một đặc ân cũng như thể hiện tài năng của Phí Trực. Bởi lẽ các vua Trần sau khi nhường ngôi cho con thì làm Thượng Hoàng rồi về ở Thiên Trường, vì thế mà phủ Thiên Trường được xem như kinh đô thứ hai giám sát cả Thăng Long. Để giữ chức vị này thì phải kinh qua An Phủ địa phương khác trước, làm tốt thì mới được làm An Phủ Thiên Trường, nhưng Phí Trực là ngoại lệ vì chưa từng kinh qua An Phủ nơi nào. Điều này cho thấy sự tin tưởng của Triều đình đối với ông.

Vào thời vua Trần Anh Tông, Xã Tắc bình yên, người dân no ấm, trộm cướp không có nhiều. Khi vua Anh Tông nhường ngôi cho Minh Tông để lên làm Thượng Hoàng thì xuất hiện một băng cướp tinh ranh, tướng cướp có tên là Văn Khánh, các quan Triều đình nhiều lần nỗ lực nhưng không sao bắt được tướng cướp này.

Một ngày có người bắt được Văn Khánh giải lên quan, qua tra khảo kẻ bị bắt nhận mình là Văn Khánh. Các quan đều cho rằng đã bắt được tướng cướp nguy hiểm. Tuy nhiên Phí Trực trước kia từng làm Hình bộ Lang Trung, phá nhiều vụ án nên rất nghi ngờ, bởi lẽ quân Triều đình nhiều lần lên kế hoạch bắt còn không được, đến lúc bắt được sao lại dễ đến thế? Mặt khác người bị bắt cũng dễ nhận mình chính là tướng cướp Văn Khánh khi bị tra hỏi.

Phí Trực nghi ngờ nên vẫn điều tra truy bắt tên tướng cướp, không kết thúc vụ án.

Vụ án lâu chưa giải quyết được khiến Thượng Hoàng Trần Anh Tông phải hỏi, Phí Trực đáp rằng: “Mạng người rất trọng, lòng tôi còn có chỗ ngờ, không dám liều lĩnh xử quyết.”

Chờ lâu vẫn chưa có kết quả, Thượng Hoàng sốt ruột giận dữ nói: “Nó đã nhận như thế, còn ngờ gì nữa”, thế nhưng Phí Trực vẫn kiên nhẫn điều tra tiếp.

Quả nhiên với sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của mình, Phí Trọng đã bắt được chính xác tướng cướp Văn Khánh. Hắn khai rằng dùng người khác giả mình nhằm thực hiện kế “ve sầu thoát xác”.

Phí Trực làm quan xem trọng sinh mạng dân chúng, không muốn bắt lầm người, dù cho vụ án kéo dài có thể khiến mình bị khiển trách.

Không có manh mối dấu vết vẫn tìm ra thủ phạm

Thời vua Lê chúa Trịnh có cô em gái đi thăm chị mình bị ốm, đường đi khá xa, cô em gái đi nhiều ngày không thấy trở về. Ban đầu người chồng nghĩ rằng vợ mình ở lại chăm sóc chị, nhưng mãi vẫn không có tin gì. Nghi vợ mình bị chồng của chị gái sát hại, người chồng liền làm đơn kiện gửi lên quan.

Quan cho bắt người chồng tống giam, thế nhưng dù xử thế nào nghi phạm vẫn kêu oan, mà tang chứng vật chứng không đủ để luận tội. Vụ án phải xử nhiều lần, pháp quan cũng thay đổi nhiều người, qua 6, 7 năm rồi mà vẫn không sáng tỏ.

Chúa Trịnh liền lệnh cho Thượng thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền phải trực tiếp điều tra vụ án này.

Nhữ Đình Hiền rà soát một loạt hồ sơ vụ án, thấy nghi phạm đều vào chồng của người chị gái, mà nghi phạm này chỉ một mực kêu oan. Cũng không còn manh mối dấu vết nào để phá án.

Nhữ Đình Hiền liền xem thực địa con đường mà người em gái đã đi, thấy trên đường có một cánh đồng vắng, có một ngôi chùa ở đấy. Ông nghi ngờ người em gái bị hại tại cánh đồng này. Nhưng làm sao để biết được khi vụ án đã qua lâu rồi, không còn lại dấu vết gì cả.

Nhữ Đình Hiền cùng tùy tùng của mình đóng giả làm quan viên đến lễ chùa rồi xin được ngủ lại qua đêm. Sáng hôm qua ông nhờ Trụ trì tập hợp hết mọi người rồi nói rằng hôm qua nằm mơ thấy có cô gái đến kêu oan, bị cưỡng hiếp mà chết, rồi nhờ ông giúp xử án. Ông yêu cầu mọi người phải thành thật khai báo.

Lúc này có một người vì sợ hãi đã đứng ra nhận tội, dẫn đến nơi chôn người phụ nữ, vụ án được làm sáng tỏ.

Bắt được đúng thủ phạm dù không có dấu vết

Quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng thời chúa Nguyễn được xem là Bao Công bởi cách phá án thần kỳ, người dân truyền tụng lại nhiều câu chuyện phá án của ông. Một câu chuyện là vụ án ở làng Hồ Xá.

Có lần một người buôn giấy khi đi ngang qua làng Hồ Xá thì dừng lại nghỉ trọ ở làng. Nơi đây có khá nhiều trộm cướp, vì thế nên người lái buôn bị mất gánh giấy, liền đến báo án với quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng.

Nguyễn Khoa Đăng cho người tìm hiểu kỹ hiện trường nhưng không thấy có dấu vết nào, không sao biết được kẻ nào đã lấy mất gánh giấy.

Ông liền lệnh truyền cho người dân sở tại và các làng lân cận rằng quan yêu cầu người dân phải làm tờ khai ghi rõ tên tuổi quê quán để dễ quản lý. Mọi người đua nhau ra chợ mua giấy làm tờ khai, khiến giá giấy lập tức tăng lên.

Nguyễn Khoa Đăng cho quân bố trí ở chợ, quả nhiên thấy xuất hiện một người mới, mang rất nhiều giấy ra bán. Quan quân liền bắt ngay, thì chính là thủ phạm đã trộm giấy của lái buôn.

Vụ án này khiến dân làng Hồ Xá phục tài phá án của Nguyễn Khoa Đăng, lưu truyền mãi câu chuyện này.

Trần Hưng / TrithucVN

Tác giả nổi tiếng: Gián điệp Trung Quốc tràn lan ở Hoa Kỳ

Chỉ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: Shutterstock).

Ông Gordon G. Chang, một nhà báo, tác giả và luật sư nổi tiếng đã viết một bài phân tích trên Gatestone Institute nêu rõ sự xâm nhập sâu rộng của các đặc vụ Trung Quốc vào Hoa Kỳ và đưa ra một số giải pháp đối với chính phủ Mỹ.

Gián điệp Trung Quốc tràn lan ở Hoa Kỳ

Vụ việc gần đây dân biểu Đảng Dân chủ Eric Swalwell bị báo chí phanh phui có quan hệ tình cảm với nữ gián điệp Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đã xâm nhập vào Hoa Kỳ trên diện rộng thông qua hệ thống gián điệp.

Phương Phương, người bị tình nghi là gián điệp của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc đã tiếp cận với dân biểu Swalwell khi anh ta mới chỉ là thành viên hội đồng Thành phố Dublin, bang California. Phương từng bước tiếp cận và giúp đỡ Swalwell trong sự nghiệp cho tới khi anh ta được bầu vào Hạ viện, trở thành thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện và được chỉ định vào một ủy ban có lợi cho Trung Quốc

Phương không chỉ là đặc vụ duy nhất tại Hoa Kỳ. Hiện Trung Quốc có khoảng 370.000 sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ. Số lượng sinh viên Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ gần đây.

Cô Phương Phương thiết lập được rất nhiều mối quan hệ bất thường với những chính trị gia Hoa Kỳ (ảnh: Từ Axios)

Không ngạc nhiên khi ĐCSTQ sử dụng công dân của mình một cách có hệ thống để thu thập thông tin tình báo và sử dụng các công cụ ngoại giao để xử lý những thông tin này. Chẳng hạn, Phương đã tiếp xúc với một nhà ngoại giao bị nghi là đặc vụ của Bộ An ninh Nhà nước, làm việc tại lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.

Trung Quốc có hàng trăm – có lẽ hàng nghìn – đặc vụ ở Mỹ. Họ đang xác định, chuẩn bị, hỗ trợ, gây ảnh hưởng, thỏa hiệp và mua chuộc người Mỹ trong lĩnh vực chính trị và các lĩnh vực quan trọng khác.

Darrell Issa, đảng viên Cộng hòa nói với Fox News trong buổi phỏng vấn vào tháng 12 rằng có tại Mỹ “hàng trăm nghìn người hoạt động giống như gián điệp được Trung Quốc điều phối”.

ĐCSTQ sử dụng cách tiếp cận “ngàn hạt cát” là phỏng vấn sinh viên, khách du lịch, doanh nhân sau khi trở về nước. Họ thu thập các thông tin có vẻ vụn vặt, sau đó sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hoặc các năng lực khác để tổng hợp các tư liệu thu thập được này.

Sử dụng lãnh sự quán như vỏ bọc cho “trung tâm gián điệp”

Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco từng chứa chấp Tang Juan, một điệp viên bị FBI truy nã. Tang Juan ra đầu thú với nhà chức trách Hoa Kỳ vào ngày 24/7. Cô bị nghi ngờ che giấu mối liên hệ với quân đội Trung Quốc khi đang làm nghiên cứu sinh sinh học tại Đại học California Davis.

Vào tháng 7, Bộ Ngoại giao đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết cơ sở này là “trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ”. Có suy đoán rằng lãnh sự quán đã thu thập thông tin bất hợp pháp về công nghệ khoan dầu của các công ty Texas gần đó.

Lãnh sự quán Trung Quốc tại New York cũng là một trung tâm gián điệp. Ông James Olson, cựu giám đốc phản gián CIA, ước tính rằng Trung Quốc có hơn 100 nhân viên tình báo hoạt động liên tục trong thành phố New York. Ông James nói thành phố này đang “bị tấn công hơn bao giờ hết.”

Ông Pompeo chia sẻ với tờ New York Post rằng các nhân viên tình báo này đang hoạt động bên ngoài lãnh sự quán New York và phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc.

Đặc vụ của Trung Quốc đang áp đảo lực lượng hành pháp của Mỹ. Giám đốc FBI Christopher Wray, trong một sự kiện vào tháng Bảy cũng phát biểu rằng có gần một nửa các vụ phản gián của cục là chống lại ĐCSTQ. Ông nói cứ khoảng 10 giờ một lần, FBI lại mở một vụ phản gián “liên quan đến Trung Quốc.

Giám đốc FBI Christopher Wray (ảnh: Wikipedia).

Ông Wray cũng phát biểu trước Ủy ban Tình báo Thượng viện vào tháng 2/2018 rằng ĐCSTQ đang sử dụng “những nhà thu thập [thông tin] phi truyền thống, đặc biệt là trong môi trường học thuật”.

Đôi khi các nhà ngoại giao cũng trực tiếp tham gia vào hoạt động gián điệp. Theo một nghiên cứu của bà Anastasya Lloyd-Damnjanovic cho Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson, các nhà ngoại giao của ĐCSTQ làm việc ở Mỹ đã xâm phạm quyền tự do học thuật của các trường đại học Mỹ, giảng viên, sinh viên bằng cách “thăm dò giảng viên và nhân viên cung cấp thông tin tương tự với cách thu thập tình báo.”

Như Dan Hoffman, cựu trưởng trạm CIA, từng chia sẻ với Fox News “Trung Quốc đang tràn ngập ở khu vực [chúng ta]”.

Cách giải quyết là gì?

Theo ông Gordon, cách để giải quyết trường hợp khẩn cấp về gián điệp này là đóng cửa các cơ sở hoạt động của Trung Quốc tại Mỹ. Nghĩa là đóng cửa bốn lãnh sự quán còn lại của Bắc Kinh tại Chicago, Los Angeles, New York và San Francisco, và cắt giảm mạnh số nhân viên của đại sứ quán. Trên thực tế, đại sứ quán chỉ cần đại sứ, người thân ruột thịt và phụ tá quân sự, chứ không phải hàng trăm người như hiện tại.

Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco (ảnh: Wikimedia Commons).

Trong khi cắt giảm nhân viên đại sứ quán, Bộ Ngoại giao nên trục xuất đại sứ Trung Quốc hiện tại là ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai). Ông và một người khác làm trong lãnh sự quán New York đã cố tuyển dụng một nhà khoa học ở Connecticut làm gián điệp.
Washington có thể nói với Bắc Kinh rằng họ có thể cử một đại sứ khác, nhưng nên cảnh báo rằng vị đại sứ mới sẽ bị trục xuất ngay nếu có hành vi không phù hợp.

Washington cũng có thể ra lệnh đóng cửa các tiền đồn phi ngoại giao. Về vấn đề này, Tổng thống Trump có thể sử dụng Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù năm 1917 và Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế năm 1977 để chấm dứt hợp tác thương mại, đầu tư và công nghệ với một chế độ sử dụng các mối quan hệ này để thực hiện hành vi gián điệp, ông Gordon cho hay.

Tất nhiên, Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách đóng cửa các lãnh sự quán Mỹ và cắt giảm quy mô nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Nhưng Mỹ cần có hành động để cho Bắc Kinh thấy rằng Hoa Kỳ có quyết tâm tự vệ.

Ông Gordon cho rằng Mỹ nên đưa các công ty ra khỏi Trung Quốc vì lý do đạo đức và nhiều những lý do khác.

Các gián điệp của Trung Quốc đang lan tràn ở Mỹ, và các biện pháp kém quyết liệt hơn đã thất bại. Do đó, ông kêu gọi chính phủ Mỹ có biện pháp hiệu quả hơn để giải quyết với vấn đề này.

Về tác giả: Ông Gordon Guthrie Chang là một nhà báo chuyên mục, blogger, chuyên gia truyền hình, tác giả và luật sư. Ông được biết đến rộng rãi với cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”.

Ngọc Mai | DKN