Thi sắc đẹp nam giới, nhảy bò, duy trì mẫu hệ… là những phong tục độc đáo được các bộ tộc thổ dân ở châu Phi duy trì suốt nhiều thế hệ.
Bộ tộc Wodaabe: Bộ tộc này sống du canh du cư ở Niger, Nigeria, Cameroon, Chad… Cuối mỗi mùa mưa gần hồ Chad, người Wodaabe tổ chức Cure Salee – lễ hội của dân du mục. Hoạt động nổi bật nhất của lễ hội là cuộc thi sắc đẹp của các chàng trai. Họ mặc trang phục lộng lẫy nhất, trang điểm và đeo trang sức, đứng chờ các cô gái đánh giá. Răng và tròng mắt trắng được ca ngợi, do đó những người tham dự thường cố gắng cười hết cỡ. Ảnh: Daily Mail.
Bộ tộc Mursi, Ethiopia: Môi dưới của phụ nữ trong bộ tộc được tạo lỗ từ khi còn nhỏ, sau đó lồng một chiếc đĩa gốm vào. Kích cỡ đĩa tăng dần theo thời gian và đĩa càng lớn càng được coi trọng. Ảnh: Sosyal Bilimler.
Bộ tộc Himba, Namibia: Phụ nữ của tộc Himba nổi tiếng với tóc và làn da ánh đỏ. Họ bôi otjize – một hỗn hợp gồm bơ, mỡ và đất đỏ – lên tóc và da hàng ngày. Nhiều người cho rằng otjize giúp tránh nắng và chống côn trùng, nhưng tộc Himba cho biết họ dùng chúng chỉ hoàn toàn vì lý do thẩm mỹ. Ảnh: Frans Lanting.
Bộ tộc Hamar, Ethiopia: Các chàng trai của tộc Hamar thực hiện nghi lễ nhảy bò để đánh dấu sự trưởng thành của mình. Mỗi người sẽ phải nhảy trên lưng những con bò bốn lượt để được công nhận quyền lấy vợ. Chỉ cần trượt chân là họ có thể bị thương. Ảnh: CNN.
Bộ tộc Xhosa, Nam Phi: Khi đến tuổi trưởng thành, nam thanh niên tộc Xhosa sẽ phải trải qua một nghi lễ khắc nghiệt. Trước hết, họ sẽ được cắt bao quy đầu theo phương pháp truyền thống, sau đó phải rời khỏi làng với khuôn mặt bôi đất sét trắng, trùm chăn và đem theo ít đồ dùng thiết yếu. Họ phải sống trong khu dành riêng cho nghi lễ này và tự xoay xở trong hai tháng. Khi trở về, các chàng trai được công nhận là người trưởng thành và nhận một chiếc chăn mới. Ảnh: Voices of Africa.
Bộ tộc Chewa: Sống rải rác ở Zambia, Zimbabwe, Malawi và Mozambique, bộ tộc này vẫn theo phương thức mẫu hệ từ xa xưa. Trong đó, tài sản và đất đai được truyền từ mẹ sang con gái. Tuy nhiên, đàn ông vẫn nắm quyền hành trong bộ tộc. Ảnh: CNN.
Bộ tộc Maasai, Đông Phi: Nước bọt là một phần quan trọng trong đời sống của người Maasai ở Đông Phi. Loại dịch cơ thể này được coi là phước lành, tinh hoa của con người và việc nhổ nước bọt lên người khác là lời ban phước. Khi trẻ con ra đời, người trong bộ tộc sẽ nhổ nước bọt lên chúng để cầu mong chúng có cuộc sống may mắn. Khi có người đi xa, các bô lão sẽ nhổ lên đầu họ để chúc họ bình yên, an toàn. Ảnh: CNN.
Bộ tộc Bodi, Ethiopia: Vào tháng sáu hoặc tháng bảy hàng năm ở thung lũng Oma, người Bodi lại tham dự cuộc thi có tên Ka’el. Trước đó nhiều tháng, nam giới tách ra sống riêng. Họ cố gắng uống thật nhiều sữa bò và huyết bò để tăng cân. Mỗi dòng họ sẽ cử một nam giới chưa vợ ra tranh danh hiệu người béo nhất. Người chiến thắng sẽ được vinh danh và có cơ hội lấy vợ dễ dàng hơn. Vài tuần sau cuộc thi, họ lại trở về với hình dáng cũ. Ảnh: Daily Mail.Rz
Không chỉ khỏe mạnh, người đàn ông này còn có bí quyết để giữ bản thân minh mẫn, tỉnh táo và ngập tràn sức sáng tạo dù ở vào độ tuổi nào đi nữa.
Bận rộn là liều thuốc rẻ nhất thế giới
01.
Để sống lâu và khỏe mạnh, ngoài yếu tố di truyền, lối sống hình thành trong quá trình trưởng thành càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trên thế giới có rất nhiều cách để theo đuổi sức khỏe, trong số đó, có một đơn thuốc kéo dài sự minh mẫn, khỏe mạnh, được coi là đơn thuốc rẻ nhất chỉ với một chữ: Bận.
Đây là điều mà chính kiến trúc sư lỗi lạc Ieoh Ming Pei, được biết đến với tên I. M. Pei, đã đúc kết ra bằng kinh nghiệm của mình. Ông chính là kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa, chịu trách nhiệm dự án cải tạo bảo tàng Louvre và thiết kế nên kim tự tháp bằng kính Louvre nổi tiếng ngày nay.
Khi bảo tàng Louvre khai trương vào năm 1989, trên tờ Thời báo New York, nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger đã ca ngợi kim tự tháp cải tạo trong bảo tàng là “một chuyến tham quan công nghệ: chi tiết, nhẹ nhàng và gần như trong suốt. Kim tự tháp không làm thay đổi quá nhiều Louvre mà như đang lơ lửng bên cạnh, cùng tồn tại như thể đến từ không gian khác”.
Ngoài ra, các tác phẩm có ảnh hưởng lớn khác do ông thiết kế bao gồm: Tháp Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, Tòa nhà phía Đông của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC và Thư viện Tổng thống JFK ở Boston.
Ieoh Ming Pei đã được tặng giải thưởng Pitzker năm 1983, đây chính là giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về ngành kiến trúc. Ông được công nhận là một trong những kiến trúc sư thành công nhất trong thế kỷ 20.
Đến năm 1990, ở tuổi 73, ông tuyên bố nghỉ hưu sau hàng chục năm cống hiến toàn bộ tâm trí cho sự nghiệp. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian rảnh rỗi, vị kiến trúc sư tài ba lại không thể tìm được sự an nhàn thực thụ. Vì vậy, trong liên tiếp những năm sau đó từ 1991 tới 2005, người ta vẫn nhìn thấy dấu ấn của ông trong hàng loạt tác phẩm như Bảo tàng Rock and Roll, Phần mở rộng của Bảo tàng lịch sử Đức, các trung tâm hữu nghị, trung tâm trình diễn nghệ thuật Ferguson…
Ở độ tuổi gần tới 90 tuổi, ông vẫn cần mẫn làm việc và nhận ra công việc là một niềm vui. Sự rảnh rỗi là kẻ thù nguy hiểm có thể giết chết sự minh mẫn và sáng tạo trong ông. Cho nên, ông lựa chọn cách giữ bản thân luôn đắm chìm trong công việc bận rộn. Bận rộn vừa đủ lại khiến ông duy trì sinh lực, sức sống và ngày một khỏe mạnh hơn.
Quả thật, vị kiến trúc sư đại tài Ieoh Ming Pei đã sống khỏe mạnh cho tới tận năm 2019, ở thời điểm qua đời, ông 102 tuổi.
02.
Một cư dân mạng chia sẻ:
Bố anh đột nhiên phát bệnh ở chân, đi lại đau nhức không chịu được nên hàng ngày chỉ có thể ở nhà. Vốn dĩ ông là trụ cột gia đình, không chỉ chịu trách nhiệm kinh tế mà còn giỏi quán xuyến việc nhà một cách nề nếp, vừa đưa đón cháu trai, vừa mua sắm nấu nướng. Ông là người cực kỳ tháo vát và năng nổ như vậy.
Ngược lại, mẹ anh lại rất nhàn hạ. Sau khi về hưu, tất cả những gì bà cần làm là dọn dẹp nhà cửa và xem TV. Những người khác ngưỡng mộ cuộc sống nhàn nhã ấy, nhưng bà sống không hề vui vẻ, thường xuyên lo nghĩ, cằn nhằn. Chồng con nghe mãi cũng nhàm, nên họ không để tâm đến, bà lại càng phiền não uể oải hơn.
Nhưng đến thời điểm cha anh đổ bệnh, mẹ đã trở thành một con người khác. Bà vừa lo trong lo ngoài, vừa nấu ăn dọn dẹp, vừa chăm sóc cho cha.
Sợ con cái chậm trễ công việc, một mình bà tìm cách đi nộp tiền điện, tiền nước, tiền gas. Có gì hỏng hóc trong nhà, bà cũng tự đi tìm người tới sửa chữa.
Không ngờ rằng, sau một thời gian bận rộn như vậy, tâm trạng của bà tốt hơn trước rất nhiều. Cả ngày bà đều chăm chỉ làm việc trong sự thoải mái vui vẻ, sắc mặt hồng hào, các nếp nhăn cũng dịu dàng hơn.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(201020);}else{parent.admSspPageRg.draw(201020);}
Cho nên, sau một thời gian lo lắng cho sức chịu đựng của bà, cư dân mạng này đã thở phào nhẹ nhõm. Quả là sự an nhàn rảnh rỗi quá mức mới là thứ khiến người ta mệt mỏi nhất. Bận rộn vừa đủ sẽ giúp chúng ta tràn trề sinh lực và khỏe mạnh hơn.
Cách để giữ cho bản thân bận rộn
1. Sinh hoạt kỷ luật
Muốn duy trì sự khỏe mạnh thì điều đầu tiên phải thay đổi là duy trì một nếp sống kỷ luật. Lúc nào nên ngủ thì phải đi ngủ, lúc nào nên dậy thì phải dậy luôn, công việc và cuộc sống phải được sắp xếp một cách gọn gàng.
Thay vì lãng phí thời gian buổi sáng để nằm ườn trên giường, bạn có thể tận dụng để đọc một bài báo hay và thưởng thức một ấm trà ngon. Sau khi ăn sáng, hẹn một người bạn, trò chuyện và uống cà phê thư giãn.
2. Chú ý đến dáng vẻ hàng ngày
Khi ăn mặc phù hợp và chỉn chu, cả người của bạn sẽ tràn đầy năng lượng, tự tin hơn và trông trẻ hơn nhiều so với tuổi thật của bạn.
3. Đi chơi thường xuyên
Ngày nào cũng ở nhà hay vùi đầu vào công việc thì rất buồn chán, trong lòng không tránh khỏi phiền muộn. Nếu bạn muốn có một khoảng thời gian vui vẻ, tốt hơn hết hãy ra ngoài và đi dạo.
Khi thời tiết đẹp, bạn có thể chạy bộ, bơi lội hoặc chơi thể thao. Đổ mồ hôi là một cách rất hay để giải tỏa áp lực mà đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
4. Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng hơn
Dù rảnh rỗi đến mấy, bạn cũng phải duy trì nhịp vận động của tâm trí, làm cuộc sống trở nên phong phú hơn, sống hết mình với những mục tiêu và kế hoạch. Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, làm quen với nhiều người hơn, mở rộng các mối quan hệ… sẽ giúp bạn tận hưởng thời gian rảnh rỗi một cách giá trị hơn.
5. Kiên trì đọc sách, học tập và du lịch
Đọc sách có thể mở mang đầu óc của bạn, và du lịch giúp mở rộng tầm nhìn của bạn. Những người ưa thích việc học tập và khám phá thế giới xung quanh có chính kiến và tư duy riêng về mọi thứ. Họ tự tin, có khí chất và tràn đầy sức sống. Đây là cách để duy trì sự minh mẫn, tỉnh táo cho trí óc.
6. Giữ tinh thần trẻ trung
Những người trẻ cần tích cực thử khám phá những điều mới và luôn học hỏi với một tâm thái tò mò. Sự tích cực này sẽ giúp tinh thần bạn cảm thấy thanh xuân trẻ trung hơn.
Tại vị trí huyệt nghinh hương, bạn có thể sử dụng các thao tác day bấm huyệt, châm cứu, thậm chí là hơ ngải cứu đều có thể điều trị cảm lạnh, giúp làm thông mũi cực tốt.
Trời chuyển sang những đợt rét đậm rét hại cũng là lúc chúng ta dễ dàng bị suy yếu miễn dịch. Từ đó tạo tiền đề cho một loạt những chứng bệnh thường gặp vào mùa đông tìm đến như cảm cúm, cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm họng… Thật may mắn là giờ đây có nhiều cách khác nhau có thể chấm dứt tình trạng này thay vì phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Trong Đông y, chỉ cần day bấm huyệt nghinh hương là bạn có thể trị dứt điểm cảm lạnh, nghẹt mũi – chứng bệnh thường gặp ở bất cứ ai đi ra ngoài đường trời lạnh đều dễ dàng mắc, ngay cả với người trưởng thành, khỏe mạnh bình thường.
Trong Đông y, chỉ cần day bấm huyệt nghinh hương là bạn có thể trị dứt điểm cảm lạnh, nghẹt mũi – chứng bệnh thường gặp ở bất cứ ai đi ra ngoài đường trời lạnh đều dễ dàng mắc.
Huyệt nghinh hương là huyệt vị nào trên cơ thể? Theo Đông y, huyệt nghinh hương nằm ở trên mặt, sát ngay hai bên cánh mũi, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (0,8cm). Cụ thể, huyệt nằm ở vị trí giao nhau giữa đường ngang qua chân mũi với rãnh mũi và miệng.
Cách xác định vị trí huyệt nghinh hương: Bạn dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp 2 cánh mũi lại. Phần ngón tay tiếp xúc với điểm lõm bên 2 cánh mũi đó chính là huyệt nghinh hương.
Tại vị trí huyệt nghinh hương, bạn có thể sử dụng các thao tác day bấm huyệt, châm cứu , thậm chí là hơ ngải cứu đều có thể điều trị cảm lạnh, giúp làm thông mũi cực tốt. Trong đó cách làm đơn giản nhất giúp trị cảm lạnh, nghẹt mũi được nhiều người áp dụng là:
– Xoa nóng hai bàn tay và úp lên mặt rồi xoa đều.
– Dùng ngón tay vuốt vào huyệt nghinh hương nằm ở vị trí 2 bên rãnh mũi gần má khoảng 10 lần trở lên.
– Nhiều người áp dụng cách gập ngón cái, dùng khớp ngón cái ấn lên huyệt, đến khi cảm thấy đau trướng là được, nếu mũi cay, chảy nước mắt thì càng tốt. Hoặc bạn có thể dùng gón tay giữa hoặc ngón tay trỏ day ấn đồng thời hai huyệt nghinh hương trong 1 phút sao cho đạt cảm giác căng tức cả hai cánh mũi và gò má là được.
Đây là cách nhanh chóng để giảm nhẹ và ngăn ngừa cảm lạnh, đồng thời có thể giảm tình trạng nghẹt mũi cho những người đã mắc cảm lạnh, mới chớm bị cảm cúm. Đây cũng là cách ngăn chặn giảm nhẹ cảm lạnh, cảm cúm mà ngay cả những người không có kinh nghiệm về huyệt đạo cũng có thể thực hiện để chữa bệnh.
Huyệt nghinh hương rất tốt để trị cảm lạnh, chống nghẹt mũi được Đông y ghi nhận
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, huyệt nghinh hương có tác dụng làm thông thoáng đường thở, tán phong nhiệt, thanh khí hỏa. Do đó, Đông y có ứng dụng day bấm huyệt nghinh hương để điều trị các chứng bệnh ở mặt và mũi, nhất là ở mũi. Huyệt nghinh hương có thể được sử dụng để day bấm trong các trường hợp bị ngứa mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sổ mũi, ngạt mũi, chảy dịch xoang… Trong đó, day bấm huyệt nghinh hương đặc biệt hữu hiệu để điều trị nghẹt mũi, cảm lạnh cũng như chứng nghẹt mũi đặc trưng khi bị cảm cúm.
Huyệt nghinh hương có thể được sử dụng để day bấm trong các trường hợp bị ngứa mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, sổ mũi, ngạt mũi, chảy dịch xoang…
Sau khi day bấm huyệt nghinh hương, bạn có thể kết hợp ăn cháo hành để cả rễ, tía tô nóng rồi nằm nghỉ nơi kín gió để nâng cao hiệu quả. Trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể thêm các thức ăn, gia vị có tính chất cay, nóng, có tinh dầu có tinh chất sát khuẩn như gừng, tỏi, bạc hà… Vệ sinh mũi họng bằng nước muối, có thể dùng nước tỏi sống pha loãng để vệ sinh.
Mặc dù có công dụng trị nghẹt mũi, cảm lạnh rất tốt nhưng chuyên gia khuyến cáo, day bấm huyệt nghinh hương chỉ có tác dụng tốt nhất khi tình trạng mới khởi phát. Với những trường hợp nghẹt mũi, cảm cúm kéo dài nhiều tuần liên tiếp trở lên hoặc dịch mũi xuất hiện màu do viêm, kèm sốt cao, ho… thì cần phải đi thăm khám để có hướng điều trị đúng cách, dứt điểm.
Với những người không am hiểu về châm cứu cũng cần lưu ý khi day bấm huyệt nghinh hương, nếu có băn khoăn cũng như không có kinh nghiệm day bấm huyệt, tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia Đông y, tránh bấm sai huyệt đạo có thể khiến bệnh tình khó được điều trị dứt điểm, thậm chí bệnh nặng thêm.
Đại cử tri trên khắp nước Mỹ ngày 14/12 đã bỏ phiếu xác nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden. Cùng ngày hôm đó, vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được lưu hành tại Mỹ.
Khi các nhà sử học tương lai viết về năm 2020 tại Mỹ, một năm của bệnh tật, chết chóc, xung đột chủng tộc, bạo lực đường phố, suy thoái kinh tế và bất hòa chính trị, họ sẽ nhìn lại ngày 14/12 như một thời điểm mang tính bước ngoặt, New York Times viết.
Chính vào ngày đó, người Mỹ bắt đầu lao vào sản xuất một loại vaccine được phát triển trong thời gian kỷ lục để đánh bại một loại virus ngay cả khi số người chết đã vượt mức 300.000. Và chính vào ngày đó, đại cử tri đoàn đã tập trung tại thủ phủ 50 bang cũng như thủ đô Washington, D.C. để khép lại cuộc bầu cử phân cực nhất trong hơn một thế kỷ qua tại Mỹ.
Bước ngoặt của nước Mỹ
Không gì có thể xóa đi được những thiệt hại to lớn trong 12 tháng qua, cũng không có nghĩa là sẽ không còn nỗi đau hay sự phản kháng. Nhiều người Mỹ vẫn sẽ mắc bệnh và chết trong những tháng trước khi vaccine này được phổ biến rộng rãi. Nhiều người Mỹ vẫn sẽ nặng lòng về kết quả của một cuộc bầu cử mà họ mong muốn đi theo hướng khác.
David Conway, y tá cấp cứu, là nhân viên y tế đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Iowa. Ảnh: New York Times.
Đây vẫn là một thời đại đầy cam go và chia rẽ. Song sau quá nhiều bất ổn, sau quá nhiều nghi ngờ, con đường phía trước dường như rõ ràng hơn ít nhất ở hai khía cạnh chính.
“Đây là cuộc hội ngộ lớn lao”, Benjamin L. Ginsberg, luật sư về bầu cử hàng đầu của đảng Cộng hòa, người đã chỉ trích những nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm lật ngược kết quả cuộc bỏ phiếu mà ông đã thua, nói. “Và điều tốt về việc cả hai chuyện xảy ra trong cùng một ngày là nó thực sự có thể tạo ra bước ngoặt cho một quốc gia thực sự muốn có bước ngoặt”.
Ngày 14/12 diễn ra trên truyền thông bằng hình ảnh nhân viên y tế được tiêm vaccine, xen kẽ với cảnh quay trực tiếp từ thủ phủ các bang trên khắp nước Mỹ cho thấy đại cử tri đã bỏ phiếu chính thức xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris.
Hai diễn biến cùng đánh dấu một bước ngoặt sau nhiều tháng hỗn loạn về chính trị, y tế và kinh tế ở Mỹ: cuối cùng, người Mỹ có thể nhìn về tương lai mà họ miễn dịch với Covid-19, dù thậm chí phải chờ đến mùa xuân; và bây giờ họ biết bất chấp mọi ồn ào từ Nhà Trắng và các đồng minh sau bầu cử, ai sẽ trở thành tổng thống vào ngày 20/1.
“Tôi thực sự không thể nhớ ra hai sự kiện độc lập nào có tầm quan trọng như vậy từng xảy ra trong cùng một ngày”, David Oshinsky, giáo sư y khoa tại Langone Health thuộc Đại học New York, cho biết. Ông cũng là nhà sử học từng giành giải Pulitzer với tác phẩm viết về việc phát triển vaccine bại liệt trong thế kỷ 20.
Ông nói rằng dường như đây là sự kết hợp giữa cuộc bầu cử năm 1800 với hai ứng viên John Adams và Thomas Jefferson, và ngày mà Tổng thống Dwight D. Eisenhower cảm ơn bác sĩ Jonas Salk vì đã nghiên cứu ra vaccine bại liệt.
“Ở đất nước đang bị chia rẽ cay đắng của chúng ta, ngày 14/12/2020 nên nhắc nhở chúng ta về việc chúng ta là ai và chúng ta có khả năng gì”, ông Oshinsky nói.
Hai thái cực của ông Trump
Đối với Tổng thống Trump, người đã không thừa nhận kết quả bầu cử cũng như mức độ nghiêm trọng của đại dịch virus corona, sự rõ ràng của ngày 14/12 không hoàn toàn được hoan nghênh. Ông có lý do để ăn mừng sự ra đời của vaccine, thứ mà ông ưu tiên hàng đầu và chắc chắn sẽ được coi là một phần chính trong di sản của ông.
“Vaccine đầu tiên được phân phối”, ông viết trên Twitter. “Xin chúc mừng nước Mỹ! Xin chúc mừng thế giới!”
Ông Trump vẫn chưa chấp nhận thua cuộc dù đại cử tri đã bỏ phiếu cho ông Biden. Ảnh: New York Times.
Song ông không sẵn sàng chúc mừng ông Biden, hoặc chấp nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, mặc dù hiến pháp Mỹ trao cho họ quyền quyết định tổng thống tiếp theo theo đa số phiếu. Ông Trump vắng mặt cả ngày, không nhượng bộ và tiếp tục tung ra những cáo buộc gian lận bầu cử mà không có căn cứ.
Thật vậy, trong một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý, ông Trump đột ngột thông báo về việc từ chức của Bộ trưởng Tư pháp William Barr, người đã khiến tổng thống tức giận khi bác bỏ những khẳng định viển vông của ông về gian lận bầu cử.
Cùng với sự hoàn tất của quá trình đó, việc ông Trump từ chối chấp nhận thất bại cũng có thể xem như là chống lại thời tiết. Có thể ông sẽ tiếp tục kiện tụng sau khi hàng chục vụ kiện khác đã bị bác bỏ, ngay cả ở Tòa án Tối cao. Có thể một số đồng minh của ông sẽ phản đối khi lá phiếu của đại cử tri đoàn được quốc hội chính thức kiểm đếm vào ngày 6/1. Song không điều gì sẽ làm thay đổi kết quả.
Trong lịch sử Mỹ, chưa bao giờ đa số phiếu của đại cử tri đoàn bị đảo ngược. Dù muốn hay không, ông Biden sẽ tuyên thệ sau 37 ngày nữa tính từ ngày 14/12.
“Ngày này giống như một bước ngoặt vì trong cả hai trường hợp, chúng ta đều có đột phá thực tế – thời hạn bắt buộc theo luật để kết thúc chu kỳ bầu cử được đáp ứng một cách có trật tự và vaccine đã được đánh giá và thử nghiệm cẩn thận để đưa vào sử dụng rộng rãi”, Yuval Levin, giám đốc nghiên cứu xã hội, văn hóa và hiến pháp tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói.
“Trong cả hai trường hợp, hệ thống thiết chế và sự chuyên nghiệp đã vượt qua cơn bão và đang hoạt động tốt dưới áp lực”.
Đất nước chia rẽ
Không phải ai nấy đều sẵn sàng để loại bỏ sự xáo trộn của năm 2020 – một năm được đánh dấu bởi đại dịch chết chóc nhất trong một thế kỷ, sự sụp đổ kinh tế kinh hoàng nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái, xung đột chủng tộc tồi tệ nhất kể từ kỷ nguyên dân quyền và thời kỳ hậu bâu cử gây chia rẽ và tranh chấp nhất kể từ sau Nội chiến.
“Đây là một ngày tốt lành”, Jill Lepore, học giả Harvard nổi tiếng, người đã viết nhiều cuốn sách về lịch sử nước Mỹ, nói. “Nhưng những năm qua, người ta thường cảm thấy như thể đất nước đang rơi xuống một cái giếng trống”.
“Bạn tiếp tục nghĩ, thôi được rồi, cuối cùng chúng ta đã chạm đáy và có thể bắt đầu cố bò lên và thoát ra ngoài. Nhưng rồi bạn nhận ra, chúng ta chưa chạm đáy; chúng ta chỉ đang ở trên một mỏm đá, và sau đó chúng ta lại bắt đầu sa sút”, ông bình luận. “Một vài tuần trước, đó dường như là đáy. Và hôm nay, có lẽ ai đó đã đưa một sợi dây xuống. Hai sợi dây! Dù vậy, vẫn thật khó tin”.
Ông Biden phát biểu tối 14/12. Ảnh: Reuters.
Chỉ trong bối cảnh đó, những hành động bình thường như một y tá tiêm vaccine cho ai đó và các đại cử tri bỏ phiếu mới trở nên đáng chú ý. Với việc Mỹ đã thất bại thảm hại trong việc kiểm soát virus, lời hứa đơn thuần về vaccine đã khiến các đài truyền hình phải theo dõi các xe tải cung cấp vaccine khi chúng bắt đầu đi xuyên đất nước.
Đại cử tri đoàn chưa bao giờ được theo dõi sát sao như vậy trước đây. Một quy trình vốn chủ yếu mang tính thủ tục, để chuyển kết quả phiếu phổ thông trong ngày bầu cử thành 538 phiếu đại cử tri, nay trở thành sự kiện để tường thuật cả ngày đối với CNN và MSNBC.
“Giờ là lúc để bước sang trang mới, như chúng ta đã làm trong suốt lịch sử của mình”, ông Joe Biden nói. “Để đoàn kết. Để hàn gắn vết thương”.
Luật sư Lin Wood trong nhóm của Tổng thống Trump đã tweet sáu dòng tweet liên tiếp, chỉ ra rằng Hoa Kỳ hiện đang trong cuộc chiến giữa thiện và ác với ĐCSTQ và hy vọng rằng nhiều người Mỹ có thể nhận ra rõ ràng rằng kẻ thù thực sự là ĐCSTQ. (Getty)
Nỗ lực làm suy yếu vị thế và quyền lực của Tổng thống Donald Trump chưa từng dừng lại kể từ năm 2016.
Những đòn thúc đẩy hậu bầu cử để gây áp lực khiến Tổng thống Donald Trump phải nhượng bộ, bất chấp nhiều cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri và những tranh chấp pháp lý đang diễn ra, không phải là một sự cố cá biệt.
Đây là đỉnh điểm của một chiến dịch kéo dài 4 năm chống lại ông Donald Trump, bắt đầu từ lần tranh cử tổng thống đầu tiên của ông vào năm 2016, khi FBI mở một cuộc điều tra có động cơ chính trị về chiến dịch của ông. Trong 4 năm tiếp theo khi ông tại vị, đã có những nỗ lực nhất quán nhằm gạt bỏ ông khỏi chức vụ Tổng thống, đầu tiên là thông qua câu chuyện thông đồng với Nga và sau đó là thông qua vụ luận tội phế truất.
The Epoch Times muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số nỗ lực chính được thực hiện để chống lại đương kim Tổng thống của Hoa Kỳ.
Đây là một vấn đề vượt quá giới hạn của các đảng phái, vì nó không chỉ là một cuộc tấn công vào cá nhân ông Trump, mà còn là một cuộc tấn công vào văn phòng Tổng thống, và cùng với đó, là một cuộc tấn công vào nền tảng của nước Mỹ.
Cuộc điều tra có động cơ chính trị
Vào năm 2016, FBI dưới thời chính quyền Obama đã mở một cuộc điều tra có động cơ chính trị đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump. Dựa trên thông tin công khai, chúng ta biết cuộc điều tra được bắt đầu dựa trên một bằng chứng mong manh nhất, đó là lời nhận xét từ một cố vấn cấp thấp thuộc chiến dịch của ông Trump với đại sứ Úc tại London. Trên thực tế, cuộc điều tra chủ yếu dựa vào “Hồ sơ Steele” thiếu uy tín, do cựu điệp viên MI6 Christopher Steele lập nên, thay mặt cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton và Ủy ban Quốc gia Dân chủ (DNC).Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump bước lên Air Force One tại Căn cứ chung Andrews ở Maryland vào ngày 11/9/2020. (Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)
Cái bóng của vụ bê bối Trump-Nga
Bản thân cuộc điều tra về vụ “Bê bối Nga”, hay còn gọi là Crossfire Hurricane của FBI không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự thông đồng giữa Tổng thống Trump và Nga. Tuy nhiên, các cuộc điều tra đang diễn ra, bao gồm cả những rò rỉ có chọn lọc cho giới truyền thông, sẽ tạo ra câu chuyện trước công chúng rằng ông Trump đã thông đồng với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016. Điều này đã phủ bóng đen lên nhiệm kỳ tổng thống của ông trong vài năm đầu tiên, và hạn chế các hành động của ông cả trong nước và quốc tế. Một số thành viên Quốc hội đã đi xa tới mức kêu gọi cuộc luận tội để phế truất ông vì những cáo buộc sai trái này.Cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang FBI James Comey, phát biểu trong phiên điều trần hôm Thứ Tư, ngày 30/9/2020 tại Capitol Hill ở Washington, DC. Ủy ban đang lật lại cuộc điều tra của FBI về chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump năm 2016 và sự can thiệp bầu cử của Nga. (Ảnh của Stefani Reynolds-Pool / Getty Images)
FBI dưới sự chỉ đạo của 2 người Comey và McCabe
Dưới thời của Giám đốc James Comey và Phó Giám đốc Andrew McCabe, FBI đã tích cực làm việc chống lại Tổng thống Trump. Ông McCabe đã trực tiếp tham gia vào cuộc điều tra Crossfire Hurricane, làm việc với đặc vụ FBI Peter Strzok và luật sư FBI Lisa Page. Sau khi Tổng thống Trump sa thải ông Comey vào tháng 5/2017, ông McCabe càng tích cực thúc đẩy cơ quan này điều tra thêm về ông Trump. FBI dưới quyền của ông McCabe đã đi xa hơn khi đề nghị quan chức Bộ Tư pháp là ông Bruce Ohr liên hệ lại với cựu điệp viên Steele, mặc dù nhiều tuyên bố trong hồ sơ của người này đã bị bác bỏ vào thời điểm đó, và FBI đã cắt đứt quan hệ với anh ta vì những tiết lộ của anh ta với giới truyền thông.Tòa nhà New York Times ở Thành phố New York, N.Y., vào ngày 30/6/2020 (Johannes Eisele / AFP qua Getty Images)
Giới truyền thông
Có lẽ một trong những lực lượng chống phá ông Trump mạnh mẽ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông là giới truyền thông. Trong 5 năm qua, họ đã không ngừng công bố nhưng thông tin sai lệch và không chính xác về Tổng thống Trump, nhưng lại luôn tìm cách giảm thiểu hoặc phớt lờ những thành tích thực tế của ông. Họ tìm mọi cách để công khai miêu tả ông như một tổng thống bất hợp pháp. Dạng tin tức này đã tạo ra một làn sóng của phẫn nộ, thù ghét và bất ổn ở Mỹ. Nó đã dẫn đến các mối đe dọa đối với cuộc sống của Tổng thống Trump và hành động bạo lực đối với những người ủng hộ ông.Quan khách tham dự sự kiện Ngày Quốc Khánh Mỹ 2020 lắng nghe khi Tổng thống Donald J. Trump có bài phát biểu vào Thứ Bảy, ngày 4/7/2020, tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng. (Ảnh chính thức từ Nhà Trắng / Andrea Hanks)
Luận tội phế truất Tổng thống Trump
Vào ngày 18/12/2019, Hạ viện Mỹ đã thực hiện cuộc luận tội phế truất Tổng thống Trump hoàn toàn theo đường lối đảng phái. Mặc dù Thượng viện Mỹ sau đó đã bác bỏ cáo buộc này, nhưng nó đã để lại một dấu ấn trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và kéo cả đất nước vào một cuộc công kích công khai kéo dài nhiều tháng trên các phương tiện truyền thông.
Trung tâm của cuộc luận tội là cuộc điện đàm mà Tổng thống Trump thực hiện vào ngày 25/7/2019 để gọi tới cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trong cuộc gọi này, ông Trump bày tỏ hy vọng rằng các cáo buộc tham nhũng tiềm ẩn liên quan đến cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ được điều tra. Với những thông tin được công bố rộng rãi vào thời điểm đó, đã có những lo ngại chính đáng rằng một số phần tử xấu đã lợi dụng ảnh hưởng chính trị của Mỹ và trục lợi từ tiền đóng thuế của người dân Ukraine.
Vào thời điểm đó, đã có thông tin công khai cho biết, con trai Hunter của ông Joe Biden đã nhận hàng chục nghìn USD mỗi tháng từ một công ty năng lượng khổng lồ của Ukraine. Đồng thời, ông Biden khi đó đang là Phó Tổng thống đương nhiệm, đã gây áp lực buộc Tổng thống Ukraine sa thải một công tố viên – theo cách nói của ông. Đây là điều kiện tiên quyết để Ukraine nhận được khoản viện trợ trị giá 1 tỷ USD từ nước ngoài. Chính vị công tố viên đó là người đã điều tra công ty năng lượng Ukraine Burisma, cũng như hội đồng quản trị của nó, trong đó bao gồm cả Hunter Biden.
Một nhân viên y tế lấy một mẫu bệnh phẩm từ một người dân để xét nghiệm virus corona, trên một đường phố ở Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 15/5/2020. (Nguồn ảnh: STR / AFP / Getty Images)
Virus Corona Vũ Hán
Các đối thủ của Tổng thống Trump đã cáo buộc ông xử lý không thỏa đáng và hành động muộn màng khi đại dịch virus Corona Vũ Hán (hay còn gọi là virus ĐCSTQ) bùng phát. Tuy nhiên, những nhận định này hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra hồi đầu năm 2020. Vào ngày 2/2/2020, chính quyền Tổng thống Trump đã cấm tất cả các chuyến du lịch nước ngoài từ Trung Quốc – nơi khởi nguồn của virus Corona Vũ Hán. Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định này dù đi ngược lại lời khuyên của một số cố vấn hàng đầu của ông, và hành động này đi trước những động thái tương tự của hầu hết các quốc gia khác vào thời điểm đó.
Trong khi đó, các đối thủ của ông trong lĩnh vực chính trị và truyền thông lại gọi quyết định này là sự bài ngoại và phản ứng thái quá. Nhìn lại trong thời điểm hiện tại, quyết định này trên thực tế vô cùng có giá trị trong việc giúp làm chậm sự lây lan của virus. Khi virus Corona Vũ Hán lây lan ở Hoa Kỳ, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường khả năng thực hiện xét nghiệm trên toàn nước Mỹ. Chính quyền của ông đã phối hợp với các chính quyền cấp tiểu bang để cung cấp cho họ sự trợ giúp liên bang cần thiết, sử dụng đạo luật sản xuất quốc phòng để buộc các công ty sản xuất thiết bị y tế quan trọng như máy thở, cung cấp hàng tỷ USD từ các khoản tài trợ của liên bang và nới lỏng các quy định của liên bang cho các công ty dược phẩm lớn để thúc đẩy sự phát triển của vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán.Các binh sĩ quân đội Trung Quốc diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 28/4/2020. (Nguồn ảnh: Lintao Zhang / Getty Images)
Can thiệp từ nước ngoài
Hoàn toàn chính xác khi khẳng định, ông Trump chính là đối thủ lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tổng thống Donald Trump đã phá vỡ chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc dựa trên niềm tin rằng, thông qua kết nối và phát triển kinh tế, thể chế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ phát triển từ một chế độ độc tài sang một quốc gia dân chủ hơn. Trên thực tế, chiến lược xoa dịu này chỉ dẫn đến việc Hoa Kỳ bị “chảy máu” hàng nghìn tỷ USD và hàng trăm nghìn việc làm sang Trung Quốc.
Và thay vì trở nên dân chủ hơn, chế độ ĐCSTQ đã lợi dụng sự giàu có này để thúc đẩy chế độ độc tài của mình, tạo ra chế độ chuyên chế có công nghệ tiên tiến nhất mà thế giới từng chứng kiến. ĐCSTQ đã liên tục chống lại ông Trump trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông, cả công khai và tại hậu trường. Bắc Kinh đã sử dụng các kênh tuyên truyền trong nước và ở nước ngoài — thường là dựa vào các phương tiện truyền thông của Hoa Kỳ — để phỉ báng ông Trump, thậm chí đổ vấy sự bùng phát của virus ĐCSTQ ở Vũ Hán là do quân đội Mỹ.Một chiếc xe bọc thép của cảnh sát tuần tra một ngã tư, trong khi một tòa nhà bị đốt cháy bởi những kẻ bạo loạn ở Kenosha, Wis., vào ngày 24/8/2020. (Brandon Bell / Getty Images)
Phong trào Black Lives Matter
Phong trào Black Lives Matter (BLM) đứng sau các cuộc bạo động đã gây rúng động khắp các thành phố Mỹ trong phần lớn thời gian của năm nay. Nhóm này đã lợi dụng các mối quan tâm của người dân về nạn phân biệt chủng tộc và sử dụng chúng để biện minh cho việc thúc đẩy một chương trình nghị sự theo chủ nghĩa Marx. Trong một video năm 2015, người đồng sáng lập BLM là bà Patrisse Cullors đã mô tả bản thân và những người đồng sáng lập của bà là “những người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx”.
Cũng giống như ở Nga, Trung Quốc, Cuba và Venezuela, những người được đào tạo theo chủ nghĩa Marx đã khai thác những lý do chính đáng để thúc đẩy chương trình nghị sự của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều người trong số những người đã sống qua thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc vào những năm 1960 đã nhận xét rằng, các cuộc bạo loạn ở Hoa Kỳ vào mùa hè vừa qua, bao gồm cả việc lật đổ các bức tượng lịch sử, giống với những gì diễn ra trong cuộc Đại Cạch mạng Văn hóa ở Trung Quốc đến kỳ lạ. Kết quả là một bầu không khí hỗn loạn và bất an đã bao trùm toàn bộ nước Mỹ.Một cựu thành viên Antifa chia sẻ với Foxnews rằng, Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ. (Getty)
Băng đảng Antifa
Trùm kín người với trang phục đen bao gồm áo giáp, mũ bảo hiểm và mặt nạ, đồng thời được huấn luyện về khả năng kích động và chiến đấu cơ bản, những kẻ cực đoan Antifa đã tham gia vào nhiều hành vi bạo lực trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Trong nhiều trường hợp, những hành động bạo lực này nhắm trực tiếp đến lực lượng cảnh sát và tài sản của chính phủ, bao gồm việc sử dụng vũ khí, đá và cocktail Molotov (còn gọi là bom xăng hay bom dầu).
Tuy nhiên, các thành viên Antifa thậm chí đã tấn công trực tiếp vào những công dân bình thường không có vũ khí, chỉ đơn giản vì họ ủng hộ Tổng thống Trump. Chúng ta đã thấy điều này xảy ra 2 lần ở Washington, nơi nhiều người dân đã tập trung để ủng hộ Tổng thống Trump rồi sau đó bị tấn công khi đi một mình trong thành phố vào ban đêm. Việc những phần tử cực đoan Antifa sử dụng lực lượng kiểu dân quân để đe dọa và tấn công vật lý người dân vì niềm tin chính trị của họ, tạo ra một bầu không khí sợ hãi mạnh mẽ và chống lại các giá trị cơ bản nhất của nước Mỹ.Đài tưởng niệm Washington đối diện Hồ bơi phản chiếu từ Đài tưởng niệm cố Tổng thống Lincoln khi mặt trời mọc trên bầu trời đầy mây trong Ngày Cựu chiến binh 11/11/2020 ở Washington, DC. Ngày Cựu chiến binh là ngày người Mỹ tôn vinh những người đã phục vụ đất nước trong Lực lượng vũ trang. (Ảnh của Samuel Corum / Getty Images)
Chính phủ thường trực
Mặc dù trên cương vị Tổng thống, ông Trump là người lãnh đạo cơ quan hành pháp của nước Mỹ, nhưng khi nhậm chức, ông đã thừa hưởng một chính phủ liên bang với hàng trăm nghìn nhân viên. Không có gì bí mật khi nhiều quan chức trong chính phủ Hoa Kỳ đã tích cực tìm cách phá hoại hoặc thậm chí công khai hoạt động chống lại Tổng thống Trump. Nhiều người trong chính quyền đã bị dẫn dắt bởi những thông tin sai lệch do các tổ chức truyền thông đăng tải khiến họ tin rằng bản thân đang làm điều đúng đắn và rằng bằng cách chống phá Tổng thống Trump, họ đang đặt lợi ích của đất nước lên trên hết. Trên thực tế, họ đã gây ra sự bất đồng trên khắp đất nước, bằng cách ngăn cản một Tổng thống được bầu hợp pháp thực hiện ý nguyện của người dân.Cố vấn Đặc biệt Robert Mueller phát biểu về cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở Washington, DC, vào ngày 29 tháng 5 năm 2019 (Ảnh của MANDEL NGAN / AFP qua Getty Images)
Cuộc điều tra ‘bê bối Nga’ của cố vấn đặc biệt Mueller
Sau vụ sa thải Giám đốc FBI Comey, Phó Tổng chưởng lý Rod Rosenstein đã giao nhiệm vụ cho cựu Giám đốc FBI Robert Mueller tiếp tục cuộc điều tra của cơ quan này về cáo buộc Tổng thống Trump đã thông đồng với Nga. Trong bản báo cáo cuối cùng, Mueller sẽ kết luận rằng không có bằng chứng nào về sự thông đồng đó. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra sau một cuộc điều tra kéo dài gần 2 năm, đã tạo thêm nhiều khoảng trống thời gian để giới truyền thông và các đối thủ chính trị của ông Trump có cơ hội miêu tả ông Trump là một tổng thống bất hợp pháp vì những cáo buộc về mối liên hệ giữa ông và nước Nga.
Khi Putin đặt một quả bóng vào tay ông Trump và nói: “Quả bóng này giờ nằm trên sân của ông”. (Ảnh chụp từ video)
Rò rỉ thông tin bất hợp pháp
Trong suốt 4 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã liên tục gặp phải cản trở vì các vụ rò rỉ tin tức có chọn lọc nhằm phá hỏng nhiệm kỳ tổng thống của Trump. Một số vụ rò rỉ này có thể cấu thành tội, chẳng hạn như vụ rò rỉ bản ghi chép các cuộc trò chuyện của Tổng thống Trump với các nhà lãnh đạo nước ngoài — đây có thể xem là một tội trọng. Quan chức tài chính Natalie Edwards bị kết tội làm rò rỉ bất hợp pháp các báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) về các giao dịch tài chính của cựu nhân viên thuộc chiến dịch của ông Trump là ông Paul Manafort, cùng những người khác.Nhân viên phòng phiếu dán bảng trắng lên các cửa sổ của khu vực kiểm phiếu tại Trung tâm TCF ở Detroit vào ngày 4/11/2020. (Seth Herald / AFP qua Getty Images)
Siêu gian lận bầu cử năm 2020
Sau cuộc bầu cử ngày 3/11, hàng chục cáo buộc đáng tin cậy về gian lận cử tri hoặc các hành vi bất hợp pháp khác liên quan đến việc kiểm phiếu đã xuất hiện. Hàng chục nhân viên phòng phiếu tại nhiều tiểu bang đã đưa ra lời khai có tuyên thệ và sẵn sàng đối mặt với sự trừng phạt của luật pháp nếu khai man, để nêu chi tiết những bất thường về cách đếm phiếu bầu. Họ cho biết cách những nhân viên bầu cử được hướng dẫn thực hiện những thay đổi bất hợp pháp đối với lá phiếu, về việc họ không thể kiểm phiếu đúng quy trình, và việc họ thấy những lá phiếu mới xuất hiện một cách bí ẩn.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã đệ trình một số vụ kiện để khiếu nại quá trình kiểm phiếu trong cuộc bầu cử năm nay. Họ lập luận rằng, chỉ riêng ở Pennsylvania, có đến 600.000 phiếu bầu đáng lý phải bị vô hiệu, vì các quan sát viên bầu cử của đảng Cộng hòa đã không thể chứng kiến quá trình xử lý phiếu bầu.Kể từ khi nhà tài phiệt Donald Trump tuyên bố tranh cử tổng thống, một bộ phận đáng kể công chúng Mỹ đã vì ông mà hoàn toàn “loạn trí”… (Getty)
Thêu dệt những câu chuyện về Tổng thống Trump
Việc thêu dệt những câu chuyện sai lệch để công kích Tổng thống Trump đã trở nên phổ biến kể từ khi ông đảm nhận chức vụ Tổng thống Mỹ. Có lẽ câu chuyện đáng chú ý nhất, là tuyên bố rằng ông Trump bảo vệ chủ nghĩa tân Quốc xã ở Charlottesville, Virginia. Trên thực tế, Tổng thống Trump nói rằng có “những người rất tốt ở cả 2 bên”, nhăc đến việc nhiều người “ở đó để phản đối việc hạ bệ một bức tượng rất, rất quan trọng đối với họ và việc đổi tên công viên từ Robert E. Lee thành một tên khác”.
Tổng thống Trump đặc biệt nhấn mạnh: “Tôi không nói về những người theo chủ nghĩa tân quốc xã và những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng, bởi vì cần phải hoàn toàn lên án họ – nhưng các bạn có nhiều người trong nhóm đó không phải là những người theo chủ nghĩa tân phát xít và chủ nghĩa dân tộc da trắng”. Dù cho đã thông tin công khai về phát biểu của ông, Tổng thống Trump lại tiếp tục nhận được những câu hỏi trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình, đặc biệt là trong mùa bầu cử, liệu ông có sẵn sàng “bác bỏ chủ nghĩa người da trắng thượng đẳng” hay không. Trên thực tế, đã rất nhiều lần ông Trump tuyên bố không ủng hộ chủ nghĩa này, thậm chí cả trước khi ông trở thành Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
DKN xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ bài viết trên Sound of Hope vạch trần bản chất của truyền thông “dòng chính” trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Bài viết cũng cho thấy quyết tâm của người dân Mỹ ngăn chặn bóng ma thiên tả phủ trùm lên các giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông họ gầy dựng qua bao thế hệ.
Sau ngày 3/11, hàng loạt các cáo buộc gian lận bầu cử trên diện rộng bị phanh phui. Theo đó, người dân Mỹ nói riêng và người dân toàn thế giới nói chung ngày càng nhìn rõ hơn bộ mặt thật của các các chính trị gia khoác trên mình tấm màn che “dân chủ” và ngày càng thấy rõ bản chất của các phương tiện truyền thông dòng chính khi tung hô “chiến thắng” cho ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden bất chấp các bằng chứng gian lận phiếu bầu.
Như cây viết Triệu Trường Ca phân tích trên Vision Times, từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, “chúng ta đã thấy rằng, hầu như tất cả các phương tiện truyền thông tên tuổi lớn ở Hoa Kỳ đều thể hiện cùng một bộ mặt. Họ đã không chờ đợi, mà đã vội vàng ghi danh chiến thắng của Joe Biden trong các bản tin của mình. Họ đã phớt lờ một sự thật rằng, cuộc bầu cử này vẫn chưa hề kết thúc, và những thách thức pháp lý từ phía đội ngũ của Tổng thống Trump vẫn còn đang diễn ra. Họ đồng loạt xướng tên người đắc cử của đảng Dân chủ, họ đã làm theo tôn chỉ “Lời nói dối sẽ trở thành sự thật nếu nó được lặp lại 1000 lần”, có nghĩa là, khi tất cả các kênh truyền thông lớn và dư luận ghi nhận chiến thắng cho ông Biden, thì vô hình chung cái “chiến thắng” ấy trở nên hợp lệ. Đây chẳng phải là cách mà ĐCSTQ vẫn từng làm trong suốt bao nhiêu năm cầm quyền hay sao? Mỗi khi họ làm ra một sự việc phi nhân tính nào, họ đều luôn tuyên truyền bằng những lời nói dối được lặp đi lặp lại liên tục cùng với hệ thống kiểm duyệt thông tin để che giấu sự thật.
Chúng ta đã thấy, tờ New York Post đưa tin vạch trần vụ bê bối của gia đình Biden vào tháng 10, nay đã thay đổi lập trường; hãng truyền thông bảo thủ Fox News cũng đã lộ ra cái đuôi “cáo” của mình; Wall Street Journal cũng đi theo những kênh truyền thông cánh tả khác. Chúng ta thấy Facebook và Twitter thậm chí còn vô đạo đức hơn và kiểm duyệt mọi thông tin liên quan đến gian lận bầu cử. Sự thật là, rất nhiều thông tin chúng ta muốn xem nhưng lại không thể xem được.
Chúng ta thấy rằng, trước khi vụ kiện bắt đầu, ông Joe Biden, người vẫn còn vướng vào vụ bê bối hồi tháng trước, đã tuyên bố chiến thắng của mình. Chúng ta thấy rằng, những người thù ghét Tổng thống Trump trong suốt 4 năm qua, giờ đây đều vui sướng. Chúng ta thấy những tin tức giả đã bắt đầu bịa đặt thêm một số chuyện hoang đường mới, nói rằng 4 năm nữa Tổng thống Trump sẽ trở lại tranh cử, họ cố gắng truyền đi thông điệp rằng bầu cử như vậy đã xong, họ đã lừa dối để mọi người chấp nhận chuyện Biden đã thắng và nói rằng, và không còn cơ hội cho TT Trump.
Chúng ta thấy rằng, trong cuộc bầu cử này, không ngừng có những người đứng ra nói lên những gì họ đã trải qua và chứng kiến. Chúng ta thấy rằng, trên khắp nước Mỹ, một số người đã phát động các cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump, kêu gọi chấm dứt đánh cắp cuộc bầu cử. Chúng ta cũng thấy nhiều người trên thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump và sự phẫn nộ trước những hành vi gian lận bầu cử. Chúng ta cũng đã thấy một số người thất vọng về hệ thống dân chủ, một số người lo lắng về tương lai mờ mịt phía trước nếu Biden thắng và một số khác tiếp tục tỏ ra thờ ơ với công lý.
Một cuộc tổng tuyển cử đã cho chúng ta thấy hết thói đời ấm lạnh chốn nhân gian. Một cuộc tổng tuyển cử phơi bày tất cả đúng sai, thiện ác. Một cuộc tổng tuyển cử, phân biệt ra người thượng trí và kẻ thấp kém. Một cuộc tổng tuyển cử đã khiến toàn bộ thế lực đen tối trỗi dậy. Một cuộc tổng tuyển cử có thể khiến các chính trị gia thế giới thể hiện rõ bản chất của mình.
Kể từ sau ngày 3/11, nhiều thành phố ở Mỹ đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối gian lận và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống đương nhiệm – Donald Trump.
Ngày 14/11 (theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ), hàng trăm nghìn người từ khắp nước Mỹ đã xuống đường, tập trung tại Quảng trường Tự do ở Washington, DC để ủng hộ Tổng thống Trump và kêu gọi chấm dứt hành vi đánh cắp cuộc bầu cử.
Trưa ngày 21/11 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ, người dân tại 50 bang của Mỹ, một lần nữa cùng xuống đường ủng hộ Tổng thống Trump, phản đối ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden và phe thiên tả gian lận bầu cử quy mô lớn.
Mới đây, ngày 12/12, theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ, hàng chục nghìn người yêu nước tiếp tục cùng nhau đến Freedom Plaza ở thủ đô Hoa Kỳ để tham gia các cuộc diễn hành với các tấm biểu ngữ như “Hãy để nhà thờ lên tiếng” (Let The Church ROAR), “Một quốc gia dưới Chúa” (One Nation Under God), “Diễn hành triệu MAGA” (Million MAGA March), “Diễn hành ủng hộ Trump” (March For Trump), …
Steven Maldonado và người bạn của mình là Dustin Howell tham gia buổi diễn hành ngày 12/12 đã bày tỏ sự ủng hộ 100% đối với Tổng thống Trump. Steven Maldonado nói rằng, 4 năm về trước anh không phải là một người như vậy:
“Trước đây, tôi không phải là một người yêu nước nồng nhiệt, nhưng trong 4 năm qua, tôi đã chứng kiến một số lượng lớn các chính trị gia, các phương tiện truyền thông lớn tấn công và cố gắng “bịt miệng” Tổng thống Trump, điều này khiến tôi tò mò về những hành động của họ. Sau đó, tôi nhận thấy, động cơ của những người này rất nham hiểm và độc ác. Họ đang từng chút một xói mòn quyền lợi và tự do của chúng tôi. Trong trường hợp này [cuộc bầu cử gian lận], bất kể phe phái nào đứng lên bảo vệ quyền lợi cho người dân, tôi sẽ ủng hộ phe đó. Và Tổng thống Trump là người đang lãnh đạo nhóm bảo vệ quyền lợi của chúng tôi. Ông ấy đang chiến đấu cho đất nước của chúng tôi, đấu tranh cho các quyền mà Hiến pháp trao cho chúng tôi, vì vậy tôi ủng hộ Tổng thống Trump 100%”.
Anh Maldonado cho rằng, những cuộc biểu tình đã diễn ra không chỉ dành cho một ứng cử viên nào đó mà còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. “Bên kia [Đảng Dân chủ], đã làm rất nhiều điều xấu xa để được bước chân vào Tòa Bạch Ốc. Họ đã can thiệp vào các thủ tục bầu cử của chúng tôi và làm suy yếu các quyền mà Hiến pháp trao cho chúng tôi. Vì vậy, tôi nghĩ ở một góc độ rộng lớn hơn, thì đây là một trận chiến giữa thiện và ác”, anh nói.
Người bạn của Maldonado, Howell cũng cho biết, họ tham gia biểu tình là để bảo vệ lối sống của người Mỹ, bởi vì Hoa Kỳ là “vùng đất cuối cùng của tự do”:
“Hoa Kỳ là nơi tự do duy nhất trên thế giới. Chúng tôi ở đây để chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa toàn cầu. Tất cả những gì chúng tôi làm là bảo vệ lối sống của chúng tôi”.